You are on page 1of 16

MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

GROUP ASSIGNMENT COVER SHEET


STUDENT DETAILS

Student name: Huỳnh Hữu Thủy Tiên Student ID number: 31211021875

Student name: Nhan Khánh Linh Student ID number: 31211024257

Student name: Nguyễn Minh Anh Student ID number: 31211022314


Student name: Trần Ngọc Minh Tâm Student ID number: 31211025314
UNIT AND TUTORIAL DETAILS

Unit name: Kinh tế chính trị Mác - Lênin Unit number: MLPE - DH47ISB - 06
Tutorial/Lecture: Tiểu luận nhóm Class day and time: Thứ 3 15:30 - 18:45
Lecturer or Tutor name: Nguyễn Minh Tuấn

ASSIGNMENT DETAILS

Title: Nhóm 2_ Tiểu luận nhóm


Length: 4451 từ Due date: Fri., 24/03/2023 Date submitted: Fri., 24/03/2023

DECLARATION
I hold a copy of this assignment if the original is lost or damaged.
I hereby certify that no part of this assignment or product has been copied from any other student’s work or
from any other source except where due acknowledgement is made in the assignment.
I hereby certify that no part of this assignment or product has been submitted by me in another
(previous or current) assessment, except where appropriately referenced, and with prior permission
from the Lecturer / Tutor / Unit Coordinator for this unit.
No part of the assignment/product has been written/ produced for me by any other person except
where collaboration has been authorised by the Lecturer / Tutor /Unit Coordinator concerned.
I am aware that this work may be reproduced and submitted to plagiarism detection software programs for
the purpose of detecting possible plagiarism (which may retain a copy on its database for future
plagiarism checking).
Student’s signature: Huỳnh Hữu Thủy Tiên
Student’s signature: Nhan Khánh Linh
Student’s signature: Nguyễn Minh Anh
Student’s signature: Trần Ngọc Minh Tâm
Note: An examiner or lecturer / tutor has the right to not mark this assignment if the above declaration has not
been signed.

1
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư.
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.

Trình bày bởi Nhóm 4


Huỳnh Hữu Thủy Tiên
MSSV: 31211021875
Nhan Khánh Linh
MSSV: 31211024257
Nguyễn Minh Anh
MSSV: 31211022314
Trần Ngọc Minh Tâm
MSSV: 31211025314

Kinh tế chính trị


Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
MLPE - DH47ISB - 06

2
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

MỤC LỤC

I. Giá trị thặng dư là gì? 4


1. Định nghĩa 4
2. Lý do 5
3. Kết quả 5
II. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư 6
1. Nguồn gốc 6
2. Bản chất 8
III. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 9
1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 10
2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối 11
3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch 12
IV. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 13
V. Kết luận 16

3
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

I. Giá trị thặng dư là gì?


1. Định nghĩa
Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra khi lấy mức thu của một đầu vào nhân
tố trừ đi phần giá cung của nó.

Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài hơn
điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng
vật ngang giá mới.

Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư dưới giác độ hao phí lao động, giá trị
thặng dư là mức độ vượt ngoài giá trị sức lao động do bản thân công nhân
tạo ra và bị tư bản chiếm lấy, là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của
các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.

Có nghĩa là khi sức lao động được ví giống như hàng hóa thì tiền tệ mang
hình thái là tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất
hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê. Bản chất của mối
quan hệ này là tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê,
có nghĩa là tư bản bóc lột sức lao động của công nhân để tạo ra nhiều
thặng dư hơn cho mình. Bóc lột càng nhiều thì giá trị thặng dư được tạo
ra càng cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư gồm có: năng suất lao động,
thời gian lao động, cường độ lao động và những yếu tố khác như thiết bị
máy móc, vốn đầu tư, công nghệ sản xuất,...

4
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

2. Lý do
Thặng dư xảy ra khi lượng cung và cầu cho một sản phẩm mất kết nối với
nhau, hoặc khi một số người sẵn sàng trả số tiền cao hơn cho một sản
phẩm so với những người khác.

Các nhà cung cấp cạnh tranh khốc liệt với nhau, cho ra nhiều sản phẩm
tốt với giá ưu đãi nhất. Nếu nhu cầu về lượng sản phẩm tăng đột biến, nhà
cung cấp sẽ đưa ra mức giá thấp nhất để có thể tiêu thụ hết nguồn cung,
điều này có xu hướng dẫn đến tăng giá chung trên thị trường, gây ra
thặng dư sản xuất. Nhưng nếu giá giảm, lượng cung cao, nhưng lại không
đủ cầu, thì điều này dẫn đến thặng dư tiêu dùng.

Ngoài ra thặng dư xảy ra khi giá của sản phẩm lúc đầu được đặt quá cao
và không ai sẵn sàng mua với mức giá đó, thì các công ty sẽ bán những
sản phẩm đó với giá thấp hơn hơn so với dự kiến ban đầu, để chuyển sang
dự trữ trong kho.

3. Kết quả
Thặng dư gây ra sự mất cân bằng thị trường trong cung và cầu của sản
phẩm. Sự mất cân bằng này có nghĩa là sản phẩm không thể phân phối
trong thị trường một cách hiệu quả. Khi nhà sản xuất có dư quá nhiều
nguồn cung, họ sẽ phải bán sản phẩm với giá thấp hơn. Chính vì thế,
nhiều người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm vì giá sản phẩm rẻ hơn. Điều này
dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung nếu nhà sản xuất không thể đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Sự thiếu hụt nguồn cung khiến giá tăng trở
lại, do đó khiến người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm vì giá cao, và
chu kì cứ thể tiếp tục.

5
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

II. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư


1. Nguồn gốc
Trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, tiền là phương tiện lưu thông vận
động theo công thức H - T - H (hàng - tiền - hàng) nghĩa là bán để mua.
Khi sản xuất hàng hóa phát triển bước sang giai đoạn kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa sẽ có một bộ phận nhà tư bản dùng tiền để đầu tư, tiền của
họ sẽ vận động theo công thức khác đó là T - H - T (tiền - hàng - tiền)
nghĩa là người ta mua để bán nhằm mục đích làm giàu hay mục đích gia
tăng giá trị.

So sánh H - T - H và T - H - T:
- Giống nhau: Hai công thức đều phản ánh những quan hệ chung
của kinh tế hàng hóa tức là đều có quá trình mua và bán; đều có yếu tố vật
chất là hàng và tiền; đều có người mua và người bán tham gia.
- Khác nhau:

H-T-H T-H-T
(Hàng - Tiền - Hàng) (Tiền - Hàng - Tiền)

● Bán trước, mua sau. ● Mua trước, bán sau


● Mục đích: Giá trị sử dụng, đáp ● Mục đích: Giá trị
ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa
của người trao đổi

Vì vậy chúng ta thấy rằng là chẳng có nhà tư bản là muốn bỏ ra số tiền


ban đầu để rồi thu lại một số tiền bằng với số tiền ban đầu cả đầu tư như
vậy là không công, chủ đầu tư phải sinh ra lợi nhuận thì họ mới tiếp tục
đầu tư lâu dài. Do vậy, tư bản vận động theo công thức
T - H - T’

6
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

Các hình thái tư bản đều vận động theo công thức này; trong đó, T’ = T +
∆T và T’>T

C.Mác gọi ΔT là giá trị thặng dư. Ông cũng thấy rằng mục đích của lưu
thông tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá
trị. Mục đích của lưu thông T - H - T' là sự lớn lên của giá trị thặng dư
nên sự vận động T - H - T' là không có giới hạn. Công thức này được Mác
gọi là công thức chung của tư bản. Tiền biến thành tư bản khi được dùng
để mang giá trị thặng dư. Tư bản là giá trị mang giá trị thặng dư.

Qua nghiên cứu, C. Mác đi đến kết luận: "Tư bản không thể xuất hiện từ
lưu thông mà cũng không xuất hiện ở ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông ". Đây chính là
mâu thuẫn chung của công thức tư bản.

Để giải quyết mâu thuẫn này C. Mác đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá
trị hàng hoá- sức lao động.
Quá trình sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân giá trị sức lao động. Vậy quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là
quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng
dư.
C.Mác viết : "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá
trình sáng tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất ra hàng
hoá với tư cách là tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản
xuất TBCN, là hinh thái TBCN của nền sản xuất hàng hóa.”
Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, nó được tính bảng giá trị sức
lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư (ΔT) là phần giá
trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà

7
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

tư bản chiếm đoạt. Qua đó chúng ta thầy tư bản là giá trị đem lại giá trị
thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

2. Bản chất
Để nghiên cứu yếu tố cốt lõi để tạo nên giá trị thặng dư trong quá trình
sản xuất của các nhà tư bản thì C. Mác đã chia tư bản ra hai bộ phận : Tư
bản bất biến và tư bản khả biến.

Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất má giá trị được bảo
tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong
quá trình sản xuất được C.Mác gọi là tư bản bất biến và kí hiệu là c.
Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong
quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng gọi là tư bản khả biến và ký hiệu
là v.

Như vậy, ta thấy muốn cho tư bản khả biến hoạt động được thì phải có
một tư bản bất biến đã được ứng trước với tỷ lệ tương đương. Và qua sự
phân chia ta rút ra tư bản khả biến tạo ra giá trị thặng dư vì nó dùng để
mua sức lao động. Còn tư bản bất biến có vai trò gián tiếp trong việc tạo
ra giá trị thặng dư. Từ đây ta có kết luận: "Giá trị của một hàng hoá bằng
giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả
biến (Tức là giá trị thặng dư đã được sản xuất ra)”. Nó được biểu diễn
bằng công thức :
Giá tri = c + v + m
Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến đã vạch rõ
thực chất bóc lột TBCN, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo
ra giá trị thặng dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới
do công nhân tạo ra. Nó được biểu diễn một cách ngắn gọn qua quá trinh
Giá trị = c + v + m.

8
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

Giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm: c


Giá trị sức lao động của người công nhân (mà nhà tư bản trả cho người
công nhân) : v.
M = m'.V
Giá trị mới do người công nhân tạo ra : v + m.
Như thế tư bản bỏ ra một lượng tư bản để tạo ra giá trị là c + v. Nhưng giá
trị mà nhà tư bản thu vào là c + v + m. Phần M dôi ra là phần mà tư bản
bóc lột của công nhân.

Trên đây chúng ta đã nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư. Các
phạm trù tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư mà ta
nghiên cứu sau đây sẽ biểu hiện về mặt lượng của sự bóc lột.

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số giữa hai giá trị thặng dư và tư bản khả
biến.
Ký hiệu của tỷ suất giá trị thặng dư là m, ta có:
𝑚
m’ = 𝑣
x 100%

Tỷ suất giá trị thặng dư vạch ra một cách chính xác trình độ bóc lột công
nhân. Thực chất đây là tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao
động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Nhưng nó không biểu hiện
lượng tuyệt đối của sự bóc lột tức là khối lượng giá trị thặng dư. Khối
lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư
bản khả biến(v). Nó nói lên quy mô bóc lột của tư bản.

III. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư


Mục tiêu của các nhà tư bản là sản xuất ra lượng giá trị thặng dư tối đa nên các
nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để làm tăng lượng giá trị thặng dư. Phương

9
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

pháp cơ bản để đạt được mục đích này là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị
thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.

1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối


Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động hoặc tăng cường độ lao động trong khi năng suất lao động, thời gian
lao động tất yếu không thay đổi.

Ngày lao động kéo dài nhưng thời gian lao động cần thiết không đổi nên
thời gian lao động thặng dư càng tăng thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao,
giá trị thặng dư tuyệt đối càng lớn.

Giả sử nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời
gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là
4 𝑔𝑖ờ
m’= 4 𝑔𝑖ờ
x 100% = 100%

Nhưng nếu nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi điều
kiện không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng từ 4 giờ lên 6 giờ và tỷ
suất giá trị thặng dư sẽ là
6 𝑔𝑖ờ
m’= 4 𝑔𝑖ờ
x 100% = 150%

Nhưng những phương pháp này bị hạn chế về thời gian, thể lực và trí lực
của người lao động. Sự bóc lột này đã dẫn đến nhiều cuộc đình công và
đấu tranh của các công đoàn vô sản đòi ngày làm việc ngắn hơn cho giai
cấp tư sản.

Vì vậy giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới
phức tạp hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

10
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối


Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất
lao động xã hội nhờ đó rút ngắn thời gian lao động tất yếu, tương ứng làm
tăng thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không
đổi hoặc thậm chí là rút ngắn.

Muốn rút ngắn thời gian làm việc thì phải giảm bớt sức lao động. Muốn
giảm giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị tư liệu sinh hoạt trong phạm
vi tiêu hao sức lao động. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt trong phạm
vi tiêu dùng của người công nhân, hoặc bằng cách tăng năng suất lao
động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt.

Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và
4 giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột 100%.
4 𝑔𝑖ờ
m’= 4 𝑔𝑖ờ
x 100% = 100%

Giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị
bằng giá trị sức lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao
động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng
dư trong trường hợp đó cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động
cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột
của nhà tư bản lúc này là 300%.
6 𝑔𝑖ờ
m’= 2 𝑔𝑖ờ
x 100% = 300%

Vì vậy, để giảm thời gian lao động cần thiết và qua đó tăng tương ứng
thời gian lao động thặng dư, các nhà tư bản cần tìm cách tăng năng suất
lao động của những ngành sản xuất ra tư liệu sinh kế. Đồng thời, tăng
năng suất lao động xã hội trong các ngành, lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng nuôi sống người lao động.

11
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

Nếu nói rằng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì trong giai đoạn phát triển sau của
công nghệ, sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm ưu thế. Trong giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, các nhà tư bản đã vận dụng kết hợp
hai phương thức trên nhằm nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm công
ăn lương.

Hai phương thức sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản
kết hợp và sử dụng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản nhằm
tăng mức độ bóc lột công nhân làm công ăn lương.

Trên thực tế, việc tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở những
doanh nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, đi đầu trong ứng dụng công nghệ , làm
cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội. Khi đó doanh
nghiệp sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch


Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do tăng năng suất
lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã
hội.

Mác gọi giá trị thặng dư thặng dư là biến thể của giá trị thặng dư tương
đối, bởi vì cả giá trị thặng dư thặng dư và giá trị thặng dư tương đối đều
dựa trên cơ sở nâng cao năng suất lao động (mặc dù một mặt dựa trên sự
nâng cao năng suất lao động cá nhân, mặt khác tay dựa trên cơ sở nâng
cao năng suất lao động xã hội).

12
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

Trong những trường hợp riêng lẻ, giá trị thặng dư là một hiện tượng xuất
hiện và biến mất tạm thời. Nhưng nhìn trong toàn bộ xã hội tư bản chủ
nghĩa, giá trị thặng dư dư thừa là một hiện tượng bất biến. Theo đuổi giá
trị thặng dư là mong muốn của các nhà tư bản, là động lực mạnh mẽ nhất
để các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, tăng nhanh năng suất xã hội.

Sự chênh lệch giữa giá trị thặng dư và giá trị thặng dư tương đối còn phản
ánh ở giá trị thặng dư tương đối mà toàn bộ giai cấp tư bản thu được. Về
khía cạnh này, nó thể hiện quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản đối với toàn
bộ giai cấp công nhân làm công ăn lương. Giá trị thặng dư chỉ đạt được
bởi một số ít với công nghệ tiên tiến.

Vì vậy, không chỉ biểu hiện quan hệ giữa tư bản và lao động làm công ăn
lương mà còn trực tiếp biểu hiện quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản
với nhau.

IV. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn


Học thuyết về giá trị thặng dư của Các Mác được ra đời dựa trên cơ sở từ việc
nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng các phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản.
Việc ra đời học thuyết này đã vạch trần, làm rõ thực chất sự bóc lột tư bản chủ
nghĩa, là cội nguồn của việc đối lập kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản, cơ sở vũ trang của giai cấp vô sản và lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn mà học thuyết
giá trị thặng dư này đem lại không chỉ dừng ở đó. Học thuyết này còn có ý
nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong hiện nay và đặc biệt đối với quan điểm
đổi mới về chủ nghĩa xã hội và cụ thể là trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc vận dụng các nội dung của học thuyết giá trị

13
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

thặng dư là một yêu cầu cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo tính phù hợp và
khoa học, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy rõ trên học thuyết và thực tế thì giá trị thặng dư là nguồn
cấu thành động lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là đối với nền sản
xuất xã hội. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm là giá trị thặng được sản xuất ra
này nhằm phục vụ cho ai, cho nhân dân hay xã hội…? Vấn đề này thuộc về
ngay từ góc độ nhận thức, do đó, cần quán triệt và làm rõ một số nội dung chính
sau:
- Thứ nhất, để có thể tạo ra được giá trị thặng dư thì người công nhân,
người lao động phải đạt được một năng suất lao động nhất định phù hợp
với một độ dài ngày lao động nhất định và cường độ lao động nhất định.
Khi muốn tạo ra và tăng thêm nguồn giá trị thặng dư thì phải kết hợp,
thực hiện đồng thời làm việc với cường độ lao động phù hợp song song
với việc tăng năng suất lao động kèm theo đó phải lao động làm việc đủ
giờ lao động trong ngày quy định.
- Thứ hai, phải tập trung nhấn mạnh, coi trọng việc tăng năng suất lao động
và trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu sản xuất và những ngành
thuộc sản xuất tư liệu sinh hoạt. Thời gian lao động cần thiết ở đây chính
là thời gian bù lại những giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết nhằm mở
rộng, tái sản xuất sức lao động. Do vậy, muốn nhanh chóng rút ngắn thời
gian lao động xã hội cần thiết dẫn đến kéo dài thêm thời gian lao động
thặng dư để làm tăng giá trị thặng dư thì cần phải hạ thấp giá của trị tư
liệu sinh hoạt bằng cách làm tăng năng suất lao động và trước hết là ở
những ngành sản xuất tư liệu về sinh hoạt để từ đó cải thiện hơn nữa đời
sống của người lao động, góp phần làm tăng giá trị thặng dư tương đối
nhằm tăng thêm nguồn tích lũy để có thể tiếp tục mở rộng tái sản xuất và
đầu tư thêm vào nhiều các ngành nghề khác nhau theo mong muốn.

14
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

- Thứ ba, cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của
nhân tố vật chất và nhân tố con người trong quá trình sản xuất nhằm tạo
ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất giữa quá
trình lao động và quá trình làm tăng giá trị. Quá trình lao động của công
nhân lao động tạo ra các giá trị sử dụng. Sức sản xuất lao động của người
công nhân lao động càng cao thì sẽ càng tạo ra được nhiều giá trị sử dụng
trong một đơn vị thời gian nhất định. Sức sản xuất của người lao động
được quyết định, chi phối bởi nhiều những yếu tố khác nhau như mức độ
áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, trình độ khéo léo
trung bình của công nhân … Bởi vậy, muốn có nhiều của cải, nhiều giá trị
sử dụng cần phải coi trọng giáo dục đào tạo, coi trọng khoa học công
nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý.
- Thứ tư, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực
nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay lập tức, sạch trơn theo
những cách tiếp cận giáo điều và cứng nhắc như cũ. Nền kinh tế nhiều
thành phần ngày càng phát triển thì càng cho thấy rõ rằng cho tới khi nào
quan hệ bóc lột còn có tác dụng là giải phóng được sức sản xuất và thúc
đẩy được lực lượng sản xuất phát triển thì cho tới khi đó, dù không muốn
nhưng vẫn còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó trong nền sản xuất.
- Thứ năm, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả
người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế
tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những
mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc
phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không
cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản
chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những
quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao
động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột
trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất

15
MLPE06_Nhóm 4_Tiểu luận nhóm

cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
V. Kết luận
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời dựa trên cơ sở nghiên cứu phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách
mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ
vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

Mục đích cuối cùng của các nhà tư bản là sản xuất giá trị thặng dư. Các Mác
viết rằng “mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, nhân giá trị lên,
làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”, điều
này đồng nghĩa với việc, muốn sản xuất tối đa giá trị của thặng dư, các nhà tư
bản sẽ dùng mọi thủ đoạn để vắt kiệt sức lao động của các công nhân làm thuê.
Đối với các nhà tư bản, việc áp dụng những máy móc hiện đại vào công việc
không phải để giảm cường độ lao động mà để tăng cường độ lao động của công
nhân.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng quy luật giá trị thặng dư tác động lớn đến đời
sống. Mặc dù nó thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật, làm cho lượng sản xuất và
năng suất lao động tăng và nền sản xuất được xã hội hoá nhưng nó đã gây nên
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và sự chiếm hữu của chủ nghĩa tư
bản, một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa sẽ xuất hiện.

16

You might also like