You are on page 1of 81

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------

CÔNG TRÌ
NH NCKH SINH VIÊN
THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2022 - 2023

VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ


QUA CÁC VỤ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM GÁI Ở VIỆT NAM

Năm 2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

CÔNG TRÌ
NH NCKH SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2022 - 2023

VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ


QUA CÁC VỤ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM GÁI Ở VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực: Báo chí


Sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện, mã số sinh viên:
Mai Kim Chi – 21030002
Lê Nguyễn Cam Ly – 21030014
Phạm Bùi Hoàng Anh - 21030002
Khoa/Bộ môn: Viện Đào tạo Báo chívà Truyền thông
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hằng

Năm 2023
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 11
2.1. Các công trình nghiên cứu về định kiến giới 11
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em gái trên
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng 13
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới 13
2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam 16
3. Đối tượng nghiên cứu 18
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 18
4.1. Mục đích nghiên cứu 18
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 18
4.3 Phạm vi nghiên cứu 19
5. Phương pháp nghiên cứu 19
5.1 Phương pháp luận 19
5.2 Phương pháp cụ thể 20
6. Lý thuyết nghiên cứu 20
6.1. Lý thuyết đóng khung 20
6.2. Lý thuyết nữ quyền 21
6.3. Lý thuyết sử dụng và hài lòng 22
B. NỘI DUNG 22
Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử qua các
vụ xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam 22
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 22
1.1.1 Định kiến giới 22
1.1.2. Xâm hại tình dục trẻ em 24
2
1.1.3. Báo điện tử 24
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề định kiến giới 26
1.3. Vai trò, chức năng của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề về định kiến
giới 27
1.3.1. Vai trò của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề liên quan đến định
kiến giới 27
1.3.2. Chức năng của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề liên quan đến
định kiến giới 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
Chương 2: Thực trạng thông tin vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử
qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam 31
2.1. Tổng quan về các báo lựa chọn khảo sát: Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo
Dân Trí, Báo Người Lao động 31
2.1.1. Báo Phụ nữ Việt Nam 31
2.1.2. Báo Dân trí 32
2.1.3. Báo điện tử Người Lao động 33
2.2. Tần suất thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái trên ba báo điện
tử Phụ nữ Việt Nam, Dân trí và Người Lao Động 34
2.3. Nội dung thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái mang tính định
kiến giới trên ba báo điện tử khảo sát 35
2.3.1. Nhấn mạnh nguyên nhân nạn nhân bị xâm hại tình dục 35
2.3.2. Khai thác sâu về đời tư nạn nhân 37
2.3.3. Miêu tả cụ thể chi tiết diễn biến vụ việc 38
2.3.4. Tuyên truyền, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục 40
2.4. Hình thức thể hiện thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái trên
03 báo điện tử khảo sát 42
2.4.1. Chuyên mục 42

3
2.4.2. Thể loại báo chí 43
2.4.3. Title các bài, tin 43
2.4.4. Yếu tố đa phương tiện trong bài viết 44
2.4.5. Ngôn ngữ 49
2.5. Nguyên nhân của vấn đề định kiến giới trên báo chí hiện nay 50
2.6. Khảo sát quan điểm của công chúng về vấn đề đưa tin liên quan đến vấn
đề xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử 53
2.7. Đánh giá thành công và hạn chế trong quá trình đưa tin về các vấn đề
liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em gái trên 3 tờ báo lựa chọn khảo sát 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 62
Chương 3: Kiến nghị nhằm khắc phục vấn đề định kiến về giới trên báo
điện tử khi đưa tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái 63
3.1. Đối với các cơ quan quản lý chính sách, pháp luật của nhà nước 63
3.2. Đối với các cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng 64
C. KẾT LUẬN 67
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
E. PHỤ LỤC 72
Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát về vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử
thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam. 72
Phụ lục 2. Biên bản phỏng vấn sâu. 77

4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

STT bảng Nội dung bảng

Tỷ lệ tiếp cận tin tức về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái
Biểu đồ 1
trên các kênh thông tin

Tỷ lệ công chúng ủng hộ việc đưa tin các vụ xâm hại tình dục
Biểu đồ 2
trẻ em gái trên báo điện tử

Lý do công chúng tham gia theo dõi/ thảo luận về các vụ án


Biểu đồ 3
xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử

Mức độ hài lòng của công chúng với các tin/bài về vụ án xâm
Biểu đồ 4
hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử

Số lượng tin/bài đề cập tới vấn đề định kiến giới trên 3 báo
Bảng 1
khảo sát

Bảng 2 Tỷ lệ số lượng tin bài về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái

Tổng hợp mức độ quan tâm của công chúng các vấn đề trong
Bảng 3
bài viết về xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử

5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bình luận dưới bài viết “Đi nhậu với gã trai mới quen, thiếu nữ 15
tuổi bị làm bậy tại nhà nghỉ” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Hình 2. Bình luận dưới bài viết “Nam thanh niên nhiều lần làm “chuyện
người lớn” với bạn gái “nhí”” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Hình 3. Ảnh bìa của bài viết “Bắt 2 thanh niên hiếp dâm bé gái 12 tuổi ở
quán Karaoke”.
Hình 4. Ảnh bìa của bài viết “Điều tra xử lý nghiêm Facebooker tung tin
đồn nữ sinh bị hiếp dâm, chết lõa thể” được đăng tải trên báo điện tử Dân trí.
Hình 5. Ảnh bìa được cắt từ video vụ việc của bài viết “Nữ sinh lớp 9 nghi
bị nhiều thiếu niên hiếp dâm tập thể sau bữa nhậu” được đăng tải trên báo Người
Lao động.
Hình 6. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Điều tra vụ nữ sinh 15 tuổi tố bị 7
thiếu niên hiếp dâm” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Hình 7. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Nữ sinh lớp 9 tố bị người tình của
mẹ xâm hại tình dục nhiều lần” được đăng tải trên báo Phụ Nữ Việt Nam.
Hình 8. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Thanh niên nhiều lần hiếp dâm,
giao cấu với bé gái con gái ông chủ” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Hình 9. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Yêu râu xanh” 51 tuổi rủ bé gái 7
tuổi đi bắt ốc để hiếp dâm” được đăng tải trên báo Dân trí.
Hình 10. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Sau khi hiếp dâm, nam thanh niên
tiếp tục quấy rối tình dục cô gái 18 tuổi” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Hình 11. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Xin ngủ nhờ, gã trai mới lớn hiếp
dâm con gái chủ nhà” được đăng tải trên báo Người Lao động
Hình 12. Bình luận dưới bài viết “Nhậu say bí tỉ, cô gái bị thiếu niên 17
tuổi hiếp dâm” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Hình 13. Bình luận trong bài viết “Nữ sinh lớp 9 nghi bị nhiều thiếu niên
hiếp dâm tập thể sau bữa rượu” được đăng tải trên báo Người Lao động.

6
Hình 14. Ảnh bìa minh họa bài viết “Xác minh thông tin nữ sinh lớp 9 bị
hiếp dâm tập thể sau khi uống rượu say” được đăng tải trên báo Phụ nữ Việt Nam.
Hình 15. Ảnh bìa minh họa bài viết “Nghi án nữ sinh bị 5 người hiếp dâm:
Tạm giữ 6 đối tượng” được đăng tải trên báo Dân trí.
Hình 16. Ảnh bìa minh họa bài viết “Nữ sinh lớp 9 nghi bị nhiều thiếu niên
hiếp dâm tập thể sau bữa rượu” được đăng tải trên báo Người Lao động.

7
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, con người hiện đại ngày càng nhận thức và ý thức rõ ràng hơn
về sự bình đẳng. Chính vì vậy, vấn đề về định kiến giới luôn là chủ đề được xã
hội quan tâm và đấu tranh đẩy lùi nhằm bảo đảm sự cân bằng cho quá trình phát
triển chung của loài người. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, định kiến giới
vẫn chưa hoàn toàn được xóa bỏ.
Số liệu do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cung cấp
cho thấy, khoảng 68,4% trẻ em từng bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực ngay tại
nhà. Do đó, Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 27/75 quốc gia xảy ra các vấn đề
về bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Theo kết quả khảo sát mới đây của UNFPA tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,
11% nữ học sinh phổ thông, 27% nữ nhà báo, 31% nữ sinh viên bị quấy rối tình
dục hoặc xâm hại tình dục. Đặc biệt, thời gian qua đã ghi nhận có trên 1.100 vụ
xâm hại tình dục trẻ em. Cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì có 1 người bị bạo lực tình dục.
Đặc biệt, 1/3 nữ thanh niên, thiếu niên bị ép buộc quan hệ tình dục. Thậm chí
nhiều vụ việc, thủ phạm lại chính là người thân ruột thịt của các em gái.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, những năm gần
đây, cụ thể từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm
hại, trong đó có hơn 3.600 trẻ là nữ. Theo đó, các trường hợp trẻ em bị xâm hại
trong giai đoạn 2019-2021 trong độ tuổi 13-16 tuổi là hơn 2.600 trường hợp,
chiếm hơn 66%. Đặc biệt, có hơn 293 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại.
Con số có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, số trẻ bị xâm hại từ tháng
6/2019 đến tháng 6/2020 là hơn 1.700 trường hợp, còn từ tháng 6/2020 đến tháng
6/2021 là hơn 2.200 trường hợp, tăng hơn 430 trường hợp. Đối tượng xâm hại trẻ
em trong 2 năm qua chủ yếu vẫn là nam giới (chiếm 95%). Trong đó, hơn 3.400
đối tượng trên 18 tuổi xâm hại trẻ em, chiếm 77%, thuộc đủ các ngành nghề, lĩnh
vực khác nhau. Cơ quan chức năng xác định, có hơn 1.000 vụ hiếp dâm, 1500 vụ
giao cấu với trẻ em. Và cũng chỉ trong ba tháng đầu năm 2022, cả nước đã có 147

8
trẻ bị xâm hại, tăng 30 em so quý I/2021, trong đó có các trường hợp bị bạo lực,
xâm hại tình dục, bị bắt cóc, mất tích hoặc bị bỏ rơi...; Tổng đài Quốc gia bảo vệ
trẻ em 111 đã tiếp nhận hơn 202.000 cuộc gọi, tư vấn khoảng 10.600 ca (tăng hơn
45% so cùng kỳ năm 2021).
Với khả năng tác động mạnh mẽ cùng tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, báo
chí nói chung và đặc biệt là báo điện tử nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng
trọng việc đẩy lùi định kiến giới. Những năm vừa qua, báo chí nói chung và báo
điện tử nói riêng đã đạt nhiều thành tựu trong việc truyền thông, nâng cao nhận
thức về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái cũng như nhìn nhận chủ đề này theo
tính vấn đề và xã hội, mang tính nhân văn và tích cực hơn. Tuy nhiên, hiện nay,
trên thực tế, nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục, cụ thể là trẻ em gái trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên báo điện tử ở Việt Nam vẫn chưa
được khai thác bao quát. Đồng thời, tồn tại nhiều hiện tượng đang làm sâu sắc hơn
vấn đề định kiến giới, nhất là khi xây dựng nội dung đưa tin liên quan tới đề tài
xâm hại tình dục trẻ em gái.
Theo Khoản 4, Điều 5 Luật Bình đẳng giới định nghĩa: “Định kiến giới là
nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam và nữ.” (Luật Bình đẳng giới, 2006). Dù đã có nhiều luật quy
định làm rõ về vấn đề bình đẳng giới, song vấn đề định kiến giới trên báo điện tử
còn tồn tại gây nên nhiều tranh cãi, đặc biệt thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ
em gái.
Đơn cử như thông tin vụ xâm hại tình dục ở tỉnh Đắk Lắk được báo Dân
Trí đăng tải vào 16:04 ngày 11/07/2022. Bên cạnh thông tin về vụ việc và hai bị
cáo, nhà báo đã đưa tin với tiêu đề “Hai thanh niên hiếp dâm bé gái 13 tuổi sau
cuộc nhậu”. Đáng chú ý, thông tin trên tít của bài báo kèm theo cụm từ “sau cuộc
nhậu” vô tình tác động tới quan điểm của số đông, nhiều người cho rằng bé gái
nhỏ tuổi đi nhậu say xỉn nên mới bị hiếp dâm.
Theo số liệu thống kê tại hội thảo “Nâng cao nhận thức truyền thông về
giới” do ASEAN và cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và quyền phụ nữ

9
Việt Nam tổ chức, hiện nay chỉ có 25% tin tức có đối tượng nhân vật là nữ, 9%
bài viết có nói tới các vấn đề bình đẳng giới, chỉ 4% bài báo nhắc đến thách thức
khuôn mẫu giới. Thậm chí trong các vụ xâm hại tình dục, các trang báo điện tử
hiện nay đã và đang có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân hoặc thể hiện những góc
nhìn đánh giá mang tính định kiến giới.
Tại tọa đàm trực tuyến “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em”
do UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) thuộc Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào ngày 25/11 nhân Ngày Quốc tế
xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên
(CSAGA) đã nêu thực trạng đưa tin về vấn đề bạo lực giới trong báo chí ngày
nay. Cụ thể, bà cho biết, hiện nay còn tồn tại những lỗi thông tin, hay được gọi là
“hạt sạn” trên các bài viết được đăng tải về vấn đề bạo lực giới. Một trong những
lỗi phổ biến trên báo chí đề cập về vấn đề này là xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân,
đối tượng thường là phụ nữ và trẻ em. Bà cho rằng, báo chí ngày nay đang nhắm
vào trang phục của nạn nhân như hở hang, hay thái độ dễ dãi của nạn nhân khiến
tội phạm trở nên kích thích và dẫn tới hành động quấy rối. Cũng theo bà Vân Anh,
lỗi của báo chí khi đưa tin về vấn đề này là khi phản ánh rằng bởi trẻ em đồng
thuận với hành vi thông qua việc nhận kẹo, nhận tiền, đi theo kẻ quấy rối để họ
có cơ hội thực hiện hành vi.
Nhằm phân tích các nguyên nhân, những tác động ảnh hưởng của định kiến
giới trên báo điện tử để từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết, nâng cao hình ảnh
của báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung trong mắt công chúng, chúng tôi
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử qua các
vụ xâm hại tình dục trẻ em gái tại Việt Nam” trong công trình nghiên cứu khoa
học của mình.

10
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Định kiến giới và xâm hại tình dục trẻ em gái luôn là những đề tài nóng,
được các học giả quan tâm, chính vì vậy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu
được thực hiện.
2.1. Các công trình nghiên cứu về định kiến giới
Các nghiên cứu, báo cáo khoa học về định kiến giới trải dài trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, có thể kể đến như “Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu
vực đồng bằng sông Hồng” của tác giả Nguyễn Thị Thịnh năm 2016; “Định kiến
giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thịnh
năm 2008, “Một số biểu hiện về định kiến giới của cán bộ lãnh đạo cấp
quận/huyện đối với cán bộ nữ lãnh đạo cấp phường xã” của tác giả Nguyễn Thị
Thu Hà năm 2008, v.v. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, định kiến giới tồn tại trong
mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống, để lại nhiều tác động tiêu cực tới xã hội.
Trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, có rất nhiều các bài báo, tạp chí khoa
học đã trình bày về vấn đề định kiến giới.
Luận văn thạc sĩ “Định kiến về nữ giới trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”
của tác giả Chung Thùy Linh năm 2019, nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát trên
các báo điện tử Phunuvietnam.vn, Giadinh.net.vn, Tienphong.vn từ đầu năm 2018
đến tháng 5/2019. Kết quả cho thấy, ngoại trừ Báo Phụ nữ Việt Nam, các báo còn
lại đều không có chuyên mục riêng hoặc ưu tiên đăng bài về giới. Công trình chủ
yếu phân tích vào định kiến trong nghề nghiệp của phụ nữ, định kiến trong tính
cách, không gian xuất hiện của người phụ nữ, các tin bài quá tập trung vào vẻ đẹp
hình thể của người phụ nữ, định kiến trong việc xây dựng chân dung người phụ
nữ, định kiến trong trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình.
Bài báo khoa học “Định kiến giới trên một số báo in và báo mạng điện tử
ở Việt Nam (Khảo sát báo Tiền Phong, báo Phụ nữ Việt Nam và báo mạng điện
tử Dân Trí)” năm 2020 của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh và Phạm Thị
Thùy Linh đã khảo sát 3.531 tin bài trên báo Tiền Phong, báo Phụ nữ Việt Nam
và báo điện tử Dân Trí trong tháng 4,5,6/2012. Thống kê cho thấy, mặc dù báo

11
Phụ nữ Việt Nam có tỉ lệ tin bài về nữ giới gấp 4 lần so với nam giới. Tuy nhiên,
tính trên cả ba tờ báo, số lượng bài viết có hình ảnh nam giới vẫn cao hơn gấp 2
lần. Theo nhóm tác giả, số liệu trên sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc duy trì các
khuôn mẫu giới trong xã hội. Một trong số đó là định kiến khi phản ánh tính cách
của nam và nữ, từ đó dẫn đến những kết luận thiếu chính xác và một chiều trong
những phản ánh liên quan đến hành vi tình dục. Đề tài chủ yếu nhắc tới những tin
bài có nội dung định kiến giới về sự trông đợi một chiều đối với phụ nữ, không
nhấn mạnh hay lên án những hành vi vô trách nhiệm của nam giới đối với phụ nữ,
cổ súy cho những hành vi đó bằng cách khơi dậy lòng vị tha của người phụ nữ.
Đề tài khẳng định, những định kiến giới còn tồn tại trong một số bài báo sẽ trở
thành rào cản cho những nỗ lực giảm thiểu định kiến giới và thu hẹp khoảng cách
giới.
Bài báo khoa học “Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu
nhiên trong nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam”
của tác giả Phạm Thị Thùy Linh năm 2020 đã thực hiện khảo sát 3 tờ báo
vnexpress.net, tuoitre.vn và giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016
bằng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên trong các chuyên mục
chính của các báo: Thời sự, Giải trí, Tâm sự (VNExpress.net); Thời sự, Giải trí,
Văn hóa (Tuoitre.vn); Xã hội, Gia đình, Giải trí (Giadinh.net.vn). Kết quả thu thập
được 3.039 bài báo với 18 tuần dữ liệu ngẫu nhiên. Khảo sát nội dung các bài báo,
nghiên cứu nhận định tin bài trên các trang báo điện tử vẫn còn tình trạng duy trì
các quan niệm truyền thống về ngoại hình, nghề nghiệp, năng lực của nam và nữ
giới. Khi đi sâu vào phân tích tin bài cụ thể, các dấu hiệu thể hiện sự định kiến về
giới thậm chí còn sinh động và tinh vi hơn trước đây trên nhiều lĩnh vực, khiến
cho chính tác giả của công trình cũng không thể nhận ra.
Bài báo khoa học “Thực trạng về định kiến giới trong quảng cáo truyền
hình” của tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh My được đăng trên Tạp chí khoa học và
công nghệ tập 14, số 3, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế năm 2019 đã thống
kê các chỉ số phản ánh nữ giới và nam giới bình đẳng trong các thông điệp quảng

12
cáo trên kênh VTV8 năm 2017. Kết quả cho thấy: Nội dung quảng cáo thường đặt
nam giới vào các hình tượng thông thạo, hiểu biết, thông minh, cẩn trọng (chiếm
67% so với hình ảnh nữ giới tương tự); Nữ giới phần lớn bị đóng khung vào các
hình tượng cả tin, dễ bị tác động, nghề nghiệp là nội trợ, giặt giũ, làm việc nhà
(chiếm 66% so với hình ảnh nam giới tương tự). Tác giả kết luận: Thông điệp của
truyền thông chưa có sự nhận thức rõ ràng và hành động dứt khoát về bình đẳng
giới. Hay nói cách khác, quảng cáo trên truyền hình đã góp phần làm đậm nét sự
phân biệt giới, định kiến giới trong xã hội Việt Nam.
Cùng với đó là vô số các bài báo khác có cùng chủ đề tương tự như “Thúc
đẩy truyền thông nhạy cảm giới, xóa bỏ định kiến giới” được đăng tải trên trang
Công tác cán bộ nữ của Chính phủ vào ngày 25/10/2018; Báo cáo về “Báo chí và
định kiến giới đối với lãnh đạo nữ” của tổ chức Oxfam tại Việt Nam đăng tháng
12/2016; bài viết “Truyền thông nhằm xóa bỏ định kiến giới trong bối cảnh Việt
Nam hiện nay” đăng tải trên trang tin của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về định kiến giới luôn được quan tâm và
phân tích trên nhiều lĩnh vực. Những nghiên cứu về định kiến giới trong báo chí
- truyền thông thường đề cập tới định kiến về nữ giới trưởng thành, trong nghề
nghiệp và mối quan hệ xã hội, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về đối
tượng trẻ em gái.
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em gái trên
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về xâm hại tình dục trẻ
em trên báo chí với nhiều khía cạnh. Bài báo khoa học “How Portrayal of Child
Sexual Abuse in the News Media Increases Fear of Crime Among Guardians: The
Case of Greater Malé Area, Maldives” nêu ra một đánh giá của các phương tiện
truyền thông địa phương gần đây cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể trong việc
đưa tin về xâm hại tình dục trẻ em trên các phương tiện truyền thông ở Maldives,
đặc biệt là từ sau ngày 16 tháng 01 năm 2020. Nghiên cứu này đề cập đến ảnh

13
hưởng của sự gia tăng tin bài về xâm hại tình dục tới cộng đồng. Cụ thể, đề tài
đưa ra giả thuyết, việc tiếp xúc quá nhiều với các báo cáo xâm hại tình dục trẻ em
trên các phương tiện truyền thông sẽ làm nảy sinh nỗi sợ trở thành nạn nhân của
tội phạm (fear of crime). Mục tiêu của nghiên cứu này trước hết là xác định xem
sự xuất hiện liên tục của các tin tức về xâm hại tình dục trẻ em có thể gây ra nỗi
sợ trở thành nạn nhân của tội phạm trong công chúng hay không và điều tra xem
liệu các phương tiện truyền thông đưa tin về xâm hại tình dục trẻ em có ảnh hưởng
đến lòng tin của công chúng đối với thể chế xã hội hay không. Nghiên cứu dựa
trên dữ liệu phỏng vấn bán cấu trúc với 9 người tham gia. Kết quả khẳng định:
những người tham gia nghiên cứu đã trải qua sự sợ hãi tăng cao trong các khoảng
thời gian tin tức về xâm hại tình dục trẻ em gia tăng. Người ta cũng nhận thấy
rằng việc đóng khung xâm hại tình dục trẻ em theo từng giai đoạn và tập trung
vào trách nhiệm của thể chế cùng với việc không làm sáng tỏ các nguyên nhân xã
hội của tội phạm như hoàn cảnh sống hoặc nghèo đói đã ảnh hưởng đến niềm tin
của công chúng vào các thể chế xã hội. Sự bỏ bê của cha mẹ/gia đình cũng được
coi là một tổ chức xã hội đã không hoạt động hiệu quả để bảo vệ trẻ em chống lại
xâm hại tình dục trẻ em. Do đó, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng, theo lý thuyết
canh tác, việc tăng cường tiếp xúc với xâm hại tình dục trẻ em có thể làm tăng nỗi
sợ trở thành nạn nhân của tội phạm trong công chúng.
Bài báo khoa học “Presentation of Victims in the Press Coverage of Child
Sexual Abuse in Croatia” năm 2021 của tác giả Stjepka Popović đã phân tích bằng
cách ngẫu nhiên nội dung của các tờ báo hàng ngày tại Croatia để làm rõ cách
trình bày về các nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em và những mối liên hệ trong việc
đổ lỗi cho nạn nhân, rập khuôn và gây nguy hiểm cho nạn nhân để xác định, dự
đoán các hành vi gây nguy hiểm trong khi đưa tin về nạn nhân. Khảo sát gồm
1.159 tin bài xâm hại tình dục trẻ em được xuất bản từ năm 2007 đến năm 2016.
Báo cáo cho thấy, nạn nhân được đưa tin trong phần lớn tin tức là nữ giới. Trong
đó, khoảng 1/4 tin bài sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa đồng thuận để mô tả xâm
hại tình dục trẻ em, 20% chuyển trách nhiệm về hành vi xâm hại cho nạn nhân và

14
15% mô tả nạn nhân bị tổn thương vĩnh viễn. Liên quan đến các hành vi đưa tin
nguy hiểm trên phương tiện truyền thông, 27% tin tức tiết lộ danh tính của nạn
nhân (chủ yếu là gián tiếp) trong khi 21% tin tức cung cấp chi tiết về vụ xâm hại.
Các yếu tố phỏng đoán, tiết lộ danh tính của nạn nhân và cung cấp thông tin chi
tiết về vụ xâm hại được nhấn mạnh. Tác giả nhấn mạnh, các tin bài góp phần vào
sự kỳ thị và nạn nhân của những người sống sót.
Luận văn “Where to Draw the Line: News Coverage of Child Abuse” của
tác giả Waugh, Lauren A. năm 2019 đã chỉ ra rằng: hàng ngày, các chuyên gia tin
tức thường phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và khó khăn trong quá trình
tác nghiệp. Luận án này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách các biên tập viên
báo chí quyết định đưa tin gì về xâm hại tình dục trẻ em với ba câu hỏi chính:
Việc xác định nạn nhân là trẻ em trên các tin bài có hợp lý không?; Làm thế nào
để những người làm tin quyết định khi nào để xác định một nạn nhân trẻ em?;
Những nguyên tắc đạo đức nào mà biên tập viên báo chí sử dụng khi quyết định
có nên xác định nạn nhân là trẻ em?. Nghiên cứu cung cấp kiến thức và hiểu biết
về quá trình đưa ra quyết định của các nhà báo và người đứng đầu tòa soạn.
Bài báo khoa học “News Portrayals of Child Sexual Abuse in China:
Changes from 2010 to 2019” năm 2021 của tác giả Wenting Yu đã phân tích nội
dung của 501 bài báo được xuất bản trong khoảng thời gian trong phạm vi nghiên
cứu, cho thấy mô tả tin tức về lạm dụng tình dục trẻ em đã thay đổi như thế nào
sau các vụ lạm dụng đáng chú ý và những cải tiến trong quy hành luật pháp liên
quan ở Trung Quốc. Kết quả chỉ ra rằng sự chú ý của giới truyền thông đối với
lạm dụng tình dục trẻ em đã tăng lên đáng kể sau năm 2013 và xu hướng coi lạm
dụng tình dục trẻ em là một vấn đề xã hội bắt đầu từ năm 2015. Đề tài còn đưa ra
phân tích sự khác biệt trong việc áp dụng lý thuyết đóng khung. Các tin bài về
lạm dụng tình dục trẻ em ở Trung Quốc thường đưa ra các nguyên nhân cá nhân
hơn là đưa ra giải pháp cho tập thể.
Bài báo khoa học “Iconography of Child Sexual Abuse in the News (Justice
and Crime Reporting)” năm 2022 của nhóm tác giả Nicola Döring và Roberto

15
Walter đã phân tích xu hướng sử dụng hình ảnh được sử dụng để minh họa cho
vấn đề xâm hại tình dục trẻ em trên 1.437 bài báo trực tuyến trong giai đoạn năm
2014 - 2018. Một trong những kết luận của đề tài khẳng định, các hình ảnh được
sử dụng để minh họa nạn nhân trước/trong khi bị xâm hại thường chỉ thể hiện một
cách khách quan và bao hàm nhất về nạn nhân mà không tập trung về những yếu
tố cụ thể khác (như quần áo của nạn nhân, bối cảnh,v.v).
Luận văn thạc sĩ “Thông điệp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên
sóng FM 103.7 MHZ - Đài Phát thanh Quốc gia Lào” của tác giả Monphaphone
KHONG PHA SITH năm 2019 đã phân tích cách thể hiện, nội dung thông điệp
trên các chương trình phát thanh “Chuyện trẻ em”, “Mở cửa trái tim”, “Chuyện
của thanh niên” trên sóng FM 103.7 MHZ - Đài Phát thanh Quốc gia Lào trong
khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019. Theo khảo sát, tỉ lệ
tin bài có nội dung hướng đến việc cung cấp kiến thức về xâm hại tình dục trẻ em
và cách phòng tránh luôn chiếm tỉ lệ cao trong các tin bài truyền tải thông điệp
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Đề tài chủ yếu đề cập đến chủ đề, hình thức
truyền tải của các tin bài để nâng cao nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em trong
bối cảnh khảo sát của tác giả nhận thấy phụ huynh, giáo viên chưa hiểu đúng về
xâm hại tình dục, chưa chú trọng hướng đến nội dung truyền tải của các thông
điệp.
2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ “Báo in đồng bằng Sông Cửu Long với vấn đề phòng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em (Khảo sát các Báo Vĩnh Long, Báo Cà Mau và Báo Trà
Vinh từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019)” năm 2020 của tác giả Phạm T.Q. trên
cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
trên báo in đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ ra thành công, hạn chế, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm giúp cho các tờ báo in in đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện tốt
hơn nhiệm vụ của mình.

16
Luận văn thạc sĩ “Vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên truyền
hình Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Nam năm 2019 đã thực hiện
khảo sát chuyên sâu thực trạng phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên
các chương trình truyền hình “Vì trẻ em” (Kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt
Nam), “Ngại gì không nói” (Kênh VTC11 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC),
“Vì trẻ thơ” (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Bình) trong năm 2017, rút
ra những thành công và hạn chế mà các chương trình đã đạt được trong việc tuyên
truyền về phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu
về thể hiện và tuyên truyền kiến thức trong phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ
em. Nghiên cứu khẳng định: công tác truyền thông về bạo lực, xâm hại tình dục
trẻ em được báo truyền hình thực hiện tốt. Các chương trình đã kịp thời thông tin
các vụ việc về bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra trên toàn quốc để có sự
can thiệp kịp thời và hợp lý từ dư luận xã hội và các cơ quan chức năng, giúp các
bậc phụ huynh và chính các em sẽ biết thêm các kiến thức cơ bản về kỹ năng
phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục và các hiểu biết nhất định về các bộ luật
bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề khiến cho nhiều chương
trình truyền hình về đề tài bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em chưa thật sự hấp dẫn
công chúng, nhiều chương trình còn tồn tại tình trạng làm lộ thông tin cá nhân của
gia đình người bị hại, khiến cuộc sống của các em đảo lộn. Từ đó, nghiên cứu đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình về
bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em cho các nhóm đối tượng cụ thể.
Qua quá trình đọc và nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy vấn đề
định kiến giới và xâm hại tình dục trẻ em trên báo chí đã được nghiên cứu trên
nhiều khía cạnh khác nhau. Song mới chỉ tập trung đánh giá, phân tích về định
kiến về nữ giới trưởng thành và thông điệp của báo chí trong vai trò tuyên truyền
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nói chung. Các công trình nghiên cứu trên
vẫn chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đến định kiến về giới đối với trẻ em gái và
xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử. Vì vậy, đề tài chúng tôi lựa chọn có
tính mới, bổ sung cho các đề tài nghiên cứu trước đó. Đề tài này cần thiết trong

17
việc nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, phục vụ cho công tác truyền thông
trên báo chí nhằm giảm bớt tình trạng định kiến về giới trong xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là định kiến trẻ em gái trên báo
điện tử Việt Nam.
Các khách thể khác có liên quan mật thiết tới đề tài nghiên cứu là các sản
phẩm báo điện tử có khai thác về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với quá trình khảo sát, phân
tích để có cơ sở, căn cứ đưa ra những đánh giá, nhận định về thực trạng của vấn
đề định kiến giới trên báo điện tử hiện nay qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái
ở Việt Nam, từ đó nêu ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp góp phần xóa bỏ vấn
đề định kiến giới trong báo chí hiện nay. Đặc biệt là đối với các nội dung liên
quan tới xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử. Bên cạnh đó, góp phần nâng
cao chất lượng nội dung thông tin của của báo điện tử tại Việt Nam về chủ đề xâm
hại tình dục trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề định
kiến giới trong xã hội.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, thống kê các nguồn tài liệu các đề tài nghiên cứu có liên quan
tới chủ đề định kiến giới thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái;
Phân tích, đánh giá nội dung thông tin và cách thức thể hiện khi truyền tải
thông điệp về vấn đề định kiến giới thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái
trên báo điện tử hiện nay;
Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp góp phần xóa bỏ định kiến giới
trên báo điện tử hiện nay.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022.

18
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên ba báo điện tử là báo Phụ Nữ Việt
Nam, báo Dân Trí và báo Người Lao động.
Lựa chọn khảo sát 3 báo điện tử trên vì đây là những báo có nhiều nội dung
trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề giới, bình đẳng giới và có lượng độc
giả đông đảo, đa dạng về vùng miền, lứa tuổi, ngành nghề, giới tính… Mỗi báo
đều có những cách thức truyền tải thông điệp, đưa tin về các vụ xâm hại tình dục
trẻ em gái khác nhau. Các vụ việc được khắc họa trên mỗi báo đều không giống
nhau và các dạng định kiến cũng khác nhau. Điều này sẽ giúp cho kết quả nghiên
cứu của công trình được phong phú, đa dạng hơn.
Đặc biệt, lựa chọn báo Phụ nữ Việt Nam nhằm có sự nhận định, so sánh rõ
ràng về hai vấn đề sau:
- Báo dành cho phụ nữ có còn tồn tại những bài viết mang định kiến về nữ
giới hay không?
- Tỷ lệ bài viết mang định kiến về nữ giới ở trên báo điện tử Phụ nữ Việt
Nam so với các báo khác như thế nào?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thông, văn hóa trên các phương tiện truyền
thông đại chúng.
Luận văn vận dụng hệ thống lý luận báo chí, truyền thông, nghệ thuật sáng
tạo thông điệp và hiệu quả tác động của thông điệp tới công chúng truyền thông.
5.2 Phương pháp cụ thể
Phương pháp phân tích tài liệu: tổng hợp tài liệu của báo chí – truyền thông
và một số ngành khoa học khác có liên quan tới đề tài, phân tích, tham khảo, trích
dẫn, tìm ra quan điểm cùng bàn luận về vấn đề.
Phương pháp tổng hợp, thống kê: sử dụng phương pháp trong việc khảo
sát, tổng hợp, tham khảo, nghiên cứu và phân tích về vấn đề định kiện giới trên

19
báo điện tử hiện nay. Mục đích của phương pháp là có được một số kết quả nghiên
cứu và định lượng về vấn đề định kiến giới trên báo điện tử.
Phân tích nội dung thông điệp các bài viết trên báo điện tử về các vụ xâm
hại tình dục trẻ em gái.
Điều tra bảng hỏi: khảo sát trên Google Forms, dự kiến 60 mẫu khảo sát
nhằm mục đích điều tra mức độ và thói quen tiếp nhận thông tin cũng như ảnh
hưởng của quá trình truyền tải tới công chúng.
Phỏng vấn sâu: Để luận văn có tính thuyết phục và thực tế cao, người viết
tiến hành phỏng vấn sâu các phóng viên, nhà báo, giảng viên báo chí để hiểu mục
đích lựa chọn, truyền tải thông điệp của người làm báo khi đưa tin về vấn đề liên
quan tới xâm hại tình dục trẻ em gái. Từ đó, tổng hợp ý kiến và đóng góp để nâng
cao chất lượng chuyển tải thông tin trên báo chí.
6. Lý thuyết nghiên cứu
6.1. Lý thuyết đóng khung
Khái niệm “đóng khung” được Erving Goffman đưa ra đầu tiên vào năm
1974. Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra
ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có. Sức mạnh của
việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phải viện tới các hệ thống quen
thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức, huyền thoại v.v. để có thể diễn giải
về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội.
Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thông đại
chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên
quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Đóng khung có nghĩa
là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật
lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một
cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó”
Bản thân hành vi “đóng khung”, theo nghĩa đen, lại dùng cho hình ảnh.
Việc áp dụng lý thuyết này vào phân tích hình ảnh là khá hữu dụng, bởi hình ảnh

20
là một công cụ đóng khung rất mạnh, khi mà công chúng dễ dàng chấp nhận nó
một cách vô thức hơn văn bản viết.
6.2. Lý thuyết nữ quyền
Cùng với sự phát triển của xã hội, chủ nghĩa nữ quyền cũng có lịch sử hình
thành và phát triển qua các thời kỳ, gắn liền với đời sống chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội của phụ nữ.
Từ giữa thế kỷ XX, tại các nước phương Tây, một số lý thuyết về nữ quyền
đã được phát triển, có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội. Các lý thuyết
nữ quyền tạo nên các phong trào xã hội mạnh mẽ, đấu tranh chống lại sự thống trị
của nam giới, phê phán gay gắt chế độ áp bức phụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ,
tạo lập bình đẳng giới.
Mặc dù có chung mục đích là vì sự phát triển của phụ nữ chống lại chế độ
nam trị, nhưng lý thuyết nữ quyền có nhiều trường phái khác nhau; thậm chí, có
những trường phái mâu thuẫn nhau gay gắt. Có thể nêu một số lý thuyết nữ quyền
có ảnh hưởng mạnh đến xã hội phương Tây thời gian qua là: Nữ quyền tự do; Nữ
quyền macxit; Nữ quyền xã hội chủ nghĩa; Nữ quyền phúc lợi; Nữ quyền triệt để;
Nữ quyền hiện sinh; Nữ quyền phân tâm;... và gần đây xuất hiện một số lý thuyết
nữ quyền mới, như: Nữ quyền hậu hiện đại, Nữ quyền da đen, Nữ quyền phụ nữ
thế giới thứ ba…
6.3. Lý thuyết sử dụng và hài lòng
Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratification theory - U&C) bắt
đầu được nghiên cứu từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX tại Mỹ. Lý thuyết này đã và
đang được áp dụng trong truyền thông và phát huy được những giá trị tích cực
trong việc nghiên cứu truyền thông. Trong lý thuyết sử dụng và hài lòng, con
người là chủ thể, họ quyết định và chọn lựa sử dụng các phương tiện truyền thông
đại chúng với một mục đích cụ thể nào đó. Ví dụ, người dùng muốn tìm hiểu về
một sự kiện âm nhạc đang diễn ra, họ có thể chủ động tìm kiếm thông tin về sự
kiện đó trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau mà có đề cập tới sự kiện.

21
Mục đích của họ là tìm thông tin về sự kiện và họ hoàn toàn quyết định lựa chọn
phương tiện truyền thông nào có thông tin đó.
Lý thuyết này cho rằng, việc đáp ứng được nhu cầu của công chúng là tiêu
chuẩn để đánh giá hiệu quả của truyền thông. Vì vậy, truyền thông sẽ lựa chọn
thông tin dựa trên nhu cầu của công chúng để tiếp xúc với họ. Ngoài ra, lý thuyết
“sử dụng và hài lòng” còn chỉ rõ sự chi phối của công chúng đối với hiệu quả của
truyền thông.

22
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử qua các
vụ xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Định kiến giới
Thuật ngữ “định kiến giới” đang tồn tại một số định nghĩa như sau:
Theo Khoản 4, Điều 5 Luật Bình đẳng giới định nghĩa: “Định kiến giới là
nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam và nữ.” (Luật Bình đẳng giới, 2006).
Bên cạnh đó, Tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép giới vào hoạch định và thực
thi chính sách”, Uỷ ban Quốc gia VSTB của phụ nữ Việt Nam, 2005 cho rằng:
“Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng đồng cụ thể
coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới (ví dụ: nội trợ không phải là việc của
đàn ông). Các định kiến giới thường không phản ánh đúng khả năng thực tế của
từng giới và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá
nhân thực hiện.” (Uỷ ban Quốc gia VSTB của phụ nữ Việt Nam, 2005).
Ngoài ra, trong cuốn “Định kiến và phân biệt đối xử theo giới - lý thuyết và
thực tiễn”, các tác giả đưa ra khái niệm về định kiến giới như sau: “Định kiến giới
được hiểu là những thái độ được tạo ra dựa trên một sự khái quát hóa mang tính
tuyệt đối và những ấn tượng xấu để phân biệt giữa nam và nữ.” (Trần Thị Minh
Đức, 2006).
Trong bài viết “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí
Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2/2008 sử dụng khái niệm: “Định kiến giới là sự
nhìn nhận, phán xét, đánh giá mang tính tiêu cực và bất hợp lý về những đặc điểm,
vị trí, vai trò và năng lực mà một nhóm người áp đặt thành thuộc tính của phụ nữ
hoặc nam giới.” (Nguyễn Thị Thu Hà, 2008).
Nhìn một cách bao quát nhất, định kiến giới là biểu hiện của việc đánh giá
tiêu cực, thiếu chính xác về một đặc điểm nào đó đã bị rập khuôn trên giới nam
hoặc giới nữ. Cũng theo bài viết “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản
23
lý”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2/2008, tác giả đưa ra bản chất của
định kiến giới: “Sự đánh giá tiêu cực, mang tính áp đặt và không thể lý giải được
đối với một nhóm nữ giới hoặc nam giới và các thành viên của nhóm đó.” (Nguyễn
Thị Thu Hà, 2008).
Qua việc tìm hiểu những định nghĩa về định kiến giới đã nêu trên, chúng
tôi cho rằng: “Định kiến giới là sự nhìn nhận, phán xét, đánh giá mang tính tiêu
cực và bất hợp lý về những đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực mà một nhóm
người áp đặt thành thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới”.
1.1.2. Xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội với nhiều hình thức,
thủ đoạn khác nhau. Song hiện nay pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về
khái niệm xâm hại tình dục.
Tuy nhiên, khoản 8, Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Xâm hại tình
dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em
tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm,
giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm
dưới mọi hình thức.”
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 đã nêu định nghĩa tội
phạm xâm hại hình dục: “Tội phạm xâm hại tình dục là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm
đến quyền tự do tình dục, danh dự, nhân phẩm của người khác, bao gồm việc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào
các hành vi liên quan đến tình dục dưới mọi hình thức”.
1.1.3. Báo điện tử
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với
loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), Báo trực tuyến (Online
Newspaper), Báo mạng (Cyber Newspaper), Báo chí Internet (Internet
Newspaper) và Báo mạng điện tử.

24
Theo Luật báo chí sửa đổi năm 2016: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm
báo điện tử và tạp chí điện tử”. báo điện tử là một loại hình báo chí xuất hiện
muộn hơn so với báo giấy, đài phát thanh và truyền hình. Tuy nhiên, báo điện tử
vẫn có rất nhiều những ưu thế nổi trội. Do đó, xu hướng những cơ quan báo chí
chính thống từng bước tiến hành "điện tử hoá" tờ báo của mình đang khá phổ biến
trong giai đoạn hiện nay.
Trong cuốn “Báo mạng điện tử những điều cơ bản” – TS Nguyễn Thị
Trường Giang – NXB Chính trị hành chính (2011), tác giả đã đưa ra định nghĩa
như sau: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” (Tr.53).
Trong cuốn “Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo”, tác
giả Nguyễn Trí Nhiệm cũng sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử” để đưa ra quan
điểm: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức
của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải
thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”.
Cho đến nay, thuật ngữ chính xác để định danh cho loại hình báo điện tử
vẫn chưa được thống nhất trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
thuật ngữ được dùng phổ biến nhất là “báo điện tử”. Mặt khác, trong nhiều văn
bản quy phạm pháp luật được ban hành ở nước ta cũng sử dụng thuật ngữ “báo
điện tử”. Trong nghiên cứu này, người viết thống nhất sử dụng thuật ngữ “báo
điện tử” để chỉ loại hình báo chí trên nền tảng Internet. Cả ba tờ báo lựa chọn để
khảo sát (Phụ Nữ Việt Nam, Dân Trí, Người Lao Động) đều được gọi tên chung
về loại hình là báo điện tử, nhằm phân biệt với báo in, phát thanh và truyền hình.
Dựa trên quy định của Luật Báo chí, những nghiên cứu đi trước và căn cứ
vào tình hình hoạt động thực tiễn của báo điện tử, người viết khái quát khái niệm
về báo điện tử như sau: “Báo điện tử là một loại hình phương tiện truyền thông
đại chúng tích hợp đa phương tiện, có khả năng tương tác cao và sử dụng nền
tảng Internet để thực hiện các chức năng báo chí”.

25
Khái niệm trên đã chỉ ra những đặc trưng khu biệt và bản chất của báo điện
tử. Khẳng định báo điện tử là một loại hình báo chí tồn tại độc lập và bình đẳng
với các loại hình khác. Mặt khác, khẳng định những đặc trưng riêng của loại hình
báo chí này là tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính phi định kỳ, khả năng
liên kết và khả năng truyền tải, lưu trữ thông tin không hạn chế…
Mặc dù ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng sự ra đời
của báo điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng thông tin mới cho nền báo chí hiện
đại. Tại Việt Nam, báo điện tử đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng
và ngày một khẳng định vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội
của đất nước, tạo nên một mạng lưới thông tin sôi động.
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề định kiến giới
Để đảm bảo cho quyền lợi, quyền bình đẳng cho các cá nhân, đảm bảo mục
tiêu phát triển đất nước bền vững, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những công
văn, nghị quyết, luật pháp nêu rõ các nội dung về vấn đề cần phải xóa bỏ định
kiến giới.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) chỉ rõ:
“Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng,
đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham
gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành,
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện
tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Ngoài ra năm 2006, Quốc Hội đã cho ban hành bộ luật mới, luật số
73/2006/QH11: Luật Bình đẳng giới. Trong đó nêu rõ mục tiêu của bình đẳng giới
là “xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong
phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới
thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam,
nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Bên cạnh đó, bộ luật còn
chỉ ra các nguyên tắc cơ bản, các chính sách của Nhà nước và các hành vi bị
nghiêm cấm liên quan tới vấn đề bình đẳng giới.

26
Nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bình đẳng giới đã quy định, đối với tất cả các hành vi vi phạm luật
bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực lao động, kinh tế, giáo dục, khoa học - công
nghệ,... đều phải chịu mức xử phạt hành chính với mức phạt tối đa là 40.000.000
đồng.
Qua đó, có thể thấy được rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc
phòng chống các vấn đề gây mất cân bằng bình đẳng giới.
1.3. Vai trò, chức năng của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề về định kiến
giới
Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông
tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
Có thể thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng với tư cách là một thiết
chế xã hội giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội: cung cấp thông tin, giải
trí và góp phần định hình các giá trị xã hội… Trong môi trường số, báo chí có một
vị trí đặc biệt bởi đây được xem như thông tin nguồn đáng tin cậy đối với truyền
thông, mạng xã hội.
Đặc biệt, báo chí có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền của phụ
nữ và bình đẳng giới. Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông là những
biện pháp hàng đầu nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, nếu truyền thông không tốt thì
sẽ tạo nên khuôn mẫu giới và bất bình đẳng giới trong xã hội.
1.3.1. Vai trò của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề liên quan đến
định kiến giới
Ngày 28/10 tại Hà Nội, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) phối hợp với
Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women)
tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và trao quyền cho
phụ nữ. bạo lực trên cơ sở giới vào năm 2022.

27
Phát biểu tại Hội nghị tập huấn, ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng
Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) khẳng định, công tác truyền thông trong lĩnh
vực bình đẳng giới được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện chính sách,
pháp luật về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến, hướng tới thực hiện bình đẳng
thực sự giữa hai giới. “Để làm được điều này, cần sự tham gia, vào cuộc một cách
đồng bộ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, đặc biệt là các cơ quan thông
tấn, báo chí, đội ngũ các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, các cộng tác viên
truyền thông” - Quyền Vụ trưởng vụ bình đẳng giới nhấn mạnh.
1.3.2. Chức năng của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề liên quan
đến định kiến giới
Truyền thông báo chí bao gồm 5 chức năng chính: chức năng thông tin;
chức năng tư tưởng; chức năng khai sáng - giải trí; chức năng tổ chức - quản lý;
giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ. Báo chí ngày càng có
chức năng và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt với vấn đề định
kiến giới. Ngoài chức năng kinh tế - dịch vụ, báo chí cần thể hiện rõ hơn ở cả 4
chức năng còn lại.
Thông tin là chức năng cơ bản và là chức năng xuất phát của báo chí. Báo
chí ra đời nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người
và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu về thông
tin và liên lạc càng cao, càng phong phú và đa dạng. Quá trình đáp ứng nhu cầu
này đã làm cho báo chí phát triển nhanh chóng.
Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện bản chất của báo chí.
Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện
quan trọng để truyền bá tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, bảo đảm cho hệ tư tưởng - lý luận trở thành xu hướng chủ đạo,
thống trị trong xã hội. đời sống tinh thần, tư tưởng của nhân dân. Báo chỉ là đội
quân xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng của Đảng.

28
Chức năng khai sáng - giải trí của báo chí được hiểu rằng, báo chí không
chỉ là kênh thông tin, liên lạc quan trọng, cung cấp thông tin, tri thức mà còn là
diễn đàn giao lưu, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao dân
trí cho nhân dân. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của xã hội. Hệ
giá trị văn hóa tồn tại và phát triển trong quá trình trao đổi, trao truyền từ người
này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Báo chí là kênh cung cấp thông tin, tri thức, giáo dục, giao lưu, truyền
tải và tiếp biến văn hóa hiệu quả nhất.
Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ,
báo chí duy trì và phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ thể và đối tượng quản
lý thông qua việc duy trì và phát triển luồng thông tin hai chiều, đảm bảo cho công
tác quản lý. các quyết định được thông suốt và thực hiện,… Giám sát có thể hiểu
là “theo dõi, kiểm tra xem những việc đã quy định có được thực hiện đúng hay
không”. Tức là giám sát bao gồm hai quá trình là giám sát và xác minh. Giám sát
có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho các hoạt động được thực hiện
đúng mục đích, đạt kết quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo đúng mục tiêu,
chương trình, kế hoạch đã xác định.
Nguyên tắc của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề liên quan đến định
kiến giới: Điều 3 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với thông
tin truyền thông về giới và bình đẳng giới như sau:
Yêu cầu đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới:
1. Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6
Luật Bình đẳng giới;
b) Định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình;
c) Không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân
biệt đối xử về giới;
29
2. Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
Theo đó, đối với thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới phải đảm bảo
các yêu cầu đó là:
- Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới.
- Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định các hình thức thông
tin truyền thông về giới và bình đẳng giới như sau:
1. Hình thức thông tin, truyền thông về giới và bình đẳng giới:
a) Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ
sở;
c) Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
d) Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác
văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
e) Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
g) Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội;
h) Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
Theo đó, hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới:
- Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh
cơ sở;
- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
- Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng
tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
- Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
30
- Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
- Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội;
- Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã phân tích nội hàm các khái niệm công cụ: định kiến giới, xâm
hại tình dục trẻ em, báo điện tử. Từ việc phân tích đưa ra quan niệm riêng về các
khái niệm trên phù hợp với giới hạn đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, nghiên cứu có đề cập tới quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn
đề định kiến giới, vai trò và chức năng của báo chí trong việc xóa bỏ các vấn đề
liên quan đến định kiến giới trên báo chí nói chung và trên báo điện tử nói riêng.
Hệ thống lý thuyết này chính là cơ sở khoa học cho việc nhìn nhận và phân tích
thực trạng vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử qua các vụ xâm hại tình dục
trẻ em gái ở Việt Nam trong phạm vi khảo sát.
Báo chí vừa là một sản phẩm thông tin – truyền thông của nền văn hóa, vừa
là một sinh hoạt văn hóa. Sự phát triển của báo chí không thể tách rời khỏi môi
trường văn hóa xã hội, mối quan hệ báo chí và văn hóa là mối quan hệ cộng sinh.
Bởi vậy, phải từ góc nhìn nhân đạo, soi chiếu các yếu tố tham gia vào quá trình
truyền thông, từ đó mới có thể tạo ra được những tác phẩm báo chí hay, có tính
nhân văn.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở khoa học để người viết khảo
sát thực trạng đưa tin về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử ở
chương 2.
Chương 2: Thực trạng thông tin vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử
qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam
2.1. Tổng quan về các báo lựa chọn khảo sát: Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Dân
Trí, Báo Người Lao động
2.1.1. Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, ra đời vào ngày 8 tháng 3 năm 1948. Đến nay tờ báo đã có gần 70 năm xây
31
dựng, phát triển. Ban đầu báo Phụ nữ Việt Nam hoạt động dưới hình thức báo in
với hai tờ Phụ nữ Việt Nam và tạp chí Phụ nữ Việt Nam; chuyên trách hai đối
tượng, nội dung khác nhau. Song tới năm 2015, để đáp ứng nhu cầu của công
chúng trong thời kỳ công nghệ số báo Phụ nữ Việt Nam đã ra mắt phiên bản điện
tử tại tên miền www.phunuvietnam.vn vào ngày 26 tháng 12.
Với sứ mệnh bảo vệ quyền lợi và xây dựng hình ảnh cho phụ nữ, đưa tin,
đại diện cho tiếng nói của nữ giới đối với các vấn đề nóng, gây bức xúc, tranh cãi
hoặc gây bất bình đẳng giới trong xã hội; tờ báo đã trở thành trang thông tin đáng
tin cậy của phụ nữ cả nước. Báo có tổng cộng 10 chuyên mục chính đó là: Xã hội,
Luật và đời, Giáo dục, Khỏe, Đẹp, Yêu, Tiêu dùng, Doanh nghiệp - doanh nhân,
Độc - lạ, Văn hóa - giải trí. Các chuyên mục chủ yếu là những mảng đề tài mà
phụ nữ thường quan tâm, trong đó chuyên mục luật và đời là chuyên mục tập
trung các bài viết có nội dung liên quan tới các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.
Mặc dù báo Phụ nữ Việt Nam không nằm trong bảng xếp hạng các trang
báo điện tử có lượt truy cập lớn nhất. Tuy nhiên đây lại là một tờ báo mang sứ
mệnh bảo vệ và hướng tới đối tượng chính là nữ giới cho nên vẫn có những ảnh
hưởng, tác động nhất định đến nhận thức của công chúng về vấn đề giới.
2.1.2. Báo Dân trí
Báo Dân trí ra đời vào tháng 04/2005, được cơ quan chủ quản là Hội
Khuyến học Việt Nam cấp phép hoạt động dưới hình thức là một trang tin điện
tử. Vào ngày 15/07/2008, Dân Trí được Bộ Thông tin - Truyền thông chính thức
cấp phép thành báo điện tử. Theo giấy phép hoạt động mới, tôn chỉ mục đích của
báo điện tử Dân trí là hướng tới giá trị nhân văn, nhân ái; hướng dẫn giáo dục ý
thức lao động, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, phát hiện, biểu dương người tốt, việc tốt, đấu tranh phê phán các hiện
tượng tiêu cực trong lĩnh vực lao động - thương binh xã hội. Từ ngày 14/07/2020,
Dân Trí chính thức là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.

32
Theo thống kê của Google, đến nay, mỗi tháng có bình quân Dân trí có 900
triệu lượt đọc; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo
Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con
số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân
trí và DTINews). Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của tờ báo này xếp thứ
9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ "tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu".
Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng
Hiện nay, báo điện tử Dân trí gồm 18 chuyên mục chính, cụ thể: Xã hội,
Thế giới, Kinh doanh, Bất động sản, Thể thao, Nhân ái, Sức khỏe, Văn hóa, Giải
trí, Xe++, Giáo dục, An sinh, Pháp luật, Du lịch, Đời sống, Việc làm, Sức mạnh
số và Tình yêu.
2.1.3. Báo điện tử Người Lao động
Người Lao Động là nhật báo của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh được
ra đời ngày 28-7-1975. Báo Người Lao Động có khoảng 180 cán bộ, phóng viên,
biên tập viên và nhân viên. Ngoài trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, Báo Người
Lao Động có 4 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng và Cần Thơ
cùng đội ngũ phóng viên, nhân viên thường trú tại hầu hết các tỉnh, thành trên cả
nước. nước ta và nhiều nước trên thế giới. Quy trình sản xuất tin, bài tuân theo
mô hình tòa soạn hội tụ. Thực hiện đồng thời báo in, truyền hình và báo điện tử.
Hiện nay, báo Người Lao động online gồm 16 chuyên mục chính: Trong
nước, Quốc tế, Công đoàn, Bạn đọc, Kinh tế, Sức khoẻ, Giáo dục, Pháp luật, Văn
nghệ, Giải trí, Thể thao, Công nghệ, Du lịch xanh, Địa ốc, Gia đình. Ngoài những
chuyên mục quen thuộc với bạn đọc, Người Lao động Online đặc biệt có riêng
chuyên trang “Phụ nữ”.
Nhìn chung, ba trang báo được lựa chọn khảo sát đều là những cơ quan báo
chí chính thống, có lượng người đọc nhất định. Tuy nhiên trong số đó, báo Phụ
nữ Việt Nam là báo có nhiều chuyên mục dành riêng cho nữ giới và ưu tiên cập
nhật các thông tin liên quan đến giới do đây là tờ báo trực thuộc Hội Liên hiệp
phụ nữ; hoạt động với sứ mệnh, chức năng mang tính đặc thù. Bên cạnh đó, Báo

33
Người Lao động cũng đã có 1 chuyên trang phụ nữ. Chỉ có báo Dân trí hiện mới
chỉ đưa tin về giới thông qua các bài báo đơn lẻ, chưa có hệ thống rõ ràng.
Qua khảo sát, cả ba trang báo được lựa chọn đều từng có một số những bài
báo đã trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện tính định kiến giới, đặc biệt là khi đưa tin
về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái. Song có thể thấy, khi thực hiện những kế
hoạch tuyên truyền hoặc lên các bài viết về định kiến giới thì ở mỗi trang báo lại
có các cách thức thể hiện khác nhau.
2.2. Tần suất thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái trên ba báo điện
tử Phụ nữ Việt Nam, Dân trí và Người Lao Động
Khi tra từ khóa “xâm hại tình dục trẻ em gái” trên báo Phụ nữ Việt Nam
tại tên miền https://phunuvietnam.vn/, kết quả cho ra 101 bài viết có chứa từ khóa
này. Từ tháng 01 năm 2020 cho tới tháng 12 năm 2022, theo khảo sát báo Phụ nữ
Việt Nam đã đăng tải tổng cộng 266 bài viết có nội dung liên quan đến xâm hại
tình dục trẻ em gái. Trong đó có tới 184 bài viết đưa tin về các vụ việc cưỡng bức
tình dục và 82 bài viết chứa thông tin về nâng cao nhận thức, tuyên truyền các
quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm xâm hại tình dục.
Khi tra từ khóa “xâm hại tình dục trẻ em gái” trên báo Người Lao động
Online tại tên miền https://nld.com.vn/, kết quả cho ra 8.280 bài viết chứa từ khóa
này. Trong khoảng từ tháng 01 năm 2020 tới tháng 12 năm 2022, báo Người Lao
động Online có khoảng 201 bài viết liên quan tới vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
gái, trong đó có 155 bài viết đưa tin về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái và
46 bài viết tuyên truyền phòng chống bạo hành, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Khi tra từ khóa “xâm hại tình dục trẻ em gái” trên báo Dân trí tại tên miền
https://dantri.com.vn/, kết quả cho ra 14.115 bài viết có chứa từ khóa này. Đây
cũng là báo có lượng bài viết về xâm hại tình dục trẻ em gái lớn nhất trong cả ba
báo. Cũng trong khoảng thời gian khảo sát, báo điện tử Dân trí đã đăng tải tổng
cộng 229 bài viết có nội dung liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em gái. Trong có
có 26 bài viết tuyên truyền phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gái và
có tới 203 bài viết đưa tin về các sự vụ cưỡng bức tình dục.

34
Sau khi thu thập thông tin, nghiên cứu và tích hợp 3 báo điện tử và các
chuyên mục, loại trừ các mẫu không tương thích, nghiên cứu này đã nhận được
542 mẫu viết về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái. Trong đó có 108 mẫu đã đề
cập trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề định kiến giới, cụ thể như sau:

Tên báo Chuyên mục Số lượng tin/bài

Báo Phụ nữ Việt Nam Luật và đời 18

Báo Dân trí Pháp luật, Du Lịch 51

Báo Người Lao động Pháp luật, Giải trí 39

Bảng 1. Số lượng tin/bài đề cập tới vấn đề định kiến giới trên 3 báo khảo sát
Qua khảo sát trên, có thể thấy số lượng bài viết mang tính định kiến về trẻ
em gái trên báo điện tử Phụ nữ Việt Nam là ít nhất và trên báo điện tử Dân trí là
nhiều nhất.
2.3. Nội dung thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái mang tính định
kiến giới trên ba báo điện tử khảo sát
2.3.1. Nhấn mạnh nguyên nhân nạn nhân bị xâm hại tình dục
Nhiều tác giả viết báo theo xu hướng này đa phần bắt nguồn từ những định
kiến tồn tại từ lâu trong xã hội Việt Nam đối với phái nữ. Càng về sau định kiến
này càng được áp dụng với cả đối tượng trẻ em gái khi con gái luôn gắn liền với
hình ảnh thuỳ mị, nết na, không được uống rượu bia, đi chơi khuya, đi tiệc, đi
nhậu,...
Qua khảo sát 3 tờ báo điện tử cho thấy, những thông tin về các vụ việc xâm
hại tình dục trẻ em gái được đăng tải hầu hết khai thác chính về nguyên nhân nạn
nhân bị xâm hại tình dục. Nguyên nhân vụ việc thường được các báo nhấn mạnh
như: do quen biết trên mạng, do say xỉn, do đi chơi đêm,... Khi đưa những lí do
này trên tiêu đề sẽ dễ dàng thu hút người đọc. Điều này có thể dễ dàng bắt gặp
ngay ở trên tít, sapo các bài báo thông tin về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái.

35
Ví dụ như bài viết được đăng tải trên báo Người Lao động vào 10:41 ngày
19/03/2021 với tiêu đề “Nữ sinh 15 tuổi bị thanh niên quen qua mạng rủ về phòng
trọ xâm hại tình dục”. Cách viết như vậy khiến nhiều người đọc có suy nghĩ mặc
định lỗi bắt nguồn từ chính phía nạn nhân đã bất cẩn tạo cơ hội cho người khác ra
tay.
Thay vì đặt mình vào hoàn cảnh của nạn nhân để tìm hiểu và viết bài thì
nhiều nhà báo lại “vô tư” cố gắng khai thác tận cùng nỗi đau của nhân vật, đôi khi
thêm chút “gia vị” để lấy được sự quan tâm của công chúng. Ví dụ như bài báo
“Đi liên hoan cùng nhóm bạn phượt, nữ sinh lớp 10 bị xâm hại tình dục” được
đăng tải trên báo Người Lao động vào ngày 19/03/2021 đề cập thông tin vụ việc
trên sapo như sau: “Do quen biết trên mạng xã hội, nữ sinh lớp 10 ở Thanh Hóa
đã được nam thanh niên 20 tuổi qua nhà rủ đi liên hoan cùng nhóm bạn phượt,
sau đó nữ sinh này đã bị người này xâm hại tình dục”. Ngay từ sapo của bài viết
đã ghi “do quen biết trên mạng xã hội”, nhấn mạnh lý do nạn nhân bị xâm hại
tình dục, có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân.
Hay như bài “Đi nhậu với gã trai mới quen, thiếu nữ 15 tuổi bị làm bậy tại
nhà nghỉ” được đăng tải trên báo Người Lao động vào 10:07 ngày 04/06/2022 đã
đề cập ngay trên tít báo và nhấn mạnh việc “đi nhậu với gã trai mới quen” của
nạn nhân, khiến độc giả vô thức có phản ứng tiêu cực với nạn nhân, cho rằng vì
nạn nhân đồng thuận quan hệ tình dục nên đây cũng là một phần trách nhiệm của
nạn nhân.

Hình 1. Bình luận dưới bài viết “Đi nhậu với gã trai mới quen, thiếu nữ 15
tuổi bị làm bậy tại nhà nghỉ” được đăng tải trên báo Người Lao động.
36
2.3.2. Khai thác sâu về đời tư nạn nhân
Nhiều bài báo viết về trẻ em bị xâm hại dù ẩn tên nhưng lại khai thác rất kỹ
về họ hàng, gia đình, địa chỉ, trường học của nạn nhân, thậm chí công khai cụ thể
tên tuổi nạn nhân, đưa ảnh nạn nhân lên nhưng không làm mờ mặt... làm ảnh
hưởng tới đời sống riêng tư, tinh thần và tương lai của các em.
Ví dụ bài báo “Vụ nữ sinh lớp 9 nghi bị xâm hại có thai: Chủ tịch thị xã
báo cáo gì?” đăng tải ngày 23/09/2020 trên báo Dân trí có viết: “Nhà trường xác
nhận những học sinh được gia đình bà V.T.C. nêu trong bản tường trình đều là
học sinh lớp 9B, Trường THCS Thị trấn, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn; sự
việc em M.A. đang mang thai là đúng thực tế. Nhà trường đã tổ chức thực hiện
đầy đủ các nội dung theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT như đã nêu trên.” Ở đây,
tác giả bài viết đã ghi rõ lớp và trường nữ sinh này theo học nên dù có viết tắt tên
của nạn nhân, những người có quen biết cũng sẽ có thể dễ dàng nhận ra.
PGS.TS Đỗ Thu Hằng, người có nhiều năm đứng lớp giảng dạy môn Tâm
lý học báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lưu ý, các thông tin về xâm
hại tình dục trẻ em ở môi trường học đường thường tạo ra làn sóng dư luận cực
kỳ khủng khiếp.
Nếu để lộ danh tính, nạn nhân có nguy cơ đối mặt với rất nhiều tình huống
xấu. Bởi đây là lứa tuổi chưa trưởng thành và ổn định về mặt tâm sinh lý. Khi
truyền thông về đề tài này, nhất định không được để lộ danh tính hoặc chi tiết nào
dù nhỏ nhất, để các đối tượng liên quan (thầy cô giáo, chính quyền địa phương,
người thân, bạn bè nạn nhân và những người liên quan…) có thể nhận ra.
Với truyền hình và báo chí đa phương tiện, nhất là các loại hình thông tin
đại chúng sử dụng video, clip, nếu thông tin được truyền phát có nguy cơ cao gây
ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ nhỏ, thì ngoài việc che mờ khuôn mặt, trang
phục, giấu danh tính và những chi tiết nhận dạng trên cơ thể nạn nhân, nhà báo
cần xử lý kỹ thuật “bóp méo giọng” để người gần gũi nhất với nhân vật trong câu
chuyện cũng không thể nhận ra.

37
Việc lựa chọn thông tin về đời tư của nạn nhân cũng phải thực hiện hết sức
cẩn trọng. Bởi rất có thể, một kỷ niệm nào đó trong câu chuyện các em kể trên
báo chí sẽ là “con đường” dẫn đến những đối tượng có mục đích xấu, ác ý. Tuy
nhiên, so với những chi tiết đề cập tới nguyên nhân xảy ra vụ việc, việc đề cập
sâu tới đời tư nạn nhân chưa thể hiện nhiều tính định kiến giới.
2.3.3. Miêu tả cụ thể chi tiết diễn biến vụ việc
Sau khi thực hiện khảo sát 3 báo điện tử, nhận thấy đa số các tin đưa về các
vụ xâm hại tình dục trẻ em gái có xu hướng miêu tả về chi tiết diễn biến của vụ
việc. Sau khi trình bày nguyên nhân và hoàn cảnh xảy ra, một số bài báo có miêu
tả phản ứng của nạn nhân, kể chi tiết về trạng thái của nạn nhân khi gặp tội phạm
xâm hại tình dục, sử dụng những động từ mạnh như “giãy giụa”, “chống cự”,
“la hét”. Bài viết “Thiếu nữ đang ngủ trong phòng trọ bị gã hàng xóm mò sang
hiếp dâm” được đăng tải trên báo Dân trí vào ngày 28/06/2022 có viết: “Khoảng
7h30 ngày 6/6, Huy đi qua phòng trọ bên cạnh thì thấy cửa phòng không chốt.
Mở cửa ra, phát hiện bên trong có chị Mai (tên bị hại đã được thay đổi, SN 2004)
đang nằm ngủ một mình, Huy mò vào để thực hiện hành vi hiếp dâm. Chị Mai tỉnh
giấc, giãy giụa, dùng tay đẩy Huy ra. Tuy nhiên, đối tượng Huy vẫn dùng vũ lực
thực hiện hành vi đồi bại đến cùng.” Tuy nhiên, tính định kiến giới không xuất
hiện ở trường hợp này.
Song, việc miêu tả chi tiết từng diễn biến sự việc ở một số bài báo đưa tin
về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái khiến người đọc có những phản ứng tiêu
cực đối với nạn nhân. Đơn cử như bài viết “Nam thanh niên nhiều lần làm
“chuyện người lớn” với bạn gái “nhí”” được đăng tải trên báo Người Lao động
vào 20:17 ngày 07/12/2022 đã miêu tả chi tiết bé gái quen nam thanh niên như
thế nào, có những hành động gì. Cụ thể bài báo này đã viết: “Ngày hôm đó, bị cáo
Nam nói với bạn gái "nhí" là đang làm việc tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Chiều
cùng ngày, H. xích mích với người thân, nên nói với Nam là muốn bỏ nhà đi, đồng
thời nhờ bạn trai mới quen tìm giúp việc làm. Tối 26-6, H. thuê taxi từ Vĩnh Phúc
xuống Hà Nội gặp Nam. Cơ quan tố tụng xác định sau khi gặp nhau, H. ngủ lại

38
tại phòng trọ của Nam ở huyện Mê Linh, rồi tự nguyện quan hệ tình dục 2 lần với
nam thanh niên này. Sáng ngày 27-6, Nam đưa bạn gái đi thuê một phòng trọ
khác cũng tại huyện Mê Linh và nhắn gia đình H. "yên tâm"”. Mặc dù chi tiết
chính cần chú trọng tới là nam thanh niên quan hệ tình dục với trẻ em dưới 13
tuổi, song bài báo này đề cập sâu tới chi tiết vụ việc, đồng thời sử dụng cụm từ
“bạn gái nhí” ở trên tít và trong nội dung bài đã khiến người đọc giảm nhẹ sự
quan tâm tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Thay vào đó, công chúng chuyển
hướng chú ý sang những chi tiết khác như hành vi bỏ nhà đi, tự nguyện quan hệ
tình dục của nạn nhân, dẫn tới người đọc có phản ứng tiêu cực, dễ suy diễn vấn
đề. Độc giả bình luận dưới bài viết này cho rằng nam thanh niên đang ở độ tuổi
trưởng thành, không kìm chế được cảm xúc, đồng thời bởi bé gái đã tình nguyện
quan hệ tình dục nên trách nhiệm một phần là ở nạn nhân. Thậm chí, do bài viết
đề cập tới chi tiết bé gái tự nguyện quan hệ tình dục, nhưng không đưa quy định
của luật pháp đã ban hành về vấn đề quan hệ tình dục với người 16 tuổi trong
trường hợp nạn nhân tự nguyện hay không tự nguyện vẫn được cấu thành tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi, khiến độc giả có ý kiến Tòa án nên xem xét lại vụ việc
và lượng hình cho kẻ phạm tội.

Hình 2. Bình luận dưới bài viết “Nam thanh niên nhiều lần làm “chuyện
người lớn” với bạn gái “nhí”” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Dù cho nạn nhân có thái độ tự nguyện hay bị cưỡng ép quan hệ tình dục thì
hành động giao cấu, có quan hệ với người dưới 13 tuổi của nam thanh niên được
coi là tội hiếp dâm. Điều này đã được quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 142
39
“Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” tại Bộ Luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, luật
pháp quy định trường hợp sau là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm: “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người dưới 13 tuổi”.
2.3.4. Tuyên truyền, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục
Báo điện tử với tư cách là một trong những kênh phương tiện truyền thông
cần phải hiểu rõ và thực hiện đúng chức năng, vai trò đã được quy định. Bên cạnh
đó, cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền tải thông tin sao cho phù hợp.
Từ trước đến nay ở Việt Nam, nhiều hoạt động và điều luật hướng về bảo
vệ trẻ em vẫn được chú trọng và được dư luận xã hội ủng hộ. Các tin bài nuôi dạy
trẻ, việc chăm lo và quyền lợi của trẻ hay nhiều vấn đề khác trẻ em đang gặp phải
vẫn là chủ đề chính có đóng góp không nhỏ để nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong bảo vệ trẻ em, hướng đến những điều tốt nhất đối với trẻ. Tuy nhiên, do đây
là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, cho nên đôi lúc việc áp lực đăng tin nhanh
và nóng nhằm thoả mãn nhu cầu cộng đồng đã làm báo chí vô tình xâm hại trẻ em
thay vì bảo vệ trẻ em.
Ngoài ra, trong thời đại mạng xã hội và cạnh tranh với mạng xã hội cũng
làm việc truyền thông bảo vệ trẻ em của giai đoạn mới có thêm những thách thức.
Vào google, nhập cụm từ "Phòng, chống lạm dụng tình dục trẻ em" sẽ có hàng
triệu kết quả trong chưa đầy 1 giây. Điều này chứng tỏ vấn đề phòng ngừa, ngăn
chặn lạm dụng tình dục trẻ em đã được truyền thông rất chú trọng, trong đó báo
chí cập nhật từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên cũng cần thấy rõ, căn bản nhất mới
chỉ là cách đưa tin, phản ánh, truyền thông và cảnh báo mà không thực sự có nhiều
bài viết mang tính đột phá hoặc có tác dụng mạnh mẽ thay đổi nhận thức của
người xem.
Hiện nay, báo chí nói chung đã có sự cải thiện hơn trong việc xây dựng các
kế hoạch truyền thông và tuyên truyền về bình đẳng giới so với giai đoạn từ 2018
trở về trước. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây, các bài viết về các vụ xâm
hại tình dục trẻ em của ba trang báo điện tử là báo Phụ nữ Việt Nam, báo Dân trí,

40
Báo Người Lao động vẫn còn tồn tại nhiều nội dung mang tính định kiến với trẻ
em gái.
Dựa trên khảo sát số lượng bài có nội dung liên quan đến vấn đề xâm hại
tình dục trẻ em gái ở cả ba báo lựa chọn trong khoảng thời gian từ tháng 01/2020
đến tháng 12/2022, chúng tôi đã đưa ra bảng số liệu cụ thể về tỷ lệ tin bài về các
vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái và tin bài tuyên truyền, phòng chống tội phạm
xâm hại tình dục trên tổng số bài viết có nội dung liên quan đến vấn đề xâm hại
tình dục trẻ em gái, cụ thể:

Tỷ lệ tin bài về các vụ án Tỷ lệ tin bài tuyên truyền,


xâm hại tình dục trẻ em phòng chống tội phạm xâm

Tên báo gái trên tổng số bài có nội hại tình dục trẻ em gái trên
dung liên quan đến vấn đề tổng số bài có nội dung liên
xâm hại tình dục quan đến vấn đề xâm hại tình
dục

Báo Phụ nữ Việt Nam 69,17% 30,82%

Báo Người Lao động 77,11% 22,88%

Báo Dân trí 88,64% 11,35%

Bảng 2. Tỷ lệ số lượng tin bài về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái
và tin bài tuyên truyền, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy lượng bài viết đưa tin về các vụ xâm
hại tình dục trẻ em gái ở cả ba báo chiếm tỷ lệ nhiều hơn đáng kể so với số bài
viết phòng chống tội phạm xâm hại tình dục và tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của người dân về vấn đề này. Mặc dù báo chí đã có những cố gắng trong việc
tuyên truyền, cảnh cáo về vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, kêu gọi, hướng dẫn
nhân dân chung tay bảo vệ trẻ em và phòng chống tội phạm xâm hại tình dục,

41
song số lượng bài viết liên quan ở cả 3 báo khảo sát vẫn chiếm số ít trên tổng bài
viết về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái trong thời gian từ 01/2020 đến 12/2022.
Phổ biến số liệu thống kê và luật ban hành liên quan tới vấn đề bảo vệ các
đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Số liệu ít được cập nhật, hình thức
chuyển tải, minh hoạ không hấp dẫn, người dân khó tiếp nhận và chọn lọc các
thông tin.
Luật ban hành liên quan tới vấn đề xâm hại tình dục không được phổ biến,
tuyên truyền rộng rãi trên các trang báo, khó tiếp cận tới người dân. Cũng như tin
bài về các toạ đàm, hội nghị, giới thiệu đơn vị, tổ chức hỗ trợ các vấn đề liên quan
tới xâm hại tình dục tuyên truyền còn qua loa, đơn giản, chưa đa dạng về hình
thức tuyên truyền, chưa thu hút độc giả.
Đặc biệt chưa tiếp cận được đối tượng là trẻ em khi đây cũng đối tượng cần
thiết được giáo dục, hướng dẫn phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục.
2.4. Hình thức thể hiện thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái trên
03 báo điện tử khảo sát
2.4.1. Chuyên mục
Hình thức truyền tải thông tin là yếu tố quan trọng để thu hút độc giả. Chính
vì vậy, lựa chọn và xây dựng phương thức thể hiện trong các chuyên mục ở tờ báo
là điều cần chú trọng. Khi người đọc tiếp cận được một bài viết có chủ đề mình
quan tâm, chắc chắn họ sẽ tìm kiếm vào chuyên mục chứa bài viết có nội dung
tương tự.
Qua khảo sát cho thấy, trên 3 tờ báo điện tử được lựa chọn khảo sát, các
tin, bài về các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em gái có mang tính định kiến giới
thường được đăng tải trên các chuyên mục khác nhau. Cụ thể, báo Phụ nữ Việt
nam thường đăng trong chuyên mục Luật và đời; báo Dân trí thường đăng trên
chuyên mục Pháp luật, Du lịch; báo Người Lao động chủ yếu đăng trong chuyên
mục Pháp luật, Giải trí.

42
2.4.2. Thể loại báo chí
Thể loại báo chí là công cụ được lựa chọn để thực hiện trình bày các tác
phẩm báo chí nhằm phù hợp với nội dung thông tin của bài viết muốn truyền tải.
Sau khi khảo sát 3 tờ báo điện tử: Báo Phụ nữ Việt Nam, báo Dân trí và báo Người
Lao động, có thể thấy, trong những năm gần đây, các báo đã chú trọng hơn về
hình thức truyền tải thông tin qua việc sử dụng nhiều thể loại báo chí. Tuy nhiên,
đối với những nội dung phản ánh khác nhau sẽ sử dụng thể loại báo chí phù hợp
với đặc trưng của nội dung thông tin cũng như phong cách của mỗi tờ báo.
Vì vậy, qua khảo sát cho thấy, đối với những nội dung có chứa thông tin về
các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái có xu hướng định kiến giới đa số là thể loại
tin, thể loại tường thuật không được sử dụng nhiều. Ngoài ra, thể loại phỏng vấn,
phóng sự, điều tra, xã luận, bình luận, phản ánh không được sử dụng.
2.4.3. Title các bài, tin
Yếu tố đầu tiên thu hút người đọc trên một bài báo là title. Chính vì vậy,
title là yếu tố báo chí cần chú trọng tới cách đặt title sao cho phù hợp, hấp dẫn để
thu hút được người đọc. Theo kết quả khảo sát từ 3 tờ báo điện tử đã chọn, hầu
hết các tít cũng đã đều thể hiện được nội dung chính của bài viết. Tuy nhiên, khi
đưa tin về xâm hại, bạo lực tình dục trẻ em, báo chí vẫn nhấn mạnh những nguyên
nhân xảy ra vụ việc là đến từ phía nạn nhân, như bị dụ dỗ, nhậu say, từ chối quan
hệ tình dục… Việc đổ lỗi cho nạn nhân trên báo chí không chỉ thể hiện ở nội dung
mà còn tồn tại ngay tiêu đề bài báo, sử dụng cách viết nhằm gây tò mò cho độc
giả, tuy nhiên lại dễ gây hiểu lầm khi người đọc khi chỉ lướt qua, như:
- “Nữ sinh lớp 9 bị hiếp dâm tập thể sau khi say rượu” (Báo
Phunuvietnam.vn, ngày 24/04/2022)
- “Đề nghị truy tố người đàn ông nhiều lần hiếp dâm bạn gái “nhí”” (Báo
Dantri.com.vn, ngày 07/08/2022)
- “Rủ bạn gái “nhí” 13 tuổi đi chơi rồi hãm hiếp” (Báo Dantri.com.vn, ngày
02/03/2022)

43
- “Nữ sinh 15 tuổi bị thanh niên quen qua mạng rủ về phòng trọ xâm hại tình
dục” (Báo Nld.com.vn, ngày 19/03/2021)
- “Bình Dương: Thiếu nữ về nhà bạn trai, bị 2 cha con hại nhiều lần” (Báo
Nld.com.vn, ngày 11/11/2022)
- “Gửi ảnh nhạy cảm cho bạn trai quen qua mạng, bé gái 12 tuổi bị tống
tiền, ép quan hệ tình dục” (Báo Phunuvietnam.vn, ngày 21/09/2020)
- “Nhậu say bí tỉ, cô gái bị thiếu niên 17 tuổi hiếp dâm” (Báo Nld.com.vn,
ngày 09/10/2022)
- “Nữ sinh lớp 9 nghi bị nhiều thiếu niên hiếp dâm tập thể sau bữa rượu”
(Báo Nld.com.vn, ngày 22/04/2022)
- “Hai thanh niên hiếp dâm bé gái 13 tuổi sau cuộc nhậu” (Báo
Dantri.com.vn, ngày 11/07/2022)
2.4.4. Yếu tố đa phương tiện trong bài viết
Bên cạnh title và nội dung bài viết, yếu tố thu hút quan tâm của công chúng
và ảnh hưởng tới quyết định nhấp đọc bài báo của độc giả là ảnh bìa, ảnh và video
trong bài viết. Yếu tố đa phương tiện giúp các tin, bài trở nên sinh động hơn, đồng
thời nhằm bổ sung thông tin cho bài viết. Chính vì vậy, các hình ảnh, video được
sử dụng trên mỗi tin, bài của các báo điện tử chiếm một vai trò vô cùng quan
trọng. Qua khảo sát 3 tờ báo điện tử được lựa chọn khảo sát, hầu hết các bài viết
có chứa thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái mang tính định kiến giới
thường ít khi sử dụng hình ảnh trong bài viết, có một số tin chèn ảnh minh họa,
ảnh liên quan tới vụ việc chiếm số ít.
Khi đưa tin, đặc biệt với những thông tin liên quan đến vấn đề xâm hại tình
dục trẻ em gái, cần lưu ý sử dụng những hình ảnh cần có chọn lọc, không sử dụng
những hình ảnh minh họa hành động phản cảm, thô tục, lộ liễu. Đồng thời, không
được công khai video vụ việc.
Như bài báo “Bắt 2 thanh niên hiếp dâm bé gái 12 tuổi ở quán Karaoke”
của báo Người Lao động đăng tải ngày 19 tháng 11 năm 2021; khi đưa tin về việc
bắt giữ 2 thanh niên, thay vì sử dụng ảnh bìa 2 thủ phạm thì báo lại sử dụng hình
44
ảnh bé gái trong quán Karaoke, đây là một dấu hiệu nổi bật của tính định kiến giới
thể hiện ở hình thức đưa tin của báo điện tử, nạn nhân đặc biệt là nữ giới thường
trở thành tâm điểm chú ý của vụ việc cho dù họ sai hay đúng. Điều này vô tình
hay cố ý khiến công chúng có nhận định sai về nguyên nhân của sự việc và có
những bình luận khiếm nhã về nạn nhân.
Hình 3. Ảnh bìa của bài viết “Bắt 2 thanh niên hiếp dâm bé gái 12 tuổi ở
quán Karaoke”
Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về

nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí quy định: Báo chí không được miêu tả tỉ mỉ
nh, những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về
các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh,
ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục Việt Nam.
Thực tế khảo sát cho thấy, ở 3 tờ báo lựa chọn khảo sát còn tồn tại những
bài viết sử dụng hình ảnh cắt ghép từ các video gốc của vụ việc như video quay
cảnh uống rượu, đi chơi, tiệc tùng mà nạn nhân bị xâm hại tham gia để làm ảnh
bìa cho bài. Tuy đã được làm mờ mặt các nhân vật, song ở một số trường hợp,
khung cảnh xung quanh vẫn khiến người quen của các nhân vật trong sự việc nhận
ra. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cá nhân và bộ mặt của các
nhân vật cũng như gia đình của họ.

45
Hình 4. Ảnh bìa của bài viết “Điều tra xử lý nghiêm Facebooker tung tin đồn
nữ sinh bị hiếp dâm, chết lõa thể” được đăng tải trên báo điện tử Dân trí.

Hình 5. Ảnh bìa được cắt từ video vụ việc của bài viết “Nữ sinh lớp 9 nghi bị
nhiều thiếu niên hiếp dâm tập thể sau bữa nhậu” được đăng tải trên báo
Người Lao động.
Ngoài ra, một số bài viết không sử dụng hình ảnh thực tế của vụ việc nhưng
lại sử dụng hình ảnh minh họa hành động cụ thể như hiếp dâm, cưỡng bức làm
ảnh bìa cho bài. Điều này sẽ gây cảm giác ám ảnh, đau thương cho độc giả.

Hình 6. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Điều tra vụ nữ sinh 15 tuổi tố bị 7
thiếu niên hiếp dâm” được đăng tải trên báo Người Lao động.

46
Hình 7. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Nữ sinh lớp 9 tố bị người tình của mẹ
xâm hại tình dục nhiều lần” được đăng tải trên báo Phụ Nữ Việt Nam.

Hình 8. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Thanh niên nhiều lần hiếp dâm, giao
cấu với bé gái con gái ông chủ” được đăng tải trên báo Người Lao động.

Hình 9. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Yêu râu xanh” 51 tuổi rủ bé gái 7
tuổi đi bắt ốc để hiếp dâm” được đăng tải trên báo Dân trí.

Hình 10. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Sau khi hiếp dâm, nam thanh niên
tiếp tục quấy rối tình dục cô gái 18 tuổi” được đăng tải trên báo Người Lao
động.

47
Hình 11. Ảnh bìa minh họa của bài viết “Xin ngủ nhờ, gã trai mới lớn hiếp
dâm con gái chủ nhà” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Với câu hỏi nhận định về xu hướng đưa tin về xâm hại tình dục trẻ em gái
trên báo điện tử hiện nay, những nhà báo tham gia phỏng vấn sâu đều có chung
quan điểm: Khi đưa tin về vấn đề xâm hại tình dục thì tính nhân văn, bảo vệ con
người cần được đặt lên hàng đầu, nhất là những trường hợp bị hại là trẻ em. Nên
đổi tên người bị hại và tuyệt đối không đưa mặt nạn nhân cũng như người nhà nạn
nhân lên báo để tránh tình trạng người bị hại có thể bị tổn thương tâm lý nhiều lần
khi bị lộ danh tính, trở thành tâm điểm đàm tiếu của dư luận.
Cùng với đó, không nên mô tả quá cụ thể, chi tiết quá trình diễn ra hành vi
xâm hại tình dục của tội phạm, vì lợi bất cập hại, có thể trở thành hướng dẫn cho
nhiều kẻ xấu khác. Tránh viết tin, bài theo hướng đổ lỗi cho nạn nhân, chẳng hạn
như vì ăn mặc sexy, hoặc trẻ em đồng ý để đối tượng xấu thực hiện hành vi xâm
hại tình dục… Tư duy khai thác đề tài này đòi hỏi rất nhiều về đạo đức của nhà
báo khi phải đưa thông tin phải chính xác, khách quan, tránh đưa tin một chiều.
2.4.5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong một bài viết là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc truyền
tải thông tin tới công chúng. Đặc biệt là ở những nội dung liên quan đến vấn đề
xâm hại tình dục trẻ em gái. Ngôn ngữ cần bảo đảm sự chính xác, đầy đủ, ngắn
gọn để tiếp cận công chúng. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn sử dụng những từ ngữ
nói giảm nói tránh, không được đưa những từ có yếu tố nhạy cảm vào bài viết,
tránh dẫn đến phản ứng tiêu cực của công chúng đối với nạn nhân. Qua khảo sát
3 báo điện tử, hầu hết ngôn ngữ sử dụng trong các tin, bài có thông tin liên quan
về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái dễ đọc, ngắn gọn, đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn
48
tồn tại những bài viết về xâm hại tình dục trẻ em gái sử dụng ngôn từ nhạy cảm,
vô tình tạo nên những định kiến đối với nữ giới. Có thể dễ dàng thấy những cụm
từ để chỉ các bé gái là nạn nhân bị xâm hại tình dục như: “bạn gái nhí”; “người
yêu”, “bạn gái” kèm theo số tuổi của nạn nhân; hoặc cụm từ nhấn mạnh nguyên
nhân thường xuyên được sử dụng trên tít, sapo hay nội dung bài viết về vấn đề
này như “quen qua mạng”, “nhậu say”, “đi ăn liên hoan”.
Đơn cử như bài báo được đăng tải trên báo Người Lao động vào 17:09 ngày
09/10/2022 với tiêu đề: “Nhậu say bí tỉ, cô gái bị thiếu niên 17 tuổi hiếp dâm”.
Không chỉ ở tít báo, bài viết này còn đề cập thông tin về vụ việc ở sapo như sau:
“Lợi dụng lúc bạn nhậu say bí tỉ, Long đã chở cô gái này vào nhà nghỉ để thực
hiện hành vi hiếp dâm khi nạn nhân không biết gì”. Cách sử dụng cụm từ “nhậu
say bí tỉ” để lên đầu câu khiến cho người đọc vô thức hiểu rằng lí do vì uống say
nên nạn nhân mới bị xâm hại. Không chỉ vậy, định kiến con gái không được say
xỉn, đi nhậu, dự tiệc, đi chơi về muộn đã có từ lâu khiến độc giả vô tình cho rằng
hành động say rượu của bé gái là “mỡ dâng miệng mèo”, là lý do khiến nạn nhân
bị xâm hại.

Hình 12. Bình luận dưới bài viết “Nhậu say bí tỉ, cô gái bị thiếu niên 17 tuổi
hiếp dâm” được đăng tải trên báo Người Lao động.
2.5. Nguyên nhân của vấn đề định kiến giới trên báo chí hiện nay
Ngày xưa, vai trò, vị trí của người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp, họ luôn
đối mặt với câu nói “tam tòng tứ đức”, “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ thời xưa chỉ
có thể ở nhà lo chuyện bếp núc và trông con, không được phép đi học hay tiên
phong đánh trận. Từ những định kiến tiêu cực đó, phân biệt đối xử xuất hiện dưới
49
nhiều hình thức và làm tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần của người phụ nữ. Cho
đến xã hội ngày nay thì hai cụm từ “định kiến” và “phân biệt đối xử” đã không
còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là giới trẻ - thế hệ luôn muốn chứng tỏ bản
lĩnh trong thời kỳ hiện đại hóa.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia xóa
bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực
hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ
sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỷ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất
cao.
Về vấn đề trẻ em, bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho
biết các phương tiện truyền thông ngày nay hiếm khi phạm sai lầm khi tiết lộ danh
tính gây rắc rối như giấu tên của đứa trẻ và đăng một bức ảnh của người cha. Tuy
nhiên, bà cho biết, hiện nay còn tồn tại những lỗi thông tin, hay được gọi là “hạt
sạn” trên các bài viết được đăng tải về vấn đề bạo lực giới.
Bà Vân Anh cho biết, một trong những lỗi phổ biến trên báo chí đề cập về
vấn đề này là xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, đối tượng thường là phụ nữ và trẻ
em. Bà cho rằng, báo chí ngày nay đang nhắm vào trang phục của nạn nhân như
hở hang, hay thái độ dễ dãi của nạn nhân khiến tội phạm trở nên kích thích và dẫn
tới hành động quấy rối. Cũng theo bà Vân Anh, lỗi của báo chí khi đưa tin về vấn
đề này là khi phản ánh rằng bởi trẻ em đồng thuận với hành vi thông qua việc
nhận kẹo, nhận tiền, đi theo kẻ quấy rối để họ có cơ hội thực hiện hành vi. Trong
trường hợp trẻ em, dù có sự đồng ý thì hành vi đó vẫn là sai trái và bị coi là xâm
hại tình dục.
Liệu báo điện tử có đang phản ánh những vấn đề về xâm hại thông qua cái
nhìn mang tính định kiến giới? Như việc sử dụng cụm “bị xâm hại tình dục vì”
(vì bị dụ dỗ, vì đi chơi khuya, vì đi nhậu, vì uống rượu say,...) với những nạn nhân
là nữ, thậm chí là trẻ em gái.

50
TS. Trần Kiên, Ban điều hành VNMENNET cho biết, đổ lỗi cho nạn nhân
là một khái niệm phổ biến không chỉ ở Việt Nam, khái niệm này từng được thảo
luận, nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực. Ở góc độ hành vi, có hai loại hình chính
của việc "đổ lỗi nạn nhân", theo ông Kiên, đều xuất hiện ở Việt Nam.
Một là loại hình phản ứng mang tính thụ động, thậm chí là lảng tránh của
những người có trách nhiệm. Khi nạn nhân đến tố cáo, câu trả lời nhận về có thể
là "đó là do lỗi của anh/của chị" và sự việc không được xử lý. Đó là thực tế nhức
nhối ở Việt Nam.
Thứ hai là loại hình đổ lỗi chủ động, khi nạn nhân lên tiếng, kênh tiếp nhận
thông tin không lảng tránh nhưng lại quy kết luôn trách nhiệm cho nạn nhân, với
mặc định "mình phải thế nào người ta mới đối xử như thế". "Nhiều tội phạm tình
dục khó bị xử lý hoặc việc xử lý không hiệu quả là bởi cả hai lý do trên. Đó là sự
lảng tránh của những người có trách nhiệm và xã hội tạo sức ép đổ lỗi cho nạn
nhân khiến cho người xử lý cũng chùn tay. Ngày càng có nhiều công cụ, phương
tiện như mạng xã hội khiến cho việc đổ lỗi trở nên dễ dàng và nghiêm trọng hơn",
ông Kiên cảnh báo. Ngoài ra, ông Kiên còn bày tỏ lo ngại: “Cáo trạng chỉ cần sử
dụng từ khác đi là nạn nhân trở thành người có lỗi, còn bị cáo vô tội. Điều này
cho thấy việc đổ lỗi cho nạn nhân tác động khủng khiếp đến việc xét xử".
Giám đốc CSAGA Nguyễn Vân Anh chia sẻ: “Nguyên tắc không bao giờ
được hỏi người bị bạo lực nói chung, chưa nói người bị xâm hại tình dục câu hỏi
vô cảm: “Vì sao chị bị bạo lực? Vì sao chị bị quấy rối/cưỡng hiếp?”. Câu hỏi đó
đang tập trung vào lỗi của nạn nhân”. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia vẫn
gặp trong các cuộc tập huấn cho cơ quan ban ngành, những người làm việc trực
tiếp với nạn nhân rất kinh ngạc với nguyên tắc đó và cho biết: “Chúng tôi vẫn hỏi
như thế?”.
Nhà báo của báo Vietnamnet cho rằng: “Những tin bài về xâm hại tình dục
có thể thu hút lượng view cao nên vẫn đang được nhiều cơ quan truyền thông thực
hiện, thậm chí, nhiều “báo lá cải”, “trang tin lá cải” còn cố tình giật tít sai để
“câu khách”. Số lượng tin bài tuyên truyền về giải pháp, mô hình phòng chống

51
xâm hại tình dục còn chiếm thiểu số so với số lượng tin bài phản ánh về các vụ
xâm hại tình dục. Đáng chú ý, số lượng tin bài về các vụ việc xâm hại tình dục đối
với trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều”.
Còn nhà báo của báo Công an Nhân dân cho rằng: “Đối với một số tờ báo
điện tử mang danh chính thống, thông thường các vụ việc liên quan đến xâm hại
tình dục thường được đưa tin một cách vừa phải, dung lượng vừa đủ, chủ yếu là
thông tin, không khai thác sâu vụ việc. Nhưng đối với một số trang báo mà đặt
nặng vấn đề câu like, câu view, thường có xu hướng đưa thông tin các vụ việc này
một cách giật gân, khai thác quá sâu vào đời tư, đi sâu vào chi tiết…”
Còn quan điểm của giảng viên báo chí Trường ĐH KHXH&NV như sau:
“Báo điện tử đã làm khá tốt, hiệu quả trong công tác phòng, chống xâm hại tình
dục, bằng việc đưa thông tin thường xuyên, liên tục, thu hút sự quan tâm của công
chúng về vấn đề này. Có nhiều vụ xâm hại tình dục, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ
em đã bị phanh phui, đưa ra xử lý trước pháp luật với vai trò quan trọng của báo
điện tử. Tuy nhiên, cũng vì tính chất rất nhanh của báo điện tử, một số thông tin
được phản ánh không được kiểm chứng, gây nên những tác động không nhỏ trong
hướng dẫn dư luận xã hội.”
2.6. Khảo sát quan điểm của công chúng về vấn đề đưa tin liên quan đến
vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử
Khảo sát bảng hỏi thu được 63 mẫu, kết quả thu được như sau: Có tới 54
người thường xuyên tiếp cận tin tức về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt
Nam trên các trang báo điện tử. Có 30 người thường xuyên đọc tin tức trên báo
Dân trí; 14 người thường xuyên đọc tin tức trên báo Phụ nữ Việt Nam và 16 người
thường xuyên đọc tin tức trên báo Người Lao động, số còn lại đọc tin tức trên
những báo điện tử khác. Trong 63 người có 52,4% là nữ giới, 46% là nam giới và
1,6% là khác.
Độ tuổi quan tâm đến vấn đề này chủ yếu là 20-29 (thường sử dụng điện
thoại di động, máy tính, laptop để làm việc và lên mạng) chiếm 47,6%; từ 15-19
chiếm 44,4%; từ 30-39 (hầu hết là những phụ huynh có con nhỏ) chiếm 4,8%; từ

52
40-49 (tuổi trung niên, thường xuyên theo dõi những thông tin về thời sự, vấn đề
xã hội) chiếm 3,2% và >50 (không thường xuyên tiếp cận với công nghệ mới)
không ghi nhận tham gia khảo sát.
Kết quả cho thấy những người tham gia khảo sát phần lớn đều là sinh viên
(77,8%); học sinh (9,5%); trí thức (7,9%); nội trợ (1,6%); công nhân (1,6%) và
nông dân (1,6%).
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tiếp cận tin tức về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái
trên các kênh thông tin
Có 85,7% số người khảo sát cho biết mình tiếp cận tin tức trên các trang
báo điện tử; 85,7% số người khảo sát tiếp cận tin tức trên mạng xã hội; 57,1% số
người khảo sát tiếp cận tin tức trên truyền hình; 13,6% tiếp cận tin tức trên báo in
và 7,5% tiếp cận tin tức trên báo phát thanh.
Trong đó, trên báo điện tử có 82,5% số người khảo sát cho biết nội dung
thông tin họ tiếp cận thường là bài báo về tình tiết các vụ án xâm hại tình dục trẻ
em gái; 42,9% số người khảo sát tiếp cận bài báo có nội dung tuyên truyền, phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em gái; 38,1% số người khảo sát tiếp cận bài báo đưa
tin về những số liệu liên quan tới các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái; 31,7% số
người khảo sát tiếp cận bài báo đưa tin về các luật ban hành liên quan tới vấn đề
xâm hại tình dục trẻ em gái và 27% số người khảo sát tiếp cận bài báo giới thiệu
thông tin về các đơn vị, tổ chức hỗ trợ trong công tác phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em gái.
Có thể thấy, chủ yếu nội dung thông tin được truyền tải trên báo điện tử
phần lớn là tin/bài về các tình tiết vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái. Trong khi
những thông tin cần thiết để giáo dục, nâng cao nhận thức người dân lại chiếm
quá ít.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ công chúng ủng hộ việc đưa tin các vụ xâm hại tình
dục trẻ em gái trên báo điện tử
Chỉ có 60,3% người hoàn toàn ủng hộ việc đưa tin các vụ xâm hại tình dục
trẻ em gái trên báo điện tử; 20,6% hoàn toàn không ủng hộ việc đưa tin các vụ
53
xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử; 19,1% số người khảo sát còn lại ủng
hộ với các điều kiện (nếu nạn nhân cho phép; bảo mật danh tính nạn nhân; chia sẻ
thêm hướng luật pháp xử lý, gây hậu quả ảnh hưởng gì; đưa tin ở mức độ vừa phải
tránh đi quá sâu vào thông tin của nạn nhân và gia đình; nên che tên và làm mờ
hình ảnh của nạn nhân,...)
Trong số những người ủng hộ việc đưa tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em
gái trên báo điện tử, 78,9% số người khảo sát cho biết lý do cần đưa tin là để
truyền thông rộng rãi, nâng cao nhận thức của người dân; 89,5% số người khảo
sát ủng hộ đưa tin vì lý do lên án tội phạm xâm hại tình dục; 84,2% số người khảo
sát ủng hộ vì lý do cảnh báo người dân mức độ nghiêm trọng của vấn nạn xâm hại
tình dục; 81,6% số người khảo sát ủng hộ đưa tin vì lý do nâng cao nhận thức
phòng, chống xâm hại tình dục, 10,4% số người khảo sát còn lại ủng hộ đưa tin
vì các lý do khác nhau như: khiến các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ án nhanh
chóng vào cuộc; giáo dục giới tính và sự cần thiết của tôn trọng phụ nữ, trẻ em
gái; nên tuyên truyền để mọi người biết nhiều hơn nhưng tuyên truyền không đúng
cách có thể dẫn tới sai lệch nhận thức; muốn trẻ em biết được tới vấn đề này càng
sớm càng tốt cho dù rất nhạy cảm nhưng góp phần nâng cao nhận thức của trẻ em.
Trong số những người không ủng hộ việc đưa tin về các vụ xâm hại tình
dục trẻ em gái trên báo điện tử, có: 92,3% số người khảo sát không ủng hộ đưa
tin vì lý do ảnh hưởng tới đời tư của nạn nhân; 84,6% số người khảo sát không
ủng hộ đưa tin vì lý do một số trang báo có xu hướng định hướng dư luận theo
chiều hướng tiêu cực (đổ lỗi cho nạn nhân; thông tin chưa xác thực,...); 76,9% số
người khảo sát không ủng hộ việc đưa tin vì lý do có những tình tiết nhạy cảm có
thể ảnh hưởng tới tâm lý người đọc và 69,2% số người khảo sát không ủng hộ đưa
tin vì lý do nếu chia sẻ quá chi tiết về phương thức gây án có thể dẫn tới trường
hợp có người khác học theo.
Biểu đồ 3: Lý do công chúng tham gia theo dõi/ thảo luận về các vụ án
xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử

54
Trong thời điểm mỗi ngày có rất nhiều bài báo xoay quanh vấn đề xâm hại
tình dục trẻ em gái và được đông đảo công chúng đón nhận. Có 74,6% số người
khảo sát biết cho lý do tham gia theo dõi/thảo luận về các vụ án xâm hại tình dục
trẻ em gái vì muốn yêu cầu các cơ quan cần cung cấp, làm rõ thông tin, yêu cầu
các bên khác vào cuộc xử lý thủ phạm cũng như trường hợp những báo đưa tin
sai sự thật, dùng từ ngữ sai lệch, định hướng dư luận; 47,6% số người khảo sát
tham gia theo dõi/thảo luận vì muốn thể hiện quan điểm, cảm xúc cá nhân; 34,9%
số người khảo sát tham gia theo dõi/thảo luận vì có nhu cầu tìm kiếm thông tin ,
lời khuyên và ý kiến tư vấn; 31,7% số người khảo sát tham gia theo dõi/thảo luận
vì mong muốn kết nối với người khác và sự hỗ trợ về tinh thần.
Bảng 3: Tổng hợp mức độ quan tâm của công chúng các vấn đề trong
bài viết về xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử

Số lượng (trên 63 mẫu


Nội dung thông tin Tỷ lệ
khảo sát)

Thông tin cá nhân của


34 53,9%
nạn nhân và gia đình

Thông tin cá nhân của


55 87,3%
người phạm tội

Thông tin các vụ xâm


61 93,7%
hại tình dục trẻ em gái

Hoàn cảnh diễn ra vụ


việc xâm hại tình dục trẻ 59 19,7%
em gái

Hình ảnh liên quan tới


các vụ xâm hại tình dục 43 68,2%

55
trẻ em gái (vết thương
của nạn nhân, ảnh nghi
phạm,...)

Thông tin các toạ đàm,


hội thảo phòng chống 57 90,5%
xâm hại tình dục

Kết quả xét xử các vụ án


xâm hại tình dục trẻ em 61 96,8%
gái

Thông tin các đơn vị, tổ


chức hỗ trợ nạn nhân 59 93,7%
của xâm hại tình dục

Có thể thấy, công chúng đặc biệt quan tâm tới những thông tin về người
phạm tội và các thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái cũng như kết quả xét
xử. Lượng người quan tâm tới thông tin cá nhân của nạn nhân và gia đình cũng
như hoàn cảnh diễn ra vụ việc xâm hại tình dục không cao. Tuy nhiên, các trang
báo điện tử hiện nay lại đi ngược lại so với nhu cầu của công chúng khi liên tục
đưa tin đi sâu vào hoàn cảnh các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gái. Ngoài ra, khi
đưa tin về thông tin của nạn nhân lại lấy ảnh của chính chủ thay vì ảnh minh hoạ,
nếu làm mờ thì những người quen của nạn nhân vẫn có thể nhận ra khung cảnh
xung quanh. Một số bài báo đưa tin về học sinh nữ bị xâm hại tình dục mặc dù
viết tắt tên nhưng lại nêu rõ lớp và trường học, quê quán gây ảnh hưởng tới đời tư
của nạn nhân khi bạn bè, thầy cô dễ dàng nhận ra.
Biểu đồ 4: Mức độ hài lòng của công chúng với các tin/bài về vụ án xâm hại
tình dục trẻ em gái trên báo điện tử

56
Có 60,3% số người khảo sát thấy bình thường với các vấn đề xâm hại tình
dục trẻ em gái do báo điện tử đăng tải; 17,5% số người khảo sát thể hiện sự hài
lòng. Tuy nhiên có 19% số người khảo sát cho biết họ không hài lòng với nội
dung thông tin vấn đề xâm hại tình dục được báo điện tử đăng tỉ, 1,6% số người
khảo sát thể hiện sự rất không hài lòng.
Trong số những người tham gia khảo sát cho biết họ hài lòng với nội dung
thông tin trên báo điện tử về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái có 72,3% số người
khảo sát hài lòng vì các bài báo giúp nâng cao nhận thức về vấn đề xâm hại tình
dục; 27,2% số người khảo sát hài lòng vì bài báo cung cấp thông tin về các đơn
vị, tổ chức hỗ trợ nạn nhân xâm hại tình dục và 47,9% số người khảo sát hài lòng
vì báo đưa tin về diễn biến và kết quả xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
gái.
Trong số những người cho biết họ không hài lòng với nội dung các vấn đề
xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử có 82,9% số người khảo sát không
hài lòng vì nhiều trang báo điện tử đang đưa tin điều hướng dư luận theo chiều
hướng tiêu cực (giật tít, sử dụng hình ảnh dễ gây hiểu lầm, đổ lỗi cho nạn nhân,...);
50,4% số người khảo sát không hài lòng vì các bài báo khai thác sâu vào phương
thức, hoàn cảnh gây án và 98,1% số người khảo sát không hài lòng vì các trang
báo điện tử viết bài khai thác quá sâu vào đời tư nạn nhân, thậm chí đăng thông
tin không đáng tin cậy nhằm mục đích lấy tương tác.
2.7. Đánh giá thành công và hạn chế trong quá trình đưa tin về các vấn đề
liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em gái trên 3 tờ báo lựa chọn khảo sát
Thông qua khảo sát 3 báo điện tử: báo Phụ nữ Việt Nam, báo Dân trí và
báo Người Lao động, mỗi tờ báo điện tử đều thể hiện sự quan tâm nhất định đối
với vấn đề bình đẳng giới, cũng như vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam.
Các tờ báo cũng đã truyền tải nhanh chóng những chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, pháp luật về vấn đề bình đẳng giới, đồng thời cung cấp những
thông tin, kiến thức, góp phần nâng cao nhận về vấn nạn xâm hại tình dục nói

57
chung và xâm hại tình dục trẻ em gái nói riêng cũng như tuyên truyền, phòng
chống tội phạm xâm hại tình dục.
Đối với báo Phụ nữ Việt Nam, đây là cơ quan ngôn luận của Trung ương
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có sứ mệnh bảo vệ quyền lợi và xây dựng hình
ảnh cho phụ nữ, đưa tin, đại diện cho tiếng nói của nữ giới đối với các vấn đề
nóng, gây bức xúc, tranh cãi hoặc gây bất bình đẳng giới trong xã hội. Do đó,
công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới và phòng chống
vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em gái trên tờ báo này là một nhiệm vụ quan trọng.
Tờ báo này cũng đã tích cực truyền tải thông tin nhằm xóa bỏ định kiến giới nói
chung, cũng như định kiến giới thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái nói
riêng.
Tại báo Dân trí và Người Lao động, tần suất đưa tin rất nhanh chóng. Mặc
dù không gặp phải vấn đề đưa tin sai sự thật, tờ báo này lại gặp phải vấn đề về
việc giật tít, chọn ảnh bìa. Ở những yếu tố đó thể hiện tính định kiến giới khá lớn,
nhiều bài viết có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Bên cạnh đó, tờ báo cũng có cải
thiện trong việc đa dạng hình thức viết bài tuyên truyền, phòng chống xâm hại
tình dục trẻ em.
Qua khảo sát 3 tờ báo điện tử: báo Phụ nữ Việt Nam, báo Người Lao động
và báo Dân trí, mặc dù đã có những thành công nhất định trong công tác đẩy lùi,
phòng chống tội phạm xâm hại tình dục và tuyên truyền, nâng cao nhận thức vấn
đề bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn xâm hại tình dục, song, trên cả 3 báo vẫn tồn tại số
ít những bài báo về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gái mang tính chất định kiến
giới. Đơn cử như vụ việc xâm hại tình dục nữ sinh lớp 9 ở huyện Quỳnh Nhai,
tỉnh Sơn La được đăng tải trên cả ba tờ báo điện tử lựa chọn khảo sát. Theo đó,
hình thức thể hiện thông tin trên cả ba báo đều có phần mang tính chất định kiến
giới, có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân.
Theo đó, bài viết đăng tải báo Phụ nữ Việt Nam về vụ việc này đặt tít “Xác
minh thông tin nữ sinh lớp 9 bị hiếp dâm tập thể sau khi uống rượu say” vào ngày
21/04/2022. Bên cạnh đó, ở báo Người Lao động đăng tải vào ngày 22/04/2022

58
sử dụng tít “Nữ sinh lớp 9 nghi bị nhiều thiếu niên hiếp dâm tập thể sau bữa
rượu”. Việc sử dụng cụm từ “sau khi uống rượu say”, “sau bữa rượu” đã vô tình
đưa một góc nhìn định kiến giới vào nội dung tít của bài viết. Do đó, người đọc
đã có phản ứng tiêu cực về nạn nhân, cho rằng lỗi một phần ở bé gái khi uống
rượu nên mới bị xâm hại. Còn báo Dân trí khi đăng tải về vụ việc này vào ngày
22/04/2022, sử dụng tít “Nghi án nữ sinh bị 5 người hiếp dâm: Tạm giữ 6 đối
tượng”, không có tính chất định kiến giới.

Hình 13. Bình luận trong bài viết “Nữ sinh lớp 9 nghi bị nhiều thiếu niên
hiếp dâm tập thể sau bữa rượu” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Ảnh minh họa của ba bài viết trong ba báo điện tử về vụ việc này cũng được
sử dụng khác nhau. Trên báo Phụ nữ Việt Nam, ảnh minh họa được sử dụng trong
bài viết về vụ việc này là ảnh một bé gái đã được che mờ mặt. Tuy nhiên, ở hai tờ
báo điện tử Người Lao động và Dân trí đã sử dụng hình ảnh cắt từ video gốc để
làm ảnh bìa, đồng thời, chèn vào trong nội dung bài viết. Đây là một vụ việc nạn
nhân bị chia sẻ hình ảnh, video ghi lại clip bị xâm hại tình dục trên mạng xã hội.
Vì vậy, nếu hai tờ báo sử dụng hình ảnh nhạy cảm của bé gái để viết về sự việc sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống riêng tư của nạn nhân và tâm lý của bé gái sau
này.

59
Hình 14. Ảnh bìa minh họa bài viết “Xác minh thông tin nữ sinh lớp 9 bị hiếp
dâm tập thể sau khi uống rượu say” được đăng tải trên báo Phụ nữ Việt Nam.

Hình 15. Ảnh bìa minh họa bài viết“Nghi án nữ sinh bị 5 người hiếp
dâm: Tạm giữ 6 đối tượng” được đăng tải trên báo Dân trí.

Hình 16. Ảnh bìa minh họa bài viết “Nữ sinh lớp 9 nghi bị nhiều thiếu niên
hiếp dâm tập thể sau bữa rượu” được đăng tải trên báo Người Lao động.
Trước thực tế, dư luận chỉ bảo vệ nạn nhân theo khuôn mẫu của họ, phải là
"gái ngoan", TS.Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển Xã hội
(ISDS) thốt lên: "Thật là mỉa mai". Người bị bạo hành, bị xâm hại đã là nạn nhân,
giờ lại bị "nạn nhân hóa" một lần nữa khi dư luận phán xét, chia họ vào nhóm
"đáng được bảo vệ" hay "không đáng được bảo vệ".
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa
học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết: “CSAGA
luôn sẵn sàng hợp tác phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để đưa các
vụ việc và góp tiếng nói bảo vệ bình đẳng giới cũng như bạo lực giới. Tuy nhiên,
60
có một số nhà báo đã đặt ra những câu hỏi rất nhạy cảm, thậm chí làm tổn thương.
Ví dụ: đối với nạn nhân bị quấy rối tình dục lại hỏi câu hỏi dạng đổ lỗi như do ăn
mặc trang phục gợi cảm hay có thể do mình có hành động gây hiểu lầm... Thay vì
hỏi trực diện thì nên chăng cần hỏi những câu hỏi mở thể hiện sự chia sẻ, đồng
cảm.“Đổ lỗi cho người bị cưỡng hiếp là một sự sỉ nhục nhân phẩm mà có thể đẩy
nạn nhân đến tâm thế thấy sự sống của bản thân không còn ý nghĩa" - bà Vân
Anh chia sẻ.
Nhiều nạn nhân phải trả giá rất đắt. Như sự việc nữ sinh 15 tuổi ở Quảng
Bình bị bạn trai tung clip nóng lên mạng và mọi người quay sang sỉ nhục, xỉa xói
thiếu nữ đến nỗi cô gái trẻ phải uống thuốc tự vẫn. Sau đó không lâu, một bé gái
13 tuổi ở Cà Mau cũng uống thuốc sâu tự sát vì quá uất ức sau khi tố cáo người
hàng xóm xâm hại.
Chia sẻ thách thức của báo chí trong việc tôn trọng và bảo vệ trẻ em hiệu
quả, phóng viên Nguyễn Ngân, Đài truyền hình Việt Nam đã nêu lên những khó
khăn, trở ngại, các nguyên tắc và cả các lỗi của báo chí trong truyền thông, đưa
tin về trẻ em. Bà Ngân cũng nhấn mạnh có các “ranh giới” rất mong manh và các
tranh luận trong nghiệp vụ báo chí và nguyên tắc bảo vệ trẻ em, không có gì hoàn
toàn đúng hay hoàn toàn sai, nhưng nhà báo có tâm cần phải đặt lên trên hết lợi
ích của trẻ để có thể viết bài có trách nhiệm, để tránh tình trạng trẻ em “vô tình”
bị xâm hại một lần nữa bởi nhà báo.
Những người được phỏng vấn đều đồng nhất quan điểm: Thành công trong
quá trình đưa tin về vấn đề liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em gái trên báo điện
tử thường nhanh, liên tục, tiếp cận ngay lập tức đến độc giả, góp phần gióng lên
hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội về một vấn nạn của xã hội; Khuyến khích cộng
đồng cùng chung tay giảm thiểu vấn nạn này; Đề xuất những mô hình, giải pháp
hay có thể nhân rộng để góp phần giảm thiểu vấn vạn. Tuy nhiên, nếu như làm
nhanh, thường dẫn tới ẩu và không chính xác, trong khi từng thông tin chi tiết vụ
việc như vậy rất nhạy cảm và đòi hỏi chính xác tuyệt đối vẫn còn tình trạng giật

61
tít câu view, viết tin bài thiếu tính nhân văn, thậm chí mang tính “vẽ đường cho
hươu chạy”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Chương 2, chúng tôi tìm hiểu về nội dung, hình thức thông tin các vụ xâm
hại tình dục trẻ em gái của 3 báo là Phụ nữ Việt Nam, Dân trí và Người Lao động.
Về nội dung, hình thức và tính chất tin bài, chúng tôi khảo sát 542 bài báo và có
108 bài gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập tới vấn đề định kiến giới trên báo Phụ nữ
Việt Nam, Dân trí và Người Lao động.
Các kết quả khảo sát cho thấy nội dung thông tin và hình thức đưa tin của
các báo trong thời gian khảo sát đã có sự tiến bộ khi tăng lượng bài tuyên truyền,
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên vẫn tồn tại vấn đề định kiến giới
trên các báo đã khảo sát như sau:
- Nhấn mạnh nguyên nhân nạn nhân bị xâm hại tình dục
- Khai thác sâu về đời tư nạn nhân
- Miêu tả cụ thể chi tiết vụ việc
Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cũng như phỏng vấn sâu và khảo
sát đối tượng công chúng, nhóm tác giả đã tổng kết, đưa ra các nguyên nhân dẫn
tới định kiến giới thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái, đồng thời đánh
giá những thành công, hạn chế trong quá trình đưa tin liên quan đến các vụ xâm
hại tình dục trẻ em gái trên báo điện tử.
Kết quả nghiên cứu trong chương 2 sẽ là cơ sở, căn cứ để đưa ra kiến nghị,
giải pháp trong chương tiếp theo của công trình nghiên cứu.

62
Chương 3: Kiến nghị nhằm khắc phục vấn đề định kiến về giới trên báo
điện tử khi đưa tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái
3.1. Đối với các cơ quan quản lý chính sách, pháp luật của nhà nước
Cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách để phát
triển hệ thống các cơ quan. Cần sớm rõ những khái niệm về xâm phạm tình dục
trẻ em và một số biểu hiện của hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, thẩm quyền thủ
tục giải quyết, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan bảo vệ trẻ em để có cơ chế
quản lý, có sự phân công, phân nhiệm, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, ràng buộc
trách nhiệm với mỗi cơ quan trong lĩnh vực trẻ em.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em, trong đó
nguyên nhân căn bản nhất là sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức trong xã hội;
do tính bất ổn trong xã hội hiện nay khi trật tự xã hội ngày càng phức tạp, mất
kiểm soát, đặc biệt là văn hoá phẩm đồi truỵ trên Internet; vấn đề đạo đức của một
số con người đang xuống cấp,...
Ngoài ra, cũng vì công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội để
bảo vệ, giúp đỡ trẻ em chưa hiệu quả như tại các địa bàn nông thôn vẫn mang tính
phong trào, thời vụ, công tác giáo dục, phổ biến pháp luật quá chung chung chưa
phù hợp với yêu cầu giải pháp đề ra cho nên phần lớn nạn nhân khi bị lừa gạt,
không có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
Phải đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về kỹ
năng phòng, ngừa tội phạm xâm hại trẻ em trên nhiều phương tiện thông tin đại
chúng và ở cộng đồng, đặc biệt khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số; kết hợp nội dung tuyên truyền chương trình phòng, chống tội phạm
2021 -2026.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách liên quan
về xâm hại trẻ em với các nội dung, hình thức sinh động, phong phú để tuyên
truyền phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm xâm hại trẻ em và những
nguy cơ thành nạn nhân của loại tội phạm này nhằm tăng cao ý thức phòng ngừa
cho Nhân Dân.

63
3.2. Đối với các cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng
Tình trạng truyền tải các nội dung thông tin từ góc nhìn định kiến giới đã
gây ra những hệ lụy không hề nhỏ tới sự phát triển văn minh của xã hội. Vì vậy
báo chí truyền thông và đặc biệt là báo điện tử cần có sự thay đổi trong tư duy viết
bài, cách sử dụng hình ảnh ngôn ngữ,… để hiện tượng định kiến giới ngày càng
được đẩy lùi.
Trước bối cảnh xã hội xuất hiện nhiều vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đặc biệt
là tình trạng nhiễu loạn thông tin có chiều hướng gia tăng, thì công tác thông tin,
định hướng dư luận xã hội của báo chí chính thống có vai trò hết sức quan trọng,
góp phần thống nhất nhận thức và hành động của toàn xã hội trong thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực
của thông tin xấu độc.
Đổi mới ngay từ tư duy khai thác. TS Hồ Bất Khuất cho rằng, trước hết báo
chí và mạng xã hội cần sử dụng chính xác một số thuật ngữ liên quan khi đề cập
tới vấn đề xâm hại trẻ em. Ví dụ như thuật ngữ “ấu dâm” được dùng nhiều khi nói
tới vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Thuật ngữ này thường để chỉ một loại bệnh
chứ không phải dùng để chỉ một hành vi phạm pháp. Nhiều bài báo dùng cụm từ
“lạm dụng tình dục trẻ em” là chưa chuẩn xác nếu với trường hợp “không lạm
dụng” thì hợp pháp? Vì vậy nên dùng cụm từ “xâm hại tình dục trẻ em” mới thực
sự có sức chiến đấu cao.
Tại hội thảo về “Sự tham gia của truyền thông, báo chí trong công tác bảo
vệ trẻ em”, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) Đặng Hoa Nam khẳng định,
báo chí đóng vai trò rất quan trọng và đã tham gia tích cực trong việc truyền thông
về các vấn đề trẻ em và tham gia bảo vệ trẻ em. Để chức năng này được thực hiện
một cách có hiệu quả, không vi phạm các quyền riêng tư của trẻ em, báo chí cần
trang bị thêm các kiến thức và chia sẻ các giá trị đạo đức cụ thể trong truyền thông
bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ.
Việc kết hợp giữa báo chí và mạng xã hội trong phòng chống xâm hại trẻ
em cũng rất quan trọng. Mạng xã hội phát huy thế mạnh của mình là lực lượng

64
đông đảo, có mặt ở khắp mọi nơi, nhiều tin tức và đưa tin nhanh chóng. Còn báo
chí phát huy thế mạnh là tính chuyên nghiệp, chính xác của mình để đưa tin và
bình luận. Kết hợp những điều này lại với nhau sẽ tạo nguồn tin đầy đủ, nhanh
chóng, đáng tin cậy để làm tốt công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Vấn đề đặt ra là các cơ quan báo chí truyền thông cần làm rõ vai trò của
báo chítrong truyền thông “Bảo vệ trẻ em” trong thời đại số. Các nhà báo viết về
trẻ em và viết cho trẻ em cần phải đứng trên cơ sở tiếp cận dựa trên Quyền trẻ em,
luôn vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Các nhà báo cần phải hiểu các đặc điểm phát triển
về tâm lý của trẻ, cách suy nghĩ của trẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng quyền được
lắng nghe và quyền tham gia của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào những vấn
đề liên quan đến trẻ em.
Báo chí thời gian vừa qua đã tuyên truyền rất tích cực, hiệu quả về công tác
bảo vệ, phòng chống lạm dụng trẻ em, bằng chứng là hàng loạt vụ dâm ô trẻ em
đã bị phát hiện và đưa ra xét xử trước pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một số luồng
thông tin đăng tải không được kiểm chứng kĩ càng dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ
đến định hướng dư luận xã hội.
Các tòa soạn báo nên có những phóng viên chuyên biệt về vấn đề bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời hình thành một mạng lưới các nhà báo
chuyên sâu về lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra là một số cơ quan báo chí có chức năng
chuyên sâu trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cần gắn kết những cơ quan
báo chí này cùng tham gia, tạo thành một tiếng nói chung nhằm tạo sự đồng thuận
của dư luận, tạo áp lực bắt buộc các cơ quan chức năng phải hành động, bởi lẽ
nếu cứ để một hai bài báo phản ánh riêng lẻ thì hàng loạt vụ việc sẽ trôi tuột khỏi
bị lơ là hoặc quên lãng. Về phía mỗi cơ quan báo chí cũng cần lựa chọn những
nhà báo ngoài các phẩm chất nghề nghiệp tốt, thường xuyên đi thực tế và đã có
một số hiểu biết tương đối về lĩnh vực này.
Nhìn nhận vấn đề này, nhà báo Lê Xuân Trung, Phó Tổng biên tập Báo
Tuổi trẻ cho biết: “Báo chí, đặc biệt là các tờ báo điện tử chịu rất nhiều áp lực đối
với việc thu hút công chúng, đặc biệt là cuộc chạy đua về lượng người view. Đây

65
là một trong những nguyên nhân khiến một số tờ báo khai thác mặt tiêu cực, xấu
hoặc đưa ra những tít bài nhạy cảm, giật gân. Trên thực tế cuộc đua này không
thể nào cạnh tranh được với mạng xã hội, vấn đề là phải biết dừng lại để tự kiểm
soát chất lượng thông tin. Theo tôi, các cơ quan báo chí cần khuyến cáo các nhà
báo khi thông tin các vấn đề về quấy rối tình dục, bạo hành phụ nữ và trẻ em cần
phải có sự tôn trọng và bảo vệ cho các nạn nhân, tránh làm họ đau lòng thêm một
lần nữa khi bị phỏng vấn, khai thác trên mặt báo. Các nhà báo và các cơ quan báo
chí cần nhìn tính vấn đề xã hội nhiều hơn là quan tâm tới việc tường thuật, chi tiết
các sự vụ”.
Các nhà báo tham gia phần phỏng vấn sâu cho rằng: “Nên có thêm nhiều
lớp tập huấn thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết cho phóng viên,
nhà báo viết về mảng này. Và nên có cẩm nang về kỹ năng viết tin bài liên quan
tới lĩnh vực phòng chống xâm hại tình dục, đặc biệt là phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em.
Với những bài viết đưa thông tin vụ việc xâm hại tình dục, nhất định phải
có nhiều ý kiến, từ chuyên gia, từ các nhà làm luật, từ công an... đồng thời đưa ra
được các giải pháp giúp các nạn nhân tránh được nạn xâm hại tình dục”.
Ngoài ra, giảng viên báo chí tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn tham gia phần phỏng vấn sâu cho biết thêm: “Khi có vấn đề xâm phạm tình
dục trẻ em xảy ra, các cơ quan báo chí cùng lên tiếng, tạo thành một tiếng nói
thống nhất để thu hút sự chú ý của dư luận, tạo áp lực bắt buộc các cơ quan chức
năng phải vào cuộc. Sức mạnh của báo chí là sức mạnh tạo nên dư luận xã hội,
các cơ quan báo chí phải phát huy vị thế này. Báo điện tử nói riêng, báo chí nói
chung phát huy thế mạnh là tính chuyên nghiệp, tính chính xác để đưa tin và bình
luận, định hướng dư luận và dẫn dắt công chúng.”
Có thể thấy tình trạng định kiến giới trên báo điện tử vẫn còn diễn ra rất
phổ biến, thậm chí đối với đối tượng là trẻ em gái.

66
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan cũng như những
bài báo trên ba tờ báo điện tử lựa chọn khảo sát, có thể thấy, mặc dù cả ba tờ báo
đều có những bước tiến lớn trong việc đẩy lùi, xóa bỏ vấn đề định kiến giới và
vấn nạn xâm hại tình dục, song vẫn tồn tại những hạn chế khi đưa tin, bài về những
vụ việc xâm hại tình dục trẻ em gái. Qua khảo sát ba tờ báo điện tử: báo Phụ nữ
Việt Nam, báo Người Lao động và báo Dân trí, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
vấn đề định kiến giới trên hai báo điện tử Người Lao động và Dân tríthông qua
các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái còn nhiều hạn chế, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh
còn mang tính định kiến giới sâu sắc.
Các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em gái đều trở thành những
thông tin nóng trên báo chí và trong các diễn đàn. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ
em gái được báo chí phát hiện, đăng tải, trước tiên đã tác động đến người lớn, đến
gia đình và xã hội, đến các nhà hoạch định chính sách, dẫn đến việc ban hành các
quyết sách và quyết định mới có lợi cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều bài báo viết về
xâm hại tình dục trẻ em gái dù ẩn tên nhưng lại khai thác rất kỹ về họ hàng, gia
đình, địa chỉ, trường học của nạn nhân, thậm chí công khai cụ thể tên tuổi nạn
nhân, đưa ảnh nạn nhân lên nhưng không làm mờ mặt... làm ảnh hưởng tới đời
sống riêng tư, tinh thần và tương lai của nạn nhân.
Nhiều bài báo, tác phẩm truyền hình khi đưa hình ảnh nạn nhân lên báo chí,
truyền thông dù có mục đích bảo vệ nhưng cách thức và phương pháp không đúng,
vô tình gây tổn hại tới đời sống cá nhân và tinh thần của người bị hại. Nhiều người
là nạn nhân của vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em gái, khi bị báo chí khai thác đời
tư kỹ càng đã không thể sống ở địa phương, cả gia đình phải bỏ đi biệt xứ. Như
vậy, nếu không thận trọng, báo chí có thể sẽ vi phạm quyền con người ngay khi
đang tìm cách bảo vệ họ.
Một bài báo nhỏ có thể ngăn chặn được cả một tội ác lớn, nhưng chỉ một
dòng tin, một tấm ảnh nhỏ được đăng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc
sống của một đứa trẻ…

67
68
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu pháp quy
1. Bộ luật Hình sự (số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015.
2. Luật Báo chí (số 103/2016/QH13) ngày 05/04/2016.
3. Luật Bình đẳng giới (số 73/2006/QH11) ngày 29/06/2006.
4. Luật Trẻ em (số 102/2016/QH13) ngày 05/04/2016.
5. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2003 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành luật Báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Báo
chí.
6. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2009 của Chính phủ quy định về
các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
7. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 của Chính phủ về Quy định
xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Tài liệu tiếng Việt
8. Phạm Hải Chung (chủ biên) (2019), Lý thuyết truyền thông nâng cao, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
9. KC (2020), Giải quyết tình trạng định kiến giới, Báo điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
10. TS Nguyễn Thị Trường Giang (2011), “Báo mạng điện tử những điều cơ
bản”, NXB Chính trị Hành chính.
11. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Một số biểu hiện về định kiến giới của cán bộ
lãnh đạo cấp quận/huyện đối với cán bộ nữ lãnh đạo cấp phường xã, Tâm
lý học, số 1, tr. 47-51.
12. Chung Thùy Linh (2019), Định kiến về nữ giới trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Phạm Thị Thùy Linh (2020), Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng
tuần ngẫu nhiên trong nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện

69
tử Việt Nam, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số 4 - 2020, tr.82
- tr.87.
14. PGS,TS Nguyễn Thành Lợi (2016), Báo chí truyền thông hiện đại nhìn từ
lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”, Tạp chí Người Làm Báo điện tử.
15. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phạm Thị Thùy Linh (2020), Định kiến giới trên
một số báo in và báo mạng điện tử ở Việt Nam (Khảo sát báo Tiền Phong,
báo Phụ nữ Việt Nam và báo mạng điện tử Dân Trí), Tạp chí Lý luận Chính
trị và Truyền thông, Số 10 - 2020, tr.62 - tr.67.
16. Nguyễn Ngọc Hạnh My (2019), Thực trạng về định kiến giới trong quảng
cáo truyền hình, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa
học, ĐH Huế, Tập 14, Số 3 (2019), tr.179 - tr.185.
17. Nguyễn Việt Nam (2019), Vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục
trẻ em trên truyền hình Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
18. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử
đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thịnh (2008), Định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Lê Thị Quý, Vấn đề công bằng và bình đẳng giới đối với nữ trí thức,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thịnh (2016), Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu
vực Đồng bằng Sông Hồng, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Kim Thanh (2021), Hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại trong 2 năm qua, VOV.
23. Phương Thanh, Đình Trung (2022), Gia tăng số vụ xâm hại trẻ em, VTV.
24. Mi Ly (2022), Đưa tin về xâm hại tình dục, báo chí vẫn nặng tính đổ lỗi
cho nạn nhân, Báo Tuổi trẻ Online.

70
25. Monphaphone KHONG PHA SITH (2019), Thông điệp phòng chống xâm
hại tình dục trẻ em trên sóng FM 103.7 MHZ - Đài Phát thanh Quốc gia
Lào. Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
26. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2005), “Hướng dẫn
lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách”.
27. Phạm, T. Q. (2020). Báo in đồng bằng Sông Cửu Long với vấn đề phòng
ngừa xâm hại tình dục trẻ em ( Khảo sát các Báo Vĩnh Long, Báo Cà Mau
và Báo Trà Vinh từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019). Luận văn thạc sỹ, Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam.
Tài liệu nước ngoài
28. Fahmy, M., & Ibrahim, F. (2022). How Portrayal of Child Sexual Abuse
in the News Media Increases Fear of Crime Among Guardians: The Case
of Greater Malé Area, Maldives. International Journal of Social Research
& Innovation, 6(1), 75–103.
29. Stjepka Popović (2021). Presentation of Victims in the Press Coverage of
Child Sexual Abuse in Croatia. Journal of Child Sexual Abuse, Vol.30,
230-251.
30. Waugh, Lauren A. (2019). Where to Draw the Line: News Coverage of
Child Abuse. Bachelor of Science in Journalism, Oklahoma Christian
University, Oklahoma City, OK.
31. Wenting Yu (2021). News Portrayals of Child Sexual Abuse in China:
Changes from 2010 to 2019, Journal of Child Sexual Abuse, 30:5, 524-545,
DOI: 10.1080/10538712.2021.1897916
32. Döring, N., & Walter, R. (2022). Iconography of Child Sexual Abuse in
the News (Justice and Crime Reporting). DOCA - Database of Variables
for Content Analysis.

71
E. PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát về vấn đề định kiến về giới trên báo điện tử
thông qua các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam.
I. Thông tin chung.
1. Tuổi:
● 15 - 19
● 20 - 29
● 30 - 39
● 40 - 49
● >50
2. Giới tính:
● Nam
● Nữ
● Khác
3. Nghề nghiệp:
● Trí thức
● Học sinh
● Công nhân
● Nông dân
● Sinh viên
● Nội trợ
● Đã nghỉ hưu
● Khác (vui lòng ghi rõ)
II. Quan điểm của công chúng về việc đưa tin các vấn đề xâm hại tình dục
trẻ em gái trên báo điện tử
1. Bạn thường tiếp cận tin tức về vấn đề xâm hại tình dục trên kênh thông
tin nào?
● Trang báo, trang tin điện tử
72
● Báo in
● Truyền hình
● Phát thanh
● Mạng xã hội
● Khác:
2. Bạn thường xuyên đọc tin tức về vấn đề xâm hại tình dục trên trang báo
điện tử chính thống nào?
● Dân Trí
● Phụ nữ Việt Nam
● Người Lao Động
● Trang báo điện tử khác
3. Nội dung thông tin các bài báo bạn thường tiếp cận là gì?
● Tình tiết các vụ án xâm hại tình dục
● Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục
● Số liệu thống kê liên quan tới vấn đề xâm hại tình dục
● Luật ban hành liên quan tới vấn đề bảo vệ trẻ em, phụ nữ khỏi xâm hại tình
dục
● Giới thiệu về các đơn vị, tổ chức hỗ trợ trong công tác phòng chống xâm
hại tình dục
4. Bạn cảm thấy thế nào sau khi đọc các bài báo về các vụ án xâm hại tình
dục? (VD: đau thương, bình thường, ám ảnh, cảm thông, sợ hãi,...)
5. Bạn có ủng hộ việc chia sẻ thông tin các vụ xâm hại tình dục trên báo điện
tử không?
● Có
● Không
● Mục khác:
6. Nếu bạn chọn CÓ trong câu 5, lý do là gì?

73
● Những vụ việc xâm hại tình dục cần được truyền thông rộng rãi để nâng
cao nhận thức của người dân.
● Lên án tội phạm xâm hại tình dục.
● Cảnh báo cho người dân về mức độ nghiêm trọng của vấn nạn xâm hại tình
dục.
● Nâng cao nhận thức phòng chống xâm hại tình dục.
● Mục khác:
7. Nếu bạn chọn KHÔNG trong câu 5, lý do là gì?
● Ảnh hưởng tới đời tư của nạn nhân.
● Có những tình tiết nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới tâm lý người đọc.
● Nếu chia sẻ quá chi tiết về phương thức gây án có thể dẫn tới trường hợp
có người học theo.
● Một số trang báo có xu hướng định hướng dư luận theo chiều hướng tiêu
cực (đổ lỗi cho nạn nhân, thông tin chưa xác thực,...)
● Ý kiến khác:
8. Lý do bạn tham gia theo dõi/ thảo luận về vấn đề xâm hại tình dục trên
báo điện tử là gì?
● Thể hiện quan điểm, cảm xúc của cá nhân
● Nhu cầu tìm kiếm thông tin, lời khuyên và ý kiến tư vấn
● Mong muốn kết nối với người khác và hỗ trợ tinh thần
● Yêu cầu các cơ quan chức năng cần cung cấp làm rõ thông tin, kêu gọi các
thành viên khác bày tỏ tiếng nói về vấn đề xâm hại tình dục….
● Mục khác:
9. Chọn mức độ quan tâm của bạn về các chủ đề xâm hại tình dục trên báo
điện tử? (1. Rất không quan tâm, 2. Không quan tâm, 3. Bình thường, 4.
Quan tâm, 5. Rất quan tâm)
● Thông tin cá nhân của nạn nhân và gia đình.
● Thông tin cá nhân của người phạm tội.
74
● Thông tin các vụ xâm hại tình dục người đủ tuổi trưởng thành (>=18 tuổi)
● Thông tin các vụ ấu dâm.
● Hoàn cảnh diễn ra vụ việc xâm hại tình dục.
● Hình ảnh liên quan tới các vụ xâm hại tình dục (vết thương của nạn nhân,
ảnh nghi phạm,...)
● Thông tin các toạ đàm, hội thảo phòng chống xâm hại tình dục.
● Kết quả xét xử các vụ xâm hại tình dục.
● Thông tin các đơn vị, tổ chức hỗ trợ nạn nhân của xâm hại tình dục.
10. Bạn có cảm thấy hài lòng với các vấn đề xâm hại tình dục mà các báo điện
tử đăng tải không?
● Rất không hài lòng
● Không hài lòng
● Bình thường
● Hài lòng
● Rất hài lòng
11. Nếu bạn chọn Rất không hài lòng/Hài lòng trong câu 10, lý do là gì?
12. Nếu bạn chọn Hài lòng/Rất hài lòng trong câu 10, lý do là gì?
13. Bạn có cho rằng nguồn tin về vấn đề xâm hại tình dục trên báo điện tử là
tin cậy, chính xác không?
● Rất không đồng tình
● Không đồng tình
● Không ý kiến
● Đồng tình
● Rất đồng tình
14. Nếu bạn chọn Rất không đồng tình/Không đồng tình trong câu 13, lý do
là gì?
15. Bạn có nghĩ rằng tòa soạn báo điện tử đã tạo các diễn đàn, chuyên mục
thảo luận thu hút tương tác và đáp ứng tốt nhu cầu tham gia của độc giả?
75
● Rất không đồng tình
● Không đồng tình
● Không ý kiến
● Đồng tình
● Rất đồng tình
16. Nếu bạn chọn Rất không đồng tình/Không đồng tình trong câu 15, lý do
là gì?
17. Vui lòng cho biết đề xuất của bạn giúp các báo điện tử nâng cao chất
lượng tham gia thảo luận của độc giả về vấn đề xâm hại tình dục?
Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã hoàn thành bảng khảo sát!

76
Phụ lục 2. Biên bản phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu 1: Nữ, Nhà báo, Báo Công an Nhân dân.
Theo chị, quá trình tác nghiệp của những tin bài về xâm hại tình dục hiện
nay có yêu cầu gì khác hay không?
Quá trình tác nghiệp của những tin bài về xâm hại tình dục cần có một số
yêu cầu: Thứ nhất là tính nhân văn, các nhà báo trong quá trình tác nghiệp cần đặt
yếu tố nhân văn, bảo vệ con người lên hàng đầu, nhất là những trường hợp bị hại
là trẻ em. Những thông tin về nhân thân, thông tin cá nhân của bị hại... tuyệt đối
không được đưa lên mặt báo. Điều này đòi hỏi rất nhiều về đạo đức của nhà báo.
Thứ hai là thông tin phải chính xác, khách quan, tránh đưa tin một chiều.
Xu hướng đưa tin về xâm hại tình dục hiện nay như thế nào? Anh/chị đánh
giá thế nào về xu hướng này?
Đối với một số tờ báo điện tử mang danh chính thống, thông thường các vụ
việc liên quan đến xâm hại tình dục thường được đưa tin một cách vừa phải, dung
lượng vừa đủ, chủ yếu là thông tin, không khai thác sâu vụ việc. Nhưng đối với
một số trang báo mà đặt nặng vấn đề câu like, câu view, thường có xu hướng đưa
thông tin các vụ việc này một cách giật gân, khai thác quá sâu vào đời tư, đi sâu
vào chi tiết...
Theo chị, báo điện tử có những thành công và hạn chế trong quá trình đưa
tin các vấn đề liên quan tới xâm hại tình dục?
Báo điện tử khi đưa tin những vụ việc xâm hại tình dục thường nhanh, liên
tục, tiếp cận ngay lập tức đến độc giả, nhưng hạn chế là nếu như làm nhanh,
thường dẫn tới ẩu và không chính xác, trong khi từng thông tin chi tiết vụ việc
như thế này rất nhạy cảm và đòi hỏi chính xác tuyệt đối.
Chị có đề xuất giải pháp nào để nâng cao chất lượng các bài báo đưa tin
về vấn đề xâm hại tình dục trên báo điện tử không?
Với những bài viết đưa thông tin vụ việc xâm hại tình dục, nhất định phải
có nhiều ý kiến, từ chuyên gia, từ các nhà làm luật, từ công an... đồng thời đưa ra
được các giải pháp giúp các nạn nhân tránh được nạn xâm hại tình dục.
77
Xin chân thành cảm ơn chị.
Phỏng vấn sâu 2: Nữ, Nhà báo, Báo điện tử Vietnamnet.
Theo chị, quá trình tác nghiệp của những tin bài về xâm hại tình dục có yêu
cầu gì khác hay không?
Nên đổi tên người bị hại để tránh tình trạng người bị hại có thể bị tổn thương
tâm lý nhiều lần khi bị lộ danh tính, trở thành tâm điểm đàm tiếu của dư luận;
không nên mô tả quá cụ thể, chi tiết quá trình diễn ra hành vi xâm hại tình dục của
tội phạm, vì lợi bất cập hại, có thể trở thành hướng dẫn cho nhiều kẻ xấu khác;
tránh viết tin, bài theo hướng đổ lỗi cho nạn nhân, chẳng hạn như vì ăn mặc sexy,
hoặc trẻ em đồng ý để đối tượng xấu thực hiện hành vi xâm hại tình dục…
Xu hướng đưa tin về xâm hại tình dục hiện nay như thế nào? Anh/chị đánh
giá thế nào về xu hướng này?
Những tin bài về xâm hại tình dục có thể thu hút lượng view cao nên vẫn
đang được nhiều cơ quan truyền thông thực hiện, thậm chí, nhiều “báo lá cải”,
“trang tin lá cải” còn cố tình giật tít sai để “câu khách”. Số lượng tin bài tuyên
truyền về giải pháp, mô hình phòng chống xâm hại tình dục còn chiếm thiểu số so
với số lượng tin bài phản ánh về các vụ xâm hại tình dục. Đáng chú ý, số lượng
tin bài về các vụ việc xâm hại tình dục đối với trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo chị, báo điện tử có những thành công và hạn chế trong quá trình đưa
tin các vấn đề liên quan tới xâm hại tình dục?
Các tin bài về xâm hại tình dục trên báo điện tử góp phần gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh cho xã hội về một vấn nạn của xã hội; Khuyến khích cộng đồng
cùng chung tay giảm thiểu vấn nạn này; Đề xuất những mô hình, giải pháp hay có
thể nhân rộng để góp phần giảm thiểu vấn vạn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng giật
tít câu view, viết tin bài thiếu tính nhân văn, thậm chí mang tính “vẽ đường cho
hươu chạy”.
Chị có đề xuất giải pháp nào để nâng cao chất lượng các bài báo đưa tin
về vấn đề xâm hại tình dục trên báo điện tử không?

78
Nên có thêm nhiều lớp tập huấn thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng
cần thiết cho phóng viên, nhà báo viết về mảng này. Ngoài ra, nên có cẩm nang
về kỹ năng viết tin bài liên quan tới lĩnh vực phòng chống xâm hại tình dục, đặc
biệt là phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Phỏng vấn sâu 3: Nữ, Giảng viên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo chị, quá trình tác nghiệp của những tin bài về xâm hại tình dục có yêu
cầu gì khác hay không?

Xu hướng đưa tin về xâm hại tình dục hiện nay như thế nào? Anh/chị đánh
giá thế nào về xu hướng này?
Theo quan điểm của tôi, quá trình tác nghiệp của những tin bài về xâm hại
tình dục , đặc biệt về xâm hại tình dục trẻ em cần có những thay đổi trong tư duy
khai thác đề tài. Hiện nay có những bài báo, sản phẩm truyền thông vô tình hay
cố ý vi phạm quyền bí mật riêng tư của các nạn nhân bằng việc để lộ địa chỉ, người
thân, sử dụng những ngôn từ và hình ảnh thiếu chọn lọc. Điều đó đã ảnh hưởng
lớn đến tâm lý của nạn nhân, đặc biệt là trẻ em, đến quá trình phát triển của trẻ
cũng như dư luận xã hội.
Theo chị, báo điện tử có những thành công và hạn chế trong quá trình đưa
tin các vấn đề liên quan tới xâm hại tình dục?
Báo điện tử có những thành công và hạn chế trong quá trình đưa tin các vấn
đề liên quan tới xâm hại tình dục. Cụ thể, báo điện tử đã làm khá tốt, hiệu quả
trong công tác phòng, chống xâm hại tình dục, bằng việc đưa thông tin thường
xuyên, liên tục, thu hút sự quan tâm của công chúng về vấn đề này. Có nhiều vụ
xâm hại tình dục, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em đã bị phanh phui, đưa ra xử lý
trước pháp luật với vai trò quan trọng của báo điện tử. Tuy nhiên, cũng vì tính
chất rất nhanh của báo điện tử, một số thông tin được phản ánh không được kiểm
chứng, gây nên những tác động không nhỏ trong hướng dẫn dư luận xã hội.

79
Chị có đề xuất giải pháp nào để nâng cao chất lượng các bài báo đưa tin
về vấn đề xâm hại tình dục trên báo điện tử không?
Tôi nghĩ rằng để nâng cao chất lượng các bài báo đưa tin về vấn đề xâm hại
tình dục trên báo điện tử cần phối hợp nhiều yếu tố. Trước hết, phóng viên, nhà
báo phải thật sự am hiểu vấn đề khi viết về đề tài này. Ví dụ thuật ngữ "ấu dâm"
thường được sử dụng trong các vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Trên thực tế,
thuật ngữ này thường chỉ một loại bệnh chứ không phải dùng để chỉ một hành vi
phạm pháp. Cụm từ "lạm dụng tình dục trẻ em" cũng chưa chuẩn xác mà nên dùng
từ "xâm hại tình dục trẻ em". Thứ hai, các tòa soạn báo nên có những phóng viên
chuyên biệt về vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời hình thành
một mạng lưới các nhà báo chuyên sâu về lĩnh vực này. Thứ ba, khi có vấn đề
xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra, các cơ quan báo chí cùng lên tiếng, tạo thành
một tiếng nói thống nhất để thu hút sự chú ý của dư luận, tạo áp lực bắt buộc các
cơ quan chức năng phải vào cuộc. Sức mạnh của báo chí là sức mạnh tạo nên dư
luận xã hội, các cơ quan báo chí phải phát huy vị thế này. Thêm nữa, trong bối
cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kết hợp giữa báo điện tử và
mạng xã hội rất quan trọng. Mạng xã hội phát huy vai trò của số đông, có mặt ở
khắp mọi nơi và đưa tin nhanh chóng. Báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung
phát huy thế mạnh là tính chuyên nghiệp, tính chính xác để đưa tin và bình luận,
định hướng dư luận và dẫn dắt công chúng,

80

You might also like