You are on page 1of 6

Khảo sát: Xác định mức độ trưởng thành về giá trị đạo đức

Khảo sát này nhằm xem xét việc bạn tiếp cận các vấn đề tranh luận. Hãy tự hoàn tất cuộc
khảo sát này trước khi thảo luận với người khác – những khác biệt giữa việc tiếp cận của
bạn và tiếp cận của người khác có thể là điều hấp dẫn. Cuộc khảo sát nhằm điều tra 2
điều:
 Khi ra quyết định về các vấn đề xã hội này, câu hỏi quan trọng nhất được đưa
ra là gì?
 Dựa trên nguyên tắc nào mà bạn muốn mọi người căn cứ vào các quyết định
đó?
Sau đây là 3 câu chuyện tình huống với 12 câu hỏi được nêu ra cho mỗi tình huống để
bạn đánh giá mức quan trọng và đưa ra quyết định – Hãy chọn 4 câu quan trọng nhất, sắp
theo thứ tự để đưa ra một quyết định có chất lượng. Sử dụng thang điểm sau đây cho các
câu hỏi:
 Điểm 4: đối với câu nào quan trọng nhất (Hết sức quan trọng).
 Điểm 3: đối với câu cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định (rất quan trọng).
 Điểm 2: đối với câu khiến bạn quan tâm nhưng không lay chuyển được quyết
địnhh (quan trọng).
 Điểm 1: không quan trọng mấy.
 Điểm 0: không quan trọng, phí thời gian

Câu chuyện thứ nhất: Tù nhân trốn trại


Một người đàn ông bị kết án 10 năm tù giam. Một năm sau ông ta trốn khỏi trại giam,
đến sinh sống tại một khu vực mới, lấy tên là Thompson. Suốt 8 năm sau đó ông ta làm
việc cật lực, dành dụm đủ tiền để lập một doanh nghiệp cho mình. Ông đối xử ngay
thẳng, công bằng với nhân viên, khách hàng và trở thành một thành viên tích cực có uy
tín trong cộng đồng.
Nhưng rồi một ngày nọ, bà Jones – một người hàng xóm cao tuổi nhận ra ông là một tù
nhân trốn trại qua một tờ báo có đăng hình ông. Vấn đề đặt ra là bà Jones có nên báo cho
cảnh sát? Có 3 đáp án:
1 – Nên báo cho cảnh sát.
2 – Do dự.
3 – Không nên.
Sự quan trọng trong quyết định của bà Jones.
1. Phải chăng ông Thompson đã chứng tỏ mình không phải là người xấu bằng
cách sống lương thiện lâu như vậy?
2. Mỗi khi có ai đó trốn thoát hình phạt vì tội ác thì điều đó có khuyến khích thêm
phạm tội không?
3. Nếu không có nhà tù và sự đè nén của pháp luật thì có tốt hơn cho xã hội
không?
4. Phải chăng ông Thompson thực sự trả nợ cho xã hội?
5. Xã hội có thiếu sót không nếu không cho ông Thompson điều mà ông ta mong
muốn?
6. Bỏ qua sự kiện hiển nhiên là ông Thompson vi phạm luật lệ, nhà tù có ích gì
đối với một người đã chứng tỏ là một người tốt?
7. Có ai lại ác độc và tàn nhẫn đưa ông Thompson trở lại nhà tù?
8. Có công bằng không đối với các tù nhân khi họ phải thụ án đủ trong khi ông
Thompson được buông tha?
9. Phải chăng bà Jones là bạn tốt của ông Thompson?
10. Phải chăng một công dân phải có bổn phận báo cáo về một phạm nhân trốn trại
tù trong bất kỳ tình huống nào?
11. Lợi ích của công chúng phải được phục vụ tốt nhất bằng cách nào?
12. Việc trở lại nhà tù của ông Thompson có là điều tốt cho ông ta hay vì lợi ích
của người khác?
Hãy chọn trong 12 câu hỏi này 4 câu quan trọng nhất và xếp thứ tự từ quan trọng nhất
đến ít quan trọng nhất.

Câu chuyện thứ hai: Tình huống khó xử của Bác sĩ


Một phụ nữ mắc bệnh ung thư khó trị khỏi và được cho biết chỉ còn sống tối đa được 6
tháng nữa. Bà ta rất đau đớn và suy kiệt sức khỏe đến nỗi chỉ một liều nhỏ morphine cũng
đủ cho bà chết nhanh chóng. Bà thường yêu cầu bác sĩ tiêm morphine cho đủ mức giết
chết mình với lập luận rằng bà không còn lý do gì để sống thêm vài tháng nữa, trước sau
gì cũng chết. Bác sĩ phải làm gì?
1. Bác sĩ nên tiêm quá liều cho bệnh nhân mau chết.
2. Bác sĩ do dự không quyết định được.
3. Bác sĩ không nên tiêm quá liều.
Sự quan trọng trong quyết định của bác sĩ.
1. Gia đình của bệnh nhân có đồng ý theo ý muốn của bệnh nhân?
2. Liệu bác sĩ có hành động theo luật như người khác nếu cho bệnh nhân này quá liều
cũng đồng nghĩa với giết bệnh nhân?
3. Mọi người có thấy thoải mái hơn không nếu xã hội không kiểm soát cuộc sống và
ngay cả cái chết của họ?
4. Bác sĩ có thể sắp xếp như xảy ra một tai nạn được không?
5. Chính phủ có quyền buộc kéo dài sự sống đối với những người không muốn sống?
6. Giá trị của cái chết là gì trước viễn cảnh về giá trị của cá nhân?
7. Liệu bác sĩ có thông cảm cho nỗi đau đớn của bệnh nhân hay chăm sóc bệnh nhân
tốt hơn điều mà xã hội có thể nghĩ đến?
8. Giúp đỡ người khác chấm dứt cuộc sống có phải là một hành động hợp tác?
9. Phải chăng chỉ có Đấng tối cao mới có quyền quyết định khi nào cuộc sống chấm
dứt?
10. Bác sĩ đặt cho mình tiêu chuẩn giá trị gì trong phong cách xử sự cá nhân?
11. Xã hội có thể chấp nhận mọi người có quyền chấm dứt cuộc sống theo ý mình
không?
12. Xã hội có thể cho phép tự tử hay giết người vì nhân đạo mà vẫn bảo vệ được cuộc
sống của các cá nhân muốn sống không?
Hãy lựa chọn từ 12 câu hỏi trên, 4 câu quan trọng nhất và xếp thứ tự từ quan trọng nhất
trở xuống.

Câu chuyện thứ ba: Bản tin nội bộ


Một học sinh tên Frank muốn làm một tờ báo tại trường để làm diễn đàn trình bày quan
điểm của mình về sự không hài lòng đối với một số quy định của nhà trường. Anh ta rất
hãnh diện về bộ tóc đuôi sam của mình nhưng đã bị cảnh cáo không được vào trường cho
đến khi cắt bỏ bộ tóc đó. Fank xin phép hiệu trưởng cho ra báo và nhận được câu trả lời
rất tích cực là với điều kiện bài vở đăng phải được hiệu trưởng duyệt trước khi xuất bản.
Fank đồng ý và nộp bản thảo, kết quả là hai số báo đã được ra mắt. Ông hiệu trưởng
không ngờ tờ báo nhận được nhiều sự chú ý đến thế.
Các học sinh rất phấn khích với tờ báo và bắt đầu bày tỏ những ý kiến phản đối những
quy định mà họ cảm thấy khó chịu của nhà trường. Nhiều phụ huynh gọi điện thoại đến
trường phản đối tờ báo và đòi cấm xuất bản tờ báo này. Ông hiệu trưởng phải làm gì?
1. Rút lại quyết định cho phép phát hành tờ báo
2. Lưỡng lự không biết quyết định ra sao
3. Không cấm phát hành
Sự quan trọng trong quyết định của hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng có trách nhiệm đối với học sinh hơn hay đối với phụ huynh học sinh
hơn?
2. Hiệu trưởng có hứa là tờ báo được xuất bản dài hạn hay chỉ duyệt tờ báo từng số
ấn hành?
3. Các học sinh sẽ phản đối mạnh mẽ hơn nếu hiệu trưởng thôi không cho ấn hành tờ
báo?
4. Một khi thanh danh nhà trường bị đe dọa hiệu trưởng nhà trường có quyền buộc
học sinh đều phải làm không?
5. Hiệu trưởng có quyền tự do nói “không” trong tình huống này?
6. Nếu hiệu trưởng không cho ra tờ báo, phải chăng hiệu trưởng ngăn cản việc thảo
luận các vấn đề quan trọng?
7. Lệnh cấm của hiệu trưởng có làm cho Fank tôn trọng hiệu trưởng?
8. Fank có trung thực với trường mình không?
9. Việc cấm ra tờ báo có ảnh hưởng gì đến giáo dục học sinh về mặt suy nghĩ và
phán đoán?
10. Về phương diện nào đó Fank có vi phạm đến quyền của người khác khi phổ biến ý
kiến của mình?
11. Các bậc phụ huynh bất bình có nên gây ảnh hưởng đối với hiệu trưởng trong khi
hiệu trưởng là người hiểu rõ nhất chuyện gì đang diễn ra tại trường?
12. Phải chăng Fank sử dụng tờ báo để kích động sự tức giận và bất mãn?
Từ các câu hỏi trên, hãy chọn ra 4 câu quan trọng nhất theo thứ tự từ câu quan trọng nhất
trở xuống.
Bài tham khảo: Hệ thống giá trị của Rokeach

Các giá trị tối hậu Các giá trị phương tiện
 Một cuộc sống thoải mái (sung túc).  Tham vọng (chăm chỉ làm việc).
 Một cuộc sống sôi động (phấn  Có đầu óc khoáng đạt.
khích, hoạt động).
 Có khả năng.
 Một ý thức trách nhiệm (đóng góp
 Vui tính.
bền bỉ).
 Sạch sẽ, gọn gàng.
 Một thế giới hòa bình (không chiến
tranh và xung đột).  Can đảm

 Một thế giới đẹp (thẩm mỹ của thiên  Khoan dung.


nhiên và nghệ thuật).  Cưu mang.
 Bình đẳng (tính thân hữu, cơ hội  Chân thực.
đồng đều cho tất cả mọi người).
 Tháo vát, sáng tạo.
 An toàn cho gia đình (săn sóc người
thân).  Độc lập (tự tin, tự lực).

 Tự do (độc lập, tự do lựa chọn).  Có tài trí (thông minh, sáng suốt)

 Hạnh phúc (sự hài lòng).  Biết lẽ phải.

 Hòa hợp bản thân (không có xung  Nhân ái.


đột bản thân).  Có nghĩa vụ.
 Tình yêu thương (thể xác và tinh  Lịch lãm.
thần).
 Có trách nhiệm.
 An ninh tổ quốc (không bị tấn công).
 Tự chủ, tự kiềm chế.
 Niềm vui (Cuộc sống thú vị và an
 Có kỷ luật.
nhàn)
 Sự cứu giúp (cuộc sống được cứu
rỗi, vĩnh hằng).
 Sự tự trọng.
 Địa vị xã hội.
 Tình bạn chân thực.
 Sự khôn ngoan.

You might also like