You are on page 1of 5

I.

KHÁI NIỆM TỪ

1. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong
lời nói để tạo câu.
2. Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

II . CẤU TẠO TỪ
Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ Tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi
là các âm tiết. Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị,
nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.
1. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ
khác, là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học.
 Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết
(syllable).
 Về nội dung, tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Tiếng cũng
có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của một
tiếng trong một "chuỗi lời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động
nhất định về mặt này hay mặt khác.
 Nhỏ - nho nhỏ - nhỏ xíu – nhỏ thó – nhỏ nhắn
 Đau – đau đáu – đau đớn – đau nhói
2. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ…
không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau.
 Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối tượng, một
khái niệm : trời , đất , nước , cây , sách , bút…
 Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một
khái niệm, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay không, sẽ làm
cho ý nghĩa từ rất khác nhau. Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra
nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sử của tiếng Việt. Chúng, nhiều khi là
kết quả của hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa (desemantic) đến mức tối đa như
vẫn thường gặp
 (cứng) nhắc
 (đỏ) choét
 (to) đùng
 (chói) chang
 ( đắng) ngoét
 (chua) lè
 Có những tiếng tương tự như vừa nêu, nhưng chúng lại xuất hiện trong
những từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy
chiếu vào một khái niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau). Chúng có thể
có nguồn gốc tiếng Việt , cũng có thể có nguồn gốc từ nước ngoài
 Các từ có nguồn gốc ngoại lai : u-ran-ni- um, áp-tô-mát
 Các từ thuộc nguồn gốc tiếng Việt : dầu thơm , bồ hòn
 Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những
tiếng thuộc các loại trên. Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình
vị trong tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được (mặc dù chưa thực sự có sức
thuyết phục tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp) qua các hiện tượng tách rời,
Trắng trơn : ăn trắng mặc trơn

Các từ loại trong tiếng Việt và dấu hiệu nhận biết


1. Danh từ
Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, đơn vị, khái
niệm,... Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ.
Danh từ thường được chia thành 2 loại là danh từ chung và danh từ riêng.
Trong đó, danh từ chung là danh từ để chỉ tên gọi chung của sự vật, hiện
tượng. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng. Khác với
danh từ chung, danh từ riêng là tên riêng của một sự vật như tên người, tên
địa danh,...
Ví dụ:
- Danh từ chung
 Danh từ cụ thể là danh từ để chỉ các sự vật ta có thể cảm nhận bằng giác
quan thông thường: bút, vở, cặp sách,...
 Danh từ trừu tượng là danh từ để chỉ các hiện tượng không thể cảm nhận
bằng giác quan: cách mạng, trạng thái, tình cảm,...
- Danh từ riêng
 Tên người: Lan, Minh, Nga,...
 Tên địa danh: Hồ Gươm, Tháp Bút, Đền Ngọc Sơn, Hoa Lư, Vịnh Hạ
Long,...
 Tên địa phương: Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nha Trang,...
Để nhận biết danh từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
 Thường đi sau các từ chỉ số lượng: một, hai, mọi, vài,...
 Thường đứng trước các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ,...
 Hiện tượng chuyển loại của từ, ví dụ: sự hi sinh, nỗi nhớ, cuộc chơi, niềm
vui,...
 Thường giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

2. Động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Động
từ thường giữ vai trò là vị ngữ trong câu.
Động từ có 2 loại là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Trong
đó, động từ chỉ hoạt động là những từ chỉ hành động của người, sự vật; còn
động từ chỉ trạng thái là những từ chỉ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm,... của con
người, sự vật.
Ví dụ:
 Động từ chỉ hoạt động: chạy, nhảy, bơi, lội, vẽ,...
 Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, hờn, ghen, giận,...

Để nhận biết động từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
 Thường đi kèm với các từ: sẽ, đã, đang, hãy, đừng, chớ,...
 Thường giữ chức vụ là vị ngữ trong câu và được dùng để biểu đạt hành
động, trạng thái của con người, sự vật.

3. Tính từ
Tính từ là những từ được dùng để miêu tả đạc điểm hoặc tính chất của sự
vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... Tính từ thường miêu tả các đặc điểm
bên ngoài như ngoại hình, kích thước, hình dáng, màu sắc,... hoặc miêu tả
các đặc tính bên trong như tính cách,...
Ví dụ:
 Tính từ chỉ màu sắc: tím, hồng, vàng, xanh, đỏ,...
 Tính từ chỉ hình dáng: tròn, vuông, béo, gầy, cao, thấp,...
 Tính từ chỉ tính cách: hiền, dữ, ngoan, hư, chăm chỉ, siêng năng, thật thà,...
Để nhận biết tính từ, ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
 Thường đi kèm với các từ chỉ mức độ: rất, vô cùng, lắm, hơi, cực kì,...
 Bản chất của tính từ dùng để mô tả đặc điểm bên ngoài, kích thước, hình
dáng,... và tính cách bên trong của con người, sự vật, hiện tượng,...
 Thường giữ vai trò là vị ngữ trong câu.

KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TỪ XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO


Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng 1 tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng
lại theo lối nào đó.
1. Từ đơn: Phương thức tạo từ bằng 1 tiếng sẽ cho ta các từ đơn còn gọi là từ
đơn tiết. Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng 1 tiếng, ví dụ:
tôi, bác, người, nhà, cây…
2. Từ ghép
 Từ ghép đẳng lập: đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình
đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây có thể lưu ý tới 2 khả năng
Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như
vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không
trùng nhau. Ví dụ: ăn # ăn ở # ăn nói # ở # nói…
Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết
các trường hợp những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng sau bị bào
mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử,
người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường
sá…
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp, đây là 1 trong những điều
làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.
 Từ ghép chính phụ: Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc
vào thành tố cấu tạo kia là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân
loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hỏa,
đường sắt, sân bay, hàng không…
3. Từ láy: Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các
từ láy.
 Định nghĩa:Từ láy được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần
nhau ở âm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối (hay được hiểu
nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và
phụ âm láy như nhau).
Từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa khi đứng một
mình, thường có độ dài từ 2 tiếng(phổ biến và tiêu biểu nhất) trở lên và tối đa là 4
tiếng.
Ví dụ: đo đỏ, lao xao, xanh xanh, trong trẻo,...
 Các loại từ láy:
- Từ láy toàn bộ: là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như
ầm ầm, ào ào, xa xa,... Những từ láy toàn bộ này thường mang ý nghĩa giúp nhấn
mạnh một vấn đề, sự vật, sự việc, hiện tượng. Đồng thời, một số trường hợp thì
người dùng tạo ra từ hài hòa, tinh tế khi dùng từ láy vào để có sự thay đổi về phụ
âm cuối, thanh điệu như tim tím, thoang thoảng, mơn mởn….
- Từ láy bộ phận: là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể
giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
Dựa vào bộ phận được lặp lại để có thể nhấn mạnh một vấn đề nào đó. Cụ thể:
-Láy âm: Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và
tiếng láy như xào xạc, ngốc nghếch, trong trẻo, lênh láng….
-Láy vần: Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc
và tiếng láy như lim dim, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
Trong đó, từ láy bộ phận thông dụng, phổ biến hơn từ láy toàn phần vì chúng có
nhiều từ, dễ phối âm và vần hơn. Ở kiểu láy này phần lớn là từ chứa một tiếng rõ
nghĩa gọi là tiếng gốc. Số từ láy có tiếng gốc đứng sau nhiều hơn số từ láy có tiếng
gốc đứng trước.

 Tác dụng của từ láy trong câu:


-Tạo nên nhạc tính cho từ, làm cho từ có tính nhạc, tạo nên những từ gọi là “từ
tượng thanh”, từ tượng hình”.
-Nhấn mạnh, miêu tả vẻ đẹp của phong cách, hiện tượng, hình dáng của sự vật hay
diễn đạt tâm trạng, cảm xúc, âm thanh, tình trạng,… của con người, của sự vật, sự
việc, và hiện tượng trong cuộc sống.

You might also like