You are on page 1of 2

-Nhà nho tài tử là một trong những khái niệm then chốt trong các tiểu luận về nho

giáo và văn học


trung cận đại Việt Nam của GS. Trần Đình Hượu. Đây là khái niệm được thừa kế từ người thầy của
ông là nhà nghiên cứu Nguyễn Bách Khoa – Trương Tửu, trong công trình Tâm lí và tư tưởng
Nguyễn Công Trứ (Tạp chí Văn mới xuất bản, Hà Nội, 1944) lần đầu tiên dùng khái niệm “người
tài tử”, “nhà nho tài tử”. Ông viết:

Quan niệm “cầm kỳ thi tửu” là một quan niệm tài tử. Bằng danh từ này người ta thường chỉ nho
sĩ lơ đãng với công việc kinh bang tế thế (hành đạo) mà thiên trọng về văn học, về sự vui sống
cầu kỳ (hành lạc). Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lưu Linh…là những nhà nho tài tử vậy. Họ không sống
cho Tổ quốc, không sống vì đạo lý. Họ sống cho họ, sống vì nghệ thuật, sống vì đẹp. Suốt đời
họ chỉ tìm cái đẹp. Cái ý vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử, không phải ở chỗ phụng sự mà
là ở chỗ hưởng thụ, ở uống rượu, ở làm thơ, ở gẩy đàn, ở đánh cờ, ở giăng gió, ở sông núi. Nếu
không biết thưởng thức những trò chơi ấy một cách mỹ thuật thì dù có sống đến nghìn tuổi cũng
như là chết non mà thôi (thiên tuế diệc vi thương)”(2) .

Như vậy, ta có thể thấy rằng “ nhà nho tài tử” là khái niệm chỉ các nhà nho là những con người
yêu cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, họ không sống vì bất cứ ai mà sống vì bản thân họ, vì nghệ
thuật, không bị trói buộc bởi cương thường đạo lý như người quân tử hay nói cách khác là các
nhà nho chính thống và cái ý vị trong cuộc sống của họ không phải là phụng sự như các nhà
nho chính thống (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm,...) mà là hưỡng thụ cuộc sống. “Nhà nho
tài tử” luôn đi liên với quan niệm "cầm, kỳ, thi, tửu” khác biệt rõ rệt so với quan niệm “cầm, kỳ,
thi, họa” thường thấy khi chúng ta nhắc đến các nhà nho. "Nhà nho tài tử” là nhũng con người
có phẩm chất đối lập hoàn toàn với các “nhà nho chính thống”, nếu các nhà chính thống mang
trong mình phẩm chất “tâm, chí, đạo, nghĩa, khí” thì các nhà nho tài tử “tài, tình, tính, du, mỹ”

Khái niệm “nhà nho tài tử” còn là một khái niệm mang tính lịch sử, không chỉ xuất hiện ở Việt
Nam mà còn xuất hiện trong văn học của các nước có cùng văn hóa chữ hán với ta. Đến với
người hàng xóm phương bắc của chúng ta thì “tài tử” là khái niệm đầu tiên xuất phát từ Trung
Quốc. Từ điển Từ nguyên giải thích: “Tài tử là từ chỉ những người giỏi ở tài hoa” (Ưu ư tài hoa
giã chi xưng), còn từ điển Từ hải giải thích hơi khác một chút: “Gọi những người có tài là tài tử”
(Ưu ư tài giả xưng tài tử). Trong Đường thư, Nguyên Chẩn truyện có viết: “Nguyên Chẩn giỏi
làm thơ, thường sáng tác nhạc phủ, trong cung người ta gọi ông là Nguyên Tài Tử”. Theo cách
lý giải của hai từ điển trên ta có thể kết luận rằng “ Khái niệm “tài tử” là một khái niệm lâu đời đã
xuất hiện từ thời chiến quốc, trãi qua các thời Hán, Ngụy, lục triều và đường trở đi nó đã có
nhiều thay đổi, nhưng ý nghĩa của nó cũng thay đổi, nhưng tựu trung lại nó vẫn mập mờ giữa 2
nghĩa: “Tài năng” và “Tài hoa”.

Còn ở Việt Nam tuy chưa có khảo sát đầy đủ về khái niệm “tài tử” nhưng theo phỏng đoán nó
xuất hiện vào thời gian hậu kỳ trung đại ở nước ta. “tài tử” thường gắn với loại tác giả thích cầm
kỳ thi họa, sống ngoài vòng cương tỏa, ngông nghênh “khinh thế ngạo vật”.

“Tài tử” trong hát nói về thú cầm kỳ thi họa của Nguyễn Đức Nhu:
Giang sơn bất thiếu tài hoa khách
Mỗi người một cách phong hoa
Rượu Lưu Linh, thơ Lý Bạch, cờ Đế Thích, đàn Bá Nha
Đủ trò thú mới là người tài tử
Chơi thì chơi chẳng chơi thì chớ
Đã chơi cho lệch đất long trời
Tiếng thị phi gác để ngoài tai
Trên cõi thế mấy người là tri kỷ?(...)(3)

You might also like