You are on page 1of 6

Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

Bước 1. Xác định và phân tích thực trạng quy trình quản lý nhân
sự tại doanh nghiệp

Muốn tiến hành chuẩn hóa quy trình quản trị nhân sự thì trước hến
doanh nghiệp phải xác định được bối cảnh tổ chức và thực trạng công
tác quản lý nhân sự hiện tại và so sánh với các tiêu chuẩn của ISO.
Đối với các doanh nghiệp đã thiết lập được các quy trình, chính sách
quản lý nhân sự thì việc tiến hành chuẩn hóa hệ thống sẽ đơn giản hơn
rất nhiều.

Tốt nhất khâu này nên được thực hiện bởi đơn vị tư vấn ISO để đánh
giá được chính xác thực trạng quản lý nhân sự tại doanh nghiệp cũng
như được tư vấn và đưa ra các khuyến nghị để áp dụng thành công
ISO.

Sau khi đã xác định được bối cảnh của bài toán quản trị nhân sự,
doanh nghiệp sẽ tìm ra được những điểm cần sửa đổi, cải tiến và bổ
sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO.

Bước 2. Thành lập Ban quản lý Chất lượng

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO và quy trình quản lý nhân sự được xem
như một dự án lớn của doanh nghiệp, bởi vậy cần phải có một đội ngũ
đứng ra triển khai, giám sát và chỉ đạo toàn bộ quá trình thực hiện.

Ban quản lý chất lượng sẽ bao gồm lãnh đạo, quản lý các cấp và
những nhân sự phụ trách có hiểu biết về Bộ tiêu chuẩn ISO để phân
tích, xác định được những điều khoản, tiêu chuẩn trọng tâm mà doanh
nghiệp sẽ áp dụng, đồng thời chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức
và theo sát quy trình chuẩn hóa hệ thống quản lý nhân sự.
Bước 3. Xây dựng các quy trình và hệ thống tài liệu, văn bản áp
dụng

Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình triển khai áp dụng ISO.
Trọng tâm của công tác quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO là phải
hệ thống hóa được các quy trình quản lý đang được thực hiện trong
doanh nghiệp và cụ thể hóa bằng các văn bản, tài liệu quy phạm.
Những quy trình cần chuẩn hóa bao gồm:

 Quy trình tuyển dụng


 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
 Quy trình đánh giá năng lực nhân sự
 Quy trình bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật,…

Hệ thống tài liệu, văn bản cần được xây dựng gồm:

 Các chế độ, chính sách đãi ngộ nhân sự


 Nội quy, quy định tại doanh nghiệp
 Lộ trình thăng tiến cho từng vị trí chức vụ
 Quy định kỷ luật, sa thải nhân sự
 Quy định khen thưởng,…

Bước 4. Áp dụng quy trình quản lý nhân sự vào thực tiễn

Sau khi đã xây dựng được các quy trình và hệ thống tài liệu hoàn
chỉnh, Ban quản lý ISO cần phổ biến nội dung đến nội bộ nhân sự và
tiến hành đào tạo, hướng dẫn đội ngũ nhân viên cách thức áp dụng,
triển khai các quy trình để đưa hệ thống quản lý nhân sự đi vào thực
tiễn. Lưu ý trong quá trình triển khai, các trách nhiệm, chức năng,
quyền hạn của từng cá nhân, bộ phận phải được phân công rõ ràng,
minh bạch.

Bước 5. Đánh giá về quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO

Trong quá trình triển khai áp dụng ISO cần phải liên tục theo dõi và
đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý nhân sự nhằm xác định mức
độ phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn ISO của hệ thống, đồng thời tìm ra
những vấn đề còn tồn đọng, những yếu tố chưa được hoàn thiện trong
quy trình để khắc phục và cải tiến.

Việc đánh giá trước khi đăng ký chứng nhận có thể được thực hiện
trong nội bộ công ty hoặc do đơn vị có chuyên môn về ISO đảm
nhiệm.

Bước 6: Đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ đăng ký chứng nhân với tổ chức có


quyền hạn để chính thức được công nhận quy trình quản lý nhân sự
đạt tiêu chuẩn chất lượng của ISO.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các tổ chức tư vấn và cấp chứng
nhận ISO, doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn đơn vị uy tín, có đầy đủ
quyền hạn pháp lý để đăng ký chứng nhận ISO.

Bước 7: Duy trì chứng nhận ISO

Chứng nhận ISO có hiệu lực tối đa trong vòng 3 năm. Và trong thời
gian hiệu lực sẽ có những cuộc đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm
bảo doanh nghiệp duy trì việc tuân thủ các yêu cầu mà ISO đề ra. Bởi
vậy doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và đảm bảo chất lượng
hệ thống quản trị nhân sự.
Hình: Biểu đồ mô tả quy trình quản lý nhân sự

Một số nguồn rủi ro nhân lực :

+ Môi trường vật chất

+ Môi trường xã hội

+ Các vấn đề nhận thức

+ Môi trường doanh nghiệp (các mối quan hệ đồng nghiệp, giữa nhân
viên với doanh nghiệp…)

+ Tâm lý của nhân viên.

+ Tuân thủ nguyên tắc hoạt động và điều hành của công ty.

– Phân loại rủi ro nhân lực


+ Rủ ro nhân lực từ nội bộ doanh nghiệp: Đây là rủi ro phát sinh từ
yếu tố con người bên trong tổ chức như nhân viên, người lao động
hay các quản trị viên trong tổ chức.

+ Rủ ro nhân lực từ bên ngoài tổ chức: Đây là những rủi ro được bắt
nguồn từ yếu tố cấu thành của những người bên ngoài tổ chức như
khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay vốn, người vay vốn…

– Một số nguy cơ rủi ro nhân lực: sự cố chết, sức khỏe suy giảm, nghỉ
việc, thất nghiệp…

Những giải pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro và phát triển nhân lực:

– Xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý và hiệu quả

– Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực kế cận, nhân lực dự
phòng

– Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho tương lai

– Đào tạo:

 Xem đào tạo là sự đầu tư lâu dài trong sự phát triển nguồn
nhân lực của tổ chức.
 Không giới hạn việc làm đào tạo chỉ dành cho nhân viên
mới, các chương trình đào tạo tạo ra có kế hoạch sẽ duy trì
và nâng cao trình độ kỹ năng của tất cả các nhân viên cũng
như khuyến khích nhân viên phát triển một cách chuyên
nghiệp
 Tùy theo cương vị, tố chất của mỗi nhân viên, mà sắp xếp
thời gian huấn luyện đào tạo có trước có sau, về trình độ thì
có nông có sâu, giúp nhân viên tiềm năng phát huy được
điểm mạnh sẵn có của bản thân và bản thân resevered any
point of the body.
 Xây dựng lộ trình phát triển “Kế hoạch nghề nghiệp cá
nhân” cho những ứng viên tiềm năng
 Chủ động kêu gọi nhận thành viên về công ty thực
hiện. Qua quá trình làm việc, sàng lọc và giữ lại các cá
nhân xuất sắc.

– Bố trí công việc thích hợp theo hướng nâng cao kỹ năng và khả
năng làm việc của từng người lao động.

– Xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, với nhân
viên. Thêm vào đó là xây dựng môi trường có cơ hội phát triển sự
nghiệp cho nhân viên.

– Hệ thống KPI đánh giá chất lượng lao động chính xác cho từng bộ
phận riêng biệt

– Thực hiện quy chế an toàn lao động.

https://vnaroma.com/ap-dung-tieu-chuan-iso-90012015-vao-cong-ty-
tnhh-huong-lieu-thuc-pham-viet-nam-vao-quan-tri-va-xu-ly-rui-ro-ve-
nhan-luc/?lang=en

https://1office.vn/quy-trinh-quan-ly-nhan-su-theo-tieu-chuan-iso

You might also like