You are on page 1of 8

II) Giới thiệu về bộ phận nhân sự:

1) Tổng quan về bộ phận nhân sự:


Bộ phận nhân sự trong khách sạn là một mắt xích chức năng bình quyền với các
bộ phận khác, tuy không thuộc vào nhóm bộ phận trực tiếp làm ra doanh thu
như (FO, F&B, SALE) mà thuộc vào nhóm vận hành hoạt động (HK, ENG,
FN)
2) Các chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận nhân sự:
Tuyển dụng, lựa chọn nhân lực, định hướng, đào tạo nhân lực, xây dựng và
thực hiện chế độ chính sách.
Nhân sự Chế độ và Đào tạo và Quản lý
chính sách phát triển chung
Kế hoạch nhân Lương thưởng, Đào tạo nhân An toàn, sức
sự phúc lợi viên khỏe
Phân tích công Động lực làm Đồng hành cùng Quan hệ lao
việc việc nhân viên để có động
được sự phát
triển trong nghề
nghiệp
Tuyển dụng Đánh giá công Sự phát triển Khiếu nại tranh
việc quản lí chấp
Lựa chọn Kỉ luật lao động Đánh giá chất Quản lý rủi ro
lượng
Định hướng Thực hiện chế Kế hoạch Quản lí chấm
độ theo luật định chuyển đổi công
Điều chuyển Hoạt động gắn
kết
Đề bạt, thăng Kiểm toán nhân
chức sự

3) Cách tổ chức công việc trong bộ phận


- Có thể khái quát lộ trình thăng tiến của một HR là:
HR intern => HR Staff / HR Admin => HR Executive => HR Manager =>
HR Director
1)HR intern / HR trainee
Bạn sẽ có cơ hội áp dụng những kiến thức được học vào thực tế đồng thời
là cơ hội để mở mang kiến thức về ngành HR. HR intern thường làm trong
thời gian từ 3 đến 6 tháng, có thể làm partime hoặc fulltime. Hình thức và
thời gian làm việc tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp.
a)Công việc của HR intern
- Các công việc chính mà mỗi HR intern cần đảm nhận đó là:
+ Viết và đăng tin tuyển dụng lên các trang web tuyển dụng, các diễn đàn
liên quan
+ Tìm ứng viên thích hợp với vị trí tuyển dụng
+ Sàng lọc hồ sơ ứng viên tìm việc, tổng hợp và lập danh sách các ứng viên
tiềm năng, gửi cho bộ phận liên quan
+ Lên lịch phỏng vấn và liên hệ với ứng viên
+ Hỗ trợ chấm công, tính lương cùng một số công việc hành chính khác
b)Thu nhập của HR Intern
Lương của HR intern khoảng từ 2 đến 5 triệu/tháng. Mức lương này phụ
thuộc vào từng doanh nghiệp và thỏa thuận của họ với thực tập sinh.
c)Yêu cầu với HR intern
HR intern không đòi hỏi kinh nghiệm, sinh viên năm 3, 4 hoặc vừa tốt
nghiệp chuyên ngành nhân sự, kế toán đều có thể ứng tuyển.
2)HR Staff / HR Admin (phòng quản trị hành chính- nhân sự)
Đây là vị trí khởi đầu cho những người theo ngành nhân sự, hầu hết doanh
nghiệp nào cũng có vị trí này. HR Staff đảm nhận nhiều công việc lớn nhỏ
khác nhau trong doanh nghiệp.
a)Công việc HR Staff
- HR Staff đảm nhận các công việc sau đây:
+ Quản lý văn phòng: Nhóm này đảm nhận vai trò quản lý các hoạt động
văn phòng như quản lý lịch làm việc, tiếp nhận và gửi thư từ, quản lý lưu trữ
tài liệu và thông tin, chuẩn bị các văn bản quan trọng, và xử lý các vấn đề
liên quan đến thiết bị và nhu cầu văn phòng phẩm
+ Quản lý hợp đông: Nhóm này giúp xây dựng và quản lý hợp đồng lao
động và hợp đồng với các đối tác và nhà cung cấp. Họ đảm bảo các hợp
đồng tuân thủ các quy định pháp lý, tiến độ và các điều khoản thỏa thuận.
+ Quản lý các sự kiện và chương trình: Nhóm này có nhiệm vụ chuẩn bị và
tổ chức các sự kiện nội bộ của công ty như cuộc họp, hội nghị, đào tạo và
các chương trình giao lưu nhân viên. Họ đảm bảo việc chuẩn bị về địa điểm,
thiết bị, vận chuyển, và các yêu cầu khác để sự kiện diễn ra suôn sẻ.
+ Quản lý cơ sở vật chất: Nhóm này đảm bảo sự hoạt động bình thường của
các cơ sở vật chất của công ty, bao gồm văn phòng, phòng họp, khu vực tiếp
khách và các thiết bị văn phòng. Họ đảm bảo các yêu cầu về bảo trì, sửa
chữa, an toàn và an ninh đáp ứng tiêu chuẩn.
+ Hỗ trợ nhân viên: Nhóm này cung cấp hỗ trợ cho nhân viên trong các vấn
đề văn phòng, như cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc, xử lý yêu
cầu hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn về quy trình và chính sách nội bộ, và hỗ trợ
trong việc xử lý giấy tờ và hồ sơ nhân viên.
+ Bộ phận bảo hiểm: Bộ phận này phụ trách các loại bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho các nhân viên trong khách sạn… Các chế độ nghỉ thai sản, đau
ốm thì bộ phận bảo hiểm này sẽ phụ trách. Sau đó bộ phận này tiến hành
đăng kí thẻ bảo hiểm. Và làm thẻ bảo hiểm y tế cho các nhân viên…
b)Mức lương của HR Staff
- Mức lương của HR Staff khoảng từ 7-10 triệu/tháng tùy thuộc vào quy mô,
yêu cầu công việc của mỗi doanh nghiệp.
c)Yêu cầu của HR Staff
- Để làm HR Staff bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chuyên ngành quản trị
nhân lực hay chuyên ngành liên quan.
+ Thành thạo tin học văn phòng
+ Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt
+ Có khả năng tổng hợp tài liệu hồ sơ, phân tích
+ Nhiệt tình, sẵn sàng làm việc với áp lực cao
+ Chủ động, nhanh nhẹn, xử lý tình huống linh hoạt
+ Có kinh nghiệm là lợi thế.
3) HR Executive
Chuyên viên nhân sự là vị trí chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch nhân sự,
tổng hợp dữ liệu, làm báo cáo, đưa ra những đề xuất khi lập kế hoạch tuyển
dụng nhân sự.
a) Công việc của HR Executive
- Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist): Chuyên viên tuyển dụng
nội bộ là người phụ trách mảng tuyển dụng nhân sự bao gồm việc xác định
nhu cầu tuyển dụng, đề xuất các phương án và tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự
phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp.
- Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and development specialist):
Là người phụ trách các khóa học dành cho cá nhân và doanh nghiệp, nhằm
bổ túc kỹ năng, kiến thức cho từng cá nhân, đội nhóm trong công ty bắt kịp
xu thế kinh doanh hiện đại đang thay đổi từng ngày. Chuyên viên đào tạo sẽ
tìm hiểu nhu cầu, xây dựng lộ trình học tập, thu thập ý kiến phản hồi, đánh
giá và đo lường hiệu quả các khóa học trong doanh nghiệp.
- Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Compensations and Benefits
Specialist): Vị trí chuyên viên tiền lương và phúc lợi với công việc giám sát,
quản lý tất cả những thông tin dữ liệu về tiền lương cùng với phúc lợi của
nhân viên cùng với những đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm của nhân
viên. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cũng quản lý và thực hiện các vấn
đề về quyền lợi, chế độ của người lao động sao cho đúng quy định của
doanh nghiệp và pháp luật nhất.
- Chuyên viên truyền thông nội bộ (Internal communication specialist): Là
người phụ trách việc cung cấp các thông tin bên trong nội bộ như thông tin
tuyển dụng, thay đổi về quy chế, chính sách, tài trợ, đóng góp từ thiện,…
Hiệu quả của công việc truyền thông nội bộ được đo bởi số thành viên trong
doanh nghiệp nhận và nắm được thông tin.
b) Thu nhập của HR Executive
Thu nhập trung bình của HR Executive khoảng 10 triệu/tháng, đây là mức
lương của người có từ 1 đến 4 năm kinh nghiệm.
c) Yêu cầu công việc
+ Ứng viên tốt nghiệp các ngành học liên quan đến nhân sự, con người và
quản trị, xã hội. Có ít nhất 6 tháng ở vị trí chuyên viên nhân sự hay các vị trí
tương đương.
+ Thành thạo tin học văn phòng
+ Hiểu rõ luật lao động
+ Tính cách vui vẻ, hòa đồng, có khả năng tư duy logic, có trí nhớ tốt
+ Tiếng Anh giao tiếp từ khá trở lên
3)HR Manager
Trưởng phòng Nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự. Với trách nhiệm
xây dựng và phát triển chiến lược nhân sự thích hợp với chiến lược kinh
doanh tổng thể của doanh nghiệp. HR Manager cũng là người giải quyết
những khiếu nại, yêu cầu hay các vấn đề khác của HR.
a)Công việc của HR Manager
+ Xây dựng, triển khai chiến lược nhân sự thích hợp với chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
+ Xây dựng, quản lý quy trình tuyển dụng đồng thời giám sát quy trình
tuyển chọn ứng viên
+ Đánh giá nhu cầu đào tạo, triển khai, giám sát chương trình đào tạo
+ Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và giữ chân nhân viên
+ Quản lý, giám sát, đánh giá thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Xây dựng, quản lý việc thực hiện chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ
cũng như phúc lợi cho nhân viên
+ Quản lý và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
+ Báo cáo tình hình nhân sự của doanh nghiệp, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra những
quyết định về nhân sự.
+ Đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về nhân sự
b)Thu nhập của HR Manager
HR Manager với 3 đến 8 năm kinh nghiệm thường khoảng từ 15-45 triệu
đồng/tháng.
c)Yêu cầu công việc
+ Ứng viên tốt nghiệp ngành nhân lực, quản trị và các ngành liên quan
+ Có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí Trưởng phòng nhân sự hay vị trí
tương đương
+ Có kinh nghiệm làm việc với con người, có thể nắm bắt tâm lý, hành – vi
con người.
+ Có khả năng thấu hiểu, biết lắng nghe, giỏi đàm phán, thuyết phục
+ Có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm và làm việc cá nhân tốt
+ Am hiểu sâu rộng về luật lao động và áp dụng vào quản trị nhân sự
5)HR Director
Giám đốc nhân sự là người chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai các kế
hoạch nhân sự tổng thể trong doanh nghiệp. Họ kiểm soát số liệu, báo cáo
tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Là người đưa ra các chính
sách, đãi ngộ, thưởng phạt cũng như quy chế hoạt động cho nhân viên.
a)Công việc của HR Director
- HR Director đảm nhận các công việc sau đây:
+ Lập kế hoạch, chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn
+ Điều hành, quản lý bộ phận nhân sự của doanh nghiệp
+ Phân tích, đánh giá những số liệu liên quan đến nhân sự gồn KPIs, tỷ lệ
nghỉ việc, năng lực nhân sự, hiệu suất tuyển dụng nhân sự cùng các chỉ tiêu
khác trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp.
+ Tìm và giải quyết các lỗ hổng, hạn chế về nhân sự tồn tại ở mỗi doanh
nghiệp như: nhân sự thiếu năng lực, thiếu hụt nhân sự, kiến thức hay thái độ
làm việc chưa tốt, các vấn đề về sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp
+ Phối hợp cùng chuyên viên nhân sự để thực hiện phân tích, đánh giá tình
hình nhân sự
+ Đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự thích hợp với xu thế kinh
doanh hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
b) Thu nhập của HR Director:
- Ở các doanh nghiệp quy mô vừa, lương của HR Director khoảng từ 20-30
triệu/tháng. Còn ở các công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn lớn mức lương có
thể lên tới 100 triệu/tháng.
c) Yêu cầu công việc
+ Ứng viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực hoặc các ngành liên quan
+ Cần ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản trị nhân sự ở các vị trí tương đương
như: Trưởng phòng tuyển dụng, Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng đào tạo
phát triển hay Trưởng phòng chế độ chính sách.
+ Có khả năng lãnh đạo và dẫn dắt đội nhóm
+ Có kinh nghiệm triển khai kế hoạch, chiến lược nhân sự
+ Có khả năng thuyết trình, có kinh nghiệm giải quyết vấn đề nội bộ, có thể
làm việc 1-1
+ Có khả năng thấu hiểu, duy trì văn hóa doanh nghiệp
+ Nhạy bén trong nắm bắt xu thế kinh doanh để tuyển dụng và phân bổ nhân
sự thích hợp
III) Cơ hội làm việc tại bộ phận
1 Các Outlet chính trong bộ phận nhân sự
a) Training manager:
- Đây là bộ phận có chức năng đào tạo và phát triển nhân viên
- Phía dưới chức danh này là “Training executives” – nhân viên hỗ
trợ
b) Personnel manager
- Đây là bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến con người
- Phía dưới chức danh “Personnel manager” là “HR officer i c o C&B” –
hỗ trợ về mảng C&B, hợp đồng, quan hệ lao động…
c) Recruitment manager:
- Đây là bộ phận chuyên tuyển dụng nhân lực trong khách sạn nhưng
từ superviser trở xuống
- Phía dưới chức danh “Recruitment manager” là “HR officer i c o
recruitment”. Ngoài ra bộ phận này còn bao gồm một bộ phận nhỏ khác
là “HR admin/Secretary”, bộ phận này thường trợ giúp các công việc
liên quan đến giấy tờ chung cho các mảng khác về tuyển dụng hay nhân
sự. Đôi khi bộ phận đào tạo quá nhiều việc cần hỗ trợ thì cũng có thể
liên hệ đến bộ phận này.
d) Medical Nurses/ In house docter
- Đây là bộ phận chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho nhân viên và khách
hang, sơ cứu khi cần thiết, nhưng không được điều trị.
2) Thuận lợi và khó khăn của bộ phận HR
a) Thuận lợi
Thuận lợi của nghề nhân sự Nghề nhân sự luôn có những phần thưởng
và phúc lợi “vô giá”. Đâu đó không chỉ là một lời khen của Tổng giám
đốc, hay là chuyện tăng lương mà còn là tình cảm quý mến của những
đồng nghiệp, những phúc lợi, thành tựu mà các đồng nghiệp có được từ
những khác biệt do chính sách nhân sự mà mình góp phần tạo ra. Thực
tế, nghề nhân sự rất rất có ý nghĩa khi nhìn lại thành quả trong việc
tuyển dụng, đào tạo phát triển, sắp xếp tổ chức đóng góp phần quan
trọng trong sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, sau
khi tuyển dụng một sinh viên mới ra trường vào làm việc trong doanh
nghiệp (với chính sách đào tạo và phát triển được xây dựng từ bộ phận
nhân sự), 5 năm sau khi nhìn thấy sự thăng tiến của người này và những
đóng góp của họ cho doanh nghiệp, người làm công tác nhân sự sẽ thấy
được nỗ lực của mình là có ý nghĩa.
b) Khó khăn
Khó khăn của nghề nhân sự làm thế nào để hài hòa được lợi ích giữa
người sử dụng lao động và người lao động là công việc mà người phụ
trách nhân sự phải lo tính toán hàng ngày. Điều hòa các mối quan hệ đó
là việc rất vất vả, đầy tính nhạy cảm và phải biết cách xử lý nghệ thuật
của phòng nhân sự. Tùy theo thực tế của doanh nghiệp, người phụ trách
nhân sự luôn phải tìm ra cách ứng phó với các thực tế xảy ra, biết tháo
gỡ các khó khăn và xây dựng được tính đoàn kết trong doanh nghiệp, từ
đó tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp. Luôn gặp phải những phàn
nàn về chính sách lương. Đây là điều mà rất nhiều giám đốc nhân sự gặp
phải. Không chỉ ở những doanh nghiệp có mặt bằng lương thấp, mà
ngay cả trong các doanh nghiệp có mặt bằng lương cao hơn mức trung
bình. Người làm nhân sự đôi khi bị hoảng hốt bởi tình trạng chất lượng
lao động đi xuống, năng suất lao động thấp kém…, rồi dần dà xảy ra
tình trạng lao động cũ bỏ đi, lao động mới xin vào liên tục. Việc đăng
tuyển, tổ chức thi cử, phỏng vấn cứ diễn ra triền miên… làm bộ phận
nhân sự bị lao tâm khổ tứ. Tuy nhiên, cái khó của nghề nhân sự là lợi
ích, thành quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp không được thể hiện
một cách trực tiếp (như công tác kinh doanh, sản xuất), vì vậy đôi khi
từng nơi từng lúc ngay chính những người quản lý doanh nghiệp và cả
người lao động chưa có sự trân trọng thỏa đáng đối với nghề này. Và
đây là điều có thể làm cho người làm công tác nhân sự bị nản lòng. Về
mặt nào đó, nói nghề này “làm dâu trăm họ” quả thật không sai. Đôi khi
có những nỗi buồn không nói nên lời, chẳng biết tỏ cùng ai. Nếu các
chính sách của mình thành công thì không nói làm gì, nếu có trục trặc,
hoặc chưa cập nhật người làm nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên.
Nguyên nhân có thể do chính nhân sự tại doanh nghiệp hoặc rất có thể
do cách quản lý nhân viên của bạn chưa tốt.
Tóm lại, nghề nhân sự ngày càng được quan tâm nhiều hơn thì đòi hỏi
và thách thức với người làm nghề lại càng lớn. Người làm nhân sự biết
việc – biết làm đúng là người có vị trí thật sự quan trọng trong mô hình
quản lý hiện đại và càng quan trọng hơn nếu công ty có chiến lược phát
triển bài bản, vững chắc. Hy vọng với những nỗ lực mà bạn đã, đang và
sẽ bỏ ra trong nghề nghiệp của mình, bạn sẽ chứng tỏ được vai trò của
mình và đáp ứng được những kỳ vọng mà đồng nghiệp và các nhà lãnh
đạo đặt ra cho bạn.

You might also like