You are on page 1of 18

CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC 8

A. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học

I. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị

Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’);

y = a (hoặc a’)

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C (IV) và S (II)

Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2

Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.
d) N (V) và O.

Bài tập 2: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi

một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

a) Ba (II) và nhóm (OH)

b) Cu (II) và nhóm (SO4)

c) Fe (III) và nhóm (SO4)

Bài tập số 3: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối:

a/ Cu và O b/ S(VI) và O c/ K và (SO4)

d/ Ba và (PO4) e/ Fe(III) và Cl f/ Al và (NO3)

g/ P(V) và O h/ Zn và (OH) k/ Mg và (SO4)

l/ Fe(II) và (SO3) m/ Ca và (CO3)

Bài tập số 4: Trong các công thức hoá học sau đây, công thức hoá học nào sai?

Sửa lại cho đúng: FeCl , ZnO 2 , KCl , Cu(OH)2 , BaS, CuNO3 , Zn2OH, K2SO4 ,

Ca2(PO4)3, AlCl, AlO2, K2SO4, HCl, BaNO3, Mg(OH)3 ZnCl, MgO2, NaSO4, NaCl,

Ca(OH)3, K2Cl, BaO2, NaSO4, H2O, Zn(NO3)2, Al(OH)2, NaOH2, SO3, Al(SO4)2.

II. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

AxByCz

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối

lượng
+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

Ví dụ: Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần

chính là canxi photphat có công thức hóa học là Ca3(PO4)2

Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.

MCa3(PO4)2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol

Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất

Trong 1 mol Ca3(PO4)2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol

nguyên tử O

Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai

trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá

như rau.

a) Khối lượng mol phân tử ure


b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố

Bài tập số 2: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa

học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)2

b) N2O, NO, NO2

III. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về

khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

Ví dụ: Một hợp chất khí có thành phần % theo khối lượng là 82,35%N và 17,65%

H. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết tỉ khối của hợp chất khí với

hidro bằng 8,5.

Hướng dẫn giải

Khối lượng mol của hợp chất khí bằng: M = d,MH2 = 8.5,2 = 17 (gam/mol)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H.

Công thức hóa học của hợp chất trên là NH3

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40%

Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có

khối lượng mol là 160g/mol.

Bài tập số 2: Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol M X = 170

(g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại

O.

Bài tập số 3: Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

- Phân khối của hợp chất là 160 đvC

- Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

IV. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

1. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối

lượng là a:b Hay . Tìm công thức của hợp chất

2. Phương pháp giải


Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng

ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x,y)

=> CTHH

Ví dụ: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi

là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy

Ta có:

CTHH: Fe2O3

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Tìm công thức hóa học của một oxit nito, biết tỉ lệ khối lượng của

nito đối với oxi là 7:16. Tìm công thức của oxit đó

Bài tập số 2: Phân tích một oxit của lưu huỳnh người ta thấy cứ 2 phần khối

lượng S thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit lưu huỳnh?

Bài tập số 3: Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca:N:O lần lượt

là 10:7:24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm

nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N: O = 1:3.

B. Phương trình hóa học. Tính theo phương trình hóa học.

I. Phương trình hóa học


1. Cân bằng phương trình hóa học

a) CuO + H2 → CuO

b) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + HCl → ZnCl2 + H2

d) Al + O2 →Al2O3

e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

h) H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + H2O

i) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

k) FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) Photpho + khí oxi →Photpho(V) oxit (P2O5)

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

3. ChọnCTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các

phương trình hóa học sau:

1) CaO + HCl →?+ H2


2) P + ? → P2O5

3) Na2O + H2O →?

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + ?

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?

6) CaCO3 + HCl → CaCl2 + ? + H2O

7) NaOH + ? → Na2CO3 + H2O

4. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O

3) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O

4) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O

5) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O

6) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O

II. Tính theo phương trình hóa học

Các công thức tính toán hóa học cần nhớ

=> m = n.M (g) =>

Trong đó:

n: số mol của chất (mol)

m: khối lượng (gam)

M: Khối lượng mol (gam/mol)


=>

V: thề tích chất (đktc) (lít)

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập PTHH.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?

Lời giải

a) PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol

0,2mol ? mol ? mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2gam

Bài tập củng cố

Bài tập số 1: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P.

Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.

Bài tập số 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể

tích khí CO2 tạo thành (đktc).

Bài tập số 3: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với

1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:


R + Cl2 ---> RCl

a) Xác định tên kim loại R

b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành

Bài tập số 4: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit

clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu

diễn theo sơ đồ sau:

Al + HCl → AlCl3 + H2

a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra.

c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.

d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.

II. Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

=> A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

=> Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

=> Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.


Ví dụ. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng

muối tạo thành sau phản ứng.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình: 1 mol 2 mol 1 mol

Theo đầu bài : 0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: → Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

Bài tập vận dụng:

Bài tập số 1: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì

sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Bài tập số 2: Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4g H2SO4.

a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?

b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?

c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?

Bài tập số 3: Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19g HCl
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam

b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?

Bài tập số 4: Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản

ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

C. Dung dịch và nồng độ dung dịch

I. Các công thức cần ghi nhớ

1. Độ tan

2. Nồng độ phần trăm dung dịch (C%)

Trong đó:

mct: khối lượng chất tan (gam)

mdd: khối lượng dung dịch (gam)

Ví dụ: Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Tình nồng độ phần trăm của

dung dịch thu được:

Hướng dẫn giải:

Ta có: mdd = mdm + mct = 50 + 15 = 65 gam


Áp dụng công thức:

3. Nồng độ mol dung dịch (CM)

Ví dụ: Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO 4 chứa 100

gam CuSO4

Hướng dẫn giải:

Số mol của CuSO4 = 100 : 160 = 0,625 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,625 : 0,5 = 1,25M

4. Công thức liên hệ giữa D (khối lượng riêng), m dd (khối lượng dung dịch) và

Vdd (thể tích dung dịch):

II. Các dạng bài tập

Dạng I: Bài tập về độ tan

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch

bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam

muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?
Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung

dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính

lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO 3 bão hoà ở 60oC

xuống 10oC.

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50 oC (có độ tan là 42,6 gam).

Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà ?

Dạng II: Pha trộn dung dịch xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau hoặc

phản ứng giữa chất tan với dung môi → Ta phải tính nồng độ của sản phẩm

(không tính nồng độ của chất tan đó).

Ví dụ: Khi cho Na2O, CaO, SO3... vào nước, xảy ra phản ứng:

Na2O + H2O →2NaOH

CaO + H2O →Ca(OH)2

Bài tập số 1: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính

nồng độ của chất có trong dung dịch A ?

Bài tập số 2: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ

44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch ?

Bài tập số 3: Cần cho thêm a gam Na 2O vào 120 gam dung dịch NaOH 10% để

được dung dịch NaOH 20%. Tính a ?

Dạng III: Pha trộn hai dung dịch cùng loại nồng độ cùng loại chất tan.

Bài toán 1: Trộn m1 gam dung dịch chất A có nồng độ C1% với m 2 gam dung

dịch chất A có nồng độ C 2 % →Được dung dịch mới có khối lượng (m1+ m 2) gam

và nồng độ C%.

- Cách giải:
Áp dụng công thức:

Ta tính khối lượng chất tan có trong dung dịch 1 (m chất tan dung dịch 1) và khối lượng

chất tan có trong dung dịch 2 (mchất tan dung dịch 2) → khối lượng chất tan có trong

dung dịch mới

→ mchất tan dung dịch mới = mchất tan dung dịch 1 + mchất tan dung dịch 2 = m1.C1% + m2C2%

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Có 150 gam dung dịch KOH 5% (gọi là dung dịch A).

a. Cần trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch KOH 12% để được

dung dịch KOH 10%.

b. Cần hòa tan bao nhiêu gam KOH vào dung dịch A để thu được dung dịch

KOH 10%.

c. Làm bay hơi dung dịch A cũng thu được dung dịch KOH 10%. Tính khối

lượng dung dịch KOH 10%.

Bài tập số 2: Xác định nồng độ phần trăm của các dung dịch trong các trường

hợp sau:

a. Pha thêm 20 gam nước vào 80 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 15%.

b. Trộn 200 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20% với 300 gam dung dịch

muối ăn có nồng độ 5%.

c. Trộn 100 gam dung dịch NaOH a% với 50 gam dung dịch NaOH 10% được

dung dịch NaOH 7,5%.


Bài tập số 3: Trộn bao nhiêu gam dung dịch H 2SO4 10% với 150 gam dung dịch

H2SO4 25% để thu được dung dịch H2SO4 15%.

Bài toán số 4: Trộn V1 lít dung dịch chất B có nồng độ C 1M (mol/l) với V2 lít dung

dịch chất B có nồng độ C2M (mol/l) → Được dung dịch mới có thể tích (V 1+ V2) lít

và nồng độ CM (mol/l).

Áp dụng công thức:

Ta tính số mol chất tan có trong dung dịch 1 (nchất tan dung dịch 1) và số mol

chất tan có trong dung dịch 2 (nchất tan dung dịch 2) → số mol chất tan có trong

dung dịch mới

→ n chất tan dung dịch mớ i= nchất tan dung dịch 1 + nchất tan dung dịch 2 = C1M.V1 + C2M .V2

Tính thể tích dung dịch sau trộn = (V1+ V2)

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: A là dung dịch H2SO4 0,2 M, B là dung dịch H2SO4 0,5 M.

a. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA: VB = 2 : 3 được dung dịch C. Tính nồng độ

mol của C?

b. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích nào để thu được dung dịch H2SO4 0,3 M?

Bài tập số 2: Để pha chế 300 ml dung dịch HCl 0,5 M người ta trộn dung dịch

HCl 1,5 M với dung dịch HCl 0,3 M. Tính thể tích mỗi dung dịch cần dùng ?

Dạng III: Trộn 2 dung dịch các chất tan phản ứng với nhau
1. Phương pháp giải:

Tính số mol các chất trước phản ứng. Viết phương trình phản ứng xác định chất

tạo thành.

Tính số mol các chất sau phản ứng.

Tính khối lượng, thể tích dung dịch sau phản ứng.

Tính theo yêu cầu của bài tập.

2. Cách tính khối lượng dung dịch sau phản ứng:

- TH1: Chất tạo thành ở trạng thái dung dịch:

mdd sau pư = tổng mcác chất tham gia

- TH2: Chất tạo thành có chất bay hơi (chất khí bay hơi):

mdd sau pư = tổng mcác chất tham gia- mkhí

- TH3: Chất tạo thành có chất kết tủa (không tan):

mdd sau pư = tổng mcác chất tham gia - mkết tủa

Bài tập vận dụng:

Bài tập số 1: Cho 10,8 gam FeO tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch axit

clohiđric.

a. Tính khối lượng axit đã dùng, từ đó suy ra nồng độ % của dung dịch axit ?

b. Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng ?

Bài tập số 2: Cho 6,5 gam kẽm phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch axit

clohiđric.

a. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc ?

b. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng ?

c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit HCl đã dùng ?


Bài tập số 3: Cho 25 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ tác dụng với 51

gam dung dịch H2SO4 0,2M (có thể tích 52 ml). Tính nồng độ % các chất trong

dung dịch sau phản ứng ?

Bài tập số 4: Hòa tan 6 gam magie oxit (MgO) vào 50 ml dung dịch H2SO4 (có d =

1,2 g/ml) vừa đủ.

a. Tính khối lượng axit H2SO4 đã phản ứng ?

b. Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 axit trên ?

c. Tính nồng độ % của dung dịch muối sau phản ứng ?

Bài tập số 5: Cho 200 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ với dung dịch

axit H2SO4 0,2M.

a. Tính thể tích dung dịch axit cần dùng ?

b. Biết khối lượng của dung dịch axit trên là 510 gam. Tính nồng độ % của chất

có trong dung dịch sau phản ứng ?

You might also like