You are on page 1of 18

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 - 2021

TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:
XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH GIẢM THIỂU LÃNG PHÍ
RÁC THẢI TRONG NHÀ TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT
HÀ NỘI

Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

NHÓM THỰC HIỆN


Nông Lưu Bảo Trân
Lê Hiếu Ngân

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


ThS. Ngô Thị Thu Hằng

NGƯỜI BẢO TRỢ KHOA HỌC


TS. Vũ Thu Hằng
(GV trường Đại học sư phạm Hà Nội)

HÀ NỘI - 10/2020
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Rác thải là thảm họa
Tại Việt Nam: Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mỗi năm, tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt của cả nước gần 16 triệu tấn. Riêng lượng rác thải
nhựa thải ra mỗi ngày ước tính khoảng gần 18 nghìn tấn và nằm trong số 5
quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, với khối lượng khoảng 1,8 triệu tấn mỗi
năm.
Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện nay, Việt Nam được xếp vào
nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp.
Mặc dù, Việt Nam đã có nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn như: tận
dụng khí từ bãi chôn lấp để phát điện, đốt bỏ thông thường trực tiếp, đốt
tầng sôi… Nhưng đến nay, tại hầu hết các địa phương, việc xử lý rác thải
sinh hoạt bằng hình thức phổ biến là chôn lấp, chiếm trên 70%, và đốt thủ
công chiếm 28%.
Tại các nhà trường THPT: Hiện nay việc mang rác đến trường vẫn còn
phổ biến tại các nhà trường THPT, gắn liền với thói quen sinh hoạt của các
bạn học sinh: ăn sáng, uống nước giải khát … các sinh hoạt tại trường. Các
phương tiện học tập như sách vở, giấy nháp, bọc sách vở bằng nylon, đồng
phục,… cũng trở thành rác thải sau quá trình sử dụng.
Đặc biệt rác thải làm từ nhựa rất đa dạng gồm ly nhựa, ống hút, túi
nylon, hộp sữa, hộp nhựa… là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và
môi trường tự nhiên. Tại các trường học, vấn đề rác thải nhựa cần phải được
quan tâm đúng mức vì học sinh là những người có góc nhìn mới, dễ dàng
thay đổi được thói quen, hành vi trong việc sử dụng những sản phẩm từ
nhựa.
2. Rác thải là tài nguyên
Trên thế giới: Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu
Âu đang đi đầu trong các giải pháp xử lý rác thải và họ coi rác thải chính là
nguồn tài nguyên quý giá, rác chính là cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận
kinh tế vừa bảo vệ môi trường.
Thụy Điển là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu trong hoạt động tái
chế rác thải. Hiện tỷ lệ rác thải từ các hộ gia đình được tái chế lên tới 99%.
Hiện quốc gia này đang phải nhập khẩu rác từ các nước khác để các nhà
máy tái chế nước này tiếp tục hoạt động, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho
nền kinh tế.
Tại Việt Nam: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, riêng
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có tới 16.000 tấn
chất thải phát sinh, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và
rác thải y tế. Trong đó 50 – 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể
tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới. Song số lượng rác được thu gom về
chỉ có gần 10% được tái chế sử dụng. Nguyên nhân là số lượng các công ty
xử lý rác của Việt Nam còn quá ít, dẫn tới sự lãng phí "tài nguyên rác" như
hiện nay.
Tại các nhà trường THPT: Thành phần rác khá đa dạng nhưng chủ yếu
là các loại rác có khả năng tái chế cao như: chai nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ đồ ăn,
cốc nhựa và cốc giấy, bọc nylon sách vở, giấy vụn và quần áo cũ… Thực
hiện phân loại rác hợp lí chúng ta có thể tận thu một nguồn tài nguyên quý
giá, hơn nữa còn giáo dục được nhận thức và định hướng được hành vi sống
xanh trong học sinh THPT.
3. Học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội
Đặc điểm lứa tuổi: học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên có độ tuổi
từ 15 – 18 tuổi. Đây là lứa tuổi có khả năng tiếp nhận và học hỏi lối sống
mới và thích ứng tốt với những vấn đề mang tính thời đại, theo kịp xu thế.
Vai trò của học sinh THPT trong xã hội: lứa tuổi THPT là những chủ
nhân tương lai của đất nước họ có khả năng truyền cảm hứng và thích ứng
tốt với xu thế mới, dễ dàng học hỏi và hình thành lối sống mới tích cực,
lành mạnh.
4. Mục tiêu xây dựng lối “Sống xanh”
Với mong muốn cung cấp thông tin chính xác, cụ thể, phân tích đánh
giá, đóng góp ý kiến về thực trạng lãng phí rác thải tại các nhà trường
THPT Hà Nội hiện nay, từ đó truyền tải thông điệp giáo dục tư tưởng, nhận
thức, định hướng hành vi và Xây dựng “Lối sống xanh” cho các bạn học
sinh trong nhà trường THPT. Để “Sống xanh” không chỉ là trào lưu mà có
đời sống riêng trong thực tế, hình thành được thói quen nếp sống mới trong
giới trẻ, xây dựng một thế giới xanh đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy :
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.
Trước những lí do trên , chúng tôi những chủ nhân tương lai của đất
nước đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG LỐI SỐNG
XANH GIẢM THIỂU LÃNG PHÍ RÁC THẢI TRONG NHÀ
TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI”.
II. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Trả lời được các câu hỏi:
1. “Lãng phí” rác thải là gì?
2. “Sống xanh” nói chung và với học sinh THPT là gì?
3. Tại sao không nên “Lãng phí” rác thải tại các nhà trường THPT?
4. Tại sao lại chọn đối tượng nghiên cứu và xây dựng lối “Sống xanh” là học
sinh THPT?
5. Muốn cung cấp thông tin, giáo dục tư tưởng, nhận thức, xây dựng lối “Sống
xanh” tới học sinh THPT phải làm như thế nào?
6. Làm thế nào để không “Lãng phí” rác thải và “Sống xanh” không chỉ là trào
lưu và xây dựng được một thói quen trong Xã hội?
III. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về “Lãng phí” rác thải và xây dựng
lối “Sống xanh” cho học sinh tại nhà trường THPT nhằm giảm thiểu lãng
phí rác thải tại môi trường nhà trường.
- Nghiên cứu được thực trạng rác thải tại một số trường THPT trên địa bàn
Hà Nội (số lượng, phân loại cơ cấu rác thải) và khảo sát được nhận thức
thái độ của học sinh THPT với khái niệm “Lãng phí” rác thải và “Lối sống
xanh”: theo các nhóm nhà trường:
+ THPT Công lập
+ THPT Chuyên
+ THPT Quốc tế
+ THPT Dân lập
+ THPT Phan Huy Chú
- Nghiên cứu đưa ra giải pháp giáo dục tư tưởng nhận thức từ đó định hướng
thái độ và hành vi cho lứa tuổi học sinh THPT:
+ Sản phẩm bộ truyện tranh song ngữ : tuyên truyền và đưa ra thông điệp
giáo dục
+ Sản phẩm tái chế từ các loại rác thải trường học
+ Đề xuất xây dựng Câu lạc bộ Môi trường (hoạt động theo chủ đề từng
tháng) kết hợp giáo dục tài chính cho học sinh (Financial education).
IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng “lãng phí” rác thải và khảo sát điều tra, đánh giá nhận
thức của học sinh THPT tại Hà Nội về thực trạng đó.
- Đề xuất và thực hiện các giải pháp để học sinh có nhận thức đúng đắn về
rác thải trường học từ đó hình thành hành vi lối sống xanh trong xã hội.
- Thành lập được một câu lạc bộ: “Môi trường” hoạt động theo chương trình
nhà trường tại các trường THPT nhằm giáo dục thường xuyên các kiến thức
về rác thải và môi trường cũng như sẽ tạo ra các sản phẩm tái chế, bán sách,
bưu thiếp … hình thành nên “Qũy học bổng Chiến binh xanh” kết hợp giáo
dục tài chính cho học sinh THPT (Financial education).
V. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng lãng phí rác thải tại nhà trường THPT tại Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp để tuyên truyền giáo dục nhận thức, định hướng hành
vi nhằm xây dựng lối sống xanh tại nhà trường THPT.
2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh của các nhóm nhà trường khác nhau:
+ THPT Công lập: THPT Việt Đức
+ THPT Chuyên : THPT Chuyên Chu Văn An
+ THPT Quốc tế: THPT Việt Nam - Singapore
+ THPT Dân lập: THPT Nguyễn Huệ
+ THPT Phan Huy Chú
Đối tượng nghiên cứu là học sinh cả 3 khối: 10,11,12 tại mô hình các nhà
trường THPT trên địa bàn Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Do điều kiện còn nhiều hạn chế, chúng tôi chỉ tiến hành
nghiên cứu về vấn đề “Lối sống xanh” và “giảm thiểu lãng phí rác thải” của
học sinh THPT tại Hà Nội – Thực trạng, đề xuất các giải pháp thực hiện và
thực nghiệm đánh giá hiệu quả hoạt động của nghiên cứu tại nhà trường
THPT Phan Huy Chú.
+ Khách thể khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế và tổng
hợp, phân tích số liệu qua khảo sát 300 phiếu qua google form: trong đó
mỗi trường là 60 phiếu – tương ứng 20 phiếu/01 khối học.
Từ các môi trường giáo dục khác nhau, khảo sát sẽ cho kết quả đối sánh về
thực trạng nhận thức của học sinh tại các mô hình và địa bàn khác nhau
nhiều không, nghiên cứu sẽ đưa ra kết quả đánh giá, phân tích tổng thể
nhằm đề ra giải pháp hợp lí, chung cho các môi trường giáo dục.
+ Địa điểm: trong các khối học 10,11,12 tại các nhà trường đã lựa
chọn nghiên cứu.
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài này chúng tôi lên kế hoạch tiến hành
nghiên cứu từ tháng 08/2020 đến tháng 12/2020.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Học sinh THPT nhìn chung là đối tượng có khả năng tiếp nhận lối sống
mới và thích ứng tốt với những vấn đề mang tính thời đại, theo kịp xu thế.
Tuy nhiên, họ còn thiếu vốn kiến thức và hiểu biết thực tiễn.
Học sinh tham gia vào các chương trình môi trường trong nhà trường, gia
đình và xã hội, các thử thách dọn rác… vẫn chỉ dừng lại ở trào lưu nên chưa
thực sự hình thành thói quen, nhận thức trong cuộc sống hàng ngày.
Đa số các nhà trường chưa có giải pháp căn cơ cho vấn đề rác thải. Trong
khi các nhà trường THPT hiện nay lại thiếu các hoạt động cho học sinh và
các bài học còn mang tính lí thuyết sáo rỗng.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin
thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm
và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa
học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những
mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
2. Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện
rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc thù của
đối tượng nghiên cứu. Kết quả của phương pháp điều tra là những thông tin
quan trọng về đối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải
pháp.
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng google form để khảo sát nhằm
tận dụng được thế mạnh của học sinh THPT tại địa bàn Hà Nội trong ứng
dụng công nghệ thông tin vừa hạn chế được chi phí và ô nhiễm môi trường
do in ấn phiếu điều tra theo phương pháp cũ.
3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra đánh gia của các
chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là
phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia
có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để
tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không
chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh
giá kết quả thực nghiệm, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết
nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ …
Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, phương pháp
góp phần tiết kiệm về thời gian, sức lực và tài chính để triển khai nghiên
cứu.
Trong đề tài này chúng tôi có tham khảo giáo viên hướng dẫn trực
tiếp ThS. Ngô Thị Thu Hằng và dưới sự bảo trợ khoa học của TS. Vũ Thu
Hằng giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội – khoa Địa lí.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại nhà trường THPT Phan Huy Chú
để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất trong dự án nghiên cứu
nhằm tiến hành nhân rộng cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội.
5. Phương pháp thống kê
Sử dụng một số công thức toán học và công cụ trên google form, ứng dụng
office để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI HỌC SINH THPT
1. Đặc điểm và ý nghĩa của lứa tuổi THPT
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt
đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên
được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15 – 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên (học sinh THPT)
+ Thời kì từ 18 – 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh
viên)
Học sinh THPT phát triển nhận thức và hình thành thái độ hành vi
không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã
hội, chương trình giáo dục có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi.
Học sinh THPT Hà Nội hiện nay có những nguồn năng lượng, sự sáng
tạo, ham học hỏi tiếp nhận những cái mới, khả năng truyền cảm hứng, thích
ứng và ứng dụng hiệu quả các thông điệp sống tích cực – sống có trách
nhiệm với xã hội.
2. Các yếu tố hình thành sự phát triển về nhận thức và hình thành hành
vi lối sống cho học sinh THPT
2.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ
thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài
hòa, cân đối. Cơ thể của học sinh đã đạt tới mức phát triển của người trưởng
thành. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát
triển tâm lý và nhân cách đồng thời ảnh hưởng tới sự lựa chọn hành vi lối
sống hàng ngày. Các bạn học sinh THPT muốn khẳng định mình và chứng
minh khả năng, năng lực bản thân.
2.2. Điều kiện sống và hoạt động
+ Vị trí trong gia đình
Trong gia đình, các bạn đã có những quyền lợi và trách nhiệm như
người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các bạn về một số vấn đề quan trọng
trong gia đình. Các bạn cũng thấy quyền hạn và trách nhiệm của bản thân
đối với gia đình. Các bạn bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, hành vi, lối
sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình.
+ Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và
mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với THCS. Đòi hỏi các bạn phải tự
giác, tích cực độc lập hơn, phải biết vận dụng tri thức một cách sáng tạo.
Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập
không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các bạn. Từ đó hình thành
nên thói quen, hành vi và thái độ, nhận thức tích cực cho các bạn học sinh
trong nhà trường THPT.
+ Vị trí ngoài xã hội
Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền
tham gia các hoạt động bình đẳng như người lớn. Khi tham gia vào các hoạt
động xã hội các bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau,
các kênh thông tin khác nhau, các bạn có dịp hòa nhập vào cuộc sống đa
dạng phức tạp của xã hội giúp các bạn tích lũy vốn kinh nghiệm sống, chọn
lọc lối sống và chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
3. Hoạt động học tập và vai trò định hướng phát triển trí tuệ và nhân
cách
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT
nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các
bạn học sinh.
Hoạt động giáo dục trong nhà trường không chỉ cung cấp tri thức mà
còn định hướng nâng cao phát triển các năng lực tổng quát và năng lực
chuyên biệt cho học sinh thông qua các nội dung bài học, thể hiện qua tính
lồng ghép trong các chủ đề môn học hoặc thông qua các chương trình hoạt
động giáo dục của nhà trường – các câu lạc bộ.
Từ đó thúc đẩy sự phát triển tự ý thức – là một đặc điểm nổi bật trong
phát triển nhân cách của học sinh THPT. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu
cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn
mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích sống… Các bạn sẽ
không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình
trong xã hội và tương lai. Ý thức làm người lớn khiến các bạn có nhu cầu
khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, xây
dựng nên những trào lưu, có khả năng truyền cảm hứng trong giới trẻ,
những định hướng giá trị về con người. Các bạn quan tâm đến các vấn đề :
thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, …
Tuy nhiên vẫn còn đó những hạn chế do thiếu kiến thức thực tế, ý
thức tổ chức kỉ luật, chủ quan, nóng vội,… Vậy cần có những định hướng
đúng đắn thông qua những hoạt động giáo dục cho học sinh THPT.
II. QUAN ĐIỂM VÀ NHẬN THỨC VỀ “LỐI SỐNG XANH” - “LÃNG
PHÍ RÁC THẢI”
1. Quan niệm “Lối sống xanh”
Có quan điểm cho rằng sống xanh là lối sống cân bằng giữa bảo tồn, gìn
giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi sinh, sự đa dạng sinh học trên trái
đất và các cộng đồng người cùng bản sắc văn hóa của các cộng đồng ấy .
Hoặc bạn có thể hiểu sống xanh là lối sống thân thiện với môi trường, hài
hòa với thiên nhiên. Là lối sống con người giảm thiểu tối đa phá vỡ cân
bằng sinh thái, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu sử dụng cạn
kiệt tài nguyên vì sự phát triển bền vững của Trái Đất.
2. Quan niệm “Lãng phí rác thải”
Với nhiều người, rác thải là những thứ thừa thãi, hết tác dụng, bỏ
đi… tuy nhiên, trong thực tế rác cũng được coi là một “nguồn tài nguyên”
vì nhiều thành phần trong đó có nguồn gốc từ các tài nguyên thiên nhiên
nên nhiều nước trên thế giới đã coi việc phân loại và xử lý rác là một ngành
công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận.
Ở Việt Nam, rác thải được xử lý lâu nay chủ yếu bằng phương pháp
chôn lấp, hoặc đốt thủ công tiêu tốn mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy
nhiều bãi rác đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường rất nặng nề, đồng thời
lãng phí một lượng lớn rác có thể tái chế sử dụng do thói quen không phân
loại rác của người dân.
Việc xử lý phổ biến nhất là chôn lấp và đốt thủ công mà chưa qua
phân loại, phương pháp này chiếm tới 50%, theo đó các chất như nhựa, kim
loại nặng, chất hữu cơ là những thứ lãng phí nhiều nhất.
3. “Lối sống xanh” và giảm thiểu “Lãng phí rác thải” tại môi trường
THPT
Sống xanh chính là: đáp ứng được nhu cầu hiện tại của chúng ta mà
không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc các thế hệ tương lai có thể sử
dụng các tài nguyên.
Sống xanh tại nhà trường THPT bắt đầu từ những việc rất đơn giản như:
+ Phân loại rác: Phân loại rác sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho khâu xử
lý rác thải đồng thời giảm được nhiều diện tích chôn lấp rác sinh hoạt;
chính việc giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đồng nghĩa với việc
giảm tác động tiêu cực đến môi trường, giảm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn
nước
+ Có một chiếc cốc riêng: Việc sở hữu một chiếc cốc kèm theo ống
hút riêng, sẽ giúp giảm thiểu lượng nhựa không đáng thải ra môi trường. Đó
là chưa kể đến một chút cảm quan cá nhân, khi có một chiếc cốc riêng
mang đậm chất riêng của mình.
+ Có hộp thức ăn cá nhân: Có hộp đựng thức ăn cá nhân, ngoài
chuyện giảm lượng rác thải từ hộp đựng bằng nhựa hoặc xốp mà các cửa
hàng thường sử dụng; còn giúp đảm bảo vệ sinh cho bữa ăn của bạn.
+ Mang theo một chiếc túi to khi đi mua sắm: bạn đã góp phần
giảm thiểu túi nylon khi đi siêu thị, hoặc đi chợ…
+ Hãy trồng “một” cái cây: đơn giản có thể chỉ là một chậu cây
xanh trang trí trên bàn học.
4. Vai trò của xây dựng chương trình giáo dục nhà trường gắn với hình
thành “Lối sống xanh” cho học sinh THPT
Để kiến tạo cuộc sống xanh phải bắt nguồn từ chính con người, và
muốn tạo nên những con người xanh, phải bắt đầu từ hệ thống giáo dục. Lối
sống xanh cần khơi nguồn từ giáo dục. Giáo dục góp phần cung cấp kiến
thức, xây dựng nhận thức, hành vi và lối sống xanh, lành mạnh.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ RÁC THẢI
TẠI CÁC NHÀ TRƯỜNG THPT
I. Mục tiêu khảo sát
Nhằm khảo sát thực trạng nhận thức quan điểm và thói quen sống của
học sinh THPT Hà Nội với rác thải tại nhà trường.
II. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các bạn học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội :
+ THPT Công lập: THPT Việt Đức
+ THPT Chuyên : THPT Chuyên Chu Văn An
+ THPT Quốc tế: THPT Việt Nam - Singapore
+ THPT Dân lập: THPT Nguyễn Huệ
+ THPT Phan Huy Chú
Trên cả 3 khối học : 10,11,12 tại các nhà trường.
Lí do chọn đối tượng nghiên cứu tại các môi trường giáo dục đào tạo
khác nhau. Các môi trường giáo dục khác nhau sẽ có chương trình giáo dục
và chất lượng học sinh khác nhau. Lựa chọn các mô hình khác nhau để khảo
sát nhằm có cái nhìn tổng quát về đặc thù học sinh THPT tại Hà Nội.
Đặc thù rác thải tại môi trường THPT
III. Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp điều tra giáo dục học
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thống kê toán học
Khảo sát trên mẫu phiếu Google form
Thuận lợi từ phía học sinh THPT tại địa bàn Hà Nội: khả năng ứng dụng
CNTT, mục tiêu giảm thiểu rác thải giấy in ấn với phiếu khảo sát, dễ dàng
phân tích và xử lí số liệu, đánh giá nhanh và hiệu quả, chính xác
Khó khăn cần sự hỗ trợ trong phía nhà trường trong liên hệ các trường bạn
trong quá trình khảo sát điều tra.
IV. Thiết kế phiếu
(Phụ lục)
V. Tiến hành khảo sát
Tiến hành khảo sát trên 3 khối học sinh 10,11,12 tại các trường, mỗi khối
20 phiếu nhằm đánh giá nhận thức của từng khối lớp khác nhau. Từ đó làm cơ
sở đánh giá so sánh giữa các nhóm trường
VI. Kết quả khảo sát
VI.1. Kết quả
Thu thập số liệu thống kê sau điều tra.
VI.2. Nhận xét đánh giá
Nhận xét, phân tích đánh giá các dữ liệu thu được.
VII. Đề xuất giải pháp khắc phục
VII.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT
- Thông qua kết quả quá trình khảo sát thực tế
- Căn cứ vào việc phỏng vấn sâu, xin ý kiến của các bạn học sinh, các thầy cô
giáo và các chuyên gia.
VII.2.Các giải pháp để khắc phục:
VII.2.1. Xây dựng câu lạc bộ nhà trường “Câu lạc bộ Môi trường”
Xây dựng được chương trình hoạt động của câu lạc bộ theo sát đặc
điểm chương trình giáo dục theo đúng lộ trình 09 tháng/ 01 năm học:
Xây dựng fanpage cho Câu lạc bộ
Tháng 09: Chương trình thu gom sách vở cũ “Kiến thức cho đi là để nhận
lại”
Tháng 10: Chương trình làm đồ dùng học tập tái chế kết hợp với câu lạc bộ
Handmade… “Khéo tay hay làm”
Tháng 11: Chương trình làm thiếp tặng thầy cô (Nội dung thiết kế về chủ
đề môi trường) kết hợp với câu lạc bộ Mĩ thuật – “Thiếp xanh tặng thầy
cô”
Tháng 12: Chương trình khuyên góp quần áo ấm cũ còn lành lặn làm từ
thiện : “Áo ấm trao gửi yêu thương” làm bộ lịch để bàn năm 2020 “ECO”
Tháng 01: “Nghìn cây xanh một tình yêu” Câu lạc bộ sẽ tổ chức khuyên
góp rác thải nhựa và rác thải có khả năng tái chế đổi lấy cây xanh.
Tháng 02: “Xuân yêu thương” Câu lạc bộ sẽ kết hợp với chương trình của
nhà trường thực hiện hoạt động gói bánh và hội chợ bán hàng. Toàn bộ chi
phí thu được sẽ trao học bổng cho 01 bạn học sinh vùng núi, vùng sâu vùng
xa. Cho ra mắt và bán bộ truyện “Tâm sự của rác” .
Tháng 03: Câu lạc bộ sẽ liên hệ với các tổ chức Đoàn thanh niên của một
số trường trên địa bàn tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm “Tái chế”
Tháng 04: Câu lạc bộ sẽ thực hiện chương trình thi đua : “Xanh từ trường
về nhà” thể hiện qua các video và video thắng cuộc được đánh giá theo nội
dung, tỉ lệ tương tác và khả năng lan tỏa, truyền tải thông điệp sống xanh.
Tháng 05: Câu lạc bộ thực hiện chương trình trao học bổng cho “Đại sứ
xanh” là học sinh có hoạt động tích cực nhất trong lan tỏa và truyền cảm
hứng xanh cho học sinh nhà trường trong cả 01 năm học. Thực hiện video
quảng bá về nhân vật “Đại sứ xanh”
Qua tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ các bạn học sinh của câu lạc
bộ sẽ được kết hợp giáo dục tài chính (Financial education).
VII.2.2. Tổ chức chương trình giao lưu triển lãm hội chợ các câu lạc bộ giữa
các nhà trường (sản phẩm tái chế)
VII.2.3. Phát hành bộ truyện “Tâm sự của rác” – 7 cuốn song ngữ
Bộ truyện gồm 07 nhân vật là rác thải quen thuộc của các bạn học sinh
THPT là kết quả sau khi tiến hành khảo sát điều tra thực tiễn cơ cấu rác thải
tại nhà trường THPT
1. Thứ 2: Khẩu trang y tế
2. Thứ 3: Vỏ hộp sữa
3. Thứ 4: Chai nhựa
4. Thứ 5: Sách vở cũ
5. Thứ 6: Quần áo cũ
6. Thứ 7: Vỏ đồ hộp thức ăn một lần
7. Chủ nhật: Cục pin
Mỗi tập truyện cơ cấu gồm 03 nội dung:
1. Giới thiệu thông tin về rác thải và những con số biết nói
2. Câu chuyện vui của nhân vật rác với học sinh (truyện tranh)
3. Thông điệp cuộc sống: Bài học và lời nhắn nhủ
(Phụ lục)
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM TẠI MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
THPT PHAN HUY CHÚ
3.1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực nghiệm
- Thuận lợi:
+ Nhà trường: tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát
+ Các bạn học sinh trường THPT Phan Huy Chú: năng động sáng tạo và
nhiệt tình tham gia trong các hoạt động mở của nhà trường.
+ Hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ thông tin
- Khó khăn:
+ Phía học sinh: còn một số học sinh ngần ngại khi chia sẻ ý kiến của bản
thân.
3.2. Xây dựng Câu lạc bộ và các hoạt động
Thực hiện theo kế hoạch hoạt động và tuyển thành viên cho câu lạc bộ.
3.3. Đánh giá hoạt động sau thực nghiệm
3.3.1. Phát phiếu thăm dò đánh giá hiệu quả
(Phụ lục)
Thực hiện thăm dò trên Google form
3.3.2. Kết quả
Phân tích đánh giá, nhận xét các số liệu thu thập được.
C. KẾT LUẬN KHOA HỌC
Con người là sản phẩm giáo dục. Thói quen – lối sống được hình thành
từ nhận thức và quan niệm. Học sinh THPT là chủ nhân tương lai của đất
nước, họ có khả năng lan tỏa, truyền cảm hứng và thích ứng với những lối
sống mới – lối sống xanh.
Chính bởi vậy, với bài nghiên cứu chúng tôi cố gắng chỉ ra được hiện
trạng lãng phí rác thải tại nhà trường THPT và từ đó đề xuất các giải pháp,
tiến hành thực nghiệm trên mô hình nhà trường THPT Phan Huy Chú. Hi
vọng đề tài có khả năng tuyên truyền, lan tỏa và truyền cảm hứng cho các
nhà trường THPT tại địa bàn Hà Nội nhằm xây dựng lối sống xanh trong
nhà trường bên cạnh đó rèn kĩ năng lãnh đạo và nhận thức của giới trẻ trước
các vấn đề xã hội.

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT


RÁC THẢI TẠI CÁC NHÀ TRƯỜNG THPT TẠI HÀ NỘI
Thông tin người khảo sát
1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Trường Học ………………………………………………………………………….
4. Khối/ lớp: ……………………………………………………………………………
Với mỗi câu hỏi vui lòng đánh dấu (x) vào ô phù hợp nhất
1. Bạn thường bỏ đi những rác gì tại trường học?
Loại rác Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Vỏ hộp sữa
Khẩu trang y tế
Chai nhựa
Vỏ đồ hộp dùng một lần
Giấy (vở, sách cũ, nháp)
Loại khác nếu có
(Ghi rõ tên rác)

2. Tại trường bạn đang theo học bạn vứt rác theo cách nào?
Cho vào thùng rác chung
Cho vào thùng rác đã có phân loại
Tiện đâu vứt đấy
Cách khác (nếu có)
3. Theo bạn rác có phải thứ bỏ đi?

Không
4. Theo bạn rác thải ở trường học có phải vấn đề đáng quan tâm?

Không
5. Bạn có hay mua thức ăn và đồ uống tại trường học?

Không
6. Khi bạn mua thức ăn và đồ uống tại trường học bạn thường đựng chúng vào
đâu?
Đồ dùng một lần do cửa hàng cung cấp
Mang theo bình nước hoặc hộp cá nhân
Các cách khác (nếu có)
7. Bạn có đồng ý không nếu giá thành đồ ăn, đồ uống bạn mua bị tăng lên do
các cửa hàng phải thêm chi phí mua các hộp/ cốc chứa an toàn với sức khỏe của bạn và
môi trường?

Không
8. Nếu khi vứt rác đúng cách bạn được tặng quà bạn có cảm thấy thích thú?

Không
9. Nếu chúng tôi mời bạn tham gia vào một trải nghiệm sống xanh và giảm thiểu
rác thải tại trường học bạn có sẵn sàng tham gia?

Không
10. Theo bạn là một học sinh THPT chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu lãng
phí rác thải và bảo vệ môi trường sống của bản thân và gia đình?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

PHIẾU KHẢO SÁT SAU THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH


THPT PHAN HUY CHÚ
Thông tin người khảo sát
1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Trường học ………………………………………………………………………….
4. Khối/ lớp: ……………………………………………………………………………
Với mỗi câu hỏi vui lòng đánh dấu (x) vào ô phù hợp nhất
1. Sau các hoạt động của Câu lạc bộ “Môi trường” chúng tôi trong thời gian qua, bạn
có cảm thấy lý thú và bổ ích với mình hay không?

Không
2. Bạn đã có thói quen phân loại khi bỏ rác chưa?
Chưa
Thi thoảng
Có thường xuyên
3. Theo bạn mô hình Câu lạc bộ của chúng tôi có nên nhân rộng trong các nhà trường
THPT trên địa bàn Hà Nội?

Không
4. Nếu chúng tôi mời bạn làm “Đại sứ xanh” của nhà trường bạn có sẵn sàng tham
gia?

Không
5. Bạn thích hoạt động nào nhất của chúng tôi?
Chương trình gom sách vở cũ : “Kiến thức cho đi là để nhận lại”
Chương trình làm đồ dùng học tập tái chế : “Khéo tay hay làm”
Chương trình “Thiếp xanh tặng thầy cô”
Chương trình “Áo ấm trao gửi yêu thương”
Chương trình “Nghìn cây xanh một tình yêu”
Chương trình kết hợp bán sách “Tâm sự của rác” và “Xuân yêu thương”
Chương trình hội chợ triển lãm “Sản phẩm tái chế” của các bạn học sinh
Chương trình “Xanh từ trường về nhà”
Chương trình trao học bổng “Đại sứ xanh”

6. Bạn có đề xuất gì cho Câu lạc bộ của chúng tôi hoạt động hiệu quả hơn?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….......................................................................

BỐ CỤC CUỐN TRUYỆN : NGÀY THỨ 2


Nội dung 1: Giới thiệu thông tin về rác thải và những con số biết nói
Từ lâu cái tên “PE” đã ăn mòn tiềm thức chúng ta, trở thành vật bất li thân với
cuộc sống của con người. Tuy nhiên, “vật bất ly thân” ấy đang dần dần hủy hoại bầu
không khí trong lành của Trái Đất với lượng “PE” chào đón thế giới mỗi năm lên tới
chục nghìn, trăm nghìn tấn, lượng cung nhiều hơn lượng bị đào thải. Và cứ thế, “PE”
tồn tại cho đến hơn nửa thiên niên kỉ trên Trái Đất, ăn mòn Trái Đất. Điều này vốn đã
là vấn đề nguy cấp của mọi quốc gia ,mà nay lại càng nguy cấp hơn bởi lẽ số lượng
‘PE’ nhân lên bội phần trong bệnh dịch Covid năm nay và nó mang tên “khẩu trang y
tế”.
Theo ước tính của các nhà chức trách Pháp thì: “Có nguy cơ khẩu trang nhiều
hơn sứa ở Địa Trung Hải”.
Khẩu trang băng qua bao đại dương, khẩu trang băng qua mọi nẻo đường. Theo một
cuộc điều tra gần đây của tổ chức bảo vệ môi trường Oceans Asia, tại vùng đảo
Lantau của Hong Kong vốn ít có du khách đến thăm, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy
70 chiếc khẩu trang vứt bỏ trên đoạn bãi biển có chiều dài chưa đầy 100 mét.
Nội dung 2: Truyện tranh : Câu chuyện nhỏ
Tâm sự của rác với cô cậu học trò
Nội dung 3: Thông điệp cuộc sống: Bài học và lời nhắn nhủ
Đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng
ngừa sự lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
(nCoV) gây ra.
Tuy nhiên khẩu trang đã sử dụng như chất thải lây nhiễm. Việc người dân dùng
xong có ý thức vứt vào thùng rác, vứt đúng nơi quy định để bảo vệ mình, mọi người
và bảo vệ môi trường là một hành động đúng đắn.
Nếu không cấp thiết chúng ta nên dùng khẩu trang vải, khẩu trang thân thiện
với môi trường và có thể sử dụng được nhiều lần.
Hãy chung tay vì một cuộc sống CLEAN & GREEN
Nội dung 4: Trò chơi tương tác

(Vẽ)

You might also like