You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

Bài 1: Ông tuấn dự định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng gia dụng. Ông
tuấn đang đứng trước bốn sự lựa chọn về quy mô đầu tư. Kết quả lợi nhuận hằng
năm tương ứng với từng quy mô đầu tư trong từng điều kiện thị trường được phân
tích theo bảng sau:
ĐVT: USD
Quy mô nhà máy Thị trường có nhu cầu Thị trường có nhu cầu
mạnh (S1) yếu (S2)
Nhỏ 50.000 -10.000
Vừa 100.000 -20.000
Lớn 150.000 -40.000
Rất lớn 200.000 -100.000

Câu 1: Ông tuấn là người lạc quan, quy mô ông Tuấn chọn là:
a. Nhỏ b. Vừa c. Lớn d. Rất lớn
Câu 2: Anh ông Tuấn là ông Quang là người bi quan, quy mô ông Quang chọn
là:
a. Nhỏ b. Vừa c. Lớn d. Rất lớn
Câu 3: Em ông Tuấn là bà Tuyết, là người có mức độ lạc quan ở mức 30%,
quy mô bà Tuyết chọn là:
a. Nhỏ b. Vừa c. Lớn d. Rất lớn
Câu 4: Bạn ông Tuấn khuyên nên tối thiểu hóa rủi ro, quy mô bạn ông Tuấn
chọn là:
a. Nhỏ b. Vừa c. Lớn d. Rất lớn
Câu 5: Chị ông Tuấn là bà Thanh dựa vào thông tin của một tạp chí nghiên
cứu thị trường cho rằng khả năng xuất hiện của thị trường có nhu cầu mạnh
(S1) là 80%. Nếu giả định này đúng thì quy mô bà Thanh chọn là:
a. Nhỏ b. Vừa c. Lớn d. Rất lớn
Câu 6: Để phân tích độ nhạy của phương án tối ưu theo theo yếu tố xác suất.
Gọi P xác suất xuất hiện của thị trường có nhu cầu mạnh (P là biến ngẫu
nhiên và 0%< P <100%). Ông Tuấn tính toán được phương án quy mô Vừa
chỉ tối ưu khi P nằm trong khoảng:
a. 17% < P < 23%
b. 17% < P <29%
c. 17% < P <33%
d. 17% < P <44%

Bài 2: Công ty sản xuất giấy Tân Mai có hai loại nguyên liệu gỗ và acid với khối
lượng tương ứng là 13 tấn và 9 tấn. Các tư liệu sản xuất khác và lao động có số
lượng lớn. Sự phối hợp các nguyên liệu có thể sản xuất ra ba loại giấy A, B và C.
Mức tiêu hao hai loại nguyên liệu trên để sản xuất một tấn giấy loại A, B và C cho
ở bảng sau:

Giấy loại A Giấy loại B Giấy loại C


Gỗ 2 2 7
Acid 2 1 6

Biết lợi nhuận thu được khi bán một tấn giấy loại A, B và C lần lượt là 6,5 và 20
triệu đồng. Công ty sản xuất giấy Tân Mai cần xác định phương án sản xuất tối ưu.
Gọi x1, x2, x3 là số tấn giấy loại A, B và C cần sản xuất.
Câu 7: Hàm mục tiêu của bài toán là:
a. Max (Z= 2*x1+2*x2+7*x3)
b. Max (Z= 2*x1+x2+6*x3)
c. Max (Z= 6*x1+5*x2+20*x3)
d. Max (Z= 5*x1+6*x2+20*x3)
Câu 8: Ràng buộc nguyên liệu gỗ là:
a. 2*x1+2*x2+7*x3<=13
b. 2*x1+7*x2+2*x3<=13
c. 2*x1+x2+6*x3<=9
d. 2*x1+ 6*x2+x3<=9
Câu 9: Ràng buộc nguyên liệu acid là:
a. 2*x1+2*x2+7*x3<=13
b. 2*x1+7*x2+2*x3<=13
c. 2*x1+x2+6*x3<=9
d. 2*x1+ 6*x2+x3<=9
Câu 10: Dùng phương pháp thuật toán đơn hình ta tìm được phương án tối
ưu:
a. x1= 0tấn; x2= 3tấn; x3= 1tấn; Z=35 triệu đồng
b. x1= 3tấn; x2= 0tấn; x3= 1tấn; Z=35 triệu đồng
c. x1= 1tấn; x2= 3tấn; x3= 0tấn; Z=35 triệu đồng
d. x1= 0tấn; x2= 3tấn; x3= 1tấn; Z=30 triệu đồng
Câu 11: Gọi y1, y2 (triệu đồng) là giá mở của nguyên liệu gỗ và acid. Giá trị
của y1, y2 là:
a. y1=1; y2=1
b. y1=1; y2=2
c. y1=2; y2=1
d. y1=2; y2=2
Bài 3: Một công ty cần điều phối hàng hóa từ bốn kho chứa hàng đến ba siêu thị.
Số lượng hàng hóa có ở các kho là 40,75,60 và 70 tấn. Nhu cầu hàng hóa ở các
siêu thị là 45,90 và 110 tấn. Giá cước vận chuyển một tấn hàng hóa từ kho i đến
siêu thị i cho ở ma trận sau (triệu đồng):

12 10 10
cij= 4 6 8
3 8 6
8 8 12
Câu 12: Tìm phương án vận chuyển khả dĩ bằng phương pháp góc tây bắc:
a. x11=40; x21=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
b. x11=40; x12=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
c. x11=40; x21=5; x22=70; x23=20; x33=40; x43= 70
d. x11=40; x21=5; x22=70; x32=20; x42=40; x43= 70
Câu 13: Tìm phương án vận chuyển khả dĩ bằng phương pháp chi phí bé
nhất:
a. x11=40; x21=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
b. x11=40; x12=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
c. x11=40; x21=75; x22=45; x23=15; x33=15; x43= 55
d. x13=40; x22=75; x31=45; x33=15; x42=15; x43= 55
Câu 14: Tìm phương án vận chuyển khả dĩ bằng phương pháp Vam:
a. x11=40; x21=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
b. x11=40; x12=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
c. x13=40; x22=20; x23=55; x31=45; x33=15; x42= 70
d. x13=40; x22=75; x31=45; x33=15; x42=15; x43= 55
Câu 15: Tìm phương án vận chuyển tối ưu:
a. x11=40; x21=5; x22=70; x32=20; x33=40; x43= 70
b. x13=40; x21=45; x22=20; x23=10; x33=60; x42= 70
c. x11=40; x22=20; x23=55; x31=45; x33=15; x42= 70
d. x13=40; x22=75; x31=45; x33=15; x42=15; x43= 55
Bài 4: Công ty phụ tùng ô tô Sài gòn cần đạt 120.000 bộ lọc nhiên liệu để cung cấp
cho các đại lý. Biết them rằng: Chi phí lưu kho tính trung bình hằng năm cho mỗi
bộ là 5.000đ và chi phí mỗi lần đặt hàng là 750.000đ. Số ngày hoạt động của công
ty là 300 ngày. Thời gian phân phối trễ là bốn ngày.

Câu 16: Lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi đợt:


a. 4.000 bộ
b. 6.000 bộ
c. 8.000 bộ
d. 10.000 bộ
Câu 17: Số lần đặt hàng tối ưu:
a. 20 lần
b. 30 lần
c. 15 lần
d. 12 lần
Câu 18: Tổng chi phí tồn trữ tối ưu:
a. 20 triệu
b. 25 triệu
c. 30 triệu
d. 35 triệu
Câu 19: Lượng tái đặt hàng:
a. 1.400 bộ
b. 1.600 bộ
c. 1.800 bộ
d. 2.000 bộ
Bài 5: Fresh Co. Ltd có nhà máy tại Hóc Môn là công ty chuyên cung cấp rau sạch
cho hầu hết các trường học bán trú và nội trú tại khu vực nội thành Tp. HCM. Mỗi
kiện rau được sản xuất với chi phí là 105, giá bán là 155. Tuy lợi nhuận cao nhưng
nếu rau sản xuất mà không bán được trong ngày phải bán lại cho các chợ với giá
3$/ kiện. Xác suất nhu cầu hằng ngày ở mức 100 kiện là 0.3; ở mức 200 kiện là 0.4
và ở mức 300 kiện là 0.3. Chính sách kinh doanh của Fresh Co. Ltd là phải cố gắng
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng vì công ty tính toán mức độ thiệt hại nếu
để cho khách hàng đi mua của đối thủ cạnh tranh khác là: 6$/ kiện.

Câu 20: Mức sản xuất tối ưu của công ty là bao nhiêu kiện/ngày?
a. 100 kiện/ngày
b. 150 kiện/ngày
c. 200 kiện/ngày
d. 300 kiện/ngày

You might also like