You are on page 1of 13

PHẦN 1: DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
các lĩnh vực về công nghệ kỹ thuật đang ngày một trỗi dậy và phát triển vô cùng vượt
bậc. Ngành in là một trong số đó, song song với sự tồn tại và phát triển lâu dài của các
công nghệ in truyền thống thì công nghệ in kỹ thuật số đang ngày càng bùng nổ và
khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong ngành công nghiệp in ấn.

Với nhu cầu in nhanh chóng, số lượng in có hạn và mang lại hiệu quả cao thì in
chuyển nhiệt là một phương pháp in kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và ứng dụng
ngày một rộng rãi. Đặc biệt việc ứng dụng in chuyển nhiệt trên vật liệu vải đã hoàn toàn
thành công khi đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như giải
quyết các vấn đề về mẫu mã, chất liệu,…. và tạo ra được những sản phẩm in trên vải
cao cấp hơn những sản phẩm đơn giản trước đây. Chính vì những lý do trên, đồng thời
để mở rộng vốn hiểu biết cũng như nắm rõ được quy trình thực hiện, nhóm em quyết
định chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình công nghệ in chuyển nhiệt trên vật liệu vải” để tiến
hành tìm hiểu và giới thiệu đến mọi người. Qua đó, mang lại thêm kiến thức bổ ích cho
mọi người.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu là quy trình in chuyển nhiệt trên vật liệu vải.
- Tìm hiểu khái quát về vật liệu vải trong công nghệ in chuyển nhiệt.
- Tìm hiểu về quy trình, điều kiện in trên vật liệu vải bằng phương pháp in chuyển nhiệt.
- Đánh giá hiệu quả của công nghệ in chuyển nhiệt trên vật liệu vải trên thị trường.

3. Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu khái quát các vật liệu vải phù hợp sử dụng trong công nghệ in chuyển nhiệt.
Tìm hiểu điều kiện in (trang thiết bị, mực in,... ) và quy trình in của công nghệ in
chuyển nhiệt.
Phân tích các lỗi thường gặp và cách khắc phục trong quá trình in ấn.
Từ đó, đưa ra nhận xét và đánh giá về quy trình in và ứng dụng của công nghệ in
chuyển nhiệt so với phương pháp in lụa trên vật liệu vải.
4. Giới hạn đề tài
- Các vật liệu vải trong công nghệ in chuyển nhiệt
- Quy trình in chuyển nhiệt trên vật liệu vải

5. Phương pháp nghiên cứu


- Tìm hiểu giáo trình, tài liệu tham khảo có liên quan đến công nghệ in chuyển nhiệt.
- Tìm hiểu thêm trên các trang mạng, bài báo về kỹ thuật in chuyển nhiệt trên vật liệu
vải để làm rõ vấn đề đang tìm hiểu.
- Tham khảo, bàn luận với giảng viên hướng dẫn về những vấn đề chưa rõ, cần sự hỗ
trợ của giảng viên.

1
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Giới thiệu về công nghệ in chuyển nhiệt
1. Sơ lược về công nghệ in chuyển nhiệt
Là cách thức in ấn hình ảnh theo nhu cầu lên các vật liệu cần in thông qua hình
thức ép nhiệt. Hoạt động bằng cách sử dụng nhiệt năng làm cho lớp phủ Rippon nóng
lên rồi để cho nó dính vào vật liệu mà chúng ta cần in.
2. Ứng dụng kỹ thuật in chuyển nhiệt đối với vật liệu vải
- Ứng dụng trên các sản phẩm may mặc, thời trang
- Ứng dụng trên các vật dụng trang trí, nội thất

CHƯƠNG II: Tìm hiểu về vật liệu vải trong công nghệ in chuyển nhiệt
- Vật liệu vải phù hợp trong in chuyển nhiệt
- Tính chất của vật liệu vải ảnh hưởng đến chất lượng in chuyển nhiệt
1. Vật liệu vải phù hợp trong in chuyển nhiệt
- Tiêu chí lựa chọn vật liệu vải trong in chuyển nhiệt
- Lựa chọn vật liệu vải phù hợp với in chuyển nhiệt
1.1. Tiêu chí lựa chọn
- Vải có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao
- Vải bền dẻo, có khả năng chống nhăn, chống co giãn khi in
- Vải sau khi in chuyển nhiệt có màu sắc đẹp, tươi sáng, bền màu
1.2. Lựa chọn vải phù hợp

Tiêu chí lựa chọn Loại vải Thành phần Tính năng phù hợp tiêu chí lựa
chọn

Vải có khả năng Vải PE (Polyeste Polyetylen terephthalate, Định lượng (g/
500
chống mài mòn, chịu Fabric) công thức phân tử [-OC- m²)
nhiệt tốt, không bị Ph-COOCH2CH2O -] n,
biến dạng khi gặp còn được gọi là sợi Độ dày (mm) 1.8
nhiệt độ cao polyester (PET)
Độ thoát khí 150 ~
(l/m²/s) 300

Nhiệt độ
180-200
max (ᵒC)

Trung
Chống axit
bình

2
Trung
Chống kiềm
bình

Tuyệt
Chống mài mòn
vời

Vải Gấm 100% polyester Định lượng (g/


200-300
(Brocade fabric) m²)

Nhiệt độ
150
max (ᵒC)

Trung
Chống axit
bình

Trung
Chống kiềm
bình

Tuyệt
Chống mài mòn
vời

Vải bền dẻo, có khả Vải PE Polyetylen terephthalate, Định lượng (g/
500
năng chống nhăn, công thức phân tử [-OC- m²)
chống co giãn khi in Ph-COOCH2CH2O -] n,
còn được gọi là sợi Độ dày (mm) 1.8
polyester (PET).
Độ thoát khí 150 ~
(l/m²/s) 300

Cường Ngang 1200


lực (N/5
x 20
cm) Dọc 1400

Ngang 20
Độ bền
kéo (%)
Dọc 30

Mô-đun l22 - 141


đàn hồi
(cN / cao gấp 2 đến 3
dtex) lần so với nylon.

Vải Su PE 95% là sợi tổng hợp Độ thoát khí 140 ~

3
polyester, và 5% sợi (l/m²/s) 280
spandex
Cường Ngang 1100
lực (N/5
x 20
cm) Dọc 1300

Ngang 30
Độ bền
kéo (%)
Dọc 40

Mô-đun
đàn hồi l15 - 133
(cN /
dtex)
- Là loại vải hoa văn
Vải sau khi in Vải thun cát 92% là sợi polyester và
chuyển nhiệt có màu 8% còn lại là elastane - Bảng màu cực kỳ đa dạng
sắc đẹp, tươi sáng,
=> Là thế mạnh để thỏa mãn thị
bền màu
hiếu khách hàng một cách khác
biệt nhất khi ứng dụng in

Định lượng (g/ 240


m²)
Độ bền màu: giá
trị cấp độ từ 1-8
( đánh giá Cấp độ
bởi Blue Wool 6
Scales theo tiêu
chuẩn của ISO)
Phai
Mức độ phai màu màu
nhẹ
Độ bền ánh sáng Rất tốt

Tuổi Thọ Tương


Đối Dưới Ánh 3-6
Sáng Mặt Trời tháng
Liên Tục

chuyển nhiệt

2. Các tính chất của vật liệu vải ảnh hưởng đến chất lượng in chuyển nhiệt

4
Các tính chất
của vật liệu Khái niệm Ảnh hưởng đến chất lượng in
vải

Độ nhàu Là khả năng của vải tạo nên vết gấp - Là một trong những nguyên
khi vải bị đè nén hoặc bị gấp xếp. Các nhân gây ra lỗi mất hình ảnh in
vết gấp xuất hiện do kết quả của các - Khi vải nhàu, bề mặt vải không
loại biến dạng dẻo và nhão khi sợi bị còn đủ phẳng sẽ gây sai lệch ví trí
uốn cong và bị nén cần in.

Độ chịu nhiệt Đặc trưng bằng khả năng chịu đựng - Độ chịu nhiệt của vải quyết định
của vải dưới tác dụng trực tiếp của tính thẩm mỹ của sản phẩm sau
nhiệt độ. Độ chịu nhiệt phụ thuộc vào khi in.
bản chất của nguyên liệu dệt. Tùy điều
- Độ chịu nhiệt đủ tốt sẽ cho ra
kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí trong
hình ảnh in đẹp, rõ, sắc nét,
môi trường mà độ chịu nhiệt của vải là
không bị méo, co, sai kích thước.
khác nhau.

Độ co Trong quá trình cất giữ sản xuất, sử - Độ co vải gây ra tình trạng vùng
dụng, khi thấm ướt và khi giặt nhận in sẽ bị co biến dạng, mất đi kích
thấy vải bị giảm ngắn về kích thước gọi thước ban đầu gây mất thẩm mỹ.
là độ co vải. Mỗi loại vải thể hiện các
dạng co khác nhau: co thẳng (co dọc)
và co theo diện tích (co ngang).

Độ bền Trong quá trình may, định hình, hoàn - Khi vải đạt độ bền nhất định,
tất cũng như khi trở thành quần áo, vải chất lượng in sẽ đạt tốt nhất có
thường xuyên chịu tác dụng lực kéo là thể, vùng in sẽ giữ được đồ bền,
chính ngoài ra còn có lực nén, lực uốn, không bị lỗi nứt, bong tróc do vải
lực xoắn, lực ma sát,... chịu được những tác động ngoại
lực kể trên.
Độ bền chính là khả năng chịu được tác
động trên mà vẫn giữ được tính chất
của vải, không làm ảnh hưởng đến chất
lượng sử dụng sau này.

Độ hao mòn Là quá trình phá hủy vật liệu sợi dưới - Độ hao mòn của vải ảnh hưởng
của vải tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau một phần đến độ bền của vùng in
làm vật liệu sợi bị phá hủy hàng loạt.
- Khi vải bị mòn vùng in sẽ bị
Có hai dạng: hao mòn cục bộ và hao
phai, sờn theo, màu sắc vùng in
mòn toàn phần.
cũng thay đổi theo. Hình ảnh in
+ Hao mòn cục bộ: chỉ thể hiện trên sẽ bị bong tróc theo.

5
những yếu điểm riêng biệt của sản
phẩm may mặc như: khủy tay, đầu gối,

+ Hao mòn toàn phần: được thể hiện


trên toàn bộ sản phẩm đạt hao mòn tới
mức tối đa

CHƯƠNG III: Điều kiện in và quy trình của công nghệ in chuyển nhiệt trên vật
liệu vải
- Điều kiện in công nghệ in chuyển nhiệt trên vật liệu vải
- Quy trình in công nghệ in chuyển nhiệt trên vật liệu vải

1. Điều kiện in
- Xác định sản phẩm in chuyển nhiệt trên vải
- Xác định tiêu chí lựa chọn thiết bị và vật liệu in phù hợp sản phẩm

1.1. Xác định sản phẩm in chuyển nhiệt trên vải

Sản phẩm lựa chọn: Áo thể chất trường SPKT

Thông số kỹ thuật sản phẩm

Kích thước sản phẩm

6
Mặt trước: Hình
tròn
Đường kính 70 mm

Kích
thước
vùng in

Mặt sau (DxR):


280x152

Loại vải Polyester (PE)

Vật liệu Định lượng (g/ m²) 500

Độ dày (mm) 1.8

Nhiệt độ max (ᵒC) 180-200


Độ bền kéo Ngang 20
(%)

7
Dọc 30

1.2. Xác định tiêu chí lựa chọn thiết bị và vật liệu in phù hợp sản phẩm
- Máy in chuyển nhiệt
- Máy ép nhiệt
- Vật liệu trung gian in chuyển nhiệt
- Mực in
- Keo
1.2.1. Tiêu chí lựa chọn máy in chuyển nhiệt
- Sử dụng phương pháp in phun
- In được 5 màu CMYK + trắng
- In trên giấy chuyển nhiệt hoặc màng PET
- In trên khổ 600mm
Máy in Xkeda Q3-E602

Thông số kỹ thuật
Mã máy Q3-E602
Đầu phun 2 đầu phun Epson 3200
Khổ giấy tối đa 600 mm
Mực in 5 màu CMYK + W
Vật liệu in Màng PET chuyển nhiệt

* Kết hợp máy rắc bột keo và sấy

8
Dùng để phủ lớp bột keo lên bề mặt màng PET sau khi in các lớp mực giúp
lớp mực bám chắc lên vật liệu vải ở công đoạn ép nhiệt.

1.2.2. Tiêu chí lựa chọn máy ép nhiệt


- Khổ ép có kích thước phù hợp với vùng in trên vải (khổ A3)
- Nhiệt độ ép đạt 180-200°C (dùng cho in trên vải PE)
- Có thể lồng thân áo vào bàn ép

Máy ép nhiệt phẳng khổ 38x45

Thông số kỹ thuật
Khổ ép 38 x 45 cm
Giới hạn nhiệt độ 0-220 °C
Giới hạn thời gian 0-999giây

1.2.3. Tiêu chí lựa chọn vật liệu trung gian in chuyển nhiệt
- Có thể in phun và dùng hệ mực gốc dầu
- Có khả năng chịu được nhiệt độ cao, ít bị biến dạng
- Dễ dàng bóc tách mực sau khi ép nhiệt
* Tính chất cơ, nhiệt của màng PET
Tính chất
Nhiệt độ nóng chảy 245-265 °C
Độ bền kéo 55-75 MPa
Độ giãn dài 30-3000%
Sức căng bề mặt Chưa xử lý: 38 – 40 dynes/cm
Đã xử lý: 48 dynes/cm

9
1.2.4. Tiêu chí lựa chọn mực in
- Mực dùng cho phương pháp in phun
- Hệ mực in gốc dầu

1.2.5. Tiêu chí lựa chọn keo cho in chuyển nhiệt trên vải
- Là loại keo nhiệt dạng bột (thành phần: polyester, polyamide, EVA,
poly-ethylene và nhựa nhiệt dẻo PUR)
- Khi tác dụng nhiệt độ, keo chuyển sáng dạng lỏng và nhanh chóng trở
lại dạng rắn khi nhiệt độ hạ (thời gian đóng rắn khoảng từ 2-3 giây khi
độ dày màng keo là 0.8mm)
* Đặc tính của một số loại keo nhiệt
Ethylene Polyamide Polyamide Polyamide
vinyl acetate
Điểm làm 40 100 - -
mềm, °C
Điểm nóng 95 - 267 137
chảy, °C
Chỉ số 6 2 5 5
nóng chảy
Độ bền 2750 2000 4500 2000
kéo, psi
Độ giãn, % 800 300 500 150

2. Quy trình in
Quy trình thực hiện
- Chuẩn bị vật liệu in và thiết bị
- In trên vật liệu màng PET
- Ép nhiệt in trên vật liệu vải
- Kiểm soát chất lượng hình ảnh sau khi ép lên vật liệu vải
2.1. Chuẩn bị vật liệu in và thiết bị
a) Mực in: CMYK + White
b) Màng PET dạng cuộn (đã xử lý bề mặt)
c) Keo nhiệt dạng bột
d) Máy in và máy rắc bột keo sấy tự động
e) Máy ép nhiệt: Cần căn chỉnh thời gian và nhiệt độ phù hợp với vật liệu
vải cần ép in.
Nhiệt độ ép: 180 – 200 °C
Thời gian ép: 35-45 giây

2.2. In trên giấy chuyển nhiệt


Bản chất của in chuyển nhiệt là in kỹ thuật số nên hình ảnh từ file kỹ thuật
số đã được xử lý đầu vào và sau đó trực tiếp in lên vật liệu màng PET thông
qua đầu phun của máy in mà không cần đến bản in.
- Máy in sẽ có 2 đầu phun:

10
+ Một đầu in các lớp mực màu CMYK trước
+ Đầu còn lại in lớp lót mực trắng

Màng PET sau khi in sẽ tiếp tục truyền qua hệ thống máy sấy rắc bột tự
động. Bột keo sẽ được rắc dàn đều mỏng trên bề mặt vật liệu và đi qua hệ
thống sấy nhiệt để nóng chảy tạo thành màng keo ở vùng mực in trên vật liệu.
Hoàn thành công đoạn in, tờ PET sẽ có các lớp như sau

*lớp chống nhiễm là không bắt buộc


2.3. Ép nhiệt in trên vật liệu vải
Máy ép nhiệt phải được cài đặt nhiệt độ trước và chờ cho nhiệt độ ổn định
trước khi ép. Trước khi ép, tờ PET cuộn sẽ được cắt rời theo từng hình ảnh in
của riêng từng sản phẩm.
Nhiệt độ ép (độ C) Thời gian ép (giây)
180 - 200 35 - 45

- Vật liệu vải sẽ được trải đúng ở vị trí cần in lên mâm ép dưới và mâm ép
nhiệt sẽ hạ xuống với nhiệt độ và thời gian đã điều chỉnh ban đầu.
- Máy sẽ báo hiệu tiếng bíp sau khi hết thời gian cài đặt, hoàn thành ép hình
ảnh lên vật liệu.
- Mở mâm ép nhiệt và lấy vải ra khỏi mâm phẳng. Sau đó bóc tấm phim ra
khỏi vải (chú ý để nguội mới bóc phim).
- Sau khi bóc tấm phim, nếu muốn tăng độ bám dính của keo thì có thể ép lại
1 lần.
2.4. Kiểm soát chất lượng hình ảnh sau khi ép lên vật liệu vải
- Hình ảnh từ giấy in bám hoàn toàn lên vải
- Không bị nhiễm màu sau khi ép nhiệt
- Vật liệu vải không bị hằn sau khi ép nhiệt

11
- Độ tương phản giữa màu vải và màu mực phải tốt

3. Những lỗi thường gặp, cách khắc phục và những lưu ý khi in trên vật liệu
vải
- Hiện tượng hình ảnh bị bóng đổ 3D
- Hiện tượng hình ảnh in bị ngược
- Hiện tượng hình ảnh in bị rổ
3.1. Hiện tượng hình ảnh bị bóng đổ 3D
Hình ảnh in sau khi in xuất hiện thêm một bóng mờ bên cạnh, gây cảm giác
khó chịu, làm cho sản phẩm không đúng như mẫu thiết kế.
Nguyên nhân
- Có thể do máy in đang bị tè đầu phun hoặc phần cơ của máy lỗi, kéo giấy
không đều.
- Lúc ép nhiệt từ giấy lên vải, giấy bị xê dịch, mực vẫn trên giấy thêm nhiệt độ
đang cao, điều này khiến phần mực đó chuyển lên vật liệu, tạo ra bóng mờ.
- Giấy in chuyển nhiệt quá mỏng, làm cho mực thấm ngược lên mâm nhiệt,
sau đó lại truyền ngược lên vật liệu trong các lần ép tiếp theo.
Cách khắc phục
- Kiểm tra lại máy in, điều chỉnh lại đầu phun máy in nếu có vấn đề
- Canh chỉnh giấy ở máy ép nhiệt cố định, không làm xê dịch trong quá trình
ép nhiệt.
3.2. Hiện tượng thâm kim trên vật liệu vải sau khi in
Lỗi thâm kim là lỗi thường gặp phải trong in chuyển nhiệt. Hiện tượng này
sẽ có nhiều chấm đen li ti xuất hiện trên bề mặt vải sau khi in.
Nguyên nhân
- Do nhiệt độ trên máy ép nhiệt được cài đặt quá cao, dẫn đến vải bị biến dạng,
thay đổi kết cấu, từ đó những đốm nhỏ màu xám đen li ti như là vải bị cháy.
- Thời gian ép quá lâu, vải cũng bị biến dạng và tạo chấm đen li ti.
- Vải bị ẩm ướt hoặc bám bụi bẩn, trong trường hợp này vải thường bị xuất
hiện đốm đen khi cho qua nhiệt.
- Vật liệu vải không đáp ứng các tiêu chí lựa chọn ban đầu dành cho in chuyển
nhiệt.
Cách khắc phục
- Điều chỉnh lại nhiệt độ phù hợp trên máy ép nhiệt trước khi sử dụng
- Bảo quản vải tốt trong quá trình sản xuất
3.3. Hiện tượng hình ảnh in bị rổ
Nguyên nhân
Trên giấy in nhiệt thường có hai mặt: một mặt có phủ keo trơn bóng, mặt kia
rổ hơn. Nếu in lên mặt trái của của giấy sẽ dẫn đến hình ảnh in bị rổ.
Cách khắc phục
Trước khi in phải xác định hai mặt của giấy in nhiệt, tránh nhầm lẫn giữa hai
bề mặt giấy khác nhau.

4. Sản phẩm thực tế của công nghệ in chuyển nhiệt trên vật liệu vải

CHƯƠNG IV: Đánh giá, nhận xét về quy trình của công nghệ in chuyển nhiệt
trên vật liệu vải
1. Nhận xét đặc điểm của quy trình công nghệ in chuyển nhiệt trên vật liệu vải

12
2. Phân tích hiệu quả của quy trình in chuyển nhiệt trên vật liệu vải so với
phương pháp in lụa

CHƯƠNG V: Kết luận


Tài liệu tham khảo

13

You might also like