You are on page 1of 5

1.

Tổng quan ngành thủy sản VN


Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản liên tục tăng. Nhìn vào bảng có thể
thấy:
 Từ 2015 – 2022, sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 6,56 triệu tấn năm
2015 lên 9,05 triệu tấn năm 2022, tương đương 38%.
 Các vùng nuôi trồng và khai thác trọng điểm là: Duyên hải Nam trung bộ
và đặc biệt là vùng ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản
lượng tôm).
Cơ cấu
 Khai thác: khai thác biển chiếm 95%
 Nuôi trồng: nuôi nội địa chiếm 92,3%
2. Tình hình luồng thương mại xuất khẩu hàng thủy sản của VN sang EU
Thị trường EU là một trong 5 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam, đứng thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản.
 Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020.
 Trong đó top 5 thị trường chính của thủy sản Việt gồm Hà Lan, Đức, Bỉ,
Italia và Pháp chiếm 72% sản lượng xuất khẩu.
Tôm, cá ngừ, cá tra là các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường EU
Trong đó, các mặt hàng chủ lực
 Tôm: chiếm 56.9%
 Cá ngừ: chiếm 13.4%
 Cá tra: chiếm gần 10%
Phương thức XK trực tiếp được đẩy mạnh và Việt Nam hiện có 579 doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản sang EU, chiếm 72% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
đi các thị trường.

3. Các chuỗi vận tải ĐPT thủy sản từ Việt Nam sang EU
1.2.1 Thực trạng hoạt động vận tải ĐPT thủy sản từ Việt Nam sang EU
Hiện nay, vận tải đa phương thức từ Việt Nam đi EU đa phần sử dụng hình thức
Đường bộ-> Đường biển/Đường hàng không -> Đường bộ/Đường biển/ Đường sắt
nội địa, cụ thể như sau:
Chặng nội địa
Thủy sản được vận chuyển từ kho của các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu
hoặc là từ các kho lạnh thương mại đến kho tại cảng xuất bằng đường bộ, hoạt động này
thường là khâu tốn nhiều chi phí do chi phí vận tải đường bộ của Việt Nam tương đối
cao.
Chặng quốc tế
Hiện nay, 70% hàng thuỷ sản xuất khẩu bằng đường biển qua các cảng ở TP. Hồ
Chí Minh và cảng Cái Mép đa phần theo hình thức thuê tàu chợ thì thủy sản Việt Nam sẽ
được vận tải đến cảng Rotterdam (Hà Lan) sau đó vận chuyển sang các nước khác.
Bên cạnh vận tải bằng đường biển thì do đặc điểm hàng hóa dễ hư hỏng, một số
lượng ít thủy sản được vận tải bằng đường hàng không để sẽ giúp thủy sản giữ được tươi
ngon, tuy nhiên chỉ có khoảng 5% lượng thuỷ sản được vận chuyển bằng đường hàng
không.
Chặng cuối
Từ cảng biển đến nơi tiêu thụ, thủy sản đi theo 3 con đường:
Hình thức thứ nhất: Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến nơi tiêu thụ bằng đường bộ.
Hình thức thứ hai: Hàng hóa từ cảng dỡ hàng → tiếp tục vận được vận chuyển trên tuyến
thủy nội địa → chuyển sang đường bộ để giao đến nơi tiêu thụ. Hệ thống đường thủy tại
EU rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa, các nước như Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ và Pháp có
thể kết nối với nhau thông qua các sông Rhine và Meuse.
Hình thức thứ ba: Hàng hóa từ cảng dỡ hàng → vận chuyển theo đường sắt để đến nước
tiêu thụ. Mạng lưới đường sắt tại châu Âu rất phát triển. Các luồng đường sắt được xây
dựng ngay trong cảng biển, do vậy hàng hóa có thể xếp ngay lên các toa tàu và được kéo
tới các điểm nhà ga gần điểm đến.
1.2.2. Đánh giá hoạt động vận tải ĐPT hàng thủy sản từ Việt Nam sang EU.
1.2.2.1. Chặng nội địa (hiện tại đa phần vận tải bằng đường bộ)
a) Điểm mạnh
Mạng lưới đường bộ cải thiện về chất lượng và số lượng.
 24.136km quốc lộ, 816 km cao tốc
Thời gian vận chuyển ngắn
 Cần Thơ-Cát Lái: 5h
 Cần Thơ-Cái Mép Thị Vải: 8h
b) Điểm yếu
Chi phí vận tải đường bộ của Việt Nam tương đối cao
Năng lực vận tải lạnh bằng đường bộ còn hạn chế
1.2.2.2. Chặng chính cập cảng tại EU
slide
1.2.2.3. Chặng nội địa Châu Âu
SLIDE
1.3. Những cơ hội và thách thức đối với các chuỗi vận tải ĐPT hàng thủy sản Việt
Nam sang EU
1.3.1. Cơ hội phát triển chuỗi vận tải đa phương thức
Hiệp định EVFTA tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành vận tải
EVFTA ảnh hưởng đến triển vọng phát triển ngành logistics ở 2 góc độ:
(1) cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và EU trong lĩnh vực vận tải và phục
vụ vận tải;
(2) cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến dung lượng thị trường dịch vụ
logistics trên các góc độ quy mô, chất lượng dịch vụ, nhu cầu mở rộng công suất, thực
hiện dịch vụ.
Từ những ảnh hưởng đó, về phía Việt Nam sẽ cải cách trong nhiều lĩnh vực liên quan đến
hoạt động logistics, đặc biệt là hải quan, kiểm tra chuyên ngành, tinh giản các thủ tục
xuất khẩu. Về phía EU các doanh nghiệp vận tải biển lớn Hapag-Lloyd của Đức, CMA-
CGM của Pháp, MSC của Thụy Sĩ, Maersk của Đan Mạch tiếp cận sâu hơn vào thị
trường vận tải Việt Nam
Phát triển thủy nội địa khu vực ĐBSCL :
 Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư phương tiện thuỷ nội địa
chở container.
 Cải tạo các tuyến luồng thủy nội địa
 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải phương thức: Ưu tiên đầu tư các cảng
cạn kết nối với đường thủy nội địa ở khu vực phía Nam.
1.3.2. Thách thức
SLIDE
II. Ý TƯỞNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐPT CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Khu vực xuất phát
Dựa vào sản lượng xuất khẩu của các vùng khai thác và nuôi trồng trọng điểm của
cả nước thì chúng tôi lựa chọn khu vực ĐBSCL là khu vực xuất phát của chuỗi vận tải đa
phương thức ngành thủy sản. Phân tích những lợi thế của khu vực này như sau:
Vựa thủy sản lớn nhất cả nước
ĐBSCL là khu vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản để xuất khẩu lớn
nhất cả nước, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất
khẩu thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long hiện chiếm 60% tổng giá trị của cả nước,
(trong đó chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng tới thị trường EU
Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU của Việt Nam là tôm và cá tra.
ĐBSCL có lợi thế hơn hẳn so với các địa phương khác về hai mặt hàng này, chiếm
trên 80% diện tích nuôi tôm của cả nước.
ĐBSCL là khu vực tập trung của các nhà máy chế biến thủy sản phục vụ xuất
khẩu
 Hiện nay, 300/630 DN đạt ATTP cả nước đều tập trung ở ĐBSCL
 DN nổi bật: Minh Phú, Vĩnh Hoàn.
2.2 Khu vực đến
Dựa trên số liệu phân tích các luồng thương mại giữa Việt Nam và Eu thì nhóm
chúng mình lựa chọn điểm đích cho chuỗi vận tải là 4 nước: Hà Lan, Đức, Bỉ và Ý. Phân
tích lợi thế của các thị trường này như sau:
2.2.1.Thị trường Hà Lan
Về sản lượng nhập khẩu
 Hà Lan là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU và
lớn thứ sáu trên toàn cầu, trong 6 tháng đầu năm 2022,
 Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất về trị giá và lớn thứ 2 về
lượng cho Hà Lan. Thị phần tôm Việt Nam tại Hà Lan là 18,4%.
Về khả năng tiếp cận
 Hà Lan với lợi thế có cảng Rotterdam, cảng tiếp nhận hàng hóa lớn nhất
của khu vực châu Âu.
 Đồng thời tại cảng hệ thống cảng Rotterdam còn có mạng lưới kết nối vận
tải đa phương thức rộng lớn với hệ thống các loại hình vận tải liên kết với
nhau có thể kết nối hiệu quả với hệ thống giao thông quốc gia và hệ thống
đường sắt, đường bộ tới các nước lân cận: Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và
Luxembourg sẽ phù hợp là đầu mối tiếp nhận và trung tâm phân phối thủy
sản đi các thị trường khác.
2.2.2. Thị trường Đức
Về sản lượng nhập khẩu
Đức là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 tại EU của Việt Nam.
Tôm, cá ngừ, cá tra là 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Đức. Đồng
thời, Đức cũng là thị trường tiêu thụ cá như việt nam nhiều nhất EU.
Về khả năng tiếp cận
Từ cảng Rotterdam đến Đức có 3 lựa chọn:
 Đường bộ: khoảng cách 490km, thời gian: 4 tiếng
 Đường thủy nội địa: 120 tuyến kết nối, thời gian: vài giờ-vài ngày
 Đường sắt: hơn 90 kết nối đến 21 cảng tại Đức, thời gian: 3-6 giờ
2.2.3.Thị trường Bỉ
Về sản lượng nhập khẩu
Bên cạnh Hà Lan và Đức thì Bỉ cũng là một trung tâm thương mại thủy sản lớn
của Châu Âu.
7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Bỉ đạt 124,79 triệu
USD, tăng 74,32% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần của thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu thủy sản của Bỉ tăng từ
6,1% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 7,6% trong 4 tháng đầu năm 2022.
Về khả năng tiếp nhận của Bỉ
Các cảng lớn ở Bỉ như cảng Antwerp, cảng Zeebrugge và cảng Ghent là những
điểm đến phổ biến cho hàng thủy sản từ Rotterdam.
Có 3 hình thức vận tải từ Rotterdam đến các địa phương của Bỉ bao gồm đường
bộ, đường thủy và đường sắt. Cụ thể như sau:
Đường bộ: Hàng hóa được vận chuyển từ cảng Rotterdam đến cảng Antwerp với
quãng đường hơn 90km trong khoảng 1 giờ di chuyển
Đường sắt: vận chuyển hàng hóa từ cảng Rotterdam đến cảng Antwerp 1 cách
nhanh chóng (khoảng 7 giờ vận chuyển)
Đường thủy nội địa: Hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng bằng đường thủy
nội địa từ Rotterdam đến Bỉ trong vòng 1 ngày
2.2.4.Thị trường Ý
Về sản lượng xuất khẩu
HIện tại giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam của Italia đạt 42,1 triệu USD, xếp
thứ 4 trong khối EU
Về khả năng tiếp nhận
Từ cảng Rotterdam sẽ có 2 hình thức vận tải đến Ý là đường bộ và đường sắt, cụ
thể như sau:
Đường bộ: Hàng hóa có thể được vận chuyển từ cảng Rotterdam đến Milan với
tổng chiều dài hơn 1000km trong khoảng thời gian hơn 10 giờ vận chuyển đường bộ
Đường sắt: Từ cảng Rotterdam, hàng hóa được vận chuyển đến cảng Mortara (Ý)
bằng đường sắt với thời gian khoảng 1 ngày.

2.3. Mô hình kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức


2.3.1. Khách hàng mục tiêu
Thiết kế tuyến vận tải đa phương thức từ khu vực ĐBSCL đến EU hướng đến đối
tượng khách hàng là các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tập trung tại ĐBSCL như
Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Nam Việt,
với các sản phẩm như: cá tra, tôm thẻ, tôm sú
đi từ cảng Cát Lái và cập bến tại cảng Rotterdam và vận chuyển nội địa đến các thị
trường nội địa Hà Lan, Bỉ, Đức, Ý.
2.3.2 Dịch vụ cung cấp
Doanh nghiệp với vai trò là bên trung gian sẽ cung cấp dịch vụ phục vụ chuỗi vận
tải đa phương thức, từ tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, lập kế hoạch nguồn lực đến thực
hiện và kiểm soát toàn bộ hoạt động logistics từ khi bốc hàng tại kho ở Việt Nam tới khi
dỡ hàng xuống tại kho ở phía Châu Âu.
Các tuyến vận tải trong chuỗi đa phương thức được sử dụng
 Thủy nội địa- Biển- Sắt
 Bộ- Thủy nội địa-Biển- Sắt
 Bộ-Biển-Sắt.
2.3.3.Định vị dịch vụ
Sử dụng vận tải đường thủy giúp tối ưu chi phí
Vận tải bộ đắt hơn 1.5 lần vận tải thủy.
Dựa trên các lợi thế hiện có của khu vực ĐBSCL
 101 tuyến, tổng chiều dài 3.186,3km
 6 tuyến: từ biên giới ra hướng biển Đông
 2 tuyến ngang nối TP. HCM đi các tỉnh
Phát triển website cho phép khách hàng booking order và tracking
Xây dựng website riêng cho VT ĐPT
 Booking order: nhập đủ thông tin - tập hợp các tuyến VT ĐPT được đề xuất + báo
giá
 Tracking: lô hàng được cập nhật thông tin liên tục
Phát triển hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp
Bên cạnh phát triển tuyến đường, nhóm mình cũng sẽ ứng dụng thêm Phần mềm
quản lý Logistics CargoWise One, phần mềm tích hợp các các công đoạn giao nhận, hải
quan, quản lý vận tải, quản lý kho, kế toán vào một hệ thống chung, tối ưu được thời gian
làm việc, và hệ thống hóa được các dòng thông tin theo từng chặng vận tải.

You might also like