You are on page 1of 2

BÀI 25 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ KINH TẾ VĂN HÓA DƯỚI

TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX


1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước-chính sách ngoại giao
Câu hỏi 1: Tác dụng của bộ máy nhà nước dưới thời vua Gia Long?
=> Tập trung quyền lực vào tay Vua
Câu hỏi 2: Đến thời Vua Minh Mạng tổ chức chính quyền có sự thay
đổi như thế nào?
Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ
Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ.
Câu hỏi 3: Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào?
+ Bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long (gần 400 điều).
Câu hỏi 4: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà
Nguyễn?
- Tích cực: Giữ được quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
- Hạn chế: Làm cho đất nước lạc hậu, kém phát triển. Đặt đất nước đứng
trước nguy cơ bị xâm lược.

2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn


Hoàn thiện phiếu học tập sau

1
Câu hỏi 5: Nguyễn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp nhưng đời sống
nhân dân lại khó khăn
Nhà Nguyễn đã có những biện pháp triển nông nghiệp, tuy nhiên đó chỉ là
những biện pháp truyền thống, chưa mang lại hiệu quả
Câu hỏi 6: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại thương nhà Nguyễn?
Chính sách ngoại thương phản tiến bộ với nhiều hạn chế đã cản trở sự phát
triển kinh tế, kìm hãm điều kiện giao lưu và mở rộng sản xuất.

3. Tình hình văn hóa – giáo dục


Câu hỏi 7: Đánh giá về văn hóa và giáo dục của vương triều nhà
Nguyễn đầu thế kỉ XIX?
Đánh giá:
Tích cực: Văn hóa Việt Nam phát triển, nhà Nguyễn đã để lại kho tàng văn
hóa đồ sộ.
Hạn chế: Duy trì nền giáo dục Nho học, không chú trọng nội dung khoa
học kỹ thuật, hạn chế tôn giáo khác.
Nhận xét chung:
+ Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư
tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy
chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên chế
độ phong kiến đang trong thời kì khủng hoảng suy yếu, không còn phù hợp với
tình hình đất nước và trên thế giới.
+ Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá
song hiệu quả thấp.
+ Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách
kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới
theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu,
không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến
gần.

You might also like