You are on page 1of 208

LESSON 1 - GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN (INTRODUCTION TO

ACCOUNTING)
Những thông tin cơ bản cần biết về Kế toán trong phạm vi môn hoc FA/F3 ACCA
1. Định nghĩa về kế toán (Definition)
Kế toán là sự đo lường, trình bày, cung cấp thông tin một cách chắc chắn giúp
các nhà quản trị và những người ra quyết định khác có thể đưa ra các quyết định phân
bổ nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
(Resources – 4Ms: thiết bị máy móc (machine), tài chính (money), nguyên vật
liệu (materials), con người (men).
2. Các loại kế toán (Types)
Theo chức năng cung cấp thông tin có hai loại kế toán: Kế toán tài chính và Kế
toán quản trị. Phạm vi môn học F3/FA xoay quanh phạm vi kế toán tài chính.

- Các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều sử dụng hệ thống kế
toán. Vì mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau, nên việc ghi chép trình
bày thông tin kế toán ở mỗi loại doanh nghiệp cũng tuân theo những đặc điểm và yêu
cầu khác nhau. Có 3 lọai doanh nghiệp chính (Types of business entity):
 Công ty tư nhân (Sole trader)
69
 Công ty hợp danh (Partnership)
 Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)

3. Sản phẩm của kế toán (Outcomes)


- Sản phẩm của kế toán là báo cáo tài chính (Financial Reports)
- Báo cáo tài chính bao gồm:
 Bảng cân đối kế toán (Statement of Financial Position)
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Profit or Loss/ Income
Statement)
 Báo cáo dòng tiền (Statement of Cash Flows)
 Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity)
 Ngoài ra, báo cáo tài chính còn có đính kèm bản thuyết minh báo cáo tài chính
(Notes to the Financial Statements). Bản thuyết minh cung cấp những thông tin
quan trọng bổ sung cho những thông tin đã được trình bày trên các báo cáo kể
trên. Các thông tin đó thường là phương pháp tính khấu hao (depreciation
methods), phương pháp định giá hàng tồn kho (inventory methods), các khoản
nợ tiềm tàng (contingent liabilities), phương pháp hợp nhất (methods of
consolidation)
- Giám đốc (Directors) là người chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Cụ thể giám đốc phải đảm bảo:
 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được chuẩn bị dựa theo khung pháp lý hợp
pháp quy định về lập báo cáo tài chính
 Kiểm soát nội bộ để báo cáo tài chính được lập ra chính xác, không có đánh giá
sai hay gian lận
a. Bảng cân đối kế toán (Statement of Financial Position)
Bảng cân đối kế toán phản ánh: tài sản mà doanh nghiệp sở hữu (assets owned),
các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp (liabilities owed) và nguồn vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (ngày lập báo cáo tài chính)
Bảng cân đối kế toán bao gồm:

69
- Ví dụ về bảng cân đối kế toán của 1 doanh nghiệp

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Profit or Loss)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện được doanh thu và chi phí của
một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí, doanh
nghiệp có lợi nhuận, ngược lại, doanh nghiệp bị lỗ

69
- Ví dụ về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp

c. Báo cáo dòng tiền (Statement of Cash Flows)


Báo cáo dòng tiền thể hiện dòng tiền vào (receipts) và dòng tiền ra (payments)
trong 1 thời kỳ. Báo cáo dòng tiền cung cấp những thông tin về tiền và các khoản
tương
- Dòng tiền trong doanh nghiệp có thể được chia làm 3 loại:
 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Cash flow from operating activities)
 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Cash flow from investing activities)
 Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Cash flow from financing activities)
- Ví dụ về báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp

69
4. Đối tượng sử dụng các thông tin kế toán (Users)
a. Người sử dụng nội bộ (Internal users)

69
b. Người sử dụng bên ngoài (External users)

69
LESSON 2 - KHUNG PHÁP LÝ (THE REGULATORY FRAMEWORK)
Cung cấp thông tin cơ bản về Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

II. Nội dung

- Hệ thống kế toán tài chính được hình thành dựa trên một số yếu tố:

 Cơ quan pháp lý địa phương


 Các nguyên tắc kế toán và đánh giá của cá nhân
 Các chuẩn mực kế toán
 Các tác động quốc tế khác
 Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP)
 Sự trình bày hợp lý

- Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có trách
nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin
trình bày trên báo cáo tài chính.

- Môn học FA/F3 sẽ theo khung chuẩn mực IAS/IFRS. (Trước năm 2003, các chuẩn
mực được Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành là IASs – Chuẩn
mực kế toán quốc tế. Từ năm 2003, các chuẩn mực mới có tên là IFRSs – Chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế.)

1. Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế(The regulatory system)

Tổ chức thành lập các quy tắc của hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính bao
gồm các tổ chức quốc tế phối hợp thực hiện trên cơ sở cơ cấu hoạt động độc lập.

- Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế - The International Accounting Standards
Boards (IASB):

 Có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
 IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các nước để đạt
được sự hội tụ các chuẩn mực kế toán.
 IASB hoạt động dưới sự giám sát của Quỹ IFRS:

69
- Quỹ IFRS:

 Là một tổ chức độc lập được hình thành với mục đích quản trị không lợi nhuận,
có chức năng giám sát hoạt động của tổ chức IASB.

Mục tiêu hoạt động của tổ chức:

 Phát triển hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế chất lượng, dễ
hiểu, mang tính tuân thủ và chấp nhận toàn cầu trên cơ sở các nguyên tắc rõ
ràng theo cơ chế thiết lập tiêu chuẩn của IASB.
 Khuyến khích sử dụng và áp dụng nghiêm ngặt các chuẩn mực đã ban hành.
 Tìm ra các giải pháp phù hợp hóa các chuẩn mực trong mối tương quan giữa
các chuẩn mực kế toán tại các nước và quốc tế.

- Hội đồng tư vấn tài chính Báo cáo tiêu chuẩn quốc tế - IFRS advisory council:

 Hỗ trợ tổ chức IASB trong việc xây dựng các chuẩn mực. Tư vấn cho các
chương trình làm việc IASB trong việc quyết định nhiệm vụ ưu tiên. Tổ chức
hỗ trợ, cung cấp các tiêu chuẩn tư vấn cho IASB và ban quản trị khác.

- Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế – IFRS Interpretations
Committee:

 Có chức năng phát hành hướng dẫn để tránh sự nhầm lẫn trong việc đọc hiểu
các chuẩn mực.
 Làm việc trong mối quan hệ mật thiết với hội đồng tại các quốc gia để đạt được
sự thống nhất và lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp.

2. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

- Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRSs) là một bộ chuẩn mực kế toán được
thiết kế và phát triển bởi Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB). Trước năm
2003, các chuẩn mực này được gọi là Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).

- Mục đích: Cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày báo cáo tài
chính cho các công ty đại chúng.

Các chuẩn mực được áp dụng trong những trường hợp sau:

 Là yêu cầu của quốc gia


 Là nền tảng cho tất cả hoặc một số những yêu cầu của quốc gia
 Là chuẩn mực quốc tế để các quốc gia phát triển hệ thống các chuẩn mực riêng
 Được sử dụng bởi các cơ quan quản lý các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
 Được sử dụng bởi chính các doanh nghiệp

- Quá trình thiết lập tiêu chuẩn

69
- Sự khác biệt chính giữa IFRS và GAAP

69
LESSON 3 - ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TIN TÀI CHÍNH (THE
QUALITATIVE CHARACTERISTICS OF FINANCIAL INFORMATION)
Những đặc tính cần có của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính và các nguyên tắc
kế toán ghi nhận thông tin

1. Khung pháp lý IASB (The IASB Conceptual Framework)

- Khung pháp lý IASB là cơ sở xây dựng các chuẩn mực Báo cáo Tài chính kế toán
quốc tế (IFRSs). Vì vậy, khung pháp lý IASB quy định về cách lập các báo cáo tài
chính và thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính.

- Đặc tính của thông tin tài chính trong doanh nghiệp được quy định dựa trên 2 giả
định cơ bản:

 Giả định hoạt động liên tục (Going concern assumption)

Báo cáo tài chính thường được lập trên giả định rằng một doanh nghiệp hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần (ít nhất 12 tháng). Khi đó doanh
nghiệp không có ý định giải thế hay thu hẹp một cách đáng kể quy mô hoạt động của
nó.

 Cơ sở dồn tích (Accruals basis)

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền tương đương tiền.

2. Đặc tính của các thông tin tài chính (Qualitative Characteristics)

Mục đích của báo cáo tài chính (financial statements) là:

 Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và những biến động tài
chính của doanh nghiệp
 Thể hiện năng lực quản lý của người lãnh đạo
 Các đặc tính của thông tin tài chính được phân loại thành 2 nhóm:
 Đặc tính cơ bản (Fundamental characteristics): Tính phù hợp (Relevance),
Trình bày trung thực (Faithful Representation)
 Đặc tính bổ sung (Enhancing characteristics): Kịp thời (Timeliness), Dễ so sánh
(Comparability), Dễ hiểu (Understandability), Có thể kiểm chứng
(Verifiability)

3. Nguyên tắc kế toán (Accounting concepts)

 Thông tin tài chính được ghi nhận dựa trên các nguyên tắc kế toán:

Nguyên tắc Kế toán được hiểu là những tuyên bố chung, có vai trò như những chuẩn
mực, mực thước, chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên Kế toán từng phần hành

69
phải áp dụng để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính có liên quan đến công việc
nhằm tạo ra tính thống nhất cao trong hệ thống.

Lưu ý:

Nếu như có sự mâu thuẫn giữa các nguyên tắc:

o Cơ sở dồn tích (Accruals) và Thận trọng (Prudence): nguyên tắc thận trọng
được ưu tiên áp dụng
o Bằng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, phần trích lập dự phòng cho khoản nợ
phải thu khó đòi được trình bày trên báo cáo tài chính.
o Nhất quán (Consistency) và Thận trọng (Prudence): nguyên tắc thận trọng được
ưu tiên áp dụng

Nếu có những trường hợp biến động, cách thức xử lý thông tin khác nhau cần được áp
dụng.

69
LESSON 4 - CHỨNG TỪ, NHẬT KÝ VÀ SỔ SÁCH GHI NHẬN BAN ĐẦU
(SOURCES, RECORDS AND BOOKS OF PRIME ENTRY)

Cung cấp kiến thức về các loại sổ sách chính trong quy trình lập báo cáo tài chính

Thông tin đầu vào cho quy trình lập báo cáo tài chính là thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế (Business Transactions). Quy trình lập báo cáo tài chính gồm 4 bước cơ
bản: Thu thập chứng từ (Documenting), Ghi nhận thông tin kế toán (Recording), Tổng
hợp thông tin (Summarising), Trình bày thông tin (Presenting).

Với mỗi bước kế toán sử dụng các loại sổ sách khác nhau để thực hiện quy trình.

Phạm vi bài học dưới đây sẽ tập trung vào 2 bước đầu trong quy trình lập báo cáo
tài chính với 2 loại sổ sách chính là: Chứng từ (Source Documents) và Sổ sách ghi
nhận ban đầu (Books of Prime Entry).

1. Các nghiệp vụ kinh tế (Business Transactions)

Các nghiệp vụ kinh tế cung cấp thông tin đầu vào cho quy trình lập báo cáo tài chính.

 Bài học này sẽ tập trung vào các nghiệp vụ Mua hàng (Purchases) và Bán hàng
(Sales) trong doanh nghiệp.
 Các nghiệp vụ mua bán được thực hiện trên 2 hình thức: Mua – Bán thanh toán
luôn (Cash transactions) và Mua – Bán ghi nợ (Credit transactions)

69
2.Chứng từ gốc (Source Documents)

69
Chứng từ là các giấy tờ liên quan khác ngoài hóa đơn, chứng từ là bằng chứng
cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa… Là căn cứ để hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.

Dưới đây là sơ đồ quy trình sử dụng một số chứng từ trong giao dịch mua bán
giữa khách hàng (Customers) và nhà cung cấp (Suppliers)

Ngoài ra, còn một số chứng từ khác được doanh nghiệp sử dụng:

 Petty cash voucher (Phiếu chi tiền mặt): Chứng từ chứng minh cho những
khoản chi trong sổ tiền mặt
 Cheques received (Séc đã nhận): Khoản séc khách hàng sử dụng để trả nợ
 Cheques stubs (Cuống séc): Khoản séc được phát hành để doanh nghiệp trả nợ
cho nhà cung cấp
 Wages, salary and payroll records (Chứng từ ghi nhận tiền trả công nhân
viên)

3. Sổ sách ghi nhận ban đầu (Books of prime entry)

Sổ sách ghi nhận ban đầu (Books of prime entry) là những loại sổ mà tại đó các
giao dịch được ghi nhận lần đầu tiên. Việc ghi chép các giao dịch ở các loại sổ này sẽ
chi tiết, cụ thể hơn các tài khoản trong sổ cái (ledger accounts).

Một số loại sổ sách ghi nhận ban đầu chính là:

69

u ý:

 Thấu chi (Bank Overdraft): Một thấu chi xảy ra khi tiền được rút khỏi một tài
khoản ngân hàng và số dư có sẵn đi dưới số không. Nếu có sự thoả thuận trước
với nhà cung cấp tài khoản cho một thấu chi, và số tiền thấu chi là trong hạn
mức thấu chi được phép, thì tiền lãi thường được tính theo lãi suất thỏa thuận
 Chế độ tạm ứng (Imprest System): Là hệ thống mà doanh nghiệp giữ lượng
tiền mặt ở một mức cố định

69
LESSON 5 - TÀI KHOẢN SỔ CÁI VÀ BÚT TOÁN KÉP (LEDGER
ACCOUNTS AND DOUBLE ENTRY)

Kiến thức về các Tài khoản sổ cái và Bút toán kép trong môn học FA/F3 ACCA

Quy trình kế toán tài chính gồm 4 bước cơ bản: Thu thập chứng
từ (Documenting), Ghi nhận thông tin kế toán (Recording), Tổng hợp thông
tin (Summarising), Trình bày thông tin (Presenting). Với mỗi bước kế toán sử dụng
các loại sổ sách khác nhau để thực hiện quy trình.

Phạm vi bài học dưới đây sẽ tập trung vào cách ghi nhận các tài khoản trên sổ cái
(Ledgers) bằng phương pháp ghi nhận bút toán kép (Double entry bookeeping).

II. Nội dung

1. Tổng quan về sổ cái (Ledger)

a. Định nghĩa và phân loại

Sau khi các giao dịch kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp được ghi vào sổ sách
ghi nhận ban đầu (Books of prime entry), kế toán sẽ tổng hợp lên các tài khoản trên sổ
cái.

69
Sổ cái (Ledger) là một loại sổ sách kế toán tổng hợp, dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh của từng tài khoản kế toán trong mỗi kỳ kế toán
của doanh nghiệp.

Có 3 loại sổ cái cơ bản trong doanh nghiệp bao gồm:

 Sổ cái chung (Nominal/Main/General Ledger): Là sổ sách kế toán có chứa các tài


khoản phi cá nhân (impersonal accounts) tổng hợp các vấn đề tài chính của
doanh nghiệp.
 Sổ cái các khoản phải thu (Receivables ledger): Là sổ cái ghi nhận các tài khoản
cá nhân (personal accounts) của từng khách hàng của doanh nghiệp.
 Sổ cái các khoản phải trả (Payables ledger): Là sổ cái ghi nhận các tài khoản cá
nhân (personal accounts) của từng nhà cung cấp của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, kế toán sẽ sử dụng phương pháp ghi nhận bút toán kép
(double entry bookeeping) để hạch toán các tài khoản sổ cái.

b. Mối liên hệ giữa các sổ cái

Trên sổ cái chung, vẫn có các tài khoản Phải thu khách hàng (Receivables), Phải
trả nhà cung cấp (Payables). Tuy nhiên các tài khoản này ghi nhận tổng giá trị của
các khoản phải thu/phải trả chứ không ghi rõ từng khoản phải thu/phải trả từng
khách hàng/nhà cung cấp.

2. Phương pháp ghi nhận bút toán kép (Double entry bookeeping)

69
Phương pháp ghi nhận bút toán kép được xây dựng dựa trên cơ sở: Mỗi giao dịch
kế toán đều có ảnh hưởng kép (dual effect) đến cả bên Nợ và bên Có trên tài khoản kế
toán.

Trong hệ thống ghi nhận bút toán kép, mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh sẽ được
ghi vào bên Nợ và bên Có của các đầu tài khoản tương ứng một khoản bằng nhau. Vì
thế, tổng giá trị của bên Nợ luôn luôn bằng giá trị của bên Có trong doanh nghiệp.

Các ghi nhận bút toán kép thường gặp:

Ví dụ: Nếu Tài sản trong doanh nghiệp tăng lên, kế toán sẽ ghi nhận giá trị tăng lên đó
vào bên Nợ (Debit) của tài khoản Tài sản (Asset) trên sổ cái.

3. Cách ghi nhận các tài khoản trên sổ cái (Ledger accounts)

a. Cách ghi nhận tài khoản Sổ cái chung (Nominal Ledger)

Cấu trúc của một sổ cái chung:

69
Ví dụ: Ngày 1/1/2019, doanh nghiệp mua $10,000 tài sản cố định, thanh toán bằng tiền
mặt.

Kế toán ghi nhận như sau:

b. Cách ghi nhận tài khoản Sổ cái các khoản phải thu (Receivables Ledger)

69
c. Cách ghi nhận tài khoản Sổ cái các khoản phải trả (Payables Ledger)

4. Phương trình kế toán (Accounting Equation)

Theo nguyên tắc phù hợp (matching concept), doanh thu phải được ghi nhận phù
hợp với chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu đó. Tương tự, tài sản cũng phải được ghi
nhận phù hợp với nguồn hình thành tài sản đó (từ vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay).

Nguyên tắc trên là cơ sở của phương pháp ghi nhận bút toán kép: Tổng giá trị
bên Nợ luôn bằng Tổng giá trị bên Có. Từ đó, phương trình kế toán được xây dựng và
phát triển.

69
Phương trình kế toán giúp cho doanh nghiệp cân đối được các khoản mục tài
chính của mình trên Bảng cân đối số phát sinh (Trial Balance), từ đó hoàn thành Báo
cáo Tài chính (Financial Statements) một cách chính xác.

Từ phương trình trên, ta có thể suy ra các phương trình dưới đây:

 Phương trình 1:

Tài sản = (Vốn góp + Lợi nhuận giữ lại) + Nợ phải trả

(Assets = (Capital Introduced + Retained Profits) + Liabilities)

 Phương trình 2:

Tài sản = Vốn góp + (Lợi nhuận kiếm được – Rút vốn) + Nợ phải trả

(Assets = Capital Introduced + (Earned Profits – Drawings) + Liabilities)

Ngoài phương trình kế toán nói trên, người ta còn sử dụng phương trình kinh
doanh (Business Equation) để đánh giá tài sản của một doanh nghiệp trong một thời kỳ
hoạt động.

69
LESSON 6 - TỪ BẢNG CÂN ĐỐI THỬ LÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (FROM
TRIAL BALANCE TO FINANCIAL STATEMENTS)

Cung cấp thông tin về quy trình kế toán lập Bảng cân đối thử và từ đó lập các Báo cáo
tài chính

Thông tin đầu vào cho quy trình lập báo cáo tài chính là thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế (Business Transactions). Quy trình lập báo cáo tài chính gồm 4 bước cơ
bản: Thu thập chứng từ (Documenting), Ghi nhận thông tin kế toán (Recording), Tổng
hợp thông tin (Summarising), Trình bày thông tin (Presenting).

Tại bước tổng hợp thông tin, sau khi phản ánh các tài khoản tương ứng từ sổ sách
ghi nhận ban đầu (Books of prime entry) lên sổ cái (Ledgers), kế toán sẽ tổng hợp dữ
liệu và trình bày thông tin lên bảng cân đối thử (Trial Balance). Bảng cân đối thử
(Trial Balance) là cơ sở để kế toán lập và trình bày các báo cáo tài chính (Financial
Statements).

Phạm vi bài học dưới đây sẽ tập trung vào quy trình từ Bảng cân đối thử (Trial
Balance) để kế toán lập các báo cáo tài chính (Financial Statements).

II. Nội dung

1. Bảng cân đối thử (The Trial Balance)

 Bảng cân đối thử (Trial balance) là danh sách tập hợp các tài khoản trên sổ cái
(Ledgers accounts) được trình bày dưới dạng 2 cột Nợ (Debit) và Có (Credit).
 Trên bảng cân đối thử, Tổng bên Nợ (Total Debits) = Tổng bên Có (Total
Credits)
69
 Ví dụ về bảng cân đối thử:

 Quy trình lập bảng cân đối thử:

69
Bước 1: Tập hợp các tài khoản sổ cái (Collecting ledger accounts)

Bước 2: Cân đối các tài khoản sổ cái (Balancing ledger accounts)

Sau khi tập hợp các tài khoản sổ cái, kế toán sẽ tiến hành: Cộng tổng 2 bên Nợ và
Có của mỗi đầu tài khoản và thực hiện điều chỉnh cân đối trên các tài khoản đó sao cho
Tổng Nợ = Tổng Có.

Khi cân đối các tài khoản sẽ có các trường hợp sau:

 Tổng Nợ = Tổng Có: không thực hiện điều chỉnh


 Tổng Nợ > Tổng Có: tài khoản có số dư Nợ
 Tổng Có > Tổng Nợ: tài khoản có số dư Có

Ví dụ:

Tài khoản có trên có số dư Nợ là $2,000.

Số dư Nợ kỳ này sẽ được chuyển sang kỳ sau là khoản dư Có đầu kỳ (Balance b/d =


Opening balance)

Đối với các tài khoản có số dư cuối kỳ bên Có thì được ghi nhận ngược lại.

Bước 3: Tập hợp các số dư (Collecting the balances)

Sau khi các tài khoản được cân đối, kế toán tập hợp và lên danh sách số dư các tài
khoản. Danh sách này được gọi là bảng cân đối thử (trial balance).

Bước 4: Xử lý các khoản không cân đối giữa Nợ và Có (Test the accuracy of the
double entry accounting records)

 Bảng cân đối thử có thể được sử dụng để kiểm tra sự chính xác của việc ghi
nhận các nghiệp vụ kế toán. Nếu 2 bên Nợ và Có chênh lệch thì chắc chắn lỗi
phát sinh trong việc ghi nhận các tài khoản.
 Tuy nhiên bảng cân đối thử không chỉ ra được những lỗi sau:

69
Chữa lỗi trên Bảng cân đối thử:

 Mở một tài khoản tạm thời (suspense account) để ghi nhận những khoản không
cân đối
 Kế toán sẽ kiểm tra lại để tìm ra các lỗi
 Chuẩn bị nhật ký (a journal) để chữa lỗi bằng cách ghi nhận vào tài khoản tạm
thời và các tài khoản có lỗi tương ứng khác

Ví dụ:

A payment of $1,234 for a telephone bill is correct entered in the cash book but
debited to telephone account as $1,243.

Lỗi:

Dr. Telephone a/c 1,243

Cr. Cash 1,234

Cr. Suspense a/c 9

Chữa lỗi:

Dr. Suspense a/c 9

Cr. Telephone a/c 9

2. Chuẩn bị báo cáo tài chính từ bảng cân đối thử (Preparing Financial Statements
from Trial Balance)

69
a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Profit or Loss)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp, trình bày khả
năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (SPL) từ Bảng cân đối thử:

 Kế toán sử dụng tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (P/L a/c hoặc SPL)
để tổng hợp các tài khoản liên quan đến Thu nhập (Income) và Chi phí
(Expenses)

 Các tài khoản liên quan đến Thu nhập và Chi phí đồng thời cuối kỳ được kết
chuyển vào tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”

 Các tài khoản liên quan đến Thu nhập và Chi phí không có số dư cuối kỳ

- Ví dụ:

b. Bảng cân đối kế toán (The statement of financial position/ Balance sheet)

69
- Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định, tóm
tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản - Assets) và những gì mà
doanh nghiệp nợ (các khoản nợ - Liabilities) ở một thời điểm nhất định

- Lập Bảng cân đối kế toán (BS) từ Bảng cân đối thử:

 Kế toán tập hợp số dư của các tài khoản liên quan đến Tài sản và Nợ phải trả
theo 2 cột Nợ và Có như trên Bảng cân đối thử
 Đối với các tài khoản có tác động tới Nguồn vốn (Capital): “Rút vốn”
(Drawings) và “Xác định kết quả kinh doanh” (SPL), kế toán thực hiện kết
chuyển sang tài khoản Nguồn vốn như sau:

 Sau khi tập hợp các số dư, ta có được Bảng cân đối kế toán

- Ví dụ:

69
LESSON 7 - TÀI SẢN DÀI HẠN HỮU HÌNH (TANGIBLE NON-CURRENT
ASSETS)

Cách học bài Tài sản dài hạn hữu hình trong môn học FA/F3 ACCA

Trong doanh nghiệp, tài sản dài hạn (non-current assets) là những tài sản có vốn đầu
tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài.

Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và các tài
sản dài hạn khác.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào tài sản Đất đai, Nhà xưởng, Thiết bị;
cách hạch toán khấu hao, đánh giá lại và thanh lý tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

1. Chi phí vốn hóa (Capital Expenditure) và chi phí hoạt động (Operating
Expenditure)

2. Doanh thu vốn hóa (Capital Income) và Doanh thu kinh doanh (Revenue Income)

69
3. Chuẩn mực IAS 16: Đất đai, nhà xưởng và thiết bị (PPE - Property, Plant,
Equipment)

Trong các tài sản dài hạn hữu hình (Tangible non-current assets) của doanh nghiệp
sản xuất, PPE chiếm một tỷ trọng lớn về mặt giá trị. Vì thế, chúng ta sẽ ưu tiên nói đến
PPE khi đề cập đến tài sản dài hạn hữu hình.

a. Định nghĩa

Theo IAS 16, Đất đai, nhà xưởng và thiết bị là tài sản hữu hình (tangible assets) đáp ứng
đủ 2 tiêu chuẩn:

 Được sở hữu bởi doanh nghiệp, phục vụ cho sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ,
để cho thuê hoặc phục vụ cho công việc quản lý
 Ước tính thời gian sử dụng nhiều hơn 1 kỳ kế toán

L
ưu ý: PPE không bao gồm bất động sản cho thuê và bất động sản nắm giữ chờ tăng giá

PPE có thể được hình thành từ việc mua từ người bán, xây dựng nội bộ hoặc qua
trao đổi. PPE còn được gọi là tài sản cố định (fixed assets) trong doanh nghiệp, và được
trình bày trong mục Tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

b. Các thuật ngữ liên quan

69
c.
Tiêu chuẩn ghi nhận PPE

Kế toán ghi nhận PPE nếu tài sản đó thỏa mãn:

 Có thể thu được lợi ích kinh tế


 Chi phí của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy

Ngoài ra, tài sản cũng phải thỏa mãn các yêu cầu cụ thể về mức giá trị do doanh nghiệp
quy định.

Ghi nhận ban đầu (Initial Measurement)

Nguyên giá của PPE được ghi nhận bao gồm tât cả chi phí cần thiết để đưa tài sản vào
trạng thái sẵn sàng hoạt động. Các chi phí cần thiết bao gồm các khoản dưới đây:

 Giá mua trên hóa đơn (sau khi trừ đi chiếu khấu thương mại và các khoản giảm
giá)
 Chi phí chuẩn bị địa điểm
 Chi phí vận chuyển
 Chi phí lắp đặt
 Chi phí thuê chuyên gia
 Chi phí chạy thử sau khi trừ tiền thu được từ việc bán sản phẩm tạo ra khi chạy thử
 Chi phí nhân viên phát sinh trực tiếp
 Chi phí ước tính cho việc tháo dỡ tài sản và phục hồi địa điểm về nguyên trạng

Nguyên giá của PPE không bao gồm:

69
 Hao hụt vượt định mức (hỏng hóc, mất…) trong quá trình hình thành và nâng cấp
tài sản
 Chi phí quản lý và chi phí sản xuất chung
 Chi phí lắp đặt và chi phí trước vận hành
 Chi phí vận hành ban đầu trước khi tài sản đạt tới hiệu suất yêu cầu
 Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng tài sản
 Hợp đồng bảo dưỡng đã trả cho tài sản

Ghi nhận tiếp theo (Subsequently Measurement)

Trong các kỳ kế toán tiếp theo, giá trị trên sổ sách (CV) của PPE được tính toán theo 2
phương pháp:

 Phương pháp nguyên giá (Cost model):

 Phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluation model):

Bút toán ghi nhận ban đầu:

Nợ PPE tại nguyên giá

Có Tiền/Nợ phải trả

Có Dự phòng cho việc tháo dỡ tài sản và chi phí phục hồi địa điểm

4. Kế toán khấu hao tài sản (Depreciation Accounting)

a. Các khái niệm

Khấu hao (Depreciation) là phần phân bổ giá trị hao mòn của tài sản trong thời gian sử
dụng hữu ích.

Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life) là thời gian mà tài sản dài hạn phát huy được
tác dụng cho sản xuất, kinh doanh.

Giá trị còn lại (Residual value) là giá trị chênh lệch mà doanh nghiệp kỳ vọng thu được
từ một tài sản vào cuối thời gian sử dụng hữu ích, sau khi trừ đi các chi phí kỳ vọng của
việc thanh lý tài sản đó.

b. Cách ghi nhận khấu hao tài sản dài hạn

69
Khấu hao của tài sản trong kỳ được tính vào lãi hoặc lỗ của kỳ kế toán một cách
trực tiếp hoặn gián tiếp

Bút toán ghi nhận:

Nợ Chi phí khấu hao (Depreciation Expense)

Có Tài khoản khấu hao lũy kế/Dự phòng khấu hao

(Accumulated deprication account/Allowance for depreciation)

c. Các phương pháp tính khấu hao

Có 3 phương pháp tính khấu hao phổ biến: Khấu hao đường thẳng, Khấu hao theo
số dư giảm dần và Khấu hao tổng các chữ số.

Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method)

Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng kỳ kế toán không thay
đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ

Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method)

Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm được tính theo tỷ lệ phần
trăm cố định của giá trị trên sổ sách của tài sản

Giá trị khấu hao hằng năm được tính bằng:

Trong đó:

n: Số năm sử dụng hữu ích

r: Giá trị còn lại

c: Nguyên giá

Phương pháp khấu hao tổng các chữ số (Sums of digits)

Phương pháp trích khấu hao này tạo ra mức khấu hao ở các năm đầu sử dụng lớn và giảm
dần ở các năm tiếp theo.

Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng:

69
Trong đó:

y: Số năm sử dụng hữu ích còn lại

d: Tổng các chữ số của các năm sử dụng =

5. Đánh giá lại giá trị PPE (PPE Revaluation)

Theo phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluatuon model), việc đánh giá lại tài sản
phải được tiến hành thường xuyên, nhằm để giá trị ghi sổ (carrying amount) của một tài
sản không khác biệt một cách trọng yếu so với giá trị hợp lý (fair value) trên Bảng cân
đối kế toán.

Nguyên tắc chung:

 Khi một tài sản được đánh giá lại giá trị, các tài sản cùng loại trong PPE cũng phải
được đánh giá lại
 Việc đánh giá lại tài sản phải được dựa trên giá trị hợp lý – dựa trên giá trị thay
thế hoặc chỉ số định giá chuyên nghiệp
 Khi có một tài sản được đánh giá lại, phải thường xuyên cập nhật việc đánh giá lại
này để đảm bảo rằng giá trị trên sổ sách (carrying value) xấp xỉ giá trị hợp lý (fair
value) tại ngày lập Báo cáo Tài chính.

Có hai trường hợp khi doanh nghiệp đánh giá lại PPE: Đánh giá lại tăng giá trị và
đánh giá lại giảm giá trị.

Đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản(Upward Revaluation):

Các bước ghi nhận:

 Điều chỉnh Giá trị hợp lý cũ thành Giá trị hợp lý mới
 Xóa sổ khấu hao lũy kế
 Hoàn nhập những khoản lỗ (nếu có) phát sinh từ các khoản đánh giá lại giảm giá
trị trước đó
 Ghi nhận khoản chênh lệch tăng giá trị tài sản vào tài khoản Thặng dư đánh giá lại
tài sản (Revaluation Surplus)

Đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản (Downward Revaluation):

Các bước ghi nhận:

 Điều chỉnh Giá trị hợp lý cũ thành Giá trị hợp lý mới
 Xóa sổ khấu hao lũy kế
 Hoàn nhập những khoản thu được (nếu có) phát sinh từ các khoản đánh giá lại
tăng giá trị trước đó

69
 Ghi nhận khoản chênh lệch giảm giá trị tài sản lên Báo cáo Thu nhập (Income
Statement)

6. Thanh lý Tài sản dài hạn (Non-current assets disposal)

Trong doanh nghiệp, tài sản dài hạn được thanh lý khi hết thời gian sử dụng hữu
ích, hoặc cần phải được thay thế để mua tài sản mới có hiệu quả cao hơn. Khi thanh lý,
doanh nghiệp sẽ phát sinh khoản lãi hoặc lỗ tùy thuộc vào giá trị thu hồi được và giá trị
trên sổ sách của tài sản đó:

 Giá trị thu hồi được > Giá trị trên sổ sách (NBV): Doanh nghiệp có lãi
 Giá trị thu hồi được < Giá trị trên sổ sách (NBV): Doanh nghiệp chịu lỗ

Lợi nhuận thu được từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trên Báo cáo Thu
nhập (Income Statement) trong phần Thu nhập khác.

Lỗ từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trong phần Chi phí trên Báo cáo
Thu nhập (Income Statement).

Bút toán ghi nhận:

Kế toán ghi nhận đồng thời 3 bút toán khi thanh lý:

 Xóa sổ tài sản

Nợ Thanh lý tài sản dài hạn (Disposal of non-current asset)

Có Tài sản dài hạn tại nguyên giá (Non-current asset at cost)

 Xóa sổ Hao mòn lũy kế

Nợ Khấu hao lũy kế (Accumulated depreciation)

Có Thanh lý tài sản dài hạn tại giá trị của khấu hao tại ngày thanh lý (Disposal of non-
current asset with the accumulated depreciation on the asset á at the date of sale)

 Ghi nhận tiền thu được từ thanh lý

Nợ Phải thu khách hàng/Tiền

Có Thanh lý tài sản dài hạn tại giá bán (Disposal of non-current asset at price)

7. Trình bày Tài sản dài hạn (Disclosure of non-current assets)

IAS 16 yêu cầu đối chiếu giữa giá trị ghi sổ đầu kỳ và cuối kỳ của tài sản dài hạn
trước khi được trình bày trên báo cáo tài chính.

Việc đối chiếu cần phải trình bày sự dịch chuyển của số dư của tài sản dài hạn, bao
gồm những khoản:

69
 Thêm tài sản
 Thanh lý tài sản
 Tăng/Giảm giá trị từ việc đánh giá lại tài sản
 Giảm giá trị ghi sổ tài sản
 Khấu hao tài sản
 Các khoản thay đổi giá trị khác

Báo cáo tài chính phải trình bày:

Một diễn giải chính sách kế toán trình bày cơ sở đo lường để xác định giá trị mà tài
sản được khấu hao, cùng với các chính sách kế toán khác.

Với mỗi loại Đất đai, nhà xưởng và thiết bị:

 Phương pháp khấu hao được sử dụng


 Thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao được sử dụng
 Tổng khấu hao được phân bổ từng kỳ
 Khấu hao lũy kế đầu kỳ và cuối kỳ

Đối với tài sản được đánh giá lại:

 Cơ sở đánh giá lại tài sản


 Ngày có hiệu lực của việc đánh giá lại
 Người định giá (nếu không độc lập với công ty)
 Giá trị ghi sổ của mỗi loại đất đai, nhà xưởng và thiết bị đã được bao gồm trong
báo cáo tài chính

Sự thay đổi thặng dư đánh giá lại tài sản trong kỳ và mọi hạn chế trong việc phân
phối số dư tới chủ sở hữu

8. Bảng danh mục Tài sản cố định (The fixed assets register)

Bảng danh mục tài sản cố định được sử dụng để ghi chép toàn bộ tài sản cố định.
Bảng danh mục tài sản cố định phục vụ cho việc kiểm soát nội bộ dựa trên tính chính xác
của sổ cái.

Bảng danh mục tài sản cố định cần phải được kiểm tra theo các ghi chép kế toán.
Bất kỳ một sự khách nhau nào giữa bảng danh mục và các ghi chép kế toán cũng cần phải
được xác định và ghi chép một cách chính xác. Điều này giúp cho doanh nghiệp ngặn
chặn được các sự cố mất cắp.

69
Bài tập minh họa:

A car was purchase by a newsagent business in May 20X0 for:

The business adopts a date of 31 December as its year end. The car was traded in
for replacement vehicle in August 20X3 at an agreed value of $5000. It has been
depreciated at 25% per annum on the reducing balance method, changing a full
year’s depreciation in the year of purchase and non in the year of sale.

What was the profit and loss on disposal of the vehicle during the year ended
December 20X3?

Hướng dẫn giải:

B1: Tính giá trị còn lại tại năm thứ 3 từng năm sử dụng của tài sản

B2: Tính lợi nhuận/lỗ khi thanh lý

Lãi/Lỗ khi thanh lý = Giá trị có thể thu hồi được – Giá trị ghi sổ năm cuối = 5000
– 4,218.75 = 781.25 Vậy: Lãi $781.25

69
LESSON 8 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH (INTANGIBLE NON-CURRENT
ASSETS)

Cách học bài Tài sản cố định vô hình trong môn học FA/F3 ACCA

1. Định nghĩa (Definition)

Theo IAS38, tài sản cố định vô hình (Intangible Non-Current Assets) là:

 Tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị một cách đáng
tin cậy.
 Do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch
vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô
hình.

Nhắc lại kiến thức:

- Tài sản (Asset): Là nguồn lực mà:

 Có thể xác định được giá trị một cách đáng tin cậy
 Do doanh nghiệp kiểm soát
 Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp

- Theo đặc tính cấu tạo của vật chất có: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô
hình

2. Chi phí Nghiên cứu và Triển khai (Research and Development Costs)

69
Có 2 cách chính để một doanh nghiệp sở hữu TSCĐ vô hình:

 Doanh nghiệp mua lại quyền sở hữu từ bên thứ ba


 Doanh nghiệp tự tạo TSCĐ vô hình của riêng doanh nghiệp

Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp
phân chia quá trình hình thành tài sản theo: Giai đoạn nghiên cứu (Research) và Giai
đoạn triển khai (Development).

3. Ghi nhận giá trị tài sản vô hình (Measurement)

a. Ghi nhận ban đầu (Initial measurement)

Theo IAS38: TSCĐ vô hình ban đầu sẽ được ghi nhận theo chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để có tài sản đó.

69
Cụ thể:

 Tài sản mà doanh nghiệp mua lại: khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua tài
sản
 Tài sản do doanh nghiệp tự tạo ra: khoản chi phí phát triển (development costs)
đủ điều kiện được ghi nhận vào giá trị tài sản

b. Gía trị tài sản sau ghi nhận ban đầu (Subsequent measurement)

Theo IAS38:

- Đánh giá tài sản sau ghi nhận ban đầu chỉ áp dụng đối với các TSCĐ vô hình có
thời gian sử dụng hữu ích hữu hạn, được xác định rõ (Infinite useful life).

- TSCĐ vô hình có thế được đánh giá lại theo Mô hình giá gốc (Cost model) hoặc Mô
hình đánh giá lại (Revaluation model)

 Mô hình giá gốc: Tài sản = Gía gốc (Cost) – Khấu hao lũy kế (Accumulated
amortisation) – Giảm giá trị (Impairment)
 Mô hình đánh giá lại: Tài sản = Giá trị hợp lý (Fair value) – Khấu hao lũy kế -
Giảm giá trị

c. Một số thuật ngữ liên quan

- Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life):

Là thời gian mà TSCĐ vô hình phát được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, bán hàng,
được tính bằng:

 Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vô hình


 Hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự
tính thu được từ việc sử dụng tài sản

- Khấu hao (Amortisation): Là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của
TSCĐ vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó.Có 3 phương pháp khấu
hao TSCĐ gồm:

69
TSCĐ vô hình thường được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

 Giá trị hợp lý (Fair value):

Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ
hiểu biết trong một giao dịch ngang giá. Giá trị hợp lý là mức giá được xác định trên
cơ sở mức giá trị thường hoặc được xác định từ các tham số của thị trường.

 Giảm giá trị (Impairment):

Tài sản giảm giá trị khi: Giá trị ghi sổ (Carrying amount) > Giá trị có thể thu hồi được
(Recoverable amount)

Trong đó:

Giá trị có thể thu hồi được là giá trị cao hơn: Gía trị trong sử dụng (Value in use)
hoặc Gía trị hợp lý (Fair value) – Giá bán (Cost to sell)

Giá trị trong sử dụng (Value in use): là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi
trong tương lại khi tài sản tiếp tục được sử dụng đến khi thanh lý

4. Trình bày báo cáo tài chính (Disclosure)

Theo IAS38, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những thông tin liên
quan đến Tài sản cố định vô hình như sau:

 Phương pháp trích khấu hao


 Thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao
 Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ
 Những biến động ảnh hưởng tới tài sản trong kỳ
 Giá trị còn lại của những tào sản được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

Ví dụ:

69
III. BÀI TẬP

PF purchased a quota for carbon dioxide emissions for $15,000 on 30 April 20X6
and capitalised it as an intangible asset in its statement of financial position. PF
estimates that the quota will have a useful life of 3 years. What is the journal
entry required to record the amortisation of the quota in the accounts for the
year ended 30 April 20X9?

Hướng dẫn giải:

 Giá trị khấu hao của tài sản được ghi nhận là 1 khoản chi phí
 Đối với năm tài chính kết thúc vào 30.04.20X9

TSCĐ đã khấu hao : 1/3 x $15,000 = $5,000

 Vậy:

Kế toán ghi nhận giá trị khấu hao này như sau:

Dr Chi phí (Expenses) $5,000

Cr Khấu hao lũy kế (Accumulated amortisation) $5,000

69
LESSON 9 - HÀNG TỒN KHO (INVENTORY)

Cách học bài hàng tồn kho (Inventory) trong FA/F3 ACCA

1. Định nghĩa hàng tồn kho (Theo chuẩn mực IAS02)

Hàng tồn kho là tài sản:

 Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường (Finished goods)
 Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang (Work in progress)
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ (Raw materials)
Hàng tồn kho cũng có thể bao gồm:

 Hàng hóa mua về để bán (Merchandised goods): Hàng hóa tồn kho, hàng mua
đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán (Consignment goods)
 Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm
 Chi phí dịch vụ dở dang

2. Ghi nhận hàng tồn kho (Recognition)

Có hai phương pháp ghi nhận hàng tồn kho:

 Kê khai thường xuyên(Perpetual)


 Kiểm kê định kỳ (Periodic).

Trong chương trình ACCA, phần lớn các nghiệp vụ được ghi nhận theo phương pháp
kiểm kê định kỳ.

Việc lựa chọn sử dụng phương pháp ghi nhận nào sẽ có ảnh hưởng đến giá trị của hàng
tồn kho cuối kỳ, giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp

So sánh giữa 2 phương pháp như sau:

69
Các bút toán ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

3. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

69
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc (Cost). Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được (Net Realizable Value) thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có
thể thực hiện được.

a. Giá gốc (Cost)

 Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua (Purchasing cost - giá mua, các loại
thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp…), chi phí chế biến
(Conversion cost - chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất và chi phí
sản xuất chung biến đổi phát sinh) và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát
sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
 Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi
phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình
thường (abnormal loss); Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí
bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo; Chi phí bán
hàng (Selling cost); Chi phí quản lý doanh nghiệp (Admin cost)

b. Giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV)

NRV = Giá bán ước tính – Chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm – Chi phí
bán hàng

Chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm: Khi ước tính giá bán hàng tồn kho,
doanh nghiệp đã coi các sản phẩm dở dang là đã hoàn thành. Vì vậy khi tính NRV,
doanh nghiệp phải trừ chi phí ước tính để hoàn thành nốt sản phẩm dở dang

c. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

Gía trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp ghi nhận kiểm kê định kỳ được áp
dụng theo một trong các phương pháp sau:

 FIFO (First in First out - Nhập trước xuất trước): Theo phương pháp này thì giá
trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ
hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho
ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
 LIFO (Last in First out - Nhập sau xuất trước). Tuy nhiên theo IAS, phương
pháp này không còn được sử dụng nữa
 AVCO (Average Cost - Giá bình quân): Giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị
từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

III. Bài tập luyện tập

You are preparing the financial statements for a business. The cost of the items in
closing inventory is $41,875. This includes some items which cost $1,960 and
which were damaged in the transit. You have estimated that it will cost $360 to
repair the items, and they can be sold for $1,200.

What is the correct inventory valuation for inclusion in financial statements?


69
Cách tiếp cận:

B1: Định hình cách làm

Định giá hàng tồn kho – giá trị hàng tồn kho được ghi nhận ở mức thấp hơn của Chi
phí và Giá trị thuần có thể ghi nhận (NRV)

B2: Tính chi phí và NRV

 Chi phí (Định giá hàng tồn kho ban đầu và sau khi xác định sản phẩm hỏng)
 NRV hàng bị hỏng có thể được ghi nhận

69
LESSON 10 - THUẾ BÁN HÀNG (SALES TAX)

Cách hoc bài Thuế trong môn học FA/F3 ACCA

1. Bản chất của Thuế bán hàng (Nature of Sales tax)

a. Định nghĩa

Thuế bán hàng (Sales tax) là một loại thuế gián thu (indirect tax), tiền thuế được
cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Người tiêu dùng cuối cùng (mua hàng hóa/dịch vụ để tiêu dùng, không nhằm
mục đích thương mại) là người chịu thuế, người nộp thuế (các doanh nghiệp) chỉ là
người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

b. Tính toán thuế bán hàng trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp vừa đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới
khách hàng, vừa là người tiêu dùng khi mua nguyên vật liệu và dịch vụ để tạo ra sản
phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình.

Khi đóng vai trò là người tiêu dùng, doanh nghiệp phải chịu thuế đầu vào (Input
sales tax). Khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp phải chịu thuế đầu
ra (Output sales tax) dựa trên doanh thu của mình.

69
VD: Với thuế suất 10%, doanh nghiệp sẽ trả thêm 10% giá trị sản phẩm cho nhà cung
cấp ngay khi thanh toán. Doanh nghiệp cũng thu thêm 10% giá trị sản phẩm/dịch vụ
mà mình bán ra.

Giá trị thu thêm này được coi như khoản “giữ hộ” cơ quan thuế và doanh nghiệp
có nghĩa vụ phải trả cho nhà nước vào cuối kỳ.

c. Thuế đầu vào được khấu trừ (Deductible input sales tax) và thuế đầu vào không
được khấu trừ (Non-deductible input sales tax)

Doanh nghiệp có 2 hình thức lựa chọn nộp thuế doanh thu (Sales tax), đó là đăng ký
nộp theo phương pháp khấu trừ và nộp trực tiếp.

 Doanh nghiệp nộp trực tiếp dựa trên doanh thu:


o Số thuế bán hàng (sales tax) doanh nghiệp phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %
o Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp này sẽ không được khấu trừ thuế
đầu vào.
 Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về các hàng hóa/dịch vụ chịu thuế đầu vào. Khi
mua các hàng hóa/dịch vụ này cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được khấu
trừ thuế bán hàng đầu ra phải nộp.

Cuối mỗi kỳ, kế toán sẽ tổng hợp số tiền thuế doanh thu phải nộp và thuế được khấu
trừ và so sánh:

 Thuế đầu vào được khấu trừ < Thuế đầu ra: Doanh nghiệp sẽ phải nộp
khoản chênh lệch cho cơ quan thuế.
 Thuế đầu vào được khấu trừ > Thuế đầu ra: Doanh nghiệp được thu lại
khoản chênh lệch từ cơ quan thuế.
 Hàng hóa có thuế suất 0% (Zero rate sales tax) và hàng hóa được miễn thuế
(Exempted sales tax)

d. Hàng hóa có thuế suất 0% (Zero rate sales tax) và hàng hóa được miễn thuế
(Exempted sales tax)

Thuế là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ của Chính phủ. Đối với
thuế doanh thu (Sales tax), Chính phủ có 2 hình thức ưu đãi dành cho các doanh
nghiệp trong nước. Đó là đánh thuế 0% (Zero rate) và miễn thuế (Exempt).

Dưới đây là bảng so sánh cơ bản giữa 2 hình thức của thuế doanh thu trên:

69
Có thể thấy, nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có áp dụng thuế suất 0% sẽ
có lợi hơn các sản phẩm được miễn thuế (do được hoàn thuế đầu vào).

2. Cách hạch toán thuế bán hàng (Accounting for Sales Tax)

a. Thuế đầu vào (Input sales tax)

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy thuế đầu vào là một khoản doanh nghiệp
được thu lại từ cơ quan thuế. Vì vậy khi hạch toán, giá trị của thuế đầu vào sẽ được ghi
nhận bên Tài sản (bên Nợ):

b. Thuế đầu ra (Output sales tax)

Thuế đầu ra là một khoản doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Kế toán sẽ
ghi nhận giá trị khoản thuế vào bên Nợ phải trả (bên Có):

III. Bài tập

If sales (including sales tax) amounted to $27,612.50, and purchase (excluding sales
tax) amounted to $18,000, what would be the balance on the sales tax account,
assuming all transactions are subject to sales tax at 17.5%?

Lời giải:

69
69
LESSON 11 - CHI PHÍ DỒN TÍCH VÀ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC (ACCRUALS
AND PREPAYMENTS)

Cách học bài Chi phí dồn tích và Chi phí trả trước trong môn học FA/ F3 ACCA

1. Chi phí dồn tích (Accruals)

a. Định nghĩa

Theo chuẩn mực IAS01 - Nguyên tắc cơ sở dồn tích được hiểu ngắn gọn như
sau:

Trong các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp, doanh thu, chi phí phải được ghi
sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.

Dựa trên cơ sở đó, ta có định nghĩa về:

 Chi phí dồn tích (Accruals) là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa
được thanh toán.

 Khoản chi phí này được trình bày trên Báo cáo tài chính (Statement of Financial
Position/SoFP) là một khoản Nợ phải trả (Liability)

b. Cách hạch toán

Tài khoản “Chi phí dồn tích” (Accruals) được ghi nhận như khoản Nợ phải trả
(Liability)

69
2. Chi phí trả trước (Prepayments)

a. Định nghĩa

 Chi phí trả trước (Prepayments): chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan
đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán. Khoản chi phí
này được kế toán kết chuyển hợp lý vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ
kế toán sau.

 Các chi phí thường được phản ánh trong Chi phí trả trước:

- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ phục vụ cho sản xuất
kinh doanh nhiều kỳ kế toán

- Chi phí mua bảo hiểm và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho
nhiều kỳ kế toán

 Khoản chi phí trả trước được ghi nhận như các tài khoản bên “Nợ” trên Bảng
cân đối kế toán

b. Cách hạch toán

69
III. Bài tập

A company pays rent quarterly in arrears on 1 January, 1 April, 1 July and 1


October each year. The rent was increased from $90,000 per year to $120,000 per
year as from 1 October 20X2. What rent expense and accrual should be included
in the company's financial statements for the year ended 31 January 20X3?

Lưu ý:

 Pay in arears: trả sau


 Pay in advance: trả trước

Cách tiếp cận:

Bước 1: Nhắc lại kiến thức

 Khoản Chi phí thuê (Rent expense) bao gồm: các khoản chi phí thuê phát sinh
trong kỳ
 Khoản Chi phí dồn tích (Accruals) là khoản kỳ này đã phát sinh nhưng chưa
thanh toán

Bước 2: Thực hiện tính toán

 Chi phí thuê: Chi phí từ 1/2/20X2 đến 31/1/20X3


 Chi phí dồn tích: Vì doanh nghiệp thanh toán chi phí Qúy trước vào đầu mỗi
Quý sau nên tính đến 31/1/20X3 khoản chi phí phát sinh của T1/2013 chưa
được thanh toán. Đây là khoản chi phí dồn tích

Hướng dẫn giải:

69
Vậy:

 Chi phí thuê (Rent expense): 100,000


 Chi phí dồn tích (Accrual): 10,000

69
LESSON 12 - DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ, TÀI SẢN VÀ NỢ TIỀM TÀNG
(PROVISIONS AND CONTINGENCIES)

Cách học bài Dự phòng phải trả, Tài sản và Nợ tiềm tàng trong phạm vi môn học
FA/F3 ACCA

1. Dự phòng phải trả (Provisions)

a. Định nghĩa (Definition)

 Theo IAS 37, dự phòng phải trả là “khoản nợ phải trả (liability) không chắc
chắn về giá trị hoặc thời gian thanh toán”.
 Khoản Dự phòng phải trả được ghi nhận là một khoản Nợ phải trả và được trình
bày trên Báo cáo tài chính.

b. Ghi nhận (Recognition)

- Điều kiện ghi nhận:

Theo IAS 37, một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:

 Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới
– legal and constructive obligation).

Nghĩa vụ pháp lý (Legal obligation): Là nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng hay một
văn bản pháp luật hiện hành (Theo IAS 37)

Nghĩa vụ liên đới (Constructive obligation): Là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động
của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu
hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ
chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể (Theo IAS 37)

69
 Doanh nghiệp có thể phải dùng các nguồn lực kinh tế của mình để thanh toán
nghĩa vụ nợ.
 Doanh nghiệp có thể đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa
vụ nợ đó.

- Bút toán ghi nhận:

Khi doanh nghiệp trích lập dự phòng, khoản dự phòng được kế toán ghi nhận như sau:

Dr Chi phí (Expenses) – I/S

Cr Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

c. Gía trị ghi nhận (Measurement)

- Ghi nhận khoản dự phòng (Provision measurement)

 Khoản dự phòng được ghi nhận thể hiện giá trị ước tính hợp lý nhất của
các chi phí sẽ phát sinh để thanh toán nghĩa vụ hiện tại (present obligation).
 Khi xem xét một nghĩa vụ nợ cụ thể: ước tính hợp lý nhất của nghĩa vụ này có
thể sẽ là khoản dự phòng cần phải ghi nhận.
 Khi các khoản dự phòng được đánh giá là có liên quan đến nhiều khoản mục:
thì nghĩa vụ nợ sẽ được tính theo tất cả các kết quả có thể thu được với các xác
suất có thể xảy ra.

- Ghi nhận khoản dự phòng sau ghi nhận ban đầu (Subsequent measurement)

 Nếu doanh nghiệp cần một khoản dự phòng lớn hơn khoản ban đầu

Kế toán ghi nhận khoản chênh lệch tăng:

Dr Chi phí (Expenses) – I/S

Cr Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

 Nếu doanh nghiệp trích dự phòng nhiều hơn khoản thực cần

Kế toán ghi nhận khoản chênh lệch giảm:

Dr Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

Cr Chi phí (Expenses) – I/S

2. Tài sản và Nợ tiềm tàng (Contingencies)

Các khoản Tài sản tiềm tàng (Contingent assets) và Nợ tiềm tàng (Contingent
liabilities) không được trình bày trên Báo cáo tài chính. Các khoản này sẽ được trình
bày trên Thuyết minh Báo cáo tài chính.

69
- Tài sản tiềm tàng (Contingent assets)

 Tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và


 Sự tồn tại của tài sản chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự kiện
không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

- Nợ tiềm tàng (Contingent liabilities)

 Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra, sự phát sinh của các
nghĩa vụ nợ chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự kiện không chắc
chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
 Hoặc Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được
ghi nhận vì:
o Không chắc chắn doanh nghiệp phải dùng các nguồn lực kinh tế của mình để
thanh toán nghĩa vụ nợ.
o Gía trị của nghĩa vụ nợ không được xác định một cách đáng tin cậy

Theo IAS 37, Việc trích lập các khoản Dự phòng (Provisions) và Nợ tiềm tàng
(Contingent liabilities) có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Lưu ý: Các tỷ lệ % chỉ là ước lượng dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên. Trong
IFRS thì không có quy định chính xác về các con số % này.

III. Bài tập

69
Mobiles Co sells goods with a one year warranty under which customers are
covered for any defect that becomes apparent within a year of purchase. In
calendar year 20X4, Mobiles Co sold 100,000 units. The company expects
warranty claims for 5% of units sold. Half of these claims will be for a major
defect, with an average claim value of $50. The other half of these claims will be
for a minor defect, with an average claim value of $10. What amount should
Mobiles Co include as a provision in the statement of financial position for the
year ended 31 December 20X4?

Hướng dẫn giải:

Đối với năm tài chính kết thúc vào 31.12.20X4, công ty cần trích lập khoản dự phòng
dự trên cơ sở là chi phí ước tính mà công ty sẽ phải chịu bảo hành nếu sản phẩm hỏng.

Khoản trích lập dự phòng (Chi phí ước tính mà công ty phải chịu):

(2.5% * 100,000 * $50) + (2.5% * 100,000 * $10) = $125,000 + $25,000 = $150,000

Vậy: Khoản dự phòng được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là $150,000

69
LESSON 13 - NỢ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THU HỒI VÀ DỰ PHÒNG
KHOẢN PHẢI THU (IRRECOVERABLE DEBTS AND ALLOWANCES)

Có 2 hình thức bán hàng: Bán hàng thu tiền luôn (Cash Sale) và Bán hàng cho
Nợ (Credit Sale). Đối với hình thức bán hàng cho Nợ sẽ có tài khoản Phải thu khách
hàng (Receivables).

Trong các khoản phải thu, ngoài khoản chắc chắn sẽ thu hồi được còn có các
khoản Nợ không có khả năng thu hồi (Irrecoverable debts) và các khoản Nợ phải thu
khó đòi (Doubtful debts). Đối với các khoản Nợ phải thu khó đòi kế toán sẽ trích lập
khoản Dự phòng khoản phải thu (Allowances).

1. Nợ không có khả năng thu hồi (Irrecoverable Debts)

a. Định nghĩa (Definition)

- Là những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp chắc chắn không
thể thu hồi được do khách hàng gặp vấn đề về tài chính hoặc phá sản hoặc chưa quá
hạn thanh toán nhưng không thể thu hồi được do khách hàng nợ không có khả năng
thanh toán

- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

 Khách nợ đã giải thể, phá sản


 Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả

b. Cách ghi nhận (Recognition)

 Khoản nợ không có khả năng thu hồi chỉ phát sinh trong trường hợp Doanh
nghiệp Bán hàng cho Nợ (Credit Sale).

69
 Khoản này được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh là một khoản Chi
phí Nợ không có khả năng thu hồi (Irrecoverable debts expense).

2. Dự phòng Khoản phải thu (Allowances for Receivable)

a. Định nghĩa (Definition)

Theo nguyên tắc thận trọng (Prudent principle), các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa
chắc chắn có thể thu hồi được và dự tính sẽ không có khả năng thu hồi (Irrecoverable
debts) sẽ được trích lập một khoản dự phòng, gọi là Dự phòng Khoản phải thu
(Allowances for Receivable).

b. Cách ghi nhận (Recognition)

 Khoản này được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán (SoFP) là một khoản Giảm
trừ tài sản
 Lưu ý: Khi trình bày trên Bảng cân đối kế toán, giá trị khoản phải thu
(Receivables) được trình bày là giá trị thuần (đã trừ khoản dự phòng Khoản
phải thu)

3. Cách hạch toán khoản Nợ không có khả năng thu hồi và Dự phòng Khoản phải
thu

III. Bài tập

At 31 December 20X2 a company's receivables totalled $400,000 and an


allowance for receivables of $50,000 had been brought forward from the year
ended 31 December 20X1. It was decided to write off debts totalling $38,000. The
allowance for receivables was to be adjusted to the equivalent of 10% of the
receivables.

69
What charge for receivables expense should appear in the company's statement
of profit or loss for the year ended 31 December 20X2?

Hướng dẫn giải:

Các chi phí cho khoản phải thu (Receivables expense) được trình bày trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh:

Vậy:

Đối với năm tài chính kết thúc 31/12/20X2, khoản chi phí cho các khoản phải thu
được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là $24,200.

Lesson 14 - Đối chiếu ngân hàng (Bank Reconciliation)

Cách học bài Đối chiếu ngân hàng trong phạm vi môn học FA/F3 ACCA

1. Định nghĩa

Đối chiếu ngân hàng là đối chiếu giữa sổ tiền mặt và sao kê ngân hàng của một doanh
nghiệp.

Trong đó:

 Sổ tiền mặt là ghi chép do doanh nghiệp chuẩn bị


 Sao kê ngân hàng là ghi chép của ngân hàng về doanh nghiệp

Vì số dư trên sổ tiền mặt có thể không bằng số dư trên báo cáo ngân hàng. Vì thế đối
chiếu ngân hàng dùng để tìm ra sự chênh lệch giữa số dư trên sổ tiền và số dư trên báo
cáo ngân hàng.

2. Các lỗi dẫn đến sai lệch giữa đối chiếu ngân hàng và sổ cái

 Chênh lệch do sự khác biệt về thời gian (Timing difference): Các giao dịch
được ghi chép trên sổ tiền mặt nhưng chưa được ghi nhận trên sao kê của ngân
hàng

69
Trong trường hợp này, không có khoản điều chỉnh nào được ghi vào sổ tiền và sao kê
ngân hàng.
 Do sai sót và lỗi của doanh nghiệp (Business’s errors and omissions):

Các giao dịch được ghi nhận chính xác trên sao kê ngân hàng nhưng thông tin giao
dịch này không được ghi nhận trên sổ tiền. Các khoản này có thể là:

Trong các trường hợp này, kế toán cần thực hiện các khoản điều chỉnh trong sổ tiền.

 Do lỗi của ngân hàng (Bank errors):

Ngân hàng ghi nhận sai lệch các khoản tiền nhận và tiền trả của các doanh nghiệp với
nhau.

69
3. Các bước thực hiện đối chiếu (Bank reconciliation process)

- Quy trình phát hiện lỗi:

- Quy trình thực hiện đối chiếu ngân hàng:

 Chuẩn bị sổ tiền đã chỉnh sửa

 Chuẩn bị báo cáo đối chiếu ngân hàng

69
III. Bài tập

The bank statement on 31 October 20X7 showed an overdraft of $800. On


reconciling the bank statement, it was discovered that a cheque drawn by your
company for $80 had not been presented for payment, and that a cheque for $130
from a customer had been dishonoured on 30 October 20X7, but that this had not
yet been notified to you by the bank. What is the correct bank balance to be
shown in the statement of financial position at 31 October 20X7?

Hướng dẫn giải:

Vậy: Số dư chính xác trên tài khoản ngân hàng là $880

69
LESSON 15 - CHUẨN BỊ CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN (PREPARING
BASIC FINANCIAL STATEMENTS)

1. Các loại hình doanh nghiệp (Types of Entities)

Có 3 loại hình doanh nghiệp chính: Hộ kinh doanh, Công ty cổ phần và Công ty trách
nhiệm hữu hạn.

2. Cách trình bày báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (Chuẩn mực IAS01)

- Báo cáo tài chính hoàn chỉnh cho phần lớn các doanh nghiệp bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán (Statement of Financial Position/ Balance Sheet)


 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Comprehensive income)
 Báo cáo dòng tiền (Statemement of Cash Flows)
 Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of Changes in Equity)
 Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements)

- Chuẩn mực IAS 01 chỉ ra những hạng mục cần có trong báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Các hướng dẫn về cách trình bày các khoản mục cũng được quy định trong
chuẩn mực này.

- Quy trình lập báo cáo tài chính:


69
- Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được xác định dựa trên các yếu tố sau:

 Tên của chủ thể doanh nghiệp được báo cáo


 Các tài khoản phản ánh tình hình của một chủ thể hay một nhóm chủ thể
 Ngày của bảng cân đối kế toán hoặc là thời kỳ kế toán được trình bày
 Đơn vị tiền tệ được trình bày trên báo cáo tài chính
 Các doanh nghiệp thường trình bày báo cáo tài chính hàng năm

- Các doanh nghiệp thường trình bày báo cáo tài chính hàng năm.

3. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

a. Các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Tham khảo nội dung bài học về Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo dòng tiền tại: https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/l

- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of Changes in Equity)

 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trình bày chi tiết các thông tin liên quan đến
vốn đã được trình bày trên báo cáo tài chính.
 Cổ tức trả trong năm cho các cổ đông không được trình bày trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh mà sẽ được trình bày trên báo cáo thay đổi vốn chủ
sở hữu.

- Ví dụ về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu:

69
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to Financial Statements)

Cung cấp những thông tin bổ sung, chưa được trình bày rõ ràng trên các báo cáo tài
chính.

Một số ghi nhớ về các chuẩn mực thường hay được áp dụng:

 Tài sản cố định hữu hình (Tangible non-current assets): IAS16


 Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current assets): IAS 38
 Hàng tồn kho (Inventories): IAS2
 Dự phòng, Nợ tiềm tàng, Tài sản tiềm tàng (Provisions, contingent liabilities,
contingent assets): IAS37
 Các điều chỉnh sau kỳ báo cáo (Events after the reporting period): IAS10

b. Mối quan hệ giữa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế
toán

4. Chuẩn mực Doanh thu IFRS15 (Revenue)

69
- Doanh thu trình bày trên báo cáo tài chính thường ko bao gồm thuế, và không bao
gồm phần doanh nghiệp thu hộ.

- Chuẩn mực IFRS15 về Doanh thu chỉ ra:

 Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
 Doanh thu được ghi nhận theo quy trình 5 bước (với trọng tâm là khi DN
chuyển giao “quyền kiểm soát” cho khách hàng):

- Ghi nhận doanh thu:

Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ phải thực
hiện qua việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết tới khách hàng.

Một tài sản được chuyển giao tới khách hàng khi khách hàng có được quyền kiểm
soát tài sản đó. Quyền kiểm soát một tài sản là khả năng điều khiển việc sử dụng tài
sản, và có được toàn bộ lợi ích còn lại của tài sản.

Nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện có thể là:

 Nghĩa vụ thực hiện được thỏa mãn (hoàn thành) trong một khoảng thời
gian (over time)
 Hoặc Nghĩa vụ thực hiện được thỏa mãn tại một thời điểm (at a point in time)

69
69
LESSON 16 - SỰ KIỆN SAU KỲ BÁO CÁO (EVENTS AFTER REPORTING
DATE)

1. Định nghĩa (Definition)

 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính, đã phát sinh trong
khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành
báo cáo tài chính.

 Kỳ lập báo cáo tài chính là thời điểm lập báo cáo tài chính và quy định khoảng
thời gian định kỳ doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính.
 Ngày phát hành báo cáo tài chính: Là ngày, tháng, năm ghi trên báo cáo tài
chính mà Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị ký duyệt báo cáo
tài chính để gửi ra bên ngoài doanh nghiệp.

2. Các loại sự kiện phát sinh (Types of events)

Có 2 loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: sự kiện được điều
chỉnh (adjusting events) và sự kiện không được điều chỉnh (non-adjusting events).

69
Lưu ý:

Nếu cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, doanh nghiệp
không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân
đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

3. Cách trình bày thông tin về các sự kiện phát sinh (Presentation)

 Đối với các sự kiện cần được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trên BCTC.
 Đối với các sự kiện không cần được điều chỉnh, nếu mang tính chất trọng
yếu thì thông tin về các sự kiện cần được trình bày trên thuyết minh BCTC.
Việc trình bày thông tin về các sự kiện này có ảnh hưởng đến quyết định kinh tế
của người sử dụng BCTC.
 Vì vậy, doanh nghiệp phải trình bày các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh
về:

- Nội dung và số liệu của sự kiện ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không
thể ước tính được các ảnh hưởng này

III. Bài tập

In finalising the financial statements of a company for the year ended 30 June
20X4, which of the following material matters should be adjusted for?

1. A customer who owed $180,000 at the end of the reporting period went
bankrupt in July 20X4.
2. The sale in August 20X4 for $400,000 of some inventory items valued in the
statement of financial position at $500,000.
3. A factory with a value of $3,000,000 was seriously damaged by a fire in July
20X4. The factory was back in production by August 20X4 but its value was
reduced to $2,000,000.
4. The company issued 1,000,000 ordinary shares in August 20X4.

Lời giải: Ngày kết thúc năm tài chính của công ty là 30.06.20X4

Các sự kiện cần được điều chỉnh là: 1 và 2 Vì:

 Sự kiện (1): ảnh hưởng đến số dư khoản phải thu cuối kỳ của doanh nghiệp. ảnh
hưởng đến BCTC
 Sự kiện (2) ảnh hưởng đến số dư hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp

Trong đó:

 Sự kiện (3): nhà xưởng bị hỏng nghiêm trọng bởi cháy và được đưa vào sử
dụng lại, và tài sản giảm giá trị, không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ. Sự kiện này sẽ được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài
chính.

69
 Sự kiện (4): phát hành 1,000,000 cổ phiếu thường vào tháng 8 năm 20X4, sự
kiện này không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ nên sẽ
được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính.

69
LESSON 17. CAPITAL EMPLOYED OF LIMITED LIABILITY COMPANY
(CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN)

1. Cơ cấu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn

Vốn của chủ sở hữu trong một công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm vốn cổ
phần. Khi một công ty ban đầu được thành lập, nó phát hành cổ phiếu. Chúng được trả
cho các nhà đầu tư, những người sau đó trở thành cổ đông của công ty. Cổ phiếu được
phát hành theo đơn vị 10 xu, 25 xu, 50 xu, $1 hoặc thậm chí $2.

'Par value/face value' của cổ phiếu được gọi là mệnh giá hoặc giá trị danh nghĩa
(nominal value) của chúng. Ví dụ: 100.000 cổ phiếu trị giá $1 mỗi mệnh giá được phát
hành ở mức $1 mỗi mệnh giá.

Tuy nhiên, cổ phiếu có thể được phát hành với giá cao hơn mệnh giá của chúng,
ví dụ: công ty có thể phát hành 20.000 cổ phiếu trị giá $1 mỗi cổ phiếu với giá $1.25
một cổ phiếu. Phần vượt quá mệnh giá này được gọi là thặng dư vốn cổ phần (Share
Premium).

Sơ đồ cấu trúc vốn:

69
a. Cổ phiếu thường/Cổ phiếu phổ thông (Ordinary Shares)

 Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu không được ưu tiên trong việc thanh toán cổ
tức. Do đó, một người nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ chỉ nhận được cổ tức sau
khi cổ tức cố định đã được trả cho các cổ đông ưu đãi.
 Cổ tức thông thường (Ordinary Dividends) dao động tùy thuộc vào hiệu suất
của công ty và dòng tiền.

b. Cổ phiếu ưu đãi (Preference Shares): Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu trao một số


quyền ưu đãi nhất định cho chủ sở hữu của họ.

 Cổ tức cố định (Fixed Dividends) được biểu thị bằng số cổ phiếu mà họ đang
sở hữu theo số phần trăm cổ phần nắm giữ, trong lợi nhuận của công ty. Cổ tức
cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
 Cổ tức ưu đãi (Preference Dividends) phải được trả trước cổ tức thông
thường.
 Được ưu tiên hoàn trả vốn trước các cổ đông phổ thông nếu công ty thanh lý,
phá sản.

c. Cổ phiếu nợ/trái phiếu (Loan Stock or Bond)

Cổ phiếu cho vay hoặc trái phiếu là các khoản nợ dài hạn và ở một số quốc gia, chúng
được mô tả là vốn vay.

Sự khác biệt giữa cổ phiếu cho vay / trái phiếu với vốn cổ phần:

69
2. Cổ phiếu thưởng (Bonus Issues) và Quyền mua cổ phiếu (Right Issues)

 Cổ phiếu thưởng: cổ đông được thưởng thêm cổ phiếu mà không phải góp
thêm vốn mới
 Quyền mua cổ phiếu: cho phép người nắm giữ có quyền được mua một số
lượng cổ phiếu xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá
hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường

3. Các khoản dự trữ (Reserves)

Vốn chủ sở hữu của cổ đông bao gồm:

 Vốn cổ phần (theo giá trị danh nghĩa) - Share Capital


 Thặng dư vốn cổ phần (Share premium) - chênh lệch giữa giá phát hành của
cổ phiếu và giá trị của nó
 Thặng dư đánh giá lại (Revaluation Surplus) - dự trữ không phân phối thể
hiện lợi nhuận chưa thực hiện trên các tài sản được định giá lại
 Dự trữ khác (Other reserves) - những khoản dự trữ có thể có mục đích cụ thể
(ví dụ: dự trữ thay thế tài sản) hoặc không (ví dụ: dự trữ chung)
 Thu nhập giữ lại (Retained Earnings) - đây là những lợi nhuận mà công ty
kiếm được và được doanh nghiệp giữ lại, ví dụ là các cổ đông chưa được trả cổ
tức, chưa trả thuế. Dự trữ này thường tăng qua các năm vì các công ty thường
không phân phối tất cả lợi nhuận của họ.

4. Cổ tức (Dividends): Cổ tức là một khoản chiếm dụng thu nhập giữ lại cho các cổ
đông. Cổ tức không phải là một chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh (SoFP). Hạch toán:

 Dr Retained Earnings (SOFP)


 Cr Dividends Payable (SOFP)

69
Cổ tức có thể được trả trong năm (cổ tức tạm thời) hoặc vào cuối năm (cuối cùng
cổ tức). Cổ tức cuối cùng sẽ chỉ được hạch toán nếu nó đã được tuyên bố trước khi
hết năm tài chính. Nếu không, nó sẽ được ghi chú trên báo cáo tài chính.

69
LESSON 18 - BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (STATEMENT OF CASH
FLOWS)

1. Định nghĩa (Definition)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó
cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ
cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả
năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ luôn đóng một vai trò không thể thiếu trong hệ
thống báo cáo tài chính vì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn dùng để xem xét và dự
đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai;
dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối
quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của
thay đổi giá cả.

2. Các hoạt động được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Activities on
Statement of Cash Flows)

69
3. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Methods)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo hai phương pháp chính: Trực tiếp
và gián tiếp. Tuy nhiên, ngày nay, phương pháp gián tiếp sẽ được các doanh nghiệp sử
dụng nhiều hơn.

a. Phân tích dòng tiền qua các hoạt động của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựa trên hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp được trình
bày khác nhau ở phần hoạt động kinh doanh, còn hoạt động tài chính và hoạt động đầu
tư được trình bày giống nhau trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở cả hai phương pháp
này.

 Hoạt động kinh doanh (Operating activities):


o Phương pháp trực tiếp

69
o Phương pháp gián tiếp (Indirect method)

 Hoạt động đầu tư (Investing activities)

- Phương pháp gián tiếp (Indirect method)

 Hoạt động tài chính (Financing activities)

- Phương pháp gián tiếp (Indirect method)

69
b. Ví dụ

69
4. Các quy tắc cần nhớ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Tài sản (Asset) tăng - điều chỉnh giảm tiền (để trong dấu ngoặc). Ngược lại,
Tài sản (Asset) giảm – điều chỉnh tăng tiền.

Vì doanh nghiệp nói chung đã phải chi ra một khoản tiền để mua về tài sản có nghĩa là
dòng tiền đi ra ngoài và ngược lại.

69
 Khoản phải thu (Receivable) tăng - điều chỉnh giảm tiền (để trong dấu
ngoặc). Ngược lại, khoản phải thu (Receivable) giảm – điều chỉnh tăng tiền.

Vì Khoản phải thu trong tương lai có khả năng không thu hồi được nên làm cho khoản
tiền của doanh nghiệp giảm xuống và ngược lại.

 Khoản phải trả (Payable) tăng - điều chỉnh tăng dòng tiền. Ngược lại,
Khoản phải trả (Payable) giảm – điều chỉnh giảm dòng tiền.

Vì tiền sẽ không được sử dụng để trả cho khoản phải trả nên doanh nghiệp sẽ giữ lại
được nhiều tiền hơn (khoản phải trả thể hiện rằng doanh nghiệp đó chiếm dụng vốn
lâu).

c. Ví dụ

 Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:

69
 Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

69
III. Bài tập

Bài tập 1: Boggis Co had the following transactions during the year.

1. Purchases from suppliers were $19,500, of which $2,550 was unpaid at the year
end. Brought forward payables were $1,000.

69
2. Wages and salaries amounted to $10,500, of which $750 was unpaid at the year
end. The accounts for the previous year showed an accrual for wages and
salaries of $1,500.
3. Interest of $2,100 on a long-term loan was paid in the year.
4. Sales revenue was $33,400, including $900 receivables at the year end. Brought
forward receivables were $400.
5. Interest on cash deposits at the bank amounted to $75.

Calculate the cash flow from operating activities using the direct method.

Bài tập 2: Colby Co's income statement for the year ended 31 December 20X7
and statements of financial position at 31 December 20X6 and 31 December 20X7
were as follows.

69
Cách giải:

Áp dụng biểu mẫu lập báo cáo tài lưu chuyển tiền tệ bằng phương pháp gián tiếp:

69
Lý Giải:

Property, plant and equipment

69
LESSON 19 - HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH (CONSOLIDATION)

I. Giới thiệu về tập đoàn

1. Cơ cấu của một tập đoàn

Tập đoàn (Group) là một hệ thống liên kết của các công ty tạo thành một cấu trúc
có quy mô quản lý lớn và phức tạp.

Trong một tập đoàn thông thường bao gồm công ty con (subsidiary), công ty mẹ
(parent) và công ty liên kết (associate).

a. Công ty con (Subsidiary)

Công ty con là công ty bị kiểm soát (control) bởi một công ty khác.

Kiểm soát (control) là có quyền quản lý các chính sách tài chính và hoạt động
của một công ty nhằm thu được lợi ích.

Ví dụ, thông thường, nếu công ty A sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty B, thì
công ty A có quyền kiểm soát với công ty B. Khi đó, A sẽ là công ty mẹ, và B sẽ là
công ty con.

Ngoài ra, trong các trường hợp sau bên A cũng được coi là có quyền kiểm soát,
mặc dù sở hữu ít hơn 50% cổ phần của B:

 Có quyền kiểm soát do các bên đầu tư vào công ty B đồng ý


 Có quyền bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm số đông các thành viên quản lý
chủ chốt của B
 Có đa số quyền biểu quyết trong các cuộc họp thành viên quản lý chủ chốt của
B
 Có quyền chỉ đạo công ty B nhằm tham gia, thực hiện những trao đổi, giao dịch
có lợi cho bên mình

b. Công ty mẹ (Parent)

Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con.

69
Công ty mẹ có thể sở hữu công ty con theo 3 cách: Trực tiếp, Gián tiếp và Hỗn
hợp; được minh họa bằng sơ đồ sau:

c. Công ty liên kết (Associate)

Công ty liên kết là công ty mà bên đầu tư có sự ảnh hưởng đáng kể (significant
influence).

Sự ảnh hưởng đáng kể là quyền tham gia vào các chính sách tài chính và hoạt
động, nhưng không có quyền kiểm soát.

Ví dụ, thông thường, nếu công ty A sở hữu từ 20% đến 50% số cổ phần của công ty
B, thì A có ảnh hưởng đáng kể với B. Khi đó công ty B sẽ là công ty liên kết với công
ty A.

Ngoài ra, trong các trường hợp sau bên A cũng được coi là có ảnh hưởng đáng
kể, mặc dù sở hữu ít hơn 20% cổ phần của B:

 Báo cáo của HĐQT công ty B có trình bày về sự ảnh hưởng đáng kể từ công ty
A
 Được tham gia trong quá trình hoạch định chính sách của công ty B
 Có giao dịch trọng yếu với công ty B
 Được trao đổi các nhân lực quản lý chủ chốt
 Cung cấp thông tin kỹ thuật trọng yếu cho công ty B

*Đối với các khoản đầu tư chiếm ít hơn 20% cổ phần của bên nhận đầu tư mà không
thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên, kế toán chỉ ghi nhận là một khoản đầu tư
thông thường (Trade Investment) thuộc Tài sản trên Bảng Cân đối Kế toán.

2. Các phương pháp ghi nhận trong tập đoàn

69
a. Phương pháp giá gốc (Cost method)

Phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán đơn giản nhất của các khoản đầu
tư. Phương pháp này được sử dụng đối với các khoản đầu tư thông thường.

Theo đó, kế toán sẽ ghi nhận khoản đầu tư theo giá gốc tại ngày đầu tư và trình
bày trên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán. Lợi tức hàng năm nhận được sẽ được
ghi nhận là một khoản thu nhập trên BCKQKD.

Ví dụ, nếu công ty A mua 5% cổ phần của công ty B với giá 1 triệu USD, công ty
A sẽ ghi nhận 1 triệu USD đó là Tài sản dài hạn trên BCĐKT mà không quan tâm đến
giá trị hiện tại của số cổ phần đó. Hàng năm, công ty A nhận được lợi tức 10,000 USD.
Khoản lợi tức 10,000 USD này sẽ được cộng vào thu nhập trong kỳ của công ty A.

b. Phương pháp vốn chủ sở hữu (Equity method)

Phương pháp này được áp dụng đối với các khoản đầu tư vào Công ty liên kết
(Associate).

Theo phương pháp này, khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc (tương
tự cost method). Tuy nhiên, khoản đầu tư sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi
của phần sở hữu trong tài sản thuần của công ty liên kết.

BCKQKD sẽ phản ánh phần sở hữu của bên đầu tư trong kết quả kinh doanh của
công ty liên kết.

Ví dụ, công ty A mua 40% cổ phần của công ty B với giá 20 triệu USD, và công
ty A có ảnh hưởng đáng kể đến công ty B. Trong năm đầu tiên, công ty A sẽ ghi nhận
20 triệu USD đó như phương pháp giá gốc. Tuy nhiên, nếu công ty B có lợi nhuận 5
triệu USD trong năm tiếp theo, công ty A sẽ nhận được 5 x 40% = 2 triệu USD. A phải
điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư thêm 2 triệu USD, đồng thời ghi nhận vào thu
nhập của mình trong kỳ.

Các khoản đầu tư vào công ty liên kết được trình bày theo:

 Nguyên giá của khoản đầu tư


 Các khoản lãi/lỗ khi đầu tư
 Cổ tức nhận được

69
 Lợi nhuận chưa thực hiện trong tập đoàn
 Hao hụt giá trị các khoản đầu tư

c. Hợp nhất toàn phần (Full consolidation)

Phương pháp hợp nhất toàn phần được sử dụng đối với các công ty con. Nguyên
tắc của phương pháp này bao gồm:

 Hợp cộng toàn bộ từng khoản mục thu nhập và chi phí, tài sản và lợi nhuận của
công ty mẹ với công ty con.
 Xóa bỏ khoản mục phát sinh trong nội bộ tập đoàn (vd: Các khoản vay giữa
mẹ-con…)
 Hợp nhất như thể công ty mẹ sở hữu toàn bộ công ty con, sau đó sẽ trình bày
những phần mà công ty mẹ không nắm giữ (Lợi ích của cổ đông không kiểm
soát)

II. Báo cáo tài chính của tập đoàn

Đối với một tập đoàn, có 2 loại báo cáo tài chính được phát hành:

 Báo cáo tài chính riêng lẻ (Separate Financial Statements): BCTC hể hiện tình
hình tài chính, kinh doanh của riêng công ty mẹ
 Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated Financial Statements): BCTC của cả
tập đoàn được trình bày như BCTC của một doanh nghiệp độc lập.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở các chỉ số mà chỉ có ở
báo cáo tài chính hợp nhất như lợi thế thương mại (goodwill) ở phần tài sản hay lợi ích
của cổ đông thiểu số (non-controlling interest) ở phần nguồn vốn. Các chỉ số trên là
kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con.

1. Ghi nhận công ty liên kết

a. Trên BCTC riêng lẻ của công ty mẹ

Trên BCTC riêng lẻ, các khoản đầu tư vào công ty liên kết cần được ghi nhận theo các
nội dụng sau:

 Nguyên giá của khoản đầu tư


 Lợi tức được công bố bởi công ty liên kết
 Lợi tức thu được từ công ty liên kết

b. Trên BCTC hợp nhất

Trên BCTC hợp nhất, các khoản đầu tư vào công ty liên kết cần được ghi nhận
theo các nội dung sau:

69
Khoản đầu tư vào công ty liên kết = Nguyên giá của khoản đầu tư + Lợi nhuận
công ty liên kết theo tỷ lệ sở hữu – Cổ tức và các khoản nhận được từ công ty liên kết
– Lợi nhuận chưa thực hiện – Các khoản đã bị xóa sổ

2. Hợp nhất công ty con

a. Ghi nhận Lợi thế thương mại (Goodwill)

Lợi thế thương mại là phần chênh lệch giữa số tiền mà một công ty bỏ ra để mua
một công ty khác với giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty đó.

Công thức tính lợi thế thương mại:


Lợi thế thương mại tại Giá trị khoản đầu Giá trị hợp lý của tài sản thuần
ngày mua tư thu được tại ngày mua
= -
(Goodwill at acquisition (Consideration (Fair value of net assets acquired
of a subsidiary) transferred) at acquisition date)

Trong đó:
Giá trị khoản đầu Giá trị khoản đầu tư Giá trị khoản đầu tư của cổ đông
tư từ công ty mẹ không kiểm soát tại ngày mua
= +
(Considerations (Considerations from (Considerations from NCI at
transferred) parent) acquisition date)

Lợi thế thương mại dương (Positive goodwill): Xảy ra khi giá trị khoản đầu tư >
Giá trị hợp lý của tài sản thuần thu được tại ngày mua. Lợi thế thương mại dương được
ghi nhận như Tài sản vô hình trên BCĐKT của bên đi mua.

Lợi thế thương mại âm (Negative goodwill): Xảy ra khi giá trị khoản đầu tư <
Giá trị hợp lý của tài sản thuần thu được tại ngày mua. Lợi thế thương mại âm được
ghi nhận vào BCKQKD.

b. Ghi nhận Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (Non-controlling interest/NCI)

NCI phản ánh phần tài sản trong tập đoàn thuộc sở hữu của các bên khác ngoài
công ty mẹ.

Theo IAS 27, NCI là phần nguồn vốn của công ty con mà không phân phối một
cách trực tiếp hay gián tiếp cho công ty mẹ.

Ví dụ, nếu công ty A sở hữu 80% cổ phần của công ty B, thì NCI là 100 – 80 = 20%.
NCI tại ngày = Giá trị hợp lý của + Cổ phần của NCI đối với Lợi nhuận giữ lại và các
báo cáo NCI tại ngày mua Nguồn quỹ khác của công ty con trước ngày mua

(NCI at the (Fair value of NCI (NCI’s share of post-acquisition retained earnings and

69
reporting
at acquisition) other reserves of subsidiary)
date)

Cách xác định NCI tại ngày lập báo cáo:

 Đối với năm đầu tiên mua công ty con:


Số dư đầu kỳ của cổ phần của NCI
NCI tại Giá trị hợp lý Lợi nhuận được
đối với Lợi nhuận giữ lại và các
ngày báo của NCI tại hưởng trong
Nguồn quỹ khác của công ty con
cáo ngày mua năm
trước ngày mua
= + +
(NCI at the (Fair value of (Profit
(NCI’s share of post-acquisition
reporting NCI at attributable to
retained earnings and other
date) acquisition) NCI)
reserves b/f of subsidiary)

Đối với công ty con đã mua được nhiều năm:

c. Hợp nhất các nguồn quỹ của tập đoàn (Group consolidated reserves)

 Đối với năm đầu tiên mua công ty con:

 Đối với công ty con đã mua được nhiều năm:

69
d. Lợi nhuận chưa thực hiện (Unrealised profit)

Lợi nhuận chưa thực hiện là lợi nhuận phát sinh từ việc bán hàng hóa/tài sản
trong nội bộ tập đoàn, tuy nhiên các hàng hóa/tài sản này vẫn còn tồn tại trên các tài
khoản (chưa được bán ra ngoài) của các công ty tại ngày lập báo cáo tài chính.

Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn, chúng ta cần loại bỏ lợi nhuận
chưa thực hiện (unrealised profit).

3. Các bước chuẩn bị báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (CSOFP)

Các bước chuẩn bị bao gồm:

B1: Thực hiện các điều chỉnh trên các tài khoản của từng công ty tách biệt (ví dụ như
cổ tức dự tính chia cho cổ đông (proposed dividends) từ công ty con; tiền đang
chuyển,…)

B2: Cộng ngang từng dòng giá trị các chỉ tiêu trên báo cáo của công ty mẹ và con như
tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí.

B3: Thực hiện các điều chỉnh ở mức độ tập đoàn, bao gồm:

 Xóa sổ nguyên giá các khoản đầu tư vào công ty con và ghi nhận lợi thế
thương mại (goodwill) ở bên Tài sản và Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
(nếu có) ở bên Nguồn vốn
 Ghi nhận sự điều chỉnh giá trị hợp lý sau khi mua (post-acquisition fair value)
của tài sản dài hạn tại công ty con
 Ghi nhận thêm giá trị khấu hao do sự điều chỉnh giá trị hợp lý trước khi mua và
sau khi mua công ty con
 Ghi nhận sự suy giảm giá trị của lợi thế thương mại (impairment loss of
goodwill)
 Tính toán các nguồn quỹ hợp nhất (consolidated reserves)

69
 Hủy bỏ các khoản phải thu, phải trả, nợ và cổ phần ưu đãi trong nội bộ tập
đoàn
 Xóa bỏ lợi tức trong tập đoàn (intra-group dividends)
 Xóa bỏ lợi nhuận chưa thực hiện (unrealised profit) đối với các giao dịch trái
phiếu trong tập đoàn (intra-group’s stock transfers)
 Xóa bỏ lợi nhuận chưa thực hiện (unrealised profit) đối với các giao dịch tài
sản trong tập đoàn (intra-group’s assets transfers)

4. Các bước chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (CSOPL)

Các bước chuẩn bị bao gồm:

B1: Thực hiện các điều chỉnh trên các tài khoản của từng công ty tách biệt (ví dụ như
cổ tức dự tính chia cho cổ đông (proposed dividends) từ công ty con,…)

B2: Kết hợp theo từng dòng bằng cách cộng các khoản tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu, thu nhập và chi phí.

B3: Thực hiện các điều chỉnh ở mức độ tập đoàn, bao gồm:

 Xử lý sự hủy bỏ các giao dịch nội bộ (cancellations on intra-group transactions)


 Xóa bỏ lợi nhuận chưa thực hiện đối với các giao dịch nội bộ (unrealised intra-
group transactions/URP)
 Xóa bỏ tất cả lợi tức trong nội bộ tập đoàn
 Ghi nhận khoản giảm giá trị của lợi thế thương mại (Impairment of goodwill)
 Điều chỉnh lợi ích của cổ đông không kiểm soát (NCI)

C. Bài tập minh họa

On 1 January 20X0 Alpha Co purchased 90,000 ordinary $1 shares in Beta Co for


$270,000. At the date Beta Co’s retained earnings amounted to $90,000 and the fair
values of Beta Co’s assets at acquisition were equal to their book values.

Three years later, on 31 December 20X2, the statements of financial position of the
two companies were:

69
The share capital of Beta Co has remained unchanged since 1 January 20X0. The fair
value of the non-controlling interest at acquisition was $42,000.

Q1: What amount should appear in the group’s consolidated statement of financial
position at 31 December 20X2 for goodwill?

Q2: What amount should appear in the group’s consolidated statement of financial
position at 31 December 20X2 for non-controlling interest?

Q3: What amount should appear in the group’s consolidated statement of financial
position at 31 December 20X2 for retained earnings?

Q4: Which of the following companies are subsidiaries of Alpha Co?

Zeta Co: Gamma Co owns 51% of the non-voting preference shares of Zeta Co

Iota Co: Gamma Co has 3 representatives on the board of directors of Iota Co. Each
director can cast 10 votes each out of the total of 40 votes at board meetings.

Kappa Co: Gamma Co owns 75% of the ordinary share capital of Kappa Co, however
Kappa Cois located overseas and is subject to tax in that country.

Hướng dẫn giải:

Q1:

Áp dụng công thức tính Lợi thế thương mại, ta có:

Lợi thế thương mại = Giá trị của khoản đầu tư của công ty mẹ + Giá trị khoản đầu tư
của NCI tại ngày mua – Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua

69
Q2:

Áp dụng công thức tính NCI, ta có:

NCI tại ngày báo cáo = Giá trị hợp lý của NCI tại ngày mua + Cổ phần NCI đối với lợi
nhuận giữ lại sau ngày mua

Q3:

Áp dụng công thức tính các nguồn quỹ của tập đoàn, ta có:

Lợi nhuận giữ lại tại ngày báo cáo = Lợi nhuận giữ lại của công ty mẹ + Lợi nhuận giữ
lại theo cổ phần tập đoàn sau ngày mua

69
Q4:

Iota là công ty con vì Alpha có quyền lực đối với đa số quyền biểu quyết tại cuộc họp
của Hội đồng quản trị.

Kappa là công ty con vì Alpha sở hữu hơn 50% cổ phần thông thường của Kappa, cho
dù Kappa là một công ty có trụ sở nước ngoài hoặc nộp thuế tại đất nước đó.

Zeta không phải là công ty con của Alpha, vì Alpha chỉ nắm giữ cổ phần ưu đãi không
biểu quyết của Zeta nên không có quyền kiểm soát Zeta.

69
DẠNG BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH
PART A: THE CONTEXT AND PURPOSE OF FINANCIAL REPORTING
(PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH)

1. Giới thiệu về báo cáo tài chính (Introduction to financial reporting)


a) Tổng quan (Overview)

 Các loại hình doanh nghiệp

Vì mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau, nên việc ghi chép trình bày
thông tin kế toán ở mỗi loại doanh nghiệp cũng tuân theo những đặc điểm và yêu cầu
khác nhau.

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

Which of the following are TRUE of partnerships?

1) The partners’ individual exposure to debt is limited.


2) Financial statements for the partnership by law must be produced and made public.
3) A partnership is not a separate legal entity from the partners themselves.

A) (1) and (2) only


B) (2) only
C) (3) only
D) (1) and (3) only

Đáp án đúng: C

Câu hỏi yêu cầu: Xác định những phát biểu đúng khi nói về Công ty hợp danh
(Partnership)

Câu số (1): "Cơ chế chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của các cá nhân hợp
danh là hữu hạn". Điều này chỉ đúng với trường hợp công ty hợp danh là một công ty
trách nhiệm hữu hạn, mà ở đó trách nhiệm của các cá nhân hợp danh được giới hạn rõ
ràng. Do đó, khi trong phát biểu trên không nói rõ, ta sẽ hiểu đây là một công ty hợp
danh thông thường, không có tư cách pháp nhân và các cá nhân hợp danh sẽ phải chịu
trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Câu số (1) sai.

Câu số (2): "Báo cáo tài chính của công ty hợp danh phải được lập và phát hành ra
công chúng". Công ty hợp danh phải thực hiện ghi nhận các thông tin tài chính kế
toán, tuy nhiên việc phát hành các báo cáo tài chính ra công chúng chỉ bắt buộc nếu
công ty hợp danh là công ty trách nhiệm hữu hạn. Tương tự câu (1), phát biểu này
không nói rõ công ty hợp danh có phải công ty trách nhiệm hữu hạn hay không nên ta
hiểu đây là công ty hợp danh thông thường, không có nghĩa vụ phải phát hành báo
cáo tài chính ra công chúng. Câu số (2) sai.

Câu số (3):"Công ty hợp danh không phải một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
tách biệt với cá nhân hợp danh". Một công ty hợp danh thông thường sẽ không có tư
cách pháp nhân, và các cá nhân hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn với công ty như
với một tài sản của mình. Do đó, câu số (3) đúng.

Chọn đáp án C.

69
 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính (Users of financial
accounting)

BÀI TẬP VÍ DỤ:

Which groups of people are most likely to be interested in the financial


statements of a sole trader?

1. Shareholders of the company.


2. The business’s bank manager.
3. The tax authorities.
4. Financial analysts.

A) 1 and 2 only
B) 2 and 3 only
C) 2, 3 and 4 only
D) 2 and 3 only

Đáp án đúng: B

Câu hỏi này yêu cầu chúng ta phải xác định các nhóm đối tượng mà quan tâm tới
“financial statements of a sole trader” – các báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp tư
nhân.

Câu số 1: “Shareholders of the company” nghĩa là cổ đông của công ty. Tuy nhiên,
doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, không có cổ đông 🡪 Câu này sai.

69
Câu số 2: “The business’s bank manager” nghĩa là quản lý tài khoản ngân hàng của
doanh nghiệp. Nhà quản lý tài khoản ngân hàng có nhiệm vụ là đánh giá mức độ hoạt
động và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp để xét duyện cho doanh nghiệp
tiếp tục vay vốn. Vậy nên, họ sẽ rất quan tâm đến báo cáo tài chính →Câu này đúng.

Câu số 3: “The tax authories” nghĩa là cơ quan thuế. Chức vụ của cơ quan thuế là để
điều tra xem các doanh nghiệp, bao gồm các công ty tư nhân, có nộp đúng và đủ thuế
cho ngân sách nhà nước hay không. Công việc này đòi hỏi họ phải xem xét kĩ càng các
báo cáo tài chính. →Câu này đúng.

Câu số 4: “Financial analysts” có nghĩa là các nhà phân tích tài chính. Thông thường
các nhà phân tích tài chính sẽ quan tâm đến bản báo tài chính của công ty cổ phần hơn
là của doanh nghiệp tư nhân →Câu này sai.

Chọn đáp án B.

 Các báo cáo tài chính (Financial statements)


Báo cáo tài chính là sản phẩm của hệ thống kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Báo
cáo tài chính bao gồm:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

Which ONE of the following statements correctly describes the contents of the
Statement of Financial Position?
A. A list of ledger balances shown in debit and credit columns.
B. A list of all the assets owned and all the liabilities owed by a business.
C. A record of income generated and expenditure incurred over a given period.
D. A record of the amount of cash generated and used by a company in a given
period.

Đáp án đúng: B

69
Ở đây, câu hỏi yêu cầu chúng ta phải xác định “the contents of the Statement of
Financial Position” - nội dung của bảng cân đối kế toán.

Đáp án A: “A list of ledger balances shown in debit and credit columns” nghĩa là danh
sách các số dư tài khoản trên sổ cái được trình bày ở bên nợ (Debit) và có (Credit).
Đây không phải là các thông tin được phản ánh trên bảng cân đối kế toán mà là nội
dung của bảng cân đối thử→Đáp án A sai.

Đáp án B: “A list of all the assets owned and all the liabilities owed by a business”
nghĩa là danh sách các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và các khoản nợ của doành
nghiệp. Điều này khớp với nội dung của bảng cân đối kế toán →Đáp án B đúng.

Đáp án C: “A record of income generated and expenditure incurred over a given


period” nghĩa là sự ghi nhận các doanh thu và chi phí phát sinh trong một khoản thời
gian nhất định. Đây là nội dung của bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Statement of Profit or Loss), không phải bảng cân đối kế toán → Đáp án C sai.

Đáp án D: “A record of the amount of cash generated and used by a company in a


given period” nghĩa là sự ghi nhận số tiền mà doanh nghiệp tạo ra và sử dụng trong kỳ.
Đây là nội dung của bản báo cáo dòng tiền (Statement of Cash Flows) → Đáp án D sai.

Chọn đáp án B.

2. Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (The regulatory system)

Tổ chức thành lập các quy tắc của hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính bao gồm
các tổ chức quốc tế phối hợp thực hiện trên cơ sở cơ cấu hoạt động độc lập.

Cụ thể:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

Who issues International Financial Reporting Standards?

A. The IFRS Advisory Committee


B. The stock exchange
C. The International Accounting Standards Board
D. The government.

Đáp án đúng C

Đề bài yêu cầu xác đinh tổ chức có chức năng phát hành các chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế.

Đáp án A: The IFRS Advisory Committee có chức năng phát hành hướng dẫn nhằm
tránh sự nhầm lẫn trong việc đọc hiểu các chuẩn mực. →Đáp án A sai (đối chiếu lại
với kiến thức)

Đáp án B: “The stock exchange” - sàn chứng khoán. Các hoạt động trên sàn chứng
khoán không liên quan tới việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế → Đáp án B
sai.

Đáp án C: “The International Accounting Standards Board” là hội đồng chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế. Tổ chức này có vai trò soạn thảo và ban hành các chuẩn mực
báo cáo tài chính → Đáp án C đúng.

Đáp án D: “The government” là chính phủ. Chính phủ không có vai trò gì trong việc
ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế → Đáp án D sai.

Chọn đáp án C.

69
PART B: THE QUALITATIVE CHARACTERISTICS OF FINANCIAL
INFORMATION (CÁC ĐẶC TÍNH CỦA THÔNG TIN TÀI CHÍNH)

Part B bao gồm các kiến thức chính là:

 Giả định cơ bản (Underlying Assumption)


 Các nguyên tắc kế toán (Accounting concepts)
 Đặc tính của thông tin tài chính (Qualitative characteristics)

1. Giới thiệu về khuôn khổ khái niệm (The Conceptual Framework)

Khuôn khổ khái niệm là nền tảng xây dựng các chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRSs) và qua đó quy định các cách thiết lập các báo cáo tài chính cũng như
các thông tin được trình bày trên đó.

Riêng về phương diện chuẩn bị BCTC và các thông tin tài chính, khuôn khổ khái
niệm đã đặt ra 3 nội dung quan trọng sau:

 Giả định cơ bản (Underlying Assumption): là giả định thiết yếu, cốt lõi về
doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp.
 Đặc tính của thông tin tài chính (Qualitative Characteristics): là các đặc
điểm, tính chất mà khiến cho thông tin tài chính trở nên hữu dụng cho người sử
dụng.
 Nguyên tắc kế toán (Accounting Concepts): là các quy ước, chuẩn mực cần
phải tuân theo khi chuẩn bị các báo cáo tài chính.

2. Giả định cơ bản (Underlying Assumption)

Giả định “Hoạt động liên tục” (Going concern) là giả định cơ bản duy nhất được quy
định bởi IAS 1 và khuôn khổ khái niệm. Giả định này khẳng định rằng doanh nghiệp
sẽ:

 Tiếp tục hoạt động bình thường trong ít nhất 12 tháng tiếp theo
 Không giải thể hay thu hẹp quy mô đáng kể

Tất cả các BCTC phải được chuẩn bị dựa trên giả định này. Nếu doanh nghiệp không
thể đảm bảo giả định này (Vd: trong trường hợp công ty phá sản) thì BCTC phải nếu
rõ điều này, kèm theo:

 Nền tảng được sử dụng để chuẩn bị các BCTC


 Lý do doanh nghiệp/công ty không thể tiếp tục hoạt động liên tục

3. Các nguyên tắc kế toán (Accounting Concepts)

Khi ghi nhận các giao dịch, hiện tượng kinh tế lên báo cáo tài chính, ta phải tuân thủ
các nguyên tắc sau:

69
4. Đặc tính của nguyên tắc kế toán (Qualitative characteristics)

Để trở nên hữu ích với người sử dụng, các thông tin trên BCTC cần phải mang một số
đặc tính, bao gồm:

 Đặc tính cơ bản (Fundamental characteristics)


 Đặt tính bổ sung (Enhancing characteristics)

Để giúp cho thông tin tài chính có được những đặc tính này, trong quá trình ghi nhận
thông tin, ta cần chú trọng tới một số nguyên tắc liên quan.

Mối quan hệ giữa các đặc tính, giả định cơ bản và các nguyên tắc liên quan, bổ trợ có
thể được tổng hợp như sau:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

Sales revenue should be recognised when goods and services have been supplied; costs
are incurred when goods and services have been received.

69
Which accounting concept governs the above?

A. The business entity concept


B. The materiality concept
C. The accruals concept
D. The duality concept

Đáp án đúng: C

Đề bài hỏi rằng nguyên tắc kế toán (accounting concept) nào quy định rằng doanh
thu (sales revenue) nên được ghi nhận dựa vào thời điểm cung cấp hàng hóa và dịch
vụ, và chi phí (costs) nên được ghi nhận dựa vào thời điểm nhận hàng hóa và dịch
vụ.

Đáp án A.” The business entity concept” là nguyên tắc thực thể kinh doanh. Nguyên
tắc này nói rằng doanh nghiệp sẽ được coi như 1 thực thể riêng biệt với chủ sở hữu.
Điều này không liên quan tới yêu cầu của đề bài nên đáp án A sai.

Đáp án B. “The materiality concept” là nguyên tắc trọng yếu. Nội dung của nguyên tắc
trọng yếu nói rằng BCTC phải bao gồm tất cả các thông tin có thể làm thay đổi
đáng kể tới quyết định của người sử dụng. Nguyên tắc này không quy định gì về thời
điểm ghi nhận doanh thu và chi phí. Vậy đáp án B sai.

Đáp án C. “The accruals concept” nghĩa là nguyên tắc cơ sở dồn tích. Nguyên tắc này
quy định rằng các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp phải được ghi nhận vào thời
điểm phát sinh, không phải thời điểm nhận tiền. Chi tiết này đúng với miêu tả của đề
bài cho nên đáp án C đúng.

Đáp án D. “The duality concept” – nghĩa là nguyên tắc ghi sổ kép. Nguyên tắc này quy
định rằng các giao dịch phải được ghi nhận bằng tác động kép giữa 2 tài khoản đối
ứng. Do nguyên tắc này không nói gì tới thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí nên
đáp án D sai.

Chúng ta chọn đáp án C.

69
PART C: THE USE OF DOUBLE-ENTRY AND ACCOUNTING SYSTEMS
(CÔNG DỤNG CỦA BÚT TOÁN KÉP VÀ CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN)

1. Accounting source documents (Chứng từ kế toán):

a. Định nghĩa:

Chứng từ kế toán là:

 Bằng chứng cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa…
 Căn cứ để hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Các giấy tờ liên quan khác ngoài hóa đơn

b. Các chứng từ thường được sử dụng:


Trong giao dịch mua bán, ta thường bắt gặp các loại chứng từ sau:

Ngoài các chứng từ đã được liệt kê ở trên còn 2 loại chứng từ khác hay gặp là:

 Petty Cash Voucher – Phiếu chi tiền mặt: được dùng làm minh chứng cho
các khoản chi tiêu tiền mặt nhỏ lẻ.
(Hệ thống được dùng để giữ ngân sách tiền mặt ở 1 mức cố định gọi là Imprest
System)
 Bank overdraft – Thấu chi: xảy ra khi số dư của tài khoản ngân hàng < 0.

BÀI TẬP VÍ DỤ: Which of the following documents should accompany a return of
goods to a supplier?

A. Debit note.
B. Remittance advice.
C. Purchase invoice.
D. Credit note.

69
Đáp án đúng: A

Câu hỏi yêu cầu chúng ta xác định loại chứng từ mà sẽ đi kèm khi 1 lô hàng hóa
được hoàn trả lại cho nhà phân phối (accompany a return of goods to a supplier).

Đáp án A: “Debit note” là hóa đơn tăng. Chứng từ này thường được khách hàng
hàng gửi tới người bán để ghi nhận sự thanh toán thừa (overpayment) hoặc sự trả lại
hàng hóa (return of goods). Do chi tiết này khớp với đề bài nên đáp án A đúng.

Đáp án B: “Remittance advice” là phiếu báo thanh toán, thường được gửi bởi người
mua tới người bán để liệt kê các khoản đang được trả, giúp người bán có thể cập
nhật kịp thời số sách. Khi trả lại hàng thì người mua sẽ không phải trả thêm khoản nào
cho người bán. Do đó, phiếu báo thanh toán sẽ không đi kèm các đơn hàng hoàn trả
lại. Vậy đáp án B sai.

Đáp án C: “Purchase invoice” – hóa đơn mua hàng là chứng từ mà nhà phân phối sẽ
gửi cho người mua khi họ đặt hàng để liệt kê các sản phẩm đã mua, số lượng và giá
bán cụ thể, chiết khấu... Do đó đáp án C sai.

Đáp án D: “Credit note” – hóa đơn âm là chứng từ được dùng để báo cáo các khoản
thanh toán dư của khác hàng. Vì hóa đơn âm là do nhà phân phối gửi cho khách
hàng nên đáp án D sai.

Chúng ta lựa chọn đáp án A.

2. Sổ sách ghi nhận ban đầu (Books of prime entry):

Là những loại sổ mà tại đó các giao dịch được ghi nhận lần đầu tiên, bao gồm các sổ
chính sau:

69
Ngoài ra còn sổ nhật ký (journal) được dùng để ghi nhận bút toán của các giao dịch
mà không được ghi nhận bởi bất kì sổ nhật ký nào, bao gồm:

 Sửa đổi chênh lệch giữa các tài khoản vào cuối kỳ (adjustments)
 Sửa đổi các lỗi ghi nhận, bút toán sai (corrections)
 Ghi nhận các giao dịch lớn hoặc bất thường (unusual transactions)

BÀI TẬP VÍ DỤ:

In which book of prime entry will a business record debit notes in respect of goods
which have been sent back to suppliers?

A. The sales returns day book.


B. The cash book.
C. The purchase returns day
D. The purchase day book.

Đáp án đúng: C

Câu hỏi yêu cầu chúng ta phải xác định sổ ghi nhận ban đầu (book of prime entry)
mà dùng để ghi nhận các hóa đơn tăng (debit notes) cho hàng hóa đã được trả lại
cho nhà phân phối (goods which have been sent back to suppliers)

Đáp án A: “The sales returns day book” là sổ hàng hóa bị trả lại. Đây là sổ để doanh
nghiệp ghi nhận các sản phẩm mà khách hàng đã trả lại cho mình, không phải là sổ
ghi nhận các mặt hàng do doanh nghiệp gửi lại cho nhà phân phối nên đáp án A sai.

Đáp án B: “The cash book” là sổ tiền. Đây là sổ mà sẽ ghi nhận các khoản chi/thu
tiền của doanh nghiệp, không được dùng để ghi nhận hóa đơn tăng do hoàn trả lại mặt
hàng. Vậy đáp án B sai.

Đáp án C: “The purchase returns day book” nghĩa là sổ hàng hóa đem trả nhà cung
cấp. Loại sổ sách này được dùng để ghi nhận giá trị của những mặt hàng mà doanh
nghiệp hoàn trả lại cho nhà phân phối. Do đó, nó được dùng để ghi nhận giá trị
hàng hóa của các hóa đơn tăng. Vậy, đáp án C đúng.

Đáp án D: “The purchase day book” là sổ mua hàng. Đây là nơi ghi nhận các hóa đơn
ghi nợ mua hàng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, không phải là nơi ghi nhận
giá trị của các hàng bị hoàn trả lại nên đáp án D sai.

Chúng ta chọn đáp án C.

3. Ledger Accounts and Double Entry bookkeeping (Các tài khoản sổ cái và
phương pháp bút toán kép):

a. Định nghĩa và phân loại sổ cái (Ledgers):

69
Sổ cái được dùng để tổng hợp các giao dịch kinh tế, các nghiệp vụ tài chính phát sinh
trong doanh nghiệp sau khi chúng được ghi vào sổ sách ghi nhận ban đầu (Books of
prime entry).

Có 3 loại sổ cái cơ bản:

 Sổ cái chung (Nominal/Main/General Ledger): chứa các tài khoản phi cá


nhân (impersonal accounts) tổng hợp các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
 Sổ cái các khoản phải thu (Receivables Ledger): ghi nhận các tài khoản cá
nhân (personal accounts) của từng khách hàng của doanh nghiệp.
 Sổ cái các khoản phải trả (Payables ledger): ghi nhận các tài khoản cá
nhân (personal accounts) của từng nhà phân phối của doanh nghiệp.

Khi tổng hợp số dư của các tài khoản lên sổ cái, ta ghi nhận tổng giá trị của tất cả các
giao dịch theo phương pháp bút toán kép.

b. Phương pháp ghi nhận bút toán kép:

Phương pháp ghi nhận bút toán kép được dùng để ghi nhận các tài khoản lên sổ cái.
Phương pháp này ghi nhận đồng thời các đối tượng kế toán bởi tác động kép của
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán bằng cách:

 Ghi 2 lần số phát sinh vào 2 tài khoản kế toán liên quan.
 Ghi Nợ (Debit) vào tài khoản này đồng thời ghi Có (Credit) vào tài khoản khác.
 Số tiền ghi Nợ (Debit) = Số tiền ghi Có (Credit).

Ví dụ minh họa:

Tổng số tài sản cố định doanh nghiệp mua bằng tiền mặt ngày 1/1/2019 là $10,000

 Thao tác bút toán kép có thể được trình bày dưới dạng tài khoản chữ T (T-
account):

69
 Thao tác bút toán kép cũng có thể được trình bày bằng chữ (Journal
entries) dưới dạng:

 Theo ví dụ trong bài:

Để hiểu rõ hơn về quy tắc ghi nhận bút toán kép đối với từng tài khoản, ta cần phải tìm
hiểu về phương trình kế toán.

c. Các khái niệm về phương trình kế toán:

c.1. Phương trình kế toán cơ bản (The Accounting equation):

Phương trình kế toán, được thể hiện qua bảng cân đối kế toán, là nền tảng của phương
pháp ghi nhận bút toán kép.

Theo phương trình kế toán, mối quan hệ giữa tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu tại thời điểm cuối kì có thể được biểu hiện như sau:

Theo cách phân bổ này, ta có quy tắc ghi nhận các biến động gia tăng như sau:

Ngược lại, ta sẽ ghi nhận các biến động suy giảm như sau:

69
Vậy nên, chúng ta sẽ luôn tuân thủ theo 2 nguyên tắc này để ghi nhận các biến động
của các tài khoản con. Bảng cân đối kế toán cơ bản thường sẽ bao gồm các tài khoản
sau:

c.2. Phương trình kế toán mở rộng (The expanded Accounting equation):

Phương trình kế toán mở rộng bao gồm các thành phần con của vốn chủ sở hữu. Dựa
vào đó, các thủ tục bút toán để ghi nhận các tài khoản này có thể được hiểu như sau:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

69
At 30 November 20X5 Jenny had a bank loan of $8,500 and a balance of $678 in hand
in her bank account. How should these amounts be recorded on Jenny’s opening trial
balance on 1 December 20X5?

A. Debit $ 7,822.
B. Credit $7,822.
C. Credit $8,500 and Debit $678.
D. Debit $8,500 and Credit $678.

Đáp án đúng: C

Đề bài hỏi rằng vào ngày 30/11 Jenny có $8,500 vay nợ ngân hàng và có $678 trong
tài khoản ngân hàng thì vào ngày 1/12, các khoản này sẽ được ghi nhận như thế
nào?

Chúng ta có thể tiếp cận bài bằng cách: phân loại các tài khoản, sau đó xác định thủ
tục bút toán cần áp dụng.

Khoản $8,500 vay nợ ngân hàng thuộc liabilities (các khoản nợ phải trả). Thủ tục
bút toán của khoản mục này là:

 Ghi có (credit) cho các biến động gia tăng


 Ghi nợ (debit) cho các biến động suy giảm

Vậy ta ghi nhận: Credit Bank Loan $8,500.

Ngược lại, số dư $678 trong tài khoản ngân hàng của Jenny là 1 loại asset (tài sản).
Đối với tài sản, chúng ta:

 Ghi nợ (debit) cho các biến động gia tăng


 Ghi có (credit) cho các biến động suy giảm

Vậy ta ghi nhận: Debit Cash at bank $678.

Đáp án A: “Debit $ 7,822” đã gộp 2 tài khoản này với nhau. Điều này là sai do đây là
2 tài khoản riêng biệt, cần phải bút toán riêng biệt.

Tương tự, đáp án B: “Credit $7,822” cũng sai do đã gộp 2 tài khoản vào làm một.

Đáp án C: “Credit $8,500 and Debit $678” khớp với thủ tục bút toán ta cần làm. Vậy
đáp án C đúng.

Đáp án D: “Debit $8,500 and Credit $678” là sai do đã ghi nhận ngược lại so với thủ
tục bút toán cần được áp dụng.

Chúng ta lựa chọn đáp án C.

c.3. Phương trình kinh doanh (The Business equation):

69
Phương trình kinh doanh là 1 dạng viết lại của phương trình kế toán.

Ta có: ASSETS = LIABILITIES + CAPITAL

⇒ ASSETS – LIABILITIES = CAPITAL

Mà “Assets – Liabilities” còn có thể được hiểu là Net Assets (Tài sản ròng).

⇒ NET ASSETS = CAPITAL

⇔ CHANGE IN NET ASSETS = CHANGE IN CAPITAL

(Thay đổi qua thời kỳ của tài sản ròng = Thay đổi qua thời kỳ của vốn chủ sở hữu)

Có 3 lí do khiến cho vốn chủ sở hữu thay đổi:

 Gia tăng vốn (Capital introduced)


 Nguồn tiền đi vào từ lợi nhuận (Profits)
 Nguồn tiền đi ra do rút vốn (Drawings)

Vậy phương trình trên có thể được viết thành:

CHANGE IN NET ASSETS = CHANGE IN CAPITAL ⇒ CHANGE IN NET


ASSETS = CAPITAL INTRODUCED + PROFITS – DRAWINGS

⇒ PROFITS = CHANGE IN NET ASSETS – CAPITAL INTRODUCED +


DRAWINGS
Lưu ý: Do Drawings (Rút vốn) sẽ làm giảm Capital (Vốn chủ sở hữu) nên tương tự
như Expenses (Chi phí) và Dividends (Cổ tức), các thủ tục bút toán được áp dụng là:

 Ghi nhận vào bên debit cho các biến động gia tăng
 Ghi nhận vào bên credit cho các biến động suy giảm

BÀI TẬP VÍ DỤ:

The profit made by a business in 20X7 was $35,400. The proprietor injected new
capital of $10,200 during the year and withdrew a monthly salary of $500. If net assets
at the end of 20X7 were $95,100, what was the proprietor's capital at the beginning
of the year?

A. $50,000
B. $55,500
C. $63,900
D. $134,700

Đáp án đúng: B

69
Đề bài yêu cầu tìm vốn chủ sở hữu đầu năm (capital at the beginning of the year) dựa
trên các thông tin sau:

 Lợi nhuận (profit) = $35,400


 Vốn chủ sở hữu đầu tư thêm (new capital) = $10,200
 Rút vốn hàng tháng (monthly withdrawal) = $500
 Tài sản ròng cuối năm 20X7 (Net assets at the end of 20X7) = $95,100

Theo lý thuyết về phương trình kế toán:

NET ASSETS = CAPITAL ⇔ OPENING CAPITAL = OPENING NET ASSETS

Mà: OPENING NET ASSETS = CLOSING NET ASSETS - CHANGE IN NET


ASSETS

⇒ OPENING CAPITAL = CLOSING NET ASSETS - CHANGE IN NET


ASSETS

Tài sản ròng cuối kỳ (closing net assets) đã được cho sẵn là $95,100. Vậy để tính được
vốn chủ sở hữu đầu năm (opening capital) ta chỉ cần tìm lượng thay đổi tài sản ròng
trong kỳ (change in net assets)

Theo phương trình kinh doanh, ta có:

PROFITS = CHANGE IN NET ASSETS – CAPITAL INTRODUCED +


DRAWINGS

⇒ CHANGE IN NET ASSETS = PROFITS + CAPITAL INTRODUCED -


DRAWINGS

= 35,400 + 10,200 - (500 x 12) = $39,600

(Drawings = $500 x 12 do mỗi tháng rút $500, một năm có 12 tháng)

Vậy: OPENING CAPITAL = OPENING NET ASSETS

⇔ OPENING CAPITAL = CLOSING NET ASSETS – CHANGE IN NET ASSETS

= $(95,100 – 39,600) = $55,500.

Chúng ta chọn đáp án B.

d. Quá trình chuyển giao thông tin giữa các hệ thống kế toán và thủ tục bút toán
kép lên sổ cái:

Quá trình chuyển giao/ tổng hợp thông tin giữa các chứng từ và sổ ghi nhận ban đầu
lên sổ cái có thể được hình dung như sau:

69
Số dư trong sổ cái phải thu (Receivables Ledger) và sổ cái phải trả (Payables Ledger)
cũng được ghi nhận theo tổng giá trị lên sổ cái chung (Nominal Ledger).

Tuy nhiên, số dư từ 2 sổ cái này sẽ được ghi nhận trên các tài khoản kiếm soát
(Control Accounts) tương ứng là:

 Tài khoản kiểm soát sổ cái cho các khoản phải thu (Receivables Control
Account)
 Tài khoản kiểm soát sổ cái cho các khoản phải trả (Payables Control Account)

Cụ thể hơn, cách bút toán kép để chuyển giao thông tin lên các tài khoản kiểm soát
được thực hiện như sau:

 Đối với các giao dịch bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng

69
 Đối với các giao dịch nhập, xuất hàng hóa từ nhà phân phối:

Các tài khoản cần lưu ý khi ghi nhận vào tài khoản kiểm soát:
1. Discounts (Chiết khấu):

 Khi doanh nghiệp được nhận chiết khấu:

 Khi doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chiết khấu:

69

2. Returns (Hàng trả lại):

 Khi doanh nghiệp nhận hàng trả lại từ khách hàng:

 Khi doanh nghiệp trả hàng cho nhà phân phối:

3. Contra entries (Các khoản bù trừ lẫn nhau):

Giả sử ta nhập hàng từ nhà phân phối C và cũng đồng thời bán hàng cho người
này. Vậy 2 bên có thể đồng ý bù trừ (offset) 2 khoản phải thu và phải trả với nhau.
Đây được gọi là contra entries.

Khi đó, ta phải bút toán kép vào Receivables Ledger và Payables Ledger để giảm
tổng 2 khoản này xuống số dư còn lại.

69
Ví dụ:

Ta nợ C $250 và C nợ ta $130 => Offset: xóa nợ của C và giảm nợ của ta xuống còn
$250 - $130 = $120

BÀI TẬP VÍ DỤ:

At 1 April 20X9, the payables ledger control account showed a balance of $142,320.
At the end of April the following totals are extracted from the subsidiary books for
April:

It is also discovered that:

A. The purchase day book figure is net of sales tax at 17.5%; the other figures all
include sales tax.
B. A customer's balance of $2,420 has been offset against his balance of $3,650 in the
payables ledger.
C. A supplier's account in the payables ledger, with a debit balance of $800, has been
included on the list of payables as a credit balance.

What is the corrected balance on the payables ledger control account?

A. $130,585
B. $144,835
C. $98,429
D. $128,985

Đáp án đúng: A

Đề bài yêu cầu chúng ta tìm số dư chính xác trên tài khoản kiểm soát sổ cái nợ phải
trả (Payables Ledger Control Account). Chúng ta được cho các thông tin sau:

69
(1): Phần (a) nói rằng số dư được chuyển qua từ sổ mua hàng chưa bao gồm thuế bán
hàng (sales tax) 17.5%. Vậy tài khoản phải được sửa lại như sau:

Purchases Day Book = 183,800 x 1.175 = $215,965

(2): Hàng trả lại cho nhà phân phối sẽ làm giảm số nợ doanh nghiệp phải trả, vậy nó
có liên quan đến tài khoản kiểm soát sổ cái nợ phải trả nên phải được ghi nhận.

(3): Hàng khách trả lại cho doanh nghiệp không liên quan tới các giao dịch mua bán
giữa công ty và nhà phân phối. Do đó nó không thuộc các tài khoản phải trả
(Payables). Chi tiết này sẽ không được ghi vào trong tài khoản kiểm soát sổ cái nợ
phải trả.

(4): Cả số tiền đã trả nợ xong và chiết khấu phải được ghi nhận vào tài khoản kiểm
soát do chúng đều làm giảm số dư các khoản nợ phải trả.

Thêm vào đó:

 Theo đề bài, số dư của tài khoản kiểm soát từ 1 April 20X9 là $142,320 (5)
 Phần (b) nói rằng có 1 khoản phải thu từ khách hàng $2,420 được bù trừ lại
(offset) với khoản phải trả cho họ là $3,650. Đây là 1 contra entry:
Vậy: Xóa nợ $2,420 khỏi receivables và giảm $2,420 trong payables. (6)
 Phần (c) nói rằng tài khoản cá nhân của 1 nhà phân phối trong sổ cái phải trả (payables
ledger) có số dư là $800 ở bên debit, nhưng lại bị ghi nhận nhầm vào bên credit
ở danh sách các khoản phải trả. Khi chuyển thông tin vào tài khoản kiểm soát, ta
chỉ ghi nhận tổng giá trị từ sổ cái và các sổ ghi nhận ban đầu. Ở đây, số
dư tổng trên sổ cái là đúng nên ta không cần phải điều chỉnh gì vào tài khoản
kiểm soát.
Chỉ có ghi nhận ở trên danh sách các khoản phải trả là sai, nghĩa là doanh nghiệp đã
ghi nhận sai trên Sổ mua hàng - Purchases Day Book. Lỗi này sẽ được sửa riêng
trên sổ ghi nhận, không liên quan đến tài khoản kiểm soát. (7)

Tổng hợp lại thông tin:

 Các khoản không liên quan đến tài khoản kiểm soát: (3), (7) ⇒ Không ghi
nhận.
 Các khoản làm tăng số dư của nợ phải trả: (1), (5) ⇒ Ghi nhận vào bên credit.
 Các khoản làm giảm số dư của nợ phải trả: (2), (4), (6) ⇒ Ghi nhận vào bên
debit.

Vậy số dư chính xác của tài khoản kiểm soát là: Chúng ta chọn đáp án A.

69
69
PART D: RECORDING TRANSACTIONS AND EVENTS (GHI NHẬN CÁC
GIAO DỊCH VÀ SỰ KIỆN KINH TẾ) - P1

1. Tài sản dài hạn hữu hình (Tangible non-current assets)

Tài sản dài hạn hữu hình là các tài sản hiện hữu, sờ được, thấy được, được dùng
liên tục trong vòng hơn 1 năm để phục vụ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ: nhà đất (buildings), nhà máy (plants), phương tiện giao thông, vận chuyển
(vehicles).

a. Khấu hao (Depreciation):

 Các khái niệm liên quan:

 Các phương pháp tính khấu hao:

Qua thời gian, tài sản dài hạn hữu hình sẽ mất dần giá trị của nó. Để ước tính và
phân bổ giá trị bị hao mòn hay còn gọi là chi phí khấu hao (depreciation) trong từng
thời kỳ, ta sử dụng 2 phương pháp sau đây:

o Khấu hao đường thẳng (Straight – line depreciation)

Phương pháp này phân bổ đều chi phí khấu hao lên toàn bộ thời gian sử dụng
hữu ích cúa tài sản. Giá trị khấu hao trong từng năm đều bằng nhau. Công thức là:

Vd: Công ty A mua 1 thiết bị vào năm 2015 trị giá $700. Thiết bị có thể được sử dụng
trong vòng 5 năm (useful life), sau đó giá trị còn lại (residual value) dự tính là $200.

69
⇒ Giá trị khấu hao từng năm = $(700 – 200)/5 = $100/năm.

o Khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method)

Phương pháp này trích khấu hao dựa trên một tỷ lệ khấu hao (depreciation rate) =
phần trăm nhất định của giá trị số sách ròng (NBV) của tài sản.

Giá trị khấu hao sẽ thay đổi qua từng năm do giá trị sổ sách ròng thay đổi (giảm
dần). Công thức là:

*Lưu ý: Trong năm đầu tiên, NBV = giá ban đầu (original cost) do trước đó tài sản
chưa bị hao mòn.

Từ đó, ta cũng có công thức tính NBV dành riêng cho phương pháp này như sau:

Vd: Công ty A mua 1 thiết bị vào năm 2015 trị giá $1,000. Công ty dự tính sẽ trích
khấu hao theo số dư giảm dần với tỷ lệ 10%. Tính khấu hao cho 3 năm đầu tiên sử
dụng.

⇒ Khấu hao cho năm đầu = 10% x $1,000 = $100 → NBV = $(1,000-100) = $900
Khấu hao năm thứ 2 = 10% x $900 = $90 → NBV = $(900-90) = $810
Khấu hao năm thứ 3 = 10% x $810 = $81 → NBV = $(810-81) = $729

BÀI TẬP VÍ DỤ:

A company's policy is to charge depreciation on plant and machinery at 20% per year
on cost, with proportional depreciation for items purchased or sold during a year. The
company's plant and machinery at cost account for the year ended 30 September 20X3
is shown below.

69
What should be the depreciation charge for plant and machinery (excluding any
profit or loss on the disposal) for the year ended 30 September 20X3?

A. $43,000
B. $51,000
C. $42,000
D. $45,000

Đáp án đúng: A

Đề bài đang yêu cầu chúng ta tính chi phí khấu hao (depreciation charge) cho nhà
máy và và bộ phận máy móc (plant and machinery) với các thông tin như sau:

Chi phí khấu hao được tính theo 20% giá trị của tài sản mỗi năm. Các tài sản được
mua vào hay bị bán đi trong năm đều được khấu hao.

Vậy để tính tổng chi phí khấu hao từ 1/10/20X2 - 30/9/20X3, ta xác định khấu hao
riêng của từng tài khoản:

 [1]: Công ty có tài sản trị giá $200,000 được dùng từ kỳ trước sang kỳ này. Tuy
nhiên, vào ngày 30/6, công ty đã bán đi số tài sản trị giá $40,000 nên giá trị của
tài sản sẽ giảm:

⇒ Giá trị tài sản hiện tại = Giá trị tài sản đầu năm – tài sản đã bán

= 200,000 – 40,000 = $160,000

⇒ Chi phí khấu hao cho khối tài sản này trong kỳ là:

Chi phí khấu hao = giá trị tài sản x 20 % = 160,000 x 20% = $32,000

 [2]: Vào ngày 1/4/20X3 công ty mua vào tài sản trị giá $50,000. Từ thời điểm
đó tới cuối năm (30/9/20X3) là 6 tháng => ghi nhận chi phí khấu hao phát sinh
trong 6 tháng sử dụng:

69
o Chi phí khấu hao cho 1 tháng:

Chi phí khấu hao cả năm/12 = (Giá trị tài sản x 20%)/12 = ($50,000 x 20%)/12 =
$833.33

o Chi phí khấu hao cho 6 tháng:

Chi phí khấu hao 1 tháng x 6 = 833.33 x 6 = $5,000

 [3]: $40,000 tài sản được bán đi vào ngày 30/6. Vậy từ 1/10/20X2 – 30/6/20X3,
tài sản đã phát sinh chi phí khấu hao trong 9 tháng.

o Chi phí khấu hao cho 1 tháng:

Chi phí khấu hao 1 tháng = chi phí khấu hao cả năm/12 = (Giá trị tài sản x 20%)/12

= ($40,000 x 20%)/12 = $666.67

o Chi phí khấu hao cho 9 tháng:

Chi phí khấu hao 1 tháng x 9 = 666.67 x 9 = $6,000

Vậy tổng chi phí khấu hao trong kỳ = $(32,000 + 5,000 + 6,000) = $43,000

Chúng ta chọn đáp án A.

b. Các bút toán kép trong quá trình ghi nhận tài sản dài hạn hữu hình:

 Khi ghi nhận chi phí khấu hao:

 Khi bán tài sản dài hạn hữu hình:

Bước 1: Xóa bỏ giá trị gốc của tài sản khỏi tài khoản tài sản sở hữu (Assets), chuyển
sang tài khoản tài sản thanh lý (Disposals):

Bước 2: Xóa bỏ khấu hao lũy kế của tài sản khỏi tài sản sở hữu (ghi nhận vào tài
khoản Disposals để giá trị của tài sản thanh lý = NBV

69
)

Bước 3: Ghi nhận tiền thu được từ việc bán tài sản

 Nếu người mua trả bằng tiền mặt:

 Nếu người mua trao đổi 1 tài sản khác để nhận lại tài sản đang bán:

Bước 4: Chuyển số dư trên tài khoản thanh lý sang báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (statement of profit or loss) Khoản tiền nhận lại được khi bán đi tài sản còn
được gọi là doanh thu thanh lý (disposal proceeds). Nếu:

 Proceeds > NBV (Carrying value) → Profit (Lợi nhuận): Khoản lợi nhuận
này chính là số dư dương của tài khoản thanh lý. Thủ tục bút toán kép để
chuyển số dư lợi nhuận sang SOPL là:

Toàn bộ quá trình thu hồi lợi nhuận trên tài khoản thanh lý và sau đó chuyển giao lên
SOPL có thể được hình dung như sau:

69
 Proceeds < NBV (Carrying value) → Loss (Lỗ vốn): Khoản lỗ vốn này chính
là số dư âm của tài khoản thanh lý. Thủ tục bút toán kép để chuyển dư số dư lỗ
sang SOPL là:

Toàn bộ quá trình thu hồi lỗ trên tài khoản thanh lý và sau đó chuyển giao lên SOPL
có thể được hình dung như sau:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

A company purchases a machine with an expected useful life of 6 years for $9,000.
After two years of use, management revised the expected useful life to 8 years. The
machine is to be depreciated at 30% per annum on the reducing balance basis. A full
year's depreciation is charged in the year of purchase, with none in the year of sale.
During year 4, it is sold for $3,000.

What is the profit or loss on disposal?

A. $1,000 profit
B. $87 loss
C. $1,410 profit
D. $840 profit

Đáp án đúng: B

Đề bài yêu cầu chúng ta tính số tiền lãi/lỗ từ việc thanh lý tài sản (profit/loss on
disposal). Để xác định được điều này, ta cần biết giá trị sổ sách ròng (NBV) tại thời
điểm bán.

Ta biết rằng tài sản bị bán ở năm thứ 4 và chi phí khấu hao được tính theo phương
pháp số dư giảm dần (reducing balance). Công thức để tính giá trị sổ sách ròng của
phương pháp này là:

⇒ Tài sản đã qua 4 năm sử dụng, tuy nhiên, ta không tính phí khấu hao trong năm
thanh lý (năm 4). Vậy, khấu hao chỉ được tính trong 3 năm.

=> Khi tính giá trị sổ sách ròng, chỉ trừ đi 3 năm khấu hao:

NBV = 9,000 x (1-30%)^3 = $3,087

Tài sản được thanh lý với giá $3,000, mà NBV = $3,087. Vậy công ty đã bán lỗ $87.

Chúng ta chọn đáp án B.

c. Đánh giá lại các tài sản dài hạn hữu hình (Revaluation of non-current assets):

Trong các thời kỳ có lạm phát cao (high inflation), giá trị của tài sản dài hạn có thể sẽ
cao hơn nhiều (overstate) so với giá trị sổ sách ròng (NBV/Carrying value).

Khi đó, các công ty phải khai báo, điều chỉnh lại giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm
hiện tại trên bản báo cáo hoạt động kinh doanh (SOPL).

69
Các chi phí khấu hao phát sinh từ sau ngày đánh giá lại tài sản cũng sẽ thay đổi. Cụ thể
hơn, chi phí khấu hao sẽ tăng do giá trị tài sản tăng nhưng vòng đời còn lại của tài sản
không đổi.

Ta ghi nhận khoản chênh lệch phát sinh từ việc đánh giá lại tài sản như sau:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

A company bought a property four years ago on 1 January for $ 170,000. Since then
property prices have risen substantially and the property has been revalued at
$210,000. The property was estimated as having a useful life of 20 years when it was
purchased. What is the balance on the revaluation surplus reported in the
statement of financial position?

A. $210,000
B. $136,000
C. $74,000
D. $34,000

Đáp án đúng: C

Đề bài nói rằng 4 năm trước vào ngày 1/1, doanh nghiệp mua tài sản trị giá $170,000.
Sau đó, tài sản đã được định giá lại = $210,000. Vòng đời hữu ích dự tính là 20 năm.

Vậy, mức thặng dư đánh giá lại trên bảng cân đối kế toán của tài sản là gì?

Ta biết rằng:

Giá trị đánh giá lại đã được cho là $210,000, vậy ta đi tìm NBV.

Tài sản đã sử dụng được 4 năm thì được đánh giá lại. Tài sản có vòng đời 20 năm. Vậy
vòng đời còn lại là 16 năm.

⇒ NBV = (giá gốc/vòng đời dự tính) x vòng đời còn lại = (170,000/20) x 16
= $136,000
69
⇒ Thặng dư đánh giá lại = giá trị đánh giá lại – NBV = ($210,000 – 136,000) =
$74,000

Chúng ta chọn đáp án C.

2. Tài sản dài hạn vô hình (Intangible non-current assets)

Tài sản dài hạn vô hình là các tài sản không sờ được, thấy được, được dùng liên tục
trong ít nhất 1 năm. Trong khuôn khổ của bài thi ACCA, ta tập trung vào 2 loại tài sản
vô hình là:

 Lợi thế thương mại (Goodwill)


 Đầu tư nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

a. Lợi thế thương mại (Goodwill)

Lợi thế thương mại:

 Là khoản chênh lệch giữa giá trị của doanh nghiệp và giá trị hợp lý (fair
value) của tài sản ròng (net assets).
 Phát sinh từ các giao dịch mua bán, sát nhập công ty do số tiền bỏ ra để mua
lại công ty thường sẽ lớn hơn tổng tài sản ròng của công ty đó.
 Được vốn hóa (capitalize) như một dạng tài sản dài hạn (non-current assets)
và khấu hao (amortize)

Thủ tục bút toán kép để ghi nhận lợi thế thương mại cũng giống như khi ghi nhận các
tài sản:

b. Đầu tư nghiên cứu và phát triển (Reseach and development/R&D)

 Đầu tư nghiên cứu: là khoản tiền dành cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu với
mục đích khai thác được những kiến thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.
 Đầu tư phát triển: là khoản tiền dành cho sự áp dụng các kết quả nghiên cứu
hoặc các kiến thức bên ngoài để lên kế hoạch, thiết kế cải tiến và cải thiện
những nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ, quy trình, hệ thống mới
trước khi sử dụng hoặc sản xuất thương mại.

Quy định về việc ghi nhận R&D lên BCTC (IAS 38):

69
Quy định về việc thuyết minh (Disclosure requirements) (IAS 18):

Những yếu tố liên quan tới R&D sau phải được thuyết minh trên BCTC:

1. Phương pháp khấu hao (amortisation method).


2. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản (useful life) hoặc tỷ lệ khấu hao được
dùng (amortisation rate).
3. Giá trị ghi sổ gộp (gross carrying value), khấu hao lũy kế (accumulated
amortisation) và lỗ suy giảm giá trị lũy kế (accumulated impairment losses).
4. Các biến động, giao dịch trong kỳ.
5. Giá trị ghi sổ (carrying value) của các tài sản vô hình được tạo ra trong nội bộ.

BÀI TẬP VÍ DỤ:

According to IAS 38 Intangible assets, which of the following statements about


research and development expenditure are correct?

69
1. If certain conditions are met, an entity may decide to capitalise development
expenditure.
2. Research expenditure, other than capital expenditure on research facilities, must
be written off as incurred.
3. Capitalised development expenditure must be amortised over a period not
exceeding 5 years.
4. Capitalised development expenditure must be disclosed in the statement of
financial position under intangible non-current assets.
A. 1, 2 and 4 only
B. 1 and 3 only
C. 2 and 4 only
D. 3 and 4 only

Đáp án đúng: C

Đề bài yêu cầu ta phải xác định những lựa chọn đúng với quy định IAS 38 về chi phí
R&D. Ta xét từng câu:

Câu 1 nói rằng nếu 1 vài điều kiện (conditions) được đáp ứng, doanh nghiệp có thể
quyết định vốn hóa (capitalize) chi phí phát triển. Tiêu chuẩn IAS 38 có cho phép
vốn hóa chi phí phát triển nếu doanh nghiệp đảm bào được một số điều kiện được đặt
ra. Tuy nhiên, đây là 1 hành động bắt buộc, doanh nghiệp không có quyền quyết
định => (1) sai.

Câu 2 nói rằng chi phí nghiên cứu, ngoài chi phí vốn từ các cơ sở nghiên cứu, phải
được ghi nhận là chi phí (written off) khi phát sinh. Chi tiết này đúng do IAS 38 quy
định rằng tất cả các chi phí nghiên cứu đều được ghi nhận như chi phí kinh doanh.
=> (2) đúng.

Câu 3 cho rằng các chi phí phát triển mà được vốn hóa (capitalised development
expenditure) phải được khấu hao trong thời kỳ không quá 5 năm. Khi chi phí được
vốn hóa, nó được coi như 1 dạng tài sản đầu tư. Vậy, việc khấu hao là đúng nhưng IAS
38 không hề quy định thời kỳ khấu hao. => (3) sai.

Câu 4 cho rằng các chi phí phát triển mà được vốn hóa (capitalised development
expenditure) phải được khai trong bảng cân đối kế toán dưới hạng mục tài sản vô
hình. Điều này đúng do sau khi vốn hóa, chi phí sẽ được ghi nhận như tài sản. => (4)
đúng.

Chúng ta lựa chọn đáp án C.

3. Hàng tồn kho (Inventory)


Theo chuẩn mực IAS 2, hàng tồn kho chủ yếu bao gồm:

 Sản phẩm hoàn chỉnh (Finished goods) được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh
doanh.
 Sản phẩm dở dang (Work in progress), đang trong quá trình sản xuất.

69
 Nguyên vật liệu thô (Raw materials) để cung cấp nguồn lực hoàn thành sản
phẩm.

a. Phương trình hàng tồn kho (Inventory formula):


Khi mua sản phẩm từ nhà phân phối để bán lại cho khách hàng, ta ghi nhận giá trị của
hàng đã mua vào tài khoản “Purchases” – các khoản mua hàng từ nhà phân phối.

Khi bán sản phẩm trong hàng tồn kho cho khách hàng, ta ghi nhận giá trị của hàng đã
bán vào tài khoản “Costs of goods sold” – giá trị của hàng bán.

Vậy, lượng hàng tồn kho cuối năm có thể được trình bày theo phương trình sau:

Sắp xếp lại, ta có phương trình cho COGS như sau:

Mà lợi nhuận gộp (gross profit) được tính như sau:

Vậy, các biến động của các tài khoản liên quan tới hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới lợi nhuận của công ty. Tùy vào từng tài khoản và biến động tăng hay giảm mà
lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. phóng đại (overstate) hay nói giảm (understate).

BÀI TẬP VÍ DỤ:

The accountant at Investotech discovered the following errors after calculating the
company's profit for 20X3:

(a) A non-current asset costing $50,000 has been included in the purchases account

(b) Stationery costing $10,000 has been included as closing inventory of raw materials,
instead of stationery expenses

What is the effect of these errors on gross profit and net profit?

A. Understatement of gross profit by $40,000 and understatement of net profit by


$30,000
B. Understatement of both gross profit and net profit by $40,000
C. Understatement of gross profit by $60,000 and understatement of net profit by
$50,000

69
D. Overstatement of both gross profit and net profit by $60,000

Đáp án đúng: A

Đề bài hỏi rằng lợi nhuận gộp (gross profit) và lợi nhuận biên (net profit) sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào bởi những lỗi sai sau:

(a) Tài sản dài hạn trị giá $50,000 bị ghi nhận nhầm vào tài khoản hàng mua vào
(purchases).
→ Số dư hàng mua vào (Purchases) tăng $50,000.

(b) Đồ văn phòng phẩm trị giá $10,000 đã bị ghi nhận nhầm vào hàng tồn kho cuối kỳ
(closing inventory) của nguyên vật liệu thô thay vì chi phí văn phòng phẩm
→ Số dư HTK cuối kỳ tăng $10,000 và số dư chi phí (Expenses) giảm $10,000.

Ta có phương trình hàng tồn kho:

COGS = OPENING INVENTORY + CLOSING INVENTORY – PURCHASES

Vậy khi closing inventory và purchases bị ghi nhận sai, số dư COGS cũng sẽ bị ghi
nhận sai:

COGS hiện tại bị dư $40,000. Mà nhuận gộp được tính là: GROSS PROFIT = SALES
– COGS

→ Lợi nhuận gộp cũng sẽ bị sai số dư:

Vậy, lợi nhuận gộp sẽ bị thiếu (understate) $40,000.

69
Tương tự, với lợi nhuận biên: Net Profit = Gross Profit – Expenses. Khi vế phải thay
đổi thì vế trái sẽ thay đổi theo.

Vậy, lợi nhuận biên bị thiếu (understate) $30,000.

Chúng ta chọn đáp án A.

b. Các bút toán kép trong quá trình ghi nhận hàng tồn kho:

 Khi mua sản phẩm từ nhà phân phối:


o Nếu mua bằng tiền mặt (by cash):

o Nếu mua thiếu, mua nợ (buy on credit):

 Khi chuyển số dư hàng tồn kho lên SOPL vào cuối kỳ:

Bước 1: Chuyển số dư từ tài khoản hàng phải mua (purchases) vào SOPL:

69
Bước 2: Mở tài khoản trên SOPL để chuyển số dư hàng tồn kho cuối kỳ (closing
balance) vào:

Bước 3: Hàng tồn kho ở cuối kỳ cũng sẽ trở thành hàng tồn kho đầu kỳ (opening
balance) của kỳ tiếp theo. Ta ghi nhận:

c. IAS 2 & Các phương pháp định giá hàng tồn kho (Valuation of inventory):

Theo IAS 2, hàng tồn kho phải được định giá theo giá trị thấp hơn giữa nguyên giá
(cost) và giá trị thuần thực hiện được (net realizable value/NRV).

 Nguyên giá (Cost):

Nguyên giá bao gồm:

o Tất cả chi phí mua hàng (cost of purchase)


o Các chi phí chuyển đổi (conversion costs) như chi phí chung (overheads), chi
phí nhân công (labour cost)…
o Các chi phí để khiến cho HTK đạt được điều kiện và địa điểm hiện tại.

Nguyên giá không bao gồm:

o Chi phí bán hàng (Selling costs)


o Chi phí lưu hàng (Storage costs)
o Tổn thất bất thường (Abnormal wastage)
o Chi phí hành chính (Administrative costs)
 Giá trị thuần thực hiện được (Net realizable value/NRV):

69
Giá trị thuần thực hiện được có cách tính như sau:

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo:


 Chính sách định giá HTK (Policy of valuation)
 Tổng giá trị HTK, được phân tích một cách hợp lý
 Giá trị hàng tồng kho được định giá bằng giá trị thực hiện ròng (NRV)

Lưu ý: Có 2 chi phí đặc biệt liên quan tới hàng tồn kho:

 Chi phí nhập kho (Carriage inwards):


o Được trả bởi người mua để vận chuyển hàng hóa tới công ty họ.
o Được bao gồm trong giá trị HTK.
 Chi phí xuất kho (Carriage outwards):
o Được trả bởi người bán để vận chuyển hàng tới công ty của khách.
o Được ghi nhận như chi phí bán hàng và vận chuyển (Selling and
distribution expenses)

BÀI TẬP VÍ DỤ:

IAS 2 Inventories defines the extent to which overheads are included in the cost of
inventories of finished goods. Which of the following statements about the IAS 2
requirements in this area are correct?

1. Finished goods inventories may be valued on the basis of labour and materials
cost only, without including overheads.
2. Carriage inwards, but not carriage outwards, should be included in overheads
when valuing inventories of finished goods.
3. Factory management costs should be included in fixed overheads allocated to
inventories of finished goods.
A. All three statements are correct
B. 1 and 2 only
C. 1 and 3 only
D. 2 and 3 only
69
Đáp án đúng: D

Đề bài yêu cầu ta xác định các khẳng định đúng với quy định IAS 2 về hàng tồn kho.
Ta xét từng lựa chọn:

Lựa chọn 1 nói rằng thành phẩm (finished goods) trong HTK chí có thể được định giá
trên cơ sở chi phí nhân công (labour cost) và chi phí nguyên vật liệu (materials
cost) mà không bao gồm chi phí chung (overheads).

Điều này hoàn toàn sai so với quy định được đặt ra trong IAS 2. HTK có bao gồm chi
phí nhân công, nguyên vật liệu nhưng đây không phải là cơ sở định giá duy nhất.
Ngoài ra, chi phí chung (overheads) phải được bao gồm trong nguyên giá của HTK.
=> (1) sai.

Lựa chọn 2 cho rằng chi phí vận chuyển nhập kho (carriage inwards) được ghi nhận
vào chi phí chung (overheads). Điều này đúng với những yêu cầu của IAS 2. Chi phí
nhập kho sẽ được bao gồm trong nguyên giá dưới dạng các chi phí chung.

Lựa chọn 3 nói rằng các chi phí quản lý nhà máy không nên được bao gồm trong các
chi phí chung cố định (fixed overheads) được phân bổ cho các thành phẩm trong HTK.
Chi tiết này đúng do IAS 2 nói rằng các chi phí hành chính sẽ không được bao gồm
trong nguyên giá.

Chúng ta chọn đáp án D.

d. Các phương pháp định lượng chi phí mua hàng (The determination of
purchase cost):

Theo IAS 2, chi phí mua hàng phải được định lượng bằng giá đơn vị (unit cost) của
sản phẩm nhập vào. Nếu phương pháp này không khả thi, ta có thể định lượng chi phí
mua HTK qua 3 cách sau đây:

* Lưu ý: chỉ có phương pháp định giá bằng giá đơn vị (unit cost), FIFO, và AVCO
được công nhận bởi IAS 2.

BÀI TẬP VÍ DỤ: An inventory record card shows the following details:

69
What is the value of inventory at 28 February using the FIFO method?

A. $2,450
B. $2,700
C. $2,950
D. $3,000

Đáp án đúng: C

Đề bài cho dữ liệu mua và xuất hàng của công ty và yêu cầu chúng ta tính giá trị HTK
cuối kỳ theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

Để tính giá trị HTK, ta xác định lần lượt:

 Số đơn vị sản phẩm còn dư lại trong HTK:

= số đơn vị nhập vào – số đơn vị xuất ra = (50 + 100 + 50) – (80 + 60) = 60 đơn vị
HTK dư lại

 Giá trị cần dùng để định giá:

Vì phương pháp định giá ở đây là nhập trước xuất trước (FIFO) nên ta sẽ sử dụng giá
của các lần nhập kho cuối cùng để tính tổng giá trị của HTK. Số HTK dư lại là 60, căn
cứ vào các lần nhập kho cuối:

o Ngày 21: nhập 50 đơn vị với giá $50/đơn vị


⇒ 50 đơn vị đầu tiên trong số dư HTK sẽ có là $50 ⇒ Tổng giá trị = $50 x 50 =
$2,500 ⇒ Còn lại: 60 – 50 = 10 đơn vị chưa định giá.
o Ngày 7: nhập 100 đơn vị với giá $45/đơn vị ⇒ 10 đơn vị còn lại trong HTK sẽ
có giá là $45 ⇒ Tổng giá trị = $45 x 10 = $450

Vậy tổng giá trị HTK cuối kỳ = $2,500 + $450 = $2,950

Chúng ta lựa chọn đáp án C.

69
PART D: RECORDING TRANSACTIONS AND EVENTS (GHI NHẬN CÁC
GIAO DỊCH VÀ SỰ KIỆN KINH TẾ) - P2

1. Thuế bán hàng (Sales tax)

a. Định nghĩa:

Thuế bán hàng là một loại thuế gián thu (indirect tax), nghĩa là người bán hoặc người
mua không trả thuế trực tiếp mà thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Thuế bán hàng thường sẽ được tính dựa trên % giá mua/giá bán hàng.

Cách xác định loại thuế và nghĩa vụ thuế:

69
*Lưu ý: Theo luật thuế Việt Nam, khi thuế đầu vào > thuế đầu ra, doanh nghiệp sẽ
được khấu trừ tiếp vào tháng tiếp theo.

b. Các thủ tục bút toán kép để ghi nhận thuế:

 Thuế đầu vào (Input tax):

Khi công ty nhập hàng, giá trị của hàng mua vào sẽ bao gồm cả nguyên giá và thuế
đầu vào:

 Thuế đầu ra (Output tax):

Khi công ty bán hàng, giá trị của hàng bán ra bao gồm cả giá bán và thuế đầu ra:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

The following information relates to Eva Co's sales tax for the month of March 20X3:

Sales tax is charged at a flat rate of 15%. Eva Co's sales tax account showed an
opening credit balance of $4,540 at the beginning of the month and a closing debit
balance of $2,720 at the end of the month.

What was the total sales tax paid to regulatory authorities during the month of
March 20X3?

A. $6,470
B. $11,910
C. $14,047
D. $13,162

69
Đáp án đúng: B

Đề bài yêu cầu chúng ta tính số dư tài khoản thuế bán hàng (sales tax) dựa trên các
thông tin đã cho.

Mức thuế được áp dụng là 15%. Vậy thuế sẽ được ghi nhận khi công ty bán và nhập
sản phẩm.

Ta tính lần lượt thuế đầu vào và thuế đầu ra:

 Lượng thuế đầu ra (Output tax):

Doanh thu = $109,250 bao gồm thuế = 15%, vậy ta có thể hình dung rằng:

Dựa vào đây, ta có thể tính ngược lại số thuế đầu ra:

Output tax = Net Price x 15% = (Gross Price/115%) x 15% = (109,250/115%) x 15%
= $14,250

 Lượng thuế đầu vào (Input tax):

Công ty đã mua số hàng trị giá $64,000, trong đó chưa có thuế 15%.

Vậy: Input tax = 64,000 x 15% = $9,600

Thuế đầu vào sẽ được ghi nợ (debit) còn thuế đầu ra sẽ được ghi có (credit).

Số dư đầu năm trên tài khoản thuế là $4,540. Vậy, ta có thể tổng hợp các giao dịch như
sau:

69
Vậy, số thuế doanh nghiệp phải trả cho cơ quan thuế là $11,910.

2. Chi phí dồn tích và chi phí phải trả trước (Accruals and prepayments)

a. Chi phí dồn tích (Accruals)

 Là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được thanh toán hoặc
chưa nhận được hoá đơn (invoice).
 Được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán (SOFP) như 1 dạng nợ phải trả
(account payable)
 Cách hạch toán:

b. Chi phí trả trước (Prepayments)

 Là những chi phí được thanh toán trước kỳ hạn phát sinh của nó.
Vd: tiền thuê nhà thường được trả trước 6 tháng hoặc 1 năm.
 Trước kỳ hạn phát sinh, được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán (SOFP) như 1
dạng tài sản (assets).
 Khi qua kỳ hạn phát sinh, được ghi nhận trên báo cáo KQHĐKD (SOPL) như 1
dạng chi phí (expense).
 Cách hạch toán:

o Khi mới nhận được hóa đơn, chưa thanh toán:

o Tại thời điểm thanh toán:

 Nếu chưa bắt đầu kỳ hạn phát sinh chi phí:

Vd: thanh toán toàn bộ tiền thuê nhà trước thời điểm bắt đầu thuê nhà

 Nếu đã bắt đầu kỳ hạn phát sinh chi phí:

Vd: tại tháng 1/3/2020, thanh toán tiền thuê nhà từ tháng 1/1 – 31/12/2020 ($1000
mỗi tháng)

69
Bước 1: Ghi nhận phần chi phí đã phát sinh trong 2 tháng (từ 1/1 – 28/2) như 1 chi
phí bình thường (expense):

Bước 2: Ghi nhận chi phí chưa phát sinh trong 10 tháng (từ 1/3 – 31/12) như 1 tài sản
ngắn hạn (non-current asset):

BÀI TẬP VÍ DỤ:

A company pays rent quarterly in arrears on 1 January, 1 April, 1 July and 1 October
each year. The rent was increased from $90,000 per year to $120,000 per year as from
1 October 20X2. What rent expense and accrual should be included in the
company's financial statements for the year ended 31 January 20X3?

Đáp án đúng: B

Đề bài yêu cầu ta tính lượng chi phí thuê nhà (rent expense) và chi phí dồn tích
(accrual) cần được ghi nhận vào BCTC của công ty.

Kỳ kế toán của công ty kết thúc vào ngày 31/3 => bắt đầu từ 1/2/20X2 tới 31/1/20X3.
Ta được cho những thông tin sau:

 Công ty trả muộn (pay in arrears) tiền thuê nhà cho từng quý vào 1/1, 1/4,
1/7, 1/10.
 Tiền thuê nhà tăng từ $90,000/năm lên $120,000/năm từ 1/10/20X2.

Ta có thể tổng hợp lại các mốc thời gian chính như sau:

69
Tại ngày 31/1/20X3, công ty thực chất đã sử dụng quyền thuê nhà trong vòng 12 tháng
=> Tiền thuê nhà đã phát sinh trong 12 tháng => Phải ghi nhận 12 tháng chi phí thuê
nhà (rent expenses).

Tuy nhiên, thời gian từ 1/1/20X3 – 31/1/20X3 đã phát sinh 1 tháng chi phí thuê nhà
nhưng chưa được thanh toán => phải ghi nhận 1 tháng chi phí dồn tích (accrual).

Vậy, mức phí cho từng giai đoạn là:

 Tổng chi phí thuê nhà – expenses (1/4/20X2 – 31/1/20X3):


o Từ 1/4/20X2 – 1/10/20X2: Tiền thuê nhà 1 tháng là: $90,000/12 = $7,500 ⇒
Tiền thuê nhà 8 tháng = $7,500 x 8 = $60,000
o Từ 1/10/20X2 – 31/1/20X3: Tiền thuê nhà 1 tháng là: $120,000/12 = $10,000 ⇒
Tiền thuê nhà 4 tháng = 10,000 x 4 = $40,000

Vậy tổng chi phí thuê nhà (rent expenses) = $(60,000 + 40,000) = $100,000

 Tổng chi phí dồn tích – accruals (1/1/20X2 – 31/1/20X3):

= Tiền thuê nhà cho 1 tháng (từ 1/1 - 31/1 năm 20X3) = $120,000/12 = $10,000/tháng
⇒ Ghi nhận $100,000 tiền chi phí thuê nhà và $10,000 tiền chi phí dồn tích.

Chúng ta chọn đáp án B.

3. Dự phòng phải trả, tài sản và nợ tiềm tàng (Provisions and contigencies)

a. Đinh nghĩa

1. Dự phòng phải trả (Provisions)

 Là khoản nợ phải trả (liability) không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian thanh
toán.
 Được ghi nhận là một khoản nợ phải trả và được trình bày trên Báo cáo tài
chính.

2. Nợ tiềm tàng (Contigent liability)

69
Là khoản nợ có thể xảy ra, tùy thuộc vào điều kiện của một sự kiện tương lai mà
doanh nghiệp không thể hoàn toàn kiểm soát.

Vd: Doanh nghiệp bị kiện bồi thường, nhưng phiên tòa chưa diễn ra nên chưa thể biết
được công ty sẽ phải trả hay không hay phải trả bao nhiêu.

3. Tài sản tiềm tàng (Contigent asset): Là tài sản mà công ty có thể nhận được,
nhưng sự phát sinh của tài sản tùy thuộc vào điều kiện của một sự kiện tương lai mà
doanh nghiệp không hoàn toàn kiểm soát.

b. IAS 37 và điều kiện trích lập các khoản dự phòng và khoản tiềm tàng

Theo IAS 37, việc trích lập các khoản dự phòng (provisions) và nợ tiềm tàng
(contigent liabilities) có thể khái quát qua sơ đồ sau:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

An ex-director of X company has commenced an action against the company claiming


substantial damages for wrongful dismissal. The company's solicitors have advised
69
that the ex-director is unlikely to succeed with his claim, although the chance of X
paying any monies to the ex-director is not remote. The solicitors' estimates of the
company's potential liabilities are:

According to IAS 37 Provisions, contingent liabilities and continent assets, how


should this claim be treated in the financial statements?

A. Provision of $550,000
B. Disclose a contingent liability of $550,000
C. Disclose a provision of $50,000 and a contingent liability of $500,000
D. Provision for $500,000 and a contingent liability of $50,000

Đáp án đúng: C

Tóm tắt case:

Công ty X bị kiện bồi thường thiệt hại. Nguyên cáo không có khả năng sẽ thành công.
Tuy nhiên, khả năng mà công ty X phải trả tiền cho nguyên cáo không phải là ít (not
remote). Các khoản nợ có thể phải trả của công ty được ước tính như sau:

Vậy, dựa trên IAS 37, các khoản liên quan tới án kiện này phải được ghi nhận như thế
nào?

Do chi phí pháp lý sẽ phát sinh dù có thắng kiện hay không nên nó được coi là 1
loại nợ phải trả (liability). Số tiền phải trả chỉ được ước tính. Vậy đây là 1 khoản nợ
chưa chắc chắn về giá trị ⇒ Ghi nhận dự phòng phải trả (Provision) $50,000.

Do khả năng trả tiền chi phí bồi thường bị phụ thuộc vào khả năng thắng kiện (mà ở
đây là gần như không có) nên nó sẽ được ghi nhận như 1 khoản nợ tiềm tàng
(contingent liability). ⇒ Ghi nhận nợ tiềm tàng (contingent liability) $500,000.

Khoản dự phòng phải trả sẽ được ghi nhận như 1 món nợ trên bảng cân đối kế toán.
Còn khoản nợ tiềm tàng sẽ được trình bày trong phần thuyết minh (notes).

Chúng ta chọn đáp án C.

69
4. Nợ không thu hồi được và dự phòng khoản phải thu (Irrecoverable debts and
allowances)

Có 2 hình thức bán hàng:

 Bán hàng thu tiền luôn (Cash sale)


 Bán hàng cho nợ (Credit sale)

Khi bán hàng cho nợ, ta sẽ phải ghi sổ kế toán tài khoản phải thu từ khách hàng
(receivables). Trong các tài khoản này, ngoài các khoản chắc chắn sẽ thu hồi được, sẽ
còn 2 khoản có thể phát sinh rủi ro trốn nợ sau:

a. Cách ghi nhận lên BCTC (Recognition):

 Nợ không thu hồi được (Irrecoverable debts): Bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi các khoản
phải thu (accounts receivables) và được ghi nhận trong báo cáo KQHĐKD (SOPL)
như 1 khoản chi phí phát sinh trong kỳ.
 Nợ khó đòi (Doubtful debts): Ghi nhận vào tài khoản dự phòng khoản phải thu
“allowance for receivables”. Có thể ghi nhận theo 1 trong 2 loại:

o Dự phòng cụ thể (specific allowance): cho các khoản nợ khó đòi phát sinh từ
các khách hàng cá nhân mà chúng ta biết được vấn đề cụ thể của họ.
o Dự phòng chung (general allowance): phần dự phòng chung = % của tổng các
khoản phải thu (receivables). Đây là tài khoản được doanh nghiệp chủ động
chuẩn bị trước để bảo đảm nguyên tắc thận trọng (prudence).

b. Thủ tục bút toán kép liên quan (Ledger entries):

 Nợ không thu hồi được (Irrecoverable debts):

o Khi xóa bỏ nợ không thu hồi được khỏi sổ kế toán:

o Nếu khoản nợ được thanh toán bởi khách hàng:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

At 31 December 20X4 a company's trade receivables totalled $864,000 and the


allowance for receivables was $48,000.

It was decided that debts totalling $13,000 were to be written off. The allowance for
receivables was to be adjusted to the equivalent of five per cent of the receivables.

What figures should appear in the statement of financial position for trade
receivables (after deducting the allowance) and in the statement of profit or loss
for receivables expense?

Đáp án đúng: B

Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị ghi nhận của các khoản phải thu (trade
receivables) sau khi trừ đi các khoản dự phòng phải thu trên SOFP và số dư của chi
phí cho các khoản phải thu (receivables expense) trên SOPL.

Ta có các thông tin sau:

 Số dư các khoản phải thu cuối kỳ (Receivables) = $864,000


 Nợ không thu hồi được trong kỳ (Irrecoverable debts) = $13,000
 Dự phòng khoản phải thu (Allowance for receivables) = $48,000
Công ty điều chỉnh ngân sách dự phòng phải thu để cho nó chỉ còn = 5% x (các
khoản phải thu – nợ không thu hồi được) = 5% x (864,000 – 13,000) = $42,550

Vậy:

 Giá trị phải ghi nhận cho các khoản phải thu (SOFP):
= Số dư ban đầu – Nợ không thu hồi được – Dự phòng khoản phải thu
= $(864,000 – 13,000 – 42,550) = $808,450
 Giá trị phải ghi nhận cho chi phí của các khoản phải thu (SOPL):
= Chênh lệch điều chỉnh dự phòng khoản phải thu + Nợ không thu hồi được

69
= (Dự phòng điều chỉnh – Dự phòng ban đầu) + Nợ không thu hồi được
= $(42,550 – 48,000) + $13,000 = $7,550

Chúng ta chọn đáp án B.

PART E: PREPARING A TRIAL BALANCE (CHUẨN BỊ MỘT BẢNG CÂN


ĐỐI THỬ)

1. Đối chiếu ngân hàng (Bank reconciliations)

Đối chiếu ngân hàng là đối chiếu giữa sổ tiền mặt (Cash Book) và sao kê ngân hàng
(Bank statement) để tìm ra và giải quyết các chênh lệch về số dư tiền mặt giữa sổ sách
của doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng.

a. Các lý do dẫn đến chênh lệch số dư tiền mặt

69
*Lưu ý: Tất cả các loại séc ta vừa tìm hiểu đều là một chứng từ trên giấy được coi là
1 bản cam kết trả tiền từ người viết séc. Người nhận sẽ phải mang séc này ra ngân
hàng để được xác nhận và nếu tài khoản người gửi đủ tiền thì séc sẽ được chấp thuận
và người nhận được thanh toán tiền mặt. Xem hình ảnh thực tế về 1 séc bị từ chối
thanh toán tại đây.

b. Cách điều chỉnh vào số tiền và vào sao kê ngân hàng


Cách hạch toán để sửa lại chênh lệch số dư tiền mặt có thể được hình dung như sau:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

Your cash book at 31 December 20X3 shows a bank balance of $565 overdrawn. On
comparing this with your bank statement at the same date, you discover the following.

1. A cheque for $57 drawn by you on 29 December 20X3 has not yet been
presented for payment.
2. A cheque for $92 from a customer, which was paid into the bank on 24
December 20X3, has been dishonoured on 31 December 20X3.

What is the correct bank balance to be shown in the statement of financial


position at 31 December 20X3?

69
A. $714 overdrawn
B. $657 overdrawn
C. $473 overdrawn
D. $53 overdrawn

Đáp án đúng: B

Đề bài hỏi số dư tiền mặt trong ngân hàng đúng cần phải được trình bày trên bảng cân
đối kế toán vào ngày 31/12/20X3 và cho các thông tin sau:

 (1): Số dư tiền mặt ngày 31/12/20X3 là $565 rút quá (overdrawn).

→ Ghi có (credit) trên tài khoản tiền mặt (Cash) do số tiền rút vượt mức số dư trong
tài khoản ngân hàng của đơn vị. Đây được coi là 1 khoản nợ ngân hàng tạm thời và vì
thế sẽ phát sinh dòng tiền âm. Trên SOFP, khoản này sẽ được trừ vào số dư của tiền
mặt.

 (2): 1 séc $57 rút ngày 29/12/20X3 chưa được ghi nhận thanh toán (unpresented
for payment).

→ Không điều chỉnh vì đây là lỗi do hệ thống ngân hàng chưa xử lý kịp thời.

 (3): 1 séc $92 từ khách hàng trả vào tài khoản ngân hàng vào ngày 24/12/20X3
đã bị từ chối thanh toán (dishonored) vào ngày 31/12/20X3.

→ Ghi có (credit) trên tài khoản tiền mặt (Cash) do đây là một khoản đã được công ty
ghi nhận từ trước do khách hàng đã thanh toán bằng cheques nhưng sau đó phát hiện ra
rằng khách hàng không đủ tiền thanh toán (cheques bị dishonored - từ chối thanh toán).

Tổng hợp lại thông tin:

Chúng ta chọn đáp án B.

2. Bảng cân đối thử (Trial balance)

Quy trình chuẩn bị báo cáo tài chính đi qua các bước sau:

69
Trong đó, trước khi có các BCTC hoàn chỉnh, ta cần phải lập 1 bảng cân đối thử.

Quy trình để chuẩn bị 1 bảng cân đối thử gồm 4 bước:

Bước 1: Tập hợp các tài khoản sổ cái:

Tham khảo về cách tập hợp các số dư lên tài khoản kiểm soát sổ cái và cách đối chiếu
số dư tài khoản số cái ở đây.

Bước 2: Cân đối các khoản phải trả. Có các trường hợp sau:

 Tổng Nợ (Debit) = Tổng Có (Credit): không điều chỉnh


 Tổng Nợ (Debit) > Tổng Có (Credit): có số dư Nợ
 Tổng Nợ (Debit) < Tổng Có (Credit): có số dư Có

Khi tài khoản có số dư cuối kỳ (Balance c/d hoặc b/f), ta chuyển nó sang kỳ sau và
ghi nhận làm khoản số dư chuyển tiếp đầu kỳ (Balance b/d hoặc c/f).

Bước 3: Tập hợp các số dư và lên danh sách số dư các tài khoản.

Bước 4: Xử lý các khoản không cân đối giữa nợ và có trên bảng cân đối thử.

 Nếu bên nợ (debit) và bên có (credit) trên bảng cân đối thử không cân nhau,
chắc chắn đã có lỗi phát sinh.

69
 Tuy nhiên bảng cân đối thử không phát hiện được các lỗi sau:

Để chữa lỗi trên bảng cân đối thử, ta:

 Mở tài khoản tạm thời (Suspense account) để ghi nhận các khoản không cân đối
 Kiểm tra lại các khoản đó

Chuẩn bị ghi nhận vào sổ nhật ký/bút toán kép sửa lỗi sai (journal entry)

Sau khi đã rà soát các tài khoản trên sổ cái và trên bảng cân đối thử, ta sẽ có 1 bảng
cân đối hoàn chỉnh như sau:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

A company's trial balance totals were:


69
Debit $387,642

Credit $379,511

A suspense account was opened for the difference.

Which one of the following errors would have the effect of reducing the difference
when corrected?

A. The petty cash balance of $500 has been omitted from the trial balance.
B. $4,000 received for rent of part of the office has been correctly recorded in the
cash book and debited to rent account.
C. $3,000 paid for repairs to plant has been debited to the plant asset account.
D. An invoice for Mr A Smith for $400 has been posted to the account of Mrs B
Smith in error.

Đáp án đúng: B

Đề bài cho số dư bên nợ và bên có của bảng cân đối thử và yêu cầu chúng ta phải xác
định lỗi sai mà khi được sửa sẽ giảm sự chênh lệch giữa 2 bên.

Chênh lệch giữa bên nợ và bên có = $387,642 – $379,511 = $8,131 dư bên nợ (debit).

Vậy ta phải tìm lựa chọn mà sẽ giảm bên ghi nợ hoặc tăng bên ghi có.

 Đáp án A nói rằng số dư $500 tiền mặt đã bị bỏ sót khỏi bảng cân đối thử. Tiền mặt
thuộc hạng mục tài sản (assets). Vậy khi ghi nhận, ta phải ghi nợ tiền (debit
cash).
⇒ Bên nợ sẽ tăng chứ không giảm. Đáp án A sai.
 Đáp án B nói rằng $4,000 doanh thu từ việc cho thuê văn phòng đã được ghi nhận
đúng vào sổ tiền nhưng ghi nợ vào tài khoản chi phí thuê nhà. Vậy ta điều chỉnh
bẳng cách:

⇒ Bên ghi nợ giảm và bên ghi có tăng $4,000. Đáp án này đúng.
 Đáp án C: $3,000 dùng để trả cho chi phí sửa chữa đã bị ghi nợ vào tài khoản “tài
sản nhà máy”. Trong trường hợp này, kế toán đã định khoản sai. Ghi nhận đúng
phải là:

Tuy nhiên kế toán đã ghi sai:

Đây là lỗi định khoản vì kế toán đã ghi nhận nhầm hạng mục chi phí (expenses)
thành tài sản (assets), do đó vi phạm nguyên tắc bút toán kép. Tuy nhiên, lỗi này cho

69
dù sai nhưng không gây ra sự chênh lệch giữa bên nợ và bên có, và vì thế nên
không thể được phát hiện hay sửa bởi bảng cân đối thử. Đáp án này sai.

 Đáp án D: Hóa đơn cho Mr.A đã bị đính kèm vào tài khoản cá nhân của Mrs. B.
Đây chỉ là lỗi ghi chép, không ảnh hưởng tới số dư tổng trong bảng cân đối thử
nên đáp án này sai.

Chúng ta lựa chọn đáp án B.

69
PART F: PREPARING BASIC FINANCIAL STATEMENTS (CHUẨN BỊ CÁC
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN) - P1

1. Chuẩn bị các báo cáo tài chính cơ bản (Preparing basic financial statements)

a. Chuẩn bị bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Statement of Financial Position and Statement of Profit or Loss)

Sau khi đã có bản cân đối thử đã được chỉnh sửa (adjusted trial balance), ta có thể sử
dụng nó để chuẩn bị bảng cân đối kế toán (SOFP) và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (SOPL). (Để tìm hiểu thêm về định nghĩa của 2 BCTC này, tham khảo bài
viết ở đây.)

Khi lập BCTC từ bảng cân đối thử, ta đi qua các bước cơ bản sau:

Ví dụ minh họa: Lập BCTC từ bảng cân đối thử của ABC Traders:

69
69
Đối với tài khoản Proprietor’s Capital – Vốn chủ sở hữu:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

At 31 December 20X2 the following matters require inclusion in a company's financial


statements:

1. On 1 January 20X2 the company made a loan of $12,000 to an employee, repayable


on 30 April 20X3, charging interest at 2 per cent per year. On the due date she
repaid the loan and paid the whole of the interest due on the loan to that date.
2. The company has paid insurance $9,000 in 20X2, covering the year ending 31
August 20X3.
3. In January 20X3 the company received rent from a tenant $4,000 covering the six
months to 31 December 20X2.
69
For these items, what total figures should be included in the company's statement
of financial position at 31 December 20X2?

Đề bài yêu cầu ta phải tìm số dư của các khoản phải thu và trả trước (Receivables
and Prepayments) và các khoản phải trả và dồn tích (Payables and accruals) vào
ngày 31/12/20X2 dựa vào các thông tin:

(1) Vào ngày 1/1/20X2 công ty cho 1 nhân viên vay $12,000 và hẹn trả tiền vào ngày
30/4/20X3. Lãi được tính 2% một năm. Tới ngày hẹn nhân viên đã trả hết khoản gốc
và lãi.

Vậy tại ngày 31/12/20X2, công ty sẽ ghi nhận 2 khoản phải thu đó là:

 Loan receivable (Khoản nợ gốc phải thu) $12,000


 Interest receivable (Lãi phải thu) = $12,000 x 0.02 = $240

(2) Công ty đã trả $9,000 tiền bảo hiểm vào năm 20X2, chi trả cho 1 năm đến hết ngày
31/8/20X3. Nghĩa là công ty trả tiền bảo hiểm cho thời gian từ ngày 1/9/20X2 –
31/8/20X3.

Vào ngày 31/12/20X2, công ty đã dùng hết 4 tháng bảo hiểm từ tháng 9 – 12, còn 8
tháng bảo hiểm đã trả trước và chưa dùng.

Vậy: Insurance Prepayment (Bảo hiểm trả trước) = $9,000 x 8/12 = $6,000

(3) Trong tháng 1 năm 20X3, công ty nhận được $4,000 tiền thuê nhà từ 1 người trọ
trả tiền nhà năm 20X2, trả gộp cho 6 tháng tới ngày 31/12/20X2.

Vậy trước thời điểm nhận tiền của người trọ và vào ngày 31/12/20X2, khoản tiền
này vẫn nằm trong danh sách các khoản phải thu:

Ta ghi nhận:

69
Ghi nợ (Debit) Rent receivable $4,000

Tất cả các khoản trên đều thuộc các khoản phải thu và trả trước (Receivables and
Prepayments), không có khoản nào thuộc các khoản phải trả và dồn tích (Payables
and accruals). Do đó nên Payables and accruals = NIL.

Vậy:

Receivables and Prepayments = Loan receivable + Interest receivable + Insurance


prepayment + Rent receivable = 12,000 + 240 + 6,000 + 4,000 = $22,240

Chúng ta chọn đáp án B.

b. Chuẩn bị báo cáo dòng tiền (Statement of cash flow)


Báo cáo dòng tiền thể hiện dòng tiền vào (cash inflows) và dòng tiền ra (cash
outflows) trong 1 thời kỳ. Các dòng tiền trong doanh nghiệp có thể được chia làm 3
loại:

 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Cash flow from operating activities)
 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Cash flow from investing activities)
 Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Cash flow from financing activities)

Một báo cáo dòng tiền tiêu chuẩn được trình bày như sau:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

The following extract is taken from a draft version of company’s statement of cash
flows, prepared by a trainee accountant.

Four possible mistakes that may have been made by the trainee accountant are listed
below.

69
1. The profit on sale of property, plant and equipment should be subtracted, not
added.
2. The increase in inventories should be added, not subtracted.
3. The decrease in trade and other receivables should be added, not subtracted.
4. The increase in trade payables should be subtracted, not added.

Which of the four mistakes did the trainee accountant make when preparing the draft
statement?

A. 1 and 2 only
B. 1 and 3 only
C. 2 and 4 only
D. 3 and 4 only

Đáp án đúng: B

Đề bài cho chi tiết về phần dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh trong báo cáo dòng
tiền của doanh nghiệp, bao gồm các tài khoản con được điều chỉnh từ lợi nhuận trước
thuế và yêu cầu ta xác định các lỗi ghi nhận sai. Vậy, ta tiến hành kiểm tra cách ghi
nhận của từng tài khoản.

(1) Đúng vì báo cáo dòng tiền luôn được chuẩn bị bằng cách dùng thu nhập ròng
trước thuế (Profit before tax) để điều chỉnh các nguồn tiền vào, ra.

(2) Đúng vì các khoản chi phí phát sinh mà không ảnh hưởng tới vốn lưu động
(working capital) sẽ được cộng lại vào. Chi phí khấu hao (Depreciation) sẽ luôn
được cộng lại vào do đây là chi phí phát sinh mà không phải thanh toán bằng tiền
mặt.

→ Phải cộng lại vào để thể hiện rằng thực chất không có nguồn tiền ra do chi phí
khấu hao.

(3) Sai vì lợi nhuận từ việc thanh lý tài sản cần được trừ vào số dư lợi nhuận trước
thuế. Khoản lợi nhuận thanh lý luôn được trừ đi vì đây không thực sự là một lợi
nhuận kinh doanh.

(4) Đúng vì giá trị gia tăng từ hàng tồn kho phải được trừ đi. Khoản này luôn được
trừ đi vì: Hàng tồn kho tăng lên, nghĩa là thêm hàng hóa được mua vào hoặc hàng hóa
bán được ít hơn hàng hóa mua vào. Khi đó dòng tiền sẽ đi ra.

69
→ Phải trừ đi để thể hiện dòng tiền đi ra.

(5) Sai vì giá trị suy giảm từ các khoản phải thu phải được cộng vào. Các khoản này
luôn phải cộng lại vào vì: Khoản phải thu giảm nghĩa là đã thu được tiền từ các hóa
đơn bán hàng cho nợ ⇔ Nhận được thêm tiền

→ Phải cộng vào để thể hiện dòng tiền đi vào.

(6) Đúng vì các giá trị gia tăng từ các khoản phải trả thể hiện rằng công ty đã vay thêm
tiền à Công ty có thêm tiền → Cộng vào để thể hiện nguồn tiền đi vào. Vậy:

 Lợi nhuận thanh lý cần được trừ đi, không phải cộng vào.
 Sự suy giảm từ các khoản phải thu phải được cộng vào, không phải trừ đi.

Điều này khớp với lựa chọn 1 và 3 trong đề bài.

Chúng ta chọn đáp án B.

c. Chuẩn bị báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity)
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trình bày chi tiết các thông tin liên quan đến:

 Vốn cổ phần (Share capital)


 Thặng dư vốn cổ phần (Share premium)
 Thặng dư đánh giá lại (Revaluation reserve)
 Thu nhập giữ lại (Retained earnings)

Báo cáo này được trình bày như sau:

d. Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the financial statements)
Cung cấp những thông tin bổ sung, chưa được trình bày rõ ràng trên các báo cáo tài
chính.

Một số các chuẩn mực yêu cầu kế toán phải khai báo vào phần thuyết minh BCTC:

 Tài sản cố định hữu hình (Tangible non-current assets): IAS 16


 Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current assets): IAS 38
69
 Hàng tồn kho (Inventories): IAS 2
 Dự phòng, Nợ tiềm tàng, Tài sản tiềm tàng (Provisions, contingent liabilities,
contingent assets): IAS 37
 Các điều chỉnh sau kỳ báo cáo (Events after the reporting period): IAS 10

69
PART F: PREPARING BASIC FINANCIAL STATEMENTS (CHUẨN BỊ CÁC
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN) - P2

1. Sự kiện sau kỳ báo cáo (Events after the reporting date)

Là những sự kiện phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính.

Các loại sự kiện phát sinh (Types of events):

BÀI TẬP VÍ DỤ:

In finalising the financial statements of a company for the year ended 30 June 20X4,
which of the following material matters should be adjusted for?

1. A customer who owed $180,000 at the end of the reporting period went
bankrupt in July 20X4.
2. The sale in August 20X4 for $400,000 of some inventory items valued in the
statement of financial position at $500,000.
69
3. A factory with a value of $3,000,000 was seriously damaged by a fire in July
20X4. The factory was back in production by August 20X4 but its value was
reduced to $2,000,000.
4. The company issued 1,000,000 ordinary shares in August 20X4.
A. All four items
B. 1 and 2 only
C. 1 and 4 only
D. 2 and 3 only

Đáp án đúng: B

Đề bài cho 4 trường hợp khác nhau và hỏi rằng các trường hợp nào cần được điều
chỉnh (adjusted for). Chúng ta xét từng trường hợp:

1. Một khách hàng nợ $180,000 vào cuối kỳ kế toán bị phá sản vào tháng 7/20X4.
Sự kiện này sẽ cung cấp thêm bằng chứng về việc ước tính số dư các khoản phải thu
(Receivables).
Cụ thể hơn, nếu kế toán biết về sự việc này trước khi kì kế toán kết thúc, họ đã
phải xóa $180,000 khỏi các khoản phải thu, và do đó số dư các khoản phải thu
sẽ giảm.
Đây là 1 loại tài sản ngắn hạn, vậy, tổng giá trị tài sản sở hữu (Assets) buộc phải
giảm.
⇒ Đây là sự kiện phát sinh cung cấp thêm thông tin về số dư các tài khoản, ảnh hưởng
trực tiếp đến tài sản sở hữu ⇒ Phải được điều chỉnh.
2. Doanh thu $400,000 từ một số sản phẩm hàng tồn kho đã bị ghi nhận trong
bảng cân đối kế toán là $500,000. Chi tiết này bắt buộc phải được điều chỉnh do nó
thể hiện sự ghi nhận sai trong kỳ của kế toán.
3. Một nhà máy trị giá $3,000,000 bị thiệt hại năng nề bởi một vụ cháy vào tháng
7/20X4. Nhà máy vẫn được tiếp tục sử dụng để sản xuất nhưng giá trị của nó giảm
xuống còn $2,000,000. Thiệt hại này ảnh hưởng tới giá trị của nhà máy vào kỳ kế toán
tiếp theo nhưng không hề ảnh hưởng tới giá trị của nhà máy trong kỳ đã qua.

⇒ Không phải điều chỉnh.

4. Công ty phát hàng 1,000,000 cổ phiếu phổ thông vào tháng 8 năm 20X4. Đây là
sự kiện tài chính phát sinh hoàn toàn trong kỳ sau, không ảnh hưởng gì tới kỳ trước.

Vậy trường hợp 1 và 2 cần điều chỉnh. Chúng ta lựa chọn đáp án B.

2. Cơ cấu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn (Capital employed of limited
liability companies)

a. Khái quát về quá trình huy động vốn

69
Vốn của chủ sở hữu trong một công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm vốn cổ phần
(Share capital). Công ty có thể phát hành cổ phiếu (issue shares) với 1 mệnh
giá nhất định (par/ fair/ nominal value) để huy động vốn.

Ví dụ: Công ty phát hành (issue shares) 100,000 cổ phiếu trị giá $1 → Mỗi cổ phiếu
có mệnh giá (par value) là $1.

Nếu cố phiếu được phát hành với mệnh giá cao hơn giá trị của chúng, phần chênh lệch
giữa mệnh giá và giá trị được gọi là thặng dư vốn cổ phần (share premium).

Ví dụ: Công ty phát hành 20,000 cổ phiếu trị giá $1 với mệnh giá $1.25.
⇒ Thặng dư vốn cổ phần (Share premium) = Vốn huy động (Total capital) – Vốn cổ
phần (Share capital) = $(1.25 x 20,000) - $(1 x 20,000) = $25,000 - $20,000 = $5,000

Công ty trả cổ tức (dividends) cho các nhà đầu tư, những người mà sau khi mua cổ
phiếu sẽ trở thành cổ đông (shareholders) của công ty.

b. Cổ tức (Dividends)

Cổ tức là phần tiền mà công ty trích ra từ thu nhập để trả cho các cổ đông vào cuối kỳ
kế toán. Lượng cổ tức nhận được tùy thuộc vào lợi nhuận trong kỳ của công ty.

Quy trình quyết định mức cổ tức phải trả cho nhà đầu tư (Dividends payable):

69
*Lưu ý: Cho dù cổ tức phụ thuộc vào lợi nhuận ròng (Net income) và được trích từ
thu nhập giữ lại (Retained earnings) nhưng nó không phải là 1 chi phí trong báo cáo
KQ HĐKD (SOPL).

c. Phân loại cổ phiếu (Types of shares)

Cổ phiếu được chia ra làm 2 loại sau đây:

Ngoài ra, còn có cổ phiếu cho vay hay còn gọi là trái phiếu (Bond/ Loan stock) là các
khoản nợ dài hạn được thỏa thuận trên các tờ trái phiếu. Khác với các cổ phiếu đã tìm
hiểu ở trên, trái phiếu có các đặc điểm sau:

 Nhà cung cấp vốn là chủ nợ


 Nhà cung cấp vốn được hưởng lãi suất cố định
 Có quyền hành động pháp lý với công ty nếu tiền lãi của họ không được trả
đúng hạn
 Được đảm bảo về tài sản của công ty

d. Cổ phiếu thưởng (Bonus Issues) và quyền mua cổ phiếu (Rights issues):

 Cổ phiếu thưởng (Bonus issues):

o Là khi doanh nghiệp thưởng thêm cổ phiếu cho cổ đông mà không phải
góp thêm vốn mới.

69
o Được dùng để giảm số dư trong tài khoản thặng dư vốn cổ phần (share
premium) và qua đó giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường.
o Luôn hiện ở giá trị danh nghĩa (nominal value)
o Cách hạch toán:

 Quyền mua cổ phiếu (Rights issues):

o Là khi công ty cấp quyền cho các cổ đông hiện tại mua thêm cổ phiếu
với số lượng và mệnh giá được xác định trước (giá thấp hơn giá hiện
hành của cổ phiếu trên thị trường).
o Được dùng để tăng vốn, tăng tiền mặt trong công ty.
o Cách hạch toán:

BÀI TẬP VÍ DỤ: At 1 January 20X0 the capital structure of Q, a limited liability
company, was as follows:

On 1 April 20X0 the company made an issue of 200,000 50c shares at $1.30 each, and
on 1 July the company made a bonus (capitalisation) issue of one share for every four
in issue at the time, using the share premium account for the purpose.

Which of the following correctly states the company’s share capital and share
premium account at 31 December 20X0?

Đáp án đúng: C

69
Đề bài yêu cầu chúng ta tính số dư của vốn cổ phần (Share Capital) và thặng dư vốn cổ
phần (Share Premium) với các thông tin sau:

 1/4/20X0: Công ty phát hành 200,000 cổ phiếu trị giá 50c với mệnh giá
$1.30/phiếu.

Vậy ta thực hiện:

o Ghi nhận vào vốn cổ phần (Share Capital) tổng giá trị các cổ phiếu
= 200,000 x 50c = 200,000 x $0.50 = $100,000 (1)
o Ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần (Share Premium) khoản chênh lệch giữa
vốn cổ phần và tổng số tiền huy động được = 200,000 x (1.30 – 0.50) =
$160,000 (2)

 1/7/20X0: Công ty phát hành cổ phiếu thưởng theo chính sách: thêm 1 cổ phiếu
cho mỗi 4 cổ phiếu. Tại thời điểm đó, công ty đã có sẵn 1,000,000 cổ phiếu, và
trước đó vào ngày 1/4 đã phát hành thêm 200,000 cổ phiếu.

o Vậy số cổ phiếu thưởng phát thêm sẽ là: Số cổ phiếu thưởng = Tổng cổ phiếu /4
(Vì cứ 4 cổ phiếu thì phát thêm 1) = (1,000,000 + 200,000)/4 = 300,000 (cổ
phiếu)
o Ghi nhận vào vốn cổ phần (Share Capital) tổng giá trị của các cổ phiếu = 300,000
x 0.50 = $150,000 (3)
o Dùng giá trị của các cổ phiếu thưởng để giảm số dư của thặng dư vốn cổ phần
(Share Premium). Vậy ta ghi nhận vào tài khoản này dòng tiền âm =
($150,000) (4)

Ngoài ra ta cũng được biết rằng số dư đầu kỳ của 2 tài khoản vào ngày 1/1/20X0 là:

 Vốn cổ phần (Share Capital) = $500,000 (5)


 Thặng dư vốn cổ phần (Share Premium) = $300,000 (6)

Tổng hợp lại thông tin theo trình tự thời gian:

69
Chúng ta chọn đáp án C.

e. Các khoản dự trữ (Reserves):

Các khoản dự trữ (Reserves) là bất kỳ khoản nào thuộc về các chủ sở hữu
(shareholders) ngoài vốn chủ sổ hữu (Share capital).

Có 2 loại dự trữ:

69
PART G: PREPARING SIMPLE CONSOLIDATED FINANCIAL
STATEMENTS (CHUẨN BỊ CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
CƠ BẢN)

1. Tổng quan về các BCTC hợp nhất (Overview of consolidated financial


statements)

a. Các định nghĩa liên quan tới báo cáo hợp nhất theo tiêu chuẩn IFRS 10

 Công ty mẹ (Parent): là công ty mà kiểm soát 1 hoặc nhiều các công ty/ cá thể
khác.
 Công ty con (Subsidiary): là công ty bị kiểm soát (control) bởi một công ty khác.
 Nhóm các công ty (Group): là bao gồm công ty mẹ và các công ty con nó kiểm
soát.
 Lợi ích cổ đông không kiểm soát (Non-controlling interest): Là lượng % cổ phần
trong công ty con mà công ty mẹ không sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp.

b. Cách xách định mức độ kiểm soát (Control)


Quyền kiểm soát được cho là tồn tại khi công ty mẹ sở hữu > 50% quyền bầu cử (số cổ
phiếu có quyền được bầu cử - voting equity shares).

Nói cách khác, một công ty sẽ được coi là công ty con (subsidiary) nếu doanh nghiệp
mẹ sở hữu nhiều hơn 50% số cổ phiếu có quyền bầu cử.

Tuy nhiên, kể cả khi công ty mẹ sở hữu < 50% số cổ phiếu, nó vẫn đảm bảo được
quyền kiểm soát của mình nếu nó sở hữu:

 Quyền cai quản tài chính và chính sách hoạt động của cá thể. Điều này có thể
được thực hiện theo luật hoặc theo cam kết giữa công ty mẹ và công ty con.
 Quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm phần lớn thành viên trong hội đồng ban quản
trị (Board of directors).
 Quyền bỏ phiếu chiếm phần lớn số lượng của tổng số phiếu tại các phiên họp
hội đồng ban quan trị.
 Quyền kiểm soát > 50% quyền bầu cử nhờ vào việc thương thảo, đàm phán với
các nhà đầu tư khác.

c. Công ty liên kết (Associates)

 Công ty liên kết (Associates)

o Là công ty mà chịu sự ảnh hưởng đáng kể (significant influence) từ bên


đầu tư.
o Được ghi nhận trong các tài khoản hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở
hữu (equity method):

69
 Sự ảnh hưởng đáng kể (significant influence)

o Là khi bên đầu tư có quyền tham gia vào các chính sách hoạt động của công ty,
nhưng không có quyền kiểm soát.
o Khi bên đầu tư sở hữu 20 – 50% số cổ phần của công ty.

d. Cách xác định mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn

(Tham khảo thêm bài đọc sau đây để hiểu rõ hơn về các phương pháp ghi nhận)

BÀI TẬP VÍ DỤ:

Which of the following statements is/are incorrect?

1. A Co owns 25% of the ordinary share capital of B Co, which means that B Co
is an associate of A Co.
2. C Co can appoint 4 out of 6 directors to the board of D Co, which means that C
Co has control over D Co.
3. E Co has the power to govern the financial and operating policies of F Co,
which means that F Co is an associate of E Co.
4. G Co owns 19% of the share capital of H Co, but by agreement with the
majority shareholder, has control over the financial and operating policies of H
Co, so H Co is an associate of G Co.
A. 1 and 2 only
69
B. 1, 2 and 3 only
C. 3 and 4 only
D. 4 only

Đáp án đúng: C

Đề bài hỏi lựa chọn nào trong 4 lựa chọn trên là sai (incorrect).

Lựa chọn 1 nói rằng “A sở hữu 25% cổ phần phổ thông của B, nghĩa rằng B là 1 công
ty liên kết của A”. Điều này đúng vì 1 công ty được coi là liên kết với công ty mẹ khi
công ty mẹ có sự ảnh hưởng lớn (significant influence). Sự ảnh hưởng lớn được giả
định là tồn tại khi công ty mẹ nắm giữ > 25% cổ phần.

Lựa chọn 2 cho rằng “Công ty C bổ nhiệm 4/6 ban giám đốc (directors) của công ty D,
nghĩa rằng C có quyền kiểm soát đối với D”. Điều này đúng vì, kể cả khi không biết
công ty mẹ nắm giữ bao nhiêu cổ phần của công ty con, quyền kiểm soát
(control) vẫn được đảm bảo nếu nó có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm phần lớn
ban giám đốc.

Lựa chọn 3: “Công ty E có quyền quản lý chính sách tài chính, hoạt động của công ty
F à F là công ty liên kết của E”. Câu này sai vì khi công ty mẹ có quyền kiểm soát
chính sách tài chính và hoạt động thì công ty đối ứng được ghi nhận là công ty con
(Subsidiary), không phải là công ty liên kết (Associate).

Lựa chọn 4: “Công ty G sở hữu 19% cổ phần của công ty H, nhưng đã thỏa thuận với
phần lớn cổ đông còn lại để cho nó có quyền cai quản chính sách hoạt động và tài
chính của H à H là công ty liên kết (Associate) của G”. Giống như lựa chọn 3, câu này
đã xác định sai mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty đối ứng khi tồn tại quyền
kiểm soát chính sách. H phải là công ty con (Subsidiary) của G.

Vậy đáp án 3 và 4 sai. Ta chọn đáp án C.

d. Các nguyên tắc hợp nhất báo cáo tài chính (Principles of consolidation)

Hợp nhất báo cáo tài chính (Consolidation) là việc trình bày các kết quả hoạt động
kinh doanh, các tài sản sở hữu và nợ phải trả của 1 nhóm các công ty (group) như thể
là 1 công ty duy nhất.

Các nguyên tắc cơ bản của việc hợp nhất:

69
2. Bảng cân đối kế toán hợp nhất (The consolidated statement of financial
position)

Các bước hợp nhất BCTC của công ty mẹ và công ty con:

Bước 1: Tính giá trị lợi thế thương mại (Goodwill) phát sinh

Khi công ty mẹ mua công ty con (bằng số tiền lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần
của công ty con) thì sẽ ngay lập tức phát sinh lợi thế thương mại. Do đó, khi hợp nhất
BCTC, ta phải tính khoản này đầu tiên.

Công thức:

Trong đó:

Bước 2: Tính lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày lập báo cáo (Non-
controlling interest at reporting date)

Bảng cân đối kế toán hợp nhất được dùng để trình bày công ty mẹ và công ty con như
1 cá thể duy nhất. Tuy nhiên, ta vẫn phải phân tách rõ ràng phần nào được nắm giữ bởi
công ty mẹ và công ty con.

Do đó, bước tiếp theo cần làm là tính Non-controlling interest - lợi ích cổ đông không
kiểm soát.

Ta sẽ cần tỷ lệ (%) NCI để tính lượng vốn cổ phần (Share Capital) và thu nhập giữ lại
(Retained Earnings) không thuộc về công ty mẹ.

69
NCI phản ánh phần tài sản của công ty con mà không thuộc sở hữu của công ty mẹ.
Vd: Công ty mẹ mua 80% cổ phần công ty con → Tỷ lệ NCI = (100 – 80)% = 20%

Nếu tỷ lệ NCI hoặc tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi công ty mẹ không được cho sẵn, ta
có thể tính dựa vào công thức:

Các xác định NCI tại ngày lập báo cáo sát nhập:

 Đối với năm đầu tiên mua công ty con:

 Đối với các năm sau:

Bước 3: Thực hiện điều chỉnh các tài khoản của từng công ty tách biệt nếu cần
thiết.

Trước khi hợp nhất các tài khoản để trình bày lên BCTC, ta cần phải chắc chắn là từng
tài khoản riêng của công ty mẹ và con không cần điều chỉnh thêm.

Vì thế nên ta thực hiện bước này để rà soát các tài khoản có thể làm ảnh hưởng tới số
dư chính xác.

(Vd: Cổ tức đề xuất (proposed dividends) từ công ty con, tiền đang chuyển…)

Bước 4: Cộng ngang từng dòng giá trị các chỉ tiêu trên báo cáo của công ty mẹ và
con như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí.

Sau khi đã chắc chắn rằng các tài khoản trên báo cáo riêng của công ty mẹ và con là
chính xác, ta tiến hành cộng ngang từng dòng giá trị của các tài khoản tương ứng.

69
Bước 5: Thực hiện tính toán và điều chỉnh ở mức độ tập đoàn

Tuy rằng đã điều chỉnh số dư trên báo cáo riêng của các công ty, trong một vài trường
hợp, tổng số dư của các tài khoản tương ứng vẫn sẽ bị sai do có một vài lỗi mà không
thể được phát hiện khi chỉ điều chỉnh trên báo cáo riêng (Vd: khi 2 công ty trao đổi
hàng hóa nội bộ).

Vậy nên, ta phải tiến hành điều chỉnh ở mức độ tập đoàn. Quy trình điều chỉnh bao
gồm:

1. Các tài khoản phải xóa bỏ hoàn toàn (Cancellation):


Đây là các tài khoản mà là tài sản (asset) của 1 công ty nhưng lại là nợ (liability) của
công ty còn lại. Chúng được gọi là các tài khoản nội bộ tập đoàn (intra accounts):

 Mua bán nội bộ (Intra group sale)

Khi công ty mẹ và công ty con bán/ trao đổi sản phẩm, tài sản cho nhau (intra group
asset transfers) thì sẽ nảy sinh lợi nhuận chưa thực hiện (unrealized profits).

Công ty 1 bán hàng nội bộ cho công ty 2. Trong đó có bao gồm giá gốc và lãi. Công ty
1 nhận được khoản tiền tương ứng từ công ty 2 để thanh toán cho số hàng. Nhưng, do
2 công ty đã được hợp nhất (được trình bày như 1 cá thể trên BCTC) nên phần "lãi"
nội bộ này không thực sự đã phát sinh (unrealized profit).

Tuy nhiên, khi công ty 2 đã bán được sản phẩm nội bộ ra ngoài tới người tiêu dùng thì
lợi nhuận đã thực sự phát sinh vì nó đã trờ thành kết quả một hoạt động kinh doanh
thực tế. Khoản lợi nhuận chưa thực hiện được = số lợi nhuận của hàng chưa bán được
cho khách hàng còn đọng lại trong hàng tồn kho.

→ Xóa bỏ lợi nhuận chưa thực hiện trong hàng tồn kho (inventory) của tập đoàn.

 Khoản phải thu, phải trả nội bộ (Intra group payables & receivables)

69
Khi công ty mẹ và công ty con bán/ trao đổi hàng hóa, họ ghi nhận giá trị mặt hàng
vào các khoản phải thu (payables) và phải trả (receivables) trên BCTC riêng. Tuy
nhiên, khi đã hợp nhất (consolidate), ta coi 2 cá thể này như 1.

→ Xóa bỏ giá trị của khoản mua bán nội trong:

o Các khoản phải thu (receivables).


o Các khoản phải trả (payables)

 Cổ tức nội bộ (Intra group dividends)

Công ty mẹ là cổ đông của công ty con, vậy nó sẽ nhận được cổ tức (dividends).

→ Xóa bỏ giá trị của khoản cổ tức công ty con phải trả cho công ty mẹ trong các
khoản phải thu (receivables) của tập đoàn.

 Giao dịch trái phiếu nội bộ (Intra group stock transfers):

Xóa lợi nhuận chưa thực hiện (unrealized profit) đối với các giao dịch trái phiếu trong
tập đoàn.

2. Các tài khoản không xóa bỏ hoàn toàn (Part cancellation)


Đây là các khoản mà cần được điều chỉnh và trình bày rõ do có sự chênh lệch giữa số
dư trong SOFP của công ty mẹ và công ty con.

 Lợi thế thương mại (Goodwill): Ghi nhận vào hạng mục tài sản dài hạn (non -
current asset) của tập đoàn (group). Đồng thời xóa sổ nguyên giá các khoản đầu
tư vào công ty con.
 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (Non–controlling interests):
Ghi nhận vào hạng mục vốn chủ sở hữu (equity and liabilities).

3. Các tài khoản cần điều chỉnh giá trị (Valuation adjustments)

 Giá trị hợp lý sau khi mua (post-acquisition fair value) Sau khi công ty mẹ
mua lại công ty con, nó sẽ sở hữu tài sản của công ty con. Những tài sản dài hạn
trong đó sẽ mất dần giá trị qua thời gian nên cần phải điều chỉnh lại giá trị của
chúng cho bằng giá trị hợp lý khi ghi nhận vào BCTC tập đoàn.
 Khấu hao do điều chỉnh giá trị hợp lý (Depreciation on fair value
adjustment)
Ghi nhận thêm giá trị khấu hao do sự điều chỉnh giá trị hợp lý trước khi mua và
sau khi mua công ty con.
 Suy giảm lợi thế thương mại (impairment loss of goodwill) nếu có
Ghi nhận sự suy giảm giá trị của lợi thế thương mại = sự chênh lệch giữa giá trị
ròng (carrying value) của tài sản và giá trị hợp lý trên thị trường của nó (fair
market value)
 Tính toán các nguồn quỹ hợp nhất (consolidated reserves). Tham khảo cách
tính các quỹ hợp nhất ở đây.

69
Bước 6: Tính thu nhập giữ lại của tập đoàn (Group retained earnings)

Thu nhập giữ lại nên được tính sau cùng vì công thức của nó bao gồm cả thu nhập
chưa thực hiện (unrealized profit) và NCI được tính ở các phần trên.

Phần thu nhập giữ lại thuộc về công ty mẹ (Retained earnings attributable to parent) có
thể được tính như sau:

* Lưu ý: Khi trình bày bảng cân đối kế toán hợp nhất, ta chỉ lấy giá trị vốn chủ sở
hữu (Share Capital) của công ty mẹ.

BÀI TẬP VÍ DỤ:

The following are the financial statements relating to Black, a limited liability
company, and its subsidiary company Bury.

69
Additional information:

1. Black purchased its $1 ordinary shares in Bury on 1 November 20X0. At that


date the balance on Bury's retained earnings was $2 million. The fair value of
the non-controlling interest at the date of acquisition was $11,800,000.
Goodwill on acquisition was $800,000.
2. During the year ended 31 October 20X5 Black sold goods which originally cost
$12 million to Bury. Black invoiced Bury at cost plus 40%. Bury still has 30%
of these goods in inventory at 31 October 20X5.
3. Bury owed Black $1.5 million at 31 October 20X5 for some of the goods Black
supplied during the year.

Hướng dẫn giải:

Đề bài yêu cầu lập bảng cân đối kế toán của công ty mẹ Black và công ty con Bury.
Thông tin được cho là bảng cân đối kế toán riêng của 2 công ty và thêm vào đó là:

1. Black mua cổ phiếu phổ thông của Bury trị giá $1/cổ phiếu vào ngày
1/11/20X0. Tại ngày này:

 Số dư thu nhập giữ lại (Retained Earnings) của Bury là $2,000,000.


 Giá trị hợp lý của lợi ích không kiểm soát (Fair value of non-controlling
interest) là $11,800,000.
 Lợi thế thương mại (Goodwill) phát sinh từ việc mua công ty là $800,000.

69
2. Trong kỳ kế toán (từ 1/11/20X4 – 31/10/20X5), Black bán sản phẩm trị giá
$12,000,000 cho Bury. Black đã gửi hóa đơn cho Bury gồm chi phí hàng bán + 40%.
Tới cuối năm, Bury vẫn còn 30% số hàng này trong hàng tồn kho của mình.
3. Bury nợ Black $1,500,000 vào cuối kỳ do đã mua hàng từ Black trong năm.

Ta áp dụng các bước làm trong phần lý thuyết để lập bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Bước 1: Tính giá trị thương mại (Goodwill) phát sinhTrong ví dụ minh họa, lợi thế
thương mại đã được cho sẵn là $800,000. Tuy nhiên, trong trường hợp chi tiết này
không được cho sẵn, ta có thể áp dụng công thức như sau:

* Thu nhập giữ lại (Retained earnings) của Bury tại ngày mua đã được cho trong
phần 1 của các thông tin bổ sung (additional information)

Ghi nhận lợi thế thương mại vào tài sản dài hạn (non-current assets) trên BCTC tập
đoàn. (1)

Bước 2: Tính lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày lập báo cáo (Non-
controlling interest at reporting date)

 Tỷ lệ % NCI:

Trên bảng cân đối kế toán riêng của 2 công ty, ta có thể thấy rằng vốn cổ phần của
công ty con Bury = $30,000,000:

Và trong số cổ phần này, công ty mẹ Black đã mua $21,000,000:

69
⇒ Tỷ lệ % NCI = Giá trị thực của cổ phần công ty con bị mua/ Vốn cổ phần công ty
con
= $(21,000,000/30,000,000) = 0.7 = 70% → Công ty mẹ Black nắm giữ 70% công ty
con Bury.

 NCI tại ngày lập báo cáo:

Vì đây là năm đầu tiên mà công ty mẹ Black mua công ty con Bury nên NCI được
tính như sau:

Ta ghi nhận $14,284 NCI vào vốn chủ sở hữu (Equity and Liabilities). (2)

Bước 3: Thực hiện điều chỉnh các tài khoản của từng công ty

Trong bài tập không có tài khoản riêng nào cần phải điều chỉnh.

Bước 4: Cộng ngang từng dòng giá trị các chỉ tiêu trên báo cáo của công ty mẹ và
con

 Tài sản dài hạn (Property, Plant and equipment) = tài sản dài hạn công ty (mẹ
+ con) = $(110,000,000 + 40,000,000) = $140,000,000 (3)
 Tiền tại ngân hàng (Bank) = Tiền của công ty mẹ + tiền của công ty con
= $(3,500,000 + 2,570,000) = $6,070,000 (4)

Các khoản khác cần được điều chỉnh ở mức độ tập đoàn.

Bước 5: Thực hiện tính toán và điều chỉnh ở mức độ tập đoàn

1. Các tài khoản phải xóa bỏ hoàn toàn (Cancellation)

 Mua bán nội bộ (Intra group sale):

Black bán cho Bury số hàng trị giá $12,000,000 + 40% lãi. Tới cuối năm, Bury còn
30% số hàng mua nội bộ này trong kho của công ty. Vậy 30% giá trị tiền lãi sẽ là lợi

69
nhuận chưa thực hiện được (unrealized profit):

⇒ 30% của $4,800,000 là lợi nhuận chưa thực hiện (Unrealized profit):
= 30% x $4,800,000 = $1,440,000

→ Xóa bỏ $1,440,000 khỏi hàng tồn kho (Inventory) của tập đoàn: = HTK công ty
mẹ Black + HTK công ty con Bury - $1,440,000 = $(13,360,000 + 3,890,000) -
$1,440,000 = $15,810,000

Ta ghi nhận $15,810,000 vào tài khoản hàng tồn kho (Inventory) của tập đoàn. (5)

 Các khoản phải thu, phải trả nội bộ (Intra group receivables, payables)
Bài cho rằng cuối kỳ Bury nợ Black $1,500,000 do mua hàng nội bộ. Vậy số
tiền này phải được trừ đi trong:

o Các khoản phải thu (Receivables): = Các khoản phải thu của công ty mẹ + con
- $1,500,000 = $(14,640,000 + 7,640,000) - $1,500,000 = $19,420,000 (6)
o Các khoản phải trả (Payables): = Các khoản phải trả của công ty mẹ + con -
$1,500,000 = $(9,000,000 + 2,460,000) - $1,500,000 = $9,960,000 (7)

 Cổ tức nội bộ (Intra group dividends):

Black là cổ đông của Bury, nắm giữ 70% số cổ phiếu. Cuối năm Bury thanh toán
$10,000,000 tổng giá trị cổ tức. Vậy Black sẽ nhận được 70% là: 70% x $10,000,000 =
$7,000,000

Trên bảng cân đối kế toán của Black đã ghi nhận con số cổ tức nhận được (Dividend
receivable) này vào các khoản phải thu (Receivables).

→ Xóa bỏ phần cổ tức này khỏi số dư các khoản phải thu (6) của tập đoàn.
⇒ Số dư các khoản phải thu (6) – cổ tức Bury thanh toán cho Black
= $(19,420,000 – 7,000,000) = $12,420,000

→ Số dư tài khoản phải thu (Receivables) phải ghi nhận = $12,420,000. (8)

Phần cổ tức mà công ty mẹ không nắm giữ (30%) sẽ được trình bày trong tài khoản cổ
tức phải trả (Dividends payable) ở phần nợ ngắn hạn (Current liabilities) trên BCTC
hợp nhất của tập đoàn:

69
Tổng cổ tức tập đoàn phải trả = cổ tức công ty mẹ phải trả + cổ tức công ty con phải
trả cho cổ đông khác ngoài công ty mẹ = $20,000,000 + $(10,000,000 x 30%) =
$27,000,000 (9)

2. Các tài khoản không xóa bỏ hoàn toàn (Part cancellation):

 Lợi thế thương mại (Goodwill)


Ghi nhận vào hạng mục tài sản dài hạn (non -current asset) của tập đoàn (group) giá
trị đã tính ở (1). Đồng thời xóa sổ nguyên giá đầu tư vào công ty con:

 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (Non–controlling interests)

Ghi nhận vào hạng mục vốn chủ sở hữu (equity and liabilities) giá trị đã tính ở (2).Các
tài khoản cần điều chỉnh giá trị (Valuation adjustments):

3. Các tài khoản cần điều chỉnh giá trị (Valuation adjustments): Không có khoản
nào trong bài cần phải điều chỉnh giá trị.

Bước 6: TÍnh thu nhập giữ lại của tập đoàn (Group retained earnings)

Áp dụng bước làm trong lý thuyết:

→ Ghi nhận $37,856,000 vào thu nhập giữ lại của tập đoàn. (10)

Tổng hợp lại:

69
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (The consolidated statement of
profit or loss)

Báo cáo KQ HĐKD hợp nhất cho thấy doanh thu và chi phí tổng của công ty mẹ và
công ty con. Mục đích là để trình bày kết quả kinh doanh của cả 2 như 1 cá thể duy
nhất.

Các bước hợp nhất báo cáo KQ HĐKD:

Bước 1: Thực hiện điều chỉnh các tài khoản của từng công ty nếu cần thiết

Trước khi hợp nhất báo cáo, chúng ta cần điều chỉnh các tài khoản riêng để đảm bảo
rằng số dư của chúng chính xác

(Vd: cổ tức dự tính chia cho cổ đông (proposed dividends) từ công ty con…)

Bước 2: Cộng ngang từng dòng giá trị các chỉ tiêu trên báo cáo của công ty mẹ và
con như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí.

Tương tự như bảng cân đối kế toán hợp nhất, ta cần cộng ngang từng dòng các tài
khoản tương ứng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để có thể trình bày doanh
thu và chi phí của công ty mẹ và công ty con như 1 cá thể chung.

Bước 3: Thực hiện tính toán và điều chỉnh ở doanh thu (Revenue) của tập đoàn

69
Giống như các khoản khác, doanh thu của tập đoàn cũng sẽ gồm doanh thu của công ty
mẹ và công ty con. Tuy nhiên, trước khi nhập số dư cuối cùng, ta phải điều chỉnh
các giao dịch nội bộ (Intra group transactions).

Tương tự với kiến thức ở phần trên, khi các công ty trong cùng tập đoàn trao đổi hàng
hóa, chúng sẽ làm phát sinh lợi nhuận chưa thực hiện được (unrealized profit).

Trên báo cáo hợp nhất, ta điều chỉnh cho các giao dịch này như sau:

 Đối với doanh thu (Revenue): Trừ đi chi phí nhập hàng của bên mua. Khi 2
công ty trao đổi hàng hóa với nhau thì bên bán đã thu về 1 khoản doanh thu =
chi phí nhập hàng của bên mua. Đây không phải là doanh thu thực tế nên phải
được loại bỏ khỏi doanh thu của tập đoàn.
 Đối với chi phí bán hàng (Cost of goods sold/COGS):

o Trừ đi chi phí nhập hàng của bên mua. Do là hàng trao đổi nội bộ nên
phải được xóa bỏ hoàn toàn khỏi tài khoản COGS.
o Cộng vào trong COGS lợi nhuận chưa thực hiện được (Unrealized
profit). Bởi vì: Lợi nhuận chưa thực hiện làm phóng đại giá trị thật của
lợi nhuận (Profit). Mà: Gross Profit = Revenue – COGS →
COGS tăng thì Profit giảm.

→ Cộng unrealized profit vào COGS để làm Profit giảm 1 giá trị = unrealized profit.

* Lưu ý: Chi tiết này rất hay được hỏi trong bài thi, đặc biệt là trong Part 2 của
Section B, do thí sinh hay bị hiểu sai cách điều chỉnh COGS.

o Đối với thu nhập từ cổ tức (Dividend income): Nếu có thu nhập từ cổ tức do
công ty con trả cho công ty mẹ, xóa bỏ hoàn toàn khoản này khi hợp nhất báo
cáo.

Vd: Công ty mẹ A bán cho công ty B sản phẩm trị giá $1,000 + lãi 20%. Cuối kỳ kế
toán, B bán được 90% số hàng này cho khách. 10% còn lại trong hàng tồn kho.

Công ty mẹ A thu $200 tiền lãi từ công ty con B, mà B mới chỉ bán được 10% số hàng
nên phần lãi chưa bán được cho khách (10% của $200) là phần lợi nhuận chưa thực
hiện (unrealized profit) = 10% x $200 = $20

Vậy ta điều chỉnh như sau:

 Trừ chi phí nhập hàng của B vào doanh thu (revenue) vì A đã thu về khoản
doanh thu = chi phí B trả để nhập hàng từ A ⇒ Revenue - $1,200

69
 Trừ đi chi phí nhập hàng của B trong COGS do hàng trao đổi nội bộ làm phóng
đại số dư COGS ⇒ COGS - $1,200
 Cộng lợi nhuận chưa thực hiện vào COGS để làm lợi nhuận (profit) giảm đi ⇒
COGS + $20

→ Ghi nhận: Revenue - $1,200 và COGS + $(-1,200 + 20)

BÀI TẬP VÍ DỤ:

(Tiếp tục bài tập cho Black & Bury)

Prepare the consolidated statement of profit or loss at 31/10/20X5.

Hướng dẫn giải:

Đề bài yêu cầu chúng ta lập BC KQHĐKD hợp nhất cho Black và Bury. Chúng ta có
thể sử dụng báo cáo riêng đã cho ở trên cùng với các thông tin đã cho ở bài trước, bao
gồm bảng cân đối kế toán riêng và:

1. Black mua cổ phiếu phổ thông của Bury trị giá $1/cổ phiếu vào ngày
1/11/20X0. Tại ngày này:

 Số dư thu nhập giữ lại (Retained Earnings) của Bury là $2,000,000.


 Giá trị hợp lý của lợi ích không kiểm soát (Fair value of non-controlling
interest) là $11,800,000.
 Lợi thế thương mại (Goodwill) phát sinh từ việc mua công ty là $800,000.

2. Trong năm kỳ kế toán (từ 1/11/20X4 – 31/10/20X5), Black bán sản phẩm trị giá
$12,000,000 cho Bury. Black đã gửi hóa đơn cho Bury gồm chi phí hàng bán + 40%.
Tới cuối năm, Bury vẫn còn 30% số hàng này trong hàng tồn kho của mình.
3. Bury nợ Black $1,500,000 vào cuối kỳ do đã mua hàng từ Black trong năm.

Ta áp dụng các bước chuẩn bị 1 báo cáo KQHĐKD hợp nhất:

69
Bước 1: Thực hiện điều chỉnh các tài khoản của từng công ty: Trong bài không có
khoản nào cần được điều chỉnh.

Bước 2: Cộng ngang từng dòng giá trị các chỉ tiêu trên báo cáo của công ty mẹ và
con:

 Distribution cost = $(12,000,000 + 10,000,000) = $22,000,000 (1)


 Administrative expenses = $(55,000,000 + 13,000,000) = $65,000,000 (2)
 Tax = $(13,250,000 + 5,000,000) = $18,250,000 (3)

Bước 3: Thực hiện tính toán và điều chỉnh ở doanh thu (Revenue) của tập đoàn:

Black bán cho Bury số hàng trị giá $12,000,000 + 40% lãi. Tới cuối năm, Bury còn
30% số hàng mua nội bộ này trong kho của nó. Vậy 30% giá trị tiền lãi sẽ là lợi nhuận
chưa thực hiện được (unrealized profit):

→ 30% của $4,800,000 là lợi nhuận chưa thực hiện (Unrealized profit):
= 30% x $4,800,000 = $1,440,000

 Trừ chi phí nhập hàng nội bộ của bên mua Bury vào doanh thu (Revenue):
Doanh thu tập đoàn = Doanh thu (mẹ + con) – chi phí nhập hàng nội bộ của
Bury
= $(245,000,000 + 95,000,000) - $16,800,000 = $323,200,000 (4)
 Trừ chi phí nhập hàng nội bộ của bên mua vào chi phí bán hàng (COGS):

 COGS tập đoàn = COGS (mẹ + con) – chi phí nhập hàng nội bộ của Bury
= $(140,000,000 + 52,000,000) - $16,800,000 = $175,200,000
 Cộng lợi nhuận chưa thực hiện vào chi phí bán hàng (COGS): = $175,200,000
+ $1,440,000 = $176,640,000 (5) Ghi nhận: Revenue tập đoàn =
$323,200,000 (4) và COGS tập đoàn = $176,640,000 (5).
 Xóa bỏ hoàn toàn thu nhập cổ tức từ Bury trả cho Black:

Tổng hợp lại thông tin, ta có 1 BC KQHĐKD hoàn chỉnh:

69
69
PART H: INTERPRETATION OF FINANCIAL STATEMENTS (CÁC
PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢI BÁO CÁO TÀI CHÍNH)

1. Phân tích báo cáo tài chính (Financial statements analysis)

Phân tích BCTC là quá trình thường xảy ra sau khi các BCTC đã được phát hành. Nó
không chỉ được thực hiện bởi các nhà quản lý mà còn bởi bất kỳ ai quan tâm tới doanh
nghiệp.

Trong đề thi F3/FA của bài thi ACCA, các BCTC sẽ được phân tích dựa trên các tỷ lệ,
hệ số (ratios).

Có 3 loại chỉ số chủ yếu:

 Chỉ số về khả năng sinh lời (Profitability ratios)


 Chỉ số về tính thanh khoản (Liquidity ratios)
 Chỉ số đòn bẩy (Gearing ratios)

2. Các chỉ số về khả năng sinh lời (Profitability ratios)

Các tỷ lệ này cho biết tần suất sản sinh lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà
đầu tư, các nhà quản lý…có thể đánh giá xem hoạt động kinh doanh có đang mang lại
đủ lợi nhuận hay không.

Có các tỷ lệ sinh lời sau:

* Lưu ý: Profit margin x Asset Turnover = ROCE

BÀI TẬP VÍ DỤ:

69
A business on a gross profit margin of 33,33%. Gross profit on sale was $800, and
expenses were $680.

What is the net proft margin?

A. 75%
B. 5%
C. 25%
D. 67%

Đáp án đúng: B

Đề bài yêu cầu ta phải tính net profit margin – tỷ lệ lợi nhuận biên dựa trên các
thông tin sau:

 Gross profit margin (Biên lợi nhuận gộp): 33.33%


 Gross profit (Lợi nhuận gộp): $800
 Expenses (Chi phí): $680

Ta có công thức tỷ lệ lợi nhuận biên như sau:

Trong đó:

 Profit before interest and tax (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế):

Đề bài không đề cập tới chi phí trả lãi và thuế nên lợi nhuận có thể được hiểu là lợi
nhuận ròng - Net Profit, được tính như sau:

Net Profit = Gross Profit – Expenses. Mà Gross Profit = $800 và Expenses = $680

Vậy: Net Profit = $800 - $680 = $120

 Sales (Doanh thu):

Đề bài không trực tiếp cho các con số để tính doanh thu nhưng có cho biên lợi nhuận
gộp (gross profit margin) = 33.33%. Công thức:

69
Vậy: Gross profit margin = 33.33% nghĩa là gross profit = 33.33% của sales.

⇔ Gross profit = 33.33% x Sales. Mà gross profit = $800

⇔ $800 = 33.33% x Sales

⇔ Sales = $800/33.33% = $2,424.24 = $2,400

Thay thông tin đã thu thập được vào công thức:

Ta có:

Chúng ta chọn đáp án B.

3. Các chỉ số về tính thanh khoản (Liquidity ratios)

Tính thanh khoản của một công ty được xác định bởi khả năng sử dụng tài sản ngắn
hạn để đáp ứng các chi phí ngắn hạn. Các hệ số đo lường tính thanh khoản bao gồm:

69
BÀI TẬP VÍ DỤ:

From the following information regarding the year to 31 August 20X6, what is the
accounts payable payment period?

You should calculate the ratio using purchases as the deminator.

A. 40 days
B. 50 days
C. 53 days
D. 57 days

Đáp án đúng: D

Đề bài hỏi “accounts payables payment period” - hệ số quay vòng các khoản phải
trả. Công thức của hệ số này là:

Trong đó:

 Trade accounts payables (Các khoản phải thu) : Đã được cho sẵn trong bài =
$4,750.
 Purchases (Giá trị hàng mua từ nhà phân phối): Chi tiết này chưa được cho sẵn
trong bài. Tuy nhiên ta biết rằng: Closing inventory = Opening inventory – Cost
of sales (COGS) + Purchases ⇔ Purchases = Closing inventory – Opening
inventory + COGS ⇔ Purchases = $(3,800 – 6,000 + 32,500) = $30,300

Thay các thông tin đã có vào công thức:

Ta có:

69
Chúng ta chọn đáp án D.

4. Các tỷ số đòn bẩy (Gearing ratios)

Các tỷ số đòn bẩy được dùng để xem xét mức độ phụ thuộc của một doanh nghiệp vào
các khoản vay để chi trả cho hoạt động kinh doanh của nó.

Chỉ số đòn bẩy cao có thể làm tăng rủi ro và làm suy thoái khả năng kinh doanh của
công ty, nhưng khi rủi ro cao hơn, tiềm năng lợi nhuận cũng cao hơn.

Các tỷ số đòn bẩy tiêu chuẩn bao gồm:

BÀI TẬP VÍ DỤ:

The following figures have been obtained from the balance sheet of XYL Company.
Calculate the debt ratio of XYL company.

Đáp án đúng: 73.5%

Đề bài yêu cầu chúng ta tính “debt ratio” – tỷ số nợ của công ty XYL. Công thức tỷ
số nợ là:

69
Trong đó cả tổng số nợ (total debts) và tổng tài sản (total assets) đều đã được cho
trước:

 Total debts (Total liabilities) = $11,480,000


 Total assets = $15,600,000

Thay các thông tin này vào công thức, ta có:

Vậy đáp án đúng là 73.5%

69
QUALITATIVE CHARACTERISTICS OF FINANCIAL INFORMATION

I. Đặc tính của các thông tin tài chính (Qualitative Characteristics)

Các đặc tính của thông tin tài chính được phân loại thành 2 nhóm:

1. Đặc tính cơ bản (Fundamental characteristics)

Tính liên quan (Relevance), Trình bày trung thực (Faithful Representation)
a/ Relevance (tính liên quan)
Chỉ thông tin có liên quan mới có ích, nó có thể tạo ra sự khác biệt trong việc đưa ra
các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính.
Để thông tin tài chính liên quan có khả năng gây ra sự khác biệt, nó cần đáp ứng các
yêu cầu:

 Predict & Confirm: có giá trị tiên đoán và xác nhận. Điều này không giống
với việc dự báo tương lai, mà thông tin liên quan sẽ giúp người dùng có khả
năng nắm bắt được khả năng của doanh nghiệp, nhằm phân tích lợi thế và thách
thức có thể xảy ra trong tương lai, và ra quyết định.
 Materiality: tính trọng yếu. Nếu như việc bỏ sót hoặc sai sót thông tin làm ảnh
hưởng nghiệm trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính thì
đó là thông tin trọng yếu.
b/ Faithful Representation (trình bày trung thực)

69
Các báo cáo tài chính trình bày hiện tượng kinh tế bằng văn bản và các con số. Để trở
nên có ích thì các thông tin tài chính đó không chỉ cần trình bày phù hợp mà còn cần
trình bày một cách trung thực các hiện tượng mà nó muốn thể hiện.
Để trình bày trung thực thì thông tin phải đáp ứng các yêu cầu:

 Complete: đầy đủ các thông tin cần thiết để người dùng thông tin có thể hiểu
được vấn đề kinh tế đang quan tâm
 Neutral: khách quan
 Free from error: không sai sót, thiếu sót
 Substance over form: nguyên tắc coi trọng nội dung hơn hình thức. Nội dung
kinh tế của các giao dịch sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính chứ không
phải hình thức của nó. Tức là một hoạt động kinh tế phải thực sự xảy ra mới
được ghi nhận chứ không thể là ghi nhận suông.

2. Đặc tính bổ sung (Enhancing characteristics)


Kịp thời (Timeliness), Dễ so sánh (Comparability), Dễ hiểu (Understandability), Có
thể kiểm chứng (Verifiability)
a/ Timeliness (Tính kịp thời)
Tính kịp thời nghĩa là có sẵn thông tin cho người ra quyết định trong thời gian mà
thông tin đó có khả năng ảnh hưởng tới quyết định của họ. Nói chung thì các thông tin
cũ bao giờ cũng có ít lợi ích hơn.
b/ Comparability (Dễ so sánh)
Dễ so sánh là một đặc tính mà cho phép những người sử dụng có thể xác định và hiểu
được sự giống nhau cũng như khác nhau giữa các khoản mục. Thông tin về một bản
báo cáo của doanh nghiệp sẽ có ích hơn nếu như nó có thể so sánh được với các doanh
nghiệp khác hay trong chính doanh nghiệp đó tại các thời kì khác nhau.
c/ Understandability (Dễ hiểu)
Tính chất dễ hiểu là một đặc tính mà việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin một
cách rõ ràng và súc tích sẽ làm nó dễ hiểu hơn.
d/ Verifiability (Có thể kiểm chứng)
Tính chất có thể kiểm chứng giúp đảm bảo cho những người sử dụng rằng thông tin về
các hiện tượng kinh tế được trình bày một cách trung thực. Có nghĩa là những sự am
hiểu khác nhau và những quan sát độc lập mà có thể cùng chấp nhận một thông tin thì
thông tin ấy được trình bày trung thực.

II. Nguyên tắc kế toán (Accounting concepts)


Thông tin tài chính được ghi nhận dựa trên các nguyên tắc kế toán:
Nguyên tắc Kế toán được hiểu là những tuyên bố chung, có vai trò như những chuẩn
mực, mực thước, chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên Kế toán từng phần hành
phải áp dụng để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính có liên quan đến công việc
nhằm tạo ra tính thống nhất cao trong hệ thống.

Các nguyên tắc kế toán (updated theo syllabus mới nhất):

69
1. Materiality: nguyên tắc trọng yếu.
Thông tin là trọng yếu nếu như thiếu hay ghi sai nó thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các quyết định của những người sử dụng.
2. Substance over form: nguyên tắc coi trọng nội dung hơn hình thức
Nội dung kinh tế của các giao dịch sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính chứ
không phải hình thức của nó. Tức là một hoạt động kinh tế phải thực sự xảy ra mới
được ghi nhận chứ không thể là ghi nhận suông.
3. Going concern: hoạt động liên tục.
Báo cáo tài chính thường được lập trên giả định rằng một doanh nghiệp hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần (ít nhất 12 tháng). Khi đó, doanh
nghiệp không có ý định giải thể hay thu hẹp một cách đáng kể quy mô hoạt động của
nó.
4. Business entity concept: nguyên tắc thực thể kinh doanh.
Các báo cáo tài chính luôn coi doanh nghiệp là một thực thể riêng biệt. Đối với mục
tiêu kế toán thì doanh nghiệp là tách rời với chủ sở hữu và tồn tại với những quyền
riêng.
5. Accruals: nguyên tắc cơ sở dồn tích.
Các giao dịch sẽ được ghi nhận ngay khi chúng xảy ra, trong thời kì mà nó phát sinh,
chứ không phải khi nào thanh toán xong mới được ghi nhận.
6. Prudence: nguyên tắc thận trọng.
Thận trọng có nghĩa là cẩn thận khi đưa ra các phán đoán. Cụ thể, kế toán sẽ chỉ ghi
nhận lợi nhuận khi nào nó thực sự xảy ra, nhưng một khoản lỗ thì sẽ được ghi nhận
ngay khi nó được dự kiến.
7. Consistency: nguyên tắc nhất quán.
Để duy trì tính nhất quán thì việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo
tài chính phải giống nhau trong các kì kế toán, trừ trường hợp có sự thay đổi đáng kể
trong bản chất của doanh nghiệp hay có sự thay đổi theo yêu cầu của IFRS.

Lưu ý:
Nếu như có sự mâu thuẫn giữa các nguyên tắc:

 Cơ sở dồn tích (Accruals) và Thận trọng (Prudence): nguyên tắc thận trọng
được ưu tiên áp dụng
 Bằng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, phần trích lập dự phòng cho khoản nợ
phải thu khó đòi được trình bày trên báo cáo tài chính.
 Nhất quán (Consistency) và Thận trọng (Prudence): nguyên tắc thận trọng được
ưu tiên áp dụng
 Nếu có những trường hợp biến động, cách thức xử lý thông tin khác nhau cần
được áp dụng.

69
DISCOUNTS (CHIẾT KHẤU)

IFRS 15, REVENUE FROM CONTRACTS WITH CUSTOMERS (DOANH THU


TỪ HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG)

Vào tháng 5 năm 2014, IASB (Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) đã ban hành
IFRS 15, về Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng thay thế IAS 18, về Doanh thu.
Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp báo cáo theo IFRS cho các giai
đoạn bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2018. Bài viết này xem xét việc áp
dụng IFRS 15, Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng và tác động của nó đối với kế
toán chiết khấu thanh toán; nó phù hợp nhất với học viên học FA. Học viên học FA1
và FA2 cũng sẽ thấy chiết khấu thanh toán nhưng các chi tiết cơ bản của IFRS 15 sẽ ít
liên quan hơn.

Tiêu chuẩn mới này cho biết có năm bước khi ghi nhận doanh thu:

 Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng


 Bước 2: Xác định nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng
 Bước 3: Xác định giá của giao dịch
 Bước 4: Phân bổ giá của giao dịch cho các nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp
đồng
 Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi thực thể đã thỏa mãn các nghĩa vụ phải thực
hiện

Kế toán cho phần hành Chiết khấu

Chiết khấu thanh toán - Payment discounts (còn được gọi là chiết khấu tiền mặt - Cash
discounts) được cung cấp cho khách hàng mua chịu để khuyến khích họ thanh toán
nhanh. Tuy vậy, không có gì đảm bảo rằng khách hàng sẽ tận dụng Chiết khấu thanh
toán tại thời điểm mua hàng vì nó phụ thuộc vào việc khách hàng mua chịu có thanh
toán kịp thời hạn hay không.

Trong lịch sử, và theo IAS 18 về Doanh thu, thu nhập từ bán chịu (credit sales) trong
đó chiết khấu thanh toán đã được cung cấp sẽ được ghi nhận đầy đủ tại thời điểm bán.
Kế toán cho chiết khấu thanh toán sẽ chỉ diễn ra nếu khách hàng thanh toán trong
khoảng thời gian thanh toán được yêu cầu (do đó chấp nhận hưởng chiết khấu). Khoản
chiết khấu cho phép (discount allowed) sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí trong
báo cáo lãi hoặc lỗ của người bán và doanh thu vẫn được ghi nhận đầy đủ.

Ví dụ:

A Ltd sold goods with a list price of $1,500 on credit to a customer. A Ltd has a 30
day payment period and has offered the customer a 5% prompt payment discount if
payment is made within 14 days.

Lời giải:

Theo IAS 18, ban đầu giao dịch này sẽ được ghi nhận là

69
 Dr Receivables $1,500
 Cr Revenue $1,500.

Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 14 ngày, giao dịch sẽ được hạch toán như sau

 Dr Cash $1,425
 Dr Discount Allowed $75
 Cr Receivables $1,500

Nếu khách hàng thanh toán vượt quá thời hạn 14 ngày, A Ltd sẽ ghi nhận hóa đơn
dưới dạng:

 Dr Cash $1,500
 Cr Receivables $1,500

Ảnh hưởng của IFRS 15 đến Kế toán cho Chiết khấu thanh toán

Năm bước tiếp cận để nhận biết doanh thu như đã nêu ở trên sẽ thay đổi cách hạch
toán cho Chiết khấu thanh toán. Để ghi nhận doanh thu, một thực thể phải xác định số
tiền mà họ dự kiến sẽ được hưởng theo các tiêu chí của IFRS 15.

Theo IFRS 15, bước thứ ba của phương pháp năm bước yêu cầu một thực thể phải
'Xác định giá của giao dịch', đây là số tiền mà một thực thể dự kiến sẽ được hưởng để
đổi lấy việc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ. Khi đưa ra quyết định này, một thực thể
sẽ xem xét các hoạt động kinh doanh trong quá khứ. [IFRS 15:47]

Khi đưa ra Chiết khấu thanh toán, điều đó có nghĩa là việc số tiền dự kiến được hưởng
là không cố định, vì số tiền thực thể sẽ nhận được phụ thuộc vào lựa chọn của khách
hàng về việc liệu họ có tận dụng giảm giá hay không.

Trong trường hợp hợp đồng chứa các yếu tố biến đổi, thực thể cần ước tính lượng tiền
biến đổi mà nó sẽ được hưởng theo hợp đồng. [IFRS 15:50]

Chuẩn mực này đối phó với sự không chắc chắn liên quan đến số tiền dự kiến được
hưởng bằng cách giới hạn số lượng tiền biến đổi mà có thể được ghi nhận. Cụ thể,
lượng tiền biến đổi chỉ được bao gồm trong giá giao dịch, nếu sự bao gồm của nó sẽ
không dẫn đến sự đảo ngược doanh thu đáng kể trong tương lai khi sự không chắc
chắn đã được giải quyết sau đó. [IFRS 15:56]

Khi một thực thể bán hàng cho khách hàng và đã đưa ra Chiết khấu thanh toán, số tiền
doanh thu được ghi nhận ban đầu sẽ cần phải được ước tính theo xác suất khách hàng
chấp nhận hưởng Chiết khấu. Khi thực thể mong đợi rằng khách hàng sẽ chấp nhận
hưởng chiết khấu, doanh thu phải được ghi nhận lại sốròng của chiết khấu.

Ví dụ:

J Ltd sold goods with a list Price of $2,000 on credit to a customer. J Ltd has a 30 day
payment period and has offered the customer a 3% prompt payment discount if

69
payment is made within 15 days. Based on past experience the customer is expected to
take up the 3% discount.

Lời giải:

Ban đầu giao dịch này sẽ được ghi nhận là

 Dr Receivables $1,940
 Cr Revenue $1,940.

Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 14 ngày, J Ltd sẽ ghi nhận hóa đơn dưới dạng:

 Dr Cash $1,940
 Cr Receivables $1,940

Nếu khách hàng thanh toán vượt quá thời hạn 14 ngày, giao dịch sẽ được hạch toán
như sau

 Dr Cash $2,000
 Cr Receivables $1,940
 Cr Revenue $60

Như ví dụ đưa ra ở trên, IFRS 15 sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu được báo cáo.
Cung cấp Chiết khấu thanh toán sẽ dẫn đến doanh thu thấp hơn được ghi nhận (khi
Chiết khấu được chấp nhận). Điều này sẽ có tác động đến lợi nhuận gộp của các đơn vị
kinh doanh. Tuy nhiên, tác động ròng đối với lợi nhuận nói chung sẽ vẫn giống như
trước. Bởi vì với cách ghi lại doanh thu thuần của chiết khấu thanh toán, không còn
yêu cầu ghi lại khoản chiết khấu chi phí cho phép trong báo cáo lãi hoặc lỗ. Chiết khấu
thanh toán sẽ được kiểm tra trong FA1, FA2 và FA và do đó, sự chú tâm về tác động
của IFRS 15 là rất quan trọng.

69
CASE STUDY] DISCOUNTS (CHIẾT KHẤU)

Ngày nay, trong quan hệ thương mại giữa các công ty, để duy trì mối quan hệ tốt với
khách hàng, các nhà cung cấp thường ưu đãi cho khách hàng của mình các khoản chiết
khấu (discount) khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm
về các dạng chiết khấu và các câu hỏi thường gặp trong môn học FA - Financial
Accounting nhé.

1. Giới thiệu lý thuyết

1.1. Phân loại chiết khấu

Chiết khấu được chia làm 2 dạng:

 Chiết khấu thương mại (Trade discount)


Đây là khoản khấu trừ vào giá bán của sản phẩm, được các nhà cung cấp cho khách
hàng được hưởng khi họ mua hàng với số lượng lớn (bulk purchase).

 Chiết khấu thanh toán (Cash discount hay Settlement discount)

Đây là khoản giảm số tiền cần phải thanh toán khi khách hàng thanh toán sớm trong
thời gian quy định của nhà cung cấp.

Trong chuẩn mực kế toán quốc tế, trong khi chiết khấu thương mại sẽ làm giảm giá trị
hàng mua, thì chiết khấu thanh toán sẽ được hạch toán như một khoản thu nhập khác
(other income) trong kỳ.

1.2. Định khoản

Đối với bên bán (các khoản chiết khấu sẽ là được gọi Discount Allowed), ta có công
thức sau:

 Trade discount allowed: Dr: Sales (giá trị hàng bán còn lại sau khi trừ đi chiết
khấu thương mại) Cr: AR/Cash
 Cash discount allowed: Dr: Bank (số tiền nhận được sau khi trừ đi chiết khấu
thanh toán) Dr: Discount Allowed (khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng
hưởng – chi phí trong kì) Cr: AR (số tiền mà khách hàng phải trả ghi trong hóa
đơn)

Đối với bên mua (các khoản chiết khấu được gọi là Discount received), ta sử dụng
công thức sau:

 Trade discount received: Dr: Purchase (giá trị hàng mua còn lại sau khi trừ đi
chiết khấu thương mại) Cr: AP/Cash
 Cash discount received: Dr: AP (tổng số tiền ghi trên hóa đơn cần thanh toán)
Cr: Cash (tổng số tiền nhận được sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán)
Cr: Discount Received (khoản chiết khấu được hưởng – thu nhập khác trong kì)

2. Các dạng bài tập thường gặp về chiết khấu


69
Chúng ta cùng đi qua 2 dạng bài tập thường gặp về chiết khấu đó là: Xác định giá trị
của hóa đơn và bài tập tổng hợp.

2.1. Dạng 1: Xác định giá trị của hóa đơn

Question

Custer sells goods on credit to Bull. Bull receieves a trade discount of 10% on the list
price of goods from Custer. In addition, Custer offers a 5% settelement discount for
payment within 7 days of the invoice date. Bull bought goods from Custer with a list
price of $400,000. Sales tax is at 15%. What amount should be included in Custer’s
receivables ledger for this transaction?

Answer
List price 400,000
Trade discount (400,000 × 10%) 40,000
360,000
Sales tax (360,000 × 95% × 15%) 51,300
Invoice amount 411,300

Ghi chú: Giá trị để tính sales tax sẽ được khấu trừ tất cả các khoản chiết khấu, bất kể
khách hàng có nhận hay không. Do đó, trong trường hợp này, công ty Bull không trả
tiền cho Custer trong thời hạn 7 ngày thì khoản chiết khấu thanh toán vẫn được trừ đi
khi tính sales tax.

Từ đó, giá trị ghi trên sổ của đơn hàng là $411,300.

 Dr: AR $411,300
 Cr: Sales tax $51,300 (output tax)
 Cr: Sales $360,000

Nếu Bull thanh toán trong vòng 7 ngày, kế toán của Custer sẽ ghi nhận:

 Dr: Cash $390,735


 Dr: Discount allowed $20,565
 Cr: AR $411,300

Nếu Bull thanh toán sau 7 ngày, kế toán của Custer sẽ ghi nhận:

 Dr: Cash $411,300


 Cr: AR $411,300

2.2. Dạng 2: Bài tập tổng hợp

Question

69
Lee is a sole trader who does not keep all accounting records. The following details
relate to his transactions with credit customers and suppliers for the year ended 31
March 2010:

Trade receivables, 1 April 2009 $104,000

Trade payables, 1 April 2009, $54,000

Cash received from customers $735,000

Cash paid to suppliers $328,000

Discount allowed $12,000

Discount received $2,000

Contra between payables and receivables ledgers $3,000

Trade receivables, 31 March 2010 $146,000

Trade payables, 31 March 2010 $77,000

What figures should appear in Lee’s income statement for the year ended 31 March
2010 for purchases and for sales, assuming that all sales are on credit?

Answer
Payables

Cash (paid to
328,000 Opening balance 54,000
suppliers)

Purchase (410,000 –
Discount received 2,000 356,000
54,000)

Contra 3,000
Bal c/d 77,000
410,000 410,000
Closing balance 77,000

Để tính được hai số liệu trên, các bạn xác định xem cần tìm số liệu đó ở trong tài
khoản nào. Đối với hàng mua (purchases) trong năm, các bạn có thể tìm trong tài
khoản AP và ngược lại với hàng bán (Sales), chúng ta sẽ tìm trong tài khoản AR.
Receivables
Cash (received from
Opening balance 104,000 735,000
customers)

69
Sales (896,000 –
792,000 Discount Allowed 12,000
104,000)
Contra 3,000
Bal c/d 146,000
896,000 896,000
Closing balance 146,000

Vì vậy, số ghi trên Income statement cho Purchases là $356,000 và cho Sales là
$792,000.

69

You might also like