You are on page 1of 6

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

ÔN TẬP Nội dung câu hỏi tự luận ngắn: (Chọn 4 nội dung)
1. Điều kiện để nền sản xuất hàng hóa ra đời là gì?
- Phân công lao động xã hội
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

2. Giá trị hàng hóa là gì?


Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.

3. Giá trị thặng dư là gì?


Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

4. Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?


Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư
và tư bản khả kiến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư. (m’)
m’=m/v x100%

5. Quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là
gì?
Tạo ra giá trị thặng dư.

6. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Bản chất của tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của
giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra
bề ngoài thành giá cả của lao động.

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34


GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

7. Tiền công thực tế là gì?


Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa
tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa
của mình.
8. Tích lũy tư bản là gì?
Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư
bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

9. Điểm giống nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản là gì?


Đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt.

10.Chu kỳ kinh tế gồm những giai đoạn nào?


Chu kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và
hưng thịnh.

11.Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?


Là chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra để
sản xuất hàng hóa.

12.Tỷ suất lợi nhuận là gì?


Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và
toàn bộ tư bản ứng trước.
p’=m/(c+v) x100%

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34


GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Xoá bỏ chế độ TBCN, xoá bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột.
- Xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN và CSCN.

Câu 2. Nêu những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân.
- GCCN là giai cấp tiên phong CM
- GCCN là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất
- GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
- GCCN có bản chất quốc tế

Câu 3. Nêu các nội dung về chính trị trong cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
- Đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp
công nhân.
- Đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê lên địa vị làm
chủ XH.
- Giai cấp công nhân phải tạo những điều kiện cần thiết để ngày càng mở
rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Nêu những nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa GCCN với
GCND và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN.
- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của GCCN.
- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích.

Câu 5. Nêu các đặc trưng của xã hội XHCN.


- Cơ sở VC-KT là nền đại công nghiệp
- Chế độ công hữu về TLSX chủ yếu
- Cách tổ chức và kỷ luật LĐ mới
- Thực hiện nguyên tắc PP theo LĐ
- Nhà nước mang bản chất GCCN, tính ND rộng rãi và DT sâu sắc
- Giải phóng con người, thực hiện bình đẳng XH và phát triển toàn diện.

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34


GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

Câu 6. Nêu những quan điểm về dân chủ theo chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ nhất
Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ phản ánh những giá trị
nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh, chống áp bức, bóc lột và bất công
Thứ hai
Dân chủ với tư cách là phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và
một giai cấp cầm quyền và mang bản chất của giai cấp thống trị.
Thứ ba
Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng
xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến
tới tự do, bình đẳng.

Câu 7. Nêu các nội dung tính tất yếu của xây dựng nền dân chủ
XHCN.
- Thứ nhất, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội
- Thứ hai, Xây dựng nền dân chủ XHCN là quá trình tất yếu diễn ra nhằm
xây dựng, phát triển và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Câu 8. Nêu những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
- Xây dựng con người mới phát triển toàn diện
- Xây dựng lối sống mới XHCN
- Xây dựng gia đình văn hóa XHCN

Câu 9. Nêu lên những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nguyên nhân nhận thức
- Nguyên nhân kinh tế
- Nguyên nhân tâm lý
- Nguyên nhân chính trị - XH
- Nguyên nhân văn hóa

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34


GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

Câu 10. Nêu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin
trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
- Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết
định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân
tộc.
- Giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở
của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.
- Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình
đẳng, giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Bài tập
Câu 1: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hào mòn thiết bị và máy móc
(c1) là 100.000$. Chi phí nguyên nhiên, vật liệu (c2) là 300.000$.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1
triệu đô và trình độ bóc lột giá trị thặng dư là 200%.
Câu 2: Có 100 công nhân làm thuê trong một tháng sản xuất được 12.500
đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000$. Giá trị sức lao động 1
tháng của mỗi công nhân là 250$, tỷ xuất giá trị thặng dư là 300%.
Hãy xác định giá trị của một đơn vị sản phẩm?
Câu 3: Ngày làm việc 8 giờ thì tỷ xuất giá trị thặng dư là 300%. Sau đó
nhà tư bản kéo dài ngày làm việc đến 10 giờ.
Trình độ bóc lột trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu giá trị sức lao
động không đổi. Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương pháp nào?
Câu 4: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó
tăng NSLĐ trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên giá cả hàng hóa ở
các ngành này rẻ hơn trước 2 lần.

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34


GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào, nếu độ dài ngày lao động không
đổi? Nhà tư bản dùng phương pháp sản xuất GTTD nào?
Bài 5. Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 50 triệu đô
la trong điều kiện cấu tạo hữu cơ tư bản là 9/1.
Hãy tính tỷ suất tích lũy, nếu biết rằng mỗi năm có 2,25 triệu đô la giá trị
thặng dư biến thành tư bản và trình độ bóc lột giá trị thặng dư là 300%.
Bài 6. Tư bản ứng trước là 100.000$, cấu tạo hữu cơ tư bản là 4/1, tỷ suất
giá trị thặng dư là 100%, 50% giá trị thặng dư được tư bản hóa.
Hãy xác định lượng giá trị thặng dư tư bản hóa tăng lên bao nhiêu, nếu
trình độ bóc lột giá trị thặng dư là 300%.
Bài 7. Tư bản ứng trước là 1.000.000$, cấu tạo hữu cơ tư bản là 4/1; số
công nhân làm thuê là 2000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000$, cấu tạo
hữu cơ của tư bản là 9/1.
Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi
công nhân không thay đổi.
Bài 8. Tư bản ứng trước 500.000$. Trong đó bỏ vào nhà sản xưởng
200.000$, máy móc thiết bị là 100.000$. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ
gấp 3 lần sức lao động.
Hãy xác định tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả
biến?.
Trắc nghiệm: Học hết.

GÓC HỌ C TẬ P NĂM NHẤ T K46-K34

You might also like