You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN GIỮA HỌC KỲ I

I. Hai đoạn trích trong “ Tiễn dặn người yêu”:

1.Mở bài chung cho các đoạn trích:

Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên
thành biết bao lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ tìm đến một cách biểu hiện
khác nhau: một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, một tình yêu nồng
nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ
Xuân Diệu và “Tiễn dặn người yêu” cũng là một trong số đó, tác phẩm nổi bật
về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái.
Những trắc trở trong tình yêu, trong hôn nhân đôi khi như thử thách nằm trên
con đường dài dẫn đến hạnh phúc, mà chính những con người trong cuộc mới
cảm nhận hết, đặc biệt được miêu tả rõ qua đoạn trích (_____).

Đoạn 1

Nghĩ đến anh mà nát ruột gan


Như nặn nến sáp không nên
Như ôm cây to không xuể
Em lập cập chạy vào đằng quản
Cất tiếng xa gần trách chú:
- “Giúp cháu với bác trai gái nhà trên
Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới!”
- “Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!
Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Gói cau con người mang tới dạm
Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”
Em yêu lại kêu:
- “Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!”
Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp:
- “Không giúp được em ơi!
Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Gói cau con người mang tới dạm
Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”
Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu:
“Cũng đừng khóc cô ơi!
Cây tre nó thành giấy
Cây nứa nó thành ống
Con gái thành nàng dâu
Bố gả chồng cho đừng chối cô à!”
[…]
Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu
Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong
Như lá dong kia đã lót ủ men nồng
Dẫu van xin cha cũng không buông không thả
Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
Bằng con chẫu chuộc thôi.
(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao,

Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973)

MỞ BÀI

– Giới thiệu đoạn trích: “Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ đặc sắc về cả mặt
chủ đề tư tưởng lẫn nghệ thuật của dân tộc Thái.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ
cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một
đoạn trích tiêu biểu – đó là đoạn trích nói về tâm trạng đau khổ của cô gái khi tình
yêu tan vỡ vì bị cha mẹ ép gả cho người mà mình không yêu.

THÂN BÀI
1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:

a. Xác định chủ đề: Đoạn trích là nỗi lòng đau khổ của cô gái khi bị gả bán cho
người mà mình không yêu. Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với
cô gái nói riêng và những người phụ nữ bị ép buộc tình duyên nói chung; đồng
thời phê phán những hủ tục hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ.

b. Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Chủ đề hôn nhân ép buộc là một chủ đề tương đối quen thuộc trong truyện thơ
nói riêng và trong văn học nói chung.

Tâm trạng của cô gái khi thấy cả nhà bày cỗ, lễ vật tất bật chuẩn bị cho
lễ cưới hỏi:

Nghĩ đến anh mà nát ruột gan


Như nặn nến sáp không nên
Như ôm cây to không xuể

+ Cô gái đau đớn, hụt hẫng khi nghĩ đến người mình yêu “ nát ruột nát gan”, tâm
trạng chùn xuống đến cùng cực bởi lẽ những lễ vật thiêng liêng ấy giờ đây lại như
sợi dây oan trói buộc cuộc đời, tình duyên của người con gái. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc mối lương duyên của cô và chàng khó mà nên. Đau chồng chất đau,
buồn chồng chất buồn.

+ Đó là tâm trạng tan nát “như nặn nến sáp không nên/ như ôm cây to không xuể”.
Nỗi đau khổ quá lớn vượt ra ngoài tầm tưởng tượng, ngoài tầm kiểm soát của con
người. Cô hoàn toàn bất lực trước tình cảnh này bởi lẽ trong cuộc chiến này cô là
người cô độc, mọi người đều là nô lệ của những hủ tục đáng lên án. Và những lo
lắng, chua xót ấy đã thôi thúc cô bấu víu lấy hi vọng giúp đỡ từ người thân để rồi
phải thốt lên những tiếng kêu cứu khẩn khoản và thống thiết.(đoạn tiếp theo)
Sự bất lực của cô gái trước lời cầu tin không thành:

Em lập cập chạy vào đằng quản


Cất tiếng xa gần trách chú:
- “Giúp cháu với bác trai gái nhà trên
Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới!”
- “Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!
Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Gói cau con người mang tới dạm
Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”
Em yêu lại kêu:
- “Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!”
Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp:
- “Không giúp được em ơi!
Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Gói cau con người mang tới dạm
Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”

+ Hình ảnh “bác trai bác gái nhà trên”, chú thím nhà dưới, chị em dâu rể trong nhà
vừa nói về những người thân thích, vừa biểu tượng cho xã hội. Họ đã “ăn miếng
trầu người mang tới gửi/ Miếng cau người mang tới dạm/ Dây trầu không người đã
tới cuốn leo”. Hình ảnh cau trầu biểu tượng cho hôn nhân, cho tập tục cưới hỏi của
xã hội, và việc họ đã ăn miếng trầu, miếng cau, hình ảnh “dây trầu không người đã
tới cuốn leo” là biểu tượng cho việc họ đã bị ràng buộc vào tập tục hôn nhân ép
buộc, họ tuân phục tập tục đó, nên không thể giúp đỡ cô gái. Như vậy, vì tuân theo
hủ tục, mọi người đều quay lưng, cả xã hội đều quay lưng lại với cô gái.

Đến thiên nhiên cũng bất lực trước cảnh ngộ của cô gái:

Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu:


“Cũng đừng khóc cô ơi!
Cây tre nó thành giấy
Cây nứa nó thành ống
Con gái thành nàng dâu
Bố gả chồng cho đừng chối cô à!”

+ Hình ảnh “con chim cúc cu” là biểu tượng của thiên nhiên. Con chim cúc cu
cũng khuyên cô gái nên chấp thuận việc cha mẹ gả chồng cho cô gái, có nghĩa là
tập tục ấy đã quen thuộc đến nỗi dường như trở thành một thứ quy luật hiển nhiên,
một sức mạnh không thể chống trả, hiển nhiên như “cây tre nó thành giấy/ cây nứa
nó thành ống”. Nó là quan niệm đã ăn sâu vào máu của người dân miền núi trong
việc cưới xin.

Những câu thơ cuối là lời tự than của cô gái :


Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu
Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong
Như lá dong kia đã lót ủ men nồng
Dẫu van xin cha cũng không buông không thả
Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
Bằng con chẫu chuộc thôi.

+ Sức mạnh của tập tục ấy còn thể hiện ở những hình ảnh ở đoạn cuối: “Lời đã
trao lời liền như chiếc chiếu/ Lời đã trao như dao sắc chặt dong/ Như lá dong kia
đã lót ủ men nồng”. Đó là một sức mạnh ghê gớm mà cô gái không thể cưỡng lại.

+Với biện pháp so sánh, “ Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu/ Lời chắc đanh như
dao sắc chặt dong/ Như lá dong kia đã lót ủ men hồng” như lời khẳng định chắc
nịch về sức mạnh của tập tục xưa cũ đó. Một lời đã trao liền không thể rút lại nữa
cô gái không còn cách nào chống cự ngoại trừ chấp nhận số phận, cưới người mà
ba mẹ đã sắp đặt cho, một người mà cô không hề yêu, một người mà thậm chí
trước đó cô còn chưa gặp mặt. Phải cùng cực đến mức nào rồi cuối cùng cô mới
thốt ra những câu so sánh bản thân mang đầy ý hạ thấp :” Ngẫm thân em chỉ bằng
thân con bọ ngựa/ Bằng con chẫu chuộc thôi”. Sao mà đau đớn đến thế? Cuộc đời
là của cô, thân xác là của cô thế nhưng cô chẳng thể quyết định được cuộc đời
mình. Càng đáng trách hơn là chính người ba của cô cũng không thấu hiểu, đồng
cảm cho con gái của mình, ngược lại ông còn ép buộc cô vì người đàn ông giàu có
nọ. Thế rồi, cuối cùng, thân phận cô chẳng qua cũng chỉ như con bọ ngựa, con
chẫu chuộc không hơn không kém.

 Đây cũng là lời bình luận của tác giả dân gian về thân phận của người phụ nữ
trong xã hội cũ, một thân phận thấp kém, không có quyền tự quyết định.
Đánh giá chung nội dung:

– Chủ đề hôn nhân ép buộc là một chủ đề tương đối quen thuộc trong truyện thơ
nói riêng và trong văn học nói chung.

– Đoạn trích đã tập trung diễn tả cái tâm trạng đau đớn đến cùng cực, hoàn cảnh
đơn độc một mình của cô gái, khi mà cô bị ép gả cho người mình không yêu, và
cũng đồng nghĩa với việc không đến được với người mà cô yêu mến. Việc cha mẹ
gả cô cho thấy sự độc đoán của cha mẹ đối với con cái trong xã hội cũ, ở đó,
quyền tự do yêu đương không được tôn trọng. Chi tiết cô gái gọi mọi người giúp
mình nhưng ai cũng từ chối cho thấy việc ép gả đã trở thành một tập quán xã hội,
và những chàng trai cô gái tự do yêu đương trở thành đơn độc, yếu ớt trước số
đông. Cái tập quán hôn nhân sắp đặt mạnh tới nỗi mà dường như nó đã trở thành
một lẽ tự nhiên, hình ảnh con chim cúc cu hót đã cho thấy điều đó.

– Dù không phát biểu trực tiếp, nhưng qua đoạn trích, ta cũng có thể thấy được
thái độ của tác giả dân gian, họ đứng về phía cô gái, đứng về phía hạnh phúc chính
đáng của những người yêu nhau. Chính vì đồng cảm với cô gái và căm phẫn hôn
nhân sắp đặt, nên những lời thơ nói về cô gái vang lên thật tha thiết, chất chứa biết
bao những nỗi niềm. Những câu thơ cuối của đoạn trích vừa là lời tự thán của cô
gái, nhưng cũng đồng thời là lời bình luận của tác giả dân gian về thân phận của
người phụ nữ trong xã hội cũ: “ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa/ bằng
con chẫu chuộc thôi”.

3.Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “em”. Từ điểm
nhìn của người trong cuộc này, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ một
cách trực tiếp, chân thực, có sức tác động mạnh đến người đọc/ nghe.

– Hình ảnh: Tất cả các hình ảnh trong đoạn trích này đều tập trung làm nổi bật tâm
trạng đau khổ của cô gái khi bị cha mẹ ép gả cho người mình không yêu.
– Bút pháp miêu tả: Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ vừa giàu cảm xúc, vừa giàu hình
ảnh, nhiều so sánh ví von. Chính những yếu tố đó đã góp phần miêu tả một cách
sinh động, sâu sắc tình trạng cô độc cũng như tâm trạng đau đớn của cô gái.

4. Các giá trị thể hiện qua đoạn trích:

- Giá trị hiện thực: phơi bày xã hội cũ với đầy rẫy những hủ tục, đặc biệt là ép
gả, hôn nhân sắp đặt.
- Giá trị nhân đạo:
+ Khát khao về một tình yêu đôi lứa tự do
+ Thương cảm cho số phận của những người yêu nhau nhưng vì những hủ
tục ấy mà không đến được với nhau
+ Phê phán hủ tục của dân tộc Thái nói riêng cũng như xã hội cũ nói chung.

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích:
Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể
hiện một cách thấm thía nỗi đau của cô gái khi bị ép gả cho người mình không
yêu, nỗi đau vì tình yêu tan vỡ.

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã cho ta
có thêm hiểu biết về đời sống sinh hoạt và tình cảm của người dân tộc Thái trong
xã hội xưa; đồng thời là lời nhắn nhủ hãy lên án những hủ tục, hãy bảo vệ quyền
tự do yêu đương của mỗi con người.
Đoạn 2
Lời hẹn hò bền chắc Anh mới đi Tà Bú mua đĩa
Tình đôi ta nhuyễn chặt Đi Tà Hè mua tơ
Chung trái tim không thể sẻ đôi! Đi Tà Sại mua cau
Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng Mua cau cau cả buồng sai quả
Ngả cây không xuôi chiều Mua trầu muôn lá gói mang về
Đan sọt còn lo lỗi mắt Dạm người yêu thay lời thương nhớ
Yêu nhau sợ Then(1) không thương Anh chạy tìm ông mối bà mai
Then thương sợ trời cao không giúp Kẻ khéo giúp gói cau không úa
Trời giúp sợ mẹ cha không ưng Người khéo hỏi lời thương không phai
Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả Giỏi mối mai cho đôi ta đẹp lứa em ơi!
Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu Anh chặt giang về đan lồng gà
Thương thay chim thô lốc ngực nâu Chặt mai về đan giỏ cá
Chim gõ kiến ngực vằn Cắt dong muôn lá gói trầu
Gà lôi ngực lốm đốm Kịp đến ngày lành và bữa tốt
Đi đằng sau ngóng đợi không đợi Năm đi và tháng trôi
Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng Gói trầu nhỏ anh mang tới gửi
Càng mong dừng càng vun vút bay xa Gói cau con tới dạm
Ước sao anh mọc cánh Dây trầu không xin được cuốn leo
Như rồng thiêng bay tung Gói cau lên quản trước tưng bừng
Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa Muôn tiếng đến sàn sau rộn rã
Ta nhác trông nhau mắt liếc lệ sa Búi tóc mượt, anh trải ra giữa quản
Anh ước cùng em dựng nhà Búi tóc dài anh buông xuống giữa nhà
Nhưng e làm nhà rách người mắng Anh lạy cha em bốn lạy
Dựng nhà hoang người chê Nộp mẹ em bốn lễ
Người qua trước ngõ người cười Xin làm gà gô, cun cút(4) cổ trơn
Mẹ yêu anh mới nói: Làm rể quý, rể yêu nằm quản
- “Áo thuở nhỏ đưa đây mẹ bói Cha em trên giường cao không đáp
Quẻ bói này hai bốn một năm(2) Mẹ em nơi giường thấp làm thinh
Lấy được nhau thuận vợ thuận chồng!” Rồi cha em và mẹ em mới bảo:
Yêu em, anh quyết được - “Người như kia và mặt như vậy
Đã thương nhau quyết lấy
Anh mới đi kiếm lúa ngoài đồng Chẳng đáng đội nón giấy Mường
Đi kiếm cá ngoài sông Púa ven sông
Chài ba sải, anh buông xuống hồ Không đáng ở nhà ta ngồi quản đan
Lưới muôn mắt, anh giăng xuống nước chài
Đứng mũi thuyền anh liệng chài tơ Quay về với họ nội họ ngoại
Ngồi lái thuyền anh so lưới sợi Quay về nhà cũ đi đi!”
Số may được trắm chiên chép đỏ Anh đã tính mà tính không đủ
Được cá to cá nhỏ từng đàn Anh đã lo mà lo chẳng tròn
Đẹp lòng anh quay về bản Tay trái cầm gói cau lau mắt
Tay phải xách giỏ cá thẹn thùng
Cá to đưa mẹ thái ướp chua Anh bẽn lẽn quay về nhà cũ
Cá nhỏ sấy khô xát muối Cúi mặt nước mắt rỏ
Cá giàn trên đã đủ, thừa đủ Ngẩng lên hàng lệ rưng
Gà vịt kia đã nhiều thực nhiều Nước mắt rơi đầm gối
Hàng lệ rơi thấm đệm
Ngày rồi đêm héo hắt khóc ròng

(Trích Tiễn dặn người yêu - Xống trụ xon xao,

Mạc Phi dịch, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1977)

Chú thích:

(1)
Then: vua, chúa trên “cõi trời”.
(2)
Quẻ bói này hai bốn một năm: Từ xưa có tục bói áo khi ốm đau và để xem
đường hậu vận hay dở. Hai bốn một năm: tên gọi quẻ của ông thầy, hai bốn là hai
lần được quẻ hay, một năm là một lần gặp quẻ dở. Câu thơ nói hay nhiều hơn dở.

(3)
Dây trầu không xin được cuốn leo: Ý nói xin được kết tình thông gia.

(4)
Gà gô, cun cút: Gà gô, cun cút đều giỏi luồn lách, trốn lẩn, ý nói xin làm một
chàng rể ngoan ngoãn, chịu khó, biết khiêm nhường, nhẵn nhục, không xấc lấc,
ương bướng.

(5)
Nằm quản: Nằm riêng ở gian ngoài, gian nhà khách.
I. Mở bài:
- Dẫn dắt gián tiếp
- Vấn đề nghị luận: là nỗi lòng đau khổ của cô gái khi bị gả bán cho người mà
mình không yêu. Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với cô gái
nói riêng và những người phụ nữ bị ép buộc tình duyên nói chung; đồng thời
phê phán những hủ tục hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ.

II.Thân bài:

1. Khái quát nội dung của cả truyện thơ, đoạn trích:


- Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ dân tộc Thái, gồm có 1846 câu , kể về
chàng trai và cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Chàng trai
quyết ra đi làm giàu, hy vọng có thể lấy được người yêu nhưng cuối cùng, cô
gái vẫn bị ép gả cho nhà giàu. Trải qua rất nhiều biến cố, họ mới có thể ở bên
nhau. Văn bản được chia làm ba phần: Gặp gỡ- Thử thách- Đoàn tụ.
- Đoạn trích nằm trong phần thử thách thể hiện những thử thách, trở ngại
trong chuyện tình đôi lứa của chàng trai và cô gái trước những hũ tục của xã
hội lúc bấy giờ. (ép duyên)
2. Phân tích, bình luận
Niềm khao khát tình yêu tự do cũng như nỗi lo toan của chàng trai:
“Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
Chung trái tim không thể sẻ đôi!
Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng
Ngả cây không xuôi chiều
Đan sọt còn lo lỗi mắt
Yêu nhau sợ Then(1) không thương
Then thương sợ trời cao không giúp
Trời giúp sợ mẹ cha không ưng
Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả
Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu”
+ Ba từ ghép “ bền chắc”, “ nhuyễn chặt”, “sẻ đôi” trong những dòng đầu tiên là
lời khẳng định về niềm khao khát mãnh liệt hướng đến một tình yêu tự do, chung
thủy, son sắt. Cô gái và chàng trai yêu nhau với tất thảy tấm chân tình, chỉ mong
tình yêu ấy được đền đáp bằng cuộc hôn nhân viên mãn. Thế nhưng sự đời nào
thuận theo ý người, tình yêu ấy của họ đang đối mặt với muôn màn sóng gió
( điềm báo).

+ Nhân vật trữ tình "sợ" nhiều điều: Sợ đẵn cây không thuận hướng, ngả cây
không xuôi chiều, đan sọt còn lo lỗi mắt; sợ Then không thương, trời cao không
giúp; sợ mẹ cha không ưng, cây không ngả sợ cha ngả, lòng không yêu sợ mẹ bắt
phải yêu..

+Từ "Sợ" được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ cuối biểu đạt tâm trạng lo lắng,
những dự cảm bất an của nhân vật trữ tình về tình yêu của mình. Do nhiều hủ tục,
tình yêu đôi lứa có thể bị tan vỡ. Nên dù yêu say đắm, chàng trai không thoát khỏi
nỗi lo lắng cha mẹ không ưng, tình yêu không thành.

+ Nghệ thuật điệp cấu trúc đi xuyên suốt cả đoạn thơ nhấn mạnh được nỗi sợ vô
hình siết chặt đôi trai gái. Trời đất không thương cha mẹ không giúp thì liệu có kì
tích nào đến với đôi ta hay không. Từ “cây” ẩn dụ cho cô gái đang chống chọi yếu
ớt với những hủ tục hà khắc. Bị cha mẹ bắt nhưng không thể thanh minh hay chối
cãi. Chỉ còn cách chịu đựng và vô vọng chờ đợi có một tia sáng lóe lên trong cuộc
đời mình.

Nỗi niềm của đôi lứa được nhân rộng ra, tràn vào thiên nhiên, muôn
vật:
Thương thay chim thô lốc ngực nâu
Chim gõ kiến ngực vằn
Gà lôi ngực lốm đốm
Đi đằng sau ngóng đợi không đợi
Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng
Càng mong dừng càng vun vút bay xa
Ước sao anh mọc cánh
Như rồng thiêng bay tung
Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa
Ta nhác trông nhau mắt liếc lệ sa
Anh ước cùng em dựng nhà
Nhưng e làm nhà rách người mắng
Dựng nhà hoang người chê
Người qua trước ngõ người cười
Mẹ yêu anh mới nói:
- “Áo thuở nhỏ đưa đây mẹ bói
Quẻ bói này hai bốn một năm(2)
Lấy được nhau thuận vợ thuận chồng!”

+ Đồ vật không có tiếng nói. Nhưng chính con người đã gán cho chúng
những ẩn ý, có lúc những ẩn ý đó là nỗi đau dai dẳng, nỗi sợ vô hình siết
chặt đôi tình nhân bởi hủ tục ép duyên vô lý. “Mong”, “ngóng” là tâm trạng
của họ lúc bấy giờ: mong ngóng được sự chấp thuận của gia đình, được sự
chứng giám của trời đất để đôi ta có thể hạnh phúc bên nhau. Điệp ngữ, điệp
cấu trúc “đợi”, “dừng” thể hiện khát khao, mong muốn khắc khoải của đôi
tình nhân trẻ nhưng chẳng có lời hồi đáp.

+ “Ước sao anh mọc cánh”-một lời ước mà chẳng bao giờ có thể thực hiện
được như một sự thật hiển nhiên mà soi chiếu vào đó chính là số phận của
hai nhân vật chẳng bao giờ có thể thay đổi, luân chuyển được.

+ Chàng trai ước mong những điều đơn giản nhất, chỉ là có cuộc sống hạnh
phúc với người mình yêu, chỉ mong điều hay hơn điều gở dù chỉ là một
phần.Để chúng ta có thể sống hạnh phúc bên nhau,sống một cuộc sống mà
bao người đều có. Một tình yêu vô vọng, chẳng có kết thúc tốt đẹp nhưng
vẫn cố chấp mong ngóng kì tích.

+ Mẹ chàng trai cũng chính bởi vì quá thương con nên mới bảo rằng:” Áo
thuở nhỏ đưa đây mẹ bói/ Quẻ bói này hai bốn một năm/ Lấy được nhau
thuận vợ thuận chồng!”. Nhưng trên thực tế, khả năng kết tinh cho tình yêu
ấy là vô cùng mong manh, tưởng chừng như có thể tước đoạt đi bất cứ lúc
nào.

Quyết tâm lấy được người mình yêu của chàng trai (39 câu tiếp theo)
“ Yêu em, anh quyết được
....
Làm rể quý, rể yêu nằm quản”
+ Chàng trai thể hiện tình cảm mặn nồng, thắm thiết với cô gái, được bộc lộ một
cách trực tiếp qua câu thơ :”Yêu em, anh quyết được”. Vì tình yêu lớn lao anh
dành cho em nên dù cho gian lao, khổ ải nhưng thế nào anh cũng phải quyết tâm
lấy bằng được em. Chàng trai trong đoạn trích đã chuẩn bị chu đáo cho lễ dạm hỏi:
Anh làm mọi việc như kiếm lúa, kiếm cá, nuôi gà vịt, mua đĩa, mua tơ, mua cau
trầu, tìm ông mối bà mai, tìm người giúp gói cau, nhớ người thưa chuyện, đan
lồng gà, đan giỏ cá..

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ: Liệt kê. Đoạn thơ liệt kê hàng loạt
những hành động kể về sự chuẩn bị cho lễ dạm hỏi của chàng trai: Kiếm lúa, kiếm
cá, nuôi gà vịt, mua đĩa, mua tơ, mua cau trầu, tìm ông mối bà mai, tìm người giúp
gói cau, nhớ người thưa chuyện, đan lồng gà, đan giỏ cá.

- Tác dụng:

+ Giúp cụ thể hóa những việc làm của chàng trai, làm nổi bật sự chu đáo, tỉ mỉ,
của nhi trong việc chuẩn bị lễ ăn hỏi, qua đó thấy được tình yêu chân thành, mãnh
liệt anh dành cho cô gái và quyết tâm của anh để cưới được cô gái về làm vợ.

+ Tăng nhịp điệu, nhạc điệu, sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ.

- Sự chuẩn bị chu đáo ấy nói lên mong ước được nên duyên với cô gái, quyết tâm
cưới cô gái về làm vợ của chàng trai. Sự cố gắng và nỗ lực ấy thể hiện rõ qua
những hành động của chàng, đặc biệt là câu :
“ Xin làm gà gô, cun cút cổ trơn
Làm rể quý, rể yêu nằm quản”
Gà gô, cun cút đều giỏi luồn lách, trốn lẩn, ý nói xin làm một chàng rể ngoan
ngoãn, chịu khó, biết khiêm nhường, nhẵn nhục, không xấc lấc, ương bướng.
Chàng có thể vì tình yêu mà hạ thấp bản thân, chấp nhận việc ở rể nhà cô gái. Hiện
tượng này phần nào phản ảnh được hiện thực xã hội lúc bấy giờ với tập tục ở rể.
Khéo léo, tinh tế, chân thành trong việc ăn nói.

Chàng trai đau buồn vì bị gia đình cô gái từ chối:

- Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng thương thay những hành động ấy của chàng
trai không được ba mẹ cô gái chấp thuận:

“ Cha em trên giường cao không đáp


Mẹ em nơi giường thấp làm thinh
Rồi cha em và mẹ em mới bảo:
- “Người như kia và mặt như vậy
Chẳng đáng đội nón giấy Mường Púa ven sông
Không đáng ở nhà ta ngồi quản đan chài
Quay về với họ nội họ ngoại
Quay về nhà cũ đi đi!”
+ Tấm chân tình của chàng trai cuối cùng đổi lại là sự im lặng từ ba mẹ cô gái
“không đáp”, “làm thinh”. Một sự im lặng đến đáng sợ trước khi những điều đau
thương hơn phía sau sắp sủa ập đến. Không những lặng thinh không đáp, họ còn
đuổi chàng trai về vì gia cảnh nghèo khó.

+ Trước sự từ chối phũ phàng ấy, dù mạnh mẽ đến đâu chàng trai vẫn không nén
được cảm xúc thất vọng, buồn bã đang dâng trào, chỉ chực chờ vỡ òa:
“Anh đã tính mà tính không đủ
Anh đã lo mà lo chẳng tròn
Tay trái cầm gói cau lau mắt
Tay phải xách giỏ cá thẹn thùng
Anh bẽn lẽn quay về nhà cũ
Cúi mặt nước mắt rỏ
Ngẩng lên hàng lệ rưng
Nước mắt rơi đầm gối
Hàng lệ rơi thấm đệm
Ngày rồi đêm héo hắt khóc ròng”

+ Những tưởng rằng anh đã chu toàn mọi thứ nhưng hóa ra trước hủ tục của xã hội
lúc bấy giờ, bao nhiêu sự chuẩn bị, miệt mài của anh cũng hóa tro tàn nguội lạnh.
Cặp câu đối xứng :” Tay trái cầm gói cau lau mắt/ Tay phải xách giỏ cá thẹn
thùng”. Đâu chỉ dừng lại ở việc “ thẹn thùng”, về đến “nhà cũ”, nước mắt vẫn cứ
lăn dài, “ nước mắt rơi đẫm gối”. Từ láy “ héo hắt” miêu tả được sự tiều tụy, thiếu
sức sống của chàng trai, chàng làm sao mà gượng dậy nổi khi mà lẽ sống của
chàng- cô gái chẳng thể bên chàng nữa?

 Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn từ láy,
tâm trạng đau khổ cùng cực của chàng trai được thể hiện rõ nét, đáng
thương, sâu sắc.Chàng trai buồn bã, đau khổ ngậm ngùi mang sính lễ về nhà.
Đau khổ vì bị từ chối, vì không lấy được người mà chàng yêu thương. Giọt
nước mắt anh rơi như giọt nước tràn ly, chẳng gì có thể cứu vãn được nữa.

3.Đánh giá nghệ thuật đặc sắc:


- Kết hợp thành công tự sự và miêu tả
- Ngôn ngữ bình dị
- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật
- Sử dụng từ láy hiệu quả
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ, điệp cấu trúc
4.Đánh giá thái độ của tác giả đối với đoạn trích:
- Giá trị hiện thực: phơi bày hủ tục ép duyên, ở rể, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.
- Giá trị nhân đạo:

+ Phê phán những hủ tục lạc hậu đó, ca ngợi tình yêu mãnh liệt của đôi lứa,

+ Thương cảm cho những mãnh ghép dù yêu nhau nhưng vì hiện thực tàn khốc
mà không đến được với nhau.

Kết bài: tóm tắt nội dung, nghệ thuật, rút ra bài học:

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích:
Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể
hiện một cách thấm thía nỗi đau của chàng trai khi bị từ chối gả cô gái cho bởi cha
mẹ cô bởi vì gia cảnh anh nghèo, nỗi đau vì tình yêu bị cấm cản, chia cách.

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã cho ta
có thêm hiểu biết về đời sống sinh hoạt và tình cảm của người dân tộc Thái trong
xã hội xưa; đồng thời là lời nhắn nhủ hãy lên án những hủ tục, hãy bảo vệ quyền
tự do yêu đương của mỗi con người.
Mở bài chung cho các đoạn trích Truyện Kiều:

Khi nói đến tác giả của Truyện Kiều, không chỉ nhân dân lao động mà tất cả
các nhà văn, nhà nghiên cứu đều thốt nhất tên gọi: “ Đại thi hào dân tộc”.
Với “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới muôn đời” (Mộng Liên
Đường), Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ
đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan
trái, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Những câu thơ của Nguyễn
Du sở dĩ có thể khắc sâu trong lòng đọc như vậy còn bởi trong Truyện Kiều
ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật. Đoạn trích….

A.Đoạn trích tham khảo trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Đoạn 1

Buồng riêng, riêng những sụt sùi

Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân

Tiếc thay trong giá trắng ngần!

Đến phong trần cũng phong trần như ai

Tẻ vui cũng một kiếp người

Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!

Kiếp xưa đã vụng đường tu

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!

Dầu sao bình đã vỡ rồi

Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!

(Trích “Từ câu 1189 đến 1198”,

Hồi 11 Truyện Kiều – Nguyễn Du)


Dàn ý:

I. Mở bài: - Dẫn dắt gián tiếp

-Vấn đề nghị luận “ Từ câu 1189 đến 1198”, hồi 11 Truyện Kiều –
Nguyễn Du ( nội dung đoạn trích), Thúy Kiều buồn tủi chấp nhận cảnh làm gái lầu
xanh.

II. Thân bài:

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:


- Nguyễn Du: là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.
Cả cuộc đời Tố Như là những quan sát, nghĩ suy, chiêm nghiệm miệt mài để
rồi chắt lọc, lắng đọng lại thành những trang thơ vượt khỏi quy luật băng
hoại của thời gian. Với một tâm hồn nghệ sĩ, một năng lực sáng tạo phi
thường và “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”,
Nguyễn Du đã có được kiệt tác Truyện Kiều in sâu vào tâm thức người Việt
như một áng văn chương giàu tính nhân bản, nuôi dưỡng những nỗi niềm
nhân thế.

- Truyện Kiều được lấy cảm hứng từ “ Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân, là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người,
đặc biệt là người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến, thể hiện ước mơ về
tình yêu tự do và ước mơ công lí.

- Vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần đầu của phần gia biến và lưu lạc khi
Thúy Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, có lần có ý định bỏ trốn bị Sở Khanh bắt lại
và bị Tú Bà bắt tiếp khách. đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn của Thúy
Kiều và nỗi bất bình của bản thân tác giả đối với sự bất công ở đời.

2. Phân tích, bình luận:

Một trong những đặc điểm bút pháp Truyện Kiều là ở những đoạn chuyển tiếp, sau
một cảnh đau lòng và sắp có sự kiện thứ hai là đoạn thơ đau đớn, suy ngẫm cuộc
đời. Nếu không trực tiếp nói lên lòng mình hay bật lên tiếng kêu như chính mình
bị đau đớn, đày đọa thì Nguyễn Du cũng thông qua nhân vật chính diện để viết
nên tiếng kêu, lời bình về nỗi đau thương ấy.
Thúy Kiều sau vụ hãi hùng đến kinh dị là Thúy Kiều bỏ trốn theo Sở Khanh để Tú
bà bắt, đánh đập để chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa và việc Kiều chấp nhận
tiếp khách, Tú bà dạy nghề chốn thanh lâu. Cả hai sự việc đều quá lớn, quá đứt
ruột, đau lòng. Vấn đề được đặt ra: Hai sự kiện ấy, Nguyễn Du có viết liền một
mạch thơ? Viết liền cũng có lí vì sự kiện thứ nhất là nguyên nhân, tạo tiền đề cho
sự kiện thứ hai. Nhưng Nguyễn Du không làm thế. Nguyễn Du chen vào giữa một
đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều và nỗi bất bình của bản thân
tác giả đối với sự bất công ở đời:

Buồng riêng, riêng những sụt sùi

Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân

Tiếc thay trong giá trắng ngần!

Đến phong trần cũng phong trần như ai

Tẻ vui cũng một kiếp người

Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!

Kiếp xưa đã vụng đường tu

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!

Dầu sao bình đã vỡ rồi

Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!

-Mười câu thơ ai oán, buốt nhức. Nhưng tựu trung ở bốn câu đầu, Nguyễn Du lại
một lần nữa đáng bậc thầy ngôn ngữ tiếng Việt. “Buồng riêng riêng những ngậm
ngùi…” Dùng hai từ “riêng” liên tiếp làm người đọc phải đọc chậm rãi, ngẫm
nghĩ… Chữ riêng đầu là chỉ cái buồng Thúy Kiều đang ở. Kiều đang cô đơn, hiu
quạnh. Kể cũng chẳng có gì, nhưng đến chữ riêng sau thì nghĩa đã khác. Đây là
tâm tư, nỗi chua xót cho hoàn cảnh đau đớn của mình. Cũng như vậy, hai chữ thân
ở câu tiếp theo: Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân cũng ở hai cung bậc khác
nhau. Chữ thân đầu là chỉ chung cho mọi người, nhưng chữ thân sau là chỉ riêng
cho Kiều. Một tấm thân mang nặng nỗi đau buồn, uất ức. Để rồi, một chữ thân ở
câu cuối cùng (câu thứ 10) được đưa ra với ý nghĩa khác hẳn: Lấy thân mà trả nợ
đời… Nếu thân ở trên nặng trĩu tâm tư, chất chứa bao điều cay đắng thì chữ thân ở
câu lấy thân chỉ còn lại cái nghĩa vật chất, cái thân xác như vô hồn. Thúy Kiều
đành đem cái thân xác ấy mà trả nợ đời! Đoạn sau lúc phải tiếp khách đêm đêm,
ngày ngày cụ Nguyễn trở lại với ý tứ này.
Rồi: Tiếc thay trong giá trắng ngần/ Đến phong trần cũng phong trần như ai.
Phong trần là gió bụi là cuộc sống bẩn đục. Tưởng cái cảnh phong trần ấy, Thúy
Kiều đã và sẽ xa lánh mãi mãi. Không ngờ, Kiều cũng như mọi người bất hạnh
đều không tránh khỏi. Nói về Thúy Kiều hay nhà thơ nói về bản thân mình? Rồi
bao người trong chúng ta cũng có khi đọc lại câu Kiều này.

Mở đầu cho hai câu thơ ấy là hai chữ tiếc thay. Thúy Kiều tiếc hay Nguyễn Du
tiếc? Khi dùng đến từ tiếc tức nằm trong hai hoàn cảnh: Một là ta thương, ta quyến
luyến một vật, một người, một điều cao đẹp nào đó đã mất. Hai là: Thân ta đáng
trọng, đáng quý thế này mà rơi vào hoàn cảnh, vào việc làm tồi tệ, hạ thấp nhân
cách của ta.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng năm lần hai chữ tiếc thay: Tiếc thay một
đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về (Thân Kiều trong trắng, trinh bạch, thơ
ngây là vậy mà bị Mã giám sinh phũ phàng một cơn mưa gió nặng nề). Tiếc thay
trong giá trắng ngần/ Đến phong trần cũng phong trần như ai (nói Thúy Kiều vốn
là cô gái có đức hạnh trong trắng như ngần (chữ ngần có hai cách giải thích, một là
bạc (kim loại), mấy bản Kiều nôm hiểu theo nghĩa này đều viết chữ ngần có bộ
kim, hai là con cá ngần). Cá ngần trắng trong suốt từ ngoài vào trong. Chúng tôi
cho rằng hiểu theo nghĩa thứ hai này có lí hơn. Tiếc thay lưu lạc giang hồ/ Nghìn
vàng thật cũng nên mua lấy tài (lời của Hoạn thư khen Thúy Kiều trước mặt Thúc
sinh). Tiếc thay nước đã đánh phèn/ Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần (Thúy Kiều
muốn trở lại cuộc sống trong sạch, muốn làm người lương thiện nhưng không
được). Năm lần tiếc thay, năm cảnh ngộ, năm tình ý.

3. Đánh giá chung nghệ thuật đặc sắc:


- Miêu tả nội tâm nhân vật
- Đưa thể ngôn ngữ dân tộc và thơ lục bát đạt đến đỉnh cao
- Ngôn ngữ đa dạng: từ láy, thành ngữ, tục ngữ,...
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ, chơi chữ
 Từ đó làm nổi bật sự tủi hổ, tiếc nuối của Kiều khi chấp nhận bước vào chốn
ô trọc

4. Đánh giá thái độ của tác giả đối với đoạn trích
- Giá trị hiện thực: phơi bày nạn buôn người trong xã hội cũ và cảnh hồng
nhan bạc phận của người phụ nữ
- Giá trị nhân đạo: lên án xã hội thối nát, chèn ép người phụ nữ, đồng cảm sâu
sắc với số phận của người phụ nữ.

III. Kết bài: tóm lại nội dung, nghệ thuật, rút ra bài học
Đoạn 2
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ Tài, chữ Mệnh dồi dào cả hai
Có tài, mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn ở tại lòng ta


Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.

(Trích “Từ câu 3241 đến 3254”,

Hồi 22 Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Dàn ý:

I. Mở bài: - Dẫn dắt gián tiếp

-Vấn đề nghị luận “ Từ câu 3241 đến 3254”, hồi 11 Truyện Kiều –
Nguyễn Du ( nội dung đoạn trích)

II. Thân bài:

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:


- Nguyễn Du: là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.
Cả cuộc đời Tố Như là những quan sát, nghĩ suy, chiêm nghiệm miệt mài để
rồi chắt lọc, lắng đọng lại thành những trang thơ vượt khỏi quy luật băng
hoại của thời gian. Với một tâm hồn nghệ sĩ, một năng lực sáng tạo phi
thường và “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”,
Nguyễn Du đã có được kiệt tác Truyện Kiều in sâu vào tâm thức người Việt
như một áng văn chương giàu tính nhân bản, nuôi dưỡng những nỗi niềm
nhân thế.

- Truyện Kiều được lấy cảm hứng từ “ Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân, là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người,
đặc biệt là người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến, thể hiện ước mơ về
tình yêu tự do và ước mơ công lí.

- Đoạn trích nằm ở phần cuối của văn bản, sau 15 năm lưu lạc, là tiếng nói xót
xa cho thân phận của những người tài ba dưới ngòi bút tài ba của Nguyễn Du
và triết lý về sự đời.
2. Phân tích, bình luận:

a, Thuyết Thiên mệnh – tư tưởng Nho giáo:

Phật gia cho rằng con người đến với thế gian này là đều mang theo nghiệp
chướng. Mọi đớn đau, nước mắt, thống khổ của con người đều bởi kiếp
trước đã gây ra nghiệp quả, kiếp này đành lấy thân mình mà trả duyên nợ,
oán ân. Nguyễn Du đương nhiên hiểu điều ấy, mà trong tác phẩm của mình
tôi cũng thấy Thúy Kiều chưa một lần oán trời, trách đất cho số kiếp luân lạc
15 năm của mình. Chỉ thấy những lời như thế này:

“Ngẫm hay muôn sự tại Trời


Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.”

Ngẫm hay muôn sự tại Trời – Trời kia đã bắt làm người có thân.

Cái phong trần, cái thanh cao ấy hóa ra lại là trời cho. Âu cũng là bởi thân
mình mang nghiệp nợ từ hằng bao ức kiếp mà tạo nên phúc phận hay ân oán
kiếp này. Ngẫm kĩ ra, cái danh xưng “Ông Trời” ấy cứ trở đi trở lại không
biết là bao nhiêu lần trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã nhắc đến “Trời”
trong suốt tác phẩm của mình. Hầu như những câu thơ hay nhất, thâm trầm,
sâu sắc nhất đều có yếu tố “Ông Trời” ấy:
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Hay như:

Nghĩ đời mà ngán cho đời


Tài tình chi lắm cho trời đất ghen

Lại như:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân


Thử xem con tạo xoay vần đến đâu

b, Thuyết tài mệnh tương đồ:


“ Có đâu thiên vị người nào
Chữ Tài, chữ Mệnh dồi dào cả hai
Có tài, mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Trời cao luôn công bằng, chẳng lấy đi của ai quá thứ gì, cũng chẳng cho ai
thừa thãi cả. Như Thúy Kiều, Trời đã cho nàng một nhan sắc tuyệt trần, lại
cho một tài năng trác tuyệt: “Thông minh vốn sẵn tính Trời/ Pha nghề thi
họa đủ mùi ca ngâm”. Nhưng ông Trời cũng bắt Kiều phải mang lấy nghiệp
của một hồng nhan bạc mệnh: “Rủi may âu cũng sự Trời/ Đoạn trường lại
chọn một người vô duyên”.

Nói về đạo Trời, Nguyễn Du có lẽ là một trong những nhà thơ nhắc đến Trời
nhiều nhất. Nỗi ám ảnh sinh mệnh vô thường dường như luôn song hành
trong từng bước đời của Kiều. Ngẫm lại, có khi chính 15 năm lưu lạc đoạn
trường, có nhà không về được của Kiều cũng là một sự an bài vô cùng chặt
chẽ của Tạo hóa. Gió bụi 15 năm, ong chê bướm chán 15 năm, nuốt nước
mắt vào lòng 15 năm ấy hóa ra là để “trả nghiệp”, là để bồi hoàn tội lỗi vậy.
+ “ Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”, như vậy, có tài thì chớ
nên cậy tài, vì có tài thì mệnh không tốt. Có chẳng đây tác giả muốn nói Thúy
Kiều cậy tài (đàn thơ) nên khổ sở. Chính vì vậy bằng phép tu từ từ vựng chơi chữ
“ tài” và “tai” tác giả đã khuyên răng chúng ta nên khiêm tốn, không nên phô
trương. Ấy cũng là tiếng nói xót xa, chua chát khi chính tài lại đem đến tai họa cho
một kiếp người.

 Quy luật vô lý trong xã hội phong kiến

Viết là vậy nhưng Nguyễn Du chưa bao giờ phủ định định chữ Tài. Ông hiểu rõ,
chữ Tài mới làm nên sự hoàn thiện nhân cách, làm cho cuộc đời lấp lánh. Chữ Tài
là một yếu tố của Cái Đẹp, của hạnh phúc. Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ
Hải… đều là người có tài, vì thế tình yêu của họ mới đẹp, họ mới có những giây
phút hạnh phúc tuyệt đỉnh.

 Đây là một trong những câu thơ đắt giá nhất trong Truyện Kiều hội tụ đầy đủ
tinh hoa với biện pháp nghệ thuật đặc sắc cùng nội dung xác đáng, có giá trị
khuyên răng con người đồng thời đồng cảm cho những số phận tài ba nhưng
gặp nhiều gian truân, trắc trở.

c, Thuyết Nghiệp báo:

“ Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”

+ Một khi đã gây ra họa nghiệp thì phải gánh lấy, không thể trách trời gần
xa, có trách thì chỉ có thể trách chính mình. Đứng thì phương diện văn
chương, tư tưởng tâm lí, câu này thoạt nhìn mâu thuẫn với câu đầu tiên của
đoạn trích, nhưng thực chất cả hai đang bổ sung cho nhau.

Mô-típ “thân em” trong ca dao: trích ra

+ Cam chịu số phận: an phận tồn tại nhưng cuộc sống lại thụ động, phụ
thuộc người khác
“ Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!

Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh.”

+ Thiện căn là cái cái gốc của điều thiện, điều lành, điều hay. Thiện căn không ở
đâu xa mà ngự trị ngay tại lòng người. Trái lại trái căn tức tội- nghiệp cũng ở tại
lòng người. Chọn thiện hay ác tất cả đều tùy thuộc vào chính ta.

+ “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, tâm hẳn đã đáng quý gấp ba lần tài nhưng
với từ “mới bằng” càng làm sâu sắc hơn sự so sánh ấy, tô điểm “ tâm”. Tâm là gì?
Trước hết đó là tấm lòng. Người có tài thường hay oan khổ nhưng không phải tất
cả. Kim Trọng, Vương Quan có tài nhưng có khổ đâu. Chỉ Thúy Kiều là khổ, vì
nàng mang chữ Tâm quá lớn. Lụy vì Tâm. Chưa chi đã khóc Đạm Tiên là người
đời xưa. Rồi vì Tâm mà bán mình chuộc cha. Rồi vì Tâm mà khuyên Từ Hải ra
hàng. Tục ngữ nói “Thương người hại mình” là thế. Xét về phương diện gây khổ,
rõ ràng chữ Tâm quá bằng ba chữ Tài!

Chữ Tâm bằng ba chữ Tài còn là một giá trị sống, một con đường dẫn tới hạnh
phúc. Nguyễn Du là nhà tư tưởng lớn, đã là nhà tư tưởng lớn phải chỉ cho con
người con đường đi tới hạnh phúc. Truyện Kiều có giải pháp ấy. Và giải pháp là
chữ Tâm. Tâm là một thái độ ứng xử, một lối sống vị tha, khoan dung. Có được vị
tha, khoan dung cũng dựa trên hiểu biết, trên cái Tài thật sự. Chính vì vậy, đại thi
hào dân tộc mới khẳng định tâm gấp ba lần tài, có tâm ắt tài mệnh đều sẽ dồi dào
vì không cậy tài.

Liên hệ HCM : Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người
vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã
khẳng định giá trị cơ bản của một con người.

 Biện pháp nghệ thuật so sánh giàu tính giáo dục và cách chơi chữ khéo léo
khiến người đọc, người nghe không khỏi chiêm nghiệm về tài, về mệnh và
đặc biệt là về tâm, nhắc nhở chúng ta về lối sống thiện lành.

+ Câu cuối “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”.
“Lời quê”: lời nói bình dân, quê mua, ý nói tầm thường, “mua vui”: chỉ có ý nghĩa
góp vui, không có ý nghĩa giáo hóa, răn dạy. Đây là cách nói khiêm nhương, tránh
đi cái họa bút mực dưới thời phong kiến. Sự thật, Truyện Kiều đã đi vào hậu thế
bằng sự lưu truyền qua tâm hồn của những người lao động bởi chính sự khiêm tốn
ấy với tất cả sự chân thành và nếu cho rằng thơ của Nguyễn Du quê thì liệu rằng
có mấy ai dám nhận thơ của mình là kiệt tác văn chương.

3. Đánh giá chung nghệ thuật đặc sắc


- Lối chơi chữ khéo léo
- Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát (truyện thơ Nôm), ngôi kể thứ 3
toàn tri tạo nhạc tính nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Ngôn ngữ: gián tiếp
- Sử dụng cốt truyện 3 phần

4. Đánh giá thái độ của tác giả đối với đoạn trích
- Giá trị hiện thực: phơi bày hiện thực rằng những người tài hoa thường bạc
mệnh
- Giá trị nhân đạo: là tiếng nói xót thương cho những số phận ấy

III. Kết bài: tóm lại nội dung, nghệ thuật, rút ra bài học

You might also like