You are on page 1of 8

💚

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài


I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.

Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt
Nam hiện đại bằng con đường tự học.

Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng
tác của ông thiên về diễn tả sự thật của đời.

Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng
khác nhau.

Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.

Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài:

Thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

Có vốn hiểu biết phong phú về nhiều vùng văn hóa.

Trần thuật hóm hỉnh, sử dụng từ ngữ tài tình.

2. Văn bản.

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.

In trong tập Truyện Tây Bắc - được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt
Nam 1954 - 1955.

Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây
Bắc năm 1952.

→ “Đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ trong tôi nhiều quá...
Hình ảnh một Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành hình
trong tâm trí tôi. Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác...”

→ “Truyện Tây Bắc là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn đối với con
người và cuộc sống vùng miền núi Tây Bắc, kết tinh những tình cảm nồng nàn mà
nhà văn vẫn dành cho con người và cuộc sống nơi đây...”

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 1


II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mị.

“Cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa... lúc nào mặt cũng
buồn rười rượi.”

→ Cách vào truyện ngắn gọn, ấn tượng; Thủ pháp đối lập.

Cô gái lẻ loi, âm thầm lẫn vào các vật vô tri - Cảnh đông đúc, tấp nập ở nhà
thống lí Pá Tra.

Cô là con dâu gia đình giàu có, quyền lực - Cô luôn làm việc cực nhọc và lúc
nào cũng buồn.

→ Cách giới thiệu nhân vật Mị: Cách tạo tình huống “có vấn đề”: Tạo sự tò mò, hấp
dẫn người đọc.

Mị trước khi làm dâu gạt nợ:

“Mị là bông hoa ngát hương của mảnh đất Hồng Ngải.” → Trẻ trung, xinh
đẹp → “Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị.”

Mị có tài thổi sáo, thổi đàn môi: “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay
như thổi sáo.” → Tài hoa.

Hiếu thảo, tự chủ, mạnh mẽ, khát khao tự do và hạnh phúc.

Muốn lao động để trả lời thay cho bố.

Không muốn làm món hàng để trao đổi.

Có người yêu → Khát khao hạnh phúc.

→ Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Mị trở thành con dâu nhà thống lí:

Thân phận: Vừa là con dâu, vừa là con nợ → Mị bị hai tròng dây trói buộc →
Mị chỉ có thể trả món nợ truyền kiếp cho đến mãn kiếp.

Lúc mới về làm dâu:

Suốt mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc → Phản kháng yếu ớt.

Mị không thể chịu đựng → Hái nắm lá ngón → Trốn về, lạy, chào từ biệt cha
→ Thương cha → Ném nắm lá ngón xuống đất → Chấp nhận làm con dâu
gạt nợ.

Mị chấp nhận số phận làm dâu gạt nợ:

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 2


Mị không còn ý thức xác định thời gian: “Lần lần mấy năm qua, mấy
năm sau.” → Mị trở thành một cái xác không hồn.

Những công việc của Mị: Mị làm việc từ ngày này sang ngày khác, năm
này sang năm khác; “Con trâu, con ngựa còn có lúc được đứng gãi chân
nhai cỏ” còn Mị và những người con dâu khác thì “vùi mặt vào làm việc
cả đêm cả ngày.”

→ Phải làm việc vất vả, liên miên, phải chịu cảnh bị áp bức, bóc lột nặng nề
→ Mị như một công cụ lao động, một cỗ máy lao động biết nói mà lặng câm.

Nơi ở của Mị: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ
vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không
biết là sương hay là nắng.”

→ Đây chỉ là chỗ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng và cực nhọc.

→ Cái buồng ấy kín mít, ngột ngạt, thiếu sinh khí → Mị không thể giao cảm
với thế giới bên ngoài, Mị mất đi ý niệm về không gian và thời gian → Căn
buồng là ngục tù giam giữ tinh thần Mị.

Cảm nhận của Mị về cuộc sống: Những năm tháng trong nhà thống lí đã
khiến người con gái có ý thức tự chủ mạnh mẽ nay không còn sức phản
kháng; Mị vô cảm với nỗi đau của người khác và vô cảm với nỗi đau
của chính mình.

Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân.

Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người:

Màu vàng ửng của cỏ gianh.

Màu đỏ của bí ngô.

Màu sắc biến ảo của hoa thuốc phiện.

Những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ.

Trẻ con cười ầm trên sân chơi trước nhà.

Trai gái, trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn.

→ Bức tranh mùa xuân thơ mộng, nồng nàn, rạo rực tình yêu và tràn trề sức
sống.

Mị nghe thấy âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình:

Mị hình dung ra bóng người “lấp ló” đầu núi gọi bạn tình.

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 3


Cô nhận ra sắc thái “thiết tha, bồi hồi” của tiếng sáo.

Cô “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.

→ Cô Mị đã trở về với quá khứ, nhớ lại những giai điệu ngọt ngào từ thuở
xa xôi.

Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, uống như để say, để quên, uống như
muốn dùng cái men say của rượu để dìm đi những nuối tiếc, khát khao và
phẫn uất đang đột ngột bùng cháy trong lòng.

Mị nghe thấy tiếng sáo “văng vẳng” gọi bạn đầu làng → âm thanh của hoài
niệm → Mị trở về là cô gái xinh đẹp, tài hoa thuở nào.

Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi, muốn hòa vào những cuộc chơi, hòa vào
không khí rạo rực của mùa xuân, của tình yêu và hạnh phúc.

Mị nhận thức sâu sắc tình trạng phi lí trong cuộc hôn nhân của mình.

Mị đột ngột muốn chết, chết để không phải nhớ lại quá khứ và những ước
mơ, khao khát của mình → Biểu hiện mãnh liệt nhất của sự thức tỉnh lòng
ham sống → Mị đã thoát khỏi tình trạng lầm lũi vô cảm suốt bao năm qua.

Hành động:

Mị “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”.

Mị quấn lại tóc.

Mị với tay lấy cái váy hoa ở trên vách → Chuẩn bị đi chơi.

→ Thể hiện niềm mong ước được sống một cuộc sống tươi sáng, đẹp đẽ
hơn vừa là hành động đấu tranh lặng lẽ, tự phát nhưng thật quyết liệt của
Mị.

Sự hồi sinh của Mị bị vùi dập thật độc ác → Mị bị trói vào cột nhà bằng
những sợi dây trói tàn bạo → Hắn tắt đèn, đóng cửa, để mặc Mị trong bóng
tối.

Mị vẫn nương theo tiếng sáo để đến với những cuộc chơi → A Sử chỉ trói
được thân xác Mị nhưng không kìm giữ được tâm hồn người con gái khao
khát tự do, hạnh phúc.

Khi Mị vùng bước đi, sợi dây trói thắt vào tay chân đau không cựa được →
Mị trở về với hiện thực phũ phàng.

Tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc đột ngột biến mất, Mị
không nghe tiếng sáo nữa → Tiếng chân ngựa đạp vách, gãi chân, nhai cỏ

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 4


→ Mị liên tưởng đau đớn bởi kiếp sống không bằng con ngựa của mình.

Mị sống trong những giằng xé đau đớn giữa những khát khao cháy bỏng
vừa hồi sinh và hiện thực phũ phàng → Sức sống đã trở lại và bị vùi dập
nhưng nó sẽ còn ám ảnh thao thức trong lòng Mị dù chỉ là mơ hồ → Khát
vọng hạnh phúc, tình yêu đang chờ đợi một ngọn gió để thổi bùng lên lần
thứ hai.

Trong đêm đông Mị cắt dây trói giải cứu A Phủ và tự giải thoát:

Mị vô cảm với nỗi đau của người khác, Mị thờ ơ, không đoái hoài đến cảnh
một người con trai bị trói, bị đói và rét đang chờ chết ngay bên cạnh.

Mị còn thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của chính mình, bị A Sử đánh ngã xuống
cửa bếp mà cô còn dửng dưng, không sợ hãi, đêm sau, lại ra hơ tay thổi
lửa.

Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”
của A Phủ → Nỗi thống khổ, sự đau đớn, bất lực cùng cực của con người.

Mị nhớ lại cảnh Mị bị trói, Mị từng khóc cay đắng, nước mắt chảy xuống mà
không thể lau đi được → Đồng cảnh → Đồng cảm → Mị cảm nhận nỗi đau
của A Phủ bằng nỗi đau của chính mình.

Mị hình dung ra cái chết của mình nếu cứ bị trói như thế → Nhớ tới cái chết
của người đàn bà đời trước ở nhà thống lí → Nghĩ đến cái chết của A Phủ
sắp tới → Mị bất chợt nhận ra tất cả những cái chết ấy đều có nguyên nhân
từ sự độc ác của cha con nhà thống lí.

Lòng thương thân thức dậy tình thương người, lòng nhân hậu dẫn đến sự
căm hờn, phẫn uất.

Với bản thân mình, Mị có vẻ như đã cam chịu, Mị phảng phất nghĩ về sự vô
lý trong cái chết của A Phủ: “Người kia việc gì phải chết thế”.

Nhận ra tình cảnh của A Phủ, những từ “chết” xuất hiện liên tiếp trong tâm
trí Mị cũng là một biểu hiện của niềm ham sống một lần nữa trở lại với Mị.

Nghĩ tới việc A Phủ trốn thoát, Mị phải chết thay → Mị cũng không thấy sợ
→ Mị lấy dao cắt lúa, cắt dây trói giải cứu A Phủ → Gỡ hết dây trói ở người
A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng → Mị thì thào một tiếng: “Đi ngay...”.

→ Nguyên nhân Mị cắt dây trói giải cứu A Phủ là do sự thúc đẩy của cảm giác
bất bình, phẫn uất, do sự thức tỉnh của lòng nhân hậu, thương người, sự đồng

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 5


cảm của những người cùng cảnh ngộ, là sự vùng dậy tự phát, đột ngột mà
quyết liệt trong sự bức bách của hoàn cảnh.

Giải thoát A Phủ → Mị cũng đồng thời thoát ra khỏi trạng thái vô cảm, trái
tim nhân hậu hồi sinh thì đồng thời khát vọng sống cũng hồi sinh → Mị đã
không còn vô cảm với nỗi đau của người khác → Mị cũng không thể vô cảm
với nỗi đau của chính mình.

Nhìn A Phủ lao vụt đi, một người đang ở bờ vực của cái chết lại mạnh mẽ
thoát khỏi địa ngục trần gian, tìm cho mình sự sống → Mị đột ngột hiểu ra là
Mị phải tự giải thoát đời mình, giải thoát khỏi cường quyền, thần quyền.

Hành động của Mị được miêu tả trong những câu văn ngắn cùng những
động từ mạnh mẽ, gấp gáp → Khát vọng sống mãnh liệt của Mị.

Người đàn bà lặng câm như tảng đá đã cất lên tiếng nói để tự cứu mình, để
xin được giải thoát: “A Phủ cho tôi đi”.

Người đàn bà hơn một lần muốn chết nay khẩn thiết mong được sống,
mong được theo A Phủ bởi nỗi kinh hoàng trước cái chết: “Ở đây thì chết
mất”.

→ Bước chân của Mị là bước chân đạp đổ cường quyền, thần quyền, bước
chân giành lại cho mình quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc.

2. Nhân vật A Phủ.

A Phủ là người có số phận bất hạnh:

Cha mẹ A Phủ mất trong một trận dịch → Bị bắt đem bán cho người Thái ở
cánh đồng thấp → A Phủ chạy trốn lên núi cao và lưu lạc đến Hồng Ngải.

A Phủ là người con trai nghèo khổ, suốt đời đi làm thuê, làm mướn, không
có ruộng, không có bạc, không có cả đến chiếc vòng bạc đeo cổ để đi chơi
ngày Tết theo phong tục người Mông.

Vì chống lại sự bạo ngược của A Sử, A Phủ bị bắt, bị đánh đập dã man →
Trở thành người đi ở gạt nợ cho nhà thống lí.

Vì để hổ bắt mất bò, A Phủ bị nhà thống lí bắt trói chờ chết trong đói rét nếu
không được Mị cứu thoát.

A Phủ là người có những phẩm chất tốt đẹp:

Cuộc sống gian truân, khổ sở đã giúp A Phủ có thêm sức sống mạnh mẽ,
lòng yêu tự do, tính cách gan góc cùng những tài năng lao động đáng quý.

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 6


A Phủ gan góc, ngang tàng, không biết sợ hãi trước cường quyền.

Để hổ ăn mất nửa con bò nhà thống lí, A Phủ thật thà, bộc trực về mượn
súng đi bắt hổ, không quanh co, sợ hãi.

Bị áp chế tàn bạo, A Phủ dường như đã phần nào trở nên cam chịu, nhẫn
nhục:

Theo lệnh thống lí, sau khi bị đòn, A Phủ phải đi vác dao chọc tiết lợn
làm tiệc cho bọn người vừa hành hạ, đánh đập mình bằng số tiền phải
vay nặng lãi nhà thống lí.

Khi để hổ ăn mất bò nhà thống lí, bị phạt trói, cũng chính A Phủ phải tự
mình đi vác cọc, đóng cọc, lấy cuộn dây mây để thống lí trói mình.

Trước cái chết đang tới gần, A Phủ không kìm được nỗi cay đắng và bất
lực → Âm thầm rơi nước mắt.

Khát vọng sống, khát vọng tự do giúp A Phủ quật sức vùng dậy và tìm lấy
sự sống.

A Phủ biết trân trọng nghĩa tình và có tấm lòng cảm thông.

III. Tổng kết.


1. Nghệ thuật.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Vợ chồng A Phủ cũng là thiên truyện tràn đầy “chất thơ” khi thể hiện những rung
cảm của nhà văn trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống con người.

Nghệ thuật trần thuật mang tính truyền thống nhưng cũng rất uyển chuyển, sáng
tạo từ giới thiệu nhân vật tới cốt truyện vừa liền mạch theo trình tự thời gian vừa
đan xen những hồi ức, pha trộn giữa quá khứ và hiện tại.

Nhiều đoạn sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp
trong đời sống nội tâm của nhân vật.

Ngôn ngữ vừa có sự vận dụng cách nói hồn nhiên, giàu hình ảnh của người
miền núi, vừa giữ được tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn học.

2. Giá trị nhân đạo.

Lên án những thế lực phong kiến, thực dân áp bức tàn bạo cuộc sống con
người.

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 7


Cảm thông, thương xót cho số phận đau khổ của người dân miền núi trước
cách mạng.

Khẳng định, ngợi ca và thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp, những
khát vọng và con đường đến cách mạng của họ.

Đề cao sự đồng cảm của những con người nghèo khổ.

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 8

You might also like