You are on page 1of 14

Anten & Truyền sóng

Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

CHƯƠNG 7. CÁC LOẠI ANTEN THÔNG DỤNG

Các chương trước chúng ta đã tìm hiểu về những khái niệm chung, những kiến thức cơ
bản về anten nói chung, để hiểu rõ hơn trong chương này chúng ta sẽ lần lượt làm quen với một
số loại anten thường gặp trong thực tế: anten định hướng (hay anten yagi), anten xoắn, anten
Parabol…..

7.1. Các phương pháp mở rộng dải tần


7.1.1. Dải tần công tác chấn tử:
Độ rộng tương đối của dải tần công tác đối với chấn tử nửa sóng đã được rút ngắn được
đánh giá bằng đặc trưng tần số của dòng điện tại lối vào tức [Iv = Iv( ] chia cho Imax (hình 7.1)

Hình 7.1. Đặc trưng tần số của dòng điện tại lối vào.

= 0,707 (7.1)
Khi điện áp tại lối vào không đổi ta có thể viết.

(7.2)

Suy ra: Xv( (7.3)


Đối với chấn tử nửa sóng đã rút ngắn ta có:
(7.4)

Vì: ;

Suy ra:

Khi đó: = Actg( = A.

= A (7.5)

105
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Thay (7.4) vào (7.5) ta có:

(7.6)

Từ biểu thức (7.6) ta rút ra một số nhận xét: Trở sóng A càng nhỏ và RV càng lớn thì giải
tần công tác càng rộng do đó xuất hiện hai phương pháp mở rộng dải tần công tác:
1) Giảm A
2) Tăng Rv
Ngoài ra dải tần công tác của anten còn được xác định bằng sự phụ thuộc vào tần số của
thành phần kháng của Zv do đó phương pháp thứ ba để mở rộng dải tần công tác ta tìm cách bù
trừ phần kháng của trở vào (tức Xv = 0). Dưới đây ta sẽ lần lượt giới thiệu phương pháp kể trên.

7.1.2. Phương pháp giảm trở sóng.


Từ công thức tính trở sóng của chấn tử:
(7.7)
ta thấy rằng để giảm A cần phải tăng kích thước ngang của chấn tử, khi đó các cánh của
chấn tử có dạng hình trụ, hình nón hoặc hình cầu. Để giảm trọng lượng và sức cản của gió trong
dải sóng ngắn ta thường làm chấn tử bằng nhiều dây dẫn xếp theo một mặt trụ (chấn tử lồng
Nađênhenkô) mặt nón hoặc mặt cầu. Để giảm điện dung ký sinh ở các đầu người ta làm thành
hình nón. Lồng Nađênhenco có thể dùng trong dải sóng.
1,6l < .
Anten lồng được biểu diễn trên hình 7.2

hình 7.2. Anten lồng.

Ngoài các chấn tử trên, trong dải sóng cực ngắn người ta còn dùng các chấn tử bản, các
cánh của nó là những bản phẳng có hình dạng khác nhau (hình 7.3) và cũng để giảm sức cản của
gió nhẹ ta có thể làm ở dạng lưới. Dải tần của chúng vào khoảng 20% -25% tần số cơ bản.

bản tam giác; bản chữ nhật;

lưới; lỗ;
Hình 7.3. Các chấn tử bản, các cánh của nó là những bản phẳng có hình dạng khác
nhau

7.1.3. Phương pháp tăng phần thực trở vào - Chấn tử Pistolkors.
Để mở rộng dải tần làm việc của các chấn tử bằng cách tăng Rv Pistolkors đã làm các
cánh của chấn tử có dạng vòng hình 7.4;

106
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

hình 7.4. Tạo chấn tử.

Về cấu trúc thì chấn tử này là một đường dây song hành ngắn mạch cuối (hình –7.4a) đã
được biến dạng sao cho hướng của dòng ở dây trên và dây dưới trùng nhau. Do đó chấn tử có
thể phát xạ và thu sóng điện từ mạnh lên (hình –7.4b)
Như vậy chấn tử Pistolkors là 2 chấn tử đối xứng nửa sóng đặt song song và nối các đầu
cuối với nhau (tại các điểm nút của dòng). Trở phát xạ tổng cộng của mỗi chấn tử là trở phát xạ
riêng Rbx và trở phản ánh của chấn tử kia đưa sang. Do khoảng cách giữa hai chấn tử nhỏ nên
trở phản ánh đó cũng bằng Rv do vậy trở bức xạ tổng cộng của chấn tử vòng.
Rbx vòng = 4Rbx thường = 2 Rbx thường
Nói chung nếu có N nhánh song song thì Rbx vòng = N Rbx thường.
Các chấn tử vòng đã được khảo sát có đặc trưng hướng và các tham số khác giống nhau
như chấn tử thường, nhưng dải tần công tác tương đối, trở vào của chúng lớn hơn N2 lần.

7.1.4. Phương pháp bù phần kháng vào.


Nội dung: Làm chấn tử gồm hai phần. Trong dải tần thì sự phụ thuộc tần số của thành
phần kháng của của chúng khác nhau (một phần mang cảm tính, phần kia mang dung tính).
Do đó trong dải tần các thành phần kháng của chúng sẽ bù trừ lẫn nhau.

7.2. Anten dải rộng:


7.2.1. Anten xoắn.
Định nghĩa: Anten xoắn là anten sóng mặt, nó gồm có bộ phận kích thích và bộ phận
hướng. Bộ phận hướng sóng là một đoạn dây xoắn hở có cấu trúc khác nhau. Bộ phận kích thích
thường là đoạn cuối của dây phiđơ đồng trục.
Anten xoắn được sử dụng trong các lĩnh vực: trinh sát vô tuyến, thông tin điều khiển,
theo dõi, phát hiện mục tiêu…
Phân loại:
Dựa theo cấu trúc của bộ phận hướng sóng, anten xoắn có thể phân loại như sau:
- Anten xoắn trụ có bước xoắn không đổi.
- Anten xoắn trụ có bước xoắn thay đổi
- Anten xoắn nón
- Anten xoắn phẳng.
Trong nội dung môn học này, chúng ta chỉ tìm hiểu anten xoắn trụ.
Trong anten xoắn trụ ta có thể phân loại như sau:
107
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

- Anten xoắn trụ có một dây xoắn và bước xoắn không đổi.

hình 7.5a

- Anten xoắn trụ có một dây xoắn và bước xoắn thay đổi

hình 7.5b
- Anten xoắn trụ có nhiều dây xoắn cùng chiều .

hình 7.5c

- Anten xoắn trụ có nhiều dây xoắn ngược chiều


-

hình 7.5d

- Anten xoắn trụ làm từ dây xoắn


-

hình 7.5e

- Anten xoắn trụ với các lớp điện môi


-

hình 7.5g
Hình 7.5. Các loại anten xoắn trụ.

Anten xoắn một dây xoắn làm việc trong một dải rộng là nhờ tính chất tán sắc của nó. Do
có tính chất này nên trong một dải tần rất rộng tốc độ pha dọc theo dây xoắn gần bằng tốc độ
ánh sáng ( ) còn độ dài bước sóng trong anten xoắn bằng độ dài một vòng xoắn cho nên
các anten phát xạ dọc trục. Anten xoắn trụ nhiều dây xoắn có dải tần làm việc được mở rộng
thêm ra là nhờ các sóng bậc cao làm méo đặc trưng hướng bị đàn áp.

7.2.2. Anten xoắn trụ có một dây xoắn với bước xoắn không đổi (anten xoắn không
đổi hoặc anten Helix)
108
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Kết cấu anten gồm một dây xoắn đều bằng dây băng mỏng hoặc ống kim loại dẫn điện
và một màn chắn kim loại. Một đầu của dây xoắn để tự do, đầu còn lại nối với phiđơ điện.
Thông thường anten được tiếp điện bởi phiđơ đồng trục, lõi của phiđơ được nối với
đường dây xoắn, còn vỏ phiđơ nối với mặt kim loại. Mặt chắn kim loại vừa có tác dụng ngăn
chặn dòng điện chảy ra mặt ngoài phiđơ, vừa có tính chất của mặt phản xạ, làm giảm bức xạ
ngược của anten.

hình 7.6. Anten xoắn trụ


(B: Trục,C: Cáp đồng trục,E: Thanh đệm cho vòng xoắn,
R: Mặt phản xạ,S: Helical Aerial Elemen)

+) Chế độ làm việc.


Điều kiện biên của ống dẫn sóng khá phức tạp vì thế có cấu trúc trường phức tạp. Cấu
trúc của nó còn có những đặc điểm riêng. Trong ống dẫn sóng xoắn có thể tồn tại các sóng khác
nhau ký hiệu Tn (n: số bước sóng đặt trên đường tròn chu vi của mặt trụ bao đường xoắn).
Các đặc trưng, tham số và tính chất dải rộng của anten được xác định bằng loại sóng
được kích thích trong dây xoắn.
Ta giả sử anten gồm các vòng dây phẳng, đường kính D, cách nhau một khoảng là s và
vuông góc với anten. Xét các trường hợp.
a) D = (chu vi một vòng dây bằng )
Trong anten sóng tồn tại sóng chạy: Ie = I0 e-ikl (7.8)
I0 - Biên độ dòng tại điểm nuôi.

l - chiều dài từ điểm đầu đến điểm tính dòng lấy dọc theo vòng (chiều dài cả vòng xoắn
)
suy ra Ie = Iocoskl - iIosinkl (7.9)

109
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Hình 7.7.Biểu diễn dòng.

Như vậy ta có thể coi một vòng xoắn như hai cặp chấn tử: một cặp bức xạ sóng phân cực
đứng (hình 7.7) và một cặp bức xạ sóng phân cực ngang đặt vuông góc nhau trong không gian
và cấp nguồn vuông pha (90o) cho nên trường tổng hợp theo hướng Z đặt cực đại và phân cực
tròn. Theo các hướng khác - phân cực elip mà trong mặt phẳng vuông góc với anten - phân cực
tuyến tính.
b) D >> trên mỗi vòng xoắn sẽ có phân bố nhiều chu kỳ sóng, khi đó dòng trên các
điểm đối xứng tâm của mỗi vòng trên các điểm cạnh nhau sẽ không đồng pha của dòng điện ở
hai điểm kế cận nhau trên hai vòng xoắn cũng có thể khác nhau. Vì thế theo phương Z thì trường
phát xạ triệt tiêu (E = 0) tức anten sẽ phát xạ cực đại theo phương tạo với trục góc nào đó.
Hình ảnh dòng chảy trên một vòng dây có độ dài 2 được mô tả theo hình 7.8. Sóng như
vậy gọi là sóng T2.

hình 7.8. Hình ảnh dòng chảy trên một vòng dây có độ dài 2

c). D << (l<< )


Vì chu vi quá nhỏ nên trên suốt một vòng xoắn biên độ và pha của dòng thay đổi không
đáng kể (xem như không đổi). Như vậy mỗi vòng xoắn ở đây có thể coi là một anten khung nhỏ.
Như đã biết bức xạ của anten khung nhỏ có cực đại theo hướng nằm trong mặt phẳng của vòng
dây và bằng không theo hướng vuông góc với mặt phẳng của vòng. Sóng có trường phát xạ yếu
theo hướng vuông góc với trục nhưng vẫn là lớn nhất so với bất kỳ một phương nào khác gọi là
sóng To.
7.3. Hệ thống bức xạ Yagi - Uda của các phân tử thẳng .

110
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Anten gồm có một số chấn tử song song được cố định trên một giá đỡ chung và cùng
nằm trên một mặt phẳng (hình 7.9.).

hình 7.9. Hệ thống bức xạ Yagi – Uda (Chấn tử chủ động A, chấn tử phản xạ B, chấn tử
dẫn xạ C Giá đỡ D;)

Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của anten ta hãy xét một anten dẫn xạ đơn giản gồm 3
phần tử: Chấn tử chủ động A, chấn tử phản xạ B, chấn tử dẫn xạ C.
Anten dẫn xạ sử dụng trong dải tần sóng met và centimet. Giá đỡ D các chấn tử bằng
kim loại, nó không gây kích thích bởi vì đường sức của cắt nó dưới góc vuông.
+) Chấn tử A: chấn tử chủ động A có thể sử dụng chấn tử đối xứng, chấn tử nửa sóng cấp
nguồn kiểu sun .

hình 7.10a

hoặc chấn tử vòng

hình 7.10b
Hình 7.10. Các dạng của chấn tử A.
Chấn tử vòng là một hệ gồm 2 chấn tử nửa sóng mắc song song được nối với nhau ở 2
điểm cuối và đặt cách nhau một khoảng không lớn lắm (d<< . Nguồn đưa vào một trong hai
chấn tử. Chấn tử vòng tạo ra từ những dây dẫn có thiết diện khác nhau thì chấn tử gọi là bất
đồng nhất.
Chấn tử vòng có cánh đồng nhất có thể nhận được đoạn dây song hành ngắn mạch chiều
dài nửa bước sóng (hình 7.11).

hình 7.11. Chấn tử vòng.

111
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

hình 7.12.

Nếu chuyển như vậy thì dòng trên dây không đổi và chiều dòng của dây trên và dây
dưới là như nhau, mặt khác vì khoảng cách giữa hai dây rất nhỏ (d<< nên trường tổng tạo ra
giống như của một chấn tử có dòng I = I1 + I2 chính vì thế phân bố dòng dọc chấn tử vòng có
thể mô tả như trong chấn tử đối xứng.
I(x) = Imsin[k(l- ] = (I1m + I2m)sin[k(l- ]. (7.10)
Từ điều cơ bản này có thể coi rằng đặc trưng hướng của chấn tử vòng và trở bức xạ của
nó tính đối với dòng tại điểm bụng Im = I1m + I2m sẽ có giá trị như của chấn tử đối xứng. Trong
trường hợp khi 2l = 0,5 thì Zv = 73,1 + i42,5 Ohm.
Trở vào của chấn tử vòng và chấn tử đối xứng sẽ khác nhau vì nguồn của chấn tử vòng
cơ bản chỉ có ở dây đầu tiên với dòng là I 1 (hình 7.12). Nếu coi rằng chấn tử này thực tế đã điều
chỉnh cộng hưởng thì dòng ở đầu vào IA = I1m vì vậy công suất bức xạ có thể viết dưới dạng
Pbx = 0,5I2mRbx và Pbx = 0,5I21m.RA.
Ở đây Rbxb và RA là điện trở bức xạ và trở vào của chấn tử vòng, khi đó.
RA = (1 + Rbx (7.11)
Nếu chấn tử vòng là đồng nhất tức thì I1 = I2
RA = 4Rbx = 4.73,1 = 292
Như vậy nếu cấp nguồn cho chấn tử vòng bằng dây song hành có trở sóng thì
có thể nối trực tiếp (vì trở vào của chấn tử vòng R A = 292 ) mà không cần thêm thiết bị phối
hợp trở kháng nào nữa.
Chấn tử vòng và chấn tử sun so với chấn tử đối xứng có ưu việt về mặt cấu trúc vì nó có
thể mắc trực tiếp (không cần cách điện) vào giá đỡ bằng kim loại ở điểm giữa (hình 7.9) vì ở đó
điện áp bằng 0. Một ưu việt rất quan trọng nữa là chấn tử vòng và sun làm việc ở dải tần rộng.

Chấn tử B và C
Chấn tử B gọi là chấn tử phản xạ, nó bức xạ mạnh về hướng chấn tử C và làm yếu sự bức
xạ về hướng ngược lại.
Chấn tử C là chấn tử dẫn xạ, làm suy yếu bức xạ về hướng chấn tử B và bức xạ mạnh về
hướng ngược lại.
Hướng bức xạ cực đại bao giờ cũng hướng về phía chậm pha . Chấn tử phản xạ hay dẫn
xạ gọi là chấn tử chủ động nếu như nó được cấp nguồn từ máy phát. Nếu dòng trong chấn tử
phản xạ (hay dẫn xạ) được tạo ra do trường của bộ bức xạ kia nó được gọi là chấn tử thụ động.
Với anten này, dòng trong các chấn tử thụ động được cảm ứng do trường tạo bởi chấn tử
chủ động.
Độ dài thanh B cần chọn lớn hơn độ dài cộng hưởng( ).

112
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Thông thường thanh dẫn xạ chọn nhỏ hơn độ dài chấn tử chủ động ( ).

7.4. Anten độc lập tần số:


Để mở rộng dải tần làm việc của anten, ta phải thay đổi kích thước của anten tỷ lệ với
bước sóng tương ứng. Theo nguyên lý đồng dạng điện động: Nếu hai anten làm việc ở hai tần số
khác nhau, đồng dạng hình học với nhau và thoả mãn điều kiện:
(7.12)
thì tham số điện của chúng như nhau.
Xuất phát từ nguyên lý này mà người ta tạo ra những anten không phụ thuộc hay ít phụ
thuộc vào tần số. Các anten này thường được tạo ra để dạng hình học của nó chỉ đặc trưng bằng
tham số góc, còn chiều dài vô hạn. Khi đó nếu  thay đổi sẽ không làm thay đổi kích thước điện
của anten ( ) do đó dải tần làm việc rất rộng.
Phương trình cấu trúc: Nếu anten có dạng hình học mô tả bằng phương trình:
Nếu  thay đổi M lần thì theo nguyên lý đồng dạng điện động để giữ nguyên tính chất
của anten, yêu cầu anten phải thoả mẫn phương trình mới sau đây:

Việc thay đổi này có thể thực hiện bằng phép quay một góc  nào đó sao cho:
(7.13)
Như vậy  sẽ phụ thuộc vào M.
Lấy đạo hàm theo , sau đó lấy theo  ; So sánh và tìm ra:
.
Nghiệm của phương trình này có dạng:
(*)
Mọi anten không phụ thuộc tần số đều thoả mãn phương trình này.
Trong đó : hàm tuỳ ý của ;
(7.14)
với là góc ban đầu của ;

7.4.1. Anten xoắn loga phẳng.


Anten loga không tuần hoàn có dạng xoắn logarit Nếu lấy:
(7.15)

thì phương trình (*) có dạng:


Nếu thì anten có dạng:

113
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

hình 7.13. Anten loga xoắn.

Nếu thì anten có dạng xoắn phẳng

hình 7.14. Anten xoắn loga phẳng.

Khả năng làm việc của anten loại này khá rộng tuy kích thước hữu hạn vì dòng chạy dọc
anten suy giảm nhanh khi xa tâm (điểm cấp nguồn)

7.4.2. Anten loga chu kỳ.


Loại anten logarit dùng phổ biến trong thực tế là anten logarit tuần hoàn.
Anten này dựa trên nguyên lý sau: Nếu tạo ra anten mà tham số của nó là hằng số hoặc
hầu như không thay đổi theo tần số trong phạm vi một chu kỳ logarit thì anten như thế làm việc
trong một dải rộng. Loại anten này đặc trưng bởi hai tham số sau:
chu kỳ không thứ nguyên.

114
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

hệ số hình dạng (thường )

Cấu trúc anten nhận được từ phương trình : (7.16)

hình 7.15. Anten loga chu kỳ.

Với các giá trị tham số sau:


khi suy ra

khi (7.17)

khi

khi
Có thể giải thích nguyên lý làm việc của anten này theo hướng tính. Coi anten là tập hợp
các chấn tử có độ dài khác nhau, mỗi chấn tử có 1 cánh điện và 1 cánh từ (nhô ra và thụt vào).
Một chấn tử được cộng hưởng vì nó có độ dài gần bằng ½ bước sóng và phát xạ mạnh, các chấn
tử dài hơn sẽ đóng vai trò phản xạ, còn các chấn tử ngắn hơn đóng vai trò dẫn xạ. Hướng phát xạ
cực đại vuông góc với mặt phẳng của anten.
Ta xem xét thêm một loại anten loga chu kỳ thông dụng hơn, về cấu tạo có khác đôi chút
so với anten loga chu kỳ vừa xét.
Anten loga chu kỳ này gồm hệ thống chấn tử đặt song song với nhau, khoảng cách giữa
chúng được tăng lên khi càng xa điểm cấp nguồn và thỏa mãn điều kiện:

với - chu kỳ của anten;


115
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Dây cấp nguồn bắt chéo nhằm bảo đảm đồng pha trên các cánh của chấn tử và giữa các
chấn tử.
Nguồn được cấp từ phía chấn tử ngắn nhằm loại trừ ảnh hưởng của mọi phần tử còn lại
lên chế độ làm việc của miền hoạt động;
Đường kính của chấn tử tăng dần theo chiều tăng của nó nhằm làm trở sóng không thay
đổi dọc dây;

hình 7.16. anten loga chu kỳ khác.

Nguyên lý làm việc: Giả sử tại chấn tử có độ dài sẽ cộng hưởng, dòng
trên nó đạt cực đại, còn những chấn tử kề bên bị lệch cộng hưởng, biên độ dòng giảm dần do
vậy miền hoạt động gồm một số chấn tử gần chấn tử hoạt động.
Khi thay đổi tần số công tác (ví dụ sang ) thì chấn tử có độ dài cộng
hưởng dẫn đến miền hoạt động thay đổi, cho phép anten làm việc dải rộng mà , đặc trưng
hướng không bị thay đổi.
Dải tần làm việc thoả mãn điều kiện:

n- số chấn tử trên anten; v- số chấn tử vùng hoạt động.


Hướng bức xạ cực đại hướng về phía chấn tử ngắn nhất. Các tham số khác của anten
thay đổi phụ thuộc vào cách chọn cấu trúc chu kỳ và góc .
Kích thước của anten: ;
Nguồn cấp cho anten: dây song hành hay cáp đồng trục;
Ứng dụng: Anten loga chu kỳ dùng trong vô tuyến tiếp sức, vô tuyến truyền hình, đôi khi
dùng làm bộ chiếu xạ cho anten gương.

7.5. Bộ phản xạ Parabol (anten gương para bol)


Anten gương là những anten mà đặc trưng hướng được hình thành do sự phản xạ sóng
điện từ trên mặt gương.
Thường dùng các anten có tính định hướng yếu làm nguồn phát xạ sóng điện từ trong các
anten này.
Gương và bộ phát xạ là những yếu tố cơ bản của anten gương.
Anten gương là loại anten có những đặc trưng và tham số rất tốt trong dải sóng siêu cao
tần.

116
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Sử dụng làm anten có tính định hướng cao như anten dùng trong ra đa, thu vệ tinh, vô
tuyến tiếp sức và vô tuyến thiên văn.
Nguyên lý hoạt đông của anten gương dựa trên những tính chất của gương mà ta đã biết
trong quang học, chúng ta biến đổi mặt sóng cầu (khi bộ chiếu xạ là nguồn điểm) hoặc trụ (khi
bộ chiếu xạ là anten 2 cực) thành mặt sóng phẳng. Bộ chiếu xạ đặt tại tiêu điểm của gương. Khi
đó nó sẽ tạo nên một trường đồng pha ở trên mặt mở có kích thước lớn. Vì thế anten có tính định
hướng cao và bức xạ cực đại về phía dọc trục quang (hình 7.17).
Phân loại:
- Gương parabol tròn xoay.
- Gương parabol trụ.
- Gương parabol bị cắt.
 Các hệ thức và tham số hình học cơ bản của anten gương parabol:
Mặt cắt nghiêng của anten parabol:

hình 7.17. Anten gương parabol.

Ta lấy hai hệ tọa độ (vuông góc xoz và tọa độ cực r,). Chúng ta viết phương trình
parabol trong hệ tọa độ:
Đề Các: (7.18)
Tọa độ cực: (7.19)

(7.20)
Ở đây là tham số của parabol; f: tiêu cự, ta có thể biểu diễn tọa độ x qua f và
(7.21)
Các tham số hình học:
Đỉnh O là đỉnh của parabol.
Khoảng cách từ tiêu điểm F đến 0 gọi là tiêu cự. Đường thẳng đi qua 0 và F gọi là trục
quay hay tiêu tuyến của gương.
Góc - góc mở của gương (nhìn từ tiêu điểm đến mép gương)
Mặt phẳng giới hạn bởi mặt gương và mặt phẳng z=zo gọi là mặt mở.
117
Anten & Truyền sóng
Phần II. Chương 7. Các loại anten thông dụng

Khoảng cách 2a - đường kính của gương.


Khoảng cách zo từ đỉnh gương đến mặt mở – độ sâu của gương.
Nếu - gương có tiêu cự dài.
Nếu - tiêu cự ngắn.
 Thiết lập hệ thức giữa độ sâu zo, đường kính D và tiêu cự f:
 Nếu đặt ta sẽ có:

(7.22)

Người ta thường đặc trưng dạng của gương bằng tỷ số ; ta có:

(7.23)

Đối với anten tiêu cự dài :

Đối với anten tiêu cự ngắn :


 Hiện nay người ta vẫn chưa giải được chặt chẽ phương trình Maxwell để tính
trường phát xạ của anten gương Parabol. Trong kỹ thuật người ta thường dùng các phương pháp
gần đúng để giải quyết bài toán này: phương pháp dòng mặt và phương pháp trường trên mặt
mở.

Câu hỏi chương.

1. Anten xoắn trụ: cấu tạo, phạm vi sử dụng, đồ thị phương hướng, ưu điểm, nhược
điểm.
2. Anten định hướng: cấu tạo, phạm vi sử dụng, ưu điểm.
3. Nguyên lý tạo anten độc lập tần số. Cấu tạo anten phẳng và nhược điểm của nó.
4. Nguyên lý tạo anten độc lập tần số. Cấu tạo anten Arsimed và ưu điểm của nó.
5. Nguyên lý tạo anten độc lập tần số. Nguyên lý hoạt động của anten loga tuần hoàn.
6. Anten parabol. Ưu điểm, phạm vi sử dụng, phân loại.

--------------------o0o-------------------

118

You might also like