You are on page 1of 16

MỞ ĐẦU

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân
trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Với chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản
xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng
toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn nhằm
chống phá cách mạng nước ta, trong đó Quân đội là một trọng điểm để tập trung
đánh phá, với mục tiêu phi chính trị hóa, làm cho quân đội từ bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng, không còn là công cụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, mỗi
quân nhân, công dân cần hiểu và nắm được các nội dung cơ bản về cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ của quân đội và các quân binh chủng trong quân đội để xây dựng niềm
tin và góp phần cùng quân đội đập tan mọi âm mưu của kẻ thù
Bài giảng giới thiệu những nội dung cơ bản về tổ chức của Quân đội nhân
dân Việt Nam các quân, các binh chủng trong chiến đấu, trong thời kỳ hiện nay.
Căn cứ biên soạn:
Tài liệu tham khảo Giáo trình hiểu biết chung về quân, binh chủng (dùng
cho đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng). Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội 2014.

1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM
1. Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam là một cơ quan trực thuộc
Chính phủ, quản lý và điều hành Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm
vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ quốc gia. Bộ
Quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiệm vụ (Luật Quốc phòng 2018)
1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự,
an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương lập,
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm
quyền quyết định;
4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công
tác quốc phòng. BQP

BTTM TCCT

TCHC TCKT TCCNQP TCTBQP

CÁC QK QUÂN BINH QC BTL BTL


QCHQ BĐBP BTLCSB
BTLTĐ ĐOÀN CHỦNG PK,KQ LĂNG TCKGM

Sư, Lữ Biên
Sư đoàn Sư đoàn Lữ đoàn Lữ đoàn
đoàn phòng
Lữ đoàn
Tỉnh, Tp
Trung đoàn
Trung
BCHQS Vùng Đồn
Trung đoàn
Tỉnh, Tp Tiều đoàn Hải quân Biên
đoàn
phòng
Đại đội
BCHQS
Trung
Quân,
Trung đội đoàn
huyện

Tiểu đội

Các Cơ quan
Các học viện Các Đơn vị Các Cục chức
Các Viện trực thuộc
Nhà trường kinh tế
2 năng
khác
`- Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục
Chính trị, Tổng cục 2, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng,
Tổng cục Hậu cần.
- Các quân chủng, quân khu, quân đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng: Quân
chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân khu 1, Quân khu 2,
Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, Quân đoàn 1,
Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4.
- Các Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Tác
chiến không gian mạng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hệ thống các học viện nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng như: các học
viện, các trường đại học, trường sĩ quan, trường dạy nghề; các cơ quan và đơn vị
khác trực thuộc Bộ Quốc phòng (Ví dụ: Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel,
Thanh tra bộ, Cục tài chính, Cục đối ngoại quân sự, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga,
Cục cứu hộ cứu nạn, Cục Điều tra hình sự, Cục thi hành án, Binh đoàn 15...)
2. Các quân, binh chủng
Các Quân chủng: Hải quân, Phòng không – Không quân; Lục quân
Tuy nhiên, Quân đội ta không tổ chức Quân chủng Lục quân thành Bộ tư
lệnh riêng mà tổ chức thành các quân đoàn, các binh chủng chuyên môn trực thuộc
Bộ Quốc phòng do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy.
Trong Quân chủng Lục quân có các binh chủng chiến đấu và các binh chủng
bảo đảm, gồm các binh chủng:
Binh chủng Pháo binh
Binh chủng Tăng thiết giáp
Binh chủng Đặc công
Binh chủng Thông tin
Binh chủng Công binh
Binh chủng Hoá học
Trong đó có các binh chủng chiến đấu gồm: Pháo binh, Tăng thiết giáp, Đặc công.
Các binh chủng bảo đảm: Thông tin, Công binh, Hóa học.
Ngoài ra còn có các lực lượng chiến đấu và bảo đảm khác như: Ngành hậu
cần, kỹ thuật, trinh sát, phòng không của lục quân.
II. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG CHIẾN ĐẤU
A. QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN
1. Sự hình thành và phát triển.
Trong kháng chiến chống Mỹ

3
Sau thắng lợi quyết định tại trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève,
1954 được ký kết, để chuẩn bị cho việc tiếp quản miền Bắc Việt Nam, đầu tháng 8
năm 1954, Bộ Quốc phòng đã điều động 7 nhân sự trước đây từng ở Ban Nghiên
cứu Thủy quân và Đội Thủy binh 71 về Cục tác chiến để thành lập bộ phận nghiên
cứu lực lượng bảo vệ vùng biển. Bộ phận được giao 3 nhiệm vụ chính: Thăm dò cơ
sở để tổ chức lực lượng tự sản xuất phương tiện tàu, thuyền; Nghiên cứu địa hình
và tình hình trên vùng ven biển miền Bắc để xác định kế hoạch bố trí lực lượng
bảo vệ bờ biển; Xây dựng đề án tổ chức, xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển.
Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, ngày 26 tháng 4 năm
1955, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trường Huấn luyện bờ biển để đào tạo nhân sự
cho việc quản lý trên 800 km dải bờ biển miền Bắc từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17
(Quảng Trị). Chưa đầy 2 tuần sau, ngày 7 tháng 5 năm 1955, Bộ Quốc phòng -
Tổng tư lệnh ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ bờ biển. Nhiệm
vụ của Cục là giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo bộ đội phòng thủ bờ biển; đào tạo cán
bộ, nhân viên, thủy thủ; sản xuất các dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng
các thủy đội phòng thủ bờ biển rồi chuyển giao cho các liên khu (sau này là quân
khu). Ông Nguyễn Bá Phát được cử làm phụ trách Cục. Về sau, ngày 7 tháng 5
được chọn làm ngày thành lập của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Cục Phòng thủ bờ biển chuyển đổi thành Cục
Hải quân trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổ chức biên chế của Cục Hải quân gồm 5
phòng (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, công trình và Đo đạc biển); 5 đơn vị trực
thuộc: Trường Huấn luyện bờ biển (đổi thành Trường Huấn luyện hải quân), Đoàn
130, Đoàn 135, tiểu đoàn công binh 145 và Xưởng 46. Ngày 20 tháng 4 năm 1959,
thành lập Đảng bộ Cục Hải quân trực thuộc và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
Tổng Quân ủy.
Ngày 23 tháng 10 năm 1961, thành lập Đoàn 759 (Đoàn Vận tải Quân sự
đường biển nay là Lữ đoàn 125. Nhiệm vụ chính của đơn vị này khi mới thành lập
là bí mật vận tải vũ khí, cán bộ bằng đường biển (Đường Hồ Chí Minh trên biển)
từ miền Bắc vào miền Nam chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam chiến đấu
trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, căn cứ của lữ đoàn là bến Bính (số hiệu
là K20) ở Hải Phòng. Đơn vị sử dụng các tàu vận tải cỡ nhỏ thâm nhập miền Nam
tại các căn cứ ở bến Sông Gianh (Quảng Bình), Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Vũng Rô
(Phú Yên), Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thạnh Phong (Bến Tre) và Vàm Lũng
(Cà Mau). Các đơn vị đã sử dụng các tàu vận tải cỡ nhỏ để thâm nhập vào miền
Nam. Mặc dù có số hiệu đầy đủ, song để giữ bí mật, các tàu này không sơn số hiệu

4
lên thân tàu. Vì thế, những con tàu này được biết đến với tên gọi chung là Đoàn tàu
Không số.
Sau năm 1975 thành lập thêm nhiều các Trung, Lữ đoàn hải quân.
Ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 141/QĐ-QP thành
lập 5 vùng duyên hải thuộc Bộ Tư lệnh hải quân. Đến Năm 1978 giải thể vùng 2 và
đổi tên vùng duyên hải thành vùng hải quân.
Hiện đại hóa trong thời kỳ mới
Ngày 31 tháng 8 năm 1998, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm lễ ra mắt.
Tháng 11 năm 2008, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trở thành một lực
lượng độc lập với Hải quân nhân dân Việt Nam, đồng thời thành lập Vùng Hải
quân 2.
Ngày 14 tháng 1 năm 2011, Bộ Quốc phòng ra Quyết định nâng cấp Bộ Chỉ
huy Vùng Hải quân lên thành Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân
Ngày 3 tháng 7 năm 2013, thành lập Lữ đoàn Không quân hải quân 954,
hình thành lực lượng không quân hải quân đầu tiên.
Ngày 23 tháng 8 năm 1955 là ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân
Hệ thống tổ chức
Bộ tư lệnh quân chủng Hải quân.
Bộ tham mưu, cục chính trị, cục hậu cần, cục kỹ thuật, cục kinh tế. Vùng,
Học viện, Lữ đoàn.
Thành phần các đơn vị trong biên chế.
Vùng Hải quân. Là đơn vị tương đương cấp sư đoàn được chia ra theo ranh
giới và địa hình chiến trường Hải quân được chia làm 4 vùng.
Vùng 1: Từ Móng Cái- Quảng Ninh đến Đèo Ngang - Quảng Bình.
Vùng 3: Từ Đèo Ngang đến Sa Huỳnh- Quảng Nam (Đà Nẳng)
Vùng 4: Từ Sa Huỳnh đến Nam Bình Thuận
Vùng 2: Từ Nam Bình Thuận đến Đông Nam Cà Mau
Vùng 5: Từ Cà Mau đến bờ biển Campuchia (Kiên Giang)
Căn cứ Hải quân.
Chủ yếu là chỗ dựa cho các loại tàu Hải quân, trong căn cứ được tổ chức
một số loại tàu bảo vệ căn cứ, ngoài ra còn có kho trạm cơ sở vật chất phục vụ cho
các loại tàu hoạt động.
- Có 2 loại căn cứ:
Căn cứ lâu bền được xây dựng kiên cố vững chắc như căn cứ Hạ Long, Đà
Nẵng, Cam Ranh.
Căn cứ tạm thời xây dựng không kiên cố chủ yếu là sử dụng trong thời chiến.

5
Lữ đoàn hải quân: Là đơn vị trực thuộc bộ tư lệnh và vùng Hải quân.
Hải đoàn: Là đơn vị tương đương cấp trung đoàn, 1 hải đoàn có từ 24- 36
tàu, hải đoàn có một loại tàu hay nhiều loại tàu.
Hải đội: Đơn vị tương đương cấp tiểu đoàn có từ 3 đến 12 tàu.
Tàu: Là đơn vị cơ sở thấp nhất của Hải quân.
2. Vị trí môi trường nhiệm vụ của Hải quân.
a) Vị trí môi trường, hoạt động của Hải quân.
Vị trí:
Hải quân là một quân chủng thuộc bộ đội chủ lực, là thành phần nòng cốt
của lực lượng vũ trang nhân dân, chuyên hoạt động ở môi trường nước, trên đất
liền, ven biển, đảo là lực lượng đột kích cơ động trong tác chiến trên biển.
Môi trường hoạt động.
Nước ta có chiều dài bờ biển trên 3200km có vùng biển rộng lớn, có ý
nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, có ý nghĩa to lớn về kinh
tế đây là một tiềm năng vô cùng to lớn; nguồn lợi thuỷ sản, khoáng sản và giao
thông quốc gia, quốc tế (Khu vực biển đông nằm trong 6 biển lớn của thế giới,
chiếm 21% lưu lượng tàu thuyền qua khu vực sau khu vực địa trung hải).
Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo, bán đảo, nhiều vùng vịnh.
Nước Việt Nam kéo dài từ Bắc vào Nam biển đông thuộc Thái Bình
Dương, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa thường có bão giông sóng to, mùa khô không khí lạnh.
Dòng chảy phức tạp trên từng khu vực.
Thuỷ triều miền bắc và miền trung theo chế độ nhật triều, nam trung bộ và
miền nam theo chế độ bán nhật triều.
Có nhiều động vật dữ, độc hại như sứa lửa, cá mập, rắn.
b) Nhiệm vụ của quân chủng Hải quân.
Được khái quát 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Bảo vệ tổ quốc mà cụ thể là bảo vệ vùng biển và hải đảo Tổ quốc.
- Làm kinh tế trên biển bao gồm; thăm dò, khai thác khoáng sản, hải sản,
giao thông vận tải.
- Làm nhiệm vụ quốc tế.
Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam về vùng biển, hải đảo và các
nguồn lợi kinh tế, an ninh trên biển.
- Thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm này yêu cầu đối với các lực lượng
hải quân phải:

6
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi vụ xâm phạm trái phép vào vùng biển
Việt Nam.
- Trừng trị kịp thời mọi hành động phá hoại công cuộc lao động sản xuất,
xây dựng kinh tế trên biển của người Việt Nam.
- Đánh bại mọi hành động vũ trang, tranh chấp chủ quyền trên biển, trên đảo.
- Làm nòng cốt phối hợp với các lực lượng vũ trang nhân dân, đánh bại mọi
cuộc tập kích của đối phương bằng đường biển.
. Làm kinh tế trên biển
- Đánh bắt chế biến các loại hải sản biển.
- Khai thác khoáng sản. (bảo vệ dầu khí)
- Kiểm soát đường biển.
- Đóng mới sửa chữa tàu, xà lan...
Làm nhiệm vụ quốc tế
- Liên minh chiến đấu.
- Hợp tác với các nước trong khu vực.
B. QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN
1. Sự hình thành và phát triển của Quân chủng Phòng không - Không quân
Nhân dân Việt Nam
Ngày thành lập bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam
Ngày 1 tháng 4 năm 1953 Đại tướng Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 06/QĐ thành lập
trung đoàn pháo phòng không 367. Với quyết định thành lập này lực lượng nòng cốt của
một binh chủng chiến đấu mới, binh chủng pháo cao xạ của Quân đội nhân dân Việt
Nam chính thức ra đời. Sự ra đời của bộ đội pháo phòng không đánh dấu một bước
trưởng thành của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại. Từ đây trở
thành ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam.
Trong chiến tranh giải phóng
Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược của cách mạng từ đầu năm 1955, Tổng Quân uỷ
và Bộ Quốc phòng xác định nhiệm vụ của quân đội ta trong bước đi đầu tiên của công
cuộc xây dựng chính quy, hiện đại về tổ chức , xây dựng lực lượng không quân phù hợp
với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Ngày 3 tháng 3 năm 1955 Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 15/QĐA, từ đó đánh dấu sự ra đời và được xác
định là ngày truyền thống hàng năm của Không quân nhân dân Việt Nam.
Để bảo đảm tác chiến PK-KQ thành lập Binh chủng Rađa
Ngày 1 tháng 3 năm 1959 tất cả các đài Rađa trên toàn mạng chính thức phát
sóng, các bộ dây trời quay những vòng đầu tiên, mở đầu giai đoạn mới trong lịch
sử bộ đội phòng không nói riêng và lịch sử chiến đấu bảo vệ tổ quốc nói chung,
7
giai đoạn quân và dân tacó khả năng quan sát phát hiện địch xâm phạm vùng trời
Tổ quốc từ xa bằng khí tài. Một lực lượng chiến đấu mới sử dụng kỹ thuật trinh sát
hiện đại, luôn luôn đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu đối không đã ra đời. Ngày
1 tháng 3 hàng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Rađa Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Căn cư yêu cầu nhiệm vụ tác chiến và phù hợp với tổ chức biên chế ngày
22/10/1963 trên cơ sơ sát nhập Bộ tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Trước đó,
Bộ tư lệnh Phòng không được thành lập theo quyết định số 047/ND 2/3/1958 và Cục
Không quân thuộc Bộ tổng Tham mưu được thành lập 24/01/1959.
- Thời gian từ ngày 16 tháng 5 năm 1977 Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt nam Tôn Đức Thắng kí sắc lệnh (số 34/1 CT) tách Quân chủng Phòng
không - Không quân thành Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân.
Đến ngày 3 tháng 3 năm 1999 hai Quân chủng Phòng không và Quân chủng
Không quân lại sát nhập thành Quân chủng Phòng không - Không quân như hiện
nay. Ngày 22 tháng 10 năm 1963 là ngày truyền thống Quân chủng PK-KQ
Hệ thống tổ chức
- Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật; Cục Phòng không
Lục quân
- Đơn vị trực thuộc Quân chủng
Sư đoàn PK: 361,363, 365, 367, 375,377
Sư đoàn Không quân: 371, 372, 370
Học viện Phòng không - Không quân các lữ đoàn và đơn vị trực thuộc
2. Vị trí, nhiệm vụ
a) Vị trí
- Lực lượng Phòng không là thành phần chiến đấu cơ bản trong tác chiến, với
hoả lực mạnh có vai trò rất quan trọng đánh địch tiến công bằng đường không. Là hoả
lực chủ yếu tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay ném bom, tên lửa hành
trình, trực thăng vũ trang trong tầm bắn hiệu quả. Bảo vệ các lực lượng tham gia thực
hành tác chiến và các mục tiêu có giá trị về kinh tế, chính trị và quân sự.
- Không quân nhân dân Việt Nam là lực lượng tác chiến chủ yếu trên không,
được trang bị vũ khí hiện đại, có sức đột kích mạnh, tầm hoạt động xa, là lực lượng
cơ động nhanh nhất.
b) Nhiệm vụ
- Lực lượng Phòng không
+ Trong thời bình có nhiệm vụ tổ chức quan sát, quản lý chặt chẽ vùng
trời, vùng biển của Tổ quốc. Nắm chắc tình hình địch trên không thông báo kịp
thời cho các đơn vị liên quan khi có tình huống chiến đấu xảy ra.

8
+ Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy chế bay các loại máy bay của
ta, máy bay nước ngoài bảo vệ toàn vẹn biên giới quốc gia trên không.
+ Trong thời chiến tổ chức quan sát, trinh sát phát hiện máy bay địch từ xa
đến gần kịp thời thông báo mọi hoạt động đánh phá trên không của địch cho các
lực lượng cùng tham gia chiến đấu có kế hoạch phòng tránh, đánh trả.
+ Quan sát, trinh sát là nhiệm vụ rất quan trọng của lực lượng phòng không,
do đó phải tổ chức lực lượng quan sát, trinh sát thường xuyên kết hợp với các
phương tiện kỹ thuật trinh sát trên không, mặt đất.
- Nhiệm vụ Không quân
+ Hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với lực lượng phòng không Quốc gia và các
lực lượng khác tiêu diệt và ngăn chặn các hoạt động đánh phá bằng đường không
của địch góp phần bảo vệ một số mục tiêu quan trọng của Quốc gia.
+ Để chi viện cho lực lượng mặt đất tác chiến lực lượng không quân tiêm
kích và không quân trực thăng (trực thăng vũ trang) chọn thời cơ đánh địch mặt
đất, mặt nước phù hợp.
+ Chi viện hoả lực cho các lực lượng chiến đấu khác đánh địch hoàn thành
nhiệm vụ chiến đấu.
+ Nhằm chỉ thị mục tiêu cho các lực lượng không quân đánh đúng mục tiêu
được giao, bảo đảm an toàn cho các lực lượng mặt đất và nâng cao hiệu quả cho
các trận chiến đấu của không quân.
C. BINH CHỦNG PHÁO BINH
1. Sự hình thành phát triển của pháo binh
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Ngày 29/6/1946 tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội)
đồng chí Hoàng Văn Thái Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đọc
quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Trung đội Pháo đài
Láng gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, trang bị 4 khẩu pháo cao xạ 75mm của Đức
là loại pháo hiện đại nhất lúc bấy giờ được đặt trên bệ bê tông và có 500 viên đạn.
Trung đội Pháo đài Xuân Canh, trang bị 1 khẩu pháo cao xạ 75mm và 200 viên đạn.
Trung đội Pháo đài Xuân Tảo, trang bị 2 khẩu pháo cao xạ 75mm và 400 viên đạn.
Ngày 19/12/1946 từ pháo đài Láng trung đội pháo binh đầu tiên đã bắn những
phát đạn đầu tiên vào vị trí đóng quân của Pháp, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Hà Nội. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 bộ đội pháo binh phối
hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương lập chiến công oanh liệt trên mặt trận
sông Lô, bắn chìm, bắn cháy nhiều ca nô, tàu chiến ở vùng Khoan Bộ - Đoan Hùng
- Khe Lau, góp phần bẻ gãy gọng kìm quan trọng của quân Pháp tiến công lên
chiến khu Việt Bắc. Chiến thắng sông Lô đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc

9
của bộ đội pháo binh, sáng tạo ra cách đánh độc lập với lối đánh "Đặt gần, bắn
thẳng" đạt hiệu suất chiến đấu cao.
Cắn cứ vào nhiệm vụ chiến đấu Ngày 31/7/1949 Bộ quốc phòng quyết định
thành lập Cục Pháo binh, có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sửa chữa các loại pháo,
đạn và mở các lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo. Lần đầu tiên chế
tạo được súng và đạn không giật SKZ cỡ nòng 60mm, phá hủy tường gạch dày 1m.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 lần đầu tiên ta sử dụng trung đoàn
pháo xe kéo (trung đoàn pháo 45 gồm có 24 pháo lựu 105mm) kết hợp với 2 trung
đoàn pháo hỗn hợp; 4 tiểu đoàn pháo phản lực thuộc pháo binh dự bị của Bộ và 6
tiểu đoàn pháo binh thuộc biên chế của các đại đoàn bộ binh. Tạo sự phát triển về
quy mô lực lượng; hình thành các lực lượng với nhiệm vụ khác nhau, pháo binh
trong biên chế, pháo binh tác chiến cùng bộ binh và pháo binh dự bị của Bộ.
Để đáp ứng với nhiệm vụ ngày 7/9/1954 Bộ Quốc phòng quyết định thành
lập Bộ chỉ huy Pháo binh, sau đó đến 28/5/1956 đổi tên thành Bộ Tư lệnh Pháo
binh, có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng pháo binh dự bị và làm tham mưu giúp Bộ chỉ
đạo lực lượng pháo binh toàn quân. Lực lượng pháo binh từ đó đã chuyển sang giai
đoạn thống nhất về biên chế, trang bị, huấn luyện, đào tạo và tác chiến trong cơ
cấu của một binh chủng chiến đấu.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Binh chủng Pháo binh cùng với lực lượng vũ trang cả nước tích cực chi viện
sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
chiến đấu. Pháo binh Quân giải phóng phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất
lượng; đã kết hợp chặt chẽ giữa lối đánh hiệp đồng và đánh độc lập chi viện kịp
thời, hiệu quả cho bộ binh đánh địch. Kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, thực
sự là hoả lực mặt đất chủ yếu của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam, góp
phần đánh bại (Chiến tranh cục bộ; Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến
tranh) của đế quốc Mỹ.
Những năm gần đây
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, trước yêu cầu, nhiệm vụ của chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, cùng với lực lượng vũ trang nhân dân, bộ đội pháo binh đã
có những bước phát triển mới cảc về tổ chức, biên chế trang bị. Nhiều đơn vị pháo
binh mới được thành lập với trang bị hiện đại, tăng sức mạnh và khả năng sẵn sàng
chiến đấu của bộ đội pháo binh.
Ngày 20 tháng 11 năm 1950 là ngày truyền thống của BCPB. Trải qua lịch
sử hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành pháo binh đã phát triển không
ngừng, từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn giản thô sơ đến hiện đại, ngày càng

10
hoàn thiện cả về số lượng, chất lượng, đặc biệt về quy mô, lực lượng đáp ứng yêu
cầu tác chiến của Quân đội ta.
Hệ thống tổ chức
- Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Đơn vị
Lữ đoàn 45 - TX Sơn Tây, TP Hà Nội
Lữ đoàn 204 - TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Lữ đoàn 490 - Chí Linh, Hải Dương
Lữ đoàn 675 - Hiệp Hòa,Bắc Giang
Lữ đoàn 96 - Long Thành,Đồng Nai
Tiểu đoàn 371, Tiểu đoàn 97.
Các đơn vị trực thuộc: Nhà trường, TTHL, kho, ....
2. Vị trí, nhiệm vụ
a) Vị trí
Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng
chiến đấu; là hoả lực mặt đất chủ yếu của lục quân; có thể tác chiến hiệp
đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến.
b) Nhiệm vụ
- Chi viện hoả lực cho các lực lượng trong tác chiến hiệp đồng quân binh
chủng. Kiềm chế, chế áp các trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy (vị trí
chỉ huy) của địch...
- Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu diệt gây tổn thất tới mức làm cho mục tiêu
của địch hoàn toàn mất sức chiến đấu. Bắn phá hoại các mục tiêu như công sự, công
trình phòng ngự của địch…gây hư hỏng tới mức mục tiêu không còn tác dụng.
- Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch tạm thời mất sức chiến
đấu, cơ động bị hạn chế, chỉ huy bị rối loạn. Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác
động về tinh thần, tâm lý để ngăn chặn và hạn chế hoạt động của mục tiêu của
địch trong một thời gian nhất định.
D. BINH CHỦNG TĂNG THIẾT GIÁP
1. Sự hình thành phát triển của Binh chủng Tăng thiết giáp
Tăng thiết giáp là một binh chủng kỹ thuật, chiến đấu và là lực lượng đột
kích quan trọng của Lục quân Việt Nam. Từ giữa năm 1955, Bộ Tổng Tư lệnh
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tuyển chọn nhiều cán bộ chiến sĩ tập trung để đưa
đi học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đội, với mục đích tạo nguồn để
đào tạo cán bộ sĩ quan cả về chỉ huy, tham mưu và các quân binh chủng kỹ thuật,
trong đó có binh chủng thiết giáp.
Tháng 8 năm 1956, 2 đoàn cán bộ, chiến sĩ được tuyển chọn cử đi Trung
Quốc để đào tạo về tăng thiết giáp. Tháng 8 năm 1959, Bộ Quốc phòng quyết định
xây dựng một căn cứ huấn luyện xe tăng, lấy mật danh là Công trường 92, tại khu
11
vực núi Đanh thuộc xã Kim Long, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú (nay thuộc
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc).
Ngày 29 tháng 2 năm 1962, Việt Nam tiếp nhận thêm một số trang bị mới
bao gồm 19 xe PT-76, 11 xe T-54, 1 xe MTY-10, 4 xe dắt T-34 do Liên Xô viện
trợ. Cuối năm 1963, Việt Nam tiếp nhận thêm 72 xe T-34, 11 xe T-54, 31 xe PT-
76. Lúc này, tổng số xe tăng thiết giáp và các xe hỗ trợ của Việt Nam đã có là 164
chiếc các loại.
Ngày 22/6/1965, Bộ Quốc phòng chính thức ra quyết định số 100/QĐ-QP thành
lập Trung đoàn 203 và quyết định số 101/QĐ-QP thành lập Bộ tư lệnh Thiết giáp (đến
năm 1994 đổi tên là Bộ tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp) với 3 cơ quan Tham mưu,
Chính trị, Hậu cần - Kỹ thuật.
Bộ tư lệnh Thiết giáp được thành lập đánh dấu giai đoạn phát triển mới của
bộ đội TTG. Đó là bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con đường tiến lên
chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bảo vệ vững chắc miền
Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
Tháng 2 năm 1968, lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam
tham chiến lần đầu tiên tại Tà Mây - Làng Vây (Đường 9 - Khe Sanh). Chiến thắng
Tà Mây, Làng Vây đã góp phần phá vỡ một mảng tuyến phòng thủ chiến lược của
địch trên Đường 9, dồn địch vào thế phòng thủ, bị động đối phó; đồng thời phối hợp
kịp thời với các chiến trường, góp phần vào chiến công vang dội của quân và dân cả
nước trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968.
Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Binh chủng Tăng thiết giáp được Quốc hội và
Chính phủ Việt Nam tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân. Ngày 05 tháng 10 năm 1965 là ngày truyền thống của BCT-TG
Hệ thống tổ chức
- Bộ Tham mưu; Cục Chính trị;
Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Đơn vị
Lữ đoàn 201
Lữ đoàn 215 Các đơn vị trực
thuộc: Nhà trường, TTHL...
2. Vị trí, nhiệm vụ
a) Vị trí
Tăng thiết giáp là loại trang bị kỹ thuật hiện đại, có vỏ thép dày, hỏa lực
mạnh và sức cơ động cao, là lực lượng đột kích quan trọng của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng cùng với bộ binh là lực lượng đột
kích chủ yếu của chiến đấu chiến dịch; hiệp đồng với các binh chủng tạo nên sức
mạnh chiến đấu Binh chủng hợp thành.

12
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai (nếu xảy ra) để đánh bại tiến
công quy mô lớn của địch trên nhiều hướng: trên bộ kết hợp với đổ bộ đường
không, đường biển với cường độ cao, nhịp độ lớn, liên tục bằng nhiều thê đội. Bộ
đội TTG là một trong những thành phần lực lượng rất quan trọng của Lục quân có
thể được sử dụng ngay từ đầu với quy mô lực lượng thích hợp cùng các lực lượng
khác tiêu diệt lớn quân địch, đảm nhiệm nhiệm vụ đột kích quan trọng (có trường
hợp là chủ yếu trong chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng)
b) Nhiệm vụ
Trong chiến đấu bộ đội tăng thiết giáp thường cùng với bộ binh và các quân,
binh chủng khác chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng hoặc đảm nhiệm một
nhiệm vụ độc lập, thường đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
- Trong tiến công
Đột phá trận địa phòng ngự của địch, thọc sâu, vu hồi đánh vào mục tiêu chủ
yếu bên trong như sở chỉ huy, trận địa hỏa lực, khu vực tập trung cơ giới, trung tâm
thông tin, sân bay, địa hình quan trọng để tạo điều kiện chiến đấu, chiến dịch phát
triển thuận lợi, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch. Tiêu diệt địch cơ động
ứng cứu giải tỏa đường bộ, ĐBĐK; tiêu diệt địch rút chạy; có thể được sử dụng làm lực
lượng dự bị để sẵn sàng xử trí các tình huống quan trọng.
- Trong phòng ngự
Có thể thực hiện nhiệm vụ cùng bộ binh và các lực lượng khác phòng ngự
điểm tựa quan trọng, cố thủ mục tiêu chủ yếu, cùng các lực lượng khác giữ vững
khu vực phòng thủ then chốt.
Làm lực lượng cơ động tiến công thực hiện hành động tiến công trong
phòng ngự cùng các lực lượng khác thực hiện các lực lượng khác thực hiện các
trận đánh quan trọng then chốt tạo nên sự thay đổi đột biến thế lực và thời cơ cho
trận chiến đấu chiến dịch có lợi cho ta, cùng các lực lượng khác đánh bại tiến công
của địch giữ vững khu vực phòng ngự được giao. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất
của TTG. Thực hiện được mục đích bản chất của phòng ngự đồng thời phát huy
được toàn bộ các yếu tố tạo nên sức mạnh của TTG.
+ Trong thực hiện nhiệm vụ A2
Có thể thực hiện chốt giữ mục tiêu, tiến công giành lại các mục tiêu đã bị
đánh chiếm (các mục tiêu quan trọng như trụ sở Đảng, chính quyền các cấp), ngăn
chặn, chia cắt, giải tán, trấn áp tiêu diệt các lực lượng bạo loạn lật đổ; cùng các lực
lượng khác tiến công tiêu diệt địch ĐBĐK vào các sân bay, bến cảng, hoặc khống
chế các mục tiêu trên không cho địch đổ bộ hỗ trợ các lực lượng bạo loạn lật đổ
nội địa.
III. TỔ CHỨC HIỆP ĐỒNG TRONG CHIẾN ĐẤU
1. Hiệp đồng tác chiến

13
- Hiệp đồng tác chiến nhằm phối hợp chặt chẽ và có tổ chức mọi hoạt động
tác chiến của lực lượng theo đúng nhiệm vụ, địa điểm, thời gian và phương pháp
thực hiện nhiệm vụ để đạt mục đích chiến dịch (trận chiến đấu).
- Nội dung hiệp đồng phải chính xác, rõ ràng, cụ thể. Tác chiến hiệp đồng
quân chủng, binh chủng lấy hành động binh chủng hợp thành làm trung tâm, tập
trung vào khu vực tác chiến chủ yếu, trận then chốt. Bảo đảm hiệp đồng hành động
tác chiến giữa các đơn vị bộ binh với các quân chủng, binh chủng, giữa chủ lực với
địa phương, với cấp trên, với bạn.
2. Tổ chức hiệp đồng tác chiến
- Tổ chức hiệp đồng tác chiến thường sau khi người chỉ huy chính thức giao
nhiệm vụ cho cấp dưới. Trường hợp thời gian làm công tác chuẩn bị chiến đấu
(chiến dịch) dài hơn thì có thể sau khi người chỉ huy thông qua quyết tâm của cấp
dưới tổ chức hiệp đồng.
- Tổ chức hiệp đồng được tiến hành trên sa bàn, bản đồ, hoặc ngoài thực địa.
Cơ quan tham mưu chuẩn bị kế hoạch tác chiến, sa bàn (nếu có) và tổ chức
cho người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng tiến hành hiệp đồng.
- Phương pháp hiệp đồng.
Khi có hiệp đồng, người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng có thể vận dụng các
phương pháp sau:
+ Trực tiếp chỉ thị cho toàn bộ nội dung kế hoạch hiệp đồng.
+ Người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng nêu từng nhiệm vụ và thời gian tác
chiến. Chủ nhiệm trinh sát báo cáo phương án hành động địch. Chỉ huy đơn vị lần
lượt báo cáo phương án hành động của đơn vị mình theo thứ tự đơn vị hành động
trước báo cáo trước, chủ nhiệm quân binh chủng, ngành theo từng nhiệm vụ. Sau
từng nhiệm vụ, người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng bổ sung, kết luận thành chỉ
thị hiệp đồng.
+ Vận dụng kết hợp giữa hai phương pháp trên.
Ngoài ra, người chỉ huy còn chỉ thị cho các đơn vị, binh chủng, ngành tổ chức
các cuộc hiệp đồng tay đôi, tay ba và chỉ định người chủ trì hiệp đồng. Sau khi chỉ thị
hết nội dung hiệp đồng, người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng phải phổ biến kí, tín
hiệu ở từng nhiệm vụ và chỉ thị các mặt bảo đảm chính cho cơ quan và đơn vị.
3. Duy trì giữ vững hiệp đồng
- Cơ quan tham mưu phải thường xuyên duy trì giữ vừng hiệp đồng. Luôn
nắm chắc diễn biến tác chiến, kịp thời điều chỉnh kế hoạch hành động của các đơn
vị theo diễn biến tình hình.
- Khi hiệp đồng bị gián đoạn phải nhanh chóng tìm nguyên nhân, kiến nghị
biện pháp khắc phục với người chỉ huy.

14
- Khi tình hình thay đổi, căn cứ vào quyết tâm mới, cơ quan tham mưu
nhanh chóng tổ chức cho người chỉ huy hiệp đồng bổ sung và truyền đạt các mệnh
lệnh, chỉ thị của người chỉ huy đến các đơn vị thực hiện.
4. Hiệp đồng với không quân, hải quân.
- Do cơ quan tham mưu binh chủng hợp thành chủ trì.
- Cơ quan tham mưu đơn vị không quân, hải quân chi viện tác chiến phải cử
tổ tham mưu của mình đem theo phương tiện chỉ huy đến sở chỉ huy bộ đội binh
chủng hợp thành để hiệp đồng thống nhất hành động của lực lượng không quân,
hải quân.
5. Hiệp đồng khi có lực lượng đổ bộ đường không tham chiến
- Cơ quan tham mưu binh chủng hợp thành có trách nhiệm tổ chức hiệp
đồng giữa các đơn vị đổ bộ với đơn vị tác chiến mặt đất, với phòng không, không
quân vận tải, không quân chi viện hỏa lực về hành lang bay, bãi đổ bộ, khu vực chi
viện hỏa lực, thời gian và phương pháp đổ bộ, biện pháp tác chiến và bảo đảm khi
xuống mặt đất, kí, tín hiệu nhận nhau.
- Đổ bộ đường không vùng ven biển còn phải hiệp đồng với hải quân và lực
lượng đổ bộ đường biển (nếu có).
- Cơ quan tham mưu đơn vị không quân có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan tham mưu binh chủng hợp thành tổ chức trinh sát địa hình, tình hình địch,
khu vực đổ bộ, chuẩn bị bãi đổ bộ và phương tiện chở quân, xác định đội hình,
hành lang bay, phương pháp đổ bộ.
6. Hiệp đồng khi tác chiến đổ bộ đường biển
- Cơ quan tham mưu lực lượng đổ bộ đường biển phải tổ chức hiệp đồng
chặt chẽ giữa các lực lượng đổ bộ với hải quân và không quân chi viện.
- Hiệp đồng với hải quân tổ chức trinh sát chuẩn bị bãi đổ bộ. Khi thực hành
đổ bộ và phát triển vào chiều sâu trong đất liền phải hiệp đồng với các lực lượng
tại chỗ trong khu vực tác chiến.
- Quá trình hành quân trên biển do hải quân đảm nhiệm, cơ quan tham mưu hải
quân phải tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng đổ bộ với không quân, hải quân.
- Trường hợp tác chiến chiến dịch có nhiều lực lượng tại địa phương, để hiệp
đồng chặt chẽ hai lực lượng, ba thứ quân, cơ quan tham mưu bộ đội chủ lực có
trách nhiệm chủ trì tổ chức hiệp đồng chung theo quyết tâm của bộ chỉ huy thống
nhất các lực lượng.
KẾT LUẬN
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và các quân, binh chủng trong chiến
đấu có vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Để
nắm vững và vận dụng linh hoạt trong hoạt động giáo dục quốc phòng cho thế hệ
trẻ đòi hỏi người học luôn không ngừng học tập và vận dụng linh hoạt trong biên

15
chế các lớp khi học tập thực hành và được vận dụng liên tục trong các hoạt động
của lớp, của nhà trường.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Khái quát chung về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam?
2. Vị trí, nhiệm vụ của các quân, binh chủng trong QĐNDVN?

16

You might also like