You are on page 1of 1

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và
phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tạo nên dân tộc
Việt Nam hiện tại với những đặc điểm sau:
1. Sự khác nhau về tỷ lệ số dân giữa các tộc người. Một vài dân tộc với số dân thấp và
sống biệt dẫn đến kết hôn cận huyết, sinh đẻ ở độ tuổi vị thành niên và tình trạng tảo
hôn vẫn đang diễn ra với tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
2. Sự phân bố dân cư xen kẽ giữa các tộc người có thể củng cố sự đoàn kết dân tộc và
thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, nhưng cũng có khả năng xảy ra mâu thuẫn
hoặc tranh chấp giữa các dân tộc về lợi ích kinh tế hoặc mâu thuẫn do sự khác biệt về
văn hóa.
3. Phần lớn các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi - gần cửa ngõ với các nước láng
giềng và là vị trí chiến lược quan trọng, nhưng cũng gây khó khăn trong việc phát
triển kinh tế - xã hội cho dân cư của các dân tộc này.
4. Cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) tại khu vực của các dân
tộc thiểu số nhìn chung vẫn còn thô sơ cùng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến
cho việc phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau.
5. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của
nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
6. Tuy có sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội nhưng 54 dân tộc Việt Nam luôn đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chống lại các thế lực thù địch để bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ.
Từ các đặc điểm nêu trên, Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chính sách dân tộc theo nguyên
tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục
tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

You might also like