You are on page 1of 5

I.

Quá trình tồn tại và phát triển của Nhà nước phong kiến Nhật
Bản:
1. Nhà nước trong thời kì thống trị của Thiên Hoàng ( thế kỉ VI - thế
kỉ XII
- Từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII : là giai đoạn thành lập nhà nước
phong kiến tập quyền, đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay).
Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Thiên Hoàng Shotoku công bố
Luật 17 điều, trong đó đề cao tư tưởng trung quân. Chính tư tưởng trung
quân, muốn xây dựng và củng cố một nhà nước trung ương tập quyền
vững mạnh theo hình mẫu Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến cuộc cải
cách Taika - cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử hành chính Nhật Bản.
- Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XII: các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở
Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực
của Thiên Hoàng. Trong mô hình quản lý nhà nước thời kỳ này có chức
danh Nhiếp chính. Đó là người giúp Thiên Hoàng trị vì đất nước và thâu
tóm mọi quyền lực. Cuối thời kỳ này, tầng lớp võ sĩ samurai bắt đầu hình
thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

[ Từ thế kỉ IX trở đi, bọn quý tộc chiếm đoạt ruộng đất mà nông dân đã
được phân chia, các trang viên của quý tộc vì thế được mở rộng -> Nhiều
nông dân phải tha phương hoặc trở thành nông dân phụ thuộc vào các
trang viên. Nguồn binh lính của nhà nước cũng cạn dần và sức chiến đấu
của quân đội sút kém nghiêm trọng.
Chế độ binh dịch -> Chế độ lính mộ.
Tạo điều kiện cho các quý tộc địa phương thành lập lực lượng vũ trang
riêng. -> Tầng lớp võ sĩ ( võ sĩ đạo)
- Quyền lực Thiên Hoàng bị thâu tóm bởi các dòng họ lớn. Người của các
dòng họ lớn này kế tiếp nhau làm “quan bạch”
( có quyền thay mặt Thiên Hoàng phê chuẩn các tấu sớ và tâu lại sau -
viên quan nhiếp chính và là tiền thân của chức Tướng quân thời Mạc
Phủ) ]

2. Nhà nước trong thời kỳ thống trị của chính quyền mạc phủ
(thế kỷ 12 đến thế kỷ 19):
* Thời kỳ này bắt đầu từ việc Minamoto Yoritomo được Thiên Hoàng
phong cho danh hiệu Tướng quân - mở đầu cho việc thiết lập chính quyền
quân sự của tầng lớp samurai ở Nhật Bản. Thực chất quyền lực nhà nước
lúc này nằm trong tay chính quyền quân sự; từ đó chính quyền Mạc phủ
tồn tại song song với chính quyền của Thiên Hoàng cho đến năm 1868.

- Từ năm 1184, dòng họ Minamoto đã thành lập một chính quyền riêng ở
miền Đông Nhật Bản - chính quyền Kamakura.
- Năm 1192, Yorimoto ( người đứng đầu chính quyền ) được Thiên
Hoàng phong danh hiệu Tướng quân => Đánh dấu sự ra đời của chính
quyền Mạc Phủ
* Chính quyền Mạc phủ là chính quyền của các dòng họ lớn kế tiếp
nhau -tồn tại song song với chính quyền của Thiên hoàng, tạo nên hệ
thống chính quyền kép, trong đó, Mạc phủ dần dần trở thành chính quyền
công khai, thâu tóm toàn bộ quyền lực, còn triều đình chỉ là chính quyền
danh nghĩa, núp bóng.
- Cơ sở giai cấp chủ yếu: là tầng lớp võ sĩ đạo => ngày càng phát triển,
họ được Tướng quân ban cho nhiều ruộng đất và chiếm ưu thế về mọi
mặt. Trong khi đó, quý tộc quan lại của triều đình Thiên Hoàng ngày
càng suy yếu.
- Tổ chức bộ máy chính quyền Mạc Phủ:
+ Đứng đầu Mạc Phủ là Tướng quân, theo chế độ thế tập. Tướng quân là
địa chủ lớn hất trong cả nước, đồng thời nắm mọi quyền hành. Thực chất,
Tướng quân là Thiên Hoàng của Nhật Bản.
+ Giúp việc cho Tướng quân có nhiều quan chức, là những võ sĩ thân tín
nhất của Tướng quân. Thời Mạc Phủ Muromachi lập ra chức Quản Lĩnh,
gồm có 3 người, giúp Tướng quân giải quyết mọi công việc ở các địa
phương.
+ Ở các địa phương, có Thủ Hộ và Địa Đầu do các võ sĩ thân tín của
Tướng quân đảm nhiệm. Thủ hộ và Địa đầu là chính quyền của Mạc Phủ
ở địa phương, chỉ đạo, giám sát hệ thống quan lại địa phương của Thiên
Hoàng

( Thủ hộ có nhiệm vụ giúp quốc ti quản lý công việc quân sự ở tỉnh.


- Địa đầu làm nhiệm vụ quản lý ruộng đất, thu tô thuế, lùng bắt giặc cướp
ở quận, làng.)

- Tuy nhiên, các lãnh chúa lớn ở địa phương dần dần củng cố, tăng cường
thế lực của mình bằng cách chiếm đoạt đất đai, dần dần trở thành những
địa chủ lớn, gọi là “Đại danh”. Các Đại danh giống như 1 ông vua trong
vương quốc nhỏ của mình, họ có chính quyền, lực lượng quân đội
riêng…
* Chính quyền Mạc Phủ tồn tại đến 1868 và có 3 Mạc Phủ nổi tiếng :
a) Kamakura ( 1192 - 1333 ) < Dòng họ Minamoto >
Cơ cấu tổ chức của chính quyền Mạc phủ Kamakura.
- Shogun là người có cương vị cao nhất, đảm nhận trọng trách bảo vệ đất
nước và Thiên Hoàng.
*Về tổ chức, các cấp trung ương, chính quyền Kamakura bao gồm 3 cơ
quan chủ yếu:
- Samurai dokoro (Thị sá), là cơ quan quản lí võ sĩ.
- Man dokoro (Chính sá) là cơ quan giải quyết các vấn đề hành chính,
kinh tế, quản lý các địa phương.
- Mon chuijo (vấn chú sá) là cơ quan tư pháp, có trách nhiệm theo dõi
và xét xử những vụ vi phạm pháp luật, giám sát hành vi xã hội.
=> Trên thực tế thì Samurai dokoro là cơ quan hành pháp có vai trò quan
trọng nhất trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đẳng cấp võ sỉ
của chính quyển Kamamura. Bộ máy quân sự do Mạc phủ thiết lập tương
đối gọn nhẹ nhưng được tổ chức chặt chẽ, tính hiệu quả nằm trong cơ chế
phục tùng mệnh lệnh từ trung ương đến địa phương.

b) Muromachi ( 1338 - 1573 ) < Dòng họ Asicaga >


Mạc phủ Marumachi đã ra chức Quản lĩnh (kanrei) tương tự như nhiếp
chính thời Kamakuara, gồm 3 người đại diện cho 3 tập đoàn võ sĩ thân
tín, có thế lực nhất: Hosokawa, Shiba, Hatakeyama. Nhiệm vụ của
Kanrei là giúp tướng quân giải quyết những công việc chung đồng thời có
trách nhiệm quản lí các dòng họ võ sĩ khác.
Trong hệ thống chính, Mạc phủ Muromachi vẫn duy trì những cơ quan
trọng yếu được thiết lập từ thời Kamakura. Do vậy, dưới Kanrei là
Samurai dokoro với người đứng đầu là Shoshi.
- Nhiệm vụ của Samurai dokoro là đề ra các kế hoạch quân sự, duy trì
kỷ luật trong giới võ sĩ và bảo vệ an ninh kinh đô.
- Man dokoro giờ đây chỉ chuyên trách vấn đề tài chính của Mạc phủ
- Trong khi đó Monchujo lại có chức năng như một ban thư kí đồng thời
là nơi lưu trữ các tài liệu về ruộng đất.
- Việc xét xử các tranh chấp đất đai và thực hiện kỷ luật giới võ sĩ thuộc
về Hikitsuke-shu.
- Bên cạnh đó, trong bộ máy hành chính, còn có chức Tổng trấn (Kanto
kanrei) Kamakura để cai quản 10 tỉnh khu vực Kanto (phía Đông) và
Kyushu tandai cũng được thiết lập để quản lý 11 tỉnh khu vực Kansai
( phía Tây ).
c) Tokugawa ( 1603 - 1868 ) < Dòng họ Tokugawa >
Tokugawa Ieyasu với tư cách là lãnh chúa mạnh nhất đã nhanh chóng
vươn lên trá thành lực lượng chính trị trung tâm á Nhật Bản, ông đã thâu
tóm quyền lực về trong tay mình. Xây dựng củng cố chính quyền phong
kiến tập trung, trực tiếp của chính quyền trung ương với các địa phương
qua có chế vận động song song
- Mạc phủ, đứng đầu là tướng quân Tokugawa và các Daimyo (lãnh chúa)
cai trị khoảng trên 260 lãnh địa. Cơ chế chính trị phong kiến có tính
chất quân phiệt đó được gọi là Bakuhan-tai-sei. Cơ sá tồn tại của chế độ
này chính là dựa vào lòng trung thành tuyệt đối của đẳng cấp võ sĩ và sự
cân bằng trong cơ cấu quyền lực giữa trung ương (bakafu, Mạc phủ) với
địa phương (han, phiên) cả hai vấn đề quan trọng nhất là kinh tế và chính
trị.
Đến đời tướng thứ 3, Tokugawa Iemitsu cơ chế chính trị được thiết lập
theo lối quân sự đã phát triển tương đối hoàn thiện. Trong đó cấp Trung
ương có 3 cơ quan chính:
- Roju (Nguyên lão) gồm 4 đến 5 thành viên. Chức năng chủ yếu là giúp
tướng quân giải quyết các vấn đề lớn có tính chất quốc gia, duy trì quan
hệ với Thiên hoàng cũng như lãnh chúa.
- Wakadoshiyori (Nhược niên ký) gồm 4 đến 6 thành viên, có nhiệm vụ
giám sát hoạt động của bộ máy hành chính, lực lượng võ sĩ hatamoto và
gokenin đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tướng phủ.
- Ngoài 2 cơ quan nói trên, Mạc phủ còn đặt ra Jissha bugyo khoảng 4
người phụ trách các vấn đề về nghi lễ, tôn giáo. Trong cơ cấu quyền lực
của Mạc phủ Edo còn có Hyojosho với thành viên bao gồm những người
thuộc Roji và một viên chức cấp cao, đại diện Mạc phủ. Hyojosho vừa có
chức năng lập pháp vừa là cơ quan hành pháp đảm đương những nhiệm
vụ như một Tối cao pháp viện.

- Trước sự áp bức bóc lột nặng nề của chính quyền mạc phủ nên từ thế kỷ
18 đến nữa đầu thế kỷ 19, phong trào khởi nghĩa của nông dân phát triển
mạnh mẽ.
- Trong hoàn cảnh đó, giai cấp phong kiến bị phân làm 2 phái: phái ủng
hộ mạc phủ và phái chủ trương mạc phủ phải trả lại chính quyền cho
thiên hoàng. Đến nữa sau thế kỷ 19, cuộc đấu tranh giữa hai phe phái đó
phát triển thành cuộc nội chiến.
- Năm 1968, Tướng quân Mạc Phủ phải trao trả chính quyền lại cho
Thiên Hoàng lúc bấy giờ là Meiji (Minh Trị). Sau đó, Minh Trị tiến hành
cuộc cải cách (Minh Trị Duy Tân) đưa Nhật Bản tiến lên một xã hội mới
cao hơn, xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Sự kiện trên đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Mạc Phủ, kết thúc chế
độ phong kiến nhật bản.
* Kết luận:
- Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, chính quyền Mạc Phủ đã
lũng đoạn chính quyền của Thiên Hoàng từ cấp trung ương xuống
địa phương và thật sự trở thành chính quyền chi phối thực tế ở
Nhật Bản.
- Chính phủ đế quốc mới bắt đầu hiện đại hóa đất nước một cách
nhanh chóng để đưa nó phù hợp với thế giới phương Tây đã công
nghiệp hóa, cũng như trong nỗ lực ngăn chặn bất kỳ mưu đồ đế
quốc nào mà các cường quốc phương Tây âm mưu.

You might also like