You are on page 1of 9

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/340248244

RED ROSES – NATURAL RAW MATERIAL SOURCE FOR GREEN COSMETICS

Article · January 2016

CITATION READS

1 455

1 author:

Nguyen Thuc Boi Huyen


Ho Chi Minh City University of Food Industry
32 PUBLICATIONS 88 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Nguyen Thuc Boi Huyen on 28 March 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


KHOA HỌC – ỨNG DỤNG

HOA HỒNG ĐỎ
NGUỒN NGUYÊN LIỆU THIÊN NHIÊN CHO MỸ PHẨM XANH
TS NGUYỄN THÚC BỘI HUYÊN (*)
NGUYỄN THỊ CẨM VÂN (**)
TRẦN DUY MINH THIỆU (***)
TÓM TẮT
Chọn lựa mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là xu thế tất yếu hiện nay của người tiêu dùng. Ngoài
chức năng đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng thì mỹ phẩm xanh còn khai thác, sử dụng hợp
lý các nguyên liệu, tài nguyên của một vùng hay một quốc gia. Mục tiêu của bài này là xây dựng quy
trình chế tạo kem dưỡng da từ hoa hồng đỏ, một nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có tại Việt Nam. Kết
quả thử nghiệm cho thấy kem hoa hồng tốt, an toàn với người sử dụng.

Từ khóa: Mỹ phẩm xanh, kem dưỡng da, hoa hồng đỏ, nguyên liệu thiên nhiên, an toàn.

SUMMARY
Nowadays, the trend of customers is choosing natural cosmetic. This cosmetic not only assures
for customer’s health but also reasonably consume materials from a region or a country. Hence, the
purpose of this paper is setting up the cream compounding process from red rose, a natural resource
available in Viet Nam. Testing result shows that this cream can be safe for customer.

Key words: Green cosmetic, cream, red rose, natural material, safe.

1. Giới thiệu nhằm đảm bảo an toàn về sức khoẻ.


Mỹ phẩm được phát hiện cả ngàn năm trước Ở những công trình trước đây, chúng tôi
đây nhằm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp trong đã nghiên cứu chế tạo mỹ phẩm xanh từ các
hoàng gia và giới quý tộc. Từ thế kỷ 19 sản nguyên liệu thiên nhiên [3-5]. Trong bài này,
xuất mỹ phẩm phát triển mạnh mẽ và gặt hái chúng tôi chọn làm nguyên liệu chính là hoa
nhiều thành công. Hiện nay, mỹ phẩm được hồng đỏ để chế tạo kem dưỡng da. Với tiêu
sản xuất trên những dây chuyền công nghệ chí là sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên
tiên tiến cùng với những nguyên liệu ngày sẵn có trong nước đồng thời khai thác những
càng phong phú và đa dạng hơn. tính chất quý giá của chất màu Anthocyanin ở
Trong xu thế toàn cầu hóa, ngành mỹ phẩm trong cánh hoa hồng. Các tài liệu nghiên cứu
ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đã chứng minh Anthocyanin là chất màu tự
trở thành một ngành công nghiệp siêu lợi nhiên, được sử dụng rất tốt trong thực phẩm,
nhuận. Xu hướng của người tiêu dùng ở những là chất chống oxy hóa, kháng ung thư tốt đang
quốc gia thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ là hướng được nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực
đến các mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên y học [6-7].
(*) (**) (***) Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

58
NGHIÊN
KHOA HỌC
CỨU– ỨNG
- TRAO
DỤNG
ĐỔI

2. Phương pháp nghiên cứu trong khoảng từ 60 đến 70 oC và bổ sung 1%


Trong bài này, chúng tôi sẽ tiến hành thực Acid Citric nhằm tạo ra môi trường Acid nhẹ
hiện một số nội dung sau: giúp việc thẩm thấu tế bào tốt, đồng thời tách
(1) Thiết lập quy trình tách chiết dịch hoa hồng. Anthocyanin được triệt để hơn. Hỗn hợp hoa
(2) Xác định hàm lượng Anthocyanin trong hồng chứa trong bình cầu có nút đậy kín. Sau
dịch chiết hoa hồng. một khoảng thời gian là 10 phút sẽ tiến hành
(3) Khảo sát ảnh hưởng của pH môi trường khuấy trộn để tăng cường sự tiếp xúc giữa
đến sự biến đổi màu của Anthocyanin trong nguyên liệu và dung môi.
dịch chiết hoa hồng. Sau khi ngâm khoảng 2 giờ, tiến hành tách
(4) Lựa chọn các phụ gia xanh. chiết cho đến khi các cánh hoa bạc màu và
(5) Quy trình chế tạo kem hoa hồng. dung dịch chiết chuyển qua màu đỏ đậm. Làm
(6) Xây dựng bảng kiểm tra. nguội và chờ dung dịch ổn định, ta thu được
(7) Khảo sát, thu thập ý kiến người sử dụng. dịch chiết hoa hồng và tiến hành phối trộn với
(8) Đánh giá chất lượng sản phẩm. các phụ gia để chế tạo kem. Quy trình tách
3. Nguyên liệu liệu chiết dịch hoa hồng được trình bày ở Hình 1
Chọn loại hoa hồng có cánh to và có màu đỏ dưới đây:
thắm. Hoa còn tươi không bị dập, không bị sâu
rầy phá hoại. Hoa càng tươi thì màu sắc của Hình 1: Sơ đồ tách chiết dịch hoa hồng

dịch chiết sẽ có màu đẹp. Sử dụng cả 2 loại


nguyên liệu là cánh hoa hồng tươi và cánh hoa
hồng đã sấy khô. Mục đích là tận dụng nguồn
nguyên liệu hoa hồng không đạt chuẩn (làm
hoa trang trí) hoặc cánh hoa bị bỏ đi sau những
ngày lễ hội, góp phần trong việc hạn chế lãng
phí và gây ô nhiễm môi trường.
4. Kết quả và bàn luận
4.1. Xây dựng quy trình tách chiết dịch
hoa hồng
4.1.1 Xử lý nguyên liệu hoa hồng
Tách riêng cánh hoa, bỏ đi phần đài hoa,
nhụy hoa. Ngâm cánh hoa với nước muối
loãng, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Cánh
hoa hồng sau khi được xử lý sơ bộ, được cắt
thành từng miếng nhỏ dài khoảng 2-3 cm.
4.1.2. Tách chiết dịch hoa hồng
Sử dụng dung môi là nước cất, gia nhiệt
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

59
NGHIÊN
KHOA HỌC
CỨU– ỨNG
- TRAO
DỤNG
ĐỔI

Hin
̀ h 2: Nguyên liệu hoa hồng Để tăng nồng độ của dịch hoa hồng, có thể
sử dụng hệ thống cô quay chân không. Dịch
hoa hồng sau khi cô quay có màu đỏ đậm hơn
so với dịch chiết ban đầu.
4.2. Xác định hàm lượng Anthocyanin
trong dịch chiết hoa hồng
Theo Jin và các cộng sự thì hoa hồng chứa
sắc tố Anthocyanin với hàm lượng là 375
mg/100 g ở bước sóng hấp thu cực đại trong
vùng khả kiến là 510 – 526 nm [1].
(a)
(a)Hoa
HoaHồng
hồngtươi
tươi
Tiến hành dùng phương pháp đo UV-Vis để
xác định hàm lượng Anthocyanin trong dịch
chiết của cánh hoa hồng tươi và hoa khô. Quá
trình thí nghiệm được tiến hành như sau: hút
2,5 mL của mỗi mẫu dịch chiết, định mức
thành 25 mL bằng bình định mức 25 mL. Chờ
cho dung dịch ổn định, tiến hành xác định
bước sóng hấp thu cực đại. Tiến hành trên máy
quang phổ UV-Vis, với cuvet 1cm và dùng
(b)(b)
Hoa Hồng
Hoa khô
hồng khô nước cất 2 lần để làm dung dịch so sánh.
Đo mật độ quang của các mẫu hoa hồng tại
Dịch chiết hoa hồng sau khi lọc có màu đỏ
bước sóng hấp thụ cực đại (506 nm và 509
tươi rất đẹp so với màu của cánh hoa ban đầu
nm) và 700 nm; với pH môi trường là 1,0 và
(Hình 3). Dịch có hương thơm ngọt thanh, dễ
4,5. Kết quả đo hàm lượng Anthocyanin trong
chịu giống hương của mật ong, điều này cho
cánh hoa tươi và khô được trình bày ở Bảng 2
thấy bản chất của Anthocyanin là gốc đường
Glycozit. Bảng 2: Hàm lượng Anthocyanin trong nguyên liệu hoa
hồng tươi và khô
Hình 3: Dịch chiết từ hoa hồng

Kết quả từ bảng 2 cho thấy hàm lượng


Anthocyanin trong cánh hoa tươi là 3,341 mg/g
và trong cánh hoa khô là 3,138 mg/g. Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của Jin Hwan
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

60
NGHIÊN
KHOA HỌC
CỨU– ỨNG
- TRAO
DỤNG
ĐỔI

Lee và cộng sự năm 2011 [1] là 3,75 mg/g do màu vàng đậm (xem Hình 4).
sử dụng phương pháp tách chiết thủ công. Kết quả khảo sát phù hợp với sự thay
Một số tài liệu trước đây về hàm lượng đổi màu của Anthocyanin theo pH môi trường,
Anthocyanin trong các loại rau củ quả, được điều này chứng tỏ Anthocyanin có khả năng
trình bày ở Bảng 3 [2,8,9]. làm một chất chỉ thị môi trường.
Bảng 3 Hàm lượng Anthocyanin trong một số hoa quả Hình 4: Sự biến đổi màu của dịch hoa hồng theo pH
và lá cây môi trường

4.4. Chọn các phụ gia xanh để chế tạo kem


dưỡng da
Với mục tiêu chế tạo loại mỹ phẩm xanh,
chúng tôi dùng nguyên liệu chính cho kem
dưỡng da là dịch hoa hồng. Dịch hoa hồng
không chỉ có tác dụng dưỡng da, làm săn da
mà còn tạo hương thơm và tạo màu cho hỗn
hợp mỹ phẩm. Ngoài nguyên liệu chính là dịch
Kết quả từ Bảng 3 cho thấy hàm lượng
hoa hồng, chúng tôi còn bổ sung thêm một số
Anthocyanin trong hoa hồng thấp hơn so
phụ gia xanh để đảm bảo an toàn cho người sử
với hoa dâm bụt, hoa bụt giấm. Đối với bắp
dụng. Một số một số phụ gia xanh được chọn,
cải tím (9,09 mg/g), vỏ cà tím (4,41 mg/g)
có nguồn gốc thiên nhiên như dầu cám gạo, dầu
và vỏ quả nho (5,64 mg/g) thì hàm lượng
ô liu, dầu hạnh nhân,... Chức năng của một số
Anthocyanin trong hoa hồng thấp hơn nhiều.
nguyên liệu phụ gia xanh được liệt kê ở Bảng 4.
4.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH môi
trường đến sự biến đổi màu của Anthocyanin Bảng 4 Chức năng của một số nguyên liệu và phụ gia có
nguồn gốc thiên nhiên
trong dịch chiết hoa hồng
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của pH môi
trường đến sự biến đổi màu của dịch chiết
hoa hồng trong khoảng pH từ 1 đến 12. Kết
quả cho thấy dịch hoa hồng có màu hồng đỏ ở
pH = 1. Khi pH nằm trong khoảng 1 đến 4 thì
màu hồng sẽ nhạt dần. Ở pH = 5 ÷ 6 dịch gần
như không màu. Từ pH = 7, dịch chuyển sang
màu vàng. Đến pH = 12 thì dịch hoa hồng có
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

61
NGHIÊN
KHOA HỌC
CỨU– ỨNG
- TRAO
DỤNG
ĐỔI

4.5. Xây dựng quy trình chế tạo kem Nhận xét sản phẩm: kem dưỡng da có màu
dưỡng da hồng nhạt, bóng mượt và đồng nhất. Bề mặt
Dịch hoa hồng được phối trộn với các phụ kem mịn màng, không bị tách lớp. Đặc biệt
gia xanh chủ yếu theo Bảng 4. Ngoài ra còn bổ kem có hương thơm quý phái và bền lâu của
sung thêm một hàm lượng rất nhỏ các chất bảo hoa hồng. Khi thoa kem, kem thẩm thấu nhanh
quản, chất tạo gel, chất nhũ hóa để tăng khả chóng vào da và tạo cảm giác mát lạnh. Sau
năng liên kết giữa các thành phần trong hỗn khi thoa kem, da trở nên mềm mại, mịn màng
hợp. Quy trình phối trộn kem dưỡng da theo và sáng rõ rệt.
trình tự sau đây: 4.6. Thiết lập bảng kiểm tra để lấy ý kiến
- Cân các thành phần đúng theo công thức người sử dụng
pha chế. Chúng tôi xây dựng bảng kiểm tra bao gồm
- Hỗn hợp A: bao gồm chất dưỡng da, chất 16 tiêu chí chất lượng của kem dưỡng da (Bảng
làm mềm da, chất làm trắng da, chất chống 5) với 5 mức đánh giá sau đây:
nắng,... Đun nóng hỗn hợp A khoảng 50 – 60 oC. - Mức 1 : Yếu.
- Hỗn hợp B: gồm các chất tạo gel, dưỡng - Mức 2 : Trung bình.
ẩm,... Đun nhẹ hỗn hợp B. - Mức 3 : Khá.
- Hỗn hợp C: Dịch hoa hồng chứa chất màu - Mức 4 : Tốt.
Anthocyanin, mùi hương tự nhiên cùng dưỡng - Mức 5 : Rất tốt.
chất hoa hồng. Để đánh giá chất lượng của kem dưỡng da,
Phối trộn thành phần A vào B và khuấy chúng tôi tiến hành khảo sát khoảng 50 người,
đều cho đến khi hết phần A. Cho phần C vào cho dùng thử rồi lấy ý kiến. Người khảo sát
hỗn hợp AB và khuấy đều trong 3 phút. Để ổn được chọn ngẫu nhiên, với độ tuổi trong
định. Sau đó cho tiếp chất bảo quản và khuấy khoảng từ 19 đến 30 tuổi.
đều trong 3 phút rồi làm nguội kem. Mẫu kem 4.7. Kết quả đánh giá chất lượng kem
sau khi chế tạo được quan sát ở Hình 5. dưỡng da
Trong 50 phiếu phát ra có 5 phiếu không
Hình 5: Mẫu kem dưỡng da được chế tạo từ nguyên liệu
hoa hồng hợp lệ, còn lại 45 phiếu. Dữ liệu thu thập được
ghi nhận theo Bảng 5 dưới đây:
Sau khi phân tích dữ liệu ở bảng 5, chúng
tôi dùng phương pháp chuyên gia để chọn ra 7
tiêu chí quan trọng nhất theo thứ tự dưới đây:
(1) Độ an toàn
(2) Tính không kích ứng da
(3) Độ sáng của da sau khi thoa kem
(4) Độ ẩm của da
(5) Độ đồng nhất của kem
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

62
KHOA HỌC – ỨNG DỤNG

(6) Độ mềm mại của kem Kết quả đánh giá của 7 chỉ tiêu chất lượng
(7) Hương thơm của kem. quan trọng trên được trình bày ở Hình 6.
Bảng 5: Bảng thống kê kết quả đánh giá của người dùng thử kem dưỡng da.

Hình 6: Biểu đồ cột thể hiện sự đánh giá của người sử dụng đối với kem hoa hồng

1: Độ an toàn
2: Độ không kích ứng da
3: Độ sáng da
4: Độ ẩm của da
5: Độ đồng nhất của kem
6: Độ mềm của kem
7. Hương của kem.

TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

63
KHOA HỌC – ỨNG DỤNG

Kết quả ở biểu đồ 6 cho thấy: Hình 7: Biểu đồ thể hiện độ an toàn của mẫu kem hoa hồng

- Không có mức đánh giá Yếu.


- Mức chất lượng Trung bình chiếm tỷ lệ
rất thấp.
- Hầu hết người sử dụng chọn từ mức khá
trở lên.
Với mục đích của bài nghiên cứu là chế tạo
thử nghiệm mẫu mỹ phẩm xanh, trên cơ sở Biểu đồ hình bánh cho thấy kết quả đánh
dùng nguyên liệu và các phụ gia có nguồn từ giá về độ an toàn của mẫu kem dưỡng da:
thiên nhiên. Vì vậy sau khi đánh giá chung 7 - Người sử dụng không chọn mức Yếu.
chỉ tiêu chất lượng, chúng tôi sẽ phân tích tiêu - Tỷ lệ người chọn mức Trung bình rất ít (< 7%).
chí quan trọng nhất của mỹ phẩm xanh: đó là - Từ mức Khá trở lên chiếm > 90%, trong
độ an toàn. Kết quả được trình bày ở Bảng 6 đó mức đánh giá Tốt và Rất tốt chiếm gần 70%
và Hình 7: (chiếm 2/3 tổng số người sử dụng và bình chọn).
Kết quả trên cho thấy người sử dụng đánh
Bảng 6: Độ an toàn của mẫu kem dưỡng da
giá cao về độ an toàn của mẫu kem dưỡng da.
5. Kết luận
Chúng tôi chế tạo thử nghiệm mẫu kem
dưỡng da trên cơ sở sử dụng nguyên liệu và
các phụ gia có nguồn gốc thiên nhiên. Trong
đó, hoa hồng đỏ vừa có chức năng là dưỡng
chất da vừa là chất tạo hương đồng thời là chất
tạo màu cho kem dưỡng da. Kết quả khảo sát,
thăm dò ý kiến người sử dụng cho thấy chất
lượng mẫu kem dưỡng da được đánh giá cao,
đặc biệt là độ an toàn của sản phẩm.

Tài liệu tham khảo


[1] Jin Hwan Lee, Hyeon Jin Lee, Myoung Gun Choung (2011), Anthocyanin compositions and
biological activities from the red petals of Korean edible rose, Food Chemistry No.129.
[2] Nguyễn Thị Lan, Lê Thị Lạc Quyên (2004), Ảnh hưởng của hệ dung môi đến khả năng chiết
chất màu Anthocyanin từ quả dâu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 2.
[3] Nguyễn Thúc Bội Huyên, Hồ Thị Ngọc Sương, Trần Thị Mai Hiên, Vi Thị Loan (2016),
Nghiên cứu chế tạo son dưỡng môi xanh từ bột trái thanh long, Tạp chí Khoa học trường Đại
học Đồng Tháp, Số 20.
[4] Nguyễn Thúc Bội Huyên, Lê Thị Kim Yến (2016), Chế tạo mỹ phẩm chứa dưỡng chất thiên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

64
KHOA HỌC – ỨNG DỤNG

nhiên từ trái thanh long, Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp, Số 8.


[5] Nguyễn Thúc Bội Huyên, Trần Duy Minh Thiệu (2016), Xây dựng quy trình pha chế kem
dưỡng da từ hoa hồng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
[6] Padma Vankar, Natural Dyes, Department of Chemistry, Indian Institute of Technology,
Kanpur, Lecture No.36.
[7] Penning Nutrition Series (2009), Anthocyanin, Healthier lives through education in nutrition
and preventive medicine No.1.
[8] Võ Thúy Vi, Phan Thị Xuân (2016), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tách chiết Anthocyanin
trong hoa dâm bụt, Báo cáo đề tài khoa học, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
[9] Vương Ngọc Chính (2012), Hương liệu mỹ phẩm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
Ngày nhận: 02/9/2016
Ngày duyệt đăng: 20/10/2016

TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP

65

View publication stats

You might also like