You are on page 1of 32

BTL NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ

TRẠM BIẾN ÁP - HK231


CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU MÁY PHÁT ĐIỆN MẶT TRỜI
DÙNG ĐỘNG CƠ STIRLING

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Hoàng Lĩnh


Lớp L01
Danh sách thành viên thực hiện:

Họ và tên Sinh viên MSSV

Trần Kiều Dương 2010198

Trần Hoàng Vương 2015110

Nguyễn Lâm Trí 2010735


Nội dung trình bày

 Chương 1_ Tổng quan về Năng lượng mặt trời


 Chương 2_ Tổng quan về động cơ Stirling
 Chương 3_ Nhà máy điện mặt trời dạng Stirling Dish
 Chương 4_ Tìm hiểu nhà máy thực tế
Chương 1. Tổng quan về Năng lượng mặt trời

• Năng lượng Mặt Trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời, đã được khai thác bởi con người từ
thời cổ đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn bao giờ hết. Bức xạ Mặt
Trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lượng mặt trời như sức gió và sức sóng, sức nước và
sinh khối, làm thành hầu hết năng lượng tái tạo có sẵn trên Trái Đất.
• Điện mặt trời hay điện năng lượng mặt trời là quá trình biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành
điện năng nhờ tấm pin mặt trời. Quá trình biến đổi này còn gọi là quang điện.
1.1. Lý thuyết cấu tạo

 Tấm pin mặt trời: hấp thu bức xạ mặt trời


chuyển đổi thành điện một chiều (DC)
 Pin lưu trữ: Tích trữ điện khi các thiết bị
không sử dụng hết từ pin mặt trời sau đó
cung cấp năng lượng điện khi về đêm hoặc
khi thời tiết xấu.
 Bộ biến tần (Inverter) hoặc bộ điều khiển sạc: biến đổi điện một chiều
(DC) tạo ra từ pin mặt trời thành điện xoay chiều (AC) có cùng điện áp và
tần số của điện lưới.

 Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời có nhiệm vụ đảm bảo sạc điện tạo ra
từ tấm pin mặt trời sang hệ thống pin lưu trữ. Nó kiểm soát dòng điện sạc
sao cho pin lưu trữ không bị sạc quá tải cũng như không bị xả quá sâu,
giúp cho pin lưu trữ và hệ thống hoạt động tốt hơn và nâng cao tuổi thọ.

 Hệ thống giám sát năng lượng: Giám sát và lưu trữ thông số hoạt động của
hệ thống điện mặt trời, giúp người sử dụng theo dõi công suất và năng
lượng hệ thống tạo ra.
1.2. Nguyên lý biến đổi điện năng

• Đầu tiên, bộ chuyển đổi sẽ chuyển đổi điện một chiều (DC) vào thành điện áp xoay chiều (AC)
bằng cách sử dụng bộ nghịch lưu. Điện đầu vào có thể là 3 pha ( 380VAC ) hoặc 1 pha
(220VAC), nhưng dòng điện sẽ ở mức điện áp và tần số cố định.
• Tiếp theo, điện áp 1 chiều (DC) được tạo ra sẽ được trữ trong giàn tụ điện (Tụ điện là bộ phận
điện thụ động được dùng để trữ năng lượng trong một trường điện.). Điện áp một chiều này ở
mức rất cao.
Cuối cùng, thông qua trình tự kích hoạt thích hợp bộ biến đổi Transistor Lưỡng cực (khóa điện
tử) có cổng cách điện hoạt động giống như một công tắc đóng và mở cực nhanh để tạo dạng
sóng đầu ra của Biến tần của bộ chuyển đổi sẽ tạo ra một điện áp Xoay chiều (AC).
Chương 2. Tổng quan về động cơ Stirling

2.1. Lịch sử hình thành

Động cơ Stirling là một động cơ nhiệt đốt


ngoài sử dụng piston. Nó đã được sáng chế và
phát triển bởi Robert Stirling vào năm 1816.
Ông là một giáo sĩ và kỹ sư người Scotland.
Đây là loại động cơ nhiệt có hiệu suất cao, có thể đạt tới 50% đến 80%
hiệu suất lý tưởng của chu trình nhiệt động lực học thuận nghịch (như
chu trình Carnot) trong việc chuyển hóa nhiệt năng thành công năng, chỉ
bị mất mát do ma sát và giới hạn của vật liệu. Động cơ này cũng hoạt
động được trên nhiều nguồn nhiệt, từ năng lượng Mặt Trời, phản ứng
hóa học đến phản ứng hạt nhân.

Một động cơ bơm nước điển hình cuối thế kỷ 19


đầu thế kỷ 20 dùng động cơ Stirling.
2.2. Nguyên lý hoạt động

• Động cơ Stirling sử dụng một loại chất khí (thường là không khí, hydrogen hoặc helium) làm môi chất
hoạt động trong một chu trình khép kín. Khác với động cơ đốt trong, động cơ Stirling không có van hút và
xả, nghĩa là không có sự lưu thông vào ra của môi chất. Quá trình hoạt động của động cơ Stirling dựa trên
sự giãn nở và co lại của khối khí trong quá trình chuyển động trong chu trình kín bên trong động cơ nhờ sự
chênh lệch nhiệt độ giữa hai nguồn nóng, lạnh.
• Trong quá trình hoạt động, khối khí trong động cơ sẽ được đẩy qua đẩy lại từ phần nóng sang phần lạnh
hoặc ngược lại, nhờ vào sự di chuyển của các piston hoặc các con chạy có chức năng hoán đổi thể tích
chứa khí giữa hai phần. Khối khí khi dao động qua lại giữa phần nóng và phần lạnh sẽ thực hiện công lên
một piston chịu lực, qua đó vận hành bánh đà và máy móc bên ngoài.
Bốn quá trình của chu trình Stirling lý tưởng là:
• Làm lạnh đẳng tích
• Nén đẳng nhiệt
• Hâm nóng đẳng tích
• Giãn nở đẳng nhiệt
Chu trình lý tưởng này có sự biến đổi thể tích và áp suất đột ngột giữa các giai đoạn. Chu trình
Stirling thực tế có sự chuyển tiếp từ từ hơn. Trên thực tế, quá trình làm lạnh hay hâm nóng có
thể có hiệu suất nằm giữa 100% (đẳng nhiệt), tới 0% (đoạn nhiệt).

Link Video thử nghiệm Stirling motor:


https://www.youtube.com/shorts/DP97AAouZ0E
https://www.youtube.com/watch?v=LtDA4OQqA20
2.3. Phân loại_Ứng dụng

Động cơ Stirling loại alpha có hai piston chịu


lực nằm tại xi-lanh nóng (tiếp xúc với nguồn nhiệt
độ cao) và xi-lanh lạnh (tiếp xúc với nơi làm mát).
Loại thiết kế này cho ra công suất cao với một
kích thước động cơ nhỏ gọn. Tuy nhiên, xi-lanh
và piston làm việc tại nhiệt độ cao sẽ chịu các hạn
chế kỹ thuật, như tuổi thọ của chúng.
Động cơ Stirling loại beta có duy nhất một piston chịu lực nằm đồng
trục với con chạy. Chỉ có piston chịu lực khớp khít với xi-lanh, còn
con chạy không khít với xi-lanh và không thực hiện công cơ học lên
khối khí mà chỉ có tác dụng di chuyển khối khí từ bên nóng sang bên
lạnh và ngược lại. Khi khối khí bị đẩy sang bên phần nóng, nó sẽ giãn
nở và thực hiện công lên piston chịu lực. Trong thiết kế này, piston
chịu lực luôn nằm bên phần lạnh và do đó không chịu hạn chế kỹ thuật
do nhiệt độ cao gây ra.
Động cơ Stirling loại gamma thực chất là động cơ loại beta nhưng piston chịu lực nằm trong
xi-lanh riêng cạnh xi-lanh chứa con chạy. Khối khí có thể di chuyển giữa hai xi-lanh nhưng vẫn
nằm trong một thể tích kín chung. Thiết kế này có tỷ số nén thấp nhưng đơn giản.
Động cơ Stirling piston tự do, liên kết với máy phát điện tịnh tiến, thiết kế bởi NASA. Có nhiều thiết kế trong đó
piston (và con chạy) được tự do di chuyển không cần liên kết với nhau hay với các hệ thống cơ học bên ngoài.
Sự dao động qua lại của piston chịu lực có thể vận hành máy phát điện tịnh tiến; đồng thời các máy phát điện tịnh
tiến có thể hoạt động ở chế độ ngược, trong đó dòng điện được cung cấp để điều hòa sự di chuyển của piston và
con chạy. Các piston có thể làm bằng chất lỏng hay bằng màng ngăn là chất dẻo đàn hồi để đơn giản hóa vấn đề
bôi trơn.
• Ứng dụng thực tế ban đầu của một động cơ Stirling
Ứng dụng trong việc bơm nước trong mỏ đá vào năm 1818.
• WhisperGen, một công ty ở New Zealand có trụ sở
ở Christchurch, đã chế tạo các máy phát điện và
cung cấp nhiệt dùng động cơ Stirling mang tên
microCHP.
• Máy lạnh Stirling
• Các máy phát điện hội tụ ánh sáng mặt Trời vào
động cơ Stirling cho hiệu suất cao hơn pin Mặt Trời.
• Các động cơ Stirling có thể tận dụng năng lượng
Mặt Trời để bơm nước, thay vì phát điện, cho những
MicroCHP (Combine Heat and Power) công trình thủy lợi. Luồng nước vào ra có chức năng
tản nhiệt luôn cho phần lạnh của động cơ.
Chương 3. Nhà máy điện mặt trời dạng Stirling Dish

• Những hệ thống thu năng lượng mặt trời có thể được thiết kế
khác nhau như dạng tháp, dạng chảo parabol tròn xoay, dạng
máng parabol,… Nhà máy điện Stirling Dish là một nhà máy
đặc biệt trong đó ánh sáng mặt trời trực tiếp điều khiển động cơ
Stirling đang lần lượt điều khiển máy phát điện.
• Các nhà máy điện mặt trời khác dùng nguyên lí biến đổi quang
năng thành điện 1 chiều thông qua các tấm pin quang điện.
Nhưng với nhà máy điện mặt trời Stirling Dish, dùng nhiệt
năng sinh ra từ ánh sáng mặt trời biến thành động năng, từ đó
sinh ra điện xoay chiều mà không cần qua bộ biến đổi DC/AC.
3.1. Thành phần của hệ thống

Động cơ năng lượng mặt trời có thể có cấu


tạo khác nhau tùy thuộc vào loại động cơ và
nguyên lý hoạt động. Tuy nhiên, có một số
thành phần chung cho hầu hết các loại động
cơ năng lượng mặt trời, bao gồm:
• Bộ tập trung bức xạ mặt trời: chảo hội tụ
parabolic, được ghép từ nhiều bộ gương
• Bộ thu nhiệt: Đây là bộ phận có nhiệm
vụ thu nhận ánh sáng mặt trời và chuyển
hóa thành nhiệt lượng. Là ống thu có phủ
lớp phản xạ hoặc hấp thụ ánh sáng mặt
trời. Bộ thu nhiệt có thể được điều chỉnh
theo hướng của mặt trời để tăng hiệu quả
thu nhiệt.
• Động cơ Stirling
• Máy phát điện: động cơ Stirling sẽ sinh ra động năng làm quay tuabin máy phát điện, từ đó tạo
nguồn điện hòa lưới. Bộ phát điện kết nối với động cơ qua trục khuỷu hoặc bánh răng. Bộ phát điện
có thể được điều chỉnh để phù hợp với điện áp và tần số của lưới điện hoặc các thiết bị tiêu thụ.
3.2. Nguyên lý điều khiển hệ thống

• Hệ động cơ điện mặt trời chuyển năng lượng mặt trời thành cơ năng và từ cơ năng thành điện năng. Hệ gồm
các đĩa gương phản xạ ánh sáng vào bộ phận trung tâm. Hệ đĩa có hai trục quay cho phép định hướng theo
mặt trời. Nhiệt năng được tập trung và truyền đến động cơ nhiệt động cơ Stirling, động cơ này sẽ chuyển
hóa nhiệt thành động năng và chạy máy phát, tạo ra điện.
• Một động cơ Stirling có thể được điều khiển không chỉ bởi nhiệt của mặt trời mà còn nhiệt sinh ra bởi quá
trình đốt nóng. Khi được kết hợp với các buồng đốt sinh học, những nhà máy này có thể sản xuất ra điện vào
buổi tối hay trong điều kiện thời tiết xấu.
• Hệ động cơ nhiệt mặt trời có ưu điểm là hiệu suất cao, linh hoạt, dễ ghép nối với nhiều loại chu trình nhiệt
khác.
Chu trình nhiệt chuyển đổi bức xạ mặt trời sang điện năng
Sự chuyển đổi năng lượng từ
Nhiệt sang Điện năng

Từ bức xạ mặt trời thành năng lượng điện, quá trình chuyển đổi năng lượng này
phải trải qua nhiều bộ phận của hệ thống, nên sẽ có sự hao hụt. Từ bức xạ mặt trời để
đến được gương phản xạ chỉ còn 87,7%, khi chuyển thành năng lượng điện chỉ còn
24,4%. Tổn thất năng lượng được biểu thị qua biểu đồ sau:
Có 2 cách điều khiển hệ thống:

 Điều khiển tự động theo thời gian: Nghĩa là hệ thống


sẽ hoạt động một cách tự động theo thời gian từ lúc
Mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Phương pháp này
đòi hỏi cần có một hệ thống điều khiển tương đối
phức tạp theo cả 2 hướng đông – tây và nam – bắc.

 Điều khiển thủ công: Đây là điều khiển phương pháp


đơn giản, đòi hỏi người vận hành phải luôn quan sát
hệ thống và điều khiển sao cho bộ thu luôn luôn thu
được ánh sáng mặt trời trong suốt quá trình hoạt
Biểu đồ tổn thất năng lượng động.
3.3. Ưu - nhược điểm của Nhà máy Stirling Dish

Khi so với hệ thống điện mặt trời khác:

Ưu điểm Nhược điểm


• Dễ thiết kế • Khó điều khiển
• Mỗi Module hoạt động độc lập nên có • Động cơ Stirling thiết kế
thể mở rộng hay thu hẹp hệ thống theo phức tạp
nhu cầu về công suất một cách dễ dàng • Giá thành của động cơ
• Chiếm ít diện tích đất Stirling hiện nay khá cao
• Hệ số tập trung cao nên nhiệt độ thu
được từ mặt trời có thể từ 600-700⁰C
Khi so với các nhà máy điện khác như: thủy điện, nhiệt điện,…

Ưu điểm Nhược điểm


• Là nguồn năng lượng sạch • Chi phí đầu tư cho một Hệ
• Không tạo hiệu ứng nhà kính thống tương đối cao
• Nguồn năng lượng mặt trời là vô tận. • Phụ thuộc vào thời tiết
Một khi các nhiên liệu hóa thạch bị cạn
kiệt, tiềm năng của nguồn năng lượng
mặt trời sẽ vô cùng lớn.
Chương 4. Tìm hiểu Nhà máy thực tế

Link nhà máy điện mặt trời Almeria:


https://www.youtube.com/watch?v=
v_XmPgKu7js

Nhà máy 10 kW ở Almeria Tây Ban Nha


Các tổ máy được cải tiến và đưa vào dự án Distal I vào năm 1992. Một số thông tin dự án:
• Đường kính màng căng của chảo: 7,5 m
• Độ dày của gương: 0,9 mm
• Đĩa được giữ theo hướng 2 trục: Đông-tây và Nam-bắc. Cho phép quay góc 15⁰/1h
• Dựa trên động cơ SOLO V160/161 với mức công suất là 9-10 kW
• Hệ thống điều khiển kiểu bán tự động (semi-automatic): việc theo dõi hệ thống hàng ngày
là tự động nhưng gương on-off bằng tay.
• Hệ thống bắt đầu phát điện ở mức bức xạ trên 300 W/m2.
Hiệu suất tại độ bức xạ 850 W/m2
Stirling Dish

Động cơ Stirling (trái) và ống


thu nhiệt (phải)

You might also like