You are on page 1of 2

GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” (Pau-tốp-
xki). Thật vậy, những tác phẩm văn học chân chính luôn đem lại cho ta những rung cảm đẹp đẽ về cuộc
sống và con người. Qua thi phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, Thạch Lam đã ngợi ca vẻ đẹp của tình người, của
sự ấm áp giữa người với người trong cái lạnh đầu đông. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ trong đoạn trích sau:
…..

Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của nhóm văn xuôi Tự Lực văn đoàn. Các sáng tác của ông thường
hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống
thường nhật. Truyện của ông thường nhẹ nhàng, trong sáng, giàu cảm xúc với lời văn bình dị, đậm chất
thơ từ đó thể hiện tình yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống. Truyện ngắn
“Gió lạnh đầu mùa” được sáng tác vào năm 1937 in trong tập truyện cùng tên thuộc NXB Giáo dục. Đến
với tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, Thạch Lam đã thật sự khéo léo tinh tế trong việc sử dụng biểu tượng
“gió lạnh” làm nhan đề cho tác phẩm. Truyện tuy nói đến gió lạnh nhưng lại là câu chuyện ấm về tình đời
tình người. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” có cốt truyện đơn giản, nói về chuyện cho áo và trả áo giữa
3 đứa trẻ và 2 người mẹ nơi phố huyện nghèo. Sơn và Lan là con nhà thuộc tầng lớp trung lưu, khá giả
trong xã hội đương thời. Trời chợt đổ lạnh mà ko báo trc, chị em Sơn quần áo ấm, tươm tất, rủ nhau ra
chợ chơi. Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phầm, là điển hình cho sự ấm áp của chị em Sơn.

Mở đầu đoạn trích Thạch Lam đưa người đọc về lại hiện thực xã hội, cái hiện thực của xóm chợ nông
thôn nghèo với biết bao cảnh đời cơ cực của những con người chân lấm tay bùn mà cái nghèo từ tiền kiếp
chưa tan. Nhà văn khắc họa cuộc sống ấy qua hình ảnh xiêu vẹo của mấy cái quán “chơ vơ lộng gió”, bẩn
thỉu với rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh khiến Sơn thấy lạnh, cay mắt mặc dù đã
được mẹ mặc cho chiếc áo dạ và áo phủ vải thâm khoác ngoài. Trái ngước với sự đầy đủ của Sơn là hình
ảnh những đứa trẻ nghèo, mặc dù thời tiết đã trở lạnh, rét buốt nhưng Sơn nhận thấy những đứa trẻ ấy ăn
mặc vẫn không khác gì ngày thường, vẫn những bộ quần áo cũ và rách vá nhiều chỗ chỉ khác là hôm nay
môi bọn trẻ tím lại, và những chỗ áo rách da thịt cũng tím đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm
răng đập vào nhau. Qua những hình ảnh đối lập này, ta có thể thấy Sơn quan sát tỉ mỉ bằng trái tim yêu
thương, xót xa, đồng cảm, sẻ chia cùng các bạn. Tuy nhiên, với các bạn, Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa
với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Khi thấy Hiên đứng nép một góc, Sơn và
chị gọi ra chơi, chủ động hỏi han khi thấy bạn co ro, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
Sơn mới nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo
cho con nữa. Sơn động lòng thươlongfnois với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Qua đó cho thấy Sơn
và Lan đều là những đứa trẻ giàu tình thương, trong sáng, đáng yêu, giàu lòng trắc ẩn, biết đồng cảm sẻ
chia. Sự thân thiện, hòa đồng đã xóa là khoảng cách giàu nghèo, chỉ còn lại tình bạn ấm áp, chân thành,
xua đi cái lạnh mùa đông rét buốt.
Hình ảnh áo bông cũ đã tô đậm sự sẻ chia, tình cảm quan tâm, yêu thương bạn bè của chị em Sơn.
Chiếc áo bông cũ đối với Hiên lúc bấy giờ là vô giá. Em đang sống trong cảnh nghèo, đói rét, một miếng
khi đói bằng một gói khi no. Cái áo bông cũ mà chị em sơn đem đến cho Hiên chứa đựng biết bao tình
người nó thể hiện hiện sự san sẻ, lá lành đùm lá rách. Trong niềm vui khi mình vừa làm được một việc tốt,
Sơn đứng yên lặng đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái, trong
sáng là tình cảm thương người như thể thương thân. Niềm vui của Sơn là niềm vui khi sẻ chia giúp đỡ
người khác là hạnh phúc ngọt ngào khi trao tặng yêu thương. Cảm xúc lúc bấy giờ giúp chúng ta hiểu hơn
ý nghĩa của sự sẻ chia. Sự chiến chia, giúp đỡ người khác trước hết sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho
chính người "cho"

Qua đây ta thấy tài năng sáng tác của Thạch Lam chủ yếu là ông đi phân tích nội tâm nhân vật, những
hành động những lời nói của nhân vật rất phù hợp với hoàn cảnh. Kết hợp với những nét đặc sắc về mặt
nghệ thuật là yếu tố quan trọng góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Đầu tiên tác giả sử dụng ngôi kể
thứ ba-người kể chuyện giấu mặt, không xuất hiện và xưng tên. Cách kể này giúp người kể có thể kể
chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. Lựa chọn điểm nhìn từ nhân vật Sơn đã
tạo tính khách quan cho câu chuyện. Đồng thời, Thạch Lam cũng đã thành công trong việc xây dựng nhân
vật thông qua lời nói hành động, cảm xúc. Mỗi nhân vật đều hiện lên chân thực với nét tính cách riêng
biệt. Ngoài ra, tác phẩm còn là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Mạch chuyện
đơn giản, giàu ý nghĩa. Bằng ngòi bút sáng tạo độc đáo, lời văn nhẹ nhàng, tác phẩm đã để lại dư âm trong
lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người
nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc
sống này hơn.

Tóm lại, bằng ngòi bút tài hoa của mình Thạch Lam đã mang đến cho truyện ngắn “Gió lạnh đầu
mùa” một nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Qua đó đã ngợi ca tỉnh cảm sẻ chia, sự yêu thương giữa người
với người như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”

You might also like