You are on page 1of 31

Xử lý thông tin.

vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

ÔN THI XỬ LÝ THÔNG TIN 1


Câu 1
Trình bày khái niệm dữ liệu Trình bày khái niệm siêu dữ liệu
- Dữ liệu là tập hợp các dữ kiện như số, - Siêu dữ liệu được sử dụng để miêu tả một
chữ, phép tính hay những mô tả về sự vật, tập hợp các dữ liệu về dữ liệu, bao gồm
hiện tượng xác định. thông tin về cấu trúc, tổ chức, quan hệ
- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào giữa các dữ liệu, và cách thức truy cập và
máy tính và được mã hóa trong máy tính sử dụng dữ liệu.
VD: Dữ liệu số: 1,2,3,4 - Nói cách khác siêu dữ liệu là những
Dữ liệu chữ: a,b,c,d thông tin truyền tải ý nghĩa của các thông
Dữ liệu mô tả: Nam sinh 20 tuổi học tin khác, bao gồm một tập hợp các phần tử
tại trường ĐHVH HN thiết yếu để mô tả nguồn thông tin.
VD: Hệ thống QL CSDL MICROSOFT
SQL SERVER
-> Hệ thống này chứa hàng triệu dữ liệu,
được tổ chức và quản lý thông qua siêu dữ
liệu

Câu 2.
 Có 3 dạng siêu dữ liệu:
1. Siêu dữ liệu mô tả: cung cấp thông tin về các thuộc tính và đặc điểm của tài
nguyên dữ liệu. Nó giúp mô tả những gì tài nguyên đó chứa, ai đã tạo ra nó và
khi nào nó được tạo ra.
2. Siêu dữ liệu cấu trúc: cung cấp thông tin về cách thức dữ liệu được tổ chức và
mối quan hệ giữa các thành phần trong dữ liệu.
3. Siêu dữ liệu quản trị: cung cấp thông tin về nguông gốc tài nguyên, quyền sở
hữu, quyền truy cập, chính sách bảo mật và lịch sử thay đổi của tài nguyên.
Câu 3
Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp
- Thông tin sơ cấp là thông tin thu thập - Thông tin thứ cấp là thông tin được
mới từ điều tra, phỏng vấn thực tế, trực tổng hợp lại từ những nguồn thông tin
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

tiếp.Là thông tin nguyên bản, chưa sơ cấp. Là thông tin đã được phân tích,
được phân tích và chưa qua xử lý. tổng kết, xử lý và có tính giải thích cao.
Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa
- Thông tin từ cuộc phỏng vấn do - Báo cáo nghiên cứu trình bày kết quả
nghiên cứu viên thực hiện với chủ phân tích thông tin sơ cấp thu thập
doanh nghiệp cụ thể. được từ nhiều cuộc phỏng vấn.

Câu 4
Khái niệm tài nguyên thông tin Đặc điểm tài nguyên thông tin
- Tài nguyên thông tin là tất cả những 1.Không hao hụt: Khi thông tin được
nguồn thông tin được tổ chức và lưu lấy ra hoặc sử dụng, sẽ không làm
trữ. Mục đích là để phục vụ, cung cấp giảm giá trị hay mất đi tài nguyên đó
thông tin cho người sử dụng. Đó là 2.Dễ phân phối: Thông tin có thể phân
những nguồn dữ liệu, kho dữ liệu và phối rộng rãi bằng các phương tiện
CSDL có hệ thống thông tin đại chúng với tốc độ truyền
Ví dụ về tài nguyên thông tin tải rất nhanh chóng
- CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, 4. Tái tạo được: Thông tin không bị
doanh nghiệp,... hao hụt khi được lấy ra, được sử dụng
hoặc phân phối. Nó có thể nhân bản,
tái tạo lại một cách dễ dàng

Câu 5
 Khái niệm mô tả tài nguyên thông tin
- Là việc ghi lại những thông tin về tài liệu, dữ liệu theo một trật tự nhất định,
giúp người dùng có khái niệm về tài liệu, dữ liệu trước khi được tiếp xúc trực
tiếp với chúng
 Vai trò của mô tả tài nguyên thông tin?
- Giúp người sử dụng dễ dàng tìm ra các tài nguyên thông tin phù hợp
- Tạo điều kiện cho việc tổ chức, quản lý và truy cập tài nguyên thông tin một
cách có hệ thống
- Phục vụ cho việc tra cứu và tìm kiếm tài nguyên thông tin.
- Hỗ trợ một số hoạt động nghiệp vụ của QLTT như xây dựng bộ máy tra cứu;
Đào tạo người dùng tin
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 6.
Có 6 yêu cầu khi mô tả tài nguyên thông tin:
1. Trực diện:
- Bắt buộc phải có tài nguyên thông tin trực tiếp ở trước mặt
- Tuyệt đối không mô tả qua các nguồn gián tiếp
2. Chính xác
- Thông tin đưa vào mô tả phải đúng như nó được trình bày trên tài nguyên
thông tin
- Nếu thông tin đưa vào mô tả khác với thông tin trình bày trên tài nguyên thông
tin thì phải có chú thích
- Nếu thông tin đưa vào mô tả không có trên tài nguyên thông tin thì phải để
trong dấu ngoặc vuông []
3. Đầy đủ
- Chọn những thông tin phản ánh được đầy đủ nội dung, hình thức của tntt, giúp
cho người dùng tin xác định và có khái niệm về tntt trước khi tiếp xúc trực tiếp
với nó
4. Thống nhất
- Thành phần và cách trình bày các yếu tố mô tả phải theo đúng các quy tắc đã
quy định
5. Ngắn gọn
- Một số yếu tố có thể viết tắt hoặc lược bỏ để tạo điều kiện cho người dùng tin
dễ sử dụng
6. Rõ ràng
- Các thông tin trên tài nguyên thông tin tố phải đảm bảo cho người dùng tin
hiểu đúng về tài nguyên thông tin
- Cán bộ mô tả không được lạm dụng quá nhiều yếu tố viết tắt và hạn chế bổ
sung thêm các yếu tố bên ngoài.
Câu 7. Các yếu tố ( vai trò) đảm bảo cho mô tả tài nguyên thông tin:
 Con người
- Con người là chủ thể của hoạt động, người trực tiếp tham gia vào hoạt động
mô tả tài nguyên thông tin hay còn gọi là cán bộ xử lý thông tin
- Chất lượng sẽ phụ thuộc vào đạo đức, năng lực, trình độ và kinh nghiệm của
cán bộ xử lý thông tin.
 Công cụ
- Công cụ tra cứu: các chuẩn, bộ tiêu chuẩn, bộ quy tắc, quy định…
 nhằm chuẩn hoá hoạt động quản lý thông tin, hướng tới đảm báo chất lượng
các sản phẩm thông tin, đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng tin.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Các phương tiện kỹ thuật: hệ thống mạng và máy tính, phần mềm quản lý tích
hợp
 đơn giản hoá quá trình, rút ngắn thời gian thực hiện, nâng cao hiệu quả
hoạt động.
Câu 8. Trình bày về bộ quy tắc mô tả Anh - Mỹ AACR2:
 Khái quát về quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2
- AACR2 là quy tắc mô tả cho nhiều loại hình tài liệu khác nhau như: Sách, ấn
phẩm định kỳ, bản đồ, phát minh sáng chế
- AACR2 có ý nghĩa lớn và phát huy rộng rãi ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ

 Lịch sử ra đời của AACR2


- Năm 1967: AACR1 xuất bản lần đầu tiên
- Năm 1978 hoàn chỉnh AACR2
- Năm 1988: AACR2R xuất bản lần 1
- Năm 1998: AACR2R xuất bản lần 2
- AACR2 đã ra đời trong bối cảnh bắt đầu tin học hóa
- AACR2 đáp ứng được các tiêu chuẩn chính xác, mềm dẻo, thân thiện với người
dùng, tương thích và hiệu quả
 Cấu trúc của Bộ quy tắc AACR2
 Gồm 19 chương
 Chia làm 2 phần:
- Phần I: Chương 1-13. Mô tả thư mục. Dựa trên ISBD
- Phần II: Chương 21-26. Lựa chọn điểm truy cập gồm tiêu đề, nhan đề thống
nhất và tham chiếu (Không có chương 14-20)
Chương 1: Quy tắc mô tả tổng quát: Quy định dùng chung cho mọi loại hình tài
liệu như: Nguồn lấy thông tin; Dấu phân cách; Cấp độ mô tả; 8 vùng mô tả
Chương 2: Chuyên khảo: Sách, sách mỏng, bản in Chương 3: Tài liệu bản đồ
Chương 4: Bản thảo Chương 5: Tài liệu âm nhạc Chương 6: Tài liệu ghi âm
Chương 7: Phim và băng video Chương 8: Tài liệu đồ hoạ Chương 9: Nguồn tin
điện tử Chương 10: Vật chế tác và ba chiều Chương 11: Tài liệu vi hình Chương
12: Nguồn tin tiếp tục Chương 13: Mô tả trích Chương 21: Lựa chọn điểm truy
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

cập Chương 22: Tiêu đề cá nhân Chương 23: Địa danh Chương 24: Tiêu đề tập
thể
Câu 9: Có mấy vùng dữ liệu khi mô tả theo bộ quy tắc mô tả Anh - Mỹ AACR2.
Nêu nội dung các vùng dữ liệu.
-Có 8 vùng dữ liệu khi mới tất bộ quy tắc Anh - Mỹ AACR2
-Nd từ câu 10-17Chương 25: Nhan đề đồng nhất Chương 26: Tham chiếu

Câu 10: Nêu nội dung của Vùng 1 - Vùng nhan đề và minh xác về trách nhiệm?
- Đặt một dấu chấm và một khoảng trống (.) ở trước nhan đề của một phần riêng
rẽ, một phụ chương, hay một đoạn.
- Đặt phần định danh tài liệu tổng quát vào giữa dấu ngoặc vuông ([]).
- Đặt một khoảng trống, một dấu bằng và một khoảng trống ở trước một nhan đề
song song (=).
- Đặt một khoảng trống, một dấu hai chấm và một khoảng trống ở trước thông
tin bổ sung cho nhan đề (:).
- Đặt một khoảng trống, một dấu gạch chéo và một khoảng trống ở trước minh
xác về trách nhiệm (/).
- Đặt một khoảng trống, một dấu chấm phẩy và một khoảng trống ở trước mỗi
minh xác khác về trách nhiệm (;).
 Nhan đề chính [Định danh] =Nhan đề song song: Thông tin bổ sung ch
nhan đề/Minh xác về trách nhiệm
 Nhan đề:
- Ghi lại nhan đề chính đúng y như tìm thấy trong nguồn thông tin chính
- Nếu tên của tác giả là một phần của nhan đề chính:
+ Ghi lại đúng như tài liệu trình bày
+ Không lập lại tên đó trong minh xác về trách nhiệm
- Nếu nhan đề xuất hiện bằng hai ngôn ngữ hay nhiều hơn
+ Sử dụng nhan đề bằng ngôn ngữ chính của tài liệu làm nhan đề chính
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

+ Sử dụng nhan đề nào xuất hiện trước


 Định danh tài liệu:
- Chọn một trong số những từ chỉ định danh dạng tài liệu chung cho mọi bản mô
tả khi cần có thông tin về dạng tài liệu
 Thông tin bổ sung cho nhan đề.
- Ghi lại thông tin bổ sung cho nhan đề (thí dụ, một phụ đề) xuất hiện trong nguồn
thông tin chính
- Ngăn cách với nhan đề chính bằng dấu “hai chấm”
- Có thể ghi nhiều phụ đề hoặc lược bớt; ngăn cách bằng dấu hai chấm
 Minh xác về trách nhiệm:
- Luôn luôn ghi lại minh xác về trách nhiệm xuất hiện đầu tiên trong nguồn thông
tin chính ((trừ khi tên tác giả đã xuất hiện như một thành phần của nhan đề)
Chú ý:
 Nếu không có minh xác về trách nhiệm nào xuất hiện trong nguồn thông
tin chính, đừng tạo ra chúng
 Nếu một minh xác về trách nhiệm nêu ra tên nhiều hơn ba người hay ba
tập thể, loại bỏ tất cả, chỉ giữ lại tên được nêu ra đầu tiên.
 Chỉ rõ việc loại bỏ các tên đó bằng ba dấu chấm “...” và thêm vào cụm
từ [và những người khác]
 Loại bỏ tất cả các danh hiệu, trình độ chuyên môn
Câu 11: Nêu nội dung của Vùng 2 - Vùng lần xuất bản ?
- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. — )

- Ghi lại thông tin cho vùng mô tả này bằng thông tin lấy ra từ nguồn thông tin
chính

- Nếu một minh xác về trách nhiệm chỉ liên quan đến một hay vài ấn bản [lần xuất
bản] chứ không liên quan đến tất cả các ấn bản [lần xuất bản], ghi lại minh xác đó
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

ngay sau minh xác về ấn bản [lần xuất bản] nếu có một minh xác về ấn bản [lần
xuất bản]

Câu 12: Nêu nội dung của Vùng 3 - Vùng đặc biệt ?
Ấn phẩm nhiều kì:
- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài
và một khoảng trống (. — ).
- Nếu số ấn hành đầu tiên được xác định bằng cả cách ghi số thứ tự, v.v... và năm
tháng, ghi lại số thứ tự, v.v... trước năm tháng.
- Nếu số ấn hành đầu tiên thiếu phần định danh, ghi lại như sau: “[No. 1]-”
- Nếu một ấn phẩm liên tục [ấn phẩm nhiều kì] đã ấn hành được trọn bộ, ghi lại
định danh và/hoặc năm tháng của số ấn hành đầu tiên theo sau là định danh
và/hoặc năm tháng của số ấn hành cuối cùng
Hồ sơ điện toán:
- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. — )
- Nếu thông tin đã có sẵn, sử dụng ngay để ghi lại loại hình của hồ sơ [tệp].
Dùng một trong các từ sau đây:
- dữ kiện điện toán [máy tính]
- chương trình điện toán [máy tính]
- dữ kiện và chương trình điện toán [máy tính]
Bản đồ và Các loại đồ hình khác
- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. — )
- Khởi đầu một minh xác về phép chiếu bằng một khoảng trống, một dấu chấm
phẩy, và một khoảng trống (;)
- Ghi lại tỉ lệ của một bản đồ nếu tìm thấy trên bản đồ hoặc có thể xác định được
một cách dễ dàng (thí dụ, từ một biểu đồ vạch). Ghi lại tỉ lệ dưới dạng phân số
Nhạc phẩm
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. — )
- Những minh xác về cách trình bày tiêu biểu bao gồm “bản nhạc in nhỏ”, “bản
nhạc để trình diễn”, “bản dàn bè nhạc”.
Câu 13: Nêu nội dung của Vùng 4 - Vùng xuất bản?
- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. — )
- Trường hợp có 2 nơi xuất bản:
- Khởi đầu nơi xuất bản, v.v... thứ nhì bằng một khoảng trống, một dấu chấm
phẩy, và một khoảng trống (;)
- Khởi đầu tên của một nhà xuất bản, v.v... bằng một khoảng trống, một dấu hai
chấm, và một khoảng trống (:)
- đầu năm xuất bản, v.v... bằng một dấu phẩy, và một khoảng trống (,)
- VD: . — Hà Nội: Công an nhân dân, 1997
Năm xuất bản phát hành:
- Ghi năm xuất bản, phát hành, v.v... của ấn bản [lần xuất bản] đã ghi lại trong
vùng ấn bản [lần xuất bản]; Ghi năm bằng số Ả Rập
- Nếu không tìm thấy năm xuất bản trong tài liệu
- năm xuất bản ghi trên vật kèm theo tài liệu
- Ví dụ: London: Virgin, 1985 (tìm thấy trong bao đựng đĩa nhạc)
- năm bản quyền sau cùng tìm thấy trong tài liệu, khởi đầu bằng chữ “c”
- Đối với năm gần đúng, khởi đầu bằng chữ “kh.” (viết tắt cho chữ “khoảng”
dịch từ tiếng La tinh circa (ca) và đặt trong dấu ngoặc vuông

Câu 14: Nêu nội dung của Vùng 5 - Vùng mô tả vật lí ?


- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. —) hay bắt đầu một đoạn văn mô tả mới
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Đặt dấu hai chấm trước chi tiết vật lý khác (không phải khối lượng tài liệu hoặc
kích thước tài liệu) (:).
- Đặt dấu chấm phẩy trước kích thước (;).
- Đặt một dấu cộng trước mỗi thông tin về tài liệu kèm theo (+)

Câu 15: Nêu nội dung của Vùng 6 - Vùng tùng thư ?
- Khởi đầu vùng mô tả này bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài,
và một khoảng trống (. — ).
- Đặt mỗi minh xác về tùng thư trong dấu ngoặc tròn ().
- Khởi đầu một minh xác về trách nhiệm liên quan đến tùng thư bằng một khoảng
trống, một gạch chéo, và một khoảng trống (/).
- Khởi đầu phần ghi số tùng thư bằng một khoảng trống, một dấu chấm phẩy, và
một khoảng trống (;).
- Khởi đầu nhan đề của một tiểu tùng thư bằng một dấu chấm và một khoảng
trống (.)
- Thông tin ghi lại trong vùng mô tả này được lấy ra từ chính tài liệu hay vật
đựng tài liệu. Không ghi lại thông tin lấy ra từ bất cứ nguồn nào khác.
- Ghi lại nhan đề chính của tùng thư đúng như đã tìm thấy trong tài liệu hay vật
đựng tài liệu

Câu 16: Nêu nội dung của Vùng 7 - Vùng phụ chú ?
- Dùng để ghi các thông tin mô tả hữu ích mà không thể cho vào các vùng mô tả
khác
- Khởi đầu mỗi ghi chú bằng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài, và
một khoảng trống (. —) hoặc trình bày mỗi ghi chú bằng một đoạn văn riêng
biệt.
- Ngăn cách từ mở đầu một ghi chú và phần còn lại của ghi chú bằng một dấu
hai chấm và một khoảng cách (:)
Câu 17: Nêu nội dung của Vùng 8 - Vùng số tiêu chuẩn?
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Ghi lại Số sách theo tiêu chuẩn quốc tế, hay số ấn phẩm liên tục [Ấn phẩm
nhiều kì] theo tiêu chuẩn quốc tế, hay bất cứ số tiêu chuẩn nào đã được quốc tế
đồng ý của tài liệu đang được mô tả. Khởi đầu con số đó với chữ viết tắt tiêu
chuẩn (ISBN, ISSN, v.v...) và sử dụng gạch nối tiêu chuẩn.
- Nếu tài liệu có nhiều số loại này, ghi lại con số áp dụng đặc biệt cho tài liệu
đang được mô tả.
Câu 18: Trình bày về bộ quy tắc mô tả và truy cập tài nguyên RDA?
 Khái quát về RDA
- RDA = Resource Description Access
- Do Ủy ban hợp tác phát triển RDA (Joint Steering Committe for Development
of RDA – JSC)
- Xây dựng trên cơ sở các quy tắc nghiệp vụ đối với biểu ghi thư tịch (FRBR, ra
đời năm 1998), các quy tắc nghiệp vụ cho dữ liệu có thẩm quyền (FRAD, ra đời
năm 2009) và các quy tắc biên mục quốc tế của IFLA (ICP, ra đời năm 2009)
- Mục tiêu của RDA là thay thế AACR2 để trở thành một bộ chuẩn hoàn chỉnh
hướng dẫn mô tả và kiểm soát điểm truy cập cho tất cả các dạng tài liệu, hỗ trợ
hiệu quả cho việc tìm kiếm tài liệu, đặc biệt là trong môi trường điện tử.
 Đặc điểm
 Một tiêu chuẩn mới cho việc mô tả và truy cập tài nguyên.
 Được thiết kế cho môi trường số:
o Sản phẩm dựa trên web (cũng có bản in).
o Mô tả và truy cập tất cả tài nguyên số.
o Tạo ra những biểu ghi có thể sử dụng trong môi trường số (Internet, Web
OPAC, vv…).
 Tiêu chuẩn có nội dung đa quốc gia cung ứng việc truy cập và mô tả thư tịch.
 Dành cho tất cả mọi phương tiện.
 Độc lập với các khổ mẫu được dùng để chuyển tải thông tin

 Cấu trúc
- Phần 1 : Cách ghi thuộc tính của biểu thị và tài liệu (Chương 1-4)
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Phần 2 : Cách ghi thuộc tính của tác phẩm và biểu hiện (Chương 5-7)
- Phần 3 : Cách ghi thuộc tính của cá nhân, dòng họ, cơ quan và tập thể
(Chương 8-12)
- Phần 4 : Cách ghi các thuộc tính về khái niệm, đối tượng, sự kiện, địa điểm
(Chương 13-16)
- Phần 5 : Cách ghi quan hệ chính giữa tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và tài liệu
(Chương 17)
- Phần 6 : Cách ghi quan hệ của cá nhân, dòng họ, tập thể liên kết với tài nguyên
(Chương 18-22)
- Phần 7 : Cách ghi quan hệ của chủ đề (Chương 23)
- Phần 8 : Cách ghi quan hệ giữa tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và tài liệu
(Chương 24-28)
- Phần 9 : Cách ghi quan hệ giữa cá nhân, dòng họ và tập thể (Chương 29-32)
- Phần 10 : Cách ghi quan hệ giữa các khái niệm, đối tượng, sự kiện và địa điểm
(Chương 33-37)
- Phần phụ lục từ A đến L giải thích các trường hợp và hướng dẫn cách ghi dữ
liệu cụ thể.
Câu 19. Khi nào tiêu đề mô tả chính là tên tác giả:
- Khi tài liệu có từ 2 đến 3 tác giả thì ta lấy tác giả đầu tiên hoặc tác giả vai trò
quan trọng nhất làm tiêu đề mô tả chính
- Khi 3 người cùng là tác giả có 1 ng làm chủ biên thì ta lấy tác giả làm chủ biên
đấy làm tiêu đề mô tả chính
- Còn 1 hoặc 2 tác giả còn lại ta để vào trường 100 ( tiêu đề chính, tên tác giả cá
nhân)
Có 3 loại tác giả:
Tác giả cá nhân để vào trường 100
Tác giả tập thể để vào trường 110
Tác giả hội nghị hội thảo để vào trường 111
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 20: Khi nào tiêu đề mô tả chính là nhan đề.( sách, tài liệu)
- Các trường hợp còn lại ta lấy tên sách làm tiêu đề mô tả chính. Cụ thể:
- Khi tài liệu có 4 tác giả trở lên hoặc tài liệu không có tác giả ta lấy tên sách là
tiêu đề mô tả chính ( dựa vào chỉ thị)
- Nhận diện tên sách là tiêu đề mô tả chính sẽ điền vào trường 245 ghi tên danh
sách chính
2 chỉ thị đều có giá trị
- Chỉ thị 1: 0 và 1
Chỉ thị để 0
- 1 tác giả hoặc ko có tác giả
- Tên sách là tiêu đề mô tả chính chỉ thị 1 để là 0 (Khi có 4 tác giả trở lên hoặc ko
có tác giả sẽ ko có trường 100 110 111, ta lấy tên sách làm tiêu đề mô tả chính rồi
thì không lấy tên tác giả làm tiêu đề mô tả chính nữa, 1 tài liệu chỉ có 1 tiêu đề mô
tả chính thôi)
Chỉ thị để 1
- Khi có tên tác giả làm tiêu đề mô tả chính thì ghi là 1 ( hệ thống hiểu là nhan đề
sẽ là tiêu đề bổ sung)
- Chỉ thị 2: 0 cho đến 9 ( chỉ áp dụng cho tài liệu nc ngoài)
- Số này là các kí tự bỏ qua khi sắp xếp
- Đối với tl tiếng việt ko bỏ qua
- Tiếng anh : a an the
Vd tài liệu The Book ( 1,2,3 và 1 kí tự trống là 4)
Khi có 1xx thì chỉ thị 1 của trường 245 sẽ là 1
Khi không có 1xx thì chỉ thị 1 của trường 245 sẽ là 0
Câu 21: Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa quy tắc mô tả RDA và AACR2 ?
- RDA thêm vào các yếu tố mô tả dành cho tài nguyên số và được dùng cho hệ
thống thư viện tích hợp
- RDA cung cấp các chỉ dẫn phục vụ cho công tác mô tả tài nguyên truyền thống.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- RDA có thể áp dụng cho các ngành khác, không bó hẹp trong ngành thư viện
như AACR2
- Phân loại tài nguyên dựa trên chuẩn ONIX, thay thế định danh dạng tài liệu
chung và định danh dạng tài liệu riêng trong AACR2 bằng 3 yếu tố là kiểu
phương tiện trung chuyển, kiểu vật mang tin và kiểu nội dung.
- RDA hỗ trợ việc chia sẻ các siêu dữ liệu giữa các cộng đồng
- RDA bao quát được nhiều loại hình tài nguyên, kể cả các loại hình tài nguyên
như bản đồ, tài liệu trực tuyến, và giúp mô tả tất cả các yếu tố liên quan đến
các nguồn tài nguyên.
- Mục tiêu của RDA rộng lớn hơn AACR2 vì nó khá linh hoạt để có thể đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng ở từng khu vực, vùng miền
Nhận xét
- RDA là sự kế thừa của AACR2 và được xem như phiên bản AACR3
- RDA là một tiêu chuẩn mới cho việc truy cập và mô tả tài nguyên trong thế giới
số
- RDA là một chuẩn về nội dung chứ không phải là chuẩn về khổ mẫu hay chuẩn
mã hoá do đó có thể sử dụng với bất kỳ khổ mẫu nào như MARC21 hay Dublin
Core, MODS, …
- Khác với AACR2, RDA không được phân chia thành từng chương cho từng loại
hình tài nguyên mà chỉ có các quy tắc áp dụng chung cho tất cả các loại hình
tài nguyên nên tránh sự trùng lặp giữa các chương với nhau như trong AACR2.
- RDA chú trọng đến các tác vụ dành cho người dùng tin, nhằm mục đích cung
cấp nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp nhất và cho phép họ di chuyển qua lại giữa
các nguồn tài nguyên và biết được mối liên hệ giữa các tài nguyên có liên quan.
- RDA là một công cụ biên mục trực tuyến, mang tính linh hoạt cao, cho phép cơ
quan và cán bộ biên mục có nhiều lựa chọn và có các chính sách biên mục
riêng, dựa trên các hướng dẫn của RDA.
Câu 22: Trình bày về khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21?
- MARC21 = Machine Readable Cataloging
- Khởi đầu từ Thư viện Quốc hội Mỹ vào những năm 1960
- Là kết quả của sự hợp nhất USMARC và CANMARC
- Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ nguồn tài nguyên, phối hợp
hoạt động giữa các cơ quan thông tin thư viện trên thế giới
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 23: Cấu trúc biểu ghi MACR21 gồm 3 thành phần?
 Cấu trúc biểu ghi:

1. Đầu biểu (LEADER): là một vùng dữ liệu đặc biệt có độ dài cố định chứa
các thông tin về quá trình xử lý biểu ghi:

- Là trường đầu tiên của biểu ghi


- Là một trường dữ liệu đặc biệt có độ dài cố định chứa các thông tin về quá
trình xử lý biểu ghi
- Có 24 ký tự được đánh số từ 00-23. Mỗi vị trí có một ý nghĩa theo qui định.
- Tuỳ thuộc vào hệ thống, cán bộ xử lý có thể đưa vào một số dữ liệu.
- Thông thường thì dữ liệu này do máy tính sinh ra.
- 00-04 chứa độ dài vật lý của biểu ghi. Đó là tổng độ dài của biểu ghi và được
tính bởi máy tính
- 05 là tình trạng biểu ghi, nó chỉ ra mối quan hệ của bản ghi với tệp tin để phục
vụ cho mục tiêu bảo trì tệp tin.
- 06 Thể loại biểu ghi
- 07 Thể hiện cấp thư mục
- 08-09 Không được xác định, như vậy thì để trống
- 10 Số chỉ thị, luôn có giá trị là “2” ký tự
- 11 là số mã trường con. Vì nó luôn là một dấu phân cách cộng một ký tự xác
nhận dạng trường con và như vậy nó cũng là “2”.
- 12-16 là địa chỉ cơ sở dữ liệu. Nó là 5 ký tự số chỉ ra vị trí của ký tự đầu tiên
của trường điều khiển đầu tiên của biểu ghi
- 17 là mức độ mã hoá. Hệ thống nội bộ đôi khi sử dụng các mã được xác định
cục bộ, bổ sung cho các mã ở đây.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- 18 thể hiện hình thức biên mục mô tả. Nó chỉ ra hoặc biểu ghi được lập theo
AACR2 hoặc theo qui tắc của ISBD.
- 19 thường được để trống, nó ghi lại khi nào một biểu ghi có liên quan được yêu
cầu để xử lý biểu ghi này một cách đầy đủ.
- 20-23 chứa đựng ánh xạ các mục cho thư mục. Nó xác định cấu trúc của các
mục trong thư mục, nó luôn là 4500.

2. Danh mục (DIRECTORY): là phần tiếp ngay sau phần Thông tin đầu biểu, là
một loạt nhóm dữ liệu chỉ dẫn về các trường dữ liệu có trong biểu ghi.

- Là phần tiếp sau ngay phần thông tin đầu biểu


- Được tạo ra bởi máy tính căn cứ vào biểu ghi thư mục.
- Là một chỉ dẫn về các trường dữ liệu có trong biểu ghi. Nó cho thấy các nhãn
trường nào được sử dụng trong biểu ghi và ở chỗ nào.
- Nó không phải là phần MARC hiển thị cho người biên mục hay người sử dụng
mục lục. Nó chỉ được sử dụng bởi người lập trình và máy tính.
- Danh mục chứa một loạt những mục tr-ường có độ dài cố định
- Mỗi mục tương ứng với một trư¬ờng có trong biểu ghi
- Mỗi mục trư¬ờng có độ dài 12 ký tự chia thành 3 phần:
- Nhãn trường
- Độ dài trường
- Vị trí bắt đầu của trường

3. Các trường dữ liệu: là những trường chứa các dữ liệu mô tả. Các trường dữ
liệu là trường có độ dài biến động (Variable Fields)
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 24: Trình bày các nhóm trường của khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21?
Gồm 2 nhóm trường:

- Trường kiểm soát có độ dài biến động (Nhóm trường 0XX):


+ Đây là các trường chứa thông tin kiểm soát và không có độ dài cố định. Các
trường này thường chứa các thông tin như số thứ tự, mã định danh, thông tin
điều khiển, ...
Ví dụ:
 Trường 001: chứa số thứ tự kiểu soát cho mục nhập.
 Trường 005: Chứa ngày và giờ ghi nhận phiên giao dịch mới nhất cho
mục nhập.
 Trường 008: Chứa thông tin định dạng, ngôn ngữ, dạng tài liệu của mục
nhập.
- Trường dữ liệu có độ dài biến động (Nhóm trường 1XX – 8XX):
+ Đây là các trường chứa thông tin mô tả về mục nhập, có độ dài biến động.
Các trường này thường chứa thông tin về tiêu đề, tác giả, ngôn ngữ, vị trí vật
lý, chủ đề, v.v.
Ví dụ:
 Trường 100: Chứa tên tác giả cá nhân chính.
 Trường 245: Chứa thông tin về tiêu đề, bao gồm tiêu đề chính, phụ, và
trách nhiệm.
 Trường 260: Chứa thông tin về xuất bản, phân phối và các chi tiết khác
về tài liệu.
 Trường 650: Chứa các từ khóa, chủ đề mô tả về tài liệu.
 Trường 700: Chứa tên các tác giả hoặc thực hiện viên khác.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 25: Trường dữ liệu trong biểu ghi MARC21 có 4 thành phần?
1. Các chỉ thị:

- Là 2 vị trí ký tự đầu tiên của mỗi trường dữ liệu có độ dài biến động, có giá
trị giải thích hoặc bổ sung cho các dữ liệu trong trường, giúp máy tính xử lý
thông tin chi tiết hơn.

- Các giá trị chỉ thị được giải thích độc lập, mỗi chỉ thị có ý nghĩa riêng.

- Mỗi chỉ thị là một con số và mỗi trường có 2 chỉ thị.

- Có thể có chỉ thị không được xác định. Khi đó vị trí của chỉ thị này sẽ bỏ
trống và được thể hiện bằng một ký tự dấu #.

- Còn ở vị trí của một chỉ thị xác định, một khoảng trống có thể có nghĩa là
không có thông tin.

245 Nhan đề và thông tin trách nhiệm (KL)

 Chỉ thị 1:

0: Không lập tiêu đề bổ sung

1: Có lập tiêu đề bổ sung

 Chỉ thị 2: Số ký tự không sắp xếp

Thể hiện bằng một giá trị từ 0 đến 9 chỉ số lượng vị trí ký tự có liên quan
đến các mạo từ xác định (a, an, the, le, la,) ở đầu một nhan đề chính mà
không được tính đến khi sắp xếp theo nhan đề này. Cách tính số ký tự không
sắp xếp là số ký tự của mạo từ cộng với 1 khoảng trống.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

2. Các ký hiệu phân cách trường con: Đây là ký hiệu được sử dụng để phân
tách các trường con trong một trường dữ liệu. Thông thường, ký hiệu phân
cách là dấu "$" và được theo sau bởi mã trường con. Ví dụ: $a.

3. Dữ liệu của các trường con: Đây là nội dung thực tế của trường con, chứa
thông tin cụ thể về mục tiêu của trường dữ liệu. Ví dụ: "Harry Potter and
the Chamber of Secrets" là dữ liệu trong trường con $a của trường dữ liệu
245.

4. Mã kết thúc trường: Đây là ký hiệu được sử dụng để đánh dấu sự kết thúc
của một trường dữ liệu. Thông thường, mã kết thúc trường là dấu xuống
dòng hoặc dấu cách

010 Số kiểm tra của thư viện quốc hội Mỹ


020 Chỉ số sách quốc tế (ISBN)
022 Chỉ số ấn phẩm định kỳ quốc tế (ISSN)
050 Chỉ số phân loại của thư viện quốc hội Mỹ
(LCC)
082 Chỉ số phân loại thập phân Dewey (DDC)
100 Tiêu đề chính, tên cá nhân (tác giả)
245 Nhan đề và thông tin về trách nhiệm
250 Thông tin về lần xuất bản
260 Thông tin về xuất bản, phát hành
300 Mô tả vật lý (đặc trưng về số lượng)
440 Thông tin về tùng thư
520 Chú giải hay tóm tắt
650 Điểm truy cập chủ đề, đề mục chủ đề
700 Điểm truy cập bổ sung, tên cá nhân
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 26: Trình bày về trường kiểm soát có độ dài biến động trong khổ mẫu biên
mục đọc máy MARC21. Lấy vd minh họa?

- Trường kiểm soát có độ dài biến động (Nhóm trường 0XX):

+ Đây là các trường chứa thông tin kiểm soát và không có độ dài cố định. Các
trường này thường chứa các thông tin như số thứ tự, mã định danh, thông tin điều
khiển, ...

Ví dụ:

• Trường 001: chứa số thứ tự kiểu soát cho mục nhập.

• Trường 005: Chứa ngày và giờ ghi nhận phiên giao dịch mới nhất cho mục nhập.

• Trường 008: Chứa thông tin định dạng, ngôn ngữ, dạng tài liệu của mục nhập.

Câu 27: Trình bày về trường dữ liệu có độ dài biến động trong khổ mẫu biên
mục đọc máy MARC21.

- Trường dữ liệu có độ dài biến động (Nhóm trường 1XX – 8XX):

+ Đây là các trường chứa thông tin mô tả về mục nhập, có độ dài biến động. Các
trường này thường chứa thông tin về tiêu đề, tác giả, ngôn ngữ, vị trí vật lý, chủ
đề, v.v.

Ví dụ:

• Trường 100: Chứa tên tác giả cá nhân chính.

• Trường 245: Chứa thông tin về tiêu đề, bao gồm tiêu đề chính, phụ, và trách
nhiệm.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

• Trường 260: Chứa thông tin về xuất bản, phân phối và các chi tiết khác về tài
liệu.

• Trường 650: Chứa các từ khóa, chủ đề mô tả về tài liệu.

• Trường 700: Chứa tên các tác giả hoặc thực hiện viên khác.

Câu 28: Trình bày về chỉ thị trong trường dữ liệu của biểu ghi MARC21. Cho ví
dụ?

Các chỉ thị:

- Là 2 vị trí ký tự đầu tiên của mỗi trường dữ liệu có độ dài biến động, có giá trị
giải thích hoặc bổ sung cho các dữ liệu trong trường, giúp máy tính xử lý thông tin
chi tiết hơn.

- Các giá trị chỉ thị được giải thích độc lập, mỗi chỉ thị có ý nghĩa riêng.

- Mỗi chỉ thị là một con số và mỗi trường có 2 chỉ thị.

- Có thể có chỉ thị không được xác định. Khi đó vị trí của chỉ thị này sẽ bỏ trống và
được thể hiện bằng một ký tự dấu #.

- Còn ở vị trí của một chỉ thị xác định, một khoảng trống có thể có nghĩa là không
có thông tin.

245 Nhan đề và thông tin trách nhiệm (KL)

❖ Chỉ thị 1:

0: Không lập tiêu đề bổ sung

1: Có lập tiêu đề bổ sung

❖ Chỉ thị 2: Số ký tự không sắp xếp


Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Thể hiện bằng một giá trị từ 0 đến 9 chỉ số lượng vị trí ký tự có liên quan đến các
mạo từ xác định (a, an, the, le, la,) ở đầu một nhan đề chính mà không được tính
đến khi sắp xếp theo nhan đề này. Cách tính số ký tự không sắp xếp là số ký tự của
mạo từ cộng với 1 khoảng trống.

Câu 29: Trình bày về bộ siêu dữ liệu Dublin Core?


- Chuẩn Dublin Core viết tắt là DC, là cách gọi ngắn gọn của Dublin
Core Metadata
- Là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các Metadata nhằm khai thác các tài
nguyên thông tin điện tử và các thông tin về các tài nguyên ở những dạng khác
- Dublin Core Metadata là một trong những sơ đồ yếu tố siêu dữ liệu phổ biến và
được nhiều người biết đến.
- Được hình thành lần đầu tiên vào năm1995 bởi sáng kiến yếu tố siêu dữ liệu
Dublin Core
- Được gọi là “cốt lõi” (core) vì được thiết kế đơn giản, chỉ bao gồm 15 yếu tố
mô tả cốt lõi nhất (trong khi MARC21 có hơn 200 trường và rất nhiều trường
con)
- Tổ chức WWW phát triển Chuẩn Dublin Core trên nền tảng kết hợp đa ngôn
ngữ, phục vụ cho môi trường tài nguyên thông tin điện tử mang tính chất đa
văn hoá và đa ngôn ngữ.

Câu 30: Bộ siêu dữ liệu Dublin Core có tất cả 15 yếu tố:


1. Nhan đề (Title): Tên của nguồn thông tin thường do tác giả hoặc nhà xuất
bản đặt cho tài liệu.
2. Tác giả (Creator): Người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm chính về nội dung
trí tuệ của nguồn thông tin
3. Đề mục (Subject): Chủ đề của nguồn thông tin và được thể hiện bằng từ
vựng có kiểm soát gồm tiêu đề đề mục, số phân loại, ...
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

4. Mô tả (Description): Phần thể hiện nội dung của nguồn thông tin bao gồm
cả phần tóm tắt của tư liệu văn bản hoặc nội dung của tư liệu nghe nhìn
5. Xuất bản (Publisher): Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tạo lập, xuất bản
nguồn thông tin trong định dạng thực.
6. Tác giả phụ (Contributor): Cá nhân hay tổ chức có những đóng góp về mặt
trí tuệ cho tư liệu nhưng không phải là tác giả chính.
7. Ngày tháng (Date): ngày tháng có liên quan đến việc tạo lập, xuất bản hay
công bố tư liệu.
8. Loại hình (Type): hình thức vật chứa nội dung tư liệu
9. Mô tả vật lý (Format): Định dạng vật lý và kích thước của tư liệu như kích
cỡ, thời lượng... Định dạng cũng còn được dùng để chỉ rõ phần mềm và
phần cứng cần thiết để sử dụng tư liệu.
10. Định danh tài liệu (Identifier): Là một dãy ký tự hoặc số nhằm thể hiện tính
đơn nhất của tài liệu như: URLs và URNs, ISBN, ISSN, ...
11. Nguồn gốc (Source): Nguồn gốc mà tư liệu được tạo thành, yếu tố này có
thể bao gồm siêu dữ liệu về nguồn thông tin thứ hai nhằm khai thác tư liệu
hiện hành.
12.Ngôn ngữ (Language): Các thông tin về ngôn ngữ, mô tả ngôn ngữ chính
của tài liệu: Có thể sử dụng chuẩn ISO 639 để mô tả ngôn ngữ cho tài liệu.
13. Liên kết (Relation): Mô tả các thông tin liên quan đến tài liệu khác. có thể
dùng đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN.
14.Diện bao quát (Coverage): Các thông tin liên quan đến phạm vi, quy mô
hoặc mức độ bao quát của tài liệu. Phạm vi đó có thể là địa điểm, không
gian hoặc thời gian, tọa độ...
15.Bản quyền (Rights): Các thông tin liên quan đến bản quyền của tài liệu

Câu 31: Trình bày các tính năng của bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core?
- Đơn giản trong tạo lập và bảo trì
- Ngữ nghĩa thông dụng
- Khả năng mở rộng
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Là một phương thức mô tả nguồn thông tin, đặc biệt là nguồn thông tin điện tử
một cách có hiệu quả
- Thay thế cho các dạng thức trình bày thông tin trước đây như MARC do sự đơn
giản trong cấu trúc mà người sử dụng có thể tự thiết kế theo yêu cầu của riêng
mình.
- Cung cấp cho người sử dụng một phương án tiếp cận thông dụng thông qua các
giao diện quen thuộc như Web.
- Tạo cho cán bộ xử lý sự thuận tiện trong công tác khi không còn phải gò bó
trong các trường, các yếu tố vốn đa dạng và phức tạp
Câu 32: Phân loại các yếu tố trong bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core?
DC đưa ra cơ cấu tìm tài nguyên thông tin dựa trên 15 yếu tố mô tả, có thể chia
thành 3 nhóm:
- Nhóm các thành tố liên quan đến nội dung của nguồn tài nguyên thông tin (7
yếu tố: Nhan đề, Đề mục, Mô tả, Loại hình, Nguồn gốc, Liên kết, Diện bao
quát)
- Nhóm các thành tố liên quan đến tài nguyên thông tin được xem như có sở hữu
trí tuệ (4 yếu tố gồm: Tác giả, Tác giả phụ, Xuất bản, Bản Quyền)
- Nhóm các thành tố liên quan đến một tài nguyên thông tin cụ thể: dạng thức,
thể loại, nhận dạng (4 yếu tố gồm: Ngày tháng, Mô tả vật lý, Định danh, Ngôn
ngữ)
Câu 34: Trình bày tiêu chuẩn về mã hoá và truyền siêu dữ liệu METS?
Khái quát:
- METS = Metadata Encoding and Transmission Standard
- Là một tiêu chuẩn mới được thiết kế để mã hóa các loại siêu dữ liệu cho việc
mô tả hoàn chỉnh một đối tượng trong thư viện số (các văn bản, hình ảnh tĩnh,
video, âm thanh hay các loại tài liệu phức tạp khác).
- Là sự tổng hợp tất cả các loại hình siêu dữ liệu: mô tả, quản trị và cấu trúc.
- Được thiết kế một cách chi tiết cho việc mô tả dữ liệu ảnh và văn bản trong
lược đồ XML Schema
Cấu trúc:
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

- Đầu mục METS: Bao gồm metadata về bản thân tài liệu của METS file như:
tác giả, người tạo, ngày tháng, sản phẩm, trạng thái...;
- Siêu dữ liệu mô tả: có một hoặc nhiều trường hợp của metadata mô tả về đối
tượng thư viện số, có thể xem xét metadata ngoài tài liệu METS hoặc bên trong
hoặc cả hai
- Siêu dữ liệu quản trị: Cung cấp thông tin về các file được tạo, lưu trữ, quyền sở
hữu trí tuệ, thông tin tài nguyên như thế nào...tất cả có thể nằm trong hoặc
ngoài tài liệu.
- File tóm tắt: Danh sách tất cả các file gồm nội dung thực sự cho đối tượng
TVS;
- Sơ đồ cấu trúc: Là thành phần chính của tài liệu METS. Cấu trúc này tóm tắt
cấu trúc phân cấp cho đối tượng và các liên kết các thành phần của cấu trúc tới
các file nội dung;
- Liên kết cấu trúc: Cho phép người tạo nội dung có thể ghi lại các liên kết giữa
các nút trong cấu trúc logic trong structural map
- Trạng thái: Là một bản ghi các hoạt động phần mềm để truy nhập đối tượng
METS hoặc bất kỳ thành phần nào của nó. Mỗi hoạt động này có một giao diện
mô tả tóm tắt các hoạt động cho mỗi phiên hoạt động nhất định
Câu 35: Trình bày tiêu chuẩn mô tả đối tượng siêu dữ liệu MODS?
Khái quát:
- MODS = Metadata Object Description Schema
- Là một phiên bản MARC nhẹ nhàng và đơn giản hơn mà có thể chấp nhận
những phần tử dữ liệu chính từ một biểu ghi MARC và chuyển chúng vào một
khổ mẫu XML dễ dàng hơn
- MODS sử dụng những thẻ mà có thể dễ dàng hiểu để thay thế cho những thẻ
bằng 3 chữ số và mã trường con của MARC
- MODS cung cấp 20 thành tố mức đỉnh cho việc mô tả các đối tượng
- MODS đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, nên những hạn chế tiềm
ẩn là có thể xảy ra.
Cấu trúc siêu dữ liệu MODS:
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

1. Thông tin nhan đề: chứa thông tin về tiêu đề chính và các yếu tố ngang cấp
khác của tài liệu.
2. Tên: chứa thông tin về tác giả hoặc người đóng góp vào tài liệu.
3. Thông tin gốc: chứa thông tin về nguồn gốc và lịch sử của tài liệu.
4. Mô tả vật lý: cung cấp mô tả về các đặc điểm vật lý của tài liệu, đặc biệt là
đối với tài nguyên điện tử.
5. Chủ đề: cung cấp các thông tin về chủ đề của tài liệu, bao gồm cả các thuật
ngữ phân loại và địa lý.
6. Tài liệu liên quan: cho phép liên kết các tài liệu có mối quan hệ với nhau.
7. Mở rộng: cho phép mở rộng cấu trúc MODS để đáp ứng các yêu cầu
metadata đặc biệt.
8. Thuộc tính của nguồn: xác định kiểu của tài liệu, chẳng hạn như văn bản,
đa phương tiện, bản đồ.
9. Thể loại: xác định thể loại chi tiết của tài liệu.
10.Ngôn ngữ: chứa thông tin về ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu.
11. Tóm tắt: cung cấp mô tả tóm tắt về nội dung của tài liệu.
12.Mục lục: cung cấp danh sách các mục trong tài liệu.
13.Người sử dụng mục tiêu: xác định đối tượng người sử dụng mà tài liệu
hướng đến.
14.Ghi chú: chứa các ghi chú và thông tin quan trọng khác về tài liệu.
15.Phân loại: chứa thông tin về phân loại của tài liệu
16.Định danh: chứa các số hoặc mã định danh duy nhất cho tài liệu, như số
ISBN hoặc ISSN.
17.Vị trí : chứa thông tin về vị trí vật lý của tài liệu, bao gồm kho lưu trữ và chỉ
số giá của item.
18.Hạn chế truy cập: cung cấp thông tin về các hạn chế truy cập đối với tài
liệu, bao gồm thông tin về bản quyền.
19.Thông tin biểu ghi: chứa thông tin về quá trình tạo bản ghi MODS, bao
gồm ngày tạo và các chỉ số điều khiển.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Nhận xét:
- Mặc dù được sinh ra từ MARC21 và chi tiết hơn nhiều tiêu chuẩn Dublin Core,
những MODS lại ít quy tắc biên mục hơn MARC21.
- Tương tự như Dublin Core, không có nhiều trường phụ thuộc và tất cả các
trường đều có thể lặp lại.
- MODS chứa đựng nhiều giá trị từ MARC, song nó cũng có những điểm khác
với MARC21
- Khi những biểu ghi MARC21 được biên dịch tới MODS, thì người ta có một
biểu ghi trong XML mang dấu ấn của MARC. Biểu ghi MODS có thể được tạo
ra từ siêu dữ liệu thư tịch mà không khởi đầu từ mục lục thư viện, ví dụ như
trích dẫn của bài báo, và nó thường được sử dụng trong cở sở dữ liệu có sự
trộn lẫn của mục lục thư viện và dữ liệu biên mục khác
Câu 36: Các loại mô tả tài nguyên thông tin
1. Theo đối tượng mô tả
- Mô tả riêng: Là mô tả các TNTT được xuất bản riêng biệt
Ví dụ: Mô tả 1 cuốn sách cụ thể
- Mô tả nhóm: Là mô tả được áp dụng cho một nhóm TNTT có nội dung cùng
loại hay hình thức cùng một kiểu.
Ví dụ: Mô tả 1 bộ phim hoạt hình gồm nhiều tập
- Mô tả phân tích: Là mô tả một phần của TNTT
Ví dụ: Mô tả từng chương, phần mục trong 1 cuốn sách
- Mô tả tổng hợp: là loại mô tả có thể tập hợp được tất cả các tập/bộ phận của
một tài nguyên thông tin vào cùng một đơn vị mô tả.
Ví dụ: Từ điển Oxford là một tài liệu tổng hợp về ngôn ngữ Anh, bao gồm hơn
300.000 từ và cụm từ, định nghĩa, và ví dụ về cách sử dụng.

2. Theo nội dung mô tả

- Mô tả đầy đủ: Là mô tả rất chi tiết về TNTT giúp người dùng nhận dạng đúng
được TNTT.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Ví dụ: Mô tả đầy đủ cho một bộ phim nào đó. Bao gồm: tên phim, đạo diễn,
diễn viên chính, năm sản xuất, thể loại, tóm tắt nội dung, cấu trúc câu chuyện, ý
nghĩa của bộ phim đó.

- Mô tả rút gọn: chỉ mô tả một số tối thiểu những thông tin cần thiết nhất để
nhận dạng TNTT.

Ví dụ: Mô tả rút gọn cho một cuốn sách nào đó. Bao gồm nêu lên tên thể loại,
tóm tắt cốt truyện và ý nghĩa chính của cuốn sách

Câu 37: Căn cứ theo đối tượng mô tả, tài nguyên thông tin được chia thành
mất loại? Nêu nội dung các loại, Cho vd minh họa.

- Mô tả riêng: Là mô tả các TNTT được xuất bản riêng biệt

Ví dụ: Mô tả 1 cuốn sách cụ thể

- Mô tả nhóm: Là mô tả được áp dụng cho một nhóm TNTT có nội dung cùng
loại hay hình thức cùng một kiểu.

Ví dụ: Mô tả 1 bộ phim hoạt hình gồm nhiều tập

- Mô tả phân tích: Là mô tả một phần của TNTT

Ví dụ: Mô tả từng chương, phần mục trong 1 cuốn sách

- Mô tả tổng hợp: là loại mô tả có thể tập hợp được tất cả các tập/bộ phận của
một tài nguyên thông tin vào cùng một đơn vị mô tả.

Ví dụ: Từ điển Oxford là một tài liệu tổng hợp về ngôn ngữ Anh, bao gồm hơn
300.000 từ và cụm từ, định nghĩa, và ví dụ về cách sử dụng.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Câu 38: Căn cứ theo nội dung mô tả, tài nguyên thông tin được chia thành
mấy loại? Nêu nội dung các loại, Cho vd minh hoạ.

- Mô tả đầy đủ: Là mô tả rất chi tiết về TNTT giúp người dùng nhận dạng đúng
được TNTT.

Ví dụ: Mô tả đầy đủ cho một bộ phim nào đó. Bao gồm: tên phim, đạo diễn,
diễn viên chính, năm sản xuất, thể loại, tóm tắt nội dung, cấu trúc câu chuyện, ý
nghĩa của bộ phim đó.

- Mô tả rút gọn: chỉ mô tả một số tối thiểu những thông tin cần thiết nhất để
nhận dạng TNTT.

Ví dụ: Mô tả rút gọn cho một cuốn sách nào đó. Bao gồm nêu lên tên thể loại,
tóm tắt cốt truyện và ý nghĩa chính của cuốn sách

Lương

Lương Thị Hưng

Câu 39: Quy trình mô tả tài nguyên thông tin có 3 giai đoạn:
1. Xác định nguồn cung cấp thông tin đưa vào mô tả: Trước khi bắt đầu mô tả tài
nguyên thông tin, cần xác định nguồn cung cấp thông tin mà bạn muốn mô tả. Đây
có thể là một tài liệu, một nguồn thông tin trực tuyến, một nghiên cứu, một bộ sưu
tập, hoặc bất kỳ nguồn thông tin nào khác mà bạn muốn đặt vào phạm vi mô tả.
Ví dụ: Bạn muốn mô tả một cuốn sách về lịch sử thế giới.
2. Nghiên cứu và lựa chọn các yếu tố mô tả: Sau khi xác định nguồn cung cấp
thông tin, bạn cần nghiên cứu và lựa chọn các yếu tố mô tả quan trọng nhất để
đưa vào mô tả. Những yếu tố này có thể bao gồm tác giả, tiêu đề, ngày xuất bản,
nội dung chính, phạm vi, tóm tắt, từ khóa, v.v.
Ví dụ: Bạn quyết định các yếu tố mô tả của cuốn sách về lịch sử thế giới bao gồm
tên tác giả, tiêu đề, ngày xuất bản, nội dung chính và phạm vi lịch sử mà cuốn sách
bao quát.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

3. Trình bày các yếu tố mô tả theo quy định: Cuối cùng, bạn trình bày các yếu tố
mô tả đã chọn theo quy định hoặc hướng dẫn cụ thể. Có thể sử dụng các hệ thống
phân loại, tiêu chuẩn hay chuẩn mô tả thông tin như MARC (Machine-Readable
Cataloging), Dublin Core, hay các hệ thống phân loại khác tùy thuộc vào ngữ
cảnh và mục đích sử dụng.
Ví dụ: Bạn trình bày mô tả của cuốn sách về lịch sử thế giới bằng cách đưa ra tên
tác giả, tiêu đề cuốn sách, ngày xuất bản, và sau đó viết một tóm tắt ngắn về nội
dung chính của cuốn sách và phạm vi lịch sử mà nó đề cập đến.
Câu 40: Trình bày giai đoạn xác định nguồn cung cấp thông tin đưa vào mô tả ?
Cho vd minh họa.
-Trước khi bắt đầu mô tả tài nguyên thông tin, cần xác định nguồn cung cấp thông
tin mà bạn muốn mô tả. Đây có thể là một tài liệu, một nguồn thông tin trực tuyến,
một nghiên cứu, một bộ sưu tập, hoặc bất kỳ nguồn thông tin nào khác mà bạn
muốn đặt vào phạm vi mô tả.
Ví dụ: Bạn muốn mô tả một cuốn sách về lịch sử thế giới.

Câu 41: Trình bày giai đoạn nghiên cứu và lựa chọn yếu tố mô tả? Cho ví dụ
minh họa .
-Sau khi xác định nguồn cung cấp thông tin, bạn cần nghiên cứu và lựa chọn các
yếu tố mô tả quan trọng nhất để đưa vào mô tả. Những yếu tố này có thể bao gồm
tác giả, tiêu đề, ngày xuất bản, nội dung chính, phạm vi, tóm tắt, từ khóa, v.v.
Ví dụ: Bạn quyết định các yếu tố mô tả của cuốn sách về lịch sử thế giới bao gồm
tên tác giả, tiêu đề, ngày xuất bản, nội dung chính và phạm vi lịch sử mà cuốn sách
bao quát.

Câu 42: Trình bày giai đoạn trình bày các yếu tố mô tả theo quy định? Cho vd
minh họa.
-Cuối cùng, bạn trình bày các yếu tố mô tả đã chọn theo quy định hoặc hướng dẫn
cụ thể. Có thể sử dụng các hệ thống phân loại, tiêu chuẩn hay chuẩn mô tả thông
tin như MARC (Machine-Readable Cataloging), Dublin Core, hay các hệ thống
phân loại khác tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng.
Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

Ví dụ: Bạn trình bày mô tả của cuốn sách về lịch sử thế giới bằng cách đưa ra tên
tác giả, tiêu đề cuốn sách, ngày xuất bản, và sau đó viết một tóm tắt ngắn về nội
dung chính của cuốn sách và phạm vi lịch sử mà nó đề cập đến.
Viết cho Lương Thị Hưng

Câu 43: Phân tích vai trò của mô tả trong việc cung cấp thông tin về tài nguyên
thông tin?
- Thông báo cho người dùng tin về sự xuất hiện của tài nguyên thông tin trong tổ
chức
- Giúp người dùng tin nắm được các thông tin về tài nguyên thông tin như tác
giả, nội dung, công dụng… trước khi tiếp xúc trực tiếp với tài nguyên thông tin
đó
- Giúp người dùng tin phát hiện những tài nguyên thông tin có giá trị mà họ quan
tâm
Câu 44: Phân tích vai trò của mô tả tài nguyên thông tin trong việc tìm tin?
- Dễ dàng tìm được đến thông tin sơ cấp (thông tin gốc).
- Phân biệt được tài nguyên thông tin này với tài nguyên thông tin khác, phát
hiện được những tài nguyên thông tin cần thiết nhất trên cơ sở những dấu hiệu
xác định, tài nguyên thông tin hiện được lưu trữ ở đâu để từ đó có thể dễ dàng
tìm được những tài nguyên thông tin mà mình mong muốn
- Tìm được tất cả các tài nguyên thông tin của cùng một tác giả, một chủ đề, một
lĩnh vực khoa học… có trong tổ chức
Câu 45: Phân tích vai trò của mô tả tài nguyên thông tin trong các hoạt động
nghiệp vụ quản lý thông tin?
- Phát triển TNTT; Xây dựng bộ máy tra cứu; Tổ chức và quản lý tài nguyên
thông tin; Marketing sản phẩm, dịch vụ thông tin; Đào tạo người dùng tin

------------ Hết ------------


Xử lý thông tin.vip Nguyễn Minh Thanh Quản lý thông tin 11

You might also like