You are on page 1of 2

2.2.5.

Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng
phương pháp bạo lực cách mạng:
-Dựa vào quan điểm Mác-Lênin: để chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội phải thông qua cuộc cách mạng XHCN.
Kế thừa quan điểm của Mác và Ăng-ghen, với kinh nghiệm tháng Mười
Nga và cách mạng thế giới, Lênin khẳng định tính tất yếu của bạo lực cách
mạng: “Không có bạo lực cách mạng thì không thể thay thế nhà nước tư sản
bằng nhà nước vô sản”.
Bản thân giai cấp thống trị cũ nắm trong tay cơ sở kinh tế, công cụ bạo
lực, đó là nhà nước tư sản, là quân đội, cảnh sát, nhà tù. Do đó muốn đập tan
chế độ đó thì giai cấp công nhân phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại
bạo lực phản cách mạng.
-Quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải được
tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng mới có thể giành được thắng
lợi”. Bọn đế quốc đã mang quân đội đi xâm lược, thống trị các nước thuộc địa.
Như vậy, chế độc thực dân bản thân nó “đã là một hành động bạo lực của kẻ
mạnh đối với kẻ yếu”. Hơn nữa, bọn thực dân còn thiết lập chế độ cai trị vô
cùng tàn bạo, dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước, thủ tiêu
mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, bóc lột và đẩy người dân thuộc địa vào
đường cùng.
=> Muốn đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập cho dân tộc thì tất
yếu phải sử dựng phương pháp bạo lực cách mạng mới có thể chiến thắng bạo
lực phản cách mạng.
-Hồ Chí Minh có quan điểm rất sáng tạo về hình thức bạo lực cách mạng,
Người chỉ rõ: “Bạo lực của quần chúng được hình thành với hai lực lượng chính
trị và quân sự với hai hình thức đấu tranh: đó là đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang”. Chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng là cơ sở nền tảng cho
việc xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang. Đấu tranh vũ trang có ý
nghĩa quyết định với việc tiêu diệt lực lượng quân sự, đánh bại chiến tranh xâm
lược của thực dân đế quốc.
Việc xác định hình thức đấu tranh phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ
thể mà áp dụng sao cho phù hợp, sử dụng đúng và khéo, kết hợp giữa các hình
thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành được thắng lợi.
Ở thực tiễn chứng minh rằng trong cách mạng tháng Tám năm 1945, với
hình thức tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân cả nước, chủ yếu dựa vào
lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân ta đã lật đổ chế độ
cũ, thiết lập chính quyền mới. Điều đó cho thấy trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng luôn luôn căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức đấu
tranh sao cho phù hợp và quan trọng nhất là thực hiện được chiến lược đại đoàn
kết dân tộc trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp tri thức.
3.1.1. Giá trị lý luận:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã bổ sung và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tế Việt Nam. “Học chủ nghĩa
Mác-Lênin không phải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải
thống nhất chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến
chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương chính sách của Đảng...
Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản, cũng làm
Xô-viết”. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước một mực làm
theo thế ấy, thì đó vừa là lý luận suông, vô ích, vừa chưa biết khéo lợi dụng
kinh nghiệm: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu
giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho
đúng”. Điều này đã khẳng định rõ lí do vì sao dân tộc Việt Nam trước hết phải
giành được độc lập dân tộc chứ không phải giai cấp cách mạng như Cách mạng
tháng Mười Nga (1917) hay Cách mạng Pháp (1789). Và điều này là hoàn toàn
đúng đắn khi áp dụng vào hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, phải giành được
độc lập dân tộc thì mới có thể đấu tranh giai cấp
3.1.2 Giá trị thực tiễn:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã được vận dụng trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam thành công. Các cuộc đấu tranh từ khi thực dân
Pháp tiến hành xâm lược nước ta đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
đều thất bại. Nhưng kể từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo, cách mạng dù khó khăn
nhưng cuối cùng vẫn đi đến thắng lợi. Và thắng lợi của 9 năm kháng chiến
chống Pháp, 30 năm kháng chiến chống Mỹ là minh chứng hùng hồn cho tính
đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Chính vì vậy, tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là giá trị lịch sử trường tồn của dân tộc ta, là tài
sản quý báu trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và cả thời bình
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

You might also like