You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ 5: ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

BT 1. Chọn ai?
Bạn là 1 giáo viên dạy Vật lý lớp 10, trong lớp có 2 học sinh học rất giỏi môn Lý,
1 em do say mê khoa học nên dù gia cảnh khó khăn vẫn cố gắng học tập tốt, 1 em được
bố mẹ treo giải thưởng rất cao nên rất nỗ lực để đạt được.
Câu hỏi: Trước yêu cầu của nhà trường phải chọn 1 trong 2 em để tuyên dương và
cử đi thi học sinh giỏi cấp thành phố. Bạn sẽ lựa chọn như thế nào?
BT 2. Tìm ra chân lý
Hiền là một học sinh có học lực trung bình nên các bài tập trong sách giáo khoa
thỉnh thoảng em mới hoàn thành được hết. Một tối khi đang làm bài tập em đã nghĩ ra
được cách giải bài tập toán nhanh và chính xác, em vui sướng, reo hò. Từ hôm đó em tự
tin hơn vào bản thân, chịu khó làm bài tập và tìm tòi các sách tham khảo để giải bài tập.
Câu hỏi:
1. Theo bạn điều gì khiến Hiền có hành động như vậy? Loại động cơ học tập nào
đã xuất hiện ở Hiền? Phân tích đặc điểm loại động cơ này?
2. Theo bạn là giáo viên cần phải làm gì để học sinh có hứng thú học tập?
BT 3. Đấu tranh động cơ
Nam là một thành viên của đội tuyển bóng đá của phường, các bạn trong lớp báo
cho Nam biết là 4 giờ chiều nay phải tập trung ở lớp để nghe cô giáo giải đáp thắc mắc và
phụ đạo môn toán. Trong khi đó một bạn trong đội bóng đến rủ Nam đi thi đấu cũng vào
lúc 4 giờ chiều nay. Nam suy nghĩ và cân nhắc xem nên đến lớp học hay đi đá bóng?
Cuối cùng Nam quyết định đi đến lớp nghe cô giải đáp thắc mắc.
Câu hỏi: Hãy phân tích các yếu tố tạo động cơ được thể hiện trong trường hợp
trên.
BT 4. Ý chí của Hùng
Bất cứ một công việc gì dù khó khăn đến đâu Hùng cũng cố gắng làm đến cùng
mà không chịu bỏ dở. Mặc dù bận rộn vì phải giúp đỡ cha mẹ nhưng bao giờ
Hùng cũng học bài và làm việc đến khi nào xong bài mới đi ngủ. Đầu năm học, cô giáo
chủ nhiệm cử Hùng và 3 bạn nữa trong đội cờ đỏ, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc các bạn học bài, truy bài, đi học… đầy đủ và đúng giờ. Có bạn trong đội cờ đỏ thấy
công việc vất vả đã bỏ cuộc, nhưng Hùng vẫn thực hiện công việc của một đội viên cờ đỏ
cả năm học với một suy nghĩ là được giúp đỡ mọi người.
Câu hỏi: Hãy phân tích các nguyên nhân tạo động cơ của Hùng trong trường hợp
trên.
BT 5. Nỗi niềm tâm sự
Bức thư của một học sinh nam lớp 11 viết:
"Tôi là một học sinh lớp 11. Tôi rất cảm xúc đối với lời nói của các bạn học "Dốc
sức để học ba năm cấp ba, sau ba năm đó thì trời đất sẽ thuộc về mình". Vì trước đây khi
bước qua ngưỡng cửa của cấp ba, chính tôi cũng từng nói như vậy.
Nhưng sau khi thời gian dần dần trôi qua, tôi mới phát hiện là mình khó thực hiện
được như vậy. Vì động lực thúc đẩy tôi học hành không phải to lớn mà cũng như hầu hết
những học sinh đang học cấp ba, động lực thúc đẩy tôi học tập chỉ là do cha mẹ chúng tôi
hi vọng chúng tôi học tập tốt, để có thể thi được vào đại học. Hàng ngày, cứ sáu giờ tôi
thức dậy, tập thế dục rồi về ăn cơm sáng, đi học xong lại trở về ăm cơm trưa và sau
những giờ học buổi chiều lại ăn cơm tối. Tối đến thì học bài và làm bài. Nhưng tất cả
những điều đó là cái gì? Thi vào đại học? Thi vào đại học để làm gì? Có công việc tốt để
làm? Có công việc tốt để làm là vì cái gì?
Từ bấy lâu nay, tôi không tìm thấy động lực nào để thúc đẩy tôi học tập, để cho tôi
có thể sống một cách tích cực. Cứ gặp phải trở lực là tôi tìm cách trốn tránh. Tôi cảm
thấy thiếu mất một thứ động lực, tức là một lý lẽ do đâu mà tôi phải sống trên thế gian
này..."
Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của tuổi đầu thanh niên?
2. Hãy cho biết loại động cơ học tập của em học sinh trên?

You might also like