You are on page 1of 7

60/ Trong triết học, Sophia có nghĩa là gì?

A. Sự thông thái

B. Yêu mến

C. Triết học

D. Suy ngẫm

61/ Phép biện chứng của Triết học Mác – Lênin thuộc hình thức nào sau đây?

A. Phép biện chứng chất phác

B. Phép biện chứng duy tâm

C. Phép biện chứng duy vật

D. Phép biện chứng tự phát

62/ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của Triết
học là gì?

A. Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất thông qua vai trò của thực
tiễn

B. Nhận thức là năng lực có sẵn ở bên trong con người

C. Con người chỉ nhận thức được cái vẻ bên ngoài của sự vật

D. Không thể xác định nguồn gốc, cơ sở của nhận thức của con người

63/ Quan điểm nào sau đây là của chủ nghĩa duy tâm chủ quan?

A. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”

B. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”
C. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “ngoài tâm không có vật”

D. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho

64/ Thành tựu vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do Mác & Angghen
thực hiện là gì?

A. Xây dựng phép biện chứng duy vật, chấm dứt sự thống trị của phép biện chứng
duy tâm Hêghen

B. Xây dựng chủ nghĩa duy vật về lịch sử, làm sáng rõ lịch sử tồn tại và phát triển
của xã hội loài người

C. Phát hiện ra lịch sử xã hội lòai người là lịch sử đấu tranh giai cấp, và đấu tranh
giai cấp sẽ dẫn đến cách mạng vô sản nhằm xóa bỏ xã hội có người bóc lột người

D. Phát minh ra giá trị thặng dư, giúp hiểu rõ thực chất của xã hội tư bản chủ nghĩa

65/ Luận điểm của Ăngghen cho rằng, mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát
minh vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó nói lên
điều gì?

A. Mọi nhà khoa học tự nhiên đều là nhà duy vật

B. Vai trò quan trọng của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của chủ nghĩa
duy vật

C. Tính phụ thuộc hoàn toàn của chủ nghĩa duy vật vào khoa học tự nhiên

D. A, B, C đều ĐÚNG

66/ Đỉnh cao nhất của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là ở chổ nào?

A. Ở quan niệm về nước là bản nguyên của thế giới


B. Ở quan niệm về lửa là bản nguyên của thế giới

C. Ở quan niệm về con số là bản nguyên của thế giới

D. Ở thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và Đê-mô-crít

67/ Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ nào đã quy giản sự khác
nhau về chất giữa các vật về sự khác nhau về lượng?

A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII đại

B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thời kỳ hiện đại

C. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ

D. Cả A, B, C đều đúng

68/ Phát minh nổi bật nào của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
đặt cơ sở đầu tiên bác bỏ quan niệm vật chất là nguyên tử?

A. Phát minh ra điện tử của Tômxơn

B. Thuyết tương đối của Anhxtanh

C. Hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani của Béccơren

D. Phát minh ra Tia X của Rơngen

69/ Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra điện tử là một thành phần cấu tạo nên
nguyên tử. Theo Lênin điều đó chứng tỏ điều gì?

A. Vật chất tiêu tan

B. Giới hạn hiểu biết trước đây của chúng ta về vật chất mất đi

C. Vật chất không tồn tại thực sự


D. Vật chất có tồn tại nhưng không thể nhận thức được

70/ Sai lầm của các các nhà triết học cổ đại trong quan niệm về vật chất là gì?

A. Đồng nhất vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính

B. Vật chất tự thân vận động

C. Vật chất là tất cả cái tồn tại khách quan

D. Vật chất là cái có thể nhận thức được

71/ Ưu điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về bản chất của thế giới là gì?

A. Là cơ sở khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới

B. Là cơ sở lý luận cho sự phát triển của khoa học tự nhiên

C. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật
chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về tự nhiên

D. Thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng phủ nhận
đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng

72/ Định nghĩa về vật chất của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?

A. Biện chứng của tự nhiên

B. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

C. Bút ký triết học

D. Nhà nước và cách mạng

73/ Đâu là quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Vật chất là cái gây nên cảm giác cho chúng ta


B. Cái gì không gây nên cảm giác ở chúng ta thì không phải là vật chất

C. Cái không cảm giác được thì không phải là vật chất

D. Vật chất đồng nhất với vật thể

74/Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc mối liên hệ giữa các
sự vật và hiện tượng là từ đâu?

A. Do cảm giác thói quen của con người tạo ra

B. Do lực lượng siêu nhiên (thượng đế, ý niệm) sinh ra

C. Do tính thống nhất vật chất của thế giới

D. Do tư duy con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội

75/ Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các dạng vật chất cụ thể biểu hiện sự tồn
tại của mình ở đâu và thông qua cái gì?

A. Các dạng vật chất cụ thể biểu hiện sự tồn tại trong không gian, thời gian và
thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình

B. Các dạng vật chất cụ thể biểu hiện sự tồn tại trong vũ trụ và tồn tại thong qua
lực hút siêu nhiên

C. Các dạng vật chất cụ thể biểu hiện sự tồn tại tồn tại ở mọi nơi và thong qua nhận
thức của con người

D. Các dạng vật chất cụ thể biểu hiện sự tồn tại trong thế giới

76/ Cơ sở nào chỉ ra sự khác nhau cơ bản về khái niệm vật chất của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và các khoa khoa học chuyên ngành?

A. Vấn đề cơ bản của triết học


B. Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

C. Phương thức tồn tại của vật chất

D. Thuộc tính cơ bản của vật chất

77/ Triết học Mác-Lênin quan niệm như thế nào về vận động?

A. Vận động là sự thay đổi vị trí trong không gian

B. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung

C. Nguyên nhân của vận động là do lực tác dụng

D. Vận động là toàn bộ thế giới được tạo thành từ “cú hích của Chúa”

78/Thuộc tính đặc trưng của vật chất theo quan niệm của triết học Mác-Lênin là
gì?

A. Là một phạm trù triết học

B. Là thực tại khách quan tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào cảm giác

C. Là toàn bộ thế giới hiện thực

D. Là tất cả những gì tác động vào giác quan ta gây lên cảm giác

79/ Mối quan hệ giữa đứng im và vận động là gì?

A. Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động

B. Đứng im tách rời với vận động

C. Đứng im là xu hướng tất yếu của sự vật nên nó tồn tại vĩnh viễn

D. Vận động là một trường hợp đặc biệt của sự vật nên nó mang tính tạm thời
80/Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, phương thức tồn tại của vật chất là
gì?

A. Thời gian

B. Không gian

C. Vận động

D. Tác động và quy định lẫn nhau

You might also like