You are on page 1of 2

Hướng Dẫn Cách Lấy Mẫu Nước Để Kiểm Nghiệm Đạt Tiêu

Chuẩn 2023
Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người
lấy mẫu. Mẫu sẽ không được phân tích nếu không rõ nguồn gốc mẫu.

1. Làm sạch – khử trùng – súc xả trước khi lấy mẫu nước:
2. Lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu hóa học
3. Để nước chẩy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn để xả hết nước cũ trong đường ống
lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai.
4. Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy chai và đậy
nắp lại.
5. Nếu không có đường ống lấy mẫu, có thể dùng quang chai hoặc gầu để lấy mẫu. Khi
đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.

Cách lấy mẫu xét nghiệm nước:


1. Sau đây là một số lưu ý khi lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm, nếu không thực hiện
đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác;
2. Chai chứa mẫu nước thử Chai sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa hoặc
thủy tinh;
3. Vị trí lấy mẫu nước thử: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mà bạn muốn xét
nghiệm;
4. Lấy mẫu nước xét nghiệm lý hóa: Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn. Cho
nước vào đầy chai. Đậy kín nắp;
5. Lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrits: Nên chọn chai và nút thủy tinh,
sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu. Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy
mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.

Chú Ý:

Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.

 Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.


 Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
 Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm lý hóa và 2 lít nước
mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy
chai và đậy kín

Bảo quản mẫu nước xét nghiệm:

 Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa
xảy ra làm sai lệch kết quả.
 Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng tư vấn xét nghiệm nước để
được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.

Lưu ý về việc mang nước đi kiểm nghiệm, xét nghiệm


1. Trước khi mang nước đi xét nghiệm bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng nước, bởi
với mỗi mục đích thì sẽ có những tiêu chuẩn xét nghiệm nước riêng biệt;
2. Nước dùng trong sinh hoạt thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN
02:2009/BYT;
3. Nước dùng trong ăn uống thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT ;
4. Nước dùng trong kinh doanh dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, nước đóng bình
đóng chai thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT;
5. Với mỗi quy chuẩn lại có hàng loạt tiêu chí cần xét nghiệm, bên cạnh đó đặc trưng
nguồn nước ở từng vùng cũng có những điểm rất khác biệt. Cho nên, để kết quả xét
nghiệm vừa chính xác mà vừa tiết kiệm chi phí thì bạn nên lựa chọn những chỉ tiêu
cơ bản để xét nghiệm như Asen, Canxi, Amoni, Mangan và Sắt …

You might also like