You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tâp môn KDLOG cho kiểm tra định kỳ

1. Trình bày sự hình thành và phát triển logistics; Phân định các KN logistics, dịch
vụ logistics, KD logistics và hệ thống logistics
2. Trình bày chức năng xã hội của logistics, từ đó cho biết những đặc điểm chủ yếu
về sản phẩm,về chi phí,về lao động và cả vốn kinh doanh.lấy ví dụ cụ thể minh
họa
3. Phân loại logistics và ý nghĩa của việc nghiên cứu
4. Trình bày các đặc điểm KD logisics và điều kiện KD dịch vụ logistics ở nước ta;
Hiểu thế nào là chính sách định giá hướng vào khách hàng?
5. Ưu nhược điểm của phương án chỉ huy và phương án hệ thống thị trường trong
giải quyết các vấn đề KD logistics
6. Phân tích xu hướng vận động của thị trường logistics và phương pháp xác định
tổng cung và tổng cầu về hàng hóa trong nền KTQD và ở doanh nghiệp ; Vì sao
cạnh tranh lại làm cho giá thị trường giảm xuống?
7. Cơ sở hạ tầng logistics, thành phần và giải pháp phát triển ở nước ta, cho biết lợi
ích của việc phát triển BĐS logistics?
8. Trung tâm logistics, phân loại, mô hình tổ chức quản lý và chức năng của nó trong
hệ thống CSHT logistics
9. KD logistics, mục tiêu, các nguyên tắc bảo đảm sự thành công trên thương
trường, các biện pháp đưa các DN logistics ở nước ta làm ăn theo đúng quy tắc thị
trường ?
10. Vì chỉ tiêu doanh số bán hay chỉ tiêu doanh thu từ cung ứng dịch vụ là chỉ tiêu cốt
lõi trong KDTM hay Logistics,cho ví dụ tính toán cụ thể ở một DNTM?
11. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong KH kinh doanh của DNTM ?
12. Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triển ngành logistics Việt Nam đến
năm 2025?
Bài làm:
Câu 1: Trình bày sự hình thành và phát triển logistics; Phân định các KN logistics,
dịch vụ logistics, KD logistics và hệ thống logistics
- Sự hình thành và phát triển logistics: Giáo trình trang 9,10,11…
Lịch sử hình thành: Ở phương tây logistics xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc
chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã. Bấy giờ, những chiến binh có chức danh
Logistikas đảm nhận việc vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương
thực, vũ khí, thuốc men, đến các doanh trại. Công việc này là một nhân tố quyết
định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện
của mình và phá hủy nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệAp này
đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, từ đó dần hình thành nên một hệ thống mà
ngày nay chúng ta gọi là quản lý logistics. Ở phương Đông, theo sử ký Tư Mã
Thiên, thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng nhà Hán Trương Lương lần đầu tiên
đưa ra khái niệm hậu cần và do Tiêu Hà Phụ trách, năm 202 trước công nguyên.
Logisticcs được phát minh và ừng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động
thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc. các chuyên gia logsitcs trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistcs của
họ trong hoạt động tái thiết kinh tế- logsitcs trong thương mại được hình thành
Napoleon từng nói: Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về
logistics. Trong lịch sử Việt Nam hai người đầu tiên ứng dụng logistcs trong quân
dự là vùa Quang Trung trong cuộc hành quân thần tốc ra Miền Bắc đại chiến quân
Thanh 1789 và sau đó là Đại tướng Võ Nguyễn Giáp trong chiến dịch điện biên
phủ.
- Khái niệm:
 Logistics: Chép slide18 chg 1 định nghĩa của thầy, Slide13 chương 1/GT
tr18
Cho đến nay vẫn hưa có một khái niệm thống nhất về Logistics. Hiện có
nhiều định nghĩa khác nhau về logistics dược xây dựng trên nhiều góc độ,
mục đích nghiên cứu khác nhau về logsitcs tuy nhiên có thể thấy logistics
được hiểu ở cả hai nghĩa.
 Dịch vụ Logistics: Slide15 hoặc 24 chg 1
 Kinh doanh Logistics: là việc các thương nhân thực hiện các hoạt động
thương mại gồm các dịch vụ từ giao nhận, vận tải, kho bãi, hải quan…
nhằm mục đích sinh lời. (chg 5 định nghĩa kd log là sự đầu tư tiền của,
công sức của 1 cá nhân hay tổ chức kinh tế vào các hoạt động log nhằm tìm
kiếm LN)
 Hệ thống logistics: là 1 chuỗi hoạt động, như 1 môi trường mà ngành
logistics hỗ trợ cho sản xuất, bao gồm cơ sở hạ tầng logistics (phần cứng, p
mềm), hệ thống chính sách pháp luật về log, hệ thống các dn log, thị trường
dịch vụ log, nguồn nhân lực log.
Câu 2: Trình bày chức năng xã hội của logistics, từ đó cho biết những đặc điểm chủ
yếu về sản phẩm, về chi phí, về lao động và cả vốn kinh doanh (lấy ví dụ cụ thể minh
họa)

Câu 3: Phân loại logistics và ý nghĩa của việc nghiên cứu


- Phân loại T26,27 gtr/ slide 20 chg 1
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Qua quá trình phân loại rút ra kết luận Mỗi loại hình sản phẩm đều có một doanh
nghiệp log phục vụ, mong tính đặc thù, ví dụ như sản phẩm oto thì được phục vụ
với dòng logistcs chuyên phục vụ cho ngành này, từ việc mua linh kiện, đến vận
chuyển bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm đến dự trữ thành phẩm… Qua
sự phân loại thì mỗi loại hình lgostics đòi hỏi những đặc thù yêu cầu riêng, có
những ưu khuyết điểm riêng cần để khắc phục và phát triển. Sau khi phân loại, tìm
và phân tích được đặc điểm của từng hình thức logisitics để từ đó đưa ra định
hướng, lực chọn đầu tư để thúc đẩy phát triển để có giải quyết tổ chức quản lý phủ
hợp.
Ý nghĩa với nhà nước:
 Sau khi phân loại và chi ra được những đặc trưng của từng ngành thì sẽ
giúp nhà nước có thể đưa ra được những hoạch định chính sách phát triển
phù hợp với từng loại hình logistics
 Sau khi phân loại và chỉ ra được những đặc trưng của từng ngành thì sẽ
giúp nhà nước có thể đưa ra được những hoạch định chính sách phát triển
phù hợp với từng loại hình logistics
 Tạo thể chế để quản lý và hỗ trợ phát triển, việc phân chia càng kỹ lưỡng và
phù sẽ dễ dàng trong việc quản lý
 Phân loại tìm ra những dịch vụ trọng điểm, có ý nghĩa với an ninh quốc gia
cần đặc biệt quản lý.
Ý nghĩa với doanh nghiệp

 Việc phân loại theo nhiều tiêu chí, đưa ra nhiều hình thức loại hình logistics
thuận lợi cho việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp, tìm kiếm được
loại hình nào đang cần thiết trên thị trường mà các doanh nghiệp đi trước
chưa cung cấp được
 Sau khi phân loại sẽ hiết được khung pháp lý quản lý, những chính sách hỗ
trợ, giúp doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế mà ngành nghề minh
kinh doanh được hưởng.
Câu 4: Trình bày các đặc điểm KD logisics và điều kiện KD dịch vụ logistics ở nước
ta; Hiểu thế nào là chính sách định giá hướng vào khách hàng?
- Trình bày các đặc điểm KD logisics:
Khái niệm: Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
Quy tắc thị trường trong kinh doanh là P=DT-CP. Là mở rộng thị trường tăng doanh
thu và tối ưu nhằm giảm chi phí.
Kinh doanh logistic là hoạt động đầu tư tiền của, công sức của một các nhân hay tổ
chức kinh tế vào các hoạt động logsitcs nhằm tìm kiếm lợi nhuân. Kinh doanh
logistics là hoạt động kinh doanh các loại hình dịch vụ logistics nhằm mục đích tiềm
kiếm lợi nhuận. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá
theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm
theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Kinh doanh logistics tại việt nam chỉ mới thực sự phát triển từ sau năm 1986, khi
nước ta thực hiện quá trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Nếu như trong thời bao cấp tất cả các hoạt động trong lĩnh vực lưu
thông như vận chuyển, phân phối bảo quản đều cho nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà
nước đảm nhận khong có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, mọi hoạt động
trong khâu lưu thông, logistics đều do nhà nước lo. Thì sau khi bước vào thời kỳ đổi
mới, thực hiện thay đổi triết lý kinh doanh.

 Bán để kiếm lời, cung ứng dịch vụ để kiếm lời.


 Chuyển từ kinh tế quốc doanh sang kinh tế đa thành phần.
 Chyển từ CN nặng sang phát triển 3 chương trình: hàng xuất khẩu, hàng tiêu
dùng và lương thực.
 Chuyển từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường.
Từ những thay đổi triết lý trên nên kinh doanh logistics tại Việt Nam mới bắt đầu phát
triển theo đúng nghĩa của nó, cung ứng dịch vụ để kiếm lời.
Kinh doanh logisitics là loại hình kinh doanh dịch vụ và có vai trò quan trọng trong cơ
sở hạ tầng các ngành dịch vụ của nền kinh tế, là ngành có giá trị gia tăng cao. Đặc
điểm kinh doanh logistics:

 Kinh doanh logistics là loại hình kinh doanh dịch vụ


 Hoạt động kinh doanh logistics mang tính liên ngành
 Quá trình kinh doanh gắn liền với tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, trao
đổi đến tiêu dùng là chuỗi các dịch vụ
 Kinh doanh logistics là sự phát triển cao và hoàn cảnh của kinh doanh dịch vụ
kho-vận
 Kinh doanh logistics là sự phát triển hoàn thiện của kinh doanh dịch vụ vận tải
đa phương thức MTO (Multimodal Transport Operator)
 Kinh doanh logistics hiệu quả cao khi dực trên cơ sở ứng dụng triệt để những
thành tựu của công nghệ thông tin, CMCN4.0

- Điều kiện KD dịch vụ logistics ở nước ta:


Điều kiện để được kinh doanh logistics được quy định tại Điều 4, Nghị định
163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics (Bài 2
slide 11)
- Hiểu thế nào là chính sách định giá hướng vào khách hàng?
Ngày nay khách hàng có nhiều quyền lợi và ưu thế hơn trong việc lựa chọn mua sắm
các sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của mình. Nhất là khi họ có thể tự chủ
động trong việc tiếp nhận các thông tin sản phẩm, thương hiệu,… cần thiết trước khi
liên hệ hoặc đến với địa điểm mua sắm của các đơn vị. Thậm chí, họ còn không tiếp
cận những thông tin do doanh nghiệp xây dựng mà tìm đến các nguồn mang tính
khách quan cao như các hội, nhóm review, đánh giá của người tiêu dùng. Nên việc tác
động vào quyết định mua sắm của khách hàng có thể nói là ngày càng khó khăn hơn
bao giờ hết.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp thay vì tập trung vào lợi nhuận đã chuyển hướng
sang việc định hướng khách hàng để tác động đến việc đưa ra quyết định mua sắm
cuối cùng của họ. Theo đó, định hướng khách hàng là một loạt các hoạt động, thông
tin được xây dựng nhằm thu hút, giữ chân và phát triển khách hàng. Mang đến giá trị
kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp trong suốt quá trình trao đổi, mua bán. Bởi
muốn phát triển được các mối quan hệ với khách hàng bạn không đơn thuần chỉ là
cung cấp những gì mà mình có, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn phải
thực sự hiểu về họ.

Lúc này khi doanh nghiệp định hướng khách hàng sẽ là tất cả các mục tiêu đều
xoay quanh nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mọi hoạt động, chiến kinh doanh
hay marketing đều chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu và trải nghiệm mua sắm của
khách hàng. Từ đó thiết lập và quản lý các mối quan hệ với khách hàng một cách rõ
ràng theo từng nội dung. Tuy nhiên, định hướng hay hướng vào khách hàng để phát
triển ở nước ta đôi khi vẫn bị giới hạn về cách hiểu. Ví dụ, nhiều người hiểu định
hướng khách hàng chỉ đơn thuần ám chỉ cho các vấn đề như chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, chính xác nó bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc phục vụ, đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.

1. Nội dung chính sách định hướng giá vào khách hàng:

Một trong những quyết định quan trọng mà các doanh nghiệp thường phải đối
mặt là thiết lập giá. Định giá sản phẩm là một quá trình khá phức tạp và cần phải
nghiên cứu một cách cẩn thận. Giá của một sản phẩm bán ra ngoài việc đảm bảo
phải bù đắp được chi phí sản xuất, nhân sự, tiếp thị, bán hàng và mang lại lợi
nhuận còn phải tính toán làm sao thể hiện được sự uy tín của thương hiệu doanh
nghiệp và cạnh tranh với các đối thủ khác. Tùy vào các mục đích của chủ doanh
nghiệp như muốn thâm nhập thị trường, đánh bại đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần
hay tăng lợi nhuận thì sẽ cần áp dụng các chiến lược và phương pháp định giá
khác nhau.

Ba chiến lược định giá chính mà các doanh nghiệp thường áp dụng đó là định
giá dựa vào chi phí, định giá dựa vào cạnh tranh và định giá dựa vào khách hàng.
Trong đó, định giá dựa vào khách hàng (Customer-Driven Pricing) là việc doanh
nghiệp thiết lập giá dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng đối với hàng hóa
hoặc dịch vụ của công ty.

Định giá dựa vào khách hàng có một số đặc trưng sau:

 Phương pháp định giá dựa vào khách hàng dựa trên cơ sở khách hàng sẽ
thay đổi thói quen tiêu dùng tùy thuộc vào giá của hàng hóa, dịch vụ và các
khách hàng khác nhau sẵn sàng trả các mức giá khác nhau để có được sản
phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp.
 Với phương pháp này, các doanh nghiệp định giá bán của mình căn cứ vào
cảm nhận của người mua về giá trị sản phẩm, dịch vụ chứ không phải phí
tổn của người bán. Giá trị tiêu dùng đối với sản phẩm là sự đánh giá của
người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thỏa mãn những nhu cầu và
ước muốn đối với họ.

 Phương pháp định giá dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng có quy
trình ngược với phương pháp định giá dựa vào chi phí. Có thể hình dung
phương pháp này qua sơ đồ:

Theo phương pháp này công ty xác định mức giá dựa trên nhận thức của
khách hàng về giá trị của sản phẩm. Giá trị và mức giá bán sẽ quyết định việc thiết
kế và mức chi phí phát sinh. Như vậy, việc định giá bắt đầu từ việc phân tích nhu
cầu của khách hàng và nhận thức của họ về giá trị của sản phẩm. Khi định giá theo
giá trị cảm nhận của khách hàng, người làm giá phải xây dựng được những biến số
tạo nên giá trị cảm nhận trong suy nghĩ của người mua; giá bán dự kiến được ấn
định theo giá trị cảm nhận này.
Để xác định giá “theo giá trị cảm nhận được”, người làm giá phải tiến hành
các công việc sau đây:
 Xây dựng khái niệm sản phẩm cho thị trường mục tiêu với chất lượng và
giá cả dự kiến cụ thể;

 Dự kiến khối lượng bán mong muốn theo mức giá dự kiến;

 Dự kiến công suất cần thiết của nhà máy, vốn đầu tư và xác định chi phí sản
xuất sản phẩm;

 Xác định lợi nhuận theo mức chi phí và giá dự kiến.
Khi đã khẳng định rằng mức giá dự kiến đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận
mục tiêu, người chào hàng sẽ thuyết phục khách hàng chấp nhận mức giá đó bằng
cách chứng minh với khách hàng rằng lợi ích mà khách hàng nhận được từ việc
tiêu dùng sản phẩm là thỏa đáng.
Vấn đề quan trọng nhất của phương pháp “đặt giá theo giá trị cảm nhận” của
khách hàng là doanh nghiệp phải xác định chính xác nhận thức của thị trường về
giá trị của sản phẩm. Các doanh nghiệp cần tránh khuynh hướng hoặc thổi phồng
giá trị của sản phẩm dẫn đến định giá quá cao hoặc quá khắt khe trong đánh giá
dẫn đến định giá thấp so với mức giá đáng ra họ có thể tính.
Để áp dụng được phương pháp này công việc đầu tiên mà những người làm
giá của doanh nghiệp phải làm là nghiên cứu thật kỹ thị trường mục tiêu để đo
lường được nhận thức của thị trường về giá trị sản phẩm.
Ưu điểm, hạn chế của phương pháp định giá dựa vào khách hàng:
 Ưu điểm: Giá sẽ phù hợp nhu cầu và được chấp nhận bởi đa số khách hàng
trên thị trường mục tiêu.
 Hạn chế:
 Rất khó để tìm ra được mức giá gắn liền với quyết định mua và hành
vi mua của người tiêu dùng.
 Việc quá chú ý đến khách hàng dẫn đến bỏ qua yếu tố chi phí hay bỏ
qua yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

Bài khác:
Chính sách định giá hướng vào khách hàng, dựa vào giá và chất lượng sản phẩm. Đây
là một phương pháp truyền thống, nhằm giữ chân khách hàng, nắm giữ thị trường.
- Giữ nguyên giá và chất lượng sản phẩm tốt hơn Dù ở bất cứ thời đại nào, vào bất kỳ
thời điểm nào, yếu tố quyết định đến sự sống còn của một thương hiệu chính là chất
lượng sản phẩm. Chỉ khi chất lượng sản phẩm tốt thì các chiến dịch marketing mới có
hiệu quả, và thương hiệu sản phẩm mới khắc sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Chất
lượng sản phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi danh tiếng của
công ty đối với cộng đồng và thị trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, trong quá trình tiếp cận thị trường quốc tế, chú ý tới chất lượng sản phẩm
càng trở nên cần thiết. Thế nhưng để giữ chân được khách hàng của mình thì doanh
nghiệp đã không tăng giá sản phẩm mà giữ nguyên giá.
Ví dụ Vinamilk, nâng cao chất lượng sản phẩm là hoạt động đầu tiên Vinamilk tập
trung thực hiện trong quá trình tiếp cận thị trường. Để thực hiện điều đó thì Vinamilk
không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại. Công nghệ
sản xuất sữa và bột dinh dưỡng của công ty đều hiện đại và tiên tiến nhất, dựa trên
công nghệ của các nước hàng đầu thế giới, nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Ngoài tiên tiến hóa dây chuyền sản xuất, Vinamilk còn thực hiện
nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thêm vào thành phần sản phẩm những chất
có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Điển hình là việc nâng cấp Dielac lên thành Dielac
Alpha nhờ sữa non Colostrum (loại sữa dễ tiêu hóa, độ béo thấp nhưng hàm lượng
cacbon hydrat và đạm cao, chứa rất nhiều kháng thể như IgG, IgA, IgM giúp trẻ sơ
sinh nhanh chóng thích nghi với môi trường bên ngoài). Vinamilk là một trong số ít
thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế đã chứng tỏ sức mạnh của “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” không dễ gục ngã dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sản phẩm sữa tiệt
trùng và sữa chua của Vinamilk được thay đổi với chất lượng tốt hơn nhưng giá vẫn
không đổi trong một thời gian dài để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, đó là
chiến lược giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn.
- Giữ nguyên chất lượng và giảm giá: Thiết lập giảm giá bán của bạn là một chiến
lược có thể thu hút số lượng hàng bán nhiều hơn cho doanh nghiệp của bạn, mang tới
những khách hàng mới và cũng cho bạn nhiều lợi ích hơn. Điều này tạo cho khách
hàng của bạn có cảm giác tích cực hơn về doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra là khi
một người nhận được quà tặng coupon hoặc mua hàng tiết kiệm, họ sẽ trở nên vui vẻ
hơn và thoải mái hơn. Điều này có thể có lợi ích về lâu dài nếu những cảm giác tích
cực này có thể liên kết với thương hiệu của bạn. Giảm giá sẽ khiến khách hàng chọn
sản phẩm của bạn hơn là đối thủ cạnh tranh. Giảm giá làm cho nó có vẻ ít bị mọi
người so sánh những sản phẩm của bạn với những thương hiệu khác, theo một nghiên
cứu từ Max Planck Institute về Luật Thuế và Tài chính công. Điều này có thể giúp
cho những khách hàng mới chọn sản phẩm của bạn hơn là những đối thủ cạnh tranh
của bạn, cho bạn một sự thuận lợi. Đi liền với giảm giá thì để muốn giữ chân được
khách hàng thì doanh nghiệp vẫn phải giữ nguyên chất lượng sản phẩm của mình. 4.
Ưu nhược điểm của phương án chỉ huy và phương án hệ thống thị trường trong giải
quyết
Câu 5: Ưu nhược điểm của phương án chỉ huy và phương án hệ thống thị trường trong
giải quyết các vấn đề KD logistics
Câu 6: Phân tích xu hướng vận động của thị trường logistics và phương pháp xác định
tổng cung và tổng cầu về hàng hóa trong nền KTQD và ở doanh nghiệp ; Vì sao cạnh
tranh lại làm cho giá thị trường giảm xuống?
*Xu hướng vận động: Cung cầu luôn luôn ở trạng thái vận động nên làm cho thị trg vận
động.
*Cạnh tranh làm giá thị trg giảm xuống: Cạnh tranh: đây là quy luật của kttt, là môi trg
đồng thời là mục tiêu của dn, xuất phát từ chính chức năng của cạnh tranh ( cạnh tranh
làm giá thị trg giảm xuống; Buộc ng ta tối ưu hóa đầu vào để giảm chi phí, nâng cao chất
lượng mẫu mã; Đòi hỏi dn ứng dụng KHCN để nâng cao chất lượng, đổi mới sáng tạo, hạ
giá bán trên thị trg nhằm giữ chữ tín; Cạnh tranh là công cụ tước quyền thống trị về kinh
tế trong lịch sử thông qua cơ chế đào thải, sắp xếp lại trật tự trên thị trg)Các chức năng
của cạnh tranh cũng chính là vai trò của nó trong vc thúc đẩy kinh doanh tm phát triển. -
Chép đồ thị ví dụ trong sách
Câu 7: Cơ sở hạ tầng logistics, thành phần và giải pháp phát triển ở nước ta, cho biết lợi
ích của việc phát triển BĐS logistics?
/-Câu 8: Trung tâm logistics, phân loại, mô hình tổ chức quản lý và chức năng của nó
trong hệ thống CSHT logistics
Câu 9: KD logistics, mục tiêu, các nguyên tắc bảo đảm sự thành công trên thương
trường, các biện pháp đưa các DN logistics ở nước ta làm ăn theo đúng quy tắc thị trường
?
Câu 10: Vì chỉ tiêu doanh số bán hay chỉ tiêu doanh thu từ cung ứng dịch vụ là chỉ tiêu
cốt lõi trong KDTM hay Logistics,cho ví dụ tính toán cụ thể ở một DNTM?
Câu 11: Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong KH kinh doanh của DNTM
Câu 12: Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triển ngành logistics Việt Nam đến
năm 2025?
(quyết định 200. 221 bổ sung)

You might also like