You are on page 1of 6

Ôn tập Lịch sử Toán Lê Mạnh Khang – SP.

Toán học K48 – B2200015

CÂU HỎI ÔN THI CUỐI KÌ LỊCH SỬ TOÁN


1. Bằng phương pháp Ai Cập, hãy thực hiện các phép toán nhân và chia.
• Ví dụ 1. Thực hiện phép nhân 22.32: 1 32
2 64 *
4 128 *
8 256
16 512 *
__ ___
22 704 ⇒ 22.32 = 704

Vì 22 = 2 + 4 + 16 nên ta cộng các bội số tương ứng phía bên phải để ra kết quả.
• Ví dụ 2. Thực hiện phép chia 1998:33: 1 33
2 66
* 4 132
* 8 264
* 16 528
* 32 1056
__
60 ⇒ 1998:30 = 60 dư 18

Vì 1998 = 1056 + 528 + 264 + 132 + 18 nên ta cộng tất cả số tương ứng ở cột trái
sẽ ra thương số, còn số dư chính là phần lẻ ra khi ta cộng lần lượt từ dưới lên của cột bên
phải để được số bị chia chính là 18.
2. Chứng minh rằng quy tắc đặt sai của người Ai Cập cổ là đúng.
x
Ta có phương trình: ax + =c (1)
b

Theo quy tắc đặt sai của người Ai Cập cổ, ta đặt: x = xo
c
x o cb bc
Suy ra: x = xo. xo = = (2)
a xo+ a x o b+ x o ab+1
b

Trang 1
Ôn tập Lịch sử Toán Lê Mạnh Khang – SP. Toán học K48 – B2200015

bc
bc
Thay (2) vào (1) ta được: a. ab+1 + ab+1 = c
b
abc c
⟺ + =c
ab+1 ab+1
abc+ c
⟺ =c
ab+1
c . ( ab+ 1 )
⟺ =c
ab+1
⟺ c = c (luôn đúng)

Vậy quy tắc đặt sai của người Ai Cập cổ là đúng.


3. Áp dụng quy tắc đặt sai để giải phương trình và hệ phương trình.
• Ví dụ 1. Dùng quy tắc đặt sai (false position) giải phương trình sau: 3x + x/4 = 48.
Đặt x = 4, ta có (3x + x/4) = 13
Vậy nghiệm phương trình là: x = 4 x 48/13 = 192/13.

{
2 2
x + y =100
• Ví dụ 2. Dùng quy tắc đặt sai giải hệ phương trình sau: .
x=( 3 /4 ) y

4. Anh/Chị ấn tượng với thành tựu nào của nền toán học Babylon nhất? Tại sao?
Em ấn tượng với thành tựu số học của nền toán học Babylon nhất.Vì việc tính toán với
những con số vẫn còn nhiều hạn chế nhưng họ vẫn có thể lập ra bảng giá trị lên đến 59^2
và 32^3,cho thấy sự cần cù của họ.Hơn thế nữa,thông qua bảng bình phương họ đã tính
phép nhân thông qua hai công thức:ab=((a+b) 2-a2-b2)/2 và ab=((a+b)-(a-b)2)/4.Đây được
coi là một trong những cách khá hay khi vận dụng đến hai trong bảy HĐT đẳng thức thân
quen với học sinh hiện nay và vẫn có thể dùng cho một số bài toán.Cuối cùng là việc chia
a/b thành phép nhân a.1/b và dùng tới ‘’nghịch đảo’’ cũng liên hệ đồng thời tác động đến
một số nhánh toán học khác.

5. Nêu 2 đóng góp chính của nền toán học cổ Hy Lạp.


Sáng tạo ra phương pháp tiên đề. Các nhà toán học Hy Lạp đã đưa ra phương pháp
tiên đề trong khi trình bày một lý thuyết toán học. Điển hình là các tập “Cơ bản” của
Euclid. Về vấn đề này, toán học cổ Hy Lạp đã đi trước thời đại gần 2000 năm.

Trang 2
Ôn tập Lịch sử Toán Lê Mạnh Khang – SP. Toán học K48 – B2200015

Gắn toán học với cuộc sống. Qua các công trình của toán học ứng dụng vào thiên
văn học và các lĩnh vực khác, ta thấy người Hy Lạp đã sử dụng toán như là một công cụ
để nghiên cứu thiên văn học, địa lý và trong kĩ thuật.
6. Bằng phương pháp Ấn Độ, hãy thực hiện các phép toán cộng và nhân.
• Ví dụ 1. Bằng phương pháp của người Ấn Độ cổ, thực hiện phép cộng: 237 + 689.
Ta tính từ trái qua phải từ dưới lên trên: 9 2
8 1 6
2 3 7
6 8 9 ⇒ 237 + 689 = 926

Ta lấy 2 + 6 = 8 rồi ghi số 8 phía trên cột bên trái. Tiếp theo ta lấy 3 + 8 = 11 rồi
ghi số 1 phía trên cột giữa và đồng thời gạch bỏ số 8 bên trái rồi thêm 1 thành 9 và ghi
lên trên số 8 (có thể nói là nhớ 1 như trong phép tính hiện đại). Tiếp theo ta lấy 7 + 9 =
16 rồi ghi số 6 lên phía trên cột bện phải và gạch số 1 ở giữa rồi đổi thành số 2 và ghi lên
phía trên. Sau khi làm xong các thao tác trên thì kết quả chính là các con số đầu của mỗi
cột.
• Ví dụ 2. Bằng phương pháp của người Ấn Độ cổ, thực hiện phép nhân: 473.4.
Ta tính từ trái qua phải từ dưới lên trên: 8 9
1 6 8 2
4 7 3 4 ⇒ 473.4 = 1892

Ta sắp phía dưới cùng lần lượt số 473 rồi đến thừa số 4. Đầu tiên ta lấy 4.4 = 16
rồi ta ghi số 16 lên phía trên. Tiếp theo ta lấy 7.4 = 28 rồi ta ghi số 8 của 28 bên phải rồi
ta xóa số 6 và lấy 6 + 2 = 8 rồi gạch bỏ số 6 ghi số 8 lên phía trên. Cuối cùng ta lấy 3.4 =
12 rồi ta ghi số 2 bên phải và lấy 8 + 1 = 9 rồi gạch bỏ số 8 ghi số 9 lên phía trên. Sau khi
làm xong các thao tác trên thì kết quả chính là các con số đầu của mỗi cột (tính từ hàng
thứ 2 đảo lên)
• Ví dụ 3. Bằng phương pháp của người Ấn Độ cổ, thực hiện phép nhân: 268.20.
Ta tách 20 = 4.5 rồi tính 268.4 trước: 1 0 7
8 4 2
2 6 8 4 ⇒ 268.4 = 1072

Tiếp theo ta tính 1072.5: 3 6


5 0 5 0

Trang 3
Ôn tập Lịch sử Toán Lê Mạnh Khang – SP. Toán học K48 – B2200015

1 0 7 2 5 ⇒ 1072.5 = 5360 ⇒ 268.20 = 5360

7. Tại sao nhiều người cho rằng sự ra đời của hình học giải tích đã làm toán học
thành một công cụ “kép”? Bởi vì:
Các khái niệm hình học có thể chuyển đổi thành các khái niệm đại số và những
mục tiêu hình học có thể đạt được thông qua đại số.
Giải thích ý nghĩa đại số bằng hình học có thể giúp ta nắm khái niệm đại số một
cách trực quan hơn và nhờ đó có thể rút ra những kết luận mới.
Lagrange đã viết: “Đại số và hình học trong một thời gian dài tách biệt nhau nên
sự tiến bộ của chúng chậm và hạn chế trong ứng dụng. Nhưng khi hai ngành này kết hợp
với nhau, chúng sẽ kế thừa những mặt ưu việt của nhau và do đó chúng sẽ có sự phát
triển với tốc độ nhanh hơn và hoàn hảo hơn.” (Dẫn theo M. Kline, 1990)
8. Tại sao nhiều người cho rằng sự ra đời của hình học giải tích cung cấp cho khoa
học một công cụ có tính định lượng? Bởi vì:
Việc nghiên cứu thế giới vật chất đòi hỏi phải sử dụng hình học.
Các vật thể là những hình hình học và quỹ đạo của vật thể chuyển động là những
đường cong.
Và nói như Descartes, toàn bộ vật lý có thể quy về hình học.
Hình học giải tích giúp mô tả hình dạng và quỹ đạo của các chuyển động dưới
dạng đại số, và do đó người ta có thể rút ra những kiến thức định lượng.
9. Tại sao các nhà khoa học cho rằng việc giải bài toán về vận tốc, gia tốc đã thúc
đẩy cho sự ra đời của vi tích phân?
Cụ thể bài toán này là cho vật thể chuyển động theo một công thức là hàm số theo
thời gian, hãy tìm vận tốc và gia tốc của nó ở thời điểm bất kỳ; ngược lại, cho biết gia tốc
của một vật thể chuyển động là một hàm số theo thời gian, hãy tìm vận tốc và quãng
đường đi được. Bài toán này xuất phát từ việc nghiên cứu chuyển động. Trong chuyển
động thì vận tốc và gia tốc thay đổi từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Trong vật lý, người ta cần biết chính xác vận tốc hay gia tốc của một vật thể
chuyển động tại từng thời điểm. Nếu lấy vận tốc bằng quãng đường đi được chia cho thời
gian thì sẽ ra vận tốc trung bình chứ chưa phải vận tốc chính xác tại mỗi thời điểm,
nhưng tại mỗi thời điểm thì thời gian chuyển động và vận tốc đều bằng 0, mà 0/0 là vô
nghĩa.

Trang 4
Ôn tập Lịch sử Toán Lê Mạnh Khang – SP. Toán học K48 – B2200015

Đối với bài toán ngược lại, thì gặp một khó khăn là nếu biết vận tốc là một hàm
của thời gian ta cũng không thể tìm được quãng đường đi được của vật thể chuyển động
vì vận tốc thay đổi từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Phép tính vi phân và tích phân được sáng tạo ra là nhằm giải quyết vấn đề trên
cùng với 3 vấn đề khoa học khác của thế kỉ XVII.
10. Tại sao các nhà khoa học cho rằng vấn đề tìm tiếp tuyến của một đường cong đã
thúc đẩy cho sự ra đời của vi tích phân?
Bài toán này thuộc về hình học, nhưng nó có những ứng dụng quan trọng trong
khoa học.
Quang học là ngành mà nhiều nhà khoa học của thế kỉ XVII quan tâm nghiên cứu.
Thiết kế các thấu kính là mối quan tâm đặc biệt của Newton, Fermat, Decartes và
Huygens. Để nghiên cứu đường đi của ánh sáng qua thấu kính, người ta phải biết góc ở
điểm tia sáng đập vào thấu kính để áp dụng định luật khúc xạ. Góc cần chú ý là góc giữa
tia sáng và pháp tuyến của đường cong, mà pháp tuyến thì vuông góc với tiếp tuyến. Nên
để xác định pháp tuyến, người ta phải xác định tiếp tuyến.
Một vấn đề có tính khoa học khác nữa liên quan đến tiếp tuyến của một đường
cong là nghiên cứu chuyển động. Hướng chuyển động của vật thể chuyển động ở bất kì
điểm nào của quỹ đạo chính là hướng tiếp tuyến của quỹ đạo.
Phép tính vi phân và tích phân được sáng tạo ra là nhằm giải quyết vấn đề trên
cùng với 3 vấn đề khoa học khác của thế kỉ XVII.
11. Tại sao có người cho rằng chính Fermat là người phát minh ra phép tính vi
phân?
Trong công trình “Phương pháp tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất” (được
công bố năm 1679 sau khi Fermat chết), Fermat đã đưa vào toán học phép toán mà ngày
nay ta gọi là phép tính vi phân.
Phép toán này bắt nguồn từ việc giải những bài toán về các tiếp tuyến của các
đường cong và tìm giá trị cực đại, cực tiểu của các hàm số.
Mặc dù các vấn đề về cực trị và tiếp tuyến cũng được người Hy Lạp cổ xem xét,
nhưng tiền thân của phép tính vi phân thực sự khởi đầu từ những tư tưởng của Fermat
được hình thành vào năm 1629.
12. Hãy sử dụng phương pháp của Fermat tìm giá trị nhỏ nhất hoặc giá trị lớn nhất
của biểu thức.

Trang 5
Ôn tập Lịch sử Toán Lê Mạnh Khang – SP. Toán học K48 – B2200015

13. Nêu ý nghĩa của sự ra đời của hình học phi Euclid?
Ý nghĩa của sự ra đời hình học phi Euclid là đặt dấu chấm hết cho bài toán cổ xưa
về tiên đề song song, là liệu tiên đề V của Euclid có độc lập hay không, vì nay nó đã
được chứng minh là độc lập với các tiên đề còn lại trong hệ tiên đề của Euclid.
Một ý nghĩa quan trọng có tính cách mạng là hình học được giải phóng khỏi quan
điểm cổ truyền tồn tại từ các thế kỉ trước đó: chỉ có một thứ hình học duy nhất tồn tại là
hình học Euclid. Như vậy, từ nay có con đường thênh thang rộng mở cho hình học là có
thể sáng tạo ra nhiều hệ thống hình học khác nhau. Vì có khả năng sáng tạo ra nhiều hình
học “nhân tạo” nên hình học không còn nhất thiết phải gắn bó với không gian vật lý của
thế giới thực tại.
Đối với các nhà toán học, họ không còn lo lắng xem các tiên đề của mình đưa ra
có phù hợp với không gian vật lý hay không hoặc đúng sai ra sao mà từ lúc này họ có
quyền tự do đưa ra tiên đề của mình miễn là nhất quán với nhau là được.

Trang 6

You might also like