You are on page 1of 2

I.

Lý thuyết
1. Transistor lưỡng cực (BJT)
a) Giới thiệu.
 BJT được phát minh vào năm 1947 do William Shockley, John Bardeen và
Walter Brittain tại Bell Labs (Mỹ)
 BJT là dụng cụ 3 cực đầu tiên của các dụng cụ bán dẫn và tiếp tục là dụng cụ
được chọn cho nhiều ứng dụng số và vi ba (microwave). Một thập niên sau khi
BJT được phát minh, nó vẫn giữ dụng cụ 3 cực duy nhất trong các ứng dụng
thương mại. Tuy nhiên khi giao tiếp Si-SiO2 được cải tiến, MOSFET đã trở nên
thắng thế. Hiện nay HBT (Heterojunction Bipolar Transistor=transistor lưỡng cực
chuyển tiếp dị thể) có hiệu năng rất cao về tần số và độ lợi.
 BJT vẫn còn được ưa chuộng trong 1 số ứng dụng mạch số và analog do tốc độ
nhanh và độ lợi lớn. Tuy nhiên nó khuyết điểm là có tiêu tán CS lớn và tích hợp
nhỏ trong IC.
b) Phân loại:
-Có hai loại BJT: loại PNP (transistor thuận) và loại NPN (transistor ngược)

c) Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:


 Cấu tạo: Bao gồm ba lớp bán dẫn với các bán dẫn p và n xen kẽ nhau. Tùy theo
trình tự của miền p và n mà ta có thể chai thành hai loại pnp và npn.

 Nguyên tắc hoạt động: lấy BJT loại pnp làm ví dụ. Sự hoạt động của transistor
npn sẽ tương tự bằng việc thay thế lỗ trống bằng điện tử.
- Khi chuyển tiếp collector không được phân cực, chuyển tiếp emitter được
phân cực thuận. Độ rộng vùng nghèo sẽ bị giảm, mức giảm tuỳ theo điện áp phân
cực, kết quả dòng của các hạt đa số (các lỗ trống) khuếch tán từ miền bán dẫn p
(cực E) sang miền bán dẫn n (cực B).
-Khi chuyển tiếp emitter không được phân cực, chuyển tiếp collector phân
cực ngược không có dòng của các hat đa số (điện tử ở bán dẫn n) chỉ có dòng của
các hạt thiểu số (lỗ trống ở bán dẫn p)
-Trong trường hợp, chuyển tiếp emitter phân cực thuận, chuyển tiếp
collector phân cực ngược. Chuyển tiếp emitter phân cực thuận nên các hạt đa số
khuếch tán qua chuyển tiếp tới miền base tạo nên dòng IE. Tại miền base các hạt
đa số này lại chuyển thành các hạt thiểu số, một phần bị tái hợp với các điện tử
tạo thành dòng IB.
-Do độ rộng của miền base rất mỏng, chuyển tiếp collector phân cực ngược
nên các lỗ trống ở miền base bị cuốn sang miền collector tạo nên dòng Ic. Dòng
Ic này được tạo bởi hai linh kiện: dòng của các hạt đa số từ miền emitter, và dòng
của các hạt thiểu số (lỗ trống ở miền base khi chưa có sự khuếch tán từ emitter
sang). Dòng của các hạt thiểu số được gọi là dòng rò và ký hiệu là Ico. Ico có giá
trị rất nhỏ cỡ nA tới vài μA.
 Các chế độ làm việc của BJT:

Chế độ Tiếp xúc emitter JE Tiếp xúc collector JC


Tắt (cutoff) p/c ngược p/c ngược
Tích cực thuận p/c thuận p/c ngược
(Forward active)
Tích cực ngược p/c ngược p/c thuận
(Reverse active)
Bão hòa (Saturation) p/c thuận p/c thuận
2. Relay
a) Giới thiệu
 Relay (hay còn gọi là rơ-le) là công tắc điện tử có khả năng bật tắt một dòng có
cường độ lớn hơn nhiều so với dòng đang vận hành. Có thể hiểu đơn giản, relay
như một đòn bẩy điện, có tác dụng chuyển mạch. Relay được bật vận hành bằng
1 dòng điện có cường độ nhỏ nhưng có khả năng bật giúp các thiết bị khác sử
dụng dòng có cường độ lớn hơn nhiều so với dòng hiện hành.
b)

You might also like