You are on page 1of 2

 Câu hỏi : Phân tích vai trò của lao động và ngôn ngữ đối với

sự phát triển ý thức. Lấy vd minh họa

Vai trò của lao động với sự phát triển ý thức

 nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ, cải thiện đời sống,
sống hòa đồng và sống theo nhóm , thông qua lao động thì phân cấp
và phân hóa xã hội

VD :thời kỳ đồ đá con người đã biết tận dụng đá để tạo lửa , săn bắt hái
lượm để duy trì sự sống ,con người sống theo bầy đàn để hỗ trợ nhau
trong việc kiếm sống, chiến đấu với thú dữ để tự vệ sau đólao động tạo
ra của cải ngày càng nhiều con người nảy sinh ra tính chiếm hữu của
chung làm của riêng và từ đó bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo, cấp
bậc trong xã hội
 Lao động đòi hỏi con người phải hình dung ra được mô hình cuối
cùng của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó.

VD; Trước khi bắt đầu xây nhà thì người chủ sẽ vẽ và lên kế hoạch về
diện tích , hình dáng kiểu mẫu nhà, sau đó lựa chọn về chất liệu … để
thợ xây nên 1 ngôi nhà theo ý mình
 Lao động đòi hỏi con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao
động, tiến hành các thao tác và hành động lao động tác động vào đối
tượng để làm ra sản phẩmVD: Trong quá trình sx nông nghiệp thì con
người đã tạo ra các công.cụ lao động như cuốc , cày ,xe kéo ,…..
 . Sau khi làm ra sản phẩm, con người đối chiếu sản phẩm đã làm ra
với mô hình tâm lí của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để
hoàn thiện sản phẩm đó .
Ví dụ; Khi nhà thiết kế hoàn thành sản phẩm thời trang thì họ sẽ đối
chiếu sản phẩm với bản thiết kế ban đầu để đưa ra đánh giá, hoàn thiện
sản phẩm để đạt được hiệu quả như mong muốn

 Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển ý thức


 Nhờ ngôn ngữ:
 Con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn phân tích, đối
chiếu, đánh giá, truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu trao đổi ý thức và suy nghĩ qua đó thuận
tiện cho sự phát triển xã hội
 Sự hình thành ý thức của con người là nhờ sự phát triển của tiếng
nói và công cụ lưu trữ ngôn ngữ
VD: Trong sx nông nghiệp người nông dân sẽ trao đổi tiếp thu những
biện pháp hình thức sản xuất khác nhau rồi từ từ hình thành nên tập
quán và đúc rút ra kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ sau và thế hệ
sau cũng sẽ tiếp thu học hỏi phát triển kinh nghiệm đó

Mối qhe lao động và ngôn ngữ

 Mối quan hệ giữa lao động và ngôn ngữ là mối quan hệ biện chứng,
tác động qua lại lẫn nhau. Lao động là cơ sở, là động lực thúc đẩy sự
phát triển của ngôn ngữ, còn ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện để
thực hiện lao động

 Trong quá trình lao động, con người phải sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng với nhau. .
VD; trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người phải sử dụng
ngôn ngữ để trao đổi thông tin về giống cây trồng, kỹ thuật canh tác,
thời tiết,... Điều này dẫn đến sự hình thành và phát triển của các từ
ngữ, thuật ngữ chuyên ngành về nông nghiệp.
 Ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện để thực hiện lao động(tư duy,
suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
VD: trong quá trình xây dựng một ngôi nhà, người thợ xây dựng phải sử
dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin về bản vẽ, vật liệu, kỹ thuật thi
công,... Điều này giúp họ thực hiện công việc một cách chính xác và
hiệu quả hơn.

You might also like