You are on page 1of 411

1.

Các khung lý thuyết phân tích và triết học dành cho tài
chính công

GIỚI THIỆU

Cuốn sách này đề cập đến bản chất của tài chính công và mối quan hệ cộng
sinh giữa nó và nền kinh tế - xã hội, bao gồm:

1. Các cơ sở lý luận triết học làm nòng cốt cho tài chính công
2. Bản chất của các dịch vụ mà tài chính công tài trợ cấp vốn
3. Quy mô (tỷ trọng) tương đối của tài chính công (trong nền kinh tế)
4. Cách thức chi tiêu của tài chính công
5. Cách thức huy động tiền vốn của tài chính công
6. Những ảnh hưởng tiềm tàng về lợi ích cũng như tác hại của tài chính
công
7. Sự bền vững của tài chính công (khu vực công)
8. Cấp độ phù hợp của chính phủ trong việc hoạch định và quyết định chính
sách
9. Những phương tiện mà thông qua đó khu vực tài chính công thực hiện
hành vi chi tiêu
10.Chiến lược tối ưu cho tài chính công

Việc khám phá, kiểm định từng khía cạnh nêu trên của tài chính công được
đặt ra trong khung phân tích dựa trên sự công bằng – Equity, tính tiết kiệm –
Economy, tính hiệu quả - Efficiency và tính hiệu lực – Effectiveness. Những kết
quả dự định từ việc kiểm định này được dùng để cung cấp kiến thức, sự hiểu
biết về bản chất đa dạng, đa lĩnh vực của tài chính công. Đây không phải chỉ là
một ngành khoa học riêng lẻ, bó hẹp bởi trên thực tế, có một số lượng lớn các
bài viết học thuật kiểm định chi tiết về cơ sở logic căn bản cho tài chính công
được viết bởi rất nhiều nhà kinh tế học. Một trong số đó định nghĩa tài chính
công là “một lĩnh vực của kinh tế học chuyên phân tích về các chính sách thuế
và chi tiêu của chính phủ” (Rosen 1999, trang 536). Về cơ bản, cách định nghĩa
tương tự cũng được chấp nhận bởi một nhà kinh tế khác (ví dụ như Hyman
1999, trang 5) mặc dù trên thực tiễn, hầu hết mọi người đều không định nghĩa
“tài chính công”. Tuy nhiên “[tài chính công] là một cách sử dụng từ chưa chính
xác, bởi vì các vấn đề căn bản không liên quan đến tài chính (tức là không liên
quan đến tiền nong như doanh thu, chi phí…). Thay vào đó, vấn đề cốt lõi liên
quan đến việc sử dụng các nguồn lực thực tế. Vì lý do này, một số tác giả ưa
thích thuật ngữ “kinh tế khu vực công” hay đơn giản chỉ là “kinh tế công cộng”
” (Rosen, trang 4).

Cuốn sách này sẽ xem xét và trình bày về tài chính công như là một nhánh
của kinh tế học, môn học có thể sẽ trở nên khó tiếp cận đối với phần lớn sinh
viên và nghiên cứu sinh (sinh viên đã tốt nghiệp) ở đại học. Văn bản trích trong
tác phẩm này đã dũng cảm thừa nhận những lời phê bình từ một trong những
độc giả, được biết đến với tên gọi “những biểu đồ chết” (Cullis và Johns 1998,
lời nói đầu). Hơn nữa, chính các nhà kinh tế thường không rõ về những phần
nào trong ngành khoa học của họ thuộc về phạm trù nhỏ hơn là tài chính công,
và điều này sẽ được lý giải rõ ràng bằng một bài kiểm định về nội dung của
cuốn sách này trong danh sách tìm đọc nằm ở cuối chương này. Tuy nhiên, về
mặt truyền thống, các nhà kinh tế học đã giới hạn những học thuyết của họ về
tài chính công trong phạm vi kinh tế vi mô, cụ thể là việc vận dụng những giả
thiết kinh tế để kiểm tra cách thức mà chính phủ có thể và nên áp dụng để tác
động đến việc sử dụng các nguồn lực sản xuất của một quốc gia (lao động, vốn
(tư bản), đất đai và sự làm chủ của doanh nghiệp (trong sản xuất và thị trường))
để tăng phúc lợi xã hội cho người dân của quốc gia đó. Một cách tiếp cận khác
về tài chính công là những sự xem xét, cân nhắc dưới một hình thức kĩ thuật
cao hơn về những khoản thuế cá nhân (riêng lẻ), sự vay mượn và nợ chính phủ,
công tác tài chính của những bộ máy hành chính cấp địa phương và cấp vùng
và những khía cạnh khác.

Không ngạc nhiên khi vì những lý do nêu trên mà tài chính công thường
được nhìn nhận là một môn học mang tính kĩ thuật và độ khó hiểu cao, chỉ có
thể lĩnh hội được bởi một thiểu số các nhà kinh tế học, những người thực hành
nhập môn trong lĩnh vực này và một số người có thẩm quyền đưa ra chính sách
tài khóa. Điều này không phải là một sự may mắn bởi một sự hiểu biết rõ ràng
về bản chất của tài chính công là cần thiết, nòng cốt cơ bản cho việc hiểu được
những tranh cãi xoay quanh chính sách công ở cả những quốc gia phát triển và
đang phát triển. Thậm chí cả những sinh viên kinh tế thường cũng có ít kiến
thức về những tranh cãi đó bởi quan điểm của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi
cách tiếp cận trừu tượng hay quá văn tắt của các nhà kinh tế học.

Do đó, mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp được sự am hiểu, thường
thức một cách hấp dẫn, đa chiều về bản chất cũng như phạm vi những vấn đề
nằm trong lĩnh vực về tài chính công. Tài chính công là một nền tảng quan
trọng (những thường bị bỏ qua) trong việc nghiên cứu và thực hiện chính
sách xã hội, quản lý công, các lĩnh vực khoa học về kinh tế - xã hội. Những
người học hay làm việc về khu vực công thường thiếu những kiến thức nhất
định về bản chất rộng lớn của tài chính công. Tiền chưa bao giờ là đủ khi dành
cho các dịch vụ công. Những người thực hiện hoạt động dịch vụ công cũng như
những khách hàng sử dụng dịch vụ đó thường tin rằng chính phủ quốc gia hay
địa phương thu được càng nhiều tiền thuế thì điều đó sẽ dẫn tới việc cung cấp
các dịch vụ và phúc lợi xã hội ngày càng được cải thiện, tốt đẹp hơn. Khi tiền
thuế không có nhiều, họ sẽ trở nên bất bình và cho rằng nguyên nhân là thuộc
về tư tưởng (ý tưởng về chính sách) hoặc là “bàn tay cụt của tài chính” (nhân
tố ảnh hưởng xấu đến tài chính). Kiến thức thiển cận này xuất hiện bởi thất bại
trong việc hiểu biết về những yếu tố căn bản mang tính chiến lược về tài chính
công.

Trong khi những người thực hiện chính sách có những hiểu biết về những
chi tiết tinh vi, họ lại thường bỏ qua những nền tảng chiến lược của tài chính
công, trở thành “chỉ nhìn thấy lá chứ không nhìn thấy cây” (quan tâm đến tiểu
tiết mà không hiểu hay chú trọng phần quan trọng nhất của một vấn đề). Sự cấp
thiết trong việc làm cho hệ thống tài chính công hoạt động hiệu quả có lẽ đã
làm lu mờ những phản ánh về bản chất và phạm vi của tài chính công. Những
phản ánh đó là cốt yếu quyết định đến sự phát triển về chiến lược bền vững cho
tài chính công.

Cuốn sách này được viết cho những người không có kiến thức chuyên sâu
về lĩnh vực tài chính công nên sẽ quan tâm xem xét môn học này trên khía cạnh
những điều cơ bản nhất mang tính chiến lược. Mục tiêu là có thể cung cấp được
một cách hiểu rõ ràng về những tranh cãi không hồi kết về chính sách công liên
quan đến tài chính công và cụ thể hơn là những mục đã được liệt kê trước đó.
Sự hiểu biết này có thể được phát triển cho đến tận chương cuối – chương mà
cung cấp kiến thức về chiến lược cho tài chính công.

“TÀI CHÍNH CÔNG” LÀ GÌ?

Một cá nhân có thể nghĩ về định nghĩa của ‘tài chính công’ là hoàn toàn rõ
ràng, đó là tiền được huy động và chi tiêu bởi chính quyền: Tiền được thu từ Commented [MN1]: Một quan niệm về TCC gặp phải
những chỉ trích!
các loại thuế và tiêu dùng vào các dịch vụ để tăng lợi ích của cộng đồng, cụ
thể là cải thiện lợi ích cho tầng lớp người nghèo hơn. Mô hình “thuế và chi
tiêu” này của tài chính công trên thực tế là một cách hiểu bị bóp méo. Cách
hiểu này bị bóp méo vì ba lý do:
▪ Thu từ thuế không phải là nguồn thu duy nhất của tài chính công Commented [MN2]: TCC hình thành từ nguồn nào?

▪ Tài chính công không phải chỉ để dùng cho các mục đích dịch vụ công và
các khoản chi trả phúc lợi Commented [MN3]: TCC chi cho mục đích nào?

▪ ‘Lợi ích của cộng đồng’ dựa trên khái niệm mập mờ và đôi lúc là vô nghĩa Commented [MN4]: Lợi ích của công đồng/lợi ích xã hội
là gì? Có khó khăn gì khi xác định lợi ích của cộng đồng/lợi
ích xã hội?
trong một số điều kiện thực tế

Một định nghĩa dễ hiểu về tài chính công sẽ phải bao gồm những đặc trưng
dưới đây:

▪ Tiền được huy động từ nhiều nguồn đa dạng bởi chính quyền và các cơ quan
hành chính
▪ Bao gồm các khoản thuế, ký gửi, phí, lệ phí, cho vay, xổ số, quyên góp và
di sản, các loại tiền phải trả và những khoản khác nữa
▪ Được chi tiêu trong khu vực công, thường là trong các khu vực tình nguyện
và khu vực tư nhân (riêng tư, cá nhân) Commented [MN5]: Nắm được đặc điểm của KVC và
KVT
▪ Được chi trả cho các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức
dịch vụ
▪ Chi bên trong nước và ngoài nước
▪ Được chi tiêu dưới hình thức các khoản về phúc lợi, trợ cấp bằng tiền hay
hiện vật, tiền lương, chi phí thuê tài sản, các khoản phí bảo hiểm, các khoản
chi để hoàn trả nợ công và lãi suất đi kèm, chuyển giao quốc tế, viện trợ
nhân đạo, những khoản chi cho các dự án xây dựng, đồ trang bị và những
đầu vào khác từ các công ty thuộc khu vực tư nhân.
Chính vì thế, tài chính công ‘bao gồm tất cả những khoản thu và chi đi
qua ngân sách của chính quyền, bắt nguồn từ bất cứ nguồn nào và chi tiêu
bằng bất cứ hình thức gì’. Điểm quan trọng là khía cạnh tài chính phải được
báo cáo lại trong phạm vi ngân sách nhà nước (ngân sách chính quyền địa Commented [MN6]: Ngân sách nhà nước là gì?
Phân loại ngân sách nhà nước
phương) thì mới đủ tiêu chuẩn để coi đó là tài chính công. Vì vậy, bất cứ những
khoản thu và chi nào không đi qua ngân sách của chính quyền thì không thể
coi đó là tài chính công. Các nguồn và cách sử dụng của các khoản thu nói trên Commented [MN7]: Ví dụ VN
Cơ chế hoạt động của quĩ Vacxin Covid
Cơ chế hoạt động quĩ ủng hộ xây dựng NTM
cũng vì lý do đó mà không được định nghĩa là một đặc điểm của tài chính công. Quĩ hỗ trợ đổi mới sáng tạo doanh nghiệp

Những bước đi gần đây tiến đến gần hơn với ‘doanh nghiệp thuộc nhà nước’,
tức là chú trọng hơn trong việc huy động (hơn là chi tiêu) tiền từ nhiều nguồn
đa dạng. Tiền đến từ đâu (như là từ thuế, phí, lệ phí, xổ số hay bất cứ nguồn
nào nêu trên) đều không quá quan trọng, điều quan trọng là không quá phân
biệt nguồn gốc của tiền thu được và những khoản thu đó đều phải được ghi lại
trong các tài khoản của chính phủ địa phương, vùng, liên bang hay rộng hơn là
chính quyền trung ương. Cũng vì lý do này mà cách thức hay mục đích chi tiêu
các khoản thu này không quá quan trọng, các khoản chi được coi như là một
phần của tài chính công chỉ khi chúng được thực hiện thông qua ngân sách
chính quyền.

Định nghĩa này giải quyết những điều không đo lường được thông qua việc
coi các khoản thu và chi là tài chính công, ví dụ như cái gọi là chi phí về thuế
(xem Chương 4), phần này nằm trong lĩnh vực tài chính gọi là ‘hợp tác công –
tư’ (cách gọi khác là ‘thế chủ động của tài chính tư nhân’) và chi phí về thuế
này không được cung cấp bởi chính phủ hay các cơ quan hành chính. Những
câu hỏi mang tính khái niệm này hiện tại đã được giải quyết bởi đã có định
nghĩa về tài chính công, bất cứ khoản thu hay khoản chi nào không nằm trong
đó sẽ được mặc định là thuộc về tài chính tư nhân. Do đó tài chính tư nhân
‘bao gồm tất cả những khoản thu và chi không đi qua ngân sách của chính
quyền, bắt nguồn từ bất cứ nguồn nào và chi tiêu bằng bất cứ hình thức gì’.
Sự khác biệt giữa tài chính công và tài chính tư nhân có thể được minh họa
thông qua rất nhiều ví dụ. Các khoản chi cho những loại thuốc không cần kê
đơn được phân vào tài chính công trên khía cạnh khoản chi đó được hỗ trợ bởi
sự miễn thuế hay giảm giá từ các quỹ cộng đồng (bảo hiểm y tế), phần còn lại
của khoản chi này mà không được hỗ trợ bởi ai (phải tự trả) thì được phân loại
vào tài chính tư nhân bởi vì nó không được ghi vào các tài khoản công. Tương
tự như vậy, chi tiêu vào các dịch vụ thuộc khu vực tư mà được hỗ trợ bởi các
loại giấy biên nhận là đã thanh toán thuộc các quỹ cộng đồng (quỹ công cộng)
cũng được phân vào tài chính công, tuy nhiên, bất cứ khoản chi nào được rót
thêm vào bởi chính những người sử dụng những dịch vụ này lại được phân vào
tài chính tư nhân (xem Chương 9). Tuy nhiên, nếu như các loại giấy biên nhận
nói trên được chuyển đổi cho mục đích sử dụng cho các dịch vụ thuộc về các
đơn vị hành chính, cả hai loại hình chi phí đều được ghi nhận vào tài khoản
công và do đó, được coi là tài chính công. Chi tiêu cho năng lượng sử dụng nội Commented [MN8]: Ví dụ đại dịch Covid là một dang thất
bại của thị trường
Bối cảnh: đại dịch Covid diễn ra
bộ ví dụ như điện hay khí đốt sẽ được phân vào tài chính công nếu như năng Tổng khoản chi cho cách ly là 1000 tỷ
TH 1:
lượng này được cung cấp bởi các ngành công nghiệp thuộc nhà nước, nhưng - 90% (900 tỷ) được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: chi cho
người cách ly trong các khu cách ly của nhà nước (ăn uống
lại được phân vào tài chính tư nhân nếu những ngành công nghiệp nói trên và chăm sóc sk miễn phí) ➔ Tài chính công
- 10% (10 tỷ) do người cách ly tự nguyện chi trả trực tiếp
cho cơ sở được chỉ định làm khu cách ly tự nguyên nơi
không thuộc về nhà nước. Các khoản trợ cấp của chính quyền các cấp (địa cung cấp dịch vụ ăn uống và chăm sóc sk cho người cách
ly => Tài chính cá nhân
phương, vùng, liên bang hay trung ương) cho việc tiêu thụ năng lượng nội bộ TH 2:
- 90% (900 tỷ) được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: chi cho
(địa phương, vùng hay quốc gia) đều được phân vào lĩnh vực tài chính công người cách ly trong các khu cách ly của nhà nước (ăn uống
và chăm sóc sk miễn phí) ➔ Tài chính công
- 10% (10 tỷ) do người cách ly tự nguyện đóng góp vào
không phân biệt là các khoản này được chi trả cho các tổ chức thuộc nhà nước, ngân sách của địa phương dùng để chi trả chi phí dịch vụ
ăn uống và chăm sóc sk => Tài chính công
các công ty thuộc khu vực tư nhân hay các tổ chức tương hỗ (các tổ chức chung
kết hợp giữa công – tư). Ví dụ trên có thể thay bằng ví dụ quĩ Vacxin

Vì vậy, trên cơ sở những định nghĩa này, có một sự khác biệt rõ ràng giữa
tài chính công và tài chính tư nhân. Sẽ là một sai lầm nếu coi rằng sự khác biệt
này chỉ dựa vào các quy tắc tài khoản kế toán. Có hai điều phải được đảm bảo
trước khi ghi nhận một khoản thu hay khoản chi vào tài khoản công:
▪ Người dân có quyền được thụ hưởng một số loại hình dịch vụ cần thiết cho
cuộc sống của họ, ví dụ như được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục hay y tế
▪ Chính quyền nên cung cấp, hỗ trợ về mặt tài chính để những quyền nói trên
được bảo đảm.

Nơi nào mà những quyền lợi này không tồn tại (cho dù là rõ ràng hay không
rõ ràng), thì tài chính công ở nơi đó là không cần thiết. Nơi nào mà những quyền
lợi này chắc chắn tồn tại, số lượng hay khối lượng (tiền hỗ trợ) từ tài chính công
để đảm bảo những quyền đó sẽ phụ thuộc vào các quyết định về hoạt động cung
cấp dịch vụ. Có hai lựa chọn để thực hiện dịch vụ:

▪ Cung cấp trực tiếp bởi chính phủ


▪ Chính phủ cho phép các dịch vụ được cung cấp bởi khu vực tư nhân
hay/hoặc khu vực tình nguyện

Nhìn chung, lĩnh vực tài chính công sẽ rộng hơn khi mà so chính phủ trực
tiếp cung cấp với chính phủ để cho những khu vực khác thực hiện việc cung
cấp. Trong trường hợp sau, chính quyền chi trả (những nhà cung cấp đến từ khu
vực dân cư hay khu vực dịch vụ) lượng tiền trợ cấp tối thiểu cần thiết để cho
phép những người thực sự cần đến những hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp
đó có thể sử dụng hay nhận chúng. Chỉ có khoản trợ cấp đi vào trong cơ cấu
chi ngân sách của chính phủ, chứ không phải tổng số tiền được chi cho các dịch
Commented [MN9]: Lĩnh vực tài chính công sẽ rộng hơn
vụ đó. Điều này đã được làm rõ trong ví dụ về giấy biên nhận được nêu trước khi việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được chuyển từ cung
cấp trực tiếp (chính phủ trực tiếp đứng ra cung cấp hàng hóa
đó. và dịch vụ, chi phí cung ứng hàng hóa và dịch vụ được lấy từ
NSNN) sang cung cấp gián tiếp (chính phủ giao cho khu vực
tư nhân và tổ chức phi lợi nhuận tham gia cung ứng dịch vụ
=> chi phí cung ứng dịch vụ sẽ do KVTN/NGO chi, chính
phủ chi ở mức tối thiểu nhất định nào đó ví dụ như trợ cấp ở
mức tối thiểu cho một nhóm đối tượng đặc biệt nào đó bằng
Như vậy, dù một khoản thu hay là một khoản chi có được ghi nhận vào tài nguồn NSNN => Kinh phí trợ cấp này được tính vào cơ cấu
chi của chính phủ: chi trọ cấp). Tổng chi phí phát sinh liên
khoản công hay không về cơ bản phụ thuộc vào các quyết định về chính sách quan đến cung ứng hàng hóa dịch vụ phải bao gồm: chi của
chính phủ + chi của KVTN/NGO
công về quyền của dân cư đối với các dịch vụ và cách thức mà các dịch vụ đó
được tiếp cận. Những quyết định về chính sách công này phản ánh sự nổi trội
về triết học chính trị trong từng nước. Vì vậy, việc xem xét những triết lý cơ
bản nòng cốt về tài chính công sẽ là một điều cần thiết.

NHỮNG TRIẾT LÝ CƠ BẢN NÒNG CỐT CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Có một truyền thống lâu đời về những bài luận mang tính triết học về sự cần
thiết của chính phủ, bắt nguồn từ các nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại (Socrates,
Plato và Aristotle) ba hoặc bốn thế kỷ TCN. Ngày nay, triết học chính trị vẫn
là một đề tài thu hút tranh luận về mối quan hệ giữa dân cư và chính quyền.
Mối quan hệ này có tác động quyết định đến bản chất và phạm vi của tài chính
công. Bất cứ văn bản nào có nội dung liên quan đến giải quyết vấn đề về tài
chính công đều phải chú ý đến những triết lý cơ bản của nó, nhưng trên thực tế
thì hầu hết các văn bản kể trên đều không coi trọng điều này. Có rất ít những
văn bản được liệt kê ở phần “Đọc thêm” bên dưới chỉ ra những triết lý cơ bản,
trường hợp ngoại lệ đáng chú ý nhất là Barr 1998.

Ba phạm trù rộng lớn của triết học chính trị được vạch ra trong Bảng 1.1.
Các nhà triết học có thể bị ngạc nhiên bởi bản chất đơn giản của chúng, bởi
chúng là sự đơn giản hóa đã được khái quát lại về những vấn đề phức tạp mang
tính triết học. Từng phạm trù bao gồm những tình tiết (giai đoạn) khác nhau
của những cuộc tranh luận đã và đang tiếp diễn qua nhiều thế kỉ. Những tình
tiết (giai đoạn) này chồng chéo nhau về mặt thời gian cũng như giới hạn, do dó,
không có một giới hạn rạch ròi về mặt phạm trù giữa chúng. Tuy nhiên, phân
tích chi tiết về những triết lý chính trị khác nhau không phải là mục đích chính
của cuốn sách này, hãy nhớ rằng những triết lý đó chỉ phục vụ cho mục đích
minh họa cách thức tác động khác nhau xuất phát từ những trường phái triết
học chính trị khác nhau đến tài chính công.
Mục đích của việc tổng hợp các phạm trù trong Bảng 1.1 là để làm rõ cho Commented [MN10]: Ba mô hình kinh kế: Vai trò của
chính phủ => chi tiêu công => phạm vi tài chính công
Nền kinh tế thị trường
người đọc rằng tài chính công mang ý nghĩa rộng hơn là một lĩnh vực về tiền Nền kinh tế kế hoạch tập trung
Nền kinh tế hỗn hợp
bạc. Trên thực tế, tất cả đều xoay quanh triết học chính trị. Nó phản ánh mối
quan hệ hiến pháp (pháp luật) cũng như văn hóa giữa dân cư và chính phủ của
họ trên phạm vi quốc gia, vùng hay địa phương. Nó cũng phản ánh quyền và
trách nhiệm của mỗi cá nhân người dân, không chỉ với cuộc sống cá nhân của
họ mà còn với cả gia đình, những người xung quanh, cộng đồng địa phương,
vùng hay cả quốc gia (xã hội).
Tự do chủ nghĩa1 Tự do chủ nghĩa mới Chủ nghĩa tập thể (Xã Ghi chú:
hội chủ nghĩa) 1.Thuật ngữ ‘Tự do
Lý thuyết chủ nghĩa tự do cổ điển Lý thuyết chủ nghĩa tự do hiện đại Thuyết công dân chủ nghĩa’ được sử
dụng để chỉ Lý
Các nét đặc trưng trong nội dung thuyết chủ nghĩa tự
Sự tự trị của cá nhân Sự vượt trội (vị trí hàng đầu/tối cao) Sự phụ thuộc lẫn nhau do cổ điển phân biệt
Các thị trường tự do không có điều của cá nhân Loại bỏ các thị trường với Lý thuyết chủ
chỉnh Các thị trường được điều tiết (sửa đổi) Có quyền quyết định nghĩa tự do hiện đại,
Chỉ có các quyền phủ định2 Các quyền phủ định và một số hạn hoàn toàn3 ở đây được nói đến
Chính sách tự do kinh doanh từ nhà chế quyền quyết định Nhà nước là người cung là ‘Tự do chủ nghĩa
nước Nhà nước khả dụng (sự cho phép tồn cấp mới’ để tránh nhầm
Chủ nghĩa tư bản4 tại của nhà nước) Chủ nghĩa xã hội6 lẫn
Nền kinh tế hỗn hợp5 2.Tự do từ sự ép
buộc, sự can thiệp và
Nhà nước nhân đạo sự phân biệt
Các niềm tin Sự tồn tại của nhà nước là một điều Thuế cho mục đích xã 3.Các quyền lợi về
Nhà nước dễ bị thối nát, tha hóa không tốt nhưng vẫn phải chấp nhận hội kinh tế và xã hội
Việc đánh thuế là sự tịch thu Sự thu thuế là cho mục đích hiệu quả Xây dựng tư bản (vốn) 4.Một hệ thống kinh
Mối nguy về mặt đạo đức/ văn hóa phụ Nhấn mạnh vốn con người xã hội tế dựa trên sở hữu tư
thuộc Sự bình đẳng trong việc tiếp cận các Kết quả đầu ra đồng đều nhân về tư liệu sản
Không có trường hợp đạo đức về sự cơ hội Sản sản cá nhân là sự xuất, phân phối và
công bằng (bình đẳng) Các quyền lợi về tài sản phản ánh trộm cắp trao đổi
Các quyền lợi về tài sản cá nhân không những mục đích chính sách 5.Một hệ thống kinh
thể bị xâm phạm tế mà cả khu vực
công và khu vực tư
Các ngụ ý chung Ý niệm không rõ ràng (nhận thức yếu) Nhấn mạnh vào xã hội cùng tồn tại với nhau
Không có cái gọi là xã hội về xã hội. Nhà nước ban hành pháp 6. Một hệ thống kinh
Doanh nghiệp tư nhân đảm bảo các Các quyền điều tiết thị trường luật tế mà tư liệu sản
quyền lợi Các cá nhân chủ yếu là người tiêu Ưu tiên công dân đầu xuất, phân phối và
dùng tiên trao đổi được sở hữu
Các cá nhân là những người tiêu dùng Nhà nước bổ sung (hỗ trợ) cho các Nhà nước thay thế các một cách tập thể bởi
chứ không phải dân cư hoạt động từ thiện/tình nguyện hoạt động từ thiện cộng đồng, thường
Phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện (lòng là thông qua nhà
nhân đạo) và cư dân tích cực nước (quốc hữu
Nhà nước mang tính cưỡng ép nặng hóa/sở hữu nhà
Các ngụ ý về khu vực công nề Nhà nước có xu hướng nước)
Nhà nước tối giản Có một số hạn chế các quyền quyết cởi mở, chạn hòa, mở 7.Thông qua hệ
Chỉ củng cố các quyền phủ định 7
định8 rộng thống tư pháp: cảnh
Khu vực công cung cấp các dịch vụ Sự cung cấp từ khu vực công và khu Toàn quyền quyết định9 sát, tòa án, nhà tù
công vực tư nhân Sự cung cấp từ khu vực v…v…
Nhà nước tối thiểu hóa phúc lợi (chỉ có Nhà nước có điều kiện với phúc lợi công 8.Để cho giáo dục,
‘mạng lưới an sinh’) Bảo hiểm công và tư nhân Phúc lợi vô điều kiện chăm sóc sức khỏe
Bảo hiểm tư nhân Bảo hiểm công cộng và v…v…
9.Công bằng xã hội
Các ngụ ý về tài chính công Kiềm chế tài chính công Không kiềm chế tài
Tối thiểu hóa tài chính công Tìm kiếm các nguồn thêm vào tài chính công
Chi tiêu khu vực tư nhân thay thế chi chính công Chi tiêu công thay thế
tiêu khu vực công Thuế ‘hại’ và không tốt cho hiệu quả chi tiêu tư nhân
Tối thiểu hóa ‘gánh nặng thuế’ Sự vay mượn/nợ dành cho các mục Các loại thuế lũy tiến
Các loại thuế mang tính thoái lui (giảm tiêu hiệu quả (tiến bộ)
dần) Sự vay mượn/nợ dành
Vay và nợ công rất hạn chế cho các mục tiêu phúc
lợi
Đôi khi, việc phân loại các nhà văn trên khía cạnh phong cách cá nhân của
họ thuộc một hay nhiều trường phái triết học chính trị là khá khó khăn, cách
giải thích chính xác về những cuộc bàn luận của họ vẫn là một đề tài mở gây
tranh cãi. Vì đã hiểu rõ về điều này trước đó, quan điểm của những người theo
Tự do chủ nghĩa được phát triển vào thế kỷ XVIII và XIX bởi Hume, Smith,
Bentham và Mill và do đó, được coi như là Lý thuyết chủ nghĩa tự do cổ điển.
Hình thức cao nhất của quan niệm về Tập thể chủ nghĩa được phát triển bởi
Marx trong thế kỷ XX, thuyết chủ nghĩa xã hội tiếp tục được phát triển sau đó
bởi Chủ nghĩa Marxist mới. Quan điểm của Tự do chủ nghĩa mới được trình
bày chi tiết vào thế kỷ XX và được coi như là Lý thuyết chủ nghĩa tự do mới.
Tuy nhiên, phạm vi tầm nhìn trong phạm trù Tự do chủ nghĩa mới của triết học
chính trị tương đối rộng lớn, phản ánh những cách giải thích khách nhau về ‘Sự
vượt trội (vị trí hàng đầu) của cá nhân’, ‘một số (lượng) hạn chế các quyền
quyết định’, ‘Nhà nước khả dụng (sự cho phép tồn tại của nhà nước)’, ‘Nền
kinh tế hỗn hợp’, ‘Các thị trường được điều tiết’, và những khía cạnh (thuật
ngữ khác) trong Bảng 1.1. Nói một cách đơn giản, các triết lý chính trị của Tự
do chủ nghĩa và Tập thể chủ nghĩa mang tính tuyệt đối nhiều hơn và do đó, rõ
ràng hơn trên khía cạnh về các niềm tin hơn là phạm vi rộng lớn có thể thay đổi
được của triết học Tự do chủ nghĩa mới.

Các ngụ ý chiến lược bao quát rộng của những nền tảng cơ sở mang tính
triết học này về chính công hiện nay đang được bàn luận tách biệt với từng triết
lý chính trị khác nhau. Những ngụ ý chính xác hơn về chi tiêu, sự thu thuế và
các nguồn khác của tài chính công sẽ được xem xét kĩ lưỡng và chi tiết hơn
trong nhưng chương sau.

CHỦ NGHĨA TỰ DO VỀ TÀI CHÍNH CÔNG


Những người theo Tự do chủ nghĩa đặt niềm tin vào ‘trách nhiệm cá nhân’,
còn nhà nước chỉ đứng giữa để bảo vệ dân cư khỏi sự cưỡng ép, sự can thiệp
và sự phân biệt. Do đó, nhà nước chỉ nên cung cấp các dịch vụ bảo vệ những
‘quyền phủ định’, nói cách khác là hệ thống tư pháp và luật liên quan, mệnh Commented [MN11]: Các dịch vụ bảo vệ những quyền
phủ định: hệ thống tư pháp và luật liên quan, mệnh lệnh và
các cơ quan phòng vệ như là cảnh sát, tòa án, nhà tù, trung
lệnh và các cơ quan phòng vệ như là cảnh sát, tòa án, nhà tù, trung tâm công tâm công ích và phục hồi (tạm tha cho phạm nhân có sự theo
dõi)
ích và phục hồi (tạm tha cho phạm nhân có sự theo dõi). Do đó, sẽ có rất ít nhu
cầu sử dụng đến tài chính công.

Với những người theo Tự do chủ nghĩa, không tồn tại thứ gọi là công bằng
xã hội: Những cơ hội mà một người có trong đời đơn giản chỉ là kết quả đầu ra
của thị trường. Những kết quả này có thể là may mắn với một vài người và xui
xẻo với những người khác và chúng không hề bất công. Chúng chỉ phản ánh
những khả năng của một người để có thể có được một cuộc sống tốt thông qua
sự tinh tế, nhạy bén, sự chủ động và sự chăm chỉ của người đó. Các hoạt động
từ thiện (ngoài nhà nước) nên được dùng để giúp đỡ những người kém may
mắn mà thiếu đi những khả năng để có thể tự hỗ trợ bản thân họ.

Vì vậy, không có trường hợp đạo đức nào về sự bình đẳng, không có thứ gì
là xã hội, không cần thiết một nhà nước phúc lợi hiện đại, tài chính công là
không cần thiết (so với luật pháp và mệnh lệnh, và có lẽ là, việc giảm đi cảnh
nghèo túng), Thay vào đó, khu vực tư nhân có thể và nên được tin cậy để cung
cấp cho các cá nhân và hộ gia đình của họ với những dịch vụ mà họ có thể và
sẵn sàng chi trả. Do đó, tài chính tư nhân là hình thức vượt trội, tối ưu về mặt
tài chính, hoàn toàn không cần đến sự tham gia của tài chính công.

Cho dù có những ý định tốt, sự can thiệp của chính phủ là phản tác dụng.
Điều đó làm dập tắt sự chủ động của cá nhân, phá hủy văn hóa cho đi mang
tính từ thiện và công việc từ thiện, thay vào đó tạo ra một ‘văn hóa phụ thuộc’.
Các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trở nên phụ thuộc một cách không cần
thiết vào sự hỗ trợ từ chính phủ cho đời sống bình thường của họ. Họ sẽ mất
khả năng tự cung cấp cho họ mức sống đầy đủ. Sự phụ thuộc có thể làm trầm
trọng hơn bởi ‘mối nguy về mặt đạo đức’ khi mà con người thay đổi hành vi
của họ như là một kết quả của việc được bảo đảm, thái độ của họ sẽ trở nên bớt
cẩn trọng hơn và các phản ứng đối với mối nguy cũng ít thận trọng hơn.

Ví dụ như, được bảo vệ bởi kế hoạch bảo hiểm xã hội từ nguồn tài chính
công, các cá nhân có thể thất bại trong việc cung cấp cho chính họ và gia đình
của họ (cho những khi ốm đau bệnh tật hay tuổi già) bởi vì họ tin rằng họ có
thể dựa dẫm vào chính phủ trong những thời điểm đó. Tệ hơn nữa, họ có thể
thất bại trong việc hành động một cách có trách nhiệm trên khía cạnh là sống
một cuộc sống lành mạnh bởi vì họ biết rằng chính phủ sẽ lo cho họ khi điều
tồi tệ nhất xảy ra. Vì vậy mà những người hút thuốc có thể tin rằng họ có quyền
được chăm sóc sức khỏe công cộng miễn phí mặc dù chính họ là người góp
phần gây ra những căn bệnh liên quan đến hút thuốc, hi vọng về sự chăm sóc
sức khỏe miễn phí khuyến khích họ coi thường sức khỏe của chính mình. Do
đó, vô lý thay, mọi người có thể tin rằng họ có quyền với tài chính công đơn
giản là vì họ đã chi trả thuế. Những khoản thuế vì thế tạo ra nhu cầu, sự cần
thiết của việc thu thêm thuế.

Cũng chính vì vậy mà các chính phủ không thể tin tưởng được là sẽ hành
động một cách có trách nhiệm. Nhà nước dễ bị thoái hóa, sự bảo hộ công cộng
có thể được lợi dụng để phục vụ lợi ích của những người làm việc bên trong
chính phủ hoặc những người mang lại lợi ích cho chính phủ. Các chính phủ ủng
hộ nhân đức (đạo đức, từ thiện) có thể đã tệ rồi nhưng một chính phủ bị tha hóa
thì còn tệ hơn thế. Chính quyền bành trướng để phục vụ cho lợi ích riêng của
họ cũng như (thậm chí thay thế cả) những người (cá nhân, tổ chức) mà chính
quyền đó phải phục vụ (Đọc Chương 2).
Nói một cách đơn giản, vai trò tốt nhất của nhà nước là ‘chính sách tự do’.
Điều tốt nhất mà chính quyền có thể làm là tránh đường (né ra) cho các doanh
nghiệp tư nhân và để ‘các thị trường’ thể hiện những gì tốt nhất, cụ thể là tạo
ra tài chính tư nhân dưới dạng các khoản lợi nhuận và thu nhập. Sự can thiệp
của chính phủ tạo ra nhu cầu (hay sự khích lệ) cho những can thiệp sâu hơn như
một vòng luẩn quẩn. Tài chính công thoát khỏi sự kiểm soát khi nhà nước tăng
cường tịch thu (thuế) từ thu nhập và tài sản của mọi người để có thể chi trả ở
mức độ cao hơn chi phí công cộng (Đọc Chương 6 và 7). Ngược lại, trách nhiệm
cá nhân tạo ra ít nhu cầu hơn về hành động của chính phủ, khuyến khích sự
cung cấp từ khu vực tư nhân nhiều hơn và từ đó từng bước giảm thiểu sự cần
thiết của các can thiệp từ chính phủ cũng như tài chính công, thoát khỏi vòng
luẩn quẩn và trở nên tự tiến bộ, tự nỗ lực thông qua tài chính tư nhân.

TỰ DO CHỦ NGHĨA MỚI VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

Giống như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tự do mới nhấn mạnh vào trách nhiệm
cá nhân. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do mới tin rằng kết cục của
thị trường có thể là bất công bởi vì không phải tất cả mọi người đều có cơ hội
như nhau để có thể có được một cuộc sống tốt thông qua sự nhạy bén, sự chủ
động và sự chăm chỉ. Do đó nhà nước nên đảm bảo rằng tất cả mọi người có cơ
hội như nhau trong việc bảo đảm mức sống đầy đủ. Vì vậy một số ‘quyền quyết
định’ nên được bảo đảm bởi nhà nước để tạo ra ‘sự công bằng trong việc tiếp
cận cơ hội’. Những quyền quyết định này bao gồm một hệ thống giáo dục đầy
đủ để mọi người có thể đi làm (được thuê), một hệ thống y tế để họ có sức khỏe
cho công việc, một thị trường lao động không có phân biệt về xã hội, chủng
tộc, giới tính hay tuổi tác và một hệ thống an ninh xã hội để giúp đỡ những
người không thể tự chăm sóc cho bản thân bởi khuyết tật hay tuổi già. Do đó,
cần thiết phải có nguồn tài chính công khá đáng kể.
Mặc dù vậy, có những giới hạn nghiêm ngặt về sự can thiệp của chính phủ
vào nền kinh tế cũng như xã hội. Những quyền lợi của một cá nhân đối với sự
hỗ trợ từ chính phủ phải tương xứng với trách nhiệm đối với việc tự cung tự
cấp cho bản thân. Vai trò của nhà nước là làm cho các cá nhân và hộ gia đình
có thể tự chăm sóc chính họ hơn là nơi dừng chân đầu tiên mỗi khi cần giúp đỡ.
Do đó quyền quyết định cũng phải có giới hạn nghiêm ngặt bằng cách đưa ra
các điều kiện hành động trách nhiệm về mức độ đủ tư cách nếu muốn có được
sự hỗ trợ từ chính phủ, ví dụ như phải đi học các khóa đào tạo và sau đó đi tìm
kiếm việc làm. Nhà nước giúp cho mọi người có thể đầu tư vào chính bản thân
họ, xây dựng ‘vốn con người’ (vốn nhân lực) của họ để có thể bảo đảm sự công
bằng trong vuệc tiếp cận cơ hội. Tuy nhiên, sự công bằng trong kết quả đầu ra
có thể là không đạt được. Điều này xảy ra là bởi cho dù không có sự phân biệt
đi chăng nữa, khả năng bẩm sinh, sự nhạy bén và sự nỗ lực trong công việc của
từng người là khác nhau; vì vậy kết quả đầu ra khác nhau thì nên được thưởng
ở các mức khác nhau (chứ không phải là thưởng như nhau cho mọi kết quả).

Mặc dù những người theo chủ nghĩa tự do mới có một ý niệm về xã hội kể
từ đây, nhưng ý niệm đó không bao trọn toàn bộ: vẫn còn sự nhấn mạnh về sự
trội hơn của cá nhân. Sự nhấn mạnh này là về những thứ mà cá nhân có thể làm
cho nhà nước chứ không phải là những thứ mà nhà nước làm cho cá nhân.
Trong khi các chính phủ thường là có những ý định tốt và khả năng làm việc
tốt, vẫn tồn tại sự chấp nhận về sự cần thiết của việc tránh mở rộng (bánh
trướng) của một khu vực nhà nước tự phục vụ. Do đó, sự cần thiết của các can
thiệp từ chính phủ luôn nên được đem ra bàn luận trên cơ sở, lỹ lẽ về tính thực
dụng, ví dụ nói rõ hơn là liệu rằng sự can thiệp công cộng vào thị trường làm
nó hoạt động tốt hơn hay tệ hơn. Nói một cách đơn giản, vai trò của nhà nước
nên hạn chế xuống mức ‘nhà nước khả dụng’ (nhà nước tối giản), giúp đỡ mọi
người có thể tự cung cấp cho họ và gia đình của họ thông qua những công việc
được trả lương ở khu vực tư nhân hơn là để họ trở nên phụ thuộc vào sự cho đi
từ quý phúc lợi. Nhà nước nên tập trung vào việc tạo ra sự bình đẳng trong việc
tiếp cận cơ hội chứ không phải là ‘bình đẳng’ trong kết quả đầu ra, loại bỏ sự
phân biệt và sự bất lợi mang tính tùy tiện. Do đó, có những giới hạn cho sự can
thiệp của chính phủ. Vì vậy, tài chính công nên bổ sung, kết hợp với tài chính
tư nhân chứ không phải thay thế nó.

CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

Triết học của tập thể chủ nghĩa không chấp nhận ý niệm về cá nhân tự trị.
Mỗi cá nhân là một phần của một ‘cộng đồng’ và không thể hoạt động khi mà
thiếu nó. Sự phụ thuộc lẫn nhau yêu cầu sự cung cấp tập thể hơn là sự cung cấp
cá nhân để đáp ứng ‘những nhu cầu xã hội’. Mọi người có toàn quyền quyết
định của công dân (thay vì một số lượng hạn chế quyền quyết định), không chỉ
là những quyền phủ định như người tiêu dùng, Chỉ có nhà nước nhân đạo và
biết mọi việc mới có thể cung cấp được những quyền về kinh tế và xã hội lớn
như vậy. Do đó các thị trường phải bị kiểm soát một cách trực tiếp (đó là tập
thể hóa chứ không chỉ là điều tiết) bởi nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, sự
kiểm soát của nhà nước là để đảm bảo ‘sự công bằng về kết quả đầu ra’ (không
chỉ là công bằng trong tiếp cận cơ hội). Tuy nhiên, kể cả những nhà nước ủng
hộ việc can thiệp cũng không hoàn toàn tìm kiếm kết quả đầu ra hoàn toàn công
bằng chỉ bởi vì kết quả này gần như là không thực tế. Trên thực tế, vì thế, mục
tiêu về kết quả đầu ra công bằng lớn hơn là điều có thể đạt được bởi thị trường
không bị kiểm soát hay thị trường được điều tiết. Trong chủ nghĩa tập thể,
những quyền tài sản cá nhân bị thay thế bởi ‘sở hữu tập thể’ và sự xây dựng
của vốn xã hội (thay vì vốn tư nhân). Lợi nhuận tư nhân không được làm tổn
hại đến phúc lợi xã hội.

Do đó, nhà nước sẽ mở rộng, trở nên bao quát mọi thứ thông qua các loại
thế cao tăng dần được sử dụng để chi trả sự cung cấp về hàng hóa và dịch vụ
công cộng cho toàn bộ mọi người, mang đến ‘nhà nước phúc lợi vô điều kiện’.
Chỉ bằng cách đó thì ‘công bằng xã hội’ mới có thể đạt được. Cuộc sống của
một người phải được bảo đảm bởi nhà nước bởi không thể tin tưởng thị trường
tự do có thể mang đến mức sống chấp nhận được cho tất cả các nhóm người
trong xã hội.

Nhà nước không thể đơn giản là đứng đằng sau và để các thị trường phân
phối các nguồn lực một cách tình cờ được, như trong trường hợp nhà nước ủng
hộ tự do kinh doanh của Tự do chủ nghĩa. Nhà nước cũng không thể dựa vào
sự công bằng trong tiếp cận cơ hội để có được mức sống xã hội chấp nhận được
bởi vì những kết quả đầu ra không thể được đảm bảo bởi nhà nước khả dụng
(tối giản) của Tự do chủ nghĩa mới. Thay vào đó, nhà nước phải là ‘nhà nước
là người cung cấp’, tự nhà nước phải cung cấp một phạm vi toàn diện về các
dịch vụ công phù hợp với mức ước định (sự đánh giá) về nhu cầu về những
dịch vụ đó của từng và mọi công dân. Kết quả về lợi ích xã hội nhiều hơn là
mối lo ngại về những văn hóa phụ thuộc, mối nguy về đạo đức, nhà nước yếu
kém, không có khả năng hay chính phủ tha hóa. Những mối lo ngại trên nhìn
chung là đặt không đúng chỗ và bị phủ nhận trên mọi góc cạnh bởi những người
theo Tự do chủ nghĩa và Tự do chủ nghĩa mới.

Vì vậy, dưới quan điểm triết học chính trị của Tập thể chủ nghĩa, tài chính
công là không kiềm chế, tài trợ hoàn toàn cho các dịch vụ công phù hợp với
nhu cầu. Kế hoạch của nhà nước được coi là hiệu quả hơn thị trường tự do hay
thị trường được điều tiết trong việc mang đến tăng trưởng kinh tế làm nòng cốt
cho phúc lợi xã hội. Do đó, phúc lợi xã hội (hơn là chỉ có kinh tế) là cách vận
hành của tài chính công và điều đó chỉ có thể được mang lại một cách tốt nhất
bằng cách ưu tiên thuế và dịch vụ công cho những nhóm người khuyết tật, thu
nhập thấp để có thể tránh những trường hợp người bị thiệt thòi ít hơn. Do đó,
tài chính công hoàn toàn thay thế tài chính tư nhân.
TỔNG QUAN VỀ BA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

Ba phạm trù về triết học chính trị được phác họa bên trên rõ ràng là có những
ngụ ý cơ bản khác nhau trên khía cạnh liệu chính phủ có nên can thiệp vào nền
kinh tế và xã hội. Chúng bao gồm những quan điểm cơ bản khác nhau về tư
cách công dân, các quyền lợi, trách nhiệm và sự công bằng, cụ thể là mối quan
hệ mang tính pháp lý giữa chính quyền và cá nhân một công dân. Nhà nước tìm
cách kiểm soát hoặc tác động đến mức độ nào là hợp pháp đến cuộc sống và
hành vi hàng ngày của công dân và huy động nguồn tài chính cần thiết từ họ?

Mặc dù những triết lý chính trị cơ bản trên là khác nhau, chúng có điểm
chung là tất cả đều công nhận lợi ích của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng sản
lượng quốc gia được coi là cần thiết để cải thiện phúc lợi cá nhân và/hoặc phúc
lợi xã hội trong dài hạn. Rõ ràng, ba trường phái triết học có quan niệm khác
nhau cơ bản về cách hiệu quả nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế, cho dù đó
là thị trường không bị kiềm chế, thị trường được điều tiết hay thị trường tập thể
hóa. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước (hay sự không can thiệp của nhà
nước) liên quan đến hiệu quả kinh tế cũng như sự công bằng. Các triết lý chính
trị Tự do chủ nghĩa, Tự do chủ nghĩa mới và Chủ nghĩa Tập thể liên quan một
cách rõ ràng đến các quan điểm khác nhau về tính hợp pháp và hiệu quả của tài
chính công. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng lợi ích tư nhân nên
được ưu tiên hơn lợi ích công cộng và nhà nước không có quyền phân phối lại
thu nhập và của cải để theo đuổi các quan niệm không phù hợp và không bền
vững về công bằng xã hội. Những người theo chủ nghĩa tập thể lập luận trường
hợp ngược lại, bác bỏ kết quả đầu ra của thị trường và cho rằng các cá nhân
thuộc cộng đồng công dân có lợi ích được bảo vệ bằng việc cung cấp dịch vụ
tập thể. Trong khi hai triết lý chính trị đối lập nhau này đã có ảnh hưởng rất lớn
trong nhiều thế kỷ qua, Chủ nghĩa Tự do mới được cho là triết lý chính trị có
ảnh hưởng lớn hơn đến các cải cách xã hội, chính trị và kinh tế gần đây ở hầu
hết các quốc gia.

SỰ TRỖI DẬY CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI

Những thay đổi dài hạn trong quy mô tương đối của tài chính công được
phân tích trong Chương 3 chỉ có thể hiểu được bằng cách đánh giá cao sự thay
đổi cân bằng giữa ba triết lý chính trị trong việc tác động đến hoạch định chính
sách công. Trước nguy cơ đơn giản hóa quá mức và tổng quát hóa quá mức một
sự cân bằng phức tạp và liên tục thay đổi của triết học chính trị trong thế giới
phương Tây hóa, thế kỷ XX đã chứng kiến những thay đổi:

▪ từ trước những năm 1940, sự kết thúc của Chủ nghĩa Tự do Tự do và Chủ
nghĩa Tự do mới
▪ hướng đến kết thúc Chủ nghĩa tập thể trong vài thập kỷ sau đó
▪ quay trở lại sự kết thúc của Chủ nghĩa Tự do theo Chủ nghĩa Tân tự do trong
những năm 1980 và 1990.

Cuộc Đại suy thoái những năm 1930 đã dẫn đến mức độ thất nghiệp lớn ở
các nền kinh tế phương Tây. Sự kiện này rõ ràng đã chứng tỏ sự thất bại của thị
trường tự do trong việc thúc đẩy lợi ích công cộng, trái ngược với các học thuyết
của Adam Smith (một nhà kinh tế và triết học người Scotland nổi tiếng thế kỷ
XVIII). Do đó, các nước phát triển đã áp dụng quan điểm can thiệp nhiều hơn,
nói chung chấp nhận lập luận của Keynes, Galbraith và các nhà kinh tế học
đương đại khác rằng các chính phủ có thể và nên sử dụng tài chính công (tức
là chi tiêu của chính phủ, vay nợ và thuế) để điều tiết hành vi thị trường nhằm
thúc đẩy công suất lao động và vì vậy thúc đẩy lợi ích công cộng. Hầu hết các
quốc gia phát triển đã áp dụng cách tiếp cận của Keynes về cách quản lý nền
kinh tế, cách duy trì tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ để tạo ra và duy trì việc
làm đầy đủ. Họ đã làm điều này bằng cách thay đổi mức độ tài chính công của
họ như sau:

▪ bằng cách đi vay để chi tiêu thoát khỏi suy thoái kéo dài hoặc suy thoái kinh
tế tạm thời theo chu kỳ
▪ bằng cách huy động tài chính công hơn mức đã chi để giảm thiểu bất kỳ hậu
quả về lạm phát nào của việc sử dụng toàn bộ lao động.

Họ cũng sử dụng tài chính công để tài trợ cho toàn bộ các chương trình bảo
hiểm xã hội bao gồm việc mất thu nhập do thất nghiệp, ốm đau và hưu trí, nhà
nước đóng vai trò như một 'mạng lưới an sinh' lo cho người dân từ cái nôi đến
phần mộ. Các chính sách kinh tế của Keynes dường như có hiệu quả từ cuối
những năm 1940 đến đầu những năm 1970. Tuy nhiên, ngày càng khó khăn cho
các chính phủ trong việc sử dụng tài chính công để duy trì việc làm đầy đủ. Tài
chính công bắt đầu chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong thu nhập quốc dân
ở hầu hết các nước phát triển khi chi tiêu công, vay nợ công, nợ công và thuế
tăng cao.

Sự tăng trưởng về quy mô tương đối của tài chính công trong nửa sau của
thế kỷ XX (xem Chương 3) phản ánh giả định chung lúc đó rằng 'nhà nước biết
rõ nhất' những gì là vì lợi ích của công dân. Giả định này về lòng nhân từ của
nhà nước, kiến thức vượt trội và tầm nhìn xa đã cung cấp cơ sở lý luận về mặt
chính trị xã hội và hiến pháp cho sự phát triển của 'nhà nước toàn năng'. Công
dân có nghĩa vụ đóng các khoản thuế bắt buộc và sử dụng các dịch vụ mà họ
thường ít có tiếng nói với tư cách là người dùng cá nhân (khác biệt với cử tri).
Nhà nước ép buộc cá nhân là nền tảng của sự phát triển của nhà nước phúc lợi
ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, đáng chú ý nhất là sau năm 1945 (xem
Chương 4). Giải pháp được nhận định là để nhà nước thúc đẩy và phân phối lại
sự thịnh vượng thông qua các khoản thu bắt buộc đối với công dân và các ngành
trong nước và thông qua việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ.

Trong khi những người theo chủ nghĩa Tập thể coi những phát triển đó là có
lợi về mặt xã hội, những người khác lại coi chúng là thảm họa tiềm tàng. Tiểu
thuyết của George Orwell đã báo trước một cơn ác mộng về sự kiểm soát toàn
diện của nhà nước đối với những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày
của chúng ta, nhà nước ‘Big Brother’ quyết định cách thức nuôi dạy công dân
nên như thế nào, công việc, đời sống tình dục của họ, thậm chí cả suy nghĩ của
họ. Mặc dù những dự đoán cực đoan nhất về cuốn tiểu thuyết 1984 (viết năm
1948) của ông chưa hết hiệu lực vào năm đề tên sách, nó vẫn được những
người theo chủ nghĩa Tự do và những người theo chủ nghĩa Tự do mới phía
cánh hữu coi là điềm xấu không mong muốn.

Sự chấp nhận gần như phổ biến đối với sự thành công của sự can thiệp ở
mức độ cao của nhà nước bắt đầu phá vỡ ở nhiều nước phát triển từ giữa những
năm 1970 trở đi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn 1945–
70 không thể duy trì được. Những biến động mạnh trong hoạt động kinh tế đồng
thời với những đợt lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, quá trình phi công
nghiệp hóa nhanh chóng và mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất, thâm hụt
trong thương mại quốc tế, vay nợ và nợ của khu vực công ngày càng cao, tỷ lệ
thu nhập và chi tiêu do thuế ngày càng cao và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào
nhà nước phúc lợi. Điều này rõ ràng đã cho thấy 'trạng thái bất lực', cụ thể là
sự thất bại của các chính phủ trong việc kiểm soát thị trường trong việc tìm
cách thúc đẩy lợi ích công cộng. Sự chấp nhận chung của nhà nước toàn năng
và khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của nhà nước đó bắt đầu bị
phá vỡ. Các giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội trở nên ít rõ ràng hơn, khi
các xã hội ngày càng trở nên đa dạng về văn hóa, chuyển dịch cơ cấu (tái cơ
cấu) gia đình, hộ gia đình và thị trường lao động diễn ra, và ngày càng chú trọng
đến kỹ năng toán học, văn học và các kỹ năng vốn con người khác phù hợp với
các ngành dịch vụ đang phát triển. Điều này dẫn đến sự trỗi dậy của các lập
luận của Chủ nghĩa Tự do mới cho rằng các quốc gia đang ngày càng mất kiểm
soát, ngày càng tìm cách kiểm soát cuộc sống của công dân và kìm hãm sự
thịnh vượng kinh tế bởi cả sự điều tiết quá mức của nền kinh tế thị trường và
cả thuế cao khiến công việc và doanh nghiệp trở nên ít giá trị hơn. Những người
theo chủ nghĩa Tự do mới đổ lỗi cho cuộc Đại suy thoái những năm 1930 là do
các chính phủ chứ không phải là do thị trường. Họ lập luận rằng các chính phủ
đã hạn chế thương mại quốc tế bằng cách áp đặt thuế và hạn ngạch đối với hàng
hóa xuất khẩu của các nước khác. Điều này dẫn đến sự sụt giảm trong thương
mại thế giới và sự thịnh vượng.

Friedman và các nhà kinh tế học tân cổ điển khác lập luận rằng các chính
sách kinh tế của Keynes nhất định sẽ thất bại vì các chính phủ đơn giản là không
thể kiểm soát mức độ hoạt động kinh tế (và do đó là việc làm) bằng cách thay
đổi mức độ tài chính công. Họ cho rằng sự tăng trưởng của khu vực công là
bằng chi phí của khu vực tư nhân, chi tiêu công thay thế chi tiêu tư nhân thông
qua việc thu thuế. Hơn nữa, họ lập luận rằng, trong doanh nghiệp và công việc
căng thẳng, thuế cao không chỉ đơn giản là dẫn đến sự thay thế tài chính công
bằng tài chính tư, mà còn làm giảm tổng mức tài chính (công và tư). Do đó,
những người theo chủ nghĩa Tự do mới như Hayek và Friedman lập luận rằng
các quốc gia phúc lợi hình thành sơ khai là phản tác dụng bởi họ làm cho các
nền kinh tế kém năng suất hơn bằng cách lấn át khu vực tư nhân: tài chính công
lấn át tài chính tư nhân (xem Chương 6).

Do đó, theo lập luận của chủ nghĩa Tân Tự do, tài chính công tạo ra sự bình
đẳng hơn trong việc phân phối thu nhập bằng cách "giảm mức độ (mức độ
nghèo khổ)" của đại đa số người dân nghèo hơn trung bình so với nếu không
có sự can thiệp của nhà nước. Những người theo chủ nghĩa tự do mới lập luận
rằng sự thịnh vượng của thị trường tự do sẽ "nhỏ giọt" tới các nhóm nghèo nhất
trong xã hội bằng cách tạo ra việc làm, một quá trình "nâng cấp" mang lại lợi
ích cho người nghèo mà không cần chính phủ can thiệp. Do đó, bằng cách giảm
bớt sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường, các chính phủ sẽ thực
sự hoạt động vì lợi ích công cộng.

Sự mất lòng tin ngày càng gia tăng của các chính trị gia và quan chức phát
triển đồng thời cùng với sự tái cơ cấu sâu sắc của nền kinh tế và xã hội. Không
chỉ các chính phủ ngày càng bị coi là không có tất cả các câu trả lời về mọi vấn
đề, họ còn ngày càng bị coi là giới tinh hoa, những người này sẽ thường theo
đuổi lợi ích của bản thân hơn là phúc lợi của những người mà họ phải phục vụ
(xem Chương 8).

▪ Mancur Olson giải thích sự trỗi dậy và suy tàn của các quốc gia do sự cúng
nhắc của xã hội ở cấp quốc gia gây ra bởi giới tinh hoa sở hữu quyền lực tự
phục vụ ('liên minh phân phối') mà ông cho rằng điều đó làm giảm việc tạo
ra của cải bằng cách ngăn cản sự thích ứng nhanh chóng và hiệu quả với các
điều kiện thay đổi, do đó dẫn đến ' sự xơ cứng của thể chế '.
▪ J. K. Galbraith cho rằng việc phân phối quyền lực, quyền lợi và nguồn lực
kinh tế củng cố quyền lực của người sản xuất trong hệ thống kế hoạch, cho
phép kiểm soát các thị trường cạnh tranh trên danh nghĩa và đảm bảo sự tồn
tại của các hãng doanh nghiệp hiện tại.
▪ Niskanen và những người khác đã phát triển lý thuyết về 'các bộ máy quan
liêu tự phục vụ', theo đó các quan chức khu vực công theo đuổi tư lợi của
họ thay vì lợi ích chung (công cộng) khi đã đạt được một mức hiệu quả (hiệu
suất) tối thiểu mà chính phủ chấp nhận được. Do đó, quan điểm rằng các
chính phủ (quốc gia, khu vực và địa phương) thúc đẩy lợi ích công là ngây
thơ.
Các lập luận của chủ nghĩa Tự do mới đã được chấp nhận rộng rãi ở các
nước phát triển trong những năm 1980 và 90. Trong khi các trường phái Chủ
nghĩa Tự do và Chủ nghĩa tập thể có ảnh hưởng rất lớn ở cấp độ triết học, thì
trường phái Tân tự do (Tự do mới) lại có ảnh hưởng lớn nhất đối với chính sách
công. Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Tân Tự do được cho là kết quả tất yếu của quá
trình toàn cầu hóa.

TOÀN CẦU HÓA, TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ VÀ TÀI CHÍNH CÔNG

Toàn cầu hóa là một quá trình liên tục, không phải là một sự kiện xảy ra một
lần. Nó đề cập đến một quá trình tích lũy ngày càng tăng đến từ kết quả từ quốc
tế hóa thương mại và thị trường tài chính đầu tư. Điều này phát sinh là do:

▪ Sự bãi bỏ quy định (ví dụ như loại bỏ thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và
các hạn chế thương mại khác)
▪ Thông tin liên lạc (viễn thông) được cải thiện, đáng chú ý nhất là vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không và phát triển thương mại điện tử (nghĩa
là mua hàng hóa và dịch vụ qua Internet).

Toàn cầu hóa gắn liền với việc rời bỏ các quốc gia theo Chủ nghĩa tập thể
(đó là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội) và hướng tới chủ nghĩa tư bản
ở mức độ cao hơn trong các nền kinh tế hỗn hợp mang nét Tân tự do hơn.
Những điều này được mở rộng bên dưới:

▪ Chủ nghĩa xã hội, một hệ thống kinh tế trong đó tư liệu sản xuất, sự phân
phối và trao đổi thuộc sở hữu chung của cộng đồng, thường là thông qua
nhà nước và trong đó thu nhập được phân phối theo công việc. Do đó, không
giống như chủ nghĩa toàn trị (nghĩa là nhà nước độc đảng độc tài điều chỉnh
mọi mặt của cuộc sống), chủ nghĩa xã hội nhất quán với các hệ thống dân
chủ của chính phủ. Tuy nhiên, mong muốn của thiểu số bị đa số áp đảo
thông qua kế hoạch của chính quyền trung ương. Các kết quả do thị trường
định hướng đơn giản là không thể chấp nhận được. Trên thực tế, không có
cái gọi là ‘thị trường tự do’ hoặc ‘doanh nghiệp tự do’. Sự công bằng và
cộng đồng được coi trọng nhiều hơn. Khả năng sinh lời đơn giản không phải
là một vấn đề gì to tát.
▪ Chủ nghĩa cộng sản, một xã hội không có giai cấp, trong đó sở hữu tư nhân
đã bị xóa bỏ và trong đó thu nhập được phân phối theo nhu cầu (do nhà nước
đánh giá) chứ không phải theo công việc (dưới chủ nghĩa xã hội) hoặc theo
công việc và quyền sở hữu tài sản (dưới chủ nghĩa tư bản). Theo lý thuyết
của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn quá độ (chuyển tiếp)
trong quá trình phát triển của một xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
cộng sản.
▪ Chủ nghĩa tư bản, một hệ thống kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, phân phối và trao đổi. Còn được gọi là 'doanh nghiệp tự do' và 'thị
trường tự do', nó yêu cầu các nền kinh tế thị trường tự do không bị kiểm
soát, không có các hạn chế của chính phủ. Sự can thiệp của chính phủ là tối
thiểu, chỉ giới hạn ở những điều cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động
kinh tế thông qua việc thực thi các điều luật trên hợp đồng. Không có nhà
nước phúc lợi nào tồn tại, các dịch vụ như giáo dục và y tế được mua và
cung cấp một cách cá nhân và thu nhập cá nhân và hộ gia đình chỉ phụ thuộc
vào thu nhập của một người và các thu nhập khác từ thị trường. Trên thực
tế, không có cái gọi là 'xã hội' về mặt lập kế hoạch phúc lợi để đạt được các
kết quả công bằng. Sự phân phối thu nhập, của cải và cơ hội trong cuộc sống
giữa (của) các cá nhân và hộ gia đình của họ chỉ được xác định bởi kết quả
thị trường. Sự công bằng đơn giản không phải là một vấn đề to tát.
▪ Một nền kinh tế hỗn hợp, một hệ thống kinh tế trong đó khu vực công và
khu vực tư nhân cùng tồn tại song song với nhau. Sự cân bằng giữa khu vực
công và khu vực tư nhân trong nền kinh tế và xã hội thay đổi theo một quá
trình tiếp cận chủ nghĩa tư bản ở một đầu và chủ nghĩa xã hội ở đầu kia.
Hướng tới giữa sự liên tục này, công bằng và cộng đồng có tầm quan trọng
ngang nhau với lợi nhuận và chủ nghĩa tiêu dùng cá nhân. Thị trường và xã
hội bổ sung cho nhau trong một mối quan hệ cộng sinh, theo đó, trong các
giới hạn được xác định một cách dân chủ, lợi nhuận có thể được sử dụng để
theo đuổi các mục tiêu xã hội và việc nhà nước cung cấp các dịch vụ xã hội
như giáo dục và chăm sóc sức khỏe được sử dụng để củng cố và tạo điều
kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả. Có những thứ như xã hội và thị
trường, cũng như có quyền tự do cá nhân trong các cộng đồng.

Nói rộng ra, triết học Tự do đòi hỏi một nền kinh tế tư bản thuần túy. Triết
học Chủ nghĩa Tập thể ở dạng thuần túy nhất của nó đòi hỏi một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung hoàn toàn (chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội).
Triết lý Tân tự do đòi hỏi một nền kinh tế hỗn hợp trong đó khu vực công và tư
cùng tồn tại và do đó mang đặc trưng bởi sự kết hợp đa dạng giữa doanh nghiệp
tự do và kế hoạch của nhà nước.

Các nhà nước gần đúng nhất với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là Liên
Xô cũ (còn gọi là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết), cụ thể là Nga
và các quốc gia vệ tinh cũ của nó (giải thể năm 1991), (Cộng hòa Nhân dân)
Trung Quốc, Cuba và (Cộng hòa Nhân dân) Bắc Triều Tiên. Trung Quốc gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, phản ánh mong muốn thương
mại ngày càng tăng của nước này trong nền kinh tế toàn cầu. Nơi gần nhất với
một nền kinh tế tư bản thuần túy là Thuộc địa Hồng Kông của Vương quốc Anh
trước đây (được trả lại cho Trung Quốc kiểm soát vào năm 1997). Hầu hết các
quốc gia khác thuộc loại hình kinh tế hỗn hợp, Hoa Kỳ gần với phạm trù của
chủ nghĩa tư bản, các nước Scandinavia gần với phạm trù của chủ nghĩa xã hội,
các nước Tây Âu nằm ở điểm trung gian giữa hai phạm trù đó.

Tuy nhiên, nhìn chung, mức độ lớn hơn của chủ nghĩa tư bản có liên quan
nhiều hơn đến sự chuyển dịch trong các nền kinh tế hỗn hợp theo hướng cuối
cùng của chủ nghĩa tư bản hơn là với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản hoặc
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cả hai sự kiện đã xảy ra khi các quốc gia ngày
càng ‘đẩy lùi biên giới của nhà nước’. Họ đã thực hiện điều này bằng cách bán
các ngành (hãng) công nghiệp nhà nước và các tài sản khác, bằng cách tự do
hóa thị trường thông qua việc bãi bỏ các hãng độc quyền theo luật định, bằng
cách ký hợp đồng cung cấp các dịch vụ công cho khu vực tư nhân và các tổ
chức khu vực tự nguyện, và bằng cách hình thành quan hệ đối tác công tư và
các loại hình tư nhân khác về chủ động tài chính. Được gọi chung là 'tư nhân
hóa', việc rút nhà nước với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp và chuyển
đổi sang trạng thái nhà nước khả dụng (nhà nước tối giản) đã xảy ra ở hầu hết
các nước phát triển và đang phát triển. Sự rút lui đó có ý nghĩa sâu sắc nhất về
mặt kinh tế và xã hội ở các "nền kinh tế chuyển đổi" ở Trung và Đông Âu, trong
quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường tự
do.

Do đó, trong khi các cuộc tranh luận triết học diễn ra gay gắt, dường như có
một xu hướng quốc tế hướng tới sự kết thúc thị trường tự do hơn của Chủ nghĩa
Tự do mới, khi các quốc gia cố gắng giúp thị trường hoạt động tốt hơn trong
khi không đi quá xa trong việc rút lui hoàn toàn khỏi việc đảm bảo các quyền
quyết định. Thay vào đó, những quyền quyết định đó đã trở nên hạn chế hơn
(đáng chú ý nhất là ở các nước Scandinavia) và được thực hiện có điều kiện
hơn (đáng chú ý nhất là trong văn hóa Anh-Mỹ).

LỐI LỰA CHỌN RỘNG (ĐA DẠNG) VÀ CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
TRONG TÀI CHÍNH CÔNG

Phần lớn dân số ở bất kỳ quốc gia nào có thể có quan điểm không chuyên
về cái gì (rộng hơn là sâu) hơn là tư tưởng về tài chính công. Nhiều người sẽ
chấp nhận rằng tình trạng tối thiểu của chủ nghĩa Tự do thuần túy là không thực
tế trong xã hội hiện đại. Thật vậy, nhiều người cho rằng sự phát triển kinh tế
(nghĩa là sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp, thông qua công nghiệp,
sang nền kinh tế dịch vụ hậu công nghiệp) phụ thuộc rất nhiều vào sự can thiệp
của nhà nước. Do đó, các chính phủ thường cung cấp 'vốn vật chất' (đó là cơ sở
hạ tầng đường bộ, đường sắt, cấp nước, vệ sinh, v.v.) trong giai đoạn đầu của
phát triển công nghiệp, và vốn con người (nghĩa là thông qua giáo dục, đào tạo,
chăm sóc sức khỏe, v.v.) trong giai đoạn sau của quá trình phát triển đô thị hóa.
Nhiều người tin rằng phát triển kinh tế đơn giản là không thể diễn ra nếu tài
chính công bị hạn chế ở trạng thái tối giản chỉ cung cấp cho các quyền phủ
định.

Tương tự như vậy, nhiều người sẽ chấp nhận rằng tình trạng bao trùm của
triết học chính trị chủ nghĩa Tập thể thuần túy là không thực tế trong một xã
hội hiện đại. Thật vậy, nhiều người cho rằng mong muốn và nhu cầu của người
dân và người tiêu dùng rất đa dạng và phát triển nhanh chóng đến mức nhà
nước không thể hiểu hết được chúng, chứ chưa nói đến việc cung cấp cho họ.
Nhà nước không có kiến thức hoặc đủ khả năng (về mặt tài chính) để cung cấp
cho các xã hội ngày càng mang tính quốc tế, đa văn hóa và giàu có. Nhiều người
cho rằng cố gắng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của xã hội thông qua tài
chính công sẽ không hiệu quả và cực kỳ lãng phí.

Đối với hầu hết mọi người, sự lựa chọn giữa các triết lý chính trị thay thế có
lẽ có thể bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm áp dụng chúng vào chính sách công.
Về mặt thực tế, việc tin tưởng vào một triết lý chính trị không có tác dụng gì
hoặc không còn có thể hoạt động được nữa khi các điều kiện kinh tế xã hội thay
đổi. Tương tự, quan điểm của một người đối với chủ nghĩa Tân tự do (cho dù
hướng tới thị trường tự do hay sự kết thúc của thị trường được kiểm soát) có
thể phụ thuộc vào kinh nghiệm về chính sách của một người trong thực tế. Chủ
nghĩa duy tâm có thể phải được khắc chế bởi chủ nghĩa thực dụng.

Thật vậy, mọi người thậm chí có thể không được học về các triết lý chính
trị thay thế và có thể không phân biệt được một cách tách biệt giữa chúng chỉ
bằng các thuật ngữ loại trừ. Hơn nữa, phân tích ở trên đã làm rõ rằng Chủ nghĩa
Tự do mới nằm dọc theo một loạt hệ tư tưởng giữa các cực của Chủ nghĩa Tự
do đến Chủ nghĩa Tập thể. Trong phạm vi mà các chính phủ được bầu một cách
dân chủ và đáp ứng mong muốn của cử tri, hệ tư tưởng của các đảng phái chính
trị nhất thiết phải được khắc chế bởi nhu cầu giành được phiếu bầu. Việc bỏ
phiếu có thể phản ánh nhu cầu của công dân đối với các dịch vụ hơn là một triết
lý chính trị cụ thể. Công dân có thể tin vào sự can thiệp tối thiểu của nhà nước
nhưng lại không sẵn lòng đồng ý cắt giảm các dịch vụ công mà hộ gia đình của
họ sử dụng. Hệ tư tưởng bị khắc chế bởi tư lợi. Hành vi của mọi người không
phải lúc nào cũng phù hợp với nguyên tắc của họ.

Nói một cách đơn giản, có những giới hạn đối với việc hệ tư tưởng có thể
được thực hiện đến mức độ nào trong một nhà nước dân chủ. Các chính phủ
phải đối mặt với sự phản đối chính trị trong các hệ thống chính trị theo chủ
nghĩa đa nguyên và phải liên tục đáp trả những lời chỉ trích từ các đảng đối lập
về sự can thiệp quá nhiều hoặc quá ít của nhà nước. Ngay cả một chính phủ
theo chủ nghĩa Tân tự do trong các chương trình kinh tế và xã hội của mình vẫn
có thể chấp nhận nhu cầu về một dịch vụ y tế hầu hết được tài trợ từ tài chính
công. Do đó, những gì cử tri muốn và cách các chính phủ sử dụng tài chính
công có thể mang tính chiết trung (lựa chọn rộng, rút ra từ nhiều lý thuyết,
phong cách, ý tưởng) hơn là một hệ tư tưởng.

Hơn nữa, tài chính công có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi tính thực dụng của
việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Các đảng chính trị kế thừa
các chương trình chi tiêu công từ các chính phủ tiền nhiệm khi họ nhậm chức
và do đó, mức độ họ có thể thực hiện tư tưởng của mình ngay sau khi nhậm
chức bị hạn chế nghiêm trọng. Ví dụ, một chính phủ Tự do mới được bầu thay
thế một chính phủ theo Chủ nghĩa Tập thể trước đây sẽ khó thực hiện đầy đủ
tư tưởng của mình về sự can thiệp tối thiểu của nhà nước và tài chính công tối
thiểu. Không thể ngay lập tức thay thế các nguyên tắc Chủ nghĩa Tập thể bằng
các nguyên tắc Chủ nghĩa Tự do (xem Bảng 1.1). Tư nhân hóa tài sản nhà nước
thông qua bán cho khu vực tư nhân có thể mất nhiều năm để thực hiện đầy đủ,
đặc biệt nếu quyền sở hữu tư nhân phải được thiết lập lại về mặt pháp lý trước
khi tài sản có thể được bán. Hơn nữa, khu vực thị trường có thể thiếu năng lực
tài chính, quản lý và công nghệ để cung cấp các dịch vụ đó. Tương tự như vậy,
các dịch vụ công không thể bị rút lại một cách đơn giản trong một sớm một
chiều nếu không có sự cung cấp thay thế từ khu vực tư nhân hoặc tự nguyện
cho người dân. Văn hóa phụ thuộc rất khó khắc phục trong ngắn hạn. Phí dịch
vụ công không thể được áp dụng trong một sớm một chiều thay thế tài chính
liên quan đến thuế. Cải cách tài chính công vì vậy mà nảy sinh rất nhiều vấn đề
nan giải. Ít nhất, nó sẽ phải tiếp tục tái cấp vốn cho khoản nợ được tạo ra bằng
cách đi vay vốn được sử dụng để củng cố các quốc gia phúc lợi theo chủ nghĩa
bành trướng dưới một chính phủ Tập thể trước đây.

Trong khi việc thay thế một Chính phủ theo chủ nghĩa Tập thể bằng một
chính phủ Tự do dường như là một sự thay đổi mang tính phân cực khó có thể
xảy ra, thì việc tái cấu trúc triệt để các nền kinh tế và xã hội Trung và Đông Âu
trong những năm 1990 sau khi Liên Xô cũ sụp đổ là một sự kiện điển hình.
Ngay cả một sự thay đổi khiêm tốn hơn là thay đổi dọc theo phổ hệ tư tưởng từ
một quan điểm tư tưởng mang tính Tân tự do ít hơn sang một quan điểm mang
tính Tân tự do nhiều hơn sẽ phải chịu nhiều yếu tố hạn chế tương tự đã nêu ở
trên. Do đó, một số nhà khoa học chính trị cho rằng hệ tư tưởng của đảng chính
trị ít quan trọng hơn sự kế thừa của các chương trình chi tiêu trong quá khứ
trong việc giải thích những gì các chính phủ thực sự làm với tài chính công
(khác với những gì họ nói họ sẽ làm như những lời hùng biện của đảng). Điều
này đặc biệt có thể xảy ra thường xuyên hơn trong các hệ thống dân chủ mà các
chính phủ phải chịu những thay đổi khá thường xuyên trong việc kiểm soát
đảng (các đảng chính trị khác nhau thay nhau cầm quyền).
Một công dân có thể dễ thiên về một triết lý chính trị cụ thể. Tuy nhiên,
người đó có thể chấp nhận rằng có những giới hạn thực tế về mức độ mà triết
lý đó có thể được phản ánh trong tài chính công. Hầu hết mọi người dường như
đồng ý rằng không thể theo đuổi một hệ tư tưởng bằng mọi giá. Họ có thể áp
dụng cách tiếp cận 'chọn và kết hợp' đối với tài chính công về vai trò chiến
lược, tổng số tiền, nguồn, mục đích sử dụng, quyền của người thụ hưởng từ tài
chính công, các khuyến khích mà nó tạo ra và các điều kiện kèm theo khi thụ
hưởng. Hầu hết những người theo chủ nghĩa Tự do chấp nhận (có lẽ là chấp
nhận một cách miễn cưỡng) sự cần thiết phải có một mạng lưới an sinh phúc
lợi để tránh tình trạng cùng cực. Nhiều người theo chủ nghĩa Tập thể đồng ý
rằng công dân không thể chỉ đơn giản là chọn sống nhờ sự hỗ trợ của nhà nước
khi mà họ được kỳ vọng một cách hợp lý là có thể tự hỗ trợ bản thân và gia
đình. Nói một cách đơn giản, Chủ nghĩa tập thể không phải là hiến chương của
những kẻ hay xoáy trộm. Đối với nhiều cử tri, có thể cho rằng điều quan trọng
là điều gì hiệu quả hoặc ít nhất, điều gì có vẻ hiệu quả. Nhiều người có thể chấp
nhận rằng sống nhân đạo và gia trưởng là phản tác dụng nếu nó tạo ra một nền
văn hóa phụ thuộc mạnh mẽ. Trong giới hạn, nhà nước "phải tàn nhẫn để trở
nên tốt bụng".

Do đó, chủ nghĩa thực dụng của chính phủ và chủ nghĩa chiết trung của cử
tri có thể hạn chế nghiêm trọng mức độ mà các triết lý chính trị cụ thể định hình
nền tài chính công tại bất kỳ thời điểm nào. Chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa
chiết trung có khả năng bị ảnh hưởng theo thời gian bởi sự phát triển của kinh
tế và xã hội. Ví dụ, sự phát triển tương đối nhanh chóng và gần đây của các khu
vực dịch vụ trong các nền kinh tế hiện đại đã mở rộng hàng loạt cơ hội việc làm
cho tất cả các nhóm trong xã hội. Sự phụ thuộc truyền thống của các gia đình
vào chủ hộ là nam giới với tư cách là trụ cột gia đình duy nhất đã dần biến mất
ở hầu hết các nước phát triển. Sự chuyển dịch từ các công việc công nghiệp
nặng đòi hỏi sức lực chân tay sang công việc văn phòng đòi hỏi nhiều năng lực
trí tuệ hơn đã dẫn đến tỷ lệ dân số được đào tạo sau phổ thông và phụ nữ đi làm
được trả lương tăng mạnh. Tỷ lệ người khuyết tật thể chất hiện có thể làm việc
trong môi trường kiểu văn phòng ngày càng cao. Có nhiều cơ hội hơn cho các
công việc làm bán thời gian vàviệc làm thông thường. Cấu trúc gia đình ngày
càng trở nên linh hoạt. Khả năng di chuyển của cá nhân (và do đó, khả năng
tiếp cận việc làm) đã tăng lên rất đáng kể khi cơ sở hạ tầng giao thông phát
triển. Tỷ lệ lao động tự do đã tăng lên ở nhiều nước phát triển.

Những thay đổi về kinh tế xã hội đã làm tăng khả năng tự hỗ trợ bản thân
của mọi người thông qua công việc trong các xã hội ngày càng có trình độ học
vấn, tay nghề cao, mang tính đề cao chế độ nhân tài, ít mang tính gia trưởng
hơn. Sự phức tạp ngày càng tăng của các nền kinh tế hiện đại có nghĩa là các
chính phủ ngày càng ít có khả năng đưa ra 'những lựa chọn đúng đắn' (nếu có
thể) thay cho công dân của họ. Sự thay đổi này có ý nghĩa sâu sắc đối với vai
trò của nhà nước và đối với tài chính công. Ở trên đã lưu ý rằng một số quốc
gia phát triển đã đưa ra sự thay đổi từ việc chi trả phúc lợi vô điều kiện cho
những người phụ thuộc vào người nhận khi người nhận thực hiện các chương
trình đào tạo, giáo dục hoặc kinh nghiệm làm việc nhằm giảm sự phụ thuộc của
họ vào các khoản tài trợ của nhà nước. Do đó, ở nhiều nước, biểu hiện của chủ
nghĩa gia trưởng nhà nước đã chuyển từ “phúc lợi không việc làm” sang “phúc
lợi dựa trên việc làm”. Tăng cường năng lực trong các khu vực tư nhân của
nhiều quốc gia có nghĩa là các chính phủ không còn phải là người trực tiếp cung
cấp các dịch vụ công nữa. Sự tập trung ngày càng tăng của khách hàng vào khu
vực tư nhân xảy ra do sự cạnh tranh gia tăng song song với sự phát triển tương
tự trong khu vực công. Những thay đổi như vậy về khả năng mọi người tự đưa
ra quyết định và để những quyết định đó được hợp thức hóa bởi khu vực thị
trường đã dẫn đến sự trỗi dậy của Tân tự do ở nhiều quốc gia.

KHUNG PHÂN TÍCH ĐỂ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH CÔNG

Một khung phân tích là cần thiết cho việc nghiên cứu tài chính công. Một
khung như vậy có thể được rút ra từ ba triết lý chính trị được mô tả ở trên.
Chúng ngầm đưa ra các mục tiêu gắn với vấn đề về mặt hoạt động theo các
cách hiểu khác nhau về công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và hiệu lực. Các tài liệu
mới về quản lý công ngày càng chú ý đến nhu cầu đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu
quả và hiệu lực trong việc sử dụng tài chính công, hay chúng còn được gọi là Commented [MN12]: Quản lý dựa trên kết quả!

"3Es". Các nhà hoạt động chính sách xã hội đã nhấn mạnh các vấn đề công
bằng, ‘4 E’. Bảng 1.2 cung cấp sự tóm tắt tổng hợp của 4E với các đặc điểm, Commented [MN13]: Mục tiêu của chính sách xã
hội/chính sách công là công bằng xã hội
niềm tin (quan điểm/quan niệm) và ý nghĩa xác định của ba loại triết lý chính
trị được tóm tắt trong Bảng 1.1.

Bảng 1.2 tóm tắt lại một số vấn đề triết học được xem xét ở trên. Nó thể hiện
ý nghĩa mơ hồ của mỗi 4E, mỗi quan điểm triết học có cách giải thích khác
nhau về cơ bản về chúng.

'Hiệu quả' theo định nghĩa của những người theo chủ nghĩa Tự do là khả
năng của thị trường tự do trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất hàng hóa và
dịch vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng và cũng như giảm thiểu giá cả của
chúng. Điều này đòi hỏi hiệu quả ở cấp độ của từng công ty (nghĩa là chi phí Commented [MN14]: Hiệu quả của thị trường: giảm thiểu
chi phí SX HHDV và giảm thiểu giá cả của HHDV => tối đa
lợi ích cho người bán và người mua => quan tâm tối đa hóa
sản xuất tối thiểu) và ở cấp độ của nền kinh tế (tức là hàng hóa và dịch vụ được lợi ích cá nhân

sản xuất với số lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua). Bằng cách này, "hiệu
quả thị trường" cho phép người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng (tiện dụng/lợi
ích) qua việc tiêu thụ hàng hóa trong giới hạn thu nhập và mức độ giàu có của
họ. Bất kỳ việc sử dụng tài chính công nào vượt quá mức cần thiết để hỗ trợ
hoạt động của thị trường bằng cách đảm bảo quyền tài sản (nghĩa là quyền tiêu
cực/quyền phủ định) đều không hiệu quả. Những người theo chủ nghĩa tập thể
chỉ đơn giản là không chấp nhận các khái niệm dựa trên thị trường về hiệu quả,
cho rằng hiệu quả chỉ có thể được định nghĩa theo nghĩa xã hội. ‘Hiệu quả xã
hội’ quan tâm đến lợi ích cộng đồng, không phải lợi ích cá nhân. Nó tránh được Commented [MN15]: Hiệu quả xã hội quan tâm lợi ích
cộng đồng/ lợi ích xã hội không phải lợi ích cá nhân
các chi phí xã hội do thất nghiệp và các thất bại khác của thị trường đồng thời
đảm bảo các lợi ích xã hội về giáo dục, y tế và các kết quả khác là bình đẳng
như nhau. Những người theo chủ nghĩa Tân Tự do đồng ý rằng phải tránh tình
trạng thất nghiệp dai dẳng, tình trạng hoang vắng sản xuất công nghiệp, dịch
vụ không đầy đủ và các hoạt động kinh tế kém hiệu quả do kết quả từ sự vận
hành của thị trường khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà nước nên
áp dụng giải pháp theo chủ nghĩa Tập thể dựa trên việc tạo việc làm trực tiếp,
quốc hữu hóa đất đai và cung cấp dịch vụ trực tiếp để đạt được hiệu quả. Thay
vào đó, nhà nước Tân tự do đạt được hiệu quả bằng cách cho phép tạo ra các
cơ hội việc làm và tiềm năng đầu tư, điều tiết các thị trường kém hiệu quả để
loại bỏ các rào cản đối với việc làm và đầu tư do thất bại của thị trường. Do đó,
khái niệm của chủ nghĩa Tự do mới về hiệu quả là "hiệu quả thị trường đã qua
điều tiết".

Bảng 1.2 Các cách giải thích triết học thay thế về 4E
Chủ nghĩa Tự do Chủ nghĩa Tân tự Tập thể chủ nghĩa
do (Tự do mới)
Hiệu Khái niệm rất hẹp: Hiệu quả thị trường Khái niệm rất rộng:
quả Hiệu quả thị trường được điều tiết: Đủ Hiệu quả xã hội
khả năng/điều kiện
bởi lợi ích công cộng
Sự Được đánh giá dựa Được đánh giá về Được đánh giá về
công trên các kết quả phúc phúc lợi dựa trên phúc lợi xã hội: công
bằng lợi của thị trường tự công việc: quyền lợi bằng theo chiều dọc
do: phần thưởng cho và trách nhiệm và nhu cầu xã hội
nỗ lực và tài năng
Tiết Được đảm bảo bằng Được đảm bảo bằng Không phải là một
kiệm cách hạn chế sự can cách chỉ theo đuổi sự khái niệm liên quan
thiệp của chính phủ bình đẳng về cơ hội khi đáp ứng nhu cầu
để chỉ bảo vệ các thông qua các thị tập thể thông qua kết
quyền tiêu cực (phủ trường đã được điều quả bình đẳng như
định) tiết nhau
Hiệu Đạt được hiệu quả tốt Hạn chế hành vi tối Đạt được tốt nhất
lực nhất nhờ sự tự do đa hóa thị trường khi bằng cách né tránh
thông thoáng, giải cần thiết để tránh thất hành vi tối đa hóa thị
phóng thị trường để bại thị trường trong trường đồng thời
tối đa hóa năng suất khi nhận ra khả năng ủng hộ sự can thiệp
và lợi nhuận và dựa chính phủ có thể thất của chính phủ để
vào lợi ích của tăng bại đảm bảo các kết quả
trưởng kinh tế nhỏ được xã hội chấp
giọt đến các nhóm nhận
nghèo
‘Công bằng’ được những người theo chủ nghĩa Tự do định nghĩa chỉ dựa
trên phần thưởng hoặc các kết quả khác do hệ thống thị trường mang lại phản
ánh năng khiếu, khả năng và sự ứng dụng của mọi người để tạo ra thu nhập và
lợi nhuận. Do đó, công bằng giống như phúc lợi thị trường. Những người theo
chủ nghĩa Tập thể chỉ đơn giản là không chấp nhận rằng thị trường có thể mang
lại kết quả công bằng và tin rằng cần phải có sự can thiệp sâu rộng của chính
phủ, sử dụng tài chính công để đảm bảo 'phúc lợi xã hội' theo các kết quả được
xã hội chấp nhận. Điều này đòi hỏi phải phân phối lại thu nhập từ người giàu
sang người nghèo thông qua thuế và chi tiêu công (nghĩa là 'công bằng theo
chiều dọc'). Những người theo chủ nghĩa tân tự do chấp nhận sự công bằng của
kết quả thị trường về nguyên tắc nhưng tin rằng thị trường không được kiểm
soát có thể không mang lại cho mọi người cơ hội hưởng lợi từ công việc. Do
đó, có thể cần sự can thiệp của chính phủ để đảm bảo rằng những người trong
hoàn cảnh tương tự có cơ hội như nhau (nghĩa là 'công bằng theo chiều ngang')
thông qua phúc lợi dựa trên công việc, chứ không phải ban phát vô điều kiện
sự giúp đỡ cho những người chọn không tự hỗ trợ bản thân và người phụ thuộc
của họ.

‘Tiết kiệm’ đề cập đến việc giảm thiểu chi phí can thiệp của chính phủ. Ở
từng cấp độ hoạt động, tính kinh tế đề cập đến việc giảm thiểu chi phí đầu vào
và các quá trình ở một phạm vi và mức độ nhất định của dịch vụ. 'Nền kinh tế
hoạt động' này được áp dụng trong tài liệu quản lý công mới và phổ biến cho
ba triết lý chính trị. Ở cấp độ chiến lược, nền kinh tế đạt được bằng cách tránh
cung cấp một cách lãng phí các dịch vụ công, về khía cạnh đầu ra không mong
muốn hoặc không cần thiết và / hoặc đầu ra không hiệu quả trong việc thực
hiện các mục tiêu đã đặt ra về mặt kết quả. Đối với những người theo chủ nghĩa
Tự do, ‘nền kinh tế chiến lược’ sử dụng tài chính công này được thực hiện tốt
nhất bằng sự can thiệp tối thiểu của nhà nước, chỉ sử dụng lượng tài chính công
thực sự cần thiết để đảm bảo các quyền tiêu cực (quyền phủ định). Đối với
những người theo chủ nghĩa tập thể, kinh tế chiến lược đơn giản không phải là
một khái niệm phù hợp vì tài chính công phải dù ở bất kỳ mức độ nào cũng là
cần thiết để đảm bảo nhu cầu tập thể và đảm bảo đầy đủ các quyền tích cực
(quyền quyết định). Đối với những người theo chủ nghĩa Tân tự do, nền kinh
tế hoạt động và chiến lược trong việc đạt được (hạn chế) các quyền tích cực
(quyền quyết định) được thực hiện tốt nhất bằng cách một nhà nước có thể điều
tiết các quy trình thị trường để chúng hoạt động hiệu quả. Ví dụ, thị trường lao
động có thể trở nên hiệu quả hơn bằng cách trợ cấp cho những công việc được
trả lương thấp và / hoặc đào tạo lại cho những người thất nghiệp dài hạn, thay
vì chỉ cho họ trợ cấp thất nghiệp trong dài hạn. Tương tự như vậy, thị trường
năng lượng có thể được thực hiện hiệu quả hơn bằng cách đánh thuế các hoạt
động gây ô nhiễm để giảm quy mô của chúng và do đó giảm chi phí liên quan
đến sức khỏe kém và suy thoái môi trường. Điều này tránh cho nhà nước phải
trả tiền để xử lý những tác động bất lợi nghiêm trọng do mức độ ô nhiễm cao
hơn gây ra. Bằng cách đó, nền kinh tế chiến lược sử dụng tài chính công được
đảm bảo ở mức tối thiểu cần thiết để điều tiết (thay vì thay thế) thị trường. Bất
kỳ mức tài chính công nào khác đều không cần thiết và lãng phí.

'Hiệu lực' được những người theo chủ nghĩa Tự do định nghĩa là "kết quả
thị trường", để thị trường làm những gì nó giỏi nhất, đó là tạo ra lợi nhuận và
tăng trưởng kinh tế. Như đã nói, phúc lợi kinh tế thu được từ sự tự do, thông
thoáng trong kinh doanh được cho là sẽ nhỏ giọt đến tất cả các nhóm người
trong xã hội. Những nỗ lực của chính phủ để tạo ra lợi nhuận chắc chắn sẽ thất
bại đơn giản bởi vì nhà nước không có các kỹ năng kinh doanh cần thiết và sự
nhạy bén trong kinh doanh. Do đó, chính sách tự do kinh doanh hạn chế sự can
thiệp của chính phủ đối với các quyền phủ định (quyền tiêu cực). Bất kỳ mức
độ can thiệp nào khác sẽ không hiệu quả trong việc sử dụng tài chính công.
Những người theo chủ nghĩa tập thể đánh giá hiệu quả dựa trên "kết quả xã
hội". Họ cho rằng thị trường không hiệu quả như một phương tiện mang lại kết
quả được xã hội chấp nhận về mặt cung cấp dịch vụ và phân phối lại. Để đảm
bảo những mặt này đòi hỏi một lượng tài chính công dồi dào. Những người
theo chủ nghĩa tân tự do chấp nhận sự cần thiết phải từ bỏ chính sách tự do kinh
doanh khi các hoạt động của thị trường dẫn đến những chi phí xã hội và môi
trường đáng kể. Tuy nhiên, cũng giống như chính sách tự do kinh doanh có thể
không hiệu quả vì thị trường đôi khi thất bại, do đó, sự can thiệp của chính phủ
cũng có thể không hiệu quả vì các chính phủ cũng có thể thất bại. Thật vậy,
‘thất bại của chính phủ’ có thể lớn hơn ‘thất bại của thị trường’. Do đó, nên có
giả định chống lại sự can thiệp của chính phủ trừ khi nó mang lại lợi ích rõ
ràng, cụ thể là khi nó cải thiện hoạt động của thị trường. Do đó, sự can thiệp
của chính phủ phải được chứng minh trong từng trường hợp cụ thể nếu muốn
tài chính công được sử dụng một cách hiệu quả.

Rõ ràng rằng bất kỳ nỗ lực nào để định nghĩa công bằng, hiệu lực, tiết kiệm
và hiệu quả bằng những thuật ngữ hoàn toàn rõ ràng và không thể tranh cãi đều
sẽ thất bại. Bất kỳ định nghĩa nào của một tác giả về mỗi 4E nhất thiết sẽ phản
ánh triết lý chính trị của người đó, ngay cả khi triết lý của người đó không được
xác định rõ ràng. Tốt nhất, những người viết về 4E nên trình bày rõ ràng các
quan điểm chính trị và triết học của họ. Khung phân tích này sẽ được sử dụng
trong các chương tiếp theo để xem xét, nghiên cứu tài chính công.

KẾT LUẬN

Tài chính công mang nhiều ý nghĩa và phạm vi rộng lớn hơn chỉ là tiền bạc.
Nó phản ánh một cách cốt yếu triết lý chính trị chủ đạo của một quốc gia hoặc
khu vực. Do đó, trong khi tài chính công được định nghĩa là bất kỳ khoản thu
hoặc chi đi qua ngân sách nhà nước, thì các luồng tài chính đó phản ánh mối
quan hệ giữa người dân và nhà nước. Mối quan hệ đó là khác nhau giữa các
triết lý chính trị Tự do, Tân Tự do và Chủ nghĩa Tập thể. Do đó, cuối cùng, triết
học chính trị (mặc dù được khắc chế bởi chủ nghĩa thực dụng) xác định mức
chi tiêu và thu nhập của chính phủ từ thuế, vay nợ và các nguồn khác. Do đó,
chưa có sự thống nhất rõ ràng về vai trò và chức năng thích hợp của tài chính
công. Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ hạn chế tài chính công chỉ để đảm
bảo các quyền tiêu cực (quyền phủ định); Những người theo chủ nghĩa tân tự
do đảm bảo các quyền tiêu cực (quyền phủ định) cộng với những quyền tích
cực (quyền quyết định) hạn chế; Những người theo chủ nghĩa tập thể không đặt
ra giới hạn nào về vai trò và chức năng của tài chính công. Được diễn đạt theo
các thuật ngữ triết học hơn, vai trò và chức năng của tài chính công là:

▪ Cho phép các công dân tự chủ thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân đối với
mức sống của họ trong khi vẫn hoàn toàn tự do khỏi sự kiểm soát bởi nhà
nước (vai trò của Chủ nghĩa tự do)
▪ Tạo điều kiện cho những công dân có trách nhiệm và có tiềm năng đảm bảo
mức sống đầy đủ của họ bằng cách tạo cách tiếp cận cơ hội bình đẳng trên
thị trường (vai trò của chủ nghĩa Tân tự do)
▪ Đảm bảo cho công dân được bảo vệ với một mức sống đầy đủ thông qua sự
kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với cuộc sống hàng ngày của họ về khả
năng tiếp cận và kết quả của các dịch vụ do nhà nước cung cấp (vai trò của
chủ nghĩa tập thể).

Rõ ràng, vai trò của tài chính công trước hết không phải là cung cấp dịch vụ
(quan điểm của người hành nghề), cũng không phải là phân phối lại thu nhập
và của cải (quan điểm của nhà hoạt động chính sách xã hội), cũng không phải
là điều chỉnh sự thất bại của thị trường khu vực tư nhân (quan điểm của nhà
kinh tế). Thay vào đó, vai trò của tài chính công là củng cố mối quan hệ giữa
công dân và nhà nước. Vì vậy, vai trò chính của tài chính công trước hết là vai
trò hiến định (mang tính hiến pháp), các vai trò khác được nhắc đến của nó chỉ
mang tính chất phụ. Do đó, vai trò và chức năng của tài chính công ảnh hưởng
đến mối quan hệ hiến định giữa nhà nước và công dân, tức là quyền tối cao
(quyền trội hơn) của công dân hoặc nhà nước. Tài chính công được sử dụng để
bảo đảm các quyền tích cực (quyền quyết định) và / hoặc tiêu cực (quyền phủ
định) của công dân phát sinh từ mối quan hệ hiến định cơ bản đó. Do đó, thuế
và các nguồn thu công cộng khác tài trợ cho việc cung cấp dịch vụ, phân phối
lại thu nhập và của cải cũng như bù đắp những thất bại của thị trường ở mức
độ phù hợp với mối quan hệ hiến pháp cơ bản giữa nhà nước và công dân.

Khi phản ánh triết lý chính trị, tài chính công rõ ràng không phải là một khu
vực duy nhất của bất kỳ ngành nào như kinh tế học. Thay vào đó, nghiên cứu
tài chính công phải được thực hiện dưới góc độ đa ngành nếu muốn hiểu biết
toàn diện về chủ đề này.

Cuốn sách này cố gắng cung cấp một cách tiếp cận đa ngành như vậy bằng
cách áp dụng một khuôn khổ phân tích rộng hơn nhiều so với khuôn khổ truyền
thống được các nhà kinh tế học sử dụng. Trong khi hiệu quả được định nghĩa
theo nghĩa phúc lợi kinh tế tối đa là một công cụ phân tích mạnh mẽ để nghiên
cứu tài chính công, thì công bằng, tiết kiệm và hiệu lực cũng vậy. Định nghĩa
về công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và hiệu lực khá là rắc rối. Định nghĩa chính
xác của mỗi 4E là khác nhau đối với từng phạm trù trong ba loại triết học chính
trị.

Do đó, nghiên cứu về tài chính công được cung cấp bởi bất kỳ tài liệu nào
chắc chắn cũng sẽ không mang lại câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi
thường gặp như liệu chi tiêu công, thuế và vay nợ là quá lớn, quá nhỏ hay vừa
phải. Những câu hỏi như vậy chỉ có thể được giải quyết bằng cách đưa ra những
câu trả lời đủ điều kiện được đúc kết theo từng triết lý trong số ba triết lý chính
trị . Mức tài chính công có thể chấp nhận được cho những người theo chủ nghĩa
Tân tự do sẽ bị những người theo chủ nghĩa Tự do cho là quá mức và những
người theo chủ nghĩa Tập thể cho là không đủ.
Gần đây, dường như đã có một sự thay đổi trong quy mô tài chính công
được hầu hết các quốc gia cho là có thể chấp nhận được, phản ánh sự dịch
chuyển hướng tới sự kết thúc của Chủ nghĩa tự do trong quy mô triết học và rời
xa khỏi sự kết thúc của Chủ nghĩa tập thể. Các phương pháp tiếp cận theo chủ
nghĩa tập thể đối với tổ chức kinh tế và xã hội đã suy yếu trên mức độ toàn cầu
khi các chế độ cộng sản sụp đổ, các bộ phận cấu thành của chúng trở thành nền
kinh tế chuyển đổi khỏi kế hoạch hóa tập trung và hướng tới chủ nghĩa tư bản.
Ngay cả các hình thức Chủ nghĩa Tập thể ít cực đoan hơn, chẳng hạn như chủ
nghĩa xã hội, dường như đã suy yếu khi các đảng chính trị cầm quyền ngày
càng áp dụng các chính sách Tân tự do, đáng chú ý nhất là tư nhân hóa và phúc
lợi dựa trên việc làm.

Do đó, nhận thức về tài chính công đã thay đổi một cách hoàn toàn trong
suốt thế kỷ trước, ban đầu được đặt trong các thuật ngữ thị trường tự do của
những người theo chủ nghĩa tự do, được thay thế bằng các thuật ngữ của Chủ
nghĩa Tập thể về gia trưởng chủ nghĩa từ lúc lọt lòng tới lúc xuống mồ và giờ
đây ngày càng được tái định hình theo các thuật ngữ Tân Tự do. Trong các nền
kinh tế đang chuyển đổi, sự chuyển dịch từ triết lý chính trị này sang triết lý
chính trị khác, từ Chủ nghĩa tập thể sang Chủ nghĩa tân tự do. Ở những nơi
khác, sự thay đổi được cho là ở một mức độ hơn là phạm trù, một sự thay đổi
dọc theo phạm vi Tân Tự do từ sự can thiệp của nhà nước nhiều hơn sang ít
hơn, từ quyền sở hữu tài sản của nhà nước sang tư nhân hóa, từ hỗ trợ nhà nước
vô điều kiện sang phúc lợi có điều kiện, từ nhà nước cung cấp trực tiếp trạng
thái nhà nước cho phép (khu vực khác cung cấp).

Sự thay đổi mang tính triết lý chính trị dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về quy
mô tương đối của tài chính công trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ngược
lại, sự thay đổi khiêm tốn hơn nhiều đối với các nước phương Tây có tác động
hạn chế hơn nhiều đến quy mô tương đối của tài chính công. Những kết quả
khác biệt này đối với quy mô tương đối của tài chính công là chủ đề của chương
tiếp theo.
Chương 2: Quyền sở hữu và tài
chính công
GIỚI THIỆU:
Chương 1 đã đặt ra câu hỏi rằng liệu tài chính công có luôn thực sự cần
thiết và liệu tài chính tư nhân có thể được dùng toàn bộ hoặc một phần để cung
cấp các dịch vụ công cộng. Câu hỏi như vậy chính là mục đích chính của
chương này. Rõ ràng rằng tài chính công và tài chính tư nhân không nhất thiết
là phải loại trừ lẫn nhau. Thật vậy, nó có thể chứng minh rằng tài chính công
và tư nhân có thể được sử dụng để bổ sung cho nhau trong việc cung cấp các
dịch vụ công cộng trong việc đảm bảo các quyền tích cực hay tiêu cực.
Bất kể dù là tài chính công hay tư nhân đều được dùng để tài trợ cho việc
cung cấp dịch vụ, người ta có thể tiến xa hơn và đặt câu hỏi liệu tất cả dịch vụ
công có nên phải được cung cấp bởi khu vực công. Một điều mà từ lâu đã là
niềm tin phổ biến rằng các dịch vụ công phải được cung cấp bởi khu vực công.
Tuy nhiên, gần đây, nó càng được công nhận rằng các dịch vụ công có thể được
cung cấp bởi khu vực tư nhân hoặc phi lợi nhuận, cái mà phù hợp với các mục
tiêu kinh tế và xã hội của chính phủ. Khu vực tư nhân bao gồm các công ty vì
lợi nhuận và các doanh nghiệp khác. Khu vực phi lợi nhuận bao gồm các tổ
chức từ thiện, tổ chức tình nguyện và quỹ tín thác độc lập.
Nói cách khác, việc cung cấp các dịch vụ công có thể được cho phép bởi
chính phủ, khác với được cung cấp trực tiếp bởi nó. Sự thay đổi từ "cung cấp
trực tiếp" sang cho phép các dịch vụ được cung cấp bởi các khu vực tư nhân và
phi lợi nhuận là dựa trên việc tái cấu hình "quyền sở hữu". Việc tái cấu hình
như vậy sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến quy mô tương đối của tài chính công (xem
Chương 3). Nó sẽ cho thấy rằng việc tạo điều kiện cho các chính phủ có thể
chuyển đổi các quyền sở hữu công thành quyền sở hữu tư mà không làm cho
các dịch vụ trở nên ít công khai hơn. Công khai là gì? Đó là chính sách liên
quan đến quyền tiếp cận của công dân đối với dịch vụ, không phải việc cung
cấp dịch vụ hoặc cấu trúc quyền sở hữu cụ thể được sử dụng để cung cấp dịch
vụ đó. Quyền sở hữu công cộng của đầu vào và quá trình cần thiết cho việc
cung cấp dịch vụ không cần thiết đầu ra và kết quả phù hợp với các mục tiêu
chính sách công. Hiểu một cách đơn giản, quyền sở hữu công không cần thiết
để đảm bảo lợi ích công cộng.

CHI TIÊU TÀI CHÍNH CÔNG VÀ LÃI SUẤT CÔNG:

Hầu hết mọi người đều chấp nhận rằng tài chính công nên được sử dụng
(nghĩa là cũng như chi tiêu) để thúc đẩy lợi ích cộng đồng, đảm bảo đầu ra và
kết quả phục vụ cho cộng đồng nói chung.Tuy nhiên, như đã lưu ý ở chương 1,
lợi ích công cộng là một khái niệm vô cùng viển vông. Trở nên mơ hồ và vô
định hình, lợi ích cộng đồng mở ra một loạt các cách giải thích triết học khác
nhau và khái niệm này có thể bị lạm dụng hoặc chiếm đoạt để phục vụ lợi ích
của các thành phần cụ thể trong xã hội và nền kinh tế. Ví dụ, phần lớn dân số
có thể bóc lột thiểu số bằng cách đánh thuế nặng hơn những người còn lại, rồi
biện minh cho hành vi bóc lột đó là “lợi ích công cộng”. Ngoài ra, một tầng lớp
có quyền lực về chính trị và kinh tế (tức là thiểu số) có thể khai thác đa số để
làm lợi cho bản thân, ví dụ như đi đánh thuế vào toàn bộ người dân trong khi
đó lại tập trung cung cấp dịch vụ cho tầng lớp kia một cách mất cân đối.

Dựa trên những cảnh báo trước đó, lợi ích công cộng có thể được định
nghĩa theo các thuật ngữ của khung phân tích 4Es được phát triển trong Chương
1. Tại đây, chiến lược sử dụng tài chính công sẽ hướng tới việc đạt được sự
công bằng , hiệu quả, tiết kiệm và hiệu lực nhiều hơn. Các quan niệm về công
bằng, hiệu quả, tiết kiệm và hiệu lực đã thay đổi ở nhiều quốc gia như một phần
của chủ nghĩa Tân tự do (được lưu ý trong Chương 1), và từ đó có nhận thức
về lợi ích công cộng.
Công bằng đã được thảo luận trong Chương 1 về phúc lợi thị trường
(cách giải thích của Chủ nghĩa tự do về công bằng), phúc lợi xã hội (cách hiểu
của Chủ nghĩa tập thể) và phúc lợi dựa trên công việc (cách giải thích của Tân
tự do). Nó đã lưu ý rằng, khi các ngành dịch vụ phát triển, người dân và hộ gia
đình có thể có nhiều khả năng tự hỗ trợ hơn thay vì chỉ dựa vào tài trợ của nhà
nước, nhà nước cung cấp các cơ hội đào tạo để giúp mọi người có được việc
làm và nhấn mạnh trách nhiệm của họ phải làm, nghĩa là phúc lợi dựa trên công
việc. Theo cách hiểu này về vốn chủ sở hữu, trọng tâm của vốn chủ sở hữu thay
đổi từ các kết quả bình đẳng hơn đến các cơ hội bình đẳng hơn. Có nghĩa là
công bằng xã hội từ đó được tái cân bằng, ít chú trọng hơn đến việc phân phối
thu nhập và của cải, bình đẳng hơn vì lợi ích của mình và chú trọng nhiều hơn
vào phân phối phản ánh công lao và sự sa thải. Quyền sở hữu do đó cũng có
được cân bằng lại cho phù hợp, trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào công lao và
sự sa thải.
Hiệu quả đã được thảo luận trong Chương 1 về hiệu quả thị trường (cách
hiểu theo chủ nghĩa Tự do về hiệu quả), hiệu quả xã hội (cách giải thích của
Chủ nghĩa tập thể) và hiệu quả thị trường đã được sửa đổi (cách giải thích của
Tân tự do). Hiệu quả thị trường được điều chỉnh đòi hỏi tối đa hóa các lợi ích
kinh tế và xã hội phát sinh trực tiếp do sử dụng tài chính công, do đó, giá trị
của các lợi ích bổ sung không được thấp hơn chi phí bổ sung (cả trực tiếp và
gián tiếp) của tài chính công . Bên cạnh các chi phí tài chính trực tiếp của tài
chính công, việc sử dụng tiền công còn cho một số mục đích khác như sử dụng
tiền công cho các mục đích sản xuất xã hội của chính phủ hoặc người nộp thuế,
do đó, phải gánh chịu một chi phí gián tiếp do mất chi phí cơ hội . Hơn thế nữa,
Quyền sở hữu và Tài chính công ở mức thuế cao không cần thiết và / hoặc đi
vay có thể có tác động tiêu cực tiềm tàng đến các động cơ khuyến khích làm
việc và đầu tư, dẫn đến mất đầu ra tạo thành chi phí gián tiếp tiềm ẩn sâu sắc
(xem Chương 6). Sự xuất hiện của chủ nghĩa Tân tự do dẫn đến sự chú ý nhiều
hơn đến các tác động không khuyến khích tiềm ẩn từ sử dụng tài chính công,
nhấn mạnh sự cần thiết phải quan tâm hơn đến hiệu quả thị trường. Nhiều quốc
gia đã xem xét cách tốt nhất để làm cho thị trường hoạt động tốt hơn bằng cách
cấu thành lại các quyền sở hữu (ít công cộng hơn, nhiều tư nhân hơn).
Tiết kiệm đã được thảo luận trong Chương 1 về nền kinh tế vận hành và
nền kinh tế chiến lược. Sự xuất hiện của Tân tự do dẫn đến việc ngày càng chú
ý hơn đến cả hai phân loại nền kinh tế. Đối với nền kinh tế vận hành, các sáng
kiến chính là tăng cường sử dụng hợp đồng cạnh tranh để cung cấp đầu vào và
quản lý các dịch vụ công (ví dụ như sáng kiến mua sắm công của EU) và phân
cấp nhiều hơn các quy trình quản lý (ví dụ như trong chính quyền địa phương).
Cải cách này đã làm cho quyền sở hữu trở nên dễ cạnh tranh hơn thông qua thị
trường. Đối với nền kinh tế chiến lược, các sáng kiến chính là được tăng cường
‘tính trợ cấp’, thực hiện quyền hạn của chính phủ và các quyền sở hữu liên quan
ở cấp chính phủ thấp nhất có thể (xem Chương 8). Nói một cách chung chung
hơn, nền kinh tế chiến lược và vận hành đều được cải thiện, đòi hỏi phải tránh
'trợ cấp tổn thất', được hiểu theo nghĩa là bất kỳ khoản giải ngân tài chính công
nào lớn hơn mức tối thiểu tuyệt đối cần thiết để đạt được kết quả chính sách.
Nền kinh tế vận hành yêu cầu "quỹ ủy thác", trong khi nền kinh tế chiến lược
yêu cầu "bổ sung ròng" trong việc sử dụng tài chính công (xem Chương 4).
Tính hiệu lực đã được thảo luận trong Chương 1 về các kết quả thị trường
(cách giải thích của Chủ nghĩa Tự do) và các kết quả xã hội (cách giải thích của
Chủ nghĩa Tập thể). Hiệu lực đòi hỏi phải giảm thiểu sự đánh đổi giữa công
bằng, hiệu quả và kinh tế. Ví dụ, tăng vốn chủ sở hữu có thể phải trả giá cho
toàn quốc gia bằng cách giảm quy mô của ‘chiếc bánh kinh tế’ sẵn có để phân
phối lại nhằm theo đuổi công bằng. Sẽ là sai lầm nếu chỉ theo đuổi một trong
khi bỏ qua hai yếu tố còn lại. Sự xuất hiện của Tân tự do (xem Chương 1) đã
dẫn đến việc ngày càng chú ý đến khả năng can thiệp của chính phủ có thể
không hiệu quả hoặc thậm chí phản tác dụng, tức là khi thất bại của chính phủ
lớn hơn thất bại của thị trường. Do đó, việc cấu thành lại quyền sở hữu cuối
cùng phải phản ánh cả thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ.

Vì vậy, "lợi ích công cộng" không phải là một khái niệm tĩnh. Ý nghĩa
của nó đã thay đổi trong thời gian gần đây với việc ngày càng nhấn mạnh vào
trách nhiệm cá nhân cũng như quyền lợi, hiệu quả thị trường, nhu cầu kinh tế
hóa việc sử dụng các khoản công quỹ và khôn ngoan trong việc hạn chế sự can
thiệp của chính phủ vào các chức năng cốt lõi (đó là hoạch định chính sách và
tạo điều kiện bình đẳng cơ hội).
· QUYỀN SỞ HỮU VÀ LÃI SUẤT CÔNG

Cơ sở lý thuyết để giải thích lại lợi ích công cộng trong các thuật ngữ Tân
tự do là "lý thuyết quyền sở hữu". Trong Chương 1 đã lưu ý rằng những người
theo chủ nghĩa Tự do, Tân tự do và những người theo chủ nghĩa tập thể có
những nhận thức khác nhau về quyền tiêu cực và quyền tích cực. Cũng cần lưu
ý rằng họ có những quan điểm hoàn toàn khác nhau về quyền sở hữu, những
người theo chủ nghĩa Tự do coi chúng là bất khả xâm phạm, những người theo
chủ nghĩa tập thể coi chúng là trộm cắp và những người theo Chủ nghĩa Tân tự
do áp dụng một quan điểm ít chuyên chế hơn.

Quyền sở hữu liên quan đến việc khai thác các nguồn lực kinh tế vì lợi ích
tiền tệ. Theo thuật ngữ pháp lý chính thức, 'quyền sở hữu' đề cập đến khả năng
sở hữu, sử dụng và định đoạt bất kỳ thứ hữu hình (ví dụ như đất đai) hoặc vô
hình (ví dụ bản quyền) có giá trị. Do đó, 'tài sản' không bị giới hạn ở các sản
phẩm hữu hình như đất đai hoặc hàng hóa lâu bền như ô tô. Nó cũng đề cập
đến các mặt hàng vô hình có giá trị, chẳng hạn như tài sản trí tuệ liên quan đến
kiến thức (ví dụ như việc phát minh ra các loại thuốc mới cho mục đích y tế)
hoặc tiện nghi có được từ tài nguyên môi trường (ví dụ sử dụng sông để câu cá,
chèo thuyền, bơi lội, v.v. trên.). Khả năng thực thi quyền đối với tài sản phải
được quy định trong luật, nếu không, bất kỳ ai cũng có thể quản lý tài sản mà
không bị coi là hành vi trộm cắp, gian lận hoặc hoạt động phạm tội khác

Giống như luật, quyền sở hữu là các cấu trúc xã hội có thể được hiểu khác
nhau và thay đổi theo thời gian. Chúng bảo vệ lợi ích của các cá nhân hoặc
nhóm cụ thể và do đó phản ánh "quyền tự do", "quyền con người" và "quyền
nhân thân". Khi có thể thực thi chúng bằng các cơ chế pháp lý, quyền tài sản
tạo ra tính độc quyền và có thể chuyển nhượng được. Ngược lại, các quyền tự
do được cho là không thể chuyển nhượng và là chung cho tất cả mọi người (ví
dụ như quyền tự do khỏi áp bức hoặc công lý). Rõ ràng, sự chuyển dịch từ cấu
trúc quyền sở hữu sang một quyền khác nhất thiết phải thay đổi (có lẽ củng cố)
sự phân bổ quyền lực xã hội, chính trị và kinh tế.
Quyền sở hữu không chỉ liên quan đến tài sản ‘tư nhân’ mà còn liên quan
đến tài sản ‘chung’ (nghĩa là có sẵn cho tất cả mọi người) và tài sản ‘có chủ
quyền’ (nghĩa là nhà nước). Đã có một cuộc tranh luận triết học lâu đời về giá
trị tương đối của các quyền tài sản chung và riêng. Hơn 2000 năm trước, nhà
triết học Hy Lạp Aristotle đã lập luận rằng các cá nhân quan tâm nhiều hơn đến
cái riêng của họ và ít quan tâm hơn cho cái chung, một lập luận lặp lại hàng thế
kỷ của St Thomas Aquinas và những người khác. Cuộc tranh luận đó được phản
ánh bởi ba triết lý chính trị. Nó sẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với các dịch vụ nên
(hoặc không nên) cung cấp bởi khu vực công và do đó cũng có ý nghĩa sâu sắc
đối với cách thức nâng cao tài chính công và sử dụng dịch vụ nào để hỗ trợ.

Thuyết chủ nghĩa tập thể về quyền sở hữu

Những người theo chủ nghĩa tập thể cho rằng chủ quyền sở hữu và tài sản
chung phải là hình thức duy nhất của quyền sở hữu. Họ cho rằng các quyền tài
sản chung và có chủ quyền là phương tiện hệ thống hóa các nghĩa vụ chung của
các thành viên của cộng đồng. Chỉ bằng cách từ chối các quyền sở hữu tư nhân
độc quyền mới có thể cung cấp đầy đủ các quyền tích cực.

Những người theo chủ nghĩa tập thể cho rằng việc cung cấp giáo dục, y tế
và các dịch vụ khác của nhà nước là cần thiết vì lợi ích của cộng đồng. Đặc
biệt, họ dựa trên lập luận rằng các dịch vụ như vậy tạo ra lợi ích xã hội rộng
lớn hơn và do đó cần được tài trợ từ các quỹ công để thúc đẩy lợi ích công.
Những lợi ích xã hội đó rất cần thiết để xã hội hoạt động. Họ cũng cho rằng
việc cung cấp các dịch vụ công của nhà nước tạo ra ý thức về bản sắc cộng
đồng, gắn kết các công dân với nhau thông qua lợi ích chung.

Mặc dù không xác định được "lợi ích công cộng", nhiều người có lẽ sẽ
chấp nhận lập luận rằng tài chính công là cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ mang
lại lợi ích cho cộng đồng và đánh thuế những người thường xuyên gây tổn thất
cho cộng đồng. Nhiều người có lẽ cũng sẽ chấp nhận lập luận rằng việc cung
cấp các dịch vụ công cao cấp mang lại cho các đô thị một sự nhận diện lớn hơn,
một lý lẽ được ủng hộ để tăng cường quyền lực của chính quyền địa phương
phù hợp với Hiến chương Châu Âu về Chính quyền địa phương tự trị (xem
Chương 8 ). Các dịch vụ như vậy thường mang lại lợi ích tập thể (khác biệt với
lợi ích cá nhân hoàn toàn). Ví dụ, người ta đã chấp nhận một cách rộng rãi rằng
giáo dục mang lại những lợi ích xã hội đáng kể trong việc cung cấp một lực
lượng lao động có trình độ học vấn, thường được chấp nhận là điều kiện tiên
quyết của tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong việc cung cấp tiền cho giáo dục nhà
nước, tài chính công thúc đẩy lợi ích công. Tương tự như vậy, dịch vụ y tế được
tài trợ công tạo điều kiện tăng GDP bằng cách tạo điều kiện cho lực lượng lao
động phù hợp và khỏe mạnh và đảm bảo rằng người nghèo không bị loại trừ vì
không có khả năng chi trả. Chăm sóc người bệnh và người ốm yếu là một dấu
hiệu rõ ràng của sự phụ thuộc lẫn nhau và lương tâm xã hội hoặc tập thể.

Các dịch vụ giáo dục và y tế của khu vực tư nhân là khả thi. Tuy nhiên,
nhiều người sẽ chấp nhận lập luận rằng, khi tự cung cấp dịch vụ y tế và giáo
dục, cá nhân công dân sẽ không tính đến những lợi ích xã hội rộng lớn hơn này,
dẫn đến lợi ích công cộng sẽ không được đảm bảo đầy đủ. Ví dụ, nhiều bậc cha
mẹ sẽ không muốn trả tiền học cao đẳng và đại học cho con cái của họ, thậm
chí có thể không trả tiền học ở trường. Điều này sẽ gây bất lợi nghiêm trọng
cho triển vọng việc làm của những trẻ em này trong những năm trưởng thành
và có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế do thiếu lao động có trình độ và kỹ năng
phù hợp. Vì vậy, giáo dục phổ thông thường là bắt buộc. Tuy nhiên, việc ép
buộc có lẽ chỉ có hiệu quả chừng nào cha mẹ không phải chịu trách nhiệm trực
tiếp cho việc giáo dục con cái của họ. Do đó, tài chính công hầu như luôn được
sử dụng để làm cho giáo dục phổ thông không bị thu phí trực tiếp.

Nói một cách đơn giản, quan điểm của Những người theo chủ nghĩa tập
thể là việc sử dụng tài chính công để cung cấp miễn phí giáo dục, y tế và các
dịch vụ công khác tại điểm sử dụng đảm bảo lợi ích tập thể hoặc công cộng,
quyền sở hữu tập thể cung cấp nền tảng cho một xã hội toàn diện và do đó đảm
bảo hoàn toàn các quyền. Thị trường tài sản tư nhân đơn giản là không thể đạt
được điều này.

Thuyết chủ nghĩa tự do cá nhân về quyền sở hữu

Những người theo chủ nghĩa tự do lập luận trường hợp ngược lại với những
người theo chủ nghĩa Tập thể, cụ thể là hầu như tất cả tài sản hữu hình và vô
hình đều phải tuân theo quyền sở hữu tư nhân. Điều này là do, như đã lưu ý
trong Chương 1, họ bác bỏ hoàn toàn khái niệm về quyền tích cực, chỉ xử phạt
các quyền tiêu cực. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng quyền sở hữu
tập thể chắc chắn sẽ tự chuốc lấy thất bại, làm cho tập thể trở nên tồi tệ hơn là
khá lên. Thay vì tạo ra các lợi ích xã hội rộng lớn hơn, những người theo chủ
nghĩa Tự do cho rằng quyền sở hữu nhà nước đối với các nguồn tài nguyên của
quốc gia dẫn đến chi phí xã hội.

Họ minh họa lập luận này bằng một ví dụ đơn giản, cụ thể là 'bi kịch của
mảnh đất công’. Lập luận là đồng cỏ công cộng sẽ bị chăn thả quá mức, dẫn
đến thảm kịch cho mọi người. Việc chăn thả quá mức xảy ra do một cá nhân
chăn thả gia súc chăn thả thêm một con vật trên đồng cỏ thu được nhiều hơn
giá trị từ đàn gia súc của mình so với giá trị bị mất do cường độ chăn thả gia
tăng, được chia sẻ với tất cả những người chăn nuôi khác. Do đó, những người
chăn nuôi hợp lý tìm cách tối đa hóa giá trị đàn của họ sẽ tăng quy mô đàn của
họ trên đồng cỏ chung mặc dù cuối cùng, tất cả sẽ bị hủy hoại. Giải pháp của
nhón người này là tư nhân hóa các công ty, chuyển đổi quyền tài sản chung
thành quyền tài sản riêng. Sau đó, chủ sở hữu có thể loại trừ lượng hàng tồn
quá mức và do đó ngăn chặn việc tích trữ quá mức, do đó tránh được thảm kịch
của các công ty và do đó bảo vệ lợi ích công cộng.

Bi kịch của tài sản công được đặt song song với thời hiện đại bởi:

● đánh bắt quá mức dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn cá, đây là lý do cơ bản
để EU cấp phép đánh bắt và kiểm soát quy mô đội tàu đánh cá bằng cách
ngừng hoạt động của các tàu đánh cá.
● thiệt hại đối với môi trường tự nhiên do ô nhiễm từ công nghiệp, nông
nghiệp và khu vực trong nước, đây là cơ sở lý luận cho các biện pháp
kiểm soát của EU đối với ô nhiễm nguồn nước và các chỉ thị về nước
tắm, nước uống và nước thải đô thị.
● công chúng tham quan quá mức các khu vực hoang dã, ví dụ như dẫm
đạp lên thực vật và nhiều du khách phá hủy cảnh quan hoang dã mà họ
đến xem, đây là lý do để kiểm soát số lượng du khách đến các công viên
quốc gia ở Canada và New Zealand.
● xói mòn kết cấu của các di sản quốc gia, một lần nữa do quá nhiều bàn
chân giẫm đạp, đây là lý do biện minh cho phí vào cửa hoặc các phương
tiện khác để kiểm soát số lượng du khách.

Những cải cách trong bốn tiêu điểm này đã làm cho quyền tài sản trở nên
tư nhân hơn và ít công khai hơn. Tuy nhiên, việc đưa ra các quyền sở hữu tư
nhân chỉ là một cách để tránh bi kịch công. Vấn đề cơ bản là "quyền truy cập
mở" vào tài nguyên. Các quyền tài sản chung không nhất thiết yêu cầu quyền
truy cập, như đã được trình bày rõ trong các ví dụ ở trên về cấp phép, quy định,
phân bổ và tính phí. Ba phản hồi đầu tiên tạo ra ít hoặc không có doanh thu và
chưa phát sinh chi phí đáng kể. Ngược lại, tính phí làm tăng doanh thu để bù
đắp ít nhất một phần chi phí. Trong ví dụ về bi kịch của mảnh đất công, mỗi
thành viên trong tập thể có thể bị tính phí sử dụng chung, mức phí cho mỗi con
vật bổ sung được đặt vừa đủ cao để ngăn chăn thả gia súc bị xấu đi. Ưu điểm
của phương pháp phân bổ này là nó tạo ra nguồn thu cho cộng đồng để sử dụng
vào các mục đích có lợi cho xã hội (ví dụ như cải thiện tiện nghi). Quyền tài
sản được chính thức hóa nhưng chúng không được tư nhân hóa. Thay vào đó,
họ kiểm soát quyền truy cập để bảo tồn hoặc duy trì tiện nghi

Phản ứng của những người theo chủ nghĩa Tự do là bi kịch sẽ vẫn xảy ra
vì các ưu đãi về tài nguyên môi trường không được đăng ký và định giá trong
các giao dịch thị trường. Chúng không thể được đăng ký và định giá bởi vì
chúng không thể được giao dịch, vì không ai có quyền sở hữu độc quyền đối
với chúng. Nếu các nguồn lực không thể được định giá thì chúng sẽ không thể
được sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy, môi trường tự nhiên bị hủy hoại
nghiêm trọng do ô nhiễm mặc dù nó thường được coi là một kết quả không
mong muốn và mặc dù các biện pháp quản lý đã được áp dụng. Do đó, việc
thiếu quyền sở hữu tư nhân dẫn đến sự thất bại của thị trường, từ đó dẫn đến
việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của quốc gia.

Nói một cách đơn giản, quan điểm của Chủ nghĩa tự do là thị trường không
thể hoạt động hiệu quả nếu quyền sở hữu tư nhân không được thiết lập, không
thể tính đến sở thích của người tiêu dùng và do đó, quyền sở hữu tập thể hoặc
chủ quyền cuối cùng dẫn đến bi kịch, khiến mọi người trở nên tồi tệ hơn là khá
giả.

Thuyết chủ nghĩa tự do mới và quyền sở hữu

Sự trỗi dậy của Tân Tự do gắn liền với sự chuyển dịch từ tài sản nhà nước
và tài sản chung sang tài sản tư nhân, đáng chú ý nhất là thông qua tư nhân hóa
và phi nhân hóa. Giống như những người theo chủ nghĩa Tự do, họ cho rằng tài
nguyên của một quốc gia không thể được sử dụng một cách hiệu quả nếu chúng
không thể được định giá bằng tiền. Tài nguyên khan hiếm sẽ bị sử dụng một
cách lãng phí nếu chúng miễn phí hoặc được định giá thấp. Những người theo
chủ nghĩa tân tự do cho rằng sự thay đổi đối với quyền sở hữu tư nhân

tạo điều kiện và khuyến khích hiệu quả cao hơn (ví dụ như các công ty năng
lượng hoặc nước được tư nhân hóa) bằng cách cho phép tích lũy lợi nhuận từ
việc sở hữu và sử dụng tài sản. Họ cho rằng kết quả này xảy ra không phụ thuộc
vào khuôn khổ thể chế hoặc bối cảnh văn hóa mà quyền sở hữu tư nhân được
đưa ra. Do đó, giải pháp cho các vấn đề môi trường là thiết lập một thị trường
cho các tiện nghi môi trường, chẳng hạn như nguồn nước, hệ sinh thái, môi
trường sống tự nhiên và cảnh quan, để chúng có thể được định giá một cách
trực tiếp. Hệ thống thị trường yêu cầu quyền sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tân tự do chấp nhận rằng không
phải lúc nào cũng có thể thiết lập hệ thống thị trường dựa trên quyền sở hữu tư
nhân. Thay vì quay lại quan niệm của những người theo chủ nghĩa tập thể về
nhu cầu xã hội, những người theo chủ nghĩa Tân tự do cho rằng giải pháp tốt
nhất tiếp theo là đánh giá các tiện nghi môi trường một cách gián tiếp bằng cách
suy luận từ hàng hóa ủy nhiệm mà thị trường tồn tại. Ví dụ, các giá trị cao hơn
của các bất động sản dân cư được hưởng lợi từ tiện ích môi trường (chẳng hạn
như hồ nước tiếp giáp ranh giới của chúng) cung cấp một thước đo đại diện cho
giá trị của tiện ích đó. Khi hàng hóa ủy quyền không tồn tại, những tiện nghi
đó vẫn có thể được đánh giá một cách gián tiếp bằng cách yêu cầu các cá nhân
đặt giá trị lên chúng. Họ có thể được hỏi rằng họ sẵn sàng trả bao nhiêu để ngăn
chặn sự suy giảm tiện ích môi trường (ví dụ như ô nhiễm hồ hoặc sông) hoặc
họ sẵn sàng chấp nhận đền bù bao nhiêu cho một sự kiện không mong muốn
như vậy. Chúng được gọi là 'phương pháp định giá dự phòng' vì chúng giả định
một trường hợp dự phòng nhất định.

Thật không may, hai phương pháp này đã được phát hiện là mang lại các
định giá khác nhau cho cùng một trường hợp dự phòng và do đó, có thể không
đáng tin cậy như các thước đo giá trị. Hơn nữa, cả đánh giá trực tiếp và gián
tiếp đối với các tiện nghi môi trường nhất thiết phải ưu tiên ưu tiên của các
nhóm thu nhập cao hơn các nhóm thu nhập thấp. Điều này là do cái trước có
khả năng thanh toán cao hơn cái sau. Người theo chủ nghĩa tập thể coi điều này
là phi đạo đức và cũng cho rằng việc định giá như vậy bỏ qua sở thích và nhu
cầu của các thế hệ tương lai. Trong khi các phương pháp định giá như vậy chắc
chắn có thể bị chỉ trích trong những điều khoản này, những người theo chủ
nghĩa Tân tự do cho rằng ngay cả việc định giá thô sơ cũng tốt hơn là không có
vì nếu không thì bi kịch của tài sản công sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tân tự do chấp nhận rằng thị trường
và hàng hóa ủy nhiệm có thể
đánh giá thấp cả giá trị xã hội và cá nhân của giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tiện
nghi môi trường, v.v. Trong trường hợp đó, các thị trường không đảm bảo mức
tối ưu về mặt kinh tế và xã hội của các dịch vụ đó. Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là họ chấp nhận cơ sở lý luận về lợi ích cộng đồng của Những người
theo chủ nghĩa tập thể đối với các dịch vụ được cung cấp miễn phí cho người
dùng. Những người theo chủ nghĩa tân tự do cho rằng nhiều hoạt động mang
lại lợi ích xã hội rộng lớn hơn trong việc tạo ra sự thịnh vượng kinh tế và phúc
lợi xã hội, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là tất cả chúng phải được
tài chính công bao cấp hoàn toàn. Ví dụ, ở trên đã lưu ý rằng Những người theo
chủ nghĩa tập thể lập luận rằng lực lượng lao động lành mạnh làm nền tảng cho
tăng trưởng kinh tế và do đó biện minh cho dịch vụ y tế được tài trợ công khai.
Nhưng những cải thiện lâu dài về sức khỏe và tuổi thọ có nguyên nhân từ những
cải thiện liên tục về tiêu chuẩn dinh dưỡng và nhà ở hơn là việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe ngắn hạn. Do đó, lập luận "lợi ích xã hội rộng lớn hơn"
có nên được sử dụng để biện minh cho việc sử dụng tài chính công để trợ cấp
nhà ở, thực phẩm và nói chung là lối sống "lành mạnh" không? Có lẽ, nhưng
nhiều nước không trợ cấp nhà ở và chi phí thực phẩm. Trên thực tế, nhiều quốc
gia đánh thuế VAT đối với thực phẩm "lành mạnh" cũng như "không tốt cho
sức khỏe" và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và thể dục thu lợi nhuận của khu
vực tư nhân được thiết lập tốt. Bên cạnh đó, thời trang cho các loại thực phẩm
cụ thể, các hoạt động thể thao và giải trí có thể ảnh hưởng nhiều hơn so với giá
trợ cấp trong việc khuyến khích lối sống lành mạnh

Tương tự, giáo dục mang lại lợi ích cá nhân cũng như xã hội, chẳng hạn
bằng cách tăng thu nhập tiềm năng cả đời và chất lượng cuộc sống của một cá
nhân. Ở mức trung bình, trình độ học vấn cao hơn có liên quan đến mức thu
nhập cao hơn từ việc làm và do đó, tiết kiệm cao hơn và các hình thức của cải
cá nhân khác. Về nguyên tắc, mọi người có thể phải trả cho các dịch vụ như
giáo dục và y tế tỷ lệ thuận với lợi ích cá nhân mà họ mang lại cho người dùng.
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tân tự do cũng chấp nhận rằng mọi
người có khả năng đánh giá thấp những lợi ích cá nhân đó vì:
● Thiếu thông tin. Các cá nhân có thể không có đủ thông tin về những lợi
ích trong tương lai phát sinh từ giáo dục và chăm sóc sức khỏe để giúp
họ đưa ra các quyết định đầu tư khôn ngoan (nghĩa là về mặt xây dựng
vốn con người và cung cấp đầy đủ cho bảo hiểm y tế).
● Thiếu tầm nhìn. Ngay cả khi họ đã được thông báo đầy đủ về sự cân
bằng giữa chi phí cá nhân và lợi ích, họ có thể chiết khấu những lợi ích
tương lai đó quá nặng khi so sánh chúng với chi phí hiện tại. Nói một
cách đơn giản, mọi người có thể sống chủ yếu cho hiện tại mà bỏ qua
phúc lợi tương lai của họ.
● Thiếu đánh giá cao rủi ro. Thông thường, hầu hết mọi người sống ở tuổi
già và cần được chăm sóc y tế trong suốt cuộc đời của họ, không phải ai
cũng làm như vậy. Mọi người có thể chấp nhận hội chứng "điều đó sẽ
không bao giờ xảy ra với tôi" và vì vậy tin rằng việc cung cấp cho những
trường hợp sức khỏe yếu và tuổi già là một sự lãng phí tiền bạc.

Nói một cách đơn giản, việc bỏ qua các lợi ích xã hội rộng lớn hơn cùng
với việc đánh giá thấp các lợi ích cá nhân do thiếu thông tin chính xác, đánh
giá sơ sài và thái độ thoải mái với rủi ro có thể dẫn đến việc tiêu dùng dịch vụ
không đủ hoặc dưới mức tối ưu. Do đó, có thể cần sử dụng tài chính công để
bổ sung tài chính tư nhân nhằm tăng mức tiêu thụ các dịch vụ đó. Do đó, thay
vì chỉ cung cấp các dịch vụ như vậy miễn phí tại điểm sử dụng từ bên trong khu
vực công (giải pháp của những người theo chủ nghĩa tập thể), giải pháp của
những người theo chủ nghĩa tân tự do là sử dụng kết hợp tài chính công và tư,
tốt hơn là trợ cấp sản xuất bởi tư nhân (thị trường ) khu vực.

Lập luận của những người theo chủ nghĩa tập thể chưa giải quyết được mức
độ dịch vụ tối thiểu nên có là gì: có thể có quá nhiều hoặc quá ít dịch vụ được
cung cấp (nghĩa là sự thất bại của chính phủ) tùy thuộc vào các quyết định khá
độc đoán của các chính trị gia và quan chức về số lượng công tài chính sẵn có.
Mặt khác, sự phụ thuộc của những người theo chủ nghĩa Tự do vào giấy thông
hành có thể dẫn đến trình độ giáo dục, y tế và các dịch vụ khác ở mức thấp dưới
mức tối ưu vì thị trường tự do bỏ qua các lợi ích xã hội và có thể đánh giá thấp
sở thích cá nhân, do đó dẫn đến tài chính tư nhân không đủ khả dụng ( tức là
thất bại thị trường). Ngược lại, những người theo chủ nghĩa Tân tự do cho rằng
về nguyên tắc, có thể xác định các mức dịch vụ tối ưu bằng cách tính đến các
mức định giá thấp đó và do đó, xác định sự kết hợp tối ưu giữa tài chính tư nhân
và tài chính công. Sự cân bằng tối ưu giữa hai nguồn tài chính này phản ánh sự
cân bằng giữa lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội. Bằng cách đó, hiệu quả thị
trường đã được sửa đổi sẽ đạt được.

Nói một cách đơn giản, quan điểm Tân tự do là mặc dù thị trường có thể
thất bại, nhưng thất bại đó là một phần chứ không phải tuyệt đối. Do đó, giải
pháp không phải là từ bỏ hoàn toàn quyền sở hữu tư nhân mà thay vào đó là
tăng cường chúng để giúp thị trường hoạt động tốt hơn phù hợp với lợi ích công
cộng.

PHÁP LÝ CỦA QUYỀN SỞ HỮU

Những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa tập thể
rõ ràng có những quan điểm khác nhau cơ bản về tính hợp pháp của quyền tài
sản. Tuy nhiên, có thể nói rằng sự lựa chọn giữa quyền sở hữu tư nhân và quyền
sở hữu tập thể không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

Nếu không có quyền sở hữu tư nhân, một số dạng tài sản có lợi cho xã hội
sẽ đơn giản là không tồn tại. Ví dụ, nếu không có sự bảo vệ của pháp luật như
vậy thì sẽ không có động cơ cho các công ty dược phẩm khu vực tư nhân chi
tiền nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới. Với quyền sở hữu tư nhân,
một công ty dược phẩm có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng cách
cấp bằng sáng chế cho bất kỳ loại thuốc mới nào mà công ty phát triển. Bằng
sáng chế được nhà nước cấp cho một nhà phát minh đảm bảo cho người đó
(hoặc công ty đó) quyền sử dụng và bán sản phẩm hoặc quá trình đó trong một
khoảng thời gian xác định. Điều này cho phép nhà sáng chế có cơ hội thu hồi
các chi phí phát sinh khi tạo ra sáng chế đó (ví dụ như phát triển một loại thuốc
mới) và thu được lợi nhuận. Do đó, các bằng sáng chế khuyến khích việc mở
rộng kiến thức bằng cách biến nó thành một mặt hàng có thể giao dịch trong
một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, luật pháp có thể cho phép những thứ
vô hình có giá trị được giao dịch giống như các mặt hàng hữu hình.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng tri thức khoa học không nên
thuộc quyền sở hữu tư nhân, những điều này không phù hợp với việc cởi mở,
truyền đạt tri thức khoa học vốn cần thiết cho tiến bộ khoa học. Chỉ vì quyền
sở hữu trí tuệ có thể được thực thi trong luật không nhất thiết có nghĩa là chúng
phải như vậy. Giải pháp thực tế cho vấn đề đạo đức này là kiến thức được cấp
bằng sáng chế sẽ trở thành tài sản chung khi hết thời hạn bằng sáng chế. Tốt
nhất, khoảng thời gian đó sẽ là khoảng thời gian tối thiểu đủ để khuyến khích
mức độ nghiên cứu và phát triển tối ưu về mặt xã hội thành các sản phẩm, quy
trình, phương pháp điều trị mới, v.v.

Tuy nhiên, vấn đề đạo đức vẫn còn, cụ thể là việc áp dụng kiến thức khoa
học vào quyền sở hữu tư nhân có nghĩa là những người bị loại trừ khỏi lợi ích
của kiến thức đó có thể phải chịu những hậu quả không thể chấp nhận được.
Không có gì làm nổi bật vấn đề đạo đức này một cách sống động hơn việc các
công ty dược phẩm phủ nhận việc các nước nghèo ở Châu Phi sử dụng các loại
thuốc đã được cấp bằng sáng chế của họ được sử dụng trong điều trị AIDS. Dân
số của nhiều quốc gia châu Phi đang bị tàn phá bởi những ca tử vong liên quan
đến AIDS nhưng họ quá nghèo để trả tiền mua thuốc, dẫn đến thiệt hại lớn về
nhân mạng. Trong trường hợp này, quyền sở hữu tư nhân có thể bị coi là vi
phạm các quyền tự nhiên, con người và nhân thân.

Ví dụ, các lập luận đạo đức tương tự áp dụng cho việc cấp bằng sáng chế
gen dẫn đến việc các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp phương Tây phủ nhận
quyền của nông dân ở các nước đang phát triển được để dành một số hạt giống
từ cây trồng đã được cấp bằng sáng chế để trồng lại vào năm sau. Việc cấp bằng
sáng chế cho hạt giống kháng bệnh và sâu bệnh đòi hỏi người nông dân muốn
trồng lại cây trồng phải mua hạt giống mới từ các công ty có bằng sáng chế.
Tuy nhiên, có thể cho rằng, nếu không có quyền sở hữu tư nhân được bảo đảm
thông qua các bằng sáng chế, những loại thuốc và hạt giống hiệu quả hơn này
sẽ không bao giờ được phát triển ngay từ đầu.

Cuộc tranh luận xoay quanh một câu hỏi phi đạo đức hơn: phủ nhận hoặc
kìm hãm tiến bộ khoa học mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai bằng cách
phá hủy hoặc hạn chế các ưu đãi do quyền sở hữu tư nhân mang lại, hoặc tạm
thời hạn chế sự tiếp cận của thế hệ hiện tại đối với những tiến bộ đã có được
làm? Cả hai kết quả đều phi đạo đức nhưng dù sao cũng phải lựa chọn.

Tương tự như vậy, việc trao quyền sở hữu tư nhân đối với tài nguyên môi
trường và thiên nhiên có thể bị coi là trái đạo đức khi cho phép các chủ sở hữu
hiện tại làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên đó và từ chối sử dụng chúng cho các
thế hệ sau. Vấn đề cụ thể này có thể được giải quyết bằng cách thiết lập ‘quyền
sử dụng’, cụ thể là quyền sử dụng và thu lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của
người khác, với điều kiện tài sản đó vẫn không bị thương tích hoặc không bị
hư hỏng theo bất kỳ cách nào. Do đó, trong khi giữ lại các quyền sở hữu tập
thể, tập thể (ví dụ nhà nước) sẽ cho phép khu vực tư nhân khai thác, chẳng hạn
như kho cá, nguồn nước, khu vực hoang dã hoặc khu di sản, nhưng hạn chế
việc sử dụng tài nguyên đó ở mức độ bền vững về lâu dài. Những cải cách được
mô tả trong bốn gạch đầu dòng cuối cùng ở trên đã tạo ra lợi ích. Bằng cách đó,
các thế hệ tương lai cũng có thể được hưởng lợi từ các nguồn lực đó. Quan
điểm đạo đức làm cơ sở cho cấu trúc sử dụng là chỉ "quyền sử dụng" là hợp
pháp về mặt đạo đức, không phải "quyền sở hữu".

Rõ ràng, bằng sáng chế là một phương tiện để đạt được lợi ích xã hội từ
quyền sở hữu tư nhân mà không từ bỏ quyền sở hữu tập thể về lâu dài. Tương
tự như vậy, cấu trúc sử dụng là một phương tiện để tránh bi kịch của các công
ty liên quan đến quyền sở hữu tập thể. Do đó, các kết hợp khác nhau giữa quyền
sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tập thể, quyền sử dụng và quyền sở hữu có thể
phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau và vào những thời điểm khác nhau.
Quyền tài sản không nhất thiết phải cố định cho mọi thời điểm. Sự hồi sinh của
Tân tự do đã dẫn đến một sự chuyển mình từ quyền sở hữu tập thể sang quyền
sở hữu tư nhân. Ngoài ra, quyền sử dụng ngày càng bị hạn chế ở mức bền vững
đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo như trữ lượng cá, lâm
nghiệp và thậm chí là bầu khí quyển (nghĩa là thông qua ‘buôn bán khí thải’
theo Nghị định thư Kyoto năm 1997 của Liên hợp quốc).

Thực tế là nhiều quốc gia đã tư nhân hóa tài sản nhà nước của họ trong vài
thập kỷ qua cho thấy rõ rằng quyền tài sản thực sự là kiến tạo xã hội, do đó, là
khu vực công. Những gì là công cộng có thể dễ dàng trở thành riêng tư và ngược
lại. Rõ ràng, việc cấu hình lại các quyền tài sản như vậy đã có tác động sâu sắc
đến quy mô và thành phần tương đối của khu vực công đối với tài chính công.

SỬ DỤNG QUYỀN SỞ HỮU ĐỂ PHÂN LOẠI CÔNG CỘNG VÀ DỊCH


VỤ RIÊNG

Các tác động của cuộc thảo luận trên đối với khu vực công và tài chính
công có thể được làm rõ bằng cách sử dụng khái niệm quyền sở hữu để thực
hiện 36 Chiến lược Tài chính công bao gồm hàng hóa và dịch vụ. Việc làm rõ
này có thể đạt được bằng cách phân biệt giữa:

● Hàng hóa và dịch vụ công thuần túy (từ đó được gọi là 'hàng hóa công
cộng thuần túy')
● Hàng hóa và dịch vụ tư nhân thuần túy (từ đó được gọi là 'hàng hóa cá
nhân thuần túy')
● Hàng hóa và dịch vụ hỗn hợp (sau này được gọi là 'hàng hóa hỗn hợp'). Commented [MN16]: Hàng hóa công cộng/hàng hóa cá
nhân không thuần túy

Khái niệm 'hàng hóa công cộng thuần túy' sẽ được sử dụng để xác định hàng
hóa và dịch vụ nào chỉ có thể được tài trợ bởi khu vực công. Do đó, quy mô tối
thiểu cho khu vực công có thể được xác định và vì vậy, nhu cầu tối thiểu về tài
chính công trong việc thúc đẩy lợi ích công cũng có thể đạt được. Tương tự,
khái niệm 'hàng hóa cá nhân thuần túy' sẽ được sử dụng để xác định hàng hóa
và dịch vụ nào có thể được tài trợ toàn bộ bằng tài chính tư nhân mà không cần
bất kỳ nguồn tài chính công nào. Khái niệm "hàng hóa hỗn hợp" sẽ được sử
dụng để chứng minh việc sử dụng bổ sung của tài chính công và tư trong việc
thúc đẩy lợi ích công cộng.

Hàng hóa công cộng thuần túy

Hàng hóa công thuần túy được định nghĩa là hàng hóa và dịch vụ có các đặc
điểm sau:

● quyền sở hữu hoàn toàn không thể thực thi.


● không cần thực thi các quyền đối với tài sản để đảm bảo sử dụng bền
vững tài sản đó.

Ví dụ, một tổ chức môi trường phải chịu chi phí trong việc thuyết phục các
chính phủ hoặc các công ty giảm thiểu ô nhiễm khí quyển không thể hạn chế
các lợi ích mang lại (ví dụ như sức khỏe và tiện nghi được cải thiện) cho những
người đóng góp vào chi phí của tổ chức đó (nghĩa là thông qua phí thành viên
và đóng góp tự nguyện và yêu cầu). Trong những trường hợp như vậy, lợi ích
về môi trường là không thể loại trừ vì quyền sở hữu là hoàn toàn không thể thực
hiện được. Trong trường hợp này, đơn giản là không thể xác lập quyền sở hữu
và do đó hệ thống thị trường khu vực tư nhân không thể hoạt động. Các quyền
sở hữu được hưởng lợi chỉ đơn giản là không thể được quy định trong các điều
khoản pháp lý và vì vậy không thể vì bất kỳ cá nhân, công ty hoặc pháp nhân
nào khác ngăn cản bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào khác được hưởng lợi và do
đó không thể từ chối việc tiếp cận những lợi ích đó. Tuy nhiên, việc thực thi
quyền đối với tài sản là không cần thiết vì bất kỳ số lượng người nào cũng có
thể được hưởng lợi từ việc cải thiện môi trường đó, lợi ích của một người không
làm giảm đi từ lợi ích của bất kỳ người nào khác. Dịch vụ không có tính cạnh
tranh đang được sử dụng và do đó không có đặc điểm khan hiếm hoặc tắc nghẽn
mà có thể đòi hỏi việc sử dụng dịch vụ phải được điều chỉnh để việc sử dụng
dịch vụ được bền vững. Vừa là không có tính loại trừ loại trừ vừa không có tính
cạnh tranh, "lợi ích của hàng hóa công cộng thuần túy không thể được tư nhân
hóa vì chúng là các dịch vụ thuần túy cấp cộng đồng".

Quốc phòng và hệ thống tư pháp là những ví dụ về các dịch vụ mà quyền


sở hữu của chúng là không thể thực thi và không cần thực thi để đảm bảo sử
dụng bền vững. Họ đủ khả năng bảo vệ công dân (chống lại sự xâm nhập của
kẻ thù và tội phạm tương ứng). Không công dân nào có thể bị loại khỏi sự bảo
vệ đó, cũng như không thể loại trừ chính họ bằng cách từ chối dịch vụ. Ví dụ,
những người phản đối có lương tâm hoặc những người theo chủ nghĩa hòa bình
không thể loại trừ lợi ích của việc răn đe quân sự. Các đặc điểm tương tự áp
dụng cho bảo vệ người tiêu dùng, các dịch vụ sức khỏe môi trường, sức khỏe
cộng đồng và an toàn thực phẩm. Vì vậy, mọi người đều có quyền tiếp cận bền
vững không giới hạn đối với các lợi ích của các dịch vụ đó, không phải là vấn
đề quyền lợi mà là một vấn đề tất yếu.

Điều này có nghĩa là một nhà cung cấp tư nhân sẽ không thể trang trải chi
phí cung cấp các dịch vụ này. Ví dụ, một cá nhân mua một hệ thống vũ khí hạt
nhân để ngăn chặn cuộc tấn công của một quốc gia thù địch không thể bắt buộc
đồng bào phải trả tiền cho sự bảo vệ được cung cấp như vậy. Do đó, chi phí
quốc phòng chỉ có thể được tài chính công trang trải. Kết luận tương tự về sự
phụ thuộc duy nhất vào tài chính công cũng áp dụng cho các ví dụ khác về hàng
hóa công cộng thuần túy được liệt kê ở trên.

Câu hỏi còn lại là về hình thức cụ thể của tài chính công, cụ thể là liệu dịch
vụ có nên được tài trợ bằng thuế hay phí hay không. "Các khoản phí" sẽ chỉ
phù hợp nếu chi phí cung cấp dịch vụ có thể được quy cho các cá nhân cụ thể
hoặc nếu lợi ích mà mỗi người nhận được có thể đo lường được. Tuy nhiên,
không thể quy chi phí dịch vụ cho từng cá nhân cụ thể vì dịch vụ là vô tận
(nghĩa là không có tính cạnh tranh trong sử dụng) và một khi nó được cung cấp
cho một công dân thì nó sẽ được cung cấp cho tất cả. Tương tự, không thể định
lượng mỗi cá nhân được hưởng lợi bao nhiêu từ dịch vụ vì lợi ích không thể đo
lường bằng các điều kiện tài chính, không được cung cấp bởi hệ thống thị
trường và do đó không có giá thị trường nào có thể được sử dụng để định giá
dịch vụ. Cá nhân công dân có thể được yêu cầu thể hiện bằng tiền về số lợi ích
mà họ được hưởng. Tuy nhiên, một khi họ nhận ra rằng định giá của họ sẽ khớp
trực tiếp với khoản phí được tính trên họ, họ sẽ có động cơ mạnh mẽ để đánh
giá thấp sự sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ, thậm chí cho rằng nó không có giá trị.
Cảnh báo tương tự cũng áp dụng cho việc sẵn sàng chấp nhận các thước đo giá
trị (xem ở trên). Trên thực tế, các công dân cá nhân sẽ có động cơ để lấy 'lợi
tức tự do' ở chi phí của các công dân khác, do đó được mệnh danh là 'kẻ ăn
không', thường được gọi là 'những kẻ ăn bám'. Do đó, phí sử dụng không phải
là một phương tiện thích hợp để tài trợ cho loại dịch vụ này và các quyết định
về việc sản xuất bao nhiêu hàng hóa công cộng thuần túy và chất lượng đầu ra
của nó chỉ có thể được xác định chung (ví dụ do nhà nước).

Thay vào đó, các khoản thu bắt buộc dưới hình thức thuế là nguồn tài chính
công thích hợp nhất cho hàng hóa công cộng thuần túy. Nói một cách đơn giản,
cá nhân công dân phải bị buộc phải trả tiền cho các dịch vụ công cộng thuần
túy một khi các chính phủ quyết định rằng chúng nên được cung cấp. Câu hỏi
đặt ra sau đó là hình thức đánh thuế nào nên được sử dụng.

"khoán thuế thu nhập" sẽ là thích hợp nhất nếu người ta cho rằng mỗi công
dân đều được hưởng lợi như nhau từ dịch vụ. Ngoài ra, nếu người ta cho rằng
lợi ích lớn nhất là do những người có hầu hết mất đi (về thu nhập và của cải)
do chiến tranh hoặc tội phạm, thì 'thuế theo tỷ lệ hoặc lũy tiến đối với thu nhập
và của cải' sẽ là nguồn thích hợp nhất để đánh thuế. Điều này cũng có thể phù
hợp với bất kỳ mục tiêu "phân phối lại thu nhập và của cải" nào. Tuy nhiên, nó
có thể không phù hợp với các đặc quyền đạo đức về quan niệm triết học về
công lý tự nhiên hoặc công lý giao hoán. Bảo vệ người tiêu dùng có thể được
tài trợ thích hợp hơn bằng "thuế đánh vào chi tiêu" với lý do những người chi
tiêu nhiều nhất thu được nhiều lợi ích nhất từ dịch vụ. Bất kỳ loại thuế nào là
phù hợp, về nguyên tắc, nó nên được giới hạn trong việc chỉ tăng mức doanh
thu cần thiết để cung cấp hàng hóa công thuần túy có liên quan đến nó. Điều
này ngụ ý "gắn thu với chi" (nghĩa là "giả thuyết") về thuế.

Bên cạnh bản chất của thuế thích hợp nhất cho việc huy động tài chính
công để trả cho việc cung cấp hàng hóa công thuần túy, cũng có một câu hỏi về
“người khởi tạo” thuế. ‘Cộng đồng’ được hưởng lợi từ các dịch vụ đó có thể là
cộng đồng quốc gia, khu vực hoặc địa phương tùy thuộc vào mức độ mở rộng
của lợi ích. Trong trường hợp phòng thủ, cộng đồng là nhà nước quốc gia và vì
vậy người khai thuế phải là chính phủ trung ương hoặc liên bang. Năm ví dụ
khác ở trên có thể chỉ có lợi ích hoặc chủ yếu ở cấp địa phương và / hoặc khu
vực.

Ví dụ, các khu không khói (liên quan đến nhiên liệu để sưởi ấm nhà ở, v.v.)
có lợi cho các khu vực đô thị cụ thể và do đó, chi phí cho việc kiểm soát chúng
sẽ do những người nộp thuế thành phố ở những khu vực đó chịu. Điều tương
tự cũng áp dụng cho các dịch vụ sức khỏe môi trường liên quan đến các tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn trong các cửa hàng ăn uống và nhà hàng. Do đó, mặc dù
các quyền tài sản hoàn toàn không thể thực thi cung cấp một sự biện minh cho
tài chính công, chúng không nhất thiết phải đòi hỏi tài chính từ thuế quốc gia
(xem Chương 8).

Tóm lại, các đặc điểm cơ bản của hàng hóa công thuần túy là chúng là
những dịch vụ mà các quyền sở hữu hoàn toàn không thể thực thi và không cần
phải thi hành để việc sử dụng có lợi được bền vững. Do đó, các quyết định về
việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng hay không, bao nhiêu và chất lượng ra
sao chỉ có thể được thực hiện chung. Mọi người đều có thể và được hưởng lợi
mà không có giới hạn hoặc ngoại lệ bởi vì hàng hóa công cộng thuần túy là
không thể loại trừ và không có đối thủ trong việc sử dụng. Vì chúng không thể
cạn kiệt nên không có ràng buộc được áp đặt bởi sự khan hiếm và do đó không
có lý do để cố gắng kiểm soát quyền truy cập thông qua các khoản phí người
dùng, trong thực tế, là không thể thực thi. Thay vào đó, thuế là nguồn tài chính
công thích hợp nhất, mặc dù việc chia đều, hoặc liên quan đến thu nhập, của
cải hay chi tiêu phụ thuộc vào bản chất của dịch vụ. Số lượng rất hạn chế các
ví dụ về các dịch vụ được thảo luận ở trên chứng tỏ rằng hầu hết các dịch vụ
do khu vực công cung cấp thông thường không phải là các dịch vụ cấp cộng
đồng thuần túy. Những ví dụ đó nói chung tương ứng với các dịch vụ được
những người theo chủ nghĩa Tự do biện minh trên cơ sở các quyền tiêu cực
(xem Chương 1).

Hàng hóa cá nhân thuần túy

Hàng hóa cá nhân thuần túy là đối cực của hàng hóa công cộng thuần túy.
Chúng được định nghĩa là hàng hóa và dịch vụ có các đặc điểm sau:
● quyền tài sản có thể thực thi hoàn toàn và toàn bộ
● quyền tài sản phải được thực thi đối với hàng hóa hoặc dịch vụ được
cung cấp trên một cơ sở bền vững.
Miễn là quyền tài sản có thể được thực thi đầy đủ, chủ sở hữu có thể loại
trừ những người khác từ việc sử dụng hoặc hưởng lợi từ tài sản đó. Điều này
có nghĩa là chủ sở hữu có thể bán tài sản hoặc tính phí người khác sử dụng tài
sản đó. Những người không muốn hoặc không có khả năng thanh toán có thể
bị ngăn cản việc hưởng lợi từ tài sản. Như vậy có thể loại trừ và do đó, khu vực
thị trường tư nhân có thể hoạt động, có thể để thu hồi chi phí cung cấp hàng
hóa cá nhân thuần túy bằng cách thu phí (nghĩa là, giá thị trường) đối với người
sử dụng (tức là người tiêu dùng) hàng hóa đó và các dịch vụ. Hơn nữa, hàng
hóa cá nhân thuần túy có đặc điểm là 'khan hiếm' về khả năng bị hạn chế nghiêm
ngặt. Do đó, một người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ không ngăn cản việc
sử dụng của người khác. Do đó, hàng hóa cá nhân thuần túy không mang lại lợi
ích cho tất cả mọi người mà không có giới hạn hoặc ngoại lệ, nghĩa là chúng
được cá nhân hóa đầu ra, không phải dịch vụ cấp cộng đồng. Thay vào đó,
chúng có thể loại trừ và cạnh tranh sử dụng: chúng chỉ mang lại lợi ích cho
những người sở hữu hoặc trả tiền cho chúng.
Do đó, các nhà cung cấp khu vực tư nhân có thể thu hồi chi phí cung cấp
hàng hóa và dịch vụ và do đó việc cung cấp chúng trở nên bền vững. Ví dụ,
chủ sở hữu các tài sản gia dụng, thương mại và công nghiệp có thể ngăn cản
những người khác khỏi chiếm giữ tài sản trừ khi họ đồng ý trả tiền thuê. Tương
tự, những người mà không phải trả phí vào cửa của một công ty giải trí khu vực
tư nhân thu thì có thể bị loại trừ khỏi việc đi vào và do đó khỏi sử dụng cơ sở.
Tương tự như vậy, những người không trả tiền cho phẫu thuật thẩm mỹ có thể
được loại trừ bởi một phòng khám khu vực tư nhân. Mỗi ví dụ trong số những
ví dụ hàng hoá hoặc dịch vụ có thể loại trừ : quyền tài sản là hoàn toàn có thể
thi hành. Mỗi loại cũng cạnh tranh sử dụng vì chỉ có một số lượng không gian
lao động, địa điểm và phương tiện điều trị có sẵn.
Do đó, các dịch vụ này có khả năng hữu hạn, nghĩa là chúng có thể cạn
kiệt. Nói cách khác, có một hạn chế do sự khan hiếm đặt ra: trường hợp một
dịch vụ có thể bị cạn kiệt hoàn toàn. Do đó, quyền tiếp cận hàng hóa cá nhân
thuần túy phải được kiểm soát để phù hợp với khả năng sử dụng và đảm bảo sự
bền vững. Quyền tài sản có thể dễ dàng được hình thành và thực thi. Tất cả
những người không quốc tịch, không cư trú và không trả tiền đều có thể bị loại
trừ khỏi việc hưởng lợi từ dịch vụ và họ có thể bị từ chối bởi những người
không muốn trả tiền. Vì thế, phương tiện tài trợ thích hợp nhất cho các dịch vụ
này là sử dụng tài chính tư nhân bắt nguồn từ phí người dùng. Tài chính công
không cần thiết cũng không phù hợp đối với hàng hóa cá nhân thuần túy.
Có nhiều ví dụ khác về hàng hóa và dịch mà khu vực tư nhân có thể cung
cấp và thu hồi chi phí. Chúng bao gồm cung cấp năng lượng, dịch vụ bưu chính
, những dịch vụ sửa chữa cho ô tô và đồ tiêu dùng khác, dịch vụ pháp lý
liên quan đến việc mua hoặc bán nhà của một người, nhà hàng ăn uống , hệ
thống ống nước và dịch vụ điện, tất cả các hình thức bảo hiểm, dịch vụ vận tải,
dịch vụ giải trí, dịch vụ dọn dẹp và ăn uống, dịch vụ chăm sóc dân cư và nhiều
dịch vụ giáo dục (ví dụ như dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ) và các dịch vụ
y tế (cho ví dụ phẫu thuật thẩm mỹ). Các dịch vụ cấp thoát nước thường được
cung cấp và xử lý đồng thời một cách hợp lý bởi khu vực công ở các nước Châu
Âu và xử lý nước thải là cần thiết cho sức khỏe cộng đồng, không có gì chứng
minh việc cạnh tranh và độc quyền việc sử dụng nước tốt hơn hạn hán và ngày
càng tăng sự phổ biến của nước khoáng đóng chai. Nói một cách đơn giản,
nước là một mặt hàng có thể trao đổi và nó có thể được tài trợ hoàn toàn bằng
phí người dùng bởi các nhà cung cấp khu vực tư nhân (như trường hợp của Hoa
Kỳ và Anh).
Rõ ràng, hầu hết tất cả hàng hóa và dịch vụ đều có các yếu tố loại trừ và
cạnh tranh trong sử dụng. Tuy nhiên, để được phân loại là hàng hóa cá nhân
thuần túy, chúng phải có cả yếu tố cạnh tranh và loại trừ được sử dụng. Cần
phải nhấn mạnh rằng khả năng loại trừ có nghĩa là 'lợi ích' của hàng hóa cá nhân
thuần túy bị hạn chế đối với những người sử dụng hoặc tiêu thụ chúng
Hàng hóa hỗn hợp
Đặc điểm của hàng hoá hỗn hợp là chứa đựng các yếu tố của cả hàng hóa
công cộng và hàng hoá cá nhân thuần tuý. Có hai loại hàng hóa hỗn hợp:
● quyền tài sản có thể được thực thi nhưng không cần thiết để sử dụng bền
vững
● quyền tài sản không thể được thực thi và điều này ngăn cản việc sử dụng
bền vững.
Loại hàng hoá hỗn hợp đầu tiên bao gồm những loại hàng hoá có thể loại
trừ nhưng không có tính cạnh tranh trong sử dụng ( không có tính cạnh tranh).
Như vậy quyền sở hữu tư nhân hoàn toàn có thể được thực thi. Do đó, tài chính
tư nhân có thể trang trải đầy đủ chi phí cung cấp loại hàng hóa hỗn hợp này
bằng cách tính phí công dân sử dụng nó và vì vậy nó bền vững. Hơn nữa, dịch
vụ có thể được định giá trực tiếp theo mức độ sẵn sàng trả của người dùng. Một
ví dụ là một công ty truyền hình phi mặt đất (nghĩa là, vệ tinh) nơi bất kỳ ai
cũng có khả năng nhận các truyền vệ tinh đó nhưng việc tiếp nhận chỉ giới hạn
đối với những người thuê hoặc mua thiết bị thu (nghĩa là đĩa vệ tinh) từ công
ty.
Loại hàng hóa hỗn hợp thứ hai bao gồm những hàng hóa cạnh tranh nhưng
không thể loại trừ trong sử dụng. Chúng cần được hỗ trợ từ nguồn tài chính
công nếu chúng để được cung cấp. Điều này là do quyền tài sản không thể được
thực thi, các nhà cung cấp không thể bù đắp chi phí, do đó việc sử dụng nó
không bền vững và nó không thể trực tiếp có giá trị vì không thể thu phí người
dùng. Ví dụ là một thành phố hoặc công viên quốc gia trong khu vực nơi chắc
chắn sẽ thu phí vào cửa tốn kém do nhu cầu xây dựng hàng rào nhưng công
viên có thể trở nên tắc nghẽn, bị xói mòn hoặc bị hư hỏng do sử dụng quá mức.
Nó có thể huy động tài chính từ khách tham quan công viên và kiểm soát việc
tiếp cận (ít nhất là một phần) bằng cách tính phí đậu xe hơi và / hoặc tính phí
cho các chuyến tham quan có hướng dẫn viên. Do đó tài chính công có thể được
huy động từ hàng hóa loại trừ hoặc dịch vụ bổ sung cho hàng hóa hỗn hợp
không loại trừ. Tuy nhiên, trong điều kiện riêng của chúng, Những hàng hóa
hỗn hợp cạnh tranh nhưng không thể loại trừ yêu cầu sử dụng công quỹ để thực
thi quyền sở hữu nhằm kiểm soát việc tiếp cận và đảm bảo phúc lợi tập thể
được bảo đảm bởi tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên. Tương tự, việc
sử dụng bền vững môi trường đòi hỏi nguồn tài chính công để kiểm soát ô
nhiễm và thực thi tuân thủ luật pháp. Kiểm soát ô nhiễm dựa trên chính sách
người gây ô nhiễm phải trả tài chính công bằng cách đánh thuế các hoạt động
gây ô nhiễm đó. Lý lẽ biện hộ này đối với tài chính công không nhất thiết phụ
thuộc vào quan điểm cụ thể về quyền căn bản hoặc quyền con người, cụ thể là
quyền không bị ô nhiễm (và theo quyền này thì một người không phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi cho sức khỏe vì lợi ích của bất cứ ai đó). Quyền như
vậy dường như tương đương với quyền được bảo vệ chống lại tội phạm và do
đó thuộc loại quyền tiêu cực. Rõ ràng là quyền tiêu cực dựa trên những cân
nhắc về đạo đức giống như quyền con người hoặc quyền căn bản.
Các yếu tố công nghệ có thể ảnh hưởng đến việc thực thi các quyền tài sản
và thay đổi công nghệ có thể dẫn đến sự thay đổi trong phân loại dịch vụ. Điều
này đã xảy ra, ví dụ, trong trường hợp phát sóng truyền hình, như đã lưu ý , là
hàng hóa hỗn hợp, có thể loại trừ nhưng không có cạnh tranh trong việc sử
dụng. Sự về hàng hóa công thường được sử dụng để biện minh cho khu vực
công phát tín hiệu phát thanh và truyền hình. Dịch vụ công cộng này đã được
được tài trợ ở nhiều quốc gia bằng thuế hoặc lệ phí giấy phép do chủ sở hữu
thiết bị thu truyền hình trả (tức là máy thu hình, máy ghi hình, máy tính cá nhân
có thể phát sóng, v.v.). Lệ phí là phù hợp ở nơi mà chính sách thanh toán phí
không quá đắt, ví dụ như trong các nước phát triển có đăng ký tài sản toàn diện.
Giống như thuế, doanh thu do lệ phí cấp giấy phép thu được được phân loại là
tài chính công (xem Chương 1). Trong khi đó, các công ty truyền hình tư nhân
thường trang trải chi phí của họ bằng cách quảng cáo sản phẩm của các công ty
khác và tính phí cho họ.
Tuy nhiên, vì hiện nay việc phát sóng truyền hình không thể loại trừ về mặt
công nghệ nhờ thiết bị giải mã hoặc thiết bị thu chuyên dụng cần thiết cho
tiếp nhận tín hiệu, các công ty phát sóng truyền hình khu vực tư nhân có thể
trang trải chi phí của họ bằng sự kết hợp giữa phí người dùng và doanh thu
quảng cáo, nghĩa là tài chính tư nhân. Do đó, không còn cần đến nguồn tài chính
công để hỗ trợ các công ty truyền tải. Trong khi có thể có nhu cầu về tài chính
công để hỗ trợ các chương trình không khả thi về mặt thương mại mà chính
phủ cho là nên được thực hiện và phát sóng để thúc đẩy công chúng quan tâm,
chính người làm chương trình nên được trợ giá, không phải công ty truyền tải.
Các đài truyền hình khu vực công có thể được tư nhân hóa và được yêu cầu tự
trang trải chi phí bằng cách quảng cáo và / hoặc bằng cách giới thiệu phí cho
các công nghệ máy thu mới (ví dụ thiết bị thu sóng kỹ thuật số).
QUYỀN SỞ HỮU, GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG, LỢI ÍCH XÃ HỘI TĂNG
THÊM VÀ TÀI CHÍNH CÔNG
Lý thuyết về quyền sở hữu đã được sử dụng để xác định những điều kiện
nào là cần thiết để cung cấp hiệu quả hàng hóa và dịch vụ, cụ thể là thị trường
sử dụng định giá trực tiếp để xác định nguồn cung. Tài chính công là cần thiết
cho cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy và loại hàng hóa hỗn hợp có đặc
điểm là không thể loại trừ và không cạnh tranh trong sử dụng. Điều này là do
sự thất bại của quyền sở hữu có nghĩa là thị trường không thể định giá chính
xác cho tài nguyên của quốc gia và do đó chúng không thể được sử dụng hiệu
quả trên cơ sở bền vững. Về nguyên tắc, tài chính công không bắt buộc đối với
hàng hóa cá nhân thuần túy hoặc loại hàng hóa hỗn hợp đó được đặc trưng bởi
khả năng loại trừ và không cạnh tranh trong sử dụng.Điều này là do, về nguyên
tắc, thị trường có thể được dựa vào để đưa ra định giá tài nguyên của một quốc
gia và để chúng có thể được sử dụng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả
trong hai trường hợp này, thị trường có thể không đưa ra định giá chính xác.
Đây là trường hợp khi:
● mọi người đánh giá thấp lợi ích cá nhân của việc tiêu dùng dịch vụ do
thiếu thông tin, mơ hồ hoặc thiếu đánh giá rủi ro, như đã đã lưu ý ở trên
● mọi người bỏ qua những lợi ích hoặc chi phí tích lũy cho những người
khác phát sinh từ tiêu thụ hàng hóa hỗn hợp.
Ví dụ về trường hợp thứ hai là khi các chính phủ muốn khuyến khích việc
tiêm chủng chống lại các bệnh truyền nhiễm để mọi người được hưởng lợi từ
việc giảm tỷ lệ mắc bệnh, kể cả những người không được tiêm chủng. Việc
tiêm chủng bắt buộc sẽ vi phạm quyền tự do cá nhân và tiêu chúng toàn bổ
100% là không cần thiết vì lý do y tế (nghĩa là, để kiểm soát lây lan). Do đó,
các chính phủ thường thích khuyến khích họ bằng cách trợ cấp cho việc tiếp
nhận của họ. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là nên được trợ
cấp đầy đủ và miễn phí cho người nhận. Rõ ràng là có lợi ích cá nhân cho những
người nhận, trong nhiều trường hợp, là những người giàu có và vì vậy có thể
được mong đợi
để trả ít nhất một số chi phí (ví dụ: những người đi nghỉ ở nước ngoài ở vùng
có bệnh truyền nhiễm lưu hành). Do đó, việc kết hợp bổ sung tài chính công và
tư nhân nên được sử dụng để cung cấp mức độ bảo vệ tập thể tối ưu mà nếu
không sẽ không đạt được. Việc bổ sung tài chính này rõ ràng không cung cấp
một lý do hợp lý để nhà nước tài trợ cho tất cả các chi phí sản xuất hoặc tiếp
quản (nghĩa là quốc hữu hóa) việc sản xuất thuốc.
Do đó, tài chính công là cần thiết vì mục tiêu hiệu quả khi:
● thị trường không tồn tại do khó khăn trong việc thực thi quyền sở hữu
● thị trường tồn tại, trong khi định giá chính xác hàng hóa và dịch vụ về
người tiêu dùng sẵn sàng trả bao nhiêu, nhưng không cung cấp chính xác
định giá lợi ích cá nhân của việc tiêu dùng và / hoặc cũng không cung cấp
thước đo lợi ích xã hội rộng lớn hơn phát sinh từ việc tiêu dùng đó.
Việc sử dụng quyền tài sản để phân loại các dịch vụ đã được làm rõ khi
tài chính công là cần thiết cho mục đích hiệu quả. 'Không có quyền sở hữu'
cơ sở lý luận rộng lớn tương ứng với sự biện minh cho quyền tiêu cực của Chủ
nghĩa tự do đối với tài chính công ở chỗ cả hai đều xác định hàng hóa công
cộng thuần túy. Sự biện minh này của tài chính công cho các dịch vụ khác biệt
rõ ràng với 'phúc lợi xã hội tăng thêm’ lập luận được sử dụng bởi những người
theo chủ nghĩa tập thể bởi vì, trong khi thị trường có thể tồn tại đối với hầu hết
các dịch vụ mang lại lợi ích xã hội rộng tăng thêm , chúng đơn giản là không
thể tồn tại đối với hàng hóa công cộng thuần túy. Cuối cùng, sự thất bại của
quyền tài sản và "phúc lợi xã hội tăng thêm " các đối số có thể được cộng gộp
trong lý do "thất bại thị trường" cho tài chính công , trong đó cả hai trường hợp
có nghĩa là thị trường không thể tối đa hóa kinh tế và phúc lợi xã hội. Lý do
thất bại của thị trường cũng bao gồm trường hợp "đánh giá thấp lợi ích cá nhân".
Như vậy, tóm lại, sự thất bại của thị trường có thể xảy ra do:
● sự thất bại của quyền sở hữu
● sự thất bại của người tiêu dùng thực tế hoặc tiềm năng để đánh giá đầy
đủ về lợi ích cá nhân của dịch vụ hàng hóa
● không tính đến các lợi ích hoặc chi phí phát sinh từ những lợi ích hoặc
chi phí khác ngoài người tiêu dùng trực tiếp.
Liệu tài chính công có thực sự cần thiết để giải quyết sự thất bại của thị
trường hay không là một câu hỏi thực nghiệm. Câu trả lời phụ thuộc vào mức
độ thất bại của thị trường và tài chính công có thể được sử dụng hiệu quả như
thế nào để bù đắp sự thiếu hụt tài chính tư nhân do thất bại của thị trường. Rõ
ràng, bản thân chính phủ không có thông tin hoàn hảo về mức độ thất bại của
thị trường và hiệu quả của sự can thiệp. Có thể là sự can thiệp làm tăng (chứ
không phải giảm) mức độ thất bại của thị trường. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa Tân
tự do (xem Chương 1) dựa trên tiền đề rằng sự can thiệp của chính phủ thường
phản tác dụng, thực sự làm tăng mức độ thất bại của thị trường bằng cách hạn
chế hơn nữa các lực lượng thị trường. Do đó, những người theo chủ nghĩa Tân
tự do chấp nhận một quan điểm đủ điều kiện hơn nhiều so với những người
theo chủ nghĩa Tự do hoặc Những người theo chủ nghĩa tập thể trong việc đánh
giá xem liệu sự thất bại của quyền sở hữu và sự không chính xác định giá thị
trường nhất thiết phải có tài chính công. Những người theo chủ nghĩa tân tự do
tin tưởng
rằng có nhiều cách hiệu quả hơn để đối phó với thất bại thị trường hơn là ném
tiền công vào để giải quyết vấn đề. Trên cơ sở hiệu quả, họ cho rằng nó nhiều
hơn hiệu quả để giúp thị trường hoạt động tốt hơn bằng cách tăng cường quyền
sở hữu tư nhân và các lực lượng thị trường cạnh tranh ở bất cứ đâu có thể. Tài
chính công chỉ nên được sử dụng như một phương sách cuối cùng và thậm chí
sau đó chỉ khi các lợi ích tiếp theo lớn hơn chi phí trực tiếp và gián tiếp của
việc huy động và chi tiêu tài chính công.
CUNG CẤP CÔNG CỘNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Cần phải nhấn mạnh rằng không có lý do thất bại nào của thị trường đối
với tài chính công nhất thiết đòi hỏi quyền sở hữu công phải thay thế quyền sở
hữu tư nhân đối với các đầu vào và quy trình cần thiết để tạo ra đầu ra. Nhiều
dịch vụ hiện do khu vực công cung cấp có thể (và thường là) do khu vực tư
nhân cung cấp. Cả hai hình thức cung cấp đều tồn tại ở nhiều quốc gia. Ở hầu
hết các nước phát triển, các dịch vụ giải trí và văn hóa thành phố cung cấp các
hoạt động cũng có sẵn trong khu vực tư nhân. Có rất nhiều ví dụ về các câu lạc
bộ thể thao khu vực tư nhân (và tự nguyện), phòng tập thể dục, bảo tàng và
phòng trưng bày. Nhiều quốc gia có cả bệnh viện công và bệnh viện tư nhân và
các dịch vụ y tế khác, và các loại thuốc không kê đơn và các liệu pháp thay thế
ngày càng gia tăng. Một số quốc gia có các trường đại học tư nhân cũng như
(hoặc thay vì) khu vực công. Học phí tư ngoài giờ học khá phổ biến ở nhiều
nước. Cái gọi là 'giao thông công cộng' thường được cung cấp bởi các nhà điều
hành khu vực tư nhân, đặc biệt là các dịch vụ xe buýt và taxi. Có các thư viện
và dịch vụ thông tin tư nhân cũng như công cộng và tư nhân cũng như các công
ty năng lượng công cộng và cấp thoát nước.
Ngay cả những dịch vụ bắt buộc như giáo dục học đường cũng không
nhất thiết phải được nhà nước cung cấp trực tiếp. Các công ty / tổ chức giáo
dục khu vực tư nhân và tự nguyện (bao gồm cả tôn giáo) tồn tại ở nhiều quốc
gia. Tương tự như vậy, bảo hiểm y tế bắt buộc (cho dù thông qua phí bảo hiểm
trả cho công ty tư nhân hoặc thuế trả cho nhà nước) không loại trừ việc cung
cấp dịch vụ y tế tư nhân. Cung cấp cho khu vực công thậm chí không cần thiết
đối với hàng hóa công thuần túy. Quốc phòng dựa vào các công ty vũ khí tư
nhân và thiết bị quốc phòng, hệ thống công nghệ thông tin, doanh trại và thậm
chí cả huấn luyện đều có thể được tư nhân hóa. Trong khi hệ thống tư pháp
cũng là một dịch vụ công cộng thuần túy, thì khu vực tư nhân có thể xây dựng,
sở hữu và thậm chí quản lý các nhà tù, đồn cảnh sát, tòa án luật, trung tâm giam
giữ, v.v. Đối với vấn đề phòng chống tội phạm, có rất nhiều ví dụ về các công
ty an ninh tư nhân và nhiều hộ gia đình tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng thiết
bị báo trộm, v.v. Nói cách khác, ngay cả khi một dịch vụ là hàng hóa công cộng
thuần túy, thì ít nhất một phần phương tiện mà nó được cung cấp có thể dựa
trên quyền sở hữu tư nhân.

Ngay cả khi quyền tài sản được giữ lại trong khu vực công, chúng có thể
được quản lý theo hợp đồng bởi khu vực tư nhân, ví dụ như nhà tù, bệnh viện,
nhà ở thành phố, khu dân cư chăm sóc người già và thậm chí cả trường học.

Do đó, trong khi những người theo chủ nghĩa Tập thể coi việc cung cấp
công là nền tảng của đặc tính tập thể, thì điều đó không thể được biện minh bởi
lý do thất bại của thị trường, ngay cả đối với hàng hóa và dịch vụ tập thể thuần
túy. Nói một cách đơn giản, "tài chính công không yêu cầu cung cấp công
cộng".

LỢI ÍCH XÃ HỘI TĂNG THÊM VÀ TÀI CHÍNH CÔNG

Lập luận "Lợi ích xã hội tăng thêm" được sử dụng bởi những người theo
chủ nghĩa Tập thể không đưa ra một phân loại rõ ràng về các dịch vụ cần được
hỗ trợ bởi tài chính công.
Việc cung cấp giáo dục cho trẻ em thực sự có thể mang lại lợi ích cho
toàn bộ nền kinh tế, nhưng các dịch vụ khác cũng khó có thể biện minh cho
việc sử dụng tài chính công. Ví dụ, những chiếc xe được bảo dưỡng tốt sẽ an
toàn hơn không chỉ cho người lái xe mà còn cho những người tham gia giao
thông khác, những người có thể bị thương hoặc tử vong do tai nạn do thiếu hệ
thống phanh, v.v. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng điều này để biện minh cho
việc tài chính công được sử dụng để trợ cấp cho các dịch vụ sửa chữa và bảo
dưỡng ô tô hoặc cho việc cung cấp dịch vụ công. Những gì nó biện minh là sự
an toàn của các phương tiện được coi là một yêu cầu pháp lý và tài chính công
được chi cho việc kiểm soát nó.

Do đó, việc cố gắng biện minh cho việc cung cấp tài chính công cho các
dịch vụ chỉ dựa trên các lợi ích xã hội rộng lớn hơn dẫn đến không có sự phân
loại rõ ràng các dịch vụ, vì tất cả các ví dụ trong các đoạn trên có thể được cho
là mang lại lợi ích cho xã hội theo cách này hay cách khác. Nếu mục đích là tối
đa hóa phúc lợi xã hội (tuy nhiên đã được xác định) thì về nguyên tắc, việc sử
dụng tài chính công phải đáp ứng 4E là công bằng, tiết kiệm, hiệu quả và hiệu
lực. Nói chung, điều này sẽ yêu cầu tài chính công chỉ được chi tiêu khi các lợi
ích xã hội bổ sung vượt quá (hoặc ít nhất là bằng) chi phí xã hội bổ sung của
việc sử dụng nó (về tài chính, cơ hội và các chi phí khác). Trên thực tế, những
lợi ích xã hội lớn hơn của giáo dục công, y tế và các dịch vụ công quan trọng
khác hiếm khi bị cắt giảm rõ ràng như những người theo chủ nghĩa Tập thể lập
luận. Ví dụ, lập luận "lợi ích xã hội lớn hơn" cho giáo dục giả định mối quan
hệ trực tiếp và tích cực giữa mức độ thành tựu giáo dục ngày càng tăng và tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Giả định này đáng nghi ngờ trên cả lý thuyết và thực
nghiệm:

Giả định rằng chỉ có những hậu quả xã hội tích cực phát sinh từ việc gia
tăng tài chính công cho giáo dục. Tuy nhiên, việc tăng cung cấp dịch vụ công
do thuế tài trợ có thể có những tác động tiêu cực về rủi ro đạo đức, xâm phạm
quyền tự do cá nhân, ảnh hưởng đông đúc và không khuyến khích công việc
cũng như tạo ra văn hóa phụ thuộc. Ví dụ, rủi ro đạo đức xảy ra nếu các bậc
cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con cái của họ vì việc cung cấp giáo
dục bắt buộc của nhà nước. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ như vậy có thể được
coi là sự phủ nhận trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Hơn nữa, các dịch
vụ công không miễn phí; họ phải chịu chi phí cơ hội bằng cách từ chối các mục
đích sử dụng có lợi khác của các khoản thu nhập và chi tiêu bị đánh thuế đó. Ít
nhất, những hậu quả bất lợi như vậy dẫn đến lợi ích xã hội ròng của các cấp
học cao hơn ít hơn tổng lợi ích xã hội. Tệ nhất, chúng dẫn đến chi phí xã hội
ròng, chi phí xã hội trực tiếp và gián tiếp lớn hơn lợi ích xã hội của việc cung
cấp thêm giáo dục.

Bằng chứng thực nghiệm không chứng minh một cách thuyết phục rằng
việc nâng cao trình độ học vấn nhất thiết sẽ dẫn đến sự thịnh vượng hơn về kinh
tế. Thay vì nhiều giáo dục dẫn đến thịnh vượng hơn, tăng trưởng kinh tế do các
yếu tố nhân quả khác có thể chỉ đơn giản cho phép các quốc gia thịnh vượng
chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục. Sự kết hợp thống kê giữa hai sự kiện không
chứng minh được mối quan hệ nhân quả từ sự kiện này sang sự kiện khác. Thật
vậy, người ta lập luận rằng sự mở rộng rất nhanh của giáo dục đại học ở một số
quốc gia đã làm giảm tiêu chuẩn của giáo dục đại học và / hoặc dẫn đến tình
trạng cung vượt quá cầu về sinh viên tốt nghiệp. Nói một cách đơn giản, có ý
kiến cho rằng các trường đại học đã tuyển sinh ngày càng nhiều sinh viên không
thể hưởng lợi từ giáo dục trình độ đại học và nhiều sinh viên tốt nghiệp được
tuyển dụng vào những công việc không cần thiết phải học đại học.

Những lập luận này gây nhiều tranh cãi. Đổi lại, họ đưa ra những giả
định chủ yếu không thể tin được: ví dụ, rằng các trường đại học đã phải thỏa
hiệp các tiêu chuẩn của họ và số lượng công việc yêu cầu kỹ năng tốt nghiệp là
cố định và là ngoại sinh của nguồn cung sinh viên tốt nghiệp. Do đó, đủ để nói
rằng trường hợp "lợi ích xã hội rộng lớn hơn" đối với việc tăng cường cung cấp
giáo dục và các dịch vụ khác không thể được coi là đương nhiên để biện minh
cho việc tiếp tục mở rộng giáo dục của nhà nước. Có thể trong trường hợp trình
độ học vấn tối thiểu là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vượt quá
mức đó, lợi ích của việc tăng cung cấp có thể giảm ngày càng nhanh và chi phí
(cả trực tiếp và gián tiếp) có thể tăng dần nhanh hơn.

Do đó, việc phân loại các dịch vụ công theo thuật ngữ "lợi ích xã hội
rộng lớn hơn" là có giá trị đáng nghi ngờ và chỉ đơn giản là không đủ mạnh để
biện minh cho sự phân biệt thông thường giữa việc cung cấp dịch vụ của khu
vực công và tư nhân. Như đã lưu ý, ngay cả khi tài chính công là chính đáng,
những hàng hóa và dịch vụ có lợi đó không nhất thiết phải do khu vực công sản
xuất. Các câu hỏi liên quan đến hoạch định chính sách:

● chính xác bao nhiêu tiền nên được chi cho mỗi dịch vụ công
● bất kỳ khoản chi tiêu bổ sung nên được tài trợ như thế nào (nghĩa
là từ ví tiền công hoặc tư nhân)
● những dịch vụ đó nên được cung cấp như thế nào.

QUYỀN LỢI, SỰ TIẾP CẬN, HIỆU QUẢ VÀ VỐN

Bất chấp những phân tích trên, có thể lập luận rằng lập luận triết học
không phải là về việc phân loại các dịch vụ mà là về khả năng tiếp cận chúng.
Sự phân loại quyền tiêu cực và quyền tích cực liên quan đến quyền tiếp cận các
dịch vụ khác nhau của công dân. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa quyền tích cực
và quyền tiêu cực mang tính giá trị và độc đoán. Hơn nữa, để lập luận rằng công
dân có quyền tiếp cận các dịch vụ cụ thể không đưa ra hướng dẫn về mức độ
tiếp cận.

Những người theo chủ nghĩa Tập thể thường lập luận rằng việc tiếp cận
các dịch vụ chỉ có thể được đảm bảo bằng cách từ chối các quyền sở hữu tư
nhân. Nhưng việc tập thể hóa các quyền tài sản có đảm bảo quyền truy cập cho
tất cả mọi người? Như đã đề cập ở trên, bi kịch của các nhà chung xảy ra không
phải vì quyền sở hữu tập thể mà thay vào đó, vì quyền truy cập không bị hạn
chế. Trên thực tế, khi phá hủy hoặc làm hỏng cơ sở, truy cập mở cuối cùng từ
chối quyền truy cập vào tất cả. Các ví dụ nêu trên là đồng cỏ thông thường bị
chăn thả quá mức, nguồn cá cạn kiệt đến mức tuyệt chủng, ô nhiễm các nguồn
nước lộ thiên, và phá hủy các khu vực hoang dã và di sản do có quá nhiều du
khách.

Các dịch vụ công cộng cũng như các cơ sở môi trường có thể bị phá hủy
hoặc bị hư hại nghiêm trọng do tiếp cận không hạn chế. Ví dụ, phụ huynh có
thể mong muốn cho con em mình đến học tại các trường đạt tiêu chuẩn giáo
dục cao cho học sinh của họ. Nếu không có biện pháp kiểm soát về lượng học
sinh, những trường như vậy sẽ bị đăng ký quá mức, thường dẫn đến việc hạ
thấp tiêu chuẩn giáo dục vì chỗ ở quá đông, tỷ lệ học sinh - giáo viên quá cao,
thiếu tài liệu và thiết bị dạy học, v.v. Do đó, hầu hết các quốc gia kiểm soát việc
truy cập vào các trường học của từng bang, lựa chọn học sinh cho mỗi trường
dựa trên khu vực cư trú (tức là gần trường), kết quả thi, lớp nghề nghiệp của
phụ huynh, v.v. Tương tự như vậy, việc tiếp cận với bác sĩ gia đình có thể được
kiểm soát bằng cách yêu cầu bệnh nhân đặt lịch hẹn để có đủ thời gian để khám
bệnh đúng cách. Việc tiếp cận các bệnh viện có thể được kiểm soát bởi các bác
sĩ đa khoa ‘gác cổng’ hoạt động như một dịch vụ chuyển tuyến, kiểm soát việc
tiếp cận của công dân đến các bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện trên cơ sở nhu cầu
y tế được đánh giá chuyên nghiệp. Trong những ví dụ này, việc truy cập không
hạn chế sẽ dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm sút do quá tải, không đủ thời gian
hoặc các nguồn lực khác để giải quyết hiệu quả với khách hàng dịch vụ.

Trên thực tế, tính sẵn có và chất lượng của các dịch vụ khu vực công như
y tế hiếm khi đồng nhất trên toàn quốc. Sự chênh lệch cơ cấu về nhu cầu và
tính sẵn có của các dịch vụ phát sinh do khó khăn trong việc thay đổi phân bổ
nguồn tài chính cho các dịch vụ riêng lẻ phù hợp với nhu cầu dịch vụ luôn thay
đổi. Vì vậy, ví dụ, thay đổi cấu trúc và tổng số nhân khẩu học tạo ra dư thừa
năng lực y tế và giáo dục ở một số khu vực (ví dụ như các thành phố và khu
vực có dân số giảm) và thiếu hụt ở những nơi khác (ví dụ như những khu vực
có nền kinh tế đô thị và khu vực đang phát triển). Sự không phù hợp về nhu cầu
và năng lực dẫn đến sự khác biệt về địa lý trong khả năng cung cấp dịch vụ,
chẳng hạn như thời gian chờ đợi điều trị y tế ở một số khu vực lâu hơn so với
những khu vực khác. Điều này dẫn đến những lời phàn nàn về ‘xổ số mã bưu
điện’ trong việc tiếp cận các dịch vụ công cộng. Trong những trường hợp như
vậy, quyền tài sản của nhà nước và việc cung cấp dịch vụ của nhà nước không
dẫn đến sự bình đẳng trong tiếp cận. Trên thực tế, họ thực sự có thể làm gia
tăng sự bất bình đẳng về tiếp cận bằng cách hạn chế người dân đến các nhà
cung cấp dịch vụ ở những khu vực đông đúc của họ mặc dù dư thừa năng lực ở
những khu vực khác.

Do đó, việc tập hợp các quyền tài sản không nhất thiết đảm bảo quyền
truy cập vào một dịch vụ, ngay cả khi dịch vụ được miễn phí tại điểm sử dụng.
Quyền truy cập có thể bị hạn chế hoặc bị từ chối trong những trường hợp như
vậy bởi chất lượng dịch vụ kém hơn do quá đông đúc. Việc biện minh cho chất
lượng dịch vụ kém của các nhà cung cấp có thể dựa trên thực tế là dịch vụ đó
miễn phí tại điểm sử dụng. Người dùng dịch vụ có thể miễn cưỡng chấp nhận
lời biện minh này. Mặc dù dịch vụ có thể được đánh giá cao bởi nhà nước và
những người sử dụng dịch vụ thực tế và tiềm năng, miễn phí tại thời điểm sử
dụng có nghĩa là tài chính công không được tạo ra phù hợp với việc định giá và
sử dụng. Do đó chất lượng dịch vụ kém (bao gồm cả tình trạng thiếu năng lực
phục vụ) không thể được khắc phục. Kết quả của quyền sở hữu không được
kiểm soát này giúp giải thích kiểu "giàu có tư nhân - bình phương công cộng"
được quan sát thấy ở một số quốc gia (xem Chương 7).

Các bảo tàng khu vực công cung cấp một ví dụ khác về quyền sở hữu tập
thể không nhất thiết phải đảm bảo quyền tiếp cận. Bộ sưu tập di sản và đồ tạo
tác khác bắt đầu ở hầu hết các quốc gia như một sáng kiến của khu vực tư nhân,
các nhà sưu tập tư nhân tích lũy các bộ sưu tập của riêng họ. Các nhà sưu tập
tư nhân thường để lại các bộ sưu tập của họ cho nhà nước với niềm tin rằng nhà
nước sẽ bảo quản chúng và cho phép công chúng tiếp cận. Tuy nhiên, nghịch
lý là việc chuyển đổi tài sản tư nhân sang tài sản công thường chỉ dẫn đến khả
năng tiếp cận rất hạn chế, nhiều bảo tàng nhà nước và thành phố không có đủ
không gian để trưng bày tất cả (hoặc thậm chí phần lớn) bộ sưu tập của họ cho
công chúng. Các bảo tàng đó thường cảm thấy có nghĩa vụ phải giữ lại các bộ
sưu tập đã hiến tặng (thay vì bán chúng để gây quỹ công cho việc bảo tồn các
đồ tạo tác khác của họ) nhưng lại không có đủ tài chính để trưng bày hoặc thậm
chí bảo tồn chúng. Bảo tàng càng thành công trong việc thu hút các di sản như
vậy, thì càng cần nhiều trợ cấp hơn để cung cấp, bảo tồn và bảo đảm cho chúng
và càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đảm bảo tiếp cận. Nhiều bảo tàng
nhà nước sử dụng cách lưu trữ phần lớn bộ sưu tập của họ trong nhà kho, dẫn
đến việc tiếp cận ít hơn thay vì nhiều hơn so với các bảo tàng tư nhân thường
thu phí vào cửa và do đó có thể tăng thêm tài chính.

Như đã đề cập, những người theo chủ nghĩa Tự do và Tân tự do cho rằng
cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, đặt giá trị tài nguyên lên
trong trường hợp không có quyền sở hữu tư nhân và do đó không thể sử dụng
tài nguyên một cách hiệu quả để thúc đẩy phúc lợi kinh tế và xã hội. Tuy nhiên,
ở trên cũng đã lưu ý rằng vẫn có thể có các vấn đề về định giá ngay cả với các
quyền tài sản tư nhân, chẳng hạn khi việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của
thế hệ hiện tại từ chối việc sử dụng (nghĩa là quyền tiếp cận) của các thế hệ
tương lai. Tất nhiên, điều này cũng áp dụng cho các quyền sở hữu tập thể. Trong
ví dụ này, giải pháp không phải là thay đổi quyền tài sản từ tư nhân sang công
cộng mà thay vào đó, áp đặt quyền sử dụng (đã giải thích ở trên). Quyền dụng
ích không yêu cầu tài chính công và do đó tránh được bất kỳ tác động xấu nào
có thể xảy ra liên quan đến việc sử dụng tài chính đó. Tương tự như vậy, khi
các thị trường quyền sở hữu tư nhân không định giá chính xác các nguồn tài
nguyên, thì giải pháp hiệu quả là giúp thị trường hoạt động tốt hơn bằng cách
đánh thuế (ví dụ đối với các hoạt động gây ô nhiễm) và chi trả trợ cấp (ví dụ
cho vận tải đường sắt hoặc xe buýt) thay vì kiểm soát trực tiếp của nhà nước .
Đối với những người theo chủ nghĩa tân tự do, giải pháp cho sự thất bại của thị
trường là phân biệt đối xử sử dụng tài chính công, chứ không phải sử dụng bừa
bãi các quyền tài sản công.
Vấn đề công bằng cũng thường được sử dụng để chứng minh cho quyền
sở hữu tập thể. Người ta thường lập luận rằng các hệ thống thị trường dẫn đến
sự sung túc cho một số người và nghèo đói và thiếu thốn cho những người khác
và chỉ có nhà nước cung cấp các dịch vụ công mới có thể đảm bảo kết quả công
bằng (nếu không phải là hoàn toàn bình đẳng). Trên thực tế, lập luận này cho
rằng hệ thống thị trường không được kiểm soát dẫn đến sự phân bổ không công
bằng các quyền sở hữu tư nhân và kết quả là thu nhập và của cải mà chúng trao
cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, một lần nữa, giải pháp không phải là tập thể hóa
các quyền tài sản mà là cải thiện khả năng tiếp cận tài sản tư nhân của các nhóm
nghèo hoặc thiếu thốn. Một lần nữa, việc tiếp cận có thể được hỗ trợ bởi tài
chính công, khác với các quyền tài sản công. Sử dụng tài chính công cho mục
đích công bằng được trình bày chi tiết hơn trong Chương 4.
3 Quy mô tương đối của Tài chính công
LỜI MỞ ĐẦU

Các triết lý thay thế cho tài chính công đã được phát triển ở Chương 1.
Những triết lý đó rõ ràng có ý nghĩa đối với quy mô của tài chính công so với
toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ mình lập trường triết học không thể cho
chúng ta biết liệu tài chính công là quá lớn, quá nhỏ hay vừa phải. Định hướng
của họ được đặt trong chiến lược thay vì những khái niệm chính xác. Trong khi
triết học Tự do lập luận trường hợp có ít sự can thiệp hơn của nhà nước và nhiều
hơn của chủ nghĩa tập thể, họ không cung cấp định hướng chính xác cho quy
mô tương đối của tài chính công. Vì vậy, ngay cả với các quyền tiêu cực, những
người theo chủ nghĩa tự do không nói chính xác nên chi bao nhiêu cho luật lệ
và quy tắc. Hiển nhiên sự bảo vệ chống lại tội phạm dành cho dân cư càng cao
thì chi phí càng cao. Nhưng sự bảo vệ (và chi phí) nên là bao nhiêu? Sự khó
xác định của quy mô này trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp của các
học thuyết Tân Tự do và Chủ nghĩa tập thể, từ khi họ cung cấp định hướng về
các mức độ cần thiết của tài chính công đối với các dịch vụ hạn chế và đầy đủ
tương ứng.

Vì vậy, Chương 2 sử dụng học thuyết quyền tài sản để xem xét các loại
dịch vụ chắc chắn cần tới tài chính công nếu chúng được áp dụng. Họ cũng xem
xét tới các loại dịch vụ khác có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn tài chính công
nếu chúng dùng để tối đa hóa hiệu quả xã hội và kinh tế cùng phúc lợi. Một
điều được chỉ ra rằng sự cần thiết đối với tài chính công không nhất thiết cần
tới sự thay thế của quyền sở hữu tư nhân bằng quyền sở hữu công. Do đó, trong
phạm vi tài chính công và quyền sở hữu tài sản công trở nên đồng nhất, quy mô
tương đối của của tài chính công sẽ lớn hơn mức cần thiết để đảm bảo cho sự
kết hợp mong muốn của các quyền tiêu cực và tích cực.

Các thang đo quy mô phải được xây dựng trước khi quy mô tương đối
của tài chính công ở bất kì một quốc gia được đánh giá. Chương này cho thấy
sự cần thiết phải quan tâm hơn đến quy mô tương đối của chi tiêu công trong
nền kinh tế. Nó chỉ ra các yếu tố, quá trình ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các
thành phần khác nhau của tài chính công. Làm như vậy để chứng tỏ mối quan
hệ cộng sinh giữa kinh tế, xã hội, triết lý chính trị và tình trạng tài chính công.

TỶ LỆ TÀI CHÍNH CÔNG/GDP LÀ GÌ?

Tỷ lệ giữa tài chính công và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một thước
đo tỷ trọng của tổng sản lượng của một quốc gia mà khu vực chính phủ chiếm.
Quy mô tương đối của khu vực công và khu vực tư nhân gần đây là những vấn
đề chính của chính sách công ở hầu hết các quốc gia. Đặc biệt, sự trỗi dậy của
Chủ nghĩa Tân Tự do (đã nêu trong Chương 1) đã nêu bật những tác động bất
lợi có thể có của một nền văn hóa phụ thuộc ngày càng gia tăng.

GDP không phải là mẫu số duy nhất nhưng được cho là thước đo chính
xác nhất về quy mô tương đối của tài chính công trong nền kinh tế trong nước.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) cũng có thể được sử dụng. GDP của một quốc
gia nhỏ hơn GNP của quốc gia đó theo số thu nhập từ các khoản đầu tư ra nước
ngoài của các công ty và công dân của quốc gia đó. Do đó, thông thường, tỷ lệ
tài chính công đối với GNP sẽ nhỏ hơn so với GDP ở các nước phát triển. Tuy
nhiên, thu nhập từ nước ngoài biến động từ năm này sang năm khác do tỷ giá
hối đoái thay đổi giữa đồng nội tệ và đồng tiền của các quốc gia nơi các khoản
đầu tư đó được thực hiện. Chúng cũng biến động khi mức độ hoạt động kinh tế
ở các quốc gia đó biến động. Do đó, tỷ lệ tài chính công trên GDP là chỉ số
đáng tin cậy hơn về quy mô tương đối của tài chính công đối với nền kinh tế
trong nước.

Tỷ lệ tài chính công/GDP thường đề cập đến tỷ trọng của chi tiêu công
trong GDP. Tuy nhiên, có bốn tỷ lệ tài chính công/GDP:

■ tỷ lệ chi tiêu công/GDP

■ tỷ lệ thuế/GDP

■ tỷ lệ vay khu vực công/GDP

■ tỷ lệ nợ công/GDP
'Tỷ lệ chi tiêu công / GDP' cung cấp một dấu hiệu về sự cân bằng giữa
cung cấp của khu vực công và khu vực tư nhân. Chẳng hạn, tỷ lệ 40% cho thấy
khu vực công cung cấp hai phần năm sản lượng quốc gia trong khi khu vực tư
nhân cung cấp ba phần năm. Do đó, nó đưa ra một dấu hiệu về mức độ mà các
chính phủ can thiệp vào nền kinh tế và xã hội nhằm cố gắng tác động đến sự
sẵn có và tiêu dùng của các dịch vụ như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Thảo
luận ở Chương 1 đã làm rõ rằng những người theo Chủ nghĩa Tập thể ủng hộ
tỷ lệ chi tiêu công / GDP rất cao, có thể lớn hơn 70%. Những người theo Chủ
nghĩa tự do ủng hộ các tỷ lệ rất thấp, có thể dưới 10%. Những người theo Chủ
nghĩa tân tự do ủng hộ các tỷ lệ khá thấp, khoảng 30% là đa phần đại diện.

Vì chi tiêu công phải được tài trợ nên tỷ lệ chi tiêu công/GDP càng cao
thì tỷ lệ thuế/GDP và/hoặc tỷ lệ vay/GDP của khu vực công càng cao. Khu vực
công đi vay trong bất kỳ năm tài chính nào cũng nhất thiết dẫn đến tăng tỷ lệ
nợ/GDP của khu vực công. Điều quan trọng duy nhất cho sự phụ thuộc lẫn nhau
này là nguồn thu từ phí sử dụng dịch vụ công (tức là phí sử dụng) và từ việc
bán tài sản nhà nước cho khu vực tư nhân (xem Chương 5). Phí người dùng là
tương đối nhỏ và doanh thu tư nhân hóa là hữu hạn. Do đó, cuối cùng, tỷ lệ chi
tiêu công/GDP càng cao thì tỷ lệ thuế/GDP, vay/GDP và nợ/GDP càng lớn.

'Tỷ lệ thuế/GDP' cung cấp một dấu hiệu về mức độ mà nhà nước chiếm
đoạt thu nhập của công dân trực tiếp từ việc làm, tiền lãi, cổ tức, thu nhập từ
vốn và của cải hoặc gián tiếp bằng cách đánh thuế chi tiêu sau. Sự khôn ngoan
thông thường là không ai thích nộp thuế và câu ngạn ngữ cổ cho rằng chỉ có hai
điều chắc chắn trong cuộc sống: nộp thuế và chết. Như đã lưu ý trong Chương
1, tỷ lệ thuế/GDP cao là dấu hiệu của sự can thiệp quá mức của chính phủ đối
với những người theo Chủ nghĩa Tự do và Tân tự do. Tuy nhiên, đối với những
người theo Chủ nghĩa Tập thể, chúng là biểu hiện của một cam kết văn hóa
mạnh mẽ giữa các công dân đối với khu vực công tương đối lớn nói chung và
chính sách phúc lợi nói riêng.
'Tỷ lệ đi vay của khu vực công/GDP' phản ánh mức chi tiêu công vượt
quá thu nhập của khu vực công. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi một trong hai hoặc
cả hai điều sau:

■ đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất tồn tại lâu dài như đường sá, trường học Commented [MN17]: Vay để đầu tư CSHT

và bệnh viện. Chi phí đi vay dàn trải qua các thế hệ kế tiếp được hưởng lợi
từ việc sử dụng cơ sở hạ tầng đó. Bằng cách này, những người được hưởng
lợi sẽ chịu chi phí, phù hợp với "sự công bằng giữa các thế hệ".

■ ở mức độ mà thế hệ những người nộp thuế hiện tại gây bất lợi cho thế hệ
những người nộp thuế tương lai. Sự bất bình đẳng giữa các thế hệ sẽ xảy ra Commented [MN18]: Vay để tài trợ cho việc tiêu dùng
các dịch vụ hiện tại
nếu việc vay nợ (thay vì thuế hoặc phí hiện tại) được sử dụng để tài trợ cho
việc tiêu dùng các dịch vụ chỉ mang lại lợi ích cho thế hệ hiện tại, các thế hệ
tương lai cuối cùng phải chi trả hóa đơn thuế.

Đầu tư của khu vực công vào cơ sở hạ tầng vật chất chỉ được những người theo
Chủ nghĩa Tự do chấp nhận trong những trường hợp ngoại lệ, cụ thể là trong
việc thực hiện các quyền tiêu cực (xem Chương 1). Do đó, trong khi những
người theo Chủ nghĩa Tự do chấp thuận các khoản chi đầu tư như cho các văn
phòng chính phủ, tòa án, nhà tù và đồn cảnh sát, họ không chấp thuận các khoản
chi vốn của khu vực công cho các cơ sở văn hóa và giải trí, thư viện, trường
học và bệnh viện. Những người theo Chủ nghĩa Tân tự do chấp nhận mức đầu
tư lớn hơn cho khu vực công có thể là cần thiết để mang lại những quyền tích
cực hạn chế liên quan đến sự bình đẳng về cơ hội. Tuy nhiên, cả những người
theo Chủ nghĩa Tân tự do và Tự do đều tin rằng khu vực tư nhân có thể và nên
đóng vai trò chính trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng vật chất của một quốc gia,
ví dụ như vận tải đường sắt và hàng không, đường bộ và đường ô tô có thu phí,
bệnh viện và trường học tư nhân, v.v. Do đó, các triết lý chính trị này yêu cầu
tỷ lệ đi vay/GDP tương ứng từ nhỏ đến rất nhỏ. Ngược lại, tỷ lệ vay/GDP của
khu vực công cao có thể chấp nhận được đối với những người theo Chủ nghĩa
Tập thể nếu nó giúp thúc đẩy phúc lợi xã hội và đặc biệt là bình đẳng về kết
quả.
Dù triết lý chính trị như thế nào, tỷ lệ đi vay/GDP của khu vực công sẽ giảm:

■ nếu những khoản đầu tư đó làm tăng GDP nhiều hơn chi phí cung cấp của
chúng. Để điều này xảy ra, đầu tư của khu vực công phải tăng đáng kể tiềm
năng sản xuất của nền kinh tế, chẳng hạn bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng
giao thông được cải thiện.

■ nếu thu nhập hiện tại và chi tiêu hiện tại cân bằng trong chu kỳ kinh tế, tức là
khi nền kinh tế chuyển từ suy thoái sang phục hồi (xem bên dưới). Điều này
là do GDP tăng trong dài hạn khi tăng trưởng kinh tế diễn ra. Bằng cách này,
thế hệ hiện tại sống trong khả năng tài chính của nó.

Do đó, việc vay nợ sẽ không nằm ngoài tầm kiểm soát (nghĩa là trở nên
không bền vững về cơ sở tính thuế) miễn là các chính phủ áp dụng "ngân sách
cân bằng toàn chu kỳ". Trong khi các chính phủ có thể vay để tài trợ cho chi
tiêu vãng lai nhằm thúc đẩy tổng chi tiêu trong nền kinh tế và (về lý thuyết)
giúp nền kinh tế của họ thoát khỏi suy thoái, họ phải khớp những thâm hụt ngân
sách đó với thặng dư ngân sách khi suy thoái kết thúc để có thể hoàn trả khoản
vay.

Vấn đề của chiến lược này là rất khó xác định thời hạn của chu kỳ kinh
tế (xem bên dưới) và rất khó để đảm bảo rằng khoản vay được hoàn trả trong
chu kỳ đó. Do đó, một chiến lược thận trọng hơn sẽ là áp dụng 'quy tắc vàng'.
Quy tắc này quy định rằng khu vực công đi vay không được vượt quá chi tiêu
vốn ròng của khu vực này (nghĩa là tổng chi tiêu vốn trừ đi bất kỳ khoản thu
nào từ việc bán tài sản nhà nước). Nói một cách đơn giản, không nên sử dụng
vốn vay để tài trợ cho chi tiêu hiện tại và chỉ nên sử dụng để tài trợ cho phần
chi tiêu vốn không được tài trợ bởi các khoản thu vốn.

Yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) đối với các quốc gia thành viên áp
dụng đồng tiền chung (đồng euro) là khoản vay ròng của chính phủ nói chung
(nghĩa là tổng đi vay trừ đi khoản hoàn trả của các khoản vay) không được
nhiều hơn 3% GDP. Được gọi là ‘thâm hụt Maastricht’, đây được cho là mức
vay tối đa phù hợp với việc tránh lạm phát và để bảo vệ giá trị của đồng euro.
Mức vay cao hơn có thể gây ra lạm phát đến mức tổng chi tiêu trong nền kinh
tế vượt quá mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. Do đó, giá cả tăng
do nhu cầu dư thừa, đồng euro mất sức mua.

'Tỷ lệ nợ khu vực công/GDP' là thước đo cam kết không thể tránh khỏi Commented [MN19]: Trong kinh tế học, Tỷ lệ nợ trên
GDP là tỷ lệ giữa nợ chính phủ của một quốc gia (tính
bằng đơn vị tiền tệ) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của tài chính công đối với việc trả lãi hàng năm cho khoản nợ đó và đồng thời (tính theo đơn vị tiền tệ mỗi năm). Tỷ lệ nợ trên GDP
thấp cho thấy một nền kinh tế sản xuất và bán hàng
hoàn trả số tiền ban đầu đã vay trong thời gian nhiều năm. Do đó, cuối cùng, tỷ hóa và dịch vụ đủ để trả nợ mà không phải chịu thêm
nợ. Cân nhắc địa chính trị và kinh tế - bao gồm lãi suất,
lệ nợ/GDP của khu vực công càng cao thì yêu cầu ưu tiên về tài chính công chiến tranh, suy thoái và các biến số khác - ảnh hưởng
đến các hoạt động vay mượn của một quốc gia và lựa
chọn phát sinh thêm nợ.
càng lớn. Trả trước nợ sử dụng công quỹ cho các mục đích khác, ví dụ như cải
thiện việc cung cấp giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Các chi phí cơ hội này bổ
sung vào chi phí tài chính của nợ.

Những người theo Chủ nghĩa Tự do và những người theo Chủ nghĩa Tân
tự do tin rằng, giống như thuế và vay nợ, mức nợ rất cao của khu vực công so
với GDP cho thấy sự can thiệp không chính đáng của chính phủ vào nền kinh
tế. Họ cũng tin rằng nợ là điều không mong muốn trên cơ sở đạo đức và các
chính phủ, như các hộ gia đình, nên sống trong khả năng tài chính của họ.
Những người theo Chủ nghĩa Tập thể tin rằng nợ khu vực công, giống như đi
vay, là một phương tiện chi trả phúc lợi xã hội cần thiết để tài trợ cho các dịch
vụ công khi thuế hoặc các khoản thu khác không có sẵn ngay lập tức. Điều kiện
của EU đối với các quốc gia thành viên áp dụng đồng euro là mức tổng nợ công
không được vượt quá 60% GDP. Được gọi là 'tỷ lệ nợ Maastricht', đây được
cho là mức nợ bền vững tối đa mà trên đó các quốc gia mất quyền kiểm soát tài
chính công của mình và do đó ảnh hưởng đến sự ổn định của liên minh tiền tệ
duy nhất.

GIẢI THÍCH TỶ LỆ TÀI CHÍNH CÔNG/GDP

Trong khi bốn tỷ lệ tài chính công / GDP có mối liên hệ rõ ràng với nhau, chúng
cung cấp các thước đo khác nhau về mặt chiến lược về quy mô tương đối của
tài chính công trong các nền kinh tế quốc gia và các ý nghĩa chiến lược khác
nhau đối với chính sách công. Bất kỳ một thước đo nào cũng chỉ cho thấy một
phần của thang đo đó, do đó các so sánh trong lịch sử và quốc tế về một tỷ lệ
nhất định có thể bị sai lệch nghiêm trọng. Một số ví dụ giúp đánh giá cao điểm
này:

■ Tỷ lệ thuế/GDP rất ổn định ở một quốc gia nhất định trong thập kỷ trước.
Điều này cho thấy rằng các chính phủ của quốc gia đó đã ngăn chặn sự gia
tăng tỷ lệ này và do đó, tài chính công phải được kiểm soát chặt chẽ. Tuy
nhiên, tỷ lệ thuế giới hạn/GDP có thể chỉ đạt được nhờ sự gia tăng đáng kể
trong khoản vay dài hạn của khu vực công, do đó việc tăng tỷ lệ thuế/GDP
chỉ đơn thuần bị hoãn lại..

■ Sự gia tăng thế tục trong tỷ lệ chi tiêu công/GDP của một quốc gia nhất định
trong vài thập kỷ. Điều này không nhất thiết chỉ ra sự gia tăng có thể so sánh
được trong bất kỳ hoặc tất cả các tỷ lệ thuế/
GDP, vay/GDP hoặc nợ/GDP. Thay vào đó, nó có thể đã được tài trợ (ít nhất
một phần) bằng cách sử dụng dần dần các khoản phí cho các dịch vụ công
cộng.

■ So sánh quốc tế về tỷ lệ chi tiêu công/GDP giữa một nhóm quốc gia được
thực hiện trong một năm hầu như hoàn toàn vô dụng vì nó không chỉ ra xu
hướng trong tỷ lệ đó.

■ So sánh quốc tế về tỷ lệ chi tiêu công/GDP trong nhiều năm vẫn không phải
là một dấu hiệu đặc biệt hữu ích về xu hướng vì nó không thể hiện rằng tất
cả các tỷ lệ tài chính công /GDP nhất thiết phải biến động từ năm này sang
năm khác khi hoạt động kinh tế biến động (xem bên dưới). Những biến động
kinh tế của các quốc gia đó có thể không đồng bộ, do đó tỷ lệ tài chính
công/GDP không thể so sánh chặt chẽ tại một thời điểm hoặc các thời điểm
nhất định.

■ So sánh quốc tế về tỷ lệ chi tiêu công/GDP trong trung và dài hạn đủ tiêu
chuẩn vì nó không đưa ra dấu hiệu nào về các phương tiện mà chi tiêu công
được tài trợ giữa các nhóm quốc gia được so sánh. Trong khi xu hướng và
mức độ của tỷ lệ chi tiêu công/GDP có thể rất giống nhau đối với một nhóm
quốc gia, vẫn có thể có sự khác biệt cơ bản về mức độ và xu hướng của các
tỷ lệ tài chính công khác.

Nói một cách đơn giản, chi tiêu chỉ là một nửa của bức tranh tài chính công:
nửa còn lại là thu. Bất kỳ dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo nào liên
quan đến tài chính công đều phải được giải thích một cách thận trọng. Những
lưu ý chung chính là:

■ dữ liệu có thể chỉ là một phần và không cung cấp một bức tranh toàn cảnh
về tài chính công

■ dữ liệu thường phải tuân theo nhiều cách diễn giải, đặc biệt nếu nó là một
phần trong tự nhiên

■ kết luận bị ảnh hưởng mạnh bởi việc lựa chọn năm gốc, các kết luận hoàn
toàn khác nhau có thể đạt được khi sử dụng một năm bắt đầu khác cho chuỗi
dữ liệu, ví dụ: ở một giai đoạn khác của chu kỳ kinh tế

■ kết luận bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quốc gia khác được chọn để so sánh,
điều này cảnh báo rằng nhập khẩu càng nhiều thì số lượng các quốc gia đó
càng nhỏ

■ kết luận rút ra từ dữ liệu chỉ áp dụng cho thời kỳ và/hoặc quốc gia mà chúng
liên quan và không nên được sử dụng làm cơ sở cho những khái quát chung
liên quan đến các quốc gia và thời kỳ khác

■ dữ liệu có thể không được chuẩn hóa và do đó không thể so sánh thực sự
chính xác. Cảnh báo này được áp dụng mặc dù sự tiêu chuẩn hóa quốc tế
ngày càng tăng của chuỗi dữ liệu do các tổ chức như Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tạo ra. Sự
khác biệt về định nghĩa là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ chuỗi dữ liệu
nào, đặc biệt là những chuỗi dữ liệu được cung cấp trong khoảng thời gian
vài thập kỷ trở lên và/ oặc đối với các nền kinh tế phát triển, đang phát triển
và đang chuyển đổi
■ dữ liệu tài chính công không thể đưa ra đánh giá về triết lý chính trị làm nền
tảng cho khu vực nhà nước, bối cảnh văn hóa và lịch sử thay đổi theo thời
gian đối với mỗi quốc gia.

Do đó, cuối cùng thì dữ liệu không “tự nói lên” điều gì mặc dù việc sử dụng
thường xuyên từ ngữ thông tục đó. Cảnh báo này phải được thực hiện khi kiểm
tra các tỷ lệ tài chính công trong phần sau.

CÁC BÁO CÁO THỰC TẾ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GDP LÀ GÌ?

Tỷ lệ chi tiêu công/GDP

Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP tăng chậm và khá ổn định trong
suốt những năm 1960 của các nước OECD nói chung từ 29% năm 1960 lên chỉ
hơn 31% năm 1969, chỉ tăng 2 điểm phần trăm. Trong những năm 1970, tỷ lệ
OECD đã tăng sáu điểm phần trăm, ở mức từ 37 đến 38% GDP trong nửa sau
của thập kỷ đó. Tỷ lệ này sau đó đã vượt quá 40% trong nửa đầu những năm
1980, giảm trở lại 37% vào cuối thập kỷ đó. Tỷ lệ này vượt quá 40% chỉ trong
một năm trong những năm 1990 nhưng đã giảm xuống dưới 37% chỉ trong một
năm, được dự báo sẽ duy trì ở mức 37% trong vài năm đầu tiên của thiên niên
kỷ mới.

Bảng 3.1 Chi tiêu chính phủ tính theo phần trăm GDP

1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968


1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975
Australi 22.1 23. 23. 23. 23. 25. 25. 26. 25. 25. 25. 26. 26. 26. 26. 32.
a 7 5 3 7 6 6 3 1 1 5 3 3 7 7 3
Austria 32.1 32. 33. 34. 38. 37. 38. 40. 40. 40. 39. 39. 39. 41. 41. 46.
3 6 7 2 9 3 5 6 3 2 7 8 3 9 1
Belgium 30.3 29. 30. 31. 30. 32. 33. 34. 36. 36. 36. 38. 38. 39. 39. 44.
8 5 5 8 3 5 5 3 1 5 0 8 1 4 5
Canada 28.9 30. 30. 29. 28. 29. 30. 32. 33. 33. 35. 36. 37. 36. 37. 40.
Czech 0 0 5 9 1 1 1 0 5 7 6 2 0 4 8
Republic
Denmar 24.8 27. 28. 28. 28. 29. 31. 34. 36. 36. 40. 43. 42. 42. 45. 48.
k 1 1 6 4 9 7 3 3 3 2 0 6 1 9 2
Finland 26.6 26. 27. 29. 30. 31. 32. 33. 33. 31. 31. 32. 32. 31. 32. 36.
0 4 2 5 3 5 4 4 8 3 1 5 2 2 3
France 34.6 35. 37. 38. 38. 38. 39. 39. 40. 39. 38. 38. 38. 38. 39. 43.
7 0 0 4 5 0 0 3 6 9 3 3 5 7 5
German 32.4 33. 35. 36. 36. 36. 36. 38. 39. 38. 38. 40. 40. 41. 44. 48.
y 8 6 4 1 7 9 8 2 8 7 1 8 5 6 9
Greece 26.
Hungar 17. 17. 18. 18. 19. 20. 21. 23. 23. 22. 22. 22. 22. 21. 25. 7
y 4 4 4 7 8 6 5 6 5 5 4 8 0 1 0
Iceland 28.2 24. 23. 26. 27. 28. 28. 32. 33. 30. 29. 32. 33. 35. 36. 38.
0 9 0 6 4 4 2 8 2 6 6 6 5 6 7
Ireland 28.0 29. 29. 30. 31. 33. 33. 34. 35. 36. 39. 40. 38. 39. 43. 46.
7 5 5 8 1 6 8 2 6 6 5 8 0 0 6
Italy 30.1 29. 30. 31. 31. 34. 34. 33. 34. 34. 34. 36. 38. 37. 43.
4 5 1 8 3 3 7 7 2 2 6 6 8 37. 2
9
Japan 17.4 19.0 19.3 19.1 20.0 20.3 19.3 19.3
19.3 19.4 20.8 21.8 22.1 24.5 27.3
Korea
Luxembourg 30.5 30.3 32.2 32.1 32.3 33.3 35.0 37.5 37.3
34.1 33.1 36.3 37.0 35.7 36.1 48.9
Mexico
Netherlan 33. 35. 35. 37. 37. 38. 40. 42. 43. 44. 46. 48. 48. 49. 51. 56.
ds 7 4 6 6 8 7 7 5 9 4 0 0 6 3 5 6
New
Zealand
Norway 29. 29. 31. 33. 33. 34. 34. 36. 37. 39. 41. 43. 44. 44. 44. 46.
Poland 9 7 5 1 1 2 8 4 9 9 0 0 6 6 6 6
Portugal 17. 19. 18. 20. 20. 20. 20. 20. 20. 20. 21. 21. 22. 21. 24. 30.
Slovak 0 3 8 3 4 1 3 9 9 9 6 3 7 3 7 3
Republic
Spain 13. 12. 13. 18. 19. 19. 21. 21. 21. 22. 23. 23. 23. 23. 24.
0 8 0 8 6 6 1 3 7 2 6 2 0 1 7
Sweden 31. 31. 32. 34. 35. 36. 38. 40. 42. 43. 43. 45. 46. 45. 48. 49.
1 0 4 7 0 1 3 1 8 1 7 8 6 1 5 3
Switzerlan 17. 18. 18. 18. 19. 19. 20. 20. 20. 21. 21. 21. 21. 24. 25. 28.
d 2 0 5 6 3 7 1 4 7 8 3 9 9 2 5 7
Turkey 18 19. 20. 20. 20. 21. 21. 23. 21. 22. 22.
1 5 6 6 0 9 1 9 1 5
UK 32. 33. 34. 35. 33. 36. 35. 38. 39. 41. 39. 38. 39. 40. 44. 46.
4 4 2 6 9 4 6 5 6 5 3 1 8 7 9 4
United 27. 29. 28. 28. 28. 27. 29. 31. 31. 30. 32. 32. 32. 31. 32. 35.
States 5 0 9 9 4 9 2 2 3 9 3 3 0 3 9 6
Tổng 29. 27. 28. 28. 28. 28. 29. 30. 31. 31. 31. 32. 32. 32. 34. 37.
OECD 0 7 1 5 5 9 6 8 2 1 6 2 6 6 5 6
Độ lệch 5.4 6.4 6.9 7.2 6.6 6.8 7.0 7.5 7.9 7.9 8.2 8.5 8.7 8.5 8.7 8.9
chuẩn

còn nữa
Bảng 3.1 tiếp theo

1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985
1986 1987 1988 1989 1990 1991
Australia 32. 34. 33. 32. 33. 34. 36. 38. 38. 37. 36. 33. 32. 33. 34.
Austria 8 1 4 9 3 0 4 5 0 7 3 4 4 2 7
Belgium 46. 46. 49. 48. 48. 50. 50. 50. 50. 51. 51. 50. 49. 48. 49.
Canada 9 8 7 9 9 3 4 8 3 3 7 8 3 8 9
Czech 45. 46. 47. 49. 51. 55. 56. 62. 57. 56. 54. 52. 50. 50. 51.
Republic 1 6 9 4 2 7 2 8 1 3 3 2 5 4 5
Denmark 39. 40. 40. 39. 40. 41. 46. 46. 45. 44. 43. 42. 43. 45. 48.
Finland 4 3 8 3 9 8 0 8 2 6 2 5 0 7 9
France 47. 48. 50. 53. 56. 60. 60. 60. 59. 55. 57. 54. 54. 53. 54.
Germany 8 9 6 2 2 0 9 3 3 7 3 2 3 6 5
Greece 37. 38. 38. 37. 37. 38. 39. 43. 42. 43. 43. 42. 41. 44. 52.
Hungary 3 6 2 4 2 1 9 4 3 3 8 7 0 4 7
Iceland 44. 44. 45. 45. 46. 49. 50. 52. 51. 51. 50. 49. 48. 49. 50.
Ireland 0 2 2 5 4 1 8 56. 0 9 2 2 9 9 5 0
Italy 48. 48. 47. 47. 48. 49. 49. 3 48. 45. 45. 45. 44. 43. 43. 44.
Japan 0 0 7 6 4 2 4 46. 1 6 0 3 9 5 8 2
Korea 27. 29. 29. 29. 30. 36. 37. 8 40. 43. 42. 43. 41. 43. 47. 43.
Luxembour 4 0 9 7 5 8 6 40. 2 8 9 1 4 1 4 8
g 33. 34. 34. 35. 34. 54. 54. 3 33. 35. 37. 34. 39. 41. 39. 40.
Mexico 9 0 4 2 4 6 9 51. 7 3 3 3 0 5 0 1
Netherland 46. 44. 44. 47. 51. 51. 34. 5 54. 50. 50. 48. 45. 39. 39. 41.
s 3 3 9 7 9 4 4 48. 0 7 6 1 4 2 9 3
New 42. 42. 46. 45. 46. 34. 63. 6 47. 49. 49. 49. 49. 50. 52. 54.
Zealand 2 5 1 5 1 5 6 38. 1 7 6 4 5 3 9 0
Norway 27. 29. 31. 31. 32. 61. 48. 3 32. 29. 29. 30. 29. 28. 30. 30.
Poland 9 0 1 6 4 2 7 57. 9 4 6 0 4 9 5 3
Portugal 49. 52. 51. 52. 54. 48. 36. 4 51. 17. 16. 16. 16. 17. 18. 19.
Slovak 7 7 8 8 3 5 6 34. 8 6 9 0 2 3 3 4
Republic 56. 54. 55. 58. 59. 42. 66. 8 61. 51. 51. 53. 51. 48. 41. 43.
Spain 6 6 9 0 5 5 8 48. 0 7 0 3 3 9 3 3
Sweden 48. 50. 52. 50. 48. 34. 30. 9 46. 51. 52. 48. 49. 47. 49. 49.
Switzerland 5 1 3 9 9 1 1 30. 3 9 0 1 1 5 4 5
Turkey 35. 35. 36. 35. 25. 65. 47. 8 44. 41. 51. 47. 49. 49. 48. 45.
UK 1 2 4 8 2 1 3 47. 4 5 8 7 5 1 1 3
United 26. 27. 29. 30. 32. 28. 37. 2 39. 39. 45. 38. 37. 36. 49. 50.
States 0 5 3 5 4 9 7 38. 3 9 4 9 5 7 7 6
Total 52. 58. 59. 61. 62. 47. 42. 1 63. 39. 40. 39. 39. 40. 39. 42.
OECD 2 0 7 0 1 8 2 41. 5 7 3 6 0 7 6 0
Standard 30. 30. 30. 29. 29. 35. 10.76 31. 60. 40. 54. 55. 55. 41. 42.
deviation 2 4 2 9 3 3 8.4 4 4 6 8 2 1 6 7
45. 43. 43. 43. 45. 40. 49. 31. 58. 30. 30. 30. 55. 58.
6 7 3 1 1 6 8 0 6 1 5 2 9 9
34. 33. 32. 33. 35. 10.4 35. 51. 30. 40. 38. 37. 30. 32.
5 4 8 0 0 5 3 5 5 1 3 9 5
37. 37. 37. 37. 39. 41. 33. 51. 33. 32. 32. 39. 41.
2 1 6 7 0 0 8 1 9 9 8 1 1
8.8 8.9 9.2 9.6 10.6 9.7 38. 34. 37. 37. 36. 33. 34.
7 2 9 1 8 6 2
10.438. 9.8 9.5 9.2 37. 38.
8 9 6
9.9 8.9 9.0

còn nữa

Tỷ lệ chi tiêu công/GDP của OECD tăng trên 40% có liên quan đến sự sụt giảm
GDP trong các cuộc suy thoái kinh tế đầu những năm 1980 (một số giảm mạnh)
và đầu 1990 (giảm ít nghiêm trọng hơn) ở các nước lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ này
vào cuối những năm 1990 cao hơn gần 10 điểm phần trăm so với đầu những
năm 1960. Rõ ràng, quy mô tương đối của chi tiêu công đã tăng lên đáng kể
trong giai đoạn 40 năm, tăng nhanh hơn nhiều so với GDP.

Tất nhiên, một số quốc gia có tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của OECD và
một số thấp hơn. Chi tiêu của chính phủ vượt quá 40% GDP của toàn EU mỗi
năm kể từ năm 1974 trở đi, vượt quá 50% trong các năm 1982, 1983 và 1993.
Tình hình cũng giống như trong những năm 1990 ở ba nước gia nhập EU mà
số liệu là có sẵn (đó là Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan, không có sẵn dữ liệu
cho Cộng hòa Slovak hoặc Thổ Nhĩ Kỳ). Hình 3.1 cho thấy rõ sự chênh lệch
ngày càng tăng giữa hai nhóm nước này (thậm chí còn cao hơn đối với các nước
trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu) và mức trung bình của OECD trong
toàn bộ thời kỳ.

Bảng 3.1 tiếp theo

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 2001*2002*2003*


Australia 1999 2000
Austria 36.4 36.535.635.734.933.733.332.932.6 33.3 33.2 32.9
Belgium 50.5 53.352.652.552.049.850.149.547.9 47.9 47.5 46.6
Canada 51.5 53.051.150.250.148.648.047.446.7 46.3 46.0 45.7
Czech 49.9 48.746.345.043.140.540.238.737.7 37.8 38.6 38.4
Republic
55.5 43.944.843.943.242.641.543.945.8 46.6 48.5 46.2
Denmark
57.7 58.158.056.656.354.453.451.849.9 49.4 49.6 49.4
Finland
51.7 59.157.554.354.051.348.147.143.9 44.6 45.3 44.5
France
45.0 53.953.853.553.852.852.151.851.0 50.8 50.9 50.4
Germany
45.9 46.245.946.347.346.546.046.243.3 45.7 46.2 45.2
Greece
40.5 48.146.054.652.450.850.752.152.3 51.0 50.5 49.7
Hungary
41.7 59.863.456.253.252.253.150.048.2 48.1 48.0 48.2
Iceland
53.2 40.439.939.238.637.237.739.138.5 39.9 40.3 39.7
Ireland
31.0 41.341.138.036.434.232.231.929.3 30.0 30.9 31.2
Italy
20.6 55.452.751.151.348.547.346.744.4 45.3 44.7 44.7
Japan
43.6 32.833.334.434.933.834.835.936.6 36.9 37.4 37.4
Korea
50.0 20.119.719.320.721.524.123.323.1 24.6 25.1 24.9
Luxembourg
44.8 44.342.443.343.340.840.040.138.1 39.3 40.5 40.1
Mexico
52.0 49.947.647.745.620.018.845.841.6 41.3 41.6 41.4
Netherlands
42.6 41.439.338.637.644.443.443.338.6 38.9 39.9 40.0
New
43.9 51.049.947.645.438.439.539.040.8 40.8 42.4 41.5
Zealand
64.3 54.349.447.046.143.846.345.843.8 46.1 46.1 45.9
Norway
34.9 44.242.741.341.645.643.843.440.8 40.7 40.0 39.7
Poland
43.0 47.245.144.042.840.040.240.638.8 38.1 38.1 37.9
Portugal
52.9 53.0 52.8
Slovak 34.8 67.564.861.959.941.256.339.652.7 38.4 39.4 39.8
Republic 39.5 36.733.733.534.258.040.655.137.0 30.4 31.2 30.6
Spain 9.4 43.242.642.240.738.955.537.129.9 37.2 37.7 37.3
Sweden 34.133.132.932.431.437.730.236.6 7.1 6.9 6.7
Switzerland 40.339.439.239.037.330.537.5 7.4
Turkey 10.0 9.9 9.2 8.8 9.3 36.8 7.6
UK 9.2
United
States

Tổng
OECD

Độ lệch
chuẩn

*Chiếu xuống

Lưu ý: Chi tiêu của chính phủ bao gồm các khoản giải ngân hiện tại,
tổng vốn hình thành và mua đất đai và tài sản vô hình. Các mức trung
bình có trọng số đã được tính toán dựa trên các trọng số được cung
cấp trong OECD (2001b)

Nguồn: OECD (1983a) Table R8; OECD (1985) Table 6.5; OECD
(1999) Table 6.5; OECD (2001b) Annex Table 28

Tỷ lệ này cao nhất ở Thụy Điển, tỷ lệ này vượt quá 50% GDP hàng năm từ năm
1976 đến năm 1999, và tương tự như vậy ở Đan Mạch từ năm 1978. Ở Thụy
Điển, tỷ lệ này vượt quá 60% vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980
và đầu những năm 1990, gần 70% ở đỉnh của suy thoái vào năm 1982. Tỷ lệ
này cũng vượt quá 60 phần trăm ở Đan Mạch và Hà Lan (1981–84) và Hungary
(1994). Ngược lại, mặc dù tăng trong toàn bộ thời kỳ, nhưng tỷ lệ chi tiêu chính
phủ / GDP chưa bao giờ đạt 40% ở Úc, Nhật Bản, Thụy Sĩ hoặc Hoa Kỳ. Ở
Hàn Quốc, tỷ lệ này không bao giờ vượt quá 25%.

Lưu ý: Bảy quốc gia lớn là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Các
nước gia nhập EU là Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia và
Thổ Nhĩ Kỳ

Hình 3.1 Chi tiêu chính phủ tính theo phần trăm GDP: OECD so với
EU và các nền kinh tế lớn

Source:Table 3.1

Lưu ý: OECD Châu Âu bao gồm tất cả các nước Châu Âu là thành viên của
OECD. OECD ngoài châu Âu ít hơn Hoa Kỳ bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mexico và New Zealand. OECD Thái Bình Dương là Australia,
Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand; OECD Châu Mỹ là Canada, Mexico và
Hoa Kỳ; OECD Bắc Âu và Scandinavia là Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na
Uy và Thụy Điển

Hình 3.2 Chi tiêu chính phủ tính theo phần trăm GDP: OECD so với Châu Âu
và các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Bảng 3.1

Rõ ràng, quy mô tài chính công được đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu chính phủ /
GDP ở một số quốc gia lớn gấp đôi so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, bức
tranh chung là một sự gia tăng dao động từ một phần tư đến một phần ba vào
đầu những năm 1960 đến giữa một phần ba và hai phần năm vào cuối thiên niên
kỷ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng xu hướng cho 'trung bình gia quyền' của
OECD được thúc đẩy bởi Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ (xem
Hình 3.1), bảy quốc gia lớn này cùng nhau chiếm tỷ trọng hơn 3/4 mức bình
quân trong kỳ. Bất chấp ảnh hưởng của Pháp, Đức và Anh làm tăng mức trung
bình đó, Hình 3.2 cho thấy rõ rằng quy mô tương đối của tài chính công ở các
nước châu Âu luôn lớn hơn nhiều so với mức trung bình của OECD, ít nhất là
cho đến cuối những năm 1990. Biểu đồ cũng cho thấy rõ rằng quy mô tương
đối của tài chính công ở các nước Châu Âu luôn lớn hơn nhiều so với các nước
ngoài Châu Âu, mặc dù đã có sự hội tụ vào cuối những năm 1990. Các lý do
cho sự hội tụ được thảo luận trong Chương 7.

Bảng 3.1 cũng chỉ ra rằng độ lệch chuẩn kết thúc giai đoạn gần như bằng mức
mà nó bắt đầu sau khi tăng đặc biệt mạnh vào đầu những năm 1980 (mức tăng
cho thấy sự phân tán dữ liệu nhiều hơn xung quanh "mức trung bình không
trọng số"). Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa giá trị ngoại lệ cao và thấp đã tăng
lên đáng kể trong thời gian đầu và giữa kỳ.

Tỷ lệ thuế / GDP

Có thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng xu hướng của tỷ lệ thuế/GDP sẽ rất giống
với xu hướng của tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP. Chắc chắn, tỷ số này cuối kỳ
cao hơn đầu kỳ (xem Bảng 3.2). Tuy nhiên, mức tăng của tỷ lệ thuế/GDP (6,7
điểm phần trăm) thấp hơn đáng kể so với mức tăng của tỷ lệ chi tiêu chính
phủ/GDP (8,6) so với năm 1965 và 1999 (dữ liệu thuế chỉ có từ năm 1965).
Giữa những năm đó, rõ ràng có sự khác biệt rõ rệt về mức tăng trưởng của hai
tỷ số:

■ Trong nửa sau của những năm 1960, tỷ lệ thuế/GDP đã tăng hơn tỷ lệ chi
tiêu/GDP (tương ứng là 3,6 và 2,2 điểm phần trăm)

■ trong những năm 1970, tỷ lệ thuế/GDP tăng chưa bằng một nửa mức tăng của
tỷ lệ chi tiêu/GDP (tương ứng là 2,8 và 6,1 điểm phần trăm)

■ trong những năm 1980, tỷ lệ thuế/GDP tăng trong khi tỷ lệ chi tiêu/GDP giảm
(cộng 2,0 và trừ 2,2 điểm phần trăm tương ứng)

■ trong những năm 1990, tỷ lệ thuế/GDP một lần nữa tăng trong khi tỷ lệ chi
tiêu/GDP lại giảm xuống (lần lượt cộng 1,8 và trừ 0,4 điểm phần trăm).

Bảng 3.2 Thuế tính theo phần trăm GDP

196 196 196 196 196 197 197 197 197 197 197 197 197 197
5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Australia 23.8 23.9 24.7 24.5 25.3 25.5 26.0 25.0 26.6 28.6 29.1 29.7 29.7 28.9
Austria 34.6 35.4 35.3 35.3 35.8 35.7 36.5 37.1 37.6 38.4 38.5 38.5 39.4 41.8
Belgium 31.2 33.3 34.0 34.8 35.0 36.0 36.2 36.4 37.4 38.3 41.1 41.5 42.8 44.1
Canada 25.9 27.6 28.8 29.6 32.0 32.0 31.2 31.8 31.3 33.9 32.9 32.5 31.8 31.6
Czech
Republic
Denmark 30.1 32.7 33.1 36.2 35.7 40.2 43.4 42.7 42.0 44.0 41.1 40.9 41.3 42.9
Finland 30.1 31.4 32.3 32.6 31.1 32.1 33.6 33.8 34.5 33.7 38.2 39.9 39.5 36.4
France 35.0 34.8 35.2 35.4 36.3 35.6 35.1 35.3 35.7 36.3 37.4 35.4 39.5 39.6
Germany 31.6 32.2 32.2 32.1 33.9 32.8 33.2 34.7 36.3 36.3 36.7 36.7 37.9 37.6
Greece 20.6 22.2 23.3 24.3 24.4 24.3 24.4 24.6 23.2 24.0 24.6 27.3 27.6 27.9
Hungary
Iceland
Ireland 26.0 28.1 28.9 29.1 29.8 31.2 32.4 31.1 31.5 32.1 32.5 36.1 35.2 33.9
Italy 27.3 27.0 28.0 28.8 28.2 27.9 28.7 28.5 26.3 28.3 29.0 30.3 30.9 31.3
Japan 18.1 17.6 18.0 17.7 18.2 19.7 20.0 20.7 22.5 23.0 21.1 21.6 22.6 24.3
Korea
Luxembour 30.8 30.7 30.9 29.8 30.2 31.9 34.1 34.9 35.2 36.4 43.6 44.3 49.0 50.3
g
Mexico
Netherland 35.5 37.0 38.1 38.8 39.1 39.1 41.7 42.5 43.7 44.4 45.8 45.4 46.3 47.0
s
New 24.3 25.1 24.9 24.7 24.8 26.4 26.8 28.4 28.0 31.4 30.0 30.1 32.7 30.8
Zealand
Norway 33.2 34.5 36.5 37.6 39.1 39.2 42.4 44.8 45.2 44.7 44.8 48.2 47.2 48.4
Poland
Portugal 18.6 19.1 19.9 19.9 20.7 23.2 22.9 22.6 22.1 22.6 24.8 29.0 27.5 26.5
Slovak
Republic
Spain 14.7 13.7 17.2 16.4 16.9 17.2 17.4 18.4 19.0 18.2 15.6 15.6 21.5 22.7
Sweden 35.6 36.4 37.6 39.8 40.8 40.9 41.6 43.0 42.2 43.2 44.2 48.5 50.8 51.4
Switzerland 20.7 21.5 21.6 22.6 23.7 23.8 23.5 23.9 26.3 27.3 29.6 31.2 31.6 31.6
Turkey 14.9 15.1 16.1 15.9 17.2 17.6 19.4 19.1 19.6 17.9 20.7 21.2 21.7 21.3
UK 30.8 32.0 33.1 34.8 36.6 37.5 35.3 34.0 31.9 35.4 36.1 35.7 35.5 34.0
United 26.5 26.9 28.1 27.5 30.1 30.1 28.8 29.6 29.7 30.2 30.2 29.3 30.3 30.2
States
Trung bình trọng số 26.1 26.5 27.4 27.3 28.9 29.1 28.7 29.3 29.5 30.3 30.3 30.1 31.2 31.4
Độ lệch chuẩn 6.5 6.9 6.8 7.2 7.3 7.2 7.6 7.8 7.8 8.0 8.4 8.6 8.6 8.9

còn nữa

Do đó, hai tỷ lệ đưa ra các thước đo hoàn toàn khác nhau về sự thay đổi trong
quy mô tương đối của tài chính công, đặc biệt là trong ngắn hạn và trung hạn.
Như sẽ được giải thích chi tiết hơn bên dưới, suy thoái có xu hướng làm cho tỷ
lệ chi tiêu công/GDP tăng (chi cho trợ cấp thất nghiệp tăng khi GDP giảm)
nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế/GDP bị giảm (thu thuế giảm khi lợi nhuận, thu
nhập và chi tiêu giảm). Do đó, tỷ lệ chi tiêu/GDP sẽ có nhiều biến động hơn do
suy thoái đầu những năm 1980 và 90. So sánh năm 1980 với 1989 và 1990 với
1999 rõ ràng là không khả quan hơn nhiều về tỷ lệ chi tiêu/GDP so với tỷ lệ
thuế/GDP, sự suy thoái khiến những năm đó không thể so sánh được hoàn toàn
cho cả hai tỷ lệ. Điều này nhấn mạnh cả sự cần thiết phải có một cách tiếp cận
dài hạn và xem xét tất cả các năm, bất kỳ năm nào có thể không mang tính đại
diện. Điều này được thể hiện bởi Hình 3.3 và 3.4.

Bảng 3.2 tiếp theo


197 198 198 198 198 198 198 198 198 198 198 199 199 199
Australia
9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2
Austria
25.8 27.5 27.9 28.3 27.5 29.0 29.1 30.0 29.9 29.6 29.4 29.4 27.7 27.2
Belgium
41.4 39.8 41.0 39.8 39.4 41.2 41.9 41.9 41.5 41.5 40.4 40.4 40.9 42.4
Canada
44.7 42.5 42.5 44.2 44.4 45.5 45.8 45.5 46.0 44.5 42.8 43.1 43.2 43.3
Czech
31.0 32.5 34.3 33.9 33.9 33.7 33.6 34.3 35.7 35.0 35.9 36.6 37.3 37.0
Republic
44.1 43.9 43.7 42.8 44.8 46.1 47.4 49.3 50.0 50.4 49.3 47.1 46.9 47.3
Denmark
35.0 36.2 38.1 37.0 36.8 38.4 40.0 41.6 39.6 42.3 42.6 44.7 46.1 45.9
Finland
41.2 40.6 40.9 41.9 42.6 43.6 43.8 43.4 43.8 43.1 42.9 43.0 43.2 43.1
France
37.3 33.1 32.7 32.6 32.4 32.5 32.9 32.7 32.9 32.7 33.3 32.6 36.8 37.7
Germany
27.7 24.2 24.3 27.5 27.9 28.6 28.6 30.0 30.5 27.6 26.7 29.3 29.4 30.4
Greece
33.8 28.9 29.9 30.2 27.8 29.4 28.1 28.1 28.6 31.2 32.1 31.0 45.9 45.7
Hungary
31.0 31.4 32.5 33.9 35.3 36.1 35.0 35.8 36.0 37.2 33.9 33.5 31.2 32.0
Iceland
24.8 30.4 31.6 33.8 35.8 34.9 34.4 35.9 36.1 36.7 37.8 38.9 34.1 34.4
Ireland
46.2 25.7 26.2 26.5 27.0 27.2 27.5 28.2 29.5 29.9 30.2 30.7 39.3 41.7
Italy
47.4 17.7 17.5 17.7 18.2 17.2 16.9 16.5 16.9 17.0 18.0 19.1 29.9 28.2
Japan
31.2 39.8 41.2 42.3 44.6 43.2 44.4 42.7 42.3 41.1 39.7 40.5 18.7 19.4
Korea
46.1 16.2 15.7 16.0 17.9 17.4 17.0 16.2 17.2 16.6 17.2 17.3 39.5 38.8
Luxembour
g 25.8 43.4 42.8 43.1 44.2 42.6 42.4 43.1 45.6 45.7 43.1 42.8 17.3 17.6

Mexico 23.3 33.0 33.9 34.6 32.3 32.5 33.6 33.9 37.1 36.5 39.1 38.0 45.3 44.9

Netherlands 50.3 42.7 44.4 43.6 42.5 41.7 43.3 45.5 43.7 43.1 41.3 41.8 36.6 37.0

New 31.1 24.4 25.9 26.5 28.0 27.5 26.9 28.4 26.8 28.6 29.2 29.4 41.8 41.0

Zealand 20.8 22.9 24.1 24.3 26.1 27.3 27.6 29.3 31.2 31.4 33.1 33.0 37.2 38.2

Norway 34.0 47.5 48.9 47.9 48.5 48.1 48.5 50.8 53.5 52.8 53.3 53.6 30.6 32.7
Poland 31.3 28.9 29.0 29.7 30.4 30.6 30.2 31.3 31.1 31.4 30.8 30.6 33.3 34.3

Portugal 31.9 17.9 19.0 18.4 17.2 14.3 15.4 17.5 18.8 17.8 18.7 20.0 51.9 49.5

Slovak 8.6 35.2 36.7 39.1 37.5 37.7 37.6 38.0 37.0 37.0 36.4 35.9 30.3 30.8
Republic 27.0 27.5 27.2 25.6 25.5 26.1 25.9 27.1 26.8 27.0 26.7 21.0 22.4
Spain 29.0 29.6 29.8 29.5 29.5 29.8 30.1 30.9 30.8 31.0 31.0 35.2 34.7
Sweden 8.8 8.9 8.8 8.9 9.2 9.4 9.6 9.5 9.5 9.0 8.8 26.8 26.6
Switzerland 31.5 31.4
Turkey 8.7 8.4
UK

United
States

Trung
bình có
trọng số
Độ lệch
chuẩn

còn nữa

Như trường hợp chi tiêu của chính phủ (xem Hình 3.1), Hình 3.3 cho thấy các
nước EU (và trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu) một lần nữa cao hơn
đáng kể mức trung bình của OECD về tỷ lệ thuế/GDP của họ. Trong khi các
nước gia nhập cũng vượt quá mức trung bình của OECD, họ thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ thuế/GDP của EU, trong khi họ rất gần và đôi khi cao hơn tỷ lệ chi
tiêu/GDP của chính phủ EU. Hình 3.4 cho thấy, đối với chi tiêu của chính phủ,
các nước Châu Âu vượt quá mức trung bình của OECD về tỷ lệ thuế/GDP, các
nước ngoài Châu Âu lại ở dưới mức trung bình.

Hình 3.3 và 3.4 cũng cho thấy rõ sự gia tăng ổn định hơn của tỷ lệ thuế/GDP
trong toàn bộ thời kỳ so với tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP (Hình 3.1 và 3.2).
Điều này được xác nhận bằng cách so sánh dữ liệu độ lệch chuẩn trong Bảng
3.1 và 3.2. Độ lệch chuẩn cho cả hai bộ dữ liệu trong hai bảng này nói chung
đã tăng trong toàn bộ thời kỳ, đạt đỉnh vào những năm 1980 và được khớp chặt
chẽ ở cả đầu và cuối kỳ. Tuy nhiên, các biện pháp phân tán xung quanh mức
trung bình cho chi tiêu lớn hơn so với thuế trong những năm 1970 và 80. Hình
3.3 và 3.4 cũng cho thấy rõ rằng có rất ít thay đổi trong xu hướng tăng của tỷ lệ
thuế/GDP, bất chấp sự thay đổi do cuộc suy thoái đầu những năm 1980 gây ra.
Ngược lại, Hình 3.1 và 3.2 cho thấy rằng xu hướng tăng trước đây của tỷ lệ chi
tiêu chính phủ/GDP đã đảo ngược vào đầu những năm 1980, ít nhất là ở các
nước châu Âu.

Bảng 3.2 tiếp theo


1993199419951996199719981999
Australia
27.4 28.7 29.4 30.2 29.9 29.8 30.6
Austria
42.7 42.6 41.6 43.5 44.3 44.2 43.9
Belgium
43.9 45.4 44.8 45.0 45.6 45.9 45.7
Canada
36.6 36.6 36.6 37.2 38.0 38.3 38.2
Czech
Republic 42.9 41.3 40.1 39.3 38.6 38.1 40.4

Denmark 48.8 49.9 49.4 49.9 49.8 49.5 50.4

Finland 44.6 46.6 44.9 47.3 46.1 45.9 46.2

France 43.3 43.7 44.0 45.0 45.2 45.1 45.8

Germany 37.9 38.1 38.2 37.4 37.0 37.0 37.7

Greece 30.9 31.2 31.7 31.8 33.4 35.7 37.1

Hungary 46.5 44.0 42.4 40.7 39.0 38.8 39.2

Iceland 31.2 30.6 31.2 32.4 32.2 34.1 36.3

Ireland 34.4 35.5 32.8 32.9 32.2 31.7 32.3

Italy 44.2 41.4 41.2 42.7 44.2 42.5 43.3

Japan 28.1 27.1 27.9 27.8 27.9 26.8 26.2

Korea 19.9 20.4 20.5 21.4 22.7 22.9 23.6

Luxembourg 41.6 41.9 41.7 43.1 41.4 41.1 41.8

Mexico 17.7 17.2 16.6 16.6 17.5 16.5 16.8

Netherlands 45.2 43.0 41.9 41.5 41.9 40.9 42.1

New 36.9 37.3 38.0 36.1 36.4 35.5 35.6

Zealand 40.1 41.3 41.5 41.5 42.4 43.4 41.6

Norway 42.4 40.4 39.6 39.4 38.8 37.6 35.2


Poland 31.0 31.8 32.5 32.2 32.8 33.5 34.3

Portugal 33.5 33.5 32.8 32.6 33.6 37.1 35.3

Slovak 48.4 48.7 47.6 49.8 51.2 34.1 35.1


Republic 31.9 32.7 33.1 33.9 33.5 51.6 52.2
Spain 22.7 22.2 22.6 25.4 27.9 34.6 34.4
Sweden 33.3 33.9 35.1 35.0 35.2 28.4 31.3
Switzerland 26.9 27.3 27.6 27.9 28.3 37.1 36.3

Turkey 31.7 31.7 31.9 32.1 32.5 28.8 28.9


UK 8.6 7.9 32.6 32.8
United 7.7 7.7
States

Trung bình 8.58.18.2


có trọng số
Độ lệch
chuẩn

Lưu ý: Không có dữ liệu trước năm 1965. Các giá trị


trung bình có trọng số đã được tính toán dựa trên các
trọng số trong OECD (2001b). Thuế bao gồm tất cả các
loại thuế do chính phủ đánh vào thu nhập, an sinh xã
hội, tiền lương và tiền lương, tài sản, hàng hóa và dịch
vụ và các loại thuế nhỏ khác

Nguồn: OECD (1981) Bảng 3; OECD (2001d) Bảng 3


Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1

Hình 3.3 Đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm GDP: OECD so với EU và các nền
kinh tế lớn

Nguồn:Bảng 3.2

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 3.4 Đánh thuế theo phần trăm GDP: OECD so với Châu Âu và các quốc gia
không thuộc Châu Âu

Nguồn: Bảng 3.2

Tỷ lệ vay/GDP và nợ khu vực công/GDP

Sự gia tăng nhỏ hơn của tỷ lệ thuế/GDP trong toàn bộ thời kỳ và sự biến động
trái ngược của hai tỷ lệ trong các thập kỷ giữa các thập kỷ có thể được phản ánh
trong việc vay nợ của chính phủ và trong tích lũy nợ quốc gia. Thật không may,
dữ liệu của OECD không có sẵn để vay và chỉ có sẵn cho nợ của chính phủ
trung ương và thậm chí sau đó chỉ dành cho những năm 1990. Nợ của chính
phủ trung ương trong những năm 1990 được phân tích trong Chương 7. Trong
khi đó, Hình 3.5 cho thấy sự chênh lệch (đôi khi ngày càng tăng) giữa chi tiêu
chính phủ và thu thuế và do đó tác động của việc đi vay và nợ đối với toàn khối
OECD. Sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ chi tiêu và thuế giữa những năm 1970 và
giữa những năm 1980 chỉ có thể được giải quyết bằng sự gia tăng vay nợ và các
nguồn thu nhập khác (như phí sử dụng và bán tài sản) không đủ linh hoạt để
làm cầu nối khoảng cách lớn.

Lưu ý: Xem Bảng 3.1 và 3.2 để biết định nghĩa

Hình 3.5Tổng chi tiêu của OECD so với thuế

Nguồn: Bảng 3.1 và 3.2

ĐIỀU GÌ XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GDP?

Bốn tỷ lệ tài chính công/GDP biến đổi do những thay đổi ở cả tử số và mẫu số.
Ví dụ, tỷ lệ chi tiêu công/GDP sẽ tăng nếu:
■ chi tiêu công tăng lên trong khi GDP không đổi ■ chi tiêu
công không đổi nhưng GDP giảm ■ chi tiêu công tăng nhanh
hơn GDP.

Những thay đổi trong bốn tỷ lệ xảy ra hoặc là một hành động có chủ ý của chính
phủ (ví dụ như sự gia tăng mạnh trong chi tiêu công được tài trợ bởi sự kết hợp
của việc tăng vay, nợ và thuế) hoặc do hoạt động kinh tế biến động. Trong
trường hợp thứ hai, các tỷ lệ này có xu hướng tăng lên khi một nền kinh tế
chuyển từ trạng thái đầy đủ lao động rất thịnh vượng sang giai đoạn suy thoái.
Điều này xảy ra nếu các sự kiện tương tự xảy ra giữa các đối tác thương mại
của nước sở tại, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa sản xuất của nước này giảm
do người tiêu dùng ở các nước khác giảm chi tiêu cho hàng nhập khẩu. Kết quả
là tỷ lệ thất nghiệp ở nước nhà gia tăng tự động dẫn đến tăng chi tiêu công cho
các khoản phúc lợi. Những người lao động dôi dư do các công ty sản xuất tự
đăng ký là thất nghiệp với các văn phòng chính phủ thích hợp và do đó yêu cầu
trợ cấp an sinh xã hội liên quan đến thất nghiệp. Do đó, chi tiêu công tự động
tăng khi GDP giảm và do đó tỷ lệ này tăng.

Suy thoái cũng dẫn đến giảm nguồn thu từ thuế. Điều này là do thu nhập, lợi
nhuận và chi tiêu giảm trong thời kỳ suy thoái khi các công ty bán ít sản phẩm
hơn và khi người lao động mất việc làm hoặc cơ hội làm thêm giờ. Tác động
đến tỷ lệ thuế/GDP phụ thuộc vào tỷ lệ nào giảm nhanh nhất: thu thuế hoặc
GDP.

Trừ khi chính phủ của nước sở tại ngay lập tức cắt giảm mức và/hoặc điều kiện
được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc có thặng dư ngân sách đáng kể để tài trợ
cho những khoản tăng chi trả an sinh xã hội, thì chính phủ phải vay từ khu vực
tư nhân bằng cách bán trái phiếu chính phủ. Do đó, vay nợ của khu vực công
tăng lên và do đó, nợ công tăng khi GDP giảm. Do đó, những tỷ lệ tương ứng
trên GDP tăng lên. Tỷ lệ đi vay/GDP có khả năng tăng cực mạnh bởi vì, thông
thường, lượng đi vay của khu vực công là phần dư tương đối nhỏ của hai khoản
rất lớn: chi tiêu công và thu ngân sách của chính phủ. Do đó, ngay cả một tỷ lệ
phần trăm nhỏ trong chi tiêu công tăng kết hợp với một tỷ lệ nhỏ giảm thuế và
các khoản thu khác dẫn đến một tỷ lệ phần trăm lớn trong khoản vay của chính
phủ tăng. Tương tự như vậy, tác động lên tỷ lệ nợ/GDP sẽ có xu hướng ít hơn
so với tỷ lệ đi vay/GDP, đơn giản vì tỷ lệ nợ của khu vực công thường rất lớn
so với dòng đi vay của chính phủ.

Tác động lên tỷ lệ thuế/GDP có xu hướng ít rõ rệt hơn vì trong khi chuyển động
của chi tiêu công, đi vay và nợ ngược chiều với GDP, thì cả thu thuế và GDP
đều di chuyển cùng chiều (trong ví dụ này là giảm). Kết quả của tỷ lệ (nghĩa là,
cho dù nó tăng, giảm hay không đổi) phụ thuộc vào mức độ lũy tiến của hệ
thống thuế. Ở một khía cạnh nào đó, cơ cấu thuế bao gồm phần lớn thuế thăm
dò tỷ lệ cố định không liên quan đến thu nhập, lợi nhuận và chi tiêu sẽ chứng
kiến tỷ lệ thuế/GDP tăng mạnh vì nguồn thu từ thuế sẽ không thay đổi nhiều
khi GDP giảm. Ở một khía cạnh khác, một hệ thống thuế lũy tiến cao, chiếm tỷ
lệ lớn giữa thu nhập, lợi nhuận, chi tiêu cao và tỷ lệ thấp của thu nhập, lợi nhuận,
chi tiêu thấp, sẽ khiến thuế của nó giảm mạnh khi GDP giảm, do đó sự gia tăng
trong tỷ lệ thuế/GDP sẽ bị hạn chế.

Nhìn chung, trong thời kỳ thịnh vượng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP càng
nhanh thì mỗi tỷ lệ trong bốn tỷ lệ tài chính công càng thấp. Điều này có nhiều
khả năng xảy ra hơn khi chi tiêu công được sử dụng nhiều hơn để tài trợ cho
các khoản đầu tư có hiệu quả kinh tế và tác động không khuyến khích đối với
công việc và không khuyến khích đầu tư của thuế càng nhỏ (xem Chương 6).
Đầu tư hiệu quả về mặt kinh tế không chỉ bao gồm những khoản đầu tư vào cơ
sở hạ tầng vật chất (ví dụ như vào hệ thống giao thông để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc di chuyển hàng hóa) mà còn cả những khoản đầu tư vào vốn con
người (ví dụ sử dụng vốn vay để tài trợ cho việc đào tạo kỹ năng nghề theo yêu
cầu của các công ty). Trong cả hai ví dụ, chi tiêu công làm tăng GDP lớn hơn
giá trị tiền tệ của chi tiêu công đó. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng thu nhập
từ thuế sau đó do thu nhập và lợi nhuận tăng lên do các khoản đầu tư có hiệu
quả kinh tế.
Ba điều kiện cần để tỷ lệ chi tiêu công/GDP giảm đó là:

1. chi tiêu công không thay thế trực tiếp chi tiêu tư nhân (nếu không thì tỷ lệ
này sẽ tăng lên vì GDP sẽ không đổi)

2. không có tác động ít khích lệ đối với công việc và doanh nghiệp xảy ra do
chi tiêu đó hoặc tài chính của nó (nếu không GDP sẽ giảm và do đó tỷ lệ này
sẽ tăng)

3. đầu tư vào khu vực công cải thiện tiềm năng sản xuất của nền kinh tế bằng
một lượng tiền lớn hơn nhiều so với tổng chi phí tài chính của chúng.

Điều kiện thứ ba phản ánh một sự thật rằng chi tiêu công nhỉ hơn GDP trong
nền kinh tế hỗn hợp. Vì vậy, tác động tương ứng lên chi tiêu công của một mức
tăng chi tiêu nhất định sẽ lớn hơn tác động tương ứng lên GDP. Một ví dụ đơn
giản minh họa cho luận điểm này, giả sử hai điều kiện đầu được đáp ứng.

Giả sử GDP là 1000 tỷ euro, trong khi chi tiêu công là 500 tỷ. Do đó, tỷ lệ chi
tiêu công/GDP là 0.5. Bây giờ giả sử chi tiêu công tăng lên 10 tỷ euro, tức là
2%. Tuy nhiê, GDP chỉ tăng 1%, từ 1000 tỷ lên 1010 tỷ euro. Tỷ lệ chi tiêu
công/GDP lúc này là 0.505 (tức là 510 trên 1010). GDP đáng ra phải tăng lên
1020 tỷ euro để tỷ lệ duy trì ở mức 0.5 và hơn thế nữa nếu tỷ lệ này giảm. Do
đó, để tỷ lệ này duy trì ổn định hoặc giảm đi, GDP phải tăng ít nhất bằng tỷ lệ
tăng của chi tiêu công. Điều này có nghĩa là nếu chi tiêu công chiếm một nửa
GDP, Điều này có nghĩa là nếu khu vực công chiếm một nửa GDP, thì mỗi
euro (hoặc đơn vị tiền tệ khác) chi tiêu công tăng thêm phải tương đương với
một euro chi tiêu tư nhân nếu tỷ lệ chi tiêu công/GDP không tăng.

Nếu khu vực công chiếm dưới một nửa GDP, thì khu vực này phải thu hút thêm
chi tiêu tư nhân với số tiền lớn hơn chi tiêu công bổ sung để tỷ lệ này không
đổi hoặc giảm xuống. Ví dụ trên có thể được sửa đổi một chút để minh họa
điểm này. GDP vẫn là 1000 tỷ euro, nhưng chi tiêu công hiện là 400 tỷ, tăng
lên 410 tỷ. Vì vậy, GDP sẽ phải tăng lên 1025 tỷ để tỷ lệ này vẫn ở mức 0,4, có
nghĩa là chi tiêu của khu vực tư nhân phải tăng thêm 15 tỷ.
Tuy nhiên, nếu khu vực công chiếm hơn một nửa GDP, thì khu vực này chỉ
phải thu hút thêm chi tiêu tư nhân với một lượng nhỏ hơn chi tiêu công cộng
thêm để tỷ lệ chi tiêu công không tăng lên. Một lần nữa sửa đổi ví dụ, GDP
bằng 1000 tỷ euro, chi tiêu công hiện là 600 tỷ, tăng lên 610 tỷ. Vì vậy, GDP
sẽ chỉ tăng lên 1017 tỷ để tỷ lệ này vẫn ở mức 0.6, có nghĩa là chi tiêu của khu
vực tư nhân chỉ phải tăng 7 tỷ.

Những ví dụ này đại diện rộng rãi cho các phạm vi tỷ lệ trong Bảng 3.1. Họ
nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo rằng các khoản chi tiêu công được chi
tiêu một cách hiệu quả nhất có thể. Nếu các chính phủ của các nền kinh tế hỗn
hợp muốn tăng chi tiêu công trong khi giảm (hoặc ít nhất là tránh tăng) tỷ lệ chi
tiêu công/GDP của họ, thì họ phải đảm bảo rằng chi tiêu công tăng thêm 'làm
đòn bẩy' cho chi tiêu bổ sung của khu vực tư nhân thông qua đầu tư công có
năng suất cao vào vốn nhân lực và vật chất. Điều này ít nhất một phần giải thích
cho việc ở nhiều quốc gia ngày càng chú trọng đến sự kết hợp bổ sung giữa tài
chính công và tư nhân (xem Chương 5). Trớ trêu thay, những nước có khu vực
nhà nước chiếm ưu thế nhìn chung sẽ dễ dàng giảm tỷ lệ chi tiêu công/GDP
hơn trong khi vẫn tăng chi tiêu công về mặt tuyệt đối, như các ví dụ trên đã làm
rõ.

Tuy nhiên, trợ cấp an sinh xã hội chỉ đơn giản là chuyển tiền từ người nộp thuế
sang người thụ hưởng thông qua ngân sách an sinh xã hội. Do đó, chúng không
bổ sung trực tiếp vào GDP vì chúng không dẫn đến tăng mua sắm hàng hóa và
dịch vụ của khu vực công. Thay vào đó, quyền chi tiêu được chuyển từ người
nộp thuế sang người thụ hưởng. Ngoại lệ duy nhất của quy tắc này là khi việc
nhận trợ cấp an sinh xã hội được thực hiện với điều kiện người nhận phải học
nghề hoặc nhận việc làm có trợ cấp, thì GDP tăng trong cả hai trường hợp.
Thông thường, một phần đáng kể ngân sách an sinh xã hội được hạch toán bằng
lương hưu của nhà nước, những người về hưu rõ ràng không phải đi đào tạo
hoặc làm việc như một điều kiện để nhận lương hưu. Như vậy, nhìn chung, việc
phân phối lại thu nhập vô điều kiện thông qua hệ thống thuế và an sinh xã hội
càng lớn thì tác động lên cả tỷ lệ chi tiêu công/GDP và thuế/GDP càng lớn. Do
đó, các quốc gia muốn hạn chế bất kỳ sự gia tăng nào trong các tỷ lệ đó phải
đảm bảo rằng:

■ chi tiêu công càng có hiệu quả kinh tế càng tốt

■ càng nhiều khoản thanh toán phúc lợi càng tốt, là điều kiện khi người nhận
tham gia đào tạo lại và/hoặc công việc được trả lương.

TẠI SAO BỐN TỶ LỆ TÀI CHÍNH CÔNG / GDP LẠI CÓ SỰ BIẾN ĐỘNG
QUA CÁC NĂM?

Ví dụ trong phần trước đã chứng minh lý do tại sao bốn tỷ lệ tài chính công/GDP
có xu hướng tăng khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn xuống dốc hoặc suy
thoái. Kết quả ngược lại xảy ra khi một nền kinh tế chuyển từ suy thoái, qua
phục hồi và chuyển sang trạng thái toàn dụng nhân lực.

Ngược lại với ví dụ trên, GDP của quốc gia sở tại tăng lên khi sự thịnh vượng
kinh tế giữa các đối tác thương mại dẫn đến xuất khẩu của quốc gia này tăng
lên. Khi các công ty tuyển dụng nhiều lao động hơn để sản xuất những mặt
hàng xuất khẩu đó, thu nhập, lợi nhuận và chi tiêu tăng lên, thu thuế tăng, chi
tiêu an sinh xã hội liên quan đến thu nhập giảm và ngân sách của chính phủ
chuyển từ thâm hụt (tức là chi tiêu lớn hơn thu) sang thặng dư (nghĩa là thu lớn
hơn chi). Việc chuyển từ thâm hụt sang có thặng dư cho phép giảm mức đi vay
và cuối cùng là trả được nợ công. Tỷ lệ chi tiêu công/GDP có thể sẽ giảm đáng
kể và tỷ lệ đi vay/GDP giảm ngoạn mục khi một nền kinh tế bước ra khỏi thời
kỳ thất nghiệp rất cao và sản lượng quốc gia rất thấp khi các khoản chi trả an
sinh xã hội liên quan đến thất nghiệp giảm và khi GDP tăng.

Do đó, bốn tỷ lệ tài chính công giảm, trong trường hợp thuế/GDP do thu từ thuế
tăng chậm hơn GDP ngay cả trong cơ cấu thuế lũy tiến cao. Do đó, các biến
động trong tỷ lệ tài chính công/GDP xảy ra từ năm này sang năm khác khi các
nền kinh tế chuyển qua bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế (hoặc thương mại), đó
là xu thế xuống dốc, suy thoái, phục hồi và bùng nổ. Những biến động này xảy
ra trong các kịch bản 'không đổi chính sách', cụ thể là khi các chính phủ không
cố gắng bù đắp những biến động đó bằng cách thao túng chi tiêu công, thuế và
vay nợ.

Biến động về tỷ lệ tài chính công / GDP sẽ diễn ra thường xuyên miễn là chu
kỳ thương mại có tính định kỳ đều đặn và miễn là chính phủ áp dụng lập trường
"không đổi chính sách". Tính chu kỳ đều đặn xảy ra nếu thời gian của mỗi giai
đoạn trong bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế không đổi. Tuy nhiên, không phải
ai cũng tự tin rằng chu kỳ kinh tế có tính chu kỳ đều đặn như vậy, sự bùng nổ
và suy thoái đôi khi kéo dài hoặc trong các trường hợp khác là tương đối ngắn.
Trên thực tế, nền kinh tế thế giới thường xuyên chịu những cú sốc kinh tế dữ
dội, chẳng hạn như thiên tai lớn, chiến tranh hoặc các cuộc khủng hoảng khác,
dẫn đến thương mại thế giới bị gián đoạn và chu kỳ kinh tế cũng vậy (giả sử có
một chu kỳ kinh tế thực sự tồn tại)

Sự thay đổi trong chính sách của chính phủ cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tài chính
công/GDP. Thay vì đơn giản đứng dưới kịch bản ‘không đổi chính sách’, hầu
hết các chính phủ điều chỉnh những chính sách của họ trong bối cảnh các sự
kiện kinh tế không lường trước được. Ví dụ, các quốc gia thành viên EU đang
tìm cách đảm bảo rằng tài chính công của họ duy trì phù hợp với mức thâm hụt
Maastricht và tỷ lệ nợ Maastricht có thể phải áp dụng lập trường "chính sách
thay đổi". Điều này đặc biệt xảy ra nếu họ đã gần vi phạm các tỷ lệ đó và vay,
nợ của họ tăng mạnh trong thời kỳ suy thoái. Trong trường hợp này, họ sẽ phải
đưa ra một chương trình cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế.

Tóm lại, có ba nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tỷ lệ tài chính công/GDP:

1. Chu kỳ kinh tế

2. Các cú sốc kinh tế không nằm trong chu kỳ kinh tế

3. Các thay đổi tùy ý của chính phủ đối với tài chính công.

TẠI SAO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CÔNG/GDP HIỂN THỊ XU
HƯỚNG RỦI RO TĂNG LÊN TRONG DÀI HẠN?
Xu hướng tăng lên về dài hạn trong bất kỳ tỷ lệ tài chính công/GDP nào, chẳng
hạn như tỷ lệ chi tiêu công/GDP có xu hướng tăng trong các giai đoạn xuống
dốc và suy thoái của chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, những ảnh hưởng có thể có
trong dài hạn lên chi tiêu công có thể không được phân biệt rõ ràng với các yếu
tố ngắn hạn. Ví dụ, xung đột quân sự hoặc căng thẳng quốc tế gia tăng thường
dẫn đến chi tiêu quốc phòng và quân sự cao hơn trong ngắn hạn. Trừ khi họ
được tài trợ đầy đủ bằng thuế cao hơn, từ quỹ dự phòng, hoặc cắt giảm chi tiêu
công ở những nơi khác, các khoản chi tăng lên như vậy dẫn đến mức vay nợ
công và nợ công cao hơn. Các khoản thanh toán lãi suất và trả nợ liên tục dẫn
đến chi tiêu công cao hơn trong trung và dài hạn, kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Tỷ lệ chi tiêu công/GDP và thuế/GDP của các nước phát triển cho thấy sự tăng
trưởng dài hạn trong nửa sau của thế kỷ XX, như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên,
điều chưa được làm rõ là sự gia tăng đồng thời của GDP. Tổng GDP của tất cả
các nước OECD đã tăng hơn gấp đôi tính theo giá trị thực (nghĩa là sau khi tính
đến lạm phát) từ năm 1960 đến năm 1977 và gần như tăng gấp đôi một lần nữa
từ năm 1978 đến năm 1999. Với mức tăng trưởng GDP rất đáng kể trong cả
thời kỳ, chi tiêu công và nguồn thu từ thuế rõ ràng đã tăng lên rất nhiều trong
điều kiện thực tế.

Tỷ lệ nợ của khu vực công/GDP chỉ thể hiện xu hướng dài hạn nếu có sự khác
biệt lâu dài và nhất quán giữa tốc độ tăng chi tiêu công/GDP và tỷ lệ thu
công/GDP, như đã nêu. Tỷ lệ nợ/GDP tăng nếu chi tiêu công lớn hơn thu (phản
ánh việc vay nợ dài hạn để tài trợ cho thâm hụt ngân sách) và giảm trong trường
hợp ngược lại (phản ánh việc sử dụng nguồn thu từ thặng dư ngân sách để trả
nợ). Ở tất cả các quốc gia, phần lớn doanh thu của khu vực công là từ thuế (xem
Chương 5). Do đó, sự biến động của tỷ lệ nợ/GDP chủ yếu phản ánh sự khác
biệt giữa tỷ lệ chi tiêu công/GDP và thuế/GDP (xem Chương 7).

Tỷ lệ đi vay của khu vực công/GDP chỉ cho thấy xu hướng dài hạn nếu có sự
chênh lệch dai dẳng và ngày càng tăng giữa chi tiêu công và thu ngân sách khu
vực công. Chỉ đơn giản là phần còn lại giữa chi tiêu công và thu ngân sách
công, vay nợ của khu vực công thường thể hiện sự thay đổi lớn từ năm này sang
năm khác chứ không phải là một xu hướng dài hạn.

Nhiều nhà phân tích đã tìm cách giải thích xu hướng tăng của tỷ lệ chi tiêu
công/GDP. Có một cách tiếp cận với hai giai đoạn:

1. phát triển một học thuyết về sự gia tăng của chi tiêu công

2. kiểm tra giả thuyết dựa theo bằng chứng.

Cách tiếp cận này giả định rằng chi tiêu công quyết định một cách hiệu quả các
thành phần khác của tài chính công, đặc biệt là thuế, vay và nợ. Do đó chi tiêu
quyết định tài chính. Trong trường hợp này, quyết định chính là chi tiêu bao
nhiêu, số tiền huy động tài chính công phụ thuộc vào quyết định đó. Điều này
(hơi gây hiểu lầm) được gọi là 'mô hình chi tiêu và thuế' của tài chính công.
Trong thực tế, điều ngược lại có thể xảy ra, theo đó tài chính quyết định chi
tiêu. Trong trường hợp này, các chính phủ chỉ chi tiêu những khoản thu họ có
thể tăng từ thuế, vay nợ, phí sử dụng, v.v. Đây được gọi là "mô hình thuế và
chi tiêu", một lần nữa dễ gây hiểu lầm vì thuế không phải là nguồn thu duy nhất
của khu vực công. Tất nhiên có thể có ảnh hưởng hai chiều (chứ không phải
một chiều) giữa chi tiêu và thu.

Có nhiều lý thuyết thay thế về gia tăng chi tiêu công, việc chứng minh hoặc bác
bỏ lý thuyết này cực kỳ khó trong thực tế (như sẽ được thảo luận dưới đây). Cụ
thể, các lý thuyết có thể cố gắng giải thích:

■ tổng chi tiêu công

■ các thành phần riêng lẻ của chi tiêu công

■ sự gia tăng của chi tiêu công.

Các lý thuyết tập trung vào một trong hai hoặc cả nhu cầu và cung ứng dịch vụ
công, trong mỗi trường hợp riêng lẻ hoặc tổng hợp.

Các lý thuyết bên cầu về chi tiêu công:


■ Sở thích của cử tri đối với số lượng và chất lượng của các dịch vụ công. Nhu
cầu đối với các dịch vụ giáo dục có xu hướng tăng theo thu nhập, do đó
người ta lý thuyết rằng, tại bất kỳ thời điểm nào, nhu cầu nói chung sẽ lớn
hơn khi thu nhập của cử tri tăng lên. Điều này không nhất thiết có nghĩa là
các xã hội giàu có hơn coi trọng giáo dục vì lợi ích của chính nó. Thay vào
đó, nó có thể phản ánh sự chuyển đổi của nền kinh tế từ sản xuất nông
nghiệp, thông qua sản lượng công nghiệp và sản xuất, sang dịch vụ, mức độ
cần thiết của các yêu cầu về giáo dục và kỹ năng tăng lên khi các nền kinh
tế chuyển từ khu vực tiểu học qua trung học sang đại học. Sự chuyển dịch
ngành này cũng gắn liền với sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ vào
lực lượng lao động, những người có nhu cầu về giáo dục cũng tăng lên theo
thời gian. Những nhóm dân cư giàu có hơn thường yêu cầu mức độ cao hơn
về chăm sóc sức khỏe, luật pháp và trật tự cũng như các dịch vụ công cộng
khác, cũng như giáo dục.

■ Sở thích của cử tri đối với việc phân phối lại thu nhập. Những ưu đãi đó
dường như càng lớn khi tỷ lệ dân số đủ điều kiện bỏ phiếu càng lớn, nhượng
quyền thương mại thường được mở rộng theo thời gian lịch sử từ nhóm thu
nhập cao hơn đến nhóm thu nhập thấp hơn. Các tầng lớp không có chính
sách, phụ nữ, nhóm tuổi trẻ có nhiều lợi ích hơn từ việc phân phối lại. Có
quyền bỏ phiếu cho phép họ đạt được sự phân phối lại lớn hơn có lợi cho
họ.

■ Lo ngại rủi ro. Mặc dù, tại bất kỳ thời điểm nào, cử tri không được hưởng lợi
từ việc phân phối thu nhập bình đẳng hơn, tuy nhiên, họ có thể ủng hộ lợi
ích nhà nước nhiều hơn cho các nhóm khác vì họ kỳ vọng sẽ rơi vào một
trong những nhóm đó vào một thời điểm nào đó trong tương lai (ví dụ khi
về già).

■ Những nhóm gây áp lực. Cử tri-công dân có thể bỏ phiếu cho các khoản chi
tiêu có lợi cho các nhóm lợi ích cụ thể của họ. Ví dụ, những người đã nghỉ
hưu bỏ phiếu hoặc kích động đòi tiền lương hưu của nhà nước cao hơn, các
nhượng bộ và miễn giảm phí giao thông công cộng và các dịch vụ giải trí
công cộng cũng như tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng trong cơ cấu nhân
khẩu học của nhiều quốc gia thúc đẩy 'phiếu xám'. Những nhu cầu gia tăng
như vậy được nâng cao bởi số lượng và tỷ lệ ngày càng tăng của các nhóm
người cao tuổi giàu có, có thể trả thêm chi phí thuế cho các dịch vụ từ lương
hưu nghề nghiệp của họ và tích lũy của cải lớn hơn từ tiền tiết kiệm và nhà
ở do chủ sở hữu thuê.

■ Đô thị hóa. Nhu cầu về các dịch vụ như giao thông công cộng, luật pháp và
trật tự dường như càng lớn khi mức độ đô thị hóa càng lớn, trong hai trường
hợp này là do tình trạng tắc nghẽn và tội phạm ngày càng gia tăng.

Các lý thuyết trọng cung về chi tiêu công:

■ Sở thích của các chính trị gia và quan chức. Công việc và triển vọng nghề
nghiệp của họ thường được nâng cao nhờ các khoản chi tiêu lớn hơn cho
chương trình. Khả năng này phần lớn sẽ được ưu tiên bởi 'dân chủ trực tiếp',
nơi các cử tri gặp nhau để bỏ phiếu về từng chương trình chi tiêu. Tuy nhiên,
nó sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi ‘dân chủ đại diện’ vì cử tri không có
cơ hội biểu quyết cho từng mục chi tiêu. Thay vào đó, cử tri lựa chọn trong
số nhiều đảng phái chính trị, mỗi đảng đưa ra những tuyên ngôn khác nhau
trong việc tranh cử phiếu bầu. Theo đó, cử tri bày tỏ sự ưa thích của họ đối
với các khoản chi tiêu chỉ gián tiếp và chỉ về tổng chi tiêu công, không phải
đối với các chương trình cá nhân. Dân chủ đại diện là hình thức đại diện
chính trị phổ biến nhất.

■ Ảo giác tài khóa. Các chính phủ che giấu chi phí thuế thực của các khoản chi
tiêu công bằng cách đánh phần lớn thuế "vô hình" đối với hàng hóa hoặc
bằng cách cho phép lạm phát làm giảm dần giá trị thực của các khoản phụ
cấp thuế. Do đó, cử tri-những người đóng thuế không nhận ra các dịch vụ
khu vực công đắt đỏ như thế nào và vì vậy đòi hỏi quá nhiều trong số đó. Họ
đánh giá thấp chi phí bởi vì họ không nhận ra họ phải trả bao nhiêu tiền thuế
để tài trợ cho các dịch vụ đó. Nhiều loại thuế được "ẩn" trong giá bán lẻ (ví
dụ VAT) và vì vậy mọi người nghĩ rằng hàng hóa, dịch vụ của khu vực tư
nhân đắt hơn nhiều so với thực tế và hàng hóa, dịch vụ của khu vực công rẻ
hơn nhiều so với thực tế. Do đó, nhu cầu đối với đầu ra của khu vực công
tăng trong khi nhu cầu đối với đầu ra của khu vực tư nhân giảm. Về nguyên
tắc, khi bỏ phiếu cho chi tiêu công cao hơn, cử tri cũng nên tính đến yếu tố
thuế của giá bán lẻ như chi phí dịch vụ khu vực công. Nếu họ không làm
được điều này, thì họ sẽ yêu cầu chi tiêu công nhiều hơn những gì họ đã làm.

■ Cơ cấu của chính phủ. Chi tiêu công có thể bị ảnh hưởng bởi các thể chế của
chính phủ. Được cho là có trách nhiệm giải trình chặt chẽ hơn với cử tri,
phần lớn các chính quyền địa phương tự chủ tài chính sẽ ít chi tiêu công hơn
so với cấu trúc chính phủ quốc gia tập trung cao (nghĩa là 'từ xa'). Tuy nhiên,
ảo giác tài khóa có thể trở nên trầm trọng hơn ở cấp địa phương do các khoản
viện trợ liên chính phủ được các chính phủ quốc gia và/hoặc khu vực chi trả
cho các chính quyền địa phương ở mức cao. Trong những trường hợp như
vậy, chi phí thuế địa phương của các dịch vụ đô thị thấp hơn đáng kể so với
chi phí thực, do đó nhu cầu đối với các dịch vụ đô thị lớn hơn nếu thuế địa
phương tài trợ đầy đủ chi phí của họ (nhưng xem Chương 8).

■ Giả thuyết chênh lệch năng suất. Điều này cho thấy năng suất lao động trong
khu vực tư nhân tăng nhanh hơn so với khu vực công. Cả hai khu vực cạnh
tranh với nhau để thuê nhân công và do đó khu vực công phải phù hợp với
mức trả công của khu vực tư nhân. Tỷ lệ trả công cao hơn có thể được tài
trợ bởi sự cải thiện năng suất trong khu vực tư nhân bằng cách thay thế lao
động bằng vốn (đó là nhà xưởng và máy móc). Phạm vi thay thế như vậy bị
hạn chế nhiều trong khu vực công vì máy móc không thể thay thế bác sĩ và
giáo viên, v.v. Do đó, chi phí của dịch vụ khu vực công tăng so với chi phí
của khu vực tư nhân. Thông thường, chi phí tương đối của các dịch vụ công
cộng sẽ dẫn đến giảm nhu cầu. Tuy nhiên, nếu cung và cầu không nhạy cảm
với chi phí, thì chi tiêu công sẽ tăng lên. Trên thực tế, không có gì hiển nhiên
rằng các dịch vụ của khu vực tư nhân có thể đáp ứng được cường độ vốn lớn
trong sản xuất của họ hơn là các dịch vụ của khu vực công. Thật vậy, có thể
lập luận rằng, trên thực tế, năng suất đã tăng nhanh chóng trong khu vực
công do kết quả của các sáng kiến tiết kiệm chi phí (xem Chương 4).

Ảnh hưởng từ phía cung và cầu đối với chi tiêu công có thể không tách biệt rõ
ràng và có thể bị nhầm lẫn với nhau. Ví dụ, việc làm cao hơn có thể đi kèm với
chi tiêu công cao hơn, không phải vì các quan chức ủng hộ chi tiêu công cao
hơn về phía cung, mà vì cả hai có thể chỉ đơn giản phản ánh sở thích của cử tri
ở phía cầu. Do đó, nhu cầu lớn hơn về các dịch vụ y tế công cộng đòi hỏi việc
làm của nhiều bác sĩ và y tá hơn. Tuy nhiên, nhu cầu đó một phần có thể bị ảnh
hưởng bởi các tranh luận của nhân viên y tế về nhu cầu chi tiêu y tế nhiều hơn.
Nhìn chung, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực công càng lớn thì nhu cầu tự
phục vụ cho chi tiêu công của nhân viên khu vực công và các thành viên trong
hộ gia đình của họ càng lớn.

KIỂM TRA CÁC GIẢ THUYẾT DỰA VÀO BẰNG CHỨNG

Việc kiểm tra tính hợp lệ của một lý thuyết thường dựa vào 'phân tích số', sử
dụng một lượng lớn dữ liệu liên quan đến khoảng thời gian dài (vài thập kỷ trở
lên). Thử nghiệm thực nghiệm được đáp ứng bởi các vấn đề dữ liệu. Các vấn
đề chung về dữ liệu đã được thảo luận ở trên. Đặc biệt, dữ liệu có thể thay đổi
theo thời gian về độ tin cậy và tính nhất quán do các phương pháp và định nghĩa
thu thập dữ liệu khác nhau, khiến cho việc so sánh lịch sử trở nên khó khăn đối
với bất kỳ quốc gia nào. Những khó khăn về dữ liệu như vậy được kết hợp bởi
các nghiên cứu so sánh của nhiều quốc gia. Trong khi dự kiến các vấn đề về dữ
liệu sẽ giảm dần theo thời gian, khi các phương pháp thống kê được cải thiện
và tiêu chuẩn hóa diễn ra ở các quốc gia, các phát triển khác có thể ảnh hưởng
đến tính nhất quán và độ tin cậy của dữ liệu. Một ví dụ là sự tăng trưởng của
cái gọi là 'nền kinh tế đen', nơi hoạt động kinh tế bị che giấu khỏi chính quyền
và do đó không được ghi chép - ví dụ: thu nhập từ việc làm có thể không được
kê khai để tránh nộp thuế một cách bất hợp pháp và làm mất lợi ích nhà nước.
Sự bác bỏ rõ ràng của một giả thuyết có thể phản ánh những bất cập của dữ liệu
có sẵn nhiều hơn giả thuyết. Ngay cả khi dữ liệu chứng thực một giả thuyết,
việc chứng thực không chứng minh tính hợp lý của giả thuyết trong mọi trường
hợp đối với bất kỳ quốc gia nào hoặc ở tất cả các quốc gia. Không có gì lạ khi
nhiều giả thuyết được chứng thực bằng kiểm tra thực nghiệm, cho thấy rằng
nhiều giả thuyết có thể là những giải thích một phần (thay vì toàn diện) về tỷ
trọng chi tiêu công trong GDP đang tăng lên. Các giả thuyết có thể là một phần
theo nghĩa là chúng dựa trên một ngành học duy nhất. Ví dụ, các lý thuyết kinh
tế về tăng trưởng chi tiêu công nhất thiết bỏ qua các ảnh hưởng chính trị, thể
chế, văn hóa, xã hội học và các ảnh hưởng khác đến chi tiêu công. Mặt khác,
các lý thuyết chính trị bỏ qua các yếu tố kinh tế (chẳng hạn như thu nhập của
cử tri). Các lý thuyết thậm chí có thể chỉ nằm trong phạm vi của một chuyên
ngành, chẳng hạn chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các
dịch vụ công trong khi bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung của
chúng

Rõ ràng, với vô số yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu công, rất khó để xác định một
tập hợp các yếu tố chung có thể áp dụng ở tất cả các quốc gia trong mọi thời
kỳ. Một số yếu tố này có thể có ảnh hưởng cố định, ví dụ như thu nhập của cử
tri và chi phí dịch vụ công liên quan đến đầu ra của khu vực tư nhân. Các yếu
tố khác có thể không ổn định hoặc không có tác động rõ rệt, chẳng hạn như hệ
tư tưởng chính trị của chính phủ. Trong ví dụ này, sự thay đổi chính phủ sẽ
không có tác động (hoặc tác động không ổn định), nếu chính phủ sắp thành lập
bị ràng buộc bởi sự kế thừa các cam kết trong quá khứ của chính phủ sắp mãn
nhiệm. Ví dụ về trường hợp chính phủ sắp mãn nhiệm đã ký các hợp đồng mua
sắm hàng rào ràng buộc về mặt pháp lý với các nhà sản xuất vũ khí.

Do đó, mặc dù có một lượng lớn các thử nghiệm thực nghiệm về các thuyết
thay thế, không có giả thuyết đơn lẻ nào đưa ra lời giải thích thỏa đáng về sự
gia tăng trong dài hạn của chi tiêu công trên các quốc gia nói chung. Tuy nhiên,
rõ ràng sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi kết luận rằng chi tiêu công chỉ phản ánh
sở thích của cử tri, vì rõ ràng có những ảnh hưởng từ phía cung và phía cầu đối
với chi tiêu. Nhu cầu của cử tri chỉ có thể mang tính quyết định theo chế độ dân
chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện.

Việc tìm kiếm một hoặc nhiều biến giải thích mạnh mẽ giải thích sự tăng trưởng
của chi tiêu công, theo một nghĩa nào đó, là một chimera (khái niệm hỗn hợp)
dựa trên một quan điểm khá cơ học về xác định chi tiêu công. Chắc chắn, trong
ngắn hạn, chi tiêu công bị ảnh hưởng bởi số lượng người yêu cầu phúc lợi và
hệ tư tưởng của chính phủ thời đó. Về dài hạn, chi tiêu công bị ảnh hưởng rõ
ràng bởi số tiền mà cử tri có thể chi trả bằng thuế (và phí dịch vụ, nếu bị đánh
thuế). Nhưng khả năng trả thuế không giống như khả năng chi trả cho các dịch
vụ công. Sự sẵn lòng đó bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh luận công khai đang diễn
ra về vai trò tương đối của chính phủ và thị trường, nhà nước và người dân.
Điều này bao gồm mức độ mà các cá nhân có thể mong đợi được hỗ trợ bởi
chính sách phúc lợi và sự phát triển kinh tế xã hội lớn hơn ảnh hưởng đến nhận
thức về các mức tối thiểu và tiêu chuẩn dịch vụ cần thiết trong các nền kinh tế
ngày càng phức tạp.

Về mặt kỹ thuật (thay vì triết học), bản chất không xác định của các yếu tố ảnh
hưởng đến chi tiêu công trong dài hạn phản ánh thực tế là các biến giải thích
không thể tách biệt rõ ràng và loại trừ lẫn nhau. Ví dụ, sở thích của cử tri và hệ
tư tưởng của đảng phụ thuộc lẫn nhau thông qua ảnh hưởng của các cuộc tranh
luận công khai. Cuộc tranh luận đó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh
như phạm vi đổi mới trong việc cung cấp dịch vụ công, khủng hoảng, các căn
bệnh mới đắt tiền để chữa trị, mối quan hệ chặt chẽ hơn về kinh tế và chính trị
giữa các quốc gia, v.v. Tất cả những điều có thể được kết luận một cách hợp lý
là:

■ chi tiêu công bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố

■ ảnh hưởng tương đối hoặc tuyệt đối có thể không giống nhau ở tất cả các
quốc gia ■ sự ảnh hưởng thậm chí có thể không ổn định ở bất kỳ quốc gia
nào ■ sự ảnh hưởng khác nhau trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Dù vậy, dường như có ba nhóm nhân tố lớn ảnh hưởng đến chi tiêu công:
1. các biến số kinh tế chẳng hạn như thu nhập của cử tri, chi phí tương đối của
các dịch vụ công, tỷ lệ thất nghiệp, v.v.

2. các biến số chính trị, bao gồm hệ tư tưởng chính trị của chính phủ thời đó
và ảnh hưởng của các nhóm áp lực khác nhau, bao gồm cả nhân viên khu
vực công

3. biến số cấu trúc chẳng hạn như cơ cấu nhân khẩu học, chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp, mức độ đô thị hóa, v.v.

XU HƯỚNG TĂNG LÊN TRONG CỦA TỶ LỆ TÀI CHÍNH CÔNG/GDP


CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÁNG QUAN TÂM?

Như đã nói ở trên, những người theo Chủ nghĩa Tự do và Tân tự do lo ngại về
sự phát triển của nhà nước, tin rằng nó chỉ cung cấp các quyền tiêu cực (Những
người theo chủ nghĩa tự do) hoặc các quyền tích cực bị hạn chế rất nghiêm ngặt
(Tân tự do), nếu không sẽ để công dân tự tiêu tiền của họ.

Vấn đề đạo đức xoay quanh chính xác khi nào chính phủ trở nên lớn mạnh về
mặt kinh tế và xã hội đến mức nó đè nặng quyền tự do cá nhân quá mức? Giả
định là các chính phủ có khả năng lập kế hoạch cung cấp các dịch vụ tốt hơn
để thúc đẩy phúc lợi của các chính phủ. Trên thực tế, nếu các chính phủ không
có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, hoặc nếu họ đưa ra các quyết định
phục vụ lợi ích của họ hơn là của cá nhân và/hoặc cộng đồng, thì các vấn đề
đạo đức sẽ trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, liệu nhà nước có công bằng khi
lấy tiền của những người kiếm được nhờ công việc khó khăn của chính họ và
của doanh nghiệp và chia cho những người có thể đã làm được ít để giúp đỡ
họ? Điều này có thể không công bằng giống như không làm gì để giúp những
người không thể tự giúp mình.

Ngoài ra còn có các vấn đề kinh tế kỹ thuật ngoài vấn đề đạo đức và công bằng.
Như đã đề cập, có thể cho rằng mức chi tiêu công, thuế và vay nợ quá mức đã
phá hủy hoặc kìm hãm đáng kể các động lực kinh tế đối với công việc và doanh
nghiệp. Làm việc có ích gì nếu một người có thể sống gần như sung túc bằng
các khoản trợ cấp hậu hĩnh của nhà nước khi so sánh với những gì còn lại từ
thu nhập kiếm được sau khi trả mức thuế thu nhập cao? Do đó, những người
theo Chủ nghĩa Tự do và Tân tự do lo sợ rằng những kết quả bất lợi sẽ được tạo
ra:

■ thuế cao phá hủy động cơ cho doanh nghiệp và khả năng tự lực

■ các khoản chi trả phúc lợi cao và các mức dịch vụ tạo ra một nền văn hóa phụ
thuộc.

Luận điểm cho rằng sự tăng trưởng của nhà nước đang chịu chi phí của khu vực
tư nhân làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng trong dài hạn của tỷ lệ tài chính
công/GDP. Luận án đã tìm thấy sự ủng hộ chính trị đáng kể ở các nước phát
triển trong những năm cuối thế kỷ XX. Người ta ngày càng nhận ra rằng sự can
thiệp của chính phủ có thể phản tác dụng trong việc gây khó khăn hơn cho việc
đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội. Như đã nêu trong Chương 2, thất bại
của chính phủ có thể nghiêm trọng hơn thất bại của thị trường. Do đó, trong
trường hợp đó, nhà nước nên hạn chế thực hiện các chức năng cốt lõi (ví dụ
hoạch định chính sách chiến lược). Nó nên cho phép hoặc cho phép khu vực tư
nhân cung cấp càng nhiều dịch vụ của khu vực công càng tốt bằng cách ‘đẩy
lùi giới hạn của nhà nước’ thông qua tư nhân hóa và cơ bản hơn là ‘tái tạo chính
phủ’ về cách thức đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Các chính phủ
nên ‘chèo lái thay vì chỉ đạo’, đưa ra định hướng chiến lược nhưng trong hầu
hết các trường hợp, không tự cung cấp dịch vụ. Thay vào đó, họ cho phép cung
cấp dịch vụ của khu vực phi nhà nước (nghĩa là khu vực tư nhân và tự nguyện).
Trạng thái trở thành trạng thái kích hoạt thay vì trạng thái nhà cung cấp. Những
dịch vụ không phụ thuộc vào nhà nước để tồn tại có thể được tư nhân hóa.
Những người khác có thể được cung cấp bởi các công ty khu vực tư nhân theo
chế độ hợp đồng cạnh tranh. Kịch bản này được gọi là sự thay đổi "từ chính
phủ sang quản trị". Nói cách khác, sự can thiệp của chính phủ nên là biện pháp
cuối cùng (không phải đầu tiên).

TỶ TRỌNG TỐI ƯU CỦA TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GDP LÀ GÌ?


Nhóm 1: CP phải xem người dân sẵn sàng nộp thuế bao nhiêu, rồi từ số
thuế thu được quyết định chi tiêu cho HH và DVC như thế nào là tốt nhất
(Tax and Spend Model). Thuộc nhóm này có 2 quan điểm:

1. Mô hình trao đổi tài khoá (Fiscal exchange model): CP hoàn toàn dựa vào
quyền lựa chọn của mỗi cá nhân về mức thuế và mức CTC. Trường phái này
đứng trên nguyên tắc quyền lựa chọn của cá nhân phải được tôn trọng tuyệt
đối (kiểu như chủ nghĩa dùng bài tự do cá nhân ở các nước TBCN hiện nay).

Thực tế, (như lý thuyết LCC đã nêu), thiểu số phải phục tùng đa số nên k có
gì đảm bảo theo mô hình này có thể tôn trọng hoàn toàn quyền tự do của
từng cá nhân.

2. Mô hình chuyển giao (phân phối) tài khoá (Fiscal transfer model): Mô
hình này chấp nhận việc cho phép đa số được quyết định việc sử dụng tài chính
công để phân phối lại giữa các cá nhân và nhóm người. Thuyết vị lợi thì ủng
hộ việc phân phối lại sao cho PLXH tối đa được thủ hưởng bởi số người tối
đa. Còn chủ nghĩa tập thể (CN cộng sản) thì làm theo năng lực, hưởng theo
nhu cầu, có nghĩa là cũng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá PLXH và phân chia
cho tất cả theo nhu cầu của họ (chứ k phải phân phối lại kiểu như lấy từ người
có MU thấp chuyển sang cho người có MU cao như thuyết vị lợi).

Mô hình này cũng vấp phải nguy cơ đa số áp chế thiểu số trong cơ chế LCC
hiện nay: lợi dụng danh nghĩa tối đa hoá PLXH để bóc lột và gây sự bất công
cho nhóm thiểu số (kiểu như CNXH cái gì cũng nhân danh tập thể để chà đạp
lên quyền tự quyết của cá nhân ấy). Ngoài ra, cũng k đưa ra được thước đo
khách quan về thế nào là “PLXH tối đa”, “năng lực” hay “nhu cầu”.

Nhóm 2: CP quyết đinh mức chi tiêu cần thiết trước, rồi mới xác định mức
thuế mà người dân phải đóng (Spend and Tax Model).

1. Mô hình tập trung hoá – nhân văn (despotic benevolent: Đúng nghĩa phải
là chuyên chế nhân đạo, nhưng nếu muốn tránh từ chuyên chế có hàm ý xấu thì
thay bằng tập trung hoá – centralized). Mô hình này dựa chủ nghĩa phụ quyền,
cho rằng CP hiểu rõ hơn người dân về cái gì là tốt nhất cho họ, vì thế CP theo
đuổi mục tiêu tối đa hoá phúc lợi của từng công dân, bằng cách chăm lo cho họ
từ khi sinh ra đến khi chết.

Hạn chế của mô hình này là khiến người dân ỷ lại, vì thế thay vì tạo ra được cái
“bánh tối đa” để phân phối cho người dân thì thực chất chỉ là “chia nhau cái
bánh bé’ do người dân không phát huy hết năng lực của mình để đóng góp cho
PLXH.

2. Mô hình thất bại của CP (leviathan model, dịch đúng nghĩa là quái vật thần
thoại, nhưng từ này tối nghĩa trong tiếng Việt). Bản chất mô hình này không
coi CP là chìa khoá vạn năng, mà bản chất cũng chỉ là một chủ thể trong nền
kinh tế, có thể mắc sai lầm, chưa chắc đã đại diện cho mọi cử tri, và thậm chí
có thể không đáng tin cậy. Mô hình này cho rằng các căn bệnh của CP (như
không vì số đông, bất tài, biến chất, tham nhũng) có thể khiến tính chất “đại
diện cho đa số” không còn đáng tin cậy nữa. Do đó, mô hình này lựa chọn cách
tiếp cận trung dung (không tuyệt đối hoá vai trò phụ quyền của CP như trên),
cho rằng luôn cần có sự cân bằng đánh đổi giữa việc để CP can thiệp thông
qua tài chính công hay không.

Như vậy, tuỳ theo quan điểm của CP nghiêng theo trường phái nào thì xu hướng
lựa chọn quy mô TCC sẽ đi theo đó, và k có một câu trả lời chung.

Mặc dù xu hướng tăng dài hạn của tỷ lệ tài chính công / GDP có thể là nguyên
nhân đáng lo ngại, nhưng không rõ tại thời điểm nào chúng vượt qua tỷ trọng
tối ưu của GDP. Tỷ lệ tối ưu có thể được xác định bằng cách tham khảo:

■ các triết lý Tự do, Tân Tự do và Chủ nghĩa Tập thể được nêu trong Chương
1

■ lý thuyết về quyền tài sản của Chương 2.

Giải quyết câu hỏi liệu các chính phủ có quá mạnh hay không có thể được tạo
điều kiện thuận lợi hơn nữa bằng cách phân biệt giữa bốn mô hình tài chính
công. Hai mô hình mở rộng đã được đề cập ở trên, đó là mô hình thuế và chi
tiêu cùng mô hình chi tiêu và thuế. Có hai biến thể của mỗi loại mô hình.

Các mô hình thuế và chi tiêu của tài chính công

Đây là "mô hình trao đổi tài khóa" và "mô hình chuyển giao tài khóa". Chúng
có thể được phân loại là 'mô hình thuế và chi tiêu' của tài chính công, trong đó
công dân trước tiên quyết định số tiền họ sẵn sàng trả cho các loại thuế và sau
đó xác định mức chi tiêu công cho các dịch vụ:

■ Mô hình trao đổi tài khóa của tài chính công. Đặc điểm nổi bật của mô hình
này là nhà nước chỉ huy động và sử dụng tài chính công để cung cấp các
mức dịch vụ do công dân lựa chọn nhằm đảm bảo các quyền tiêu cực
và/hoặc tích cực được xác định một cách dân chủ của họ. Cử tri-công dân
đóng thuế và các khoản thanh toán khác để đổi lấy các dịch vụ. Do đó, mô
hình này đảm bảo tính ưu việt của các quyền của công dân so với các
quyền của nhà nước.

Tình trạng này đã được ủng hộ bởi những người như John Stuart Mill và
Thomas Paine, những người tin rằng tiêu chí của đức tính là sự tự do của
cá nhân khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Nó cũng phù hợp với truyền
thống tự do cổ điển của những người như Aristotle, St Thomas Aquinas và
John Locke, những người đã nhấn mạnh tính ưu việt của cá nhân. Ví dụ,
quan điểm của Aristotle về chính phủ là "nghệ thuật quản lý những người
tự do". Điều này xác định mối quan hệ hiến định giữa nhà nước và cá
nhân. Về nguyên tắc, nó phù hợp với chủ nghĩa Tự do vì nó bảo vệ công
dân khỏi sự ép buộc của nhà nước. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân thuần túy
chỉ có thể thực hiện được trong các mô hình kinh tế hoặc hiến pháp trừu
tượng của nền tài chính công. Đặc biệt, không có khái niệm về thể chế
hoặc quyền lực chính trị của các bên liên quan. Trên thực tế, các cá nhân
phải trì hoãn kết quả của cuộc bầu cử, cho dù theo đa số biểu quyết hay đại
diện theo tỷ lệ. Do đó, họ bị ràng buộc bởi các quyết định của đa số hoặc
thiểu số lớn nhất (nghĩa là hệ thống bỏ phiếu theo đa số trước-sau dẫn đến
một chính phủ có ít hơn 50% số phiếu bầu). Do đó, một nhóm cử tri thống
trị có thể quyết định mức độ dịch vụ nhận được (hoặc không nhận được)
của một thiểu số. Đây có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với
quyền của cá nhân miễn là thiểu số đó không giống nhau đối với tất cả các
quyết định được xác định bởi hệ thống biểu quyết cụ thể đang hoạt động.

■ Mô hình chuyển giao tài khóa của tài chính công. Đặc điểm nổi bật của mô
hình này là phần lớn sử dụng tài chính công để phân phối lại thu nhập và
của cải (bao gồm cả giá trị của các dịch vụ công) giữa các cá nhân và các
nhóm trong xã hội. Có hai cách tiếp cận thay thế. Đầu tiên, triết lý vị lợi
của Jeremy Bentham, James Mill và những người khác tìm kiếm điều tốt
nhất cho con số lớn nhất. Thứ hai, triết lý cộng sản về 'từ mỗi người theo
khả năng đến mỗi người theo nhu cầu'. Mỗi triết lý chính trị của Chủ nghĩa
Tập thể này đều yêu cầu tối đa hóa tổng lợi ích, phúc lợi hoặc tiện ích mà
không quan tâm đến việc phân phối lợi ích và gánh nặng. Ở đây, tiêu chí
của phẩm chất là tiện ích hoặc phúc lợi xã hội (không phải tự do khỏi sự
kiểm soát của nhà nước). Tuy nhiên, chủ nghĩa vị lợi không thể xử lý sự
đánh đổi tiện ích giữa các cá nhân hoặc nhóm và không thể xác định, đo
lường "điều tốt nhất", "nhu cầu" và "khả năng" theo bất kỳ nghĩa khách
quan nào vì không có thước đo tổng hợp duy nhất về phúc lợi xã hội. Hơn
nữa, không phải tất cả mọi người trong xã hội đều bình đẳng về quyền lực
hay địa vị. Một lần nữa, có thể có sự bóc lột đa phần người thiểu số. Tối đa
hóa 'điều tốt đẹp nhất' và đáp ứng nhu cầu có thể được sử dụng để biện
minh cho sự bất bình đẳng và bóc lột.

Các mô hình chi tiêu và thuế của tài chính công

Đây là những mô hình ‘chuyên quyền nhân từ’(despotic benevolent) và ‘sức


mạnh’. Chúng có thể được phân loại như "mô hình chi tiêu và thuế", trong đó
nhà nước trước tiên quyết định số tiền họ muốn chi tiêu và sau đó đánh thuế
công dân tương ứng:
■ Mô hình chuyên quyền nhân từ của tài chính công. Đặc điểm của mô hình
này là nhà nước biết rõ hơn công dân những gì là lợi ích của họ. Công dân
thiếu thông tin và/hoặc khả năng hiểu/xử lý thông tin đó. Nhà nước được
cho là ở vị trí tốt hơn để đưa ra quyết định vì kiến thức và khả năng ra
quyết định vượt trội. Do đó, nó sử dụng tài chính công để bảo vệ công dân
từ khi sinh ra đến khi qua đời (thông qua trợ cấp). Ở đây, tiêu chí của phẩm
chất là sự can thiệp có chủ đích của chính phủ ở cấp độ cá nhân (nghĩa là
không phải tự do cá nhân cũng không phải lợi ích lớn nhất). Nhà nước tư
sản theo đuổi tối đa hóa phúc lợi của từng công dân. Tuy nhiên, như đã lưu
ý, chủ nghĩa gia đình có thể tạo ra văn hóa phụ thuộc bằng cách dồn nén
trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp. Do đó, chế độ gia trưởng có thể phải
trả giá bằng phúc lợi tập thể (tức là chiếc bánh nhỏ hơn cho mọi người).
Do đó, sự can thiệp có thể phản tác dụng về cả phúc lợi cá nhân và tập thể.

■ Mô hình leviathan của tài chính công. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là
các chính phủ phát triển giống như những con quái vật thần thoại
(leviathans) bởi vì chúng không đáng tin cậy, xuyên tạc về cử tri và thậm
chí có thể không đáng tin cậy. Do đó, mô hình leviathan phủ nhận mô hình
chuyên quyền nhân từ của tài chính công:

■ Chính phủ không đủ năng lực. Đơn giản là họ không được tin tưởng để
đưa ra các quyết định đúng đắn cho công dân. Họ cũng bị thiếu thông
tin và/hoặc khả năng hiểu và xử lý nó. Có quá nhiều thông tin không
liên quan, không đủ dữ liệu liên quan. Sai lầm của chính phủ là lớn và
theo một hướng, trong khi sai lầm của các cá nhân là nhỏ và nhiều sai
lầm được bù đắp. Những sai lầm của chính phủ chắc chắn đòi hỏi nhiều
nguồn tài chính công hơn trong nỗ lực sửa chữa chúng.

■ Chính phủ thông tin sai sự thật. Quan điểm lý tưởng hóa về dân chủ của
Rousseau, J. S. Mill và những người khác đơn giản là không phù hợp
trong thực tế. Sự tham gia tích cực và liên tục có chủ đích vào đời sống
chính trị chỉ đơn giản là không diễn ra. Thay vào đó, có một nền dân
chủ của sự tham gia thụ động không thường xuyên, thường được giới
hạn trong việc bỏ phiếu của một người (nếu có) tại thời điểm bầu cử. Sự
tham gia tích cực chỉ giới hạn ở một thiểu số nhỏ thường không đại diện
cho xã hội nói chung. Quyền lực được ‘môi giới’ bởi một tầng lớp
chính trị khép kín, đại diện cho các tầng lớp lao động, người nghèo, các
nhóm dân tộc, phụ nữ, v.v. Nhóm thiểu số quyền lực nâng tài chính
công lên nhiều hơn mức bình thường mà công dân mong muốn, đánh
thuế tất cả công dân và sử dụng nguồn tài chính công có được để cung
cấp các dịch vụ mang lại lợi ích không tương xứng cho các nhóm thu
nhập trung bình, những người sẽ tự trả tiền cho việc tiêu dùng dịch vụ
của họ (xem Chương 7).

■ Chính phủ không đáng tin cậy. Ở đây nhà nước phục vụ những người
làm việc trong đó, không chỉ (hoặc thậm chí không) công dân. Thay vào
đó, họ tìm kiếm sự bảo vệ của nhân viên công, đặc biệt là các nhóm
chuyên nghiệp (nghĩa là không chỉ những nhóm được trả lương thấp,
không có kỹ năng, bị loại trừ). Đây là những chính trị gia và quan chức
tự phục vụ đã nêu ở trên.

Do đó, mô hình leviathan của tài chính công mang tính chất chống dân túy,
bất tài, tệ bạc và tham nhũng gây bất lợi cho đa số công dân. Do đó, tiêu
chuẩn của những người theo chủ nghĩa dân túy về đức tính là chủ nghĩa hoài
nghi lành tính. Nó áp dụng một cách tiếp cận chiết trung chứ không phải triết
học đối với tài chính công, tin rằng về sự cân bằng cần có giả định chống lại
sự can thiệp của chính phủ và tài chính công.

Bốn mô hình tài chính công này có thể được tóm tắt theo những gì chúng nói
về các ưu điểm của tài chính công:

■ để tối đa hóa quyền tự do cá nhân khỏi sự kiểm soát của nhà nước (nhất
quán với Chủ nghĩa tự do)

■ để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho số đông nhất (phù hợp với Chủ nghĩa tập
thể, dù về mặt tiện ích hay phúc lợi xã hội)
■ để bảo vệ lợi ích của cá nhân theo cách gia trưởng (nhất quán với quyền
bình đẳng cơ hội của Chủ nghĩa tân tự do)

■ công nhận chủ nghĩa hoài nghi lành tính đối với tất cả các hành động của
chính phủ (triết lý chính trị được tôi luyện bởi chủ nghĩa thực dụng).

Tự do cá nhân liên quan đến tự do khỏi sự kiểm soát hoặc hạn chế; có quyền
lựa chọn, suy nghĩ và hành động cho bản thân. Chủ nghĩa tự do nhất quán với
chủ nghĩa tư bản, trong đó giải thích tự do là tự do mua và bán các quyền tài
sản (ví dụ: quyền bán sức lao động của một người, giữ lại thu nhập có được
và sử dụng nó để mua hàng hóa và dịch vụ). Do đó, dưới chủ nghĩa tư bản, tự
do được định nghĩa riêng về mặt kinh tế. Những người theo chủ nghĩa tập thể
định nghĩa tự do chỉ về mặt chính trị, tự do hưởng một mức sống được xã hội
chấp nhận, không bị bóc lột bởi các hệ thống thị trường không được kiểm
soát, cụ thể là dưới chủ nghĩa xã hội (hoặc chủ nghĩa cộng sản). Trong khi chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xác định tự do theo những cách loại trừ lẫn
nhau, tự do trong nền kinh tế hỗn hợp liên quan đến sự đánh đổi giữa các
quyền kinh tế và chính trị, sự can thiệp của chính phủ được cho là đảm bảo
điểm đánh đổi tối ưu. Sự chấp nhận của Tân tự do đối với bình đẳng về cơ hội
về cơ bản là sự chấp nhận các quyền chính trị hạn chế.

Trên thực tế, hầu như không thể chứng minh được rằng sự can thiệp của chính
phủ làm cho mọi thứ tốt hơn, xấu đi hoặc không có tác động thực sự. Điều
này là do những khó khăn về phương pháp luận trong việc cố gắng thiết lập
‘phản thực tế’, tức là điều gì sẽ xảy ra nếu không có sự can thiệp của chính
phủ (xem Chương 4). Do đó, không thể xác định được tỷ lệ tài chính
công/GDP tối ưu. Tuy nhiên, có khả năng rõ ràng là các tác dụng phụ của
'phương pháp chữa trị' (nghĩa là hành động của chính phủ) có thể tồi tệ hơn
các triệu chứng của 'căn bệnh' (tức là các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thiếu
lương tâm xã hội). Do đó, nên có một giả định chống lại sự can thiệp trừ khi
thực sự cần thiết.
Rõ ràng, tỷ trọng tối ưu của tài chính công trong GDP phụ thuộc chủ yếu vào
các cân nhắc về tư tưởng và triết học. Nó không chỉ là một câu hỏi kỹ thuật
liên quan đến:

■ hoặc ở thời điểm mà hiệu ứng … chuyển sang hiệu ứng lấn át (xem Chương
6) (either the point at which crowding in turns into crowding out (see
Chapter 6))

■ hoặc một tỷ lệ tài chính công/GDP cụ thể.

KẾT LUẬN

Phân tích dữ liệu của OECD cho thấy rõ ràng rằng quy mô tương đối của tài
chính công đã tăng đáng kể trong 40 năm qua của thế kỷ XX, tăng nhanh hơn
nhiều so với GDP. Tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP trung bình của OECD đã
tăng từ một phần tư đến một phần ba GDP vào đầu những năm 1960 lên từ
một phần ba đến hai phần năm vào cuối thiên niên kỷ. Tỷ lệ đó ở một số quốc
gia cao gấp đôi so với những quốc gia khác. Trong khi tỷ lệ chi tiêu/GDP dao
động nhiều về xu hướng tăng lên, tỷ lệ thuế/GDP cho thấy mức tăng ổn định
hơn nhiều, tỷ lệ sau thường xuyên thấp hơn trước (đôi khi một cách đáng kể).
Do đó, hai tỷ lệ đưa ra các thước đo hoàn toàn khác nhau về quy mô tương đối
của tài chính công và tốc độ thay đổi quy mô đó, đặc biệt là trong ngắn hạn và
trung hạn. Do đó, không thể dựa vào một thước đo duy nhất về quy mô tương
đối của tài chính công.

Chương này cũng đã làm rõ rằng quy mô tương đối của tài chính công trong
nền kinh tế và xã hội không chỉ đơn giản là một vấn đề tài chính kỹ thuật. Nó
cũng không chỉ đơn giản là một vấn đề kinh tế. Thay vào đó, quy mô tương
đối của tài chính công chỉ có thể được đánh giá thông qua quan điểm đa
ngành, có nghĩa là không có giá trị để khẳng định rằng mức tài chính công ở
bất kỳ quốc gia nào là quá cao hoặc quá thấp so với GDP của quốc gia đó. Kết
luận tương tự liên quan đến việc liệu có nguyên nhân để lo lắng về xu hướng
gia tăng trong bốn tỷ lệ tài chính công/GDP hay không và liệu có tỷ lệ tài
chính công tối ưu trong GDP hay không.

Các Triết lý Tự do, Tân tự do và Chủ nghĩa tập thể không đưa ra định hướng
thực tế nào về mức tối ưu của tài chính công, dù xét về mặt tuyệt đối hay
tương đối so với GDP. Tất cả những phân loại triết học về quyền này chỉ ra
những loại dịch vụ nên (hoặc không nên) được hỗ trợ bởi tài chính công. Bản
thân họ cũng không thể giải thích được xu hướng gia tăng của bốn tỷ lệ tài
chính công. Điều này là do họ triết lý về các quyền tiêu cực và tích cực hơn là
về các quyền đối với các cấp độ dịch vụ cụ thể và họ không xem xét các
quyền tiêu cực và tích cực thay đổi như thế nào theo thời gian dưới tác động
của sự tái cơ cấu kinh tế, xã hội và chính trị đi kèm với tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết quyền tài sản liên quan đến sự thất bại của thị trường cung cấp một
cách tiếp cận khách quan hơn để đánh giá mức độ tối ưu của tài chính công,
nhưng cuối cùng, việc sử dụng thực tế của nó trong việc hoạch định chính
sách bị hạn chế nghiêm trọng bởi những khó khăn trong việc xác định và đo
lường chi phí và lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, các mô hình chi tiêu
và thuế cùng mô hình thuế và chi tiêu của tài chính công cho thấy rõ ràng rằng
trọng tâm vào quy mô tương đối của tài chính công là quá hẹp vì phải xem xét
các vấn đề rộng hơn về tính hợp pháp của hiến pháp.

Dù ở quy mô tương đối nào, thì hiệu quả sử dụng tài chính công phụ thuộc cốt
yếu vào cách huy động và chi tiêu. Hai chương tiếp theo sẽ chứng minh rằng
tác động của tài chính công là bất lợi hay có lợi phụ thuộc nhiều hơn vào cách
huy động và chi tiêu của nó hơn là tỷ trọng nó chiếm trong GDP. Nói cách
khác, từ trước đến nay, chính sách công quá quan tâm đến quy mô tương đối
của tài chính công và không quan tâm đủ đến các phương tiện huy động và
chi tiêu. Mối quan tâm sai hướng đó chỉ mới được công nhận gần đây.
ĐỌC THÊM

Bailey, S. J. (2002) Public Sector Economics: Theory, Policy and Practice


(Basingstoke: Palgrave Macmillan) [Chapter 3 on theories of public sector
growth].

Borcherding, T. E. (1985) ‘The Causes of Government Expenditure Growth:


A Survey of the US Evidence’ Journal of Public Economics vol. 28, pp.
359–82.

Connolly, S. and Munroe, A. (1999) Economics of the Public Sector (Harlow:


Prentice Hall).

Gemmell, N. (editor) (1993) The Growth of the Public Sector: Theories and
International Evidence (Aldershot: Edward Elgar).

Lybeck, J. A. and Henrekson, M. (editors) (1988) Explaining the Growth of


Government (Amsterdam: North-Holland).

McNutt, P. A. (2002) The Economics of Public Choice (second edition)


(Cheltenham: Edward Elgar) [Chapter 4 on the growth of government].

Moisio, A. (2000) Spend and Tax or Tax and Spend: Evidence from Finnish
Municipalities during 1985–1992 and 1993–1999. Paper presented at the
Nordic Conference on Local Public Finance (Helsinki: Government
Institute for Economic Research).

Musgrave, R. A. (2000) Public Finance in a Democratic Society Volume III:


The Foundations of Taxation and Expenditure (Cheltenham: Edward
Elgar) [Chapter 19 ‘When is the Public Sector too Large?].

Payne, J. E. (1998) ‘The Tax-Spend Debate: Time Series Evidence from State
Budgets’ Public Choice vol. 95, pp. 307–20.
Chương 4 Chi tiêu tài chính công

GIỚI THIỆU

Định nghĩa về tài chính công được xây dựng trong Chương 1 đã nêu rõ
rằng tài chính công không chỉ được chi cho các dịch vụ công. Nó cũng thường
được sử dụng để trợ cấp cho đầu ra của khu vực tư nhân, ví dụ như sản xuất
nông nghiệp, than và thép. Hơn nữa, tài chính công không phải là nguồn tài
chính duy nhất được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ của khu vực công, ví dụ như
tài chính tư nhân là một bộ phận cấu thành của quan hệ đối tác công tư. Hơn
nữa, những dịch vụ cấu thành nên các khu vực công là khác nhau giữa các quốc
gia. Do đó, tài chính công không đồng nghĩa với khu vực công và không nên
cho rằng hệ thống tài chính công hiện hành ở bất kỳ quốc gia nào nhất thiết
phải là phương tiện chi tiêu tiền công hiệu quả nhất.

Hầu hết các chính phủ và người dân sẽ đồng ý với sự cần thiết phải sử
dụng tài chính công tốt nhất có thể. Điều này có nghĩa là nó phải đảm bảo càng
nhiều chi tiêu bổ sung cho các dịch vụ và hoạt động càng tốt, tránh sử dụng
lãng phí tiền công. Yêu cầu đó phản ánh các yếu tố sau:

● Tại bất kỳ thời điểm nào, tài chính công là hữu hạn. Do đó, chính
phủ sẽ huy động tài chính từ người dân ở một mức giới hạn, để phục vụ
cho việc cung cấp dịch vụ.

● Tài chính công có thể thay thế tài chính tư nhân. Việc tăng lượng
tài chính công có thể dẫn đến giảm tài chính tư nhân mà lẽ ra phải chi
cho cùng một hoạt động hoặc dịch vụ. Vì vậy, thay vì bổ sung cho tài
chính tư nhân, tài chính công có thể thay thế tài chính tư nhân.

● Việc gia tăng tài chính công phục vụ cho việc hỗ trợ lợi ích bổ
sung của một dịch vụ, không chỉ có thể được đảm bảo ít, mà còn có thể
làm giảm phúc lợi tổng hợp. Điều này có thể xảy ra nếu việc tăng thêm
tài chính công đòi hỏi thuế cao hơn đối với người dân và công ty và /
hoặc lãi suất cao hơn đối với việc tăng vay nợ của khu vực công. Thuế
và chi phí đi vay cao hơn có thể ngăn cản hoạt động của khu vực tư nhân
và do đó dẫn đến giảm sản lượng quốc gia ròng và các phúc lợi kinh tế
và xã hội liên quan (xem Chương 6).

Do đó, phải thực hiện các bước để đảm bảo rằng tiền công được sử dụng
để cung cấp các dịch vụ thực sự có lợi, giảm thiểu chi phí và đảm bảo chi tiêu
bổ sung tối đa. Nhu cầu huy động tài chính công (và bất kỳ hậu quả không
mong muốn nào) có thể giảm bớt nếu các hệ thống được áp dụng để đảm bảo
chi tiêu "đáng đồng tiền bát gạo". Do đó, chương này xem xét cách thức đạt
được giá trị đồng tiền trên các phương diện chiến lược. Khi làm như vậy, sẽ rất
hữu ích khi kiểm tra lại nền kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và công bằng (4E).

CHI TIÊU TÀI CHÍNH CÔNG THEO 4ES

Chiến lược chi tiêu tài chính công phải xem xét lại các dịch vụ và hoạt
động mà nó hỗ trợ và cách thức giải ngân. Những người theo chủ nghĩa tự do,
những người theo chủ nghĩa tân tự do và những người theo chủ nghĩa tập thể
có quan điểm khác nhau về những gì cấu thành cung cấp dịch vụ công lãng phí
và không cần thiết về mặt chiến lược. Như đã lưu ý trong Chương 1, Những
người theo chủ nghĩa tự do coi bất kỳ mức độ dịch vụ nào vượt quá mức cần
thiết để bảo đảm các quyền tiêu cực là không cần thiết và lãng phí. Những người
theo chủ nghĩa tân tự do và những người theo chủ nghĩa tập thể cũng tính đến
(ở các mức độ khác nhau) các quyền tích cực.

Chương 2 đặt ra các triết lý Tự do, Tân Tự do và Chủ nghĩa Tập thể
trong khuôn khổ quyền tài sản trong việc cố gắng phân loại các dịch vụ theo
nhu cầu của họ đối với tài chính công. Rõ ràng rằng tài chính công không nhất
thiết phải cung cấp công khai các dịch vụ mà nó hỗ trợ. Những triết lý tạo điều
kiện thuận lợi cho việc kiểm tra tài chính công về mặt chiến lược nhưng không
phải là điều khoản hoạt động. Do đó, việc sử dụng 4E để kiểm tra chi tiêu tài
chính công không làm sai lệch phân tích theo một triết lý cụ thể vì mỗi triết lý
có quan niệm khác nhau về công bằng, hiệu lực, hiệu quả và nền kinh tế (xem
Chương 1 và 2).

Kinh tế được định nghĩa theo kinh tế chiến lược và kinh tế hoạt động.
"Nền kinh tế chiến lược" đạt được khi tài chính công đáp ứng các mục tiêu được
xác định rõ ràng và phù hợp về mặt hoạt động liên quan đến các quyền tích cực
và / hoặc tiêu cực. Bất kể triết lý chính trị làm nền tảng cho các mục tiêu đó, tài
chính công khó có thể được sử dụng một cách tiết kiệm nếu các mục tiêu hoạt
động mơ hồ hoặc đơn giản là hoàn toàn không được đặt ra. “Nền kinh tế hoạt
động” đề cập đến việc giảm thiểu chi phí đầu vào và quá trình. Cách hiểu quản
lý này về nền kinh tế đòi hỏi phải giảm thiểu chi phí đầu vào và quá trình trong
một phạm vi nhất định và mức độ của các dịch vụ. "Giảm thiểu chi phí" được
xem xét chi tiết bên dưới.

Hiệu quả không nhất thiết phải đạt được bằng kinh tế. Ngay cả khi kinh
tế hoạt động và kinh tế chiến lược đã đạt được, tiền công vẫn có thể bị lãng phí
trong việc cung cấp các dịch vụ không cần thiết, không mong muốn hoặc không
được sử dụng. Công suất dự phòng có thể tồn tại trong nhiều dịch vụ công, ví
dụ khi thay đổi nhân khẩu học và di cư dẫn đến dư thừa chỗ học ở các địa
phương hoặc khu vực cụ thể và khi chất lượng kém dẫn đến các địa điểm văn
hóa và cơ sở thể thao không được sử dụng. Trong những trường hợp như vậy,
tiền công có thể bị lãng phí khi duy trì các dịch vụ chưa được sử dụng khi nó
có thể được chi tiêu tốt hơn ở nơi khác, như chi tiêu công hoặc tư. Do đó, hiệu
quả không chỉ đòi hỏi phải loại bỏ “sự lười biếng của tổ chức” ở cấp độ của nhà
cung cấp dịch vụ (để đạt được nền kinh tế hoạt động) mà còn tối đa hóa “phúc
lợi kinh tế” phát sinh từ cả tài chính công và tư. Như vậy, về mặt tài chính công
không nên thay thế tài chính tư nhân nếu nó với chi phí làm giảm phúc lợi kinh
tế. Lý tưởng nhất, tài chính công nên bổ sung (thay vì thay thế) tài chính tư
nhân để tạo ra phúc lợi kinh tế bổ sung ròng. Phần "bổ sung kinh tế" này được
xem xét chi tiết dưới đây.
Công bằng liên quan đến việc phân phối chi phí và lợi ích của tài chính
công, các vấn đề phân phối phần lớn bị bỏ qua bởi phúc lợi kinh tế. Do đó,
"phúc lợi xã hội" có thể được coi là một khái niệm rộng hơn phúc lợi kinh tế
trong việc xem xét các vấn đề phân phối. Trên thực tế, các vấn đề phân phối
được đưa vào trong các cuộc tranh luận triết học chính trị về mức độ (nếu có)
của các quyền tích cực (xem Chương 1). Tuy nhiên, công bằng cũng liên quan
đến quyền của những người cung cấp tài chính công và trách nhiệm của những
người nhận nó. Bất kể khái niệm về quyền tiêu cực và quyền tích cực cũng như
mức độ bình đẳng theo chiều dọc và chiều ngang đang được tìm kiếm trong
việc huy động và chi tiêu tài chính công, nó có thể bị coi là bất bình đẳng đối
với những người cung cấp tài chính công nếu sự hy sinh tài chính của họ là vô
ích. Đây sẽ là trường hợp nếu việc nộp thuế của họ không đảm bảo được nhiều
bằng cách cải thiện kết quả phúc lợi xã hội. “Tính bổ sung xã hội” này được
xem xét chi tiết bên dưới.

Hiệu quả có thể được chia thành hai dạng: hiệu quả chi phí và hiệu quả
kết quả. "Hiệu quả chi phí" là kết quả của nền kinh tế trong việc mua đầu vào
và hiệu quả trong việc chuyển các đầu vào đó thành đầu ra với chất lượng nhất
định. Do đó, hiệu quả chi phí được đảm bảo nếu đạt được cả hoạt động và chiến
lược kinh tế. Kết quả "hiệu quả đầu ra" khi một dịch vụ tiết kiệm chi phí mang
lại các mục tiêu kết quả của nó trong việc tối đa hóa bổ sung kinh tế và xã hội.
"Kết quả bổ sung" được xem xét chi tiết bên dưới.

Cuối cùng, giá trị đồng tiền đòi hỏi cả hiệu quả chi phí và hiệu quả kết
quả đạt được. Do đó, giá trị đồng tiền là một khái niệm rộng hơn nhiều so với
khái niệm “3E” của kiểm toán tài chính (nghĩa là tính kinh tế, hiệu quả và hiệu
lực). Nó cũng phải tính đến vốn chủ sở hữu. Hiệu quả là một khái niệm cực kỳ
rộng, vượt xa các chương trình dịch vụ công cụ thể mà giá trị đồng tiền thường
bị giới hạn. Hiệu quả kết quả dựa trên quan điểm tổng thể về tác động của việc
huy động và chi tiêu tài chính công, tác động cốt yếu đến phúc lợi kinh tế và xã
hội ở cấp độ toàn nền kinh tế và xã hội (điều này được xem xét thêm trong
Chương 5 và 6).
Như vậy, để tài chính công được sử dụng có hiệu quả và giá trị tốt nhất
để kiếm được nhiều tiền theo nghĩa rộng nhất, các mục tiêu phải được đặt ra
về:

● xác định cụ thể các kết quả bổ sung mong muốn từ việc huy động
và chi tiêu tài chính công (nghĩa là kết quả bổ sung)

● xác định các đầu ra bổ sung cần thiết để đạt được những kết quả
bổ sung đó

● đảm bảo tài chính công thực sự bổ sung cho tài chính tư nhân mà
lẽ ra phải chi cho các đầu ra đó (nghĩa là “bổ sung đầu ra”)

● đảm bảo rằng đầu ra mang lại kết quả càng hiệu quả càng tốt (tức
là hiệu quả về chi phí)

● đảm bảo rằng các dịch vụ được sản xuất với chi phí ít nhất trong
khi vẫn duy trì chất lượng của chúng (nghĩa là tính kinh tế trong hoạt
động)

● liên tục xem xét mô hình chi tiêu để đảm bảo rằng nó vẫn cần thiết
để hoàn thành các mục tiêu kết quả.

Chỉ các nhà hoạch định chính sách mới có thể giải quyết các gạch đầu
dòng đầu tiên và cuối cùng ở trên. Họ yêu cầu các quyết định rõ ràng và đầy đủ
thông tin về dịch vụ nào được hỗ trợ bởi tài chính công (lý tưởng là sử dụng
phân loại trong Chương 2 dựa trên khả năng thực thi hoặc các quyền tài sản
khác). Nói một cách chính xác, gạch đầu dòng thứ hai và thứ ba yêu cầu nghiên
cứu về hiệu quả của đầu ra trong việc mang lại kết quả theo yêu cầu của các
nhà hoạch định chính sách và liệu tài chính công có thực sự bổ sung cho tài
chính tư nhân hay không. Một ví dụ là liệu việc đào tạo kỹ năng do công cộng
tài trợ có thực sự làm tăng cơ hội kiếm được việc làm của những người không
có kỹ năng hay không. Điều này sẽ không xảy ra nếu việc đào tạo do nhà nước
tài trợ không cung cấp các kỹ năng phù hợp cho người sử dụng lao động, đơn
giản là không có việc làm hoặc quỹ công chỉ thay thế quỹ tư nhân, nếu không
thì sẽ được chi cho đào tạo và tạo việc làm.

Nghiên cứu cần thiết để xác định xem liệu cả kết quả và đầu ra có đạt
được hay không đặc biệt có vấn đề (xem bên dưới). Trong trường hợp không
có kết quả nghiên cứu mạnh mẽ, các nhà hoạch định chính sách có thể chỉ cần
xác định các kết quả đầu ra mà họ tin rằng sẽ mang lại kết quả đã chọn và giả
định rằng tài chính công là bổ sung toàn bộ hoặc đáng kể cho tài chính tư nhân.
Hai gạch đầu dòng còn lại (liên quan đến hiệu quả chi phí và kinh tế vận hành)
là trách nhiệm của các học viên.

Rõ ràng rằng việc giảm thiểu chi phí đầu vào và quá trình là cần thiết
nhưng không đủ để đảm bảo giá trị đồng tiền của tài chính công. Tài chính công
sẽ vẫn bị lãng phí nếu các đầu ra không cần thiết hoặc không mong muốn được
tạo ra, dẫn đến dư thừa công suất. Tương tự như vậy, tài chính công sẽ bị lãng
phí nếu những đầu ra đó không đạt được kết quả mong muốn. Ba ví dụ được
cung cấp:

● Cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh. Các thành phố có thể giảm
thiểu chi phí cho những bữa ăn đó và tạo ra sản lượng bữa ăn cần thiết
nhưng vẫn không cung cấp đủ mức dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em đi
học. Trường hợp này sẽ xảy ra nếu họ cung cấp một chế độ ăn uống
không cân bằng về dinh dưỡng (ví dụ: "đồ ăn vặt") hoặc nếu trẻ em chỉ
đơn giản là không ăn các bữa ăn mà chúng được phục vụ (tức là "đồ ăn
thừa").

● Khu dân cư chăm sóc người già. Các nhà chăm sóc nội trú có thể
cung cấp chỗ ở với chi phí thấp, chất lượng tốt, chế độ ăn uống và các
dịch vụ y tế và điều dưỡng nhưng không đáp ứng nhu cầu xã hội của
khách hàng (ví dụ về các hoạt động xã hội và giáo dục). Nói một cách
đơn giản, những khách hàng lớn tuổi của họ có thể bị bỏ mặc để sống
một cách nhàm chán.
● Hiệu suất của trường. Thành tích của trường cuối cùng được đánh
giá dựa trên việc nâng cao giáo dục năng lực trí tuệ của mỗi học sinh
(nghĩa là các khoa quan trọng), vốn nhân lực này cho phép các cá nhân
sống một cuộc sống có ích và có ý nghĩa trong nền kinh tế và xã hội hiện
đại. Những cải thiện trong kết quả kiểm tra trường học không nhất thiết
cho thấy việc nâng cao năng lực về vốn con người. Chúng có thể đơn
giản chỉ ra rằng các kỳ thi đang được thực hiện dễ dàng hơn và / hoặc
các giáo viên chỉ đơn giản là huấn luyện học sinh vượt qua các kỳ thi
hơn là xây dựng năng lực trí tuệ.

Tóm lại, tài chính công chỉ có thể được đánh giá dựa trên các kết quả
có lợi ròng mà nó đảm bảo. Lợi ích ròng là tổng lợi ích trừ đi các chi phí (cả
trực tiếp và gián tiếp) phát sinh để đảm bảo lợi ích đó. Tài chính công sẽ bị lãng
phí nếu nó chỉ đơn thuần thay thế chi tiêu tư nhân mà lẽ ra đã diễn ra và do đó
không có tác động đến đầu ra và kết quả của dịch vụ. Cung cấp công cộng các
dịch vụ như giáo dục, y tế, thể thao, nghệ thuật và di sản quốc gia có thể thay
thế một phần hoặc toàn bộ việc cung cấp tư nhân đối với các dịch vụ và hoạt
động đó, có ít hoặc không ảnh hưởng về mặt bổ sung kết quả dịch vụ.

TÀI CHÍNH CÔNG THỰC SỰ CHI TIÊU CHO VIỆC GÌ?

Chương 3 đã phân tích dữ liệu về tổng chi tiêu của chính phủ, lưu ý tỷ
trọng ngày càng tăng của nó trong GDP ở các nước phát triển. Sự gia tăng đó
bao gồm một số hạng mục chi tiêu lớn, cụ thể là chi tiêu hiện tại và chi tiêu
vốn, và trong chi tiêu hiện tại, chi tiêu cho dịch vụ và chi tiêu chuyển giao.

Bảng 4.1 cung cấp dữ liệu về giải ngân hiện tại, OECD xác định điều
này chủ yếu bao gồm chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ (chủ yếu là
cung cấp dịch vụ), chuyển giao an sinh xã hội cho các hộ gia đình, trợ cấp cho
doanh nghiệp và lãi vay nợ công. Bảng này cho thấy, xét theo mức trung bình
của OECD, chi tiêu hiện tại chiếm chưa đến một phần tư GDP ở mức đầu những
năm 1960, tăng khá đều đặn lên hơn một phần ba GDP vào giữa những năm
1970 và tương tự, lên 37% GDP vào năm 1981. Sau đó, tỷ lệ này giữ nguyên
từ 37-39% trong tất cả các năm trừ năm 1997 ( 36,1%).

Trong khi mức trung bình của OECD chưa bao giờ đạt đến 40% GDP
(số liệu năm 1999 chưa đầy đủ), một số quốc gia đã vượt quá 50% trong thời
gian dài. Các quốc gia này là Bỉ (tất cả các năm 1981–96), Đan Mạch (1980 trở
đi), Hà Lan (tất cả các năm 1975–94) và Thụy Điển 1977 trở đi. Thụy Điển là
quốc gia duy nhất mà mức giải ngân hiện tại của chính phủ vượt quá 60% GDP
(trên thực tế là trong 8 năm, 3 trong những năm 1980 và 5 trong những năm
1990). Phần Lan đã vượt quá 50% từ năm 1991 đến năm 1997; trong đó Ý đạt
mức tương tự vào năm 1983, và từ năm 1992 đến năm 1994. Hy Lạp đã vượt
quá 50% trong các năm 1990, 1995 và 1996. Các quốc gia khác đã đạt 50% chỉ
trong một hoặc hai năm, đó là Áo (1993), Canada (1992), Pháp (1996) và
Ireland (1985 và 1986). Hàn Quốc và Mexico có tỷ lệ này thấp nhất (dưới 20%
trong những năm 1990) và Nhật Bản (dưới 30% cho đến năm 1998).
Tổng số OECD
OECD Châu Âu
OECD Không phải Châu Âu ít Hoa Kỳ
OECD Thái Bình Dương
OECD Châu Mỹ
OECD Bắc Âu & Scandinavi

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 4.1 Chuyển giao an sinh xã hội tính theo phần trăm GDP:
OECD so với Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Bảng 4.2


Tổng số OECD
Bảy quốc gia lớn
Liên minh Châu Âu
Khu Euro

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1

Hình 4.2 Chuyển giao an sinh xã hội tính theo phần trăm GDP:

OECD so với EU và các nền kinh tế lớn

Nguồn: Bảng 4.2

Trong chi tiêu hiện tại, Bảng 4.2 cho thấy các khoản chuyển giao an
sinh xã hội, trong khi Bảng 4.3 cho thấy tiêu dùng cuối cùng của chính phủ.
Các khoản chuyển giao an sinh xã hội cho OECD nói chung đã tăng từ những
con số đơn lẻ trong những năm 1960 thành những con số gấp đôi vào đầu những
năm 1970, còn lại là những con số gấp đôi sau đó. Mặc dù tăng lên một cách
dễ hiểu trong các cuộc suy thoái đầu những năm 1980 và 1990 (tới 14% GDP
trong mỗi cuộc suy thoái), tỷ lệ trung bình của OECD chỉ giảm nhẹ trong các
đợt phục hồi kinh tế tiếp theo, còn cao hơn gần một điểm phần trăm sau mỗi
cuộc suy thoái so với trước đó. Do đó, dường như đã có một "hiệu ứng bánh
cóc" đối với chuyển giao an sinh xã hội: chúng tăng lên trong thời kỳ suy thoái
hoạt động kinh tế nhưng không giảm hoàn toàn về mức trước đó khi suy thoái
chuyển sang hồi phục. Theo nguyên tắc chung, chuyển giao an sinh xã hội luôn
cao hơn đáng kể so với mức trung bình của OECD ở các nước Châu Âu (đặc
biệt là EU) và thấp hơn ở các nước ngoài Châu Âu (xem Hình 4.1 và 4.2). Hàn
Quốc và Mexico đáng chú ý vì tỷ lệ rất nhỏ khi có dữ liệu. Australia và Iceland
cũng đáng chú ý với tỷ lệ số liệu đơn lẻ của họ (Bảng 4.2).
Tổng số OECD
Bảy quốc gia lớn
Liên minh Châu Âu
Khu Euro
Các nước gia nhập EU

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1

Hình 4.3 Tiêu dùng cuối cùng của chính phủ tính theo phần trăm

GDP: OECD so với EU và các nền kinh tế lớn

Nguồn: Bảng 4.3


Tổng số OECD
OECD Châu Âu
OECD Không phải Châu Âu ít Hoa Kỳ
OECD Thái Bình Dương
OECD Châu Mỹ
OECD Bắc Âu & Scandinavi

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 4.4 Tiêu dùng cuối cùng của chính phủ tính theo phần trăm

GDP: OECD so với Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Bảng 4.3

So với trợ cấp an sinh xã hội, Bảng 4.3 cho thấy tiêu dùng cuối cùng
của chính phủ chiếm tỷ trọng ổn định hơn trong GDP. Mức trung bình của
OECD là 13,6% vào năm 1960, 15,8% vào năm 1999, đạt đỉnh 17,4% vào năm
1983, chưa bao giờ giảm xuống dưới 15% sau năm 1967. Theo nguyên tắc
chung, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ thấp hơn mức trung bình của OECD
ở châu Âu các quốc gia (đặc biệt là EU) trước giữa những năm 1970 nhưng cao
hơn sau đó, trong khi các quốc gia ngoài châu Âu thấp hơn mức trung bình
trong suốt thời kỳ đó (xem Hình 4.3 và 4.4). Hơn nữa, trong khi mức trung bình
của OECD có xu hướng giảm sau năm 1982, thì các nước châu Âu (và đặc biệt
là EU) lại có xu hướng tăng.
Trái ngược hoàn toàn với tổng chi tiêu vãng lai, Bảng 4.4 cho thấy chi
tiêu vốn không có xu hướng tăng, chiếm 21% GDP cả đầu và cuối thời kỳ, đạt
mức cao nhất 23,5% vào năm 1973
và không bao giờ giảm xuống dưới 20 phần trăm. Như vậy, đã được 91% chi
tiêu vãng lai vào năm 1960, chi tiêu vốn không nhiều hơn một nửa chi tiêu vãng
lai trong những năm 1990. Tỷ lệ chi tiêu vốn / GDP cũng có ít sự khác biệt hơn
giữa các quốc gia (phạm vi độ lệch chuẩn là 2,8 đến 4,7) so với tỷ lệ chi tiêu /
GDP hiện tại (phạm vi độ lệch chuẩn là 5,2 đến 12,0). Điều thú vị là Hình 4.5
và 4.6 cho thấy sự đảo ngược của tình huống thông thường được mô tả ở trên.
Ngoại trừ các nước gia nhập EU, các nước Châu Âu (và đặc biệt là EU) khá
nhất quán trong việc có tỷ lệ chi tiêu vốn / GDP thấp hơn mức trung bình của
OECD, trong khi các nước ngoài Châu Âu luôn ở trên mức trung bình đó (ngoại
trừ Châu Mỹ OECD, bị chi phối bởi Hoa Kỳ, trong những năm 1990). Sự đảo
ngược của kịch bản thông thường này phản ánh một số yếu tố:

● GDP nhỏ hơn ở một số nước OECD không thuộc Châu Âu và các
nước gia nhập EU.

● Tầm quan trọng của các chính phủ đối với chi tiêu vốn khi họ cố
gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để bắt kịp mức trung bình của OECD
(xem Chương 3).

● Nhu cầu được nhận thức giữa các quốc gia thành viên EU trong
việc hạn chế chi tiêu vốn để kiểm soát khoảng cách cơ cấu nổi lên trong
tài chính công (xem Chương 7)

Bảng 4.5: Chi tiêu vốn của chính phủ theo tỷ lệ phần trăm của

GDP: OECD so với EU và các nền kinh tế lớn


Nguồn: Bảng 4.4

Bảng 4.6: Chi tiêu vốn của chính phủ theo tỷ lệ phần trăm của

GDP: OECD so với Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu
Âu

Nguồn: Bảng 4.4

CHI TIÊU CÔNG CỘNG CÓ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG
TIỀN KHÔNG?

Các chương trình chi tiêu đang thực hiện thường là kết quả của các
quyết định trong quá khứ, sự chú ý thường tập trung vào các khoản chi tăng
dần từ năm này sang năm khác. Do đó, có một mức độ kế thừa đáng kể trong
các chương trình chi tiêu công. Các phương pháp tiếp cận cấp tiến yêu cầu đánh
giá hàng năm các quyết định về dịch vụ nào sẽ được sản xuất và ở mức độ và
chất lượng nào (ví dụ: “lập ngân sách từ đầu”) thường không được chấp nhận,
có lẽ một phần là do sự phản kháng của các liên minh phân phối (xem Chương
1). Do đó, đã có một sự thất bại chung khi xem xét hiệu quả kết quả theo bất
kỳ cách nghiêm ngặt nào.

Trên thực tế, hầu hết các quốc gia đều sản xuất dịch vụ công mà không
có miêu tả rõ ràng về mục tiêu mà họ muốn đạt được. Các mục tiêu có xu hướng
được viết bằng những thuật ngữ mơ hồ đến mức chúng ít được sử dụng trong
thực tế để đánh giá các dịch vụ. Trong những trường hợp như vậy, rõ ràng là
rất khó để xác định liệu các dịch vụ có thực sự được sử dụng bởi những nhóm
mà họ có mục đích chính hay không. Ngay cả khi các mục tiêu dịch vụ được
đưa ra đủ rõ ràng để hữu ích cho các nghiên cứu đánh giá, thường có rất ít nỗ
lực để đảm bảo rằng việc cung cấp dịch vụ thực sự đáp ứng các mục tiêu đó.
Ví dụ, những người ủng hộ các dịch vụ văn hóa như bảo tàng và phòng trưng
bày thường tuyên bố rằng các dịch vụ này tìm cách tối đa hóa khả năng tiếp cận
của các nhóm thu nhập thấp nhưng họ thường không theo dõi được kinh tế xã
hội của du khách. Trong những trường hợp như vậy, họ không thể chắc chắn
rằng quyền truy cập là tối đa. Như đã lưu ý ở trên, các dịch vụ không tốt được
nhắm đến thể hiện sự nghèo nàn về giá trị đồng tiền đối với mặt hiệu quả của
đầu ra.

TÀI CHÍNH CÔNG CÓ THỂ ĐƯỢC GIẢI NGÂN BẰNG CÁCH


NÀO?

Việc đạt được hiệu quả đầu ra một phần có thể phụ thuộc vào các cơ
chế được sử dụng để phân bổ tài chính công. Tài chính công có thể được giải
ngân cho:

- Nhà cung cấp dịch vụ


- Người dùng dịch vụ

- Cả nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

Phân tích của Chương 2 cho thấy rằng tài chính công có thể được sử
dụng hiệu quả nhất bằng cách giúp làm rõ và củng cố quyền tài sản. Do đó, tài
chính công nên được giải ngân cho các nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng
dịch vụ hoặc cả hai. Cần xem xét điều kiện nào hỗ trợ tốt nhất cho quyền tài
sản trong việc cung cấp một cách hiệu quả nhất có thể các mục tiêu đầu ra làm
cơ sở cho việc sử dụng tài chính công.

Việc giải ngân cho các nhà cung cấp có thể dựa trên cơ sở các đầu vào,
quy trình, đầu ra, kết quả đã thỏa thuận hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của bốn giai
đoạn sản xuất dịch vụ này. Như đã nói, rất khó xác định, giám sát và đo lường
kết quả (chẳng hạn như kết quả của các dịch vụ giáo dục và đào tạo). Do đó,
cách tiếp cận thông thường là giải ngân tài chính công dựa trên các yếu tố đầu
vào (ví dụ số lượng giáo viên hoặc giảng viên), quy trình (ví dụ số trường học
hoặc địa điểm đào tạo) và kết quả đầu ra (ví dụ số lượng khách hàng có trình
độ học vấn hoặc được đào tạo). Một ủy quyền kết quả có thể được sử dụng
chẳng hạn như thanh toán theo nhiệm vụ của nhà cung cấp dịch vụ. Do đó,
chính quyền trung ương, liên bang hoặc tiểu bang có thể mong muốn các trường
đại học mở rộng khả năng tiếp cận, thu hút tương ứng nhiều sinh viên từ các
nhóm kinh tế xã hội thấp hơn (nghĩa là từ các hộ gia đình có thu nhập thấp sống
ở các vùng còn nhiều thiếu thốn). Đơn giản hơn, thay vì trả công quỹ cho các
trường đại học chỉ dựa trên số lượng sinh viên (tương đương toàn thời gian),
những khoản tiền đó có thể được phân bổ theo nhóm kinh tế xã hội mà chúng
được rút ra. Ví dụ: sinh viên từ các nhóm kinh tế xã hội "thấp hơn" có thể thu
hút nhiều tài trợ hơn so với sinh viên từ các nhóm kinh tế xã hội "cao hơn", sự
khác biệt về kinh phí có lẽ phản ánh nhu cầu khác nhau về các nguồn lực giáo
dục cần thiết để đạt được một kết quả giáo dục nhất định.

Việc giải ngân cho người sử dụng dịch vụ có thể đơn giản bằng tiền
mặt. Việc giải ngân tiền trực tiếp cho những người nhận phúc lợi và những
người khác cho phép thị trường đo lường mức độ ưa thích bằng cách đặt giá trị
quyền sở hữu (xem Chương 2). Nói chung, việc cho phép các hệ thống thị
trường cung cấp theo sở thích của người tiêu dùng, tùy theo mức độ sẵn sàng
chi trả cho hàng hóa và dịch vụ của họ, sẽ tối đa hóa phúc lợi kinh tế. Do đó,
về nguyên tắc, tốt hơn là nên cung cấp tài chính công trực tiếp cho các nhóm
đối tượng có nhu cầu cao và / hoặc thu nhập thấp để họ có thể chi tiêu các khoản
tiền mặt phù hợp với sở thích của họ.

Tuy nhiên, trong Chương 2 đã lưu ý rằng thị trường có thể thất bại do
các vấn đề liên quan đến việc thiếu thông tin về lợi ích của việc sử dụng dịch
vụ và thiếu sự nhận thức về rủi ro. Do đó, các khoản thanh toán phúc lợi dưới
dạng tiền mặt có thể không được chi cho các dịch vụ mà nhà hoạch định chính
sách dự định. Trong những trường hợp như vậy, trợ cấp tiêu dùng do nhà nước
tài trợ sẽ phải gắn trực tiếp với việc tiêu dùng các dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên,
điều này không có nghĩa là trợ cấp phải gắn liền với các nhà cung cấp dịch vụ
cụ thể. Về nguyên tắc, tài chính công không nên được giao trực tiếp cho nhà
cung cấp dịch vụ vì:

● Các nhà cung cấp dịch vụ trợ cấp không cho phép khách hàng cung
cấp dịch vụ bày tỏ các ưu tiên về nhà cung cấp mà họ ưa thích.

● Chắc chắn rằng, thu nhập của nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp ít
động lực cho họ để đáp ứng sở thích của người sử dụng dịch vụ.

● Trong những trường hợp như vậy, chất lượng dịch vụ có khả năng
bị suy giảm, ví dụ ở dạng dịch vụ được tiêu chuẩn hóa cao không đáp
ứng được nhu cầu hoặc mong muốn của từng người sử dụng dịch vụ. Các
nhà cung cấp dịch vụ có thể có thái độ ‘chịu thì lấy, không chịu thì thôi’,
khách hàng dịch vụ có ít sự thay thế nên phải chấp nhận dịch vụ chất
lượng kém hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ biện minh cho điều này vì nó
miễn phí tại điểm sử dụng. Đầu ra và kết quả dự kiến của nhà hoạch định
chính sách bị tổn hại trong những trường hợp như vậy.
● Chi phí dịch vụ cao không cần thiết cũng có khả năng xảy ra nếu
nhà cung cấp dịch vụ độc quyền vì nhà cung cấp dịch vụ không có động
cơ để tiết kiệm đầu vào và cả quá trình.

Nói một cách đơn giản, hiệu suất của tổ chức sẽ xấu đi nếu thu nhập
của nó được đảm bảo. Kết quả là tổ chức ngày càng nâng cao mức độ buông
lỏng dưới dạng chi phí cao không cần thiết và chất lượng đầu ra kém hơn. Giải
pháp trong trường hợp này là cho phép người dùng dịch vụ tìm đến các nhà
cung cấp dịch vụ thay thế (nghĩa là 'thoát' khỏi nhà cung cấp hiện tại) và / hoặc
đưa ra cho họ một ‘tiếng nói’ hữu hiệu về những gì cấu thành dịch vụ. Việc cho
phép người sử dụng dịch vụ tăng ‘phạm vi lựa chọn thay thế’ và ‘tiếng nói’
củng cố một cách hiệu quả quyền tài sản của họ, nghĩa là quyền được nhận đầy
đủ các dịch vụ hoặc các hình thức hỗ trợ công khai khác từ các nhà cung cấp
dịch vụ. Nếu tiền công theo sau người sử dụng dịch vụ, các nhà cung cấp dịch
vụ có thể sẽ chú ý nhiều hơn đến sự hài lòng của những người sử dụng dịch vụ
của họ. Nếu người sử dụng dịch vụ tìm đến các nhà cung cấp thay thế, sử dụng
tài chính công một cách hiệu quả, thì thu nhập của nhà cung cấp hiện tại sẽ
giảm và dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, trong trường hợp xấu nhất sẽ phá
sản. Ngược lại, các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ hiệu quả hơn sẽ thấy doanh
thu của họ tăng lên, do đó sẽ tài trợ cho các mức sản lượng dịch vụ bổ sung phù
hợp với sở thích của người dùng.

Tất nhiên, các tổ chức không thể chỉ phục vụ cho những ý tưởng bất
chợt của khách hàng của họ. Họ cũng phải chú ý đến thực hành nghề nghiệp và
các yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ tài chính công vận hành dịch vụ hoặc đầu
ra khác. Người sử dụng dịch vụ không phải là bên liên quan duy nhất. Tuy
nhiên, khi nhận ra những hạn chế như vậy, cho phép người dùng dịch vụ kiểm
duyệt ‘phạm vi lựa chọn thay thế’ và ‘tiếng nói’ mong đợi để cải thiện chất
lượng dịch vụ, từ đó cải thiện hiệu quả đầu ra. Tăng ‘phạm vi lựa chọn thay
thế’ có thể được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả của ‘tiếng nói’. Có thể lý giải
rằng, nếu các nhà cung cấp dịch vụ không phản hồi lại cách thể hiện ‘tiếng nói’,
người dùng dịch vụ có thể lấy tiền công ở nơi khác khi họ ‘thoát khỏi’ nhà cung
cấp hiện tại. Nói một cách đơn giản, một ‘tiếng nói’ yếu sẽ không có nhiều lựa
chọn.

Do đó, về nguyên tắc, tài chính công phải được giải ngân càng nhiều
càng tốt trên cơ sở "tiền theo sau người sử dụng dịch vụ", khách hàng sử dụng
dịch vụ có đủ phạm vi để lựa chọn giữa các nhà cung cấp dịch vụ thay thế.
Chính sách "tiền tuân theo chính sách của người dùng" áp dụng hiệu quả các
loại chứng từ, hóa đơn, ngay cả khi chúng không được công khai rõ ràng (xem
Chương 9). Chứng từ rõ ràng cũng có thể được sử dụng để nhắm vào mục tiêu
trợ cấp cho các nhóm ưu tiên khi họ tiếp cận nhà cung cấp dịch vụ ưu tiên của
họ. Ngược lại, điều này ngụ ý rằng những người có thu nhập cao hơn và nhu
cầu thấp hơn sẽ phải trả phí sử dụng dịch vụ (xem Chương 5). Điều này dẫn
đến trợ cấp cho người sử dụng dịch vụ khác biệt với trợ cấp cho nhà cung cấp
dịch vụ. Mức độ trợ cấp dựa trên đánh giá về cả nhu cầu và khả năng chi trả.
Việc sử dụng chứng từ (dù rõ ràng hay không rõ ràng) đảm bảo rằng ‘tiền công
theo sau người sử dụng dịch vụ’ và do đó cho phép đánh giá các ưu đãi theo
cách giống như việc trao đổi quyền sở hữu tư nhân trong thị trường cạnh tranh
cho thấy các ưu đãi.

Do đó, nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ có thể được kỳ vọng sẽ
hoạt động hiệu quả hơn nếu họ phải kiếm được nguồn tài chính công. Tương
tự như vậy, người sử dụng dịch vụ có thể được mong đợi sử dụng tài chính
công hiệu quả hơn nếu họ được yêu cầu chủ động hơn trong việc quyết định
cách thức hoặc địa điểm chi tiêu. Do đó, hiệu quả kết quả được thúc đẩy.

BỔ SUNG TRONG TÀI CHÍNH CÔNG

Ở trên đã lưu ý rằng, ngoài ra, hiệu quả kết quả đòi hỏi công khai tài
chính để cung cấp các lợi ích bổ sung thực sự. Tính bổ sung có thể được định
nghĩa là 'mức độ mà tài chính công tạo ra chi tiêu hoặc hoạt động, nếu không
thì đã không xảy ra '. Tài chính công vẫn có thể bị lãng phí ngay cả khi nền
kinh tế đầy đủ các yếu tố đầu vào và các quy trình, sự tương ứng hoàn chỉnh
giữa đầu ra và kết quả, và đầy đủ đầu ra được sử dụng. Đây sẽ là trường hợp
tài chính công không an toàn tính bổ sung. Phù hợp với phân tích ở trên, có
nhiều khái niệm khác nhau về bổ sung:

● Bổ sung đầu vào (đảm bảo nhiều đầu vào hơn để sản xuất dịch vụ)

● Bổ sung quy trình (làm cho năng suất cao hơn, về mặt phân phối
108 Chiến lược Tài chính Công mục tiêu dịch vụ, hành vi của người hành
nghề và / hoặc người nhận tài chính công)

● Bổ sung đầu ra (đảm bảo đầu ra bổ sung)

● Bổ sung kết quả (cải thiện tác động của các dịch vụ, đây là định
nghĩa cuối cùng của tính bổ sung).

Bốn khái niệm bổ sung này có thể được vận hành bằng cách xác định
tính bổ sung về các điều kiện có thể được đo lường:

● Bổ sung tài chính - việc thúc đẩy chi tiêu nếu không xảy ra, dẫn
đến khối lượng đầu vào dịch vụ tăng lên và / hoặc mức cung cấp hoặc
hoạt động khác (bổ sung đầu vào và đầu ra tương ứng)

● Chất lượng bổ sung - tạo ra chất lượng dịch vụ cao hơn hoặc chất
lượng hoạt động mà lẽ ra sẽ không xảy ra (một dạng quá trình hoặc bổ
sung đầu ra)

● Bổ sung tạm thời - càng sớm gây ra cùng số lượng và / hoặc chất
lượng dịch vụ hoặc hoạt động mà lẽ ra đã xảy ra tại một ngày sau đó (một
hình thức bổ sung quy trình)

● Bổ sung về địa lý - tái tập trung vào một mức chi tiêu nhất định
hoặc hoạt động mà lẽ ra ở một khu vực rộng lớn hơn (ví dụ: quy mô
vùng) trong ranh giới không gian hẹp hơn (ví dụ đô thị) (một hình thức
bổ sung quy trình khác)
● Bổ sung kinh tế - đề cập đến kết quả phúc lợi kinh tế tăng lên từ
việc sử dụng tài chính công để cải thiện sự thất bại của thị trường, việc
làm rõ các quyền tài sản có thể giao dịch cho phép các nguồn lực được
đánh giá đúng mức và do đó được sử dụng hiệu quả hơn (một dạng bổ
sung kết quả)

● Bổ sung xã hội - trong điều kiện sử dụng tài chính công để đảm
bảo các quyền tiêu cực và / hoặc tích cực bổ sung cho công dân (một
dạng bổ sung kết quả khác). Chúng có thể bao gồm công bằng được cải
thiện trong điều kiện bình đẳng tiếp cận các dịch vụ, bình đẳng về cơ hội,
không còn tình trạng phân biệt đối xử.

Rõ ràng, khái niệm bổ sung liên quan đến bất kỳ việc sử dụng tài chính
công nào, không chỉ để cung cấp dịch vụ; cũng không bị hạn chế về bổ sung tài
chính. Các khái niệm này đã được sử dụng trong việc đánh giá các chính sách
liên quan đến khu vực và các sáng kiến phát triển kinh tế địa phương và những
sáng kiến này sẽ được sử dụng để minh họa ý tưởng. Các quỹ của EU như Quỹ
Phát triển Khu vực Châu Âu (ERDF) đã được sử dụng để thu hút đầu tư hướng
nội để suy thoái kinh tế khu vực bằng cách trợ cấp chi phí vốn của các công ty
tư nhân đối với nhà máy và máy móc trong các lĩnh vực đó. Như vậy có thể hy
vọng rằng tài chính công khuyến khích tạo việc làm và do đó, bù đắp bất lợi
kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, thay vì tạo thêm việc làm, các quỹ ERDF đó
có thể có không có tác động nào:

● Các khoản tiền ERDF có thể đã được bù đắp trực tiếp bằng việc
giảm người nhận chi tiêu phát triển khu vực của các quốc gia thành viên,
thực tiễn này đang bị cáo buộc trong những năm 1980 và 90. Đây là một
trường hợp cụ thể của "thay thế tài khóa", một nguồn tài chính công thay
thế một nguồn khác.

● Các quỹ ERDF có thể đã trợ cấp cho khoản đầu tư dù sao cũng sẽ
đi trước . Ví dụ, đầu tư vào sản xuất dầu ở Biển Bắc của chính các công
ty dầu mỏ đa quốc gia đã thu hút các khoản trợ cấp của EU và quốc gia
tại một thời điểm khi họ gần như chắc chắn đã khám phá và sản xuất
dầu. Dù sao đi nữa để đối phó với giá dầu thô leo thang trong thời gian
từ giữa đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Việc sử dụng
tài chính công không cần thiết như vậy được coi là như là "trợ cấp chết
người". Nó xảy ra khi tài chính công được sử dụng để trợ cấp một hoạt
động sẽ xảy ra nếu không có sự thanh toán bằng tiền công.

● Ngay cả khi trợ cấp của nhà nước thu hút đầu tư mới vào một khu
vực, khoản đầu tư đó có thể không tạo ra việc làm mới. Điều này sẽ xảy
ra nếu các công việc mới được tạo ra chỉ đơn giản là thay thế các công
việc ở nơi khác trong vùng hoặc địa phương. Như là "dịch chuyển" việc
làm sẽ xảy ra nếu trợ cấp vào bên trong các nhà đầu tư đã có thể cạnh
tranh với các nhà sản xuất khác trong khu vực, như vậy nhóm thứ hai bị
mất lợi nhuận và do đó làm giảm mức đầu tư và việc làm của họ. Sự dịch
chuyển xảy ra khi một hoạt động diễn ra do việc nhận tài chính công nếu
không sẽ xảy ra ở nơi khác.

Trong ba ví dụ này, tài chính công không tạo thêm việc làm, mức độ bổ
sung bằng 0 về việc làm. Tuy nhiên, vẫn có thể có một yếu tố bổ sung chất
lượng trong ví dụ thứ ba ở trên nếu các công việc bị thay thế có kỹ năng thấp
hơn các công việc mới được tạo ra. Ngay cả khi kỹ năng cuối cùng sẽ được
nâng cấp mà không cần đầu tư vào bên trong, ở đó vẫn có thể là một yếu tố bổ
sung tạm thời nếu việc nâng cấp đó xảy ra sớm hơn so với cách khác. Ngay cả
khi các kỹ năng không được nâng cấp, vẫn có thể có một yếu tố bổ sung về địa
lý hoặc xã hội nếu những những người nhận được công việc mới thuộc các
nhóm mà chính phủ đã ưu tiên việc làm, ví dụ cư dân nội thành, dân tộc thiểu
số, thu nhập thấp hộ gia đình, hoặc các nhóm yếu thế khác.

Do đó, các quỹ ERDF có thể đã đạt được bất kỳ hoặc tất cả hoặc không
bổ sung về tài chính, chất lượng, thời gian, địa lý và xã hội trong một khu vực
nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Để đánh giá xem các quỹ công
đang được sử dụng một cách hiệu quả, rõ ràng là cần phải cố gắng đo lường
mức độ bổ sung

XÁC ĐỊNH VÀ ĐO LƯỜNG TÍNH BỔ SUNG

Để đánh giá mức độ bổ sung, cần thiết lập phản thực tế, có nghĩa là,
những gì sẽ xảy ra nếu không có sự can thiệp đó. Do đó, tính bổ sung được đo
lường bằng cách so sánh đầu ra hoặc hoạt động khác kết quả của việc chi tiêu
tài chính công với những gì sẽ xảy ra nếu không có tài chính đó. Tất nhiên, sự
so sánh này rất khó thực hiện nếu không có hoạt động nào trước khi thanh toán
tài chính công, vì nó đôi khi rất khó để xác định liệu bất kỳ hoạt động nào sẽ
đã xảy ra trong trường hợp phản thực tế.

Đối với bổ sung tài chính, vấn đề này lớn hơn đối với các khoản chi đầu
tư một lần so với các khoản chi hiện tại. Giả sử mức tồn tại từ trước là hoạt
động, ví dụ như về cung cấp dịch vụ trước khi thanh toán rằng tài chính công,
có ba cách để đo lường phản thực tế:

● Xây dựng mô hình tài chính về chi tiêu trước đây cho dịch vụ hoặc
hoạt động và sử dụng mô hình đó để dự đoán chi tiêu trong tương lai sẽ
là bao nhiêu sự vắng mặt của tài chính công mới hoặc bổ sung đó. Phổ
biến nhất cách tiếp cận là ngoại suy các xu hướng chi tiêu trong quá khứ
cho tương lai. Điều này có thể chính xác một cách hợp lý nếu thời gian
tương lai ngắn nhưng nó có thể ngày càng trở nên không chính xác trong
khoảng thời gian dài trong tương lai ngoại suy được thực hiện. Điều này
là do điều kiện dịch vụ hoặc hoạt động môi trường có thể thay đổi theo
thời gian. Do đó, một mô hình kinh tế lượng phức tạp hơn có thể được
yêu cầu để tính đến vô số các yếu tố quyết định chi tiêu cho dịch vụ hoặc
hoạt động.
● Khảo sát các nhà hoạch định chính sách, những người thực hành
và / hoặc những người thụ hưởng dự định và thực tế của dịch vụ hoặc
hoạt động. Khảo sát sử dụng bảng câu hỏi (bưu điện hoặc email) và /
hoặc các cuộc phỏng vấn ưu tú (dù trực tiếp hay qua điện thoại). Cuộc
khảo sát tìm kiếm quan điểm về những gì sẽ xảy ra nếu không có thanh
toán tài chính công đó. Tuy nhiên, phản hồi có thể bị sai lệch hướng tới
yêu cầu mức độ bổ sung lớn hơn so với thực tế. Điều này đặc biệt có khả
năng xảy ra nếu người trả lời dự đoán sẽ phải trả nhiều hơn tài chính
công nếu có bằng chứng về mức độ bổ sung đáng kể. Tương tự như vậy,
những người cảm thấy thiệt thòi bởi chính sách (ví dụ: địa phương người
sử dụng lao động phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đầu tư vào bên trong
được trợ cấp) có thể phóng đại các tác động bất lợi có thể có (ví dụ như
mất lợi nhuận và việc làm), dẫn đến ước tính bổ sung thấp hơn.

● Thành lập "nhóm kiểm soát" không nhận tài chính công và so sánh
với (các) tổ chức để nhận số tiền công khai đó. Nếu chi tiêu hoặc hoạt
động của nhóm người nhận vượt quá đáng kể so với hoạt động kiểm soát
nhóm theo sau việc thanh toán tài chính công, điều này cho thấy mức độ
bổ sung. Do đó, điều quan trọng là nhóm kiểm soát và người nhận nhóm
thực sự có thể so sánh được, có nghĩa là sự khác biệt duy nhất giữa chúng
là việc nhận tài chính công của một nhóm chứ không phải nhóm khác.
Điều này nói chung sẽ rất khó đạt được đối với một số lượng nhỏ các tổ
chức hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Số lượng lớn là cần thiết trong mỗi
nhóm trong để ghi lại những khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Cho dù sử dụng mô hình kinh tế lượng, khảo sát, nhóm kiểm soát hoặc
kết hợp hai hoặc cả ba phương pháp, mục đích là xây dựng một trường hợp
"đường cơ sở", đối chiếu để so sánh chi tiêu hoặc hoạt động thực tế. Không có
một trường hợp cơ bản như vậy không có cách nào tách biệt các tác động của
việc thanh toán tài chính công từ những thay đổi khác xảy ra do các nguyên
nhân khác. Chắc chắn, về phương pháp luận, việc áp dụng cách tiếp cận 'trước
và sau' trong đo lường mức độ bổ sung đạt được do thanh toán của tài chính
công. Cách tiếp cận đúng về phương pháp luận là sử dụng trường hợp cơ sở để
xây dựng so sánh tài chính công 'có và không có'. Theo cách này, sự khác biệt
về chi tiêu, việc làm hoặc hoạt động khác như vậy giữa 'với và không có ' kịch
bản là thước đo bổ sung.

Sử dụng cả ba phương pháp nghiên cứu với số lượng lớn trong cuộc
khảo sát và trong nhóm đối chứng và nhóm nhận phải mang lại các biện pháp
đáng tin cậy hơn nhiều về bổ sung hơn là chỉ phụ thuộc vào một phương pháp
và / hoặc số lượng nhỏ quan sát. Phương pháp nghiên cứu càng phức tạp thì
càng tốn kém và do đó, có lẽ sẽ càng kém hấp dẫn đối với các nhà hoạch định
chính sách. Hơn nữa, các mô hình tài chính không thể xác định chính xác sự bổ
sung của tài chính công trong trường hợp các sáng kiến tài trợ một lần cho khu
vực nhỏ, chẳng hạn như sự tái tạo kinh tế của các thành phố nội đô đang bị
thiếu thốn gấp bội. Nói chung, kết quả của các mô hình có lẽ chắc chắn hơn
nếu được cung cấp bởi các cuộc khảo sát ‘ý kiến chuyên gia’. Tương tự, các
cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia sẽ mạnh mẽ hơn nếu cũng được hỗ trợ bởi kết
quả của phương pháp nghiên cứu nhóm đối chứng. Sử dụng cả ba phương pháp
nghiên cứu ('Tam giác') là phương tiện xác định phương pháp luận mạnh mẽ
nhất và đo lường bổ sung. Tuy nhiên, cuối cùng, bất kể phương pháp nào, đánh
giá mức độ bổ sung là một thông tin ít nhiều phán đoán vì đơn giản là không
thể xác minh điều ngược lại.

Ghi nhớ cảnh báo này và giả định giá trị thống kê về về nguyên tắc, có
đủ số lượng trường hợp, có thể xây dựng công bằng các biện pháp mạnh mẽ 'có
và không có' về chi tiêu, công việc hoặc các biện pháp định lượng khác hoạt
động để đo lường tính bổ sung. Cũng có thể ước tính sự bổ sung về thời gian,
địa lý và xã hội một cách hợp lý mức độ chính xác, đặc biệt ở những nơi có hạn
chế tài chính mạnh mẽ trước khi thanh toán tài chính công. Tuy nhiên, rất khó
để phát triển các biện pháp mạnh mẽ về bổ sung chất lượng đơn giản vì những
khó khăn trong việc xác định và định lượng chất lượng. Nơi mà các thước đo
chất lượng có được phát triển, họ có xu hướng tập trung vào đầu vào (ví dụ:
trình độ chuyên môn của người hành nghề), quy trình (ví dụ thời gian được
thực hiện để cung cấp dịch vụ sau yêu cầu hoặc đơn đăng ký đầu tiên) và kết
quả đầu ra (ví dụ số bệnh nhân được điều trị trong một khoảng thời gian hoặc
việc làm được tạo ra). Tuy nhiên, thước đo cuối cùng của chất lượng là về chất
lượng kết quả, điều này có thể không bị ảnh hưởng (hoặc chỉ ở mức độ khiêm
tốn) bởi những cải tiến về đầu vào, quy trình và kết quả đầu ra.

Ủy ban Châu Âu trước đây đã nhấn mạnh vai trò của ERDF trong việc
thúc đẩy sự gắn kết xã hội, giảm chênh lệch trong nội bộ cộng đồng và kết quả
lồng ghép chương trình. Các hình thức bổ sung xã hội này rõ ràng là rất khó
xác định và đo lường. Chúng rộng hơn nhiều so với các cách tiếp cận dựa trên
kiểm toán hẹp hơn để bổ sung tài chính. Nhìn chung, kết quả rộng nhất là về
chất lượng cuộc sống được cải thiện nhờ tài chính công cho giáo dục, y tế, tái
tạo nội thành, v.v.

Chất lượng đầu ra gần đây đã được phát triển cho các dịch vụ y tế công
cộng đo lường chất lượng của số năm sống thêm (QALYs). Thước đo này thừa
nhận rằng đầu ra và kết quả khác nhau bằng cách phân biệt giữa tuổi thọ thêm
năm (đầu ra) và chất lượng của những năm đó (kết quả) xét về khả năng của
bệnh nhân để tiếp tục lối sống bình thường không bệnh tật hoặc tàn tật. Các câu
hỏi vẫn còn, tuy nhiên, câu hỏi vẫn là ai đánh giá chất lượng của phần bổ sung
số năm sống của một bệnh nhân sau khi điều trị y tế? Các thước đo chất lượng
phải phản ánh quan điểm của các bên liên quan, trong ví dụ này là bệnh nhân,
y tế người hành nghề, cơ quan chuyên môn, thân nhân người bệnh, người nộp
thuế tài trợ dịch vụ y tế, cộng đồng địa phương, khu vực và / hoặc quốc gia,
v.v. Nó có thể khó xác định tất cả các bên liên quan có liên quan. Hơn nữa, trừ
khi quan điểm của mỗi nhóm bên liên quan có cùng trọng số với tất cả các
nhóm khác, các quan điểm này phải được tính theo trọng số để có được một số
đo tổng hợp. Đây rõ ràng là có vấn đề vì một số nhóm bên liên quan có quyền
lực hơn về mặt chính trị hoặc nói rõ hơn những người khác.
Do đó, cuối cùng, việc đo lường kết quả bổ sung là một khoa học cực
kỳ không chính xác, đủ tiêu chuẩn bởi những đánh giá chủ quan của một nhóm
người trả lời được xác định một cách tùy tiện. Đối với tất cả các hình thức bổ
sung, các nhóm bên liên quan khác nhau có thể cố gắng bóp méo việc đo lường
mức độ bổ sung để nâng cao chương trình nghị sự của riêng họ, ví dụ như tìm
kiếm công chúng tài trợ cho nhóm của họ với chi phí của các nhóm khác (xem
các Chương 3 và 7).

TỐI ĐA HÓA VIỆC BỔ SUNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Mặc dù hữu ích để đánh giá hiệu quả của các thỏa thuận hiện có đối
với việc giải ngân tài chính công, các phương pháp nghiên cứu được mô tả ở
trên đo lường mức độ bổ sung thực sự đạt được hồi tố và không cho biết mức
độ bổ sung có thể được tối đa hóa. Ngay cả khi thanh toán của công tài chính
phải được thực hiện có điều kiện dựa trên dịch vụ hoặc hoạt động bổ sung thực
sự đang diễn ra, không có gì đảm bảo rằng tính bổ sung sẽ được tối đa hóa.
Phân tích ở trên đã làm rõ rằng thay thế tài khóa, trọng lượng chết mất mát,
dịch chuyển hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của ba tác động này về cơ bản có thể
giảm tính bổ sung.

Lo ngại về việc thiếu nguồn bổ sung tài chính là một vấn đề cụ thể cho
các khoản chi tiêu công liên tục đáng kể. Điều này đã được đánh dấu đối với
ERDF. Nó cũng là trường hợp đối với trung ương, liên bang hoặc các khoản
thanh toán của chính quyền khu vực đối với các khoản trợ cấp liên chính phủ
cho chính quyền địa phương (xem Chương 8). Các khoản viện trợ này được trả
theo thứ tự mà các thành phố có thể mở rộng cung cấp dịch vụ của họ. Tuy
nhiên, chính quyền cấp cao hơn (người cấp) không thể chắc chắn rằng chính
quyền địa phương (người được cấp) thực sự sử dụng tài trợ để mở rộng cung
cấp dịch vụ như dự định của người cấp. Điều này có thể là được thể hiện bằng
cách xem xét ba hình thức bổ sung tài chính dưới đây:
1. Bổ sung ròng trực tiếp. Điều này xảy ra khi các khoản trợ cấp gây
ra chi tiêu bổ sung cho dịch vụ hoặc hoạt động mà tài chính đó được phân
bổ và điều này sẽ không xảy ra nếu không có khoản trợ cấp đó. Đây là
mục đích thông thường của các khoản trợ cấp gắn liền với một dịch vụ
cụ thể (nghĩa là 'một khoản trợ cấp cụ thể').

2. Bổ sung ròng gián tiếp (lệch). Áp dụng khi các khoản trợ cấp được
phân bổ cho một dịch vụ gây ra nhiều chi tiêu hơn cho dịch vụ hoặc dịch
vụ khác. Điều này xảy ra khi khoản tài trợ giải phóng doanh thu mà lẽ ra
sẽ được chi cho dịch vụ được trợ cấp và sau đó được sử dụng để tài trợ
cho việc gia tăng chi tiêu cho các dịch vụ khác. Việc thay thế tài chính
như vậy làm lệch hướng bổ sung tài chính từ dịch vụ được trợ cấp sang
các dịch vụ khác. Một mức độ lệch nhỏ có thể được chấp nhận đối với
các chính phủ cấp cao hơn trả khoản trợ cấp. Tuy nhiên, nếu họ muốn
mở rộng việc cung cấp hầu hết hoặc tất cả các dịch vụ của thành phố, thì
tốt hơn là nên trả một khoản viện trợ không điều kiện hơn là một khoản
viện trợ không hoàn lại.

3. Chuyển vị. Điều này xảy ra khi các khoản trợ cấp thay thế nguồn
thu của chính quyền địa phương có được từ việc đánh thuế địa phương.
Sự thay đổi như vậy (một hình thức thay thế tài khóa khác) cho phép
giảm mức đánh thuế của chính quyền địa phương hiện tại hoặc trong
tương lai và do đó dẫn đến bổ sung trong chi tiêu của khu vực tư nhân
trừ khi được bù đắp trực tiếp bằng việc tăng thuế trung ương hoặc liên
bang ở mỗi và mọi đô thị. Sự bổ sung trong tài chính tư nhân (chứ không
phải công) có thể là mục tiêu chính của các khoản viện trợ không điều
kiện (nghĩa là 'tài trợ chung') được trả để hỗ trợ tính chung của các dịch
vụ đô thị, ví dụ khi chính quyền trung ương muốn hạn chế mức thuế địa
phương . Điều này có lẽ dễ xảy ra hơn trong trường hợp chính quyền địa
phương bị hạn chế đối với một loại thuế thu hẹp và lũy thoái, ví dụ như
thuế thăm dò địa phương hoặc thuế tài sản.
Có thể kết hợp cả ba hình thức bổ sung tài chính với nhau bất kỳ lúc
nào. Những khó khăn trong việc thiết lập phản thực được nhắc đến ở trên là do:
không thể đo lường, đánh giá chính xác liệu khoản viện trợ không hoàn lại có
dùng để phân bổ cho một dịch vụ cụ thể tài trợ chi tiêu bổ sung cho nó hay
không. Để ước tính bổ sung và dịch chuyển tài chính trực tiếp và gián tiếp, cần
phải xây dựng các mô hình định lượng về chi tiêu cho từng dịch vụ thành phố
và các cấp thuế địa phương. Tài khoản cũng sẽ phải tính đến các yếu tố ngoại
sinh khác, chẳng hạn như bất kỳ cải cách nào của chính quyền địa phương và
thay đổi các ràng buộc chi tiêu. Các phân cấp định lượng như vậy có nghĩa là
các phương pháp tiếp cận định tính được mô tả ở trên có thể nhiều hơn thích
hợp khi cố gắng xác định bổ sung tài chính ròng.

Tuy nhiên, nói chung, có thể mong đợi rằng các khoản tài trợ liên chính
phủ sẽ thường đạt được mức độ bổ sung tài chính đáng kể miễn là ở đó không
có những ràng buộc đối với sự tăng trưởng chi tiêu của thành phố. Đây là bởi
vì khoản trợ cấp có hiệu quả làm tăng thu nhập của cử tri-công dân địa phương,
cung cấp không có sự gia tăng bù đắp trong chính quyền trung ương, liên bang
hoặc khu vực thuế (một "hiệu ứng thu nhập" tích cực). Vì vậy, họ có thể được
mong đợi bỏ phiếu cho cấp cao hơn của cung cấp dịch vụ thành phố (hoặc các
chính trị gia địa phương hành động dựa trên sự nhân danh trong việc tăng cường
cung cấp dịch vụ giữa các cuộc bầu cử). Ngoài ra, trợ cấp làm giảm chi phí thuế
địa phương của các dịch vụ thành phố so với chi phí các dịch vụ của khu vực
tư nhân và do đó cử tri và / hoặc đại diện chính trị của họ có thể dự kiến sẽ yêu
cầu nhiều hơn trong số họ, giảm chi tiêu của họ vào hàng hóa và dịch vụ trong
lĩnh vực tương ứng (một "hiệu ứng thay thế"). Nếu trợ cấp là gắn liền với một
dịch vụ thành phố cụ thể (một khoản trợ cấp cụ thể) chứ không phải là một viện
trợ không điều kiện (một khoản trợ cấp chung), các cử tri địa phương có thể
được mong đợi để thay thế cả hàng hóa và dịch vụ của khu vực tư nhân và các
dịch vụ đô thị khác cho dịch vụ thành phố được trợ cấp.

Đối với một số tiền tài trợ nhất định, bổ sung tài chính trực tiếp sẽ được
tối đa hóa cho một dịch vụ đô thị riêng lẻ bằng cách sử dụng một 'đối sánh cụ
thể cấp ', bởi vì đô thị càng chi tiêu nhiều cho dịch vụ thì càng thu hút được
nhiều khoản trợ cấp. Chính quyền địa phương không thể đơn giản thay thế tài
trợ cho chính mình số tiền mà nó có thể đã chi cho dịch vụ đó (nghĩa là, tính bổ
sung ròng gián tiếp bị hạn chế). Ngược lại, bổ sung tài chính trực tiếp sẽ bị hạn
chế nếu khoản trợ cấp được trả một lần vì nó không ngăn tài trợ. Hơn nữa, "trợ
cấp một lần" chỉ có tác động đến thu nhập, trong khi khoản trợ cấp cụ thể phù
hợp có cả tác động thu nhập và tác động thay thế.

Bằng cách đó, người cấp có thể tối đa hóa và kiểm soát mức độ tính bổ
sung phát sinh từ việc thanh toán các khoản tài trợ cho người được cấp. Nguyên
tắc tương tự cũng được áp dụng cho dù người nhận tài trợ là một thành phố,
một tổ chức từ thiện hay tình nguyện hay một công ty tư nhân. 'Tài trợ đối sánh
cụ thể kết thúc mở' (nghĩa là, những người không có giới hạn trên) hiệu quả
hơn nhiều trong việc đảm bảo bổ sung tài chính cho một dịch vụ hoặc hoạt động
hơn là trợ cấp một lần, cho dù cụ thể hoặc chung chung.

Ở cấp độ tổng quát hơn, các chính phủ có thể chắc chắn hơn về việc bổ
sung tài chính nếu họ yêu cầu tài chính phù hợp từ công chúng khác, các tổ
chức tư nhân và / hoặc các tổ chức tự nguyện mà tài chính công đang được chỉ
đạo. Thường được gọi là 'đòn bẩy tài chính', yêu cầu mà sẽ ít có khả năng thay
thế tài chính công (bổ sung) từ người tài trợ cho việc chi tiêu mà nếu không
người được cấp sẽ phải gánh chịu. Trên thực tế, nguồn tài chính công có điều
kiện đó hoạt động như là "bơm mồi" cho các khoản chi khác.

KẾT LUẬN VỀ TÍNH BỔ SUNG

Trong khi các nhà hoạch định chính sách, người thực hành và người thụ
hưởng chắc chắn tập trung vào tác động tức thì của tài chính công thì các nhà
triết học chính trị sẽ có cái nhìn rộng hơn. Họ xác định các trường hợp cực đoan
trong đó mức độ bổ sung có thể bé hơn 0 (nghĩa là âm) hoặc lớn hơn 100%:

● Phần bù âm xảy ra nếu các khoản chi khác được thay thế bằng tài
chính công lớn hơn tài chính công sẵn có. Phần bù âm sẽ yêu cầu 'chèn
lấn' phải đáng kể, ví dụ: trong tạo ra một nền văn hóa phụ thuộc như
những người theo chủ nghĩa Tự do đã tuyên bố (xem Chương 1).

● Phần bổ sung có thể vượt quá 100% nếu tài chính công đóng vai
trò như một chất xúc tác trong việc 'thu hút sự tham gia' (nghĩa là tạo ra)
xã hội bền vững lâu dài và lợi ích kinh tế, tổng thể lớn hơn tổng thể của
cá nhân các bộ phận, được tuyên bố bởi những người theo chủ nghĩa sưu
tầm.

● Với quan điểm ít cực đoan hơn, những người theo chủ nghĩa Tân
tự do đặt câu hỏi về sự bổ sung đáng kể của tài chính công. Họ cho rằng
lấn át thường lớn hơn tràn ngập, đặc biệt là khi các chính phủ thay thế hệ
thống thị trường với hệ thống kế hoạch. Họ tin rằng tràn ngập là tốt nhất
khi tài chính công bổ sung cho hệ thống thị trường. Đây là bởi vì ngay
cả bổ sung tài chính đáng kể cũng có thể không làm phát triển kinh tế,
đặc biệt là khi các mong muốn cá nhân bị bỏ qua bởi quyền tài sản công
(xem Chương 2).

Những lưu ý tương tự cũng áp dụng cho các hình thức bổ sung khác, cụ
thể là sự bổ sung về chất lượng, thời gian, địa lý và xã hội. Sự bổ sung rõ ràng
là một khái niệm nhiều mặt. Giá trị của nó phụ thuộc vào triết lý chính trị được
sử dụng để định nghĩa và giải thích khái niệm. Do đó, việc đo lường mức độ bổ
sung mà tài chính công đạt được là rất khó, không chỉ liên quan đến các kỹ
thuật nghiên cứu thực nghiệm định lượng và định tính mà còn là một giải thích
triết học về kết quả. Ngay cả đối với một triết lý chính trị nhất định, nghiên cứu
thực nghiệm cũng phức tạp vì rất khó để xây dựng một mô hình hiển thị kịch
bản ngược lại (nghĩa là so sánh ‘có và không’). Khó khăn này được tăng cường
trong trường hợp các sáng kiến và các chương trình được tài trợ nhiều (ví dụ
nơi có nhiều địa phương phát triển kinh tế cơ quan và sáng kiến). Tuy nhiên,
tốt hơn là nên có thước đo không chính xác về một khái niệm bổ sung chính
xác hơn là một thước đo không chính xác dựa trên không hợp lệ về mặt khái
niệm và phương pháp luận ‘trước và sau’ so sánh.
CHI PHÍ CHỨA

Hiệu quả đầu ra không chỉ phụ thuộc vào việc đảm bảo và tối đa hóa
tính bổ sung: nó còn phụ thuộc vào việc giảm thiểu chi phí một cách tuyệt đối
hoặc tương đối tùy vào điều kiện. Kiểm soát chi phí có thể được định nghĩa là
‘nỗ lực của các chính phủ nhằm hạn chế mức tăng chi phí dịch vụ công từ năm
này sang năm khác, hoặc tuyệt đối (nghĩa là tiền mặt) hoặc theo điều kiện tương
đối (nghĩa là theo tỷ trọng GDP)’.

Ngăn chặn chi phí tương đối có thể có hai hình thức:

● Hạn chế tỷ trọng GDP trong tổng chi tiêu công

● Hạn chế chi tiêu công cho một dịch vụ cụ thể (ví dụ như chăm sóc
sức khỏe) tính theo tỷ trọng GDP.

Do đó, hạn chế chi phí là một nỗ lực nhằm kiểm soát hoặc hạn chế quy
mô tương đối của khu vực công. Đó là điều kiện tiên quyết của việc bổ sung tài
chính, vì nếu chi phí lớn hơn mức cần thiết, tài chính công sẽ thay thế tài chính
tư thông qua các loại thuế cao không cần thiết. Ngăn chặn chi phí thường đề
cập đến cả chiến lược và hoạt động kinh tế trong việc yêu cầu giảm thiểu chi
phí và tránh công suất dự phòng không cần thiết. Việc cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sẽ được sử dụng để giải thích cho sự phụ thuộc lẫn nhau của việc
bổ sung và hạn chế chi phí.

Chăm sóc sức khỏe được tài trợ bởi cả tài chính công và tư nhân ở hầu
hết các quốc gia, một ví dụ về sau là việc tư nhân mua thuốc không kê đơn.
Mặc dù tài chính công và tư nhân thường cung cấp cho các dịch vụ y tế khác
nhau nhưng tài chính công có thể thay thế cho tài chính tư nhân, do đó mức chi
bổ sung cho y tế thấp hơn tài chính công bổ sung. Trong trường hợp này, chi
phí tài chính công cho chăm sóc sức khỏe không được giảm thiểu. Ví dụ, thuốc
kê đơn được tài trợ công có thể thay thế cho việc tư nhân mua thuốc không kê
đơn, dẫn đến tăng tài chính công nhưng lại giảm tài chính tư nhân. Tương tự
như vậy, việc cung cấp dịch vụ điều trị y tế công sớm hơn có thể thay thế cho
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân mà các nhóm giàu có hơn đã phải sử dụng
vì thời gian dài chờ đợi sự chăm sóc công cộng.

Người ta thường chấp nhận rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
tăng là kết quả của:

● Thay đổi cấu trúc nhân khẩu học (ví dụ sự già đi của hồ sơ nhân
khẩu học: người cao tuổi thường có nhu cầu chăm sóc y tế cao hơn đáng
kể so với những người trong độ tuổi lao động)

● Tiến bộ công nghệ tạo ra thiết bị y tế đắt tiền có sẵn để điều trị
nhiều tình trạng bệnh hơn (mặc dù chi phí điều trị hiện tại cũng có thể
được giảm bằng công nghệ mới)

● Các bệnh mới hoặc phổ biến hơn, điều trị tốn kém hơn (ví dụ như
Aids)

● Tăng kỳ vọng của người tiêu dùng về sự sẵn có và chất lượng của
dịch vụ chăm sóc y tế.

Những yếu tố này có lẽ quan trọng hơn trong việc xác định chi tiêu cho
y tế hơn là sự sắp xếp chính xác để cung cấp các dịch vụ y tế, ở chỗ chúng ảnh
hưởng đến việc ra quyết định, cho dù được quyết định một cách dân chủ hay
không. Hơn nữa, dường như có một hiệu ứng bánh cóc ở chỗ, một khi một dịch
vụ được cung cấp ở bất kỳ cấp độ nào, rất khó để cắt giảm chi tiêu mặc dù nhu
cầu đó có thể ít khách quan hơn. Đây có lẽ là kết quả tất yếu của việc tài trợ tập
thể so với việc sử dụng dịch vụ của cá nhân bởi vì người sử dụng dịch vụ có ít
sự khuyến khích để đồng ý cắt giảm dịch vụ, vì chúng không mang lại lợi ích
gì về việc giảm (thuế) cho cá nhân (xem Chương 7).

Do đó, về nguyên tắc, việc hạn chế chi phí có thể được tạo điều kiện
thuận lợi bằng cách chuyển từ tài chính công (tức là tập thể) sang tài chính tư
nhân (tức là cá nhân hóa). Mặc dù chiến lược này có thể bao gồm đầu vào tài
chính công cho chăm sóc sức khỏe, nhưng nó không nhất thiết phải bao gồm
cả tổng chi tiêu cho y tế. Hơn nữa, kinh nghiệm của Hoa Kỳ là chi tiêu cho y tế
của cả khu vực công và tư đều có thể tăng lên. Ví dụ, theo dữ liệu y tế của
OECD, tổng chi tiêu cho y tế chiếm gần gấp đôi tỷ trọng GDP ở Mỹ so với ở
Anh (12,9% và 6,8% tương ứng vào năm 1998). Hoa Kỳ phụ thuộc phần lớn
vào bảo hiểm y tế tư nhân (thường do người sử dụng lao động trả thay cho
người lao động), trong khi Vương quốc Anh phụ thuộc phần lớn vào việc cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của khu vực công. Khuyến khích tài chính tư
nhân bằng cách giảm thuế đối với bảo hiểm y tế tư nhân có thể làm giảm chi
tiêu công nhưng không vì thế mà kiểm soát tổng chi tiêu y tế vì bảo hiểm đơn
giản là một hình thức tài chính tập thể khác. Hơn nữa, việc giảm thuế sẽ làm
giảm doanh thu của khu vực công, khiến cho thất thu có thể leo thang khi chi
phí bảo hiểm y tế tăng lên. Do đó, việc hạn chế chi phí có thể phải bao gồm cả
khu vực tư nhân và khu vực công nếu các chính phủ muốn kiềm chế tổng chi
tiêu cho một dịch vụ.

Việc tính chi phí cho tất cả các khoản chi cho y tế theo tỷ lệ phần trăm
GDP có thể được coi là cần thiết vì về nguyên tắc, có một ngưỡng mà trên đó
các lợi ích bổ sung sẽ nhỏ hơn chi phí bổ sung của chi phí y tế gia tăng, bất kể
khu vực mà nó xảy ra. Đây là lý do về mặt lý thuyết cho việc hạn chế chi phí
đối với cả tài chính công và tư cho một dịch vụ cá nhân, thay vì chỉ đơn giản
cho phép các lựa chọn tư nhân xác định tổng chi phí chăm sóc sức khỏe và tổng
số tiền giảm thuế. Nói một cách đơn giản, chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức
khỏe không nhất thiết có nghĩa là sức khỏe của một quốc gia sẽ được cải thiện.
So sánh quốc tế cho thấy rõ sự thiếu vắng mối quan hệ chắc chắn giữa tình
trạng sức khỏe (ví dụ được đo bằng tuổi thọ) và số tiền chi cho chăm sóc sức
khỏe hoặc cách thức tài trợ, cho dù từ tài chính công và /hoặc tư nhân.

Việc ngăn chặn chi phí có thể là vấn đề vì những khó khăn:

● Trong việc xác định chính xác những gì cấu thành chi tiêu cho một
dịch vụ. Ví dụ: chi cho chăm sóc sức khỏe có bao gồm tất cả các loại
thuốc mua tự do và cái gọi là chăm sóc sức khỏe 'thay thế' (ví dụ như các
bài thuốc Trung Quốc) Chi cho giáo dục có bao gồm chi cho nghệ thuật
và văn hóa, có thể được coi là giáo dục không?

● Đánh giá mức độ thành công của việc hạn chế chi phí. Nếu được
biểu thị bằng phần trăm GDP, chi tiêu có thể tăng lên nếu GDP giảm.
Điều này sẽ tạo ấn tượng về sự thất bại của việc hạn chế chi phí mặc dù
chi phí dịch vụ được giữ ở mức ổn định (hoặc thậm chí giảm chậm hơn
so với GDP). Tương tự như vậy, việc hạn chế chi phí sẽ thành công nếu
GDP tăng nhanh hơn chi tiêu cho y tế, mặc dù điều này là kết quả của
việc kiểm soát chi phí thất bại.

● Học hỏi từ việc hạn chế chi phí ở các nước khác. Bên cạnh những
vấn đề xác định, một quốc gia có thể thành công hơn trong việc hạn chế
chi phí nhưng thay vào đó là giảm kết quả sức khỏe.

CÁC CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ CHI PHÍ

Có ba phương tiện chính để kiểm soát chi tiêu công, chính trị, kinh tế
và hành chính.

KIỂM SOÁT CHÍNH TRỊ

Các biện pháp kiểm soát chính trị thừa nhận rằng chi tiêu công được
xác định, ít nhất một phần, bởi các quy trình dân chủ. Tuy nhiên, các quy trình
dân chủ này đòi hỏi phải được làm rõ vì chúng phụ thuộc chủ yếu vào mô hình
chính quyền phổ biến ở một quốc gia nhất định (xem Chương 3), đáng chú ý
nhất là:
● Mô hình trao đổi tài chính của chính phủ: chi tiêu được xác định
bởi sự sẵn lòng của cử tri để trả chi phí thuế cho các dịch vụ bổ sung

● Mô hình chuyển giao tài khóa của chính phủ: phần lớn phân phối
lại chi phí và lợi ích của các dịch vụ công để đạt được công bằng xã hội
hoặc một số mục tiêu tương tự

● Mô hình chính phủ chuyên chế nhân từ : chính phủ xác định chi
tiêu y tế thay cho công dân của mình và vì lợi ích tốt nhất cho họ. Họ có
toàn quyền kiểm soát chi tiêu, bất kể cử tri sẵn sàng trả (hoặc không trả)
thuế bổ sung

● Mô hình uy quyền của chính phủ: các học viên và quan chức tối
đa hóa ngân sách của họ để thúc đẩy lợi ích và sự nghiệp của chính họ.
Trong trường hợp này, chi tiêu của chính phủ có thể nằm ngoài tầm kiểm
soát vì các quy trình dân chủ còn yếu.

● Các mô hình chính phủ này khá đơn giản và không nhất thiết phải
loại trừ lẫn nhau. Họ nhấn mạnh sự cần thiết trong việc xem xét các biện
pháp kiểm soát chính trị theo những nghĩa rất rộng. Các kiểm soát chính
trị chính được liệt kê dưới đây. Chúng bổ sung cho nhau và tất cả có thể
được sử dụng cùng nhau tại bất kỳ thời điểm nào để:

● Thực hiện một quy trình thiết lập mức độ ưu tiên từ trên xuống
nghiêm ngặt và hiệu quả, trong đó xác định mức phân bổ tài chính toàn
cầu và/hoặc mức trần dựa trên những chi phí có thể cải thiện tại địa
phương. Bằng cách này, các chính phủ trung ương có thể tạo ra ảnh
hưởng đáng kể đối với lượng tiền toàn cầu được phân bổ cho các dịch vụ
công.

● Cải thiện quy trình dân chủ trong đó cử tri xác định mức chi tiêu,
ví dụ như cuộc trưng cầu ý kiến về mức chi tiêu cho y tế. Nói chung điều
này sẽ yêu cầu chuyển giao trách nhiệm về các dịch vụ công cho chính
quyền địa phương. Trong khi có thể rằng cử tri sẽ bỏ phiếu cho mức chi
tiêu còn cao hơn, mối liên hệ với thuế địa phương hoặc sự kết hợp với
các dịch vụ khác sẽ được thực hiện rõ ràng hơn. Một dịch vụ được chuyển
giao chi tiêu sẽ trở thành đối tượng của một (hoặc nhiều) trung tâm
nghiêm ngặt kiểm soát chi tiêu của chính quyền địa phương. Sự thay thế
là dành riêng cho một loại thuế quốc gia đối với dịch vụ y tế.

● Nâng cao trách nhiệm giải trình của các nhà cung cấp dịch vụ bằng
cách đưa ra các biện pháp thực hiện. Đây là một biện pháp lâu dài và có
thể có hiệu quả hạn chế nếu các quan chức cố cản trở việc xem xét hiệu
suất bằng cách thao túng các chỉ số hiệu suất cho các mục đích riêng của
họ. Nói chung, đo lường hiệu suất đang bị chỉ trích vì ‘đo lường những
điều có thể đo lường được’ trong khi bỏ qua các đặc điểm dịch vụ cơ bản
nhưng vô hình.

● Thực hiện các cuộc điều tra dư luận để xác định thị hiếu của công
chúng đối với mức chi tiêu, các loại chi tiêu công, chất lượng dịch vụ,
v.v... Mặc dù kết quả của các cuộc điều tra như vậy không phải bắt buộc
đối với chính quyền trung ương nhưng chúng có thể thu thập được nhiều
thông tin về thị hiếu công chúng hơn là các cuộc trưng cầu dân ý hoặc
bầu cử. Họ sẽ không nhất thiết phải tạo điều kiện cho việc hạn chế chi
phí nhưng có thể làm vậy nếu nó cho thấy rằng công chúng mong muốn
các bệnh viện công dễ tiếp cận hơn với chi phí thấp hơn là một lượng
nhỏ hơn các bệnh viện có chi phí cao hơn mà lớn hơn.

KIỂM SOÁT KINH TẾ

Kiểm soát kinh tế nhằm kiểm soát mức độ nhu cầu và chi phí của việc
đáp ứng nhu cầu đó. Do đó, chúng hoạt động trên cả phía cầu và cung. Đặc biệt,
kiểm soát kinh tế cố gắng thay đổi các khuyến khích ở cả những người sử dụng
dịch vụ công và những người cung cấp chúng bằng cách tổ chức lại các quyền
tài sản theo nguyên tắc thị trường (xem Chương 2). Các hình thức kiểm soát
kinh tế chính gồm:

● Đưa ra (tăng mức độ) hình thức thanh toán tại điểm sử dụng. Mặc
dù phí người dùng có thể hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ trên
nhưng biện pháp từ phía cầu này có thể để tạo ra các vấn đề xã hội liên
quan đến công bằng trong việc sử dụng chúng (trừ khi dựa trên khả năng
thanh toán) và các quyết định có thể không chính xác (ví dụ vì kiến thức
không đầy đủ của bệnh nhân tiềm năng về tình trạng y tế của họ). Trên
thực tế, các dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe vẫn có thể được thúc
đẩy bởi cung (thay vì cầu), ví dụ như nơi mà “bác sĩ hộ gia đình” (người
điều trị y tế nói chung cho người trong vùng) đóng vai trò là 'người gác
cổng' cho các dịch vụ bệnh viện. Hơn nữa, việc trả phí để được tư vấn y
tế có thể dẫn đến tăng chi phí y tế nếu mọi người hạn chế gặp “bác sĩ hộ
gia đình” cho đến khi tình trạng bệnh của họ trở nên nghiêm trọng hơn
làm cho điều trị tốn kém hơn.

● Tạo ra thị trường nội bộ bằng cách phân chia người mua - nhà
cung cấp, ví dụ như khi cơ quan y tế mua các dịch vụ y tế cụ thể do bệnh
viện cung cấp. Các bệnh viện hoạt động kém hiệu quả nếu không giành
được hợp đồng sẽ mất bệnh nhân và trong trường hợp cực đoan sẽ đóng
cửa. Điều này sẽ xảy ra khi nguồn tài chính đến từ các bệnh nhân (giải
thích ở trên). Tuy nhiên, chi phí có thể tăng lên nếu các bệnh viện như
vậy vẫn giữ được công suất vượt mức trong khi các bệnh viện giành được
hợp đồng sẽ mở rộng quy mô của họ. Nói một cách đơn giản, các chuẩn
thị trường hiếm khi hoạt động giống như thị trường tự do. Hơn nữa, mức
độ cạnh tranh có thể bị hạn chế và nếu có một vài bệnh viện, họ có thể
áp dụng chiến lược 'chia sẻ thị trường' (trong đó họ đồng ý đấu thầu các
hợp đồng y tế khác nhau thay vì cạnh tranh cho cùng một hợp đồng) để
mỗi bệnh viện đảm bảo sự sống còn. Tiết kiệm chi phí bị hạn chế trong
những trường hợp như vậy do đó nhiều khả năng sẽ được bù đắp phần
lớn bởi chi phí quản lý hợp đồng. Ngoài ra, bất kỳ khoản tiết kiệm chi
phí nào như vậy không nhất thiết dẫn đến giảm chi tiêu; chúng có thể
đơn giản được sử dụng để cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho một mức chi
tiêu nhất định. Kết quả này có thể xảy ra vì mức chi tiêu (thay vì dịch vụ)
được xác định bởi các quy trình chính trị (phía cầu) hoặc từ phía cung
bởi các bác sĩ và quan chức.

● Thực hiện độc quyền mua (duy nhất hoặc người mua chính) của
nhà nước để giảm chi phí đầu vào, ví dụ như dược phẩm hoặc nhân viên
y tế. Biện pháp trọng cung này có thể không hiệu quả về lâu dài, nếu các
công ty dược phẩm đe dọa đưa các phòng thí nghiệm nghiên cứu của họ
sang các nước khác, các hiệp hội nhân viên y tế đe dọa hành động đình
công hoặc nhân viên y tế chủ chốt có thể dễ dàng chuyển sang làm việc
trong khu vực tư nhân hoặc ở các quốc gia khác (ví dụ như những người
trong Thị trường Châu Âu chung của EU).

● Giảm thuế đối với phí bảo hiểm cho chăm sóc sức khỏe tư nhân
để khuyến khích mọi người chọn không tham gia vào khu vực công. Biện
pháp từ phía cầu này chỉ thích hợp nếu việc ngăn chặn chi phí chỉ liên
quan đến chi tiêu cho y tế công cộng. Trong khi việc giảm thuế khuyến
khích trao đổi tự nguyện thông qua thị trường tư nhân, đó là một chi phí
trá hình, vì như đã lưu ý, nó làm giảm thu nhập tích lũy cho khu vực công
(xem chi tiêu thuế bên dưới). Hơn nữa, chi phí cho mỗi đợt điều trị và
mỗi bệnh nhân có thể tăng nếu các công ty bảo hiểm y tế từ chối chi trả
bảo hiểm cho các tình trạng y tế đắt tiền hơn. Trong trường hợp đó, việc
cắt giảm chi tiêu cho y tế của khu vực công có thể ít hơn nhiều so với
dòng bệnh nhân đổ ra khu vực tư nhân.

● Đưa ra các cơ chế tài trợ mới, đặc biệt là thay thế 'viện trợ không
hoàn lại' (trong đó chính quyền trung ương đảm bảo đáp ứng một cách
hiệu quả tất cả các chi phí bệnh viện, kể cả những khoản vượt quá kế
hoạch) bằng 'viện trợ không hoàn lại' (cố định và do đó không bù đắp
được thâm hụt). Một loạt các khoản trợ cấp một lần cụ thể (nghĩa là, một
lần) cũng có thể thay thế các khoản trợ cấp gộp (nghĩa là chung) một lần
để kiểm soát thành phần, cũng như tổng chi tiêu. Các loại trợ cấp này đã
được giải thích ở trên liên quan đến chính quyền địa phương nhưng
chúng cũng có thể được sử dụng đặc biệt cho các dịch vụ y tế. Trong khi
tài trợ một lần kiểm soát chi tiêu trong bất kỳ khoản nào trong năm, hiệu
quả của chúng về mặt ngăn chặn chi phí trong một khoảng thời gian nhiều
năm trở thành vấn đề. Hiệu quả sẽ giảm nếu các chính phủ tăng chúng
theo thời gian cùng với chỉ số chi phí dịch vụ, chẳng hạn như giá dược
phẩm tăng. Tương tự, chính phủ có thể nhượng bộ trước áp lực tăng các
khoản trợ cấp một lần từ năm này sang năm khác, ví dụ, các bệnh viện
sẽ tăng chi phí đắt đỏ cho chỗ ở trong bệnh viện lên mức không thể chấp
nhận được về mặt chính trị.

KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH

Kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng đến cả mức độ và thành phần
chi tiêu bằng cách kiểm soát đầu vào và quá trình, chứ không phải đầu ra và kết
quả.

Kiểm soát đầu vào bao gồm:

● Hạn chế số lượng người dùng bằng cách phân chia khẩu phần (ví
dụ bệnh nhân thông qua bác sĩ gia đình người gác cổng). Điều này không
khả thi trong trường hợp các tình trạng y tế nghiêm trọng hoặc khẩn cấp
do đó tiềm năng tiết kiệm chi phí có thể tương đối nhỏ. Một lần nữa, chi
phí y tế có thể tăng lên nếu việc điều trị các bệnh nghiêm trọng mới xuất
hiện bị trì hoãn.
● Hạn chế số lượng lao động trong khu vực công (ví dụ: bác sĩ bệnh
viện và các nhân viên khác). Tuy nhiên, một số quốc gia đang thiếu nhân
viên y tế.

● Tuyển dụng nhân viên đã qua đào tạo từ nước ngoài để giảm chi
phí đào tạo.

● Hạn chế việc áp dụng thiết bị mới và công nghệ mới. Tuy nhiên,
như đã lưu ý, một số thiết bị và công nghệ mới có thể giảm chi phí trong
thời gian dài. Hơn nữa, nếu nhiều bệnh viện mua thiết bị mới, việc sản
xuất hàng loạt thường giảm thiểu chi phí (theo "tính kinh tế theo quy
mô"). Do đó, việc kiềm chế chi phí ngắn hạn có thể dẫn đến việc tiết
kiệm dài hạn.

● Hạn chế số lượng thuốc kê đơn. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân có
thể mua thêm thuốc không kê đơn, không kê đơn từ các hiệu thuốc khiến
tổng chi tiêu công và tư cho thuốc không được kiểm soát hiệu quả.

● Hạn chế các loại thuốc được kê đơn đối với thuốc rẻ, thuốc không
nhãn hiệu. Điều này chỉ có hiệu quả đối với các loại thuốc đã 'hết hạn lưu
hành', trong khi nhu cầu có thể tập trung nhiều vào các loại thuốc mới
được cấp bằng sáng chế có hiệu quả hơn trong việc điều trị các tình trạng
y tế hiện có hoặc điều trị tình trạng y tế mới xuất hiện.

● Hạn chế số lượng và loại hình bệnh viện, để đạt được lợi ích kinh
tế về quy mô, những điều này là đáng kể đối với các tình trạng y tế đòi
hỏi thiết bị đắt tiền và nhân viên chuyên khoa nhưng hạn chế đối với các
bệnh phổ thông. Trên thực tế, các bệnh viện lớn hơn có thể gặp phải tình
trạng ‘bất lợi về quy mô’ của quản lý. Hơn nữa, các bệnh viện lớn hơn
có thể có quyền lực chính trị hơn các bệnh viện nhỏ hơn trong việc yêu
cầu tăng chi tiêu cho thiết bị mới, chuyên khoa y tế mới và thêm không
gian chứa cần thiết.
● Hạn chế các điều kiện để nhận được điều trị. Ví dụ, có thể loại trừ
các phương pháp điều trị tự chọn như phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên,
phạm vi tiết kiệm bị hạn chế vì chúng thường không phải là tình trạng
đắt tiền nhất để điều trị.

● Kiểm soát chi phí tiền lương cho nhân viên bệnh viện. Bên cạnh
việc thực hiện độc quyền mua (một biện pháp kiểm soát kinh tế đã nêu ở
trên), các bệnh viện có thể tìm cách cân bằng lại hồ sơ nhân sự của mình,
yêu cầu cấp nhân viên có mức lương thấp hơn để đảm nhận một số nhiệm
vụ hiện đang được thực hiện bởi các cấp sở hữu mức lương cao hơn. Ví
dụ, các chuyên gia được trả lương cao không cần phải đảm nhận các công
việc hành chính hoặc văn thư. Khả năng hạn chế chi phí cao, do tỷ lệ chi
phí tiền lương thường lớn trong tổng chi phí.

● Hạn chế việc thanh toán thêm cho bệnh nhân của các tổ chức y tế
tư nhân. Điều này chỉ áp dụng ở các quốc gia có khu vực tư cung cấp
nhưng có thể quan trọng khi khu vực tư chiếm tỷ trọng lớn so với khu
vực công. Sẽ có các khoản tiết kiệm trong tổng chi tiêu y tế. Ngoài ra
cũng có thể có các khoản tiết kiệm cho chi phí y tế của khu vực công nếu
những bệnh nhân phải thanh toán thêm đủ điều kiện để được hỗ trợ kiểm
tra từ nhà nước.

● Bãi bỏ thanh toán tự động cho bác sĩ và nha sĩ dựa trên số lượng
người đăng ký với họ (khác với số người thực tế đến khám). Điều này có
thể được thực hiện bằng cách thiết lập giới hạn về thời gian một người
có thể được đăng ký mà không cần đến bác sĩ.

KIỂM SOÁT CÁC QUY TRÌNH BAO GỒM:


● Hạn chế các thủ tục y tế để giảm chi phí điều trị. Điều này giả định
hiệu quả điều trị là ngang nhau, do đó chỉ có phạm vi hạn chế cho các
biện pháp như vậy.

● Trả về những bệnh nhân cần chăm sóc xã hội hơn là điều trị y tế,
giao cho một khu vực khác (chi phí thấp hơn) trách nhiệm cung cấp hỗ
trợ phi y tế (ví dụ sử dụng các cơ sở dân cư thay vì các phường lão khoa
vào việc chăm sóc cá nhân và chăm sóc xã hội cho người cao tuổi). Với
xu hướng nhân khẩu học đối với dân số già, biện pháp này có khả năng
hạn chế chi phí đáng kể.

● Thành lập các bệnh viện và bác sĩ hộ gia đình như những trung
tâm trả phí riêng biệt, để các nhà cung cấp dịch vụ nhận thức rõ hơn về
chi phí của các dịch vụ mà họ cung cấp để có thể trở nên ý thức hơn về
chi phí trong việc áp dụng các thủ tục y tế mới và thiết lập các ưu tiên.

● Giới thiệu các cấp độ của dịch vụ (khi các hợp đồng chính thức
không được sử dụng) để các kỳ vọng về khối lượng, chất lượng và chi
phí của dịch vụ được được thực hiện rõ ràng hơn, ngay cả khi không ràng
buộc về mặt pháp lý. Trong những trường hợp như vậy, chi phí cao bất
ngờ sẽ phải được giải thích hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục.

● Hạn chế các trường hợp, tức là, việc phân loại các tình trạng y tế
là rất quan trọng để họ để đảm bảo công việc cho các chuyên gia y tế, ví
dụ công việc nha khoa quá mức.

● Tăng danh sách lựa chọn, đặc biệt là cho các phương pháp điều trị
tự chọn, tương tự như những người phân bổ khẩu phần ở trên.

● Đạt được tỷ lệ luân chuyển bệnh nhân cao hơn trên mỗi giường
mỗi giai đoạn. Đây chỉ là hiệu quả miễn là nó không dẫn đến việc tăng
mức độ áp lực cho bệnh viện vì bệnh nhân đã được xuất viện quá sớm.

● Giảm bớt sự quan liêu, ví dụ như chi phí quản lý người mua–nhà
cung cấp (nghĩa là lập và giám sát các hợp đồng cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe). Điều này có thể yêu cầu người mua từ bỏ– nhà cung cấp
chia tách và thay thế bằng các thỏa thuận cấp dịch vụ (xem ở trên).

● Giảm nhập viện khẩn cấp bằng cách nhờ người già chăm sóc
những người sống riêng khi họ bị bệnh. Trên thực tế, tiềm năng cho tiết
kiệm chi phí thậm chí có thể lớn hơn vì các yếu tố dẫn đến tăng số lượng
và tỷ lệ người độc thân (hoặc cha mẹ đơn thân) các hộ gia đình không
chỉ do dân số già: nó còn phản ánh sự gia tăng tỷ lệ ly hôn và các cuộc
hôn nhân sau này.

● Cải thiện năng suất lao động (ví dụ như bác sĩ) bằng cách điều
chỉnh mô hình làm việc và giải quyết công việc hiệu quả hơn. Ví dụ,
thêm hồ sơ bệnh viện và bác sĩ gia đình chính xác liên quan đến tình
trạng y tế và phương pháp điều trị cần thiết cho bệnh nhân và việc truyền
đạt dữ liệu đó tốt hơn có thể tránh được sự chậm trễ trong điều trị và lặp
lại không cần thiết lượt truy cập (vì dữ liệu liên quan bị thiếu).

● Thực hiện các chiến dịch giáo dục sức khỏe, chẳng hạn như chống
hút thuốc. Nó Người ta ước tính rằng những người hút thuốc có nguy cơ
mắc bệnh cao gấp 25 lần ung thư phổi hơn những người không hút thuốc.
Họ cũng có tỷ lệ tương đối cao hơn các bệnh tật khác và do đó áp đặt chi
phí cho chăm sóc sức khỏe khu vực công.

● Thiết lập các mục tiêu hiệu quả cho các bệnh viện để các bệnh viện
được khuyến khích áp dụng các biện pháp kiểm soát hành chính khác
nhau có khả năng giảm chi phí. Ba điểm đáng lưu ý trong việc tóm tắt sự
trình bày chính trị này, kiểm soát kinh tế và hành chính. Đầu tiên, có một
tiềm năng rất rộng một loạt các biện pháp kiểm soát chi phí theo quyền
của chính phủ. Thứ hai, Không phải tất cả chúng đều có hiệu quả như
nhau ở bất kỳ quốc gia nào cũng như không có biện pháp nào có hiệu
quả như nhau ở các quốc gia khác nhau. Thứ ba, sự khác biệt giữa các
danh mục, trong khi hữu ích cho mục đích phân tích, thường là tùy ý.
Đối với ví dụ, sự phân chia giữa người mua và nhà cung cấp giống như
một sự kiểm soát hành chính vì nó là một biện pháp kiểm soát kinh tế.

KẾT LUẬN VỀ CHI PHÍ

Vấn đề chiến lược là xác định thứ mà được kết hợp giữa chính trị, kinh
tế và kiểm soát hành chính hiệu quả nhất là kiểm soát chi phí. Kiểm soát chính
trị dường như không hiệu quả lắm trong việc kiểm soát tăng trưởng chi tiêu
công bởi vì cử tri-công dân mong đợi và yêu cầu các dịch vụ y tế được cải thiện,
đặc biệt nếu chúng được tài trợ bằng thuế (xem Chương 7). Kiểm soát kinh tế
bị hạn chế trong khả năng chấp nhận của chúng (ví dụ như chi phí chăm sóc
sức khỏe của người dùng) và tính hiệu quả (ví dụ chi phí cao của hợp đồng cạnh
tranh). Do đó, người ta ngày càng chú trọng đến kiểm soát hành chính để kiểm
soát cả đầu vào và quá trình. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng các biện pháp
kiểm soát hành chính chỉ có hiệu lực hạn chế.

Có một số bài học:

● Tài chính và kiểm soát chi phí dịch vụ công phải tính đến các điều
kiện chính trị, kinh tế, nhân khẩu và xã hội ở mỗi quốc gia

● Hạn chế chi phí là một bài toán dài hạn liên tục đòi hỏi nhiều biện
pháp kiểm soát, ở cả mức chi tiêu tổng hợp và các thành phần cụ thể của
chi tiêu

● Rất ít nếu bất kỳ quốc gia nào có thể kiểm soát chi tiêu công nhiều
như họ muốn.

CHI PHÍ THUẾ

Trong những thập kỷ gần đây, chi tiêu trực tiếp của nhà nước ở nhiều
quốc gia ngày càng được thay thế bằng nhiều hình thức giảm thuế. Thị trường
tự do dẫn đến đâu trong việc tiêu thụ không đủ một dịch vụ, do thiếu thông tin
về lợi ích của việc tiêu dùng dịch vụ, cận thị hoặc thiếu đánh giá cao rủi ro (xem
Chương 2), giảm thuế có thể được sử dụng để bù đắp sự thất bại của thị trường.
Nó cũng có thể được sử dụng để kích thích các hoạt động có lợi cho xã hội khác
và như một hình thức hạn chế chi phí (như đã nêu ở trên). Ví dụ như:

● Giảm thuế thu nhập đối với chi tiêu cho bảo hiểm y tế tư nhân và
trường học do tư nhân tài trợ

● Giảm thuế đối với thu nhập từ vốn (ví dụ như tăng giá trị của nhà
ở có chủ sở hữu)

● Giảm thuế lợi tức đối với các khoản đầu tư của công ty vào các
tòa nhà, thiết bị, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân viên, v.v.

● Giảm thuế của cải đối với các khoản quyên góp và di sản của các
đồ tạo tác văn hóa đến các bảo tàng và phòng trưng bày của nhà nước,
v.v. (xem Chương 5).

Để thay thế cho chi tiêu công, các hình thức giảm thuế như vậy thường
được gọi là "chi tiêu thuế". Giá trị tiền tệ của chúng được tính bằng số chi tiêu
(hoặc giá trị thu được bằng vốn hoặc quyên góp) nhân với thuế suất của người
đóng thuế đối với thu nhập tăng thêm, của cải hoặc thu nhập từ vốn. Vì vậy, cả
chi tiêu đủ điều kiện và thuế suất càng lớn thì giá trị giảm thuế càng lớn cho
một cá nhân hoặc công ty. Miễn là thuế suất nhỏ hơn 100%, giá trị của khoản
giảm thuế sẽ nhỏ hơn chi phí của cá nhân, hộ gia đình hoặc công ty. Tuy nhiên,
chi tiêu càng nhiều (ví dụ cho bảo hiểm y tế), giá trị của khoản giảm thuế càng
lớn, do đó, tạo động lực cho tài chính tư nhân để thay thế tài chính công.

Do đó, giảm thuế có lợi thế là giảm gánh nặng tổng thể của thuế lên nền
kinh tế, trong khi có khả năng đạt được các mục tiêu tương tự như các khoản
chi tiêu công trực tiếp mà lẽ ra đã diễn ra. Bởi như vậy có nghĩa là tiểu bang có
thể tạo điều kiện cho các mức y tế, giáo dục, nhà ở và như vậy, đồng thời tránh
được bất kỳ tác động tiêu cực nào của thuế suất cao đối với nền kinh tế hoạt
động (xem Chương 6). Như vậy, về lý thuyết, nhà nước có thể đạt được chính
sách công của mình mục tiêu bằng cách sử dụng biện pháp giảm thuế để sửa
đổi (thay vì thay thế) thị trường. Các khoản giảm thuế tạo đòn bẩy tài chính tư
nhân, mức độ đòn bẩy phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của chi tiêu tư nhân đối
với việc giảm thuế đó. Kết quả này giống như vậy cho một khoản trợ cấp phù
hợp cho các chính quyền địa phương vì nó tạo ra hiệu ứng thay thế (xem ở
trên).

Chi tiêu cho dịch vụ hoặc hoạt động khác tăng theo cùng một cách như
kết quả của chi tiêu công trực tiếp. Giả sử rằng tổng số chi tiêu cho dịch vụ
được hỗ trợ thuế không thay đổi vì chi tiêu tư nhân thay trực tiếp chi tiêu công
thì chi tiêu công sẽ giảm. Đây là trường hợp miễn là giá trị bằng tiền của khoản
giảm thuế đó không được công khai tài khoản như một chi phí thuế. Về mặt
định nghĩa của công cộng và tư nhân tài chính được phát triển trong Chương 1,
sẽ sai nếu nhập dữ liệu đó vì chúng phản ánh chi tiêu tư nhân, không phải chi
tiêu công. Nói chung, bởi vì chính phủ khuyến khích một số hình thức chi tiêu
tư nhân không có nghĩa là chúng có thể được tính là chi tiêu công.

Ưu điểm của chi tiêu thuế là:

● Chúng phù hợp với triết lý Tự do chỉ yêu cầu sự can thiệp của
chính phủ để bảo đảm khỏi các điều luật không có lợi và coi thuế là 1
khoản tiền bị thu giữ (xem Chương 1)

● Họ có thể tạo điều kiện cho các quyền tích cực hạn chế hoặc đầy
đủ theo yêu cầu của các quan điểm triết học NeoLiberal và Collectivist
tương ứng (một lần nữa, xem Chương 1)

● Họ làm việc với (thay vì chống lại) các hệ thống thị trường bằng
cách cho phép, duy trì hoặc tăng cường quyền sở hữu tư nhân và do đó
định giá các ưu đãi thông qua trao đổi tự nguyện (xem Chương 2)
● Do đó, họ cho phép các cá nhân tăng phúc lợi của họ bằng cách
kết hợp mức độ tiêu dùng của họ với sở thích cá nhân, thay vì tiêu dùng
của họ được xác định bởi nhà nước.

● khuyến khích tự cung cấp thay vì phụ thuộc vào nhà nước để tiếp
cận với giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác.

● cho phép các cá nhân và hộ gia đình lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ mà họ ưa thích.

● kích thích nhiều nguồn cung cấp từ các khu vực nhà nước và ngoài
nhà nước bằng xóa bỏ độc quyền theo luật trong khu vực công (ví dụ
bằng cách cho phép các trường tư thục hoạt động)

● làm giảm thiểu các tác động gây ảnh hưởng không tốt với công
việc bằng các mức thuế cao (xem chương 6)

● Những bất lợi của chi tiêu thuế là ngược lại với những ưu điểm:

● Trên thực tế, rất khó sử dụng biện pháp giảm thuế để đảm bảo
quyền lợi một cách tiêu cực (nghĩa là không bị ép buộc, can thiệp và phân
biệt đối xử)

● Việc tiếp cận các quyền một cách tích cực bị hạn chế đối với những
người nộp thuế, những người không đóng thuế thì họ không thể yêu cầu
giảm thuế đối với các khoản chi tiêu được phép đánh thuế và kết quả
là họ được hưởng ít lợi ích.

● có thể làm sai lệch hơn nữa các sở thích cá nhân (nghĩa là khi sự
can thiệp của chính phủ làm trầm trọng thêm sự thất bại của thị trường)
và do đó gây ra những ấn tượng sai lệch về giá trị của các nguồn lực.

● Sự lựa chọn mức tiêu thụ là đặc biệt có vấn đề đối với các dịch vụ
sức khỏe bởi vì chúng thường được phân bổ bởi những người hành nghề
y tế, như đã nói ở trên.
● Các động lực khuyến khích tự cung tự cấp có thể sẽ yếu đối với
đại đa số dân chúng, vì thu nhập của họ không đủ cao để tạo ra đủ thuế
miễn giảm để cho phép tài chính tư nhân thay thế hoàn toàn tài chính
công.

● Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ được yêu thích hơn thường rõ
ràng hơn thực tế, hoặc bởi vì không có nơi nào có thể lựa chọn để mua ở
gần nơi người ta sinh sống hoặc dịch vụ đó được đăng ký quá mức và do
đó không có sẵn cho tất cả những người muốn sử dụng nó.

● Nhiều nguồn cung cấp có thể là nhất thời, vì việc tái cấu trúc thị
trường dẫn đến sự thống trị của chỉ một số nhà cung cấp thông đồng để
chia sẻ thị trường.

● Tác động xấu mà không khuyến khích đối với công việc của mức
thuế cao là cực kỳ khó chứng minh và do đó vẫn có thể khẳng định hiệu
quả của chi tiêu thuế (xem Chương 6).

Cho dù là sự cân bằng giữa lợi thế hay bất lợi, các chính phủ có thể cảm
thấy không thể chỉ dựa vào hoặc dựa phần lớn vào chi tiêu thuế như một
phương tiện đảm bảo cung cấp và sử dụng giáo dục, y tế và các dịch vụ khác
phù hợp với mục tiêu của mình. Một số nhóm gần như chắc chắn sẽ bị thiệt
thòi do chi tiêu thuế. Chúng bao gồm những người thất nghiệp dài hạn,
những người không tìm kiếm việc làm (ví dụ như cha mẹ đơn thân và người
tàn tật), và những người không đánh giá đầy đủ giá trị của bản thân khi có
trình độ học vấn hoặc chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Trong khi, chẳng hạn, có
đầy đủ bảo hiểm y tế tư nhân và giáo dục tư nhân thì Chi tiêu Tài chính công
có thể trở thành bắt buộc (cũng như được hỗ trợ bởi việc giảm thuế thu
nhập), điều này hầu như không làm giảm chủ nghĩa gia trưởng và văn hóa
phụ thuộc được giả thiết ở đây. Nó cũng sẽ gây ra sự bất bình đẳng theo
chiều dọc lớn, bởi vì các nhóm nghèo sẽ buộc phải dành tỷ lệ thu nhập cao
hơn cho giáo dục và y tế so với các nhóm thu nhập cao. Do đó, tài chính
công phù hợp là không thể tránh khỏi nếu dịch vụ được cung cấp phù hợp
với các mục tiêu chính sách công của hầu hết các nước phát triển.

KẾT LUẬN:

Việc phân tích dữ liệu OECD trong Chương 3 đã làm rõ quy mô tài
chính công tương đối cao ở các nước Tây Âu, đặc biệt là các nước EU và
Scandinavi. Phân tích chi tiết hơn về các thành phần chính của chi tiêu công
trong chương này đã làm rõ ràng các mức tài chính công cao đó chiếm phần
lớn và ngày càng tăng bởi chi tiêu hiện tại, bất chấp tầm quan trọng của chi đầu
tư đối với tăng trưởng kinh tế liên tục. Hơn nữa, tăng trưởng tỷ lệ chi tiêu hiện
tại / GDP gần như được tính toàn bộ bởi sự tăng trưởng của chuyển giao an
sinh xã hội, đáng chú ý nhất là ở các nước EU. Trong khi cung cấp dịch vụ của
khu vực công tăng lên, nhìn chung chỉ theo kịp tốc độ tăng của GDP, do đó
mức trung bình của OECD cho tiêu dùng cuối cùng của chính phủ vẫn ổn định
đáng kể so với tỷ trọng GDP trong bốn thập kỷ qua của thế kỷ XX.

Chương 1 đã làm rõ những quan điểm khác nhau về tính hợp pháp của
việc tái phân phối thông qua chuyển giao an sinh xã hội. Bất kể triết lý chính
trị của một người, các câu hỏi quan trọng phải được giải quyết, đó là:

● Làm thế nào để tài trợ cho những khoản chuyển giao ngày càng
tăng đó và những khoản chi tiêu khác (Chương 5)?

● các nền kinh tế có thể tiếp tục tài trợ cho các khoản chuyển giao
an sinh xã hội ngày càng tăng mà không gây ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng GDP (Chương 6)?

● Những xu hướng như vậy trong tài chính công có bền vững trong
dài hạn không (Chương 7)?
Chương này đã nói rõ ràng chi tiêu tài chính công không phải là một
nhiệm vụ đơn giản nếu muốn đạt được giá trị đồng tiền. Các quyết định chiến
lược phải được thực hiện liên quan đến:

1. Thành tựu của 4E

2. Các mục tiêu kết quả của tài chính công và các dịch vụ cần thiết
để mang lại những kết quả đó

3. Tài chính công phải được trả cho ai

4. Mức độ bổ sung tìm kiếm từ việc sử dụng tài chính công

5. Sự chú ý cần được trả để ngăn chặn chi phí

6. Sự cân bằng giữa chi tiêu trực tiếp và giảm thuế.

Hai quyết định đầu tiên chắc chắn phản ánh triết lý chính trị và sẽ là chủ
đề tranh luận gay gắt. Quyết định thứ ba có thể đòi hỏi những thay đổi căn bản
trong việc giải ngân tài chính công ở một quốc gia cụ thể. Quyết định thứ tư
(về tính bổ sung) là phức tạp do không có khả năng thiết lập phản hiện thực với
mức độ chính xác hợp lý. Quyết định thứ năm và thứ sáu (về ngăn chặn chi phí
và sử dụng tương đối các khoản chi thuế) đang gây tranh cãi vì những tác động
tiềm ẩn không công bằng hoặc suy thoái mà chúng gây ra đối với các nhóm
khác nhau trong xã hội.

Hai quyết định đầu tiên Tính bổ sung được tăng lên nếu giảm thiểu tổn
thất và dịch chuyển trọng lượng và quỹ công có mức độ đòn bẩy cao của quỹ
tư nhân. Việc hạn chế chi phí được tạo điều kiện thuận lợi nếu các quy trình
dân chủ được cải thiện (do đó, cử tri Rõ ràng, giá trị đồng tiền khó có thể đạt
được trong chi tiêu tài chính công nếu các chính phủ chỉ giao tiền công cho các
nhà cung cấp dịch vụ độc quyền phần lớn không chịu trách nhiệm và người sử
dụng dịch vụ có ít hoặc không có phạm vi thoát hoặc thể hiện tiếng nói. Việc
chi tiền công cho các dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích công cộng có vẻ đơn giản
nhưng điều ác chắc chắn là ở chi tiết. Hơn nữa, chi tiêu chỉ là một nửa bức
tranh. Việc huy động tài chính công cũng có tác động quan trọng đến công
chúng Đây là chủ đề của chương sau.

Phần bổ sung đầu tiên được tăng lên nếu giảm thiểu tổn thất và dịch
chuyển trọng lượng và các quỹ công có mức độ đòn bẩy cao của quỹ tư nhân.
Việc ngăn chặn chi phí được tạo điều kiện thuận lợi nếu các quy trình dân chủ
được cải thiện (để cử tri xác định chi tiêu dựa trên mức độ sẵn sàng trả thuế của
họ), một quy trình thiết lập ưu tiên nghiêm ngặt và hiệu quả từ trên xuống được
thực hiện và trách nhiệm giải trình của các nhà cung cấp dịch vụ được tăng lên
bằng cách đưa ra các chỉ số hoạt động điều lệ dịch vụ và như vậy. Kiểm soát
chi phí kinh tế bao gồm thanh toán tại điểm sử dụng, cạnh tranh trong việc cung
cấp dịch vụ, sử dụng sức mua của nhà nước để kiểm soát chi phí đầu vào, giảm
thuế đối với cung cấp tư nhân và cơ chế cấp cho chính quyền địa phương và
các cơ quan khu vực công khác khuyến khích kiểm soát chi phí. Kiểm soát chi
phí hành chính nhằm kiểm soát đầu vào và quá trình trong khi tránh mọi tác
động không mong muốn đối với đầu ra và kết quả.

CHƯƠNG 5: HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG

GIỚI THIỆU

Trong khi các chương trước xem xét các vấn đề chiến lược liên quan đến quy
mô và chi tiêu tài chính công, họ chỉ đưa ra những hướng dẫn hạn chế như
nguồn tài chính công cụ thể nào nên được sử dụng, tham khảo là chỉ tính đến
thuế và phí người dùng. Phân tích quyền sở hữu ở Chương 2 đã làm rõ các lý
do lý thuyết cho cả hai cáo buộc (dưới dạng giá thị trường - thường gọi là phí)
và thuế, chỉ dựa vào giá thị trường là hợp lý khi quyền sở hữu được xác lập rõ
ràng và có hiệu lực thi hành đầy đủ. Nơi chúng tồn tại nhưng không có hiệu lực
thi hành đầy đủ, khi đó thuế và giá cả có thể bổ sung cho nhau trong việc sửa
đổi quyền sở hữu, ví dụ bằng cách đánh thuế các hoạt động tạo ra ô nhiễm hoặc
các chi phí môi trường khác.
Các mô hình thuế và chi tiêu của tài chính công (xem Chương 3) còn thiếu sót,
trong đó trọng tâm là thuế (hoặc thậm chí duy nhất) được coi là nguồn của tài
chính công. Thực tế có nhiều nguồn tài chính công, một số có xu hướng bị các
chính phủ bỏ qua. Trong khi các chính trị gia và quan chức đương nhiên quan
tâm đến việc liệu có đủ tiền để tài trợ cho chi tiêu của nhà nước, mối bận tâm
với việc chỉ đơn giản là huy động tiền có thể dẫn đến việc bỏ qua các vấn đề
chiến lược phải được giải quyết khi nâng cao cũng như chi tiêu tài chính công.
Chi tiêu tài chính công (xem Chương 4) là chỉ là một nửa bức tranh, vì những
lợi ích tiềm năng của chi tiêu công có thể là bù đắp ở một mức độ lớn hơn hoặc
thấp hơn bởi tiềm năng lớn trực tiếp và gián tiếp tạo chi phí huy động tài chính
công. Ví dụ, chi tiêu công nhằm mục đích đạt được công bằng lớn hơn sẽ bị
thất vọng nếu bản thân việc huy động tài chính công tạo ra sự bất bình đẳng
đáng kể.

Do đó, chương này phác thảo một chiến lược để huy động tài chính công từ vô
số nguồn. Nó xem xét một loạt các câu hỏi chiến lược liên quan đến các nguồn
tài chính công có thể thay thế hoặc bổ sung, nguồn thực sự được sử dụng bởi
các nước châu Âu, hậu quả của việc tăng thu từ các nguồn đó và sự kết hợp tối
ưu của chúng. Những vấn đề chiến lược liên quan đến hệ thống huy động tài
chính công ảnh hưởng như thế nào đến công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và hiệu
quả (‘4 Es’ - được định nghĩa trong Chương 1). Nó sẽ được chứng minh rằng
thành tựu của 4E trong khi nâng cao thu ngân sách nhà nước đòi hỏi sự kết hợp
hợp lý giữa các nguồn thay thế khác nhau của tài chính công.

CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CÔNG ĐƯỢC HUY ĐỘNG ?

Tài chính công có thể được huy động từ các nguồn liệt kê trong Bảng 5.1. Hiện
tại việc sử dụng các nguồn khác nhau này ở bất kỳ một quốc gia nào không
nhất thiết phản ánh chiến lược phát triển tốt để tăng cường tài chính công. Như
thường lệ để chi tiêu (xem Chương 4), có một mức độ kế thừa lớn trong việc
sử dụng (và do đó là sự kết hợp) của các nguồn tài chính công khác nhau. Do
đó sự cân bằng giữa chúng có thể phản ánh các mẫu lịch sử nhiều hơn các lựa
chọn chiến lược hiện tại, một cách rõ ràng về khía cạnh 4E.

Phân tích quyền sở hữu ở Chương 2 đã chứng minh rằng việc đánh thuế phải
được sử dụng để tài trợ đầy đủ cho các dịch vụ cấp cộng đồng thuần túy (không
có tính cạnh tranh, không có tính loại trừ) và danh mục hàng hóa hỗn hợp đó
có tính cạnh tranh nhưng không thể loại trừ, nếu chúng được cung cấp. Tuy
nhiên, chương đó chỉ cung cấp hướng dẫn hạn chế về những loại thuế có thể
được sử dụng, các loại thuế thay thế được liệt kê trong Bảng 5.1. Chương 2
cũng chứng minh rằng một vài đầu ra của khu vực công là thất bại với trong
hai loại dịch vụ này và vì vậy, về lý thuyết, phí người dùng phải được sử dụng
để tài trợ cho các dịch vụ với lợi ích riêng. Vì thế, chương đó đã kết luận rằng
sự kết hợp giữa thuế và phí sử dụng là thích hợp nhất để củng cố quyền sở hữu.
Tuy nhiên, các nguồn tài chính công khác cũng có thể được xem xét, như được
trình bày rõ ràng bởi bảng 5.1. Phần còn lại của chương sẽ thảo luận chi tiết
hơn về từng nguồn này.

● bảng 5.1 : Các nguồn của tài chính công:

Nguồn Ví dụ

Thuế - Thuế thu nhập cá nhân: thu nhập từ việc làm, lãi suất, cổ tức

- Thuế chi tiêu: đánh vào hàng hóa và dịch vụ (ví dụ: VAT, thuế
tiêu thụ đặc biệt)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: đánh vào lợi nhuận của công ty

- Thuế thu nhập từ vốn: đối với lợi nhuận từ việc bán tài sản vật
chất, cổ phiếu, v.v.

- Thuế tài sản thừa kế: đối với tiền mặt và tài sản vật chất được
chuyển nhượng khi chết
- Thuế tài sản: đối với các tòa nhà trong nước, thương mại và công
nghiệp

- Thuế đất: đánh vào giá trị đất tăng và / hoặc giá trị sử dụng có lợi
nhất

- Thuế tiền lương: đánh vào các công ty đối với mỗi nhân viên

- Thuế bình quân đầu người: thuế thăm dò ý kiến một lần

- Thuế môi trường: thuế "xanh" đối với các hoạt động gây ô nhiễm

- Các loại thuế khác: ví dụ thuế đóng dấu (trên các tài liệu pháp
lý), giấy phép (đối với xe cộ)

Các Phí người dùng, tiền thuê, phí xử lý/quản lý


khoản
phí

Tư Đất đai, tòa nhà, xí nghiệp, thiết bị, đồ tạo tác văn hóa, cho thuê, v.v.
nhân
hóa/
bán
hàng

Vay Các nguồn trong và ngoài nước (ngân hàng, người dân, cơ quan phát
triển, v.v.

Xổ số Được sử dụng ở cấp liên bang / trung ương, khu vực và địa phương
quốc
gia

Quyên Dưới dạng tiền mặt và / hoặc tài sản vật chất
góp/
ủng hộ

Thanh Dưới dạng tài sản vật chất thay vì phí người dùng
toán
bằng
hiện
vật

Các Tự nguyện thanh toán các khoản thuế bổ sung để cải thiện cụ thể cho tài
định sản
giá đặc
biệt

Thuế

Theo chủ nghĩa Tân tự do liên quan đến sự thay đổi (xem Chương 1), toàn cầu
hóa được cho là đã dần dần có tác động sâu sắc đến việc sử dụng thuế để làm
tăng tài chính công. Toàn cầu hóa dường như ngày càng hạn chế khả năng của
các chính phủ trong việc tăng mức đánh thuế vì những tác động tiêu cực có thể
xảy ra đối với khả năng cạnh tranh kinh tế trong nền kinh tế của các nước ấy.
Càng ngày, các quốc gia càng cố gắng đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường
quốc tế bằng cách cắt giảm thuế đối với hàng hóa và dịch vụ được giao dịch.
Điều này được bổ sung bởi phong trào cùng hướng tới thương mại tự do (nghĩa
là miễn thuế và hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu và miễn trợ cấp đối với hàng
xuất khẩu), đã được lưu ý trong Chương 1. Mặc dù tác động của những đợt cắt
giảm thuế đó đến hiệu quả kinh tế là không chắc chắn, nhưng người ta trở nên
thường chấp nhận rằng sự thịnh vượng của một quốc gia phụ thuộc cốt yếu vào
khả năng các khu vực công nghiệp và dịch vụ của quốc gia đó có thể buôn bán
có lãi trên thị trường thế giới và từ đó, không phải chịu gánh nặng về mức thuế
cao.

Sự “Cạnh tranh về thuế” như vậy được bổ sung bởi các động thái hướng tới
“ Hài hòa thuế” trong các khối thương mại thế giới lớn như EU, NAFTA (Khu
vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á),
v.v. Cả cạnh tranh thuế và hài hòa thuế:

- Giới hạn các mức thuế có sẵn để hỗ trợ phúc lợi các tiểu bang, và /
hoặc

- Thay đổi thành phần của quỹ thuế đó khỏi thuế đánh vào các hoạt
động mua bán (và các yếu tố đầu vào của các hoạt động đó, chẳng hạn như
lao động) và chuyển sang thuế đánh vào các hoạt động phi thương mại.

Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng trong việc sử dụng Internet cho các giao
dịch kinh tế được cho là đang làm xói mòn rất đáng kể cơ sở thuế của nhiều
quốc gia. Điều này là do Internet giúp mọi người và các doanh nghiệp đặt hàng
hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác dễ dàng hơn nhiều và chắc chắn họ
sẽ tìm kiếm các quốc gia cung cấp có chi phí thấp nhất. Sự xói mòn đáng kể cơ
sở thuế của một số quốc gia đã xảy ra do sự gia tăng nhanh chóng của hoạt
động buôn lậu hàng hóa từ các nước có mức thuế thấp sang các nước có mức
thuế cao. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến hàng hóa có giá trị bán hàng cao
hơn so với chi phí vận chuyển, ví dụ như thuốc lá và rượu mạnh. Buôn lậu trở
nên phát triển tốt nhất khi các biện pháp kiểm soát biên giới đã được bãi bỏ,
chẳng hạn như trong EU. Nó nhấn mạnh sự cần thiết phải hài hòa thuế để giảm
động cơ buôn lậu. Những “tác động xói mòn cơ sở thuế” này được cho là đã
trở nên trầm trọng hơn do:

- Sự phân bổ thu nhập ngày càng lệch lạc ở nhiều quốc gia, phần lớn
những thay đổi kinh tế gắn liền với sự phát triển của Chủ nghĩa Tân tự do
và toàn cầu hóa. Sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa thu nhập cao nhất và
thấp nhất đã kéo theo những cải cách kinh tế ở nhiều nước, đáng chú ý nhất
là sự sụp đổ của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và tư nhân hóa các
ngành công nghiệp nhà nước ở cả hai nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và
hỗn hợp. Do đó, thu nhập từ việc làm ngày càng phản ánh các lực lượng thị
trường khi sự kiểm soát của nhà nước đối với cả giá cả và thu nhập ngày
càng giảm. Trừ khi các chế độ thuế có tính lũy tiến rất cao ở phần trên của
phạm vi thu nhập, nếu không thì thu nhập từ thuế có thể giảm.

- Cơ cấu độ tuổi nhân khẩu ngày càng lệch về nhóm người cao tuổi ở
nhiều nước phát triển. Do đó, bất chấp những tác động tiềm tàng của các
bệnh dịch như Aids, 'tỷ lệ phụ thuộc' (của những người đã nghỉ hưu với
những người hoạt động kinh tế) đã tăng lên ở nhiều quốc gia, làm tăng gánh
nặng thuế đối với người lao động để hỗ trợ nhu cầu tài chính công tương đối
cao của nhóm đã nghỉ hưu ( nghĩa là, hỗ trợ thu nhập và chăm sóc sức khỏe).
Điều này cũng gắn liền với toàn cầu hóa bởi vì nhìn chung, sự thịnh vượng
kinh tế gia tăng đi kèm với tỷ lệ sinh giảm.

Tỷ lệ sinh giảm được giải thích không phải là điều hiển nhiên. Tuy nhiên,
người ta thường chấp nhận rằng cha mẹ không còn cần phải trông chờ vào việc
có thật nhiều con cái để phụng dưỡng họ khi về già. Những tiến bộ y tế (một
lần nữa phản ánh sự phát triển kinh tế ngày càng tăng) đã cắt giảm tỷ lệ tử vong
ở trẻ sơ sinh ở nhiều quốc gia, để các bậc cha mẹ có thể chắc chắn hơn rằng
con cái của họ sẽ sống sót để hỗ trợ họ về già nếu cần thiết. Kết hợp với sự sẵn
có ngày càng nhiều của các phương pháp tránh thai đáng tin cậy, kết quả là các
gia đình chọn sinh ít con hơn. Điều này, cùng với sự gia tăng cơ hội có việc
làm được trả lương do toàn cầu hóa, khiến tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn đi làm việc
để được trả lương ngày càng cao thay vì ở nhà để sinh thêm con. Ở các quốc
gia đang phát triển, người dân tin rằng họ có thể phụ thuộc vào trợ cấp từ nhà
nước (thay vì gia đình) để hỗ trợ họ khi về già. Do đó, những sự kiện sâu sắc
và lâu dài này kết hợp với nhau để cho phép mọi người giới hạn quy mô gia
đình, động cơ đó là họ có thể hưởng mức phúc lợi vật chất cao hơn do sinh ít
con hơn. Do đó, nhu cầu đối với các trợ cấp từ quốc gia tăng lên khi tỷ lệ phụ
thuộc tăng lên, chính xác là vào thời điểm mà tính hợp pháp của các mức thuế
cao ngày càng được đặt ra trong cuộc tranh luận công khai. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến chênh lệch cơ cấu trong tài chính công (xem
Chương 7).

Bên cạnh nhu cầu hạn chế đánh thuế để duy trì tính cạnh tranh của nền kinh
tế, việc đặt câu hỏi về mức thuế cao cũng dẫn đến một phần là do chi phí cung
cấp dịch vụ công và trợ cấp cho khu vực tư nhân cao một cách không cần thiết
(nghĩa là, tính bổ sung và ngăn chặn chi phí kém - xem Chương 4). Trong
trường hợp đó, thuế ngày càng bị coi là mang lại giá trị kém về lợi ích cộng
đồng. Những lợi ích đó về cơ bản được bù đắp (nếu không phải là toàn bộ) bằng
những gì phải từ bỏ để trả thuế. Các thuật ngữ phủ định thường được sử dụng,
đáng chú ý nhất là "gánh nặng thuế".

Trong khi đó ở khu vực tư nhân, người tiêu dùng nhận thấy được mối liên hệ
trực tiếp giữa việc thanh toán cho một hàng hóa hoặc dịch vụ và những gì thực
sự được cung cấp, nhưng lại không có mối liên hệ trực tiếp như vậy giữa việc
thanh toán thuế và nhận các dịch vụ công. Người nộp thuế không thể chắc chắn
rằng các khoản thuế bổ sung sẽ dẫn đến các dịch vụ bổ sung. Việc nộp thêm
thuế không nhất thiết dẫn đến nhiều giường bệnh hơn, bảo vệ và chống tội phạm
tốt hơn, chất lượng giáo dục tốt hơn, v.v. Thay vào đó, các khoản thuế tăng
thêm có thể chỉ đơn giản là do chi phí cao không cần thiết và việc sử dụng tiền
công lãng phí hơn (xem Chương 4). Nói tóm lại, cử tri đóng thuế đơn giản là
không tin tưởng các chính phủ cung cấp dịch vụ công tốt hơn từ các khoản thuế
bổ sung của họ. Điều này có thể được khắc phục bằng một số biện pháp:

- Chính phủ cung cấp thêm thông tin về việc sử dụng nguồn thu thuế

- Tương tự như vậy, thông tin thêm về số thuế phải nộp của mỗi nhóm
thu nhập, có tính đến cơ cấu hộ gia đình (nghĩa là phân biệt theo số người
lớn, trẻ em phụ thuộc, người đã nghỉ hưu)

- Chỉ rõ khoản tiền thuế bổ sung sẽ thực sự được chi vào khoản nào
(nhưng xem Chương 4 về phần bổ sung)
- Làm rõ số tiền thuế bổ sung mà mỗi nhóm thu nhập sẽ phải trả

- Làm rõ rằng tài chính công không được trả cho 'những người nghèo
không đủ lương', cụ thể là những người không chịu có trách nhiệm cá nhân
để kiếm sống cho mình (xem Chương 6)

- Phân chia thuế cho các cấp chính phủ thấp hơn (xem Chương 8)

- Sử dụng nhiều hơn phí người dùng (xem bên dưới) và phiếu thưởng
(xem Chương 9).

Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng gánh nặng đánh thuế không chỉ
đơn giản là tài chính (nghĩa là thu nhập và / hoặc của cải phải từ bỏ để trả thuế).
Như đã đề cập trong Chương 1, trong việc tài trợ cho một quốc gia có phúc lợi
đang phát triển, sự tăng trưởng của tài chính công tạo ra một nền văn hóa phụ
thuộc và rủi ro đạo đức, gánh nặng này có thể lớn hơn nhiều lần so với số thu
thuế tăng lên do mất tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Ngay cả khi các cuộc điều tra dư luận cho thấy mức độ sẵn sàng trả thuế cao
hơn cho các cấp và chất lượng dịch vụ khu vực công cao hơn, sự sẵn sàng đó
phần lớn phản ánh niềm tin của những người được hỏi rằng bản thân họ sẽ
không phải trả nhiều thuế hơn. Thay vào đó, họ có thể tin rằng số tiền thuế tăng
thêm sẽ được lấy phần lớn từ những người nộp thuế khác. Điều này đặc biệt sẽ
xảy ra trong trường hợp các điều kiện sau đây được ưu tiên:

- Cơ sở thuế rất hẹp

- Nhượng quyền thương mại rất rộng

- Những người được hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ có xu hướng
bỏ phiếu cao hơn đáng kể so với những người trả thuế cao hơn.

Theo kịch bản này, những người nộp thuế không đi cử tri đông hơn những
người nộp thuế có cử tri, do đó thuế, chi tiêu và các mô hình thuế của tài chính
công dẫn đến sự khai thác đa số của thiểu số. Tất nhiên, điều này gây khó chịu
cho những người theo chủ nghĩa Tự do và ngụ ý rằng cơ sở thuế phải càng rộng
càng tốt để đa số cử tri có trách nhiệm trả thêm các khoản thuế đã bỏ phiếu. Chỉ
có thuế thăm dò ý kiến (cho dù ở cấp chính quyền quốc gia, khu vực hay địa
phương) mới yêu cầu tất cả các cử tri phải trả thuế. Tuy nhiên, một loại thuế
như vậy sẽ đảo ngược châm ngôn hiến pháp "không đánh thuế mà không có đại
diện" thành một trong những "không đại diện mà không đánh thuế". Quyền
công dân của chủ nghĩa tập thể yêu cầu mọi công dân có quyền bầu cử vô điều
kiện vì chỉ bằng cách bỏ phiếu, họ mới có thể đảm bảo các quyền đó. Khu vực
công theo chủ nghĩa Tự do bị hạn chế đối với hàng hóa tập thể thuần túy mang
lại các quyền tiêu cực, chẳng hạn như quốc phòng, luật pháp và trật tự (xem
Chương 1). Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng mọi công dân đều được
hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ như vậy và vì vậy tất cả đều phải đóng thuế.

Nếu việc tăng tiền cần thiết để tài trợ cho khu vực nhà nước là sự cân nhắc
duy nhất, thì chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuế là đủ. Trong trường hợp này,
loại thuế đơn giản nhất sẽ là thuế thăm dò ý kiến tỷ lệ cố định (nghĩa là một
lần), nâng cao 100% doanh thu của nhà nước. Mặc dù được những người theo
chủ nghĩa Tự do chấp nhận, nhưng loại thuế lũy thoái như vậy nói chung sẽ
không được chấp nhận chính xác bởi vì nó sẽ không tính đến khả năng thanh
toán một lần. Bên cạnh việc tạo ra mức nghèo khó có thể chấp nhận được ở
những người có thu nhập thấp nhất (chẳng hạn như nhóm thất nghiệp không tự
nguyện, người già về hưu, bệnh tật hoặc tàn tật), nó gần như chắc chắn sẽ dẫn
đến một cuộc nổi dậy của người nộp thuế, đặc biệt là nếu thuế thăm dò được sử
dụng để tài trợ đáng kể chính sách phúc lợi. Ít nhất, các cử tri có thể được kỳ
vọng sẽ yêu cầu một hệ thống thuế công bằng hơn, có tính đến khả năng chi trả
về thu nhập và của cải (nghĩa là công bằng theo chiều dọc lớn hơn). Nói một
cách tổng quát hơn, hệ thống thuế tối ưu về mặt chiến lược là một hệ thống thuế
càng cao càng tốt để thúc đẩy việc đạt được 4E:

- Công bằng thường coi là được thúc đẩy nếu phân phối thu nhập sau
thuế bình đẳng hơn phân phối trước thuế (nghĩa là 'công bằng theo chiều
dọc' lớn hơn) và nếu hệ thống thuế đối xử bình đẳng với những người nộp
thuế trong những trường hợp tương tự, chẳng hạn như đã kết hôn và các cặp
vợ chồng chưa kết hôn có con (nghĩa là 'công bằng theo chiều ngang'). Tuy
nhiên, công bằng cũng liên quan đến phần thưởng cho sự nỗ lực và trách
nhiệm cá nhân cũng như quyền giữ phần lớn thu nhập kiếm được của chính
một người - thay vì bị nhà nước lấy đi (Người theo chủ nghĩa tự do sẽ nói là
‘tịch thu’). Do đó, về mặt chiến lược, các chính phủ phải xác định sự cân
bằng tối ưu giữa phân phối thu nhập được xã hội chấp nhận để tránh sự vượt
quá mức tồi tệ nhất của nghèo đói và của cải, đồng thời tránh tạo ra ấn tượng
rằng nhà nước đang trừng phạt những người tìm cách hỗ trợ bản thân bằng
công việc khó khăn và doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, công bằng
theo chiều dọc lớn hơn không thể làm mất công bằng xã hội.

- Hiệu quả có nghĩa là tránh được các loại thuế ngăn cản hoặc bóp méo
đáng kể hoạt động kinh tế theo những hướng bất lợi về mặt kinh tế và xã
hội, chẳng hạn như không khuyến khích mọi người làm việc và không
khuyến khích các công ty đầu tư sinh lời. Điều này sẽ làm cho GDP nhỏ hơn
so với trước đây. Trong những trường hợp như vậy, nguồn thu từ thuế sẽ ít
hơn để tài trợ cho các dịch vụ công và chi trả phúc lợi. Về mặt hiệu quả, tốt
hơn là nên đánh thuế "những thứ xấu" (ví dụ như bắt người gây ô nhiễm
phải trả cho những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của việc đốt
nhiên liệu hóa thạch) hơn là "hàng hóa" như công việc (xem Chương 6). Do
đó, nói chung, tính hiệu quả đòi hỏi việc đánh thuế phải được tập trung vào
các hoạt động gây ra thêm chi phí cho xã hội để mức độ của các hoạt động
đó giảm xuống nếu không muốn loại bỏ. Đây là giải pháp Tân tự do trong
trường hợp quyền tài sản không thể thực thi (xem Chương 2).

- Tiết kiệm đòi hỏi chi phí thu thuế càng thấp càng tốt so với doanh thu
thuế nhận được. Việc giảm thiểu "chi phí thu thuế" thường sẽ liên quan đến
việc công nghệ hóa hệ thống thu thuế. Tuy nhiên, sự lãng phí tiền bạc ở đây
không chỉ là chi phí hành chính cao không cần thiết cho cơ quan thuế hoặc
cục thuế trong việc thu thuế. Lãng phí cũng liên quan đến ‘chi phí tuân thủ’
cao không cần thiết áp đặt lên những người nộp thuế. Ví dụ, các nhà bán lẻ
có thể phải đối mặt với chi phí rất cao trong việc tuân thủ các quy định về
thuế giá trị gia tăng (VAT) nếu không phải tất cả hàng hóa và dịch vụ đều
phải chịu thuế và nếu trong số đó, nhiều mức thuế khác nhau được áp dụng.
Tương tự như vậy, chi phí hành chính của thuế đối với thu nhập, thu nhập
từ vốn và của cải sẽ trở nên trầm trọng hơn do biểu thuế lũy tiến cao, với
nhiều mức thuế suất và các khoản hỗ trợ chống lại thuế cần thiết để đạt được
cả công bằng theo chiều dọc và chiều ngang cũng như sử dụng thuế để ngăn
chặn 'những cái xấu' trong khi khuyến khích 'những cái tốt'. Mặc dù chi phí
cao như vậy có thể là kết quả chấp nhận được của các hệ thống thuế được
thiết kế để đạt được công bằng và hiệu quả, nhưng chúng ta nên tránh nếu
chúng là kết quả của sự bất thường tùy tiện do thực tiễn lịch sử hoặc các cải
cách từng phần đối với cơ cấu thuế.

- Hiệu lực có thể được thúc đẩy bằng cách xem xét về mặt chiến lược
sự kết hợp chính xác của các loại thuế nêu trong Bảng 5.1. Một chế độ thuế
thu nhập mang tính lũy tiến cao có thể gây ra tình trạng không khuyến khích
làm việc nghiêm trọng và do đó làm giảm mức độ hoạt động kinh tế xuống
dưới mức đáng lẽ phải có. Mặt khác, nếu thuế đánh vào hàng hóa và dịch
vụ là nguồn thu chính của thuế, chúng có thể chiếm tỷ trọng thu nhập của
hộ nghèo cao hơn so với hộ giàu vì các hộ giàu thường tiết kiệm được tỷ
trọng thu nhập của họ cao hơn so với các hộ có thu nhập thấp. Một lần nữa,
điều này cho thấy rằng thuế hàng hóa nên tập trung vào các hình thức tiêu
dùng tạo ra chi phí xã hội đáng kể (nghĩa là 'xấu'). Tất nhiên, nếu các hoạt
động tạo ra chi phí xã hội được giảm đáng kể do áp thuế, thì nguồn tài chính
công thu được sẽ không đủ để tài trợ cho các dịch vụ công. Do đó, cũng sẽ
cần thiết phải đánh thuế "tốt" như thu nhập từ việc làm. Tuy nhiên, một số
khoản "xấu" có thể làm tăng lượng tài chính công tương đối lớn, ví dụ như
thuế carbon.

Như đã lưu ý, ở hầu hết các quốc gia, sự kết hợp của nhiều loại thuế khác
nhau đánh vào thu nhập, chi tiêu, của cải và việc sử dụng tài sản có lợi được
hình thành nhiều hơn bởi sự phát triển lịch sử của hệ thống và cấu trúc thuế của
họ hơn là bởi một đánh giá chiến lược về tổng số thuế. Cuối cùng, một hệ thống
thuế phải được công chúng cũng như doanh nghiệp chấp nhận. Thuế thường
chỉ được chấp nhận vì chúng đã được đánh vào nhiều thế hệ người nộp thuế:
không ai thích nộp thuế mới.

Vấn đề chiến lược là xem xét làm thế nào để cơ cấu thuế có thể được cải cách
từ từ và từng bước để làm cho việc phân phối thu nhập và của cải được xã hội
chấp nhận hơn, để thay đổi hành vi theo những cách có lợi cho xã hội và nói
chung là ảnh hưởng đến mức độ hoạt động kinh tế (xem Chương 1). Do đó,
thuế không phải lúc nào cũng là gánh nặng vì chúng có thể được sử dụng cho
các mục đích có lợi cho xã hội và kinh tế. Hy vọng rằng những điều đã được
làm rõ ràng rằng ngay cả khi tất cả các loại thuế là xấu, một số ít hơn nhiều so
với các loại thuế khác.

Các khoản phí:

Hầu hết các quốc gia sử dụng tương đối ít phí người dùng cho các dịch vụ công

(xem bên dưới và Chương 8), đó là một nguyên tắc xã hội được chấp nhận
chung rằng các dịch vụ công cộng nên được miễn phí tại điểm tiêu dùng. Trong
thực tế, thường là các khoản phí cho đầu ra của các dịch vụ thương mại như
cung cấp điện và vận chuyển. Cũng có thể phải trả phí cho các bữa ăn ở trường,
sử dụng dịch vụ giải trí công cộng, v.v.

Trong khu vực tư nhân, các công ty thường tính phí nhiều nhất có thể, ý định
tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể. Do đó, họ thường tính phí những gì người
tiêu dùng sẵn sàng trả, sự sẵn lòng đó phản ánh lợi ích mà người tiêu dùng thu
được từ sản phẩm và tính khả dụng của sản phẩm thay thế nhà cung cấp chi phí
thấp hơn. Ngược lại, phí đánh vào các dịch vụ khu vực công là thường dựa trên
chi phí cung cấp, thay vì dựa trên lợi ích do tiêu dùng. Có một sự miễn cưỡng
chung trong khu vực công để kiếm được lợi nhuận từ việc cung cấp hàng hóa
và dịch vụ. Điều này đặc biệt xảy ra khi có rất ít hoặc không có sự cạnh tranh
từ các nhà cung cấp thay thế,điều này thường là do các công ty độc quyền theo
luật định (có nghĩa là, trong đó luật cấm cung cấp cho các công ty khu vực tư
nhân). Việc tạo ra lợi nhuận thường được coi là hành vi bóc lột người tiêu dùng
hoặc người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, sự chùng xuống của tổ chức (xem
Chương 4) có thể được coi là sự khai thác người tiêu dùng giống như cách giá
cả kết hợp một yếu tố lợi nhuận. Cho dù giá cao do lợi nhuận (chẳng hạn như
khu vực tư nhân) hay do chi phí dịch vụ cao không cần thiết (ví dụ, trong khu
vực công), người tiêu dùng có thể được coi là "bị khai thác". Việc "bóc lột"
tương tự cũng xảy ra nếu thuế cao hơn mức họ cần là do thiếu nền kinh tế vận
hành và chiến lược (xem Chương 1). Do đó, phí người dùng không nhất thiết
phải 'bóc lột' nhiều hơn thuế, nếu thuật ngữ đầy giá trị như vậy có thể được sử
dụng.

Nói chung, các khoản trợ cấp do thuế tài trợ là bắt buộc vì tỷ lệ thu hồi chi phí
thông qua phí người dùng thấp, mức độ bù đắp chi phí thay đổi đáng kể và
thường theo cách khá tùy tiện. Như một cực kỳ rộng Tài chính công chiến lược
khái quát, tuy nhiên, dịch vụ kỹ thuật và lợi ích cá nhân hóa phát sinh từ việc
tiêu dùng nó càng lớn thì tỷ lệ chi phí dịch vụ được chi trả càng nhiều. Ngược
lại, lợi ích xã hội nhận được của dịch vụ, tỷ trọng của dịch vụ càng lớn thì chi
phí do thuế tài trợ cũng vậy. Nhận thức về lợi ích, tuy nhiên, vô cùng thô thiển
và cuối cùng là độc đoán, thường không có nỗ lực nghiêm túc để xác định và
đo lường chúng.

Phí sử dụng được bổ sung từ trợ cấp do nhà nước tài trợ có thể là một ví
dụ về sự kết hợp bổ sung giữa các nguồn tài chính công thay thế. Trong hầu hết
các các trường hợp, tuy nhiên, các khoản phí người dùng được các nhà cung
cấp dịch vụ coi gần như hoàn toàn là nguồn thu bổ sung cần thiết và không thể
tránh khỏi, nếu không có ngân sách dịch vụ sẽ không cân đối (nghĩa là thu nhập
bằng chi tiêu). Mặc dù quan điểm này rất thực dụng, nhưng lý do hợp lý cho
việc tính phí người dùng cần phải rộng hơn là dựa trên các điều khoản chính
sách, đặc biệt là đáp ứng 4E:
- Công bằng thường được cho là yêu cầu cung cấp miễn phí các dịch vụ.
Tuy nhiên, các dịch vụ công nhìn chung dường như mang lại lợi ích kinh
tế xã hội sung túc nhiều nhóm bằng hoặc nhiều hơn nhóm kinh tế xã hội
nghèo hơn. Sử dụng các dịch vụ như giáo dục và y tế, các nhóm thu nhập
trung bình có thể được hưởng lợi nhiều hơn nhóm thu nhập thấp. Ví dụ:
tỷ lệ của thanh thiếu niên từ các hộ gia đình có thu nhập trung bình và
cao đi học đại học so với những người từ các hộ gia đình có thu nhập
thấp sẽ cao hơn. Sự nắm bắt trợ cấp như vậy của tầng lớp trung lưu dường
như cũng mở rộng sang việc sử dụng các dịch vụ y tế, dịch vụ giải trí và
văn hóa, đường xá, v.v. Tuy nhiên, các quốc gia phúc lợi hiện đại không
bao giờ được thiết kế để chỉ (hoặc thậm chí phần lớn) ủng hộ người nghèo
ngay cả những người theo chủ nghĩa Tập thể. Những người ủng hộ nhà
nước phúc lợi thường lập luận rằng công dân có quyền nhân thân đối với
các dịch vụ công miễn phí. Nói chung, họ không đồng ý với các khoản
phí đã được kiểm định, cho rằng việc đánh giá khả năng thanh toán là
xâm phạm quyền riêng tư và hạ giá, ngụ ý từ thiện hơn là quyền được
hưởng các dịch vụ như công dân. Do đó, những người tự hào không
muốn sử dụng dịch vụ và cả bất bình đẳng theo chiều dọc và chiều ngang
xảy ra, mặc dù thử nghiệm có nghĩa là dự định đặc biệt để ngăn chặn kết
quả đó.

- Hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ công sẽ không được đảm bảo nếu dịch
vụ hoàn toàn miễn phí tại điểm sử dụng. Thực tế là rất ít dịch vụ công là hàng
hóa công cộng thuần túy (xem Chương 2) và tiền được sử dụng để tài trợ cho
các dịch vụ công là tiền không được chi cho các hàng hoá và dịch vụ khác. Nếu
chi phí cơ hội này của các dịch vụ công miễn phí lớn hơn lợi ích của chúng, thì
phúc lợi kinh tế và xã hội không được tối đa hóa. Đây có khả năng xảy ra trường
hợp này nếu các dịch vụ công không được người dùng đánh giá cao và / hoặc
nếu sử dụng lãng phí chúng. Các tình huống này được điển hình hóa, tương
ứng, do các dịch vụ không được sử dụng nhiều hiển thị dung lượng dư thừa
đáng kể và do người sử dụng dịch vụ nhận nhiều đầu ra dịch vụ hơn mức họ có
thể thực sự sử dụng. Ví dụ: chỉ một số ít cư dân có thể sử dụng thư viện và
những người sử dụng nó có thể mượn nhiều sách hơn họ có thể đọc trong thời
gian mượn. Chất thải tương tự có thể đặc trưng cho các dịch vụ đô thị khác mà
công dân có quyền sử dụng miễn phí (ví dụ cấp nước). Sự lãng phí như vậy
không phù hợp với phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế.

- Tiết kiệm trong việc cung cấp các dịch vụ công đòi hỏi chúng phải được cung
cấp với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, trên thực tế, các khoản phí có thể không
phù hợp với nền kinh tế hoạt động nếu chúng quá đắt để đánh thuế so với doanh
thu cao lên. Điều này đặc biệt có thể xảy ra khi hiệu quả và tiêu chí công bằng
biện minh cho việc trợ cấp tiêu dùng (ví dụ vì lợi ích xã hội rộng hơn và sự cần
thiết phải tránh các tác động tiêu cực đến các nhóm thu nhập thấp). Đặc biệt,
chi phí hành chính liên quan đến mức phí đối với thu nhập của người dùng có
thể quá mức. Các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, những ràng buộc thực tế như
vậy về tính phí hiếm khi biện minh cho việc cung cấp hoàn toàn miễn phí các
dịch vụ khu vực công cho tất cả người dùng, điều này không phù hợp với kinh
tế chiến lược (xem Chương 1). Do đó, để loại bỏ các khoản phí trên cơ sở nền
kinh tế hoạt động có thể sai lầm vì những tác động chi phí cao hơn nhiều của
việc làm trái kinh tế chiến lược.

- Tính hiệu quả yêu cầu các mức phí người dùng phải phản ánh rộng rãi mức
lợi ích cá nhân của việc tiêu dùng dịch vụ mà cá nhân đó được hưởng của người
sử dụng dịch vụ, trong khi trợ cấp do nhà nước tài trợ phản ánh các lợi ích xã
hội rộng hơn và khả năng chi trả của mỗi người dùng trong chừng mực có thể.
Có thể được miễn giảm phân loại (ví dụ cho người già, người thất nghiệp, sinh
viên và người tàn tật) nơi có nghĩa là thử nghiệm không kinh tế. Bằng cách này,
công bằng, hiệu quả và kinh tế có thể đạt được Việc sử dụng bổ sung này chi
phí sử dụng trực tiếp và trợ cấp do thuế tài trợ phù hợp với lý thuyết quyền tài
sản liên quan đến hàng hóa hỗn hợp (xem Chương 2), trong khi sử dụng tiết
kiệm các quỹ công bằng cách tối đa hóa bổ sung (xem Chương 4). Tương tự
như vậy, trợ cấp bắt buộc có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các thủ tục
đấu thầu cạnh tranh để phân bổ các hợp đồng dịch vụ công, do đó khuyến khích
việc hạn chế chi phí (xem lại Chương 4). Một chế độ sạc hiệu quả do đó giảm
thiểu nhu cầu về các nguồn tài chính công khác và đồng thời thúc đẩy hiệu quả
và công bằng.

Do đó, về nguyên tắc, phí người dùng có thể sử dụng hiệu quả hơn tài
chính công:

+ Bằng các khoản phí liên quan đến khả năng thanh toán và nhu cầu dịch
vụ

+ Bằng cách sử dụng sự sẵn lòng trả tiền để ước tính giá trị xã hội của
các dịch vụ

+ Bằng cách tránh sử dụng lãng phí các dịch vụ.

Điều này giả định rằng chi phí hành chính của việc kiểm tra nhu cầu dịch vụ và
đối với thu nhập và / hoặc của cải (nghĩa là nền kinh tế hoạt động) không vượt
quá lợi ích vừa mô tả.

Vấn đề chiến lược là xác định nhóm kinh tế xã hội cụ thể nào sử dụng các dịch
vụ công riêng lẻ, mức độ và tần suất sử dụng mà họ được hưởng, những chi phí
nào họ tạo ra và lợi ích xã hội rộng lớn hơn của việc tiêu dùng dịch vụ được
trao cho những người không tự mình sử dụng dịch vụ. Chỉ với thông tin này có
thể được xác định chế độ trao đổi thích hợp.

Tư nhân hóa và tài chính tư nhân

Mặc dù các khoản thu như vậy cuối cùng là hữu hạn, chúng có thể được tăng
lên từ việc bán các tài sản của thành phố và các tài sản nhà nước khác. Đây
không nhất thiết phải là "chiếm đoạt tài sản". Việc bán tài sản nhà nước có thể
hợp lý miễn là thu được lợi ích từ việc sử dụng các nguồn thu thu được lớn hơn
giá trị tài sản đó đang sử dụng. Ví dụ, nó có thể được xem xét cẩn thận sử dụng
các tài sản của thành phố để cải thiện dịch vụ.

Một hình thức tư nhân hóa bền vững hơn là quan hệ đối tác công tư (hoặc các
sáng kiến tài chính tư nhân). Những điều này tồn tại khi chính phủ và các công
ty đồng ý các hợp đồng cung cấp và tài trợ cho các dịch vụ khu vực công và cơ
sở hạ tầng của họ. Điều này cùng có lợi khi khu vực công được hưởng lợi từ
chi phí thấp hơn trong khi khu vực tư nhân thu được lợi nhuận.

Việc cung cấp các tài sản vốn cần thiết để cung cấp các dịch vụ khu vực công
nhất thiết phải kéo theo một yếu tố rủi ro về chi phí và lợi ích của chúng. Chi
phí xây dựng khu vực công có lịch sử lớn hơn ngân sách dự trù (được gọi là
"chi phí vượt mức"). Ví dụ, việc xây dựng một cây cầu có thể mất nhiều thời
gian hơn dự kiến do các vấn đề địa chất không lường trước được đối với nền
của nó và có thể có sự chậm trễ trong việc giao thiết bị hoặc cấu kiện. Sự chậm
trễ gây tốn kém tiền bạc, chẳng hạn như về các khoản nợ bổ sung phát sinh
trong thời gian dài hơn dự kiến, chẳng hạn, giữa việc vay số tiền cần thiết để
tài trợ cho dự án xây dựng và nguồn thu từ phí cầu đường (tức là phí sử dụng)
được sử dụng để trả nợ. Tương tự như vậy, lợi ích có thể ít hơn dự kiến, chẳng
hạn khi lưu lượng sử dụng cầu ít hơn dự báo do kinh tế trong khu vực tăng
trưởng chậm bất ngờ.

Mặc dù khó lường trước những kết quả này đối với một dự án riêng lẻ, nhưng
việc phân tích tính tổng thể của các dự án cơ sở hạ tầng khu vực công cho phép
thực hiện các đánh giá rủi ro khá phức tạp. Ví dụ: rủi ro chậm trễ trong xây
dựng, chi phí vượt chi phí và thiếu hụt doanh thu có thể được đánh giá bằng
cách sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ để đánh giá mức độ sai sót trong dự
báo về thời gian xây dựng và doanh thu được tạo ra từ phí sử dụng. Tuy nhiên,
đánh giá rủi ro không hoàn toàn là một bài tập khách quan và việc đánh giá có
thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi các phán đoán giá trị của người đánh giá rủi ro.

Người lao động trong khu vực công thường có lợi ích trong các dự án xây dựng
mới đang được tiến hành vì nó có lợi cho triển vọng việc làm của họ. Do đó,
họ phải đối mặt với các động cơ để giảm thiểu rủi ro về chi phí cao hơn và
phóng đại quá mức các lợi ích có thể có (nghĩa là, "thành kiến lạc quan"). Có
thể không có hình phạt đáng kể nào (ví dụ như bị sa thải) vì quá đề cao. Ngược
lại, khu vực tư nhân phải chịu các hình phạt vì đã quá ước lượng về những tổn
thất sau đó. Do đó, về nguyên tắc, rủi ro có thể được xử lý hiệu quả hơn bằng
cách sử dụng chuyên môn của khu vực tư nhân trong việc đối phó với rủi ro
thương mại và chuyển giao như rủi ro nhiều nhất có thể đối với khu vực tư nhân
trong quan hệ đối tác công tư. Các đánh giá rủi ro thực tế hơn được cho là có
khả năng xảy ra vì các công ty khu vực tư nhân có nhiều kinh nghiệm hơn về
các dự án xây dựng lớn và do đó có thể đưa ra các đánh giá rủi ro thực tế hơn.
Tuy nhiên, họ có khả năng phải đối mặt với các khuyến khích ngược lại với
khu vực công khi phóng đại rủi ro về chi phí cao hơn và dòng doanh thu thấp
hơn (hoặc các lợi ích khác). Bằng cách đó, họ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận từ
các dự án xây dựng.

Các khuyến khích có thể được chống lại bằng cách mời các công ty cạnh tranh
đấu thầu các dự án xây dựng, cạnh tranh càng lớn thì các công ty càng ít có khả
năng phóng đại rủi ro. Tuy nhiên, ở đó, chỉ có một số công ty mà họ có thể
thông đồng với nhau để tránh cạnh tranh buộc họ phải đánh giá rủi ro và do đó
hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng.

Trong khi hiệu quả sẽ được cải thiện nếu khu vực tư nhân có khả năng xử lý rủi
ro hơn so với khu vực công, nó sẽ bị tổn hại nếu quyền độc quyền (về sức mạnh
thị trường hoặc hiểu biết về chi phí) được trao cho các nhà khai thác tư nhân và
được sử dụng để thu các khoản thanh toán quá mức từ người sử dụng cơ sở.
Điều này sẽ xảy ra nếu công ty tư nhân trang trải nhiều hơn chi phí để tối đa
hóa lợi nhuận của mình. Nói chung hơn, xét về 4E:

· Hiệu quả sẽ được phát huy nếu khu vực tư nhân tốt hơn khu vực
công trong việc đánh giá rủi ro, kiểm soát chi phí xây dựng và quản lý
dự án khi nó được xây dựng và nếu tài chính công chỉ được trả cho nhà
điều hành tư nhân phù hợp với việc sử dụng.

· Tiết kiệm có thể bị suy giảm do sự phức tạp của các cuộc đàm phán
giữa các chính phủ và các nhà thầu tiềm năng của khu vực tư nhân,
đặc biệt là về việc chuyển giao rủi ro. Hơn nữa, các công ty tư nhân
thường phải trả mức lãi suất cao hơn lãi suất của chính phủ đối với
các khoản tiền đi vay vì có rủi ro lớn hơn đối với người cho vay là
công ty tư nhân có thể không trả được nợ. Các chính phủ không bao
giờ phá sản vì họ luôn có thể tăng thuế để trả nợ. Do đó, khoản tiết
kiệm từ việc quản lý rủi ro tốt hơn phải lớn hơn chi phí vay thêm để
cải thiện nền kinh tế.

· Công bằng được cải thiện khi tầng lớp trung lưu chiếm được trợ
cấp, vì ví dụ chủ sở hữu ô tô có thu nhập trung bình sử dụng cầu ở
đâu và ở đâu, trong không có phí cầu đường, các nhóm thu nhập thấp
không đủ tiền mua ô tô sẽ phải đóng góp vào tài chính của nó thông
qua thuế. Mặt khác, trong ví dụ về cầu nối có thu phí, người dùng
hiện tại tài trợ cho cầu nối thường qua thời gian ngắn hơn nhiều so
với thời gian tồn tại của nó vì công ty khu vực tư nhân muốn thu hồi
chi phí của mình càng nhanh càng tốt Kết quả bất bình đẳng giữa các
thế hệ.

· Hiệu lực sẽ chỉ đạt được khi giá trị tiết kiệm được từ việc quản lý
rủi ro tốt hơn vượt quá lợi nhuận phải trả cho nhà điều hành tư nhân
cộng với bất kỳ chi phí vay nào cao hơn của các công ty tư nhân. Do
các dự án hợp tác công tư thường có thời gian dài (ví dụ: 25 năm),
nên không thể xác định chắc chắn liệu có đạt được tiết kiệm chi phí
hay không.

Các khoản tiết kiệm hoặc chi phí bổ sung được dự kiến trong tương lai càng xa
thì các dòng tài chính đó càng ít chắc chắn hơn, giả định rằng sự không chắc
chắn là một hàm số dương của thời gian. Hơn nữa, việc so sánh trực tiếp các
khoản tiết kiệm dự kiến hoặc chi phí bổ sung là không hợp lệ vì chúng xảy ra
ở các khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ, để so sánh tiết kiệm trả trước trong
tài chính công với chi tiêu cao hơn trong tương lai, các dòng tài chính đó phải
được chuẩn hóa bằng cách chuyển đổi chúng thành giá trị hiện tại. Điều này
đòi hỏi các dòng doanh thu và chi phí xảy ra trong các khoảng thời gian khác
nhau phải được chiết khấu vào giá trị hiện tại. 'Giảm giá' dẫn đến giá trị hiện
tại của tổng trong tương lai nhỏ hơn tổng đó. Cụ thể, giá trị hiện tại là số tiền
có thể kiếm được một khoản tiền vừa đủ với lãi suất hiện tại trong những năm
giữa các năm đủ để nó bằng với tổng trong tương lai. Nói cách khác, chiết khấu
ngược lại với lãi kép và do đó thời gian càng dài và lãi suất chiết khấu càng lớn
thì giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai càng ít. Trên thực tế, những
khoảng thời gian đó và tỷ lệ chiết khấu thích hợp là không chắc chắn và do đó,
giá trị hiện tại của chi phí và tiết kiệm.

Do đó, liệu quan hệ đối tác công tư có thực sự tiết kiệm tiền hay không so với
việc chỉ cung cấp dịch vụ cho khu vực công trong một thời gian dài không thể
biết chắc chắn. Bất kỳ kết luận nào cuối cùng cũng là một phỏng đoán tốt nhất
và do đó, rất khó để xác định hiệu quả của những thỏa thuận như vậy trước khi
chúng diễn ra. Với những lưu ý này, quan hệ đối tác công tư chỉ có thể có hiệu
quả trong những trường hợp cụ thể. Do đó, vấn đề chiến lược là đảm bảo rằng
phải có sự chuyển giao rủi ro đáng kể như vậy sang khu vực tư nhân có lợi
nhuận ròng lớn cho khu vực công khi đạt được 4E.

Vay mượn

Như đã nêu trong Chương 3, việc vay nợ của khu vực công có tác động đến
thuế suất trong tương lai, cuối cùng thì mức thuế suất cao hơn sẽ được yêu cầu
để trả khoản nợ tiếp theo. Ngoại lệ duy nhất của quy tắc này là nếu phí hoặc
các khoản thu không phải thuế khác được sử dụng để trả nợ, ví dụ như khi
khoản vay được sử dụng để tài trợ cho việc xây dựng đường, cầu và hầm được
thu phí sử dụng. Xét về 4E:

· Công bằng bị tổn hại nếu các chính phủ vay năm này qua năm khác,
không bao giờ trả nợ công đang gia tăng. Điều này là do thế hệ tương
lai của những người nộp thuế cuối cùng sẽ phải trả nợ công. Có thể
lập luận rằng thế hệ người nộp thuế trong tương lai sẽ khá giả hơn thế
hệ hiện tại, do đó việc vay nợ để tài trợ cho tiêu dùng hiện tại (thay vì
đầu tư) thúc đẩy sự công bằng giữa các thế hệ. Tuy nhiên, sự sung túc
hơn được cho là của những thế hệ người nộp thuế trong tương lai
không có nghĩa là chắc chắn. Ngay cả khi đã chắc chắn, việc phân
phối lại thu nhập giữa các thế hệ như vậy có thể bị coi là không thể
chấp nhận được vì theo định nghĩa, các thế hệ tương lai không có cơ
hội bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống lại sự phân phối lại đó. Điều này có
thể được coi là phi đạo đức.

- Hiệu quả cũng có thể bị ảnh hưởng nếu các chính phủ vay nợ năm
sau năm. Trong khi việc vay nợ có thể được sử dụng cho các mục đích
kinh tế vĩ mô trong thời kỳ suy thoái, rất khó để tìm ra bất kỳ lý do hiệu
quả nào biện minh cho việc vay mượn liên tục và ngày càng tăng. Mức
vay rất cao của khu vực công có thể khiến việc kiểm soát nền kinh tế khó
khăn hơn, giải thích sự cần thiết của thâm hụt Maastricht và tỷ lệ nợ (xem
Chương 3). Tuy nhiên, trong khi chúng đóng vai trò như một ràng buộc
đối với việc vay và nợ công, các quy tắc của Hiệp ước Maastricht đối với
đơn vị tiền tệ châu Âu về cơ bản là độc đoán. Chúng cũng giống như kết
quả của đàm phán chính trị, phản ánh bằng chứng về tác động kinh tế bất
lợi của việc vay và nợ công về lãi suất cao hơn, lạm phát và thuế trong
tương lai.

- Tiết kiệm nghĩa là tránh vay với lãi suất cao không cần thiết trong
thời gian dài quá mức. Như vừa lưu ý, mức vay nợ công cao có thể làm
tăng lãi suất. Điều này không chỉ làm tăng chi phí vay mới mà còn làm
tăng chi phí xử lý nợ công (nghĩa là trả lãi vay). Nếu tỷ lệ nợ công / GDP
lớn, thì dù chỉ tăng một chút lãi suất cũng có thể tác động đáng kể đến tỷ
lệ chi tiêu công phải dành cho việc trả lãi. Tương tự như vậy, việc vay
trong một khoảng thời gian dài không cần thiết có nghĩa là tiền lãi phải
trả nhiều hơn mức thực sự cần thiết. Nói chung, vay mượn (và do đó,
thanh toán lãi vay) không được kéo dài quá tuổi thọ của tài sản được
cung cấp bằng cách đi vay, quy tắc này phù hợp với công bằng giữa các
thế hệ.

- Hiệu lực, Khó đánh giá hiệu lực vì tuổi thọ kinh tế của tài sản thực
có thể ít hơn nhiều so với tuổi thọ vật chất của chúng. Ví dụ, việc di
chuyển dân cư ra khỏi thành phố đến các khu vực ngoại ô và nông thôn
xung quanh có thể dẫn đến việc thừa các trường học, mặc dù cấu trúc vật
chất của chúng vẫn tốt. Trong những trường hợp như vậy, liên hệ giữa
thời hạn trả nợ với tuổi thọ kinh tế dự kiến (hơn là vật chất) của tài sản
thực sẽ dẫn đến việc trả nợ nhanh hơn. Trên thực tế, thời hạn (nghĩa là
thời hạn) của các khoản vay được xác định theo tập quán và thông lệ hơn
là các đánh giá thực tế về vòng đời kinh tế của tài sản. Xu hướng rõ ràng
là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xã hội nhanh hơn cần được phản ánh
trong thời gian trả nợ ngắn hơn nếu đạt được hiệu quả, công bằng và kinh
tế.

Quy tắc vàng của tài chính công (xem Chương 3) dường như sẽ bảo vệ công
bằng giữa các thế hệ vì nó ngăn cản việc vay nợ của thế hệ hiện tại để tài trợ
cho tiêu dùng hiện tại. Do đó, việc vay để tài trợ cho chi tiêu vãng lai nên ngắn
hạn, các khoản vay chỉ bao gồm sự không phù hợp giữa việc phát sinh chi tiêu
hiện tại và nhận các khoản thu hiện tại, hầu hết được hoàn trả trong năm tài
chính hiện tại. Nếu không, tài khoản vãng lai phải được cân bằng trong toàn bộ
năm tài chính nếu nguyên tắc vàng cần được tuân thủ. Tuy nhiên, sự bất bình
đẳng giữa các thế hệ vẫn có thể dẫn đến việc định nghĩa kế toán về chi tiêu hiện
tại và chi tiêu vốn còn mơ hồ ở biên. Ví dụ, các thế hệ tương lai bị thiệt thòi
nếu những gì được định nghĩa là chi tiêu vốn thực chất là chi tiêu hiện tại (ví
dụ: sửa chữa và bảo trì các tòa nhà, đường và cầu). Sự bất bình đẳng giữa các
thế hệ sẽ được đảo ngược nếu tỷ lệ chi tiêu đầu tư đáng kể được xác định là chi
tiêu hiện tại, do đó, những người nộp thuế hiện tại phải tài trợ cho các khoản
chi tiêu vốn trên cơ sở "trả khi bạn đi".

State lotteries: Xổ số nhà nước

Xổ số nhà nước được vận hành ở nhiều quốc gia để huy động tài chính cho các
dịch vụ công. Chúng là một hình thức đánh bạc mang lại cơ hội nhận được giải
thưởng tiền tệ sau khi mua một vé số. Giải thưởng tiềm năng càng lớn thì cơ
hội giành được nó càng nhỏ. Xổ số không phải là một loại thuế vì việc mua vé
số là tự nguyện. Đó cũng không phải là mua phí người dùng vì không có cung
cấp dịch vụ trực tiếp sau khi thanh toán (trừ khi sự phấn khích của cờ bạc có
thể được mô tả như vậy). Để tránh phải gánh chịu các khoản thuế và phí người
dùng, xổ số có thể là nguồn tiền lý tưởng, không có giới hạn rõ ràng về mức độ
chúng có thể được sử dụng để tài trợ cho các dịch vụ công. Mặc dù bị cấm ở
một số quốc gia vì lý do tôn giáo hoặc đạo đức, cờ bạc gần đây đã trở nên được
xã hội chấp nhận nhiều hơn ở nhiều quốc gia khác. Xét về 4E:

- Vấn đề công bằng có thể nảy sinh nếu doanh thu xổ số đến từ các nhóm thu
nhập thấp một cách không cân đối, những người nghèo có lẽ có động cơ đánh
bạc nhiều hơn vì trúng số độc đắc sẽ cải thiện đáng kể mức sống vật chất của
họ. Những vấn đề về công bằng như vậy sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu những
nguồn thu đó được sử dụng để tài trợ cho các dịch vụ công mang lại lợi ích
không cân đối cho các nhóm thu nhập cao hơn.

- Hiệu quả có thể cao hơn khi nguồn tài chính công bổ sung được huy động từ
xổ số nhà nước hơn là thuế. Điều này sẽ xảy ra nếu tài chính xổ số được thay
thế cho thu nhập từ thuế và do đó tránh được mọi tác động nghiêm trọng đến
công việc hoặc không khuyến khích doanh nghiệp gây ra bởi thuế suất cao hơn
mà nếu không sẽ phải đánh vào thu nhập, lợi nhuận và chi tiêu kiếm được thêm
xem Chương 6).
- Tiết kiệm có nhiều khả năng đạt được khi các công ty hoặc tổ chức phải cạnh
tranh để có cơ hội chạy xổ số nhà nước và cũng được chia sẻ doanh thu tăng
lên. Điều này là do họ phải đối mặt với các ưu đãi để giảm thiểu chi phí hoạt
động để giành được hợp đồng. Họ cũng phải đối mặt với các ưu đãi về lợi nhuận
để tối đa hóa doanh thu thông qua các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Xổ số nhà
nước không nhận được những ưu đãi như vậy, sự độc quyền theo luật định của
họ che chắn họ trước áp lực cạnh tranh để giảm thiểu chi phí hoạt động, và
không có động cơ lợi nhuận để tối đa hóa doanh thu và / hoặc giảm thiểu chi
phí.

- Do đó, hiệu lực phụ thuộc vào cách thức hoạt động của xổ số nhà nước, nhóm
xã hội nào tham gia, cách chi tiêu doanh thu thu được và liệu số tiền họ quyên
góp được là bổ sung hay thay thế cho các hình thức tài chính công khác (xem
Chương 4 về tính bổ sung).

Nói chung hơn, một số người sẽ đặt câu hỏi về đạo đức của cờ bạc, cả về mặt
chung chung và cụ thể hơn, trong việc dụ dỗ các hộ gia đình nghèo sử dụng
một cách không khôn ngoan số tiền hạn chế của họ để chi tiêu tốt hơn cho việc
ăn uống và mặt khác là nuôi sống bản thân và con cái họ. Nói một cách đơn
giản, trong sự tuyệt vọng của họ để cải thiện lô của họ, các nhóm nghèo nhất
đã vứt tiền của họ một cách hiệu quả, cơ hội giành được những khoản tiền lớn
của họ là cực kỳ nhỏ. Mặc dù khá bảo trợ, nhưng theo quan điểm này, xổ số
nhà nước do đó không có đạo đức và không công bằng. Lập luận phản bác là
dù sao thì người nghèo cũng sẽ đánh bạc vì các cơ hội khác hầu như luôn có
sẵn. Tuy nhiên, có vẻ như sự ra đời của xổ số nhà nước dẫn đến sự gia tăng
chung về tỷ lệ cờ bạc, đặc biệt nếu quy định của nhà nước về ngành công nghiệp
trò chơi được nới lỏng phù hợp với sự phát triển của xổ số nhà nước. Tuy nhiên,
sau khi phổ biến ban đầu, có vẻ như sự quan tâm đến xổ số có xu hướng giảm
dần khi chúng mất đi giá trị mới lạ và khi công chúng bắt đầu đánh giá cao rằng
hy vọng về một chiến thắng lớn là lạc quan phi thực tế. Vì vậy, xổ số nhà nước
cần phải đổi mới trong việc phát triển các ý tưởng mới để tránh giảm lãi suất
và giảm tỷ lệ tham gia. Một lần nữa, xổ số nhà nước do tư nhân điều hành cung
cấp nhiều động lực hơn cho sự đổi mới. Vì vậy, trường hợp sử dụng không giới
hạn xổ số của nhà nước thay vì đánh thuế hoặc các nguồn tài chính khác không
phải là hiển nhiên. Trên thực tế, có những giới hạn về mức độ mà xổ số nhà
nước có thể được sử dụng để huy động tài chính công, mặc dù những giới hạn
này có thể được nới lỏng bằng cách tiếp cận chiến lược tránh hoặc giảm thiểu
bất kỳ tác động bất lợi nào. Chắc chắn, hoạt động của họ cần được giám sát
chặt chẽ để đảm bảo rằng 4E được đáp ứng.

Quyên góp và ủng hộ

Quyên góp là những đóng góp được thực hiện trong suốt cuộc đời của một
người, trong khi di sản là những món quà được thực hiện sau khi chết theo di
chúc của người đã khuất. Được biết đến nhiều hơn với tên gọi là 'các giao dịch
hưởng lợi', các khoản quyên góp và thừa kế có thể ở dạng tiền hoặc tài sản. Các
hoạt động phúc lợi thường được thực hiện cho các tổ chức từ thiện và các tổ
chức tình nguyện khác nhưng đôi khi chúng cũng được thực hiện cho khu vực
công, điều này phù hợp với 'mô hình công dân tích cực' của Libertarians. Họ
có thể được khuyến khích bằng cách giảm thuế đối với một số hình thức quyên
góp hoặc di chúc. Ví dụ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật lớn hoặc các đồ tạo
tác văn hóa khác được tặng cho các phòng trưng bày nghệ thuật công cộng và
bảo tàng và tài sản có giá trị lịch sử hoặc kiến trúc được trao cho nhà nước thay
cho các nghĩa vụ tử tuất và thuế thừa kế. Các khoản đóng góp bằng hiện vật
này thay thế cho việc nộp thuế đối với thu nhập và / hoặc của cải và do đó được
gọi là "chi tiêu thuế" (xem Chương 4). Rõ ràng, một hành động hưởng lợi không
thu hút được việc giảm thuế thể hiện lợi nhuận ròng về tài chính công. Tuy
nhiên, bổ sung tài chính sẽ giảm khi tác động được sử dụng để giảm nghĩa vụ
thuế. Rất khó để tính toán mức độ bổ sung tài chính trong trường hợp này (xem
Chương 4 về bổ sung). Xét về 4E:

- Công bằng sẽ được cải thiện nhờ các lợi ích nếu chúng chủ yếu được thực
hiện bởi các nhóm có thu nhập cao và giàu có. Tuy nhiên, tình hình ít rõ ràng
hơn khi phe hưởng lợi thu hút được việc giảm thuế. Công bằng sẽ bị tổn hại
nếu cả phần bù thuế và việc sử dụng các dịch vụ (ví dụ như lĩnh vực nghệ thuật)
đều mang lại lợi ích không cân đối cho các nhóm thu nhập cao. Điều này đặc
biệt có thể xảy ra đối với bảo tàng, phòng trưng bày và các hình thức ‘văn hóa
cao’ khác.

- Hiệu quả sẽ bị giảm khi các khoản quyên góp và định đoạt trước tài chính
công mà lẽ ra sẽ được sử dụng cho các dịch vụ khác mang lại hiệu quả xã hội
cao hơn. Đây có thể là trường hợp bất kể liệu phe hưởng lợi có thu hút được
giảm thuế hay không. Một ví dụ là việc vận hành thiết bị y tế được tặng cho
bệnh viện (ví dụ do tổ chức từ thiện y tế) yêu cầu nhân viên y tế, những người
lẽ ra đã được sử dụng cho các phương pháp điều trị khác được cơ quan y tế ưu
tiên hơn. Cơ quan có thẩm quyền có thể không muốn ‘nhìn ngựa ăn quà’ (nghĩa
là nhận thấy có lỗi với một khoản quyên góp hoặc yêu cầu và do đó từ chối nó)
vì làm như vậy có thể không khuyến khích các lợi ích trong tương lai. Do đó,
các hoạt động hưởng lợi có thể mang lại phúc lợi kinh tế và xã hội thấp hơn
bằng cách làm sai lệch việc cung cấp các dịch vụ công. Sự kém hiệu quả này
sẽ càng trầm trọng hơn nếu các dịch vụ khác bị loại bỏ do phụ cấp thuế liên
quan. Ví dụ, một bức tranh có giá trị được tặng thay cho việc nộp thuế sẽ thúc
đẩy hiệu quả ngân sách văn hóa và nghệ thuật của cơ quan nhận và giảm thu
thuế dành cho các bộ phận khác của khu vực công. Tất nhiên, chính phủ có thể
giảm ngân sách của cơ quan tiếp nhận theo giá trị hàng năm của hiện vật nhưng
những điều chỉnh ngân sách như vậy hiếm khi được thực hiện. Tác động hưởng
lợi có thể được ghi nhận như một luồng thu nhập tương đương trong tài khoản
tài chính của cơ quan và ngân sách hiện tại của họ sau đó sẽ bị giảm tương ứng.
Ngoài ra, tác động được hưởng có thể được ghi nhận là sự gia tăng cơ sở tài
sản vốn của cơ quan và ngân sách vốn của họ sau đó sẽ bị giảm tương ứng. Nếu
cả những điều chỉnh tài chính như vậy đều không được thực hiện, thì trên thực
tế, hoạt động hưởng lợi có thể thay thế một bệnh viện mới mà lẽ ra đã được xây
dựng với nguồn thu thuế bị bỏ qua do hậu quả của hoạt động hưởng lợi.

- Tiết kiệm nhìn chung sẽ bị giảm sút nếu các khoản thu lợi đi kèm với việc
giảm thuế. Điều này là do họ có xu hướng phải chịu chi phí hành chính cao so
với mức thuế tương đương với giá trị của họ và / hoặc so với chi phí hành chính
của việc tăng cùng một khoản thuế. Đặc biệt, chi phí hành chính liên quan đến
các đồ tạo tác văn hóa thường lớn hơn nhiều so với chi phí nâng cao cùng một
lượng doanh thu thông qua hệ thống thuế. Điều này là do những lợi ích như vậy
phải được định giá một cách chuyên nghiệp và / hoặc khoản bù thuế kết quả
phải được thương lượng theo từng mặt hàng.

- Do đó, hiệu lực có thể sẽ cao hơn đối với các khoản quyên góp và di chúc vô
điều kiện và đối với những khoản bằng tiền thay vì "hiện vật" (nghĩa là tài sản
phi tài chính). Tuy nhiên, có rất ít động lực để người dân và doanh nghiệp thực
hiện các khoản lợi ích vô điều kiện cho nhà nước vì họ không được miễn giảm
thuế hoặc các khoản lợi ích khác. Hiệu quả có thể bị giảm khi có các điều kiện
rõ ràng hoặc ngầm định kèm theo chúng. Vì lý do này, các khoản quyên góp và
thừa kế bị hạn chế nghiêm ngặt về tiềm năng là nguồn tài chính công mặc dù
Chủ nghĩa Tự do ưu tiên quyền công dân tích cực, tự nguyện cho và từ thiện
thay vì sự can thiệp của nhà nước (xem Chương 1).

Thanh toán bằng hiện vật

Như đã lưu ý, thuật ngữ "hiện vật" biểu thị dạng vật chất, không phải dạng tiền
mặt. Chúng sẽ được tính là tài chính công miễn là giá trị vốn của chúng được
nhập vào tài khoản công (nghĩa là, được ghi nhận là sự gia tăng tài sản của khu
vực công). Thanh toán bằng hiện vật có thể được thực hiện trực tiếp cho các
dịch vụ do khu vực công cung cấp hoặc, cách khác, để tạo điều kiện cho việc
cung cấp của họ mà không phải là thanh toán trực tiếp. Một ví dụ về trường
hợp đầu tiên là khi một nhà phát triển khu vực tư nhân hiến đất cần thiết cho
một nhà ga mới trên hệ thống đường sắt ngầm do nhà nước điều hành phục vụ
cho sự phát triển thương mại mới. Giá trị của khu đất được giả định ít nhất bằng
chi phí xây dựng ga tàu điện ngầm. Một ví dụ về thứ hai là khi các công ty tư
nhân tài trợ hoặc cung cấp trực tiếp cơ sở hạ tầng công cộng để bổ sung hoặc
xúc tiến các hoạt động của chính họ. Do đó, các công ty xây dựng có thể tự
nguyện xây dựng một con đường, trường học hoặc các cơ sở khác và tặng nó
cho thành phố có liên quan để xin phép quy hoạch để xây dựng một khu nhà ở
mới hoặc phát triển kinh doanh. Cơ sở không nhất thiết phải liên quan trực tiếp
đến sự phát triển mới. Thay vào đó, nó có thể chỉ đơn giản là giảm bớt hạn chế
tài chính mà đô thị phải chịu. Do đó, các khoản thanh toán bằng hiện vật có khả
năng được sử dụng rộng rãi hơn ở các quốc gia có hệ thống quy hoạch sử dụng
đất được chính thức hóa cao (các nhà phê bình cho rằng hệ thống quy hoạch sử
dụng đất được quan liêu hóa). Ví dụ như "lợi ích lập kế hoạch" và "nghĩa vụ
lập kế hoạch" ở Vương quốc Anh và "phí tác động", "phí phát triển" và "giao
dịch" ở Hoa Kỳ và Canada. Xét về 4E:

- Công bằng phụ thuộc vào người cuối cùng tài trợ cho các khoản thanh toán
bằng hiện vật. Ví dụ, người ta đã lưu ý ở trên rằng công bằng giữa các thế hệ
được thúc đẩy nếu việc vay mượn được sử dụng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng.
Theo cách này, thế hệ người nộp thuế hiện tại không bắt buộc phải tài trợ đầy
đủ cho đường xá, cầu cống và các tòa nhà cũng mang lại lợi ích cho thế hệ
tương lai. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giữa các thế hệ dẫn đến kết quả là nếu
các chủ đầu tư thu lại khoản thanh toán của họ bằng hiện vật thông qua giá nhà
cao hơn. Điều này là do những người mua những ngôi nhà đó không chỉ trả tiền
sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có thông qua thuế bất động sản, họ còn hoàn toàn
tài trợ cho cơ sở hạ tầng mới thông qua giá nhà cao hơn.

- Hiệu quả sẽ được cải thiện nếu, trong việc giảm bớt hạn chế về vốn của đô
thị, các khoản thanh toán bằng hiện vật đó thúc đẩy hiệu quả trong nền kinh tế
địa phương bằng cách tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và
do đó GDP của địa phương và khu vực cao hơn. Tuy nhiên, sự kém hiệu quả
(và không công bằng) có thể dẫn đến, ví dụ, nếu các thành phố tự trị bị các nhà
phát triển mua chuộc để cấp quyền lập kế hoạch dẫn đến phát triển quá mức
hoặc nếu các thành phố này moi tiền bằng cách lạm dụng quyền lập kế hoạch
độc quyền theo luật định của họ (giả sử họ có chúng). Sự phát triển quá mức có
thể dẫn đến tắc nghẽn và các chi phí xã hội khác như sử dụng đất không tương
thích (ví dụ các quy trình công nghiệp độc hại diễn ra trong các khu dân cư).
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa Tự do sẽ hoan nghênh một thị trường
tự do trong phát triển đất đai bởi vì việc mua bán giấy phép quy hoạch thông
qua trao đổi tự nguyện cho thấy giá trị thị trường thực của từng mảnh đất riêng
lẻ. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Tự do, vấn đề hiệu quả được tạo ra (chứ
không phải được giải quyết) bằng việc quốc hữu hóa các quyền phát triển đất
đai.

- Tính tiết kiệm đạt được nếu chi phí đàm phán các khoản thanh toán đó là
không đáng kể so với lợi ích mà đô thị nhận được. Trên thực tế, chi phí của các
cuộc đàm phán như vậy có thể là đáng kể, mặc dù chúng rất khó xác định vì do
bản chất thương mại, các cuộc đàm phán đó là bí mật.

- Hiệu lực của việc chi trả bằng hiện vật trong trường hợp phát triển sử dụng
đất được đánh giá dựa trên mức độ phát triển tối ưu: không kém phát triển (dẫn
đến GDP bình quân đầu người tương đối thấp) hoặc quá phát triển (dẫn đến tắc
nghẽn quá mức và nhà đất tăng vọt giá cả). Tuy nhiên, hiệu quả rất khó xác
định vì những tác động không chắc chắn đến giá nhà và ngân sách thủ đô của
thành phố cũng như tính chất bí mật và bí mật của các khoản thanh toán bằng
hiện vật. Do đó, rất khó xác định liệu công bằng giữa các thế hệ có bị tổn hại
hay không, hiệu quả có được cải thiện hay không và nền kinh tế có được đảm
bảo hay không. Giải pháp theo chủ nghĩa tự do (cụ thể là tư nhân hóa quyền
phát triển đất đai) sẽ giải quyết được nhu cầu quan tâm đến 4E. Mặt khác, việc
sử dụng các khoản thanh toán bằng tiền mặt (một dạng 'phí phát triển') là một
hình thức tài chính công linh hoạt hơn. Tuy nhiên, họ vẫn có thể gặp các vấn
đề về công bằng, hiệu quả và kinh tế giống như thanh toán bằng hiện vật.

Các loại định giá đặc biệt

Trong khi các khoản thanh toán bằng hiện vật được sử dụng để tài trợ cho cơ
sở hạ tầng mới, thì các định giá đặc biệt được sử dụng để tài trợ cho việc cải
thiện cơ sở hạ tầng hiện có. Việc sử dụng chúng rất hạn chế, được một số thành
phố ở Hoa Kỳ sử dụng để tài trợ cho các cải tiến cụ thể (ví dụ như hệ thống cấp
thoát nước) phục vụ một khu vực lân cận cụ thể. Họ áp dụng hình thức thanh
toán thuế tài sản bổ sung và phải được sự đồng ý của người dân. Khoản thuế
phải trả thêm được tính theo quy tắc thô sơ, thanh toán phù hợp với diện tích
hoặc diện tích mặt tiền của bất động sản (đây là những thước đo về quy mô
không gian). Có thể cho phép hoãn thuế, tiền thuế sẽ được hoàn lại khi bán tài
sản hoặc chủ sở hữu qua đời, tùy điều kiện nào xảy ra trước. Xét về 4E:

- Công bằng thường được tránh do nhu cầu tham khảo ý kiến, mức độ nộp thuế
liên quan đến thu nhập và / hoặc của cải, và lựa chọn hoãn thuế

- Hiệu quả được thúc đẩy bằng cách cung cấp dịch vụ bổ sung phù hợp với khả
năng chi trả, có lẽ không có tác động bất lợi nào do việc nộp thuế cao hơn (xem
Chương 6)

- Tiết kiệm được thúc đẩy bằng cách sử dụng hệ thống hiện có để thu thuế tài
sản địa phương

- Hiệu quả đạt được vì có rất ít vấn đề nếu có đối với 3E còn lại.

TÀI CHÍNH CÔNG ĐƯỢC HUY ĐỘNG TRONG THỰC TIỄN NHƯ
THẾ NÀO?

Chương 3 đã làm rõ sự gia tăng đều đặn của tỷ lệ thuế / GDP bình quân ở các
nước OECD, từ một phần tư GDP năm 1965 lên một phần ba năm 1999. Cho
rằng chi tiêu tài chính công chiến lược 150 công đã tăng chỉ từ hơn một phần
tư lên giữa một phần ba và hai phần năm, rõ ràng thuế là nguồn tài chính công
chính. Do đó, các nguồn tài chính khác được thảo luận ở trên rõ ràng là tương
đối rất nhỏ (xem thêm Chương 8). Về mức trung bình của OECD, Hình 5.1 cho
thấy:

■ thuế thu nhập cá nhân tăng từ gần 7% GDP năm 1965 lên chỉ hơn 10% năm
1989, tỷ trọng đó giảm nhẹ trở lại chỉ còn dưới 10% sau đó

■ đóng góp an sinh xã hội đối với cả người lao động và người sử dụng lao động
gần như tăng gấp đôi so với tỷ trọng GDP từ năm 1965 đến 1990 (tương ứng là
5,4 và 10,3), sau đó giảm nhẹ xuống mức trung bình của OECD là 9,3 vào năm
1999

■ thuế hàng hóa và dịch vụ vẫn rất ổn định khi tỷ trọng GDP luôn ở mức 7%
trừ ba năm, khi tỷ lệ này tăng lên 8,1 mỗi năm đó

■ thuế bất động sản chỉ duy trì dưới 3% GDP hàng năm

■ thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn ở mức khoảng 3% GDP trong suốt thời kỳ.

Personal income: Thu nhập cá nhân

Corporate Income: Thu nhập doanh nghiệp

Social Security: An ninh xã hội

Property: Tài sản

Goods and Services: Hàng hóa và dịch vụ

Ghi chú: Thuế thu nhập được chia thành thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập
doanh nghiệp. Các khoản đóng góp an sinh xã hội bao gồm tất cả các khoản
thanh toán bắt buộc mà người được bảo hiểm thực hiện cho các chính phủ cung
cấp phúc lợi. Thuế tài sản bao gồm thuế cải tạo và các khoản thu đặc biệt khác,
thuế chuyển nhượng hoặc thừa kế tài sản, thuế dựa trên sự phát triển của bất
động sản và thuế dựa trên giá trị cho thuê giả định. Thuế hàng hóa và dịch vụ
bao gồm tất cả các loại thuế đối với việc sản xuất, bán, chuyển nhượng, cho
thuê và giao hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc
biệt

Hình 5.1 Thuế tính theo phần trăm GDP: Trung bình của OECD Nguồn: OECD
(1981) Bảng 10, 12, 14, 22 và 24; OECD (1987) Bảng 10, 12, 14, 22 và 24;
OECD (1992b) Bảng 10, 12, 14, 22 và 24; OECD (1993) Bảng 19; OECD
(1996) Bảng 10, 12, 14, 22 và 24; OECD (1997) Bảng 10, 12, 14, 22 và 24;
OECD (2001d) Bảng 10, 12, 14, 22 và 24

Do đó, mặc dù thuế là nguồn chính của tài chính công, nhưng đóng góp của các
loại thuế cá nhân trong việc tài trợ cho tỷ lệ chi tiêu công / GDP đang tăng lên
đáng kể. Hơn nữa, sự cân bằng giữa các nguồn thu thuế khác nhau cũng khác
nhau rất đáng kể giữa các quốc gia. Trong khi phân tích sau đây được giới hạn
cho các nhóm quốc gia vì mục đích ngắn gọn, cần lưu ý rằng cũng có thể có sự
khác biệt đáng kể trong các nhóm quốc gia.

Hình 5.2 và 5.3 cho thấy chỉ có nhóm các nước Bắc Âu và Scandinavia vượt
quá tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân / GDP trung bình của OECD một cách nhất
quán và đáng kể. Thật vậy, quốc gia duy nhất từng vượt quá tỷ lệ 25% là Đan
Mạch (vào năm 1974, cuối những năm 1980 và tất cả các năm của thập kỷ 90).
Chỉ có hai quốc gia khác vượt quá tỷ lệ 20%, đó là New Zealand (4 năm từ đầu
đến giữa những năm 1980) và Thụy Điển (14 năm, nhưng tất cả đều trước năm
1991). Trong những năm 1990, Hàn Quốc có tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân / GDP
thấp nhất (4% trở xuống).

Hình 5.4 và 5.5 cho thấy rõ rằng các nước châu Âu nói chung và EU nói riêng
luôn vượt quá tỷ lệ an sinh xã hội / GDP trung bình của OECD. Điều thú vị là
nhóm Bắc Âu và Scandinavia thấp hơn mức trung bình của OECD trước những
năm 1990, sự thay đổi vị trí là do tỷ lệ này của Phần Lan tăng mạnh vào năm
1991. Tỷ lệ này của Đan Mạch thấp nhất hoặc thấp thứ hai trong suốt thời kỳ,
dưới 2 phần trăm cho đến năm 1999 (2,1). Rõ ràng, điều này phản ánh mức
tương đối cao của tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân / GDP trong

Total OECD: Tổng các nước OECD

Seven large countries: 7 nước lớn

European Union: Liên minh châu Âu

EU Acession Countries: Các nước gia nhập EU

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1

Hình 5.2 Thuế thu nhập cá nhân tính theo phần trăm GDP: OECD so với EU
và các nền kinh tế lớn Nguồn: OECD (1981); OECD (1987); OECD (1993)
Bảng 19; OECD (1996); OECD (1997); OECD (2001d) Bảng 10 trừ khi được
quy định khác
Lưu ý: Thuế thu nhập cá nhân chỉ bao gồm thuế đánh vào thu nhập của cá
nhân chứ không phải thu nhập doanh nghiệp. Các nhóm được xác định trong
Hình 3.2

Hình 5.3 Thuế thu nhập cá nhân tính theo phần trăm GDP: OECD so với
Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu Âu Nguồn: OECD (1981);
OECD (1987); OECD (1992b); OECD (1993) Bảng 19; OECD (1996);
OECD (1997); OECD (2001d) Bảng 10 trừ khi có quy định khác

Ghi chú: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1. Đóng góp an sinh xã hội
bao gồm tất cả các khoản thanh toán bắt buộc mà người được bảo hiểm /
người sử dụng lao động thực hiện cho các chính phủ cung cấp phúc lợi xã hội

Hình 5.4 Đóng góp an sinh xã hội tính theo phần trăm GDP: OECD so với
EU và các nền kinh tế lớn Nguồn: OECD (1981); OECD (1987); OECD
(1992b); OECD (1996); OECD (1997); OECD (2001d) Bảng 14 trong mỗi ấn
phẩm

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 5.5 Đóng góp an sinh xã hội tính theo phần trăm GDP: OECD so với
Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Như Hình 5.4

Nhóm Bắc Âu và Scandinavia nói chung và vị trí của Đan Mạch là ngoại lệ cao
về tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân / GDP nói riêng. Hình 5.6 và 5.7 cho thấy các
nước Châu Âu và Bắc Âu và Đặc biệt, nhóm Scandinavia đánh thuế hàng hóa
và dịch vụ / tỷ lệ GDP cao hơn mức trung bình của OECD, Đan Mạch luôn nằm
trong số các quốc gia có tỷ lệ này cao nhất.

Hình 5.8 và 5.9 cho thấy Châu Âu và đặc biệt là Bắc Âu và Các nước
Scandinavia nâng tỷ lệ thuế tài sản / GDP tương đối thấp, phản ánh tỷ lệ thuế
thu nhập cá nhân / GDP hoặc đóng góp an sinh xã hội / GDP tương đối cao của
họ. Canada, Anh và Mỹ đã đánh thuế tài sản / tỷ lệ GDP cao nhất trong suốt
thời kỳ.

Hình 5.10 và 5.11 cho thấy châu Âu và cụ thể là các nước Bắc Âu và
Scandinavia tăng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp / GDP tương đối thấp, một
lần nữa phản ánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân / GDP hoặc đóng góp an sinh xã
hội / GDP tương đối cao của họ. Các quốc gia ngoài châu Âu (ngoại trừ Hoa
Kỳ) có xu hướng đánh thuế thu nhập doanh nghiệp / tỷ lệ GDP tương đối cao
trong suốt thời kỳ, đáng chú ý nhất là Nhật Bản. Trong số các nước châu Âu,
Luxembourg đáng chú ý vì đã nâng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp / GDP
cao hơn đáng kể so với mức trung bình của OECD. Hoa Kỳ đáng chú ý vì đã
từng bước chuyển mình từ một quốc gia có tỷ lệ thuế cao trong những năm
1960 và 70 thành một quốc gia có tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp / GDP thấp
trong những năm 1980 và 90.

Ghi chú: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1. Thuế hàng hóa và dịch vụ
bao gồm tất cả các loại thuế và nghĩa vụ đánh vào việc sản xuất, bán, chuyển
nhượng, cho thuê và cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm VAT, thuế bán
hàng, thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt

Hình 5.6 Thuế hàng hóa và dịch vụ tính theo phần trăm GDP: OECD so với
EU và các nền kinh tế lớn Nguồn: OECD (1981); OECD (1987); OECD
(1992b); OECD (1996); OECD (1997); OECD (2001d) Bảng 24 trong mỗi ấn
phẩm

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 5.7 Thuế hàng hóa và dịch vụ tính theo phần trăm GDP: OECD so với
Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Như Hình 5.6

Ghi chú: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1. Thuế tài sản bao gồm thuế
đánh vào việc chuyển nhượng hoặc thừa kế tài sản, cải tiến và các khoản thu
khác, thuế đánh vào việc cải tạo bất động sản thông qua phát triển, thuế dựa
trên giá trị cho thuê giả định và thuế đánh vào tài sản ròng bao gồm bất động
sản

Hình 5.8 Thuế tài sản tính theo phần trăm GDP: OECD so với EU và các nền
kinh tế lớn Nguồn: OECD (1981); OECD (1987); OECD (1992b); OECD
(1996); OECD (1997); OECD (2001d) Bảng 22 trong mỗi ấn phẩm

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 5.9 Thuế tài sản tính theo phần trăm GDP: OECD so với Châu Âu và
các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Như Hình 5.8

Ghi chú: Các nhóm được xác định trong Hình 3.1. Thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm các loại thuế đánh vào lợi nhuận và lãi vốn

Hình 5.10 Thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo phần trăm GDP: OECD so
với EU và các nền kinh tế lớn

Nguồn: OECD (1981); OECD (1987); OECD (1992b); OECD (1996); OECD
(1997); OECD (2001d) Bảng 12 trong mỗi ấn phẩm

Lưu ý: Các nhóm được xác định trong Hình 3.2

Hình 5.11 Thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo phần trăm GDP: OECD so
với Châu Âu và các quốc gia không thuộc Châu Âu

Nguồn: Như hình 5.10

Ở trên đã lưu ý rằng thuế không chỉ được sử dụng để tăng doanh thu và một số
loại thuế ít tệ hơn nhiều so với các loại thuế khác về mặt 4E. Theo nghĩa đó,
dường như có sự chú trọng quá mức đến thuế đánh vào “hàng hóa” (nghĩa là
việc làm) và không quan tâm đúng mức đến thuế đánh vào “người xấu” (nghĩa
là các hoạt động gây ô nhiễm liên quan đến tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ). Từ
năm 1965 đến 1999:

■ tỷ lệ tổng thuế / GDP của OECD tăng 6,7 điểm phần trăm (xem Bảng 3.2)

■ tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân / GDP tăng 2,7 điểm phần trăm
■ tỷ lệ đóng góp an sinh xã hội / GDP tăng 3,9 điểm phần trăm

■ thuế hàng hóa và dịch vụ / tỷ lệ GDP tăng 0,5 điểm phần trăm

■ tỷ lệ thuế tài sản / GDP không tăng cũng không giảm

■ tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp / GDP cũng không tăng cũng không giảm.

Trong khi đó phải chú ý đến nền kinh tế thu tiền và công bằng dọc, dường như
đã bỏ qua việc xem xét hiệu quả bằng cách tăng thuế đối với cả thu nhập kiếm
được và tiền lương cao hơn nhiều so với thuế đánh vào các hoạt động kinh tế
khác. Kết luận này là tất cả những gì đáng nói hơn khi:

■ cả thuế thu nhập cá nhân và đóng góp an sinh xã hội đã giảm vào năm 1999
so với mức đỉnh không suy thoái trước đó so với GDP lần lượt là 11,9 và 10,2
vào năm 1988

■ tổng số thuế vẫn còn tương đối cao ở EU và đặc biệt là các nước Bắc Âu /
Scandinavi vào năm 1999 và liên tục như vậy kể từ năm 1965.

Nói một cách đơn giản, có vẻ như châu Âu (và đặc biệt là EU và các nước Bắc
Âu / Scandinavi nói riêng) đã quá sẵn sàng tăng thuế đối với thu nhập từ việc
làm. Điều này có thể đơn giản là vì chúng là những cách dễ nhất để tăng thêm
nguồn thu từ thuế và cũng là cách dễ nhất để biện minh về mặt chính trị và xã
hội khi tăng công bằng theo chiều dọc. Tuy nhiên, điều này có thể gây thiệt hại
cho tăng trưởng kinh tế (xem Chương 6). Những người theo chủ nghĩa tân tự
do sẽ ủng hộ sự thay đổi cán cân thuế từ "hàng hóa" sang "hàng xấu" để giúp
thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Những người theo chủ nghĩa tập thể sẽ chấp
nhận tăng trưởng kinh tế chậm hơn một chút vì cái giá phải trả cho sự bình đẳng
hơn trong việc phân phối các quyền tích cực (xem Chương 1).
SỰ KẾT HỢP TỐI ƯU CỦA CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CÔNG KHÁC
NHAU?

Về nguyên tắc, sự kết hợp tối ưu giữa các nguồn tài chính công khác nhau sẽ
giảm thiểu chi phí nguồn lực trực tiếp và gián tiếp trong việc huy động một
lượng tài chính nhất định:

■ Chi phí tài nguyên trực tiếp là chi phí thu được các khoản thu và phục vụ các
khoản vay và nợ. Một số loại thuế đắt hơn các loại thuế khác, thuế thu nhập tài
sản và thu nhập vốn thường đắt hơn thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Điều này là do thu nhập dễ xác định và đo lường hơn là lợi tức vốn và của cải.
Như đã đề cập, bên cạnh các chi phí trực tiếp cho khu vực công trong việc thực
sự thu doanh thu, cũng có thể có các chi phí tuân thủ đáng kể đối với các công
ty trong việc tính toán trách nhiệm nộp thuế như VAT. Điều này chuyển hướng
các nguồn lực sản xuất tiềm năng ra khỏi sản xuất hàng hóa và dịch vụ và hướng
tới việc tính toán các nghĩa vụ thuế.

■ Chi phí tài nguyên gián tiếp có dạng giảm lợi nhuận doanh thu. Chi phí gián
tiếp có khả năng lớn hơn nhiều so với chi phí trực tiếp, đặc biệt nếu thuế thu
nhập và lợi nhuận cao gây ra tác động không khuyến khích làm việc và không
khuyến khích đầu tư (xem Chương 6). Do đó, mức độ hoạt động kinh tế giảm
dẫn đến cơ sở thuế giảm về thu nhập và lợi nhuận mà thuế cá nhân và doanh
nghiệp được đánh vào.

Bỏ qua việc gia tăng sử dụng phí sử dụng vì chi phí thu cao so với chi phí thu
thuế là bỏ qua đáng kể chi phí tài nguyên gián tiếp tiềm ẩn của việc đánh thuế.
Kết hợp với những lợi thế của phí người dùng về mặt thúc đẩy nền kinh tế chiến
lược, rõ ràng là việc sử dụng nhiều hơn phí người dùng (liên quan đến chi phí
và khả năng chi trả hơn là lợi ích) có thể được biện minh về mặt 4E.

Trên thực tế, rất khó để xác định sự kết hợp tối ưu của các nguồn tài chính công
vì chi phí nguồn lực gián tiếp không được biết với mức độ chính xác nào, chẳng
hạn như quy mô và mức độ lan tỏa của bất kỳ tác động không khuyến khích
nào đối với công việc. Hơn nữa, chi phí nguồn lực trực tiếp và gián tiếp không
phải là ngoại sinh, cả hai đều có khả năng được giảm bớt nhờ cơ cấu thuế đơn
giản hóa (ví dụ biểu thuế lũy tiến ít hơn) và việc áp dụng hệ thống thông tin
máy tính. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, sự kết hợp tối ưu giữa các nguồn
tài chính công khác nhau sẽ tránh được việc phụ thuộc quá mức vào một hoặc
hai nguồn sử dụng thuế suất hoặc mức phí người dùng thông thường cao. Phân
tích trên cho thấy việc lạm dụng thuế đối với thu nhập và việc làm.

KẾT LUẬN

Phân tích ở trên đã làm rõ rằng tăng cường tài chính công không chỉ đơn giản
là đảm bảo rằng có đủ tiền để trả cho một mức độ dịch vụ công đã thỏa thuận.
Tăng tài chính cũng không chỉ đơn giản là vấn đề đánh thuế. Cách thức đánh
thuế tài chính công là một vấn đề chiến lược, không phải là vấn đề tài chính
hay hành chính thuần túy. Nâng cao tài chính công có ý nghĩa chính sách công
sâu sắc về công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và hiệu lực. Mỗi nguồn tài chính công
có thể có những ý nghĩa khác nhau để đạt được 4E. Cần phải chú ý đến:

■ cấu trúc chính xác của từng nguồn tài chính công riêng lẻ (đối với ví dụ về
tính lũy tiến của các biểu thuế và các khoản miễn giảm áp dụng cho phí người
dùng) nếu các tác động có lợi được tối đa hóa và tránh được các tác động bất
lợi

■ sự kết hợp chính xác của các nguồn thay thế đó, nên tránh phụ thuộc quá mức
vào một hoặc hai nguồn tài chính công.

Phân tích trước các tác động không khuyến khích (trong Chương 6) cho thấy
rõ rằng cấu trúc thuế quan trọng hơn tỷ lệ thuế / GDP, vì cấu trúc đó (thuế suất
và phụ cấp) xác định mức độ của bất kỳ tác động không khuyến khích nào. Tuy
nhiên, phân tích dữ liệu của OECD ở trên cho thấy nhiều nước châu Âu đã phụ
thuộc quá nhiều vào thuế như nguồn tài chính chính và quá sẵn sàng tăng thuế
đối với việc làm thay vì các hoạt động gây ô nhiễm không mong muốn về mặt
kinh tế và xã hội.

Rõ ràng, nhiều quốc gia có thể tận dụng phí người dùng nhiều hơn hiện tại và
cũng tìm cách tạo thu nhập bằng các cách khác. Chắc chắn, họ nên xem xét việc
tận dụng nhiều nguồn tài chính công hơn, thuế và chi tiêu và chi tiêu đơn giản
và các mô hình thuế của tài chính công đang ngày càng được đặt ra nhiều câu
hỏi. Mặc dù gây tranh cãi về việc liệu chúng có thực sự mang lại tiết kiệm tài
chính trong dài hạn hay không, các quan hệ đối tác công tư mang lại tiềm năng
đáng kể trong việc giảm nhu cầu tài chính công bằng cách cho vay tài chính tư
nhân.

Khi đặt câu hỏi về nhu cầu cung cấp công và tài chính công, những người theo
chủ nghĩa Tự do ủng hộ việc sử dụng phí người dùng, xổ số, quyên góp tự
nguyện và thừa kế (khuyến khích, nếu cần, được miễn thuế). Điều này là do,
không giống như thuế, việc thanh toán các nguồn tài chính khác này là tự
nguyện và do đó phù hợp với quyền tự do của cá nhân công dân khỏi sự áp bức
của nhà nước. Đối với những người theo chủ nghĩa Tự do, việc đánh thuế chỉ
được yêu cầu để đảm bảo quyền lợi tiêu cực. Những người theo chủ nghĩa tân
tự do và những người theo chủ nghĩa Tập thể có sự ưu tiên hơn đối với các
khoản thu bắt buộc để đảm bảo các quyền tích cực hạn chế và đầy đủ tương
ứng. Sử dụng phân loại quyền tài sản, Chương 2 đã chứng minh rằng các dịch
vụ công có khả năng được tài trợ hoàn toàn bằng phí của người sử dụng khi
quyền tài sản có hiệu lực.

Phân loại quyền tài sản làm rõ rằng thuế phải được sử dụng đầy đủ để tài trợ
cho các dịch vụ cấp cộng đồng thuần túy (tức là hàng hóa công cộng thuần túy)
và hàng hóa hỗn hợp đối thủ nhưng không thể loại trừ trừ khi có thể tính phí sử
dụng các dịch vụ bổ sung. Điều này là do việc thanh toán phí người dùng không
thể được thực thi và không thể dựa vào lòng vị tha của các khoản đóng góp và
di chúc tự nguyện để tài trợ cho hai loại dịch vụ này. Phí người dùng sẽ được
sử dụng cho tất cả các dịch vụ khác. Do đó, phân tích quyền tài sản làm rõ rằng
phí sử dụng phải là nguồn tài chính công chính.

Tuy nhiên, các kết luận dựa trên lý thuyết về quyền tài sản bỏ qua vấn đề công
bằng. Cần có một hệ thống kiểm tra phương tiện toàn diện để giải quyết các
vấn đề công bằng nếu lập luận của Chủ nghĩa tự do rằng công bằng không phải
là một vấn đề liên quan bị bác bỏ. Trong trường hợp này, có vẻ hiệu quả hơn
nếu thay thế phí người dùng bằng cách đánh thuế. Tuy nhiên, việc theo đuổi
công bằng lớn hơn có thể phải trả giá bằng sản lượng quốc gia bị mất. Nếu vậy,
công bằng đạt được với chi phí làm cho người dân trung bình trở nên nghèo
hơn so với những gì họ đã làm. Cho dù trường hợp này xảy ra là chủ đề của
chương tiếp theo.

Chương 6.

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Tài chính công

GIỚI THIỆU

Phần lớn mọi người đều cho rằng: sử dụng tài chính công một cách tiết kiệm
và hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế và xã hội. Nó có tiềm lực cải
thiện đáng kể mức sống của người dân, bằng cách thúc đẩy sự thịnh vượng của
một quốc gia và phân phối lại một cách có hiệu quả hơn. Song, không thể cho
rằng việc huy động và chi tiêu tài chính công luôn chỉ có lợi. Ít nhất, chi tiêu cá
nhân phải được hy sinh để dành cho việc chi tài chính công (ví dụ như thông
qua việc trả thuế). Nói cách khác, tồn tại một chi phí cơ hội trực tiếp liên quan
đến chi tiêu công, cụ thể là chi tiêu dành cho khu vực tư có lẽ sẽ diễn ra nếu
không phải dùng để trả thuế. Tuy vậy, nếu tài chính công thúc đẩy sự phồn vinh
của quốc gia (thông qua đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người), thì chi phí
cơ hội ngắn hạn về cơ bản này cuối cùng sẽ được bù đắp bởi khoản lợi tức lớn
hơn của khu vực tư nhân (bao gồm cả lợi nhuận) và của cải trong tương lai.

Sự phồn vinh của một quốc gia sẽ không được thúc đẩy bởi nhiều hoặc
thậm chí là tất cả nếu tài chính công có những kết quả gây hại đáng kể cho sự
thịnh vượng của nền kinh tế. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng hầu
hết chi tiêu công và tăng thu ngân sách đều có hại cho nền kinh tế và xã hội
trong việc tạo ra nền văn hóa của các quốc gia phụ thuộc (xem Chương 1).
NeoLiberals có một cái nhìn đầy đủ hơn về việc liệu tài chính công có giúp thị
trường hoạt động hiệu quả bằng cách củng cố quyền tài sản (xem Chương 2).
Vậy “tài chính công có thực sự thúc đẩy sự phồn vinh của một quốc gia hay
không” là chủ đề của chương này. Nó sẽ được minh chứng bằng việc cải thiện
hậu quả gây hại đáng được quan tâm nhiều hơn là chi phí cơ hội trực tiếp của
việc chi tiêu công (được đo bằng chi phí thuế). Những hậu quả có hại có thể bù
đắp một phần hoặc toàn bộ lợi ích nhận thức được từ các dịch vụ đảm bảo các
quyền tiêu cực và tích cực. Nói đơn giản, điều đó khá là tốn kém để đảm bảo
các quyền khi xét cả chi phí gián tiếp ngắn hạn và chi phí gián tiếp dài hạn.

Do đó, một thực tế rằng dịch vụ đem lại những lợi ích về quyền tiêu cực
hoặc tích cực không phải là lý lẽ biện bạch đầy đủ để được hỗ trợ cung cấp bởi
tài chính công. Ngay cả việc giới hạn tài chính công chỉ để hỗ trợ các dịch vụ
đảm bảo quyền tiêu cực (như những người ủng hộ chủ nghĩa Tự do) có thể dẫn
đến chi phí vượt quá lợi ích. Ví dụ, mức độ an ninh chống tội phạm càng cao
có thể gây ra những tốn kém hơn so với giá trị của việc bảo đảm các lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội, chi phí ở đây cũng có thể bao gồm cả hành vi xâm phạm
quyền tự do cá nhân của nhà nước cảnh sát.

Như vậy, dựa trên những lý lẽ biện bạch ưu tiên về tài chính công, việc
áp dụng các triết lý và lý thuyết đã được phát triển trong Chương 1 và Chương
2 vào tài chính công có lẽ phải đủ khả năng thông qua việc cân nhắc thực tế về
bất kỳ tác động có hại nào phát sinh từ việc huy động và chi tiêu tài chính công.
Do đó, chương này đặc biệt chú ý đến những tác động bất lợi có thể có của tài
chính công. Cần phải làm rõ mối quan tâm về các tác động bất lợi càng lớn thì
quy mô tương đối của tài chính công càng lớn (xem Chương 3).

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
Chương 4 xem xét tính bổ sung của tài chính công. Nó nhấn mạnh rằng sẽ rất
khó để xác định xem chi tiêu công có thực sự tạo ra chi tiêu bổ sung cho các
dịch vụ cá nhân hay không vì không thể xác định chính xác số tiền sẽ được chi
cho một dịch vụ nếu không có tài chính công. Điều đó thậm chí còn khó khăn
hơn trong việc xác định tác động bổ sung ròng của sự thay đổi trong tài chính
công đối với hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Một lần nữa, các yêu
cầu về phương pháp luận liên quan đến việc thiết lập điều phản thực, cụ thể là
điều gì sẽ xảy ra đối với tăng trưởng kinh tế nếu không có những thay đổi trong
tài chính công. Người ta không thể đơn giản so sánh hoạt động kinh tế trước và
sau khi thay đổi thuế trong việc đánh giá tác động sự thay đổi đó. Như đã lưu
ý trong Chương 4, cách so sánh phù hợp là tốc độ tăng trưởng kinh tế với cụm
từ “có và không có” tốt hơn việc sử dụng cụm từ “trước và sau” bất kỳ thay đổi
nào trong tài chính công, việc so sánh “sau” tồn tại sai sót về mặt phương pháp.

Tuy nhiên, việc thiết lập điều phản thực về cơ bản là sự phỏng đoán, mặc
dù nó có thể dựa trên việc dự báo các xu hướng tăng trưởng kinh tế trong tương
lai. Điều đó không hiển nhiên khi cho rằng những xu hướng đó sẽ tiếp tục, hoặc
duy trì cùng một tốc độ thay đổi hoặc thậm chí thay đổi theo cùng một hướng.
Ví dụ như những thay đổi trong điều kiện trao đổi thương mại quốc tế có thể
ảnh hưởng đến triển vọng về việc làm của các nhóm lao động cụ thể (lao động
phổ thông…) và do đó tác động đến việc phân phối thu nhập. Đồng thời, nếu
chính phủ thay đổi thuế và phúc lợi nhà nước để mang lại sự bình đẳng hơn
trong phân phối thu nhập, thì hiệu quả của việc cải cách tài chính công đó chỉ
có thể được xác định bằng cách cho phép các tác động (bổ sung hoặc bù đắp)
phát sinh từ những thay đổi trong điều kiện giao dịch quốc tế.

Mặc dù rất khó trong thực tế, nhưng cách tiếp cận như vậy vẫn đúng về
mặt phương pháp luận. Nói một cách đơn giản, có lẽ không thể chứng minh
một cách rõ ràng rằng tổng thể tài chính công có tác động có hại hoặc có lợi
ròng hay có những thay đổi cụ thể trong tài chính công (ví dụ chi tiêu công
nhiều hơn hoặc ít hơn) ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên, các lý thuyết cạnh tranh
về tác động kinh tế có thể có của tài chính công đã được phát triển sâu sắc, cụ
thể là:

• Hội tụ, chi tiêu công và chi tiêu dành cho khu vực tư nhân bổ sung cho
nhau
• Lấn át, chi tiêu công và chi tiêu dành cho khu vực tư nhân loại trừ lẫn
nhau.

Chi tiêu công và chi tiêu tư có thể bổ sung cho nhau trong việc kích thích tăng
trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia. Trong trường hợp này, tài chính
công đang hỗ trợ tài chính tư với việc nhà nước tạo điều kiện cho toàn dân nâng
cao mức sống. Ví dụ, tài chính công được sử dụng cho việc cung cấp cơ sở hạ
tầng cần thiết cho các hệ thống thị trường để hoạt động hiệu quả (xem Chương
3), cụ thể là:

• cung cấp cơ sở pháp lý cho hệ thống thị trường dựa trên hợp đồng
• cung cấp cơ sở hạ tầng vật chất (ví dụ như đường xá) để tạo thuận lợi
cho việc di chuyển của người lao động và hàng hóa
• cung cấp cơ sở hạ tầng xã hội (ví dụ dịch vụ công) và cơ sở hạ tầng kinh
tế (ví dụ dạy nghề) để giúp người lao động trở nên năng suất hơn.

Bằng cách đó, 4E có nghĩa là nền kinh tế (bao gồm cả hoạt động và chiến lược),
hiệu suất, công bằng (ví dụ như bình đẳng về cơ hội việc làm) và hiệu quả có
thể được thúc đẩy (xem Chương 1).

Tuy nhiên, việc sử dụng tài chính công một cách bừa bãi và bất chính có
thể gây ra tác động ngược lại. Thay vì việc bổ trợ, sự tăng trưởng của khu vực
công có thể dẫn đến sự lấn át của khu vực tư nhân. Sự lấn át này có thể do một
số yếu tố gây ra:

• Thuế suất cao đối với người dân và doanh nghiệp


• Các phúc lợi an sinh xã hội dành cho việc thất nghiệp
• Lãi suất cao hoặc lạm phát phản ánh mức vay nợ của khu vực công.
Tất cả những kết quả này của tài chính công có thể làm cản trở hoạt động của
nền kinh tế bằng cách khiến việc làm và tổ chức kinh doanh trở nên kém giá trị
hơn. Trong trường hợp này, tài chính công không có lợi cho đầu ra của khu vực
tư nhân, không chỉ vì nó thay thế trực tiếp các chi tiêu của khu vực tư nhân
thông qua thuế mà còn vì nó cản trở hoạt động kinh tế trong khu vực tư nhân.

Sự lấn át có nghĩa là những tác động được cho là có lợi của tài chính
công bị sụt giảm (đáng kể) hoặc chỉ đơn giản là viển vông. Trong trường hợp
cực đoan, tài chính công thực sự có thể làm cho người dân trở nên tồi tệ hơn
trong dài hạn so với nếu không có nguồn tài chính công đó. Khả năng này đang
là tâm điểm của cuộc tranh luận về chính sách công ở các nước phát triển, được
thể hiện dưới dạng câu hỏi liệu quy mô tương đối của khu vực công là quá lớn
hay quá nhỏ. Tuy nhiên, chỉ trong những trường hợp cực đoan, GDP mới thực
sự giảm. Nhiều khả năng sẽ xảy ra hơn là GDP tăng trưởng chậm hơn so với
mức mà nó có thể có do kết quả của sự lấn át.

Thuế đánh vào người dân và doanh nghiệp

Thuế có thể làm triệt tiêu động lực đối với việc làm nói riêng và đối với doanh
nghiệp nói chung đã được đề cập đến ở các chương trước. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng của việc không khuyến khích nỗ lực sản xuất vẫn chưa được xác
định chắc chắn vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của mỗi
người cũng như việc quyết định đầu tư của công ty. Mặc dù thuế thu nhập cao
có thể làm cản trở nỗ lực làm việc, song công việc lại tạo ra vị thế và giúp duy
trì mạng lưới xã hội và điều đó được ví như là một hiện tượng văn hóa hay một
hoạt động phụ thuộc vào lợi nhuận tài chính mà nó mang lại. Mọi người có thể
tự hào về việc tự hỗ trợ bản thân cũng như gia đình mà tránh được sự kỳ thị của
xã hội về việc "sống dựa vào người khác" (nghĩa là tài trợ của nhà nước hoặc
từ thiện).
Tuy nhiên, một số người lao động có thể chọn ra nước ngoài làm việc do
bị đánh thuế cao đối với thu nhập kiếm được ở quê nhà. Nói chung, sự lựa chọn
này chỉ sẵn có cho những người lao động có trình độ học vấn cao và/hoặc kỹ
năng với điều kiện họ không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ gia đình. Tuy
nhiên, điều đó có thể dẫn đến việc đất nước mất đi một tỷ lệ đáng kể các lao
động lành nghề then chốt, gây ra những tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng
của các lĩnh vực kinh doanh cần tính sáng tạo.

Người lao động không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục bị đánh
thuế tương đối cao nơi quê nhà và phải đối mặt với việc giảm động lực tài chính
để làm việc chăm chỉ hơn khi thuế thu nhập ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, một
người lao động có thể cần mức “thu nhập khả dụng” tối thiểu (nghĩa là thu nhập
từ bất kỳ nguồn nào sau khi đã trừ thuế thu nhập) chỉ để đáp ứng nhu cầu tài
chính của chính hộ gia đình người đó. Đặc biệt, trẻ em phải được cho mặc và
cho ăn, chi phí nhà ở (thế chấp hoặc tiền thuê nhà), các hóa đơn tiện ích gia
đình (ví dụ năng lượng) phải trả, v.v. Chính vì thế, đó cũng là một động lực
thúc đẩy làm việc chăm chỉ hoặc lâu dài hơn khi thu nhập khả dụng giảm để
khôi phục lại thu nhập của hộ gia đình ở mức trước khi tăng thuế thu nhập. Như
vậy, tác động ròng lên nỗ lực làm việc của việc tăng thuế suất thuế thu nhập
phụ thuộc vào cái nào lớn hơn:

• khuyến khích tài chính để làm ít công việc hơn khi lợi tức tài chính từ
công việc giảm hoặc
• động cơ trái ngược thúc đẩy làm nhiều việc hơn để khôi phục lại thu nhập
khả dụng của hộ gia đình về mức cũ.

Do vậy điều đó là không tất yếu xảy ra trường hợp thuế thu nhập cao tạo ra sự
không khuyến khích làm việc: trên thực tế, chúng có thể có tác động ngược lại
đối với các hộ gia đình có các cam kết tài chính cố định để đáp ứng được bất
kể loại thuế suất nào. Hơn nữa, một số nghề nghiệp có giờ làm việc cố định
trong khi những nghề khác không trả lương cho người lao động khi làm thêm
giờ. Vì vậy, khả năng làm việc ít hơn hoặc nhiều giờ hơn bị hạn chế nhiều bởi
các yếu tố thể chế. Điều này hạn chế sự lựa chọn về việc có nên thầu mọi hạng
mục hoặc là làm việc toàn thời gian hay bán thời gian. Những lựa chọn như vậy
chỉ có thể thực hiện được khi có sẵn các khoản trợ cấp phúc lợi của quốc gia
thịnh vượng (xem phần dưới). Cùng phép phân tích khái quát và các kết luận
có điều kiện áp dụng cho các loại thuế đánh vào chi tiêu và của cải, kết hợp với
tất cả các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế đánh vào lợi nhuận, v.v.), làm
giảm “thu nhập sau thuế” (tức là thu nhập từ tất cả các nguồn sau khi đã nộp tất
cả các loại thuế).

Có thể dự kiến rằng những tác động không khuyến khích ảnh hưởng tới
doanh nghiệp mạnh hơn đối với hộ gia đình vì các công ty và doanh nghiệp chỉ
kinh doanh nhằm kiếm lợi nhuận. Cuối cùng thì các công ty không thể mở rộng
quy mô nếu họ không kiếm được lợi nhuận sau khi nộp thuế. Nếu thuế doanh
nghiệp ở một quốc gia cao hơn các quốc gia khác, thì hoạt động kinh tế lưu
động có xu hướng di chuyển sang quốc gia có thuế thấp hơn hoặc thực tế hơn
là đổi hướng đầu tư mới vào các quốc gia khác thay cho vị trí hiện tại do chi
phí di chuyển cao. Điều này đặc biệt sẽ xảy ra nếu các công ty không thể tăng
giá bán để thu lại lợi nhuận, chẳng hạn như khi thị trường nội địa mở cửa cho
các nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cạnh tranh. Trong những
trường hợp như vậy, các công ty duy trì được ở những quốc gia có mức thuế
cao nhìn chung sẽ có ít lợi nhuận sau thuế hơn để tái đầu tư và do đó hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng chậm hơn. Họ có thể
cắt giảm cổ tức trả cho các cổ đông nhưng điều này lại gây khó khăn hơn trong
việc huy động vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán trong những năm tới do
tỷ suất lợi nhuận từ cổ phiếu thấp. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm cách thu
hồi thuế bằng cách thương lượng giá đầu vào thấp hơn (ví dụ như tiền công và
tiền lương của công nhân và tiền thuê mặt bằng mà họ phải trả) so với cách ban
đầu. Một lần nữa, điều này có thể gây khó khăn trong thực tế và thậm chí nếu
xảy ra thì cần đến vài năm để thương lượng lại hợp đồng. Do đó, bỏ qua việc
sử dụng lợi tức thu được từ kết quả kinh doanh, thuế doanh nghiệp tương đối
cao được cho rằng sẽ làm cản trở doanh nghiệp tư nhân.
Hơn nữa, không có bằng chứng xác thực và cách lý luận này giả định
rằng các công ty chỉ kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận. Để làm như vậy, họ sẽ
phải đạt được mức chi phí thấp nhất có thể. Trong trường hợp này, lợi nhuận,
tiền lương hoặc các loại thuế khác sẽ có ảnh hưởng đáng kể so với việc giảm
thiểu mức độ lỏng lẻo trong tổ chức (chi phí sản xuất cao không cần thiết) để
bù đắp tác động của thuế. Nói một cách đơn giản, nhiều công ty không tính đến
chi phí của họ mà vẫn có khả năng đáp ứng được phần lớn việc tăng thuế doanh
nghiệp. Ví dụ, thuế bảng lương khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hiệu
quả lao động bằng cách đưa ra các phương pháp sản xuất thâm dụng vốn (nghĩa
là thay thế máy móc, nhà máy và công nghệ mới cho lao động). Các công ty có
thể đổ lỗi cho việc đánh thuế cao dẫn đến lợi nhuận thấp (hoặc thậm chí lỗ) và
thiếu đầu tư trong khi thực tế, nguyên nhân là do họ thiếu năng lực cạnh tranh.
Do đó, tầm ảnh hưởng của những tác động không khuyến khích doanh nghiệp
có thể ít hơn nhiều so với ý kiến ban đầu.

Vì vậy, sẽ dễ dàng phóng đại bất kỳ tác động bất lợi nào của thuế đối với
người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, chúng có thể khác nhau giữa:

• các nhóm nghề nghiệp khác nhau (ví dụ lao động lành nghề so với lao
động phổ thông)
• các lĩnh vực công nghiệp và thương mại khác nhau (ví dụ như sản xuất
và dịch vụ)
• sự khác nhau giữa các vùng trong một quốc gia nhất định (ví dụ như vùng
trì trệ so với vùng phát triển)
• từ quốc gia này sang quốc gia khác (ví dụ với tinh thần làm việc cao hơn
hay kém hơn).

Mặc dù rất dễ để phóng đại và khó khăn trong việc khái quát hóa, nhưng ở mức
độ nào đó có thể xảy ra các tác động gây cản trở và chúng có thể trở nên trầm
trọng hơn nếu "ngưỡng thuế" (trên đó mức thuế phải trả cao hơn) không được
tăng lên mỗi năm theo lạm phát. Trong trường hợp này, giá trị thực của các
ngưỡng thuế sẽ giảm xuống để thuế suất bình quân thực tăng lên mặc dù cả
thuế suất và cơ sở thuế vẫn không thay đổi về danh nghĩa. Ví dụ, hầu hết các
quốc gia có biểu thuế thu nhập bao gồm số tiền thu nhập ban đầu và các hình
thức thu nhập miễn thuế khác, thu nhập trên ngưỡng miễn thuế thường phải
chịu thuế suất theo từng bậc. Chính vì vậy, thuế suất liền kề sẽ cao hơn do được
tăng lên đối với những phần thu nhập tăng trên ngưỡng thuế kế tiếp, đây là cấu
trúc của biểu thuế lũy tiến. Nếu các ngưỡng đó không thay đổi, lạm phát tiền
lương và các hình thức thu nhập khác dẫn đến việc người nộp thuế phải trả tỷ
lệ thuế thu nhập cao hơn do thu nhập của họ thuộc vào khung thuế cao hơn kế
tiếp. Do vậy, lạm phát dẫn đến ngày càng nhiều người và thu nhập của họ bị
kéo vào mạng lưới tài chính (trong trường hợp này là thuế thu nhập), một quá
trình được gọi là "sức cản của thuế khóa".

Các phúc lợi an sinh xã hội dành cho việc thất nghiệp

Các phúc lợi an sinh xã hội dành cho việc thất nghiệp có thể đẩy mạnh những
tác động yếu của việc không khuyến làm việc được phát sinh từ thuế thu nhập
cá nhân bằng cách tăng đáng kể mức thuế gia tăng hiệu quả mà các chủ hộ lớn
không có tay nghề phải đối mặt. Có hai trường hợp:

• Bẫy thất nghiệp. Điều này xảy ra khi thu nhập khả dụng của một người
thất nghiệp gần như cao hơn hoặc thậm chí cao hơn hẳn của người có thu
nhập trong công việc. Nó thường áp dụng cho những người lao động
chân tay không có tay nghề mà họ là chủ hộ thất nghiệp có từ ba con trở
lên. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, những người này nhận được các
lợi ích an sinh xã hội liên quan đến thu nhập đáng kể cho bản thân, bạn
đời và con cái của họ. Thông thường, họ phải trả ít thuế thu nhập. Nếu
thu nhập tăng lên do nhận được việc làm, kể cả lương thấp thì họ sẽ mất
một số hoặc tất cả những lợi ích liên quan đến thu nhập. Họ cũng sẽ phải
trả thêm thuế thu nhập và thuế an sinh xã hội/đóng góp. Ngoài ra, họ có
thể phải chịu chi phí đi lại đến nơi làm việc và các chi phí khác liên quan
đến công việc (ví dụ như tiền ăn, quần áo, dụng cụ, v.v.). Do đó, thu nhập
gia đình tăng thêm từ công việc của một tuần có thể nhiều hơn một chút
so với thu nhập nhận được khi không có việc làm. Những người đứng
đầu các hộ gia đình lớn như vậy có thể bị mắc kẹt trong tình trạng thất
nghiệp và phụ thuộc vào nhà nước.
• Bẫy nghèo đói. Điều này xảy ra khi một cá nhân làm việc lâu dài được
trả lương và trở nên chăm chỉ hơn với nỗ lực được tăng lương thực tế
nhưng sự thật thì hộ gia đình chỉ kiếm thêm được ít thu nhập khả dụng.
Ở các nước phát triển, điều này thường xảy ra đối với các chủ hộ gia đình
không có tay nghề, được trả lương thấp và có nhiều con, do đó họ đang
nhận các lợi ích liên quan đến thu nhập tại nơi làm việc. Hộ gia đình chỉ
kiếm được thêm ít thu nhập vì thu nhập kiếm được thêm lại bị bù trừ trực
tiếp bằng việc mất các lợi ích liên quan đến thu nhập và phải trả thêm
thuế. Do đó, hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo đói và vẫn phụ thuộc vào
sự hỗ trợ của nhà nước. Giống như bẫy thất nghiệp, bẫy nghèo đói tạo ra
hiệu ứng không khuyến khích làm việc, mặc dù lần này là việc không
khuyến khích chủ hộ làm việc chăm chỉ và lâu dài hơn nhưng vẫn khác
với việc hoàn toàn không làm việc.

Như vậy, các tác động không khuyến khích làm việc và sự phụ thuộc vào
phúc lợi thường được cho là có tiềm lực đáng kể chỉ đối với các nhóm kinh tế
xã hội cụ thể trong các kiểu hộ gia đình cụ thể. Những tác động này cũng có
thể ảnh hưởng mạnh hơn đối với những người làm việc bán thời gian, đặc biệt
khi số tiền kiếm được là thu nhập phụ của hộ gia đình, một lần nữa do hậu quả
là mất các khoản chi trả phúc lợi liên quan đến thu nhập. Do đó, bằng chứng về
tác động không khuyến khích làm việc đối với một nhóm lao động (ví dụ lao
động trả lương thấp) hoặc một kiểu hộ gia đình (ví dụ gia đình bố mẹ đơn thân)
không thể được khái quát cho tất cả các nhóm lao động vì những ảnh hưởng
khác nhau của nội địa, xã hội, thể chế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết
định có làm việc hay không. Cảnh báo này thậm chí còn áp dụng mạnh mẽ hơn
đối với biểu hiện rõ ràng từ một quốc gia cụ thể được khái quát hóa sang các
quốc gia khác.

Lãi suất cao hoặc lạm phát phản ánh mức vay nợ của khu vực công cao

Những cản trở tương tự đối với nỗ lực sản xuất có thể được tạo ra cho các công
ty bởi mức vay nợ cao của chính phủ. Mức vay cao của khu vực công có thể
dẫn đến lãi suất tăng, đặc biệt lãi suất sẽ tăng cao hơn nếu các chính phủ phải
cạnh tranh với khu vực tư nhân để lấy vốn của người cho vay. Các chính phủ
luôn cạnh tranh với những nhà đầu tư trong khu vực tư nhân bằng cách đưa ra
mức lãi suất cao hơn đối với các khoản tiền vay và đảm bảo rằng họ có thể tăng
thuế trong tương lai để trả nợ. Điều đó dẫn đến các khoản đầu tư của khu vực
tư nhân bị thiếu vốn, hoặc chi phí đi vay tăng lên làm cho một số khoản đầu tư
hoàn toàn không sinh lời.

Ngoài ra, các nhà độc quyền cung cấp tiền tệ quốc gia, chính phủ trung
ương và liên bang có thể “in” thêm tiền (mặc dù nó thường ở dạng tín dụng
được cung cấp cho các chính phủ bởi ngân hàng trung ương). Bằng cách đó, họ
luôn có thể tài trợ cho các khoản chi tiêu của mình (các nước EU áp dụng đồng
euro là một ngoại lệ rõ ràng). Tuy nhiên, điều này có thể gây ra lạm phát trong
nền kinh tế nếu cung tiền tăng nhanh hơn so với sản lượng của nền kinh tế quốc
dân. Trong trường hợp đó, giá được đẩy lên cao do những người mua có ý định
cạnh tranh với nhau hoặc do các hãng nhận thấy rằng lượng hàng tồn kho của
họ đang giảm đi nhanh chóng. Giá thị trường tăng trong cả hai trường hợp. Lạm
phát làm giảm sức mua của đồng tiền và do đó khu vực tư nhân tăng cường
mua nhiều hàng hơn.

Tác động ròng lên GDP trong ngắn hạn và trung hạn sẽ phụ thuộc vào
việc giảm chi tiêu của khu vực tư nhân (nếu có) lớn hơn hay ít hơn mức tăng
chi tiêu hiện tại và/hoặc chi tiêu vốn của khu vực công. Trong dài hạn, nó sẽ
tác động đến hiệu quả và đối với sự tăng trưởng GDP thì nó sẽ phụ thuộc vào
việc chi tiêu hiện tại và/hoặc chi tiêu vốn của khu vực công có đạt hiệu quả
kinh tế hơn so với bất kỳ chi tiêu nào của khu vực tư nhân bị thay thế bởi khu
vực này hay không. Trên thực tế, nó có thể bổ sung cho đầu tư của khu vực tư
nhân. Tuy nhiên, không thể cho rằng chi tiêu công nhất thiết phải hiệu quả hơn
hoặc bổ sung cho chi tiêu tư nhân.

Nếu cả hai trường hợp không xảy ra thì GDP sẽ nhỏ hơn so với GDP
thuộc hai trường hợp nêu trên . Hiệu ứng lấn át sẽ xảy ra nếu mọi người làm
việc ít hơn và các công ty cắt giảm đầu tư khi tất cả hay bất kì các loại thuế, lãi
suất và lạm phát tăng cao. Trái ngược với điều này, sự hội tụ sẽ xảy ra nếu khu
vực công thực hiện các khoản đầu tư có năng suất cao vào vốn vật chất và vốn
con người. Do đó, theo một cách rõ ràng, xu hướng dài hạn tăng mạnh trong tỷ
lệ tài chính công/GDP là một nguyên nhân đáng lo ngại bởi vì sự gia tăng của
các tỷ số này càng lớn và càng nhanh thì càng có nhiều ý kiến cho rằng sự lấn
át đang xảy ra vì nó cho thấy GDP ngày càng bị kìm hãm.

Như vậy, theo nguyên tắc chung, các khoản thu từ thuế và vay nợ công
nên được sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế sản
xuất, chẳng hạn như đường giao thông hay đào tạo nghề như các ví dụ nêu trên.
Nếu những khoản tiền đó được sử dụng thay thế để tài trợ cho việc gia tăng các
khoản chi trả trợ cấp an sinh xã hội vô điều kiện, thì nó sẽ dẫn đến việc GDP
không tăng, và do đó chính phủ chỉ cần phân phối lại thu nhập và của cải hơn
là cố gắng gia tăng chúng. Bên cạnh đó, một quy tắc chung khác là các phúc
lợi an sinh xã hội phải được thực hiện càng nhiều càng tốt, tạo điều kiện cho
những người đảm nhận được đào tạo để làm việc.
BẰNG CHỨNG CỦA VIỆC LẤN ÁT

Những khó khăn trong việc thiết lập phản thực được thảo luận ở trên đã làm
cho các nghiên cứu kinh tế lượng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, người dân
và doanh nghiệp có thể được hỏi một cách đơn giản là họ có nghĩ rằng họ phải
trả quá nhiều thuế hay không và nếu có thì tác động xấu của nó đến nỗ lực làm
việc và hoạt động kinh doanh như thế nào. Những câu hỏi khó phức tạp như
vậy rất có khả năng dẫn đến câu trả lời sai lệch trong mệnh đề khẳng định. Hầu
hết người dân và doanh nghiệp tin rằng họ phải trả quá nhiều tiền thuế, thường
lờ đi (nếu không muốn nói là hoàn toàn không biết) các dịch vụ công được tài
trợ bởi việc nộp thuế. Nếu họ tin rằng phản ứng của họ có thể dẫn đến việc cắt
giảm thuế, thì họ có động cơ để phóng đại các tác động không khuyến khích.
Thay vào đó, nếu họ chỉ đơn giản được hỏi điều gì quyết định tới nỗ lực làm
việc và lợi nhuận, họ có thể sẽ nêu ra nhiều ảnh hưởng khác ngoài thuế, chẳng
hạn như cam kết chi tiêu gia đình và điều kiện giao dịch chung.

Điều này có thể xảy ra một cách hợp lý rằng nếu thuế suất đặc biệt cao
thì bất kỳ hiệu ứng lấn át nào cũng đều có thể trở nên quan trọng. Ví dụ, trong
khi các hộ gia đình mong muốn có thể khôi phục thu nhập khả dụng của họ về
mức trước khi thuế suất thu nhập tăng, thì những mức thuế suất này càng cao
thì họ càng ít có khả năng làm việc và do đó, mức độ không khuyến khích làm
việc ròng càng lớn. Nếu đúng như vậy, thì việc tăng thuế sẽ làm tăng tổng thu
lên một lượng đáng kể khi chúng tăng từ mức cơ sở thấp nhưng không tăng khi
tăng từ mức cơ sở cao. Do đó, có thể xảy ra trường hợp nếu thuế suất tăng đều
đặn thì các tác động không khuyến khích bắt đầu trở nên đáng kể. Nếu đúng
như vậy thì:
• nguồn thu từ thuế lúc đầu tăng khá nhanh khi thuế suất tăng lên nhưng
sau đó sẽ tăng chậm dần hơn khi thuế suất tăng thêm
• sự gia tăng thu nhập từ thuế đạt đến trạng thái ổn định mà tại đó thu nhập
từ thuế được tối đa hóa
• doanh thu từ thuế giảm khi thuế suất được tăng lên sau đó vì các tác động
không khuyến khích trở nên rất mạnh.

Những xu hướng về thuế suất và doanh thu như vậy được biểu hiện rõ ràng ở
Mỹ và Anh trong những năm 1980. Những người ủng hộ việc giảm thuế khẳng
định kết quả đã được chứng minh rằng mức độ lấn át tăng nhanh không tương
xứng với việc thuế suất tăng. Tuy nhiên, có nhiều biến đổi khác trong thập kỷ
đó có thể dẫn đến việc tăng thu thuế. Ví dụ như ở Anh, quá trình chuyển tiếp
từ suy thoái kinh tế sang bùng nổ kinh tế đã dẫn đến sự gia tăng thu nhập từ
thuế, hoàn toàn độc lập với việc cắt giảm thuế suất cao hơn đối với thu nhập cá
nhân và thu nhập của doanh nghiệp. Rõ ràng, mối tương quan thống kê giữa
hai sự kiện không chứng minh rằng sự kiện này nhất thiết gây ra sự kiện kia.

Việc giảm thu thuế có thể xảy ra khi thuế suất tăng, không chỉ vì tác động
không khuyến khích mà còn bởi chúng tạo ra động cơ cho người dân và các
doanh nghiệp tìm cách tránh nộp thuế đánh trên thu nhập và của cải của họ.
Mọi người có thể tránh thuế bằng cách chuyển đổi những gì, chẳng hạn như lãi
về vốn, chịu thuế suất thấp hơn khi được thực hiện bằng việc bán tài sản như
cổ phiếu, nếu không chúng sẽ bị đánh thuế cao. "Tránh thuế" như vậy được coi
là sự giảm thiểu, giảm bớt nghĩa vụ thuế bằng cách thức hợp pháp và điều đó
là hoàn toàn đúng luật. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến một phần lớn khoản đầu
tư của công ty được xác định bằng bất kỳ khoản trợ cấp nào chống lại thuế lợi
tức thay vì bằng những lợi nhuận thực sự có trước thuế. Nếu điều đó xảy ra thì
sẽ có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Thuế suất cao hơn cũng tạo ra động cơ để trốn (khác với tránh) thuế bằng
cách không khai báo với cơ quan thuế tất cả thu nhập, của cải phải chịu thuế.
Do đó, “trốn thuế” là bất hợp pháp vì nó trái với luật thuế. Nó xảy ra trong “nền
kinh tế ngầm” nơi mọi người (ví dụ như người nhập cư bất hợp pháp và những
người phạm tội gian lận về thuế và an sinh xã hội) làm việc để kiếm tiền, do đó
mà họ cần tránh khai báo thu nhập của họ với chính quyền. Trớ trêu thay, trốn
thuế chỉ ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế vì
người lao động vẫn đang được thuê làm (mặc dù bất hợp pháp) để sản xuất ra
các hàng hóa của nền kinh tế. Nếu điều này ngày một gia tăng đáng kể thì sự
gia tăng của số liệu GDP ngày càng trở nên không đáng tin cậy và do đó không
thể được sử dụng để đánh giá chính xác quy mô tương đối của tài chính công.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI

Rõ ràng, cả lý thuyết và bằng chứng liên quan đến tác động không khuyến khích
đều mơ hồ. Hơn nữa, không phải hiển nhiên mà việc tăng một lượng tài chính
công nhất thiết phải góp phần làm cho xã hội trở nên bình đẳng hơn hoặc cải
thiện phúc lợi xã hội. Điều này là do công bằng và phúc lợi là những khái niệm
mang tính chuẩn tắc cao, kết hợp với các đánh giá về mặt giá trị, ví dụ như mức
độ công bằng ngang và công bằng dọc có thể chấp nhận được và quyền của
người dân và doanh nghiệp trong việc duy trì tỷ lệ thu nhập lớn hơn hoặc thấp
hơn của họ. Như vậy, thứ mà một người coi là cải thiện phúc lợi thì người khác
có thể coi là sự xấu đi (xem Chương 1). Nếu những thay đổi đó trong phúc lợi
có thể được đo lường chính xác và so sánh với nhau, thì nó có thể chỉ ra việc
liệu lợi nhuận thu được có lớn hơn thiệt hại hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi
có thể xác định được tất cả các khoản lãi và lỗ (một bài toán có thể rất tốn kém
trong thực tế), thì những thay đổi về phúc lợi không thể đo lường được bằng
các thuật ngữ cơ bản (nghĩa là được định lượng bằng số). Thay vào đó, những
thay đổi về phúc lợi chỉ có thể được đo lường theo thứ tự. Ví dụ, người ta có
thể nói liệu một người có trở nên tốt hơn (hoặc tệ hơn) bằng cách tiêu thụ một
mặt hàng nhiều hơn (hoặc ít hơn) so với trước đây, nhưng không chính xác là
tốt hơn (hoặc tệ hơn) bao nhiêu. Do đó, không thể so sánh trực tiếp người thành
công với kẻ thất bại sau sự thay đổi trong phân phối thu nhập sau thuế và không
thể nói rằng tổng phúc lợi xã hội được cải thiện hay xấu đi do thay đổi về thuế
hoặc chi tiêu công.

Một cách khả thi để thoát khỏi sự bế tắc này là việc xác định xem liệu
những người thành công có thể bù đắp đầy đủ cho những người thất bại mà vẫn
có thể khá hơn hay không. Tuy nhiên, như đã nêu trong Chương 2, trên thực tế
điều đó khó có thể xác định được mức độ sẵn sàng trả và mức độ sẵn lòng chấp
nhận bồi thường với mức độ chính xác có thể chấp nhận được. Hơn nữa, tồn tại
những câu hỏi đạo đức về:

• có nên ưu tiên định giá nhóm thu nhập cao (những người có khả năng
chi trả nhiều hơn nhóm thu nhập thấp) hay không
• liệu một số nhóm có bị thiệt thòi đến mức được cho rằng sự đền bù là
cần thiết
• những người làm ăn phát đạt có nên có nghĩa vụ bồi thường cho những
người không làm ăn được hay không.

Một lập luận khác phản đối mức tài chính công cao được nêu trong
Chương 1 là nó có thể tạo ra rủi ro đạo đức và dẫn đến việc thúc đẩy văn hóa
phụ thuộc. Những phúc lợi hào phóng của nhà nước dành cho những người đã
nghỉ hưu, ốm yếu và tàn tật có thể không khuyến khích công dân tự thu xếp tài
chính để đối phó với những trường hợp bất thường trong tương lai. Ví dụ, trong
suốt cuộc đời làm việc, mọi người có thể không tiết kiệm đủ số tiền cho tuổi
già, họ tin rằng nhà nước sẽ đảm bảo đủ tiền trợ cấp lương hưu để họ có thể
sống thoải mái một cách hợp lý. Tương tự như vậy, họ có thể không mua bảo
hiểm để trang trải các chi phí y tế và các chi phí khác (ví dụ như mất thu nhập)
khi bị ốm và tàn tật,nếu không may điều đó xảy ra thì họ có thể dựa vào dịch
vụ y tế công và phúc lợi của nhà nước. Mọi người thậm chí có thể làm tăng
nguy cơ mắc bệnh bởi việc ít chăm sóc bản thân như không tập thể dục thường
xuyên, có chế độ ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo và đường...), hút
thuốc lá và uống quá nhiều rượu.

Trong khi phí bảo hiểm tư nhân thường cao hơn đối với các nhóm rủi ro
cao, hệ thống nhà nước không có sự phân biệt như vậy dựa trên triết lý đối xử
theo nhu cầu y tế bất kể nhu cầu đó phát sinh như thế nào. Trong những trường
hợp như vậy, bằng cách tạo ra rủi ro đạo đức, sự can thiệp của chính phủ sẽ tạo
ra chính những hoàn cảnh mà nó dự định phải giải quyết trước. Trong trường
hợp này, văn hóa phụ thuộc sẽ tự củng cố và vượt xa số lượng công nhân tương
đối nhỏ trong bẫy thất nghiệp và bẫy nghèo đói. Nói một cách đơn giản, một
nhà nước phúc lợi quá lớn có thể khuyến khích hành vi vô trách nhiệm.

Nhất quán với luận điểm về văn hóa phụ thuộc ngày càng tăng, Chương
4 đã làm rõ rằng tăng trưởng của chi tiêu công so với GDP được thúc đẩy nhiều
hơn bởi tốc độ tăng của việc chuyển giao an sinh xã hội hơn là do chi tiêu cho
các dịch vụ khu vực công. Hơn nữa, các khoản hỗ trợ an sinh xã hội hiếm khi
được tài trợ đầy đủ bằng các khoản đóng góp an sinh xã hội, như được minh
họa trong Bảng 6.1. Có thể kỳ vọng rằng việc chuyển giao sẽ vượt quá mức
đóng góp trong thời kỳ suy thoái đầu những năm 1980 và 1990 vì chi tiêu cho
trợ cấp thất nghiệp cao hơn và doanh thu từ thu nhập và lợi nhuận thấp hơn.
Tuy nhiên, sự vượt trội của các số liệu âm ngay cả trong thời kỳ kinh tế phục
hồi và bùng nổ khẳng định hiệu ứng bánh cóc được nêu trong Chương 4.

Thực tế thì ngân sách an sinh xã hội của hầu hết các quốc gia đều thâm
hụt dai dẳng (thường có xu hướng tăng lên) góp phần củng cố luận điểm về văn
hóa phụ thuộc ngày càng gia tăng. Hệ lụy là việc tăng thêm thuế thu nhập cá
nhân (cũng như các loại thuế phi an sinh xã hội khác) sẽ không được sử dụng
triệt để để cải thiện các dịch vụ công. Trong trường hợp đó, công dân bị tước
đoạt các dịch vụ công chất lượng cao, điều đó có thể tạo ra hoặc làm trầm trọng
thêm hội chứng sự sung túc của khu vực tư - sự nghèo nàn của khu vực công
(xem Chương 7).

Do đó, bên cạnh một nền văn hóa phụ thuộc có ảnh hưởng sâu rộng ngày
một gia tăng và sâu sắc, mức tài chính công cao hơn có thể khiến người dân
ngày càng mất lòng tin vào chính phủ. Điều này đặc biệt sẽ xảy ra nếu các chính
phủ phần lớn không đáp ứng được nguyện vọng của công dân thông qua hòm
thư góp ý. Trong một kịch bản như vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và công
dân về cơ bản sẽ bị thay đổi gây hại cho xã hội. Ví dụ như:

• niềm tin rằng thuế cao tương đương với hành vi trộm cắp vì chúng
thường được chi cho những người “nghèo không đáng có” làm khuyến
khích hành vi trốn thuế (bao gồm cả buôn lậu)
• mức độ lớn của các lợi ích liên quan đến thu nhập của nhà nước và trợ
cấp cho ngành công nghiệp và nông nghiệp được cho là khuyến khích
làm tăng gian lận đáng kể.

Việc trốn thuế có thể trở nên phổ biến, gần như được xã hội công nhận, mặc dù
điều đó là bất hợp pháp. Chắc chắn, việc tránh thuế sẽ được xã hội chấp nhận
nhiều hơn, các nhóm người giàu và các doanh nghiệp thường thuê kế toán để
chỉnh đốn lại tài sản nhằm giảm thiểu các khoản nợ thuế. Các hoạt động như
vậy không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế (hơn là tài chính).
Do đó, thay vì nâng cao mức sống theo thời gian bằng cách củng cố văn
hóa tự cung tự cấp hơn thông qua việc làm và hoạt động kinh doanh thì việc
mở rộng tài chính công có thể có tác dụng ngược lại trong việc làm suy yếu văn
hóa đó. Bối cảnh tài chính công chủ yếu phụ thuộc vào khu vực tư nhân lớn
mạnh nơi mà dựa trên nền văn hóa làm việc và hoạt động kinh doanh, vì điều
này tạo ra nguồn thu công cần thiết cho nhà nước phúc lợi. Do đó, nếu tài chính
công làm suy yếu khả năng tạo thu nhập và của cải của khu vực tư nhân, thì sự
tăng trưởng của nhà nước sẽ tạo ra khủng hoảng tài khóa trong tài chính công
(xem Chương 7). Điều này dẫn đến việc nhà nước phải xâm phạm quyền tự do
cá nhân bằng cách chiếm đoạt (tịch thu) quy mô thu nhập và của cải ngày càng
cao thông qua thuế và trở thành “nhà nước bảo mẫu”' trong việc thay mặt công
dân ra quyết định.
Ghi chú: Để biết định nghĩa về đóng góp an sinh xã hội, xem Hình 5.4.

Để biết định nghĩa về chuyển giao an sinh xã hội, xem Bảng 4.2

Nguồn: OECD (1981) Bảng 14; OECD (1985) Bảng 6.3; OECD (1987)
Bảng 14; OECD (1992b)

Bảng 14; OECD (1997) Bảng 14; OECD (2000) Bảng 6.3; OECD
(2001d) Bảng 14
Tất nhiên, mặc dù những lập luận của Chủ nghĩa Tự do gây ra nhiều
tranh cãi, nhưng chúng minh họa được bản chất sâu xa tiềm ẩn và hậu quả của
việc lấn át. Vấn đề không chỉ đơn giản là liệu thuế suất cao có làm giảm nỗ lực
làm việc và hoạt động kinh doanh hay không. Thay vào đó, nó còn là một vấn
đề có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giá trị văn hóa, quan điểm và
chuẩn mực đạo đức. Ngược lại, những người ủng hộ nhà nước phúc lợi nhấn
mạnh tính chất bổ sung phần lớn của chi tiêu công và tư, thứ tạo ra sự thịnh
vượng của kinh tế - xã hội lớn hơn thông qua mức đầu tư và việc làm cao hơn.
Những người theo chủ nghĩa tập thể cho rằng rủi ro đạo đức, xâm phạm quyền
tự do cá nhân, hiệu ứng lấn át, không khuyến khích làm việc/đầu tư và văn hóa
phụ thuộc, tất cả đều được phóng đại bởi những kẻ chống đối sự can thiệp của
chính phủ. Họ tranh luận rằng những lợi ích xã hội sâu rộng nảy sinh từ một xã
hội biết quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.

MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ TÀI CHÍNH CÔNG CÓ HỢP LÝ KHÔNG?

Trên cơ sở phân tích ở trên (trong cả chương này và chương trước), nguyên
nhân gây lo ngại về xu hướng tăng trong dài hạn của tỷ lệ tài chính công/GDP
có lẽ có nhiều khả năng được chứng minh đúng hơn nếu tất cả hoặc một lượng
đáng kể những điều sau đây xảy ra :

• chi tiêu công, hệ thống thuế, vay nợ công, khoản nợ chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong GDP và về cơ bản có xu hướng vượt quá các tỷ lệ này ở
những quốc gia khác
• tăng trưởng chi tiêu công chủ yếu dựa vào tài khoản vãng lai thay vì tài
khoản vốn
• sự gia tăng của chi tiêu trong kỳ chủ yếu do tăng chi tiêu an sinh xã hội
• sự gia tăng trong hệ thống thuế chủ yếu tập trung vào việc làm và doanh
nghiệp
• thuế suất tăng có liên quan đến việc giảm dần của doanh thu thuế bổ sung
• các nhu cầu ngày càng tăng về tài chính công dường như không liên quan
nhiều đến tình trạng của nền kinh tế (nghĩa là tồn tại hiệu ứng bánh cóc
đối với các khoản chi cho an sinh xã hội)
• các chính phủ “in tiền” hoặc tăng lãi suất để bù đắp sự mất cân bằng cơ
cấu ngày càng tăng trong tài chính công
• khu vực công thuê mướn mở rộng quy mô các nguồn lực sản xuất của
quốc gia, đặc biệt là lao động có kỹ năng
• khu vực công trở thành một vấn đề làm gia tăng mức độ lỏng lẻo của tổ
chức, được minh chứng qua các chi phí cao không cần thiết trong việc
cung cấp dịch vụ
• các nhóm xã hội, ngành, vùng và địa phương cụ thể ngày càng trở nên
phụ thuộc vào nhà nước để có chất lượng cuộc sống đầy đủ
• các dịch vụ công ngày càng có đặc điểm là cung cấp giá trị nghèo nàn
được đo bằng tiền và niềm tin vào hiệu quả của việc có chính phủ can
thiệp bắt đầu giảm đi.

Các chương 3, 4 và 5 đã làm rõ rằng thực tế có sự gia tăng trong dài hạn
về tỷ lệ tài chính công/GDP, đặc biệt là sự gia tăng về thuế đối với thu nhập cá
nhân, sự gia tăng của chi tiêu trong kỳ và trong đó là sự chi tiêu cho an sinh xã
hội . Các chương đó cũng chứng minh được: mức tăng của các tỷ lệ này lớn
hơn nhiều so với mức trung bình của OECD đối với một số quốc gia, đặc biệt
là ở châu Âu. Mặc dù chứng cớ có thể kém hệ thống hơn và ít liên quan đến
các nguyên nhân khác về mức độ quan tâm, nhưng chắc chắn có cơ sở hợp lý
rõ ràng cho việc thận trọng đối với tài chính công. Một chiến lược cẩn trọng
được nêu trong Chương 10.
KẾT LUẬN

Chương này đã chứng minh rằng, mặc dù có những lợi ích xã hội rộng lớn hơn
có thể chứng minh được của nhiều dịch vụ, nhưng xét cho cùng, việc cung cấp
chúng bằng nguồn tài chính công ngày càng nhiều có thể không mang lại lợi
ích về mặt trao đổi ròng do có những tác động quá lớn, lâu dài và có khả năng
gây bất lợi cho kinh tế xã hội.

Điều cần thiết là phải nhận ra các giới hạn của kết luận khá sâu rộng này
(mặc dù mang tính thăm dò) rằng tài chính công có thể gây ra tác hại nhiều hơn
là có lợi. Liên quan đến thực tế là vấn đề mức tài chính công tối ưu, bao gồm
cả về tổng thể và hoạt động (dịch vụ hoặc chương trình). Điều đó đã được làm
rõ trong chương này: cuối cùng thì chi phí trực tiếp và gián tiếp của việc gia
tăng mức độ tài chính công tăng nhanh hơn so với lợi ích trực tiếp và gián tiếp
mà nó mang lại. Vì vậy, người ta đang đặt câu hỏi về quy mô tương đối của tài
chính công và đặc biệt, liệu nó có chiếm tỷ trọng quá cao trong GDP hay không.

Đối với các dịch vụ riêng lẻ, câu hỏi chính sách có liên quan là: mức chi
tiêu tài chính công bổ sung cho dịch vụ có dẫn đến chi phí gia tăng bắt đầu vượt
quá lợi ích gia tăng hay không? Nói một cách ngắn gọn, mức tài chính công tối
ưu được sử dụng để hỗ trợ một dịch vụ là mức lợi ích xã hội bổ sung chỉ bằng
với chi phí xã hội bổ sung. Mức tài chính công cao hơn hoặc thấp hơn đều chưa
tối ưu về mặt xã hội. Đây là lập luận về hiệu quả xã hội thông thường được các
nhà kinh tế học sử dụng. Tuy nhiên, nó chỉ là một phần trong cách tiếp cận và
vẫn có thể dẫn đến mức tài chính công quá mức. Điều này sẽ xảy ra nếu tác
động tổng hợp của tổng thể tài chính công là để tạo ra một nền văn hóa phụ
thuộc có ảnh hưởng sâu rộng. Trong trường hợp đó, mức tài chính công tối ưu
sẽ thấp hơn mức được tính trên cơ sở từng dịch vụ. Nói một cách đơn giản, tài
chính công phải được xem xét trên phương diện tổng thể cũng như trên các bộ
phận cấu thành của nó. Và đó chính là chủ đề của chương sau.
CHƯƠNG 7: KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU TRONG TÀI CHÍNH CÔNG

GIỚI THIỆU CHUNG

"Khoảng cách cơ cấu" trong tài chính công đề cập đến một kịch bản theo đó chi
tiêu công tăng nhanh hơn thu trong dài hạn. Trong trường hợp đó, tài chính
công ngày càng trở nên kém bền vững. Khoảng cách cơ cấu không nhất thiết
có nghĩa là chi tiêu công quá cao hay là thu từ thuế quá thấp. Mà khoảng cách
chỉ ra rằng chi tiêu lớn hơn mức thu nhập có thể duy trì được trong một khoảng
thời gian dài. Do đó, thuật ngữ 'khoảng cách cơ cấu' không có giá trị và không
phản ánh một triết lý chính trị cụ thể nào, cho dù theo Chủ nghĩa Tự do, Tân
Tự do hay Chủ nghĩa Tập thể. Thay vào đó, nó phản ánh tình trạng tài chính
công theo các thuật ngữ kế toán khách quan.

Trong khi đó, "khủng hoảng tài khóa" ở các tiểu bang có nghĩa là các khoản
thu không đủ để cấp cho các khoản chi cần thiết, đây là một mô tả rất cụ thể về
tình trạng tài chính công. Do đó, "khoảng cách cơ cấu" được sử dụng thay cho
"khủng hoảng tài khóa" vì nó không có ý nghĩa chuẩn tắc. Mục đích của chương
này không phải là xác định xem liệu tài chính công ở bất kỳ quốc gia nào là
thừa, thiếu hay tối ưu. Thay vào đó, trọng tâm để xác định là:

▪ Tại sao “khoảng cách cơ cấu” trong tài chính công là nguyên nhân gây ra
quan ngại
▪ Bằng chứng về khoảng cách cơ cấu
▪ Nguyên nhân của khoảng cách cơ cấu
▪ Cách loại bỏ và tránh khoảng cách cơ cấu.
TẠI SAO CÁC KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU TRONG TÀI CHÍNH CÔNG
LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA QUAN NGẠI?

Khoảng cách cơ cấu là một nguyên nhân đáng lo ngại vì chúng có thể dẫn đến:

▪ Mức vay và nợ ngày càng tăng dẫn đến những thế hệ người nộp thuế tương
lai sẽ phải hoàn trả , có thể dẫn đến bất công bằng (xem Chương 5)
▪ Thị trường tài chính ngày càng trở nên kém sẵn sàng khi tiếp tục cho vay
đối với các chính phủ bị coi là đi vay vượt quá khả năng trả được nợ và do
đó có nguy cơ vỡ nợ.
▪ Giảm thịnh vượng kinh tế, giả định rằng lãi suất cao hơn và / hoặc lạm phát
có liên quan đến mức nợ quá mức và do đó lấn át khu vực tư nhân (xem
Chương 6)
▪ Một vòng xoáy phản hồi tiêu cực, theo đó sự gia tăng làm xói mòn nền tảng,
cơ sở thuế của nền kinh tế và do đó khả năng trả thuế để thanh lý nợ đòi hỏi
mức vay và nợ ngày càng cao và thêm trầm trọng.
▪ Mức chi tiêu công ngày càng kém ổn định, có tác động tiêu cực đến các dịch
vụ công và người sử dụng chúng.

Cho dù mua chuộc lại hay được tái cấp vốn, các khoản nợ do các thế hệ trước
để lại có thể dẫn đến giảm mức tăng trưởng kinh tế, từ đó làm giảm thu nhập
và sự giàu có của các thế hệ tương lai. Hậu quả là mức sống thấp hơn (thấp hơn
so với mức sống đáng lẽ có của họ) khó có thể được phân bổ đồng đều cho thế
hệ tương lai đó vì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội đang diễn ra
dường như mang lại lợi ích cho các nhóm giàu có hơn là cho các nhóm nghèo
trong cộng đồng. Vì vậy, những người chịu gánh nặng của văn hóa ‘sống trước
trả sau’ của các thế hệ trước có thể là những người ít có khả năng chi trả nhất
trong tương lai. Theo nghĩa đó, nợ công tăng cao sẽ làm trầm trọng thêm các
vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng của tái cơ cấu kinh tế xã hội.
Do đó, có thể cho rằng khoảng cách cơ cấu là không bền vững cả về công
bằng giữa các thế hệ và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, cần có những giải pháp
để khắc phục. Điều này có thể liên quan đến việc cắt giảm triệt để chi tiêu công
cũng như tăng mạnh thu thuế.

BẰNG CHỨNG CỦA KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU: CÁC CHỈ SỐ TÀI


CHÍNH

Để làm rõ, rất khó để chứng minh một cách rõ ràng liệu một khoảng cách cấu
trúc có tồn tại tại bất kỳ thời điểm nào hay không. Điều này là do không có một
chỉ số rõ ràng nào về khoảng cách cơ cấu và dữ liệu không thể có sẵn trong một
khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, có một số chỉ số tài chính về khoảng cách cơ
cấu trong tài chính công, đáng chú ý là:

▪ Sự cân bằng giữa thu và chi thuế trong dài hạn


▪ Xu hướng dài hạn của tỷ lệ nợ quốc gia/ GDP.

Sự cân bằng giữa thu thuế và chi tiêu của chính phủ trong dài hạn

Hình 3.5 đã ghi nhận sự mất cân đối (đôi khi ngày càng tăng) giữa thu thuế và
chi tiêu của chính phủ cho toàn khối OECD. Bảng 7.1 hiện cung cấp dữ liệu
cho từng quốc gia về tổng chi tiêu của chính phủ và thu nhập từ thuế trong giai
đoạn 1965–99. Nó chỉ ra rằng:

Bảng 7.1. Tổng chi tiêu chính phủ trừ đi tổng số thuế (phần trăm GDP)
▪ Thặng dư thu thuế so với tổng chi tiêu của chính phủ (biểu thị là một số âm)
là trường hợp ngoại lệ so với quy tắc của hầu hết các quốc gia.
▪ Có nhiều năm (thường là nhỏ) có thặng dư trước giữa những năm 1970 hơn
là kể từ đó trở đi.
▪ Mức vượt thu từ thuế so với tổng chi tiêu của chính phủ nói chung thấp hơn
nhiều so với mức vượt chi cho thuế
▪ Các mức trung bình có trọng số cho thấy xu hướng thâm hụt tăng lên (tức là
mức chi tiêu lớn hơn mức thu thuế) diễn ra trong khoảng 35 năm, thâm hụt
đạt đỉnh vào giữa những năm 1970, đầu những năm 1980 và đầu những năm
1990 khi suy thoái diễn ra.
▪ Xu hướng trung bình có trọng số của OECD là chung cho hầu hết tất cả
Quốc gia.
▪ Các phép đo độ lệch chuẩn cho thấy xu hướng gia tăng, với sự khác biệt lớn
nhất so với giá trị trung bình không trọng số xảy ra vào đầu những năm
1980, mặc dù mãi đến cuối những năm 1990 cũng chứng kiến sự gia tăng
mạnh mẽ, góp phần cung cấp dữ liệu cho Mexico.
(Bảng 7.1 tiếp)

▪ Nguyên nhân chính của sự gia tăng độ lệch chuẩn là do thâm hụt ngân sách
đặc biệt lớn hơn là thặng dư.

Khoảng một nửa số quốc gia được liệt kê không có năm nào mà thu thuế
vượt quá tổng chi tiêu, điều này được thể hiện rõ qua bảng 7.2, cái mà cung cấp
tóm tắt của bảng 7.1, có tính đến số năm mà dữ liệu có sẵn cho mỗi quốc gia.
Bảng 7.2 cũng chỉ rõ rằng chỉ có Hàn Quốc và Thụy Sĩ có số năm thu thuế vượt
quá tổng chi nhiều hơn so với trường hợp ngược lại, hai quốc gia này đáng chú
ý vì tỷ lệ chi tiêu công / GDP tương đối nhỏ (xem chương 3). Tuy nhiên, ngay
cả Thụy Sĩ dường như đã đảo ngược vị thế tài chính của mình trong những năm
1990 (xem bảng 7.1). Phần Lan và Hy Lạp đã có ưu thế về thặng dư như vậy
trong khoảng thập kỷ đầu tiên hoặc lâu hơn, nhưng những thặng dư đó đã biến
mất hoàn toàn sau giữa những năm 1970.
Table 7.1 tiếp tục

Ghi chú: Dấu âm biểu thị thu thuế lớn hơn chi. Tổng chi tiêu bằng chi hiện hành
cộng với chi đầu tư cho các cấp chính quyền.

Nguồn: Bảng 3.1 và 3.2

Bảng 7.3 cho thấy, hầu như không có ngoại lệ, thâm hụt trung bình của thu
thuế so với tổng chi tiêu của chính phủ đã tăng (thường rất đáng kể - thường là
gấp đôi) từ những năm 1960, đến những năm 1970 và 80 (đối với các nước có
số liệu so sánh được). Sau đó, tỷ lệ này giảm ở phần lớn các quốc gia trong
những năm 1990, ngoại lệ là Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Na Uy,
những nước có thâm hụt trung bình tiếp tục tăng theo tỷ trọng của GDP. Mặc
dù giảm ở phần lớn các quốc gia, thâm hụt trung bình trong những năm 1990
vẫn cao hơn so với những năm 1960 đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ
Ireland, Luxembourg và Hà Lan. Hơn nữa, các nước thu nhập thặng dư đã
không thể tăng đáng kể thặng dư trung bình. Thặng dư trung bình vẫn rất nhỏ
(thường dưới một phần trăm GDP trong mỗi giai đoạn của bốn giai đoạn phụ).

Dữ liệu từ Bảng 7.1 đến 7.3 liên quan đến tổng chi tiêu của chính phủ, mà
không phân biệt giữa chi đầu tư và chi tiêu hiện hành và do đó có thể đưa ra
một bức tranh phóng đại về khoảng cách cơ cấu. Điều này là do chi đầu tư có
thể chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thu thuế. Do đó, các Bảng 7.4 đến 7.6
cung cấp các so sánh giống như ba bảng trước ngoại trừ việc chúng chỉ liên
quan đến chi tiêu hiện hành.

Không có gì ngạc nhiên khi bảng 7.4 cho thấy Thụy Sĩ và Hàn Quốc lần
lượt đạt được thặng dư trong hầu hết và tất cả các năm, nhưng hiện nay Cộng
hòa Séc, Phần Lan, Nhật Bản và Luxembourg cũng có phần lớn các năm đạt
được thặng dư này, điều này được thể hiện rõ qua bảng 7.5. Iceland có thặng
dư nhiều năm như thâm hụt. Ý và Tây Ban Nha chưa có năm nào mà doanh thu
từ thuế vượt quá chi tiêu hiện tại của chính phủ trong 35 năm và 29 năm tương
ứng với dữ liệu có sẵn (và, tương tự, Ba Lan nhưng chỉ có dữ liệu tám năm).
Canada, Ireland, Hà Lan, Anh và Mỹ cũng đáng chú ý vì có rất ít năm ghi nhận
mức thặng dư này, những năm đó nằm trong thập kỷ đầu tiên ngoại trừ Ireland.
Bảng 7.6 vẽ một bức tranh tương tự như bảng 7.3, trong đó thặng dư trung bình
không tăng đáng kể từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, trong khi thâm hụt lại có
(một lần nữa, nếu có số liệu so sánh). Sự khác biệt chính đối với bức tranh "tổng
chi tiêu so với thuế" là đối với "chi tiêu hiện tại so với thuế", thâm hụt trung
bình tăng nhiều hơn so với mức giảm so với những năm 1980 và 90. Đối với
tất cả các quốc gia, thâm hụt trung bình vẫn cao hơn trong những năm 1990 so
với những năm 1960 hoặc 70 (đối với những quốc gia có thâm hụt trong những
năm 1960), lần này không có ngoại lệ.

So sánh bảng 7.4 với 7.1 thấy rằng:

▪ Nhiều quốc gia có thặng dư của thu thuế so với chi tiêu chính phủ hiện tại
hơn là so với tổng chi tiêu chính phủ.
▪ Phần lớn các quốc gia đều đạt được thặng dư này trong giai đoạn 1965–74.
▪ Chỉ một số ít nước đặt được mức thặng dư này trong hầu hết những năm sau
năm 1974.
▪ Mặc dù dao động trong suốt thời kỳ, có xu hướng thâm hụt (đối với cả tổng
chi tiêu và chi tiêu hiện tại so với thuế) ngày càng tăng lớn so với tỷ trọng
GDP trong toàn bộ thời kỳ.
▪ Có một xu hướng đặc biệt rõ ràng là thâm hụt (đối với cả tổng chi tiêu và
chi tiêu hiện tại so với thuế) ngày càng tăng lớn so với tỷ trọng GDP trong
suốt giữa những năm 1970, đầu những năm 1980 và đầu những năm 1990,
đây là những giai đoạn suy thoái về tăng trưởng kinh tế và việc làm trong
hầu hết các nước OECD.
▪ Sự gia tăng của bình quân gia quyền trong cả thời kỳ của chi tiêu hiện tại
trừ thuế thì lớn hơn của tổng chi tiêu trừ thuế, cho thấy rằng việc vay mượn
ngày càng được sử dụng để tài trợ cho chi tiêu hiện hành.
Bảng 7.2 Tổng chi tiêu chính phủ trừ đi tổng thu từ thuế (tóm tắt)

Ghi chú: > nghĩa là lớn hơn

Nguồn : Bảng 7.1


▪ Độ lệch chuẩn của chi tiêu hiện tại trừ thuế nhỏ hơn độ lệch chuẩn của tổng
chi tiêu trừ thuế hàng năm trong giai đoạn 1965–83 nhưng lớn hơn trong
giai đoạn 1984–97, cho thấy rằng các giá trị ngoại lệ đối với hiện tại trở nên
cực đoan hơn so với tổng chi tiêu trừ thuế.

Bảng 7.3 So sánh thặng dư và thâm hụt (Tổng chi tiêu chính phủ trừ
thuế) (phần trăm GDP)
Ghi chú : những con số này là trung bình mỗi năm của thặng dư hoặc thâm hụt

Nguồn : bảng 7.1


Bảng 7.4 Tổng chi tiêu hiện tại của chính phủ trừ đi tổng thu từ thuế (%GDP)

Bảng 7.4 Tiếp


Ghi chú: Dấu âm biểu thị thu thuế lớn hơn chi

Nguồn: OECD (1985) bảng 6.4 ; OECD (1992b) bảng 6.4 ; OECD (2001d)
bảng 3.

Bảng 7.5 Tổng chi tiêu hiện tại trừ tổng thu từ thuế (tóm tắt)
Ghi chú: > nghĩa là lớn hơn

Nguồn: bảng 7.4

Bảng 7.6 so sánh thặng dư và thâm hụt


(chi tiêu hiện tại trừ thuế) (%GDP)

Ghi chú : Những con số này là trung bình cho những năm thâm hụt hoặc thặng

Nguồn: bảng 7.4

Có lẽ kết luận đáng chú ý nhất được rút ra từ sáu bảng là, bất kể tổng chi
tiêu hay chi tiêu hiện tại đang được so sánh với thu nhập từ thuế:

▪ Thặng dư của khoản thu từ thuế trên chi tiêu chính phủ chủ yếu được giới
hạn trong giai đoạn trước giữa những năm 1970.
▪ Rất ít quốc gia duy trì thặng dư của khoản thu từ thuế vào những năm 1980
và thậm chí ít hơn vào những năm 1990.
▪ Ngay cả những quốc gia có thành tích thặng dư trong giai đoạn đầu của thời
kỳ cũng ngày càng khó khăn để duy trì những thặng dư đó trong suốt thời
kỳ nói chung.
▪ Mức độ biến động ngày càng tăng trong cán cân thu và chi thuế chủ yếu là
do thâm hụt tăng hơn là do thặng dư tăng.
▪ Mặc dù sự gia tăng thâm hụt trong đầu những năm 1980 và đầu những năm
1990 đã bị đảo ngược trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh vào cuối
những năm 1980 và cuối những năm 1990, nhưng không có sự quay trở lại
vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970.
▪ Mặc dù đã lưu ý ở trên, việc so sánh tổng chi tiêu với thu thuế làm rõ bằng
chứng về khoảng cách cơ cấu ngày càng tăng, nhưng những khoảng cách đó
ban đầu được ngụy trang bằng việc cắt giảm tỷ lệ chi tiêu vốn / GDP sau
đầu những năm 1970 (xem bảng 4.4).
▪ "Bước thay đổi" này trong tài chính công không giới hạn trong một loại hiến
pháp cụ thể của quốc gia (nghĩa là liên bang so với các quốc gia đơn nhất)
hoặc một nhóm quốc gia (ví dụ: EU so với không thuộc EU).

Những kết luận này đủ điều kiện vì chúng không tính đến các nguồn thu
nhập ngoài thuế, đáng chú ý nhất là thu nhập từ phí sử dụng và bán tài sản (xem
Chương 5). Mặc dù thực tế là các nguồn thu khác này tương đối nhỏ và / hoặc
chỉ có thời hạn, chúng nên được tính đến vì chúng làm giảm thâm hụt và do đó
tránh phải đi vay và nợ. Do đó, cuối cùng, chỉ số cơ bản về tính bền vững của
tài chính công là xu hướng của tỷ lệ nợ quốc gia / GDP. Tỷ lệ đó tăng lên cho
thấy rằng thâm hụt đã được sử dụng cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lãng
phí (tức là không hiệu quả) và / hoặc để tài trợ cho chi tiêu vãng lai. Tài chính
công ngày càng trở nên không bền vững trong những trường hợp như vậy.

Xu hướng dài hạn của tỷ lệ nợ quốc gia / GDP


Một khoảng cách cơ cấu sẽ được phản ánh trong một sự gia tăng dài hạn và
không thể thay đổi của tỷ lệ đó (xem chương 3 để thảo luận chung về tỷ lệ này).
Thật không may, dữ liệu của OECD chỉ liên quan đến nợ của chính phủ trung
ương, những số liệu này không bao gồm nợ do các chính phủ cấp dưới tạo ra
và chỉ có sẵn từ năm 1990. Do đó, chỉ có thể đưa ra kết luận rất ngắn gọn.

Bảng 7.7 Nợ chính phủ trung ương (phần trăm của GDP).

Lưu ý: Những năm trước năm 1990, dữ liệu không có sẵn.

Nguồn: OECD (2001a) Bảng 1b

Bảng 7.7 cho thấy tỷ lệ nợ của chính phủ trung ương (GDP) trong những
năm 1990. Mặc dù nợ chính quyền trung ương thường lớn hơn GDP ở Bỉ, Hy
Lạp và Ý, điều này không nhất thiết phải là bằng chứng về khoảng cách cơ cấu
ở ba quốc gia này. Có thể là một phần, bởi vì chi tiêu cho thành thị là một tỷ lệ
tương đối nhỏ so với chi tiêu chung của chính phủ ở những quốc gia đó (xem
Bảng 8.4). Do đó, có vẻ như chính phủ ở ba quốc gia này đang đi vay để chi
cho những khoản chi tiêu của địa phương, khu vực của chính quốc gia đó, điều
này lại không thể hiện ở những quốc gia có trong Bảng 7.7.

Trong khi đó tỷ lệ gia tăng nợ trung bình lại khá ổn định, Bảng 7.8 cho thấy
không một quốc gia nào có tỷ lệ nợ tăng trong tất cả các năm trong những năm
1990 (dữ liệu cho Pháp không có sẵn trong hai năm đầu tiên. Đặc biệt trong
giai đoạn này tăng mạnh với toàn bộ 10 quốc gia, giảm mạnh ở 5 quốc gia,
những nước còn lại tăng nhiều hoặc ít do được bù đắp bởi quỹ dự phòng.

Bảng 7.8: Thay đổi tỷ lệ nợ chính phủ trung ương/GDP.


Như đã lưu ý, một khoảng cách cơ cấu có nhiều khả năng được tạo ra bằng
cách sử dụng nợ cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng không hiệu quả hoặc sử
dụng để chi tiêu cho các khoản gần đây. Dữ liệu trên không thể xác định rằng
liệu chi phí vốn có hiệu quả hay không.

Bảng 7.9: Thay đổi chi tiêu vốn/GDP

Lưu ý: Dữ liệu được tính bằng cách trừ đi con số chi tiêu trong một năm tính
từ năm tiếp theo (bắt đầu từ năm 1990) trong Bảng 4.4
Nguồn: Bảng 4.4

Do đó, nó sẽ được giả định rằng tất cả các chi phí vốn là hiệu quả trong
điều kiện kinh tế, vì vậy có hiệu quả trả nợ trong dài hạn. Trên cơ sở này, sự
xuất hiện của một khoảng cách cơ cấu mới nổi sẽ được đề xuất khi nợ tăng
nhanh hơn chi phí vốn vì nó ngụ ý rằng nợ đang phát sinh để tài trợ cho tiêu
dùng hiện tại.

Một so sánh đơn giản giữa tỷ lệ phần trăm tăng nợ và chi phí vốn sẽ là sai
lầm, có một thực tế là tăng như vậy sẽ được tính toán trên cơ sở kích thước mẫu
hoàn toàn khác nhau. Do đó, sẽ là hợp lý hơn khi so sánh tăng về sự gia tăng tỷ
lệ nợ và chi phí vốn so với GDP. So sánh các bảng 7.7 và 4.4 cho thấy rằng chi
tiêu vốn ổn định hơn nhiều so với nợ chính phủ trung ương trong những năm
1990. Trong khi có một sự gia tăng khá ổn định trong trung bình trọng số cho
tỷ lệ nợ/GDP tăng mười điểm phần trăm trong mười năm), tỷ lệ chi tiêu vốn /
GDP thực sự giảm nhẹ. So sánh bảng 7,8 và 7,9 cho thấy sự sụt giảm chi tiêu
vốn theo tỷ trọng GDP xảy ra chủ yếu vào đầu những năm 1990, chính xác khi
nợ tăng đặc biệt nhanh chóng như một phần của GDP. Sau đó, nợ có xu hướng
tăng nhanh hơn chi phí vốn. Vì vậy, rõ ràng là tăng nợ không được sử dụng chỉ
để chi tiêu vốn. Thật vậy, Bảng 7.10 cho thấy rằng:

▪ sự gia tăng tỷ lệ nợ lớn hơn sự gia tăng tỷ lệ chi tiêu vốn ở 4 quốc gia
▪ trong 14 quốc gia, tỷ lệ nợ tăng xảy ra khi tỷ lệ chi tiêu vốn giảm
▪ tại 10 quốc gia, tỷ lệ chi tiêu vốn tăng lên trong khi tỷ lệ nợ giảm
▪ ở một quốc gia, cả tỷ lệ nợ và chi phí vốn đều giảm
▪ trung bình, tỷ lệ nợ tăng lên trong khi tỷ lệ chi tiêu vốn giảm

Vì vậy, có một số bằng chứng cho thấy nợ đã được sử dụng để tài trợ cho chi
tiêu hiện tại trong thập kỷ bao trùm lên tất cả các quốc gia. Xem xét rằng sự so
sánh giữa tổng chi phí vốn và nợ chính phủ trung ương không bao gồm nợ được
tổ chức bởi năm điểm ở trên có thể đánh giá thấp khoảng cách cơ cấu. Ít nhất,
họ chứng thực các bằng chứng đủ điều kiện về khoảng cách cơ cấu do so sánh
các khoản thu thuế với tổng chi tiêu của chính phủ và hiện tại.

Kết luận này được củng cố hơn nữa khi tài khoản được thực hiện thực tế là
khoảng cách cơ cấu dường như đã được ngụy trang từ ngắn hạn đến trung hạn
bởi lạm phát khá nhanh chóng phục vụ để giảm mức nợ thực tế ở nhiều quốc
gia trong quá khứ. Bảng 7.11 cho thấy lạm phát tăng khá ổn định trong những
năm 1960 và đầu những năm 1970 (từ mức trung bình chỉ hơn 2% đến 5%).
Lạm phát sau đó tăng mạnh vào giữa những năm 1970 thành hai chữ số (đạt
mức trung bình 14,3% vào năm 1974) và, mặc dù nó đã giảm nhẹ, nó đã tăng
trở lại thành hai chữ số vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980.
Lạm phát đã không giảm trở lại mức thấp trước đây của những năm 1960 cho
đến cuối những năm 1990. Lạm phát làm cho giá trị của nợ giảm, không chỉ
trong điều kiện tiền tệ thực tế mà còn là một phần của GDP (GDP đang được
tăng lên bởi lạm phát).
Bảng 7.10 Thay đổi điểm phần trăm trong tỷ lệ chi tiêu vốn/GDP và tỷ lệ
nợ/GDP của chính phủ trung ương, 1990 so với năm 1999.

Lưu ý: Các thay đổi được tính toán dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ GDP trong
năm 1990 và 1999 (một dấu hiệu âm cho thấy sự sụt giảm) ngoại trừ dữ liệu nợ
năm 1993 được sử dụng cho Cộng hòa Séc và Hy Lạp, dữ liệu nợ năm 1992
được sử dụng cho Pháp, New Zealand và Ba Lan, và dữ liệu chi tiêu vốn năm
1991 được sử dụng cho Cộng hòa Séc, Hungary, Hàn Quốc, Mexico và Ba Lan
Nguồn: Bảng 4.4 và 7.7

Bảng 7.11 Chỉ số giá tiêu dùng (phần trăm thay đổi so với năm trước)
Lạm phát luôn ở mức rất cao so với mức trung bình của OECD ở Thổ Nhĩ
Kỳ trong suốt thời kỳ và ở Iceland cũng như vậy cho đến những năm 1990.
Chính phủ của hai quốc gia này được hưởng lợi đáng kể từ tác động của lạm
phát trong việc xói mòn giá trị thực của các khoản nợ của họ. Lạm phát tương
đối cao xảy ra vào giữa những năm 1970 ở Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Ý, Nhật
Bản, New Zealand, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh. Lạm phát vẫn ở mức
tương đối cao ở Hy Lạp (những năm 1980) và Bồ Đào Nha (những năm 1980),
với dữ liệu mới có sẵn cho thấy lạm phát tương đối nhanh ở Mexico (từ năm
1982) và Ba Lan (từ năm 1994).

Phần lớn các quốc gia (20 trong số 30) có lạm phát hai con số trong ít nhất
một năm vào giữa những năm 1970. Tuy nhiên, mức lạm phát rất cao(trên 20%
hàng năm) trong hơn một năm bị hạn chế ở Hy Lạp, Hungary, Iceland, Mexico,
Ba Lan, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Lạm phát ba con số xảy ra ở Mexico và
Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, chính phủ của hầu hết các quốc gia được hưởng lợi từ tác
động của lạm phát vào giữa những năm 1970 làm giảm giá trị thực của khoản
nợ mà họ phải trả cho những người cho vay. Những người cho vay dường như
đã bị thiệt thòi gấp đôi vì lạm phát cũng làm giảm lãi suất thực trả cho khoản
nợ đó. Thật vậy, Bảng 7.12 cho thấy lãi suất thực trung bình là âm trong giữa
những năm 1970, lãi suất nhỏ hơn lạm phát. Lãi suất âm có nghĩa là người cho
vay đang thanh toán hiệu quả cho người vay (trong trường hợp này là các chính
phủ) để vay tiền của họ.

Bảng 7.12. Lãi suất dài hạn thực tế


Lãi suất âm xảy ra vào giữa những năm 1970 đối với phần lớn các quốc gia (16
trên 30) và âm trong phần lớn thập kỷ đó ở Ý, New Zealand và Anh. Sau khi
giảm vào giữa những năm 1970, lãi suất thực thường tăng trong suốt những
năm 1980 trước khi giảm trong suốt những năm 1990 xuống gần với mức
(dương) của cuối những năm 1960. Chỉ có một số trường hợp lãi suất âm xảy
ra trong những năm 1980 và thậm chí ít hơn trong những năm 1990, khi lạm
phát ngày càng được kiểm soát ở hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Mexico.

Các kết luận rút ra từ các chỉ số tài chính về khoảng cách cơ cấu là:

▪ So sánh cả chi tiêu với thu thuế và nợ với chi đầu tư cho thấy khoảng cách
cơ cấu ngày càng tăng sau giữa những năm 1970

▪ Những khoảng cách cơ cấu nổi lên đã xảy ra mặc dù lạm phát cao trong
▪ giữa những năm 1970:

▪ giảm đáng kể giá trị thực của nợ chính phủ

▪ dẫn đến lãi suất thực âm

▪ gây ra lực cản tài khóa ở nhiều quốc gia khi lạm phát làm xói mòn giá trị
thực của các ngưỡng thuế đối với thu nhập, lợi nhuận và của cải và do đó
làm tăng thu nhập từ thuế thực tế (xem Chương 6)

▪ những khoảng cách cơ cấu này cũng xuất hiện mặc dù các chính phủ có xu
hướng ngày càng tăng trong việc tăng nguồn thu đáng kể (nhưng hữu hạn,
ngắn hạn) từ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và các tài sản
khác trong những năm 1980 và 90

▪ khoảng cách cơ cấu xuất hiện do nợ ngày càng được sử dụng để tài trợ cho
các khoản chi hiện tại (thay vì vốn), trái với quy tắc vàng của tài chính công
(xem Chương 3)

▪ những người cho vay đã tài trợ một phần lớn những khoảng cách cơ cấu
trong tài chính công trong thời kỳ lạm phát giữa những năm 1970

▪ trừ khi lạm phát nhanh chóng tái xuất hiện, thuế cuối cùng sẽ phải tăng cao
hơn mức đáng lẽ phải có và / hoặc chi tiêu công thấp hơn mức nếu không sẽ
phải trả nợ

▪ quá trình hành động trước đây sẽ dẫn đến các thế hệ người nộp thuế trong
tương lai tài trợ cho những khoảng cách cơ cấu đó

▪ quá trình hành động thứ hai sẽ dẫn đến các thế hệ tương lai của những người
sử dụng dịch vụ công có hiệu quả gánh nặng thông qua mức độ tiêu dùng
dịch vụ công thấp hơn

▪ những tác động này sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu việc vay nợ liên tục và
nợ quốc gia gia tăng gây ra tình trạng nợ chồng chất (xem Chương 6)
Do đó, mặc dù dữ liệu tài chính được phân tích ở trên không thể chứng minh
một cách rõ ràng rằng có tồn tại những khoảng cách cơ cấu, nhưng dữ liệu này
đã chứng thực giả thuyết về xu hướng ngày càng gia tăng đối với những khoảng
cách cơ cấu ngày càng lớn trong tài chính công của các nước phát triển. Nói
một cách đơn giản, tài chính công ngày càng trở nên không bền vững.

BẰNG CHỨNG CỦA CÁC KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU: CÁC CHỈ SỐ


PHI TÀI CHÍNH
Chỉ số phi tài chính rõ ràng nhất về khoảng cách cơ cấu trong tài chính công là
'hội chứng giàu tư – nghèo công'. Hội chứng này xảy ra khi các cá nhân và công
ty sử dụng mức thu nhập cá nhân và doanh nghiệp cao để tài trợ:

▪ mức tiêu dùng tương đối cao đối với các dịch vụ chất lượng cao trong khu
vực tư nhân
▪ mức tiêu dùng dịch vụ chất lượng tương đối thấp trong khu vực công.

Hội chứng lần đầu tiên được phát hiện ở Hoa Kỳ vào cuối những năm 1950,
nơi sự tương phản rõ rệt giữa tính sẵn có và chất lượng của các dịch vụ khu vực
công và khu vực tư nhân đã được ghi nhận và điều này sau đó dường như trở
nên rõ nét hơn khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Tài chính công
chiến lược được coi là nghịch lý khi các nhóm dân cư giàu có sẵn sàng chi tiêu
quá nhiều cho hàng hóa và dịch vụ của khu vực tư nhân nhưng ít sẵn sàng đồng
ý mức thuế cao hơn để tài trợ cho các dịch vụ công tốt hơn. Hội chứng này
được chứng minh trong bất kỳ cơ quan tài phán nào của chính quyền địa
phương, ví dụ, bởi tình trạng sa sút xã hội tồn tại cùng với tiêu dùng phô trương
của khu vực tư nhân.

Sự sa đọa xã hội bao gồm 1 hoặc tất cả những tính chất sau dưới đây:

▪ các trường học, bệnh viện và nhà ở thành phố có chất lượng tương đối kém
▪ các công viên công cộng và không gian công cộng bị bỏ quên
▪ hệ thống giao thông công cộng thiếu kinh phí
▪ hệ thống thoát nước và nước công cộng không đủ
▪ mạng lưới đường bộ kém chất lượng, không được bảo trì đầy đủ
▪ thư viện công cộng có kho sách nghèo nàn, thiếu sự tiếp nhận công nghệ
thông tin mới và vân vân
▪ suy thoái môi trường do việc thiếu hụt các hoạt động nhằm tái chế chất thải
thu gom từ các hộ gia đình và doanh nghiệp
▪ thiếu các chính sách để bảo vệ công dân và doanh nghiệp chống lại tội phạm.

Sự phô trương của khu vực tư nhân (nghĩa là tiêu dùng dễ thấy) bao gồm mức
chi tiêu tương đối cao cho:

▪ ô tô: hộ gia đình ngày càng có đặc điểm là sở hữu nhiều ô tô, những phương
tiện đó được thiết kế bằng kĩ thuật cực kỳ hiện đại nhưng đặc trưng của
những loại xe này là chỉ có thể sử dụng cho những chuyến đi rất ngắn trong
khu vực đô thị.
▪ thiết bị gia dụng như thiết bị nhà bếp (máy rửa bát, v.v.), TV kỹ thuật số và
máy tính gia đình, một lần nữa công nghệ của những thiết bị này ngày càng
được thiết kế tinh vi hơn.
▪ thiết bị và dịch vụ cá nhân, chẳng hạn như điện thoại di động và quyền truy
cập vào các dịch vụ Internet, thường được sử dụng cho các mục đích có vẻ
tầm thường
▪ thiết bị giải trí được xây dựng theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp (ví dụ như
chơi gôn, trượt tuyết, chèo thuyền) và các thành viên câu lạc bộ liên quan
▪ bữa ăn nhà hàng và thực phẩm tiện lợi, nhiều gia đình hiện nay phụ thuộc
vào những thứ này cho bữa ăn chính của họ
▪ các kỳ nghỉ lễ ở nước ngoài, thường là vài kỳ mỗi năm và ngày càng kỳ lạ
và xa xôi
▪ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, thuốc thay thế và liệu
pháp và các phương pháp điều trị khác, về cơ bản là ngoại vi,
▪ rượu, đồ uống đặc biệt và nước khoáng đóng chai.

Sự bình đẳng công cộng tồn tại cùng với sự sung túc tư nhân dường như là
nghịch lý bởi vì mức sống cao phụ thuộc trực tiếp vào việc tiêu thụ cả hàng hóa
và dịch vụ của khu vực công và tư nhân, những thứ này thường bổ sung cho
nhau (ví dụ: đường và ô tô tương ứng). Hơn nữa, biểu hiện của hội chứng người
giàu có - công cộng dường như ngày càng không đối xứng trong sự sung túc tư
nhân và sự bình đẳng công cộng dường như đang trở thành ngày càng phân cực.
Như đã nêu trong Chương 6, thu nhập và sự giàu có dường như ngày càng được
phân phối không đồng đều giữa dân cư và công chúng người nghèo ngày càng
có nhiều kinh nghiệm hơn (một số người sẽ nói về mặt xã hội loại trừ) các bộ
phận của cộng đồng phụ thuộc nhiều nhất vào phúc lợi nhà nước, ví dụ gia đình
không có việc làm với trẻ em. Cả hội chứng và sự bất đối xứng ngày càng tăng
bây giờ sẽ được giải thích bằng các thuật ngữ lý thuyết.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU: GIẢI THÍCH


THEO CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

Các học viên và chính trị gia có xu hướng giải thích những khoảng cách cấu
trúc bằng cách lập luận rằng nguồn thu không đủ để tài trợ cho các dịch vụ công
thiết yếu: thu từ thuế quá nhỏ thay vì chi quá lớn. Vì vậy, ví dụ, các chính quyền
địa phương thường cho rằng họ phải chịu áp lực tài chính cố hữu (xem Chương
số 8). Họ cho rằng điều này là kết quả tất yếu của việc tài trợ cho một loạt các
dịch vụ công địa phương ngày càng đắt đỏ (ví dụ như giáo dục, chăm sóc người
già, luật pháp và trật tự) từ một cơ sở thuế hẹp (ví dụ: bất động sản Thuế). Nhu
cầu đối với những dịch vụ này tăng từ năm này sang năm khác, do dân số địa
phương trở nên giàu có hơn và / hoặc có nhu cầu cao hơn khi số lượng trẻ em
hoặc người già tăng lên (xem Chương 3). Tuy nhiên, doanh thu từ thuế địa
phương tăng tương đối chậm vì:

▪ cơ sở cho thuế tài sản (nghĩa là giá trị tài sản) chỉ được định giá lại không
thường xuyên và do đó nguồn thu từ thuế không linh hoạt (nghĩa là quá ổn
định)
▪ dân số ngày càng giàu có chuyển ra khỏi thành phố, thích sống ở môi trường
dễ chịu hơn, bỏ lại người già và gia đình nghèo hầu hết cần các dịch vụ công
địa phương nhưng ít có khả năng chi trả cho chúng qua thuế và phí người
dùng
▪ hoạt động kinh tế di chuyển ra khỏi thành phố vì đất quá đắt, các địa điểm
xây dựng tiềm năng có kích thước yêu cầu quá phân mảnh (về mặt sở hữu),
đường xá bị tắc nghẽn nặng và có thể thuê công nhân lành nghề dễ dàng hơn
ở những nơi khác
▪ các nguồn thu khác của địa phương không ổn định, ví dụ như nguồn thu từ
thuế bán hàng địa phương biến động rõ rệt phản ánh những biến động mạnh
không kém trong chi tiêu bán lẻ khi nền kinh tế địa phương chuyển từ một
người tiêu dùng bùng nổ để suy thoái.

Do đó, chênh lệch giữa chi tiêu và thu nhập có xu hướng tăng hơn thời gian,
với các cuộc khủng hoảng tài khóa định kỳ trong các cuộc suy thoái. Suy thoái
kinh tế có thể gây căng thẳng tài khóa ở cấp quốc gia và khu vực cũng như ở
địa phương các cấp chính quyền. Tuy nhiên, đây chỉ là lời giải thích ngắn hạn
vì sự phục hồi kinh tế tiếp theo sẽ đưa tài chính công trở lại trạng thái cân bằng.
Tài chính công khu vực cũng có thể bị ảnh hưởng bất lợi trong trung hạn bằng
cơ cấu lại nền kinh tế (khác với suy thoái), ví dụ bằng sự suy giảm của các
ngành công nghiệp nặng truyền thống (ví dụ như than và luyện thép). Tuy
nhiên, một lần nữa, những giải thích thực dụng này không thể giải thích cấu
trúc khoảng cách vẫn tồn tại trong thời gian dài. Do đó, đòi hỏi phải được thực
hiện nhiều hơn giải thích lý thuyết toàn diện về các khoảng cách cơ cấu. Bất kỳ
lý thuyết nào cũng phải có thể giải thích sự không phù hợp dai dẳng giữa chi
tiêu công và doanh thu công, khoản thu trước lớn hơn khoản thu sau.

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH KHOẢNG CÁCH CẤU TRÚC: KỶ


LUẬT - GIẢI THÍCH CỤ THỂ
Các lý thuyết chính trị về khoảng cách cơ cấu có dạng triệt để nhất trong 'cuộc
khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản'. Lý thuyết này khẳng định rằng các công ty
kinh doanh thu lợi nhuận ở khu vực tư nhân không sẵn lòng trả số thuế đủ để
tài trợ cho các dịch vụ công mà họ phụ thuộc vào để cung cấp những người lao
động có năng suất cao, giáo dục và chăm sóc sức khỏe chẳng hạn. Do đó, lợi
nhuận của hoạt động kinh tế được tích lũy bởi khu vực tư nhân trong khi chi
phí để tạo ra sự tăng trưởng đó giảm vào khu vực công. Ngoài ra, khu vực công
phải trang trải các chi phí xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra, đáng chú ý nhất là
ô nhiễm và các vấn đề liên quan đến y tế, môi trường và xã hội. Việc kiểm tra
lý thuyết này yêu cầu dữ liệu chuỗi thời gian tài chính công phải được kiểm tra
để xem liệu tài chính công có khả năng ‘trở nên quan trọng’ ở các quốc gia tư
bản rộng rãi hơn đáng kể so với các quốc gia kế hoạch tập trung hay không.
Đây sẽ là một dự án nghiên cứu rất lớn, việc giải thích kết quả của nó sẽ rất khó
khăn. Chỉ cần nói vì mục đích của cuốn sách này là chủ nghĩa cộng sản dễ bị
sụp đổ hơn chủ nghĩa tư bản khi toàn cầu hóa hoạt động kinh tế diễn ra nhanh
chóng (xem Chương 1). Có thể cho rằng nguồn thu cho các dịch vụ công được
nâng cao nhờ tăng trưởng kinh tế, trong đó nó tạo ra cơ sở thuế rộng hơn từ đó
có thể nâng cao tài chính công. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế làm giảm nhu cầu
chi tiêu công vì nó làm giảm nhu cầu chi trả duy trì thu nhập của nhà nước.
Trong khi cả hai đề xuất này đều đủ tiêu chuẩn dưới đây, thì tài chính công có
nhiều khả năng trở nên "quan trọng" do kết quả của sự đình trệ kinh tế, không
phân biệt nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, kế hoạch hóa tập trung hay hỗn hợp.

Các lý thuyết xã hội học dựa trên tiền đề rằng một số nhóm người có nhiều
khả năng nắm bắt được lợi ích của các dịch vụ công hơn trong khi có nhiều khả
năng tránh phải trả tiền hơn các nhóm khác. Người ta cho rằng giàu có các
nhóm trung lưu được hưởng lợi một cách không cân xứng từ các dịch vụ công
vì họ có nhiều khả năng hơn các nhóm thu nhập thấp (tầng lớp lao động) để
tiếp cận các dịch vụ. Sự bắt giữ tầng lớp trung lưu này đã được đề cập trong
các chương trước. Vì vậy, ví dụ, ở nhiều quốc gia, con cái của các bậc cha mẹ
làm nghề và những người làm công việc quản lý có nhiều khả năng đi học đại
học hơn con cái của cha mẹ trong những nghề không có tay nghề được trả lương
thấp. Các nhóm tầng lớp trung lưu cũng có xu hướng sử dụng nhiều văn hóa và
giải trí trong khu vực công không cân xứng dịch vụ (phản ánh các yếu tố lối
sống). Họ cũng sử dụng nhiều đường (do tỷ lệ sở hữu ô tô cao hơn), trợ cấp
đường sắt (vì tỷ lệ đi làm cao hơn), y tế khu vực công dịch vụ (bởi vì chúng rõ
ràng hơn và đòi hỏi nhiều hơn về bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật) và như vậy. Do
đó, các lý thuyết xã hội học dựa trên sự phân đoạn xã hội và việc trao truyền
đặc quyền và phân biệt đối xử để tạo ra sự loại trừ xã hội cả trong và qua các
thế hệ kế tiếp. Họ có thể giúp giải thích xã hội loại trừ trong phạm vi các địa
phương như nội thành thiếu thốn. Tuy nhiên, không thể hiểu rõ tại sao việc thu
phục tầng lớp trung lưu lại tạo ra khoảng cách cơ cấu trong tài chính công khác
với sự bất bình đẳng trong phân phối chi phí và lợi ích của các dịch vụ công.

Các lý thuyết kinh tế về tăng trưởng chi tiêu công đã được tóm tắt trong
Chương 3. Mục tiêu của chương là giải thích sự tăng lên của tỷ lệ tài chính
công/GDP chứ không phải khoảng cách về kết cấu. Các lý thuyết trọng cầu về
tăng trưởng chi tiêu công trong mô hình trao đổi tài khóa của chính phủ (chương
3) không đề cập đến khoảng cách về kết cấu. Nếu chi tiêu công là kết quả từ
yêu cầu của các cử tri đối với các dịch vụ công và là một mức độ phân phối lại
thu nhập nhất định, thì chúng sẽ được kết hợp bởi toàn bộ cử tri để đóng thuế
và trả phí từ nguồn thu đủ để trang trải chi tiêu. Việc vay mượn tiền sẽ bị hạn
chế bởi trên thực tế, các cử tri biết rằng họ và / hoặc con cái của họ cuối cùng
sẽ phải trả lại số tiền đã vay, ngay cả đã khi trôi qua vài thập kỷ. Ví dụ, các
khoản nợ thuế cao trong tương lai trong phạm vi quyền hạn của chính quyền
địa phương có thể làm giảm giá trị tài sản (chịu thuế tài sản địa phương) do đó,
sự gia tăng tiêu dùng hiện tại đồng nghĩa với việc sụt giảm của cải hiện hành.
Tương tự, sự lo ngại rằng thuế cao có thể đẩy doanh nghiệp ra khỏi một vùng
cũng sẽ hạn chế mức thuế tăng lên bởi một chính phủ chuyên chế nhân từ
(Chương 3) vì những hậu quả bất lợi đối với những triển vọng có việc làm và
mức sống. Những điều này không khuyến khích việc “sống trước, trả sau”.
Tương tự như vậy, các lý thuyết trọng cung về tăng trưởng chi tiêu công
trong mô hình chính phủ leviathan (Chương 3) không có khả năng tự giải thích
những khoảng cách về kết cấu. Mặc dù sở thích của các chính trị gia và quan
chức có thể ảnh hưởng đến việc chi tiêu, nhưng họ vẫn không thể giải thích
được khoảng cách kết cấu vì chúng ngụ ý rằng nguồn thu từ thuế sẽ tăng lên
trong dài hạn. Ví dụ, trong khi lý thuyết ‘ảo tưởng tài khóa’ về sự tăng trưởng
chi tiêu công đặt ra rằng mọi người không nhận ra họ phải trả bao nhiêu tiền
thuế, nó ngụ ý rằng luôn có thể tăng đủ thu để trang trải chi tiêu. Ví dụ, trong
khi thuyết ‘ảo giác thuế khoá’ về sự tăng trưởng chi tiêu công đặt ra rằng con
người không nhận ra họ phải trả bao nhiêu tiền thuế, ngụ ý rằng doanh thu luôn
có thể tăng đủ để trang trải chi tiêu. Tương tự, "mô hình chênh lệch năng suất"
chỉ đơn giản cung cấp lý do mà dịch vụ công có thể trở nên đắt đỏ hơn so với
đầu ra của khu vực tư nhân, chứ không phải lý do tại sao doanh thu lại nhất
thiết không đầy đủ.

Do đó, cần có một thuyết bao quát hơn để giải thích những khoảng cách kết
cấu trong tài chính công. Nó phải lí giải được tại sao chi tiêu công lại được kì
vọng tăng nhanh hơn doanh thu. Để làm được điều này, một mô hình lý thuyết
phải dự đoán nhu cầu ngày càng tăng về cung cấp dịch vụ là điều không phù
hợp với tinh thần sẵn lòng và / hoặc khả năng chi trả cho chúng. Do đó, mặc dù
các chính sách đối với tài chính công là kết quả của quá trình ra quyết định hợp
lý, nhưng các quá trình đó lại bất đối xứng trên khía cạnh sự cân bằng giữa chi
tiêu công và nguồn thu. Quá trình ra quyết định không hợp lý sẽ không giải
thích được tại sao chi tiêu sẽ vượt quá thu nhập trong dài hạn, cũng có thể ngược
lại.

LÝ THUYẾT TOÀN DIỆN VỀ CÁC KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU: LOGIC


CỦA HÀNH ĐỘNG TẬP THỂ
Đối với sự không phù hợp giữa cầu/cung và sự sẵn lòng/ khả năng chi trả thì
cần cả:

▪ Việc khuyến khích cử tri – những người đóng thuế yêu cầu nhiều chi tiêu
công hơn cùng với sự không sẵn lòng/ không có khả năng để trả thêm thuế
hay phí sử dụng

▪ Việc khuyến khích các chính trị gia và các chuyên gia cung cấp nhiều hơn
trong khi tăng mức thu không đủ từ thuế và phí người dùng, dù theo thiết kế
hay theo mặc định.

Hai yếu tố làm nền tảng cho logic của hành động tập thể:

▪ Những vấn đề thông tin không thể vượt qua

▪ Tư lợi chính trị làm việc với các động lực kinh tế do chính thể dân chủ tạo
ra

Trong trường hợp không có giá thị trường, hệ thống kế hoạch tập trung
không có khả năng đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ khu vực
công và các đầu ra khác, và từ đó không có khả năng đo lường lợi ích mà chúng
mang lại cho người sử dụng (Chương 2). Do đó, các lựa chọn tập thể được đưa
ra một cách mù quáng khi không có thông tin cần thiết để chúng trở nên tối ưu
về mặt tối đa hóa lợi ích công cộng. Đây là nguyên lý cơ bản của 'trường phái
lựa chọn công cộng của Hayekian/Áo' (Chương 1) cho rằng chính phủ đơn giản
không hề biết lợi ích công là gì và do đó có thể cung cấp quá nhiều hoặc quá ít
dịch vụ. Sự thâm hụt hoặc thặng dư như vậy sẽ không tồn tại lâu trong hệ thống
thị trường cạnh tranh vì giá sẽ điều chỉnh, tăng lên trong trường hợp thâm hụt
và giảm xuống trong trường hợp thặng dư. Việc điều chỉnh giá như vậy giúp
loại bỏ tình trạng thặng dư và thâm hụt bằng mang cung và cầu vào trạng thái
cân bằng. Do đó, sự tăng lên về giá tạo ra lợi nhuận để tăng cung, những mức
giá cao hơn đồng thời làm giảm lượng cầu. Sự giảm về giá cũng tạo ra động
lực để giảm cung (vì lợi nhuận giảm), những mức giá thấp hơn đó đồng thời
làm tăng cầu. Do đó, cung và cầu sẽ tự động trở lại trạng thái cân bằng nhờ hoạt
động tự do của các lực lượng cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng thâm hụt và
thặng dư không thể tồn tại trong một hệ thống thị trường cạnh tranh không có
sự kiểm soát của chính phủ. Đây là sự đúc kết lại lý thuyết quyền sở hữu trong
Chương 2.

Trong khi sự thiếu hụt thông tin có thể dẫn đến việc cung cấp quá nhiều
hoặc quá ít dịch vụ, thì tính không xác định đó được tạo ra bởi các động lực
cung cấp dư thừa mà những người làm việc trong khu vực công phải đối mặt,
cụ thể là các nhà chính trị và quan chức. Những động lực đó càng mạnh thì hệ
thống trách nhiệm giải trình chính trị và hành chính tồn tại (tương ứng) trong
các quy trình dân chủ và cấu trúc quản trị càng yếu. Điều này là do việc thiếu
trách nhiệm giải trình tạo ra phạm vi cho một số nhóm gây bất lợi cho các nhóm
khác. Giả định là hành vi tự phục vụ là đặc trưng trong các hệ thống chính trị
cũng như trong các hệ thống kinh tế (thị trường). Đây là nguyên lý cơ bản của
‘Lý thuyết lựa chọn công cộng Virginia’. Ngoài việc giả định thông tin không
hoàn hảo và các chủ thể chính trị theo đuổi lợi ích cá nhân của họ, ‘lý thuyết
lựa chọn công cộng’ cũng cho rằng các nhóm lớn có đặc trưng là thiếu sự ‘vận
động chính trị’. Các cá nhân trong những nhóm lớn có động cơ ăn không (hoặc
ăn bám - Chương 2), nghĩa là cho rằng những người khác sẽ thay mặt họ trong
quá trình chính trị. Điều này là do chi phí trả trước của việc tham gia (về mặt
thời gian và sự cố gắng) vào quá trình chính trị thường lớn hơn những lợi ích
vô định phổ biến rộng rãi trong tập thể.

Ngược lại, điều đặc biệt đáng chú ý của các nhóm gây áp lực tập trung nhiều
hơn vào các thành viên của họ và do đó, tỷ lệ lợi ích / chi phí của cá nhân cao
hơn của tập thể, tạo ra động lực lớn hơn để chịu cái giá phải trả khi tham gia
chính trị. Hơn nữa, các nhóm quyền lợi đặc biệt nhỏ hơn khiến việc ăn không
trở nên khó khăn hơn vì nó sẽ dễ bị các thành viên khác chú ý hơn và nhóm có
thể áp dụng hình phạt nếu không tham gia, ví dụ như trục xuất khỏi thành viên
của nhóm đó. Kết quả là các nhóm gây áp lực (quyền lợi đặc biệt) có mức độ
huy động chính trị lớn hơn nhiều so với công chúng nói chung.

Nói cách khác, các nhóm có quyền lợi đặc biệt có nhiều khả năng vượt qua
các vấn đồ trong hoạt động tập thể hơn các nhóm cử tri lớn và do đó có nhiều
khả năng thực hiện quyền lực chính trị hơn vì họ có động cơ mạnh mẽ hơn để
tham gia vào hành động tập thể. Họ được hưởng cả lợi ích vật chất (ví dụ tiêu
thụ dịch vụ) và phi vật chất (ví dụ như sự chấp thuận của nhóm để xã hội hóa
và hợp tác với những người cùng chí hướng) từ nhữg thành viên của nhóm
quyền lợi đặc biệt của họ.

Do đó, các nhóm lợi ích đặc biệt nhỏ hơn có thể tăng tỷ lệ lợi ích - chi phí
khi tham gia vào quá trình chính trị. Thật vậy, các doanh nhân chính trị có thể
thúc đẩy niềm tin giữa các thành viên trong nhóm rằng sự tham gia chính trị
trong các nhóm vận động hành lang tập trung như vậy là một lợi ích chứ không
phải là một chi phí, một lần nữa tăng động lực cho hành động chính trị. Ví dụ,
việc viện trợ ngân sách cao (có lẽ quá mức) cho nghệ thuật thông qua vận động
hành lang chính trị trở nên đáng được vận dụng theo đúng nghĩa riêng của nó,
mang lại sự chấp thuận cao của xã hội trong các nhóm áp lực về văn hóa nghệ
thuật. Mặc dù phần lớn dân số nộp thuế có xu hướng chi tiêu ít hơn cho nhóm
dịch vụ này, nhưng mức độ vận động chính trị cao trong các mạng lưới văn hóa
nghệ thuật sẽ đẩy chi tiêu lên nhiều hơn. Điều này là do để đạt được mức huy
động chính trị cao hơn so với dân số nói chung, những nhóm lợi ích đặc biệt đó
phải có ảnh hưởng lớn đến các lựa chọn công cộng.

Kết quả tương tự cũng dẫn đến các dịch vụ công khác, nơi có mức độ huy
động chính trị cao giữa các nhóm áp lực. Ở nhiều nước phát triển, có những
nhóm vận động hành lang đặc biệt lớn mạnh trong ngành xây dựng, nông
nghiệp, hợp đồng quốc phòng, các ngành nghề,... Do đó, những nhóm này có
thể đảm bảo được sự bảo vệ của nhà nước ở mức độ cao, thông qua hệ thống
quy hoạch sử dụng đất, trợ cấp nông nghiệp, thực hành nghề nghiệp được quản
lý chặt chẽ,… Trái lại, cơ quan chung của công dân, người tiêu dùng và người
nộp thuế lại bị đánh giá thấp bởi vì là những nhóm tập thể rất lớn, họ phải đối
mặt với những động lực huy động yếu kém hơn và do đó thiếu tiếng nói chính
trị hiệu quả. Cố gắng tạo cho họ nhiều con đường hơn để phát ngôn chính trị,
chẳng hạn như thông qua các cơ chế tham vấn bổ sung, vẫn sẽ thất bại vì nó
không thay đổi 'logic của hành động tập thể', cụ thể là sự tham gia chính trị với
những động lực yếu kém hơn giữa các nhóm lớn. Về cơ bản, logic của hành
động tập thể tập trung lợi ích của sự can thiệp của chính phủ vào các hành lang
có tổ chức nhưng lại phân tán chi phí thuế rộng hơn nhiều.

Dự kiến rằng những người không phải là thành viên của các nhóm lợi ích
đặc biệt sẽ phản đối sự bất cân xứng giữa lợi ích và chi phí của các dịch vụ
công. Tuy nhiên, như đã lưu ý, các cá nhân trong cộng đồng cử tri nói chung
có động lực không dành thời gian và nỗ lực cá nhân để bỏ phiếu vì lợi ích mà
họ thu được từ việc này là rất nhỏ so với chi phí tham gia vào cuộc bỏ phiếu
đại cử tri. Phiếu bầu của một cá nhân không chắc sẽ mang lại lợi ích đáng kể
cho việc cung cấp dịch vụ. Do đó, động lực không phải là bỏ phiếu hoặc ít nhất
là không được cung cấp thông tin đầy đủ khi bỏ phiếu. 'Sự thiếu hiểu biết hợp
lý' dường như là chiến lược tốt nhất cho toàn thể cử tri.

Kết quả của sự thiếu hiểu biết hợp lý thâm căn cố đế dẫn đến một cuộc tranh
luận công khai kém chất lượng về những gì tạo nên lợi ích công cộng. Điều này
cho phép chương trình nghị sự chính trị được thiết lập bởi các nhóm áp lực, các
chính trị gia và các nhà chức trách. Do đó, ngay cả trong trường hợp tổn thất
(nghĩa là chi phí thuế) lớn hơn lợi ích (từ việc cung cấp dịch vụ lớn hơn) thì chi
tiêu công cũng tăng lên. Các chính trị gia đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích
đặc biệt để 'mua' phiếu bầu và do đó tăng cơ hội tái đắc cử cho họ. Hơn nữa,
các nhà chức trách thường hài lòng với các quyết định của các chính trị gia về
việc cung cấp nhiều dịch vụ hơn vì điều đó thúc đẩy sự tư lợi của họ trong việc
gia tăng ngân sách, mang lại sự đảm bảo cho công việc và việc hưởng bổng lộc
cũng như địa vị cao hơn. Thực tế cho thấy bản thân các quan chức phải đối mặt
với các động lực để hỗ trợ các nhóm lợi ích đặc biệt đòi hỏi mức chi tiêu cao
hơn cho các dịch vụ mà các quan chức phải cung cấp. Chẳng hạn, họ có thể
phóng đại tỷ lệ lợi ích - chi phí liên quan đến các dịch vụ đó, đặc biệt bằng cách
cung cấp thông tin có chọn lọc cho các nhóm lợi ích đặc biệt và các nhà hoạch
định chính sách nhấn mạnh đến lợi ích và chi phí thấp hơn. Các quan chức có
thể làm điều này bởi vì họ thường độc quyền trong việc cung cấp thông tin về
các dịch vụ mà họ chịu trách nhiệm cung ứng.

Thay vì chỉ cố gắng tối đa hóa sản lượng dịch vụ, các quan chức có thể tập
trung vào việc tối đa hóa 'ngân sách tùy ý' của họ. Đây là sự chênh lệch giữa
chi phí tối thiểu để sản xuất một mức sản lượng dịch vụ nhất định và nguồn tài
chính tối đa có thể thu được từ cơ quan chính trị để sản xuất một mức dịch vụ
nhất định. Cả vấn đề dư cung và chi phí quá cao đều dẫn đến bội chi ngân sách
ảnh hưởng đến sự nghiệp của các quan chức. Do đó, bên cạnh động cơ cung
cấp quá mức các dịch vụ mà họ chịu trách nhiệm, các quan chức phải đối mặt
với các động cơ để sản xuất những dịch vụ đó với chi phí cao không cần thiết.

Tóm lại, sự tác động của các cơ cấu động lực (cả bên cầu và bên cung của
các dịch vụ công) và việc thiếu thông tin chính xác dẫn đến sự bất cân xứng
của quyền lực chính trị, song song với đó là việc ra quyết định. Sự bất cân xứng
này làm cho chi tiêu công tăng nhanh hơn thu nhập cần thiết để tài trợ cho
chúng, do đó tạo ra khoảng cách cơ cấu trong tài chính công. Việc ra quyết định
liên quan đến cung cấp dịch vụ và tài chính công trở thành đặc trưng bởi chủ
nghĩa ngắn hạn. Hậu quả là khả năng có những khoảng cách cơ cấu trong tài
chính công không được xem xét nghiêm túc.

Ngay cả khi chấp nhận sự thiếu hiểu biết hợp lý và ảo giác thuế khóa (nghĩa
là người đóng thuế đánh giá thấp chi phí thuế của các dịch vụ), dự kiến rằng,
cuối cùng cộng đồng người đóng thuế sẽ nổi dậy chống lại mức thuế quá cao.
Về lý thuyết, cạnh tranh bầu cử giữa các đảng chính trị đối lập nên cho phép cử
tri chọn bỏ phiếu cho một đảng hứa hẹn cắt giảm thuế. Trong khi cạnh tranh
bầu cử và dư luận có thể ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, logic của
hành động tập thể nêu trên cho thấy rằng các quy trình bầu cử không thể thực
hiện quyền kiểm soát hiệu quả đối với các chính trị gia, quan chức và các nhóm
lợi ích đặc biệt. Và khi các chính trị gia phải chú ý đến việc tập thể những người
đóng thuế không sẵn lòng trả mức thuế ngày càng cao, họ cũng có những động
lực để tăng chi tiêu công. Đây là viễn cảnh khi một lực lượng không thể ngăn
cản va chạm với một vật thể bất động. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn này có thể
dễ dàng được giải quyết bằng cách đi vay để thu hẹp khoảng cách giữa thu và
chi. Bằng cách đó, các cử tri hiện tại phần lớn không phải trả tiền thuế cao hơn.

Do đó, chi tiêu công sẽ có xu hướng tăng nhanh hơn so với thu công, các
biện pháp khuyến khích tự phục vụ và vận động hành lang chính trị liên quan
dẫn đến áp lực từ phía cầu (thông qua các hành lang) và từ phía cung đối với
tài chính công. Những áp lực này từ các liên minh phân phối (tức là tất cả các
nhóm được vận động chính trị) dẫn đến thâm hụt ngân sách lâu năm, vay nợ và
khoản nợ quốc gia tăng, từ đó hình thành nên khoảng cách cơ cấu trong tài
chính công. Chính vì thế, chính phủ không đảm bảo lợi ích công cộng, ý nghĩa
của lợi ích đó trở nên méo mó do cuộc tranh luận chính trị kém cỏi xuất phát
từ sự thiếu hiểu biết hợp lý. Vì lí do đó, khoảng cách cơ cấu trong tài chính
công là kết quả của logic của hành động tập thể. Tài chính công trở nên không
bền vững về mặt cơ cấu.

Logic của hành động tập thể cũng giải thích tại sao một số dịch vụ công
dường như tương thích với hội chứng giàu tư - nghèo công (private affluence–
public squalor syndrome) hơn những dịch vụ khác. Cho rằng biến số giải thích
là huy động chính trị, các dịch vụ công bị bỏ qua nhiều nhất (trong điều kiện
thiếu đầu tư) là những dịch vụ gặp khó khăn nhất trong việc huy động chính trị.
Vì lẽ đó, về lý thuyết, các công viên công cộng sẽ có xu hướng ít hoạt động hơn
các trường công lập vì phụ huynh và giáo viên ở bất kỳ ngôi trường nào cũng
có nhiều động lực và dễ dàng hơn trong việc vận động chính trị so với lượng
dân số đông đúc mà công viên công cộng phục vụ. Điều này là do tỷ lệ lợi ích
- chi phí trong trường học cao hơn trong trường hợp công viên. Do vậy, về mặt
lý thuyết, logic của hành động tập thể lý giải tại sao ngân sách trường học có
xu hướng được bảo vệ nhiều hơn ngân sách cho các dịch vụ khác của thành
phố.
SỰ TRẦM TRỌNG CỦA NHỮNG KHOẢNG CÁCH CƠ CẤU

Các phân tích trên tập trung vào logic của hành động tập thể để chứng minh tại
sao những khoảng cách cơ cấu trong tài chính công là một kết quả không thể
tránh khỏi của sự lựa chọn công cộng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng khoảng
cách cơ cấu trong tài chính công đang ngày càng trầm trọng hơn do tái cơ cấu
kinh tế, xã hội và nhân khẩu học gắn với toàn cầu hóa. Về mặt lý thuyết, việc
tái cơ cấu như vậy ảnh hưởng đến sự phân phối các quyền tài sản như sẽ được
trình bày dưới đây, sau đó sẽ xuất hiện lập luận rằng việc tái cơ cấu quyền sở
hữu này ảnh hưởng đến logic của hành động tập thể, làm trầm trọng thêm
khoảng cách cơ cấu.

Các yếu tố dẫn đến chênh lệch cơ cấu ngày càng trầm trọng trong trung và
dài hạn bao gồm:

▪ toàn cầu hóa đòi hỏi thuế thấp hơn


▪ tái cơ cấu kinh tế
▪ tái cơ cấu nhân khẩu học
▪ tái cơ cấu hộ gia đình
▪ tái cấu trúc lối sống.

Các yếu tố này rõ ràng không độc lập với nhau. Ví dụ, chuyển đổi cơ cấu kinh
tế và hộ gia đình phụ thuộc lẫn nhau, sự phát triển thịnh vượng ở các nước phát
triển cho phép nhiều người sống độc lập với gia đình hơn, do đó dẫn đến xu
hướng quy mô hộ gia đình nhỏ hơn. Nguyên nhân cũng không phải chỉ là một
chiều, từ toàn cầu hóa đến tái cơ cấu kinh tế xã hội và nhân khẩu học. Ví dụ,
trong khi toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các đơn vị công nghiệp lớn hơn đạt
được lợi thế theo quy mô thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy tạo điều
kiện cho việc chuyên môn hóa sản xuất mang tính quốc tế cao hơn dẫn đến toàn
cầu hóa sâu hơn trong một vòng lặp phản hồi (feedback loop) của quan hệ nhân
quả. Các yếu tố này hiện đã được xử lý lần lượt.

Toàn cầu hóa hoạt động kinh tế có xu hướng dẫn đến áp lực giảm thuế để
ngành công nghiệp của các nước duy trì sức cạnh tranh trên thị trường thế giới,
như đã nêu trong Chương 1 và 5. Điều này cũng làm tăng phạm vi trốn thuế khi
mọi người và các công ty nhận thấy ngày càng dễ dàng để chuyển thu nhập, lợi
nhuận, tiết kiệm và của cải sang các nước có thuế suất thấp hơn (những nước
có thuế suất thấp nhất thường được gọi là 'thiên đường thuế'). Điều này dẫn đến
xói mòn cơ sở thuế quốc gia theo cùng một cách khi sự di cư của dân số và sự
dịch chuyển các ngành công nghiệp làm xói mòn cơ sở thuế của chính quyền
địa phương và khu vực.

Những điều lo ngại trên không còn là mới, có thể thấy biên giới quốc tế ngày
càng trở nên ít tác động đến vị trí của hoạt động kinh tế và cơ sở thuế liên quan.
Sự tăng trưởng ngày càng nhanh của đầu tư vào các công ty di động quốc tế,
các công ty đa quốc gia dẫn đến việc các nước có thuế suất tương đối cao sẽ
không thu hút được đầu tư. Do đó, các công ty trong nước của các quốc gia này
sẽ di chuyển đến các khu vực bị đánh thuế thấp hơn. Ngoài ra, các quốc gia có
mức thuế suất cao có thể mất các giám đốc điều hành có năng lực hàng đầu
quốc tế và các công nhân có trình độ tay nghề cao. Sự phát triển của thương
mại điện tử làm trầm trọng thêm những tác động này, vì nó khiến cơ quan thuế
khó theo dõi các giao dịch hơn và do đó ngày càng khó khăn hơn trong việc
đánh các loại thuế tiêu thụ thích hợp. Các giao dịch dựa trên Internet có thể dễ
dàng được ‘tái định cư’ trong các thiên đường thuế. Do đó, toàn cầu hóa dẫn
đến việc giảm thuế suất liên tục và / hoặc xói mòn các cơ sở thuế dẫn đến việc
mất cân đối giữa doanh thu thuế với chi tiêu công. Trong khi sự mất cân bằng
cơ cấu ngày càng tăng trong tài chính công có thể bị chậm lại bởi sự hài hòa
thuế giữa các quốc gia khi tham gia vào các khối thương mại mặc dù các khối
thương mại vẫn phải cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hơn nữa, sự mất cân bằng cơ cấu trở nên trầm trọng hơn do sự bất bình đẳng
ngày càng tăng trong việc phân bổ gánh nặng thuế. Khi các công ty, cổ đông
và những người có thu nhập cao trả ít thuế hơn (theo thực tế và / hoặc điều
khoản tương xứng), gánh nặng thuế giảm xuống các nhóm ít di động hơn, ít
giàu có hơn, bao gồm cả những người không có khả năng cho kế toán thuế “ẩn
nấp” trong thu nhập và của cải của họ. Việc tránh thuế và trốn thuế rộng rãi
càng củng cố quan điểm rằng gánh nặng thuế được phân bổ không công bằng.
Nhận thức về mức thuế thấp hơn và / hoặc dịch vụ tốt hơn ở các quốc gia khác
có thể dẫn đến nhu cầu của người nộp thuế đối với mức thuế thấp hơn.

Phải thừa nhận rằng có nguy cơ làm lớn thêm những tác động này lên nguồn
thu thuế, cả về tác động tương xứng và tốc độ xảy ra của chúng. Điều này là do
chênh lệch thuế không phải là ảnh hưởng duy nhất (hoặc, có thể, thậm chí là
lớn) đến địa điểm đầu tư kinh doanh và việc làm. Sự ổn định về chính trị, sự
gần gũi với thị trường và sự sẵn có của lao động có tay nghề cao với sự hài hòa
quan hệ lao động cũng là những ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa
điểm kinh doanh. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và sự phát triển của thương mại điện
tử cuối cùng đòi hỏi mức thuế thấp hơn để giảm thiểu sự xói mòn cơ sở thuế,
dẫn đến khoảng cách cơ cấu ngày càng tăng trong tài chính công.

Như đã nêu ở trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương tác với toàn cầu hóa
trong điều kiện quy mô kinh tế lớn hơn và chuyên môn hóa sản xuất. Một số
ngành công nghiệp xác định vị trí đầu tư mới ở các nước có chi phí lao động
tương đối thấp (có nghĩa là tiền lương thấp và thuế thu nhập thấp), thường là
các nước đang phát triển và các nền kinh tế Viễn Đông. Điều này gây áp lực
giảm lương trong cùng ngành ở các nền kinh tế phát triển để có thể cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Kết quả là nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp nhận
được các khoản phúc lợi liên quan đến thu nhập cao hơn (tạo ra bẫy nghèo đói-
xem Chương 6). Cùng với đó nguồn thu từ thuế thu nhập thấp hơn, gây căng
thẳng cho tài chính công. Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa sản xuất cũng dẫn
đến việc các nước phát triển tập trung ngày càng nhiều vào các ngành công
nghiệp công nghệ cao (như viễn thông, công nghệ thông tin và dược phẩm) và
các dịch vụ giao dịch quốc tế (như dịch vụ tài chính). Tuy nhiên, sự phát triển
của các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao dường như cũng đặt ra
những áp lực ngày càng tăng đối với tài chính công, theo đó nó có thể dẫn đến
có nhiều hơn những "hộ gia đình có thu nhập kép" và "hộ gia đình không có
thu nhập".

Các hộ gia đình không có thu nhập là những hộ gia đình không có việc làm
được trả lương. Điều này đặc biệt xảy ra đối với những người thiếu trình độ học
vấn và kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu của các công ty đang tìm cách cạnh
tranh trên thị trường toàn cầu. Mọi người có xu hướng kết hôn hoặc hợp tác với
những người có cùng hoàn cảnh với họ. Nếu một người thiếu trình độ học vấn
thì vợ, chồng hoặc đối tác của họ thường cũng thiếu trình độ. Vì vậy họ thường
chỉ làm những công việc mang lại thu nhập thấp. Do đó, nếu một người trở nên
thất nghiệp, đối tác kia thường không có giá trị về mặt tài chính khi phải làm
công việc được trả lương thấp vì mất các lợi ích liên quan đến thu nhập. Nói
một cách đơn giản, bẫy thất nghiệp (xem Chương 6) rõ ràng hơn đối với các hộ
gia đình thiếu kỹ năng và trình độ học vấn vì nếu một bên thất nghiệp thì bên
kia cũng có khả năng ngừng việc làm được trả lương.

Tương tự, những người có trình độ / kỹ năng cao (ví dụ những người tốt
nghiệp đại học) có xu hướng kết hôn hoặc hợp tác với những người có trình độ
/ kỹ năng giống họ. Cả vợ, chồng hoặc đối tác đều có những công việc tốt, tạo
ra những hộ gia đình có thu nhập kép. Ít nhất một trong những công việc đó sẽ
là toàn thời gian và được trả lương cao, công việc còn lại có thể là bán thời
gian. Trớ trêu thay, đối với những hộ gia đình có đủ điều kiện / kỹ năng mà chủ
hộ làm việc toàn thời gian, được trả lương cao sẽ tốt hơn khi có vợ, chồng hoặc
đối tác làm công việc bán thời gian được trả lương thấp hơn là so với những hộ
gia đình thất nghiệp không có kỹ năng / không có trình độ. Điều này là do hộ
gia đình như vậy không đủ điều kiện nhận các trợ cấp liên quan đến thu nhập
(vì đối tác kia đang được trả lương cao, làm việc toàn thời gian) và do đó không
bị ảnh hưởng bởi bẫy thất nghiệp. Mặc dù trình độ học vấn cao có thể không
cần thiết cho công việc, các nhà tuyển dụng vẫn thích tuyển dụng những người
có trình độ học vấn tốt vào công việc bán thời gian vì họ đến từ gia đình trung
lưu và những khu vực được coi là ổn định.

Sự gia tăng của các hộ gia đình có thu nhập kép và không có thu nhập làm
tăng nhu cầu Khoảng cách cơ cấu trong Tài chính công 215 về chi ngân sách
an sinh xã hội nhanh hơn thu từ thuế cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó.
Doanh thu từ thuế tăng chậm hơn do vợ, chồng hoặc đối tác trong hộ gia đình
có trình độ học vấn / kỹ năng đang làm việc bán thời gian đóng ít hoặc không
phải đóng thuế thu nhập, vì biểu thuế của hầu hết các quốc gia đều có mức thu
nhập được miễn thuế. Tất nhiên, nếu công việc bán thời gian đó được đảm
nhiệm bởi một thành viên của hộ gia đình không có trình độ học vấn / kỹ năng
thì cũng sẽ phải nộp ít hoặc được miễn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nhu
cầu thanh toán an sinh xã hội liên quan đến thu nhập sẽ giảm. Sự gia tăng của
các hộ gia đình có thu nhập thấp có tác động tương tự. Những ảnh hưởng đó
trở nên trầm trọng hơn nếu các hộ gia đình có thu nhập thập và không có thu
nhập có xu hướng sinh nhiều con hơn các hộ gia đình có thu nhập cao vì hậu
quả là tác động đến lợi ích liên quan đến thu nhập đối với trẻ em. Do đó, tái cơ
cấu công nghiệp, lao động và hộ gia đình dường như làm gia tăng thêm khoảng
cách cơ cấu trong tài chính công.

Tái cơ cấu nhân khẩu học cũng khiến các khoản chi trả trợ cấp xã hội tăng
lên khi ngày càng có nhiều người trở nên đủ điều kiện nhận chúng. Nhân khẩu
học có liên quan đến toàn cầu hóa, trong đó sự phát triển kinh tế ngày càng tăng
làm tăng tuổi thọ, do mức sống cao hơn (ví dụ điều kiện nhà ở tốt hơn, nguồn
cung cấp nước an toàn và dồi dào hơn) cùng với tăng chi tiêu công cho chăm
sóc sức khỏe. Các nước đang phát triển có tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm mạnh,
trong khi các nước phát triển có số lượng người cao tuổi tăng mạnh. Tỷ lệ trẻ
em và / hoặc người già gia tăng trong dân số làm tăng tỷ số những người sống
phụ thuộc và do đó đòi hỏi các nhóm không phụ thuộc (nghĩa là nhóm người
trong độ tuổi lao động) phải nộp thuế nhiều hơn. Ví dụ, số lượng người trong
độ tuổi nghỉ hưu tăng lên so với những người trong độ tuổi lao động dẫn đến
tăng mức chi trả lương hưu và các lợi ích liên quan đến thu nhập của nhà nước.
Do đó, việc tái cơ cấu nhân khẩu học như vậy làm gia tăng thêm khoảng cách
cơ cấu trong tài chính công.

Tái cơ cấu lối sống dường như đang dẫn đến chi phí dịch vụ cao hơn do các
nhóm tuổi trẻ dường như ngày càng trở nên kém khỏe mạnh hơn, do kết quả
gián tiếp của sự phát triển kinh tế gắn với toàn cầu hóa. Tỷ lệ sở hữu ô tô ngày
càng tăng và sự gia tăng các hình thức làm việc thụ động về thể chất (tức là các
công việc ít vận động) và giải trí (truyền hình, trò chơi máy tính, v.v.) khiến
mọi người ngày càng có thói quen ít tập thể dục hơn. Đồng thời, sự phát triển
của các loại thực phẩm tiện lợi (oven-ready) thường có hàm lượng chất béo,
muối và đường cao dẫn đến việc mọi người ăn ít trái cây và rau xanh hơn. Chế
độ ăn ngày càng mất cân bằng này càng trở nên trầm trọng hơn do việc tiêu thụ
ngày càng nhiều thức ăn nhanh và nước ngọt giữa các bữa ăn chính. Những
thay đổi này trong chế độ ăn uốngcùng với việc lười vận động, dẫn đến tỷ lệ
béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan ngày càng gia tăng. Béo phì dẫn đến
tỷ lệ đau tim, đột quỵ, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác cao hơn. Tỷ lệ
tử vong ở những người béo phì thường cao gấp đôi so với những người không
béo phì và cao hơn 1/4 đối với những người được phân loại là thừa cân nhưng
không béo phì.

Do đó, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối
với các khoản chi cho y tế của khu vực công và đồng thời, dẫn đến thất thu thuế
thu nhập do phải nghỉ làm. Ví dụ, trong khi tình trạng béo phì được ước tính
khiến Tài chính công chiến lược 216 NHS ở Anh tiêu tốn 500 triệu bảng Anh
vào năm 2001/02, thì nó ước tính đã tiêu tốn 2 tỷ bảng Anh về sản lượng kinh
tế bị mất. Do đó, chi phí về sản lượng kinh tế bị mất có thể lớn hơn nhiều lần
so với chi phí chăm sóc sức khỏe. Sản lượng bị mất này dẫn đến thất thu thuế
vào đúng thời điểm nhu cầu chi tiêu công (bao gồm cả duy trì thu nhập khi bị
ốm) ngày càng tăng.

Béo phì dường như đang gia tăng ở hầu hết các nước phát triển. Nó cũng
phổ biến ở một số nước đang phát triển, ví dụ như ở các khu vực của Nam Thái
Bình Dương như Samoa và Nauru. Nó dường như cũng đang ảnh hưởng đến
tất cả các thành phần trong xã hội, người giàu và người nghèo, người trẻ và
người già, v.v. Sự phát triển của các chính sách phúc lợi đã phá vỡ mối liên hệ
lâu đời giữa nghèo đói với nạn đói, và giờ đây béo phì dường như đang gia tăng
ở trẻ em. Lực lượng đặc nhiệm về bệnh béo phì quốc tế ước tính rằng có một
tỷ người trên thế giới mắc chứng tiền béo phì hoặc béo phì, và tỷ lệ béo phì trên
toàn cầu đang tăng lên theo thời gian. Ở mức độ mà tình trạng béo phì phản ánh
những thay đổi dài hạn trong lối sống, nó làm ảnh hưởng xấu đến tính bền vững
của tài chính công ở nhiều quốc gia. Sự lây lan của các dịch bệnh và bệnh cận
nhiệt đới đến các vùng ôn đới do hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra sẽ làm
trầm trọng thêm sự gia tăng chi phí y tế.

Tóm lại, nền kinh tế, nhân khẩu học, hộ gia đình và lối sống gắn liền với
toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm những khoảng cách cơ cấu nổi cộm xuất phát
từ “logic của hành động tập thể”. Tái cơ cấu làm tăng nhu cầu và đòi hỏi đối
với các dịch vụ công và các chương trình duy trì thu nhập, đồng thời mang lại
sự gia tăng tương xứng về nguồn thu cần thiết để tài trợ cho chúng. Tuy nhiên,
việc tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ của nhà nước hầu như vẫn chưa được kiểm
soát chặt chẽ. Trên thực tế, việc tái cấu hình các quyền tài sản trên cơ sở ngày
càng gia tăng tính tập thể xảy ra khi các chính phủ can thiệp ngày càng nhiều
hơn để đối phó với các tác động tiêu cực của tiến bộ kinh tế thông qua toàn cầu
hóa. Điều này làm suy yếu quyền sở hữu tư nhân, dẫn đến thảm kịch của người
dân (xem Chương 2), điển hình là hội chứng bình đẳng giữa sự giàu có của tư
nhân và công cộng. Quá trình này củng cố “logic của hành động tập thể” đã
được lập luận ở trên để dẫn dắt tăng trưởng chi tiêu công vượt xa tốc độ tăng
thu ngân sách công.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ VÀ TRÁNH CÁC KHOẢNG CÁCH CƠ


CẤU
Thật không may cho việc hoạch định chính sách, là một hiện tượng dài hạn,
khoảng cách cơ cấu chỉ trở nên rõ ràng với nhận thức muộn màng, và các nhóm
áp lực khiến việc cắt giảm chi tiêu công trở nên rất khó khăn. Điều này là do
không có nhóm lợi ích nào có thể dễ dàng đồng ý với việc cắt giảm cung cấp
dịch vụ mà họ nhận được, khi họ sẽ có ít hoặc không có mức giảm tương ứng
về quyền phải nộp thuế, mà theo định nghĩa, đó là các khoản thanh toán không
được trả lại. Đây sẽ là trường hợp kết quả tiết kiệm tài chính được sử dụng để
tài trợ cho việc cắt giảm thuế (mang lại lợi ích cho tất cả những người nộp thuế,
không chỉ những người mất lợi ích dịch vụ) hay để mở rộng cung cấp dịch vụ
hướng đến các nhóm khác. Kết quả là sự xơ cứng về thể chế, gây khó khăn về
mặt chính trị cho việc tái cơ cấu các dịch vụ công trước những nhu cầu thay
đổi, các nhu cầu mới phải được đáp ứng bằng cách tăng thêm tài chính công
thay vì chuyển hướng nó từ các dòng chi tiêu ít có giá trị xã hội hơn.

Về mặt chính trị, “việc trị bệnh” có vẻ tồi tệ hơn 'căn bệnh' của khoảng cách
cơ cấu, do đó, vào thời điểm người ta chấp nhận rằng khoảng cách đó tồn tại,
sự kết hợp giữa tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công cần thiết để thu hẹp khoảng
cách rõ ràng là quá hà khắc để thực hiện. Điều này giúp giải thích Hiệu ứng
chốt hãm ngược (tiếng Anh: Ratchet Effect) theo đó chi tiêu công tăng lên
nhưng không bao giờ đi xuống (xem Chương 4).

Một khi tồn tại khoảng cách cơ cấu, phản ứng chính sách được chấp nhận
về mặt chính trị nhất có thể là:

▪ Cắt giảm mạnh mức chi tiêu vốn (chi đầu tư), với lý do cử tri sẽ không bỏ
lỡ những gì họ chưa từng có
▪ Trong trường hợp việc vay nợ được sử dụng chủ yếu cho chi thường xuyên,
chỉ nên cắt giảm tỷ lệ đi vay / GDP từ từ vì nếu không, việc làm trong khu
vực công sẽ phải cắt giảm, dẫn đến các công đoàn ngành công nghiệp phải
hành động và người sử dụng dịch vụ công phải phàn nàn về việc giảm tiêu
chuẩn dịch vụ
▪ Tìm cách hạn chế việc tăng lương và biên chế trong khu vực công
▪ Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Các chính trị gia dường như cảm thấy dễ chịu hơn về mặt chính trị khi kỳ vọng
vào tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao phi thực tế hơn là giải quyết nghiêm
túc vấn đề tài chính. Họ tin rằng tốc độ tăng trưởng GDP nhanh chóng có nghĩa
là vấn đề sẽ tự nó được giải quyết, vì gia tăng nguồn thu từ thuế và nhu cầu duy
trì thu nhập thì các khoản chi trả an sinh xã hội giảm xuống. Tuy nhiên, “logic
của hành động tập thể” và tác động của toàn cầu hóa đối với kinh tế và xã hội
cho thấy rằng những kỳ vọng đó là phi thực tế. Vấn đề sẽ không tự biến mất
một cách dễ dàng trong dài hạn. Mặc dù về mặt chính trị có thể là không tốt
nhưng các biện pháp xử lý chủ động là cần thiết để xóa bỏ khoảng cách cơ cấu.

Vậy làm thế nào để có thể tránh được những khoảng trống về cơ cấu ngay
từ đầu? Nói một cách đơn giản, khoảng cách cơ cấu phát sinh do không có sự
cân xứng giữa quyết định chi tiêu và quyết định tăng thu ngân sách công. Giải
pháp duy nhất cho vấn đề này là đảm bảo sự cân xứng đó bằng cách khiến mọi
người trực tiếp chịu nhiều chi phí hơn cho các hành động của họ để chi phí
tương xứng với lợi ích. Nói cách khác, giải pháp duy nhất là thay đổi cơ cấu
hiện có của các động lực đầu tư và sản xuất dựa trên việc cung cấp và sử dụng
các kết quả đầu ra của khu vực công bằng cách thay đổi cơ cấu quyền tài sản.
Điều này đòi hỏi sự kết hợp của các biện pháp được thực hiện:

▪ hạn chế khu vực công trong các chức năng chính bằng cách tư nhân hóa tài
sản (ví dụ đất đai và tòa nhà) và cung cấp dịch vụ ở bất cứ nơi nào có thể,
khu vực công chỉ cung cấp những dịch vụ mà khu vực tư nhân không có khả
năng cung cấp (nghĩa là, các dịch vụ hoàn toàn tập thể chẳng hạn như quốc
phòng, mặc dù ngay cả các bộ phận của chúng có thể được tư nhân hóa -
xem Chương 2)
▪ nếu không, hãy thu phí người dùng đối với các dịch vụ công để đảm bảo
rằng những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các dịch vụ chịu hầu hết các
chi phí thông qua các khoản thanh toán trực tiếp được yêu cầu thay vì thông
qua các loại thuế trên diện rộng (xem Chương 5)
▪ nơi không thể đánh phí người dùng, phân bổ các lựa chọn công cộng cho
các cấp chính quyền thấp nhất có thể, chính quyền địa phương đối sánh
chính xác hơn- chi phí thuế và lợi ích của các dịch vụ (xem Chương 8)
▪ áp dụng quy tắc vàng của tài chính công, đó là chỉ sử dụng tiền vay để tài
trợ cho chi đầu tư, không phải chi thường xuyên (xem Chương 3).

Nếu không có những biện pháp này, chi tiêu công có thể tăng nhanh hơn
thu. Chúng sẽ hạn chế (nhưng không loại bỏ hoàn toàn) sự tăng trưởng của các
khoảng cách cơ cấu trong tài chính công. Tương tự như vậy, các biện pháp
nhằm giảm thuế và trốn thuế, bao gồm cả hài hòa thuế cũng vậy. Tuy nhiên,
cách triệt để nhất để tránh những khoảng cách về cấu trúc là chuyển từ triết học
Chủ nghĩa thực dân hoặc Tân tự do sang một nhà nước Tự do. Điều này sẽ liên
quan đến việc toàn tâm toàn ý áp dụng văn hóa doanh nghiệp của chủ nghĩa tư
bản, cơ hội sống và thành tựu của mọi người được xác định trong một chế độ
tài đức với ít lòng trắc ẩn (những người theo chủ nghĩa tự do sẽ nói là sự hạ
mình) đối với 'kẻ thua cuộc' (nghĩa là những người thiếu khả năng và tham vọng
cá nhân). Chính sách phúc lợi sẽ bị hạn chế trong việc cung cấp một mạng lưới
an sinh tối thiểu chung, không quan tâm đến việc thúc đẩy dịch chuyển xã hội
thông qua bình đẳng hơn về cơ hội (xem Chương 1). Mạng lưới an sinh đó sẽ
đảm bảo rằng mọi người có đủ ăn và có thể được chăm sóc y tế khi cần thiết
nhưng sẽ tránh được các hóa đơn an sinh xã hội tăng cao liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và hộ gia đình đã nêu ở trên. Theo những người theo chủ
nghĩa Tự do, điều này phần lớn có thể được giải quyết bằng cách giảm bớt các
bộ máy hành chính khổng lồ đã xuất hiện trên khắp các quốc gia phương Tây,
các bộ máy hành chính ngày càng cố gắng giám sát và kiểm soát cách thức
những người nhận phúc lợi sử dụng lợi ích của họ, cách chính quyền địa phương
và khu vực tiêu tiền của họ, v.v. Nếu không có những cải cách hà khắc như vậy,
những khoảng trống về cơ cấu là không thể tránh khỏi.

Các quy tắc tài khóa của EU đối với Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU)
yêu cầu chính phủ các quốc gia phải duy trì lập trường tài khóa lành mạnh và
bền vững. Những quy tắc đó yêu cầu tổng thể ngân sách phải được cân bằng
trong trung hạn và tỷ lệ thâm hụt Maastricht và nợ phải được tuân thủ (xem
Chương 3). Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng yêu cầu mỗi quốc gia phải hướng
tới một vị thế ngân sách gần cân bằng hoặc thặng dư. Điều này có hiệu quả
nghĩa là chi tiêu vốn phải được tài trợ trên cơ sở "trả khi bạn đi" từ nguồn thu
hiện tại, để những người nộp thuế hiện tại trả tiền cho cơ sở hạ tầng vật chất
mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai. Điều này có hiệu quả phủ quyết quy
tắc vàng và đảo ngược sự bất bình đẳng giữa các thế hệ được tạo ra bởi việc
vay nợ để tài trợ cho tiêu dùng hiện tại. Hạn chế nghiêm trọng về khả năng tài
trợ chi tiêu vốn của các quốc gia thành viên giúp giải thích các xu hướng được
nêu trong Bảng 4.4 và 7.9, ít nhất là đối với các quốc gia đó.

Các quy tắc EMU rõ ràng không liên quan cụ thể đến những quy định được
nêu trong bốn gạch đầu dòng ở trên và do đó không giải quyết được tính chắc
chắn về mặt lý thuyết của các lỗ hổng cấu trúc phát sinh từ lôgic của hành động
tập thể. Hơn nữa, các quy tắc tài khóa của EMU chỉ ràng buộc đối với các chính
phủ cấp quốc gia. Khu vực và chính quyền địa phương có thể hành động vi
phạm các quy tắc đó nhưng không bị phạt về tài chính nếu không tuân thủ. Do
đó, vẫn còn phải xem liệu các quy tắc tài khóa của EMU có xóa bỏ và/hoặc
tránh các khoảng cách cơ cấu trong dài hạn hay không.

KẾT LUẬN

Dường như đã có một bước ngoặt trong tài chính công của hầu hết các nước
OECD kể từ giữa những năm 1970, theo hướng tiếp cận ngày càng không bền
vững trong việc chi trả cho các dịch vụ công. Khoảng cách cơ cấu dường như
ngày càng phổ biến và ngày càng lớn trong tài chính công của các nước phát
triển, đặc biệt là ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Bước thay đổi này ban đầu bị cản trở
bởi lạm phát cao và sau đó là do doanh thu thu được từ quá trình tư nhân hóa.
Tuy nhiên, khoảng cách cơ cấu xuất hiện bất chấp tác động của lạm phát làm
giảm giá trị thực của nợ khu vực công và lãi suất thực trả cho khoản nợ đó, ít
nhất là trước những năm 1990. Những khoảng trống đó dường như được tài trợ
bởi những người cho vay (đặc biệt là vào giữa những năm 1970), nếu không thì
bởi những thế hệ người nộp thuế và/hoặc người sử dụng dịch vụ trong tương
lai.

Cuối cùng, bước ngoặt này đã phản ánh xu hướng ngày càng tăng của các
thế hệ hiện tại để sống với chi phí của các thế hệ tương lai. Khoảng cách cơ cấu
nảy sinh do không có sự cân xứng giữa các quyết định chi tiêu và các quyết
định tăng thu công từ các nguồn bền vững. Giải thích lý thuyết về hiện tượng
này được đưa ra bởi logic của hành động tập thể dẫn đến thất bại trường kỳ của
chính phủ. Các chính trị gia và quan chức không tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Thay vào đó, họ theo đuổi tư lợi của mình bằng cách phục vụ lợi ích riêng của
các nhóm vận động hành lang và các nhóm áp lực. Do đó, các quá trình bầu cử
không thể kiểm soát hiệu quả tài chính công. Điều này dẫn đến việc các chính
trị gia và quan chức có quyền quyết định đáng kể trong việc thực hiện các chính
sách không phù hợp với sở thích của bộ phận cử tri - người nộp thuế. Sự phản
kháng của người nộp thuế đối với các mức thuế cao hơn diễn ra qua việc vay
nợ năm này qua năm khác và tích lũy nợ khu vực công.

Do đó, lời giải thích cuối cùng về khoảng trống cấu trúc là lý thuyết, không
thực dụng. Mô hình nêu trên kết hợp các lý thuyết liên quan đến hành động tập
thể và quyền tài sản. Nó có thể giải thích không chỉ lý do tại sao các khoảng
trống cấu trúc tồn tại mà còn tại sao những khoảng trống đó lại tăng lên theo
thời gian. Trên thực tế, những lỗ hổng về cơ cấu trong tài chính công là triệu
chứng tài chính của bi kịch của thời kỳ kinh tế, trong khi hội chứng người giàu
có của tư nhân - hội chứng bình đẳng công là tương đương với thảm kịch đó
thời hiện đại.
Khoảng cách cơ cấu xảy ra bất kể tổng thể chủ nghĩa chính trị của bất kỳ
quốc gia nào là Tự do, Tân Tự do hay Tập thể. Chúng có thể tồn tại bất kể mức
chi tiêu công và nguồn thu trong mối quan hệ với GDP, không có ngưỡng chi
tiêu nào vượt qua các khoảng cách cơ cấu. Tuy nhiên, kích thước tuyệt đối và
tương đối của bất kỳ khoảng cách cơ cấu nào có thể sẽ lớn hơn nhiều dưới chế
độ Chủ nghĩa tập thể hơn là chế độ Tự do. Đây là không chỉ vì điều trước đây
đòi hỏi mức tài chính công lớn hơn và tăng nhanh hơn nhiều để đảm bảo các
quyền tích cực. Đó cũng là bởi vì một chế độ Chủ nghĩa bảo hộ có tác động lớn
hơn nhiều đến quyền tài sản, điều này làm trầm trọng thêm logic của hành động
tập thể dẫn đến một khoảng cách cơ cấu.

Từ quan điểm của Chủ nghĩa Tự do, những khoảng trống về cấu trúc là điều
không thể tránh khỏi của bất kỳ mức độ can thiệp nào của nhà nước trên trạng
thái tối giản, điều này chỉ phục vụ cho việc tạo ra các nền văn hóa phụ thuộc và
do đó là tự đánh bại bản thân. Tuy nhiên, từ góc độ lý thuyết, điều này là do
các động lực khuyến khích chính trị được tăng cường, có nhiều chi tiêu công
hơn và các lợi ích giả định của nó sẽ bị các nhóm áp lực, nhóm lợi ích đặc biệt,
liên minh phân phối hoặc bất kỳ thuật ngữ nào cho riêng mình - giới tinh hoa
phục vụ.

Với các biện pháp khá hà khắc cần thiết để loại bỏ một khoảng cách cơ cấu,
phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu không thể tránh khỏi những khoảng trống về
cấu trúc, thì một chiến lược dài hạn phải được áp dụng. Điều này đòi hỏi một
cách tiếp cận dài hạn mang tính chiến lược đối với tài chính công, bao gồm rút
lại biên giới của nhà nước về các chức năng cốt lõi, tăng phí dịch vụ công, phân
quyền chính trị, áp dụng quy tắc vàng của tài chính công và cuối cùng, ngày
càng tự do tiểu bang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Artis, M. J. and Buti, M. (2000) ‘Close to Balance or in Surplus – A Policy
Maker’s Guide to the Implementation of the Stability and Growth Pact’
Journal of Common Market Studies vol. 38, no. 4, pp. 563–91.

Balassone, F. and Franco, D. (2000) ‘Public Investment, the Stability Pact and
the Golden Rule’ Fiscal Studies vol. 21, no. 2, pp. 207–29.

Borcherding, T. E. (editor) (1977) Budgets and Bureaucrats: The Sources of


Government Growth (Durham, North Carolina: Duke University Press).

Breton, A. and Wintrobe, R. (1975) ‘The Equilibrium Size of a Budget


Maximising Bureau: A Note on Niskanen’s Theory of Bureaucracy’ Journal
of Political Economy no. 83, pp 195–207.

Brunila, A., Buti, M. and Franco, D. (editors) (2001) The Stability and Growth
Pact – The Architecture of Fiscal Policy in EMU (Basingstoke: Palgrave –
now Palgrave Macmillan).

Downs, A. (1957) An Economic Theory of Democracy (New York: Harper &


Row).

Downs, A. (1967) Inside Bureacracy (Boston: Little, Brown).

Dunleavy, P. (1991) Democracy, Bureaucracy and Public Choice: Economic


Explanations in Political Science (London: Harvester Wheatsheaf).

Galbraith, J. K. (1967) The New Industrial State (Boston: Houghton Mifflin).

Mishra, R. (1999) Globalization and the Welfare State (Cheltenham: Edward


Elgar).

Mueller, D. C. (2003) Public Choice III (third edition) (Cambridge: Cambridge


University Press).

Musgrave, P. B. (2002) Tax Policy in the Global Economy: Selected Essays of


Peggy B. Musgrave (Cheltenham: Edward Elgar).

Niskanen, W. A. (1971) Bureaucracy and Representative Government


(Chicago: Aldine Atherton).
Niskanen, W. A. (1975) ‘Bureaucrats and Politicians’ Journal of Law and
Economics vol. 18, no. 4. pp. 617–43.

Niskanen, W. A. (1991) ‘Introduction’ in Blais, A. and Dion, S. (editors) The


Budget Maximising Bureaucrat: Appraisals and Evidence (Pittsburgh:
University of Pittsburgh Press).

Niskanen, W. A. (1994) Bureaucracy and Public Economics (Cheltenham:


Edward Elgar). Olson, M. (1965) The Logic of Collective Action
(Cambridge, MA: Harvard University Press).

Olson, M. (1982) The Rise and Decline of Nations (New Haven, CT: Yale
University Press).

Pennington, M. (2000) Planning and the Political Market: Public Choice and
the Politics of Government Failure (London: The Athlone Press).

Perotti, R., Strauch, R. and von Hagen, J. (1998) Sustainability of Public


Finances (London: Centre for Economic Policy Research).

Tullock, G. (1989) The Economics of Special Privilege and Rent Seeking


(London: Kluwer Academic Press).

Tullock, G. (1993) Rent Seeking (Cheltenham: Edward Elgar).

Tullock, G., Seldon, A. and Brady, G. L. (2000) Government: Whose Obedient


Servant? A Primer in Public Choice (London: Institute of Economic
Affairs).
8. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH CÔNG ĐỊA
PHƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU

Trong khi các chương trên tập trung vào phân tích tổng thể của tài chính
công, thì chính quyền địa phương thỉnh thoảng vẫn phải tham khảo. Cụ thể,
việc phân quyền ra quyết định chính trị từ cấp chính quyền quốc gia đến địa
phương đã được khuyến nghị trong Chương 6 và 7 để khớp chặt chẽ hơn ý chí
sẵn sàng nộp thuế với các quyết định về cung cấp dịch vụ. Điều này phù hợp
với cách tiếp cận thông thường đối với việc cấp vốn của các chính quyền địa
phương, đó là xem xét cách thức sắp xếp tài chính có thể được thực hiện phù
hợp với các đáp ứng dịch vụ. Tuy nhiên, cách tiếp cận thông thường là thực
dụng hơn là chiến lược, chỉ đơn giản là quan tâm đến nhu cầu đảm bảo rằng
các chính quyền địa phương có đủ nguồn thu để tài trợ cho các dịch vụ của
họ. Ngược lại, Chương 7 khuyến nghị sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa chi tiêu
dịch vụ công với nguồn tài chính của chúng như một cách hạn chế sự xuất hiện
của khoảng cách cơ cấu phát sinh từ logic của hành động tập thể.

Nói một cách đơn giản, một cách tiếp cận chiến lược đối với nguồn tài
chính của chính quyền địa phương tìm cách đạt được sự cân xứng giữa các
quyết định liên quan đến chi và thu. Tính đối xứng được thực hiện chặt chẽ
hơn bằng cách tính phí sử dụng dịch vụ trực tiếp hơn là bằng cách đánh thuế
địa phương. Do đó, không giống như cách tiếp cận thực dụng, cách tiếp cận
chiến lược không cho rằng thuế địa phương phải là hình thức tài chính công
chính cho chính quyền địa phương. Thật vậy, logic của hành động tập thể dự
đoán rằng sẽ có xu hướng cố hữu về các lỗ hổng cấu trúc xuất hiện miễn là
nguồn tài chính tập thể còn tồn tại. Trong khi các nhà thực hành tin rằng căng
thẳng tài khóa như vậy có thể được khắc phục bằng cách đánh thuế nhiều hơn,
logic của hành động tập thể cho thấy rõ ràng rằng những kỳ vọng như vậy cuối
cùng sẽ bị tiêu tan khi khoảng cách cơ cấu lại xuất hiện.
Cụ thể hơn, cách tiếp cận thông thường đối với việc cấp vốn cho chính
quyền địa phương không nhận ra được sự phụ thuộc lẫn nhau đa hướng sâu sắc
giữa cơ cấu, chức năng và tài chính. Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau
không phải là một chiều từ cơ cấu, chức năng đến tài chính. Trách nhiệm dịch
vụ tương tác với cấu trúc quản lý địa phương và cả hai đều ảnh hưởng và bị ảnh
hưởng bởi các thỏa thuận tài chính. Một cách tiếp cận chiến lược đối với tài
chính đô thị là xem xét đồng thời cấu trúc, chức năng và tài chính, nhằm giảm
thiểu yêu cầu về tài chính công trong khi đảm bảo rằng chính quyền địa phương
có thể đáp ứng các trách nhiệm dân sự, xã hội và kinh tế của họ. Việc áp dụng
cách tiếp cận thực dụng dường như dẫn đến xu hướng chung cho khu vực trung
tâm và khu vực chính phủ tài trợ cho tỷ lệ ngày càng lớn của chính quyền địa
phương thu nhập, khi trách nhiệm phục vụ của chính quyền địa phương tăng
lên theo thời gian trong khi các thỏa thuận tài chính của họ hầu như không thay
đổi.

Chính quyền địa phương thực sự chỉ tồn tại khi các cơ quan được bầu cử
một cách dân chủ có quyền hạn tùy ý được xác định rõ ràng để cung cấp dịch
vụ cho công dân của họ và tài trợ cho họ bằng số tiền thu được từ một hoặc
nhiều loại thuế địa phương không bao gồm mà họ có thể xác định cơ sở và /
hoặc thuế suất. Điều này có nghĩa là các thành phố tự quản có thể đưa ra quyết
định của riêng họ mà không bị kiểm soát bởi các cấp chính quyền cao hơn. Tuy
nhiên, một số tài chính của chính quyền trung ương và / hoặc khu vực hầu như
luôn luôn cần thiết để giải quyết sự khác biệt về nhu cầu chi tiêu bình quân đầu
người và các nguồn lực chịu thuế bình quân đầu người. Hơn nữa, các chính
quyền trung ương, cấp chính quyền hoặc chính quyền khu vực thường tìm cách
tác động đến bản chất và mức độ cung cấp dịch vụ của thành phố thông qua
việc thanh toán cho chính quyền địa phương các khoản chuyển giao giữa các
địa phương. Tuy nhiên, nhu cầu về các 'tiểu can thiệp' liên chính phủ như vậy
(nghĩa là các khoản tài trợ) có thể được giảm thiểu bằng cách xem xét chiến
lược đồng thời về cơ cấu, chức năng và tài chính. Đó là mục đích của chương
này.
CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG

Phúc lợi của công dân sẽ được tối đa hóa nếu tất cả mọi người nhận được
số lượng và phẩm chất của dịch vụ công được xác định trên toàn quốc. mà đã
mất không có tài khoản của các biến thể trong sở thích giữa các khu vực pháp
lý địa phương và sẵn sàng trả chi phí thuế của các dịch vụ. Kết quả sẽ là:

▪ Một số người sẽ bị buộc phải trả thuế cho các dịch vụ mà họ đã làm
không muốn ở tất cả hoặc không muốn ở số lượng cao như vậy hoặc
phẩm chất
▪ Một số người sẽ bị từ chối một số dịch vụ hoàn toàn hoặc bị từ chối
số lượng cao hơn hoặc phẩm chất của các dịch vụ mà họ sẽ sẵn sàng
để nộp thuế bổ sung

Điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực sản xuất của
các cơ quan quản lý địa phương trong nhóm đầu tiền, trái với nền kinh tế chiến
lược (xem Chương l) và không đủ nguồn lực trong nhóm thứ hai. Chạy đua,
hiệu quả trong phân bổ các nguồn lực ('hiệu quả phân bổ' được sử dụng để cung
cấp các dịch vụ công cộng đòi hỏi các quyết định địa phương chứ không phải
là quyết định trung ương liên quan đến việc cung cấp dịch vụ như giáo dục như,
chăm sóc sức khỏe, giải trí và giải trí. Nó cũng đòi hỏi địa phương chứ không
phải là quyết định trung ương liên quan đến việc thanh toán các chi phí thuế
liên quan. Rõ ràng, điều này có hàm ý về cách thức tài trợ cho các dịch vụ công
( cũng có thể, cho dù bằng thuế trung ương hoặc địa phương).

Lập luận hiệu quả phân bổ này củng cố sự phân cấp Hoàng Tử được
thông qua bởi Hiến chương châu Âu về tự địa phương Chính phủ (bài viết 4).
Cụ thể là trách nhiệm công cộng nói chung sẽ được được thực hiện, theo sở
thích, bởi những cơ quan có thẩm quyền gần gũi nhất với công dân. Ủng hộ
phân cấp ra quyết định ở mức thấp nhất có thể của chính phủ. Hội đồng Châu
Âu đang đề cập đến những lợi ích cần đạt được (xem Chương 4). Tập trung ra
quyết định bỏ qua tiếng nói địa phương và do đó có thể dẫn đến ủy thác trong
việc phân bổ các nguồn lực như lao động và vốn.

Tuy nhiên, trong khi các trách nhiệm dịch vụ này cần được phân bổ cho
hơn là chính quyền trung ương, lập luận này không nhất thiết đòi hỏi chính
quyền địa phương cung cấp trực tiếp các dịch vụ đó. Thay vào đó, tôi xin lỗi.
Họ có thể cho phép họ được cung cấp bằng cách cho phép các khu vực tư nhân
để cạnh tranh cho các hợp đồng của chính phủ để cung cấp bộ sưu tập từ chối
và xử lý, cho thuê thành phố, giáo dục trường học và vân vân (xem Chương 2).
Được sử dụng một cách khôn ngoan, ký kết hợp đồng cạnh tranh có thể mang
lại tiết kiệm chi phí đáng kể và để giảm nhu cầu về tài chính công địa phương
(xem Chương 4).

Tài chính công địa phương cũng có thể được sử dụng hiệu quả hơn bằng
cách cho phép người dùng phó sự lựa chọn lớn hơn của nhà cung cấp dịch vụ.
miễn là sự lựa chọn đó quyết định phân bổ tài chính công cho các nhà cung cấp
dịch vụ. Điều này thường được đề cập để 'tiền theo người dùng'. Xảy ra này tự
động khi cá nhân và hộ gia đình quyết định nơi để sống, có hiệu lực lựa chọn
giữa xen kẽ- thẩm quyền của chính quyền địa phương. Họ mang theo tiềm năng
thuế của họ và bất kỳ chuyển giao liên chính phủ dựa trên định xuất (có nghĩa
là, trung ương và khu vực chính phủ cấp cho các đô thị). Điều này 'bỏ phiếu
với bàn chân của một người' được gọi như sexit' (xem Chương 4). Do đó, cả
hai biểu hiện của giọng nói thông qua democra- các quy trình ràng buộc và khả
năng thoát khỏi chính quyền địa phương tạo điều kiện cho việc kết hợp cung
cấp dịch vụ với sở thích của công dân.

Phạm vi 'bỏ phiếu bằng chân' và các lựa chọn cá nhân cũng có thể được
mở rộng trong chính quyền địa phương bằng cách bãi bỏ độc quyền theo luật
định. Như vậy các biện pháp tự do hóa có thể tạo ra sự cạnh tranh trong việc
cung cấp đã đi đến các dịch vụ cho phép công dân lựa chọn giữa các nhà cung
cấp thay thế. Cho Ví dụ. giáo dục hoặc các cơ sở giải trí và giải trí. Tạo ra một
đa số của cung cấp dịch vụ tăng cường phạm vi xuất cảnh và do đó tăng cường
tiếng nói, miễn là như tiền công cộng theo người sử dụng dịch vụ. Như đã nêu
trong Chương 4.

Dịch vụ nhà cung cấp bị đe dọa mất ngân sách của họ có thể được dự
kiến sẽ phải trả nhiều hơn chú ý đến biểu hiện của giọng nói, ví dụ như khiếu
nại về ser- tính khả dụng và chất lượng.

Tự do hóa có thể được sử dụng để tạo cạnh tranh chỉ giữa các công chúng
cung cấp dịch vụ ngành ('thị trường nội bộ') hoặc để tạo ra sự cạnh tranh với
riêng tư khu vực và các nhà cung cấp khu vực tự nguyện ('thị trường bên ngoài').
Ví dụ, chương trình chứng từ có thể được sử dụng để tự do hóa thị trường bằng
cách kích thích xuất cảnh và (xin xem Chương 9). Chính quyền địa phương có
thể thực hiện mục tiêu dịch vụ của họ đồng thời tạo ra sự cạnh tranh trong việc
cung cấp dịch vụ để để tăng sự lựa chọn của công dân. Bằng cách đó, ngân sách
của các nhà cung cấp dịch vụ

Sẽ không còn được đảm bảo bởi thành phố và, trong panicular, có sẽ
không có tự động 'bailing out' của bất kỳ thâm hụt phát sinh từ bất kỳ của các
nhà cung cấp dịch vụ. Sự phân chia tài chính này sẽ cho phép chính phủ để đối
phó với sự thiếu hụt tổ chức (xem Chương 4).

Do đó, cách tiếp cận chiến lược đối với trách nhiệm dịch vụ là:

▪ Chính quyền địa phương (thay vì trung ương) phải chịu trách nhiệm
về cung cấp dịch vụ, pteferences mà thay đổi đáng kể giữa các cộng
đồng địa phương, cũng như sẵn sàng trả các chi phí thuế liên quan
▪ Do đó, các dịch vụ nên được tài trợ chủ yếu bởi địa phương (thay
vì trung tâm) các chính phủ
▪ Nơi sở thích không thay đổi đáng kể giữa các khu vực pháp lý địa
phương, không có lý do tại sao các dịch vụ như vậy nên vẫn là một
chính quyền địa phương trách nhiệm và hiệu quả phân bổ mạnh mẽ
và lập luận công bằng tại sao họ không nên.
Một ví dụ về dấu đầu dòng cuối cùng là chăm sóc sức khỏe khi công dân
muốn cùng một tiếp cận các dịch vụ bệnh viện bất kể họ sống ở đâu. Điều này
có thể được được chứng minh bằng các cuộc điều tra ý kiến và/hoặc bằng các
khiếu nại về việc có một 'xổ số mã bưu điện' như liên quan đến tình trạng sẵn
sàng điều trị y tế cho người bệnh đặc hiệu dịch vụ ở một số khu vực không có
sẵn ở tất cả hoặc chỉ sau khi thời gian chờ đợi lâu hơn so với các khu vực khác.
Trong trường hợp như vậy không có lý do để các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cụ thể đó là trách nhiệm của thành phố vì sẵn sàng thanh toán (về thuế địa
phương) không khác nhau giữa các khu vực pháp lý của chính phủ. Thay vào
đó, hiệu quả phân bổ đòi hỏi dịch vụ phải dịch vụ chính phủ quốc gia (hoặc có
thể là khu vực). Tuy nhiên, có thể có là các biến thể địa phương trong các ưu
tiên cho các dịch vụ y tế khác như dưỡng bệnh ở nhà.

Rõ ràng, các tùy chọn cho các thành phần dịch vụ cụ thể phải được đo
lường và mức độ của bất kỳ biến thể liên thẩm quyền nào được xem xét. Tuy
nhiên, các biện pháp sở thích bằng cách sử dụng sẵn sàng trả tiền là có vấn đề
(xem Chương 2). Vì vậy, có thể có rất ít bằng chứng khách quan cho thấy tiền
bảo lãnh cho địa phương lớn các dịch vụ của chính phủ như giáo dục học đường
có sự khác biệt đáng kể giữa một thẩm quyền và một thẩm quyền khác. Thật
vậy, các chính phủ trung ương ngày càng xem giáo dục trường học (như trường
đại học) là một chính sách quan trọng của quốc gia về phía cung cấp công cụ
trong việc nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động, cân bằng cơ hội để tự cải
thiện và do đó thúc đẩy công bằng xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi trường học
(trung học, nhưng không nhất thiết phải làsơ cấp hoặc nhà trẻ) giáo dục phải
vẫn là trách nhiệm của chính quyền địa phương hoặc được thực hiện theo kiểm
soát trực tiếp chính quyền trung ương (hoặc khu vực). Hiến chương châu Âu rõ
ràng thông qua việc phân cấp ra quyết định như là một vấn đề. Nguyên tắc.
nhấn mạnh quyền của chính quyền địa phương trong việc hành động vì lợi ích
của dân số địa phương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên tắc dân
chủ có thể phải được đủ điều kiện bởi ngắn gọt phân bổ hiệu quả sự xem xét ;
khẩu phần.
Tóm lại, trách nhiệm dịch vụ của chính quyền địa phương liên quan đến
mức tiêu thụ và tính sẵn có của dịch vụ, hơn là sản xuất của chúng. Vì thế, họ
nên:

• Hạn chế trách nhiệm phục vụ của họ đối với các chức năng cốt lõi, cụ
thể là các quyết định chính trị
• Chỉ chịu trách nhiệm đối với những dịch vụ tư nhân không được kiểm
soát thị trường khu vực sẽ không cung cấp để phân bổ hiệu quả về mặt
xã hội hoặc mức chấp nhận được
• Cho phép các dịch vụ được cung cấp bởi khu vực tư nhân, chẳng hạn
như thông qua hợp đồng dịch vụ công và cơ chế chứng từ.

CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC


CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Việc phân cấp ra quyết định rõ ràng đòi hỏi chính quyền địa phương phải
càng nhỏ càng tốt, phù hợp với việc tránh chi phí cung cấp dịch vụ quá cao
không cần thiết, tức là khi chi phí dịch vụ trung bình về cơ bản có thể giảm bởi
các chính quyền địa phương lớn hơn cung cấp mức sản lượng cao hơn. Như là
quy mô kinh tế đòi hỏi chính quyền địa phương lớn hơn, trong khi phân cấp
việc ra quyết định đòi hỏi những cái nhỏ hơn. Quy mô nền kinh tế thể hiện rõ
ở thành phố cung cấp các dịch vụ điện, khí đốt, nước và thoát nước, đặc biệt là
trong mạng lưới phân phối và truyền tải của chúng. Chi phí trung bình có thể
giảm đáng kể bằng cách phân bổ chi phí cố định cao của các hệ thống truyền
tải trên tỷ lệ sản lượng cao hơn. Giải pháp phổ biến là thành lập các xí nghiệp
liên tỉnh cho các dịch vụ như vậy.

Nhìn chung, rất khó để đo lường sự đánh đổi giữa lợi ích phúc lợi tiềm
ẩn từ việc tăng cường phân cấp và lợi thế chi phí tiềm năng phát sinh từ quy
mô kinh tế mà các chính quyền địa phương lớn hơn có thể đạt được:

• Rất khó đo lường về mặt tài chính những lợi ích phát sinh từ sự phân cấp
hơn trong việc ra quyết định liên quan đến giáo dục nhà trường, v.v.
• Chi phí cung cấp dịch vụ cũng thường khó xác định và đo lường chính
xác.

Có những vấn đề thực tế trong việc phân bổ chi phí chung giữa các dịch
vụ, trong việc sử dụng các phương pháp kế toán bí truyền (chẳng hạn như chi
phí khấu hao tài sản) và trong việc định giá tài sản như đất đai và các tòa nhà ở
những cách sử dụng có lợi nhất của chúng (thay vì xét về cách sử dụng hiện
tại). Xa hơn khó khăn là hầu hết các nghiên cứu về tính kinh tế theo quy mô
đều được hiểu sai vì họ so sánh chi phí dịch vụ với quy mô dân số của chính
quyền địa phương, dân số không phải là sản lượng dịch vụ. Ví dụ, đầu ra của
một trường học không phải là số học sinh hay thậm chí cả trình độ học vấn về
mặt kiểm tra các kết quả. Thay vào đó, sản lượng đó là "vốn con người", được
định nghĩa rộng rãi có nghĩa là đạt được các kỹ năng, năng khiếu, kiến thức và
khả năng phân tích cần thiết để có thể làm được việc trong nền kinh tế hiện đại.

Do đó, quy mô tối ưu của chính quyền địa phương là sự cân bằng giữa
lợi ích của việc phân quyền nhiều hơn để cho phép các sở thích địa phương đa
dạng và có thể mất tính kinh tế theo quy mô đối với ít nhất một số dịch vụ. Bất
chấp những khó khăn trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự đánh
đổi đó, có vẻ như mối quan tâm đó với lợi thế quy mô chiếm ưu thế, số lượng
chính quyền địa phương ở nhiều nước châu Âu đã giảm đáng kể (xem Bảng
8.1). Có vẻ như những lợi ích không chắc chắn của việc phân cấp ra quyết định
so với sự rõ ràng của chi phí dường như cao hơn dẫn đến xu hướng chung đối
với các chính quyền địa phương lớn hơn. Điều này có ý nghĩa đối với các mức
tài chính công cần thiết. Ít tài chính công sẽ được yêu cầu đến mức giảm chi
phí dịch vụ thông qua quy mô kinh tế.Mặc dù số lượng giảm mạnh, chính quyền
địa phương vẫn rất nhỏ ở hầu hết các quốc gia (xem Bảng 8.2). Do đó, vẫn có
thể có phạm vi đáng kể để giảm chi phí hơn nữa thông qua tính kinh tế theo
quy mô. Tuy nhiên, quy mô địa lý của các thành phố cần phải phù hợp với các
khu vực được hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ để những người được hưởng
lợi từ một dịch vụ phải chịu chi phí thuế địa phương tài trợ cho nó. Điều này sẽ
đảm bảo sự đối xứng cần thiết giữa các quyết định liên quan đến chi tiêu và thu
nhập, được đề cập trong giới thiệu chương này. Nếu các lĩnh vực lợi ích không
khớp với các lĩnh vực tài chính, thì hoặc chi phí thuế của một số dịch vụ có thể
do những người không cư trú phải chịu (nghĩa là chi phí thuế được "xuất khẩu"
- ví dụ như thuế bán hàng địa phương) hoặc lợi ích sẽ 'Tràn qua' ranh giới thành
phố sang các khu vực lân cận:

• Xuất khẩu thuế sẽ dẫn đến việc cung cấp dịch vụ quá mức cho lợi ích
khu vực pháp lý vì chi phí dịch vụ sẽ được trợ cấp một cách hiệu quả bởi
người không cư trú.
• Tình trạng tràn lan sẽ dẫn đến việc cung cấp dịch vụ thiếu thốn vì những
người chịu chi phí thuế địa phương có thể không muốn tài trợ cho các
dịch vụ mang lại lợi ích cho người không cư trú.

Do đó, cơ quan tài phán địa phương tối ưu là cơ quan có thẩm quyền phù
hợp với phạm vi lợi ích theo địa lý với trách nhiệm nộp thuế địa phương. Nói
chung, nó sẽ chỉ có thể kết hợp các khu vực lợi ích với trách nhiệm phải trả nếu
có chính quyền địa phương riêng biệt cho từng dịch vụ. Tuy nhiên, các chính
quyền địa phương ở Châu Âu thường cung cấp một loạt các dịch vụ. Do đó, lợi
ích của một số các dịch vụ chắc chắn sẽ vượt qua ranh giới và mang lại lợi ích
cho công dân ở các chính quyền địa phương, ví dụ các dịch vụ đô thị như cơ sở
hạ tầng giao thông và văn hóa. Sự lan tỏa như vậy có thể được điều chỉnh bằng
cách chỉ định một số chức năng dịch vụ cho chính phủ khu vực hoặc quốc gia,
ví dụ như giáo dục đại học.

Bảng 8.1 Tổng số chính quyền địa phương 1950 và 1992

Quốc gia 1950 1992 Sự thay đổi

Số lượng Phần trăm

Áo 3,999 2,301 -1,698 -42

Bỉ 2,699 589a -2,080 -78


Bungari 2,178b 255a -1,932 -88

Séc 11,051 6,196a -4,855 -44

Đan mạch 1,387 275 -1,112 -80

Phần Lan 547 460 -87 -16

Pháp 38,814c 36,763d -2,051 -5

Đức1 24,272 8,077 -16,195 -67

Hy Lạp 5,959 5,922 -37 -0.6

Hungary n.a 3,109 n.a n.a


Iceland 229 197 -32 -14
Ý 7,781 8,100 +319 +4
Luxembourg 127 118 -9 -7
Malta n.a 67 n.a n.a
Hà Lan 1,1015 647 -368 -36
Na Uy 744 439 -305 -41
Ba Lan. n.a 2,459 n.a n.a
Bồ Đào Nha 303 305 +2 +0.7
Xlô-va-ki-a. n.a 2,467 n.a n.a
Tây ban nha 9,214 8,082 -1,132 -12
Thụy Điển 2,281 286 -1,995 -87
Thụy sĩ 3,097 3,021 -76 -2
Turkey n.a 2,738 n.a n.a
Anh 2,028 484 -1,544 -76

Ghi chú: Sao chép với sự cho phép của Hội đồng Châu Âu
n.a. không có sẵn

1: chỉ vùng Tây Đức: 1950 dữ liệu cho Đông Đức cũ không có sẵn

a: dữ liệu liên quan đến năm 1991 c: dữ liệu liên quan đến năm 1945

b: dữ liệu liên quan đến năm 1949 d: dữ liệu liên quan đến năm 1990

Nguồn: Hội đồng Châu Âu (1995)

So với giáo dục đại học, các lĩnh vực lợi ích cho từ chối thu gom và xử
lý, nhà ở thành phố, nghỉ ngơi, giải trí và cá nhân các dịch vụ xã hội thường sẽ
tương đối nhỏ. Do đó, các dịch vụ này nên vẫn là trách nhiệm của chính quyền
địa phương, mặc dù sự cung cấp của họ có thể ký hợp đồng với các khu vực tư
nhân và tự nguyện. Nói chung, càng lớn thì đa dạng các dịch vụ đô thị, càng
khó đạt được quy mô tối ưu của các khu vực pháp lý địa phương.

Tóm lại, quy mô và cơ cấu của chính quyền địa phương có tác động đến
lượng tài chính công cần thiết để cho phép các dịch vụ đã cung cấp.

Bảng 8.2: Quy mô dân số của chính quyền địa phương 1990

Dân số Tỉ lệ phần trăm các đô thị theo quy mô dân số


trung
10.00
bình 5.001- Trên
Quốc gia Ít hơn 1.000- 1-
trên một 10.00 100.00
1.000 5.000 100.0
chính 0 0
00
quyền
địa
phương

Úc 3.340 25,8 65,7 5,6 2,7 0,2

Bỉ 16.960 0,2 17,1 29,0 52,3 1,4

Bun-ga-ri 35.000 0 8,2 21,9 63,6 6,3

Cộng hòa Séc1 13.730 79,8 15,9 2,1 2,1 0,1

Đan Mạch 18.760 0 7,0 44,0 47,6 1,4

Phần Lan 10.870 4,9 44,6 26,3 22,9 1,3

Pháp 1.580 77,1 18,1 2,5 2,2 0,1

Đức2 4.925 53,6 30,4 7,1 8,4 0,5

Hy Lạp 1.700 79,4 17,3 1,3 1,9 0,1

Hungary 3.340 54,3 37,1 4,2 4,1 0,3

Iceland 1.330 83,3 13,2 1,5 1,5 0,5

Ý 7.130 23,9 49,0 14,2 12,2 0,7

Lúc-xăm-bua 3.210 51,0 41,0 5,0 3,0 0

Malta 5.425 11,0 45,0 28,0 16,0 0

Hà Lan 23.200 0,2 11,0 27,6 58,4 2,8

Na Uy 9.000 3,9 52,4 21,4 21,6 0,7

Ba Lan 15.560 0 27,7 47,3 23,3 1,7

Bồ Đào Nha 32.300 0,3 8,2 25,0 59,0 7,5


Slovakia 1.850 67,7 27,9 1,8 2,5 0,1

Tây Ban Nha 4.930 60,6 25,6 6,4 6,7 0,7

Thụy Điển 30.040 0 3,1 19,2 73,8 3,9

Thụy Sĩ 2.210 59,5 51,5 5,3 3,5 0,2

Thổ Nhĩ Kỳ3 23.340 0,1 79,3 17,2 3,4

Vương quốc 118.440 n.a. n.a. n.a. n.a. n.a.


Anh4

Ghi chú: Sao chép dưới sự cho phép của Hội đồng Châu Âu

n.a. dữ liệu không có sẵn

1. Dữ liệu ngày 1/1/1991

2. Dữ liệu liên quan đến toàn bộ nước Đức

3. Dữ liệu cho Thổ Nhĩ Kỳ không thể phân chia giữa 1.001–5.000 và 5.001–
10.000

4. Tất cả các chính quyền địa phương ở Vương quốc Anh có hơn 10.000 cư
dân. Dân số trung bình của chính quyền địa phương năm 1990 là 127.000 ở
Anh, 91.620 ở Scotland và 75.370 ở Wales (Hội đồng Châu Âu 1992). Tổng
trung bình là 118.440 vào năm 1990 tăng lên 139.300 vào năm 1995 (Chandler
1996)

Nguồn: Hội đồng Châu Âu (1995)

Điều này là do kích thước và cấu trúc ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của
cung cấp dịch vụ và cả lượng chi tiêu công cần thiết để giải quyết với các vấn
đề về hiệu quả phân bổ và công bằng. Trong khi các chính quyền địa phương
nhỏ hơn có thể kết hợp chặt chẽ hơn việc cung cấp dịch vụ với các ưu đãi của
địa phương:

• Các vấn đề về hiệu quả phân bổ được tạo ra bởi sự lan tỏa và xuất khẩu
thuế
• Vấn đề công bằng theo chiều ngang được tạo ra bởi sự khác biệt đáng kể
trong khả năng của các thành phố tự trị giàu có và nghèo để cung cấp
đầy đủ về mặt xã hội mức độ dịch vụ công

Do đó, cũng có lý do cho các chính quyền địa phương lớn hơn (chứ
không phải nhỏ hơn) vì họ:

• Đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô


• Giảm thiểu các tác động tràn và xuất khẩu thuế
• Giảm nhu cầu tài chính công bằng cách tập hợp lại trong một quyền tài
phán cho cả những khu vực nghèo và giàu có và do đó giảm nhu cầu
công chi cho cân bằng tài chính (xem bên dưới).

CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Là một quy định kinh tế chung cho hiệu quả trong việc phân bổ nguồn
lực, là phương tiện tài trợ hiệu quả nhất để cung cấp hàng hóa và các dịch vụ
sẽ tính phí người tiêu dùng cá nhân và người dùng trực tiếp tại điểm tiêu dùng.
Bằng cách này, khả năng sẵn sàng chi trả có thể được kết hợp trực tiếp với việc
cung cấp và sử dụng hàng hóa và dịch vụ cho các tổ chức trong khu vực công
hoặc khu vực tư nhân. Có bốn lợi ích kết quả:

• Tránh sử dụng lãng phí các dịch vụ miễn phí


• Người sử dụng dịch vụ cá nhân không bị tước đoạt các cấp dịch vụ mà
họ muốn trả tiền họ có thể tiêu dùng bao nhiêu tùy thích
• Trong việc thay thế các khoản thanh toán thuế bắt buộc, phí người dùng
sẽ dẫn đến "Tiền theo dõi người dùng" và do đó sẽ khuyến khích các nhà
cung cấp dịch vụ đáp ứng nhiều hơn các sở thích của công dân
• Sự cân xứng đạt được trong các quyết định liên quan đến chi tiêu và thu
nhập và do đó, các vấn đề nảy sinh từ logic của hành động tập thể là
tránh được.

Trên thực tế, phí người dùng cung cấp cho công dân sự lựa chọn không
chỉ là sử dụng dịch vụ hay không mà còn có trả tiền cho nó hay không. Tuy
nhiên, thông thường, chính phủ lo lắng rằng nhiều công dân sẽ không có đủ thu
nhập để có thể trả cho các dịch vụ của thành phố như giáo dục trường học. Về
nguyên tắc, các vấn đề về khả năng chi trả có thể được giải quyết bằng cách
cung cấp trợ cấp tiền mặt cho người nghèo thông qua các hệ thống an sinh xã
hội của chính phủ quốc gia hoặc khu vực hoặc bởi địa phương chính phủ liên
quan trực tiếp đến mức phí dịch vụ với thu nhập của người sử dụng dịch vụ
(xem Chương 5). Điều này có thể được thực hiện bằng cách cho công dân phiếu
dịch vụ, giá trị tiền tệ của chúng sẽ được kiểm tra hoặc dựa trên nhu cầu dịch
vụ (xem Chương 9). Như đã lưu ý, xã hội rộng lớn hơn lợi ích dẫn đến thất bại
thị trường có thể được giải quyết bằng việc thanh toán trợ cấp được thiết kế để
mang lại mức độ sử dụng dịch vụ phù hợp với kinh tế và xã hội tối ưu. "Trợ
cấp hiệu quả phân bổ" như vậy có thể được tài trợ bởi cả địa phương và người
nộp thuế quốc gia. Trợ cấp do địa phương tài trợ là cần thiết khi

Bảng 8.3: Các nguồn tài trợ của cho các thành phố các nước (%)

Tên nước Không bao Thuế và lệ Chuyển tiền Vay Khác


gồm thuế địa phí liên chính
phương phủ

Albania 3 3 94 0 1

Áo 15 19 35 8 23

Bỉ 32 5 40 13 10

Bulgari 1 10 78 2 9
Síp 25 33 30 12 0

Cộng hòa 16 12 45 11 16
Séc

Đan Mạch 51 22 24 2 1

Estonia 0 1 91 2 6

Phần Lan 34 11 31 3 21

Pháp 36 2 26 10 26

Đức 19 16 45 9 11

Hi Lạp 2 22 58 6 12

Hungary 4 8 66 4 18

Iceland 12 16 53 5 14

Ireland 18 10 57 2 13

Ý 18 11 38 9 24

Latvia 6 1 68 0 25

Luxembourg 31 29 37 3 0

Malta 0 0 98 0 2

Hà Lan 5 13 60 19 3

Na Uy 42 16 33 7 2

Ba Lan 21 7 60 0 12

Bồ Đào Nha 20 19 38 6 17
Romania 5 16 79 0 0

San Marino 0 0 31 69 0

Slovakia 10 9 39 5 37

Slovenia 5 9 67 1 18

Tây Ban 31 16 37 10 6
Nha

Thụy Điển 61 8 19 1 11

Thụy Sĩ 46 24 18 3 9

Turkey 7 1 56 0 36

VQ Anh 11 6 77 0 6

Ghi chú: Sao chép với sự cho phép của Hội đồng Châu Âu

1. Chuyển giao liên chính phủ bao gồm thuế và trợ cấp được chia sẻ (xem Bảng
8.5)

2. Các thành phố tự trị của Estonia đã huy động được 0,1% kinh phí từ các
loại thuế địa phương không bao Các nguồn tài trợ có thể không tổng cộng đến
100 do làm tròn

Nguồn: Hội đồng Châu Âu (1997)

lợi ích cộng đồng địa phương cũng như người sử dụng dịch vụ cá nhân. Trên
toàn quốc / trợ cấp do khu vực tài trợ là cần thiết khi lợi ích của dịch vụ

cung cấp vượt ra ngoài ranh giới của chính quyền địa phương (nghĩa là khi xảy
ra lan tỏa).
Do đó, có cả hiệu quả và công bằng hợp lý cho việc hỗ trợ cung cấp dịch
vụ. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa thanh toán và hưởng lợi từ các dịch vụ có nghĩa
là phí phải là phương tiện chính để tài trợ cho việc cung cấp các dịch vụ của
chính quyền địa phương. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với quan điểm thông
thường rằng phí là biện pháp cuối cùng khi thuế địa phương và trợ cấp liên
chính phủ không đủ để chi trả cho các chi tiêu của đô thị. Cuối cùng, việc đạt
được hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực được dự đoán dựa trên chủ quyền
của người tiêu dùng đảm bảo rằng việc cung cấp các dịch vụ đặt ra và lợi ích
thu được từ chúng phù hợp với mức sẵn lòng chi trả, khả năng chi trả được đảm
bảo thông qua các ưu đãi hoặc miễn trừ, phiếu dịch vụ hoặc hệ thống an sinh
xã hội quốc gia.

Việc chấp nhận nguyên tắc chủ quyền của người tiêu dùng có nghĩa là
chỉ khi thực sự cần thiết thì các khoản trợ cấp khả năng chi trả và trợ cấp hiệu
quả phân bổ mới được sử dụng để cho phép thể hiện sự sẵn sàng chi trả. Trong
thực tế, hầu như luôn luôn là nguồn tài chính địa phương nhỏ nhất, được thể
hiện trong Bảng 8.3. Nhìn chung, phí và lệ phí chiếm tỷ trọng tương đối thấp
trong nguồn vốn, không quá 1/10 trong tổng số 32 quốc gia được liệt kê.

Các khoản trợ cấp hiệu quả phân bổ nên được tài trợ chủ yếu bởi các đơn
vị phân phối địa phương cho những dịch vụ mà lợi ích xã hội rộng lớn hơn tập
trung chủ yếu vào cộng đồng địa phương, ví dụ như từ chối thu gom và xử lý,
cấp thoát nước, giao thông địa phương và chăm sóc người già. Tuy nhiên, thuế
địa phương chỉ nên tài trợ một phần tương đối nhỏ chi phí dịch vụ địa phương
khi lợi ích cho người sử dụng dịch vụ cá nhân lớn hơn lợi ích cho cộng đồng
địa phương. Ví dụ, đây có thể là trường hợp sử dụng các cơ sở thể thao. Thuế
quốc gia / khu vực chỉ nên được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ mang lại lợi ích
quốc gia / khu vực đáng kể tràn qua ranh giới của chính quyền địa phương,
chẳng hạn như giáo dục trường học và dạy nghề. Nhìn chung, mức độ hỗ trợ
tài chính cho việc sử dụng dịch vụ phải tỷ lệ thuận với lợi ích xã hội rộng lớn
hơn được tạo ra.
Trên thực tế, việc bố trí hiệu quả hơn cho các tác động lan tỏa của tiểu
vùng là để các thành phố trực thuộc trung ương (thay vì chính quyền trung ương
/ vùng) chi trả trợ cấp cho các thành phố trung tâm để hỗ trợ các dịch vụ tạo ra
tác động lan tỏa mà họ được hưởng lợi. Tuy nhiên, các thành phố tự quản như
vậy thường không được phép chi trả các khoản trợ cấp như vậy và hiếm khi
làm như vậy. Sự chênh lệch như vậy giữa nhu cầu chi tiêu và nguồn lực chịu
thuế của địa phương có thể khiến chính quyền trung ương đưa ra các biện pháp
bình đẳng tài chính (xem bên dưới).

Mặc dù có bất kỳ nhu cầu nào về việc cân bằng tài chính, phương tiện
cung cấp tài chính cho các dịch vụ của chính quyền địa phương ở mức hiệu quả
được phân bổ theo thứ tự ưu tiên là phí, thuế địa phương và thuế quốc gia. Tuy
nhiên, nhìn chung, các khoản chuyển từ chính quyền trung ương đến địa
phương được chia thành thuế và trợ cấp liên vùng) là thành phần lớn nhất của
nguồn tài trợ đô thị ở Châu Âu vào giữa những năm 1990 (Bảng 8.3). Chuyển
nhượng chiếm 2/3 hoặc nhiều hơn nguồn tài trợ của thành phố ở 9 quốc gia
châu Âu và từ 1/2 đến 2/3 trong sáu nước tiếp theo. Những tỷ lệ này có lẽ vượt
quá nhiều so với tỷ lệ có thể được biện minh về tác động lan tỏa và bằng cách
trả lương cho chính quyền địa phương có nhu cầu chi tiêu trên đầu người tương
đối cao và nguồn lực chịu thuế tương đối thấp trên đầu người.

Thuế địa phương độc quyền (nghĩa là các khoản thuế chỉ do chính quyền
địa phương kiểm soát) chỉ chiếm hơn một nửa kinh phí của thành phố ở hai
quốc gia, so với dưới 20% ở 20 quốc gia (Bảng 8.3). Hai loại thuế phổ biến
nhất là thuế tài sản, đánh vào bất động sản nhà ở và kinh doanh (được sử dụng
bởi 3/4 các quốc gia được liệt kê trong Bảng 8.3) và thuế thu nhập cá nhân
(được sử dụng bởi 2/3 các quốc gia đó). Thuế bán hàng địa phương và thuế địa
phương đánh vào thu nhập kinh doanh đôi khi được sử dụng nhưng chỉ thực sự
khả thi ở cấp chính quyền khu vực. Nếu có sự khác biệt đáng kể trong các mức
thuế tăng tại địa phương, người dân và doanh nghiệp có thể chuyển từ cơ quan
thuế cao sang cơ quan thuế thấp, hoặc chọn không đặt trụ sở tại cơ quan cũ
ngay từ đầu (xem Chương 6).
Đây cũng là lý do tại sao chính quyền địa phương không nên thực hiện
các chính sách tái phân phối cao vì các nhóm kinh tế xã hội nghèo hơn sẽ có xu
hướng chuyển đến đồng thời với sự di cư của các nhóm giàu có. Cơ sở tính
thuế bình quân đầu người của địa phương sẽ bị xói mòn nghiêm trọng do cả
doanh nghiệp và các nhóm giàu có đều di cư ra ngoài và khoảng cách cơ cấu sẽ
mở ra trong tài chính công địa phương. Các chính quyền địa phương mất dân
số giàu có và các doanh nghiệp sẽ ngày càng không thể huy động đủ tài chính
từ thuế địa phương để cung cấp các dịch vụ mà nhu cầu ngày càng tăng do dân
số ngày càng phụ thuộc vào dịch vụ. Cuối cùng, các chính quyền trung ương
và khu vực sẽ phải trả lượng tài chính công ngày càng tăng cho các chính quyền
địa phương.

Do đó, nhìn chung, các chính quyền địa phương nên đánh thuế dựa trên
cơ sở:

• Có tính di động thấp


• Không phân phối lại nhiều
• Được phân bố đều trên cả nước
• Tăng cùng với chi phí dịch vụ nên thu thuế tăng mà không cần
phải tăng thuế suất

Điều này sẽ tạo điều kiện ổn định tài chính công địa phương và do đó giảm
thiểu nhu cầu hỗ trợ tài chính từ chính quyền trung ương hoặc khu vực.

CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT CHI TIẾT CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Nếu các thỏa thuận chiến lược nêu trên về cơ cấu, chức năng và tài chính
của chính quyền địa phương được đưa vào thực hiện thì nhu cầu kiểm soát của
chính quyền trung ương đối với chi tiêu của chính quyền địa phương sẽ giảm
đi đáng kể. Chi tiêu vốn của chính quyền địa phương hầu như luôn được kiểm
soát cho các mục đích kinh tế vĩ mô Chi tiêu vốn của chính quyền địa phương
hầu như luôn được kiểm soát cho các mục đích kinh tế vĩ mô

CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH CÔNG ĐỊA
PHƯƠNG

Vì những tác động tiềm tàng của việc đi vay (được sử dụng để tài trợ cho
những chi tiêu đó). Đặc biệt, mức vay và nợ của chính phủ cao có thể dẫn đến
lãi suất cao hơn và / hoặc lạm phát với những hậu quả tiềm ẩn không mong
muốn cho nền kinh tế quốc dân (xem Chương 6). Do đó, nhu cầu về điều hành
trung tâm có thể được giảm thiểu miễn là việc vay mượn chỉ được sử dụng để
tài trợ cho các khoản chi tiêu vốn (thay vì hiện tại). Đây là nguyên tắc vàng
của tài chính công (xem Chương 3).

Tuy nhiên, ngoài ra, các chính quyền trung ương có thể muốn kiểm soát
tổng chi tiêu của chính quyền địa phương cho các mục đích kinh tế vĩ mô. Điều
khiển kinh tế vĩ mô chỉ yêu cầu kiểm soát tổng chi tiêu của địa phương. Không
cần chính quyền trung ương hoặc khu vực trực tiếp kiểm soát chi tiêu của từng
chính quyền địa phương. Các chính quyền địa phương riêng lẻ chỉ phải được
kiểm soát chặt chẽ nếu có sự ‘thâm hụt dân chủ’ nghiêm trọng do thiếu trách
nhiệm giải trình của địa phương và / hoặc ‘thâm hụt hiệu quả’ nghiêm trọng do
thiếu bất kỳ động cơ nào để kiểm soát chi phí. Thâm hụt dân chủ đặc biệt có
thể xảy ra nếu các chính quyền địa phương riêng lẻ bị chi phối bởi cùng một
đảng chính trị trong một thời gian rất dài, đặc biệt nếu đó là kết quả của tỷ lệ
cử tri đi bỏ phiếu thấp trong các hệ thống bầu cử trước sau như một. Trong
những trường hợp như vậy, một số ít công dân xác định một cách hiệu quả các
mức chi tiêu và thuế của chính quyền địa phương. Thâm hụt hiệu quả đặc biệt
có khả năng xảy ra nếu chính quyền địa phương là nhà cung cấp dịch vụ độc
quyền cho công dân của họ.
Tuy nhiên, giải pháp cho những vấn đề này là đưa ra các biện pháp để tăng
cường trách nhiệm giải trình và hiệu quả của địa phương thay vì áp đặt sự kiểm
soát của trung ương, điều này rõ ràng là trái với phân cấp ra quyết định. Như
vậy:

• Chính quyền địa phương nên được cung cấp các loại thuế địa phương
độc quyền nổi, kết hợp với phí người dùng, khiến chính quyền địa
phương chủ yếu tự tài trợ
• Các chính quyền trung ương và khu vực nên hạn chế việc sử dụng chuyển
giao tinh thần giữa các chính phủ ở mức tối thiểu cần thiết để đối phó
với sự lan tỏa và cân bằng tài chính
• Nhu cầu chuyển giao như vậy có thể được giảm thiểu bằng cách điều
chỉnh quy mô, cơ cấu và chức năng của chính quyền địa phương (cũng
như bằng cách cung cấp cho họ thuế địa phương tự trị).

Tuy nhiên, nhìn chung, các chính quyền trung ương thấy dễ dàng hơn trong
việc chi trả các khoản chuyển giao liên chính phủ lớn hơn và áp đặt sự kiểm
soát của trung ương nhiều hơn là tăng cường chiến lược tài chính công địa
phương.

CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH TẬP TRUNG
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Người ta đã lập luận ở trên rằng một số nguồn tài chính trung ương có thể
được yêu cầu để khuyến khích chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ
tạo ra sự lan tỏa đáng kể. Tài chính trung ương cũng sẽ được yêu cầu cho các
mục đích cân bằng tài chính. "Cân bằng tài chính (tài khóa)" đề cập đến các
khoản trợ cấp liên chính phủ được thiết kế để hỗ trợ các chính quyền địa phương
đáp ứng nhu cầu chi tiêu bình quân đầu người tương đối cao, các nguồn lực
chịu thuế bình quân đầu người tương đối thấp hoặc chi phí cung cấp dịch vụ
tương đối cao không thể tránh khỏi. Không phải tất cả các quốc gia đều có các
chương trình bình đẳng tài chính và, trong số những quốc gia có chương trình
đó, không phải tất cả đều tìm kiếm sự bình đẳng của cả ba phương thức ký tự.
Bình đẳng các nguồn lực chịu thuế bình quân đầu người khác nhau là hình thức
bình đẳng tài khóa phổ biến nhất.

Sự khác biệt về khả năng của chính quyền địa phương trong việc nâng cao
thu nhập thuế địa phương trên đầu người dân phần lớn phản ánh sự phân bố
không đồng đều của hoạt động kinh tế, một số thành phố tự quản có các ngành
kinh doanh tương đối lớn. Do đó, các chính quyền trung ương có thể trả 'trợ
cấp cân bằng tài nguyên' cho chính quyền địa phương với cơ sở tính thuế bình
quân đầu người tương đối thấp. Sự khác biệt về nhu cầu chi tiêu trên đầu người
phản ánh sự khác biệt giữa các chính quyền địa phương về nhân khẩu học, kinh
tế xã hội, địa lý và các cơ cấu khác. Ví dụ, ngay cả khi tất cả các thành phố tự
quản đều chi tiêu cho mỗi học sinh như nhau, thì những thành phố có tỷ lệ trẻ
em trong độ tuổi đi học tương đối cao sẽ chi tiêu trên đầu tổng dân số nhiều
hơn các thành phố có tỷ lệ tương đối thấp của nhóm tuổi đó.

Những khác biệt như vậy về nhu cầu chi tiêu bình quân đầu người có thể
được bù đắp bằng việc chi trả các khoản trợ cấp của chính phủ trung ương.
Trong số các quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu, các tiêu chí khách
quan được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá việc chi trả 'các khoản trợ cấp
phù hợp với nhu cầu' là tổng dân số cư trú, cơ cấu tuổi (trẻ em, người già, v.v.),
cơ cấu khách hàng (học sinh đi học, nhóm dân tộc, người thất nghiệp, v.v.) và
các đặc điểm cấu trúc (quy mô địa lý, chiều dài mạng lưới đường bộ, v.v.).

Nếu không có sự bình đẳng về tài chính, sự bất bình đẳng về khả năng tăng
thu của chính quyền địa phương và sự bất bình đẳng về nhu cầu chi tiêu của họ,
tính trên mỗi đầu người dân, có thể dẫn đến căng thẳng tài chính nghiêm trọng.
Điều này xảy ra khi nhu cầu chi tiêu bình quân đầu người cao kết hợp với nguồn
lực địa phương chịu thuế bình quân đầu người thấp, dẫn đến thuế suất cao đồng
thời với số lượng và / hoặc chất lượng dịch vụ không đủ. Kết quả này có thể
không được các chính quyền trung ương chấp nhận vì năm lý do:
1. Nó tạo ra sự bất bình đẳng theo chiều ngang ở chỗ những người có hoàn
cảnh giống nhau sống ở các chính quyền địa phương khác nhau sẽ phải trả các
khoản thuế địa phương khác nhau cho cùng một tiêu chuẩn dịch vụ

2. Sự bất bình đẳng theo chiều ngang và chiều dọc của thuế chính quyền địa
phương trong một khu vực tài phán nhất định sẽ càng trở nên trầm trọng hơn
bởi các mức thuế rất cao, đặc biệt là đối với các loại thuế không liên quan trực
tiếp đến khả năng thanh toán (ví dụ thuế tài sản)

3. Mức thuế địa phương cao có thể hạn chế chi tiêu địa phương đến mức
mất tác động lan tỏa từ các dịch vụ mang lại lợi ích cho chính quyền địa phương
khác

4. Tình trạng phúc lợi địa phương có thể sụp đổ ở các thành phố đang trải
qua căng thẳng tài chính nghiêm trọng.

5. Chính quyền trung ương có thể đang cố gắng khôi phục nền kinh tế địa
phương của các thành phố có cơ cấu công nghiệp bất lợi, trên cơ sở công bằng
và hiệu quả. Mức thuế địa phương cao có thể dẫn đến sự suy giảm tích lũy (hội
chứng căng thẳng tài khóa) do tình trạng di cư có chọn lọc của dân số và di cư
ra khỏi hoạt động kinh doanh xảy ra, để lại hậu quả là dân số ngày càng thiếu
thốn không có khả năng tài trợ cho các dịch vụ đầy đủ.

Có hai hệ thống cân bằng tài chính thay thế:

1. Hệ thống Robin Hood, theo đó các cơ quan giàu có hơn (với nhu cầu chi
tiêu thấp và nguồn lực chịu thuế tính trên đầu người cao) tài trợ cho các cơ quan
nghèo hơn (với nhu cầu chi tiêu cao và nguồn lực chịu thuế tính trên đầu người
thấp) để cân bằng việc cung cấp dịch vụ trên khắp các quốc gia- dinh thự và
do đó thúc đẩy công bằng theo chiều ngang

2. Hệ thống nâng cấp, theo đó các chính phủ quốc gia (hoặc khu vực) trả
tiền tài trợ để đưa các cơ quan nghèo hơn lên vị trí tài chính trung bình của quốc
gia (hoặc khu vực) hoặc đến mức nhu cầu chi tiêu trên đầu người giàu nhất /
thấp nhất.

Ở các quốc gia nhất thể, việc thăng cấp theo mức trung bình quốc gia phổ
biến hơn việc thăng cấp cho cơ quan thịnh vượng nhất, đơn giản bởi vì mức độ
sau này đắt hơn nhiều về mặt tài chính công. Hệ thống cân bằng tài chính Robin
Hood yêu cầu ít tài chính công bổ sung nhất bởi vì nó tạo ra 'những người thua
cuộc' (nghĩa là các thành phố tự quản cấp tài chính cho các cơ quan chức năng
khác) trong khi hệ thống nâng cấp chỉ tạo ra 'những người hưởng lợi' (nghĩa là
các thành phố tự quản nhận tài trợ từ trung ương chính quyền). Do đó, chính
sách thứ hai đòi hỏi nhiều tài chính công hơn cho một mức độ bình đẳng nhất
định. Tuy nhiên, hệ thống Robin Hood ít phổ biến hơn nhiều so với việc lên
cấp, chính xác là vì nó tạo ra 'kẻ thua cuộc' và do đó nói chung là không được
chấp nhận về mặt chính trị.

Trên thực tế, bản chất và mức độ của bình đẳng tài chính chủ yếu phụ thuộc
vào vị trí hiến định của chính quyền địa phương, vai trò tương đối của chính
quyền địa phương trong xã hội và kinh tế, cách thức mà nó được cấp vốn và di
sản của lịch sử. Ví dụ, Bảng 8.1 và 8.2 chứng minh rằng, trong dài hạn, mức
độ cân bằng (ngầm định) có thể đáng kể đã đạt được chỉ đơn giản bằng cách
tạo ra ít chính quyền địa phương lớn hơn, đặc biệt là ở Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch,
Thụy Điển và Anh. . Theo nguyên tắc chung, phạm vi địa lý rộng hơn của
ranh giới chính quyền địa phương có thể được dự kiến sẽ kết hợp các khu vực
có khả năng chịu thuế bình quân đầu người và nhu cầu chi tiêu khác nhau, đặc
biệt là ở các khu vực đô thị hóa. Các biện pháp bình đẳng rõ ràng sẽ khả thi
hơn khi chênh lệch giữa số ít chính quyền địa phương càng nhỏ bởi vì bất kỳ
khoản thanh toán viện trợ bắt buộc nào sẽ được giảm thiểu. Do đó, cuối cùng,
có thể có sự đánh đổi giữa mức độ ra quyết định chậm hơn và tính khả thi của
các biện pháp thúc đẩy công bằng ngang hơn giữa các chính quyền địa phương.

( Chiến lược Tài chính Công)


Tài chính trung ương cũng sẽ được yêu cầu cho các mục đích cân bằng tài
chính. "Cân bằng tài chính (tài khóa)" đề cập đến các khoản trợ cấp liên chính
phủ được thiết kế để hỗ trợ các chính quyền địa phương đáp ứng nhu cầu chi
tiêu bình quân đầu người tương đối cao, các nguồn lực chịu thuế bình quân đầu
người tương đối thấp hoặc chi phí cung cấp dịch vụ tương đối cao không thể
tránh khỏi. Không phải tất cả các quốc gia đều có các chương trình bình đẳng
tài chính và, trong số những quốc gia có chương trình đó, không phải tất cả đều
tìm kiếm sự bình đẳng của cả ba phương thức ký tự. Bình đẳng các nguồn lực
chịu thuế bình quân đầu người khác nhau là hình thức bình đẳng tài khóa phổ
biến nhất.

Sự khác biệt về khả năng của chính quyền địa phương trong việc nâng cao
thu nhập thuế địa phương trên đầu người dân phần lớn phản ánh sự phân bố
không đồng đều của hoạt động kinh tế, một số thành phố tự quản có các ngành
kinh doanh tương đối lớn. Do đó, các chính quyền trung ương có thể trả 'trợ
cấp cân bằng tài nguyên' cho chính quyền địa phương với cơ sở tính thuế bình
quân đầu người tương đối thấp. Sự khác biệt về nhu cầu chi tiêu trên đầu người
phản ánh sự khác biệt giữa các chính quyền địa phương về nhân khẩu học, kinh
tế xã hội, địa lý và các cơ cấu khác. Ví dụ, ngay cả khi tất cả các thành phố tự
quản đều chi tiêu cho mỗi học sinh như nhau, thì những thành phố có tỷ lệ trẻ
em trong độ tuổi đi học tương đối cao trong dân số của họ sẽ chi tiêu trên đầu
tổng dân số nhiều hơn các thành phố có tỷ lệ tương đối thấp của nhóm tuổi
đó. Những khác biệt như vậy về nhu cầu chi tiêu bình quân đầu người có thể
được bù đắp bằng việc chi trả các khoản trợ cấp của chính phủ trung
ương. Trong số các quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu, các tiêu chí
khách quan được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá việc chi trả 'các khoản trợ
cấp phù hợp với nhu cầu' là tổng dân số cư trú, cơ cấu tuổi (trẻ em, người già,
v.v.), cơ cấu khách hàng (học sinh đi học, nhóm dân tộc, người thất nghiệp,
v.v.) và các đặc điểm cấu trúc (quy mô địa lý, chiều dài mạng lưới đường bộ,
v.v.).
Nếu không có sự bình đẳng về tài chính, sự bất bình đẳng về khả năng tăng
thu của chính quyền địa phương và sự bất bình đẳng về nhu cầu chi tiêu của họ,
tính trên mỗi đầu người dân, có thể dẫn đến căng thẳng tài chính nghiêm
trọng. Điều này xảy ra khi nhu cầu chi tiêu bình quân đầu người cao kết hợp
với nguồn lực địa phương chịu thuế bình quân đầu người thấp, dẫn đến thuế
suất cao đồng thời với số lượng và / hoặc chất lượng dịch vụ không đủ. Kết
quả này có thể không được các chính quyền trung ương chấp nhận vì năm lý
do:

• 1. Nó tạo ra sự bất bình đẳng theo chiều ngang ở chỗ những người có
hoàn cảnh giống nhau sống ở các chính quyền địa phương khác nhau sẽ
phải trả các khoản thuế địa phương khác nhau cho cùng một tiêu chuẩn
dịch vụ
• 2. Sự bất bình đẳng theo chiều ngang và chiều dọc của thuế chính quyền
địa phương trong một khu vực tài phán nhất định sẽ càng trở nên trầm
trọng hơn bởi các mức thuế rất cao, đặc biệt là đối với các loại thuế không
liên quan trực tiếp đến khả năng thanh toán (ví dụ thuế tài sản)
• 3. Mức thuế địa phương cao có thể hạn chế chi tiêu địa phương đến mức
mất tác động lan tỏa từ các dịch vụ mang lại lợi ích cho chính quyền địa
phương khác
• 4. Tình trạng phúc lợi địa phương có thể sụp đổ ở các thành phố đang
trải qua căng thẳng tài chính nghiêm trọng.
• 5. Chính quyền trung ương có thể đang cố gắng khôi phục nền kinh tế
địa phương của các thành phố có cơ cấu công nghiệp bất lợi, trên cơ sở
công bằng và hiệu quả. Mức thuế địa phương cao có thể dẫn đến sự suy
giảm tích lũy (hội chứng căng thẳng tài khóa) do tình trạng di cư có chọn
lọc của dân số và di cư ra khỏi hoạt động kinh doanh xảy ra, để lại hậu
quả là dân số ngày càng thiếu thốn không có khả năng tài trợ cho các
dịch vụ đầy đủ.
(Các vấn đề chiến lược đối với tài chính công địa phương )

Có hai hệ thống cân bằng tài chính thay thế:

• 1. hệ thống Robin Hood, theo đó các cơ quan giàu có hơn (với nhu cầu
chi tiêu thấp và nguồn lực chịu thuế tính trên đầu người cao) tài trợ cho
các cơ quan nghèo hơn (với nhu cầu chi tiêu cao và nguồn lực chịu thuế
tính trên đầu người thấp) để cân bằng việc cung cấp dịch vụ trên khắp
các quốc gia- dinh thự và do đó thúc đẩy công bằng theo chiều ngang
• 2. hệ thống nâng cấp, theo đó các chính phủ quốc gia (hoặc khu vực) trả
tiền tài trợ để đưa các cơ quan nghèo hơn lên vị trí tài chính trung bình
của quốc gia (hoặc khu vực) hoặc đến mức nhu cầu chi tiêu trên đầu
người giàu nhất / thấp nhất.

Ở các quốc gia nhất thể, việc thăng cấp theo mức trung bình quốc gia phổ
biến hơn việc thăng cấp cho cơ quan thịnh vượng nhất, đơn giản bởi vì mức độ
sau này đắt hơn nhiều về mặt tài chính công. Hệ thống cân bằng tài chính Robin
Hood yêu cầu ít tài chính công bổ sung nhất bởi vì nó tạo ra 'những người thua
cuộc' (nghĩa là các thành phố tự quản cấp tài chính cho các cơ quan chức năng
khác) trong khi hệ thống nâng cấp chỉ tạo ra 'những người hưởng lợi' (nghĩa là
các thành phố tự quản nhận tài trợ từ trung ương chính quyền). Do đó, chính
sách thứ hai đòi hỏi nhiều tài chính công hơn cho một mức độ bình đẳng nhất
định. Tuy nhiên, hệ thống Robin Hood ít phổ biến hơn nhiều so với việc lên
cấp, chính xác là vì nó tạo ra 'kẻ thua cuộc' và do đó nói chung là không được
chấp nhận về mặt chính trị.

Trên thực tế, bản chất và mức độ của bình đẳng tài chính chủ yếu phụ thuộc
vào vị trí hiến định của chính quyền địa phương, vai trò tương đối của chính
quyền địa phương trong xã hội và kinh tế, cách thức mà nó được cấp vốn và di
sản của lịch sử. Ví dụ, Bảng 8.1 và 8.2 chứng minh rằng, trong dài hạn, mức
độ cân bằng (ngầm định) có thể đáng kể đã đạt được chỉ đơn giản bằng cách
tạo ra ít chính quyền địa phương lớn hơn, đặc biệt là ở Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch,
Thụy Điển và Anh. . Theo nguyên tắc chung, phạm vi địa lý rộng hơn của
ranh giới chính quyền địa phương có thể được dự kiến sẽ kết hợp các khu vực
có khả năng chịu thuế bình quân đầu người và nhu cầu chi tiêu khác nhau, đặc
biệt là ở các khu vực đô thị hóa. Các biện pháp bình đẳng rõ ràng sẽ khả thi
hơn khi chênh lệch giữa số ít chính quyền địa phương càng nhỏ bởi vì bất kỳ
khoản thanh toán viện trợ bắt buộc nào sẽ được giảm thiểu. Do đó, cuối cùng,
có thể có sự đánh đổi giữa mức độ ra quyết định chậm hơn và tính khả thi của
các biện pháp thúc đẩy công bằng ngang hơn giữa các chính quyền địa phương

(Chiến lược tài chính công)

Bảng 8.4 cho thấy rõ rằng Thụy Điển có sự khác biệt rõ rệt so với các nước
khác về tỷ trọng tương đối lớn của chi tiêu đô thị trong nền kinh tế quốc dân và
chi tiêu của chính quyền địa phương cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong
tổng chi tiêu của chính phủ. Việc cân bằng nhu cầu chi tiêu bình quân đầu
người và các nguồn lực chịu thuế ở Thụy Điển do đó có ảnh hưởng sâu sắc hơn
đến mức sống so với các nước như

Bảng 8.4 Chi tiêu của thành phốcác nước so với GDP và GGE

Quốc gia Năm Phần trăm Phần trăm


GDP GGE

Albania 1995 7.7 25.4

Áo 1993 12.7 20.2

Bỉ 1993 4.9 10.9

Bulgaria 1994 9,0 20.0

Síp 1993 1.4 4.1


Cộng hòa Séc 1994 9.3 20.9

Đại diện Đan Mạch Estonia 1994 19.9 31.3

Phần Lan 1994 7.1 17.6

Pháp 1993 18.0 29.5

Đức 1992 5.5 27.2

Hy Lạp 1993 8.1 28.7

Hungary 1989 3.3 5.6

Iceland 1994 17.0 53.0

Ireland 1994 9.1 22.3

Ý 1994 4.9 13.8

Latvia 1993 7.0 13.0

Lithuania Luxembourg 1994 12.5 24.0

Malta 1993 13.1 58.8

Hà Lan 1993 9.9 32.3

Na Uy 1995 0.3 0.6

Ba Lan 1994 13.3 23.1

Bồ Đào Nha Romania 1994 18.9 60.0

San Marino 1994 7.0 21.6

Slovakia 1993 4.6 9.7

Slovenia 1993 3.5 16.9

Tây Ban Nha 1993 0.1 0.2

Thụy Điển 1994 4.8 11.8

Thụy Sĩ 1995 4.4 10.1


Thổ Nhĩ Kì 1994 4.9 12.2

Vương quốc Anh 1994 27.5 38.0

1993 10.8 27.9

1992 2.4 12.3

1994 11.0 27.0

Bảng 8.5: Các khoản chuyển giao chính phủ (tỷ lệ phần trăm tổng nguồn
lực của thành phố)

Quốc gia Thuế chia sẻ Trợ cấp chung Trợ cấp được Khác
đánh dấu

Albania 1 59 29 5

Áo 26 1 0 8

Bỉ 0 25 5 10

Bungari 34 37 7 0

Đảo Síp 0 7 22 1

Cộng Hòa Séc 23 8 10 4

Đan Mạch 2 12 0 11

Estonia 60 27 4 0

Phần Lan 1 28 1 0

Pháp 0 24 0 2
Đức 17 15 13 0

Hy Lạp 25 25 0 8

Hungary 7 52 5 2

Iceland 43 7 1 2

Ireland 0 11 46 0

Ý 2 8 24 5

Latvia 23 35 6 3

Lúc-xem-bua 24 2 0 11

Malta 0 91 0 7

Hà Lan 0 20 38 3

Na Uy 0 17 14 2

Ba Lan 23 15 22 0

Bồ Đào Nha 1 31 4 2

Romania 33 25 21 0

San Marino 0 31 0 0

Slovakia 30 1 8 0

Tây Ban Nha 0 8 29 0

Thụy Điển 0 11 8 0

Thụy Sĩ 1 3 14 0

Thổ Nhĩ Kỳ 3 0 3 51
Anh 17 32 27 0

Ghi chú: Sao chép với sự cho phép của Hội đồng Châu Âu

1. Để biết tầm quan trọng tương đối của tất cả các khoản chuyển giao trong tài
trợ của thành phố, hãy xem Bảng 8.3

2. Còn được gọi là trợ cấp cụ thể

Nguồn: Hội đồng Châu Âu (1997)

Pháp, Đức, Ý và Anh, chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ thấp hơn
nhiều so với GDP.

Mặc dù Thuỵ Điển có tỷ lệ chi tiêu của chính quyền địa phương tương
đối cao, những khoản trợ cấp liên chính phủ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp
trong quỹ của quốc gia này. Ngược lại, chính quyền địa phương ở Anh phụ
thuộc quá nhiều vào các khoản chuyển gia liên chính phủ - nhiều hơn nhiều so
với Đức và Pháp, mặc dù chi tiêu của các thành phố có tỷ lệ tương đương với
chi tiêu chung của chính phủ (Bảng 8.4). Điều này phản ánh tỷ lệ rất thấp quỹ
chung của thành phố thu được từ thuế độc quyền của địa phương ở Anh. Trên
thực tế, hầu hết sự công bằng ở Anh rõ ràng đạt được là do thuế của chính phủ
trung ương được sử dụng để thu các khoản trợ cấp của trung ương chiếm hơn
3/4 chi tiêu của thành phố (Bảng 8.3).

Tuy nhiên, sự bình đẳng thuế bình quân đầu người tại Vương quốc Anh
sẽ kém hiệu quả hơn cho thuế tài sản hơn là thuế thu nhập địa phương của Thuỵ
Điển khi được xem xét đến các yếu tố kinh tế xã hội rộng hơn - thay vì xét về
các mục tiêu hẹp hơn nhiều của chế độ bình đẳng về mặt tài chính. Các chính
quyền địa phương ở Pháp, Đức và Ý có cơ sở thuế rộng hơn nhiều, ngoài tài
sản, còn bao gồm thuế hàng hóa và dịch vụ, thu nhập và lợi nhuận. Tuy nhiên,
ngược lại, cơ sở thuế rộng hơn ở ba quốc gia này khiến việc công bằng trở nên
khó khăn hơn nhiều. Sự công bằng rõ ràng là đơn giản hơn ở Thụy Điển và
Vương quốc Anh với các loại thuế địa phương duy nhất của họ.
Kết luận chung rút ra từ phân tích trên là thuế địa phương càng hạn chế
và sự phụ thuộc lớn vào thuế địa phương không liên quan đến thu nhập, do đó,
sự phụ thuộc vào khoản trợ cấp liên chính phủ càng lớn. Bảng 8.3 cho thấy Anh
có tỷ lệ thuế độc quyền địa phương tương đối thấp trong quỹ chung của các
thành phố và Thuỵ Điển là cao nhất. Vương quốc Anh, cũng giống như Thụy
Điển, có một số lượng rất nhỏ chính quyền địa phương (Bảng 8.1 và 8.2), do
đó sự bất bình đẳng nghiêm trọng nhất về việc chịu thuế bình quân đầu người
và nhu cầu chi tiêu có lẽ đã được khắc phục bằng cách điều chỉnh ranh giới. Do
đó, thông điệp rõ ràng ở đây là các khoản trợ cấp liên chính phủ ở Anh đang bù
đắp cho cơ sở thuế địa phương không đầy đủ hơn là bù đắp cho sự bất bình
đẳng ngang giữa các chính quyền địa phương.

Tóm lại, nhu cầu về tài chính công để cân bằng tài chính có thể rút gọn
bởi các ý sau:

+ Cải cách quy mô và cấu trúc chính quyền địa phương ở mức tốt nhất
có thể, để giảm thiểu chênh lệch tài chính về nguồn lực chịu thuế và nhu cầu
chi tiêu trên đầu người bằng cách gộp chung các vùng ngoại ô giàu và nghèo
trở thành thành phố tự trị.

+ Loại bỏ mọi chênh lệch tài chính còn sót lại bằng một hệ thống bình
đẳng tài chính Robin Hood.

Những cải cách chiến lược này nhằm giảm thiểu chi phí chi tiêu công ở
mức độ bình đẳng mong muốn. Tuy nhiên, cần cẩn thận để không làm tổn hại
đến nguyên tắc phân quyền của Hiến chương Châu Âu.
KẾT LUẬN

Việc áp dụng các nguyên tắc chiến lược này vào thực tế không nhất thiết
yêu cầu tất cả các quốc gia đều áp dụng các cấu trúc, chức năng, chính quyền
địa phương và các thỏa thuận tài chính giống hệt nhau. Đó là bởi vì các yếu tố
về kinh tế, công nghệ, xã hội, hay các lĩnh vực văn hóa, dân chủ và các yếu tố
liên quan khác giữa các quốc gia - và thậm chí giữa các khu vực trong một quốc
gia đều không giống nhau. Những yếu tố này ảnh hưởng đến phạm vi cho việc
giải thích cả nhu cầu và tổ chức cung ứng các dịch vụ của chính quyền địa
phương. Đặc biệt, phạm vi lối thoát và giọng nói khác nhau phản ánh sự khác
nhau về hiến pháp, văn hóa và các bối cảnh khác giữa và trong các quốc gia.
Tương tự như vậy, sự đa dạng của nguồn cung tiềm năng phản ánh năng lực
của cả khu vực công và khu vực tư nhân trong một số quốc gia cụ thể (hoặc các
khu vực trong bất kỳ quốc gia nào) và do đó hạn chế hoặc tạo điều kiện đảm
bảo quy mô nền kinh tế.

Tuy nhiên, một tập hợp các quy định tài chính công có thể bắt nguồn từ xem
xét các vấn đề chiến lược sau:

• Chính quyền địa phương ở bất kỳ quốc gia nào nên tìm cách để giảm sự
phụ thuộc của họ vào tài chính trung ương bằng cách đưa ra tình huống
riêng cho việc thuế địa phương độc quyền thay cho việc chia thuế và trợ
cấp liên chính phủ.
• Phải chứng minh một cách thuyết phục rằng họ có tính hợp pháp dân chủ
bằng cách liên tục tìm kiếm giải pháp để đảm bảo mức độ tham gia cao
của công dân vào thủ tục pháp lý dân chủ.
• Phải có khả năng chứng minh rằng các dịch vụ của họ được cung cấp
một cách hiệu quả để xứng đáng giá trị tiền bỏ ra và tránh được chi phí
cao không cần thiết
• Nên “chỉ đạo thay vì tranh cãi”, cho phép các dịch vụ được cung cấp bởi
nhiều nhà cung ứng cạnh tranh thay vì chỉ dựa vào một nguồn cung ứng
trực tiếp
• Chính quyền địa phương nên xem xét cách giới thiệu phạm vi lớn hơn
của lối thoát và tiếng nói, nếu khả thi, tạo ra hợp đồng thị trường bên
trong và bên ngoài hoặc thúc đẩy hiệu quả và sự lựa chọn thông qua
chứng từ lược đồ (xem Chương 9),...
• Trong khi công nhận các trường hợp công bằng và hiệu quả đối với trợ
cấp và xem xét bất kỳ ràng buộc pháp lý nào, chính quyền địa phương
nên sử dụng nhiều hơn các khoản phí người dùng, coi chúng là nguồn tài
chính chính (thay vì những nguồn còn lại).
• Nên lập luận rằng các khoản trợ cấp của chính quyền trung ương và khu
vực chỉ nên được chi trả cho các dịch vụ tài chính mang lại lợi ích lan
tỏa đáng kể và để bù đắp cho các thành phố đối với các nguồn lực địa
phương chịu thuế tương đối thấp trên đầu người và / hoặc nhu cầu chi
tiêu tương đối cao trên đầu người
• Lý tưởng nhất, họ nên lập luận trường hợp cho hệ thống Robin Hood của
riêng họ về sự bình đẳng hóa và những cải cách thích hợp đối với quy
mô và cấu trúc chính quyền địa phương để giảm sự phụ thuộc vào các
khoản tài trợ của trung ương.

Đọc thêm

Bahl, R. (2003) (editor) Restructuring Local Government Finance in


Developing Countries: Lessons from South Africa (Cheltenham: Edward
Elgar).

Bailey, S. J. (1999) Local Government Economics: Principles and Practice


(Basingstoke: Macmillan – now Palgrave Macmillan).

Bailey, S. J. (2003) ‘More Tinkering with Local Government Finance’ Local


Government Studies vol. 29, no. 1, pp. 17–32.
Dafflon, B. (2002) (editor) Local Public Finance in Europe: Balancing the
Budget and Controlling Debt (Cheltenham: Edward Elgar).

Gidlund, J. and Jerneck, M. (2000) (editors) Local and Regional Governance


in Europe: Evidence from Nordic Countries (Cheltenham: Edward Elgar).

Tài liệu tham khảo

Chandler, J. A. (1996) Local Government Today (2nd edition) (Manchester:


Manchester University Press).

Council of Europe (1992) Decentralisation and the Strengthening of Local


SelfGovernment, Local and Regional Authorities in Europe, no. 48
(Strasbourg: Council of Europe).

Council of Europe (1995) The Size of Municipalities, Efficiency and Citizen


Participation, Local and Regional Authorities in Europe, no. 56 (Strasbourg:
Council of Europe).

Council of Europe (1997) Local Finance in Europe, Local and Regional


Authorities in Europe, no. 61 (Strasbourg: Council of Europe).

Sjoquist, D. L. (2003) (editor) State and Local Finances under Pressure


(Cheltenham: Edward Elgar).

CHƯƠNG 9: CHỨNG TỪ - HỆ THỐNG QUỸ DỊCH VỤ CÔNG THAY


THẾ

LỜI GIỚI THIỆU

Những tham chiếu về chứng từ đã được giới thiệu ở các chương trước.
Chương 4 nhấn mạnh rằng chứng từ có thể dùng để phân phối tài chính công
giữa các nhà cung cấp dịch vụ thay thế, có tương quan trực tiếp với người sử
dụng các dịch vụ đầu ra của họ. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng có thể
lên tiếng phản ánh hoặc nhận xét, đồng thời cung cấp các giải pháp nhằm giảm
bớt sự trì trệ của nhà cung cấp dịch vụ. Chương này cung cấp một cái nhìn
tổng quan nhất về các tài liệu chứng từ, tập hợp những lý chuyết chính đã
được xây dựng từ các chương trước. Trong những tài liệu (đã được tham
chiếu), thuật ngữ chứng từ chưa được định hình cụ thể, do đó cần phải xem xét
một vài định nghĩa thay thế

Chứng từ được xem như là “bằng chứng trao đổi dịch vụ, hàng hóa”
(Lamming và Bessant 1988, trang 218; OECD 1998, trang 3); “Tờ giấy trao
thay cho tiền” (Collin, Weiland và Dohn 1990, trang 295); “Tài liệu kiểm soát/
tách biệt các khoản chi tiêu cho phép/ ghi lại các khoản chi tiêu một cách riêng
biệt” (Nisberg 1988, trang 296); “lợi ích nhà nước gắn liền với một giao dịch
mua cụ thể, tài chính đên từ một nguồn khác với nơi diễn ra giao dịch mua thực
tế” (Glennerster 1992, trang 9).

Các định nghĩa này đều hướng tới sức mua và khả năng tiêu dùng các
dịch vụ của chủ sở hữu. Phân tích dưới đây sẽ cho thấy độ hẹp của chứng từ,
được sử dụng để hiểu rõ hơn về khái niệm của thuật ngữ này. Dùng để phát
triển một định nghĩa mới, toàn diện, tổng quan nhất về chứng từ. Từ đó có thể
đưa ra một khái niệm chính xác về chứng từ dịch vụ công. Như vậy, chương
này sẽ làm rõ sự đa dạng của hệ thống chứng từ. Đây là việc cần thiết trước
khi muốn đánh giá sự hiệu quả của các hệ thống chứng từ riêng lẻ. Nhưng
những đánh giá đó không phải chủ đề của chương này.

Trong khi phần giới thiệu thường đề cập tới cải cách lập pháp, hoặc một
vài hoạt động cần được nhà nước phê duyệt, thì độ khả dụng của chứng từ khi
dùng để phân bổ các dịch vụ công là rất lớn. Savas (1987, trang 93–4) lập luận
rằng chứng từ có thể dụng để phân phối tất cả hàng hóa và dịch vụ, ngoại
trừ hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy. Hàng hóa (và dịch vụ) cá nhân
đều có tính loại trừ và tính cạnh tranh (Ví dụ như sân tennis thành phố). Hàng
hóa (và dịch vụ) công cộng thuần túy đều không có tính loại trừ và không có
tính cạnh tranh, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người cùng một lúc, và không
một ai không được hưởng lợi (Ví dụ 243: Dịch vụ sức khỏe môi trường thành
phố). Nguồn tài chính cho hàng hóa công cộng thuần túy dựa trên thu nhập từ
thuế. Bởi vì nó không có tính loại trừ, do đó việc thanh thoán (bằng tiền, hoặc
chứng từ) là bất khả thi. (Xem chương 2). Do đó, hàng hóa cá nhân là hàng hóa
thích hợp nhất dùng để phân phối bằng chứng từ. Bởi vì việc thanh toán có thể
thực hiện tại nơi sử dụng dịch vụ.

Chỉ một lượng nhỏ dịch vụ của chính quyền địa phương là hàng hóa công
cộng thuần túy. Các dịch vụ như trường học, dịch vụ xã hội cá nhân, văn hóa,
và dịch vụ giải trí là hàng hóa cá nhân. Vì chúng có tính cạnh tranh và tính loại
trừ dễ thấy. Chúng có thể có những ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến xã hội.
Nhưng chúng vẫn là hàng hóa cá nhân. Bởi vậy nên chúng mới được phân phối
bằng chứng từ. Các ví dụ trong chương này đều là hàng hóa cá nhân, vì chúng
có tính cạnh tranh và tính loại trừ.

PHÂN LOẠI THỰC NGHIỆM CHỨNG TỪ

Chứng từ không bị hạn chế đối với các dịch vụ công: Chúng cũng có thể
được dùng trong các khu vực tư nhân. ( Hình 9.1). Trong khu vực tư nhân,
“chứng từ tiền mặt” được trao cho người mua một sản phẩm hoặc một dịch
vụ có giá trị nhất định. Cũng có thể đổi thành tiền mặt khi mua một sản phẩm
khác trong khoảng thời gian nhất định. Còn “(Chứng từ) Phiếu quà tặng” có
thể đổi lấy hàng hóa, hoặc dịch vụ tại một cửa hàng cụ thể. “(Chứng từ) Phiếu
ăn” được người chủ lao động cung cấp cho nhân viên của mình dùng để mua
bữa ăn tại các nhà hàng đối tác.

Chứng từ khu vực công có thể chia thành 3 loại khác nhau như sau:

1. Chứng từ tư nhân hóa: được phát cho công chúng miễn phí hoặc có tính
phí trước bạ (ở một số nước Đông Âu). Với những chứng từ này, người
dân có thể mua cổ phiếu của các công ty tư nhân hóa. Ngoài ra, họ có thể
ủy thác chứng từ của mình cho đơn vị ủy thác (Uvalic và Vaughan-
Whitehead 1997, trang 2–4).
2. Chứng từ công nhân viên: Giúp đưa công nhân viên vào việc bằng cách
trợ cập hoặc đào tạo.
• Chứng từ việc làm: Khi một nhà tuyển dụng đủ điều kiện nhận
chứng từ việc làm, chính quyền sẽ hỗ trợ tài chính cho họ, bao
gồm một phần tiền lương (giả sử tối đa một năm). Mục tiêu là để
người lao động quen với cuộc sống làm việc. Giúp người thất
nghiệp duy trì kỹ năng nghề nghiệp của họ. Đồng thời làm tăng sự
độc lập của mỗi gia đình bằng cách trợ cấp tiền lương cho chủ hộ
bị thất nghiệp trước đây. Việc thanh toán bao gồm hai yếu tố:
Chứng từ công việc được chính quyền chi trả cho người lao động,
và “phần vượt quá” mà người chủ lao động tự chịu trách nhiệm.
(Rönkkö 1999, trang 24–5)
• Chứng từ đào tạo: Những chứng từ này được dùng để trang trải
toàn bộ hoặc một phần chi phí cố định, chi phí biến đổi của việc
đào tạo. Ví dụ, sinh viên đại học hoặc cao đẳng có thể tìm một vị
trí thực tập trong các công ty thuộc khu vực tư ngay khi đang học
hay sau khi tốt nghiệp. (Becker và Becker 1997, trang 84). Tương
tự, đây cũng là khoản tài trợ cho việc đào tạo những người thất
nghiệp để cải thiện cơ hội tìm việc làm của họ.
3. Chứng từ dịch vụ: Dùng để hỗ trợ tiêu thụ các dịch vụ nội bộ và dịch vụ
bên ngoài cụ thể
a. Chứng từ dịch vụ nội bộ: Được chủ lao động trao cho nhân viên,
dùng hỗ trợ thiết bị trong nhà
• Phiếu thể thao: Một số chính quyền tự chủ tặng phiếu thể thao
cho nhân viên của mình, giúp họ tự duy trì thể chất bản thân. Bản
chất của quản lý nguồn nhân lực (HRM) là làm tăng năng suất làm
việc của nhân viên, giảm tình trạng vắng mặt và nghỉ ốm. Phiếu
thưởng chỉ có giá trị trong một số trung tâm thể thao, một số hoạt
động, hoặc tại một thời điểm cụ thể. Nếu dịch vụ đắt hơn giá trị
phiếu thưởng, nhân viên sẽ thanh toán phần còn lại.
• Phiếu ăn: Một số chính quyền phân phát phiếu ăn trong căn tin
cho nhân viên (Phiếu ăn của khu vực tư dùng tại các cửa hàng bên
ngoài). Điều này cũng dựa trên bản chất của quản lý nguồn nhân
lực, tương tự phiếu thể thao. Nhận phiếu thưởng có thể dẫn đến
tiền lương thấp hơn khi không có phiếu thưởng. Trong những
trường hợp này, giá trị ròng của phiếu thưởng có thể thấp hơn giá
trị thực của nó (Giá trị ghi trên phiếu thưởng), thậm chí có thể
bằng không. Giá trị ròng của phiếu thưởng càng thấp, mức độ ảnh
hưởng của doanh nghiệp lên cách chi tiêu của nhân viên, dù là vì
quản lý nhân sự hay chính sách quản lý gia trưởng, càng lớn.
b. Chứng từ bên ngoài: Dùng với khu vực công, hoặc khu vực tư khác.
• Phiếu thưởng đồ ăn: Được các nhân viên phúc lợi xã hội trao cho
người nghèo hoặc người có hoàn cảnh khó khan (đôi khi bao gồm
cả người tị nạn). Chủ sở hữu mua đồ ở các cửa hàng đối tác. Không
nhất thiết phải thay đổi nếu lượng mua chưa đạt tới giới hạn của
phiếu thưởng. Sau đó, cửa hàng sẽ đổi phiếu lấy tiền qua văn
phòng phúc lợi xã hội. Phiếu ăn này khác với phiếu ăn ở các dịch
vụ nội bộ ở chỗ, chúng thường được dùng để mau đồ ăn chưa được
chuẩn bị sẵn. (Savas 1987, trang 113–14)
• Mini Chứng từ: Cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ bổ sung.
Ví dụ, tất cả học sinh đều được hưởng giáo dục cơ bản. Nhưng
chuyên sâu hơn, còn có các khóa học bổ sung và các dịch vụ giáo
dục phụ trợ. Với các mini chứng từ, học sinh có thể chọn các khóa
học tại khu vực công hoặc khu vực tư tùy sở thích. ( Levin 1997,
trang 38–9)
c. Chứng từ dịch vụ tổng thể: Khác với phiếu nhỏ ở chỗ, chúng cho
phép người sở hữu được hưởng dịch vụ công đầy đủ, bao gồm:
• Chứng từ nhà ở: đặc biệt được sử dụng ở Hoa Kỳ, mục tiêu chính
sách là hỗ trợ những người phải đối mặt với điều kiện nhà ở tồi tệ
nhất và gánh nặng tiền thuê nhà lớn nhất (OECD 1993, trang 50)
• Phiếu trông trẻ: Dùng để kích thích dịch vụ giữ trẻ ban ngày. Gần
đây dịch vụ này đã được thử nghiệm ở Anh (Nhưng đã bị dừng
lại) và Phần Lan, sau đó đã được giới thiệu ở hầu hết các thành
phố tham gia thí nghiệm 1995–97 (Heikkilä et al. 1997, trang 121).
• Phiếu giúp việc và điều dưỡng: Được dùng trong các dịch vụ trợ
giúp và chăm sóc tại nhà cho người già. Người cao tuổi thường có
thể lựa chọn giữa các dịch vụ tư và công. Bản thân người già vốn
đã là một “phiếu thưởng”, bởi vì chính quyền sẽ chủ động thanh
toán chi phí chăm sóc cho họ. Người cao tuổi thường có thể mua
các dịch vụ bổ sung bằng tiền của mình.
• Phiếu taxi: Người tàn tật và người già đáp ứng các tiêu chí yêu
cầu có thể được hỗ trợ đi lại dưới hình thức phiếu taxi. Một người
dùng phiếu taxi sẽ trả một khoản chi phí cố định tiêu chuẩn (tương
đương với chi phí giao thông công cộng địa phương), sau đó phần
còn lại có thể được thanh toán bằng phiếu mua hàng. Sau chuyến
đi, tài xế xuất hóa đơn về thành phố bằng giá trị của phiếu thưởng.
Phiếu taxi không có giá trị cho các phương tiện giao thông khác.
• Phiếu dịch vụ y tế: Các phiếu thưởng cũng tương tự như hệ thống
hỗ trợ, được dùng cho các dịch vụ phục hồi chức năng và cung cấp
thiết bị y tế. Chính quyền có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ
phục hồi sức khỏe và thiết bị y tế cạnh tranh với nhau. Sau đó, họ
sẽ chọn các nhà cung cấp dịch vụ ít tốn kém nhất. Chính quyền sẽ
trả phí cho những người cần dịch vụ này. Người dùng sẽ lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện và thích hợp nhất với mình.
Trong thị trường của hai giai đoạn này, chính quyền là người tạo
ra cuộc cạnh tranh giành quyền cung cấp dịch vụ giữa các nhà sản
xuất nhưng nhân tố quyết định kết quả lại là người sử dụng dịch
vụ. Sự sắp xếp này cho phép các chính quyền tự chủ điều tiết chi
phí tối đa và tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu (Đánh giá trên mặt y
tế/ khách quan), đồng thời cũng cho phép người dùng một bảng
đánh giá mức độ hài lòng (chủ quan). Do đó, phiếu thưởng có thể
kết hợp đánh giá giữa người dân và chính quyền cùng lúc, nhằm
nâng cao giá trị phân bổ trong các dịch vụ.
• Phiếu nghệ thuật: Đôi khi sẽ được trao cho các nhóm có thu nhập
thấp, thúc đẩy họ tới thăm các viện bảo tang và triển lãm. Điều
này đi với giả định rằng họ không có đủ chi phí cho việc học nghệ
thuật
• Phiếu học: Tồn tại với ngầm định rằng phụ huynh có quyền lựa
chọn trường học miễn phí cho con cái và các trường học nhận được
sự hỗ trợ của nhà nước tương ứng với số học sinh mà họ giáo dục.
Với phiếu này, cha mẹ có thể “mua” chương trình giáo dục cho
con cái của mình từ bất kỳ cơ sở giáo dục nào đã qua phê duyệt và
được điều hành bởi các tổ chức có lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.
Phiếu học đã được đề xuất vài thế kỷ trước bởi Adam Smith trong
“Sự giàu có của các quốc gia” (1776), Thomas Paine trong “Quyền
lợi của con người” (1971), và gần đây là Friedman 1962, Maynard
1975, Blaug 1984, Ahonen 1994 và Cohn 1997.

Bất kỳ hoặc tất cả các phiếu dịch vụ được liệt kê ở trên có thể cho phép (hoặc
thực sự yêu cầu) người sở hữu sử dụng nguồn tài chính của riêng họ để bổ sung
giá trị của phiếu đó để mua dịch vụ (Suomen 1994, trang 4; Heikkilä et al .
1997, trang 40). Đây là trường hợp đặc biệt cho:

• ‘Phiếu chọn không tham gia’ cho phép người sử dụng dịch vụ chọn các
dịch vụ tư nhân thay vì các dịch vụ công (ví dụ: dịch vụ trợ giúp tại nhà,
điều dưỡng hoặc y tế). Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân thường
đắt hơn, nhưng danh sách đợi thường ngắn hơn. Nếu bệnh nhân không
muốn nằm trong danh sách chờ đợi lâu, họ có thể yêu cầu chính quyền
thành phố cung cấp một phiếu mua hàng, giá trị của phiếu này sẽ tương
đương với chi phí điều trị tại cơ sở y tế công cộng. Sau đó, bệnh nhân có
thể bổ sung giá trị của phiếu quà tặng bằng tiền của mình để được điều
trị nhanh hơn trong khu vực tư nhân. Sự sắp xếp như vậy cho phép người
sử dụng dịch vụ có nhiều sự lựa chọn hơn về tốc độ của dịch vụ và các
khoản chi trả từ đầu của họ có thể được sử dụng để tăng năng lực dịch
vụ y tế trong khu vực tư nhân - nhưng không phải trong khu vực công
(vốn vẫn phải trả 'phần' của chi phí). Khả năng xảy ra 'nhảy hàng đợi' bởi
những người có khả năng chi trả cao hơn (khác với nhu cầu y tế cao hơn)
phát sinh do các khoản thanh toán nạp tiền đã sử dụng quỹ công. Ở đây,
những người có nhu cầu y tế tương đương hoặc cao hơn nhưng không
thể trả phí bổ sung sẽ phải chờ đợi dịch vụ công lâu hơn (có thể dẫn đến
tình trạng sức khỏe của họ xấu đi) so với những người có thu nhập cao
hơn. Điều này có thể được coi là phi đạo đức. Hơn nữa, việc sử dụng cơ
sở chọn không tham gia càng nhiều, thì sự lựa chọn mang tính cá nhân
hóa càng lấn át việc lập kế hoạch tập trung cho các dịch vụ y tế.

MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHỨNG TỪ

Mô hình khái niệm về chứng từ có thể được rút ra từ mô hình phân loại
thực nghiệm ở trên (xem Hình 9.2). Nó bao gồm cả định nghĩa về chứng từ
trong phần giới thiệu và định nghĩa toàn diện hơn được phát triển bên dưới.
Bản chất của chứng từ

Có ba hình thức cơ bản:

1. Giấy khai sinh. Những chứng từ đó được phân phối cho những người đã
đăng ký công dân nhưng không phải cho những người tạm trú hoặc người
nhập cư (ít nhất là những người chưa được cấp quốc tịch), ví dụ như
chứng nhận tư nhân hóa.
2. Phiếu chi trả thưởng. Những phiếu thưởng này được phân phát cho
những người được đánh giá là cần dịch vụ công (ví dụ như điều trị tại
bệnh viện) nhưng họ bị từ chối tiếp cận dịch vụ đó vì thiếu nguồn cung
hoặc hạn chế về năng lực khác. Những chứng từ đó có thể được sử dụng
để tiếp cận các dịch vụ tương đương (ví dụ như y tế) trong khu vực tư
nhân và / hoặc tự nguyện và do đó bù đắp cho người nắm giữ do thiếu
(hoặc kém chất lượng) nguồn cung cấp công. Phiếu chọn không tham gia
có thể hoạt động hiệu quả như phiếu bồi thường. Phiếu dịch vụ nội bộ,
phiếu ăn trưa và bữa ăn có thể nhằm mục đích (ít nhất là một phần) để
bù đắp cho nhân viên về mức lương và mức lương tương đối thấp.

3. Phiếu thưởng / ưu đãi. Loại phiếu thưởng này không được phân bổ như
một khoản bồi thường cũng như một quyền lợi. Thay vào đó, những
chứng từ đó mang lại đặc quyền cho người sở hữu chúng, ví dụ như
chứng từ giáo dục đại học (có thể có nghĩa là đã được kiểm định) và
chứng từ việc làm (có thể dựa trên thời gian thất nghiệp hoặc thiếu kỹ
năng). Phiếu quà tặng khu vực tư nhân thuộc loại này.
Các thuộc tính của chứng từ

Có hai loại riêng biệt:

1. Chứng từ tiêu dùng. Loại chứng từ này làm tăng khả năng tiêu dùng của
người nhận nói chung (nghĩa là chứng từ tiền mặt) hoặc đặc biệt đối với
một hàng hóa cụ thể (ví dụ: phiếu quà tặng và tiệc trưa / thực phẩm) hoặc
dịch vụ (tức là chứng từ dịch vụ). Tuy nhiên, chứng từ tiêu dùng không
nhất thiết phải đạt được mức bổ sung ròng 100% (nghĩa là khi mức tăng
tiêu dùng tương đương với giá trị của phiếu mua hàng - xem Chương 4).
Ví dụ, chứng từ tiền mặt có thể đơn giản thay thế cho việc chi tiêu mà lẽ
ra đã diễn ra, dẫn đến việc người nhận của họ tiết kiệm được nhiều hơn.
Bổ sung ròng bằng 0 nếu mức tăng tiết kiệm bằng với giá trị của chứng
từ tiền mặt. Bổ sung ròng là 100% nếu không có sự gia tăng tiết kiệm.
Bổ sung ròng là từ 0 đến 100% nếu mức tăng tiết kiệm nhỏ hơn giá trị
của phiếu thưởng. Ngay cả phiếu mua hàng dịch vụ cũng có thể không
đạt được 100% giá trị bổ sung thuần của dịch vụ. Họ có thể chuyển hướng
sang các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ khác của khu vực công và
tư nhân mà nếu không có chứng từ đó sẽ phát sinh đối với dịch vụ được
hỗ trợ. Trong khi phần bổ sung ròng sẽ ít hơn 100% trong những trường
hợp như vậy, mức tiêu thụ dịch vụ thường sẽ vẫn tăng, cả vì phiếu mua
hàng rẻ hơn tương đối và sự gia tăng thu nhập thực tế do phiếu thưởng
tạo ra có thể dẫn đến tăng nhu cầu nói chung . Hầu hết các mục tiêu của
chương trình phiếu tiêu dùng chỉ là để kích thích tiêu dùng mà không đề
cập đến khái niệm bổ sung ròng.

2. Chứng từ của cải. Chứng từ của cải dẫn đến sự gia tăng trực tiếp hoặc
gián tiếp về của cải (hơn là tiêu dùng) của người nhận. Chứng từ tư nhân
hóa làm tăng tài sản của người nhận trực tiếp bằng cách trao cho người
nhận quyền sở hữu một phần giá trị của tài sản vốn hoặc hoạt động kinh
doanh (nghĩa là toàn quyền tài sản). Chứng từ cũng có thể trao cho người
sở hữu các quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc sử dụng các tài sản vốn khác
mà không phân chia quyền sở hữu. Ví dụ như chứng từ sử dụng đất hoặc
tài sản để sử dụng (xem Chương 2). Trong trường hợp này, họ chỉ trao
quyền tài sản hạn chế (không đầy đủ). Chứng từ đào tạo và tuyển dụng
làm tăng tài sản của người nhận một cách gián tiếp bằng cách cho phép
người nhận tích lũy vốn con người về các kỹ năng và kinh nghiệm làm
việc có được.

Hình thức chứng từ


• Chứng từ rõ ràng. Chúng có dạng vật chất, theo truyền thống giống tiền
giấy, phiếu giảm giá hoặc thẻ có nhãn hiệu được tạo ra hoặc từ các bộ
phận được tách ra, vì giá trị của phiếu thưởng được sử dụng. Gần đây
hơn, thẻ nhựa được sử dụng làm chứng từ, mang thông tin trên dải từ
tính về chủ sở hữu và khả năng đủ điều kiện được trợ cấp của người đó.
Chip điện tử trong ‘thẻ thông minh’ hiện đại có thể mang nhiều thông tin
hơn, cho phép nhập và xử lý thông tin, chẳng hạn như về tần suất, vị trí
và loại hình sử dụng dịch vụ. Cuối cùng, thẻ vật lý có thể được thay thế
bằng chứng từ ảo sử dụng số nhận dạng cá nhân (PIN) và mạng thông tin
để phân phối quyền sử dụng dịch vụ.
• Chứng từ ngầm. Trong trường hợp này, người thụ hưởng thực sự là
chứng từ. Đây là trường hợp của các chứng từ tiêu dùng trao quyền tiếp
cận các dịch vụ công cộng (ví dụ như giáo dục học đường hoặc chăm sóc
sức khỏe) trong đó "tiền đi theo người sử dụng" mà không có chứng từ
giấy hoặc thẻ rõ ràng được sử dụng. Chứng từ của cải cũng ngầm hiểu
khi thực tập sinh được cơ quan khu vực công cử đến các chương trình
đào tạo mà không sử dụng chứng từ vật chất.

Những phạm trù khái niệm này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Ví
dụ, chứng từ đào tạo làm tăng tiềm năng thu nhập suốt đời của người nhận, dẫn
đến tăng khả năng tiêu dùng và giàu có. Nếu phần bổ sung ròng của chúng nhỏ
hơn 100% do tiết kiệm của người sở hữu phiếu thưởng tăng lên, thì phiếu
thưởng dịch vụ có thể tạo ra sự gia tăng của cải cũng như tăng mức tiêu dùng.
Tương tự, các kế hoạch chứng từ có thể có cả đặc điểm rõ ràng và tiềm ẩn. Ví
dụ, một số lượng cụ thể (hoặc tối đa) trẻ em có thể sử dụng dịch vụ ngay cả khi
không có phiếu thưởng nếu chúng đi cùng với người lớn có phiếu thưởng.
Những chứng từ này được sử dụng để vào bảo tàng và các dịch vụ giao thông
công cộng. Rõ ràng là nhiều chứng từ về thực chất là chứng từ đa thuộc tính.
TỔNG QUÁT MÔ HÌNH CHỨNG TỪ

Hai đặc điểm cơ bản của chứng từ là:

1. Người sử dụng dịch vụ được cấp một chứng từ mua hàng có giá trị tiền
mặt nhất định
2. Chứng từ chỉ có thể được sử dụng bởi chủ sở hữu và chỉ để mua một
hàng hóa cụ thể (hàng hóa hoặc dịch vụ) cho người đó. Nếu hàng hóa
hoặc dịch vụ không được xác định, chứng từ không còn sử dụng được
nữa mà thay vào đó, là sự chuyển giao thu nhập, chẳng hạn như trợ cấp
trẻ em.

Chính phủ

Người tiêu dùng Bên cung cấp


dịch vụ
Đặc điểm đầu tiên có nghĩa là nhà nước không nhất thiết phải cam kết tự
trang trải tất cả các chi phí liên quan đến việc sử dụng một dịch vụ cụ thể. Đặc
điểm thứ hai loại trừ khả năng chứng từ được chuyển nhượng cho người khác
(Ahonen 1994; Lacasse 1992).

Hình 9.3 minh họa mô hình chứng từ dựa trên Savas (1987, trang 78).
Các đường liền nét biểu thị các luồng tài chính (chứng từ dòng dày, tiền dòng
mỏng) trong khi đường đứt nét biểu thị các luồng phi tài chính (nghĩa là cung
cấp dịch vụ). Các mũi tên chỉ hướng của dòng chảy.

Chính phủ hỗ trợ việc mua hàng của người dùng dịch vụ (người tiêu
dùng) bằng cách đưa cho anh ta / cô ta một chứng từ (dòng dày), cho phép
người tiêu dùng lựa chọn nhà sản xuất dịch vụ. Nhà sản xuất dịch vụ có thể là
một công ty tư nhân, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc một đơn vị dịch vụ khu
vực công. Người sản xuất dịch vụ cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng (đường
đứt nét) và người tiêu dùng ‘trả tiền’ cho người sản xuất bằng cách sử dụng
chứng từ (đường nét đậm). Người sản xuất dịch vụ giao chứng từ cho chính
phủ, đổi chứng từ thành tiền (đường mảnh). Mô hình chi tiết hơn về chứng từ
trong chính quyền địa phương được mô tả trong Hình 9.4 (xem Heikkilä et al.
1997, trang 61).

Mô hình chứng từ cơ bản khá hạn chế có thể được nới lỏng như sau:

■ chứng từ có thể là giá trị tiền tệ cố định hoặc liên quan đến thu nhập (nghĩa
là đã được kiểm tra)

■ chứng từ có thể được trao cho đại diện của người sử dụng dịch vụ, thay vì
cho người sử dụng đó

■ Phiếu chứng từ có thể được định nghĩa bằng dịch vụ thay vì bằng tiền mặt (ví
dụ như cho phép người sở hữu được một giờ giúp việc gia đình hoặc một lần
điều trị nha khoa cụ thể)

■ Phiếu chứng từ có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho cả chủ sở hữu và người
khác (ví dụ như phiếu chứng từ giáo dục của trường học do phụ huynh giữ có
lợi cho cả họ và con cái của họ).
CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH BIỆN LUẬN ỦNG HỘ VÀ CHỐNG LẠI
CÁC GIẤY CHỨNG TỪ

Bảng 9.1 trình bày các quan điểm tư tưởng, lý thuyết, dân túy và thực
dụng trong đó các lập luận ủng hộ và chống lại chứng từ sẽ được tóm tắt và
phân tích dưới đây. Các tổ chức tư tưởng cánh hữu ủng hộ việc ‘lùi biên giới
của nhà nước’ để tăng cường quyền tự do cá nhân và do đó, về mặt ý thức hệ
thường ủng hộ chứng từ như một phương tiện để đạt được mục tiêu của họ. Các
nhóm cánh tả thường có khuynh hướng chống lại chứng từ, thay vào đó thích
đóng vai trò trực tiếp hơn cho nhà nước trong xã hội và kinh tế. Tuy nhiên,
Walsh (1995, trang 90), cho rằng chứng từ thu được sự ủng hộ giữa các đảng
cánh tả vì chúng là một phương tiện hạn chế quyền lực của các nhà kỹ thuật và
chính trị. Các nhà kinh tế thị trường tự do về mặt lý thuyết có khuynh hướng
ủng hộ chứng từ như một phương tiện củng cố cơ chế thị trường thông qua cạnh
tranh, dẫn đến cải thiện hiệu quả trong cả sản xuất và tiêu dùng dịch vụ.

Bảng 9.1: Quan điểm về phân tích phiếu chứng từ

Quan điểm Mục đích Lý do Trả lời

Hệ tư -Để thúc đẩy tự do cá nhân, -Mọi người hiểu rõ - Các chuyên gia dịch
tưởng tự do lựa chọn, tư nhân hóa nhất nhu cầu của bản vụ là người đánh giá
và thị trường. thân và có thể đáp ứng tốt nhất về nhu cầu

-Bảo vệ các dịch vụ công, nhu cầu đó bằng cách đối với dịch vụ và các
người lao động công và dân sử dụng phiếu chứng từ lực lượng thị trường
chủ, đồng thời tăng cường để lựa chọn nhà cung không phù hợp với
sự tham gia và kiểm soát cấp, địa điểm và thời các dịch vụ công vì
tập thể gian sử dụng dịch vụ. khách hàng dễ bị tổn

- Các phiếu chứng từ đe thương.


dọa các nhà cung cấp - Lý do hợp lý của
dịch vụ khu vực công chính quyền địa
và người ra quyết định phương là không bảo
chính trị phải chịu trách vệ các nhà cung cấp
nhiệm về quyết định dịch vụ nội bộ; chứng
dân chủ từ không phủ nhận
việc ra quyết định dân
chủ hay quyền kiểm
soát tập thể đối với trợ
cấp; họ tăng cường
tham gia vào việc sử
dụng dịch vụ.

Lý thuyết Để xóa bỏ độc quyền công, Phiếu chứng từ đẩy Các phiếu chứng từ sẽ
bằng cách đưa ra cạnh mảnh tính đa nguyên không thành công bởi
tranh, do đó, kích thích tinh trong cung cấp dịch vụ vì chi phí giao dịch
thần kinh doanh bên trong và khuyến khích sự quá cao và các rào cản
và bên ngoài và kiểm soát đính hướng của khách đáng kể trong việc gia
chi phí hàng thông qua các nhập đối với các nhà
cuộc cạnh tranh. Điều cung cấp mới tiềm
này đổi mới phân bổ năng. Nhiều nhà cung
nguồn lực, cải thiện cấp hơn một sản phẩm
tính sẵn có và sự dụng sẽ dẫn đến mất lợi thế
thông tin tránh chi tiêu theo quy mô và chi
công lãng phí . phí cao hơn. Về lý
thuyết, thị trường tối
ưu là không thể đạt
được

Chủ nghĩa Để hỗ trợ những người Phiếu chứng từ làm Viecj xử lý chứng từ
dân túy bình thường bằng cách làm giảm sự phụ thuộc vào sẽ làm tăng khối
cho cuộc sống dễ dàng hơn. việc ra quyết định lượng công việc cho
mang tính quan liêu và người sử dụng dịch vụ
và thực sự làm tăng
do đó,cuộc sống trở tính quan liêu trong
nên vô tư hơn. việc cấp phát chứng
từ.

Chủ nghĩa Để cải thiện việc cung cấp Phiếu chứng từ khuyến Để chứng từ là các
thực dụng các dịch vụ sản xuất dịch khích hành vi hợp lý từ nhà sản xuất cạnh
vụ do công và tư nhân tài đó cải thiện việc phân tranh thay thế chức
trợ và sử dụng hiệu quả hơn bổ và sử dụng các năng được yêu cầu.
các nguồn lực. nguồn lực thông qua Chúng thường không
việc nhắm tới mục tiêu tồn tại; cũng không
tốt hơn việc trợ cấp và phải là chúng không
sử dụng cẩn thận các phát triển đủ nhanh.
phiếu chứng từ của Do đó , chứng từ sẽ
người nắm giữ chúng. không mang lợi lợi
nhuận đáng kể nào, và
rủ ro thất bại trong
thực tế là quá lớn.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế thể chế cho rằng những tác động có lợi này
sẽ không đạt được vì trường hợp lý thuyết thị trường tự do không tính đến các
rào cản thể chế, hành vi và văn hóa đối với cạnh tranh. Những người theo chủ
nghĩa dân túy không quan tâm đến hệ tư tưởng hay lý thuyết, thay vào đó tập
trung vào trải nghiệm của những người sử dụng chứng từ, đặc biệt là liệu các
kế hoạch chứng từ có cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ tốt hơn cho người dùng hay
không. Những người theo chủ nghĩa thực dụng quan tâm đến việc liệu các kế
hoạch chứng từ có thực sự hoạt động hay không, không chỉ về khả năng chấp
nhận đối với người sử dụng dịch vụ mà còn về việc giảm chi phí, tăng sự lựa
chọn và đáp ứng các mục tiêu khác như nhắm mục tiêu trợ cấp chính xác hơn
và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Cuối cùng, bất kỳ kế hoạch chứng từ nào sẽ chỉ khả thi nếu nó phù hợp
với hệ tư tưởng thống trị của cơ quan hoặc tổ chức hoạch định chính sách, thu
hút được sự ủng hộ của những người tài trợ và những người sử dụng kế hoạch,
đồng thời được xác nhận cả về mặt lý thuyết và kinh nghiệm. kết quả mong đợi
và thực tế đáp ứng các mục tiêu của chương trình. Cụ thể hơn, một hệ thống
chứng từ hiệu quả phải đáp ứng các điều kiện sau (Savas 1987, trang 113):

■ Phải có sự khác biệt rộng rãi trong sở thích của mọi người đối với dịch vụ và
những khác biệt này được công nhận và chấp nhận là hợp pháp

■ Các cá nhân phải có động lực để mua sắm mạnh mẽ dịch vụ (nghĩa là tìm nhà
cung cấp tốt nhất)

■ Các cá nhân phải được thông báo đầy đủ về các điều kiện thị trường

■ Một tình huống thị trường tối ưu cần nhiều nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh,
nếu không, chi phí khởi nghiệp cần phải thấp đến mức thị trường hoàn toàn có
thể cạnh tranh - ngay cả khi chỉ có rất ít nhà sản xuất

■ Người sử dụng dịch vụ có thể dễ dàng đánh giá và xác định chất lượng của
dịch vụ

■ Dịch vụ phải tương đối rẻ và được mua thường xuyên, vì vậy người dùng học
hỏi bằng kinh nghiệm.

Nói một cách ngắn gọn, sở thích không đồng nhất và 'chi phí giao dịch'
thấp (xem bên dưới) phải tồn tại đồng thời nếu hệ thống chứng từ hoạt động
hiệu quả, cụ thể là cho phép hoạch định chính sách công và tối đa hóa sự lựa
chọn của người tiêu dùng (Kogan 1988, trang 151). Những điều kiện nghiêm
ngặt này hạn chế tính khả thi của các chương trình chứng từ khi:

■ Một số ưu đãi không được cơ quan hoạch định chính sách hợp pháp hóa (ví
dụ như chuyển dịch vụ chăm sóc sức khỏe của khu vực công sang khu vực tư
nhân)

■ Các cá nhân có khả năng hạn chế để mua sắm mạnh mẽ dịch vụ hoặc không
sẵn lòng làm như vậy
■ Thiếu thông tin về các nhà cung cấp thay thế hoặc không thể hiểu được thông
tin có thể rất phức tạp và / hoặc có thể thay đổi và sửa đổi thường xuyên

■ Khu vực tư nhân hoặc thiếu năng lực tổ chức để cung cấp dịch vụ hoặc các
nhà cung cấp mới thành lập đơn giản là không thể trang trải chi phí của họ

■ Các cá nhân không thể phân biệt giữa chất lượng tốt và kém của

dịch vụ, ví dụ dịch vụ y tế hoặc dịch vụ xã hội cá nhân

■ Dịch vụ được sử dụng không thường xuyên, ví dụ như điều trị y tế một lần
như thay khớp háng.

Tuy nhiên, những ràng buộc này có thể được nới lỏng bằng các kế hoạch
chứng từ được thiết kế cẩn thận, hoạt động của chúng được giám sát và sửa đổi
khi cần thiết sau một chương trình thử nghiệm ban đầu hoặc theo thời gian đối
với các chương trình toàn diện. Các kích thước, đặc điểm, quyền và trách nhiệm
cụ thể của các chương trình chứng từ được xem xét chi tiết dưới đây, nhưng rõ
ràng, các chứng từ chọn không tham gia sẽ không được sử dụng khi cơ quan
phát hành muốn ngăn cản chủ sở hữu chứng từ sử dụng tư các nhà cung cấp
lĩnh vực. Các cá nhân có thể trở nên phân biệt đối xử hơn giữa các nhà cung
cấp dịch vụ thay thế khi thông tin và kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian
- được hỗ trợ bởi việc công khai thông tin về tỷ lệ thành công của các bệnh viện
trong việc điều trị các tình trạng y tế, kết quả kiểm tra của các trường học, v.v.
Năng lực của khu vực tư nhân thường cần có thời gian để phát triển, điều này
đã được thể hiện rõ qua chế độ đấu thầu cạnh tranh bắt buộc trước đây của
Vương quốc Anh đối với một số dịch vụ chính quyền địa phương và bệnh viện
(ví dụ: phục vụ ăn uống, dọn dẹp, quản lý các cơ sở giải trí và vân vân). Gần
như chắc chắn, một giai đoạn chuyển tiếp sẽ được yêu cầu nếu các kế hoạch
chứng từ được áp dụng như một cách tiếp cận lâu dài nhằm cải thiện việc cung
cấp dịch vụ.

Lập luận tư tưởng ủng hộ và chống lại chứng từ


Một trong những lập luận thường được nêu ra ủng hộ chứng từ là "chứng
từ nâng cao quyền tự do lựa chọn của người sử dụng dịch vụ" (Savas 1987,
trang 114; Heikkilä và cộng sự. 1997, trang 28; Appleton 1997, trang 28; Blaug
1984, các trang 166–7; Seldon 1986, trang 33–4). Quyền tự do lựa chọn được
coi trọng vì lợi ích của chính nó và vì nó khuyến khích sự đa dạng. Sự lựa chọn
được tối đa hóa bằng cách sử dụng phiếu chứng từ không giới hạn (nghĩa là
chọn không tham gia), người nhận quyết định chọn nhà sản xuất dịch vụ tư
nhân hay công cộng. Hơn nữa, tự do lựa chọn mang lại nhu cầu và nhu cầu về
thông tin lớn hơn. Công chúng có ít động cơ tìm kiếm thông tin khi họ không
có cơ hội lựa chọn giữa các nhà cung cấp khác nhau, đặc biệt khi không có điều
khoản nào để họ thể hiện mong muốn của mình hoặc nếu nó không hiệu quả.
Có quyền tự do lựa chọn có thể khiến họ quan tâm hơn đến hiệu suất tương đối
của các nhà cung cấp dịch vụ thay thế. Hơn nữa, Culpitt (1992, trang 153) cho
rằng chứng từ tối đa hóa sự tham gia và quyền ra quyết định của người sử dụng
dịch vụ khi họ xác định nhu cầu của chính họ.

Lập luận phản bác của những người phản đối chứng từ là trong nhiều
trường hợp, quyền tự do lựa chọn là nguy hiểm nếu chỉ vì người có chứng từ
không có đủ thông tin về các lựa chọn khác nhau hoặc về các tiêu chí lựa chọn
có cơ sở. Không phải tất cả mọi người đều biết thế nào là một đơn vị dịch vụ
tốt và do đó, phiếu chứng từ không tăng cường quyền tự do lựa chọn. Sự thiếu
hụt thông tin được cho là đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhóm khách hàng
bị thách thức về tinh thần hoặc thể chất (Rosen 1995, trang 85; Cohn 1997,
trang 7; Blaug 1984, trang 167). Thật vậy, các nhà sản xuất dịch vụ và nhà cung
cấp chứng từ (tức là những người ra quyết định chính trị) có thể cung cấp thông
tin không đầy đủ. Các nhà sản xuất không quen thuộc với nhu cầu của khách
hàng và tầng lớp chính trị cũng không nhất thiết phải nhận thức được nhu cầu
của công chúng (Blaug 1984, trang 167; Heikkilä et al. 1997, trang 39).

Hơn nữa, ngay cả khi đã cung cấp đầy đủ thông tin toàn diện, quyền tự
do lựa chọn cũng rất nguy hiểm vì những người nắm giữ chứng từ thường không
đủ thẩm quyền để đưa ra các quyết định hợp lý. Chẳng hạn như mọi người
không đủ thẩm quyền để chọn bác sĩ, bệnh viện hoặc dịch vụ chăm sóc sức
khỏe. Các dịch vụ công rất phức tạp và người sử dụng không đủ năng lực nên
quyền lựa chọn không nên để trong tay cá nhân. Tuy nhiên, liên quan đến việc
đi học, trong khi phụ huynh có thể không đủ khả năng để đánh giá hiệu quả
tương đối của trường học, chứng từ có thể dẫn đến sự xuất hiện của các tác
nhân mới, những người đánh giá thông tin do các đơn vị dịch vụ cung cấp và
thay mặt người tiêu dùng thực hiện các yêu cầu khác cần thiết (Blaug 1984 ,
trang 167; Appleton 1997, trang 29). Các lựa chọn có thẩm quyền và hợp lý sẽ
có nhiều khả năng hơn nếu chính quyền địa phương hoặc cơ quan hoạch định
chính sách khác yêu cầu các nhà sản xuất dịch vụ cung cấp thông tin liên quan
về hoạt động của họ và công bố thông tin chuẩn. Đối với các dịch vụ y tế, mọi
người không phải mua dịch vụ đó trong mọi trường hợp mà chỉ cần mua bảo
hiểm (do các công ty cạnh tranh bán cho họ) cho các trường hợp bệnh tật khác
nhau và chỉ định các nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện (Savas 1987, trang
113). Trong khi các tranh luận về việc ai nên đưa ra quyết định (chính trị gia,
quan chức hoặc người tiêu dùng), những người ủng hộ phiếu thưởng cho rằng
người sử dụng dịch vụ có động lực mạnh mẽ hơn để đưa ra lựa chọn cẩn thận
vì họ phải đối mặt với bất kỳ hậu quả không mong muốn nào của những quyết
định đó.

Các lập luận tư tưởng khác liên quan đến lợi ích của nhà cung cấp dịch
vụ (khác biệt với người sử dụng dịch vụ). Cả những người ủng hộ và phản đối
chứng từ đều cho rằng các hệ thống chứng từ có khả năng thay đổi thực tiễn sử
dụng lao động. Đối với những người ủng hộ, đây là một kết quả cần thiết và có
lợi của việc gia tăng cạnh tranh thường dẫn đến những thay đổi về cơ cấu
(Seldon 1986, trang 25). Một số nhà sản xuất dịch vụ sẽ phải thuê nhân sự mới
trong khi những người khác sẽ bị sa thải. Do đó, các tổ chức công đoàn của
giáo viên đã phản đối mạnh mẽ chứng từ, lo sợ dư thừa và chúng có thể ảnh
hưởng xấu đến quyền lợi, tiền lương và các lợi ích khác của giáo viên (Cohn
1997, trang 7). Tuy nhiên, nếu chứng từ thành công trong việc cho phép lựa
chọn, khu vực công phải cho phép các trường phổ thông đầu tư mở rộng và lập
kế hoạch phá sản cho những trường không nổi tiếng. Một số thí nghiệm chứng
từ đã không thành công, bởi vì các cơ chế hoạt động để mở rộng và thu nhỏ các
trường chưa được tạo ra (Appleton 1997, trang 27; Glennerster 1992, trang
220).

Các lập luận lý thuyết ủng hộ và chống lại chứng từ

Các nhóm thị trường tự do cho rằng chứng từ tạo ra sự cạnh tranh và do
đó làm tăng hiệu quả của các nhà sản xuất dịch vụ (Seldon 1986, trang 33–4;
Kogan 1988, trang 151; Savas 1987, trang 272; Pommerehne và Frey 1997,
trang 82; Heikkilä và cộng sự 1997, trang 28). Thiếu cạnh tranh gây ra việc sử
dụng quỹ công kém hiệu quả, lãng phí và có một số bằng chứng cho thấy chất
lượng của các dịch vụ tư nhân tốt hơn và chi phí của chúng thấp hơn đáng kể
so với các dịch vụ công (Seldon 1986, trang 21; Heikkilä et al. 1997, trang 28
và 118–19). Áp lực cạnh tranh có thể được đưa vào khu vực công thông qua
các thị trường sử dụng chứng từ.

Hiệu quả được cải thiện khi chứng từ tăng năng suất, tăng cường phát
triển kỹ thuật và cải thiện khả năng đáp ứng của các nhà sản xuất dịch vụ (Blaug
1984; Heikkilä et al. 1997). Các nhà sản xuất dịch vụ phải làm rõ các mục tiêu
của họ và đánh giá xem liệu họ có thành công hay không. Điều này buộc họ
phải thay đổi các mô hình phân bổ nội bộ, thực hiện các đổi mới trong quá trình
xử lý và nội dung của các dịch vụ và từ bỏ các hoạt động không cần thiết
(Seldon 1986, trang 33–4; Culpitt 1992, trang 153; Ahonen 1994, trang 9). Tuy
nhiên, không thể kết luận rằng tất cả các dịch vụ của khu vực tư nhân tiết kiệm
chi phí hơn các dịch vụ tương đương của khu vực công, hoặc hiệu quả nhất
thiết sẽ được cải thiện nếu các dịch vụ được chuyển từ khu vực công sang khu
vực tư nhân. Như đã lưu ý ở trên, chính mối đe dọa hoặc mức độ cạnh tranh
chứ không phải số lượng nhà cung cấp thay thế mới mang lại hiệu quả được cải
thiện - thị trường phải thực sự có tính cạnh tranh để đạt được hiệu quả tiết kiệm.
Áp lực cạnh tranh sẽ rất lớn ngay cả khi chỉ có một số nhà cung cấp thay thế
miễn là các nhà sản xuất tiềm năng khác có thể dễ dàng thiết lập sản xuất (nghĩa
là chi phí gia nhập thị trường thấp).

Lập luận phản bác lý thuyết là chi phí giao dịch cao có thể kìm hãm cạnh
tranh. Chi phí giao dịch cao xảy ra khi ba đặc tính dịch vụ xảy ra đồng thời.
Đặc điểm đầu tiên là ‘tính hợp lý có giới hạn’ xảy ra do thông tin không hoàn
hảo và khả năng xử lý thông tin hạn chế. Một ví dụ là mức độ mà một người
bệnh cần được điều trị y tế và năng lực tương đối của các nhà cung cấp thay thế
điều trị đó. Vấn đề này đã được giải quyết ở trên dưới các lập luận ý thức hệ.
Các lập luận lý thuyết tránh ý thức hệ bằng cách lưu ý rằng cạnh tranh được
xác định dựa trên thông tin đầy đủ và tính hợp lý (nghĩa là, kiến thức hoàn hảo).
Đặc điểm thứ hai là 'tính đặc thù của tài sản' xảy ra khi cơ sở hạ tầng dịch vụ
không thể dễ dàng triển khai lại, ví dụ như các cơ sở y tế chuyên khoa như đơn
vị lọc máu thận. Điều này hạn chế sự cạnh tranh bởi vì các nhà cung cấp dịch
vụ khó thoát khỏi dịch vụ, do đó tạo ra sự không khuyến khích các nhà cung
cấp mới tiềm năng đầu tư vào nó. Do đó, tính cụ thể của nội dung có xu hướng
khiến người mua và người bán dịch vụ phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ: cơ quan y tế
và bệnh viện chuyên khoa tư nhân). Đặc điểm thứ ba là ‘phạm vi cho chủ nghĩa
cơ hội’. Điều này xảy ra khi hợp đồng dịch vụ giữa bên giao đại lý và đại lý
(hoặc giữa đại lý và người sử dụng) không rõ ràng, ví dụ trong việc chỉ định và
giám sát hiệu quả của điều trị y tế. Sự không rõ ràng như vậy cho phép nhà
cung cấp dịch vụ hoặc đại lý (ví dụ bệnh viện) lợi dụng bên giao dịch vụ (ví dụ
cơ quan y tế) và / hoặc bên sử dụng dịch vụ (ví dụ bệnh nhân) để cung cấp chất
lượng dịch vụ thấp hơn so với dự định của bên giao dịch lên hợp đồng. Sự bóc
lột đáng kể chỉ có thể xảy ra khi tính hợp lý nhất định và tính đặc thù của tài
sản cũng xảy ra đồng thời với phạm vi của chủ nghĩa cơ hội.

Mức độ và quy mô của chi phí giao dịch là một vấn đề kinh nghiệm (xem
Bailey 1999 về các dịch vụ của chính quyền địa phương). Nếu chúng cao thì
việc cung cấp dịch vụ trong nội bộ sẽ hiệu quả hơn là mua từ thị trường mở, có
rất ít hoặc không có phạm vi cạnh tranh. Nếu chúng thấp thì thị trường cạnh
tranh là nguồn cung cấp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi chi phí giao dịch
thấp, việc tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh cuối cùng có thể dẫn
đến việc mất lợi thế theo quy mô nếu không thì một hoặc một vài nhà cung cấp
lớn có thể đạt được. Một lần nữa, phạm vi tính kinh tế theo quy mô là một vấn
đề kinh nghiệm và không thể giả định rằng chúng nhất thiết sẽ dẫn đến chi phí
dịch vụ thấp hơn vì kết quả là một số nhà cung cấp có thể thông đồng với nhau
thay vì cạnh tranh với nhau để tiết kiệm chi phí dịch vụ không đạt được.

Lập luận dân túy và thực tế ủng hộ và chống lại chứng từ

Những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy về chứng từ cho rằng chứng từ
mang lại lợi ích tâm lý, người tiêu dùng được khuyến khích trở thành người ra
quyết định tích cực, ít phụ thuộc hơn vào các dịch vụ do xã hội tạo ra (Harisalo
1993, trang 7; Culpitt 1992, trang 153). Người tiêu dùng trở nên tự tin hơn và
học cách tin tưởng vào đánh giá của chính họ. Ahonen (1994, trang 9) cũng
nhấn mạnh đến những lợi ích gián tiếp của hệ thống chứng từ nhưng lưu ý rằng
những lợi ích đó phải mất một thời gian dài mới có hiệu quả.

Lập luận phản bác của những người phản đối chứng từ đơn giản là không
có tư nhân sản xuất dịch vụ công ở nhiều thành phố tự trị. Do đó, khả năng của
cơ chế thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và
đủ phản ứng đã bị đặt câu hỏi (Culpitt 1992, trang 153). Tuy nhiên, Seldon
(1986) lập luận rằng những lời chỉ trích dựa trên giả thuyết về nguồn cung
không linh hoạt là một giả định thiếu bằng chứng. Bất kỳ sự thiếu hụt nguồn
cung cấp thay thế nào thường là kết quả của các chính sách "cung cấp trực tiếp"
mà các thành phố tự quản theo đuổi. Ví dụ, khi chứng từ mới được thử nghiệm
ở Phần Lan từ năm 1995 đến 1997, hệ thống chứng từ đã đưa các doanh nhân
mới vào lĩnh vực này và nhiều doanh nhân mới cho rằng thử nghiệm chứng từ
là lý do chính để họ thiết lập dịch vụ (Heikkilä et al . 1997, trang 118–19).

Mặc dù vậy, một lập luận phản bác khác của chủ nghĩa dân túy là chứng
từ có thể gây ra bất hòa xã hội hoặc các vấn đề xã hội bằng cách dẫn đến các
dịch vụ hai tầng. Các đơn vị dịch vụ tính giá cao hơn và thu hút khách hàng
giàu có hơn có thể thuê nhiều nhân viên có trình độ hơn, mua thiết bị tốt hơn
và cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ cao hơn. Người tiêu dùng ít giàu hơn sẽ mua
các dịch vụ có giá cả phải chăng hơn và do đó, các đơn vị dịch vụ sẽ được phân
loại thành đơn vị dành cho người nghèo và đơn vị dành cho người giàu. Do đó,
chứng từ có thể làm trầm trọng thêm xu hướng phân cực xã hội hiện nay. Kết
quả này có thể tránh được bằng cách đưa cho khách hàng những chứng từ mà
người giữ không thể bổ sung (nạp thêm) hoặc bằng cách phát hành các chứng
từ liên quan đến thu nhập để tất cả các nhóm thu nhập có cùng khả năng chi trả
các khoản tiền nạp thêm (Blaug 1984, trang 168) .

Tuy nhiên, có thể xảy ra hiện tượng "hớt kem" nếu các chứng từ có giá
trị như nhau cho tất cả khách hàng. Trong những trường hợp như vậy, các nhà
sản xuất dịch vụ có khả năng hành động hợp lý và chỉ chọn những khách hàng
dễ điều trị (và do đó ít tốn kém hơn). Kết quả là không ai phục vụ nhu cầu của
khách hàng với các vấn đề khó hơn (và do đó đắt hơn) (Heikkilä et al. 1997,
trang 39–40). Việc “hớt kem” có thể được loại bỏ bằng cách liên hệ giá trị của
chứng từ với nhu cầu và chi phí và / hoặc bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất
dịch vụ cung cấp cho tất cả những người cần quyền tiếp cận dịch vụ một cách
bình đẳng. Tuy nhiên, chứng từ có thể làm trầm trọng thêm sự phân biệt chủng
tộc và xã hội (Cohn 1997, trang 7). Tuy nhiên, một lần nữa, điều này có thể
tránh được bằng cách cung cấp chứng từ cho tất cả các nhóm (liên quan đến
nhu cầu và thu nhập/của cải) và bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất dịch vụ có
trách nhiệm đối xử bình đẳng với tất cả các nhóm dân cư.

Nhìn chung, những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy về chứng từ cho rằng
chứng từ có thể dẫn đến sự công bằng lớn hơn liên quan đến nhu cầu và khả
năng thanh toán. Nhiều dịch vụ công được sản xuất dưới dạng dịch vụ cho toàn
thể công chúng và mọi người đều có quyền sử dụng chúng một cách tự do.
Trong khi đó, chứng từ hướng đến các cá nhân và gia đình cụ thể. Trong một
hệ thống chứng từ đã được thử nghiệm, những người có thu nhập và / hoặc giàu
có cao hơn sẽ nhận được những chứng từ có giá trị thấp hơn những người có
thu nhập / giàu có thấp hơn. Do đó, những người giàu có hơn phải trả một số
tiền lớn hơn, đây là sự khác biệt giữa chi phí dịch vụ và giá trị củachứng từ. Ví
dụ, có thể cho rằng nhà nước đã trợ cấp một cách hiệu quả cho ‘giới thượng lưu
nghệ thuật’ giàu có nếu việc vào cửa các địa điểm nghệ thuật là miễn phí hoặc
nếu tất cả mọi người đều trả phí nhập học tiêu chuẩn. Nếu nhu cầu giữa các
nhóm thu nhập thấp rất nhạy cảm với giá cả, thì việc sử dụng các chứng từ nghệ
thuật để thu hút các nhóm thu nhập thấp trước đây vốn tương đối ít sử dụng các
địa điểm nghệ thuật sẽ dẫn đến việc phân phối lại trợ cấp công một cách triệt
để. Hơn nữa, những nhóm mới tham gia này có thể truyền cảm hứng cho các
sản phẩm văn hóa của các dân tộc thiểu số và các nhóm khác trước đây không
thể tham gia vì thiếu trợ cấp của nhà nước (West 1986, trang 10).

Những người phản đối chứng từ cho rằng chúng trên thực tế có thể làm
tăng sự bất công bằng, mặc dù có nghĩa là thử nghiệm. Không phải tất cả các
thành phố sẽ giới thiệu chứng từ và những thành phố đã làm sẽ có các chương
trình khác nhau về kiểm tra phương tiện, nạp tiền, v.v. (xem Hình 9.5 bên dưới).
Công bằng theo chiều dọc trong một chính quyền địa phương nhất định có thể
được cải thiện nhưng có thể phải trả giá bằng sự bất bình đẳng theo chiều ngang
lớn hơn giữa các thành phố.

Một lập luận thực tế ủng hộ chứng từ là chứng từ cho phép công quỹ
được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách nhắm mục tiêu chính xác hơn vào trợ
cấp khi cần. Tuy nhiên, trong khi nhắm mục tiêu tốt hơn có thể giảm chi tiêu
lãng phí, có nghĩa là việc kiểm tra có thể tốn kém để quản lý. Tuy nhiên, nhìn
chung hơn, chứng từ có thể tiết kiệm tiền công bằng cách thay đổi hoàn toàn
cơ cấu tài trợ của các dịch vụ công. Hỗ trợ nhà sản xuất dịch vụ là trọng tâm
của hệ thống dựa trên "trợ cấp sản xuất" do nhà nước tài trợ. Một ví dụ là hệ
thống tài chính thành phố , trong đó nhà nước trung ương trợ cấp cho các thành
phố tự quản, do đó trợ cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất dịch vụ của chính
quyền địa phương. Ngược lại, hệ thống chứng từ hỗ trợ người sử dụng dịch vụ
trực tiếp bằng cách 'tiêu dùng trợ cấp '. Trợ cấp sản xuất hỗ trợ người sử dụng
dịch vụ một cách gián tiếp bằng cách giảm hoặc loại bỏ chi trả trực tiếp cho
dịch vụ tại điểm tiêu dùng. Trợ cấp tiêu dùng hỗ trợ trực tiếp người sử dụng
dịch vụ bằng cách tăng cường khả năng thanh toán trực tiếp cho dịch vụ của họ
(Seldon 1991, trang 62). Việc thay thế các khoản trợ cấp liên chính phủ bằng
chứng từ làm phương tiện chính để tài trợ cho các dịch vụ địa phương rõ ràng
sẽ tạo nên một sự thay đổi căn bản trong tài chính và triết lý của nhà nước phúc
lợi. Các nhà sản xuất dịch vụ trong các chương trình chứng từchỉ có thể tính
phí đô thị đối với các dịch vụ mà họ đã thực sự giao cho người có chứng từ
(Harisalo 1993, trang 7; Culpitt 1992, trang 153). Do đó, chứng từ cũng có thể
dẫn đến tiết kiệm chi tiêu công bằng cách khuyến khích nhà cung cấp dịch vụ
để loại bỏ công suất dư thừa.

Các lập luận phản bác thực tế là chứng từ dẫn đến tăng chi tiêu nếu người
sở hữu chúng chọn sử dụng các dịch vụ do tư nhân sản xuất. Nếu sự chuyển đổi
này xảy ra gần như ngay lập tức các chứng từ được ban bố, thành phố sẽ không
thể giảm nhân sự đủ nhanh và nó vẫn phải trả chi phí cố định của các khoản
đầu tư trước đây vào sản xuất dịch vụ. Do đó, việc sử dụng kém công suất xảy
ra trong cả ngắn hạn và dài hạn (Suomen 1994, trang 31–2). Tuy nhiên, chi phí
cố định là 'chi phí nhúng' và phải được bỏ qua khi so sánh chi phí - chi phí phụ
là chi phí phụ . Tuy nhiên, ngoài ra, chi tiêu công có thể tăng ở các quốc gia
nơi một số phụ huynh có truyền thống đặt trẻ em vào các trường tư thục bởi vì
tất cả các bậc cha mẹ bây giờ sẽ chia sẻ quỹ do nhà nước phân phối dưới dạng
chứng từ. Do đó, chứng từ tài trợ quỹ công sẽ thay thế các khoản chi tư nhân,
dẫn đến tăng chi tiêu công. Hơn nữa, bất kỳ khoản thuế bổ sung nào và bất kỳ
sự gia tăng nào trong việc phân bổ ngân quỹ cho giáo dục có thể nhận được
nhiều hỗ trợ hơn trước đây vì các bậc cha mẹ có con học trường tư đã đóng thuế
nhưng không nhận được phần của họ từ quỹ thuế chung (Blaug 1984, trang
165–6 ). Một số sẽ coi điều này là có lợi. Kết quả tương tự có thể xảy ra đối với
phiếu chăm sóc sức khỏe khi các khoản chi trả cho chi tiêu y tế tư nhân của các
nhóm giàu có trước đây không được bù trừ với thuế được sử dụng để tài trợ cho
các dịch vụ y tế của khu vực công.

Chi tiêu công cũng sẽ tăng nếu chứng từ làm tăng chi phí hành chính .
Theo West (1986, trang 9–10), đây là lời chỉ trích phổ biến nhất đối với các
chứng từ do các nhà quản trị công phát sóng. Điều này đặc biệt xảy ra đối với
các chứng từ được kiểm tra phương tiện và khi người sở hữu chứng từ thay đổi
lựa chọn liên tục, gây ra các vấn đề về quản lý và hậu cần trong các đơn vị sự
nghiệp thành phố , ít nhất là trong ngắn hạn (Seldon 1986, trang 24). Chi phí
chi tiêu công cũng có thể cao hơn dự kiến do có ít kinh nghiệm về chứng từ.
Chúng là một thách thức to lớn đối với hệ thống chính trị vì chúng là một công
cụ linh hoạt khác thường. Theo Blaug (1984, trang 168), hầu hết mọi mục tiêu
của khu vực công đều có thể đạt được với chứng từ. Tuy nhiên, đây cũng là
điểm yếu của nó. Khi một đề xuất được đưa ra cho một hệ thống chứng từ, bắt
đầu có một cuộc tranh luận bất tận về việc chính xác hệ thống phải như thế nào.
Do đó, việc lập và triển khai chứng từ là vô cùng khó khăn .

Ngoài ra, chứng từ có thể làm cho việc lập ngân sách phức tạp hơn nhiều,
một lần nữa dẫn đến chi tiêu công cao hơn. Ngân sách của nhà cung cấp dịch
vụ phụ thuộc vào thời điểm nhận được chứng từ, số lượng của chúng là không
chắc chắn. Hơn nữa, khả năng kiểm soát chi tiêu công của một hệ thống chứng
từ còn nhiều vấn đề vì những quyết định vội vã liên quan đến việc phân phối
chứng từ sẽ cản trở những tính toán tài chính thích hợp (Savas 1987, trang 114).
Lập ngân sách được thực hiện thậm chí phức tạp hơn khi các chứng từ làm nản
lòng việc phối hợp các dịch vụ. Một số nhu cầu đi kèm với những vấn đề phức
tạp như vậy, giải pháp chỉ có thể được tìm thấy khi các lĩnh vực hoạt động khác
nhau được phối hợp với nhau: chẳng hạn như nhà ở, công tác xã hội và giáo
dục. Điều phối dịch vụ có thể là một vấn đề lớn hơn nhiều nếu các dịch vụ được
tách biệt, cá nhân hóa và tài trợ và tiêu dùng thông qua chứng từ.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, có một số bằng chứng cho thấy phiếu mua hàng
có thể cải thiện hiệu quả chi phí về mặt chi phí sản xuất thấp hơn và chất lượng
dịch vụ được cải thiện. Tương tự như đã lưu ý, chứng từ có thể đạt được tiết
kiệm chi tiêu công nói chung bằng cách chỉ tài trợ cho các dịch vụ thực sự được
sử dụng - khác với tài trợ cho khả năng dự phòng chưa sử dụng. Cụ thể, nhà
nước tài trợ cho các dịch vụ tài chính trước khi tiêu dùng (giả sử việc tiêu dùng
sẽ thực sự xảy ra) trong khi chứng từ tài trợ cho các dịch vụ sau khi tiêu dùng
và do đó tự động phân biệt giữa dung lượng dịch vụ đã sử dụng và chưa sử
dụng.

Rõ ràng, các lập luận được trình bày trong tài liệu (cho dù ủng hộ hoặc chống
lại chứng từ) hầu hết là không có cơ sở, chủ yếu dựa trên trí tuệ thông thường
và các giả định thay vì dựa trên dữ liệu nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tế .
Các lập luận chủ yếu là tiên nghiệm và giai thoại. Ưu thế của các lập luận thực
dụng chống lại chứng từ chỉ đơn giản nhấn mạnh nhu cầu thử nghiệm thí điểm
các kế hoạch chứng từ để xem cái nào được chứng minh và cái nào bị bác bỏ
bởi bằng chứng thực nghiệm. Đến lượt nó, những kết quả thực nghiệm đó sẽ
phụ thuộc chủ yếu vào các kích thước và đặc điểm của chứng từ cũng như các
quyền và trách nhiệm mà chúng phải gánh chịu.

KÍCH THƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỨNG TỪ

Không có loại chứng từ hoặc hệ thống chứng từ duy nhất, Hình 9.5 minh
họa quyết định phải được thực hiện khi thiết kế một chương trình chứng từ.
Tuy nhiên chương trình chứng từ có ba kích thước chung mà bất kỳ tiêu chí của
chương trình có thể được nhóm lại (Ahonen 1994, trang 16; Harisalo 1993,
trang 4; Levin 1997, trang 31–3):
Người nhận

Người nhận
Gia đình Ngườ
Cá nhân Câu lạc bộ/ nhóm

i thích hợp
Tính

Chỉ dựa trên nhu cầu


nhận Chỉ dựa trên thu nhập /tài sản
Cả nhu cầu và thu nhập
Ngườ
iHiệu lực
Hợp lệ với mọi nhà sản xuất(có thể
Giới han ở chính quyền địa phương
nhận không tham gia
Đơn vị
Ngườ
Tiền
i Số lượng và chất lượng dịch vụ

nhận
Giá trị của chứng từ

Ngườ
Giá trị cố định
i Giá trị linh hoạt

nhận
Liên quan đến nhu Liên quan đến cả Liên quan đến
Ngườ cầu chứng từ nhu cầu và thu nhập thu nhập

i
nhận Số lượng linh hoạt

Giá trị giới hạn Giá trị không giới hạn

Nghĩa vụ thuế

Miễn thuế Chịu thuế

Khả năng cung cấp

Khả năng tăng giá Không có khả năng


trị của chứng từ tăng giá trị của chứng
Khả năng
từ
hoạt động
Hình 9.5 Đặc điểm của phiếu dịch vụ

Thị trường miễn phí Hệ thống phi thị trường của


Bán thị trường chính quyền địa phương

Trong khu Trong EU Chỉ trong khu Trong khu vực công
vực, quốc gia vực công và phi lợi nhuận

1. Quy trình tài chính:

■ Đơn vị đo lường được sử dụng để xác định giá trị của phiếu giảm giá

■ Giá trị của chứng từ

■ Liệu nhà sản xuất dịch vụ có thể tính phí cho chủ sở hữu nhiều hơn giá trị
của chứng từ
■ Liệu người dùng dịch vụ có thể mua các dịch vụ bổ sung (top-up)

■ Cho dù bất kỳ phần nào chưa sử dụng của phiếu giảm giá có thể được cung
cấp dưới dạng tiền mặt cho người sử dụng dịch vụ hay không.

2. Kích thước quy định:

■ Người mà phiếu được đưa ra

■ Hàng hóa hoặc dịch vụ nào có thể được sử dụng cho

■ Khu vực địa lý hiệu lực của chứng từ

■ Các nhà sản xuất dịch vụ mà từ đó chứng từ sẽ được đổi

■ Các điều kiện và tiêu chí hoạt động của nhà sản xuất dịch vụ.

3. Kích thước thông tin:

■ Tiêu chí đủ điều kiện để nhận chứng từ

■ Thông tin về dịch vụ có sẵn cho chủ sở hữu chứng từ

■ Từ đó các nhà cung cấp mà người tiêu dùng có thể có được các dịch vụ

■ Phải làm gì trong trường hợp cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu.

Hai dấu đầu dòng cuối cùng đề cập đến lối ra và tiếng nói tương ứng.
Thoát có nghĩa là người tiêu dùng có thể lựa chọn từ các nhà sản xuất dịch vụ
thay thế. Như đã nói ở trên, đây là đối số phổ biến nhất cho chứng từ. Nếu một
người không hài lòng với cung cấp, người ta có thể cân nhắc tới việc hủy và
chọn một nhà sản xuất khác. Các thủ tục như tự do hóa chung, đấu thầu cạnh
tranh, bán thị trường và tư nhân hóa có thể được sử dụng để củng cố cho lựa
chọn đó. Tiếng nói được sử dụng để thể hiện ý kiến của một người, ví dụ như
khiếu nại và tham gia vào một nhóm áp lực để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Việc sử dụng tiếng nói có khả năng hữu ích khi có ít hoặc không có sự cạnh
tranh.

Chứng từ hợp lệ trong một thị trường miễn phí hoặc gần như thị trường
làm tăng phạm vi xuất cảnh vì một sự lựa chọn có thể được thực hiện giữa các
đơn vị dịch vụ trong các lĩnh vực công cộng, tư nhân và phi lợi nhuận. Về lý
thuyết, điều này kích thích sự cạnh tranh, đến lượt nó, kích thích hiệu quả sản
xuất cao hơn và tiết kiệm chi phí. Điều này đặc biệt đúng đối với một thị trường
tự do mở rộng vượt ra ngoài ranh giới địa phương (nghĩa là, tại khu vực, cấp
quốc gia hoặc thậm chí liên minh châu Âu). Tiềm năng tiết kiệm phụ thuộc vào
hiệu quả tương đối của các nhà cung cấp dịch vụ của khu vực công (Appleton
1997, trang 31–2; Blaug 1984, trang 162–3).

Người ta thường cho rằng nó là thích hợp hơn để thể hiện sở thích của
một người về các dịch vụ được cung cấp bởi chính quyền địa phương bằng cách
sử dụng tiếng nói thay vì hơn là xuất cảnh, sau này được coi là thích hợp hơn
trong lĩnh vực tư nhân . Khách hàng được coi là không hào phóng, trong khi cư
dân thành phố được coi là những người xem xét cộng đồng, mặc dù khách hàng
và cư dân thường là những cá nhân giống nhau. Tuy nhiên, nếu tiếng nói không
được củng cố tùy chọn xuất cảnh, chính quyền địa phương và các nhà sản xuất
dịch vụ có thể không có ưu đãi đầy đủ để đáp ứng yêu cầu của cư dân. Chứng
từ củng cố tiếng nói bởi vì việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính
của nhà cung cấp dịch vụ khi có thể (Bailey 1999, trang 40–55, 70). Tương tự
như vậy, khả năng bổ sung hoặc khả năng nâng cao giá trị của một chứng từ
củng cố việc sử dụng tiếng nói. Nó cũng được tăng cường nếu đơn vị đo lường
là về số lượng và chất lượng (có nghĩa là, mức độ) dịch vụ, được xác định sau
khi tư vấn cho người sử dụng dịch vụ. ...

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỨNG TỪ

Một chứng từ không chỉ là một công cụ phân bổ: nó cũng là một công cụ
kiểm soát, chuyển giao cả quyền và trách nhiệm cho người nhận và dịch vụ sản
xuất (xem Hình 9.6).

Phiếu giảm giá trao quyền cho người nhận:

■ Quyền tiêu dùng: quyền tiếp cận dịch vụ, nhận được sự đối xử thích hợp từ
nhà sản xuất dịch vụ và khiếu nại. Quyền tiêu thụ do đó củng cố việc sử dụng
tiếng nói

■ Quyền sở hữu: độc quyền sử dụng chứng từ. Không có người nào khác có
quyền sử dụng chứng từ, vì vậy hãy củng cố tiếng nói của chủ sở hữu. Tuy
nhiên quyền sở hữu chứng từ thường vẫn còn với tổ chức phát hành. Điều này
đảm bảo rằng chứng từ chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích mà nó được
dự định

■ Quyền chuyển nhượng: xác định xem người nhận có thể tặng (như một món
quà, yêu cầu hoặc cầm cố) hoặc bán chứng từ cho bên thứ ba. Khả năng chuyển
nhượng làm tăng tùy chọn xuất cảnh của chủ sở hữu chứng từ. Tuy nhiên, việc
chuyển khoản có thể dẫn đến chứng từ được sử dụng bởi những người không
đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện, mâu thuẫn với mục tiêu và mục tiêu của
chương trình chứng từ. Do đó, tiêu thụ của họ quyền thường không thể chuyển
nhượng. Tương tự như vậy, bởi vì mục đích của chứng từ chương trình là để
tạo điều kiện tiêu thụ một dịch vụ cụ thể, bất kỳ giá trị hoặc thặng dư (nghĩa là
giá trị tiền tệ của các dịch vụ nhận được là ít hơn giá trị của một chứng từ)
thường không thể được trao cho chứng từ chủ. Bất kỳ thặng dư như vậy thường
được giữ lại bởi các nhà cung cấp. Điều này cung cấp ưu đãi cho chủ sở hữu sử
dụng toàn bộ giá trị tiền tệ của chứng từ (đối với ví dụ mua thực phẩm có phiếu
thực phẩm) và cho nhà cung cấp dịch vụ để cải thiện hiệu quả (vì bất kỳ khoản
tiết kiệm chi phí nào đều được giữ lại).

Chứng từ cũng trao trách nhiệm cho người nhận:

■ Trách nhiệm tiêu dùng: người nhận chứng từ có nghĩa vụ tiêu dùng (một mức
cụ thể của) dịch vụ. Trách nhiệm tiêu dùng có thể buộc người nhận phải có
được đề nghị từ một số nhà sản xuất dịch vụ và sử dụng nhà sản xuất ít tốn kém
nhất
Voucher

Người nhận Nhà cung


cấp dịch vụ

Quyền lợi Trách nhiệm Quyền lợi Trách nhiệm

Tiêu dùng Tiêu dùng Hoàn trả Nhận biết Thông tin Sản xuất Mua lại

Đúng đến
thặng dư Trách nhiệm
bồi thường Trách nhiệm bồi
thường
Sở hữu

Chuyển
nhượng

Hình 9.6. Quyền và trách nhiệm của Voucher

▪ Trách nhiệm hoàn trả lại chứng từ: nếu người nhận đã cung cấp cho
người phát hành thông tin sai lệch đối với việc đủ điều kiện hoặc không
còn đủ điều kiện, hoặc nếu chứng từ không được sử dụng trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó. Điều này có nghĩa là chứng từ không
thể được lưu trữ và cộng dồn vào các chứng từ khác nhận được ở những
lần sau .

▪ Trách nhiệm bồi thường: người nhận có thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho bất kỳ sai phạm nào trong việc sử dụng chứng từ, bao gồm
gian lận hoặc hành vi vi phạm tương tự.

Nhà sản xuất cung cấp dịch vụ cũng có những quyền lợi sau:

▪ Quyền nhận biết: người sản xuất cung cấp dịch vụ được quyền đổi chứng
từ thành tiền do người phát hành chứng từ trả.
▪ Quyền thông tin: viễn cảnh cung ứng cạnh tranh yêu cầu các nhà sản xuất
cung cấp dịch vụ tiềm năng / thay thế nhận được thông tin về các kế
hoạch/phương án chứng từ.

Nhà sản xuất cung cấp dịch vụ cũng có những trách nhiệm sau:

▪ Trách nhiệm sản xuất cung cấp: nhà sản xuất cung cấp dịch vụ phải có
các cơ sở kinh doanh phù hợp để cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ; nhân
công do nhà sản xuất cung cấp dịch vụ thuê phải đáp ứng các yêu cầu
chính thức nhất định về kỹ năng, chuyên môn hoặc kinh nghiệm; và các
dịch vụ phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng . Hơn nữa, nhà sản xuất
cung cấp dịch vụ không được phân biệt đối xử với khách hàng vì bất kỳ
lý do dân tộc, giới tính, tuổi tác của họ, v.v. Có thể cần có một hệ thống
giám sát để đảm bảo những trách nhiệm này được thực hiện. Điều này
có thể yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các đợt giám sát thường
xuyên hoặc ngẫu nhiên.

▪ Trách nhiệm đổi trả: bắt buộc nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đổi chứng
từ trong một thời hạn nhất định, sau đó chứng từ sẽ bị vô hiệu hóa

▪ Trách nhiệm bồi thường: đối với người nhận, nhà sản xuất cung cấp dịch
vụ cũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bất kỳ sai phạm nào
trong việc sử dụng sai chứng từ.

ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ CHỨNG TỪ

Một định nghĩa chung mới về chứng từ theo những phân tích ở trên. Phân
tích đó đã làm rõ rằng chứng từ đòi hỏi sự phân biệt giữa chủ sở hữu, người
nắm giữ và đại lý. Chủ sở hữu của một tổ chức sẽ bỏ vốn và phát hành chứng
từ. Người nắm giữ là người nhận được chứng từ và có liên quan đến dịch vụ,
hàng hóa hoặc tiện ích khác. Đại lý cung cấp dịch vụ, hàng hóa hoặc tiện ích
khác để đổi lấy phiếu thưởng chứng từ khả dụng. Do đó, định nghĩa "chung
chung" mới của phiếu thưởng là nó là "một công cụ do người chủ sở hữu phát
hành có thể được người nắm giữ mua lại trong một dịch vụ, hàng hóa hoặc tiện
ích khác được cung cấp bởi một đại lý nào đó".

Định nghĩa chung mới về chứng từ không chỉ được xây dựng dựa trên
khái niệm "sức mua", mà dựa trên sức mạnh của "sự lựa chọn, lợi ích và thanh
toán". Khái niệm sức mua gắn liền với tiền. Trên thị trường, tiền là phương tiện
trao đổi và cung cấp cho người tiêu dùng sức mua. Nhưng chứng từ không thể
hoạt động như một phương tiện trao đổi tương đương vì nó không có các quyền
chuyển nhượng. Chỉ chuyển giao lợi tức mới có thể đem lại sức mua từ cung
tiền với khả năng chuyển nhượng như nhau. Mua hàng bằng phiếu chứng từ
đơn giản là không thể so sánh với việc mua hàng bằng tiền.

Định nghĩa mới về chứng từ 'dịch vụ công cộng' có thể được lấy từ định
nghĩa chung mới. Chứng từ là đồng thời "tiêu dùng theo hướng công khai với
sự lựa chọn sản xuất và thanh toán được cá nhân hóa". Chứng từ dịch vụ công
là tiêu dùng được hướng tới công khai bởi vì nó được trao cho những người cần
dịch vụ, bị hạn chế về mục đích và cách thức sử dụng, cho phép sử dụng các
dịch vụ công cộng và / hoặc tư nhân, đồng thời chuyển giao cả quyền và trách
nhiệm cho chủ sở hữu và nhà sản xuất dịch vụ. Đó là lựa chọn sản xuất cá nhân
hóa bởi vì, trong một hệ thống cạnh tranh cung cấp số nhiều, chứng từ cho phép
lựa chọn nhà sản xuất dịch vụ đủ điều kiện trong bất kỳ hoặc tất cả các khu vực
công, khu vực phi lợi nhuận và khu vực tư nhân. Đây là sự lựa chọn thanh toán
được cá nhân hóa bởi vì sự lựa chọn của nhà sản xuất dịch vụ xác định nhà
cung cấp nào nhận được khoản thanh toán và khoản thanh toán có thể được rút
lại khi thoát. Do đó, việc tiêu dùng được hướng tới một cách công khai vì phiếu
mua hàng dẫn đến việc tăng mức tiêu thụ một dịch vụ cụ thể với số lượng và
chất lượng quy định, trong khi người sở hữu phiếu thưởng được phép lựa chọn
cơ sở sản xuất ưa thích của mình và thanh toán qua phiếu mua hàng.

Xem lại Hình 9.1, định nghĩa chung mới bao gồm tất cả các loại chứng
từ, bao gồm chứng từ công việc và tư nhân hóa vì chúng mang lại lợi ích cụ thể
cho người nắm giữ chúng. Định nghĩa mới về chứng từ dịch vụ công chỉ áp
dụng cho tập hợp con "phiếu dịch vụ" trong khu vực công. Hơn nữa, nó chỉ áp
dụng cho các dịch vụ nội bộ hoặc bên ngoài nếu có một sự lựa chọn của cửa
hàng dịch vụ (nghĩa là không có độc quyền).

CHỨNG TỪ VÀ QUẢN LÝ CÔNG HIỆN ĐẠI

Chứng từ thì phù hợp với cách quản lý công hiện đại trong đó hệ thống
chứng từ được thiết kế phù hợp có thể được sử dụng để cải thiện hiệu lực giá
trị của các dịch vụ bằng cách thúc đẩy nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong cả thị
trường nội bộ và bên ngoài. Do đó, chúng phù hợp với sự phát triển của chính
phủ tạo điều kiện, với sự "chèo lái thay vì chèo lái" và tạo thành sự phát triển
hơn nữa của sự phân chia người mua - nhà cung cấp. Những phát triển này
nhằm cho phép các chính phủ (quốc gia, khu vực và địa phương) chi trả nhiều
hơn cho việc hoạch định chính sách chiến lược bằng cách tránh bị cuốn vào các
chi tiết của việc cung cấp dịch vụ. Chứng từ có thể giúp chính quyền địa phương
đạt được giá trị tốt nhất của đồng tiền để trở thành một giải pháp thay thế hoặc
phát triển hơn nữa hợp đồng cạnh tranh các dịch vụ công của địa phương. Đặc
biệt, họ có thể giúp thúc đẩy các sáng kiến chất lượng bằng cách mang lại cho
người sử dụng dịch vụ cơ hội lớn hơn để thoát ra và có tiếng nói, mối đe dọa từ
việc mất khách hàng hoặc khách hàng mang lại cho nhà cung cấp dịch vụ động
lực lớn hơn để phản hồi quan điểm (tiếng nói) của người sử dụng dịch vụ.

Những cải cách như vậy thì phổ biến ở các nước phát triển trong phạm
vi chính quyền trung ương, khu vực và địa phương. Những cải cách đó thường
tìm cách giới thiệu chủ nghĩa tiêu dùng hạn chế (hơn là thị trường tự do). Các
điều kiện đặt ra trong chương trình chứng từ có thể được thiết kế để giúp đảm
bảo mục tiêu này. Đặc biệt, các khái niệm và tiêu chí có trong Hình 9.1 đến
Hình 9.6 và trongphân tích các lập luận về và chống lại các khoản phí được cấu
trúc bởi Bảng 9.1 có thể giúp các học viên thiết kế các hệ thống chứng từ khả
thi. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng bất kỳ chương trình nào trước tiên nên
được thí điểm và sau đó được theo dõi và đánh giá để xác định và đối phó với
các kết quả không mong muốn.

KẾT LUẬN

Chứng từ có thể được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với hiện tại như một
hệ thống cung cấp dịch vụ công thay thế, đặc biệt là cho các dịch vụ của chính
quyền địa phương. Chúng có thể được sử dụng để thúc đẩy bình đẳng hơn về
kinh tế và xã hội bằng cách dựa trên cả phân bổ và giá trị của chúng dựa trên
khả năng chi trả và nhu cầu y tế và / hoặc xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng tổng
thể các phiếu dịch vụ công bị hạn chế bởi những hạn chế được nhận thức chung
về mức độ can thiệp của nhà nước. Họ là một phương tiện để kết thúc, không
phải là một kết thúc trong chính họ.

Hơn nữa, cuối cùng trong tâm trí sẽ không nhất thiết phải đạt được bằng
một kế hoạch chứng từ không chuẩn bị trước. Ví dụ về chứng từ từ chối cho
các dịch vụ y tế cho thấy việc sử dụng phiếu để theo đuổi nhiều mục tiêu có thể
phản tác dụng dễ dàng như thế nào.Chứng từ được thiết kế để mang lại quyền
tự do lựa chọn nhiều hơn có thể mâu thuẫn với việc tiếp cận dịch vụ bình đẳng
hơn của tất cả các nhóm xã hội. Quyền tự do lựa chọn mức độ dịch vụ thông
qua việc sẵn sàng trả thêm số tiền (trên giá trị của chứng từ) có thể từ chối dịch
vụ cho những người có nhu cầu dịch vụ như nhau nhưng không thể trả tiền nạp
thêm vì thu nhập thấp. Do đó, các chi tiết của các phương án chứng từ riêng lẻ
phải được xây dựng cẩn thận nếu các mục tiêu phải được đáp ứng và các kết
quả phi đạo đức hoặc không mong muốn tránh được.

Với trách nhiệm phục vụ rộng rãi, việc thử nghiệm và giới thiệu các
chứng từ dịch vụ công thường phụ thuộc vào các sáng kiến của chính quyền địa
phương. Hệ thống chứng từ quốc gia thường liên quan đến việc làm và đào tạo.
Chứng từ không nhất thiết là cách để cắt giảm chi tiêu công mặc dù theo một
số nghiên cứu, chúng đã mang lại hiệu quả tiết kiệm chi phí rõ ràng.Những thay
đổi do chứng từ mang lại chủ yếu liên quan đến sự thay đổi vai trò và địa vị của
người nhận với tư cách là khách hàng.

Các định nghĩa trước đây về chứng từ không đầy đủ vì chúng không kết
hợp giữa lối ra và tiếng nói. Việc tăng cường khả năng xuất cảnh và tiếng nói
thông qua các hệ thống chứng từ có khả năng có giá trị lớn nhất trong các điều
khoản chính sách công vì chúng hướng dẫn việc cung cấp tài chính cho các
dịch vụ. Hai thuộc tính chính này của chứng từ được bao hàm trong định nghĩa
mới về chứng từ dịch vụ công được phát triển trong chương này, đó là 'tiêu
dùng công khai trực tiếp với cá nhân hóa lựa chọn sản xuất và thanh toán '.

Chứng từ dịch vụ công không chỉ đơn giản là chuyển thu nhập vì chúng
có thể phù hợp hiệu quả hơn trong việc cung cấp dịch vụ với sở thích của người
dùng và khuyến khích tính hiệu quả cao hơn trong việc sản xuất cung cấp dịch
vụ. chứng từ là công cụ chủ động của chính sách công có thể thúc đẩy công
bằng và hiệu quả trong cả sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, những khoản tiết
kiệm tiềm ẩn này ít nhất sẽ được bù đắp một phần bởi chi phí hành chính của
hệ thống chứng từ. Hệ thống chứng từ phải được thiết kế cẩn thận và đánh giá
thường xuyên theo các mục tiêu nếu khả năng rút lui và tiếng nói tăng lên là
mang lại lợi ích cho các nhóm ưu tiên. Tuy nhiên, vai trò của chứng từ trong
quản lý công mới còn kém phát triển. Chứng từ có tiềm năng to lớn như một hệ
thống thay thế để cung cấp và tài trợ cho các dịch vụ khu vực công hiệu quả,
hiệu quả và công bằng.

Liệu tiềm năng đó có thể đạt được trong thực tế hay không vẫn còn là
một câu hỏi. Các chương trình chứng từ riêng lẻ khác nhau hoàn toàn về loại
chứng từ, đặc điểm của chúng, quyền và trách nhiệm của người nắm giữ và
người sản xuất cung cấp dịch vụ, tính khả thi của việc giám sát và ảnh hưởng
đến việc sử dụng chúng, tiềm năng sử dụng lối ra và tiếng nói, v.v. Do đó, sẽ
không hợp lệ về phương pháp luận nếu đánh giá tất cả các chương trình phiếu
chi dịch vụ công trên cơ sở một vài phương án (có thể là riêng). Rút kinh
nghiệm từ sự thành công hay thất bại của các sơ đồ chứng từ riêng lẻ, phải chú
ý đến sơ đồ được nêu ở hình 9.1.
10 Kết luận- Một chiến lược cho tài chính công

GIỚI THIỆU

Chương kết luận này cố gắng tập hợp các vấn đề chiến lược chính liên quan đến tài
chính công đã được thảo luận trong các chương trước. Hầu hết mọi người tiếp cận tài
chính công từ một góc độ cụ thể, cho dù với tư cách là một nhà hoạch định chính sách
hay người hành nghề dịch vụ cụ thể, sinh viên theo ngành cụ thể hay hàn lâm, kiểm
toán tài chính,vv... Đang bận rộn với chi tiết về các khía cạnh của tài chính công mà
họ chịu trách nhiệm hoặc họ quan tâm, họ thường không thể có đủ thời gian để dừng
lại và suy nghĩ một cách chiến lược về tài chính công. Hy vọng rằng, thông qua các
chương trước, người đọc giờ đây sẽ đánh giá cao bản chất vô cùng rộng lớn của tài
chính công và các vấn đề chiến lược làm nền tảng cho nó. Cho nên, cần phải rõ ràng
rằng tài chính công không chỉ là một vấn đề ngân sách hạn hẹp. Và cũng không cho
rằng nó bị giới hạn trong ranh giới của bất kỳ một ngành học nào. Thay vào đó, tài
chính công chỉ có thể được nghiên cứu và đánh giá dưới góc độ đa ngành rộng rãi,
bên cạnh kinh tế học và kế toán, bao gồm cả triết học, khoa học chính trị, xã hội học,
quản lý công, lý thuyết hiến pháp, v.v. Do những hạn chế về chuyên môn của tác giả,
không phải tất cả các lĩnh vực này đều được xem xét ở độ sâu bằng hoặc đủ.
Tuy nhiên, nó được chứng minh rằng khung phân tích 4Es gồm tính tiết kiệm, sự
công bằng, tính hiệu quả và tính hiệu lực được sử dụng trong văn bản này có khả
năng bao gồm nhiều quan điểm được sử dụng trong nghiên cứu tài chính công, từ triết
học sâu sắc đến thực tiễn sâu sắc. Như vậy, rõ ràng là không hợp lệ khi tuyên bố rằng
tài chính công hoàn toàn là một vấn đề tư tưởng, mà chính hạn chế đối với việc mở
rộng dịch vụ là "bàn tay chết của tài chính", hoặc kinh tế học là không phù hợp.
Những tuyên bố kỳ lạ này và những tuyên bố kỳ quặc khác thể hiện một sự thiếu hiểu
biết về bản chất và phạm vi của các vấn đề chiến lược làm cơ sở cho tài chính công.
Các vấn đề chiến lược này giờ đây sẽ được xem xét lại trong một bản tóm tắt tích
hợp.

NHỮNG BÀI HỌC GÌ ĐƯỢC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI


CHÍNH CÔNG ?

Bài học đầu tiên và rõ ràng nhất là tài chính công không chỉ quan tâm đến việc huy
động và chi tiền. Cuối cùng thì các dòng tài chính đó phản ánh mối quan hệ giữa công
dân và nhà nước, lần lượt, phản ánh một triết lý chính trị theo Chủ nghĩa Tự do, Tân
Tự do hoặc Chủ nghĩa Tập thể thống trị, như được nêu rõ bởi Chương 1. Không phải
tất cả công dân, chính trị gia, nhân viên nhà nước, người đóng thuế và người sử dụng
dịch vụ đều tuân theo bất kỳ triết lý chính trị nào đang chiếm ưu thế tại bất kỳ lần nào
ở bất kỳ quốc gia nào. Do đó, có một cuộc tranh luận đang diễn ra về việc không chỉ
là mức thu và chi công mà còn về những gì nguồn tài chính công được huy động và
chi tiêu vào những khoản nào. Cuộc tranh luận chấn động này phản ánh nhận thức về
sự cân bằng thích hợp giữa tiêu cực và các quyền tích cực, những nhận thức đó thay
đổi theo thời gian khi xã hội, kinh tế, toàn cầu và các yếu tố khác phát triển. Những
bối cảnh thay đổi này quyết định mức độ nguyên tắc nào có thể phải được cân bằng
bởi chủ nghĩa thực dụng, sự cân bằng đó sẽ thay đổi theo thời gian.
Do đó, tài chính công có thể liên quan đến:
• Việc cho phép các công dân tự quản thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân đối
với mức sống của họ trong khi vẫn hoàn toàn không có sự kiểm soát của nhà
nước (Vai trò theo chủ nghĩa Tự do)
• Tạo điều kiện cho những công dân có trách nhiệm có tiềm năng đảm bảo một
mức sống bằng cách tạo ra sự bình đẳng về cơ hội trên thị trường (Vai trò Tân
tự do)
• Đảm bảo cho công dân được bảo vệ các tiêu chuẩn sống đầy đủ thông qua
kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với cuộc sống hàng ngày của họ về khả
năng tiếp cận và kết quả từ các dịch vụ do nhà nước cung cấp (Vai trò tập thể).
Những triết lý chính trị khác nhau này có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau đối với
quy mô tương đối của tài chính công. Do đó, vai trò của tài chính công không chỉ đơn
giản là cho phép cung cấp dịch vụ, phân phối lại thu nhập và sự giàu có hoặc vượt
qua những thất bại được nhận thức của thị trường khu vực tư nhân. Thay vào đó, vai
trò của tài chính công trước hết là vai trò hiến pháp - cung cấp dịch vụ - phân phối lại
và điều chỉnh các kết quả thị trường đang chỉ có trạng thái tồn tại. Cuối cùng, tài
chính công có tác dụng đối với mối quan hệ hiến pháp giữa nhà nước và công dân
trong việc đảm bảo các quyền tích cực và / hoặc quyền tiêu cực của công dân.một
cách chính xác, cách thức và mức độ các quyền đó có thể được bảo đảm chắc chắn bị
hạn chế bởi những gì hiệu quả trong một thế giới đang thay đổi.

Việc áp dụng khung phân tích dựa trên 4Es giúp hiểu được ý nghĩa rộng rãi đối
với tài chính công của các triết lý chính trị khác nhau. Mỗi triết lý chính trị có định
nghĩa riêng về sự công bằng, tính hiệu quả, tính tiết kiệm và tính hiệu lực. Các cách
giải thích triết học khác nhau của 4Es đã được nêu trong Chương 1. Chúng được
nghiên cứu một cách hiệu quả nhất trong một quan điểm đa ngành. Tuy nhiên, ngay
cả một nghiên cứu đa ngành về tài chính công như được cung cấp bởi văn bản này sẽ
không thể nói rõ ràng liệu chi tiêu công, thuế và vay nợ có quá lớn, quá nhỏ hoặc vừa
phải hay không.Điều gì khiến một mức độ và cơ cấu tài chính công có thể chấp nhận
được đối với những người theo chủ nghĩa Tân tự do sẽ bị những người theo chủ nghĩa
Tự do cho là quá mức và những người theo chủ nghĩa tập thể cho là không đủ.
Mặc dù có vẻ thuần túy về mặt tư tưởng, nhưng những quan điểm triết học khác
nhau này đều dựa trên những lập luận hợp lý về tác động (tích cực hay tiêu cực, thực
tế hoặc tiềm năng) của tài chính công đối với xã hội và nền kinh tế. Chính ở đây,
nguyên tắc và chủ nghĩa thực dụng tương tác với nhau. Các đề xuất về quy mô tương
đối của tài chính công phù hợp với thu nhập quốc dân (GDP) chỉ có thể được hiểu và
thách thức bằng cách sử dụng lập luận hợp lý, cả tiên nghiệm và dựa trên bằng chứng.
Những tranh luận đó xoay quanh việc liệu nên có sự can thiệp của nhà nước nhiều
hơn hay ít hơn (và do đó tài chính công) so với trường hợp hiện tại của một quốc gia
cụ thể và đặc biệt, liệu sự can thiệp của nhà nước nhiều hơn là có lợi hay có hại cho
kinh tế và xã hội. Những lập luận này thúc đẩy cuộc tranh luận chính trị, làm nền tảng
cho các cuộc bầu cử ở tất cả các cấp chính quyền. Những tranh luận đó cuối cùng đi
đến quyết định xem ai sẽ nhận được các hình thức và mức độ hỗ trợ khác nhau của
nhà nước, mức độ hiệu quả của sự hỗ trợ đó và làm thế nào để các can thiệp cộng
đồng được bỏ phiếu ủng hộ các quyền tích cực và / hoặc tiêu cực được tài trợ.
Sự thay đổi rõ ràng gần đây về quy mô tài chính công được hầu hết các nước phát
triển cho là có thể chấp nhận được, phản ánh sự chuyển hướng từ các triết lý Chủ
nghĩa tập thể thống trị sang các phương pháp tiếp cận Tân tự do thống trị đối với tổ
chức kinh tế và xã hội. Các chế độ cộng sản đã sụp đổ và chủ nghĩa xã hội dường như
đang trên đà suy yếu. Các chính phủ ngày càng áp dụng các chính sách Neo- Liberal
như tư nhân hóa và phúc lợi có điều kiện (nghĩa là dựa trên công việc). Những cải
cách này đối với bản chất và quy mô tương đối của tài chính công phản ánh một quan
điểm ngày càng được chấp nhận rằng, mặc dù nó có thể mang lại một sự chia sẻ cân
bằng hơn về tỷ lệ thu nhập và của cải quốc gia, nhưng quy mô tương đối lớn của tài
chính công thực sự có thể làm giảm sự thịnh vượng của quốc gia. Mức giảm như vậy
có thể không phải là tuyệt đối, nhưng thay vào đó, là tương đối so với mức thịnh
vượng nếu không có mức tài chính công tương đối cao. Điều này sẽ xảy ra nếu mức
hỗ trợ thu nhập và thuế cao hơn tạo ra sự bất lợi đáng kể đối với việc tự cung cấp
thông qua việc làm hiệu quả và / hoặc không khuyến khích các công ty đầu tư vào cơ
sở hạ tầng kinh tế.
Do đó, việc đảm bảo các quyền tích cực và tiêu cực đối với một phần công bằng
của ‘chiếc bánh’ kinh tế, có thể phải trả giá bằng một ‘chiếc bánh’ nhỏ hơn hoặc một
chiếc mà nhỏ hơn lẽ ra phải có. Nếu vậy, thì nguyên tắc được rèn luyện bởi chủ nghĩa
thực dụng. Sự đánh đổi đáng kể tiềm tàng giữa sự công bằng, tính hiệu quả, tính tiết
kiệm và tính hiệu lực có nghĩa là lợi ích ròng của tài chính công có thể nhỏ, thậm chí
có thể viển vông. Liệu những thay đổi gia tăng trong tài chính công có mang lại lợi
ích ròng hay chi phí ròng hay không là vấn đề chiến lược cơ bản. Thực tế là triết lý
chính trị Tân tự do đang ngày càng chiếm ưu thế ở cấp độ toàn cầu phản ánh sự đánh
giá đáng nghi ngờ hơn về hiệu quả của tăng mức độ can thiệp của nhà nước, chắc
chắn là của hình thức tài trợ thuế cho nhà cung cấp trực tiếp truyền thống.
Tuy nhiên, vẫn có một niềm tin rộng rãi rằng các chính phủ thường hành động vì
"lợi ích công cộng". Thuật ngữ đó đủ rộng và mơ hồ để gói gọn những nhận thức
đang thay đổi về 4Es và sự cân bằng thay đổi về sự nhấn mạnh giữa chúng. Như nhận
thức về những gì cấu thành sự công bằng, tính hiệu quả, tính tiết kiệm và tính hiệu
lực thay đổi, nên các chính phủ phải tái cơ cấu các quyền tài sản trong việc thực hiện
các mục tiêu cho 4Es đó. Các quyền tài sản đó liên quan đến các quyền tiêu cực và
tích cực, không chỉ liên quan đến quyền sở hữu tài sản vật chất. Chúng bao gồm
quyền tiếp cận các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Do đó, các quyền tài
sản có thể phải được tái cơ cấu vì lý do công bằng, ví dụ như đảm bảo rằng những
người cần chăm sóc y tế có thể tiếp cận nó, bất kể tuổi tác, dân tộc và khả năng chi
trả cho việc chăm sóc.
Quyền tài sản nên được định cấu hình cho một số dịch vụ mà cá nhân không thể
tiếp cận chúng trừ khi chúng được tài trợ chung bởi nhà nước. Việc xem xét mức độ
mà quyền tài sản có thể thực thi và bền vững cho phép rút ra sự phân biệt giữa hàng
hóa công cộng thuần túy, hàng hóa tư nhân thuần túy và hàng hóa hỗn hợp, thuật ngữ
'hàng hóa' cũng đề cập đến dịch vụ. Chương 2 đã chứng minh rằng, về nguyên tắc,
tài chính công là cần thiết cho mục đích hiệu quả đối với hàng hóa công cộng thuần
túy như quốc phòng, lợi ích của chúng là không cạnh tranh và không loại trừ, và đối
với hàng hóa hỗn hợp có cạnh tranh nhưng không loại trừ như thành phố hoặc công
viên quốc gia trong khu vực. Trong những trường hợp này, việc cung cấp bền vững
chỉ bằng nguồn tài chính tư nhân (tức là giá thị trường) đơn giản là không thể thực
hiện được vì các nhà cung cấp các dịch vụ đó không thể thu hồi khoản thanh toán từ
những người sử dụng hoặc hưởng lợi từ chúng. Sự thất bại của thị trường có nghĩa là
các loại dịch vụ này chỉ có thể được tài trợ chung bằng cách buộc công dân thanh
toán (nghĩa là trả thuế).
Các dịch vụ như vậy đòi hỏi nguồn tài chính công để trang trải chi phí nếu chúng
được cung cấp. Tuy nhiên, chúng không phải là tiêu biểu cho phần lớn các dịch vụ
công mà chỉ là một thiểu số. Hầu hết các dịch vụ do khu vực công cung cấp đều có
đặc điểm giống với các dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp về tính cạnh tranh và
không thể loại trừ khi sử dụng, ví dụ như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Do đó, chi
phí của họ có khả năng được thu hồi bằng phí thu về, mặc dù có thể có những lý do
hiệu quả để trợ cấp cho việc cung cấp của họ, chẳng hạn như lợi ích rộng hơn cho
nền kinh tế và xã hội của lực lượng lao động được giáo dục tốt. Tuy nhiên, những lợi
ích xã hội rộng lớn hơn như vậy thường chỉ biện minh cho việc trợ cấp một phần chi
phí trong điều kiện hiệu quả, chứ không phải trợ cấp toàn bộ.
Các dịch vụ công có khả năng được tài trợ hoàn toàn bằng phí sử dụng khi quyền
tài sản có hiệu lực thi hành và thường chỉ cần trợ cấp một phần chi phí khi chúng
không được thực thi đầy đủ. Chỉ các dịch vụ công cộng thuần túy và hàng hóa hỗn
hợp cạnh tranh nhưng không loại trừ mới cần được tài trợ hoàn toàn bằng thuế vì
không thể thực thi việc thanh toán phí người dùng. Phân tích quyền tài sản này làm
rõ rằng phí sử dụng phải là nguồn tài chính công chính (không phải dư).
Về nguyên tắc, các vấn đề về công bằng có thể được giải quyết bằng một hệ thống
kiểm tra phương tiện toàn diện. Theo đuổi công bằng lớn hơn thông qua các dịch vụ
công cộng được cung cấp miễn phí tại thời điểm sử dụng có thể phải trả giá bằng sản
lượng quốc gia bị mất đi do mức thuế cao. Việc cung cấp dịch vụ miễn phí cho tất cả
người dùng, dù là người giàu hay người nghèo, có thể có nghĩa là công bằng chỉ đạt
được với chi phí làm cho người dân trung bình trở nên nghèo hơn so với những gì họ
đã từng làm - tương tự như 'chiếc bánh giảm bớt'.
Biện minh cho việc sử dụng tài chính công theo các tiêu chí hiệu quả và / hoặc
công bằng, không biện minh cho quyền sở hữu công và việc cung cấp dịch vụ của
khu vực công. Khu vực tư nhân có khả năng cung cấp hầu hết các dịch vụ công đến
mức tối ưu về mặt xã hội, miễn là tài chính công được sử dụng để bổ sung (thay vì
thay thế) tài chính tư nhân. Do đó, để nói rằng tất cả các dịch vụ công phải thuộc sở
hữu công và được tài trợ hoàn toàn bởi tài chính công là dựa trên một logic chưa hoàn
chỉnh. Việc cung cấp dịch vụ miễn phí của khu vực công tại thời điểm sử dụng dẫn
đến quy mô tương đối của cả khu vực công và tài chính công cao hơn mức cần thiết
để đảm bảo các mức độ quyền tiêu cực và tích cực cụ thể được cho là phù hợp ở từng
quốc gia.
Phân tích trong Chương 3 cho thấy quy mô tài chính công tương đối cao ở các
nước Tây Âu, đặc biệt là các nước EU và Scandinavia. Hơn nữa, quy mô đó đã tăng
đáng kể trong 40 năm qua của thế kỷ XX, cả về tỷ lệ chi tiêu chính phủ/ GDP và tỷ
lệ thuế/ GDP. Các triết lý Tự do, Tân Tự do và Chủ nghĩa Tập thể không thể tự giải
thích xu hướng gia tăng của tài chính công trong GDP bởi vì họ chỉ đưa ra triết học
về các quyền tiêu cực và tích cực. Họ không xác định mức độ được hưởng các dịch
vụ cụ thể. Họ cũng không xem xét việc tái cơ cấu kinh tế, xã hội và chính trị đi kèm
với tăng trưởng kinh tế tác động như thế nào đến các quyền tiêu cực và tích cực. Do
đó, các triết lý chính trị khác nhau không đưa ra hướng dẫn thực tế nào về mức tối ưu
của tài chính công, dù là về mặt tuyệt đối hay tương đối với GDP.
Trong khi lý thuyết về quyền tài sản có thể được sử dụng để cung cấp một cách
tiếp cận khách quan hơn trong việc đánh giá mức độ tối ưu của tài chính công so với
triết lý chính trị, thì việc sử dụng nó trong thực tế, trong hoạch định chính sách cũng
bị hạn chế nghiêm trọng. Điều này là do những khó khăn trong việc xác định và đo
lường cả chi phí và lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho cả người sử dụng dịch vụ cá nhân
và toàn xã hội. Tuy nhiên, mặc dù thừa nhận tính không xác định này, hiệu quả sử
dụng tài chính công có thể được cải thiện (có lẽ về cơ bản) bằng cách chú ý đến cách
huy động và chi tiêu. Dù ở quy mô tương đối nào, thì cách thức huy động và chi tiêu
tài chính công sẽ quyết định rất nhiều đến việc nó có tác động bất lợi hay có lợi.
Việc phân tích chi tiết các thành phần chính của chi tiêu công ở các nước phát
triển trong Chương 4 đã làm rõ rằng mức tài chính công tương đối cao được chiếm
phần lớn và ngày càng tăng bởi chi tiêu hiện tại. Tăng trưởng tỷ lệ chi tiêu vãng lai/
GDP gần như được đóng góp hoàn toàn bởi sự tăng trưởng của chuyển giao an sinh
xã hội, đáng chú ý nhất là ở các nước EU. Cung cấp các dịch vụ khu vực công (khác
với chi trả phúc lợi) nhìn chung chỉ theo kịp tốc độ tăng trưởng của GDP. Sự thay đổi
thành phần chi tiêu công ngày càng dẫn đến việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của
việc phân phối lại thông qua chuyển giao an sinh xã hội. Không phân biệt triết lý
chính trị của một người, không rõ bằng cách nào mà các khoản hỗ trợ an sinh xã hội
ngày càng tăng đó có thể được tài trợ mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh
tế. Nếu họ tạo ra văn hóa phụ thuộc bằng cách tạo ra sự không khuyến khích đối với
khả năng tự cung tự cấp thông qua việc làm được trả lương, thì xu hướng tài chính
công như vậy sẽ không bền vững trong dài hạn.
Như vậy, chi tiêu tài chính công không phải là việc đơn giản nếu muốn đạt được
giá trị đồng tiền. Các quyết định chiến lược phải được thực hiện liên quan đến việc
đạt được 4Es. Các mục tiêu kết quả của chúng phải được cụ thể hóa trong các điều
khoản hoạt động và các dịch vụ cần thiết để cung cấp các kết quả đó phải được xác
định. Dù các mục tiêu kết quả đó là gì, thì việc đạt được mục tiêu đó phụ thuộc cốt
yếu vào cả việc hạn chế chi phí và mức độ mà việc sử dụng tài chính công dẫn đến
các khoản chi thực sự bổ sung cho các dịch vụ.
Việc giảm thiểu chi phí đòi hỏi sự kết hợp hợp lý giữa kiểm soát chính trị, chi phí
kinh tế và chi phí quản lý đối với chi tiêu công. Kiểm soát chính trị đòi hỏi các quy
trình dân chủ hiệu quả, quy trình thiết lập ưu tiên và trách nhiệm giải trình từ trên
xuống hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ. Kiểm soát chi phí kinh tế bao gồm
thanh toán tại điểm sử dụng, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ và cơ chế tài trợ
cho chính quyền địa phương và các cơ quan khu vực công khác khuyến khích kiểm
soát chi phí. Kiểm soát chi phí quản lý thường kiểm soát đầu vào và quá trình, khác
với đầu ra và kết quả. Việc tối đa hóa sự bổ sung của tài chính công đòi hỏi phải tránh
được tình trạng mất cân đối (nghĩa là tránh bao cấp cho một mức độ hoạt động có thể
xảy ra ngay cả khi không có trợ cấp công) và chuyển công quỹ sang các mục đích sử
dụng ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, chi tiêu chỉ là một nửa bức tranh. Các cách thức huy động tài chính
công cũng phải được xem xét. Đặc biệt, việc tăng cường tài chính công không chỉ
đơn giản là vấn đề đánh thuế, như đã nêu rõ trong Chương 5. Cách thức đánh thuế tài
chính công là một vấn đề chiến lược, không phải là vấn đề tài chính hay quản lý thuần
túy. Mỗi nguồn tài chính công có thể có những tác động khác nhau để đạt được 4Es.
Khả năng ảnh hưởng không tốt đến công việc và đầu tư do thuế suất cao có nghĩa là
tài chính công cũng phải được huy động từ các nguồn khác, phí là một nguồn thu tiềm
năng đáng kể khác. Tuy nhiên, có vẻ như nhiều nước châu Âu đã phụ thuộc quá nhiều
vào thuế để tăng tài chính công. Hơn nữa, họ đã có xu hướng tăng thuế đối với việc
làm hơn là đối với ô nhiễm và các hoạt động không mong muốn về mặt kinh tế và xã
hội khác. Đặc biệt, mô hình thuế và chi tiêu đơn giản của tài chính công ngày càng
được đặt ra nhiều câu hỏi.
Việc xét cả hai nửa của bức tranh tài chính công, nói cách khác là những tác động
tổng hợp do cả việc huy động và chi tiêu tiền, cho thấy rõ ràng rằng cuối cùng, có
một giới hạn đối với những lợi ích bổ sung cần đạt được theo quy mô tương đối ngày
càng cao của tài chính công. Hầu hết mọi người có lẽ sẽ chấp nhận quan điểm rằng,
có một số mức chi tiêu trong đó tài chính công bổ sung cho một dịch vụ cụ thể dẫn
đến chi phí bổ sung bắt đầu vượt quá lợi ích bổ sung. Do đó, tồn tại một mức tài chính
công tối ưu được việc sử dụng để hỗ trợ một dịch vụ, tức là tại đó lợi ích bổ sung chỉ
bằng với chi phí bổ sung. Cũng giống như lợi ích bao gồm những lợi ích được trao
cho xã hội như cho con người sử dụng dịch vụ cá nhân, do đó, chi phí không chỉ bao
gồm chi phí tài chính trực tiếp mà còn bao gồm bất kỳ chi phí (gián tiếp) nào khác do
phản ứng của hành vi đối với thuế cao và mức độ can thiệp cao của nhà nước. . Nếu
sự cân bằng giữa những lợi ích và chi phí đó thay đổi theo thời gian, thì mức tài chính
công tối ưu cũng vậy. Do đó, tài chính công nên được nhìn nhận theo thuật ngữ động
hơn là tĩnh. Những gì được đánh giá là đúng trong quá khứ không có nghĩa là hướng
dẫn cho điều gì đúng cho hiện tại hoặc tương lai.
Chương 6 đã nêu rõ rằng, mọt cách tất yếu, khi chi tiêu và thu ngân sách công
chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thu nhập quốc dân, chi phí trực tiếp và gián tiếp
của các mức tài chính công ngày càng cao sẽ tăng nhanh hơn lợi ích trực tiếp và gián
tiếp mà nó mang lại. Do đó, cuối cùng, chi phí gia tăng vượt quá lợi ích gia tăng. Việc
thực hiện các biện pháp hạn chế chi phí và đảm bảo bổ sung ròng của tài chính công
làm chậm tốc độ chi phí bắt kịp với lợi ích. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, tác động
tổng hợp của tổng chi tiêu công và thuế có thể tạo ra một lối văn hóa phụ thuộc sâu
sắc. Nói cách khác, tài chính công phải được xem xét trên phương diện tổng thể của
nó cũng như về các dịch vụ và lợi ích phúc lợi mà nó được sử dụng và các nguồn mà
nó được huy động.
Việc xem xét bao quát về tổng thể của tài chính công cho thấy rằng nhiều nước
phát triển đã phát triển các phương tiện chi trả cho các dịch vụ công ngày càng thiếu
bền vững. Khoảng cách cơ cấu giữa chi và thu xảy ra khi chi năm sau thấp hơn năm
trước. Khoảng cách cơ cấu dường như ngày càng phổ biến và ngày càng lớn ở châu
Âu và Bắc Mỹ, kịch bản này được xác định bởi phân tích của Chương 7. Khoảng cách
cơ cấu đã được ngụy tạo trong quá khứ do lạm phát cao làm giảm giá trị thực của nợ
khu vực công và cũng bằng mức rất thấp, đôi khi là âm, lãi suất thực trả cho khoản
nợ đó. Doanh thu thu được từ quá trình tư nhân hóa trong vài thập kỷ qua cũng có tác
động tương tự.
Tuy nhiên, các thế hệ hiện tại của người sử dụng dịch vụ và người đóng thuế đang
ngày càng phải sống với cái giá phải trả là để cho các thế hệ tương lai sẽ phải trả nợ
khu vực công. Điều này đặc biệt xảy ra nếu việc vay mượn được sử dụng để tài trợ
cho tiêu dùng hiện tại (tức là chi tiêu hiện tại) thay vì cơ sở hạ tầng lâu đời (tức là chi
tiêu vốn). Những khoảng cách cơ cấu này đã nảy sinh do không có sự cân xứng giữa
các quyết định chi tiêu và các quyết định tăng thu công từ các nguồn bền vững. Logic
của hành động tập thể dẫn đến việc các chính trị gia và quan chức theo đuổi tư lợi của
họ bằng cách phục vụ lợi ích đặc biệt của các hành lang và các nhóm áp chế. Người
nộp thuế dễ dàng tránh được sự phản kháng của người nộp thuế đối với mức thuế cao
hơn bằng cách vay nợ, khiến các thế hệ tương lai phải trả nợ khu vực công cao hơn.
Thế hệ tương lai của những người đóng thuế không được đại diện trong quyết định
tăng mức nợ của thế hệ hiện tại và do đó, không thể bảo vệ quyền tài sản của họ. Do
đó, logic của hành động tập thể dẫn đến sự thất bại mãn tính của chính phủ được thể
hiện ở những lỗ hổng cơ cấu trong tài chính công.
Giải thích lý thuyết về những lỗ hổng cơ cấu này cho thấy chúng xảy ra như thế
nào, bất kể triết lý chính trị tổng thể của bất kỳ quốc gia nào là Tự do, Tân Tự do hay
Tập thể. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa tài chính công và thu nhập quốc dân càng lớn thì lỗ
hổng cơ cấu tiềm ẩn càng lớn. Điều này là do có nhiều chi tiêu công hơn và các lợi
ích liên quan của nó bị các nhóm gây áp lực ‘bắt giữ’, những nhóm ưu tú đó có thể
chuyển phần lớn gánh nặng tài chính cho các nhóm khác, ít được huy động về mặt
chính trị hơn. Do đó, quy mô tương đối của tài chính công càng lớn thì tác động đến
quyền tài sản càng lớn, điều này làm trầm trọng thêm logic của hành động tập thể dẫn
đến lỗ hổng cơ cấu.
Trong khi các nhà chuyên gia tin rằng những lỗ hổng cơ cấu có thể được khắc
phục bằng thuế cao hơn, logic của hành động tập thể cho thấy rõ ràng rằng những kỳ
vọng như vậy cuối cùng sẽ bị tiêu tan. Lỗ hổng cơ cấu lại xuất hiện sau tác động tiêu
cực của thuế suất cao đối với tăng trưởng kinh tế và do đó dựa trên cơ sở áp dụng
thuế suất. Một lần nữa, chi tiêu công lại tăng nhanh hơn thu công. Việc cắt giảm chi
tiêu công khá hà khắc cũng được yêu cầu để xóa bỏ những lỗ hổng cơ cấu. Do đó,
phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh lỗ hổng cơ cấu đòi hỏi một cách tiếp cận chiến
lược dài hạn đối với tài chính công, kiểm soát tốc độ tăng trưởng của nó so với GDP.
Điều này có nghĩa là hạn chế vai trò của nhà nước đối với các chức năng cốt lõi, thu
phí dịch vụ công bất cứ khi nào có thể, chỉ vay nợ để tài trợ cho các chi tiêu vốn sản
xuất kinh tế và tối đa hóa phạm vi phân quyền chính trị.
Sự phân quyền trong việc ra quyết định chính trị từ chính quyền quốc gia đến
chính quyền địa phương được khuyến nghị để khớp mức độ sẵn sàng nộp thuế chặt
chẽ hơn với các quyết định về cung cấp dịch vụ. Sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa chi
tiêu dịch vụ công với nguồn tài chính của họ là một cách hạn chế sự xuất hiện của
các lỗ hổng cơ cấu phát sinh từ logic của hành động tập thể. Miễn là các đo thị tự chủ
phần lớn là tự cung cấp tài chính, sự phân quyền từ trung ương đến địa phương đạt
được sự cân bằng hơn giữa các quyết định liên quan đến chi tiêu và các quyết định
liên quan đến thu so với chính quyền trung ương. Sự cân xứng thậm chí còn đạt được
chặt chẽ hơn nếu các đô thị tự quản sử dụng càng nhiều càng tốt các khoản phí trực
tiếp cho việc sử dụng dịch vụ, thay vì tài trợ cho các dịch vụ bằng cách đánh thuế địa
phương.
Trớ trêu thay, việc phân tích Chương 8 cho thấy có xu hướng chung là các chính
quyền trung ương sẽ tài trợ từ thuế quốc gia với tỷ lệ chi tiêu chính quyền địa phương
ngày càng lớn. Khi trách nhiệm phục vụ của chính quyền địa phương tăng lên theo
thời gian, nguồn thu tự quản của họ tăng chậm hơn so với cam kết chi của họ. Do đó,
các chính phủ trung ương trả các khoản trợ cấp liên chính phủ cho các thành phố trực
thuộc trung ương. Tuy nhiên, điều này chỉ tạo ra sự bất cân xứng giữa quyết định chi
tiền công và quyết định chi trả cho các dịch vụ công.
Do đó, một cách tiếp cận chiến lược đối với tài chính của chính quyền địa phương
cố gắng kết hợp chặt chẽ nhất có thể các khoản nợ chi tiêu với các nguồn thu tự chủ
tại địa phương (nghĩa là, độc quyền tại địa phương). Điều này cho phép giảm thiểu
việc thanh toán các khoản trợ cấp liên chính phủ bằng cách cải cách quy mô và cơ
cấu chính quyền địa phương được thiết kế ở mức thấp nhất có thể, nhằm giảm thiểu
chênh lệch tài chính về nguồn lực chịu thuế của các thành phố và nhu cầu chi tiêu
trên đầu người. Mọi chênh lệch tài chính còn lại có thể được loại bỏ bằng hệ thống
cân bằng tài chính Robin Hood, lấy từ người ‘giàu’ chia cho người 'nghèo' và do đó
giảm thiểu nhu cầu để bổ sung tài chính công.
Một cách triệt để hơn nữa, các chính quyền địa phương nên tận dụng nhiều hơn
các khoản phí của người dùng, coi chúng là nguồn tài chính chính (thay vì còn lại)
của họ. Điều này sẽ mang lại sự cân bằng hơn giữa những người bỏ phiếu, những
người trả tiền và những người sử dụng các dịch vụ của thành phố, do đó hạn chế logic
của hành động tập thể. Các vấn đề về khả năng chi trả được giải quyết hiệu quả hơn
thông qua các thỏa thuận hỗ trợ thu nhập quốc gia, thay vì các dịch vụ thành phố được
cung cấp miễn phí cho tất cả người dùng không phân biệt thu nhập. Khi hệ thống an
sinh xã hội quốc gia được coi là không đủ để đạt được các kết quả công bằng về khả
năng tiếp cận các dịch vụ của thành phố, chính quyền địa phương có thể sử dụng các
chương trình chứng từ để mang lại sự phù hợp chặt chẽ hơn giữa việc chi trả và sử
dụng các dịch vụ trong khi vẫn đáp ứng các mục tiêu công bằng.
Các chứng từ có thể được sử dụng để thúc đẩy bình đẳng hơn về kinh tế và xã hội
bằng cách dựa trên cả phân bổ và giá trị của chúng dựa trên khả năng chi trả và nhu
cầu y tế và / hoặc xã hội. Tất nhiên, các kế hoạch chứng từ phải được thiết kế cẩn
thận nếu các mục tiêu xã hội được đáp ứng, như đã nêu rõ trong Chương 9. Những
thay đổi có lợi có thể xảy ra từ việc giới thiệu chứng từ chủ yếu liên quan đến sự thay
đổi về vai trò và địa vị của người nhận như khách hàng có quyền tài sản bất khả xâm
phạm về quyền tiếp cận dịch vụ. Vì vậy, chứng từ dịch vụ công không chỉ đơn giản
là chuyển thu nhập. Chúng có thể kết hợp hiệu quả hơn việc cung cấp dịch vụ với sở
thích và khả năng thanh toán của người dùng. Chúng cũng có thể khuyến khích hiệu
quả cao hơn trong việc sản xuất dịch vụ. Chúng chỉ là một ví dụ cụ thể về phạm vi
đổi mới trong việc cung cấp và cung cấp tài chính cho các dịch vụ công.

CHIẾN LƯỢC CHO TÀI CHÍNH CÔNG

Bản tóm tắt tổng hợp ở trên về các chủ đề được phân tích trong văn bản này cho
thấy rõ ràng rằng, bất kể triết lý chính trị thống trị tại bất kỳ thời điểm nào, một cách
tiếp cận chiến lược đối với tài chính công đều cố gắng tối đa hóa lợi ích thu được từ
cả lựa chọn tư nhân và lựa chọn công. Một cách tiếp cận chiến lược như vậy sẽ tránh
được những biểu hiện tồi tệ nhất của sự thất bại của thị trường và sự thất bại của chính
phủ. Tuy nhiên, một kết quả tối ưu không phải là tĩnh. Khi bối cảnh kinh tế, xã hội,
văn hóa và các bối cảnh khác thay đổi, do đó cần phải liên tục đánh giá lại nguồn tài
chính, hoạt động và kết quả của hoạt động nhà nước. Việc đánh giá lại liên tục này
có thể được thực hiện trong khuôn khổ phân tích 4Es. Do đó, chiến lược cho tài chính
công nhất thiết phải năng động và tiến hóa, một vấn đề lâu dài của chính sách công,
có thực tiễn, có kết quả và có tính bền vững.
Trong khi cố gắng đảm bảo "lợi ích công cộng", một cách tiếp cận chiến lược đối
với tài chính công phải nhận ra rằng nó được nhìn nhận một cách thích hợp hơn là
kết quả của các lợi ích nhóm cạnh tranh, sự cân bằng giữa chúng phản ánh mức độ
huy động chính trị của mỗi nhóm. Một cách tiếp cận chiến lược đối với tài chính công
phải tính đến logic của hành động tập thể vì nó làm tổn hại đến tính bền vững của tài
chính công do dẫn đến những lỗ hổng cơ cấu trong tài chính công. Do đó, một chiến
lược tài chính công phải được phát triển độc lập với triết lý chính trị để đảm bảo tính
bền vững. Sẽ không thể đạt được các mục tiêu 4Es nếu không có mức tài chính công
bền vững.
Tính bền vững của các thỏa thuận đối với tài chính công có thể được đánh giá theo
danh sách các điểm chiến lược sau đây. Nó dựa trên 4Es và nói chung là tuân theo
trình tự của các chương trước và phần tóm tắt tích hợp ở trên của các chương đó. Nó
chỉ nhằm mục đích là một quy tắc ngón tay cái khá thô sơ để hỗ trợ việc xem xét
chiến lược sâu hơn về tài chính công. Nó không thể được sử dụng một cách hiệu quả
nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất đa ngành rộng lớn của tài chính công.
Tuy nhiên, nó làm nổi bật bản chất đa dạng và rộng khắp của tài chính công và cung
cấp một khuôn khổ hữu ích để đảm bảo áp dụng một cách tiếp cận thực sự tích hợp,
chiến lược và bền vững đối với tài chính công. Nó cũng có thể được sử dụng để xác
định nhu cầu cải cách hệ thống tài chính công hiện tại ở bất kỳ quốc gia nào bằng
cách thu hút sự chú ý đến các vấn đề chiến lược có thể đã bị bỏ quên cho đến nay:
• Xem xét tác động có thể có đối với mối quan hệ hiến pháp giữa nhà nước và
cá nhân bất cứ khi nào đưa ra quyết định về tài chính công
• Hãy nhớ rằng những thay đổi tích lũy liên tiếp trong tài chính công có thể có
những tác động tích cực và/ hoặc tiêu cực tiềm tàng đối với xã hội và nền kinh
tế. Sẽ là không khôn ngoan nếu chỉ quan tâm đến liệu hiệu ứng ròng có tích
cực hay không bởi vì hiệu ứng ròng sẽ biến động mạnh nếu nó là kết quả còn
lại của hai hiệu ứng gộp đối lập rất lớn và không ổn định.
• Thực dụng và thực tế về những gì thực sự có thể đạt được bằng tài chính công
• Thừa nhận rằng tài chính công không cần đồng nghĩa với cung cấp công: khu
vực tư nhân có thể được sử dụng để cung cấp nhiều dịch vụ công
• Chú ý đến các xu hướng dài hạn trong bốn tỷ lệ tài chính công/ GDP, để quy
mô tương đối của tài chính công không tăng theo mặc định hơn theo thiết lập
• Tối đa hóa mức bổ sung ròng của chi tiêu công, bất cứ khi nào có thể sử dụng
tài chính công để bổ sung thay vì thay thế chi tiêu tư nhân vốn vẫn diễn ra
• Thực hiện các biện pháp hạn chế chi phí, có phạm vi đáng kể để giảm chi phí
trong khu vực công mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu dịch vụ
• Thực hiện nhiều nghiên cứu đánh giá hơn về việc sử dụng và hiệu quả của tài
chính công trong việc đạt được các mục tiêu kết quả cụ thể rõ ràng
• Thực hiện nhiều so sánh quốc tế về huy động và chi tiêu tài chính công để cố
gắng học hỏi các bài học và thực tiễn tốt nhất từ các quốc gia khác
• Tránh cạnh tranh bằng trợ cấp, chẳng hạn đối với các khoản đầu tư vào lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ di động, về cơ bản là một trò chơi có tổng bằng
không với chi phí của người nộp thuế
• Tìm cách cải thiện mục tiêu trợ cấp, tránh việc tầng lớp trung lưu chiếm được
trợ cấp mà trợ cấp đó nhằm mang lại lợi ích cho các nhóm thu nhập thấp
• Giảm thiểu khả năng sử dụng gian lận các khoản tiền công được sử dụng cho
an sinh xã hội, trợ cấp nông nghiệp, v.v.
• Chuyển cán cân đánh thuế từ "hàng hóa" sang "hàng xấu", tránh đánh thuế
càng xa càng tốt các hoạt động có lợi cho xã hội tạo ra thu nhập và của cải
• Giảm thiểu phạm vi và các biện pháp khuyến khích tránh thuế và trốn thuế
bằng cách đơn giản hóa cơ cấu thuế và tránh thuế suất trừng phạt
• Tránh lực cản tài khóa bằng cách tăng ngưỡng thuế và do đó, căn cứ tính thuế
hàng năm phù hợp với lạm phát của cơ sở thuế liên quan (ví dụ: bằng chỉ số
liên kết ngưỡng thuế thu nhập cá nhân với tăng trưởng thu nhập - liên kết
chúng với giá bán lẻ vẫn dẫn đến lực cản tài khóa, mặc dù giảm, vì thu nhập
thường tăng nhanh hơn giá)
• Mở rộng cơ sở thuế để có thể giảm thuế suất cho một khoản thu thuế nhất định,
do đó giảm thiểu mọi tác động không khuyến khích làm việc và không khuyến
khích đầu tư
• Tận dụng nhiều nguồn tài chính công để giảm thiểu tác động bất lợi của bất
kỳ nguồn nào
• Tận dụng nhiều hơn phí người dùng, tránh bất kỳ tác động bất lợi nào đến công
bằng thông qua việc sử dụng các phương tiện kiểm tra hoặc miễn trừ và giảm
giá cho các nhóm người dùng cụ thể như trẻ em và nhóm thu nhập thấp
• Khuyến khích các chương trình tạo thu nhập trong các cơ quan khu vực công,
ví dụ như tìm kiếm sự tài trợ từ khu vực tư nhân cho thiết bị và khuyến khích
quyên góp và thừa kế. Các kế hoạch như vậy không được làm tổn hại đến các
mục tiêu dịch vụ: chúng là phương tiện để kết thúc, không phải là kết thúc.
• Giảm nhu cầu vay nợ bằng cách yêu cầu các tổ chức trong khu vực công kiểm
kê tài sản vốn mà họ sở hữu và bán tài sản vốn chưa được sử dụng, sử dụng
nguồn vốn thu được để tài trợ cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mới hoặc trả
nợ
• Xem xét những thay đổi trong tài chính công có thể ảnh hưởng như thế nào
đến động lực làm việc của người dân và khuyến khích đầu tư của các công ty,
đặc biệt là xem xét sự kết hợp giữa thuế và lợi ích an sinh xã hội ảnh hưởng
như thế nào đến quyết định làm việc
• Làm cho trợ cấp thất nghiệp có điều kiện, người nhận phải được đào tạo để có
việc làm
• Trong chừng mực có thể, hãy cân đối ngân sách an sinh xã hội, nghĩa là đóng
góp ngang bằng với dải ngân
• Ngăn chặn sự xuất hiện của các lỗ hổng cơ cấu trong tài chính công, phòng
ngừa ít gây tổn thương hơn và thiết thực hơn là chữa bệnh
• Đưa ra các quyết định về tài chính công cho cấp chính quyền thấp nhất có thể
để phù hợp nhất giữa các lĩnh vực được hưởng lợi từ dịch vụ với các lĩnh vực
mà từ đó các khoản thanh toán thuế được thu
• Giảm thiểu nhu cầu trả các khoản trợ cấp liên chính phủ cho các cấp chính
phủ thấp hơn bằng cách đảm bảo họ có đủ nguồn thu tự chủ và sử dụng hệ
thống cân bằng tài chính Robin Hood
• Trợ cấp cho người sử dụng dịch vụ thay vì nhà cung cấp dịch vụ càng nhiều
càng tốt, chẳng hạn bằng cách sử dụng phiếu chứng từ để tăng phạm vi lựa
chọn của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Không phải tất cả các yếu tố của danh sách kiểm tra chiến lược này đều có thể được
áp dụng ngay lập tức và một số chắc chắn sẽ yêu cầu các thử nghiệm thí điểm (ví dụ:
đối với các chương trình chứng từ và phí người dùng). Tuy nhiên, rõ ràng là có phạm
vi đáng kể để sử dụng tài chính công hiệu quả hơn và có sự phân biệt. Tài chính công
chắc chắn không chỉ đơn giản là vấn đề thuế và chi tiêu hay ngược lại.
Cuối cùng, bất kể triết lý chính trị làm nền tảng cho tài chính công là gì, danh sách
kiểm tra này nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng tài chính công một cách tiết kiệm
và thận trọng. Các nhà hoạch định chính sách nên luôn đặt câu hỏi về sự cần thiết
phải có thêm tài chính công và xem xét liệu các khoản chi liên tục có còn hiệu quả
như chúng có thể hay không. Do đó, danh sách kiểm tra chiến lược nêu trên giả định
sự cần thiết phải thận trọng với tài chính công chứ không phải lợi dụng. Chỉ khi áp
dụng cách tiếp cận như vậy thì tài chính công mới bền vững trong dài hạn.

KẾT LUẬN - BẢN CHẤT TOÀN DIỆN CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

Hy vọng rằng người đọc bây giờ đánh giá cao bản chất toàn diện của tài chính công.
Nó không chỉ là về các nguồn tài chính, về cách tài trợ chi tiêu cho các dịch vụ. Ngay
cả khi nhận ra sự cần thiết phải quan tâm đến việc huy động cũng như chi tiêu tiền
bạc, tài chính công không chỉ là lập ngân sách.
Thay vào đó, tài chính công là biểu hiện của mối liên hệ giữa nhà nước và người
dân. Nó phản ánh triết lý chính trị chủ đạo ở bất kỳ quốc gia nào và theo đó là các
quyền được hưởng hỗ trợ từ nhà nước cũng như trách nhiệm tự hỗ trợ. Nó hỗ trợ việc
theo đuổi các mục tiêu về sự công bằng, tính hiệu quả, tính tiết kiệm và tính hiệu lực.
Nó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và do đó không chỉ ảnh hưởng đến phân
phối thu nhập và của cải mà còn ảnh hưởng đến mức cần thiết của mức sống vật chất.
Nói một cách đơn giản, tài chính công đồng nghĩa với các chính sách công lớn.
Một cách tiếp cận chiến lược đối với tài chính công đòi hỏi nhà phân tích phải có một
cái nhìn tổng thể, thừa nhận rằng tổng thể lớn hơn tổng các bộ phận riêng lẻ. Tài chính
công phải được xem xét trong vòng, chứ không chỉ xem xét chi tiết. Trong khi các
nhà hoạch định chính sách, các nhà thực hành và các chuyên gia thường chỉ xem xét
các kết luận cụ thể của họ, thì một cách tiếp cận chiến lược đối với tài chính công
phải mang tính tổng thể, bao gồm tất cả các vấn đề được đề cập trong cuốn sách này.
Việc bỏ qua bất kỳ một trong số chúng có thể dẫn đến các kết quả không mong muốn
và làm ảnh hưởng đến tính bền vững của tài chính công. Mặc dù trên thực tế, việc cải
cách tài chính công có thể phải từng bước và dần dần, những cải cách đang diễn ra
đó cần theo đuổi tầm nhìn chiến lược bền vững về những gì tài chính công có thể
mang lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Những người phàn nàn về ‘bàn tay cụt của
tài chính công’ rõ ràng đã không đánh giá được bản chất sôi động, gây tranh cãi và
tiến hóa của chủ đề này. Thay vì buồn tẻ và trì trệ, việc nghiên cứu chiến lược tài
chính công vừa hấp dẫn và vừa đòi hỏi trí tuệ.

You might also like