You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG



MÔN HỌC: THANH TOÁN QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ 10: NGHĨA VỤ THANH


TOÁN NGÂN HÀNG (BPO)

NHÓM THUYẾT TRÌNH: 10

GIẢNG VIÊN: Hồ Thị Hải Ly


THÀNH VIÊN NHÓM:

 Lê Đan Thùy

 Trần Văn Thịnh

 Nguyễn Đắc Hưng

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 9 năm


0
2021
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu từ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 BPO Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (Bank Payment Obligation)
2 PO Đơn đặt hàng (Purchase Order)
3 TMA Ứng dụng so khớp giao dịch (Transaction Matching Application)
4 SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu (The
Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication)
5 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for
Standardization)
6 URBPO Uniform Rules For Bank Payment Obligations
7 ICC Phòng Thương Mại Quốc Tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU


HÌNH 1- 1: PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (XUẤT
KHẨU)................................................................................................................................3
HÌNH 1- 2: MÔ HÌNH GIAO DỊCH BPO CƠ BẢN.................................................................5
HÌNH 1- 3: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BPO............................................................................7
HÌNH 1- 4: TIẾT KIỆM THỜI VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIAO DỊCH BPO..............................11
HÌNH 1- 5: CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI BPO..........................................................................13

1
MỤC LỤC
I. VẤN ĐỀ..............................................................................................................................3
II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC NGHĨA VỤ THANH TOÁN BPO:..................4
1. Khái niệm:.......................................................................................................................4
2. Nguồn gốc hình thành:....................................................................................................5
3. Các đặc trưng của phương thức nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO):.......................5
4. Thực trạng các ngân hàng sử dụng phương thức BPO trên thế giới và ở Việt Nam:.....6
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BPO VÀ CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI
CỦA CÁC BÊN KHI THAM GIA GIAO DỊCH THANH TOÁN BPO..............................7
1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ BPO:..............................................................................7
2. Nghĩa vụ của các bên tham gia BPO:.............................................................................8
2. 1. Người mua và người bán:............................................................................................8
2. 2. Ngân hàng phát hành BPO (Obligor Bank) – Ngân hàng nước nhập khẩu:................8
2. 3. Ngân hàng thụ hưởng (Recipient Bank) – Ngân hàng nước xuất khẩu:......................8
3. Lợi ích khi sử dụng BPO:...............................................................................................9
3. 1. Đối với người bán........................................................................................................9
3. 2. Đối với người mua:......................................................................................................9
3. 3. Đối với ngân hàng:....................................................................................................10
4. Các rủi ro khi thực hiện giao dịch phương thức BPO:.................................................10
IV. SO SÁNH PHƯƠNG THỨC BPO VỚI PHƯƠNG THỨC L/C VÀ PHƯƠNG
THỨC GHI SỔ VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI PHƯƠNG THỨC BPO:...............11
1. So sánh phương thức BPO và phương thức L/C:.........................................................11
2. Phương thức BPO và phương thức ghi sổ:...................................................................12
3. Kinh nghiệm triển khai hoạt động BPO trên thế giới:..................................................12
V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:......................................................................14

2
I. VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh thế giới đã và đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, điều
này đồng nghĩa sự gia tăng trong các giao dịch thương mại quốc tế, làm tăng tổng lượng thanh
toán tiền hàng của các quốc gia với nhau trên thế giới. Vì vậy, phương thức thanh toán quốc tế
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo cầu nối giữa
các quốc gia trong quan hệ thanh toán, phục vụ nhu cầu thanh toán trao đổi mua bán hàng
hóa, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ khác. Tuy nhiên, do sự khác biệt về đặc điểm song
phương hoặc đa phương (các luật lệ, tập quán quốc tế) mà việc lựa chọn phương thức thanh
toán nào sẽ tùy thuộc vào sự phù hợp và sự thương lượng giữa các bên (Nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu).

Theo thống kê của WTO, đến năm 2020 thanh toán bằng phương thức ghi sổ (Open
Account) sẽ chiếm khoảng 90% tổng lượng thanh toán thương mại, 10% còn lại thuộc vào các
phương thức khác, trong đó chủ yếu là thư tín dụng chứng từ (L/Cs) vào khoảng 6% – 7%.
Theo nghiên cứu của Alper Yilmaz, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng ở các khu
vực như Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Á nhiều hơn so với phương thức ghi sổ ở Châu Âu
và Bắc Mỹ.

Hình 1- 1: Phát triển giao dịch thương mại quốc tế (xuất khẩu)

Hầu hết mỗi phương thức đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Phương thức tín dụng
chứng từ thì đảm bảo việc thanh toán, giảm thiểu rủi ro cho người bán. Tuy nhiên việc mở thư

3
tín dụng đòi hỏi quy trình phức tạp hơn và việc kiểm tra cũng chỉ dựa trên chứng từ. Phương
thức này tốn nhiều thời gian và phí mở thư tín dụng cũng không phải là nhỏ. Đôi khi bởi vì
người kiểm tra không nắm rõ nghiệp vụ gây ra những tổn thất cho các bên trong giao dịch.
Phương thức ghi sổ thì đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí nhưng rủi ro rất lớn
là tiền hàng bị thanh toán muộn hoặc thậm chí là không được thanh toán. Phương thức ghi sổ
cũng không có văn bản pháp lý điều chỉnh chính thức, ghi sổ thương được áp dụng với kinh
doanh thương mại trong nước.

Với những nhược điểm của hai phương thức thanh toán nêu trên, cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, tổ chức SWIFT và Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban
hành một phương thức thanh toán mới và tài trợ thương mại kiểu mới, hiện đại tích hợp được
những mặt mạnh và hạn chế những rủi ro của phương thức ghi sổ (O/A) và phương thức thư
tín dụng chứng từ (L/C). Phương thức đó là ‘Các nghĩa vụ thanh toán ngân hàng’ - (Bank
Payment Obligations), gọi tắt là BPO, được điều chỉnh bởi các Quy tắc thống nhất đối với các
Nghĩa vụ thanh toán Ngân Hàng – URBPO (Uniform Rules For Bank Payment Obligations)
có hiệu lực từ 1/7/2013, phương thức BPO được xem là một công cụ thanh toán mới cho sản
phẩm tài trợ thương mại thế kỷ 21.

II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC NGHĨA VỤ THANH TOÁN BPO:

1. Khái niệm:

BPO (Bank Payment Obligation) hay ‘Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng’ là một cam kết
độc lập và không thể hủy ngang của một ngân hàng (gọi là Ngân hàng có nghĩa vụ BPO –
Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán
khi đáo hạn một số tiền đã được xác định cho một ngân hàng khác (Còn gọi là Ngân hàng tiếp
nhận BPO – Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo quy tắc
thống nhất toàn cầu về BPO của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC).

4
Hình 1- 2: Mô hình giao dịch BPO cơ bản

2. Nguồn gốc hình thành:

Trước khi bộ quy tắc thống nhất về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng được ICC thông
qua, năm 2012 Standard Chartered Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch
BPO. Giao dịch được thực hiện giữa công ty OCTAL petrochemicals và công ty BP
Petrochemicals và sử dụng chương trình so khớp dữ liệu so ngân hàng Standard Chatered xây
dựng vào tháng 2/2012. Từ giao dịch đầu tiên này, ICC đã hợp tác với Swift xây dựng ứng
dụng so khớp dữ liệu TMA nhằm đua phương thức BPO phát triển trên toàn thế giới.

3. Các đặc trưng của phương thức nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO):
 BPO là một cam kết của ngân hàng có nghĩa vụ cam kết trả tiền cho ngân
hàng tiếp nhận BPO, tức là ngân hàng người bán không trả tiền trực tiếp
cho người bán. Việc hoàn trả tiền từ ngân hàng thụ hưởng BPO cho người
bán sẽ được thực hiện theo thỏa thuận riêng kí kết giữa ngân hàng người
bán và người bán.
 BPO là một cam kết trả tiền độc lập và không thể hủy ngang. BPO không
được chuyển nhượng giống như L/C chuyển nhượng.
 Không gian pháp lí của BPO là B2B (Ngân hàng - Ngân hàng). Không
gian pháp lí đơn nhất này của BPO sẽ giảm thiểu được các rủi ro thường
phát sinh do sự khác biệt gây ra trong giao dịch.
 Ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng thụ hưởng BPO chỉ căn cứ
vào việc so khớp bộ dữ liệu thương mại với dữ liệu cơ sở đã thiết lập
không căn cứ vào các chứng từ thương mại văn bản do người bán xuất

5
trình, dù bộ dữ liệu thương mại này được trích từ các chứng từ thương mại
văn bản đó.
 Ngôn ngữ vận hành BPO, ngoài tiếng Anh thông dụng, là Các Mẫu tin
ISO 20022 TSMT messages.
 Việc so khớp và kiểm trả các dữ liệu thương mại được thực hiện bằng máy
qua Hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch (TMA), nhờ đó tránh được
tính chủ quan, giữ được tính trung lập và độc lập.
 TMA là một máy, do đó phải có tổ chức quản lí, vận hành nó, đó là Trade
Services Utility. Các ngân hàng muốn sử dụng TMA phải đăng kí với tổ
chức quản lí trên.
 Trong cơ chế thanh toán dựa vào chứng từ văn bản, vấn đề giải quyết sự
khác biệt phát sinh từ đối chiếu chứng từ rất phức tạp và mất nhiều thời
gian. Ngược lại trong phương thức BPO, vấn đề giải quyết khác biệt dữ
liệu số nhanh chóng, kịp thời trong quá trình vận hành BPO là nhờ ở
không gian pháp lí đơn nhất và số hóa chứng từ thương mại

4. Thực trạng các ngân hàng sử dụng phương thức BPO trên thế giới và ở Việt
Nam:

Theo báo cáo của SWIFT, hiện nay có 27 tập đoàn tài chính trên thế giới đã triển khai
sử dụng phương thức thanh toán BPO (tapchinganhang.gov.vn, 2020). Sau khi Commerzbank
triển khai BPO với giao dịch cho doanh nghiệp vừa nhỏ Đức để kinh doanh thương mại với
Thái Lan, giao dịch cho các trung tâm thương mại có trụ sở ở Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ đó,
ngân hàng gia tăng BPO. Các giao dịch nổi bật nhất bao gồm BPO London vào năm 2016, xử
lí với UnitCredit bao gồm việc xuất hóa chất từ Ailen đến Ý, BPO của Đức Trung Quốc vào
năm 2016, Áo vào năm 2017.

Ở Việt Nam, sau NĐ số 139/NQ-CP, ngày 09/11/2018, Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lí cho ngân hàng thương mại nghiên cứu
đáp ứng sản phẩm, nhu cầu doanh nghiệp có nghĩa vụ ngân hàng (BPO). Điều này chứng tỏ
nước ta có quan tâm đến phương thức này, thế nhưng việc triển khai BPO còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Về pháp lý, cần quy định cho phép tổ chức liên quan chấp nhận chứng từ điện
tử. Về công nghệ, ngân hàng sử dụng BPO cần đầu tư hạ tầng, hệ thống công nghệ có tương
thức với điện ISO20022, hệ thống TMA. Về con người, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần

6
đào tạo đội ngũ nhân viên hiểu rõ về BPO… Ngoài ra còn phụ thuộc vào khách hàng có cần
đến dịch vụ BPO hay không. Thực tế hiện nay chưa thấy ngân hàng nào ở Việt Nam triển khai
phương thức thanh toán này.

III.QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BPO VÀ CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM


KHI CỦA CÁC BÊN KHI THAM GIA GIAO DỊCH THANH TOÁN BPO

1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ BPO:

Giao dịch BPO được thực hiện khá đơn giản đại loại như sau:

1. Người mua và người bán sẽ thỏa thuận phương thức thanh toán BPO dựa trên điều
khoản thanh toán của hợp đồng, sau đó người mua (bên nhập khẩu) sẽ tiến hành
gửi đơn đặt hàng cho bên xuất khẩu.

2. Người mua cung cấp các dữ liệu tối thiểu từ Hợp đồng/Đơn đặt hàng (PO) và các
điều kiện BPO cho Ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank)

Hình 1- 3: Quy trình nghiệp vụ BPO

3. Người bán xác nhận các dữ liệu từ các PO và các điều kiện BPO cho Ngân hàng
tiếp nhận. Nếu dữ liệu xuất trình là phù hợp trên TMA, “Dữ liệu cơ sở” được
thành lập. Người mua và người bán nhận được báo cáo so khớp dữ liệu từ các
ngân hàng của họ.

7
4. Người bán giao hàng đến cảng đích.

5. Người bán cung cấp các dữ liệu giao hàng và hóa đơn cho ngân hàng của mình,
ngân hàng này xuất trình dữ liệu tới TMA để tiến hành so khớp.

6. Người mua nhận báo cáo so khớp dữ liệu từ ngân hàng của mình, được yêu cầu
chấp nhận sai biệt nếu có.

7. Ngân hàng của người bán xác nhận kết quả so khớp dữ liệu thành công cho người
bán.

8. Người bán gửi chứng từ giấy trực tiếp cho người mua và người mua có thể nhận
hàng.

9. Vào ngày đến hạn, ngân hàng có nghĩa vụ ghi nợ tài khoản của người mua và thực
hiện thanh toán cho ngân hàng tiếp nhận. Ngân hàng tiếp nhận ghi có cho tài
khoản của người bán.

Lưu ý: các bức điện gửi được gửi đi hay nhận được phải sử dụng các bức điện tiêu chuẩn ISO
20022 đã đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Các bức điện sẽ được tự động xử lý thông
qua ứng dụng so khớp giao dịch TMA (Transaction Matching Application) của tổ chức
SWIFT.
2. Nghĩa vụ của các bên tham gia BPO:
2. 1. Người mua và người bán:
 Đàm phán thỏa thuận với nhau thống nhất hàng hóa (số lượng, giá cả, chất lượng…)
 Thỏa thuận về các điều khoản thanh toán, ngày đến hạn, điều khoản vận chuyển và
ngày giao hàng gần nhất.

2. 2. Ngân hàng phát hành BPO (Obligor Bank) – Ngân hàng nước nhập
khẩu:
 Phân tích rủi ro và quản lí nội bộ
 Báo giá BPO cho người mua, đề xuất BPO có lợi cho người mua
 Giải quyết BPO vào ngày đáo hạn
 Cung cấp dịch vụ tài chính tùy chọn theo người mua yêu cầu

8
2. 3. Ngân hàng thụ hưởng (Recipient Bank) – Ngân hàng nước xuất
khẩu:
 Phân tích rủi ro và quản lí tuân thủ nội bộ
 Xác thực việc gửi bộ dữ liệu của người mua
 Báo giá các dịch vụ dựa trên BPO cho người bán, xác nhận BPO cho người bán
 Cung cấp dịch vụ tài chính tùy chọn theo người bán yêu cầu

3. Lợi ích khi sử dụng BPO:


So với các phương thức thanh toán khác, BPO đem lại một số lợi ích như:

3. 1. Đối với người bán


 Được bảo đảm thanh toán và thanh toán nhanh hơn
 Rủi ro được chuyển giao từ người mua sang ngân hàng phát hành BPO, giảm thiểu rủi
ro do người mua hủy hoặc thay đổi đơn hàng
 Người mua không từ chối với lý do liên quan đến chất lượng hàng hóa
 Phí dịch vụ thấp hơn so với phí LC.
 Người bán có thể ấn định thời gian giao hàng phù hợp với khả năng của mình, xác
định thời hạn thanh toán và thực hiện giao hàng tương ứng.
 Tiết kiệm thời gian và nhân lực do không phải xuất trình chứng từ bằng giấy.
 Trong các lợi ích đã nêu trên, thực tế qui trình so khớp dữ liệu mang lại nhiều lợi ích
nhất. Con người không phải kiểm tra chứng từ bằng tay như các phương thức thanh
toán khác nên khó có thể xảy ra sai sót hoặc tranh cãi trong kiểm tra chứng từ bởi việc
này được thực hiện tự động hoàn toàn, không có sự can thiệp mang tính chủ quan của
con người vào quy trình so khớp, giữ được tính trung lập và độc lập. Toàn bộ quy
trình thanh toán được tự động hóa sẽ nhanh hơn, rẻ hơn thư tín dụng. Điều này cũng
có nghĩa là các tranh chấp hay chậm thanh toán sẽ giảm đi đáng kể.

3. 2. Đối với người mua:


 Bên người mua được bảo vệ bởi ngân hàng do ngân hàng đảm bảo chỉ thực hiện việc
thanh toán khi các dữ liệu trích xuất từ các chứng từ thể hiện đúng thời hạn giao hàng,
quy cách hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, chất lượng… đúng theo yêu cầu của BPO

9
 Có thể đàm phán giá cả thuận lợi hơn, các điều kiện thanh toán và tín dụng cao hơn từ
phía người bán do việc thanh toán qua ngân hàng diễn ra nhanh chóng hơn so với
phương thức tín dụng chứng từ;
 Nhận chứng từ thương mại nhanh chóng do chuyển trực tiếp từ người bán sang người
mua, do đó không ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng và không ảnh hưởng đến kế
hoạch sản xuất kinh doanh;
 An toàn hơn phương thức chuyển tiền trả trước, người mua không phải trả tiền trước
khi nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
 Tạo điều kiện tài chính cho người mua đối với các khoản trả chậm;
 Tăng cường mối quan hệ giữa người mua và người bán khi mở ra cơ hội hợp tác dài
hạn và an toàn

3. 3. Đối với ngân hàng:


 Quy trình thực hiện BPO đơn giản hơn hầu hết các sản phẩm tài trợ thương mại khác.
Đồng thời, bản chất kỹ thuật số của dòng thông tin sẽ giúp ngân hàng có thể nhìn thấy
các sự kiện diễn ra trong chuỗi cung ứng, mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm tài trợ
thương mại đáp ứng nhu cầu của người bán và người mua. Standard Chartered Bank -
ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch BPO, cho rằng sử dụng BPO,
khách hàng của ngân hàng có thể được bảo đảm thanh toán và hạn chế rủi ro nhưng
thông qua một quy trình hoàn toàn tự động, không sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất
nhiều – bằng cách đó nó là chiếc cầu nối giữa phương thức thư tín dụng và phương
thức ghi sổ. Đây là công cụ thanh toán thương mại ít phức tạp và tiết kiệm chi
phí.David Vermylen, giám đốc phụ trách tín dụng toàn cầu của BP cho rằng chương
trình BPO cho họ một số những lợi ích hiệu quả về chi phí cũng như thời gian xử lý
chứng từ so với thư tín dụng truyền thống.
 SWIFT CEO Gottfried Leibrandt cho rằng BPO, với tiêu chuẩn ISO 20022, đang tạo
ra tương lai của ngành thương mại và là cơ hội cho các ngân hàng phát triển các sản
phẩm và dịch vụ mới cung ứng cho khách hàng doanh nghiệp.

4. Các rủi ro khi thực hiện giao dịch phương thức BPO:
BPO vẫn khá độc lập về chứng từ và hàng hóa: Chứng từ có thể xảy ra sai sót khi
chuyển thẳng từ người bán đến người mua mà không qua kiểm tra của ngân hàng. Ngoài ra,
ngân hàng cũng không đảm bảo đươc chất lượng hàng hóa người bán giao đến người mua. Vì

10
giao hàng trước chứng từ nên có thể xảy ra các rủi ro khi chứng từ tới sau khiến người mua
không nhận được hàng.
Đối với ngân hàng có thể gặp rủi ro khi người mua vỡ nợ hoặc không thanh toán,
nhưng rủi ro này khá hiếm vì trách nhiệm của ngân hàng phải thẩm định kĩ lưỡng khách hàng
của mình

IV. SO SÁNH PHƯƠNG THỨC BPO VỚI PHƯƠNG THỨC L/C VÀ PHƯƠNG
THỨC GHI SỔ VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI PHƯƠNG THỨC BPO:

1. So sánh phương thức BPO và phương thức L/C:


Phương thức thanh toán BPO về bản chất tương tự phương thức thanh toán L/C. Hai phương
thức này có một số điểm giống nhau như:
Vai trò của ngân hàng rất quan trọng;

 Đều có cấu trúc không thể hủy ngang;


 Đều được điều chỉnh bởi các quy tắc ICC (Phòng Thương mại tế);

Bên cạnh những điểm giống nhau, 2 phương thức này có một số điểm khác biệt, sự khác biệt
chính giữa L/C và BPO là:

 Đối với phương thức thanh toán BPO, việc trả tiền cho người bán (nhà xuất khẩu) sẽ
phải thông qua sự đồng ý thỏa thuận giữa ngân hàng người nhận (Recipient Bank) và
người bán. Trong khi đó, phương thức thanh toán L/Cs có lợi cho người bán, ngân
hàng phát hành cam kết thanh toán cho người bán dù bất kể người mua có trả tiền hay
không.
 Phương thức thanh toán L/Cs dựa trên cơ sở giấy tờ, việc đối sánh và kiểm tra thủ
công nên khá tốn thời gian, chi phí tốn kém. Trong khi quá trình BPO được tự động xử
lý hóa dựa vào việc so sánh và đối chiếu các mẫu in số hóa được chiết xuất từ các
chứng từ giao hàng của người bán gửi cho người mua, rút gọn quá trình kiểm tra xử lý
dữ liệu, từ đó dẫn đến chi phí rẻ hơn, hiệu quả hơn

11
Hình 1- 4: Tiết kiệm thời và hiệu quả của giao dịch BPO

 Trong khi phương thức LC đảm bảo việc trao đổi hàng hóa để thanh toán dựa trên
việc xuất trình bộ chứng từ theo quy định đã đề ra thì phương thức BPO đảm bảo
việc trao đổi hàng hóa để thanh toán dựa trên việc trình bày dữ liệu điện tử tuân
thủ (thông qua việc so khớp dữ liệu TMA)

 Thứ ba, ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán L/C có
quyền chấp nhận hoặc từ chối thanh toán nếu cảm thấy không phù hợp. Mặt khác,
việc tự động hóa quá trình so sánh tập dữ liệu trong cơ chế của URBPO sẽ loại bỏ
yếu tố chủ quan này. Người bán sẽ cung cấp dữ liệu vận chuyển và hóa đơn cho
ngân hàng người nhận, họ sẽ gửi dữ liệu này cho TMA. TMA sẽ tự động thực hiện
so sánh với đường cơ sở (baseline) của BPO và tạo thông báo xác nhận dữ liệu
trùng khớp hoặc dữ liệu không khớp. Nếu có dữ liệu không khớp, ngân hàng có
nghĩa vụ sẽ không thanh toán
2. Phương thức BPO và phương thức ghi sổ:
Điểm giống nhau:

 Việc thực hiện, xử lý dễ dàng, nhanh chóng.

Điểm khác nhau:

 Ghi sổ là phương thức thanh toán rủi ro đối với người xuất khẩu, vì khi đó
người nhập khẩu có thể không thanh toán vì chưa nhận được hàng hoặc chưa
chấp nhận hàng hóa đó, đồng thời người xuất khẩu phải gánh chịu các chi phí
kiểm soát tín dụng và thu tiền. Ngược lại đối với phương thức BPO, ngân hàng
của người mua là đơn vị đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người xuất khẩu
thông qua ngân hàng của người bán. Do đó, rủi ro trong việc thanh toán được

12
giảm thiểu từ người nhập khẩu đến ngân hàng của người mua theo các giao
dịch BPO.
 Trong khi phương thức Ghi sổ không phải chịu các quy tắc nào, phương thức
BPO thuộc bộ quy tắc URBPO.

3. Kinh nghiệm triển khai hoạt động BPO trên thế giới:
Lên kế hoạch và thực hiện dự án nhanh chóng:

Hình 1- 5: Các bước triển khai BPO

Dự án có thể được xây dựng theo các bước như sau:

1. Lên kế hoạch dự án

2. Thực hiện dự án

3. Nghiệm thu hoạt động BPO

4. Chính thức triển khai BPO

Phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng: Việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng
đặc biệt quan trọng, từ đó giúp các ngân hàng xây dựng các giải pháp cụ thể cho từng nhu
cầu, từng nhóm đối tượng khách hàng, góp phần tạo nên thành công cho sản phẩm BPO.

Ví dụ: Nhà xuất khẩu thường có nhu cầu ứng trước tiền hàng, do đó ngân hàng tiếp
nhận BPO có thể tài trợ trước và sau giao hàng dựa trên một BPO đã được phát hành.

13
Trong khi nhà xuất khẩu muốn được thanh toán trả ngay, thì nhà nhập khẩu lại muốn
được tăng thời hạn trả chậm nhằm phục vụ nhu cầu vốn lưu động, các ngân hàng tham gia
trong giao dịch có thể căn cứ trên nhu cầu này để cung cấp các khoản tài trợ cho các khoản
phải trả.

14
V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://123docz.net/document/5755994-phuong-thuc-nghia-vu-thanh-toan-ngan-hang-su-thay-
the-hoan-hao-cho-phuong-thuc-tin-dung-chung-tu-trong-thoi-dai-cach-mang-cong-nghiep-4-
0.htm

https://123docz.net/document/6542357-tieu-luan-tai-tro-thuong-mai-quoc-te-phuong-thuc-
thanh-toan-bpo.htm

http://tapchinganhang.gov.vn/phuong-thuc-thanh-toan-bpo-va-kinh-nghiem-trien-khai-bpo-
tren-the-gioi.htm

http://danangbank.gov.vn/tin-tuc-su-kien/189-lia-u-bpo-ca-tha-ka-t-tha-c-a-tria-u-a-ia-
lca.html

https://www.researchgate.net/profile/Ahmet-Uludag-4/publication/
330258853_Surdurulebilir_Enerji_Odakli_Bir_Etkinlik_ve_Performans_Analizi_AB_Uyesi_
Ulkeler_ile_Turkiye_Karsilastirmasi/links/5c5af54b45851582c3d2aafb/Suerdueruelebilir-
Enerji-Odakli-Bir-Etkinlik-ve-Performans-Analizi-AB-Ueyesi-Uelkeler-ile-Tuerkiye-
Karsilastirmasi.pdf

https://www.shippingsolutions.com/blog/bank-payment-obligation-an-opinion-on-a-new-
international-payment-method

https://www.letterofcredit.biz/index.php/2018/10/29/bank-payment-obligation-bpo/

https://vietnambiz.vn/cac-nghia-vu-thanh-toan-cua-ngan-hang-bank-payment-obligations-
bpo-la-gi-20200108220439034.htm

15
16

You might also like