You are on page 1of 10

BÀI GIẢNG THỰC HÀNH – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CNSH

HỌC PHẦN: SINH LÝ THỰC VẬT


Biên soạn: TS. Vũ Thị Quyền

Bài 1. Chứng minh sự tạo thành tinh bột trong quang hợp (6 tiết)
1.1.Yêu cầu:
- SV biết vận dụng cơ chế của quá trình quang hợp vào thực nghiệm để nhận biết sản
phẩm của quá trình quang hợp là tinh bột.
- Thành thục thao tác trong phòng thí nghiệm.
1.2. Dụng cụ, hóa chất
a/ Dụng cụ, thiết bị, hóa chất
- Bếp điện/bếp từ/hồng ngoại
- Ấm đun nước
- Đèn cồn
- Cốc chịu nhiệt 100 & 500 ml. Có thể thay bằng nồi
- Lưới amiant
- Dĩa đồng hồ hoặc đĩa peti
- Ống nghiệm + giá ống nghiệm
- Giấy nhôm/giấy than
- Kẹp giấy, giấy thấm
- Cồn 70o & 90o
- Dung dịch lugol 3%
b/ Thực vật: cây bông bụp và hoa nhài
1.3. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm một cây bông bụp và một cây hoa nhài
- Trước khi thực hành 1 – 2 - 3 và 4 ngày, dùng giấy nhôm hoặc giấy than che kín
một phần lá. Che vào lúc sáng sớm (khi mặt trời chưa lên).

1
Yêu cầu:
➔ Cắt giấy nhôm/than có kích thước 2x3 cm rồi kẹp kín 2 mặt lá (kẹp phần giữa
lá theo chiều rộng). Ghi rõ ngày kẹp lá.
➔ Chọn lá trưởng thành để che (không quá non và ko quá già)
1.4. Thực hành
▪ Lấy các lá đã che (1, 2, 3 và 4 ngày) ra khỏi cành. Dùng sợi dây chỉ dài 30 cm;
một đầu buộc vào cuống lá, đầu kia buộc vào mảnh giấy có đánh dấu ngày kẹp
lá.
▪ Cho các lá vào cốc nước đang sôi và để khoảng 5 phút
▪ Dùng kẹp chuyển các lá ở trên vào ống nghiệm chứa cồn 70o và đặt ống nghiệm
vào cốc nước sôi rồi đun cho đến khi lá mất hết màu xanh.
▪ Lấy lá ra khỏi ống nghiệm và rửa lại bằng nước.
▪ Trải lá đã rửa lên dĩa đồng hồ
▪ Nhỏ dung dịch Lugol lên lá và để trong 5 phút.
▪ Rửa sạch dung dịch lugol trên lá
▪ Trải lá trên giấy lọc và quan sát các vùng nhuộm màu của lá.
Lưu ý:
- Đặt lưới amiant lên bếp, sau đó đặt cốc lên lưới và bật bếp đun. Không đặt cốc
trực tiếp trên bếp hoặc trên ngọn lửa đền cồn
- Khi đun phải quay miệng ống nghiệm về phía không có người. Khi thấy cồn
trong ống nghiệm không còn sôi hoặc ít sôi mà lá vẫn còn xanh thì phải thay
cồn khác và tiếp tục đun cho đến khi lá mất màu hoàn toàn.
- Trong ống nghiệm, chỉ nên để lượng cồn đủ để ngập lá.

1/ Giải thích nguyên lý của các vuông lá nhuôm màu?


2/ Vai trò của ánh sáng đối với quá trình quang hợp?

2
Bài 2. Xác định cường độ thoát hơi nước ở thực vật (6 tiết)

2.1. Lý thuyết
Dùng sự đổi màu của giấy tẩm Chlorua Cobalt (màu xanh khi khô và màu hồng khi
ướt) để khảo sát sự thoát hơi nước của bề mặt lá.
Thời gian đổi màu có thể cho một sự ước lượng về vận tốc thoát hơi nước.
2.2. Dụng cụ - Hóa chất – Nguyên liệu

a. Dụng cụ - Hóa chất:


- Giấy thấm
- CoCl2 3%
- Lò sấy
- Kẹp
- Băng keo trong
b. Nguyên liệu: Lá cây (bông bụp và hoa nhàì)
3.3. Thực hành
a/ Quá trình thoát hơi nước ở lá bông bụp và hoa nhài
▪ Cắt nhiều mảnh giấy thấm tròn hay vuông có kích thước bằng nhau (có kích
thước nhỏ hơn chiều ngang băng keo trong).
▪ Ngâm các mảnh giấy thấm vào dung dịch CoCl2 3% trong 1 phút.
▪ Sau đó đem sấy khô ở 80oC (lò sấy) cho đến khi giấy có màu xanh đều, dùng
kẹp gắp 2 mảnh đặt lên 2 đầu của đoạn băng keo dài 3 cm.
▪ Dán nhanh vào 2 mặt của một chiếc lá bông bụp và hoa nhài trên cây. Ép thật
kín miếng băng keo bao quanh mảnh giấy vào lá để tránh không khí ẩm lọt
qua.
▪ Tính thời gian đổi màu của giấy?
Nếu quá 30 phút lá mới đổi màu thì sự thoát hơi nước xem như không đáng
kể.

b/ Xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh

▪ Tiến hành trên 02 loại cây: bông bụt và cây hoa nhài.
3
▪ Trên lá cây bông bụt: hái 5 lá xuống, nhanh chóng đặt vào đĩa cân và xác định
được trọng lượng ban đầu của các lá này là P1.
Lá vẫn để trên cân, sau 3 phút cân lại lần thứ 2 để xác định trọng lượng lá và
thu được kết quả P2.
▪ Trên lá cây hoa nhài: làm tương tự như bông bụp.
▪ Tính cường độ thoát hơi nước theo công thức: I=[(P1-P2)*60]/(S*3)
Trong đó:
I là cương độ thoát hơi nước (mg/dm2/h);
P1 là trọng lượng ban đầu (gam);
P2 là trọng lượng sau 3 phút (gam);
S là diện tích lá thí nghiệm (dm2).

Cách tính diện tích lá: Lấy các lá úp lên mặt phẳng tờ giáy trắng hoặc giấy kẻ li.
Đánh dấu mép lá , dùng kéo cắt lá giấy theo mép đã đánh dấu, cân được a (gam);
đo 1 dm2 giấy, cân được b (gam). Tính diện tích lá theo công thức:
Slá = 1 dm2* a /b.

1/ So sánh quá trình thoát hơi nước của 2 loài cây thí nghiệm?
2/ Tính toán cường độ thoát hơi nước của 2 loài cây thí nghiệm? Giải thích sự
giống và khác nhau về cường độ thoát hơi nước giữa 2 loài cây thí nghiệm.
3/ Ý nghĩa của thoát hơi nước ở thực vật?
4/ Tại sao lại phải cân nhanh khi làm thí nghiệm về thoát hơi nước?

4
Bài 3. Hiện tượng áp suất rễ ở thực vật (6t)

3.1. Nguyên liệu, dụng cụ


- Chậu cây cà chua hoặc bầu bí hoặc rau dền...
Cần cung cấp đủ nước cho cây trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Giá sắt và kẹp càng cua
- Ống cao su
- Ống mao quản thủy tinh (có vạch)
- Dây cao su hoặc dây chỉ
- Dao sắc

3.2. Thực hành


▪ Dùng dao sắc cắt ngang thân cây (cách gốc khoảng 3 cm). Lắp một oogns
cao su ngắn vào mặt cắt của thân cây, đầu kia của ống cao su gắn với ống
mao quản thủy tinh.
▪ Yêu cầu: toàn bộ hệ thống lắp phải khít nhau
▪ Nhỏ nước vào ống mao quản thủy tinh sao cho mực nước trong ống vượt
quá phần ống cao su và dâng lên ở ống thủy tinh. Đánh dấu mực nước ban
đầu ở ống thủy tinh.
▪ Tiến hành quan sát sự thay đổi của mực nước trong ống mao quản thủy
tinh.
▪ Mốc thời gian quan sát: 10 phút – 15 phút – 20 phút và 30 phút.

1/ Nhân tố nào tạo nên sức hút của cây qua rễ?
2/ Cây hút nước để làm gì?
3/ Nguyên tắc chung của bài thực hành?
5
Bài 4. Xác định hệ số hô hấp ở thực vật (6 tiết)

4.1 Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất


▪ Hạt giống lúa và đậu xanh: Ủ nứt nanh
▪ Bình tam giác 250 ml với nút cao su có lỗ, được gắn với ống thủy tinh nằm
ngang có chia độ và một nhiệt kế.
▪ Xanh methylene
▪ KOH 20%
▪ Kẹp
▪ Pipette
▪ Giấy lọc
▪ Đồng hồ bấm giây
▪ Khăn ủ
4.2. Thực hành
▪ Cho hạt giống đã nứt nanh vào bình tam giác, đậy chặt nút cao su. Nếu nắp
không khít phải dùng vaselin trát vào các khe hở để đảm bảo oxi không vào
được.
▪ Dùng pipette hút xanh methylene và nhỏ 1 gịọt vào đầu của ống thủy tinh nằm
ngang. Đánh dấu vị trí ban đầu của giọt xanh methylene.
▪ Sau 10 phút (có thể 15 hay 20 phút tùy thuộc vào số lượng hạt giống và cường
độ hô hấp)z, ghi lại vị trí của giọt xanh methylene trong ống thủy tinh hẹp và
xác định khoảng cách di chuyển của giọt màu trong ống.
▪ Khi thể tích của O2 bị hấp thu bởi hạt giống trong quá trình hô hấp lớn hơn
thể tích CO2 mà chúng thải ra thì giọt nước màu sẽ di chuyển về phía bình thí
nghiệm và khoảng cách di chuyển L1 của giọt nước màu sẽ tương ứng với hiệu
số thể tích giữa O2 bị hấp thu và CO2 thải ra trong thời gian t.
▪ L1 = VO2 – VCO2 (1)
▪ Sau đó, mở nút cao su và dùng kẹp gắp một số tờ giấy lọc thấm KOH 20% phủ
lên trên bề mặt hạt giống và tiếp tục đậy nút cao su chặt lại. Nhỏ 1 gịọt vào

6
đầu của ống thủy tinh nằm ngang, đánh dấu vị trí giọt nước và tiếp tục theo
dõi giống như trên.
▪ Lần này, CO2 do hô hấp thải ra đều bị KOH trong giấy túi lọc hút và như vậy,
khoảng cách di chuyển L2 của giọt nước màu là do thể tích O2 bị hấp thu.
▪ L2 = VO2 (2)
▪ Do thời gian hô hấp như nhau nên có thể thay trị số của O2 vào công thức (1)
để tính giá trị L1:
▪ L1 = L2 – VCO2 => VCO2 = L2 - L1

▪ Biết rằng, hệ số hô hấp là tỉ số giữa thể tích của CO2 thải ra với O2 thấp thụ
vào trong quá trình hô hấp, nên ta có:
VCO2 = L2 - L1
VO2 L1

1/ So sánh hệ số hô hấp của 2 loại hạt giống?


2/ Nêu ý nghĩa của bài thực hành

7
Bài 5. Kiểm nghiệm chất lượng sinh lý hạt lúa, bắp và đậu xanh (6
tiết)
5.1. Nguyên liệu, dụng cụ
▪ Hạt giống lúa, bắp và đậu xanh
▪ Thước thẳng có độ chia mm
▪ Cân phân tích (10-2)
▪ Kẹp, panh
▪ Đĩa pettri
▪ Giấy thấm
▪ Khăn ủ
5.2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm
a/ Độ sạch (độ thuần) là tỷ số phần trăm giữa khối lượng hạt thuần (hạt sạch) chứa
trong mẫu kiểm nghiệm và khối lượng mẫu kiểm nghiệm.
Khối lượng của phần hạt sạch (g)
Độ thuần (%) = ------------------------------------------------ x 100
Khối lượng mẫu kiểm nghiệm (g)
b/ Trọng lượng 1000 hạt là khối lượng tính bằng gam của 1.000 hạt thuần.
Áp dụng phương pháp cân khối lượng của ISTA. Mẫu hạt để xác định khối
lượng 1.000 hạt được lấy ra từ phần hạt sạch đã loại bỏ tạp chất. Thông thường khối lượng
hạt được tính bằng 4 lần lặp của các mẫu, số hạt trong mỗi lần lặp là 25 hạt. Sau khi
cân mẫu hạt qua các lần lặp kết quả tính được trọng lượng 1.000 hạt và số hạt trong
1 kg hạt.
c/ Độ ẩm hạt (Hàm lượng nước) là tỷ số phần trăm giữa lượng nước chứa trong hạt
và khối lượng tươi của hạt.
M2 − M3
Mc(%) = x100
M 2 − M1
Trong đó: M1 là trọng lượng bì (hộp đựng mẫu, kể cả nắp), M2 là trọng lượng
bì và hạt trước khi sấy, M3 là trọng lượng bì và hạt sau khi sấy.

8
d/ Tỷ lệ nảy mầm (Gp %) là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm
bình thường) so với tổng số hạt kiểm nghiệm.

Số hạt nảy mầm


Gp (%) = --------------------------------- x 100
Tổng số hạt kiểm nghiệm
+ Hạt kiểm tra tỷ lệ nảy mầm được gieo giữa hai lớp giấy thấm, với 30 hạt/loài
(tính cho 1 người làm).

+ Cứ hai ngày một lần thực hiện việc đếm hạt đã nảy mầm và ghi chép số liệu.
Những cây mầm được đếm là những cây mầm bình thường, được lấy ra khỏi khay
hạt và ghi chép vào sổ theo dõi. Những cây không bình thường thì giữ lại trên giá thể
cho đến lần đếm cuối cùng. Thí nghiệm kết thúc khi hạt đã nảy mầm hết hoặc bị thối
hết.

Quy định: Những cây mầm được đếm là những cây mầm bình thường; tức là, cây
mầm đó phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: 1) Thân mầm nguyên vẹn,
màu sắc bình thường (Cây mầm có cấu trúc cơ bản phát triển tốt, đầy đủ, cân đối và
khỏe mạnh). 2) Rễ mầm phát triển tốt, có chiều dài bằng 2 lần chiều dài của hạt. 3)
Cây mầm bị nhiễm bệnh sau khi nảy mầm, nhưng có đầy đủ các bộ phận như quy
định tại hai điểm 1 và 2.

e/Thế nảy mầm (Ge %): Là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm
bình thường) trong 1/3 thời gian đầu của thời kỳ nảy mầm so với tổng số hạt kiểm
nghiệm.

Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu


Ge (%) = ------------------------------------------------- x 100
Tổng số hạt kiểm nghiệm

Lưu ý:
• Trọng lượng và độ thuần được xác định bằng cách cân băng cân phân tích;

9
• Hàm lượng nước được xác định bằng cách cân và sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ
103oC±2oC trong vòng 17±1 giờ.
• Kiểm nghiệm nảy mầm được thực hiện trên môi trường giấy thấm.

BÀI THU HOẠCH


THỰC HÀNH SINH LÝ THỰC VẬT

Kết thúc học phần thực hành, sinh viên viết bài thu hoạch theo cấu trúc sau:
1. Mở đầu: Nêu bật tầm quan trọng của môn thực hành
2. Nội dung thực hành: Ghi tóm tắt nội dung của từng bài thực hành, phương
pháp thực hiện và theo dõi kết quả đạt được.
3. Kết quả - Thảo luận: Trình bày đầy đủ kết quả của 5 bài thực hành (Có hình
ảnh minh họa). Thảo luận làm nổi vật vai trò và giá trị của mỗi bài thực
hành. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
4. Kết luận, khuyến nghị
Tài liệu tham khảo.

Ghi chú: Bài thu hoạch được trình bày trên khổ giấy A4, từ 10 – 15 trang.
Font chữ Times New Roman, size 13; lề trên 2,0 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái
2,5 cm; lề phải 2,0 cm. Đánh số trang ở giữa của lề dưới.
Bài thu hoạch nộp lại cho giảng viên sau khi kết thúc thực hành 2 ngày,

10

You might also like