You are on page 1of 19

ÔN THI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN- NĂM 2023-2024

I. CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP


TÊN CHUYÊN TÊN BÀI Nội dung cơ bản
ĐỀ
I.Thơ hiện đại 1. Đồng chí – Chính Hữu 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí
2. Biểu hiện của tình đồng chí
3. Biểu tượng của tình đồng chí
2. Bài thơ về tiểu đội xe không Hình ảnh người lính lái xe
kính – Phạm Tiến Duật

3. Đoàn thuyền đánh cá – Huy 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi


Cận 2. Cảnh đánh cá
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở
về
4. Bếp lửa – Bằng Việt 1. Những hồi tưởng về bà và tình
bà cháu.
2. Những suy ngẫm về bà và
hình ảnh bếp lửa.
3. Niềm thương nhớ của cháu
5. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh 1. Mùa xuân của thiên nhiên
Hải 2. Mùa xuân của đất nước
3. Tâm niệm của nhà thơ.

6. Viếng lăng Bác – Viễn 1. Cảm xúc trước lăng Bác


Phương 2. Cảm xúc trong lăng Bác
3. Cảm xúc khi rời lăng Bác
7. Sang thu – Hữu Thỉnh 1. Những dấu hiệu ban đầu của
sự giao mùa
2. Cảm nhận không gian đất trời
sang thu
3. Suy ngẫm của tác giả
8. Nói với con – Y Phương 1. Con lớn lên trong tình yêu
thương của cha mẹ, sự đùm bọc
của quê hương
2. Những đức tính cao đẹp của
“người đồng mình” và mong
muốn của người cha đối với con
II.Truyện hiện 1. Làng – Kim Lân 1. Trước khi nghe tin làng chợ
đại Dầu theo giặc
2.Khi nghe tin làng chợ Dầu theo
giặc
1
3. Khi nghe tin cải chính
2. Chiếc lược ngà- Nguyễn 1. Ông Sáu: Tình cảm đối với
Quang Sáng con khi trở về thăm nhà; trong 3
ngày phép; Lúc chia tay; Khi ở
chiến khu
2. Bé Thu: Thái độ, tình cảm
của bé Thu đối với ông Sáu khi
ông Sáu ở nhà; lúc chia tay.
3. Những ngôi sao xa xôi – Lê Nhân vật Phương Định
Minh Khuê 1. Lạc quan, yêu đời
2. Tinh thần dũng cảm
3. Tình đồng chí, đồng đội.
4. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Nhân vật anh thanh niên
Long 1. Có lí tưởng sống, yêu nghề, có
tinh thần trách nhiệm với công
việc
2. Biết tổ chức, sắp xếp cuộc
sống.
3. Cởi mở, chân thành, ân cần
chu đáo, hiếu khách.
4. Khiêm tốn,
III. Tiếng Việt 1. Các thành phần biệt lập Tình thái; Cảm thán; Gọi đáp:
Phụ chú
2. Câu phân loại theo mục đích Câu nghi vấn, cầu khiến, cảm
nói thán, trần thuật
IV.Tập làm văn 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
2. Nghị luận về tư tưởng đạo lý
3. Nghị luận văn học

II. KẾ HOẠCH ÔN TẬP THEO THÁNG

Nội dung tiết


Tháng Mục tiêu cần đạt
(chuyên đề)
Nghị luận xã - Các bước làm bài NL về sự việc, hiện tượng đời sống; về tư
10 hội tưởng đạo lí
- Luyện viết được đoạn văn đảm bảo các ý theo y/c
Phần đọc - Phương thức biểu đạt, thể thơ, thể loại VB
hiểu - Ý nghĩa từ, cụm từ, h/ả trong VB, cách đặt nhan đề
- Quan điểm, tư tưởng tác giả

2
- Nội dung chính
11 - Liên hệ bài học
- Nhận xét đánh giá thông điệp t/g gửi gắm
- Quan điểm, tư tưởng, thái độ bản thân

Nghị luận Các bước làm bài NL về đoạn thơ; 1 nhân vật trong tác phẩm
văn học VH hiện đại VN lớp 9
Luyện viết được ý bài văn NLVH
Các t/p văn - Biết các luận điểm trong TP VH thơ: Đồng chí, Bài thơ về
học hiện đại tiểu đội xe không kính.
VN - Biết làm bài văn NL về 1 đoạn thơ trong tác phẩm VH hiện
đại VN lớp 9: đảm bảo về bố cục, nội dung, lập luận

12 Các t/p văn - Biết các luận điểm trong TP VH thơ: Đoàn thuyền đánh cá;
học hiện đại Bếp lửa, Ánh trăng; Sang thu,
VN - Biết làm bài văn NL về 1 đoạn thơ trong tác phẩm VH hiện
đại VN lớp 9: đảm bảo về bố cục, nội dung, lập luận

1 Các t/p văn - Biết các luận điểm trong TP VH: Viếng lăng Bác; Mùa xuân
học hiện đại nho nhỏ; Nói với con. Làng.
VN - Biết làm bài văn NL về 1 đoạn thơ hoặc 1 nhân vật trong tác
phẩm VH hiện đại VN lớp 9: đảm bảo về bố cục, nội dung,
lập luận
- Phân tích 1 đoạn thơ hoặc 1 nhân vật trong tác phẩm VH
hiện đại VN lớp 9: đảm bảo về bố cục, nội dung.
2 Các t/p văn - Biết các luận điểm trong TP VH: Lặng lẽ Sa Pa; Làng;
học hiện đại Chiếc lược ngà; Những ngôi sao xa xôi.
VN - Biết làm bài văn NL về 1 nhân vật trong tác phẩm VH hiện
đại VN lớp 9: đảm bảo về bố cục, nội dung, lập luận
- Phân tích 1 nhân vật trong tác phẩm VH hiện đại VN lớp 9:
đảm bảo về bố cục, nội dung.
3,4,5 Tiếng Việt Biết vận dụng đơn vị kiến thức đã học vào làm phần đọc hiểu:
T/p biệt lập; Câu theo mục đích nói.
Luyện đề Rèn các kĩ năng trình bày: đảm bảo về bố cục, nội dung, lập
tổng hợp luận chính xác.

3
CHUYÊN ĐỀ I: THƠ HIỆN ĐẠI
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
I. Chủ đề: Tình đồng chí đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.
II. Nội dung
* Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
- Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó
keo sơn: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa
lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí!
(một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
* Biểu hiện của tình đồng chí
- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo
neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách
nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca
dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm:
những chi tiết đời thường trở thành thơ (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng
cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có
vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao)
* Biểu tượng của tình đồng chí
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
- Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp :
Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý
nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực,
vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ)

**********************************
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
-Phạm Tiến Duật-

I. Chủ đề: Tinh thần lạc quan, ung dung, dũng cảm của những người lính lái
xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mỹ.
II. Nội dung
- Hình ảnh những chiếc xe không kính:

4
+ Không kính, không đèn, không có mui, thùng xe xước-> Liên tiếp một loạt
các từ phủ định diễn tả độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận .
+ Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự
khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go khốc liệt.
- Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
+ Họ luôn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn
thiếu thốn, gian khổ.
Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng
Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột
ngột cánh chim.
->Đó là cái nhìn đậm chất lãng mạn, chỉ có ở những con người can đảm,
vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường=> Điệp từ, nhịp
thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy niềm vui.
+ Thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, vui tươi; sẵn sàng vượt qua
mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ: Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối,gió
xoa mắt đắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ (cười ha ha)
- > Đó là những con người có tính cách tươi trẻ, vui nhộn, luôn yêu đời. Tinh
thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách.
- Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: Mặc cho
bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn
thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”.
Đó là trái tim yêu nước, mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.

*****************************
BẾP LỬA
-Bằng Việt-
I. Chủ đề: Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu đất nước (Ca ngợi tình
cảm bà cháu)
II. Nội dung
a. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê
Việt Nam thời thơ ấu.
- Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp -
đến nỗi nhớ, tình thương bà của đứa cháu đang ở xa: "Cháu thương bà biết mấy
nắng mưa”.-> là cách nói ẩn dụ, gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
- Bếp lửa lại thức thêm một kỉ niệm tuổi thơ: Những kỉ niệm đầy ắp âm
thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
………………………

5
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Chính vì thế mà nhà thơ đã
cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng
liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”
=> Như vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về
ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa.
Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống,
niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
c. Niềm thương nhớ của cháu:
- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành. Cháu đã được sống với những
niềm vui rộng mở, nhưng cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không
nguôi nhớ thương bà….
-Mỗi ngày đều tự hỏi: “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?", mỗi ngày đều
nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm
lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời
...........................................

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ


-Huy Cận-
I. Chủ đề: Cảm hứng về cuộc sống lao động mới trong công cuộc xây dựng
XHCN
II. Nội dung
1. Cảnh ra khơi
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống.
- Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người:
Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động.
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan,
yêu lao động.
- Diễn tả niềm vui yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của
những con người làm chủ quê hương giàu đẹp.
2. Cảnh đánh cá
- Khung cảnh biển đêm: Thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng
mạn kỳ ảo của biển khơi.
- Biển đẹp màu sắc lấp lánh: Hồng trắng, vàng chóe, vảy bạc, đuôi vàng loé
rạng đông.
- Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say.
- Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc quan, yêu biển, yêu lao động.
- Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm yêu say mê cuộc sống,
yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
- Nhịp điệu khoẻ, đa dạng, cách gieo vần biến hoá, sự tưởng tượng phong
phú, bút pháp lãng mạn.
3. Cảnh trở về (khổ cuối)

6
- Cảnh kỳ vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả
lao động của người dân miền biển.
- Ra đi hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Sau một đêm lao động miệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời
bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ
với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: Một cảnh tượng huy hoàng của
thiên nhiên và lao động.
......................................

MÙA XUÂN NHO NHỎ


-Thanh Hải-
I. Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc
đời.
II. Nội dung
1.Mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi
vui rộn rã qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh
của tiếng chim chiền chiện
- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
+ Đảo cấu trúc câu.
+ Sử dụng màu sắc, âm thanh…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi
đưa tay tôi hứng”.
-> Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân
2. Mùa xuân của đất nước
- Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu.
- Hình ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng
-> hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
- Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành
quả hạnh phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ”
- Nghệ thuật.
+ Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
+ Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía
trước”
-> ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời
của nhà thơ về đất nước.
3. Tâm niệm của nhà thơ.
- Là khát vọng được hoà nhập, cống hiến vào cuộc sống của đất nước
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, mỗi người
phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ
được nét riêng của mỗi người….

7
.....................................
SANG THU
- Hữu Thỉnh-

I. Chủ đề: Thiên nhiên và những suy ngẫm về cuộc đời.


II. Nội dung
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ
đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả
khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn
của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm
sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển
động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
- Cảm xúc của nhà thơ:
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng .Nhà thơ giật mình, hơi bối
rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận.
->những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa
nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.
Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến,
Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những
hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+ Dòng sông quê hương –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên
mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về
phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu
thiên nhiên tha
Khổ 3. Suy ngẫm của tác giả
- Nắng cuối hạ vẫn còn nồn, còn sáng nhưng đã nhạt dần (tuy không còn nét
tươi mới của đầu hạ), nắng đã yếu dần bởi gió se đã đến. Không gian đó, cảm giác
thời điểm đó thật thú vị.
-Cơn mưa mùa hạ thường nhanh bất chợt đến rồi chợt đi. Tác giả dùng từ
“vơi” có giá trị gợi tả như sự đong đếm những vật có khối lượng cụ thể để diễn tả
cái số lượng vô định - diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt
bất ngờ của mùa hạ. Tất cả đều chầm chậm, từ từ, không vội vã, không hối hả.
- Ý nghĩa tả thực:
+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngời đi liền với những cơn
mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang
thu).

8
+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất
ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ.
- Nghĩa ẩn dụ (đầy tính suy ngẫm)
+ Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng
vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng
trở nên vững vàng hơn.
********************************
NÓI VỚI CON
(Y Phương)

I. Chủ đề: Ca ngợi tình cảm gia đình ( tình cha con)
II. Nội dung
1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê
hương.
- Hình dung đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ
đón, vui mừng của cha mẹ.
- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng
cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương
yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
- Diễn tả sự trưởng thành của con trong cuộc sống lao động, trong thiên
nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
- Hình ản thơ vừa gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả được chất
thơ của cuộc sống.Vẫn bằng cách miêu tả mộc mạc, gợi cảm giác mạnhmẽ, tác giả
đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên
nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.
2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của
người cha đối với con
- Bền gan vững chí:
- Yêu tha thiết quê hương:
- Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt:
- Mạnh mẽ giàu chí khí - niềm tin:
Tóm lại, cách nói của người dân miền núi diễn đạt vừa cụ thể (ví von so
sánh cũng cụ thể có lúc như mơ hồ, đằng sau cái diễn đạt có lúc như mơ hồ lại là
sự chính xác hợp lý), sức gợi cảm đặc biệt bộc lộ nội dung đặc sắc, niềm tự hào của
người cha khi nói với con về quê hương mình
- Từ việc diễn tả “người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt,
bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó người cha mong
muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua
gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình, đồng thời mong muốn con biết tự
hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường
đời.

9
………………………………..
VIẾNG LĂNG BÁC
- Viễn Phương-
I. Chủ đề: Lòng thành kính, biết ơn đối với Bác.
II. Nội dung
1. Khổ thơ 1
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân
mật, gần gũi, giọng điệu cảm xúc(như người con về thăm cha).Từ “con” thân
thương vốn là cách xưng hô thông thường của đồng bào miền Nam. Cách xưng hô
ấy với Bác càng không phải là mới lạ.
- Người không con mà có triệu con.
- Từ “thăm” thay cho từ “viếng”: kìm nén đau thương nói tránh - khẳng định
Bác còn sống mãi.
- Ấn tượng đầu tiên sâu sắc về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác vừa thực
vừa tượng trưng.
Hình ảnh hàng tre thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm. Dường như dân tộc
Việt Nam quần tụ quanh Bác. “Hàng tre” như gợi tả đội quân danh dự bên người.
- Hình ảnh hàng tre vừa tượng trưng vừa thực, gợi tả được sự giản gị, gần gũi
nhưng cũng rất thiêng liêng.
2. Khổ thơ 2
“Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
- Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời ánh sáng của sự sống vĩ đại lớn lao. Bác được ví
như mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam quét mù sương của những
năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, cho dân tộc. Hình ảnh đó
thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ đại, lớn lao:
Ngày ngày dòng người: đi trong không gian đặc biệt thương nhớ.
- Bằng điệp từ “ngày ngày”, nhà thơ đã đúc kết một sự thực cảm động diễn
ra ngày này qua ngày khác. Biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng
lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ sâu lắng có âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, khái
quát được thật sâu sắc tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác Hồ.
- 79 mùa xuân, cũng là hình ảnh ẩn dụ (khi mất, Bác 79 tuổi).
3. Khổ thơ 3
Bên Bác, nhà thơ ở trong trạng thái cảm xúc say sưa ngây ngất, gần gũi, thân
thương - niềm rung động sâu sắc khi lần đầu tiên đến bên Bác.
“Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ - Người đã
ra đi nhưng lý tưởng sự nghiệp của Người vẫn còn mãi.
- Cụm từ “vẫn biết >< mà sao” dùng như một sự đối lập. Đó là sự mâu thuẫn
giữa lý trí (biết rằng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi, cũng như lý tưởng cao quý
của Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực tại).

10
Những hình ảnh: mặt trời, vầng trăng, trời xanh là biểu tượng của thiên nhiên
trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt được ví với Bác. Bác như hoá thân vào non sông xứ
sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ đại, lớn lao ngang tầm trời đất.
4. Khổ thơ 4
- Nhịp thơ dàn trải, điệp từ “muốn làm” được lặp lại 3 lần gợi cảm xúc bâng
khuâng, xốn xang, lưu luyến, không muốn rời xa Bác, như muốn hoá thân vào thiên
nhiên xứ sở quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên bác niềmtôn kính. Lời tâm
nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến, trào dâng không muốn rời
xa.
Hàng tre (khổ 1): Biểu tượng dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất.
Cây tre(khổ 4): Tấm lòng trung hiếu của tác giả, của đồng bào miền Nam đối
với Bác, nhân dân miền Nam đối với Bác.
*****************************

CHUYÊN ĐỀ II: TRUYỆN HIỆN ĐẠI


Làng
- Kim Lân-

I. Chủ đề: Lòng yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam thời kì
kháng chiến.
II. Nội dung
* Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
- không khí cách mạng của làng sôi nổi.
Ông buộc phải tản cư, ở nơi tản cư ông luôn khoe về làng mình.
Toàn đoạn trích là diễn biến tâm trạng của ông Hai Thu.
- Đang ở phòng thông tin, tâm trạng phấn chấn “ruột gan ông cứ múa cả lên”.
- Ông vui vì không khí của kháng chiến thắng lợi
-> Yêu làng: tự hào hãnh diện về làng.
* Khi tin làng theo giặc
- Khi nghe tin: Thái độ, tâm trạng: bất ngờ, đau xót: Quay phắt lại, lắp bắp
hỏi. Cực kỳ đau khổ : Cổ ông lão nghẹn đắng cả lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi
tưởng không thở được, một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ,
ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi.
- Trên đường trở về: Xấu hổ : Cúi gằm mặt,
- Về đến nhà: Xót xa nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông rít lên, rồi
ngờ ngợ, một loạt các câu hỏi, rồi trằn trọc ngủ.
-Khi nói chuyện với bà Hai: Cáu gắt
- Mấy ngày sau đó: tủi hổ, không dám ra ngoài
- Khi mụ chủ nhà đuổi khéo
Nội tâm: day dứt, trằn trọc.
+ Không biết đi đâu về đâu.
+ Về làng không được(làng theo giặc)

11
+ Quyết định :Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù
- Khi tâm sự với thằng con út : Ông chẳng biết nói cùng ai, đành thủ thỉ nói
với con cho vơi đi sự đau khổ.
Ông là người yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến. Tình yêu nước bao trùm
lên tình yêu làng.
* Khi nghe tin cải chính:
+ Thái độ: hồ hởi vui vẻ
+ Nét mặt: tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
+ Hành động: chia quà cho con; công khai đi báo tin nhà ông bị Tây đốt.
Ông lật đật, bô bô… 3 lần lật đật cùng với động tác.
“Múa tay lên mà khoe”(lại khoe)
Niềm vui sướng hạnh phúc choáng ngợp tâm trí của ông.
Ông Hai yêu làng yêu nước tha thiết. Niềm tin của ông vào kháng chiến, tin
vào Bác Hồ… khiến người đọc cảm động.
Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường nhưng biết hi sinh cái riêng
vì kháng chiến. Điều đó cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm
thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến của toàn dân. Đó chính là sự tinh
tế, tài tình của Kim Lân.

**************************
CHIẾC LƯỢC NGÀ
- Nguyễn Quang Sáng-
I. Chủ đề: Tình cha con sâu sắc và cảm động của người chiến sĩ Cách mạng
trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
II. Nội dung
1. Ông Sáu
a. Ngày trở về
+ Không chờ xuồng cặp bến, anh nhảy thót lên... bước vôi vàng những bước
dài ...kêu to: "Thu! Con".
+ Điệu bộ: vừa bước vừa khom người đưa tay chờ đón con.
Ông vui và tin đứa con sẽ đến với mình.
- Khi bị con từ chối tình cảm, ông rất buồn và thất vọng.
- Ông tìm mọi cách làm thân, mong con gọi mình một tiếng ba mà không
thành.
....Ông rất buồn nhưng sẵn sàng tha thứ cho con.
- Ông Sáu đánh con chứng tỏ tình yêu thương của người cha cho con trở nên
bất lực và nỗi buồn do tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.
b. Ngày ra đi
- Ông Sáu nhìn con với ánh mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Đó là đôi mắt của
người cha độ lượng, giàu tình yêu thương con.

12
- Ông cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi cảm nhận được tình cảm ruột thịt
từ con mình.
c. Lúc ở chiến khu
- Ông luôn day dứt, ân hận ám ảnh ông vì ông đã đánh con và ông luôn nhớ
tới lời dặn của đứa con.
- Ông Sáu dồn hết tâm sức, tình yêu thương và hi vọng để làm chiếc lược
ngà, chứng tỏ ông Sáu rất yêu con, nhớ thương con. Đó là biểu hiện của tình cảm
trong sáng và sâu nặng
-> Ông Sáu là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng,
yêu thương con đến tận cùng; là một người cha để bé Thu suốt đời yêu quí, tự hào.
2.Bé Thu
- Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
+ Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái
độ xúc động, nôn nóng của cha…Thu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ
chạy….những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm
lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo
trên mặt giần giật dễ sợ.
+ Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu
thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống
mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa
cơm…Từ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ….nó căm ghét cao độ người đàn ông
măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần…. đó là phản
ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ… Hành động
tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng
thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của
đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba,sự kiêu
hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba:
+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu
nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự
nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi
ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành
động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong
lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nở…Đó là cuộc hội ngộ chia tay đầy
xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người …
…………………………..

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI


- Lê Minh Khuê-

13
I. Chủ đề: Ca ngợi những nữ thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn
thời kì kháng chiến chống Mĩ.
II. Nội dung
1. Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ
đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
- Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Họ
phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn
quân tiến vào giải phóng miền Nam.
- Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần
trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ
yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
2. Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong
a) Nhân vật Phương Định.
- Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương Định thích ngắm mình
trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu,
dài dài, hay nheo nheo như chói nắng...
- Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính.Cô đẹp nhưng
không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc
Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát.
Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác
liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc
chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
- Phương Định là cô gái dũng cảm. Hành động phá bom của cô cùng đồng
đội đã góp phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng
thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô
vẫn bình tĩnh vì một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường
tình. Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không
cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
- Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận mưa
đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng
trường lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy
cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.
b) Nhân vật Thao
Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường.
ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm,
cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt
khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.

14
- Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị thương,
chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm
hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
- Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất
lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng của
thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
c) Nhân vật Nho.
- Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá
bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng,
duyên dáng " Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng"
.....................................................

Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

I. Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động thầm lặng để XD quê
hương, đất nước.
II. Nội dung
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây
lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Anh có ý thức cao về công việc của mình, hiểu biết công việc và lòng yêu
nghề sâu sắc, có lí tưởng sống.
+ Điều kiện làm việc ( dẫn chứng)
+ Công việc( dẫn chứng)
+ Tinh thần với công việc ( dẫn chứng)
Quan niệm sống:
- Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
- Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?
Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con
người.
* Sắp xếp cuộc sống:
- Ngoài công việc, anh còn rất ham đọc sách, yêu sách.
- Trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ ....
Anh sống giản dị, gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, chủ động lo cuộc sống:
* Trong quan hệ với mọi người: Anh thanh niên là người cởi mở, chân thành,
rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi
người, ân cần, chu đáo...
Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông
học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí…
- Anh còn là người khiêm tốn, thật thà. Cảm thấy công việc và những lời giới
thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là
bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân
dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
15
-> Nhân vật anh thanh niên là một chàng trai chân thật, tận tuỵ trong công
việc và với con người, đầy lòng tin yêu cuộc sống. Đó là một cách sống tích cực,
mới mẻ, là một bức chân dung tinh thần tuyệt đẹp, là một tấm gương sáng để mọi
người lao động noi theo.
..............................................
CHUYÊN ĐỀ III: TIẾNG VIỆT

1. Các thành phần biệt lập


- Tình thái: thể hiện cái nhìn của người nói (có lẽ, hình như, dường như,
chắc chắn, chắc là …)
- Cảm thán: bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp: tạo lập và duy trì cuộc gọi (này, ơi…)
- Phụ chú: bổ sung thêm thông tin
2. Câu phân loại theo mục đich nói
TT Kiểu câu Chức năng Hình thức Ví dụ
1 Câu nghi Chức năng chính dùng Chứa các từ để hỏi: Em ăn cơm
vấn để hỏi. Ngoài ra, câu Ai, gì, nào, sao, tại chưa?
nghi vấn còn dùng để sao, đâu, hay, bao
cầu khiến, khẳng định, giờ, bao nhiêu, à, ư,
phủ định, đe dọa, bộc lộ hả, chứ
tình cảm, cảm xúc,… (có)…không (đã)…
không yêu cầu người đối chưa
thoại phải trả lời. Trong - Kết thúc câu bằng
một số trường hợp, câu dấu hỏi chấm.
nghi vấn không dùng để
hỏi có thể kết thúc bằng
dấu chấm, dấu chấm
than hoặc dấu chấm
lửng.
2 Câu cầu Dùng để: - Chứa từ ngữ cầu – Xin hãy cứu
khiến + Ra lệnh khiến: Hãy, đừng, lấy đứa bé, nó
+ Yêu cầu, đề nghị chớ,đi, thôi, nào không còn có
+ Khuyên bảo… - Kết thúc bằng dấu mẹ.
chấm than hoặc dấu – Đừng hái quả
chấm. ấy, nó còn xanh
lắm.
- Đừng mở cửa
sổ!
3 Câu cảm Dùng để bộc lộ trực tiếp Chứa từ ngữ cảm – Không có thơ
thán cảm xúc thán: Ôi, than ôi, ca, cuộc sống sẽ
Hỡi ơi, chao ơi, trời buồn biết chừng
16
ơi, Thay, biết bao, nào!
xiết bao, biết chừng – Than ôi, thời
nào... oanh liệt nay còn
- Kết thúc bằng dấu đâu!
chấm than
Câu tràn Dùng để: Kể, thông báo, Không có đặc điểm Trăng lấp ló trên
thuật nhận định, miêu tả. của các kiểu câu: đầu núi, ánh
Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ Câu nghi vấn, câu sáng mơ màng
cảm xúc cầu khiến, câu cảm trải khắp lưng
thán nương.
- kết thúc bằng dấu – Những con
chấm nhưng cũng sóng dồn dập vỗ
có thể kết thúc bằng vào bờ, bọt tung
dấu chấm than hoặc trắng xóa.
dấu chấm lửng.
.......................................

CHUYÊN ĐỀ IV: TẬP LÀM VĂN

* Phương thức biểu đạt: Nghị luận; Tự sự; Miêu tả; Biểu cảm; Thuyết minh

VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ.

I. Cách viết đoạn văn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý


1. Mở đoạn
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
2. Phát triển đoạn văn
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải
thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí
cần bàn luận.
Trả lời câu hỏi:
- Tại sao? (Vì sao?)
- Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm
sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá ( bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

17
- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn
luận (…)
- Mở rộng vấn đề
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Trả lời câu hỏi: Từ vấn đề bàn luận em hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có
ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?
- Bài học hành động: Phải làm gì?
3. Kết đoạn
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
* Đề: Suy nghĩ của em về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1. Mở đoạn
- Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ ( lời răn dạy, truyền
kinh nghiệm...).
- Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt
đẹp.
2. Phát triển đoạn
* LĐ1. Giải thích
- Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng
cây cho ta ăn quả.
- Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ
ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết
ơn thế hệ trước...
-> Ý ngĩa: Biết ơn đối với người đã tạo ra thành quả để thế hệ sau được
hưởng thụ
* LĐ 2. Phân tích và chứng minh
- Tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây ?
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng
ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên.
- Biểu hiện: nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu ( dẫn chứng)
* LĐ 3. Bình luận đánh giá.
- Đánh giá vấn đề Đ-S.
+ Khẳng định giá trị câu tục ngữ đúng hoàn toàn, nhắc nhở mọi người...
Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...
- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn
luận (…).
+ Phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân,vô ơn
bội nghĩa.
+ Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người
suy thoái đạo đức, nhân cách.
- Mở rộng vấn đề:
+ Trân trọng, ghi nhớ công ơn.

18
+ Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt
được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình
ngày càng ấm no, hạnh phúc.
+ Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng
minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có
công với đất nước...).
* LĐ 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Em hiểu ra điều gì về lòng biết ơn ? Có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn,
lối sống bản thân?
- Để tỏ lòng biết ơn em phải làm gì?
3. Kết bài.
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo
dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
- Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài
xã hội.

……………………….

19

You might also like