You are on page 1of 44

Bài giảng

TOÁN KINH TẾ
DÀNH CHO QUẢN TRỊ VÀ KINH TẾ
Mã học phần: 270008
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần 1:

CÁC MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH


TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ

1.1. Mô hình cân đối liên ngành


(Mô hình Input – Output của Leontief)

Trong phần này, chúng ta nghiên cứu một mô hình kinh tế đó là


Mô hình cân đối liên ngành (còn được gọi là Mô hình I/O (Input/Output)
của Léontief) , công cụ chủ yếu để giải mô hình này là các phép toán với
ma trận và định thức.

1.1.1. Giới thiệu mô hình


Trong một nền kinh tế hiện đại, một ngành nào đó sản xuất một
loại sản phẩm hàng hóa (output) phải sử dụng các loại hàng hóa (của
những ngành khác hoặc của chính ngành đó) để làm nguyên liệu đầu vào
(input) của quá trình sản xuất.
Ta cần nghiên cứu mức sản lượng của mỗi ngành sao cho không
thừa, không thiếu để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định.
Để thuận tiện cho việc tính chi phí cho các yếu tố sản xuất, sản
lượng của tất cả các loại hàng hóa ta phải biểu diễn ở dạng giá trị, tức là
đo bằng tiền.

Giả thiết một nền kinh tế có n ngành sản xuất, ngành 1, 2,..., n.
–xik : (Cầu trung gian) : là giá trị sản phẩm của ngành i mà ngành k
cần sử dụng cho quá trình sản xuất của mình .
–bi : (Cầu cuối cùng) : là giá trị sản phẩm của ngành i để tiêu dùng bao
gồm các hộ gia đình, Nhà nước, các tổ chức… và xuất khẩu.

- xi: (Tổng cầu) là sản phẩm hàng hóa của ngành i (i  1, 2,..., n)
được xác định bởi:
xi = xi1 + xi2 + ..... + xin + bi ( i = 1, 2,..., n)

Việc xác định tổng cầu đối với sản phẩm của mỗi ngành sản xuất
trong tổng thể nền kinh tế là quan trọng,
Tuy nhiên, trong thực tế, ta thường không có thông tin về giá trị
cầu trung gian x ik , nhưng người ta lại chủ động trong việc xác định tỉ
phần chi phí đầu vào của sản xuất.
Công thức trên có thể viết lại dưới dạng:
xi1 x x
xi  x1 + i 2 x2 +......+ in xn + bi ( i = 1, 2,..., n)
x1 x2 xn
xik
Đặt aik  ( i , k = 1, 2,..., n), Khi đó
xk
xi  ai1.x1  ai 2 .x2  ......  ain .xn + bi
 a11 a12 ...... a1n 
a a22 ...... a2 n 
Ta đặt ma trận A   21
 ... ... ...... ... 
 
 an1 an 2 ...... ann 
Ma trận A được gọi là ma trận hệ số đầu vào, hay ma trận hệ số kĩ thuật.

ý nghĩa của các phần tử aik của ma trận A.


Phần tử aik (phần tử thuộc dòng i, cột k của A) là tỉ phần chi phí mà
ngành k trả cho việc mua hàng hoá của ngành i tính trên một đơn vị giá
trị hàng hoá của ngành k.
Chẳng hạn, aik = 0,2 có nghĩa là để sản xuất ra $1 giá trị hàng hoá
của mình , ngành k phải mua $0,2 hàng hoá của ngành i.
Ta giả thiết là các phần tử aik không đổi và gọi aik là hệ số chi phí
cho yếu tố sản xuất hay hệ số kĩ thuật.
0  aik < 1.
 các phần tử của dòng i là hệ số giá trị hàng hoá của ngành i bán cho
tất cả các ngành làm hàng hoá trung gian ( kể cả cho chính ngành i),
 các phần tử của cột k là hệ số giá trị hàng hoá mà ngành k mua của
các ngành để sử dụng cho việc sản xuất hàng hoá của mình (kể cả
của chính ngành k).
Tổng tất cả các phần tử của cột k là tỷ phần chi phí mà ngành k phải
trả cho việc mua các yếu tố sản xuất trên $1 giá trị hàng hoá của mình.
Do đó:
a1k + a2k +........+ ank  1 (k = 1, 2, ..., n)
Ví dụ 1:
Quan hệ trao đổi sản phẩm giữa 3 ngành sản xuất và cầu hàng hoá được
cho bởi ma trận hệ số kỹ thuật:
 0,15 0,21 0,3 
A   0,4 0,5 0,23 
 0,25 0,12 0,33 
 

1- Ý nghĩa của a12 =0,21 là để sản xuất 1 đơn vị giá trị hàng hóa của
mình, nghành 2 cần mua 0,21 đơn vị giá trị hàng hóa của ngành 1....
2- Tổng các giá trị trong cột 1 là a11  a21  a31  0,15+0,4+0,25=0,8
là tỷ phần chi phí đầu vào của ngành 1.
Khi đó 1-0,8=0,2 là tỷ phần giá trị gia tăng của ngành 1
3- Nếu lấy tỷ phần chi phí nhân với tổng cầu tương ứng thì ta nhận
được tổng chi phí; và nếu lấy tỷ phần giá trị gia tăng nhân với tổng
cầu thì ta nhận được giá trị gia tăng tương ứng.

Lập ma trận hệ số kỹ thuật :

Ví dụ2:
Quan hệ trao đổi sản phẩm giữa 3 ngành sản xuất và cầu hàng hoá
được cho bởi bảng sau (đơn vị: triệu USD)
Ngành cung Ngành sử dụng sản phẩm (Inputs) Cầu cuối
ứng 1 2 3 cùng
sản phẩm
(Output)
1 20 60 10 50
2 50 10 80 10
3 40 30 20 40

Trong bảng số liệu trên, mỗi dòng đứng tên một ngành sản xuất
(Output), mỗi cột ở giữa đứng tên một ngành với danh nghĩa là người
mua sản phẩm (Inputs)
Hãy tính tổng cầu đối với sản phẩm của mỗi ngành
và lập ma trận hệ số kỹ thuật.
Giải
Tổng cầu hàng hoá của:
 Ngành 1: x1 = 20 + 60 + 10 + 50 = 140
 Ngành 2: x2 = 50 + 10 + 80 + 10 = 150
 Ngành 3: x3 = 40 + 30 + 20 + 40 = 130

Ma trận hệ số kỹ thuật:
 20 60 10 
140 150 130 
   0,143 0, 400 0, 077 
A
50 10 80    0,375 0, 067 0, 615 
140 150 130   
  0, 286 0, 200 0,154 
 40 30 20 
140 150 130 

Ví dụ3:
Trong một khu công nghiệp, xét 2 nhà máy A và B có quan hệ sản xuất
như sau:
- Để sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, nhà máy A sử dụng 0,2
đơn vị giá trị sản phẩm của mình và 0,5 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà
máy B.
- Nhà máy B, khi sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, phải sử
dụng 0,3 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà máy A và 0,4 đơn vị giá trị sản
phẩm của mình.
Hãy lập ma trận hệ số kỹ thuật.

Cách lập ma trận hệ số kỹ thuật: Số liệu input của nhà máy A đưa vào
cột 1, và số liệu iuput của nhà máy A đưa vào cột 2 ta nhận được ma tận
hệ số kỹ thuật:

 0,2 0,3 
A 
 0,5 0,4 
1.1.2. Phương pháp giải:
Ta cần phải tìm ma trận tổng cầu X để dự tính cho kế hoạch sản
xuất cho mọi ngành phải phấn đấu đạt được để nền kinh tế vận hành ổn
đinh, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá.
Từ tổng cầu ta tính được tổng chi phí và giá trị gia tăng của các ngành
Để giải được mô hình ta đặt các ma trận:

 a11 a12 ...... a1n   b1   x1 


a a22 ...... a2 n  b  x 
A   21 , B   , X    ,
2 2

 ... ... ...... ...   ...   ... 


     
 an1 an 2 ...... ann   n
b  xn 
 1 0 ...... 0 
 0 1 ...... 0 
Ma trận đơn vị E   
 ... ... ...... ... 
 
 0 ...... 0 1 

Ma trận X là ma trận tổng cầu,


Ma trận B là ma trận cầu cuối.
Ma trận E là ma trận đơn vị cấp n

Từ phương trình trên xi  ai1.x1  ai 2 .x2  ......  ain .xn +bi


ta chuyển vế và sau khi biến đổi ta nhận được hệ phương trình viết dưới
dạng ma trận như sau:

(E-A).X = B

Khi đó ta tìm được ma trận tổng cầu X đối với hàng hoá của tất cả
các ngành sản xuất:
X = (E-A) - 1 B
Công thức trên được gọi là công thức tính ma trận tổng cầu.(
Như vậy, nếu chúng ta biết ma trận hệ số kỹ thuật A và ma trận cầu cuối
cùng B thì sẽ xác định được giá trị tổng cầu của các ngành sản xuất X.)

+) Ma trận E  A  được gọi là ma trận Leontief.


+) Ma trận C  E  A  1 , và gọi là ma trận hệ số chi phí toàn bộ.

1.1.3. Các ví dụ

Ví dụ 1
Giả sử trong một nền kinh tế có 3 ngành sản xuất: ngành 1, ngành
2, ngành 3. Cho biết ma trận hệ số kỹ thuật

0, 2 0,3 0, 2 
A  0, 4 0,1 0, 2 
 0,1 0,3 0, 2 

a. Ý nghĩa của 0,4 ở đầu dòng 2


Giải
. Số 0,4 ở dòng thứ 2 cột thứ 1 của ma trận A. Điều đó có nghĩa là: để
sản xuất $1 hàng hoá của mình, ngành 1 cần $0,4 hàng hoá của ngành 2
để sử dụng trong quá trình sản xuất,

b. Tính tỉ phần giá trị gia tăng hàng hoá của ngành 3 trong tổng giá trị
sản phẩm của ngành đó,
Giải
Tỉ phần chi phí cho sản xuất của ngành 3 là tổng các phần tử ở
cột thứ 3 của ma trận A:
0,2 + 0,2 + 0,2 = 0,6.
Vậy tỉ phần giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hoá của
ngành 3 là: 1-0,6 = 0,4 hay 40%,

c. Cho biết mức cầu cuối cùng đối với các ngành 1, 2, 3 lần lượt là 10,
5, 6 (triệu USD), hãy xác định mức tổng cầu đối với mỗi ngành
Giải
10 
Ma trận cầu cuối: B   5  ; ma trận tổng cầu là: X EA1B
 
6
 
 24,84 
X   20,68 
 
 18,36 
 

d. Hãy xác định mức tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm
đầu vào của sản xuất đối với mỗi ngành.
Giải
Tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào mỗi
ngành:

c1 = (0,2 + 0,4 + 0,1) x 24,84 = 0,7 x 24,84 = 17,388


c2 = (0,3 + 0,1 + 0,3) x 20,68 = 0,7 x 20,68 = 14,476
c3 = (0,2 + 0,2 + 0,2) x 18,36 = 0,6 x 18,36 = 11,016

Ví dụ 2.
Trong một khu công nghiệp, xét 2 nhà máy A và B có quan hệ sản
xuất như sau:
- Để sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, nhà máy A sử dụng 0,2
đơn vị giá trị sản phẩm của mình và 0,5 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà
máy B.
- Nhà máy B, khi sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, phải sử
dụng 0,3 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà máy A và 0,4 đơn vị giá trị sản
phẩm của mình.
Nếu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của A là 160 và B là 220
đơn vị giá trị,

1- Tính tổng cầu đối với sản phẩm của nhà máy A và Tính tổng cầu
đối với sản phẩm của nhà máy B.

Lập ma trận hệ số kỹ thuật và ma trận cầu cuối cùng:


Số liệu input của nhà máy A đưa vào cột 1, và số liệu
iuput của nhà máy A đưa vào cột 2 ta nhận được ma tận hệ số kỹ thuật:
 0,2 0,3 
A 
 0,5 0,4 
Số liệu cầu cuối của cả 2 nhà máy A và B ta đưa vào một
 160 
cột của ma trận cầu cuối cùng ta nhận được: B   
 220 

Thực hiện bài toán tính tổng cầu: X EA1B

A. 490,91

B. 775,76

2- Biết tổng cầu đối với sản phẩm của nhà máy A là 490 (đơn vị giá
trị),
Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào của sản
xuất đối với nhà máy A

Tính tổng chi phí của nhà máy A:


Cộng các hệ số chi phí của nhà máy A ở cột thứ nhất: 0,2+0,5=0,7 và
nhân với tổng cầu của nhà máy A là 490 ta nhận được tổng chi phí của
nhà máy A

A. 343

3- Biết tổng cầu đối với sản phẩm của nhà máy B là 775 (đơn vị giá
trị),
Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào của
sản xuất đối với nhà máy B.
Tính tổng chi phí của nhà máy B:

Cộng các hệ số chi phí của nhà máy B ở cột thứ hai: 0,3+0,4=0,7 và
nhân với tổng cầu của nhà máy B là 775 ta nhận được tổng chi phí của
nhà máy B

B. 542,5
Ví dụ 3.
Trong một khu công nghiệp, xét 2 nhà máy A và B có quan hệ sản
xuất như sau:
- Để sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, nhà máy A sử dụng 0,2
đơn vị giá trị sản phẩm của mình và 0,3 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà
máy B.
- Nhà máy B, khi sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, phải sử
dụng 0,5 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà máy A và 0,1 đơn vị giá trị sản
phẩm của mình.
Nếu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của A là 230 và B là 170
đơn vị giá trị,
1- Tính tổng cầu đối với sản phẩm của nhà máy A và tổng cầu đối với
sản phẩm của nhà máy B.

Lập ma trận hệ số kỹ thuật và ma trận cầu cuối cùng


Số liệu input của nhà máy A đưa vào cột 1, và số liệu
iuput của nhà máy A đưa vào cột 2 ta nhận được ma tận hệ số kỹ thuật:
 0,2 0,5 
A 
 0,3 0,1 
Số liệu cầu cuối của cả 2 nhà máy A và B ta đưa vào một
 230 
cột của ma trận cầu cuối cùng ta nhận được: B   
 170 
Thực hiện bài toán tính tổng cầu: X EA1B

A. 512,28

B. 359,65
1- Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào của
sản xuất đối với nhà máy A

Tính tổng chi phí của nhà máy A:


Cộng các hệ số chi phí của nhà máy A ở cột thứ nhất: 0,2+0,3=0,5 và
nhân với tổng cầu của nhà máy A là 512 ta nhận được tổng chi phí của
nhà máy A

A. 256

2- Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào của
sản xuất đối với nhà máy B.

Tính tổng chi phí của nhà máy B:


Cộng các hệ số chi phí của nhà máy B ở cột thứ hai: 0,5+0,1=0,6 và
nhân với tổng cầu của nhà máy B là 359 ta nhận được tổng chi phí của
nhà máy B

B. 215,4

Ví dụ 4. Trong mô hình input – output mở biết ma trận kỹ thuật số như


sau

 0,2 0,2 0,3 


A   0,3 0,1 0,2 
 0,2 0,3 0,2 
 
 300 
Và ma trận cầu cuối của 3 ngành là B   250 
 
 220 
 
Tìm ma trận tổng cầu

 840,66 
Đáp số: X   726,34 
 757,54 
 
Bài tập (Có hướng dẫn)
Bài số 1.
Trong mô hình cân đối liên ngành cho ma trận hệ số kỹ thuật A và
ma trận cầu cuối B

 0,2 0,4   200 


A  & B 
 0,1 0,3   300 

Hãy xác định ma trận tổng cầu X:

 500 
Đáp số: X  
 500 

Bài 2
Trong một khu công nghiệp, xét 2 nhà máy A và B có quan
hệ sản xuất như sau:
- Để sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, nhà máy A sử
dụng 0,3 đơn vị giá trị sản phẩm của mình và 0,4 đơn vị giá trị sản
phẩm của nhà máy B.
- Nhà máy B, khi sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, phải
sử dụng 0,6 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà máy A và 0,2 đơn vị giá
trị sản phẩm của mình.
Nếu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của A là 250 và B là
190 đơn vị giá trị,
1- Tính tổng cầu đối với sản phẩm của nhà máy A và tổng cầu
đối với sản phẩm của nhà máy B.

Lập ma trận hệ số kỹ thuật và ma trận cầu cuối cùng


Số liệu input của nhà máy A đưa vào cột 1, và số liệu
iuput của nhà máy A đưa vào cột 2 ta nhận được ma tận hệ số kỹ
thuật:
 0,3 0,6 
A 
 0,4 0,2 
Số liệu cầu cuối của cả 2 nhà máy A và B ta đưa vào một cột
 250 
của ma trận cầu cuối cùng ta nhận được: B   
 190 
Thực hiện bài toán tính tổng cầu: X EA1B

A. 981,25

B. 728,12

2- Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu
vào của sản xuất đối với nhà máy A
Tính tổng chi phí của nhà máy A:
Cộng các hệ số chi phí của nhà máy A ở cột thứ nhất:
0,3+0,4=0,7 và nhân với tổng cầu của nhà máy A là 981 ta nhận
được tổng chi phí của nhà máy A

A. 686,7

3- Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu
vào của sản xuất đối với nhà máy B.
Tính tổng chi phí của nhà máy B:
Cộng các hệ số chi phí của nhà máy B ở cột thứ hai: 0,6+0,2=0,8
và nhân với tổng cầu của nhà máy B là 728 ta nhận được tổng chi
phí của nhà máy B

B. 582,4

Bài 3
Trong một khu công nghiệp, xét 2 nhà máy A và B có quan hệ
sản xuất như sau:
- Để sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, nhà máy A sử
dụng 0,2 đơn vị giá trị sản phẩm của mình và 0,3 đơn vị giá trị sản
phẩm của nhà máy B.
- Nhà máy B, khi sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm của mình, phải
sử dụng 0,6 đơn vị giá trị sản phẩm của nhà máy A và 0,1 đơn vị giá
trị sản phẩm của mình.
Nếu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của A là 260 và B là
170 đơn vị giá trị,
3- Tính tổng cầu đối với sản phẩm của nhà máy A và tổng cầu
đối với sản phẩm của nhà máy B.

Lập ma trận hệ số kỹ thuật và ma trận cầu cuối cùng


Số liệu input của nhà máy A đưa vào cột 1, và số liệu
iuput của nhà máy A đưa vào cột 2 ta nhận được ma tận hệ số kỹ
thuật:
 0,2 0,6 
A 
 0,3 0,1 
Số liệu cầu cuối của cả 2 nhà máy A và B ta đưa vào
 260 
một cột của ma trận cầu cuối cùng ta nhận được: B   
 170 
Thực hiện bài toán tính tổng cầu: X EA1B

A. 622,22

B. 396,3

2- Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào
của sản xuất đối với nhà máy A
Tính tổng chi phí của nhà máy A:
Cộng các hệ số chi phí của nhà máy A ở cột thứ nhất:
0,2+0,3=0,5 và nhân với tổng cầu của nhà máy A là 622 ta nhận
được tổng chi phí của nhà máy A

A. 311

3-Tính tổng chi phí cho các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào
của sản xuất đối với nhà máy B.
Tính tổng chi phí của nhà máy B:
Cộng các hệ số chi phí của nhà máy B ở cột thứ hai: 0,6+0,1=0,7
và nhân với tổng cầu của nhà máy B là 396 ta nhận được tổng chi
phí của nhà máy B

B. 277,2
Bài 4
Giả sử trong một nền kinh tế có hai ngành sản xuất: ngành 1 và

 0,2 0,3 
ngành 2 có ma trận hệ số kỹ thuật là: A 
 0,4 0,1 
Cho biết giá trị cầu cuối cùng đối với sản phẩm của ngành 1 và
ngành 2 thứ tự là 10, 20 tỉ đồng.
1- Hãy xác định giá trị tổng cầu đối với mỗi ngành.
2- Hãy xác định giá trị gia tăng đối với mỗi ngành.
Giải
X 
Gọi ma tận tổng cầu X  1
 X2 
Với x1 là giá trị tổng cầu của ngành 1, x2 là giá trị tổng cầu của
ngành 2.
 10 
Theo giả thiết ma trận cầu cuối B có dạng: B   
 20 

1- Tính ma trận tổng cầu theo công thức:


X EA1B
 25 
Vậy ma trận tổng cầu là: X   
 33,33 

Giá trị tổng cầu của ngành 1 là x1  25 tỉ đồng.


Giá trị tổng cầu của ngành 2 là x2  33,33tỉ đồng.
2- Tỷ phần giá trị gia tăng của ngành 1 là: 1-(0,2+0,4) = 0,4.
Giá trị gia tăng của ngành 1 là: 25x0,4 = 10
Tỷ phần giá trị gia tăng của ngành 2 là: 1-(0,3+0,1) = 0,6.
Giá trị gia tăng của ngành 2 là: 33,33x0,6 = 19,998
Bài 5
Giả sử trong một nền kinh tế có 3 ngành sản xuất: ngành 1, ngành 2

 0,4 0,1 0,2 


và ngành . Biết ma trận hệ số kĩ thuật là: A   0,2 0,3 0,2 
 
 0,1 0,4 0,3 
 
và giá trị cầu cuối cùng đối với sản phẩm của từng ngành thứ tự là
40, 40 và 110 (đơn vị tính: nghìn tỉ đồng).
Hãy xác định giá trị tổng cầu của từng ngành sản xuất.
Giải
 X1 
Gọi ma trận tổng cầu là. X   X 2 
X 
 3
Với x1 là giá trị tổng cầu của ngành 1,
x2 là giá trị tổng cầu của ngành 2,
x3 là giá trị tổng cầu của ngành 3.
 40 
Theo giả thiết ma trận cầu cuối : B   40 
110 
 
Áp dụng công thức tính ma trận tổng cầu:
 200 
X EA1B   200 
 300 
 
Vậy giá trị tổng cầu của các ngành 1, 2, 3 lần lượt là
x1  200 (nghìn tỉ đồng),
x 2  200 (nghìn tỉ đồng)
x 3  300 (nghìn tỉ đồng).
Bài 6.
Trong mô hình cân đối liên ngành cho ma trận hệ số kỹ thuật
A và ma trận cầu cuối B

 0,4 0,2 0,1   40 


A   0,1 0,3 0,4  & B  110 
 0,2 0,2 0,3   40 
   

Hãy xác định ma trận tổng cầu X:

 200 
Đáp số: X   300  ;
 200 
 

Bài tập (Tự giải)

Bài 1.
Trong mô hình cân đối liên ngành cho ma trận hệ số kỹ thuật
A và ma trận cầu cuối B

 0,3 0,5 0,3   20000 


A   0,2 0,2 0,3  & B   10000 
 0,4 0,2 0,3   40000 
   

Hãy xác định ma trận tổng cầu X:

 265178,6 
Đáp số: X   175892,9 
 258928,6 
 
Bài 2.
Trong mô hình input – output có ma trận hệ số kỹ thuật A và ma
trận cầu cuối B
 0,3 0,1 0,1   70 
A   0,1 0,2 0,3  & B  100 
 0,2 0,3 0,2   30 
   

1- Hãy xác định ma trận tổng cầu X.


2- Hãy xác định ma trận tổng cầu X . Biết rằng do cải tiến kỹ
thuật ở ngành 2 tiết kiệm được 50% nguyên liệu từ ngành 3 và
 50 
ma trận cầu cuối là B   80 
 
 20 
 

 150  102,7 
Đáp số: 1- X   200  ; 2- X   141,8 
   
 150   77,3 
   
   
Bài 3.
Trong mô hình input – output mở gồm 3 ngành với ma trận
 0,1 0,3 0,2 
hệ số kỹ thuật là A   0,4 0,2 0,3 
 0,2 0,3 0,1 
 

118 
1) Cho ma trận cầu cuối B   52  Tìm sản lượng của mỗi
 96 
 
ngành
2) Tìm sản lượng của mỗi ngành. Biết rằng do cải tiến kỹ thuật ở
ngành 1 tiết kiệm được 25% nguyên liệu lấy từ ngành 2 và ma
118 
trận cầu cuối vẫn là B   52 
 96 
 
 300   276,3 
Đáp số: 1- X   320  ; 2- X   264,7 
   
 280   256,3 
   

   
Bài 4.
Cho ma trận các hệ số chi phí trực tiếp và ma trận
cầu cuối . Hãy xác định ma trận tổng cầu X.

 0,3 0,2 0,3  180 


A   0,1 0,3 0,2  & B  150 
 0,3 0,3 0,2  100 
   

1.2. Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô

1.2.1. Giới thiệu mô hình

Gọi Y là tổng thu nhập quốc dân


Hàm tiêu dùng: C , hàm tiết kiệm: S là các hàm số phụ thuộc vào thu
nhập Y.
Hàm tiêu dùng có dạng C = C(Y) = aY + b
Hàm tiết kiệm có dạng S = S(Y) = Y - C(Y).
G : Chi tiêu của Nhà nước theo kế hoạch của chính phủ
I : Chi tiêu cho đầu tư của các nhà sản xuất
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế là tổng mức chi tiêu phải
bằng mức thu nhập, và được biểu diễn dưới dạng phương trình
Y = C+I+G
Ta giả sử rằng: đầu tư theo kế hoạch là cố định I = I0
chính sách tài khoá của chính phủ là cố định G = G0
Khi đó ta có Y = C+ I0+ G0

a- Khi không tính thuế thu nhập: (t=0),

Hàm tiêu dùng xã hội phụ thuộc vào thu nhập dưới dạng hàm bậc
nhất:
C=C(Y) = aY + b ( 0 < a < 1, b > 0 )
Kết hợp lại ta có Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô được biểu diễn dưới
dạng hệ phương trình tuyến tính:

Y = C+ I0+ G0 Y - C = I0 + G0
C = aY + b  -aY + C = b

Giải hệ phương trình tuyến tính hai ẩn Y và C này, ta xác định được
nghiệm của hệ phương trình là mức thu nhập cân bằng và mức tiêu dùng
cân bằng:
b  I 0  G0 b  a( I 0  G0 )
Y & C
1 a 1 a

Ví dụ 1. Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế


đóng.
Cho biết: C = 77 + 0,7 Y; I0 = 117, G0 = 226 (triệu USD).
Hãy xác định mức thu nhập và chi tiêu quốc dân cân bằng
(khi nhà nước không thu thuế thu nhập t = 0).

Giải Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến


tính:
Y  C  117  226
 giải ra ta được:
 C  77  0,7Y
77  117  226 77  0,7(117  226)
Y = 1400; & C  = 1057;
1  0,7 1  0,7

b- Nếu có tính thuế thu nhập (t  0)


Thuế suất thu nhập là t (biểu diễn ở dạng thập phân) khi đó Yd
là thu nhập sau thuế khả chi, ta có
Yd = Y - tY = (1-t)Y
Hàm tiêu dùng sẽ thay đổi như sau:
C = a Yd +b= a(1-t)Y + b

Kết hợp lại ta có Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ


phương trình tuyến tính:

Y = C + I0 + G 0 Y - C = I0 + G0
C = a(1-t)Y + b  -a(1-t)Y + C = b

Giải hệ phương trình tuyến tính hai ẩn Y và C này, ta xác định


được nghiệm của hệ phương trình là mức thu nhập quốc dân và tiêu dùng
cân bằng :

b  I 0  G0 b  a (1  t )( I 0  G0 )
Y & C
1  a (1  t ) 1  a(1  t )
Ví dụ 2. Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế
đóng. Cho biết:
C = 250 + 0,8 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 150, G0 = 500 (triệu
USD).
Hãy xác định mức thu nhập và chi tiêu quốc dân cân bằng
khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế với thuế suất t=0,15.

Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  150  500
 giải ra ta được:
C  250  0,8(1  0,15)Y

b  G0  I 0 500  150  250 900


Y   =2812,5(triệu USD):
1  a (1  t ) 1  0,8(1  0,15) 0,32

b  a (1  t )(G0  I 0 ) 250  0,8(1  0,15)(500  150) 692


C   =2162,5
1  a (1  t ) 1  0,8(1  0,15) 0,32
(triệu USD):

1.2.2. Các ví dụ
.
Ví dụ 1.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 60 + 0,7Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 90, G0 = 160 (triệu USD).
a- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  90  160
 giải ra ta được:
 C  60  0,7Y

b  I 0  G0 60  90  160
Y  = 1033,33;
1 a 1  0,7
b  a( I 0  G0 ) 60  0,7(90 160)
C  = 783,33;
1 a 1  0,7

b- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế suất = 40%.
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  90  160
 giải ra ta được:
C  60  0,7(1  0,4)Y
b  I 0  G0 60  90 160
Y  = 534,48;
1  a (1  t ) 1  0,7(1  0,4)

b  a (1  t )( I 0  G0 ) 60  0,7(1  0,4)(90 160)


C  = 284,48;
1  a (1  t ) 1  0,7(1  0,4)

Ví dụ 2.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 30 + 0,4 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 19, G0 = 82 (triệu USD).
a- Xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã hội
cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  19  82
 giải ra ta được:
 C  30  0,4Y

b  I 0  G0 30  19  82
Y  = 218,33;
1 a 1  0,4

b  a( I 0  G0 ) 30  0,4(19 82)
C  = 117,33;
1 a 1  0,4

b- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế suất = 40%.
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  19  82
 giải ra ta được:
C  30  0,4(1  0,4)Y
b  I 0  G0 30  19  82
Y  = 172,37;
1  a (1  t ) 1  0,4(1  0,4)

b  a (1  t )( I 0  G0 ) 30  0,4(1  0,4)(19  82)


C   71,37;
1  a (1  t ) 1  0,4(1  0,4)

Ví dụ 3.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 50 + 0,6 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 110, G0 = 220 (triệu
USD).
a- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  110  220
 giải ra ta được:
 C  50  0,6Y

b  I 0  G0 50  110  220
Y   950;
1 a 1  0,6

b  a( I 0  G0 ) 50  0,6(110  220)
C   620;
1 a 1  0,6

b- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng
xã hội cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế suất t =
20%.
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  110  220
 giải ra ta được:
C  50  0,6(1  0,2)Y

b  I 0  G0 50  110  220
Y   730,77;
1  a (1  t ) 1  0,6(1  0, 2)
b  a (1  t )( I 0  G0 ) 50  0,6(1  0,2)(110 220)
C   400,77;
1  a (1  t ) 1  0,6(1  0,2)

Bài tập (có hướng dẫn)


Bài 1.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 80 + 0,5 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 110, G0 = 220 (triệu
USD).
a- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  110  220
 giải ra ta được:
 C  80  0,5Y

b  I 0  G0 80  110  220
Y   820;
1 a 1  0,5

b  a( I 0  G0 ) 80  0,5(110  220)
C   490;
1 a 1  0,5

c- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế suất = 30%.
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  110  220
 giải ra ta được:
C  80  0,5(1  0,3)Y
b  I 0  G0 80  110  220
Y   630,77;
1  a (1  t ) 1  0,5(1  0,3)

b  a (1  t )( I 0  G0 ) 80  0,5(1  0,3)(110  220)


C   300,77;
1  a (1  t ) 1  0,5(1  0,3)
Bài 2.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 80 + 0,6 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 120, G0 = 230 (triệu
USD).
a- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã hội
cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  120  230
 giải ra ta được:
 C  80  0,6Y

b  I 0  G0 80  120  230
Y   1075;
1 a 1  0,6
b  a( I 0  G0 ) 80  0,6(120  230)
C   725;
1 a 1  0,6
c- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế suất = 20%.
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  120  230
 giải ra ta được:
C  80  0,6(1  0,2)Y

b  I 0  G0 80  120  230
Y   826,92;
1  a (1  t ) 1  0,6(1  0, 2)
b  a (1  t )( I 0  G0 ) 80  0,6(1  0,2)(120 230)
C   476,92;
1  a (1  t ) 1  0,6(1  0,2)
Bài 3.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 75 + 0,7 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 110, G0 = 220 (triệu
USD).
a- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã hội
cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  110  220
 giải ra ta được:
 C  75  0,7Y

b  I 0  G0 75  110  220
Y   1350;
1 a 1  0,7
b  a( I 0  G0 ) 75  0,7(110  220)
C   1020;
1 a 1  0,7
c- Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã
hội cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với thuế suất = 30%.
Giải
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô có dạng hệ phương trình tuyến tính:
 Y  C  110  220
 giải ra ta được:
C  75  0,7(1  0,3)Y

b  I 0  G0 75  110  220
Y   794,12;
1  a (1  t ) 1  0,7(1  0,3)
b  a (1  t )( I 0  G0 ) 75  0,7(1  0,3)(110 220)
C   464,12;
1  a (1  t ) 1  0,7(1  0,3)

Bài tập (tự giải)


Bài 1.
Nếu cho C = 200 + 0,75Y, I0 = 300, G0 = 400
1- Tính mức thu nhập cân bằng và mức tiêu dùng cân bằng (đơn vị triệu
USD):
200+300+400 200+0,75(300+400)
Y= =3600, C=  2900
1-0,75 1-0,75
2- Nếu nhà nước thu thuế thu nhập ở mức 20% (t=0,2), thì mức cân bằng
như sau:
200+300+400 200+0,75(1-0,2)(300+400)
Y= =2250, C= =1.55
1-0,75(1-0,2) 1-0,75(1-0,2)
Bài 2.
Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết:
C = 60 + 0,6 Yd; Yd = (1 – t)Y; I0 = 116, G0 = 226 (triệu
USD).
Xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã hội
cân bằng khi nhà nước không thu thuế thu nhập (t = 0).
Y=. 1005;
Hãy xác định mức tiêu dùng xã hội cân bằng khi nhà nước không thu
thuế thu nhập (t = 0).
C=. 663;
Hãy xác định mức thu nhập quốc dân cân bằng và mức tiêu dùng xã hội
cân bằng khi nhà nước thu thuế thu nhập với t = 25%.
Y=. 730,91;
Xác định mức tiêu dùng xã hội cân bằng khi có thu thuế thu nhập với t=
25%.
C=. 388,91;
Bài 3.
Xét mô hình cân bằng thu nhập quốc dân:
YG0I0C;
C  0,4Y  30.
Hãy xác định mức thu nhập và chi tiêu quốc dân ở trạng thái cân bằng,
Cho biết I 0  200, G 0  500 (triệu USD).
Bài 4.
Xét mô hình
Y  G 0  I 0  C; & C  0,8Yd ; Yd  1  t  Y
Hãy xác định mức thu nhập và chi tiêu quốc dân ở trạng thái cân bằng,
Cho biết I 0  200, G 0  500 (triệu USD) và thuế suất thu nhập t  0,1.

Bài 5
Xét mô hình kinh tế vĩ mô
Y = C + I0 + G0 ; C = 50 + 0,4Yd ; Yd = (1-t) Y
Cho biết I0 = 120, G0 = 160 (triệu USD), thuế suất thu nhập t =
30%, hãy xác định mức thu nhập quốc dân và mức tiêu dùng cân bằng.
1.3. Mô hình cân bằng thị trường hàng hóa

1.3.1. Hàm cung và hàm cầu

a. Hàm cung Qs = S(p) biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cung (Qs) của
một loại hàng hóa vào giá (p) của hàng hóa đó.
Khi giá tăng thì người bán sẽ muốn bán nhiều hơn, nên hàm cung là
hàm tăng.
-1
Chú ý: dạng hàm ngược của hàm Qs = S(p) là hàm p = S (Q) cũng là
hàm cung.

b. Hàm cầu Qd = D(p) biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cầu (Qd) của
một loại hàng hóa vào giá (p) của hàng hóa đó.
Khi giá tăng thì người mua sẽ mua ít đi, nên hàm cầu là hàm giảm.
-1
Chú ý: Hàm ngược của hàm Qd = D(p) là hàm p = D (Q). cũng là một
hàm cầu.
Trường hợp thị trường nhiều loại hàng hóa :
Hàm cung có dạng: Qs = S(p1, p2,..., pn)
Hàm cầu có dạng: Qd = D(p1, p2,..., pn)
trong đó Qd là lượng hàng hóa mà người mua muốn mua (hàm cầu),
Qs lượng hàng hóa mà người bán muốn bán (hàm cung),
p1, p2,...,pn là giá của các hàng hóa liên quan.
Ví dụ1: (Hàm hợp)
2
Cho hàm cầu của một loại sản phẩm là: Q(p) = 4374/p ,
2
với giá p thay đổi theo thời gian t (tuần) là: p(t) = 0,04 t + 0,2 t + 12 .
Tính lượng hàng sẽ bán được sau 8 tuần nữa.
Giải:
4374
Ta có Q ( p ) 
2
2
thay p(t) = 0,04 t + 0,2 t +12
p
4374
Ta nhận được Q (t ) 
(0,04t 2  0, 2t  12) 2
4374
Thay t = 8 ta nhận được Q (8)  = 16,75;
(0,04.82  0, 2.8  12) 2

1.3.2. Giới thiệu mô hình


Trong thị trường nhiều hàng hóa liên quan, giá của mặt hàng này
có thể ảnh hưởng đến lượng cung và lượng cầu của các mặt hàng khác.
Hàm cung và hàm cầu tuyến tính của thị trường n hàng hóa liên
quan có dạng tổng quát như sau:
Qsi = ai0 + ai1p1 + ai2p2 + ..... + ainpn
Qdi = bi0 + bi1p1 + bi2p2 + ..... + binpn
(i = 1,...,n)
trong đó Qsi, Qdi là lượng cung, lượng cầu và pi là giá hàng hóa thứ i.
Mô hình cân bằng thị trường n hàng hóa được biểu diễn dưới dạng hệ
phương trình tuyến tính

 Qsi = Qdi

 i=1,...,n
Giải hệ phương trình (1) ta xác định được giá cân bằng của tất
cả n hàng hóa, sau đó thay vào hàm cung (hoặc hàm cầu) ta xác định
được lượng cân bằng.

Trường hợp riêng:

a) Thị trường một loại hàng hóa


Hàm cung và hàm cầu phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu
vào giá hàng hóa. Dạng tuyến tính của hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàm cung: Qs = -a0 + a1p Hàm cầu : Qd = b0 - b1p
trong đó:
Qs là lượng cung, tức là lượng hàng hóa mà người bán muốn bán,
Qd là lượng cầu, tức là lượng hàng hóa mà người mua bằng lòng mua,
p là giá của hàng hóa,
(a0 , a1 , b0 , b1 là các hằng số dương.)

Mô hình cân bằng thị trường


Qs = Qd  -a0 + a1p = b0 - b1p
Giải phương trình này ta tìm được:
a 0 +b 0
p=
giá cân bằng a1 +b1 ,
a1b 0 -a 0 b1
Q = Qs = Q d =
lượng cân bằng a1 +b1
b) Thị trường hai loại hàng hóa
Hàm cung và hàm cầu phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu vào giá
hàng hóa. Dạng tuyến tính của hàm cung và hàm cầu như sau:
Qs1  a10  a11 p1  a12 p2 & Qd 1  b10  b11 p1  b12 p2
Qs 2  a20  a21 p1  a22 p2 & Qd 2  b20  b21 p1  b22 p2
Mô hình cân bằng thị trường
 Qs1  Qd 1  a10  a11 p1  a12 p2  b10  b11 p1  b12 p2
  
 s2
Q  Qd2 a20  a21 p1  a22 p2  b20  b21 p1  b22 p2

 (a11  b11 ) p1  (a12  b12 ) p2  b10  a10


Chuyển vế phương trình  
(a21  b21 ) p1  (a22  b22 ) p2  b20  a20
Giải hệ phương trình ta tìm được: giá cân bằng p1 & p2
Thay p1 vào Qs1  Qd 1 ta nhận được lượng cân bằng của hàng hóa 1
Thay p2 vào Qs 2  Qd 2 ta nhận được lượng cân bằng của hàng hóa 2
1.3.3. Các ví dụ
Ví dụ 1:
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 2 + 4p1; Qd1 = 18 – 3p1 + p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 2 + 3p2; Qd2 = 12 + p1 – 2p2;
1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1& 2
Mô hình cân bằng thị trường
 Qs1  Qd 1  2  4 p1  18  3 p1  p2
  
 s2
Q  Qd2 2  3 p2  12  p1  2 p2

 7 p1  p2  20
Chuyển vế phương trình  
 p1  5 p2  14
Giải hệ phương trình ta tìm được:
. p1 = 57/17; & . p2 = 59/17;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


.Thay p1 = 57/17 vào ta được: Q1 = 194/17;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
. Thay p2 = 59/17vào ta được: Q2 = 143/17;
Ví dụ 2:
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 3 + 2p1; Qd1 = 18 – p1 + 2p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 2 + 3p2; Qd2 = 12 + 2p1 – 3p2;
1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1& 2
Mô hình cân bằng thị trường
 Qs1  Qd 1  3  2 p1  18  p1  2 p2
 
 s2
Q  Qd2 2  3 p2  12  2 p1  3 p2
 3 p1  2 p2  21
Chuyển vế phương trình  
2 p1  6 p2  14
Giải phương trình này ta tìm được: . p1 = 11; & . p2 = 6;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


. .Thay p1 = 11 vào ta được: Q1 = 19;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
. Thay p2 = 6 vào ta được: Q2 = 16;
Ví dụ 3:
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 3 + p1; Qd1 = 20 – p1 + p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 10 + 2p2; Qd2 = 40 + p1 – 2p2;
1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1. & 2
Mô hình cân bằng thị trường
 Qs1  Qd 1  3  p1  20  p1  p2
  
 s2
Q  Qd2 10  2 p2  40  p1  2 p2

 2 p1  p2  23
Chuyển vế phương trình  
 p1  4 p2  50
Giải hệ phương trình ta tìm được: . p1 = 142/7; & . p2 = 123/7;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


. .Thay p1 = 142/7 vào ta được: Q1 = 121/7;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
. . Thay p2 = 123/7vào ta được: Q2 = 176/7;
Bài tập (Có hướng dẫn)
Bài 1.
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 3 + p1; Qd1 = 20 – p1 – p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 10 + 2p2; Qd2 = 40 – p1 – 2p2;

1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1& 2
2 p  p2  23
Đưa về hệ phương trình:  1
 p1  4 p2  50
.Giải ra ta được: p1 = 6; & . p2 = 11;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


.Thay p1 = 6 vào ta được: Q1 = 3;

3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.


. Thay p2 = 11 vào ta được: Q2 = 12;
Bài 2.
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 3 + 2p1; Qd1 = 18 – p1 – 2p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 2 + 3p2; Qd2 = 32 – 2p1 – 3p2;

1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1 & 2
 3 p  2 p2  21
. Đưa về hệ phương trình:  1
2 p1  6 p2  34
Giải ra ta được: p1 = 29/7 =4,14; & . p2 = 30/7 =4,2857;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


.Thay p1 = 29/7 vào ta được: Q1 = 37/7 = 5,2857;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
.Thay p2 = 30/7 vào ta được: Q2 = 76/7 = 10,857;
Bài 3.
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 2 + 5p1; Qd1 = 4 – p1 + 2p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 3 + 3p2; Qd2 = 6 + 2p1 – p2;

1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1 & 2
 6 p  2 p2  6
. Đưa về hệ phương trình:  1
2 p1  4 p2  9
Giải ra ta được: p1 = 2,1; & . p2 = 3,3;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


. Thay p1 = 2,1 vào ta được: Q1 = 8,5;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
.Thay p2 = 3,3 vào ta được: Q2 = 6,9;
Bài 4.
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 3 + 2p1; Qd1 = 28 – p1 + 3p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 2 + 3p2; Qd2 = 25 + 3p1 – 2p2;

1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1. & 2
 3 p  3 p2  31
. Đưa về hệ phương trình:  1
3 p1  5 p2  27
. Giải ra ta được: p1 = 118/3 = 39,33; & . p2 = 29;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


. Thay p1 = 118/3 vào ta được: Q1 = 227/3 = 75,66;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
.Thay p2 = 29 vào ta được: Q2 = 85;
Bài 5.
Cho thị trường 2 loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
Hàng hóa 1: Qs1 = - 5 + 2p1; Qd1 = 38 – p1 – 3p2;
Hàng hóa 2: Qs2 = - 6 + 3p2; Qd2 = 45 – 3p1 – 2p2;

1- Hãy xác định giá cân bằng của hàng hóa 1. & 2
3 p  3 p2  43
. Đưa về hệ phương trình:  1
3 p1  5 p2  51
. Giải ra ta được: p1 = 31/3 = 10,33; & . p2 = 4;

2- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 1.


. Thay p1 = 31/3 vào ta được: Q1 = 47/3 = 15,66;
3- Hãy xác định lượng cân bằng của hàng hóa 2.
.Thay p2 = 4 vào ta được: Q2 = 6;
Bài 6.
Giả sử thị trường gồm 2 mặt hàng:
hàng hóa 1: Qs1 = -2 + 3p1 ; Qd1 = 10 - 2p1 + p2
hàng hóa 2: Qs2 = -1 + 2p2 ; Qd2 = 15 + p1 - p2
Hãy xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của 2 loại hàng hóa

Hệ phương trình cân bằng thị trường:


5p1 - p2 = 12
-p1 + 3p2 = 16
26 46
p =
Giải hệ phương trình, ta được: 1 7 , p 2 =
7
64 85
Q
Lượng cân bằng: 1 =-2+3p1 = , Q 2 =-1+2p2 =
7 7

Bài tập (Tự giải)


Bài 1
Cho mô hình thị trường một loại hàng hóa:
Qd = 24 - 2P; Qs = -5 + 7P
Tìm giá và lượng cân bằng.
Bài 2
. Xét thị trường hai loại hàng hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
QS1 1 P1; QD1  20  2P1  P2
QS2  P2; QD2  40  P1  2P2
Hãy xác định bộ giá trị và lượng cân bằng thị trường của hai hàng hóa đó
Bài 3.
Cho biết hàm cung, hàm cầu của thị trường hai loại hàng hóa như sau:
QS1 23P1; QD1 82P1 P2
QS2 1 2P2; QD2 11 P1  P2
Khi thị trường cân bằng hãy xác định giá và lượng cân bằng của hai mặt
hàng.
Bài 4.
Giả sử thị trường gồm hai loại hàng hóa: hàng hóa 1 và hàng hóa 2 có
hàm cung và cầu như sau:
QS1 2 2P1; QD1 1 P1  P2
QS2 53P1; QD2  25P1 P2
Hãy xác định bộ giá cân bằng thị trường của hai hàng hóa nói trên.
Đáp số: p1=2,7142 và p2=5,1428
Bài 5
Cho mô hình thị trường hai loại hàng hóa:
Qd1 = 18 – 3P1 + P2; Qd2 = 12 + P1 - 2P2;
Qs1 = -2 + 4P1 Qs2 = -2 + 3P2
Tìm giá và lượng cân bằng của mỗi loại hàng hóa.
Bài 6
Hãy xác định bộ giá trị và lượng cân bằng thị trường của hai loại hàng
hóa với hàm cung và hàm cầu như sau:
QS1  2P1; QD1  20  P1  P2 & QS2 10  2P2; QD2  40  P1  2P2
Bài 7. Xét thị trường ba loại hàng hóa với hàm cung, hàm cầu như sau:
QS1 10P1; QD1  20P1 P3
QS2  2P2; QD2  40  2P2  P3
QS3 53P3; QD3 10 P1  P2  P3
Hãy xác định bộ giá trị và lượng cân bằng thị trường của ba hàng hóa đó
Bài 8. Xét thị trường ba loại hàng hóa với hàm cung, hàm cầu như sau:
QS1 60  6P1  2P3; QD1 120  5P1  P2
QS2 30 P1  9P2  P3; QD2 160 P1 6P2  P3
QS3 20  2P1  8P3; QD3 140  P2  4P3
Hãy xác định bộ giá trị và lượng cân bằng thị trường của ba hàng hóa đó

You might also like