You are on page 1of 6

PHƯƠNG PHÁP THÊM CHUẨN

1.Nguyên tắc:

Nguyên tắc của phương pháp này là dùng ngay mẫu phân tích làm nền để chuẩn bị mẫu
bằng cách lấy một lượng mẫu phân tích nhất định Cx rồi thêm vào đó các nồng độ chuẩn
C1, C2,....các nồng độ chuẩn này phải nằm trong khoảng 0.5Cx – 2Cx.
Ưu điểm của phương pháp này là:
 Nồng độ nền mẫu trong chuẩn và trong mẫu như nhau, mức độ ảnh hưởng
trong chuẩn và trong mẫu giống nhau và có thể bù trừ nhau. Lưu ý rằng
phương pháp thêm chuẩn không loại trừ (eliminate) ảnh hưởng của nền mẫu
mà chỉ bù trừ (compensate) ảnh hưởng của nền mẫu mà thôi.
 Phương pháp này được dùng để phân tích các lượng vết và cũng để kiểm tra
độ lặp và độ chính xác của phương pháp.
Phương pháp thêm chuẩn chỉ có ý nghĩa với những mẫu có nồng độ chất phân tích nằm
giữa giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn xác định (LOQ) của phương pháp. Những
mẫu có nồng độ chất phân tích nhỏ (<LOD) thì không dùng phương pháp thêm mà phải
dùng các biện pháp xử lý làm giàu mẫu trước khi định hoặc dùng phương pháp đo khác
có giới hạn phát hiện hay giới hạn xác định nhỏ hơn.
Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng phương pháp thêm chuẩn:
- Nồng độ chất phân tích phải được ước lượng trước (ví dụ Cx).
- Nồng độ chất phân tích thêm vào phải trong khoảng 0.5Cx÷2Cx tức là đường
thêm chuẩn nên là Cx; Cx+Ca1; Cx+Ca2; Cx+Ca3; với Ca1 ≈ 0.5Cx; Ca2 ≈ Cx;
Ca3 ≈ 2Cx.
- Đường thêm chuẩn phải tuyệt đối tuyến tính (R2> 0.9995).
2. Thao tác thực nghiệm:
- Ước lượng nồng độ Fe trong mẫu thêm chuẩn: Lấy một thể tích bất kì mẫu thực tế vào
bình định mức 50 mL, +1 mL NH2OH, lắc đều và đợi 15 phút. Thêm tiếp 5 mL đệm pH
5, 1 mL phenanthroline, dùng nước cất định mức đến vạch mức. Đợi ổn định sau đó đo
độ hấp thu quang. Thay giá trị A thu được vào đường chuẩn để ước lượng nồng độ Fe
trong bình đo. Từ đó tính nồng độ Fe trong mẫu thực tế. Tính thể tích mẫu cần rút (V
mL) để nồng độ Fe trong các bình thêm chuẩn đều nằm trong khoảng tuyến tính.
- Chuẩn bị sẵn 6 bình định mức 50 mL sạch , đánh số 0; 1; 2; 3; 4; 5. Nồng độ thêm
chuẩn trong các bình: Bình 2(Cx+Ca1); Bình 3 (Cx+Ca2); Bình 4 (Cx+Ca3); Bình 5
(Cx+Ca4) với Ca1 ≈ 0.5Cx; Ca2 ≈ Cx; Ca3 ≈ 1.5Cx ; Ca4 ≈ 2.0Cx
- Tính toán nồng độ, thể tích chuẩn Fe2+ 10 µg/mL thêm vào mỗi
-Chuẩn bị các bình giống như quy trình xác định Fe tổng. Đo độ hấp thu của các dung
dịch thêm chuẩn tại bước sóng hấp thu cực đại.
3. Xử lí số liệu:
-Ước lượng Nồng độ Fe trong mẫu nước biển: Dùng pipet rút 5.00 mL nước biển vào
bình định mức 50 mL,+1 mL NH2OH, lắc đều và đợi 15 phút. Thêm tiếp 5 mL đệm pH
5, 1 mL phenanthroline, dùng nước cất định mức đến vạch mức. Đợi ổn định sau đó đo
độ hấp thu quang. Ta thu được giá trị A=0.095 , dựa vào phương trình đường chuẩn xây
dựng ở trên y= 0.2292x - 0.0084 ta được
0.095+ 0.0084
C Fe đo= =0.450(ppm)
0.2292
0.450∗50
Từ đó suy ra C Fe nướcbiển = =4.50 ( μg/mL)
5

- Ước lượng Nồng độ Fe của nước biển trong bình thêm chuẩn : Để nồng độ Fe trong
các bình thêm chuẩn đều nằm trong khoảng tuyến tính :
Ta có 0.1<CFe<3.2
 0.1<3*Cx<3.2
 0.03<Cx<1.05 => Chọn Cx= 0.810(ppm) nằm trong khoảng tuyến tính
C x∗V bđm 0.810∗50
Vậy Vnước biển cần rút là V nước biển = = =9.000 (mL)
C Fenước biển 4.500

-Uớc lượng Nồng độ Fe2+ 10(μg /mL) chuẩn cần thêm vào: Áp dụng cho bình
2(Cx+Ca1) với Ca1=0.5*Cx
Ta có C a 1=0.5∗0.81=0.405 (μg/mL)
V bđm∗C a 1 50.00∗0.405
V a 1= = =2.00 (mL)
C Fe chuẩn 10
-Tương tự cho các bình còn lại ta lập được bảng số liệu các bình thêm chuẩn

STT 0 1 2 3 4 5
Thể tích nước biển(mL) 9.000
Nồng độ Fe2+ chuẩn
(μg/mL) 0.00 0.00 0.400 0.800 1.20 1.60
V( chuẩn Fe2+chuẩn
thêm(mL) 0.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00
NH2OH.HCl 1.0ml ( chờ 15p)
Đệm PH5 5.0ml
1,10-phen 1.0ml ( chờ 10p)
Nước cất Định mức lên 50.000mL
A -0.002 0.178 0.274 0.359 0.458 0.556
A' 0.180 0.276 0.360 0.460 0.558

 Tính nồng độ theo công thức:


C ai∗A x
C x=
A x+ai − A x

Trong đó : Ax+ai : Độ hấp thu của các dung dịch thêm i.


Ax : Độ hấp thu của dung dịch mẫu cần xác định.
Cai :Nồng độ Fe2+chuẩn (μg/mL) thêm vào các bình định mức 50 mL
Áp dụng cho bình 3:
0.400∗0.180
C x= =0.750 (μg/mL)
0.276−0.180
C x∗V bđm 0.750∗50.000
C Fe nướcbiển = = =4.17 (μg /mL)
V nước biển 9.000

Bảng giá trị nồng độ tính theo công thức


STT 2 3 4 5 Giá trị trung bình

Cx mẫu đo(μg/mL) 0.750 0.800 0.771 0.762 0.771

CFe nước
4.17 4.44 4.29 4.23 4.28
biển(μg/mL)

n

- Độ lệch chuẩn: Sn ∑ (X i −X )2
i =1
¿
n−1

√(0.771−0.750) +(0.771−0.800) +(0.771−0.771)2+(0.771−0.762)2


2 2
¿> S n=
4−1
¿> ¿ Sn = 0.021
t 0.95∗S nj
- Độ bất ổn U=
√n
3.182∗0.021
= > U= = 0.033 (Với khoảng tin cậy 95%, và n-1=3
√4
dựa vào bảng phân phối Student ta có t0.95 = 3.182 )

Vậy hàm lượng Fe trong mẫu đo là Cx= 0.771 ± 0.033(μg /mL )


Nồng độ Fe trong nước biển là:

C xTB∗V bđm 0.771∗50.000


C Fe nướcbiển = = =4.28(μg /mL)
V nước biển 9.00

Tính nồng độ bằng phương pháp đồ thị:

Đồ thị biểu diễn độ hấp thu A theo nồng độ chuẩn thêm vào Cai
0.60

f(x) = 0.235 x + 0.1788


0.50 R² = 0.999221972931896

0.40

0.30

0.20

0.10

0.00
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80
- Dựa vào đồ thị, ngoại suy đường tuyến tính cắt trục hoành tại Cx= 0.761(μg /mL )

- Nồng độ Fe trong mẫu nước biển ban đầu:

C x∗V bđm 0.761∗50.000


C Fe nướcbiển = = =4.23 (μg /mL )
V nước biển 9.00

4. Nhân xét:

- Phương pháp đường chuẩn: C Fe nướcbiển=4.50(μg /mL)

- Phương pháp thêm chuẩn(từ công thức): C Fe nướcbiển=4.28(μg /mL)

- Phương pháp thêm chuẩn(từ đồ thị): C Fe nướcbiển =4.23(μg /mL )

-Trong phương pháp thêm chuẩn: Hai cách tính cho kết quả không hoàn toàn giống nhau.
Dùng đồ thị sẽ cho độ chính xác cao hơn do ta không có tính giá trị Cx trung bình qua các
lần thêm chuẩn mà kéo dài đường thêm chuẩn đề xác định Cx.

-Từ 2 phương pháp đường chuẩn và thêm chuẩn ta nhận thấy kết quả có sự sai lệch
nguyên nhân có thể là:

+ Ảnh hưởng sai số từ máy đo

+ Ảnh hưởng của nền mẫu.

+ Pha dung dịch để đo không chính xác.

+ Thao tác, trình độ của kỹ thuật viên ảnh hưởng đến kết quả đo : đọc số trên máy đo
quang không chính xác, dung dịch chưa phản ứng hoặc chưa ổn định đã đem đi đo.
( ∑ x i)
2

Q xx =∑ x i −
2
N

Q xy =∑ x i yi −(
∑ x i∗∑ y i ¿ )¿
N

Q x =∑ x −(
3
∑ x i∗∑ x i
2
2
)
i
N

Q x =∑ x i −¿ ¿
4
4

Q x y =∑ ¿ ¿
2

You might also like