You are on page 1of 4

1.

Tại sao không thể pha dung dịch KMnO4 có nồng độ định trước theo
lượng cân chính xác
Trả lời
Ta không thể pha dung dịch KMnO4 có nồng độ định trước theo lượng cân
chính xác vì trong dung dịch và trong điều kiện có các chất khử khác, KMnO4 dễ
dàng tác dụng và tạo thành hợp chất khác. Trong nước, KMnO4 cũng dễ dàng bị
phân hủy thành chất khác dưới tác dụng của việc khuấy đảo hay chiếu sáng.

2. Giải thích các điều kiện thí nghiệm: thêm H2SO4, đun nóng dung dịch,
tốc độ thêm thuốc thử vào dung dịch ban đầu phải rất chậm
Trả lời
 Thêm HSO4 : trong các phản ứng của KMnO4 nếu trong điều kiện có môi
trường pH càng nhỏ, tính Oxi hoá của nó càng mạnh, đó đó cần thêm H2SO4
để tạo môi trường cho phản ứng nhanh và mạnh hơn. Bên cạnh đó, H2SO4
còn đóng vai trò là một trong số các chất tham gia phản úng.
 Đun nóng dung dịch: ở điệu kiện thường không có xúc tác, khi tiếp xúc với
nhiệt độ, dung dịch KMnO4 cũng dễ dàng bị phân huỷ. Như vậy khi ta đun
nóng thi lam tăng khả năng phản ứng của nó, nghĩa là làm tăng tốc độ phản
ứng để tránh mất thời gian dài và làm ảnh hưởng đến nồng độ của dung dịch
khi tiếp xúc lâu với ánh sáng.
 Tốc độ thêm thuốc thử ban đầu rất chậm sau đó mới tăng tốc độ lên là vì :
các phản ứng của KMnO4 thường cần có Mn2+ để làm xúc tác cho phản ứng
diễn ra nhanh hơn. Do vậy lúc đầu ta thêm thật chậm để cho phản ứng diễn
ra từ từ vì lúc này phản ứng diễn ra rất chậm và cũng là thời gian để tạo
được một lượng Mn2+ làm xúc tác cho phản ứng rồi mới tăng tốc độ chuẩn
độ dung dịch.

3. Tại sao khi định phân, để lâu màu của KMnO4 lại biến mất ?
Trả lời
Trong điều kiện thường : KMnO4 trong dung dịch dễ dàng bị phân huỷ dưới
tác dụng của ánh sáng và nhiệt. đặc biệt trong điều kiện có H+ làm xúc tác thì quá
trình đó lại diễn ra các mãnh liệt hơn nên khi chuẩn độ nếu ta để lâu thi màu của
dung dịch bị biến mất do KMnO4 đã bị phân hủy
4. Tại sao khi chuẩn độ KMnO4 bằng H2C2O4, lúc đầu phải đun nóng? Xét
đương lượng của H2C2O4 trong phương pháp pemanganat
Trả lời
Bản chất của phản ứng giữa KMnO4 và H2C2O4 trong môi trường axit xảy
ra chậm nên khi đun nóng H2C2O4 ở nhiệt độ 70-80oC sẽ giúp tăng tốc độ phản
ứng. Mặt khác, ion Mn2+ xúc tác cho phản ứng này, vì thế lúc đầu phản ứng xảy
ra chậm, sau đó có Mn2+ phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn

5. Chất chỉ thị trong phương pháp penmanganat là gì? Cơ chế như thế
nào?
Trả lời
Trong phương penmanganat, chất chỉ thị chính là KMnO4 vì ion
2+
Mn không màu do đó khi dư một giọt KMnO4 dung dịch từ không màu
chuyển sang màu hồng rất rõ giúp ta kết thúc chuẩn độ.
Phương pháp pemanganet dựa trên phản ứng oxi hóa của ion MnO4-. Khả
năng oxi hóa của ion MnO4- phụ thuộc vào độ axit của môi trường phản ứng.

6. Nguyên tắc định lượng muối Mohr? So sánh điều kiện phản ứng của
KMnO4 cà muối Mohr với H2C2O4

7. Có thể tiến hành định lượng bằng KMnO4 trong môi trường axit HCl,
HNO3 được không? Vì sao?
Trả lời
Không thể tiến hành định lượng bằng KMnO4 trong môi trường axit HCl vì
Cl- sẽ khử được MnO4- tạo thành Cl2 và cũng không dùng HNO3 vì HNO3 là chất
oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa chất khử làm kết quả chuẩn độ sai.

8. Tại sao không nên định lượng các chất khử bằng KMnO4 trong môi
trường trung tính và kiềm?
Trả lời
MnO2 + 2e + 4H+ Mn2+ + 2H2
Vì nếu tiến hành định lượng các chất khử bằng KMnO4 trong môi trường
kiềm hoặc trung tính thì MnO4- bị khử tới MnO2 và không bị khử tiếp nữa vì trong
môi trường này cân bằng chuyển dịch sang trái, tạo thành MnO2.
MnO2 là chất kết tủa màu nâu sẫm, ảnh hưởng đến việc xác định điểm cuối
của quá trình chuẩn độ. Vì vậy trong thực tế người ta chỉ dùng phương pháp
pemanganat để chuẩn độ các chất khử trong môi trường axit mạnh.

9. Lấy 0,2g mẫu quặng chứa MnO2, chế hóa bằng H2C2O4 dư và H2SO4.
Thể tích dung dịch H2C2O4 đã lấy là 25mL và để chuẩn độ lượng H2C2O4
dư cần 20mL dung dịch KMnO4 0,02N. Biết rằng 25mL dung dịch
H2C2O4 tác dụng vừa hêt 45mL dung dịch KMnO4 trên. Tính % Mn
trong quặng.
Trả lời
 Tổng H2C2O4 đã sử dụng
CN H2C2O4 x V H2C2O4 = CN KMnO4 x VKMnO4
CN H2C2O4 x 25 = 0,02 x 45
=> CN H2C2O4 = 0,036 N

H2C2O4 0,036
=> CM H2C2O4 = 2
= 2
= 0,018 M

 Lượng H2C2O4 dư
CN H2C2O4 x V H2C2O4 = CN KMnO4 x V KMnO4
<=> 0,036 x V H2C2O4 = 0,02 x 20
=> V dư = 11,1 mol
=> lượng H2C2O4 đã phản ứng với MnO2: 25 - 11,11 = 13,9 ml
 Ta có
N H2C2O4 = 13,9.10-3 x 0,018 = 2,5 x 10-4 mol
H2C2O4 + H2SO4 + MnO2 -> 2CO2 + 2H2O + MnSO4
2,5.10-4 2,5.10-4
mMn = 2,5.10-4 x 55 = 0,01375 g
0,01375
%Mn= 0,2
= 6,875%

10. Để xác định hàm lượng Ca2+ trong một mẫu phân tích người ta tiến hành
như sau: lấy chính xác 25mL dung dịch mẫu, thêm vào đó 40mL dung
dịch (NH4)2C2O4 0,1N, tách bỏ kết tủa, phần dung dịch còn lại được chuẩn
độ với KMnO4 0,02N thì hết 15mL. Tính khối lượng và nồng độ (g/L)Ca2+
có 250mL dung dịch mẫu.
Trả lời
Thể tích (NH4)2C2O4 dư
5(NH4)2C2O4 + 2KMnO4 + 8 H2SO4 → 2MnSO4 + 10CO2 + K2SO4 + 5(NH4)SO4 + 8H2O

V (NH4)2C2O4 x CN (NH4)2C2O4 = VKMnO4 x CN KMnO4


V (NH4)2C2O4 x 0,1 = 15 x 0,2
=> V (NH4)2C2O4 = 3 mL
=> Thể tích (NH4)2C2O4 đã phản ứng với Ca2+ = 40 - 3 = 37 mL
Ca2+ + 2(NH4)2C2O4 → Ca2(C2O4)2 + 4NH4+
VCa2+ x CNCa2+ = V (NH4)2C2O4 x CN (NH4)2C2O4
<=> 25 x CNCa2+ = 37 x 0,1
=> CNCa2+ = 0,148 N
=> CMCa2+= 0,074M
250 mL Ca2+
=> n Ca2+ = VCa2+ x CMCa2+ = 0,074 x 250.10-3 = 0,0185 mol
=> mCa2+= 40 x 0,0185 = 0,74 g

You might also like