You are on page 1of 10

BÀI 1: ACID CARBOXYL HỖN CHỨC

Mục tiêu:
1. Trình bày được cấu tạo và danh pháp 3 loại acid hỗn chức: hydroxy acid, phenol
acid, aldehyd acid và ceton acid.
2. So sánh được tính chất hóa học chính của 3 loại acid hỗn chức nói trên.
3. Liệt kê được ý nghĩa trong y - dược của một số acid hỗn chức.
Acid carboxylic hỗn chức là những hợp chất chứa nhóm cacboxyl –COOH và các
nhóm chức khác như nhóm hydroxyl, nhóm aldehyde, nhóm ceton…
Nhiều acid carboxylic hỗn chức có ý nghĩa trong Y – Dược học.
Bài này chúng ta khảo sát một số acid carboxylic hỗn chức sau đây: hydroxy acid,
phenol acid, aldehyd acid và ceton acid.
1. HYDROXY ACID (OXY ACID)
Hydroxy acid có thể coi là dẫn chất của acid carboxylic do thay thế một hay nhiều
nguyên tử hydro của gốc R bằng một hay nhiều nhóm hydroxyl.

Công thức chung:


Trường hợp đơn giản nhất, phân tử hydroxyl acid chứa một nhóm cacboxyl và một
nhóm hydroxyl: HO – R – COOH
Tùy thuộc vào số lượng nhóm cacboxyl trong phân tử, người ta chia ra:
-Hydroxy acid monocarboxylic (có 1 nhóm – COOH)
-Hydroxy acid dicarboxylic (có 2 nhóm – COOH)
-Hydroxy acid tricarboxylic (có 3 nhóm – COOH)
Người ta cũng chia theo số lượng nhóm hydroxyl có trong phân tử.
-Monohydroxy acid (có 1 nhóm – OH)
-Dihydroxy acid (có 2 nhóm – OH)
-Trihydroxy acid (có 3 nhóm – OH)
1.1 Danh pháp
Nhiều hydroxy acid vẫn được gọi tên chỉ nguồn gốc đã phân lập được hydroxy acid
đó.
Ví dụ: acid lactic (CH3-CHOH-COOH) lần đầu tiên tìm thấy trong sữa lên men chua.
Acid citric có trong chanh.
Có thể dùng chữ cái Hylap α, β, γ…để chỉ vị trí nhóm hydroxy.

Ví dụ: : Acid α-hydroxy propionic


1
: Acid β-hydroxy butyric
Theo danh pháp IUPAC: Acid + (số chỉ vị trí nhóm hydroxyl) hydroxy + tên acid
tương ứng.

: Acid 3-hydroxy butyric

: Acid 2-hydroxy propionic


1.2 Tính chất vật lý
Các hydroxy acid monocarboxylic đơn giản là những chất lỏng sánh hoặc chất rắn.
Tất cả hydroxy acid là những chất kết tinh. Do mang các nhóm ưa nước nên các
hydroxy acid rất rễ tan trong nước. Nhiều hydroxy acid có tính hoạt quang.
1.3 Tính chất hóa học
Các hydroxy acid có tính chất của nhóm carboxyl, của nhóm hydroxyl và phản ứng
đặc trưng.
1.3.1 Tính chất của nhóm carboxyl
-Tính acid: hydroxy acid có tính acid mạnh hơn so với acid carboxylic có cùng số
carbon tương ứng.

Ví dụ: acid lactic: có tính acid mạnh hơn acid propionic


CH3-CH2-COOH (do hiệu ứng –I của nhóm OH)

: Ka  1550 105

: Ka  1,34 105
So sánh hai hydroxy acid có cùng số carbon, tính acid càng mạnh nếu nhóm –OH ở
càng gần nhóm –COOH (do hiệu ứng –I của nhóm –OH tắt dần khi truyền theo mạch
liên kết σ).
-Nhóm carboxyl trong phân tử hydroxy acid cũng có thể tham gia các phản ứng tạo
muối, este, clorid acid, amid…
1.3.2 Tính chất của nhóm hydroxyl
Nhóm hydroxyl có thể tham gia vào các phản ứng như: ete hóa, este hóa, oxy hóa…
-Khi cho tác dụng acid hydrohalogenic với hydroxy acid, thì nhóm OH của alcol bị
thay thế bằng halogen:
2
-Với phosphor penta clorid (PCl5) hay thionyl clorid (SOCl2) thì cả hai nhóm chức –
COOH và –OH đều phản ứng tạo ra dẫn chất cloro của acyl clorid dễ bị thủy phân
chuyển thành cloro acid:

-Phản ứng acyl hóa: nhóm –OH có thể chuyển thành este khi cho anhydric acid
(hoặc acyl clorid) tác dụng với hydroxy acid.

-Phản ứng oxy hóa: hydroxy acid bị oxy hóa trong các điều kiện thích hợp, nhóm
alcol bậc 1 và bậc 2 chuyển thành nhóm cacbonyl >C=O.

1.3.3 Phản ứng đặc trưng của hydroxy acid


-Phản ứng phân cắt α-hydroxy acid: khi đun nóng đối với acid sulfuric loãng, phân
tử α-hydroxy acid bị phân cắt tạo ra aldehyde (hoặc ceton) và acid formic.

-Phản ứng loại nước: khi đun nóng, các α-hydroxy acid dễ dàng loại nước tạo thành
các sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của hai nhóm hydroxyl và
cacboxyl. Vì vậy có thể dùng phản ứng này để phân biệt các loại hydroxy acid.
1.4 Một số chất điển hình

1.4.1 Acid glycolic (acid hydroxy acetic)

3
Acid glycolic là chất đơn giản nhất của dãy hydroxy acid. Trong thiên nhiên acid
glycolic có trong quả nho chưa chín, củ cải đường…
Acid glycolic là chất kết tinh, nhiệt độ nóng chảy 800C, dễ tan trong nước, được
dùng làm chất thay thế acid tartric trong nước giải khát.
1.4.2 Acid lactic (acid α-hydroxy propionic; 2-hydroxy propanoic)

Do có mặt một nguyên tử bất đối xứng trong phân tử, nên acid lactic tồn tại dưới hai
dạng đồng phân đối quang và một hỗn hợp racemic

Acid L(+) lactic (acid lactic hữu truyền, acid sarcolactic) có trong cơ, máu, nước
tiểu, là sản phẩm phân hủy của polysaccharide dự trữ cơ thể (glycogen). Khi lao động
chân tay nhiều thì nồng độ acid L(+) lactic tăng trong cơ. Khi nghỉ ngơi thì một phần
acid này chuyển thành glycogen, còn một phần khác bị oxy hóa thành CO2 và H2O.
Acid D(-) lactic (acid lactic tả truyền) tạo ra do lên men lactic các chất đường dưới
tác dụng của Bacillus acidi laevolactici.
Acid (±) lactic (acid lactic racemic) tạo ra do lên men các chất đường (lactose,
glucose, saccharose) dưới tác dụng của vi khuẩn Bacillus lactic acidi và Bacillus
delbruckii.
Acid lactic dược dụng là acid lactic racemic có chứa 10-15% nước, là chất sánh như
siro, không màu, vị chua. Acid lactic dược dụng được dùng trong y học để điều trị
chứng ỉa chảy phân xanh ở trẻ em…
1.4.3 Acid malic (acid hydroxy succinic; hydroxy butandioic)

Acid malic chứa một nguyên tử cacbon bất đối xứng nên tồn tại dưới hai dạng đồng
phân đối quang và một hỗn hợp racemic:

1.4.4 Acid tartric (acid α, α’-dihydroxy succinic; 2,3-dihydroxy butandioic)

4
Acid tartric có 2 carbon bất đối xứng mang các nhóm thế giống nhau, vì vậy không
phải có 22 = 4 đồng phân quang học mà chỉ có 3 đồng phân quang học. Acid tartric có
trong quả nho và nhiều loại quả khác.
Trong ngành dược, acid tartric dùng để làm nước chanh tartric, siro acid tartric.
1.4.5 Acid citric (acid 2-hydroxypropan tricarboxylic)

Acid citric có trong các loại quả chanh, cam, quýt, bưởi, dâu, mận…
Acid citric được dùng trong nước uống giải khát, làm chất giải độc khi bị ngộ độc
kiềm.
2. PHENOL ACID
Phenol acid có thể coi là dẫn xuất của acid thơm, trong đó nhóm hydroxyl liên kết
trực tiếp với vòng benzen. Gồm acid monophenol và acid polyphenol.
Nhiều hợp chất phenol acid có ý nghĩa trong Y – Dược học. Acid monophenol đơn
giản nhất là HO-C6H5-COOH, có 3 đồng phân tùy theo vị trí của nhóm –OH trên vòng
benzen:

Đồng phân ortho salicylic là quan trọng nhất, acid salicylic ở trạng thái tự do có
trong cây dâu tây.
2.1 Tính chất vật lý
Acid salicylic có tinh thể hình kim không màu, thăng hoa được, nhiệt độ nóng chảy
1590C, tan rất ít trong nước, tan trong alcol, chloroform, ete,
2.2 Tính chất hóa học
2.2.1 Tính chất của nhóm carboxyl:
-Tính acid: acid salicylic có tính acid mạnh hơn acid benzoic, có thể tạo muối với
base hoặc với carbonat.

Natri salicylat được dùng làm thuốc chống thấp khớp và giảm nhiệt.

5
-Tạo clorid acid: cho tác dụng thionyl clorid (SOCl2) với acid salicylic sẽ tạo clorid
acid của acid salicylic:

-Tạo este:
+Tạo metyl salicylate: Cho tác dụng acid salicylic với alcol metylic có dư, xúc tác
H2SO4 sẽ tạo metyl salicylat:

Metyl salicylat là chất lỏng, có mùi đặc trưng, nhiệt độ sôi 2230C, dùng xoa bóp
ngoài da, chữa thấp khớp.
+Tạo phenyl salicylat (salol): Cho POCl3 tác dụng với hỗn hợp acid salicylic và
phenol đun nóng, phản ứng xảy ra 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: POCl3 tác dụng với acid salicylic tạo ra clorid acid của acid salicylic:

Giai đoạn 2: Clorid acid của acid salicylic tác dụng với phenol tạo ra salol:

Salol là chất kết tinh, nhiệt độ nóng chảy 430C, rất ít tan trong nước. Trong y học,
salol được dùng trong một số bệnh đường ruột.
-Decarboxyl hóa: acid salicylic dễ bị loại nhóm carboxyl hơn các acid thơm, khi
đun nóng nhanh, acid salicylic bị thủy phân thành phenol và CO2.

2.2.2 Tính chất của nhóm hydroxyl phenolic


-Este hóa: khi đun nóng acid salicylic với anhydrid acetic thì nhóm chức phenol bị
este hóa tạo thành acid acetyl salicylic (aspirin):
6
Aspirin là chất kết tinh, nhiệt độ nóng chảy 1370C, aspirin được dùng trong y học để
làm thuốc hạ nhiệt, giảm đau…
-Tác dụng với sắt (III) clorid: FeCl3 tác dụng với acid salicylic cho màu tím; khác
với phenol, phản ứng màu này xảy ra ở trong dung dịch nước và trong dung dịch alcol.
2.3 Một số chất điển hình và ứng dụng
Acid salicylic là chất trung gian trong tổng hợp hữu cơ để điều chế các dẫn xuất
salicylic khác nhau. Acid salicylic có tác dụng sát khuẩn và diệt nấm ký sinh trên da.
Acid p-hydroxybenzoic và những dẫn xuất este của nó được dùng làm chất bảo
quản: các chất này có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm nên được dùng làm chất bảo quản
một số loại thuốc và nước ngọt giải khát.

Metyl p-hydroxy benzoate (Nipagin) Propyl p-hydroxy benzoate (Nipasol)


Dẫn xuất p-amino của acid salicylic (acid p-amino salicylic hay P.A.S) là thuốc
kháng lao.

P.A.S sodic
3. ALDEHYD ACID VÀ CETON ACID (OXO ACID)
Aldehyd acid và ceton acid là những hợp chất mang nhóm chức carboxyl –COOH
và nhóm aldehyde hoặc nhóm ceton.

Chất đơn giản nhất của aldehyde acid là acid glyoxalic:

Chất đơn giản nhất của ceton acid là acid pyruvic:

7
3.1 Danh pháp
3.1.1 Danh pháp thông thường
- Aldehyde acid: coi aldehyd acid như là dẫn chất của acid carboxylic, trong đó

hydro của gốc R được thay bằng nhóm formyl:

-Ceton acid:
+ Có thể đọc nhóm carbonyl ceton bằng cách dùng tiếp đầu ngữ ceto:

+ Coi ceton acid như dẫn chất của acid carbocylic, trong đó hydrocuar gốc R được

thay bằng gốc acyl:

3.1.2 Danh pháp IUPAC


Gọi tên của aldehyde acid và ceton acid theo tên của acid tương ứng và thêm tiếp
đầu ngữ oxo và vị trí nhóm carbonyl:

3.2 Tính chất hóa học


Aldehyd acid và ceton acid do trong phân tử có nhóm carboxyl và nhóm aldehyd
hoặc ceton, nên có các tính chất của acid và các tính chất của aldehyd và ceton.
Do nhóm >C= là nhóm hút điện tử mạnh (hiệu ứng -I) nên các aldehyde acid và
ceton acid có tính acid mạnh hơn acid carboxylic tương ứng.
Do ảnh hưởng tương hỗ của 2 nhóm chức trong phân tử, nên các α-ceton và β-ceton
acid dễ dàng loại nhóm carboxyl.
Ví dụ: acid pyruvic khi đun nóng trong môi trường acid sulfuric loãng loại nhóm
carboxyl để hình thành aldehyd acetic, còn acid aceto acetic rất không bền ngay cả
nhiệt độ thường dễ loại nhóm carboxyl để tạo thành aceton.
3.4 Một số chất điển hình
8
Acid pyruvic là ceton acid đơn giản nhất: , chất lỏng sánh, không
màu, sôi ở 165 C, hòa tan trong nước với bất kỳ tỉ lệ nào. Là sản phẩm trung gian
0

trong quá trình chuyển hóa glucid và protid trong tế bào động vật và người.

Acid aceto acetic (acid acetyl acetic, acid β-ceto butyric): , là


sản phẩm trung gian trong quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể do sự oxy hóa
không hoàn toàn của acid β-hydroxy butyric:

Acid aceto acetic dễ bị loại nhóm carboxyl để tạo thành aceton:

Do rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucid và lipid, acid aceto acetic không được
chuyển hóa hoàn toàn, thừa ứ trong cơ thể và được thải ra ngoài theo nước tiểu. Vì
vậy, người ta tìm thấy acid aceto acetic trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo
đường.
Câu hỏi lượng giá
Câu 1: Công thức cấu tạo của acid citric là:
A.

B.

C.

D.
Câu 2: Công thức cấu tạo của acid malic là:
A.

B.

C.

D.
Câu 3: acid lactic dược dụng được dùng chữa bệnh gì?
A. Răng miệng ở trẻ em
9
B. Rối loạn đường ruột.
C. Tiêu chảy phân xanh ở trẻ em.
D. Chứng đầy hơi.
Câu 4: Nước tiểu của người bệnh đái tháo đường tìm thấy chất nào sau đây?
A. Acid aceto acetic.
B. Aceton.
C. Acid acetic.
D. Anhydric acetic.
Câu 5: Chất nào sau đây có tác dụng sát khuẩn và diệt nấm kí sinh trên da?
A. Acid salyxilic.
B. Metyl salyxilic.
C. Nipagin.
D. Nipasol.

Câu 6: Trong phản ứng: , điều kiện (?)


phản ứng là gì?
A. H2CO3.
B. H2SO4.
C. SOCl2.
D. Na2CO3.
Câu 7: Nhóm chất nào sau đây có phản ứng loại nước nội phân tử?
A. Acyl clorid.
B. Aldehyd và ceton acid.
C. Phenol acid.
D. Hydroxy acid.
Câu 8: Nhóm chất nào sau đây dễ dàng có phản ứng decacboxyl (loại nhóm cacboxyl)?
A. Acyl clorid.
B. Aldehyd và ceton acid.
C. Phenol acid.
D. Hydroxy acid.
Câu 9: Nhóm chất nào sau đây có phản ứng tạo phức màu với FeCl3?
A. Acyl clorid.
B. Aldehyd và ceton acid.
C. Phenol acid.
D. Hydroxy acid.

Câu 10: Hợp chất có tên đúng theo danh pháp hệ thống là:
A. acid β-hydroxy butyric.
B. acid 3-hydroxy butyric.
C. acid 3-alcol butyric.
D. acid β-alcol butyric.

10

You might also like