You are on page 1of 4

Một số khái niệm cơ bản của dung sai

- Kích thước danh nghĩa (dN): là kích thước xác định được bằng tính toán,
xuất phát từ chức năng của chi tiết, sau đó quy tròn (về phía lớn lên) theo các
giá trị của dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn.

- Dãy kích thước tiêu chuẩn: để thống nhất và tiêu chuẩn hóa kích thước của
các chi tiết và lắp ghép người ta đã lập ra 4 dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn
dựa trên các dãy số ưu tiên và ký hiệu là Pa5, Ra10, Ra20, Ra40.

- Kích thước thực: là kích thước đo được trực tiếp trên chi tiết bằng những
dụng cụ đo và phương pháp đo chính xác nhất mà kỹ thuật đo có thể đạt được.

- Kích thước giới hạn: dùng để xác định phạm vi cho phép của sai số chế tạo,
gồm kích thước giới hạn lớn nhất dmax và kích thước giới hạn nhỏ nhất dmin

- Sai lệch giới hạn: hiệu giữa kích thước danh nghĩa và kích thước giới hạn.
Bao gồm

+ Sai lệch giới hạn trên

Hệ trục: es = dmax - dN

Hệ lỗ: ES = Dmax - DN

+ Sai lệch giới hạn dưới

Hệ trục: ei = dmin - dN

Hệ lỗ: EI = Dmin - DN

- Dung sai (T): biểu hiện phạm vi cho phép của sai số kích thước, đặc trưng
cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.

Hệ trục: Td = dmax - dmin = es - ei

Hệ lỗ: TD = Dmax - Dmin = ES - EI

- Mối ghép: hai hay nhiều chi tiết phối hợp với nhau một cách cố định hoặc di
động. Bề mặt và kích thước mà dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau
gọi là bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Bề mặt lắp ghép thường là bề
mặt bao và bị bao. Kích thước bề mặt bao là D, bị bao là d.
- Phân loại theo hình dạng bề mặt lắp ghép:

+ Lắp ghép bề mặt trơn

+ Lắp ghép trụ trơn

+ Lắp ghép phẳng

+ Lắp ghép ren

+ Lắp ghép truyền động bánh răng

- Phân loại các nhóm lắp ghép

+ Nhóm lăp lỏng: kích thước bao D luôn lớn hơn kích thước bị bao d.

Độ hở S = D - d

Độ hở giới hạn: Smax = Dmax - dmin

Smin = Dmin - dmax

Dung sai của độ hở

TS = Smax - Smin = TD + Td

+ Nhóm lắp chặt: kích thước bị bao d luôn lớn hơn kích thước bao D, nghĩa là
lắp có độ dôi N = d - D

Độ dôi giới hạn: Nmax = dmax - dmin

Nmin = dmin - Dmax

Dung sai của độ dôi: TN = Nmax - Nmin = TD + TS

+ Nhóm lắp trung gian: miền dung sai kích thước bề mặt bao bố trí xen lẫn
miền dung sai kích thước bề mặt bị bao. Nghĩa lã lắp có thể có độ hở hoặc độ
dôi

Smax = Dmax - Dmin

Nmax = dmax - Dmin

- Độ nhám bề mặt hay độ bóng bề mặt thường để chỉ mức độ gồ ghề của bề mặt
sản phẩm gia công và nó chính là thước đo tổng số các điểm không đều trên bề
mặt. Sau khi gia công, hầu hết bề mặt chi tiết nhìn bằng mắt thường có vẻ sáng
bóng và nhẵn mịn nhưng thực chất vẫn có những mấp mô.

- Các tiêu chí đánh giá độ nhám bề mặt:

+ Sai lệch trung bình Ra: trung bình số học các giá trị tuyệt đối của profile
trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Lấy tích phân đường biên dạng nhấp nhô
so với đường trung bình m của biên dạng sau đó chia cho L.

+ Chiều cao nhấp nhô Rz: trị số trung bình của tổng các giá trị tuyệt đối của
chiêu cao 5 đỉnh cao nhất (Hmax) và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất (Hmin) của
profile trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Lấy 5 đỉnh cao nhất cộng 5 đáy
thấp nhất chia 5.

- Các dạng sai lệch hình dáng

+ Dung sai độ thẳng

+ Dung sai độ phẳng

+ Dung sai độ tròn

+ Dung sai độ trụ

- Các dạng sai lệch vị trí tương quan

+ Dung sai độ đồng tâm và đồng trục

+ Dung sai độ song song

+ Dung sai độ vuông góc

+ Dung sai độ nghiêng


+ Dung sai độ đối xứng

- Kết hợp dung sai hình dáng và vị trí

+ Dung sai độ đảo theo đường tròn

+ Dung sai độ đảo tổng

You might also like