You are on page 1of 240

Thông tin trong cuốn sách này chỉ phục vụ cho mục đích tham khảo

chung. Mọi nội dung trình bày trong sách không nên coi là tư vấn và
khuyến nghị.

Bạn nên cân nhắc các chỉ dẫn về luật pháp, tài chính và thuế vụ của
mọi thông tin trong sách này dưới góc độ hoàn cảnh và tình huống
riêng của bạn.

Mặc dù cuốn sách đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và thận trọng, nhưng


nhà xuất bản không chịu trách nhiệm với bất cứ lỗi sai, thiếu sót hoặc
tổn thất phát sinh do áp dụng thông tin được cung cấp trong tài liệu
này.

Tác giả và đơn vị xuất bản không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại
nào, vì lý do sơ suất hay không, phát sinh từ việc sử dụng hoặc lạm
dụng, trực tiếp hay gián tiếp, các thông tin trong sách.
Mục lục

Giới thiệu: Tiền điện tử trong kỷ nguyên kỹ thuật số-9

Chương 1: Từ trao đổi hàng hóa tới bitcoin-35

Chương 2: Nguồn gốc phát triển-83

Chương 3: Cộng đồng-137

Chương 4: Thăng trầm-191


Chương 5: Xây dựng hệ thống Blockchain-233

Chương 6: Cuộc chạy đua vũ trang-261

Chương 7: Xưởng cưa của Satoshi-301

Chương 8: Những người không sử dụng ngân hàng-351

Chương 9: Mọi thứ về Blockchain-413

Chương 10: Khi "khối vuông" vừa "lỗ tròn"-465

Chương 11: Một nền kinh tế rất mới-519

Kết luận: Tương lai của bitcoin-557

Tài liệu tham khảo-590


GIỚI THIỆU

Tiền điện tử trong kỷ nguyên kỹ thuật số

"Tiền không tạo ra thành công, sự tự do để theo đuổi nó mới tạo nên
thành công."
- Nelson Mandela

Dù Parisa Ahmadi đã đứng đầu lớp khi theo ù D học trường Trung
học nữ sinh Hải ở Heart, Afghanistan, nhưng ban đầu ba mẹ cô vẫn
phản đối cô ghi danh vào các lớp học được một liên doanh tư nhân tài
trợ. Liên doanh này hứa dạy cho các cô gái kỹ năng truyền thông và
Internet, thậm chí sẽ trả tiền cho cố gắng của họ. "Ở Afghanistan này,
cuộc sống của người phụ nữ chi gói gọn trong bốn bức tường phòng
mình và trường học", cô viết trong thư điện tử. Ở đây, con gái không
được tiếp xúc

với Internet, ở nhà và ở trường đều không. Điều này có lẽ

vẫn tiếp diễn nếu Ahmadi không kiên trì. Cô là học sinh

xuất sắc và cô muốn theo học nhiều lớp hơn nữa. Cô nghĩ

9
lý do đó đã là quá đủ. Theo như cô thú nhận, cô đã ép buộc gia đình
mình rất nhiều".

Liên doanh hỗ trợ các lớp học này là Film Annex, một tập đoàn
nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, sử dụng truyền thông xã hội và trang
web trực tuyến để trả tiền cho 300.000 blogger và nhà làm phim cộng
tác với họ. Họ quyết định bắt đầu ở Afghanistan bằng việc sát nhập
trực tiếp với Women's Annex, một chương trình dạy đọc kỹ thuật số
được thành lập cùng nữ doanh nhân người Afghanistan, Roya
Mahboob, hiện đang đào tạo 50.000 nữ sinh trên khắp Afghanistan.
Mahboob là một người rất nổi tiếng, được tạp chí Time bình chọn là
một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới. Cô điều hành công ty
phần mềm Afghan Citadel, là một trong số ít nữ giám đốc điều hành
Afghanistan, với mục tiêu chính là mang nền giáo dục đến cho phụ nữ
ở đất nước này. Chương trình Women's Annex mở lớp học ở nhiều
trường trung học địa phương và những lớp học này đều do phụ nữ
giảng dạy. Nhờ đặc điểm này, gia đình của Ahmadi cuối cùng cũng
thỏa hiệp và cho phép cô đăng ký.

Ahmadi bắt đầu học năm 2013. Cô cùng các bạn học khi đó học về
Mạng lưới Toàn cầu (World Wide Web), phương tiện truyền thông xã
hội và blog. Một mọt phim chuyên viết bình luận phim đã truyền cảm
hứng cho cô,

10
và thôi thúc cô bắt đầu viết bài đăng lên blog. Sau đó, thật bất ngờ khi
các bài đánh giá của cô nhận được phản hồi tích cực từ các thành
viên, mang về cho cô nguồn thu nhập đầu tiên trong đời.

Vẫn còn một vấn đề, đa phần các thiếu nữ ở Afghanistan không có là
tài khoản ngân hàng. Nếu một cô gái Afghanistan có tiền, cô phải
chuyển số tiền đó vào tài khoản của bố hoặc anh trai, và đa số các cô
gái nơi cô sống đều phải tuân thủ điều đó. Trong trường hợp này,
Ahmadi đã rất may mắn. Nhiều phụ nữ từ tầng lớp giống cô phải đấu
tranh với các thành viên nam trong gia đình - những người không cho
cô xem qua số tiền mình có và coi đó là của riêng họ.

Vận may của Ahmadi thay đổi vào đầu năm 2014. Francesco Rulli,
người sáng lập Film Annex ở New York, vì nhận thức được những
khó khăn mà phụ nữ như Ahmadi phải đối mặt và không hài lòng với
chi phí giao dịch mà ông phải trả khi gửi một khoản tiền tương đối
nhỏ đến nhiều nơi trên toàn thế giới nên ông đã thực hiện một thay
đổi sâu rộng trong hệ thống thanh toán của mình. Ông sẽ trả tiền cho
các blogger của mình bằng bitcoin, đồng tiền ảo bất ngờ xuất hiện vào
năm 2013, cùng một nhóm nhỏ những người đam mê công nghệ, duy
tâm, ủng hộ hết lòng với vai trò tiên phong trong

11
công nghệ này và thề thốt với mọi người rằng đồng tiền này sẽ thay
đổi thế giới.

Rulli, theo trường phái chủ nghĩa tư bản tự thân, nhanh chóng "sở
hữu" bitcoin và thu được những lợi ích thực sự cho những người như
Ahmadi - một trong số 7.000 thiếu nữ Afghanistan thuộc danh sách
cộng tác viên của Film Annex. Bitcoin được lưu trữ trong tài khoản
ngân hàng điện tử hoặc "ví". Chỉ cần truy cập Internet, bất cứ ai cũng
có thể thiết lập tài khoản và tạo "ví" tại nhà. Không cần phải đến ngân
hàng để mở tài khoản, không cần giấy tờ hay chứng nhận danh tính.
Thật vậy, Bitcoin không biết tên và giới tính của bạn. Vì thế việc này
cho phép phụ nữ ở những xã hội gia trưởng, hoặc chí ít những người
có thể truy cập Internet, quản lý tiền của họ. Tầm quan trọng của việc
này không thể bị phóng đại. Những người phụ nữ này đang gây dựng
gì đó của riêng họ, không phải của bố hay anh trai họ. Mặc dù không
phải "thuốc chữa bách bệnh" cho mọi vấn đề nhưng sự bùng nổ của
công nghệ hiện đại thế kỷ 21 này hứa hẹn là cách giải quyết một phần
bề mặt vấn đề của con người.

Nhiều cộng tác viên của Film Annex ở Hoa Kỳ, Anh, Ý và nhiều quốc
gia giàu có khác càu nhàu về tính bất tiện của tiền kỹ thuật số. Rất ít
doanh nghiệp, dù hoạt động trực tuyến hay không, chấp nhận thanh
toán bằng tiền kỹ

12
thuật số; và đối với đa số họ, toàn bộ chuyện này giống như một âm
mưu lừa đảo. Không phải chỉ các cộng tác viên mới than phiền về
việc này. Với phần lớn mọi người, bitcoin có phần không an toàn và
vài kế hoạch chỉ để lừa tiền của họ. Hơn nữa, Ahmadi tranh luận với
những vấn đề tương tự liên quan đến bitcoin mà đồng nghiệp của cô
các nước khác vẫn than phiền, đặc biệt khi các phương án tiêu dùng
bitcoin vẫn rất hạn chế, và trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển
như Afghanistan. Nhưng vẫn có dấu hiệu tiến triển: Film Annex xây
dựng trang web thương mại điện tử cho phép thành viên của mình đổi
bitcoin lấy thẻ quà tặng của các trang web trên toàn thế giới như
Amazon - trang web sẽ gửi thẻ đến Kabul, Herat và những thành phố
khác ở Afghanistan.

Ahmadi đã dùng bitcoin mình có để mua máy tính xách tay. Chỉ vài
năm trước, đây vẫn là điều bất khả thi. Cô tin rằng bitcoin "dạy chúng
ta tự lập, tự quyết và trên tất cả, làm chủ bản thân mình". Bitcoin cho
phép cô vẽ nên một tương lai mà ở đó cô không còn phải phụ thuộc
vào người cha hay người chồng, một tương lai mà ở đó cô có thể đi
con đường riêng của mình. "Tôi thấy mình là một nữ học giả năng
động và hiểu biết", cô nói.

Bạn sẽ ít đọc được những câu chuyện như của Ahmadi trong các tin
tức báo chí về bitcoin. Đa số tin tức tập trung

13
vào những thăng trầm của thứ được xem là mô hình tiền tệ rất khó tin
này. Hãy thử hỏi một người trên đường về bitcoin, và nếu họ có thể
trả lời, rất có khả năng họ sẽ trích dẫn nội dung nổi bật nhất trong các
bài báo đó. Họ sẽ nói về những tên buôn ma túy bị bắt vì sử dụng
bitcoin trên trang web Silk Road bất hợp pháp. Hoặc họ sẽ đề cập đến
những biến động về giá cả và dùng từ "bong bóng". Hoặc họ sẽ nhớ
lại việc một số lượng lớn bitcoin đột ngột biến mất của sàn giao dịch
bitcoin Mt. Gox, còn rõ hơn sự thật rằng đây là sàn trao đổi trực tuyến
ít tiếng tăm ở Tokyo. Có thể họ sẽ biết đến Satoshi Nakamoto, một
nhân vật bí ẩn đã tạo ra bitcoin.

Tất cả những sự việc bên lề xảy ra xung quanh bitcoin đều rất đa dạng
và quan trọng để hiểu câu chuyện xung quanh đồng tiền này. Nhưng
gạt bỏ đồng tiền này vì những câu chuyện trên sẽ là quay lưng lại với
tiềm năng thay đổi toàn bộ tương lai của bạn. Bitcoin là công nghệ kỹ
thuật số có tính đột phá với tiềm năng thay đổi hoàn toàn cách thức
chúng ta thực hiện các hoạt động ngân hàng và thương mại. Đồng tiền
sẽ này đưa hàng tỷ người ở các thị trường mới nổi hòa nhập vào nền
kinh tế toàn cầu hóa, hiện đại, số hóa và nhất thể hóa. Nếu bitcoin làm
được điều đó - và đây vẫn là một chữ "nếu" lớn - sẽ rất nhiều điều,vốn
được coi là một phần đương nhiên của thế giới, sẽ trở nên lỗi thời như
máy in của Gutenberg thế kỷ 15.

14
Hệ thống chúng ta đang sử dụng để quản lý việc trao đổi tiền tệ và tài
sản có từ thời dòng họ Medici sống ở Florence giai đoạn Phục Hưng,
khi các ngân hàng lần đầu tiên thống trị nền kinh tế tiền tệ châu Âu.
Những ngân hàng này là những kẻ ngáng trở kỹ thuật mạnh mẽ, cực
đoan, những kẻ phát hiện ra một nhu cầu thiết yếu trong xã hội và sau
đó giành lấy quyền cung cấp nó. Cụ thể, họ tìm ra cách thức liên kết
người gửi tiền với người mượn tiền, lấy tiền của người gửi và chia
thành nhiều phần cho những người cần mượn vay - tất cả đều tính phí.
Đây là phiên bản "ấn tượng" mà một nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon
ngày nay gọi là "tính hiệu quả của mạng lưới". Bằng cách đưa vô số
khoản nợ của xã hội và ghi chép vào sổ cái trung tâm của ngân hàng,
các chủ ngân hàng đó đã xây dựng nên một hệ thống niềm tin tập
trung và mới mẻ. Nhờ các dịch vụ trung gian chuyên biệt của ngân
hàng, những người xa lạ vốn không đủ tin tưởng lẫn nhau giờ đã có
thể yên tâm hợp tác. Thật vậy, dòng họ Medici đã xây dựng hệ thống
tạo tiền đầy mạnh mẽ - tiền ở đây về cơ bản không phải là đồng tiền
vật chất mà là một hệ thống tổ chức, mở rộng và chia sẻ các khoản nợ
và khoản chi trong xã hội. Điều này mở đường cho sự bùng nổ trao
đổi mậu dịch, tạo nên của cải và nguồn vốn dồi dào để có thể chi trả
cho các dự án mà từ đó các nền văn minh vĩ đại sẽ phát triển và chinh
phục thế giới.

15
Nhưng... với việc tạo ra hệ thống niềm tin tập trung này và sau đó đặt
bản thân vào vị trí trung tâm, các chủ ngân hàng trở nên cực kỳ quyền
lực - và cuối cùng là quá nhiều. Vì những người xa lạ không thể giao
dịch với nhau mà không có ngân hàng, nên những nền kinh tế ngày
càng phức tạp và gắn kết chặt chẽ với nhau trở nên hoàn toàn phụ
thuộc vào vai trò trung gian của ngân hàng. Các sổ cái được lưu trữ
trong ngân hàng trở thành công cụ quan trọng để các nhóm xã hội
theo dõi các khoản nợ và khoản thanh toán giữa các cư dân. Vì thế,
ngân hàng đã tạo ra ngành kinh doanh "tìm kiếm đặc lợi", tự đưa
mình vào vị trí người kiểm soát thông tin tính phí và quản lý lưu
thông tài chính giúp các nền kinh tế kết nối với nhau. Bất cứ ai ở đầu
gửi hay đầu nhận của lưu thông tài chính đó đều phải giao dịch với
ngân hàng - như Parisa Ahmadi đã từng làm, trước khi Film Annex
thay đổi chính sách thanh toán. Khi ngành tài chính mới này phát triển
và trở nên phức tạp hơn, các nhà môi giới "tim kiếm đặc lợi" khác tự
cho mình là chuyên gia cung cấp niềm tin trung gian - từ các nhà môi
giới chứng khoán và trái phiếu đời đầu cho đến nhân viên bảo hiểm,
luật sư tài chính, các tổ chức xử lý thanh toán hay các công ty tín
dụng ngày nay. Theo cách vận hành hiện nay, hệ thống kinh tế toàn
cầu thu phí cao của chúng ta sẽ sụp đổ nếu các đơn vị trung gian này
ngừng hoạt động. Chính điều này đã khiến các ngân hàng

16
vốn đang ở vị thế trung tâm lại càng trở nên quyền lực hơn, nhiều tới
mức một hệ thống thoạt đầu được thiết kế để hỗ trợ con người đã
khiến họ trở nên lệ thuộc một cách nguy hiểm vào nó. Cũng chính
hoàn cảnh này đã làm tăng số lượng những gã khổng lồ" ở Phố Wall
và cuối cùng đẩy cả thế giới tới bờ vực khủng hoảng năm 2008.

Rồi tiền ảo xuất hiện - một loại tiền bao gồm bitcoin. Điều tuyệt vời
mà đơn giản của công nghệ này là nó loại bỏ được các đơn vị trung
gian nhưng vẫn duy trì được nền tảng cơ bản cho phép những người lạ
giao dịch với nhau. Công nghệ này thực hiện điều đó bằng cách
chuyển vai trò tối quan trọng trong việc lưu giữ số cái từ các tổ chức
tài chính tập trung sang một mạng lưới các máy tính vô danh; tạo ra
hệ thống niềm tin phi tập trung không chịu quyền kiểm soát của bất
kỳ tổ chức nào. Về bản chất, tiền mã hóa dựa trên nguyên tắc một số
cái toàn cầu và bất khả xâm phạm, hoàn toàn công khai và liên tục
được các máy tính công suất cao xác minh, mà mỗi máy đều vận hành
độc lập với nhau. Ít nhất theo lý thuyết, điều này có nghĩa chúng ta
không cần ngân hàng và trung gian tài chính đứng ra bảo lãnh niềm
tin. Sổ cái dựa trên nền tảng mạng lưới - được gọi là "hệ thống
Blockchain" trong phần lớn các trường hợp nói về tiền mã hóa - hoạt
động thay thế các đơn vị trung gian vì hệ thống có thể cho chúng ta
biết đối tác giao dịch có lợi hay không.

17
Bằng việc loại bỏ người trung gian và các lệ phí của họ, tiền mã hóa
hứa hẹn sẽ hạ thấp chi phí kinh doanh và giảm thiểu tham nhũng trong
các tổ chức trung gian cũng như từ các chính trị gia bị kéo vào vòng
lợi nhuận đó. Các sổ cái công khai bất khả xâm phạm được dùng
trong tiền ảo có thể công khai và chứng thực các hoạt động nội bộ
trong hệ thống chính trị-kinh tế mà trước đây bị các tổ chức tập trung,
bền vững che giấu. Thật vậy, tiềm năng tạo động lực thúc đẩy sự
minh bạch và trách nhiệm giải trình của công nghệ này vượt xa giới
hạn của tiền tệ và thanh toán, nhờ khả năng loại bỏ trung gian kiểm
soát thông tin khỏi nhiều hình thức trao đổi khác - ví dụ như trong
hoạt động bầu cử, nơi những người ủng hộ tiền ảo nhận thấy tiềm
năng chấm dứt tình trạng bỏ phiếu gian lận. Về bản chất, công nghệ
này là một mô hình tổ chức xã hội hứa hẹn sẽ chuyển quyền kiểm soát
tiền bạc và thông tin từ các tổ chức quyền lực đến những chủ sở hữu
chân chính, đồng thời trả lại quyền quản lý tài sản và trí tuệ.

Tiền ảo không phải không có nhược điểm và rủi ro. Một số người lo
ngại rằng nếu chúng ta đi theo mô hình bitcoin, cơ chế khuyến khích
chủ sở hữu máy tính của bitcoin trong việc duy trì sổ cái - điều này
thúc đẩy họ cạnh tranh để có được hàng loạt bitcoin mới phát hành
sau mỗi 10 phút - có thể kích thích năng lực tập trung công suất tính
toán làm thay đổi hệ thống chính trị. Vì vậy, ngay

18
cả khi bitcoin hướng tới phi tập trung hóa sức mạnh tiền tệ, thì vẫn
tồn tại rủi ro trong đó xu hướng độc quyền cố hữu của chủ nghĩa tư
bản sẽ khiến người tham gia tích lũy đủ năng lực tính toán để nắm
quyền điều khiển cả mạng lưới, rồi chuyển hệ thống phi tập trung,
đáng tin cậy này về tay các tổ chức tập trung, tư lợi. Hiện tại, bitcoin
chưa gặp nguy hiểm như thế và nhiều người tin rủi ro này sẽ không
bao giờ xảy ra vì những chủ sở hữu đang thu lợi nhuận từ bitcoin sẽ
không có ý định phá hoại nó. Nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn
mối nguy hiểm này.

Sau này, xuất hiện mối liên hệ giữa bitcoin và tội phạm, như trường
hợp của Silk Road, người dùng lợi dụng tính năng ẩn danh của tiền
điện tử để buôn bán ma túy và rửa tiền. Nhiều người cũng lo ngại rằng
bitcoin sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế vì cướp đi khả năng điều chỉnh
lượng cung tiền của những người hoạch định chính sách của chính
phủ và tạo cơ hội cho mọi người tích trữ bitcoin vào thời điểm khủng
hoảng trên diện rộng. Chúng ta sẽ thảo luận về những băn khoăn
chính này và tìm hiểu xem cộng đồng làm việc với bitcoin đang giải
quyết những vấn đề này như thế nào.
Không thể lảng tránh thực tế rằng tiền ảo là công nghệ đột phá tuyệt
vời. Nếu mọi điều kiện là như nhau, nhìn chung, các đột phá công
nghệ sẽ giúp nền kinh tế hiệu

19
quả hơn và phồn thịnh hơn. Nhưng không phải không có đau thương.
Điều đó sẽ rất rõ ràng khi tiền ảo được triển khai. Nó sẽ châm ngòi
nhiều căng thẳng chính trị vì hàng triệu người kiếm sống nhờ hệ
thống cũ bỗng nhận ra công việc của họ đang gặp rủi ro. Làn sóng
phản ứng dữ dội đã dấy lên, trước cả khi công nghệ này được thiết lập
hoàn chinh, và chúng ta sẽ tìm hiểu những đấu tranh và thảo luận đã
nổ ra trong các chương tiếp theo. Xung đột chính trị không chỉ diễn ra
giữa những người kiên trì với hệ thống cũ và những người ủng hộ hệ
thống mới, mà còn giữa các tầng lớp của nhóm ủng hộ như người duy
tâm, người thực dụng, doanh nhân và người theo chủ nghĩa cơ hội
trong việc cạnh tranh nắm quyền kiểm soát tương lai của tiền ảo.

Khi xuất hiện một công nghệ đột phá liên quan đến vấn đề tiền bạc,
mâu thuẫn xã hội có thể đặc biệt mãnh liệt. Tuy nhiên, vào thời điểm
này, khi các bên đang "giương cung bạt kiếm" - một cách nói ẩn dụ,
chúng ta vẫn chưa thấy vụ mưu sát nào liên quan đến bitcoin - đây
thường là dấu hiệu tốt báo trước sự thay đổi lớn.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Larry Summers, đã hiểu được vấn đề
này. Ông nói, "Nếu bạn thắc mắc rằng nền kinh tế hiện đại là thế nào,
thì về căn bản, nó bao gồm rất nhiều giao dịch. Và sự trao đổi, trừ khi
được

20
thực hiện đồng thời theo đúng nghĩa đen, luôn cần phải tin tưởng lần
nhau thật sự. Cho nên, sự đột phá trong truyền thông và khoa học máy
tính của bitcoin đang hỗ trợ trao đổi chuyên sâu với mức giá thấp hơn.
Điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nhiều người bị hạn chế
về quyền lợi trong nhiều quốc gia cũng như xuyên biên giới quốc tế."

"Vấn đề niềm tin" mà Summers đề cập là vấn đề cốt lõi mà các chủ
ngân hàng nhà Medici xoay sở giải quyết thành công, là tình trạng
khó xử mà những người lạ gặp phải khi tìm cách giao dịch với nhau.
Nói đến "người bị hạn chế về quyền lợi", Summers ám chỉ những
người không có tài khoản ngân hàng", hoàn cảnh tương tự Parisa
Ahmadi trên khắp thế giới, có khoảng 2,5 tỷ người từ Afghanistan đến
châu Phi và cả nước Mỹ, những người không thể tiếp cận hệ thống tài
chính hiện đại, không có tài khoản ngân hàng với số dư xác thực, hay
lịch sử tín dụng, hay bất cứ bất thủ tục nào mà ngân hàng cấp cho
chúng ta để giao dịch với họ. Không tiếp cận được các hoạt động
ngân hàng, họ thực sự không thể tiếp cận nền kinh tế hiện đại.

Về bản chất, tiền ảo không chi là những thăng trầm của thị trường tiền
tệ kỹ thuật số, cũng không phải một đơn vị trao đổi mới thay thế cho
đồng euro hay đồng

21
yên. Mà nó giải phóng con người khỏi tình trạng chuyên chế về niềm
tin tập trung. Tiền ảo nói cho chúng ta biết chúng ta có thể chuyển
quyền lực từ trung tâm - cụ thể là từ ngân hàng, chính quyền, luật sư
và tộc trưởng ở Afghanistan - sang các nhân tố bên ngoài, sang Chúng
ta, sang Nhân dân.

Vậy chính xác bitcoin là gì? Trên thực tế, vì người ta đề cập đến hai
điều khi nói về bitcoin nên gây ra chút khó hiểu. Điều đầu tiên là chức
năng mà người ta chú ý nhiều nhất: đồng tiền bitcoin, những đơn vị
giá trị điện tử được dùng để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay các loại
tiền tệ khác và giá trị của nó có xu hướng thay đổi rất nhanh so với
các loại tiền truyền thống do chính phủ phát hành. Nhưng định nghĩa
hạn hẹp đó đã làm sai lệch đi định nghĩa khái quát hơn về khả năng
đóng góp to lớn hơn nhiều của bitcoin, đó chính là công nghệ bitcoin -
hay vài người thường viết là Bitcoin, viết hoa chữ cái "B", (còn nói về
đồng tiền thì dùng chữ "b" thường)

Về bản chất, công nghệ bitcoin đề cập đến giao thức của hệ thống,
một thuật ngữ phần mềm phổ biến miêu tả một tập hợp các lệnh lập
trình cơ bản giúp các máy tính

1. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ dùng chữ thường cho tất cả
trường hợp để thuận tiện và thống nhất với cách viết của Wall Street
Journal. (TG)

22
giao tiếp với nhau. Giao thức của bitcoin hoạt động trên mạng lưới
máy tính của rất nhiều người trên thế giới và chịu trách nhiệm duy trì
sổ cái "Blockchain" trung tâm và hệ thống tiền tệ. Giao thức này
truyền lệnh và các thông tin vận hành cần thiết đến các máy tính để
theo dõi và xác minh các giao dịch giữa những người hoạt động trong
nền kinh tế bitcoin. Hệ thống sử dụng mật mã hóa, cho phép người
dùng tạo mật khẩu đặc biệt để chuyển tiền điện tử trực tiếp với nhau
mà không cần phải tiết lộ mật khẩu đó cho bất cứ ai hay tổ chức nào.
Không kém phần quan trọng, hệ thống đặt ra các bước liên tiếp buộc
các máy tính trong mạng lưới phải thực hiện để sự đồng thuận về tính
hợp lệ của từng giao dịch. Khi đạt được sự đồng thuận chung, người
nhận xác thực được rằng người trả có khoản tiền phù hợp - rằng họ sẽ
không giả mạo việc chuyển tiền kỹ thuật số.
Đây là điều mà các chuyên viên công nghệ, các nhà kinh tế học và
người theo thuyết vị lai hứng thú nhất với công nghệ bitcoin. Họ thấy
giao thức mã nguồn mở của công nghệ này là nền tảng cơ bản để phát
triển nhiều công cụ mới phục vụ thương mại và quản lý giao dịch.
Bạn có thể tưởng tượng nó như một hệ điều hành. (Vì nó xây dựng
dựa trên phần mềm mã nguồn mở, chúng ta có thể sử dụng tương tự
như Linux cho máy tính bàn hoặc hệ điều hành Android của Google
cho điện thoại thông minh

23
thay vì hệ điều hành Windows của Microsoft hay iOS của Apple).
Điểm khác biệt là hệ điều hành của bitcoin không truyền lệnh đến một
máy tính duy nhất để hướng dẫn cách thức vận hành, mà là đến một
mạng lưới các máy tính để hướng dẫn chúng tương tác với nhau.
Điểm đặc biệt chủ yếu của nó là mô hình bằng chứng không cần niềm
tin" phi tập trung và cơ sở dữ liệu tự động tổng hợp chứa mọi giao
dịch đã hoàn thành, khả dụng tức thì và không thể sửa chữa. Cũng
như các lập trình viên ứng dụng điện thoại đang bận rộn viết các ứng
dụng trên Android, các nhà phát triển cũng đang xây dựng các ứng
dụng chuyên biệt trên bitcoin để khai thác những đặc tính chính yếu
của nó. Các ứng dụng này có thể chỉ đơn thuần giúp việc trao đổi
đồng tiền bitcoin trở nên linh hoạt và thân thiện với người dùng hơn,
ví dụ như các ứng dụng ví số điện thoại cho phép người dùng điện
thoại thông minh chuyển tiền điện tử cho nhau, hoặc với mục tiêu
phát triển hơn nữa. Sự thật là, các nguyên tắc cơ bản về chia sẻ thông
tin của giao thức bitcoin giúp các nhà phát triển này tạo ra một loạt
chi thị dựa trên phần mềm để quản lý quá trình đưa ra quyết định đối
với các công ty, nhóm cộng đồng và xã hội. Vì tạo được một hồ sơ
quyền sở hữu minh bạch, xác thực toàn phần không cần đến sổ đăng
ký tập trung, hệ thống không cần đặt niềm tin" này cho phép trao đổi
mọi loại vật phẩm số hóa và bất cứ dữ liệu hữu ích nào
24
mà không sợ sai lệch thông tin. Hệ thống này còn loại bỏ được các
bước trung gian tốn kém của ngân hàng, cơ quan chính phủ, luật sư và
nhiều tổ chức trung gian khác được dùng trong hệ thống tập trung
hiện tại của chúng ta. Đây là sức mạnh của công nghệ bitcoin.

Vì tình trạng tăng giá chóng mặt, những sai sót nổi cộm, nỗi đam mê
và đội quân ủng hộ hùng hậu gồm nhiều tín đồ và nhà phê bình,
bitcoin đã trở thành trung tâm của hàng loạt tranh luận nảy lửa có khả
năng xóa nhòa những nỗ lực nghiêm túc trong việc giải thích bản chất
và tiềm năng của đồng tiền này. Cuốn sách này sẽ cố gắng tái cân
bằng vấn đề nêu trên bằng việc giúp độc giả ở nhiều cấp độ và hiểu
biết khác nhau hiểu hơn về bản chất của bitcoin, cách thức hoạt động
và ý nghĩa của nó với tất cả chúng ta.

Chúng tôi là nhà báo, không phải nhà tiên tri. Chúng tôi không tập
trung phác thảo viễn cảnh cụ thể về tương lai. Nhưng nếu chúng ta
học được điều gì trong thập kỷ vừa qua, đó là công nghệ không đứng
yên chờ chúng ta. Từ máy đập đá và máy dệt cho đến điện và dây
chuyền lắp ráp máy tính có bộ nhớ khổng lồ và thư điện tử, các cá
nhân và chính phủ vốn không quá chú ý đến công nghệ mới đang nổ
ra bất ngờ. Chúng tôi tin tưởng bitcoin, cụ

25
thể hơn là những công nghệ đột phá tạo nên bitcoin và các loại tiền
mã hóa khác, đặc biệt là các công cụ hiệu quả để trao đổi tiền tệ, có
tiềm năng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực tài chính. Chỉ xét đến điều
này: quyền kiểm soát tiền tệ là một trong những công cụ mạnh mẽ
nhất mà chính phủ nắm giữ; nếu không tin, hãy hỏi bất ai ở Ireland,
Bồ Đào Nha, Hy Lạp hoặc đảo Síp, những người đã sống qua các
cuộc khủng hoảng tài chính mới đây ở các quốc gia đó. Bitcoin hứa
hẹn ít nhất sẽ chuyển phần nào quyền lực đó từ chính phủ vào tay
người dân. Điều đó báo trước những xung đột chính trị, văn hóa và
kinh tế quan trọng.

Bạn sẽ bắt gặp dấu hiệu của những cuộc xung đột này phần lợi và hại
của bitcoin. Những nhà đầu tư bitcoin mà chúng tôi từng phỏng vấn
trong quá trình nghiên cứu cuốn sách này và trò chuyện suốt thời gian
làm việc ở Wall Street Journal, mang trong mình một niềm đam mê
mãnh liệt. Bitcoin còn khởi động một phong trào tôn giáo: những buổi
gặp mặt gợi nhớ đến các nhóm giáo hội, những kẻ sùng bái ca tụng
bitcoin trên các diễn đàn xã hội như Reddit và Twitter, những nhà
truyền giáo trong phong trào bitcoin như Barry Silbert, Nicolas Cary,
Andreas Antonopolous, arlie Shrem và Roger Ver (những người được
đặt biệt danh "Chúa Bitcoin"). Trên hết, người tạo nên huyền thoại
truyền cảm hứng và củng cố thêm niềm tin là Satoshi Nakamoto,
người sáng tạo nên bitcoin.

26
Nhưng sự thật là, tiền mã hóa có thể bốc hơi hoàn toàn - như định
dạng video Betamax (nếu bạn đủ lớn tuổi để biết đến nó). Hay đồng
tiền cũng chi có ứng dụng thực tiễn không mấy quan trọng, như cách
xe Segway được thổi phồng lên. Cũng như nhà đầu tư bitcoin Gavin
Andresen, kỹ sư phần mềm mà Satoshi Nakamoto bổ nhiệm làm nhà
phát triển chính của phần mềm bitcoin gốc, đã phát biểu thế này:
"Mỗi khi được phỏng vấn, tôi đều nhấn mạnh rằng bitcoin vẫn còn
trong quá trình thử nghiệm; mỗi khi tôi nghe nói ai đó dùng hết tiền
tiết kiệm cả đời để đầu tư vào nó, tôi lại lạnh sống lưng." Và đó là
người chịu trách nhiệm giữ mọi thứ hoạt động trơn tru. Nghi ngờ càng
nặng thêm khi những nhà lãnh đạo chủ chốt, như giám đốc J.P.
Morgan, Jamie Dimon gọi bitcoin là "chức năng tích giữ giá trị tệ hại"
và nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet đơn giản gọi nó là một "ảo
ảnh".
Thật ra, đây cũng không phải phản ứng bất thường. Đa số mọi người,
chúng tôi nhận thấy, đều phản ứng như thế khi lần đầu tiên nghĩ về
bitcoin và tien diện tử. Nhiều người vượt qua được phản ứng ban đầu,
nhiều người lại không. Thực sự là, chúng tôi hy vọng bạn hiểu thông
suốt quy trình nhận dạng tiền mã hóa của Kuber-Ross trước khi đọc
xong cuốn sách này. Quy trình đón đại khái thế này:

1. Còn gọi là xe điện tự vận hành, một loại phương tiện giao thông cá
nhân có hai bánh, hoạt động trên cơ chế tự cân bằng. (BT)

27
Giai đoạn một: Xem thường. Không phải phủ định mà là xem thường.
Vấn đề là, dù bitcoin được coi là tiền nhưng nó không có bất kỳ đặc
điểm nào của tiền mà chúng ta biết. Đồng bitcoin vô hình. Không phải
do chính phủ phát hành hay được đúc từ kim loại quý.

Giai đoạn hai: Hoài nghi. Mỗi ngày, bạn đọc báo thấy đủ các câu
chuyện thuyết phục bạn rằng bitcoin là thật, rằng nhiều chủ doanh
nghiệp, bao gồm cả anh em sinh đôi nhà Winkevoss nổi tiếng trên
Facebook, cũng mong kiếm được nhiều tiền từ bitcoin. Nhưng chi tiết
thì không được đưa ra. Bạn có được bitcoin nhờ giải đáp được các vấn
đề toán học? Không phải ư? Bằng việc dùng máy tính để giải các vấn
đề toán học đó? Sao có thể làm thế được? Ở giai đoạn này, trong đầu
bạn xuất hiện những cụm từ như "mô hình Ponzi" và "bong bóng hoa
tulip?".

Giai đoạn ba: Tò mò. Bạn tiếp tục đọc về bitcoin. Rõ ràng là nhiều
người, thậm chí vài người có vẻ nhạy cảm với bitcoin như người tiên
phong khi xuất hiện mạng
1. Mô hình Ponzi là mô hình lừa đảo khét tiếng, trong đó người tham
gia vay tiền của người này để trả nợ người khác. (BT) 2. Bong bóng
hoa Tulip xảy ra vào khoảng thế kỷ 17. Khi đó, giá thỏa thuận của
một củ tulip mới xuất hiện tăng vọt tới mức bất thường rồi bất ngờ sụt
giảm. Khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm, một số củ tulip được
bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công
lành nghề. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên
được ghi lại trong lịch sử. (BT)

28
Internet là Marc Andreessen hiểu rõ vấn đề này, vô cùng phấn khích.
Nhưng tất cả sự hỗn loạn này là sao? Rồi thì, bitcoin là tiền kỹ thuật
số, có thể có hiệu quả, nhưng nó tạo ra điều khác biệt gì cho mọi
người? Sao mọi người lại nháo nhào lên vì nó?

Giai đoạn bốn: Định hình. Đây là giai đoạn quan trọng. Chọn bất cứ
khái niệm ẩn dụ nào bạn thích - khoảnh khắc gây sốc, khoảnh khắc
tình cờ lóe sáng, khoảnh khắc đột nhiên thấu hiểu - đây là thời khắc
bạn nhận ra người người đang sử dụng tiền kỹ thuật số, ngay cả khi
họ vẫn còn lấn cấn trong việc chấp nhận nó. Một vài người trao đổi
với chúng tôi nói rằng họ mất ngủ suốt nhiều ngày, xóa bỏ hết mọi
thứ về bitcoin. Song hành với quá trình số hóa, một cách thức thực
hiện hoàn toàn mới hình thành trong suy nghĩ bạn.

Giai đoạn năm: Chấp nhận. Không dễ gì để chấp nhận một điều mới
mẻ, nhưng những ý tưởng lớn lại không như thế. Một khi đã hiểu, bạn
không có cách nào vờ như không hiểu nó. Nói tóm lại, thật sự dù
bitcoin không tiếp tục lớn mạnh, dù người ta không ưa chuộng thêm
loại tiền mã hóa khác, gọi chung là "Altcoin" - vài trăm loại tiền mã
hóa tương tự như bitcoin với chức năng và đặc điểm riêng biệt thì
chúng ta vẫn sẽ tìm ra cách thức kinh doanh dễ dàng và nhanh chóng
hơn, một cách thức sẽ loại

29
bỏ người trung gian và người thu lợi tức, mang đến lợi ích cho hàng
triệu người không được dùng hoạt động ngân hàng", và trao cho mọi
người một phương thức kiểm soát tài chính và doanh nghiệp chưa
từng có.

Chắc chắn sẽ có lý do để hoài nghi khả năng thành công của thử
nghiệm quan trọng này. Bitcoin thường xuất hiện trong phần tin chính
vì những tai tiếng và lỗ hổng bảo mật, dù vẫn chưa là gì so với những
sự cố xảy ra trong hệ thống tài chính lấy ngân hàng làm trung tâm và
các phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng, nhưng lại ảnh hưởng tới
hình ảnh của bitcoin. Hình ảnh bị truyền thông bôi xấu khi xuất hiện
những bài báo viết rằng bitcoin từng được dùng để tài trợ cho một
cuộc khủng bố lớn. Sự hoang mang của công chúng có thể khiến các
nhà lập pháp phản ứng quá mức, kìm hãm dự án từ trong trứng nước.
Phản ứng mang tính pháp lý này có thể đặc biệt quá mức nếu các
quan chức cảm thấy bitcoin đang bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng
quản lý hệ thống tiền tệ và thanh toán của chính phủ - rõ ràng, đây là
mục đích công khai của những người ủng hộ tôn sùng chủ nghĩa tự
do. Hành động lập pháp nghiêm túc đầu tiên đang được tiến hành khi
các quan chức ở Washington, New York, London, Bi, Bắc Kinh và
nhiều thủ đô tài chính và chính

30
trị thiết lập các đạo luật buộc người dùng tiền kỹ thuật số phải tuân
theo. Nếu được thiết lập chặt chẽ, các đạo luật này có thể hỗ trợ tiền
mã hóa vì khi đó mọi người sẽ cảm thấy được bảo vệ khỏi những rủi
ro của nó. Nhưng vẫn có khả năng các quan chức sẽ đi quá xa và ngăn
chặn các công ty khởi nghiệp tận dụng triệt để tiềm năng của công
nghệ này, từ đó trao quyền cho các cá nhân, phá vỡ tình trạng độc
quyền, giảm thiểu chi phí, sự lãng phí và tham nhũng trong hệ thống
tài chính của chúng ta.

Trong khi đó, những công nghệ mới nổi khác có thể phát triển làm
tăng tính cạnh tranh. Ví dụ như ở Trung Quốc, người dân hầu như
không cần sử dụng bitcoin để thanh toán vì các ứng dụng trên điện
thoại thông minh có mặt khắp nơi cho phép họ thanh toán bằng nhân
dân tệ mà không cần lo sợ tình trạng biến động của đồng bitcoin. Và
các hệ thống đời cũ đang bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ nỗ lực cải thiện
dịch vụ, hạ thấp chi phí và hỗ trợ quy trình được thiết kế để hạn chế
lợi ích của bitcoin.

Và yếu tố khó đoán nhất trong toàn bộ chuyện này, dĩ nhiên là con
người. Nhìn chung, sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử là điều
bất thường trong lịch sử: xuất hiện giữa cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008, bitcoin đưa ra một giải pháp thay thế cho một hệ thống -
chính là hệ thống tiền tệ hiện thời - đang tự thổi phồng

31
và đe dọa sẽ kéo theo vài tỷ người "gục ngã". Trong vòng vài năm,
một phong trào phản văn hóa hình thành và tiếp tục tồn tại quanh các
loại tiền điện tử này. Nếu không nhờ cuộc khủng hoảng đã phơi bày
những thiếu sót của hệ thống tài chính thế giới, thì thật khó có thể xác
định được vị thế của bitcoin ngày nay. Khi khủng hoảng giảm bớt,
liệu làn sóng kêu gọi chấp nhận tiền kỹ thuật số có vơi đi không?

Không ai có thể biết chắc chuyện này sẽ đi về đâu. Vì vậy, chúng tôi
sẽ không đưa ra những dự đoán mang tính khẳng định, mà chỉ giới
thiệu những triển vọng của tiền mã hóa, phân tích điều có thể xảy ra
đồng thời nhận định và chi tiết hóa các lý do vì sao nó không xảy ra.

Có lẽ bạn đang hoài nghi. Không sao, chúng tôi cũng thế. Cả hai
chúng tôi bắt đầu quan sát thị trường từ những năm 90. Chúng tôi đã
chứng kiến sự bùng nổ và lụi tàn của dot-com. Chúng tôi đã chứng
kiến cơn sốt nhà đất và sự thoái trào của nó. Chúng tôi đã trải qua
cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, khủng hoảng đồng
euro, sự kiện tập đoàn đầu tư Lehman Brothers, quỹ Quản lý Vốn Dài
hạn (LTCM) và cuộc khủng hoảng tài chính của Cộng hòa Síp. Chúng
tôi đã phỏng vấn rất nhiều tín đồ chân chính từ thế giới công nghệ,
những người tin rằng họ

32
đang có một bước tiến lớn lao. Nếu đã trải qua hết các sự kiện đó,
hiển nhiên bạn sẽ hoài nghi.

Vì vậy chúng ta đều hoài nghi khi lần đầu tiên nghe đến bitcoin. Một
loại tiền không chịu sự kiểm soát của chính phủ ư? Thật điên rồ!
(Thật đấy, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là suy nghĩ cố hữu của
hầu hết những người hoài nghi, họ đơn giản là không chấp nhận được
điều đó). Nhưng bản tính tò mò đã giúp chúng tôi vượt qua tất cả.
Chúng tôi bắt đầu viết, kể với mọi người về bitcoin và viết nhiều hơn
nữa. Cuối cùng, tiềm năng của bitcoin trở nên rõ ràng hơn với chúng
tôi, và theo một cách nào đó, cuốn sách này phản chiếu "hành trình"
xuyên thế giới tiền ảo của chúng tôi. Mở mang trí tò mò của chúng
tôi.

Chúng tôi đang kể câu chuyện của bitcoin, nhưng điều chúng tôi đang
thực sự cố gắng làm là xác định vị trí thích hợp nhất của bitcoin trên
thế giới, để xếp "mảnh ghép khổng lồ" này lại. Đây là một câu chuyện
lớn, trải rộng toàn cầu, từ trung tâm công nghệ cao tại Thung lũng
Sillicon đến những con phố ở Bắc Kinh. Câu chuyện còn có những
chuyến đi đến vùng núi ở Utah, các bãi biển ở Barbados, trường học ở
Afghanistan và những công ty khởi nghiệp ở Kenya. Thế giới tiền mã
hóa bao gồm người đầu tư vốn mạo hiểm, người bỏ học trung học,
doanh nhân, người theo chủ nghĩa lý tưởng, người chủ trương vô

33
chính phủ, sinh viên, nhà hoạt động nhân đạo, hacker và hãng Papa
John's Pizza. Nó có điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng kinh tế,
nền kinh tế chung mới, và cơn sốt vàng ở California. Trước khi tất cả
kết thúc, chúng ta có lẽ phải trải qua một cuộc chiến bi tráng giữa thế
giới công nghệ cao mới và công nghệ thấp lạc hậu, một cuộc chiến có
thể khiến hàng triệu người mất việc nhưng lại sản sinh ra một kiểu
triệu phú mới.

Bạn đã sẵn sàng "nhảy hố" bitcoin chưa?

34

Chương 1:

Từ trao đổi hàng hóa tới bitcoin

"Người ta chưa hề tận mắt thấy hay chạm được vào đồng tiền."

Alfred Mitchell Innes


Để bất cứ loại tiền tệ nào trở nên khả thi, dù là tiền mã hóa phi tập
trung do chương trình máy tính phát hành hoặc tiền tệ "định danh"
truyền thống do nhà nước đưa vào lưu thông, loại tiền đó nhất thiết
phải giành được lòng tin của cộng đồng sử dụng. Với người ủng hộ
tiền mã hóa, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn ở những chương sau,
mấu chốt vấn đề là đề xuất một mô hình thay thế cho lòng tin đó. Họ
đề ra một hệ thống không phụ thuộc vào việc phải đặt lòng tin vào
bên thứ ba" như ngân hàng và chính phủ, mà thay vào đó, niềm tin lại
được đặt vào một hệ thống máy tính phi tập trung, bất khả xâm phạm
và, theo lý thuyết, không

35

thể lừa gạt mọi người. Tuy nhiên, không điều nào trong số trên giúp
tiền mã hóa thoát khỏi khó khăn. Chúng vẫn phải giành được niềm tin
của mọi người nếu muốn trở nên khả dụng hơn.

Niềm tin là cốt lõi của bất cứ hệ thống tiền tệ nào. Để làm được điều
này, mọi người phải thấy yên tâm rằng đồng tiền sẽ được giữ gìn
đúng mức. Vì vậy, trước khi bắt đầu quá trình tìm hiểu về sự xuất
hiện "đầy kịch tính" của bitcoin và cách thức đồng tiền này thay đổi
suy nghĩ củ con người, chúng ta cần phải phân tích khái niệm tiền tệ
chi tiết hơn vì tiền tệ vẫn đang phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Đây là nội dung chính trong chương này: tìm hiểu quá trình phát triển
tiền tệ, và đi sâu và chi tiết một trong những phát minh xuất sắc nhất
xã hội loài người nhưng vẫn chưa

được hiểu rõ.


Hãy bắt đầu với những câu hỏi cơ bản. Tiền chính xác là gì? Tiền đại
diện cho cái gì? Xã hội loài người đã đi đến phát triển hệ thống trao
đổi hàng hóa và đo lường giá trị như thế nào? Chà, trong bất cứ lĩnh
vực nghiên cứu nào, phương pháp tốt nhất để tìm hiểu điều gì đó vận
hành như thế nào là nghiên cứu những trường hợp mà hệ thống không
hiệu quả".

36
Một dẫn chứng đương đại cho phương pháp tiếp cận này có lẽ là
Zimbabwe, nơi những tờ bạc mệnh giá hàng tỷ đô hiện đang xếp đống
trên bàn làm việc của các phóng viên tài chính và các thương gia tiền
tệ như lời nhắc nhở rằng những tai họa bất ngờ có thể ập đến trong thế
giới tiền tệ như thế nào. Nhưng bài học sâu sắc nhất trong xã hội
phương Tây lại đến từ rất lâu: những năm 1920 ở Cộng hòa Weimar.
Thời điểm đó, chính phủ Đức, vừa không muốn gây xung đột quân sự
với các nước láng giềng châu Âu, vừa ngại làm phật lòng người dân
vì tăng thuế, đã chọn cách in tiền để trang trải các khoản nợ của mình
và khiến đồng mác Đức trượt giá không kiểm soát nổi. Khi lạm phát
tăng vọt quá sức tưởng tượng, trẻ em có thể xếp hàng chồng những
đồng mác 50 triệu vô giá trị vào nhà đồ chơi. Dĩ nhiên, bài học cảnh
giác từ tất cả những chuyện này đến từ nhận thức rằng môi trường
tiền tệ và sự hỗn loạn của chính phủ đã "mở đường cho Adolf Hitler.

Cuối cùng, Đức cũng đã chuyển mình thành quốc gia có trách nhiệm
và yêu hòa bình. Điều đó cho thấy những xã hội dân chủ vẫn có thể
khôi phục trật tự sau một loạt hỗn loạn về tài chính và chính trị. Brazil
cũng tương tự thế, thông qua những cải cách chính sách tiền tệ, quốc
gia này đã cố gắng thoát khỏi mức lạm phát 30.000% cùng chế độ độc
tài vào những năm 80. Nhưng vài nơi gần như

37
vĩnh viễn gắn với tình trạng rối loạn tiền tệ, và vì thế mà họ phải trả
mức giá kinh khủng. Bài học kinh nghiệm ở đây là, vấn đề cốt lõi
không nằm ở quyết định chính sách tắc trách của các ngân hàng trung
ương chịu trách nhiệm in tiền, dù cho siêu lạm phát phát sinh từ cơ
chế này. Đúng hơn, vấn đề bắt nguồn từ sự sụp đổ niềm tin giữa
người sử dụng tiền tệ với cơ quan phát hành tiền tệ. Bởi các cơ quan
này vốn là chính phủ quốc gia, nên sự sụp đổ này miêu tả chính xác
mối quan hệ rạn nứt giữa một nhóm xã hội với chính phủ. Nghĩ tích
cực thì, điều mà tiền điện tử có thể đem lại, với sự “không cần đến
niềm tin" và hệ thống trao đổi tiền tệ dua trên toán học của nó, có thể
là một giải pháp thay thế khả dụng.

Nếu công dân không tin tưởng chính phủ đại diện cho quyền lợi của
họ, họ sẽ không tin vào đồng tiền của chính phủ đó - hay nói đúng
hơn, họ sẽ không tin hệ thống tiền tệ thiết lập nên nền kinh tế. Nên khi
có cơ hội, họ sẽ bán đồng tiền đó để chạy loại tiền tệ khác mà họ cho
là đáng tin cậy hơn, dù đó là đô la Mỹ, vàng hoặc tài sản an toàn khác.
Khi sự rối loạn chức năng này bám rễ ăn sâu, những tình trạng sau sẽ
tự khắc xảy ra. Đồng tiền mất giá sẽ làm giảm nguồn lực tài chính của
chính phủ, khiến việc in tiền trở thành lựa chọn duy nhất để trả các
khoản nợ và đảm bảo sự sống còn chính trị. Dù sao thì sớm thôi, quá
nhiều tiền được đưa vào lưu thông sẽ tiếp tục làm giảm niềm

38
tin, đồng thời dẫn đến vòng luẩn quẩn giữa lạm phát leo thang và tỷ
giá hối đoái sụt giảm.

Argentina là một xã hội như thế, nơi mà mối quan hệ rạn nứt giữa
người dân và chính phủ đã tồn tại từ rất lâu. Một thế kỷ ròng rã thất
bại trong việc giải quyết bài toán "niềm tin" lý giải tại sao Argentina
trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ và tại sao quốc gia này rơi
từ vị thế đất nước giàu thứ bảy thế giới vào đầu thế kỷ 20 xuống hạng
80 vào giữa năm 2014. Điều đó khiến Argentina, quốc gia đóng vai
trò như một mô hình chuẩn mực kiểu châu Âu ở Tân Thế giới thời đó,
ít nhiều chỉ đứng ngang hàng với Peru.

Mike biết một chút về Argentina. Anh kể câu chuyện như thế này:

Gia đình tôi đã có sáu năm rưỡi rất vui vẻ ở Buenos Aires. Nắng ấm,
bò bít tết, rượu vang Malbec, tóm gọn những trải nghiệm là thế. Điều
tuyệt vời nhất chính là những người bạn chúng tôi quen, người sẽ ôm
bạn thật chặt, luôn giúp đỡ bạn hết mình, không ngần ngại dành bốn
tiếng ăn trưa để ngồi tranh luận về tình hình thế giới.

Nhưng tôi vừa yêu vừa ghét đất nước của họ. Đối với những người
Argentina và gia đình, xã hội của họ ở trong

1. Dựa vào GDP danh nghĩa tính theo đồng peso của Argentina được
chuyển đổi sang đô la theo tỷ giá cho den vào tháng Tám năm 2014.
(TG)

39
cuộc chiến muôn đời với chính mình. Điều này thể hiện ở tình trạng
phân chó bừa bãi trên via hè Bueno Aires, ở những bức vẽ graffiti phá
hỏng kiến trúc Paris xinh đẹp của thành phố, và ùn tắc giao thông liên
miên vì các tài xế không chịu nhường nhau. Các chính trị gia đàng
phái đối lập ủng hộ những ý thức hệ cạnh tranh, lỗi thời với sự trung
thành đặt vào hệ thống hợp thể, mục nát được Juan Domingo Peron
thiết lập từ nửa thế kỷ trước. Hệ thống quyền lực đầy thủ đoạn của
Peron đã trói buộc nền chính trị Argentina trong một vòng luẩn quẩn
của lợi ích ngắn hạn và tham nhũng, một thất bại đã khiến người dân
Argentina không còn niềm tin vào chính phủ. Trốn thuế là chuyện
thường - tại sao, những người dân lý luận, bạn lại muốn trả tiền cho
những kẻ sẽ lừa tiền của bạn? Trong xã hội này, lợi ích cá nhân lên
tiếng và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước đang bị hoang phí.
Những kẻ mưu mô tìm cách lũng đoạn thị trường dưới mác chính sách
sẽ kiếm được hàng khối tiền qua những vụ đầu tư nhỏ lẻ ngắn hạn,
điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế cứ khoảng 10 năm lại đứng
bên bờ vực một lần.

Tôi tới Argentina đầu năm 2003, ngay sau khi cuộc khủng hoàng gần
nhất gần như đã lắng xuống. Các ngân hàng, những nơi đang đóng
băng tiền tiết kiệm của người dân trong các tài khoản mà chính phủ đã
dùng vũ lực buộc họ phải chuyển đổi từ đồng đô la sang đồng peso

40
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

mất giá, đã phải rào chi nhánh ở các khu trung tâm bằng những tấm
thép cố định để bảo vệ cửa sổ khỏi gạch đá của những người gửi tiền
nổi loạn. Khi tôi rời đi, vào năm 2009, cuộc khủng hoảng tiếp theo
xảy ra ở ngành sản xuất bia. Lạm phát bị đẩy lên 30% một năm,
nhưng chính phủ vẫn công khai không thừa nhận, hành động tệ hại đó
càng khiến người Argentina mất niềm tin vào đồng tiền hơn, còn các
doanh nghiệp phải tăng giá dự phòng trong chu kỳ tự củng cố. Người
dân dần dần không còn rút đồng peso từ ngân hàng nữa, nên chính
phủ hạn chế mua bán ngoại tệ, điều này, theo dự đoán, càng làm suy
giảm niềm tin đối với đồng nội tệ. Đây là trò chơi mèo vờn chuột, mà
người Argentina biết quá rõ rằng sẽ kết thúc thảm hại.

Điều này khiến việc dọn nhà của chúng tôi gặp khó khăn. Một năm
sau khi rời đi, cuối cùng chúng tôi cũng có thể bán căn hộ đáng yêu
mà gia đình tôi đã mua ở khu ngoại ô Buenos Aires đầy lá ở Palermo.
Nhưng khi tôi trở lại thành phố để hoàn tất giao dịch, thời điểm đó lại
quá khó để rút tiền ở nước này.

Bất động sản ở Argentina được bán bằng đô la - đúng nghĩa đen, tiền
mặt. Lịch sử đã dạy cho người Argentina thận trọng không chỉ với
đồng tiền của họ mà còn không tin vào các chi phiếu, lệnh chuyển tiền
hay bất cứ điều khoản tín dụng nào. Những đồng đô la cứng cáp và
lạnh

41
lẽo có thể gạt bỏ những thứ đó. Và đó chính xác là những gì bên mua
mong muốn. Họ không muốn chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng ở
Hoa Kỳ của chúng tôi, họ muốn làm theo cách cũ và truyền thống. Họ
đề nghị chúng tôi giao dịch ở một “nhà đổi tiền” ở trung tâm tài chính
Buenos Aires, một trong những nhà đổi tiền lớn đã giúp người
Argentina xử lý các vấn đề tài chính phức tạp của họ. Họ sẽ lấy tiền
mới rồi chuyển vào tài khoản ngân hàng ở Hoa Kỳ của chúng tôi. Dễ
dàng. Làm sao có thể sai được?

Với hành lang láng bóng, huy hiệu và danh xưng đậm phong cách
Victoria thể hiện ý nguyên vẹn và an toàn, những nhà đổi tiền trông
giống chi nhánh ngân hàng, nhưng hoạt động ngoài hệ thống ngân
hàng. Ngoài việc đổi đô la với peso, họ còn quản lý mạng lưới các tài
khoản chuyển tiền ra nước ngoài với mức giá rẻ hơn chuyển tại ngân
hàng. Và khi chính phủ đang kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động
chuyển khoản nước ngoài, những nơi này trở thành trạm chuyển phát
tiền phi chính thức và tiện lợi.

Tôi không thoải mái với lựa chọn có vẻ mờ ám này nhưng Miguel,
người bạn thân nhất của tôi ở Buenos Aires, nói với tôi là những nhà
đổi tiền này đã giải quyết việc làm ăn của anh với các đối tác nước
ngoài hằng tuần bằng những giao dịch hoàn toàn hợp pháp. Anh tin
tưởng họ hoàn toàn còn tôi tin anh. Đây là cách làm việc ở

42
Argentina: bạn tin người bạn biết; và bạn thường sẽ dựa vào những
mối quan hệ này để giải quyết công việc kinh doanh, thay vì dựa vào
sự bảo vệ hợp pháp của hệ thống tư pháp tham nhũng.

Tuy nhiên, để chắc chắn, tôi đã đến một nhà đổi tiền, nơi tôi tin rằng
việc chuyển khoản nước ngoài sẽ được kiểm chứng đầy đủ và hợp
pháp vì chúng tôi đã có hợp đồng bất động sản làm tài liệu hỗ trợ.
Hoàn toàn hài lòng, tôi đồng ý với kế hoạch của người mua. Vài ngày
sau, tám người tập trung tại một phòng kín của công ty để hoàn tất
giao dịch: hai nhân viên, cặp đổi mua căn hộ của chúng tôi, bố của họ
- người sẽ trả tiền, công chứng viên chính thức, theo yêu cầu của pháp
luật để xác thực giao dịch, Miguel, và tôi.

Một người đàn ông mang theo khoảng mười chồng tiền đưa cho tôi.
Tôi chưa bao giờ cầm trên tay nhiều tiền mặt đến vậy, nhưng vẫn hết
hồn vì 280.000 đô lại sao lại được gói nhỏ đến thế. Nhân viên của nhà
đổi tiền đếm lại số tiền đó, và sau đó là quá trình ký giấy tờ chuyển
nhượng. Một khi công chứng viên đã chắc chắn mọi chuyện đều ổn
thỏa và công bằng, anh ta và ông bố tạm biệt nhau. Bây giờ là lúc thu
xếp cho việc chuyển khoản quốc tế.

Bỗng nhiên, một nhân viên xông vào và hét toáng lên: “Ông không
thể làm thế! Chuyện này phải thực hiện qua

43
hệ thống ngân hàng!". Tôi nhìn Miguel và hiểu ngay. Nhân viên đã
nhầm lẫn yêu cầu về chứng từ quan trọng thuộc Luật Ngoại hối bị sửa
đổi thường xuyên của Argentina. Hoặc có thể là - theo như dòng máu
Argentina bí ẩn trong tôi mách bảo - chúng tôi đã bị sập bấy. Tại sao
chuyện này lại xảy ra ngay sau khi công chứng viên rời đi và ký
chuyển nhượng tài sản? Dù sao thì, chúng tôi bị mắc kẹt.

Tôi có những lựa chọn thế này: Tôi có thể sổ tiết kiệm rồi vận chuyển
chúng xuyên thị trấn - Nhưng gom tiền, làm thế nào? Nhét vào ba lô?
Cho vào tất? - rồi hi vọng = chi nhánh ngân hàng địa phương, nơi tôi
đăng ký một tài khoản gần như ít hoạt động chi dùng thanh toán hóa
đơn tiền điện sẽ vui vẻ nhận chồng đô la này, chuyển thành đồng peso
có tính phí rồi lập tức chuyển về đô la với mức phí khác và tỷ giá hối
đoái đắt đỏ khác trước khi chuyển về ngân hàng của tôi với mức phí
cao hơn nữa. Chúng tôi đang đối mặt với rủi ro an ninh và thêm
15.000 đô la chi phí, giả định là kế hoạch có thể qua mặt bộ phận tuân
thủ của ngân hàng một cách trót lợt. Hoặc, như nhà đổi tiền đã đề
xuất, tôi có thể chốt thỏa thuận với họ mà không có chứng từ cam
đoan. Tổ chức sẽ lấy tiền của tôi và một đại lý nước ngoài sẽ đặt cọc
một lượng tương đương trong tài khoản của chúng tôi - nhưng tôi sẽ
không nhận được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh việc chuyển tiền. Tôi
phải tin rằng - một lần nữa - 24 tiếng sau tôi sẽ gọi cho ngân hàng

44
và chắc chắn tiền đang trên đường vào tài khoản, dù sẽ mất ba ngày
để số tiền được thông qua.

Tôi đã nghĩ rất kỹ. Mười ngàn người Argentina thực hiện giao dịch
tương tự như vậy mỗi ngày. Với họ, trớ trêu thay, đó là một phương
pháp chuyển khoản uy tín hơn hệ thống ngân hàng, nơi liên tục trộm
cắp tiền tiết kiệm của họ. Quan trọng hơn, Miguel, người mà tôi tin
tưởng hơn bất kỳ ai khác ở Argentina, tin tưởng giao cho nhóm người
này trông coi tài khoản của anh ấy. Anh ấy thực hiện theo cách rõ
ràng, thẳng thắn hơn tôi tưởng tượng, và còn giao dịch với họ khá
thường xuyên. Thêm nữa, nhà đổi tiền cũng cần duy trì sự tin tưởng
của Miguel. Sự tin cậy của khách hàng là nền tảng kinh doanh của họ.
Tuy nhiên, tôi không giống một khách hàng thân thiết cho lắm.

Tôi miễn cưỡng chấp nhận kiểu giao dịch không chính thống. Thứ
“biên lai” mà tôi nhận được là mảnh giấy từ miếng băng dán được in
bằng loại máy tính in hóa đơn đơn sơ, chỉ có những con số được ghi
bằng chữ: tổng số tiền đã chuyển, phí khấu trừ, và không còn gì nữa.
Tôi đã để quên nó ngay chiều hôm ấy.

Hôm sau, Miguel và tôi quay lại nhà đổi tiền để lấy mã đặc biệt mà
ngân hàng dùng để theo dõi khoản thanh toán. Người mà chúng tôi
định gặp không có ở đó, hoặc

45
đó là những gì tôi được nghe từ người bảo vệ lối vào kiên cố ở văn
phòng phía sau. Máu dồn lên não, tôi đòi gặp nhân viên khác. Bảo vệ
gọi người đó, và tôi được báo là Tiền đã được chuyển vào tài khoản
của tôi. Tôi bắt đầu nghi ngờ. Phải mất ba ngày mà. Tim tôi đập dồn
dập. Họ có nói dối không? Tôi đã bị lừa chăng? Tôi lo sốt vó, bước ra
đường và gọi ngay cho chi nhánh ngân hàng của tôi. Họ bảo rằng:
“Vâng, ông Casey, tiền đã vào tài khoản của ông.” Miguel và tôi ôm
chầm lấy nhau.

Chúng tôi kể câu chuyện này vì nó thể hiện sự liên hệ giữa niềm tin
và tiền bạc, vốn rất cần thiết để thấu hiểu đồng tiền điện tử và quan
niệm tại sao họ chọn tin một thuật toán máy tính hơn là tin tưởng vào
cơ quan phát hành tiền tệ của chính phủ. (Trong trường hợp này, nói
bitcoin “không cần đến niềm tin" là không chính xác, dù đây là một
cách gọi thuận tiện; có điều, niềm tin được đầu tư vào thuật toán thay
vì vào cá nhân hay tổ chức). Bạn cần mô hình niềm tin nào đó để vận
hành hệ thống tiền tệ. Bitcoin giải quyết thách thức này bằng cách
cung cấp cho người dùng một hệ thống niềm tin không dựa trên con
người, mà trên những thuật toán bất khả xâm phạm. Vấn đề niềm tin
còn nằm ở việc không nhiều người yên tâm vì hình ảnh tổng thể của

46
bitcoin - bấp bênh và bất ổn. Với nhiều người, toán học có gì đó khá
đáng sợ, cũng như ý nghĩ rằng máy tính, chứ không phải con người,
đang điều hành mọi thứ - dù rằng thừa nhận nỗi lo như vậy về bitcoin
sẽ chi cho thấy sự thiếu hiểu biết về cách thức điện toán hóa thị
trường tài chính tiền tệ ra sao.

Ở những nơi như Argentina, sự tín nhiệm vào các thể chế chính trị
còn thấp, vấn đề niềm tin này được giải quyết bằng cách đề cao lòng
tin mà xã hội đặt vào gia đình, bạn bè và các mối quan hệ dựa trên uy
tín. Không may, đây là một sự sắp xếp vô cùng kém hiệu quả. Những
vòng tín thác ấy quá nhỏ bé đối với mọi nền kinh tế sở hữu mạng lưới
tương tác kinh tế phức tạp bên ngoài các cộng đồng nhỏ, chưa kể
những nền kinh tế kết nối mạnh với thế giới. Hơn nữa, hệ thống bị
kéo đến điểm tan vỡ khi mà mọi cuộc khủng hoảng đều khiến mọi
người chạy đi tìm lối thoát và ném những đồng peso không xứng đáng
với niềm tin của họ.

Tiền mã hóa hướng tới giải quyết vấn đề này và được đưa vào lưu
hành vì không có hệ thống tiền tệ nào do chính phủ vận hành là hoàn
hảo. Argentina có thể là một trường hợp hiếm, nhưng những sự kiện
năm 2008 đã chi ra rằng, mô hình của mọi quốc gia khác đều có nguy
cơ gặp khủng hoảng lòng tin.
47
Để hiểu rõ tại sao lòng tin lại quan trọng với tiền tệ đến như vậy, và
trước khi ta đi sâu vào cách thức hoạt động cũng như triển vọng to lớn
của tiền ảo, hãy ngược dòng lịch sử để khám phá các lý thuyết cạnh
tranh tiền tệ đã được phát triển suốt hàng thế kỷ qua. Hi vọng rằng sau
chuyển đi này, bạn sẽ hiểu tiền thật sự là gì. Có thể hiện tại bạn nghĩ
câu trả lời thật đơn giản, tiền là một thứ đã được sử dụng cả ngàn
năm. Nhưng thực tế thì, việc trao đổi tiền tệ vốn nằm sâu trong sự tiến
hóa của xã hội con người, điều mà ta ít khi suy xét đến.

Trong cuốn sách thú vị mới đây của mình, Money: An Unauthorized
Biography (tạm dịch: Tiền bạc: Tiểu sử không chính thức), Felix
Martin đã chỉ ra rằng, việc chỉ xem tiền tệ như một “vật" - vật phẩm,
hay quan niệm tiền chỉ là “kim loại”, nội dung này chúng ta sẽ xem
xét sau - đã bỏ lỡ sức mạnh kiến thiết nền văn minh mà phát kiến này
mở ra. Gọi tiền tệ là "công nghệ xã hội", anh tuyên bố: “Tiền tệ thực
chất không phải đồng tiền. Đồng tiền là một hệ thống các tài khoản tín
dụng và thanh toán mà tiền tệ biểu hiện. Hiểu theo cách này, chúng ta
sẽ thấy đồng tiền cho phép tạo ra một hình thức tổ chức xã hội mới
ngoài chủ nghĩa bộ tộc ra sao. Nó cung cấp một hệ thống giá trị chung
tức là, cấu trúc quyền lực trong các bộ lạc thời tiền sử, nơi

48
trật tự được duy trì thông qua sự đe dọa vũ lực từ những kẻ mạnh
nhất, có thể mở đường cho thứ gì đó giúp mọi thành viên trong xã hội
đều trở nên thịnh vượng, không chi về sức mạnh thể chất hay quan hệ
cộng đồng. Sự giàu có được xác định bởi sự tích lũy thứ mới mẻ này,
giá trị vô hình này sẽ trở thành thước đo của sức mạnh. Thứ mới xuất
hiện này đã thay đổi toàn bộ luật chơi.
Martin đưa chúng ta đến đảo Yap thuộc vùng Micronesia để làm rõ
luận điểm của mình. Anh mô tả một hệ thống đơn vị tiền tệ độc đáo
từng làm những vị khách du lịch đến từ châu Âu bối rối, hệ thống bao
gồm các bánh xe bằng đá gọi là fei, được khai thác cách đó gần 500
cây số, đường kính 3,6m. Sau mỗi giao dịch, thường thì việc vận
chuyển những tảng đá khổng lồ đến chỗ chủ mới rất bất tiện, nên
chúng được để lại nơi người chủ cũ. Và có một cam kết ngầm giữa
những người dân đảo Yap rằng quyền sở hữu những biểu tượng giàu
có nặng nề này sẽ được chuyển từ người này sang người kia sau khi
hoàn thành hàng loạt giao dịch, như vậy đây cũng chính là một
phương tiện thanh toán cũng như chi trả các khoản nợ tồn đọng.
Martin dẫn chứng chuyện của một nhà thám hiểm người Mỹ, William
Henry Furness III, người này đã tả lại cảnh tượng một fei chìm xuống
biển khi đang trên đường từ Babelthaup nhưng vẫn được chấp nhận là
một đơn vị tiền tệ trao đổi cho người chủ mới.

49
Hệ thống tiền fei cho thấy xã hội loài người có thể tiến xa như thế nào
trong việc sáng tạo những khái niệm trừu tượng đại diện cho giá trị và
sức mạnh. Ý tưởng này diễn ra ở các mức độ khác nhau khi xã hội
dần toàn cầu hóa; theo tưởng tượng, giá trị của đồng tiền rất phi
thường và đầy sức mạnh. Ta có thể thấy sự xuất hiện của đồng tiền ở
thời Hy Lạp cổ đại và hệ thống dân chủ đột phá xảy ra đồng thời với
sự sụp đổ trong xã hội trước đó, nơi hệ thống quyền lực ngày càng tàn
bạo và rất hạn chế. Đồng tiền đã mở ra một thế giới mới, và kiến tạo
các khả năng.

Nhưng, đối với việc phát triển nền văn minh, việc chấp nhận phổ biến
khái niệm trừu tượng còn rất khó khăn, đó là cả một sự đấu tranh
trong tâm trí mỗi cá nhân, vốn ưa những giải thích cụ thể về cách thức
thế giới hoạt động và đặc biệt là về việc thấu hiểu các giá trị. Chúng
ta đang xem xét vấn đề này dưới góc nhìn của thế hệ trước, những
người trưởng thành cùng các cửa hàng xây bằng gạch vữa và hàng
hóa hữu hình, vật lộn tìm hiểu tại sao người ta có thể mua hàng hóa
vô hình" - ví dụ vật phẩm được bán ra trong trò chơi trực tuyến như
Second Life - ít nhiều phải trả bằng “tiền ảo". Chúng ta có thể thảo
luận về vấn đề "Tiền là gì?", nhưng chúng ta sẽ phải vượt qua khái
niệm thâm căn cố để về một đồng đô la hay một đồng euro - hoặc
thậm chí một bitcoin - với tư cách giá trị vật chất gắn trên đó.

50
Nào, lấy từ ví ra một tờ một đô la - làm tương tự với tờ euro, bảng
Anh hay yên - bất cứ tờ tiền nào bạn có (giả sử bạn vẫn còn mang tiền
mặt). Quan sát thật kỹ tờ tiền đó. Giờ hãy tự hỏi, nó đáng giá bao
nhiêu?

Không nghi ngờ gì nữa, câu trả lời đầu tiên của bạn sẽ như thế này:
"Ai mà không biết, một đô la." Nhưng tự hỏi lần nữa xem. Nó thật sự
đáng giá bao nhiêu? Giá trị thật sự của vật trong tay bạn, tờ giấy rộng
6,6cm và dài 15,6cm, là bao nhiêu?

Nếu muốn, bạn có thể viết lên tờ tiền, biến nó thành tờ giấy ghi chú,
mặc dù cách này cực kỳ kém hiệu quả so với việc dùng tập giấy nhớ
xịn. Kẻ nghiện lại thấy tờ tiền này là công cụ hữu ích để hít ma túy,
dù có lẽ thiên về kiểu "vì nó xài được" hơn là phản chiếu lợi ích đặc
biệt của tờ tiền cho mục đích này. Vấn đề là, đồng đô la cũng như các
tờ giấy bạc của các quốc gia khác, với tư cách một vật hữu hình,
không có gì đặc biệt cả. Nó không phải là cái bàn, cây búa, nguồn
thực phẩm hay thậm chí là một dịch vụ như cắt tóc hay chuyến taxi.

Trong chừng mực nào đó, tờ giấy này tương tự như những loại giấy tờ
khác có vai trò quan trọng trong xã hội chúng ta: Thỏa thuận hợp
đồng viết tay. Giá trị của hợp đồng không nằm ở tờ giấy mà ở việc toà
án sẽ công
51
nhận từng từ ngữ trong đó là bằng chứng để thực thi thỏa thuận.
Chúng là bằng chứng cho giao dịch giữa hai bên và cho phép mỗi bên
đưa ra yêu cầu theo pháp luật để buộc bên còn lại tuân thủ điều khoản
trong thỏa thuận. Nhưng chính xác thì, một đô la có ý nghĩa thế nào
trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng? Dù ở trên tay bạn, tờ tiền này mang
một lời hứa rất mơ hồ, một sự xác nhận từ chính phủ Hoa Kỳ rằng
chính phủ nợ bạn giá trị của đồng đô la đó. "Chú Sam" (chính phủ
Hoa Kỳ) dĩ nhiên sẽ chấp nhận các "giấy nợ" này và sau đó trừ sang
các khoản mà bạn nợ "chú" như hóa đơn thuế, lệ phí, tiền phạt và
nhiều thứ nữa. Nhưng phần còn lại sau tất cả, tiền lương sau khi khẩu
trừ các khoản thuế, "chú" không bao giờ trả bạn. Hãy nghĩ về vấn đề
đó, sao "chú ấy" có thể? nợ cho

Thật ra, một đô la là cam kết bồi thường cho xã hội. Nó là phần người
khác nợ bạn, người đang cầm tờ đô la đó. Chúng tôi nợ bạn giá trị
tương đương của những gì chúng tôi cho là hàng hóa và dịch vụ mà
tiền của bạn có thể mua. Nhưng nói bản thân tờ đô la có giá trị thực
thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

Còn có các "bọ vàng", danh xưng trìu mến mà giới tài chính đặt cho
những người ủng hộ hệ thống tiền tệ bản vị vàng, đã bắt đầu hoạt
động mạnh mẽ, hứa hẹn giải quyết vấn đề giá trị thực. Họ cho rằng,
vàng là tiền tệ thật sự vì độ cứng, hữu hình và quý giá. Theo tiêu
chuẩn

52
vàng đó, bạn có thể đem tờ đô la của mình đến chính phủ Hoa Kỳ và
yêu cầu họ trả nợ cho bạn bằng vàng với giá trị tương đương.
Nhưng điều này lại dấy lên một câu hỏi khác: một thỏi vàng thật sự
đáng giá bao nhiêu? Giá trị thực của nó là bao nhiều? Những "bọ
vàng" chi ra vô số lợi ích của kim loại có độ bền cao và có thể thay
thế trọn vẹn này. Vàng có đặc tính rất ấn tượng: vừa bền vừa dẻo dai.
Người ta có thể nung chảy rồi tái tạo mà vẫn giữ nguyên vẻ bóng bẩy
của nó. Đặc tính dẫn điện của vàng cũng được dùng trong vi mạch và
hoạt động cấy ghép nha khoa vẫn đang tận dụng độ cứng và khả năng
chống ố của nó. Nhưng phải nói cho rõ ràng là: Chúng ta không chỉ
dựa vào những lợi ích này để quy định giá trị của vàng. Thật sự,
chúng chỉ là một phần rất rất nhỏ trong rất nhiều lợi ích mà vàng
mang lại. Không giá trị quy định liên quan đến vẻ đẹp bên ngoài của
vàng nhiều hơn, ví dụ như từ trước đến giờ vàng vẫn luôn được dùng
làm trang sức, kiến trúc hay đồ dùng gia đình.

Nhưng rồi, chúng ta vẫn tiếp tục tranh cãi về giá trị của vàng: thật khó
để phân biệt sự ngưỡng mộ vốn có của mình đối với vẻ đẹp của vàng -
như cách chúng ta ngưỡng mộ một bông hoa - với ý nghĩ rằng đồ
vàng tự thân đã mang giá trị tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng
và uy tín.

53
Vàng thì khan hiếm. Sự thật là vậy. Theo thống kê, tổng lượng vàng
khai thác được từ xưa đến nay chỉ đủ để đầy hai hồ bơi có kích thước
chuẩn Olympic. Nhưng thuật ngữ khan hiếm chỉ mang tính tương đối
và chỉ đúng khi xuất hiện nhu cầu. Vô số vật chất được xem là khan
hiếm. nhưng lại không có giá trị vì người ta không cần đến. Mà con
người chỉ muốn vàng. Vì sao vậy?

Dĩ nhiên chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi đó. Chúng ta chỉ có
thể đưa ra một kết luận thận trọng: Vàng có giá trị như một loại tiền tệ
hay khoản đầu tư vì chúng ta tin nó có giá trị (đây cũng là lý do cơ
bản để ước định giá trị của chính tiền tệ). Giá trị với vai trò một loại
tiền tệ của vàng là một khái niệm xã hội trừu tượng. Nhưng, giá trị đó
là chân thật và thực sự có ảnh hưởng tới thế giới. Qua bao nhiêu năm
lịch sử, máu đã đổ, đất đai bị xâm chiếm và bao nhiêu quốc gia hùng
mạnh rồi suy tàn trong cuộc mưu cầu thứ kim loại sáng chói này.

Cuộc tranh luận suốt hàng thập kỷ về bản chất của tiền có thể quy về
thành hai trường phái. Một phải xem tiền chỉ đơn thuần là hàng hóa,
một vật tồn tại lâu đời với giá trị cố hữu. Nhóm này tin rằng xã hội
chọn vật phẩm nào đó làm đơn vị trao đổi chung để tránh việc hàng
đổi hàng rườm rà. Đổi cừu lấy bánh mì là quá trình trao đổi thiếu
chính xác, cho nên các thương nhân ruộng

54
đất thời xưa đi đến đồng thuận một vật phẩm nào đó - có thể là vỏ sò,
đá hay vàng - hoặc một vật có thể thay thế cho mọi thứ còn lại. Quan
điểm "chế độ bản vị vàng bạc" này, như đã đề cập, ủng hộ ý kiến hệ
thống tiền tệ nên là, hoặc ít nhất được hỗ trợ bởi, một vật chất hữu
hình nào đó. Đây là quan điểm chính thống về đồng tiền được những
"bọ vàng" và người ủng hộ tiền kim loại từ những nơi gọi là trường
kinh tế Áo chấp nhận. Họ là những người trải qua sự phục hồi sau
khủng hoảng tài chính đi cùng những chỉ trích về chính sách bành
trướng của ngân hàng trung ương và lạm phát tiền giấy. Họ lên án
"bong bóng tài sản" là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tiền tệ
lan rộng của những ngân hàng trung ương tự do.

Phái còn lại của cuộc tranh luận này theo thuyết duy chính tiền tệ
(chartalist), những người này tập trung vào tín dụng và mối liên hệ
niềm tin giữa cá nhân và xã hội nói chung. Quan điểm này thừa nhận
một loạt thỏa thuận ngầm trong xã hội giúp duy trì việc trao đổi tiền tệ
cũng như thực hiện hoạt động cho vay và tín dụng. Họ gọi giải pháp
thanh toán này, một đề án vốn có bản chất chính trị này là tiền. Nó
không phải là tiền. Tiền chỉ là đồng xu hay vật biểu tượng lưu hành
trong hệ thống này. (Chartalist bắt nguồn từ tiếng Latinh charta, có
nghĩa là đồng xu). Quan niệm về tiền này đương nhiên hấp dẫn các
nhà kinh

55
tế học, những người tin rằng các nhà hoạch định chính sách giữ vai
trò quản lý nền kinh tế để phát triển xã hội. và nhóm nổi bật nhất
trong số này là đội khởi xướng của John Maynard Keynes.

Sự phân tách mang tính triết học này ảnh hưởng rất lớn tới những
tranh luận về tiền mã hóa và cách thức hoặc khả năng kiểm soát
chúng. Sự xuất hiện của bitcoin thu hút nhiều người trong nhóm theo
chế độ bản vị vàng bạc, đứng đầu là những người theo chủ nghĩa tự
do và chủ nghĩa tư bản vô chính phủ, những người muốn chính phủ
rút bàn tay tham lam ra khỏi hoạt động cung ứng tiền tệ. Bỏ qua bản
chất vô hình của bitcoin, họ xem tiền kỹ thuật số như hàng hóa khan
hiếm, một thứ được "khai thác" và lưu trữ, một thứ mà nguồn cung
hữu hạn đã được bảo chứng qua thuật toán, đồng thời đảm bảo giá trị
của nó sẽ tăng lên và vượt xa lượng tiền giấy vô hạn như đô la. Nhưng
nhiều người tin vào tiền mã hóa, trong số đó có nhiều những chuyên
viên công nghệ và doanh nhân tiêu biểu - những người nhận ra tiềm
năng phá vỡ hệ thống thanh toán lấy ngân hàng làm trung tâm, thực ra
là người theo thuyết duy chính tiền tệ. Họ không coi bitcoin là tiền,
mà là một giao thức thanh toán. Họ không quá quan đến chức năng
tích lũy giá trị hấp dẫn theo thời gian của tâm nó mà chú ý nhiều đến
khả năng tái sắp xếp hệ thống niềm tin của mạng lưới máy tính bên
trong mà nhờ đó xã

56
hội có thể quản lý hoạt động trao đổi giá trị. Với họ, tiền là hệ thống
quản lý nợ nần. Những sự khác biệt này sẽ rất quan trọng khi chúng ta
phần tích tương lai của tiền mã hóa ở những chương

sau. Nhưng bây giờ chúng qua hãy quay về hàng ngàn

năm trước và lần theo những sự kiện đã đưa chúng ta đến

hoàn cảnh hiện nay.

Tiền có mặt từ khi nào? Câu trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc bạn
theo trường phái nào. Thực sự là, khi bàn luận về lịch sử tiền tệ, chắc
chắn phải bàn luận về tính lịch sử của tiền vì không thể nào miêu tả
quá trình phát triển mà thiếu quá trình hình thành của nó.

Trên cơ sở đó, những người theo chế độ bản vị vàng bạc nhìn nhận
nguồn gốc của tiền bằng con mắt của Aristotle, người đã từng viết
"khi dân cư của nước này phụ thuộc hơn vào dân cư của nước khác để
nhập khẩu thứ họ cần và xuất khẩu thứ họ thừa, tiền phải được đưa
vào sử dụng." Ngay khi việc buôn bán trở nên quá phức tạp đến mức
phương thức hàng đổi hàng không thể giải quyết được nữa, thì quan
điểm này được Adam Smith nhắc lại sau hai thiên niên kỷ trong cuốn
The Wealth of Nations (tạm dịch: Của cải của các quốc gia). Smith
cho rằng phương thức hàng đổi hàng là gánh nặng cho cộng

57
đồng Tân Thế giới ở Peru và nhiều nơi khác cho đến khi lợi ích đặc
biệt của hệ thống tiền tệ Âu châu được giới thiệu. Quan điểm của
Smith mang tính quyết định đối với hiểu biết thông thường về việc
chúng ta đang đi theo trình tự từ phương thức hàng đổi hàng đến tiền
rồi đến nợ. Ông đưa ra lập luận rằng, vì con người phân công lao
động theo năng lực, họ sản xuất hàng hóa hơn mức cần thiết để trao
đổi nhưng lại mắc kẹt vì không thỏa mãn được vấn đề mà các nhà
kinh tế học gọi là "sự trùng hợp nhu cầu". Nói cách khác, không có gì
đảm bảo rằng người tiếp theo muốn đổi cừu để lấy tất cả các mũi tên
mà bạn cần đổi. Cho nên, người ta chọn một hàng hóa dễ trao đổi, dễ
phần biệt làm chuẩn để thuận tiện trao đổi hơn. Hàng hóa đó trở thành
tiền, và theo lối tư duy này, bản thân tiền là một vật có giá trị thực
chất. Một khi chúng ta gán cho nó vai trò đó, tiền mở đường cho
nhiều công cụ để trao đổi giá trị, trong đó có sự ra đời của các khoản
nợ.

Nếu bạn là người theo thuyết duy chính tiền tệ, thì điểm xuất phát lịch
sử của bạn rất khác. Đầu tiên, bạn xem phương thức hàng đổi hàng
chỉ là chuyện cổ tích. Bạn dẫn chứng hàng tá bài viết của các nhà
nhân chủng học thế kỷ 20 đã từng đến những nơi không sử dụng tiền
tệ; các nhà nhân chủng học khẳng định không tìm thấy bằng chứng
nào cho thấy người dân ở đây từng dùng phương thức hàng đổi hàng,
ít nhất không phải là hệ thống trao đổi

58
chính. Thay vào đó, các xã hội này đưa ra các quy tắc hành vi phức
tạp để phân loại các khoản nợ và nghĩa vụ khác nhau của họ. Nói cách
khác, nợ xuất hiện trước. Nhà nhân chủng học David Graeber đưa ra
giả thuyết rằng, thỏa thuận cụ thể về các khoản nợ có thể bắt nguồn từ
trao đổi quà cáp, từ đó tạo ra cảm giác mang nợ. Sau đó, hệ thống luật
giá trị có lẽ phát sinh từ những hình phạt mà bộ tộc áp lên các phạm
nhân, ví dụ phạt 20 con cừu vì sát hại anh trai của ai đó. Từ đó, người
ta bắt đầu nghĩ đến tiền như một phương thức giải quyết, đền bù và
thanh toán các khoản nợ cho xã hội.
Do sự khác biệt về thế giới quan, người theo bản vị vàng bạc và người
theo thuyết duy chính tiền tệ đưa ra những động cơ rất khác nhau đối
với vai trò nổi bật của chính phủ trong việc đúc tiền qua các thời kỳ.
Đối với người theo thuyết bản vị vàng bạc, chính phủ chi đóng vai trò
bảo lãnh, xác nhận chất lượng và số lượng kim loại trong mỗi đồng
tiền. Nhưng đối với người theo thuyết duy chính tiền tệ, chính phủ trở
thành trung tâm thanh toán các khoản nợ và tín dụng sau cùng thông
qua sức mạnh độc quyền về thuế mà chỉ có thể thanh toán bằng iền
xu.

Dù theo trường phái nào đi nữa, phần lớn mọi người đều công nhận
rằng hệ thống tiền tệ đầu tiên được ghi nhận xuất hiện ở Mesopotamia
khoảng 3.000 năm trước

59
Công nguyên, khi người Babylon bắt đầu sử dụng bạc và hạt lúa mạch
làm vật trung gian trao đổi và đơn vị giá trị. Hệ thống này xuất hiện
đồng thời với Bộ luật Hammurabi, một trong những bản viết tay lâu
đời nhất còn sót lại và là ví dụ đầu tiên về nhà cai trị thiết lập luật lệ,
cũng ở Mesopotamia. Bộ luật hình thành một quy tắc thanh toán mà
theo đó cái khoản nợ có thể được thanh toán bằng bạc hay lúa mạch.
Được đặc biệt khắc trên bảng đất sét, bộ luật của Hammurabi với chữ
hình nêm tương đối dễ hiểu thay cho chữ tượng hình, một hệ thống
chữ viết cổ chỉ xuất hiện vào giai đoạn hoàng tộc và linh mục.

Theo thời gian, vị thế của con người trong xã hội sẽ được xác định
bằng thước đo tiền tệ về khả năng có được những vật phẩm giá trị,
hơn là năng lực chịu đựng của họ. Sau đó tiền giúp các hoạt động
thanh toán của con người bớt sai hỏng và hỗn loạn hơn. Khi thế giới
có trật tự hơn, giao thương cũng nhận được nhiều lợi ích hơn. Và từ
đó hình thành nên những nền văn minh cổ vĩ đại như Mesopotamia,
Hy Lạp và, thành công nhất là, nền văn minh La Mã.
Những nền văn minh này phát triển và suy tàn song song với tiền, dù
tiền có tạo động lực phát triển văn minh hay ngược lại thì cũng không
thay đổi được mối liên hệ này. Đế chế La Mã bành trướng rộng khắp
đồng nghĩa với

60
việc tiền xu của họ được sử dụng hợp pháp khắp châu Âu và Trung
Đông. Sự bất ổn tài chính, điều cuối cùng khiến để chế này suy tàn rồi
sụp đổ, một phần là do sự sụt giảm sức mua của đồng tiền khi La Mã
không chống đỡ nổi những đợt lạm phát dữ dội liên miên, và những
nỗ lực sai lầm của Hoàng đế Diocletian trong việc kiểm soát giá cả
càng làm tình hình tồi tệ hơn. Sau khi La Mã sụp đổ, Thời kỳ Tăm tối
bao trùm khắp châu Âu và lục địa này mất nhận thức về tiền. Có rất
nhiều nỗ lực nhằm khôi phục tình hình nhưng vẫn không hiệu quả cho
đến tận thời kỳ Phục Hưng. Như nhà sử học Niall Ferguson nhắc nhở
chúng ta, sự tái xuất của tiền vào thời điểm đó, kèm những phát minh
liên quan đến hoạt động ngân hàng của gia tộc Medici xứ Florence đã
tạo điều kiện cho sự bùng nổ thương mại, giúp thanh toán chi phí để
phục hồi kiến trúc và nghệ thuật của thời đại đó. Điều này giúp châu
Âu theo kịp kỷ nguyên hiện đại trong đó tiền bạc và tài chính trở
thành trung tâm.

Trong phần lớn lịch sử, người cai trị nắm quyền phát hành tiền tệ, họ
có thể là vua hoặc chính phủ do dân bầu. Ngàn năm vẫn thế, các nhà
cai trị khẳng định quyền lực trên đồng tiền họ phát hành, theo cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhắc nhở công dân về mối quan hệ sâu xa
giữa tiền và quyền lực.
61
Stater, đồng tiền hợp kim vàng và bạc được cho là đồng tiền đúc sớm
nhất ở vương quốc Lydia, hiện thuộc miền tây Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng
vì in hình đầu sư tử trên đó. Biểu tượng này khiến vua Alyattes, người
được xem là có toàn quyền với những đồng tiền này, rất có khả năng
là tác giả của mối liên hệ tuổi đời hàng thiên niên ki giữa nghệ thuật
và tiền tệ một hình thức đã khiến cho đồng tiền vô tri vô giác này trở
nên giá trị hơn.

Hãy nhìn lại tờ đô la của bạn lần nữa. Trên một mặt, đường viền và bộ
lá được trang trí công phu chạy dọc theo rìa và kèm theo hình khuôn
mặt của George Washington, cũng như con dấu của Ngân hàng Dự trữ
Liên bang khu vực phát hành và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Trên mặt còn
lại, thiết kế đường viền bao quanh chữ "ONE" (một) và "In God We
Trust" (Chúng ta tin vào Chúa) càng tinh tế hơn, cùng với hai mặt con
dấu lớn của Chính phủ Hoa Kỳ, bên phải có hình đại bàng tung cánh
và Thiên Nhãn trên đỉnh kim tự tháp ở bên trái. Tờ tiền này khó bị
làm giả nhờ thiết kế phức tạp và hoa mỹ không dễ sao chép, cũng như
thớ giấy, họa tiết mờ và dải kim loại. Không kém phần quan trọng,
hình ảnh tổng thể cũng hấp dẫn không kém. Tờ tiền đầy nhiễu hạt
theo ký hiệu học biểu hiện cho quyền lực và trật tự.

Thực tế, hình ảnh nghệ thuật trên tiền khiến chúng ta bám vào thuyết
bản vị vàng bạc rằng tờ tiền có giá trị

62
thực. Nhưng chúng ta cũng không thể không chú ý đến biểu tượng
quyền lực gắn liền với tiền. Vô số lãnh chúa sau thời vua Alyattes sử
dụng các biểu tượng độc đáo tương tự để lưu dấu hiệu của họ trên
đồng tiền. Việc này một phần là để xác thực đồng tiền, một phần đóng
vai trò như "thương hiệu" hoàng tộc, một "quảng cáo" trên toàn lãnh
thổ. Chúng ta đều biết tiền bạc và quyền lực luôn đi liền với nhau.
Khả năng phát hành tiền mang đến lợi ích vô cùng đặc biệt, đó là tạo
ra thuế đúc tiền, khả năng thu lợi trực tiếp từ việc phát hành tiền.
Ngày nay, thuế đúc tiền tăng cao vì khoản vay không lãi suất mà
chính phủ thu được từ việc in tiền lên các tờ giấy vô giá trị. Nhưng
theo thời gian, tiền tệ được kết hợp với trọng lượng cụ thể của các
kim loại quý, các nhà cầm quyền tận dụng khả năng này theo nhiều
cách thức công khai hơn. Vài người "trộm" vài đồng tiền vàng hay
bạc, đem nấu chảy và đổi sang giá trị nhỏ hơn. Trước khi đồng tiền
được gán cho trị số cụ thể, các nhà cầm quyền sẽ làm giảm" giá trị
được độc quyền chỉ định của một đồng tiền cụ thể - bằng cách tuyên
bố đồng tiên đó giờ đây chỉ mua được ít mặt hàng hữu ích hơn hoặc
thanh toán được ít thuế hơn so với trước kia. Trong thực tế, nhà cầm
quyền đã công khai từ bỏ hứa hẹn chi trả khoản nợ với tỷ giá nhất
định nên phải xóa nợ xấu theo đúng phần giảm bớt. Vì lẽ đó, nhà cầm
quyền buộc phải

63

kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa để trả nợ của họ. Không cần phải nói
thêm, điều này khiến các tầng lớp giàu có không hài lòng - giới quý
tộc và rồi giai cấp tư sản nhỏ Đối với họ, việc giảm giá trị tiền định kỳ
và tùy tiện chẳng khác nào làm giảm đáng kể sự giàu có của họ. Khi
mức độ chống đối việc lạm quyền này càng cao, căng thẳng từ đó sẽ
sản sinh những ý tưởng tự do vĩ đại là nền móng cho nền dân chủ
ngày nay, những ý tưởng đằng sau sự hình thành của Cách mạng Pháp
và Hoa Kỳ. Giờ đây tinh thần phản kháng tương tự cũng xuất hiện
giữa những người tuyên truyền bitcoin.

Trước khi các nhà cầm quyền châu Âu thời Trung cổ dùng tiền đồng
để chắp vá lỗi lầm, các hoàng đế Trung Hoa đã đưa tiền lên một tầm
cao mới. Thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, khi những vùng như Tứ
Xuyên gặp tình trạng thiếu đồng để đúc tiền, quan chức bắt đầu sử
dụng thư tín dụng có chức năng tương tự như một mẫu tiền giấy. Sau
đó vào năm 1023, triều Tống phát hành một loại tiền giấy đang phát
triển mạnh và có hiệu lực trên khắp đất nước.

Trung Quốc đã xác nhận từ hàng thế kỷ trước rằng, tiền là một phần
của "cơ cấu" chính phủ, như các học sĩ triều đình đã nói. Họ miêu tả
tiền là một phương tiện "báo vệ tài sản và hàng hóa và qua đó kiểm
soát hoạt động sản xuất của con người, mang đến hòa bình và trật tự
xã hội". Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm hàng

64
hóa về tiền của những người theo chế độ bản vị vàng bạc. Nhưng lại
không quá khác biệt so với phương pháp quản lý nguồn cung tiền của
các chủ ngân hàng trung ương hiện đại. Sự khác biệt thuộc trách
nhiệm của các nhà cầm quyền Trung Quốc không đến từ pháp luật mà
đến từ chuẩn mực đạo đức. Mọi chuyện đều trở nên khả thi qua quan
điểm Nho giáo của Hoàng Đế, đóng vai trò như đinh cao nhân đức
của xã hội Trung Quốc bền vững. Ngày nay, Trung Quốc đang vật lộn
đấu tranh cho đồng tiền chính thức của mình, đồng nhân dân tệ vì nhu
cầu ngoại tệ, ví dụ như đô la, của công dân nước này và một mối đe
dọa mới hình thành nhưng có tiềm năng to lớn từ những loại tiền kỹ
thuật số cá nhân như bitcoin. Dù đã xác định được những thay đổi này
và tự mình nỗ lực trên sàn kinh tế thế giới, những nhà cầm quyền
Trung Quốc vẫn gặp khó khăn do quan niệm cũ về tiền nhà nước, một
từ đã trở nên khá mơ mồ ở xã hội hiện đại.

Ở châu Âu, lịch sử tranh giành quyền kiểm soát tiền giữa các khu vực
quốc doanh và tư doanh còn sâu sắc hơn nhiều. Thực tế là, trong khi
nhiều người than phiền rằng việc nhà cầm quyền hạ giá tiền tệ liên
tục, thì nhiều người lại triển khai các giải pháp thay thế để tạo ra đồng
tiền riêng thực dụng.
Ấn tượng nhất trong số đó chính là đồng écu de mare, một loại tiền tệ
được các chủ ngân hàng thương gia - những

65
người nổi lên từ thời kỳ Phục Hưng tại Ý - phát triển và sử dụng, giúp
họ mở rộng kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Dựa trên tỷ giá trao đổi
được các thương gia thống nhất, đồng écu de marc cho phép trao đổi
hóa đơn thương mại từ nhiều ngân hàng thuộc các quốc gia khác
nhau. Dù người cầm quyền tối cao của từng vùng lãnh thổ quản lý
chặt chẽ tiền tệ của họ, nhưng giai cấp ngân hàng nơi đây vẫn phát
triển các hoạt động trao đổi quốc tế thông qua thiết lập hệ thống tín
dụng. Các hóa đơn này chi trả cho việc chuyển hàng - ví dụ như giày
được gia công ở Venice chuyển đến nhà nhập khẩu ở Bruges - làm
giàu cho nhà sản xuất. Nhưng lợi nhuận thật sự nằm ở việc trao đổi
đồng tiền này, một bài học được truyền qua nhiều thế hệ chủ ngân
hàng cho đến ngày nay. Lần đầu tiên, một cộng đồng tư doanh phát
minh ra máy tạo tiền thực sự. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lực tối thượng của giới cầm quyền, khơi mào các cuộc xung đột chính
trị khi vua chúa và nữ hoàng châu Âu lo sợ họ đang dần mất đi vị thế
độc quyền.

Nhưng các chủ ngân hàng không muốn nắm quyền chính trị. Họ là
tầng lớp doanh nhân thực dụng, như họ đã chứng minh qua nhiều thế
kỷ sau đó. Họ sử dụng lợi thế đòn bẩy của tiền tư nhân để thỏa thuận
với chính phủ, đôi khi lại như đe dọa nhưng phần lớn là khôn khéo
đan phán theo cách của họ để thu được nhiều lợi hơn.

66
Cuộc trao đổi giữa giới cầm quyền và những doanh nhân sản xuất tiền
này dân đến sự ra đời của Ngân hàng Anh vào năm 1694, theo ghi
chép quan trọng trong Hiến chương Hoàng Gia. Ngân hàng Anh, ngày
nay là doanh nghiệp trái phiếu ở thành phố London, được thành lập
theo chỉ thị của vua William đệ Tam, người muốn xây dựng hải quân
đẳng cấp thế giới để xâm chiếm Pháp, sau đó là quyền thống trị trên
biển cả. Ngân hàng tư nhân Ngân hàng Anh không được quốc hữu
hóa cho đến sau Thế chiến thứ hai - đã cho nhà vua mượn 1,2 triệu
bảng, một khoản tiền khổng lồ thời đó, để có thể phát hành tiền giấy,
sau đó thành công cho vay lại khoản tiền đó. Vô cùng nhanh gọn, tiền
giấy sau đó xuất hiện được hậu thuẫn từ giới cầm quyền), thiết lập các
hoạt động ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ một nguyên tắc điều hướng hoạt
động ngân hàng hiện - đại cho phép các ngân hàng dưới quyền cho
vay lại phần lớn tiền họ nhận được từ các khoản ký gửi - và kế hoạch
về một ngân hàng trung ương. Trên thực tế, Ngân hàng Anh được cấp
phép để in tiền.

Đây là buổi sơ khai của ngân hàng hiện đại và có ảnh hưởng sâu sắc
đến nền kinh tế Anh. Cấu trúc tài chính mới này không chỉ giúp
Vương quốc Anh phát triển đội tàu hải quân hàng đầu giúp họ xâm
chiếm khắp thế giới mà còn hỗ trợ tài chính cho cuộc cách mạng công
nghiệp. Tín dụng ngân hàng mau chóng trở thành tiền vì người ta

67
cho rằng nó được giới cầm quyền hậu thuẫn. Định nghĩa mới này về
tiền phổ biến rộng khắp từ đó. Cuối cùng hệ thống mới theo kiểu Anh
này mở rộng đến mức công dân thông thường liên tục yêu cầu kiểm
tra tài khoản và các công ty có thể rút mọi công cụ tín dụng ngân hàng
để cấp tiền cho mọi hoạt động từ những công việc hằng ngày đến
những dự án lớn. Việc ngân hàng giờ có thể dùng danh tiếng để bảo
lãnh cho người mượn tiền đã khiến những công cụ này có thể mua
bán qua lại được, nhanh chóng mở đường cho thị trường trái phiếu.
Bước nhảy vọt tài chính này đã khiến khả năng thanh toán bằng tiền
mặt cũng như trong nền kinh tế tăng theo cấp số mũ, nhưng đi kèm
theo đó là rất nhiều rủi ro. Một mặt, nó tạo ra những triển vọng khởi
nghiệp và tạo lập vốn chưa từng có. Mặt khác, nó dẫn đến vấn đề mà
ngày nay chúng ta gọi là "rủi ro theo hệ thống", rằng thiệt hại của một
tổ chức có thể khiến nhiều tổ chức khác xáo trộn và mất ổn định do
mối liên hệ mật thiết trong hệ thống tài chính. Kết quả là, hệ thống dễ
bị chao đảo vì mặt hàng xã hội quan trọng nhất: niềm tin. Mạng lưới
mở rộng chưa từng thấy trong mối quan hệ tín dụng gắn bó chặt chế
đồng nghĩa với việc nhiều nhà máy dệt có thể chi trả hoạt động mở
rộng và lắp ráp các máy hơi nước. Nhưng không phải nhà máy dệt
nào cũng kiếm được tiền và không phải doanh nhân nào cũng có khả
năng trả nợ. Và mặc dù vỡ

68
nợ và phá sản là một phần trong việc chấp nhận rủi ro kinh doanh,
nhưng một khi hệ thống tài chính liên kết chặt chẽ với nhau, chúng có
thể tạo ra hiệu ứng chuỗi. Khi người cho vay bắt đầu lo sợ người vay
số tiền lớn không thanh toán được, người cho vay đó sẽ không cho
những người đi vay khác mượn tiền. Điều này lại gây ra nhiều khó
khăn tài chính, thậm chí kéo theo nhiều lo ngại lớn hơn. Khái niệm
mong manh về niềm tin chung có thể bị phá vỡ theo cách đó. Khi khái
niệm niềm tin "bốc hơi", tín dụng cũng đột nhiên khô héo, khiến
những người mắc nợ không còn khả năng trả nợ, khiến tài chính của
chủ nợ lung lay và rồi làm giảm niềm tin chung. Khủng hoảng kinh tế
cũng từ đây mà ra. Tiền bạc được tự do hơn nhưng cũng trở nên nguy
hiểm hơn.

Tài chính bất ổn đã dẫn đến những tranh cãi gay gắt về cách thức
kiểm soát và cách thức xác định bản chất của tiền tệ. Tình trạng này
vẫn tiếp diễn và dần định hình hệ thống tài chính và tiền tệ hiện đại
của chúng ta. Tất cả xuất phát từ một quan điểm khác biệt về cách
thức tốt nhất để bảo vệ niềm tin trong hệ thống tiền tệ.
Một bên là những tín đồ của vàng. Được những người có tư tưởng tự
do, như triết gia Anh vĩ đại John Locke, ủng hộ, bản vị vàng được ban
hành vào cuối thế kỷ 17.

69

Người ta nghĩ cần ấn định tiền bằng vật hữu hình này đã ngăn chính
phủ và các đối tác mới của họ thuộc lĩnh vực ngân hàng đầu cơ tích
trữ khỏi việc phá hoại tiền của công chúng. Mô hình này thành công
trong việc kiềm chế lạm phát, giúp bảo vệ tài sản quốc gia. Tuy nhiên
những hạn chế về tiền tệ và giá trị tăng cao của vàng thường khiến
người ta tích trữ tiền trong thời điểm khủng hoảng. Tình trạng này
chặn đứng sự tăng trưởng tín dụng, dẫn đến phá sản và nạn thất
nghiệp. Những lúc như thế, chắc chắn nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất là người nghèo.

Theo thời gian, khi hệ thống tài chính trượt dài từ khủng hoảng này
đến khủng hoảng khác, một quan điểm nổi bật về hệ thống thiết lập
nguồn cung tiền và hệ thống kích thích tăng trưởng và giao thương ra
đời. Ý tưởng này không tập trung vào phương thức hạn chế năng lực
phát hành tiền tệ của chính phủ và cách thức quản lý để ngân hàng
thực hiện vai trò duy nhất là cung cấp tiền vay tín dụng, tư nhân. Dẫn
dắt bởi Walter Bagehot, biên tập viên thế kỷ 19 của báo The
Economist, tư duy này mở đường cho sự phát triển của ngân hàng
trung tâm hiện đại. Được những lãnh chúa không bao giờ phá sản hậu
thuẫn, các ngân hàng trung tâm như Ngân hàng Anh đóng vai trò như
"người cho vay cuối cùng" để vượt qua khủng hoảng lòng tin. Họ sẽ
cung cấp đủ tín dụng với lãi suất thấp để vượt qua khủng hoảng. Bản
vị vàng vẫn còn đó nhưng
70
phương pháp mở rộng này lại đối lập với mối ác cảm trước sức mạnh
của ngân hàng tự do cũng như tình trạng nợ trôi nổi của những người
ủng hộ thuyết bản vị.

Những mối lo ngại tương tự cũng bùng lên mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và


đồng nghĩa với việc làm chậm cuộc chơi của ngân hàng trung tâm.
Hoa Kỳ đã trải qua một thập kỷ rưỡi để thay đổi chế độ tiền tệ - lúc
này phát hành tập trung, lúc khác thì đưa vào lưu thông nhiều loại tiền
tệ cạnh tranh được các ngân hàng thương mại phát hành với nhiều
thỏa thuận nội bang và liên bang. Cuối cùng, đô la trở thành đồng tiền
chiếm ưu thế khi một loạt khủng hoảng tài chính nghiêm trọng xảy ra
vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nên người Mỹ quyết định rằng họ
cần đến một ngân hàng trung tâm; và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
(FED) ra đời vào năm 1913. Một trăm năm sau, Cục Dự trữ Liên bang
vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và nhạo báng từ một nhóm người, họ
chỉ trích rằng tổ chức này đã gây ra bong bóng tài sản và lạm phát,
trong khi đó những người ủng hộ lại khẳng định, nếu không có sự can
thiệp rộng khắp của cơ quan này, thì khủng hoảng năm 2008 - 2009 sẽ
còn tệ hơn nhiều.

Rõ ràng là, FED vẫn chưa thể điều hành hệ thống tài chính một cách
đúng đắng. Dẫn chứng A: Cuộc Đại Suy Thoái. Dẫn chứng B: Tập
đoàn Lehman Brothers. Thế kỷ 20 vẫn cho thấy những hiểm họa từ
việc hạn chế quyền tự

71
do của ngân hàng trung tâm. Suốt thời kỳ Đại Suy Thoái, bản vị vàng
đã trói chặt FED vào thời điểm đen tối nha do hạn chế quyền phát
hành tiền mới cũng như xoa dịu ác cảm về việc phát hành các khoản
vay của lĩnh vực hoạt suy thoái động ngân hàng đã đóng băng. Điều
này khiến càng trầm trọng hơn. Cuối cùng, người ta bỏ cơ chế tỷ giá
vàng, giải phóng các ngân hàng trung tâm khỏi sự trói buộc của nó và
giúp khôi phục khả năng thanh toán bằng tiền mặt cho nền kinh tế
toàn cầu đang héo hon.

Sau Thế chiến thứ hai, các chính phủ lại khao khát một vị thế tiền tệ
vững chắc, cụ thể hơn, một vị thế ổn định cho nền kinh tế toàn cầu
đang gặp nhiều khó khăn. Nước Anh, dẫn đầu là nhà kinh tế học John
Maynard Keynes, mong muốn một giải pháp mang tính toàn cầu do
Quỹ Tiền tệ Quốc Tế điều hành. Nhưng cuối cùng, cường quốc duy
nhất không bị chiến tranh tàn phá và có đồng tiền đang chiếm ưu thế
trên trường quốc tế - Hoa Kỳ - là quốc gia có quyền quyết định. Nền
kinh tế toàn cầu sẽ phải hoạt động quanh cực trung tâm, đó là đồng đô
la Mỹ. Trạng thái này vẫn tồn tại đến ngày nay.

Hiệp ước được ký kết tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944 tái lập
mối liên kết giữa đô la và vàng, và sau đó buộc cả thế giới phải ổn
định giá đồng tiền của họ theo giá trị của đô la. Những chính phủ
nước ngoài có quỹ dự

72
trữ bằng đô la được phép mua lại bằng vàng với tỷ lệ nhất định. Liên
kết này đóng vai trò ổn định tài chính trong suốt hai thập kỷ rưỡi,
nhưng đến cuối những năm 1960, những ràng buộc trong chính hệ
thống - thời gian này ảnh hưởng mạnh đến FED - đã khiến nó sụp đổ.
Chi phí của chiến tranh Việt Nam và sự bất lực trong việc cạnh tranh
với các nhà sản xuất giá rẻ đến từ nước ngoài đã khiến Hoa Kỳ không
đủ ngoại tệ để chuyển đổi sang vàng và dần hết tiền vì nhiều quốc gia
như Pháp yêu cầu đổi đô la sang kim loại quý này. Trong tình thế tiến
thoái lưỡng nan, Tổng thống Richard Nixon thực hiện bước đi đột phá
vào ngày 15 tháng Tám năm 1971 khi dừng việc cơ chế tỷ giá vàng.
Ông thực thi cùng trật tự hành pháp được đưa ra trong cuộc hội ý giữa
một số thành viên của Kho Bạc, Cục Dự trữ Liên bang và Nhà Trắng.

Biện pháp "Cú sốc Nixon" đã khiến thỏa thuận Bretton Woods trở nên
vô nghĩa. Năm 1973, khi mọi quốc gia không bỏ cơ chế quy đổi vàng,
hiệp định chính thức chấm dứt. Đây là một thay đổi triệt để: Các
chính phủ giờ có thể tự quyết mức độ cung ứng tiền tệ của họ. Cuối
cùng, thời kỳ của những người theo thuyết duy chính tiền tệ đã đến.
Trong kỷ nguyên tiền giấy, niềm tin về tiền sẽ trở nên tương đối và
biến động: Bạn có tin tưởng đồng đô la hơn đồng bảng Anh, hoặc
ngược lại không?

73
Động thái táo bạo của tổng thống Nixon đã có hiệu quả như mong
muốn giảm tỷ giá hối đoái của đồng độ la và nhen nhóm vực dậy hoạt
động xuất khẩu của Hoa Kỳ. Nó cũng tạo ra vô vàn cơ hội mới để Phố
Wall thúc đẩy trao đổi ngoại tệ. Giờ đây, khi đô la không còn phải ấn
định bằng vàng, ngân hàng có thể tạo tín dụng trên toàn cầu, tạo điều
kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa ngành tài chính, hoặc chính ra là toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việc này cũng mở đường cho các đại
ngân hàng đa quốc gia quy mô quá đồ sộ đến mức không thể bị phá
sản... và tất cả những vấn đề mà các ngân hàng này có thể tạo ra.

Niềm vui phục hồi sản xuất của Hoa Kỳ sau năm 1971 nhanh chóng
phải hứng chịu một tai họa mới hoàn toàn có thể dự đoán được. Cùng
với việc phong tỏa dầu hỏa vào năm 1973 của các quốc gia xuất khẩu
dầu mỏ, đồng đô la suy yếu dần và lạm phát phát sinh; khi giá trị của
loại tiền tệ quan trọng nhất thế giới sụt giảm, giá của tất cả hàng hóa
và dịch vụ tăng lên. (Chúng tôi cảm thấy không thừa chút nào khi
nhắc rằng, giá cả là khái niệm hai chiều, có giá trị của hàng hóa tính
theo đô la nhưng cũng có giá trị của một đô la tính theo số lượng hàng
hóa mà nó có thể mua được. Khi giá trị của một trong hai giảm, giá trị
còn lại kia sẽ tăng lên. Đó là bản chất của lạm phát). Có thể, bùng nổ
lạm phát sẽ đi kèm tỷ lệ thất

74
nghiệp cao, khiến các nhà kinh tế học rối loạn và một thuật ngữ mới,
xấu xí được thêm vào từ điển kinh tế: lạm phát đình đốn.

Giá cả tiếp tục dao động suốt những năm 1970, mở đường cho vị anh
hùng tài chính mới: Paul Volcker với chiều cao 2m. Vị chủ tịch hiếu
thắng của FED hứa sẽ giải quyết lạm phát dù điều này đồng nghĩa với
việc nền kinh tế sẽ lại suy thoái, và tăng một loạt tỷ giá lãi suất chính
là những gì ông đã làm. Ký ức về thời kỳ lạm phát khiến đồng đô la
trong túi người dân mất giá trầm trọng và buộc họ "thắt lưng buộc
bụng" vẫn tồn tại mạnh mẽ trong thế hệ đã phải nếm trải sự hào
nhoáng của "tiền tệ" khan hiếm, độc lập như vàng và bitcoin.

Sau mọi nỗ lực cố gắng của Volcker, tình hình rất lạc quan, ít nhất là
trong một thời gian. Giai đoạn được biết đến với tên Thời kỳ Siêu Ổn
định đã thiết lập cho các quốc gia công nghiệp hóa một chi số lạm
phát thấp, có thể dự báo và tốc độ tăng trưởng ổn định mà chỉ chịu
ảnh hưởng từ tình trạng suy thoái ngắn và không thường xuyên. Châu
Âu bắt đầu một thử nghiệm mới đầy táo bạo để tạo ra một liên minh
tiền tệ. Một liên minh có vẻ thành công rực rỡ trong 10 năm đầu tồn
tại, khi đồng euro chuyển mức tín dụng tốt ở nước Đức tới các quốc
gia từng yếu thế như Ireland và Tây Ban Nha, những nơi đã nhận
được dòng vốn mạnh mẽ và sự bùng nổ bất ngờ của thị trường

75
bất động sản. Những thị trường mới nổi như Brazil, Nga và Indonesia
nhận được một loạt các khoản đầu tư, dù kèm theo đó là những đợt
khủng hoảng định kỳ. Đây là thế giới mới mẻ của nền tài chính tiền
mặt toàn cầu. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, vẫn có một thiếu sót :
mang tính hủy hoại.

Ở Phố Wall, những công nghệ mới và những hô hào bãi bỏ luật định
được thúc đẩy bởi thắng lợi rõ ràng của thị trường tự do trước chủ
nghĩa cộng sản đã buộc bộ máy kỹ thuật tài chính phải tăng tốc. Đây
chính là điểm nảy sinh những hiểm họa. Về mặt vĩ mô, mọi chuyện
đều có vẻ tốt - lạm phát thấp, tốc độ tăng trưởng ổn định - nhưng các
nhà kinh tế học lại phát hiện thấy vấn đề. Sự gia tăng rủi ro không
xuất hiện trong các con số kinh tế chủ đạo. Và nó cũng không bộc lộ
trong hệ thống ký gửi ngân hàng thông thường và các khoản vay nhà
ở hay thương mại. Những con số đó ẩn mình trong một lĩnh vực ít
người biết đến và khó hiểu: Hệ thống ngân hàng ngầm.

Như chúng ta biết, một loạt các khoản thế chấp kỳ lạ và các hợp đồng
phái sinh tín dụng, tất cả đều có giá trị danh nghĩa hàng trăm nghìn tỷ
đô la, quỹ đầu tư thanh toán, ngân hàng, quỹ lương hưu và các tổ chức
hỗ trợ trong một mạng lưới phức tạp, kết nối chặt chẽ với nhau mà
không ai hiểu được. Dường như nhờ học hỏi từ những

76
ngân hàng thương mại thời Phục Hưng, Phố Wall một lần nữa tìm ra
cách hiệu quả để chiếm lấy tiền độc quyền và nhân lên nhiều lần qua
hình thức tiền cá nhân dựa theo khoản nợ. Nhưng trong trường hợp
này, phương cách đó diễn ra trong lĩnh vực ít bị kiểm soát hơn hệ
thống ngân hàng truyền thống. Khi con người rốt cuộc nhận ra hệ
thống ngầm này quan trọng thế nào thì đã quá muộn. Với sự sụp đổ
của tập đoàn Lehman Brothers, cấu trúc đồ sộ nhưng mong manh mà
trên đó hệ thống ngầm được xây đắp cũng dần sup đổ.
Cuối cùng, Thời kỳ Siêu Ổn định vẫn mang theo tai họa. Không chỉ
nuôi dưỡng cảm giác sai lầm về an ninh, mà nó còn khiến chúng ta
quên đi trách nhiệm của mình với tư cách một nhóm xã hội để áp
dụng quy trình chính trị nhằm thay đổi những hoàn cảnh kinh tế bất
an. Mọi người, từ cử tri đến các thương nhân Phố Wall, các nghị sĩ và
cả Tổng thống, đều muốn tin hệ thống tài chính này có thể trở thành
cánh tay trái của Cục Dự trữ Liên bang. Paul Volcker đáng kính đã
nhường chỗ cho "nhạc trưởng" Alan Greenspan - người cũng được
kính trọng như thế - cho đến khi ông không đảm trách được nữa. Năm
1999, chúng ta vờ như không biết việc hủy bỏ Đạo luật Glass-
Steagall, đạo luật đã ngăn cản việc sát nhập các ngân hàng thương
mại và đầu tư kể từ cuộc Đại Suy Thoái, và giúp đỡ những gã khổng
lồ mới nổi có tiềm năng chiếm được cán cần

77
quyền lực trong ngành ngân hàng. Khi hệ thống này gặp sai lầm
nghiêm trọng, họ đã kéo đòn bẩy cuối cùng: khoản cứu trợ tài chính
từ những người đóng thuế.

Sáu năm sau, chúng ta miệt mài sửa chữa hệ thống này. Các nhà vận
động hành lang Phố Wall tiếp tục thể trợ nhu cầu vận động chính trị
của Quốc hội, trao cho họ uy thế quá mức trong quá trình cải cách.
Một phần là vì chúng ta vẫn để các ngân hàng trung tâm làm những
việc xấu cho chúng ta, dùng cơn sốt kiếm tiền nhanh để duy trì trạng
thái bình ổn, trong khi đó Washington lại mắc kẹt trong bế tắc vụ lợi
và gay gắt. Chính sách lãi suất bằng không của Cục Dự trữ Liên bang
và việc chi hơn 3 nghìn tỷ mua trái phiếu, cùng với những động thái
tương tự từ các đối tác của họ ở châu Âu và Nhật Bản, đã chặn đứng
đại họa. Nhưng người ta hầu như chẳng làm gì để giải quyết sự mất
cân bằng tài chính dài hạn ở Hoa Kỳ hay việc tái cấu trúc hệ thống tài
chính do các ngân "TBTF" giống nhau thống trị. Các thiếu sót trong
cấu trúc của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu, cùng với sự phân tách không
bao toàn giữa chức năng chính trị và tiền tệ, vẫn còn đó, thậm chí
ngay sau khi những khiếm khuyết này bị phơi bày khi Hy Lạp,
Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và rồi đến Ý rơi vào khủng hoảng
từ năm 2010 đến nay.

Trong khi đó, trong một nền kinh tế toàn cầu hóa trọn vẹn, nơi mà đô
la là đồng tiền của thế giới, không chỉ của

78
riêng Hoa Kỳ nữa, những hạn chế trong chính sách tiền tệ bị chi phối
bởi các luật định chính trị trong nước cũng bị phơi bày. Rất nhiều tiền
được tạo ra từ hoạt động mua trái phiếu không ngừng của FED, tất cả
nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ, chỉ đơn giản là đẩy tiền
ra nước ngoài để tạo các "bong bóng" không mong muốn trong các thị
trường nhà đất tại các quốc gia đang phát triển và thúc đẩy mối căng
thẳng mang tên "chiến tranh tiền tệ". Tất cả nghe có vẻ bình yên, như
khoảng thời gian tôi viết cuốn sách này, nhưng chắc chắn rằng hệ
thống tiền tệ toàn cầu của chúng ta vẫn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm
trọng.

Lịch sử tiền bạc hé lộ một thử thách trọng đại: làm sao để thiết lập
một hệ thống tạo thuận lợi nhất cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ,
và mang đến thịnh vượng nhưng vẫn ngăn chặn được các tổ chức
kiểm soát hệ thống khỏi việc lạm dụng lòng tin đi kèm vai trò đó. Dù
bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác có đại diện cho một giải pháp
khả thi để giải quyết thách thức tồn đọng này hay không, bước đầu
tiên là nó phải được công nhận rộng rãi là một loại tiền khả dụng,
nghĩa là, được tin tưởng như một phương tiện mở rộng hoạt động trao
đổi và thúc đẩy sự thịnh vượng.

79
Chúng ta thường nói, để một loại tiền tệ trở thành đồng tiền khả dụng,
loại tiền tệ đó phải có chức năng như một vật trung gian trao đổi, một
đơn vị tính toán và một phương tiện lưu trữ giá trị. Đồng đô la có thể
dùng để mua hàng trên khắp thế giới, chúng được dùng để đo lường
giá trị của gần như mọi thứ, và hầu hết, không phải tất cả, mọi người
đều tin ít nhiều tiền tiết kiệm của họ sẽ an toàn nếu được quy đổi
thành đô la. Gần đây, nhiều người dùng bitcoin như một vật trung
gian trao đổi để mua bán vật phẩm, nhưng ít ai dùng nó như một đơn
vi tính toán. Những doanh nghiệp, dù chấp nhận bitcoin, vẫn luôn liệt
kê giá sản phẩm của họ theo đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia nơi
sản phẩm đó được bày bán. Với vai trò phương tiện lưu trữ giá trị, đối
với đa số mọi người, chuyện này có vẻ nhiều rủi ro. Giá bitcoin tăng
8.500% trong 11 tháng đầu năm 2013, sau đó mất 2/3 giá trị trong 6
tháng tiếp theo. Ai lại đặt tiền tiết kiệm cả đời của mình vào một thứ
biến động như thế?

Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là liệu tiền mã hóa có thể trở thành tiền
tệ hay không. Và đó là khi người ta phải dẹp bỏ suy nghĩ khăng khăng
rằng tiền phải được thứ gì đó "chân thật" hậu thuẫn. Vấn đề là tiền mã
hóa có thiết thực hay không. Xét cho cùng, nó có giúp chúng ta nâng
cao khả năng tham gia trao đổi, thương mại và tương giữa con người
với nhau không? Như đã đề cập, bitcoin tác

80
mang đến nhiều lợi the như khả năng vượt trội để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chuyển đổi giá trị với chi phí thấp và gần như tức thời ở
bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi nghĩ điều này sẽ biến công nghệ này -
không chỉ là bitcoin - được truy tìm ráo riết sau này. Có thể khi đó nó
sẽ trở thành đồng tiền.

Bạn có thể cho rằng, một loại tiền tệ nào đó trở thành tiền khi mọi
người đều coi nó là tiền. Để vượt qua khó khăn đó, bitcoin cần phải
khiến mọi người tin nó. Những người chấp nhận bitcoin sớm nhất đã
áp dụng nhiều chiến lược thường thấy trong lịch sử tiền tệ. Các chiến
lược này gồm chọn biểu tượng tương tự các đồng tiền khác - thường
là chữ B có sọc dọc giống đồng đô la - đến việc, theo nhà nhân chủng
học Bill Maurer ghi nhận, tưới đẫm tiền kỹ thuật số bằng những đồn
đoán về giá trị vật lý, hữu hình bằng cách sử dụng từ "khai thác" để
diễn tả quá trình tạo ra bitcoin.

Nhưng những người ủng hộ bitcoin đầu tiên gặp phải thử thách khó
khăn hơn, đó là xây dựng một cộng đồng người dùng bitcoin lớn hơn
nữa. Như chúng ta sẽ thấy, cộng đồng ủng hộ bitcoin, ban đầu chỉ có
hai người, đang phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng cũng như tăng
cường động lực để hỗ trợ nó. Nếu chúng ta chấp nhận

81
quan điểm của người theo thuyết duy chính tiền tệ rằng tiền là một
hiện tượng xã hội, thì sự tiếp tục mở rộng cộng đồng này là biểu hiện
của quá trình tiền tệ nỗ lực trở thành tiền bạc.

82

Chương 2: Nguồn gốc phát triển

"Sự thô lỗ của chính quyền nằm ở thái độ cố dùng tiền thay cho ý
tưởng."

- Frank Lloyd Wright


N ngày 31 tháng Mười năm 2008, vào lúc hai giờ N mười phút chiều
giờ New York, vài trăm thành viên thuộc một danh sách thư điện tử ít
người biết đến, bao gồm chuyên gia mật mã hóa và người say mê
công nghệ này, nhận được thư điện tử từ một người tự xưng là Satoshi
Nakamoto. "Tôi đang nghiên cứu một hệ thống tiền mặt điện tử mới
hoàn toàn ngang cấp, không cần bên thứ ba đáng tin cậy," ông thắng
thừng viết Tin nhắn ngắn gọn của ông chuyển hướng họ đến một bài
luận dài chín

1. Danh tỉnh thật sự của người hoặc nhóm người này vẫn còn bí ẩn.
Để đơn giản, xuyên suốt cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến người
sáng lập bitcoin với tư cách một cá nhân và bằng chính cái tên mà
người này sử dụng. (TG)

83
trang được đăng tải trên trang web mới mà ông vừa đăng ký hai tháng
trước. Bài luận mô tả một hệ thống tiền tệ mà ông gọi là "bitcoin".

Bài báo giải thích hệ thống "tiền" kỹ thuật số này bằng một văn bản rõ
ràng nhưng khô khan, kèm theo các minh họa, phương trình, mật mã
và các chú thích. Đây chắc chắn không phải loại tiền tệ theo nghĩa mà
bất cứ ai trong xã hội chính ngạch đều hiểu. "Chúng tôi định nghĩa
đồng tiền điện tử là một chuỗi các chữ ký số," Nakamoto viết. "Mỗi
chủ sở hữu chuyển tiền cho chủ sở hữu tiếp theo bằng cách xác nhận
dưới dạng số hóa một mã băm của giao dịch trước và khóa công khai
của chủ sở hữu tiếp theo, sau đó bổ sung chúng vào cuối đồng tiền.
Người được trả có thể xác minh chữ ký để xác nhận chuỗi quyền sở
hữu." (Như hầu hết mọi người, nếu bạn còn lạ lẫm với khoa học mật
mã hóa máy tính, lĩnh vực này có vẻ cao siêu khó hiểu nhưng lại là
điều quen thuộc đối với những người đam mê mật mã hóa mà
Nakamoto hướng đến. Tuy nhiên, sau khi đọc xong cuốn sách này,
chúng tôi hy vọng những thuật ngữ như thế này sẽ ít làm bạn nản chí
hơn). Ông tiếp tục giải thích nhiều đặc điểm khác nhau, bao gồm cách
thức thông minh mà ông loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trung
gian, ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, chứng nhận và đảm
bảo các giao dịch.

84
Ông diễn tả một hệ thống trao đổi trực tuyến sử dụng mật mã hóa có
thể cho phép hai bên trao đổi các thẻ giá trị mà không cần tiết lộ
thông tin bảo mật của chính họ hay tài khoản tài của họ. Nó hướng
đến hoạt động tách biệt với cấu trúc ngân hàng truyền thống và cho
phép mọi người gửi tiền điện tử trực tiếp cho nhau - ngang cấp, như
mô hình thương mại không qua trung gian. Không cần ngân hàng hay
công ty thẻ tín dụng. Không cần đến các tổ chức xử lý thanh toán hay
bên thứ ba "đáng tin cậy". Trên thực tế, đây là một dạng tiền kỹ thuật
số. Cuộc cách mạng bitcoin đã bắt đầu. Nhưng tiếc thay, hầu hết
những người đầu tiên được mời tham gia đều không nhận ra điều đó.

Trong cộng đồng mật mã hóa gắn bó chặt chẽ được mời bình luận
chuyên đề của Nakamoto, có những thành viên thuộc phong trào
Cypherpunk', một nhóm nhỏ các nhà hoạt động với tư duy công nghệ
đã giành được danh tiếng nhờ nỗ lực ứng dụng công cụ mật mã hóa cá
nhân để thúc đẩy sự thay đổi nền tảng chính trị và văn hóa vào những
năm 1990. Nỗ lực này đã đơm hoa kết đội quân đòi hỏi tính minh
bạch của Julian Assange và tổ chức xuất bản năng động của ông,
Wikileaks, khởi sinh từ phong

1 Từ chi những người đam mê mật mã học, lập mã và bảo mật để đảm
bảo tính riêng tư, đặc biệt những người sử dụng thư điện tử mã hóa.
(BT)
85
trào này. Đối với các Cypherpunk, ý tưởng về hệ thống tiền kỹ thuật
số ẩn danh không có gì là mới mẻ. Thật vậy, đây từng là một trong
những ý tưởng lớn đầu tiên của họ. Chỉ có điều là, không ai hiện thực
hóa ý tưởng đó. Một số người đã cố gắng xây dựng nhiều hệ thống
tiền kỹ thuật số, có người còn làm rất tốt, nhưng rốt cuộc, không ai
đạt đến mức khả dĩ nào và kết quả là đầu voi đuôi chuột.

Thoạt nhìn, bitcoin có vẻ tương tự như những "người tiền nhiệm" của
nó. Giao thức phần mềm của bitcoin - một tập hợp các lệnh điều
hướng giao tiếp làm cơ sở cho hệ thống - tuân theo những ý tưởng cơ
bản giống như các giao thức trước đây. Cũng như thế, giao thức này
sử dụng mật mã hóa khóa công khai để mọi người có thể an tâm chia
sẻ chuỗi mã giá trị. Một giao dịch có thể diễn ra bất cứ khi nào người
dùng sử dụng khóa cá nhân bí mật - một đoạn mã được bảo mật chặt
chẽ - để xác thực cặp khóa công khai khả dụng gắn liền với kho lưu
trữ tiền tệ đó. Cũng giống như những người tiền nhiệm", nó tìm cách
thiết lập một bộ quy tắc không thể phá vỡ mà qua đó mạng lưới máy
tính phân tán sẽ phối hợp với nhau để duy trì tính toàn vẹn của hệ
thống tiền tệ. Tương tự thế, bất cứ ai có máy tính đều có thể tham gia
vào mạng lưới này, giúp duy trì tính toàn vẹn, trả và nhận một loại
tiền kỹ thuật số chung. Nó theo đuổi một mục đích chung: Loại bỏ mô
hình thanh toán toàn cầu

86
cũng như việc phát hành tiền tệ hiện thời và thay thế bằng các máy
tính cá nhân đóng vai trò đảm bảo tính trung thực của hệ thống, chứ
không phải là ngân hàng.
Mọi cố gắng để hiện thực hóa điều này đều thất bại. Vậy tìm đầu ra lý
do để tin rằng hệ thống của Nakamoto sẽ thu hút công chúng hơn
những hệ thống trước đó? Hầu hết những thành viên trong nhóm,
những người đọc chuyên đề đó, đều không tìm ra lý do nào. Phản ứng
dữ dội của lập trình viên Ray Dillinger ở San Francisco đã cho thấy
quan điểm của nhiều người thuộc nhóm hoài nghi: "Mọi người sẽ ko
trữ tài sản bằng đồng tiền lạm phát cao này nếu họ có thể" James A.
Donald, một người cuồng mật mã đang viết blog thiên về xu hướng tự
do, tán thành nỗ lực hoàn thành "giấc mơ Cypherpunk cũ" và cho
phép thế giới "rất, rất cần một hệ thống như thể". Nhưng ông dự đoán
hệ thống của Nakamoto sẽ không bao giờ đủ mạnh hay có thể nâng
cao để tải nổi giao dịch từ "hàng trăm triệu người". Và với John
Levine, người đăng ký danh sách mã hóa này và cũng được biết đến
là tác giả của sách "Internet cho gà mờ", cuối cùng tin tặc sẽ là "đao
phủ" cho hệ thống của Nakamoto vì "người tốt có cực kỳ ít hỏa lực
tính toán so với kẻ xấu".

1. Đặc điểm "lạm phát cao" mà Dilinger đề cập trái ngược với giới
thiệu chung về bitcoin hiện nay; bởi vì nó được lập trình với nguồn
cung bitcoin hữu hạn, không đổi và tỷ lệ phát hành giảm nên thường
được coi là đồng tiền giảm phát. (TG)

87
Nakamoto không hề nản lòng. Ông biết hệ thống này có hai đột phá
lớn: một sổ cái chung bất khả xâm phạm mà ông gọi là "hệ thống
Blockchain", theo đó mọi người có thể xác minh tính hợp lệ của giao
dịch, cũng như hàng loạt những ưu đãi tiền tệ độc đáo để khuyến
khích chủ sở hữu máy tính trong mạng lưới liên tục cập nhật sổ cái.
Điều này vừa giúp hệ thống của ông trung thực vừa giải quyết được
vấn đề hacker tấn công.
Nakamoto đã lập trang web bitcoin.org, tên miền ông mua cùng thời
điểm ông đăng tải chuyên đề thông cáo của mình. Nhưng ông biết để
đưa trang web lên một tầm cao mới, ông phải nâng cấp chương trình
phần mềm mà ông đã âm thầm phát triển và tạo ra những bitcoin đầu
tiên. Đến năm sau, ông mở thuật toán và bắt đầu "khai thác" loại tiền
mới của mình. Như chúng ta sẽ tìm hiểu chương 5, khai thác là một
thuật ngữ không chính xác lắm, bởi vì hoạt động quan trọng nhất mà
các "thợ đào" là máy tính có nối mạng này, hay còn gọi là các nút, cần
làm là xác nhận giao dịch. Những bitcoin được khai thác" thật ra cũng
chỉ là phần thưởng cho thợ đào đầu tiên giải được mảnh ghép toán
học phức tạp, được tạo ngẫu nhiên để giao dịch được xác nhận. Phần
thưởng càng ngày càng

1. Thợ đào (miner) là những người tham gia khai thác trong
Blockchain. (BT)

88
khó đạt được khi các thợ đào đưa thêm nhiều công suất tính toán vào
mạng lưới hơn.

Nakamoto, "Nút Số Một", tải phần mềm đó vào máy tính bàn của
mình và khởi động chương trình, giao diện đơn giản của nó cho thấy
kết quả những nỗ lực của ông dưới dạng lưới. Bởi vì trong mạng lưới
chẳng có ai ngoài ông, nên không có nhiều giao dịch bên thứ ba cần
thực hiện và xác nhận. Thật ra không có giao dịch nào cả, nên ông cử
"treo" máy tính ở đó và chuyển bitcoin vào "ví" kỹ thuật số mà ông tự
tạo cho mình. Ngày nay, mạng lưới người dùng trải khắp thế giới và
những khó khăn về tính toán trong quá trình khai thác tăng cao đến
mức cần phải có những máy chuyên dụng lớn và đắt tiền trong các
xưởng đặc biệt để thuận lợi làm việc. Nhưng những ngày đầu của năm
2009, sản xuất bitcoin để đưa vào tài khoản của ông dễ như tải xuống
bản sao của Microsoft Outlook và chạy trên máy tính vậy.
Để khởi động hệ thống, Nakamoto đã tạo Khối Nguyên thủy, "khối"
50 đồng đầu tiên của bitcoin. Sáu ngày tiếp theo, ông khai thác được
nhiều hơn - khoảng 43.000 nếu phần mềm làm việc theo lịch trình sẵn
có tạo khối mỗi 10 phút. Vào tháng Tám năm 2014, một khối lượng
có giá trị khoảng 21 triệu đô la, nhưng thời đó chỉ có giá bằng 0 vì
Nakamoto không có ai khác để truyền gửi hoặc tiêu

89
dùng chúng. Nếu đặc điểm tiêu chuẩn của tiền là tính tiện dụng, thì
vào thời điểm đó bitcoin hoàn toàn không có đặc tính này. Bấy giờ,
ông ta phải tìm thêm nhiều người khác tham gia nữa.

Cho nên, sáu ngày sau khi tạo ra Khối Nguyên thủy, Nakamoto tìm lại
danh sách thư điện tử mã hóa trước đó và thông báo với các độc giả
rằng chương trình đã sẵn sàng.

"Thông báo phát hành bitcoin đầu tiên, một hệ thống tiền điện tử mới
có dùng mạng lưới ngang cấp để tránh tình trạng lặp chi".

Sau đó, thông tin chào bán: "Đây là hệ thống phân tán hoàn toàn,
không có máy chủ hay tổ chức trung tâm."

Đối với những người trong danh sách đã từng nghe nhiều tuyên bố
như thế trước đây, chưa có bằng chứng nào cho thấy Nakamoto đã
vượt qua thử thách mà nhiều người đi trước thất bại: tránh được các
giao dịch gian lận - thường gọi là giao dịch lặp chi - khi không có tổ
chức trung tâm chịu trách nhiệm xác minh giao dịch. Dù ghét phải
thừa nhận như thế nào, nhưng có lẽ bạn cần một tổ chức trung tâm,
như ngân hàng, thực hiện việc đó.
Một lần nữa, người ta vẫn phản ứng quá lạnh nhạt trước đề xuất của
Nakamoto. Một số người ngay lập tức

90
tập trung vào những chi trích sau này rất phổ biến về bitcoin: Năng
lượng hệ thống tiêu tốn chỉ để thu hoạch "bitbux", sẽ tốn kém hơn
nhiều giá trị thực, còn chưa kể đến những bất cập môi trường.
Jonathan Thornburg, giáo sư thiên văn học tại Đại học Indiana, lại
nhìn ra một thách thức chính trị lớn hơn: "Không một chính phủ lớn
nào cho phép bitcoin, với khuôn mẫu hiện tại, vận hành trên quy mô
lớn."

Thậm chí chỉ trong một nhóm nhỏ, những người trong danh sách gửi
thư ban đầu bao gồm nhiều độc giả chiết trung: một nhà vật lý học
thiên thể, một kỹ sư phần mềm, một nhà tư vấn an ninh và một tác giả
khoa học viễn tưởng. Tất cả đều không tin tưởng vào ý tưởng tiền
điện tử. Một số tập trung vào các vấn đề bảo mật máy tính, chẳng hạn
vậy. Nhóm nhỏ khác lại đang cố gắng hoàn thiện thư điện tử mã hóa.
Đa số không quan tâm đến hành động giống như trả đũa các ý tưởng
thất bại trước đây này.

"Tất cả chúng tôi đều nói, ừ ha, rồi, được, ổn", năm năm sau Levine
cười nói. "Ai mà biết được bitcoin lại nổi tiếng như thế." Thật vậy,
trước khi chúng tôi nhắc ông nhớ lại chuyện đó, Levine còn quên mất
ông có tên trong danh sách gửi thư, quên mất ông thuộc nhóm hoài
nghi huyền thoại đương thời này và vẫn không phát hiện ra

91
Satoshi Nakamoto là ai. Nhưng ông ấy vẫn thấy thoải mái vì ông
không phải là người duy nhất như thế. Rõ ràng, nhiều người cho rằng
Nakamoto đang đào xới vấn đề mà từ lâu họ đã ngưng tìm kiếm.

Chẳng ích lợi gì khi mọi người không biết Nakamoto là ai. Thành
viên trong nhóm Cypherpunk và cộng đồng mật mã học cũng thường
giấu tên, nhưng họ không ẩn danh với nhau. Đa số đều dùng tên thật
hoặc có biệt danh thường gọi. Vì với các đối tác trong thế giới thật
của họ, cộng đồng trực tuyến cùng nhau tạo dựng danh tiếng bằng
mối liên hệ duy trì liên tục. Trước tháng Mười năm 2008, chưa ai
từng nghe đến tên Satoshi Nakamoto. Rồi đột nhiên ông xuất hiện, có
lẽ đây là lý do mà người ta không chú ý đến. "Ông ấy chỉ là một cái
tên trong danh sách thư," Russ Nelson, kỹ sư từ Đại học Clarkson,
cho biết. Ông nhớ, vào thời điểm đó, bản thân không có chút suy nghĩ
liệu bitcoin có thành công hay tạo ra ảnh hưởng gì không.

"Nên thử tìm hiểu một chút vì biết đâu nó sẽ trở nên nổi tiếng,"
Nakamoto từng gợi ý với một người không quan tâm đến bitcoin.
Theo đà phát triển của thị trường, đây là một lời chào hàng nhạt nhẽo,
nhưng lại cho thấy một điểm vô cùng quan trọng. Tuyệt phẩm của
Nakamoto sẽ chẳng là gì nếu không có ai sử dụng. Nghĩa là bitcoin

92
phải bắt đầu từ đầu đó. Nakamoto đã là người đầu tiên tiếp nhận
bitcoin. Giờ đây, ông cần người thứ hai. May cho ông và cho cả
bitcoin, vì đã có người giơ tay.

Hal Finney, khi đó 53 tuổi, là nhà phát triển hàng đầu của Tập đoàn
PGP, một tập đoàn được thành lập bởi nhà mật mã học nổi danh, Phil
Zimmermann - người sở hữu phần mềm có tên hài hước Pretty Good
Privacy (tạm dịch: Bảo mật khá tốt) đã giúp phổ biến hệ thống mã hóa
khóa công khai cho thư điện tử. Là một thành viên sớm nhất và nổi
bật trong phong trào Cypherpunk, bản thân Finney được tôn vinh với
nhiều sáng kiến mã hóa, bao gồm chương trình Gửi thư Ấn danh
(Anonymous Remailer) cho phép người dùng gửi thư điện tử mà
không tiết lộ nguồn gốc thư. Năm 2004, Finney giới thiệu phiên bản
tiền điện tử của chính mình. Giống như bitcoin, mô hình của Finney
sử dụng chức năng tạo mã bằng giao thức "Bằng chứng Xử lý"
(PoW), được nhà mật mã học người Anh - Adam Back giới thiệu năm
1997, để xác minh và định lượng năng lượng xử lý cần thiết để sáng
tạo và làm nền tảng cho giá trị của tiền kỹ thuật số. (Đây là khái niệm
quan trọng - đúng hơn là phức tạp - để hiểu cách thức các chủ máy
tính "khai thác" tiền ảo, đưa vào sử dụng và tạo giá trị bằng cách đầu
tư nguồn lực vào đó - chính là "bằng chứng xử lý". Đến lúc này,
chúng ta chỉ cần thấu hiểu khái niệm cơ bản: để đổi lấy đặc quyền tạo
ra tiền tệ, máy tính

93
buộc phải thực hiện một nhiệm vụ, trong trường hợp này là một thử
thách khó khăn về tính toán. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này khi tìm
hiểu cách thức hoạt động của tiền mã hóa trong chương 5).

Mối liên quan giữa Finney và mã hóa kỹ thuật số khiến mọi người
nghĩ ông nhà khoa học chủ chốt đằng sau bitcoin và tất cả tiền mã
hóa, cũng như triết lý nền tảng của chúng. Phần lớn chiều dài lịch sử,
kể từ khởi nguồn ở Ai Cập cổ đại, bản chất của mật mã hóa - được đặt
theo từ "ẩn giấu" và "ghi chép" theo tiếng Hy Lạp - thuộc về nghệ
thuật lập mã ngôn ngữ để giữ bí mật thông tin. Hệ thống mã hóa chủ
yếu được chính phủ và quân đội sử dụng để bảo vệ bí mật quốc gia và
đánh lừa quân địch. Nhưng trong kỷ nguyên kỹ thuật số, khi khoa học
phát triển theo cấp số mũ nhờ các máy tính có thể nâng cao các thuật
toán phức tạp để thực hiện những nhiệm vụ mã hóa ngày càng phức
tạp hơn, hệ thống mã hóa còn được ứng dụng rộng rãi hơn trong bảo
vệ thông tin cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Trong kỷ nguyên
này, nhóm các nhà mật mã học phát triển theo nhiều hướng chính trị
đa dạng, nên không nói là bất đồng. Có những người xem mật mã học
là hoạt động mang tính thương mại, nên làm việc trong các công ty và
chính phủ. Nhưng những người khác có lẽ tìm thấy tiếng gọi xa xôi
hơn, gắn mật mã học với đấu tranh giành tự do và quyền cá nhân.
Trong đó,

94
các Cypherpunk ủng hộ tự do vô chính phủ là những nhà hoạt động
mạnh mẽ; còn những người khác thì nhẹ nhàng và bình thường hơn.
Nhưng những người đã dùng kiến thức để nỗ lực thay đổi xã hội đều
xem mật mã học là công cụ để nâng cao sự riêng tư cá nhân và
chuyển quyền lực từ những tổ chức trung tâm lớn sang cho các cá
nhân. Hal Finney theo xu hướng này - nghiên cứu về mật mã trước
đây của ông đã chứng minh điều đó. Satoshi Nakamoto cũng thế, ít
nhất là từ những gì chúng ta biết về những bài viết của Satoshi. Và
bitcoin cũng không ngoại lệ.

Khi đó, như một lẽ tự nhiên, Finney bị hệ thống của Nakamoto hấp
dẫn. Ông nhanh chóng gửi thư cho người mới và xa lạ này qua địa chỉ
thư điện tử mà Nakamoto cung cấp. Người phát minh ra bitcoin sử
dụng ít nhất ba địa chi thư điện tử công khai, dĩ nhiên, tất cả đều được
mã hóa và không thể dò ra người lập). Vào ngày 10 tháng Một năm
2009, cả hai bắt tay thực hiện một dự án chuyên sâu kéo dài hai tuần.
Họ cộng tác và chia sẻ ghi chú qua thư điện tử khi họ nâng cấp và vận
hành giao thức của bitcoin. Theo chỉ dẫn của sáng lập viên, Finney tải
phần mềm, tạo ví và bắt đầu khai thác khối 50 bitcoin. Nhờ đó, ông
trở thành "Nút thứ hai". Để thử nghiệm, Nakamoto cũng chuyển 10
đồng vào ví của người trao đổi thư từ với ông. Finney trở thành người
đầu tiên nhận bitcoin từ người khác.

95
Việc trao đổi thư ban đầu của hai người cho thấy một khởi đầu tươi
sáng của bitcoin. Đồng thời, cách thức tương tác qua máy móc của họ
cũng rất đáng chú ý. Không hề trao đổi thông tin cá nhân, không có
bất cứ chi tiết nào có thể cung cấp manh mối về danh tính thật sự của
Nakamoto, chi có việc trao đổi qua lại giữa hai chuyên gia mã hóa
dày dặn kinh nghiệm và am hiểu về hệ thống tiền tệ.

Finney bắt đầu thử tải phiên bản 0.1.0 của phần mềm bitcoin nhưng
chương trình bị lỗi. Người bên kia rất ngạc nhiên, ông ấy chưa gặp
phải vấn đề này bao giờ. Tuy nhiên, Nakamoto đã xem xét, "tái lập
lỗi", và khi gửi nó qua thu trả lời, và ông đã tìm ra những dòng mã lỗi.
"Đây chắc chắn là đoạn cuối của mã cần đưa vào," ông viết. "Tôi thật
sự thất vọng khi lỗi này khiến phần mềm bitcoin không thể ra mắt sau
quá trình thử nghiệm căng thẳng đó."

Hai người quyết tâm thực hiện phiên bản 0.1.2 và gặp phải vấn đề là
"nút" của Finney không còn trả lời tin nhắn từ máy tính của
Nakamoto nữa. Thế là, họ phải tìm và khắc phục nhiều lỗi hơn. Thử
đi thử lại, và để cả hai máy tính vận hành hết công suất, buộc phần
mềm mới phải tìm ra lỗi của nó. Phiên bản 0.1.2 hỏng, phiên bản
0.1.3 hong Nakamoto khi đó chạy toàn mã, phát hiện có vấn đề, nhận
thông báo lỗi, sau đó viết lại và tái tạo bộ mã lần nữa.

96
"Phiên bản 0.1.3 tưởng như đã giải quyết được vấn đề," Nakamoto
gửi lại thư sau một thất bại. Sau đó, ông còn thích thú bình luận rằng
thật khó để giải mã nếu ông ấy hay Finney không thể cung cấp môi
trường kích thích người khác bí mật tải phần mềm và cũng tham gia
khai thác bitcoin nhưng không giao tiếp với hai người bọn họ. "Có lẽ
có quá nhiều nút phá hoại, nên tôi rất khó nhận được hồi âm cho bất
cứ tin nhắn nào," Nakamoto nói. Sau đó, hệ thống lại hỏng.
Finney để máy tính khai thác bitcoin suốt một tuần hoặc hơn, và cuối
cùng thu được khoảng một ngàn đồng. Nhưng phần mềm không êm ái
như chương trình Microsoft Word. Hệ thống đòi hỏi công nghệ
"nghiền" dữ liệu liên tục, mạnh mẽ mà ông sợ sẽ gây hại máy tính của
mình. Hơn nữa, quạt gió máy mở tới công suất cao nhất khiến ông
khó chịu. Nên ông dừng khai thác và không bao giờ thử lại nữa.

Tháng Ba năm 2013, khi đồng tiền của ông có giá khoảng 60.000 đô,
Finney hối tiếc vì quyết định của mình. "Ngẫm lại, giá mà tôi đã để
máy đào lâu hơn, nhưng dù sao thì, tôi đã cực kỳ may mắn khi có mặt
ngay từ đầu. Đây là một trong những việc nửa vời... Hy vọng những
đồng tiền này sẽ đáng giá cho con cháu tôi." Vào thời điểm xxx, số
bitcoin sẽ có giá trị xxxxx đồ la. Mười tháng kể từ khi

97
liên lạc với Nakamoto lần đầu tiên, vấn đề tài sản tương lai của
Finney càng trở nên quan trọng khi đó ông bị chẩn đoán mắc bệnh Xơ
cứng Teo cơ Một bên (ALS), hay bệnh Lou Gehrig, một tình trạng
thoái hóa dần dần hủy hoại cơ thể. Khi chúng tôi liên lạc với ông, ông
đã bị bó buộc vào xe lăn và hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc để duy
trì sự sống; còn vợ ông, Fran, cùng con trai Jason chăm lo cho những
sinh hoạt hằng ngày của ông. Sau đó, vào tháng Tám năm 2014, ông
qua đời. Theo ước nguyện của chính ông và lời miêu tả của vợ ông,
Fran Finney, rằng chồng bà "luôn tin vào tương lai", túi bitcoin của
Finney hiện đang tài trợ cho việc đóng băng cơ thể ông tại một cơ sở
ở Arizona, với hy vọng một ngày nào đó ông có thể sống lại.

Trên thực thế, dù người đầu tư bitcoin có đề cập bao nhiều về sự kiện
"Vụ nổ lớn" hay khoảnh khác "Khối Nguyên thủy" đi chăng nữa, thì
dự án này cũng không bùng nổ trong hư vô. Giống như bất kỳ phát
minh rực rỡ nào, nó được xây dựng dựng trên nền tảng của những
phát minh đi trước. Rõ ràng là, tiền mã hóa bắt nguồn từ hàng thế kỷ
sáng tạo, mà từ đó giúp tăng cường khả năng truyền thông và trao đổi
của con người, từ việc in ấn tới điện bảo rồi đến Internet. Tuy nhiên
như ở nói ở trên, sáng kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến từ nhóm
Cypherpunk.

98
Nhóm hình thành vào đầu những năm 1990 gồm nhiều phù thủy mật
mã học, những người đều quan tâm tới vấn đề xâm phạm quyền riêng
tư và tước đoạt quyền cá nhân trong xã hội hiện đại. (Rất lâu trước khi
có người sử dụng thuật ngữ Big Data biết đến Edward Snowden hay
có ý niệm mơ hồ rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đang theo
dõi mọi người). Một trong những ý kiến đầu tiên của nhóm là tiền kỹ
thuật số.

Phong trào phát sinh vào tháng Chín năm 1992, khi một nhóm lập
trình viên được mời đến ngôi nhà tại Oakland của Eric Hughes, một
người đam mê mật mã học. Ở Hoa Kỳ, cựu thống đốc bang Arkansas,
Bill Clinton chuẩn bị đánh bại Tổng thống George Bush trong cuộc
bầu tử tháng Mười Một, kết thúc 12 năm cầm quyền của đảng Cộng
Hòa. Ở châu Âu, Hiệp ước Maastricht đang trong quá trình phê chuẩn
đầy hỗn loạn và bất đồng dù một năm sau đó Liên minh Châu Âu
được thành lập vào năm 1993 và đồng euro ra đời sáu năm sau đó.
Nhóm Cypherpunk cũng đạt đến đỉnh cao của thời đại Internet với trụ
sở nhóm được đặt tại vịnh San Francisco, nơi trở thành trung tâm của
cách mạng trực tuyến. Thư điện tử và trang web còn chưa quen thuộc
với công chúng, nhưng Apple và Microsoft đã đặt nền tảng cần thiết
để máy tính cá nhân mới mẻ và dễ sử dụng tiếp cận được các hộ gia
đình ở Hoa Kỳ. Đây là thời điểm chín muồi

99
cho phong trào mới này, một bộ phận mới nổi của văn hóa đối kháng
những năm 1960, nhưng lại đặc biệt chú trọng vào tự do cá nhân hơn
là các vấn đề xã hội của kỷ nguyên trước đó.

Tại cuộc họp đầu tiên này, các nhà lập mã được Tim May đón tiếp
nồng hậu. Ông là người theo chủ nghĩa tự do vô chính phủ và cựu
chuyên viên vật lý của Intel, người mà nếu như không đọc hay viết
sách khoa học viễn tưởng thì sẽ dùng phần lớn thời gian nghiên cứu
những công cụ mã hóa mới cho phong trào. May đã đọc cho họ nghe
"Tuyên ngôn Chủ nghĩa Tự do Mật mã học", mở đầu bằng vở kịch về
tuyên ngôn nổi tiếng của Karl Marx: "Bóng ma đang ám ảnh thế giới
hiện đại là bóng ma của chủ nghĩa tự do mật mã hóa." Bài viết tiếp tục
dự đoán "cũng như công nghệ in ấn đã thay đổi và tiết giảm quyền lực
của các phường hội thời trung cổ cũng như cơ cấu quyền lực xã hội,
do đó các phương pháp mã hóa cũng sẽ làm thay đổi bản chất của các
doanh nghiệp và sự can thiệp của chính phủ vào các giao dịch kinh
tế." Trong suy nghĩ của họ, điều này mang ý nghĩa hoàn toàn tích cực.
Nó sẽ lật đổ mối quan hệ quyền lực mà họ tin rằng ngân hàng trung
tâm và các cơ quan chính phủ đang duy trì để phục vụ khách hàng của
họ trong nền kinh tế Mỹ. Điều này sẽ tái trao quyền cho công dân.

100
Bản tuyên ngôn của May có thể trở thành văn bản sáng lập của
Cyphepunk. Mặc dù có niềm tin cốt lõi chung, họ vẫn là một nhóm
những người chiết trung. Một số người vẫn ngày ngày làm việc ở
công ty công nghệ Hoa Kỳ và sử dụng mật danh để tách rời cuộc sống
thực với thế giới trực tuyến. Những người khác, như May, bỏ hẳn
công việc thông thường. Tên của hội lấy cảm hứng trong từ "cipher",
gợi nhắc đến thuật toán lập mã và giải mã "cryptography", và một
phần từ vở kịch về "Cyberpunk", một nhân vật chính nổi tiếng thuộc
thể loại khoa học viễn tưởng thời đó. Nhưng "Cypherpunk" nghe có
vẻ tinh tế và có sắc thái hơn, tách phong trào bí mật của nhóm với
những hacker manh động trong tiểu thuyết của William Gibson, mặc
dù y chí của họ cũng không khém phần quyết liệt.

Theo nguyên tắc của thời đại kỹ thuật số, bảo vệ sự riêng tư đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì một xã hội mở, hội Cypherpunk
quyết tâm tạo ra những công cụ cho phép mọi người duy trì trạng thái
ẩn danh. Họ chia sẻ những ý tưởng này qua một danh sách thư điện tử
chung, mà ngày nay trở thành hiện vật quan trọng trong lịch sử của
chủ nghĩ mật mã học tích cực. Một sản phẩm mà họ phát triển là dịch
vụ gửi tin nhắn ẩn danh Cypherpunk, giúp giấu danh tính người gửi
thư và không cho người nhận trả lời, tất cả vì mục tiêu ngăn chính phủ
hay công ty rình mò những trao đổi hằng ngày của người dân.

101
Những người khác có nhiều ý định phản kháng hơn, ví dụ như dự án
BlackNet táo bạo của May, tiền thân của Wikileaks, đã cố thu thập
thông tin mật với hứa hẹn về hoạt động mã hóa và thanh toán bằng
tiền kỹ thuật số không để lại dấu vết. Và một số khác lại vô cùng cực
đoan: Jim Bell, cũng đã từng làm việc cho Intel như May, đề xuất một
thị trường thuê mướn ám sát ẩn danh. Ý tưởng là mọi người có thể bí
mật đóng góp vào quỹ tiền thưởng mà họ sẽ trả để sát hại một người
có tầm ảnh hưởng đặc biệt nào đó, dự định là thị trường sẽ trả giá cao
hơn cho các vụ ám sát những người quá lạm dụng chức quyền.

Tất cả những điều này - chuyện tốt, xấu hay tồi tệ trong kho ý tưởng
của Cypherpunk - đều sẽ vào "nồi súp" trí tuệ mà từ đó bitcoin này
sinh. Việc tiếp nhận xu hướng ẩn danh và những nguyên tắc giành lấy
tự do từ tổ chức trung tâm của loại tiền tệ này và những người ủng hộ
nó gần như tái hiện những nguyên tắc của phong trào những năm 90
này. Đáng chú ý là, nó cũng sẽ thu hút những phần tử đen tối, phản xã
hội len lỏi trong danh sách gửi thư của Cypherpunk - vào tháng Mười
Một năm 2013, bitcoin được đặc biệt mô tả là điểm trao đổi nội bộ
cho một thị trường ám sát mới và được mã hóa xây dựng trên nền
tảng web do một người có biệt danh samurai Kuwabatake Sanjuro
thiết lập. Khi bị phát hiện, đối tượng ám sát với

102
giải thưởng lớn nhất là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke.

Nhưng điều đáng nói nhất, chí ít trong quá khứ, chính hội
Cypherpunk là những người nảy ra ý tưởng sớm nhất về tiền mã hóa.
Trong các cuộc trao đổi trên bảng tin của Cypherpunk vào thời điểm
đó, có rất nhiều đề xuất về ý tưởng đó và dự án đặc biệt phát triển
mạnh. Như đã đề cập, Hal Finney đã học thiết kế một hệ thống như
thế. Có một người đăng ký danh sách thư điện tử của Cypherpunk
cũng như thế, người mà một năm sau Nakamoto liên lạc: Wei Dai,
một chuyên gia mã hóa và một người đam mê từ toán học, mật mã
học đến triết học. Sáu năm sau cuộc họp đầu tiên của hội Cypherpunk,
Dai cho ra mắt giới thiệu về b-money. Giống như bitcoin, hệ thống
tiền tệ này cũng chú trọng vào giao dịch ẩn danh ngang cấp và một số
cái mà mọi thành viên trong mạng lưới đều có thể theo dõi các giao
dịch. Cùng khoảng thời gian đó, Adam Back, một thành viên khác của
hội Cypherpunk cũng giới thiệu hệ thống sử dụng Bằng chứng Xử lý
có tên "Hashcash". Hệ thống này được thiết kế để đối phó với tình
trạng tràn lan thư rác Internet những người cung cấp, trớ trêu thay,
gặp rất nhiều phiền toái từ dịch vụ gửi thư ẩn danh do Hal Finney và
những người khác phát triển. Những người gửi thư rác này rải tràn lan
quảng cáo về Viagra và thuốc kích dục vào hòm thư của mọi người.
Giải pháp của Back

103
là buộc các máy tính phải thực hiện một việc tốn kém trước khi cho
phép gửi thông tin, khiến bất cứ máy tính nào muốn "bom thư" đều
phải chịu chi phí vận hành năng nề, tất cả những yêu cầu này đều có
thể áp dụng miễn phí.

Nakamoto kiên quyết sử dụng hệ thống bằng chứng xử lý của Back


làm nền tảng cho chương trình tính toán khai thác phức tạp của
bitcoin đồng thời trích dẫn công trình của Dai trong chuyên đề của
mình. Nhà sáng lập bitcoin rõ ràng rất ấn tượng với b-money nhưng
đã quyết tâm khắc phục những hạn chế của nó, bao gồm cả hệ thống
thưởng phạt để thực thi tính trung thực trong mạng lưới các chủ sở
hữu máy tính. Trong mô hình của b-money, mỗi người tham gia vào
mạng lưới phải ký gửi tiền vào một tài khoản đặc biệt, mà tài khoản
này được dùng để tưởng thưởng hoặc trừng phạt theo chứng cứ sai
phạm. Không khó nhận ra rằng, giải pháp này có những hạn chế về
mặt khuyến khích hợp tác. Làm sao một cộng đồng có thể đưa ra hình
phạt mà không có cơ quan tập trung chịu trách nhiệm thúc ép hình
phạt? Ai sẽ xét xử? Giải pháp của bitcoin là quy tất cả về phần
thưởng, không có hình phạt.

Tuy nhiên Nakamoto không đề cập đến bit-gold, một loại tiền mã hóa
do Nick Szabo phát triển. Là một nhà khoa học máy tính, nghiên cứu
sinh luật và người đàn

104
ông toàn tài, hiểu biết sâu rộng của Szabo đều được thể hiện trên trang
blog Unenumerated của ông, nơi đầy ắp những bài luận về kinh tế,
khoa học máy tính, chính trị, nhân chủng học và luật pháp. Wei và
Szabo đã trao đổi và trợ giúp nhau. Mặc dù, Wei nói ông đã kể cho
Nakamoto về dự án của Szabo, nhưng Nakamoto chưa bao giờ đề cập
trong chuyên đề giới thiệu bitcoin hay trong thư từ và các bài đăng
trong phòng trò chuyện. Điều này, cùng một số công trình pháp lý
ngôn ngữ cho thấy nhiều nét tương đồng trong phong cách viết của
Szabo và Nakamoto, khiến một số người suy đoán rằng blogger này
và nhà sáng lập bitcoin là một người. Ý tưởng của Szabo, được hình
thành từ khuynh hướng chủ nghĩa tự do tương tự bitcoin, có trực tiếp
kết nối ông với Nakamoto hay không, cả hai đều xứng đáng được
công nhận trong lĩnh vực tư duy trí tuệ rộng lớn mà trên đó đồng tiền
mã hóa thành công đầu tiên được tạo nên.

Trước khi xuất hiện bitcoin, không có đề xuất tiền điện tử nào đủ
hoàn thiện để đưa vào thực tien như đề xuất của David Chaum, nhà
mật mã học đầy sáng tạo và có tầm ảnh hưởng lớn, nắm giữ vai trò
quan trọng trong hội Cypherpunk suốt thời kỳ hoàng kim những năm
1980 và 1990, dù ông không thật sự đồng tình xu hướng vô chính phủ
của họ. Trước khi Cypherpunk bắt

105
đầu hoạt động, cựu giáo sư Đại học New York và Đại học California
tại thành phố Santa Barbara này đã đạt được ít nhất 17 bằng sáng chế,
là tác giả của hàng loạt bài báo mang tính đột phát về việc sử dụng
công nghệ kỹ thuật số và mật mã học để cách mạng hóa mọi thứ từ
tiền tệ đến hoạt động bầu cử, và ông cũng là người sáng lập Hiệp hội
Quốc tế Nghiên cứu Mật mã. Trải qua thời kỳ này, quan điểm của
Chaum đã phát triển để kết hợp nỗi hoài nghi về hệ thống tập trung
của chuyên gia mật mã tiêu biểu với nhận định thực tế rằng cách duy
nhất để thay đổi thế giới là phải đối phó với các thế lực vốn có. Phần
lớn những nội dung được đưa vào bitcoin - như ý tưởng về sổ cái
chung, về tài khoản mã hóa và hệ thống ngăn giao dịch lặp chi - đều
khởi nguồn từ những nghiên cứu của Chaum. Nhưng ông nổi tiếng
nhất với phát minh DigiCash, một công ty gần như đã đưa tiền mã hóa
ẩn danh vào cuộc sống vào năm 1990.

Trụ sở đặt tại Amsterdam, DigiCash ra đời từ một số tưởng đột phá
của Châm về cách thức chia sẻ thông ý tin tiền tệ, truyền tải thông tin
không dây và quản lý mức độ mã hóa thông tin cá nhân của nhiều
người. Trong quá trình làm việc, công ty đã giới thiệu hệ thống tiền
mã hóa vào thời điểm có thể xảy ra cách mạng tiền tệ ở Châu Âu. Ý
tưởng bất ngờ của Chaum là hình thành một hệ thống mã hóa sẽ bảo
vệ danh tính của người trả nhưng đồng

106
thời vẫn giúp người trả ẩn danh đó có thể xác định rõ người nhận tiền
nếu cần thiết. Trong một bài phỏng vấn, Chaum đã giải thích về triển
vọng tuyệt vời của hình thái tiền này, một ý tưởng mà ông đã giới
thiệu đến quan chức chính phủ, ngân hàng trung ương, ngân hàng
thương mại, các nhà lãnh đạo công nghệ và các nhà hoạch định chính
sách tài chính, bất cứ ai lắng nghe: đây là một cách để chấm dứt nạn
tham nhũng, tội phạm có tổ chức, bắt cóc, tổng tiền và hối lộ. "Chính
trị gia nhận hối lộ để làm gì khi biết người ta có thể tống tiền ngược
lại họ?" Chaum giải thích. DigiCash cũng có khả năng loại bỏ các đơn
vị trung gian mà sau này cũng có ở bitcoin, cùng một nguyên tắc
thanh toán ngang cấp không cần đến bên thứ ba làm trung gian.
Nhưng cách xử lý độc đáo của của mô hình tiền nhiệm bitcoin này,
chưa kể đến cách tiếp cận chính trị thẳng thắn của Chaum, làm cho dự
án của ông hoàn toàn khác với mô hình Satoshi Nakamoto giới thiệu
với thế giới một thập kỷ sau đó. Trong khi DigiCash không đối xứng
về quyền ẩn danh thì ở bitcoin lại có. Bitcoin cho phép cả hai phía của
giao dịch ẩn danh bằng đoạn mã gồm chữ và số. Điều này khiến
bitcoin vận hành như một loại "tiền bất hợp pháp", Chaum nói.

Khi phát triển ý tưởng của mình suốt những năm 1990, Chaum cố
gắng bán cho chính phủ và ngân hàng trung ương - hành động này
khiến một số thành viên

107
Cypherpunk theo chủ nghĩa vô chính phủ, những người tự coi họ là
học trò của Chaum, hoang mang. Nhưng nhà mật mã học đầy tham
vọng thì không quan tâm lắm. Ông lý luận rằng các ngân hàng trung
ương hay những đối tác thương mại theo quy định chung của họ có
thể đem lại hiệu quả và sự tán thành chính thống cần thiết để biến
DigiCash thành một công nghệ đột phá xứng đáng với tiềm năng của
nó. Hơn nữa, ông có thể kiếm tiền từ việc đó. Ông ấy sẽ bán bản
quyền DigiCash cho các tổ chức này và họ sẽ phát hành loại tiền kỹ
thuật số mới này theo mệnh giá tiền tệ của quốc gia. Các máy chủ tại
các tổ chức trung tâm này - bên thứ ba đáng tin cậy - sẽ xác nhận các
giao dịch, ngăn chặn tình trạng giao dịch lặp chi và đảm bảo tính
trung thực của hệ thống. Ông hy vọng việc các tổ chức này chấp nhận
mô hình của ông sẽ thúc đẩy một hệ thống tiền tệ trung thực hơn đồng
thời giảm phí trung gian như phí tín dụng. Việc định hướng vào chính
phủ và ngân hàng đã tách biệt ông khỏi những thành viên Cypherpunk
khuynh hướng vô chính phủ của những năm 1990 và cả những người
nhà đầu tư bitcoin theo chủ nghĩa tự do thời nay. Đây là lý do tại sao
những người cho rằng David Chaum là Satoshi Nakamoto đã nhầm
lẫn lớn.

DigiCash nổi lên ở thời điểm cuộc cách mạng máy tính đang bắt đầu.
Internet vẫn chưa lớn mạnh, nhưng mạng doanh nghiệp đang phát
triển mạnh mẽ khi các doanh

108
nghiệp bố trí các dây cáp kết nối các mạng máy tính nội và ngoại bộ.
Trong bối cảnh này, cùng việc ngân hàng mở rộng mạng lưới ATM
quốc tế và hệ thống kế toán tích hợp, nhiều người đi đầu trong lĩnh
vực công nghệ và tài chính cho rằng thế giới thanh toán đã đủ chín
muồi để đón nhận một loại tiền kỹ thuật số hoạt động trên khắp các
kết nối này. Họ dự báo rằng một cách thức chuyển tiếp giá trị mới sẽ
bảo đảm tính riêng tư và trực tiếp của đồng tiền và khắc phục được
những rủi ro về an ninh và bảo mật của hệ thống. Chính phủ, ngân
hàng trung ương và các ngân hàng thương mại lớn khác đều thấy
được triển vọng của hệ thống mới này và Chaum nhanh chóng được
họ chú ý đến. Ông đã ký hợp đồng với chính phủ Hà Lan để yêu cầu
các tài xế thanh toán lệ phí đường bộ bằng DigiCash; một loạt ngân
hàng lớn gồm Deutsche ở Đức, Advance ở Úc, Credit Suisse ở Thụy
Sĩ và Sumitomo ở Nhật đã mua bản quyền, trong đó Ngân hàng
Deutsche và Advance còn thí điểm phát hành DigiCash. Ông đã trao
đổi với Microsoft, Visa và nhiều công ty lớn khác đang bị hấp dẫn bởi
cách thức sử dụng hệ thống thanh toán mới này hoặc mua vốn chiến
lược của nó; và tập đoàn Conditional Access for Europe (CAFE), một
tổ chức phi lợi nhuận, với mong muốn thiết lập các thanh toán điện tử
tăng cường tính riêng tư, đã phối hợp với công ty của Chaum để khảo
sát một hệ thống trên toàn châu Âu nhằm hiện thực hóa mục

109
tiêu đó - thời điểm này là gần một thập kỷ trước khi đồng euro xuất
hiện. Thêm nữa, ngân hàng đầu tư Credit Suisse First Boston đã dành
cho nhóm của ông một văn phòng ở vị trí đắc địa trên tầng cao tại tòa
Midtown Manhattan của họ, nơi Chaum định kỳ bay đến New York
để thảo luận về việc cổ phần bằng DigiCash có thể được sản xuất và
bán cho các nhà đầu tư như thế nào. Giữa những năm 1990, khi việc
phát hành cổ phiếu IPO (Phát hành lần đầu ra công chúng) trở thành
biểu tượng thành tựu hàng đầu của doanh nghiệp, một số nghi ngờ
rằng DigiCash sẽ bại trận trên hành trình IPO.

Sau đó, DigiCash sụp đổ nhanh chóng như khi phát triển. Công ty
không bao giờ có thể phát hành cổ phiếu IPO, những cuộc đàm phán
với Microsoft và Visa giảm bớt, các ngân hàng ngừng phát hành
DigiCash và để mặc bản quyền hết hạn. Thiếu đi hệ thống ngân hàng
hỗ trợ, DigiCash không thể vận hành như một phương thức thanh toán
ẩn danh cho các tài xế lái xe qua những trạm thu phí ở Hà Lan nữa.
Cuối cùng, giải pháp không dùng tiền mặt trả phí đường bộ biến thành
mô hình dịch vụ trả trước tập trung như hệ thống EZ-Pass ở vùng
Đông Bắc Hoa Kỳ. Mô hình này đã tạo ra một công cụ theo dõi mới
cho cảnh sát.

1. Sự hoài nghi về mô hình này chắc chắn là lý do vì sao rất nhiều tài
xế xếp hàng dài ở làn thanh toán bằng tiền mặt tại các công thu phí
New York thay vì đi sang làn EZ-Pass. DigiCash thực sự đã giải
phóng họ. (TG)

110
Tại sao một dự án đầy hứa hen như thế lại thất bại? "Tôi thật sự
không hiểu," Chaum đã trả lời như thế. Tuy nhiên, ông cho rằng ban
quản trị mới tiếp quản vào năm 1997 cũng góp phần khiến dự án thất
bại. Thời điểm đó, một nhóm nhà đầu tư mạo hiểm đưa Michael
Nash, cựu giám đốc cấp cao của Visa lên làm CEO mới và gạt Chaum
sang một bên. Mười tám tháng sau, vì để vuột mất những cơ hội kinh
doanh mà Chaum tạo ra cho công ty từ trước, Nash đã buộc phải thôi
việc. Sáu tháng sau đó, DigiCash đệ đơn phá sản theo Chương 11
Luật Phá sản Hoa Kỳ. Một quan điểm khác được đưa ra trong một báo
cáo năm 1999 trên tạp chí Next! của Hà Lan cho rằng, Chaum đã quá
cứng nhắc đến nỗi không thể ứng phó được với vai trò nhà sáng lập và
chủ sở hữu chính. Ông là một nhà quản lý xét nét quá mức, tờ báo cho
biết, nên không thể nào chốt thỏa thuận chiết khấu được. Chaum nói
những quan điểm như thế đều đến từ các đối thủ của ông còn hồ sơ
thỏa thuận của ông trước khi ban quản trị thay đổi không hề liên quan
đến chuyện đó.

Tuy nhiên, cuộc truy cứu trách nhiệm cá nhân bở lỡ một điểm quan
trọng hơn. DigiCash không chỉ là giải pháp thanh toán điện tử đơn
giản mà còn thật sự mới mẻ về đặc điểm mã hóa. Hệ thống này bảo vệ
sự riêng tư cho người dùng, loại bỏ bên trung gian thanh toán và chi
phí đi kèm, hứa hẹn thay đổi cơ cấu quyền lực và chấm dứt
111
nạn tham nhũng. Đây là những tư tưởng đi trước thời đại. Nhưng hóa
ra, xã hội vẫn chưa săn sàng - hay nói đúng hơn, các ngân hàng và các
nhóm lợi ích quản lý hệ thống tài chính không sẵn sàng. Họ có bao
giờ sẵn sàng không? Những tổ chức này không coi vấn đề David
Chaum đang giải quyết là thách thức hàng đầu vào thời điểm đó. Thật
ra, có thể nói, họ thấy một số tính năng của DigiCash đe dọa hệ thống
giúp họ làm giàu - cả ngân hàng lẫn chính trị gia.

Điều mà hầu hết ngân hàng và doanh nhân quan tâm thời điểm đó là
cách làm thương mại điện tử hiệu quả, một mô hình kinh doanh đột
phá vĩ đại dựa trên Internet. DigiCash đã mang đến giải pháp cho vấn
đề đó, nhưng không phải là giải pháp duy nhất. Còn có Mondex, một
công ty ở Anh phát triển công nghệ thẻ thông minh để lưu trữ đơn vị
tương tự tiền trong con chip kỹ thuật số được gắn vào thẻ tín dụng
hay thẻ ghi nợ, rồi bị cả Chase Bank và Citibank loại bỏ sau một đợt
thí điểm không mấy thành công ở phía tây Thượng New York. Các
công ty thẻ tín dụng cũng hình thành một Hiệp hội có tên Secure
Electronic Transactions (Giao dịch Điện tử Bảo mật), hay SET, để tìm
ra cách mua hàng trực tuyến qua thẻ tín dụng mà vẫn an toàn trước
nan hacker. Sau này, xuất hiện Paypal, được thành lập bởi Elon Musk,
một doanh nhân hiện rất nổi tiếng với dòng xe điện Tesla. Ra đời vào
năm

112
1998, Paypal cho phép mọi người nạp tiền vào tài khoản trực tuyến
bằng đồng đô la điện tử tương ứng rồi chuyển đến người dùng Paypal
khác, bao gồm các nhà cung cấp mới chi phí thấp đang sử dụng các
thị trường điện tử như eBay. Không giải pháp nào trong số này có thể
làm được những điều DigiCash có thể làm, nhưng chúng cũng không
cần phải được như thế. Ít nhất theo các ngân hàng đang quản lý hệ
thống tài chính, thị trường chi muốn hệ thống thanh toán và tài chính
hiện thời để chuyển sang môi trường thương mại điện tử. Quyền riêng
tư và nhu cầu trao quyền cho các cá nhân không có ý nghĩa gì trong
việc này - chưa bao giờ có ý nghĩa.

Cuối cùng, cuộc đua tìm vị trí cho thương mại điện tử phải chịu thua
trước mô hình thanh toán tương tự mà các ngân hàng lớn, như ngân
hàng Chaum đang đàm phán, vận hành. Nói cách khác, cuối cùng, họ
không cần đến ông nữa. Với sự trợ giúp của các giải pháp bảo mật
trang web mới và uy tín từ bên thứ ba giúp người tiêu dùng cảm thấy
tự tin, cơ sở hạ tầng của các mạng lưới thanh toán bằng thẻ tín dụng,
cùng với các đơn vị trung gian và các chi phí giao dịch đi kèm, chỉ
phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của Internet. Một số lựa chọn thay thế, ví
dụ như Paypal, sẽ tạo cầu nối cho những nhà bán lẻ không có phương
tiện chấp nhận thanh toán qua thẻ, nhưng theo thời gian, đa số mọi
người sẽ chuyển tiền về thẻ. Việc này mang về cho hai

113
tổ chức phát hành thẻ ngân hàng lớn, Visa và Mastercard, những
thương vụ mới không lồ. Những ngân hàng sở hữu - vào thời điểm đó,
hai công ty thẻ chịu sự quản lý của tổ hợp ngân hàng khác nhau - sẽ
hưởng một nguồn thu mới khổng lồ nhờ xử lý thanh toán và kinh
doanh tín dụng tuần hoàn.

Nhiều người mong chờ những ngân hàng quản lý hệ thống đó sẽ cung
cấp phương thức thanh toán trực tuyến an toàn và nhanh chóng. Ít ai
biết đến, một cuộc cạnh tranh định vị tương lai tiền tệ trong thời đại
kỹ thuật số đã nổ ra suốt những năm 1990 ngay trong những tổ chức
này. Hậu quả của cuộc cạnh tranh này đã mở màn cho cuộc đại khủng
hoảng năm 2008 và dần dần khơi mào các phản ứng dữ dội của công
chúng, điều này càng tạo đà cho sự ra đời của bitcoin. Hóa ra, trường
hợp tranh chấp nội bộ điển hình nhất lại xuất hiện ngay trong ngân
hàng vốn lớn-đến-mức-không-thể-phá-sản, một tổ chức khổng lồ mà
những vấn đề của nó mang tính quyết định cho cuộc khủng hoảng
cuối cùng: Citibank.

Vào những năm 1990, trước khi công ty mẹ của Citibank, Citicorp,
sát nhập với Travelers Corp. de thành lập ngân hàng đa mục tiêu gây
tranh cãi mang tên Citigroup, được điều hành bởi John Reed, một
người tốt

114
nghiệp Đại học MIT đầy đam mê với công nghệ. Dưới sự dẫn dắt của
Reed, Citibank trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực ATM và xây
dựng dịch vụ thông tin điện tử đỉnh cao để liên kết mạng lưới chi
nhánh và tài khoản khách hàng khắp thế giới. Phần lớn hoạt động cải
cách này được dẫn dắt bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu trong nhà với
người quản lý là một chuyên viên kỹ thuật có tên Paul Glaser, phụ
trách báo cáo trực tiếp cho Reed. Năm 1990, Colin Crook, một người
Anh nổi tiếng với việc phát triển vi mạch 68000 của Motorola mà sau
này được Apple Macintosh sử dụng, lên thay thế Glaser. Với tinh thần
sáng tạo như thế, phòng thí nghiệm hiện đại này bắt tay thực hiện dự
án có thể coi là táo bạo nhất của mình: tái sáng chế tiền.

Người dẫn dắt dự án này là Sholom Rosen, một chuyên viên công
nghệ đam mê mật mã học được Glaser mời về làm việc. Cũng như các
chuyên viên công nghệ tài chính thời đó, Rosen bị ám ảnh bởi việc
phải làm sao để đưa tiền vào lĩnh vực kỹ thuật số định hướng người
dùng như cách các công ty Hewlett Packard, Microsoft, Intel, Apple
và Sun Microsystems đang tạo ra. Internet vẫn chưa "cất cánh" và
những ứng dụng như Napster, iTunes và Kindle vẫn còn nằm ở thì
tương lai, nhưng ông đã hình dung ra một kỷ nguyên mà mọi người sẽ
mua bán và sử dụng tệp nhạc số cùng nhiều hình thức giải trí
115
khác qua máy tính. Thách thức tiếp theo chính là làm sao có thể số
hóa tiền tệ.

Rosen mang đến cho Crook một dự án mà toàn bộ nội dung được gói
gọn trong cái tên chính thức: Hệ thống Tiền điện tử. Dự án không chú
trọng vào việc tạo ra công cụ mới cho Citibank; mà là một loại hình
tiền mới cho Hoa Kỳ và có lẽ cho toàn thế giới. Crook hoàn toàn bị
thuyết phục. Có lẽ Reed, người sẽ đảm bảo ngân sách tốt cho dự án,
cũng thế. Những học viện công nghệ hàng đầu từ MIT, trường
Berkeley và Stanford cũng ký hợp đồng hỗ trợ, bao gồm cả nhà tiên
phong mật mã hóa khóa công khai Ron Rivest, chữ "R" trong truyền
thuyết, RSA công ty con của MIT. Họ bàn bạc và đạt được nhiều thỏa
thuận với các công ty công nghệ chủ chốt như Intel và Sun
Microsystems ở Hoa Kỳ, Acorn Computers ở Anh. Rosen còn từng
đến gặp David Chaum tại Amsterdam nhưng quyết định không hợp
tác với Chaum, điều này càng thêm khuyến khích ông tập trung tạo
lập hệ thống tiền điện tử của mình từ con số không.

Tương tự DigiCash và sau này là bitcoin, mô hình tiền điện tử của


Citi cũng bao gồm các đơn vị tiền tệ độc lập. Người dùng không chỉ
đơn giản chuyển tiền giữa các tài khoản trong một hệ thống khép kín
như hệ thống của PayPal, mà còn có thể trao tiền đô la đã được số hóa
toàn toàn với bất cứ ai tại bất cứ đâu như đang dùng tiền mặt.

116
Cũng giống như bitcoin và tiền mã hóa, dự án của Rosen chuyển sang
dùng sổ cái giao dịch vĩnh cửu và cho phép chia nhỏ đồng đô la thành
nhiều phần, từ đó, có thể thực hiện hoạt động thương mại với bất cứ
đơn giá nào. Ở khía cạnh này, tiền điện tử của Citi là tiền tệ ngang cấp
phi trung gian mang tính đột phá. Nó không cần mạng lưới thông tin
liên lạc rộng khắp để hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng, vì vậy phí
giao dịch sẽ rất thấp, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn
doanh nghiệp và cho phép thực hiện các khoản thanh toán cực nhỏ.

Nhưng điều này không có nghĩa Rosen sẽ loại ngân hàng ra khỏi hệ
thống như Satoshi Nakamoto đã làm, mà ngược lại. Ngân hàng sẽ ở vị
trí trung tâm hệ thống, điều này phản ánh quan điểm sâu sắc rằng ông
đã phát triển mô hình dựa trên thuyết tiền tệ từ các bài viết của Milton
Friedman và ký giả mảng tài chính thế kỷ 19 Walter Bagehot. "Bạn
không thể tách biệt ngân hàng với tiền, đặc biệt là tiền hiện đại." Ông
trả lời trong một buổi phỏng vấn về cuốn sách này. "Hệ thống ngân
hàng, dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang, mới
chính là nơi tạo ra tiền. Khi bạn tới ngân hàng vay 1.000 đô la, ngân
hàng tạo ra 1.000 đô la đó, chứ không phải Cục dự trữ Liên Bang."

Thực tế là, Rosen muốn đưa mô hình hiện thời lên một tầm cao hơn.
Ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần

117

tạo ra tiền thứ cấp bằng việc cho vay các khoản tiền gửi, họ cũng có
thể đảm nhận vai trò phát hành tiền tệ, vai tri mà suốt 100 năm qua
đều do Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ thông qua 12 ngân hàng trực
thuộc Cục. Hệ thống của ông giống mô hình từ thời Nội Chiến Hoa
Kỳ, khi mà chính phủ lần đầu thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia,
nhờ thế mọi ngân hàng đều có thể phát hành tiền tế" Rosen nói. Điểm
khác biệt là ở phiên bản của mô hình cuối thế kỷ 20 này, ngân hàng sẽ
phát hành tiền kỹ thuật số, thay vì tiền giấy.
Rosen cùng bảy nhân viên của ông tiếp tục hoàn thiện mô hình của họ
suốt những năm 1990. Với phần lớn thời gian làm việc trong văn
phòng bảo mật tại tòa nhà Citibank New York, mỗi thành viên trong
nhóm được trang bị một ổ cứng rời và mỗi ổ này sẽ được khóa trong
két sắt vào cuối ngày. Họ dùng thiết bị nhận diện dấu vân tay để mở
cửa và lắp đặt thiết bị truyền tin hồng ngoại trên máy tính xách tay.
Cả nhóm, trong đó có vài người ăn mặc như những hacker nổi loạn
thời đó, hợp thành một đội vô cùng kỳ quái so với các nhân viên ngân
hàng cổ con dùng chung thang máy với họ. Nhưng đối với một nhóm
gắn bó thân thiết, đó lại là khoảnh khắc rất thú vị. "Cảm giác như tôi
đang làm điều gì đó rất quan trọng," Sundeep Maria, từng gia nhập
đội của Rosen ngay sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính của
trường Cornell, hồi tưởng.

118
Ngày qua ngày, họ đạt được 28 bản quyền sáng chế. Đây đều là
những sáng chế về tính năng cho tiền điện tử của Citi, rất khác biệt so
với DigiCash và các tiền mã hóa như bitcoin sau này. Thứ nhất, đô la
kỹ thuật số sẽ hết hạn sau một thời gian nhất định, bắt buộc chủ sở
hữu phải liên hệ ngân hàng để đổi - một cách chống nạn rửa tiền. Để
đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống, máy tính dùng tiền điện tử sẽ
được cài các chip đặt biệt để theo dõi hệ thống tiền tệ.

Rosen có được cơ hội lớn vào năm 1997 khi Bộ Ngân khổ Hoa Kỳ
đồng ý thử nghiệm hệ thống của ông. Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách
là nhà tiêu tiền lớn nhất nước, cũng háo hức như Rosen và ngân hàng
chủ quản của ông trong việc tìm hiểu xem công nghệ thanh toán sẽ
biến đổi như thế nào trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát
triển chóng mặt này. Như một phần trong quá trình nghiên cứu được
dẫn dắt bởi người đứng đầu bộ phận thương mại điện tử đặc biệt Gary
Grippo, Bộ Ngân khố đã thực hiện một chương trình thí nghiệm kéo
dài tới năm 2001. Cho đến nay, chương trình đó vẫn chưa được công
bố. Trong suốt thời gian thực hiện chương trình, chính phủ đã mua
30.000 máy tính cá nhân từ công ty máy tính Dell và chấp nhận hàng
triệu đô la thuế tiêu thụ đặc biệt của công ty thuốc lá Brown &
Williamson, tổng cộng khoảng 350 triệu đô giao dịch, và tất cả đều là
tiền điện tử

119
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

của Citi. Đối với nhiều người tham gia chương trình này, có lẽ Hoa
Kỳ đang hướng tới việc dùng đô la kỹ thuật số. Nhưng đó, cũng như
DigiCash, dự án của Sholom Rosen đột ngột bị đóng cửa. Đây là hệ
quả trực tiếp của việc thành lập Citigroup Inc., một bước ngoặt trong
lịch

sử ngân hàng Hoa Kỳ báo trước thảm họa tài chính một

thập kỷ sau đó và mở đường cho sự ra đời của bitcoin.

Năm 1998, John Reed thỏa thuận thành công với Sanford Weill, khi
đó là CEO của tập đoàn tài chính Travelers Group, để hợp nhất với
hoạt động ngân hàng thương mại và thành lập ngân hàng toàn cầu duy
nhất - một "siêu thị tài chính", theo cách gọi của các nhà tài trợ. Nó
kết hợp phạm vi hoạt động ngân hàng thương mại toàn cầu của
Citicorp với khả năng hoạt động ngân hàng đầu tư của Salomon Smith
Barney ở Traveler, cũng như các hỗ trợ bảo hiểm toàn diện của
Salomon Smith Barney.

Có một vấn đề: bản chất thỏa thuận này là bất hợp pháp. Mọi bài viết
đều quy kết thỏa thuận này đã vi phạm đạo luật Glass-Steagall thời kỳ
Suy thoái, trong đó quy định ngân hàng thương mại phải tách biệt với
ngân hàng đầu tư. Mục đích của bộ luật này là không đế tiên gửi
thương mại chịu rủi ro vì một ngân hàng đầu tư nào

120
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

đó sử dụng để đầu cơ thay vì các khoản cho vay thương mại hay mua
bán nhà đất đáng tin cậy mà các ngân hàng thương mại theo đuổi.
Nhưng Weill và Reed đã cố gắng thuyết phục cả Quốc hội và chính
quyền Clinton rằng Hoa Kỳ cần những ngân hàng quy mô lớn và mở
rộng hơn để cạnh tranh trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này. Vì thế, vào
ngày 12 tháng Mười Một năm 1999, Tổng thống Clinton đã ký một
dự luật được ba đảng viên đảng Cộng hòa bảo trợ - Thượng nghị sĩ
Phil Gramm của Texas, Đại diện Jim Leach của Iowa và Đại diện
Thomas Biley của Virginia một dự luật dẫn đến sự sụp đổ của bộ luật
Glass-Steagail. Thời điểm đó, Tổng thống Clinton cho rằng, "Pháp
chế lịch sử này sẽ hiện đại hóa các luật về dịch vụ tài chính của chúng
ta, khuyến khích những đổi mới và cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong
ngành dịch vụ tài chính. Người tiêu dùng Hoa Kỳ, các nhóm cộng
đồng của chúng ta và nền kinh tế quốc gia sẽ nhận được nhiều lợi ích
từ việc này." Chữ ký của Tổng thống Clinton đã "dọn đường cho cuộc
khủng hoảng tài chính lớn nhất thế giới trong 80 năm.

Chín năm sau, Citigroup đã cho thấy sự thất bại đó khi tập đoàn phải
nhận khoản viện trợ 45 tỷ đô la từ chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng vào năm
1999, Sandy Weill đã có thể nằm tắm nắng trên tầng cao nhất của
ngân hàng quyền lực nhất Hoa Kỳ, nếu không nói là thế giới. Và
quyền lực của ông chỉ mới bắt đầu. Vị giao dịch viên chứng khoán

121
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

kiêu ngạo của Phố Wall đụng độ với người đam mê công nghệ khô
khan, người mà sau này ông trao quyền đồng chủ tịch. Tháng Hai năm
2000, chưa đầy một năm sau khi Quốc hội chấp nhận sự hợp nhất của
họ, Weill chuẩn bị một cuộc đảo chính nội bộ. Reed buộc phải từ
chức và hoạt động cải tổ quản lý cấp thiết được gấp rút thực hiện.

Sau khi Reed ra đi, Weill xác lập lĩnh vực hoạt động và tìm kiếm các
khoản tiết kiệm chi phí để thanh toán hóa đơn 70 tỷ phát sinh từ các
cổ đông trong quá trình sáp nhập, đây là lịch sử thành lập lớn nhất
Hoa Kỳ vào thời điểm này. Trong bối cảnh đó, chấm dứt thử nghiệm
tiền điện tử đầy mới mẻ của John Reed cũng không gây ảnh hưởng gì
- đặc biệt là khi mọi người đang sử dụng rộng rãi phương thức thanh
toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng, dường như không cần đến tiền mặt
điện tử. Vào quý Hai năm 2001, dự án Hệ thống Tiền tệ Điện tử dần
dần lắng xuống. Rosen về hưu non ở tuổi 60. Colin Crook theo đuổi
đam mê học thuật. Ý tưởng về tiền mặt điện tử của Citi lụi tàn rồi tắt
lịm.

Các thành viên trong đội của Rosen cho rằng quyết định kết thúc dự
án Hệ thống Tiền tệ Điện tử là một quyết định rất liêu để tiết kiệm
tiền và thật ra dự án không quan thu hút được sự chú ý của Weill.
Nhưng cũng có sự bất đồng rõ rệt giữa những tín đồ của các dự án
sáng tạo, đó

122
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY
là truy cầu lợi nhuận từ việc trở thành người đầu tiên đưa mô hình
kinh doanh cắt giảm chi phí mới vào thị trường và tư duy phổ biến ở
Phố Wall mà tiêu biểu là Sandy Weill. Hoạt động ngân hàng Phố
Wall, có thể nói, là hoạt động tìm kiếm đặc lợi. Nó có xu hướng bảo
vệ và tăng cường, chứ không phải xóa bỏ, các nguồn thu tập trung
như phí giao dịch thẻ tín dụng. Với việc hủy bỏ đạo luật Glass
Steagall cùng làn sóng hợp nhất ngân hàng thương mại và đầu tư dưới
sự dẫn dắt của Citigroup Chase Manhattan với J.P. Morgan, Bank
Boston với Fleet Bank và sau này là với Ngân hàng Mỹ - chuẩn mực
này đang kiểm soát hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Có thể nói, tiền có thể
được tạo ra từ bắp thịt, từ tội lỗi, từ chuyện tầm phào cũng nhiều như
từ trí tuệ. Chắc chắn là, những ngân hàng khổng lồ mới xuất hiện này
sẽ tuyển dụng các chuyên viên toán học trong những năm tới, đúng
hơn là tìm cách khiến hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn.
Những đổi mới của họ được dùng để độc quyền thông tin và bòn rút
lợi nhuận quá mức từ những khách hàng không hề biết mình đang
mua gì. Những phân tích viên" toán học này lấy những khoản vay nhà
đất khổng lồ trong bảng cân đối kế toán của chủ ngân hàng và đưa
vào thành chứng khoán có độ phức tạp cao, không rõ ràng và khó
định giá nhưng lại được bán như chứng khoán an toàn. Khi các quỹ
lương hưu, các công ty bảo hiểm và người quản lý quỹ tiết kiệm

123
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

trên toàn cầu mua loại chứng khoán rủi ro này ngày càng nhiều, bộ
máy chuyển hóa chứng khoán của các phân tích viên đòi hỏi nhiều
khoản vay hơn, từ đó dẫn đến tình trạng phát sinh đáng kể các khoản
cho vay đáng ngờ đối với nhiều hộ gia đình Hoa Kỳ có thu nhập thấp.

Phần còn lại thì chúng ta đều hiểu cả rồi. Một khi lộ ra sự thật rằng tài
sản thế chấp cơ bản có chất lượng kém hơn nhiều so với giá trị của
chứng khoán ngụy tạo, thì cả hệ thống bấp bênh này sụp đổ. Nhưng vì
các ngân hàng đã trở nên rất lớn và liên kết chặt chẽ với nhau trong hệ
thống tài chính toàn cầu, nên các chính phủ trên khắp thế giới buộc
phải viện trợ hàng nghìn tỷ đô la, bảng Anh hay euro từ tiền thuế để
toàn hệ thống không bị tan vỡ. Sự ra đời của tiền mã hóa chỉ có thể
được hiểu chính xác khi có kiến thức về những sự kiện đầy biến động
này.

Vào thứ Tư, sau sự sụp đổ của Lehman Brothers ngày 15 tháng Chín
năm 2008, Mohamed El-Erian, khi đó là đồng Giám đốc Điều hành
của công ty quản lý tài sản khổng lồ Pacific Investment Management
(Pimco) và đang miệt mài làm việc để cố gắng cứu công ty khỏi tình
hình tài chính rối ren, đã dành thời gian gọi cho vợ từ trụ sở chính của
Pimco ở thành phố Newport Beach, California. Ông dặn vợ đến máy
ATM nào đó và rút càng nhiều tiền

124
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

càng tốt. Bà không hiểu lý do. Ông nói, vì có thể ngày mai ngân hàng
trên toàn Hoa Kỳ sẽ không mở cửa.

Viễn cảnh đáng sợ đó - khi hệ thống tài chính quan trọng nhất thế giới
tê liệt hoàn toàn - là cái giá chúng ta phải trả khi để Phố Wall gắn chặt
lấy mô hình quyền lực tập trung tìm kiếm đặc lợi. Tấm hóa đơn xã hội
cuối cùng vẫn còn đang được kiểm kê nhưng chi phí của nó đã vượt
xa con số mà bất cứ nhân viên kế toán nào có thể tính thành đô la hay
đồng xu. Cảm giác cay đắng còn đọng lại trong cổ họng các công dân
buộc phải làm chỗ dựa cho những ngân hàng này. Điều này đã dẫn
đến việc mất lòng tin vào các tổ chức nói chung, cả những tổ chức của
Phố Wall hay Washington.
Satoshi Nakamoto đã chọn thế giới đổ vỡ niềm tin để giới thiệu dự án
bitcoin của mình, chỉ một tháng sau khi Lehman Brothers sụp đồ.

Có phải ông chọn ngày công bố theo những sự kiện này? Không thể
nào biết chắc được. Những bài viết công khai của ông đều được bảo
mật danh tính. Trong một bài viết ở diễn đàn, Nakamoto từng nói ông
đã nghiên cứu bitcoin từ năm 2007. Tuy nhiên, có một số manh mối
cho thấy, chí ít ông đã thấy cơ hội nêu bật lợi thế cho hệ thống của
ông trong cơn biến động.

125
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Tháng Hai năm 2009, ông đã đăng một bài viết trên diễn đàn dành
cho những nhà phát triển, trong đó có viết: "Vấn đề căn bản của tiền
tệ thông thường là mọi hoạt động đều phải dựa trên niềm tin. Chúng
ta phải tin tưởng ngân hàng sẽ không làm giảm giá trị tiền tệ, nhưng
lịch sử tiền giấy lại tràn ngập những vi phạm niềm tin. Chúng ta phải
tin tưởng ngân hàng sẽ giữ tiền của chúng ta và chuyển sang tài khoản
khác bằng điện tử, nhưng họ lại cho vay theo phong trào bong bóng
tín dụng và chi giữ một phần dự trữ nhỏ." Đây là bản cáo trạng trực
tiếp hệ thống hiện thời. Trong một bài khác, ông viết với khí thế khác
thường, "thoát khỏi rủi ro lạm phát thất thường từ việc quản lý tiền tệ
tập trung!"

Một manh mối khác xuất hiện trong đoạn mã của khối nguyên thủy.
Để chứng thực thời điểm sáng lập, Nakamoto đã nhắc đến tiêu đề
trang đầu của tạp chí Times tại London vào ngày mùng ba tháng Một
năm 2009: "Đại Pháp quan đứng bên bờ vực phải viện trợ ngân hàng
lần thứ hai."
Đại Pháp quan trong lời nhắc là Alistair Darling, khi đó là Đại Pháp
quan của Tòa án Tài chính Anh Quốc, người đang phải vật lộn để
ngăn chặn sự sụp đổ toàn diện của hệ thống ngân hàng Anh. Chính
phủ của ông đã đẩy 500 tỷ bảng Anh từ các khoản vay và bảo lãnh
vào ngân hàng, trong đó 50 tỷ bảng dùng để mua phần lớn cổ phần

126
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

của ba tổ chức khổng lồ đang trong hoàn cảnh bấp bênh: Ngân hàng
Royal Scotland, Lloyds và HBOS. Như thế vẫn chưa đủ. Vài ngày 19
tháng Một, chính phủ Anh Quốc công bố thêm một gói cứu trợ 50 tỷ
bảng Anh.

Đó là những tháng ngày đen tối. Ngoài vụ phá sản của Lehman
Brothers, Merrill Lynch được Ngân hàng Hoa Kỳ cứu vớt trong cùng
tuần đó. Vài ngày sau, công ty bảo hiểm AIG sụp đổ, khiến chính phủ
phải cứu trợ với số tiền lên đến 182 tỷ đô la. Các nền kinh tế phương
Tây bắt đầu "chảy máu" việc làm, thị trường cổ phiếu sụp đổ, nền
thương mại toàn cầu trì trệ. Nếu ai đó đang tìm một thời điểm để tung
ra một hệ thống tiền tệ thay thế, thì đây chính là lúc vô cùng thích
hợp.

Nhưng cũng đừng quên, Nakamoto công bố dự án kèm lời nhắn rằng
đồng tiền mới của ông không cần chính phủ, ngân hàng và trung gian
tài chính, "không bên thứ ba đáng tin cậy". Nó đưa ra những phản đề
đối với vấn đề cốt lõi của giai đoạn đó trong lịch sử. Đối với những
thủ thuật pháp luật và công nghệ Phố Wall sử dụng, đối với các đổi
mới tài chính của các ngân hàng Phố Wall, niềm tin là yếu tố quan
trọng nhất của thị trường vốn - tin rằng các đối tác có thể trả lại số
tiền họ cầm cố; tin rằng giá trị trường thật sự phản ảnh tất cả thông tin
giá trị tại thời điểm đó; tin rằng nếu một tài sản trên bảng cân đối

127
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

kế toán trị giá X đô la thì nó thực sự trị giá X đô la, Su sup đổ của
Lehman Brothers và công ty bảo hiểm AIG đã làm đổ vỡ niềm tin đó.
Không còn ai tin tưởng định giá tài sản, không còn ai tin tưởng các
báo giá. Không còn ai tin tưởng bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Toàn bộ cơ cấu thị trường vốn toàn cầu tắt lịm, vì không ai còn tin
tưởng ai nữa.

Những tháng và năm sau đó, ngày càng nhiều người cho rằng có lẽ ý
tưởng của Satoshi đem đến một phương án thay thế tốt hơn cho tất cả
những đổ vỡ niềm tin kia.

Mặc dù chúng ta không có bằng chứng nào cho thấy các sáng kiến
tiền-mặt-do-công-ty-vì-lợi-nhuận-dẫn-dắt những năm 1990 và cuộc
khủng hoảng ngân hàng năm 2008 đã định hình suy nghĩ của
Nakamoto, nhưng cả hai đều nhấn mạnh lý do vì sao các nhà thiết kế
tiền mã hóa lại mong muốn thay đổi đến vậy. Mỗi trường hợp đưa ra
thông điệp rằng tập trung tiền tệ không mang tính xây dựng và rằng
nỗ lực thay đổi từ những gì đã sụp đổ sẽ không thành công. Giải pháp
chỉ có thể là mô hình phi tập trung thật sự, bằng cách đưa ra hệ thống
tiền tệ hoàn toàn mới. Trong suy nghĩ của những chuyên gia công
nghệ ủng hộ chủ nghĩa tự do - những người tin tưởng vào mô hình
này, chỉ thiết lập tính năng ẩn danh mà Chaum

128
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

đã tạo ra là vẫn chưa đủ. Tiền mã hóa cần mô hình hoàn toàn độc lập.
Nhưng họ vẫn không thể tìm ra cách để xây dựng mô hình đó cho đến
khi bitcoin xuất hiện, chủ yếu là vì rất khó để thay thế một cấu trúc
hợp nhất tập trung trong đó các quy tắc được thực thi từ trên cao bởi
một cộng đồng phân quyền mà không ai chịu trách nhiệm trên danh
nghĩa. Khi không có tổ chức trung tâm, làm cách nào bạn khiến mọi
người trong mạng lưới hợp tác với nhau? Và nếu bạn không thể tạo ra
quyền lực chung, làm sao bạn ngăn được mọi người phá hoại hệ thống
hoặc chi tiêu số bitcoin mà họ không có?

Giải pháp Nakamoto đưa ra làm được cả hai điều. Giải pháp thứ nhất
là sổ cái "Blockchain" đột phá của ông. Trong sổ cái này, các giao
dịch được đưa vào khối thẳng hàng sắp xếp theo thứ tự thời gian để
người khai thác có thể xác minh các chi tiết giao dịch bằng cách so
sánh với sổ cái ghi chép số dư tài khoản. Khi đã hài lòng, họ chấp
thuận bằng cách tạo ra khối tiếp theo và nối nó với khối vừa được
chấp thuận liền trước. Quá trình xác minh và bổ sung khối, và chấp
nhận mỗi khối mới làm cơ sở chính để xây dựng các khối tương lai,
tạo ra sự đồng thuận chung về tính hợp lệ của các giao dịch cơ bản.
Điều đó khiến một người không thể "lặp chi" một đồng tiền. Nói cách
khác, hệ thống này có thể loại trừ triệt để tình trạng giả mạo kỹ thuật
số.

129
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Giải pháp thứ hai nằm ở thuật toán tặng thưởng khi khai thác, chính
điều này đã tạo động lực để thúc đẩy chủ sở hữu các máy tính trong
mạng lưới đóng góp nguồn điện và công suất tính toán cần thiết để
giúp duy trì số cái Blockchain. Hai đặc điểm này đã đặt nền móng cho
cơ chế niềm tin phi tập trung thật sự.

Nhưng vẫn tồn tại một vấn đề: ông phải tạo ra ý thức giá trị sâu sắc
trong bitcoin, chung quy là để tìm ra nguồn cung hợp lý và động lực
thúc đẩy nhu cầu. Nakamoto đã giải quyết vấn đề này bằng cách "chơi
đùa" với kế hoạch phát hành các đồng xu mới trong tương lai. Trong
bốn năm đầu tiên, giao thức này sẽ phát hành một lượng cố định 50
đồng cứ mỗi 10 phút. Sau đó, giao thức sẽ giảm số tiền phát hành
xuống còn 25 đồng vào cuối năm 2012 và tiếp tục giảm xuống một
nửa sau mỗi bốn năm cho đến khi nguồn cung giảm dần về 0 vào năm
2140, đến thời điểm đó, sẽ có tổng cộng 21 triệu đồng được phát
hành. Việc phát hành giảm dần theo lộ trình một nguồn cung bitcoin
hữu hạn sẽ tạo ra cảm giác khan hiếm, từ đó xây dựng cơ sở hỗ trợ
cho giá của bitcoin, điều này sẽ khuyến khích các thợ đào tiếp tục
hoạt động với bitcoin. Ông hiểu rằng nguồn cung bitcoin ít ỏi rốt cuộc
vẫn cần phần thưởng khác để giữ chân thợ đào, vì thế ông tích hợp hệ
thống phí giao dịch tối thiểu để đền bù cho các nguồn lực họ đóng
góp. Phí này sẽ dồn lại theo thời gian và khi tiên

130
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thưởng cho thợ đào giảm xuống. Tóm lại, đây là một giải pháp thị
trường tự do, nhẹ nhàng cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan đã kìm
kẹp xã hội nhiều thế kỷ: làm sao để gắn kết nhu cầu lợi ích cá nhân
của mọi người với nhu cầu của xã hội.

Thành tựu này rất quan trọng trên phương diện triết học và thực tiên.
Sự phi tập trung mang đến nhiều lợi ích thật sự cho hệ thống tiền tệ
tồn tại như một giải pháp thay thế cho hệ thống tập trung mà chính
phủ kiểm soát và ngân hàng điều hành. Vì không có điểm kiểm soát
đơn nhất, không có máy chủ trung tâm để điều phối mạng lưới máy
tính toàn cầu phức tạp, nên sẽ không có cách nào để chấm dứt hệ
thống thay thế này hoạt động. Chính phủ Trung Quốc có thể cấm các
ngân hàng xử lý dịch vụ giao dịch liên quan đến bitcoin hoặc tuyên bố
chỉ đồng nhân dân tệ mới được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia, nhưng họ không thể ngăn cản bitcoin, đồng tiền vô hình nhưng
hiện hữu khắp nơi. Bất cứ chính phủ nào cũng phải đối mặt với thử
thách này. Điều này thu hút nhóm tiểu văn hóa nhỏ gồm nhiều nhà
hoạt động xã hội tận tâm và tràn đầy nhiệt huyết, những người luôn
nghi ngờ tiền giấy do ngân hàng trung ương điều hành. Nói rộng ra,
điều này phù hợp với xu hướng phi tập trung và trao quyền cho các cá
nhân trong nền kinh tế quy mô lớn hơn, một thế giới nơi mà mọi
người cho khách trọ thuế

131
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

ghế sofa, bán nguồn điện tổng hợp từ năng lượng mặt trời cho công ty
điện lực và thu thập tin tức từ những diễn đàn phi tập trung như
Twitter.

Trong bối cảnh hiện nay và trước đề xuất của Nakamoto, ngày càng
nhiều người tin tưởng hệ thống của ông sẽ 1 ậu quả. Nhiều người cho
rằng đặt lòng tin vào hệ thống dựa trên thuật toán bất khả xâm phạm
này còn tốt hơn là một hệ thống bắt họ tin vào những con người dễ sai
sót, gian lận đang điều hành các tổ chức lớn tại trung tâm hệ thống
tiền tệ cũ.

Dù Hal Finney rời khỏi mạng lưới hai người mà ông và Nakamoto
hình thành vào tháng Một năm 2009, nhưng bitcoin vẫn hoạt động ổn
định khi nhiều người nhận thấy tầm quan trọng của bitcoin và nhanh
chóng quan tâm. Trong suốt một năm đó, bitcoin đã thu hút được
thêm nhiều người tải phần mềm và trở thành các nút mới tham gia vận
hành mạng lưới và khai thác bitcoin. Nhiều người sử dụng kênh chat
IRC mà Nakamoto mở ra trên trang bitcoin.org để trao đổi với nhau.
Vào tháng Mười, phòng trò chuyện IRC mới quy tụ các nhà lập mã
được thiết lập trực tuyến bằng #bitcoin-dev và vào tháng tiếp theo,
được chính thức hóa với tên Diễn đàn Bitcoin (Bitcoin Forum). Cộng
đồng người đầu tư bitcoin dần hình thành.

132
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Mỗi khi có người mới tham gia mạng lưới, tổng công suất tính toán
dùng để tìm kiếm bitcoin cũng như tổng điện năng tiêu thụ, dữ liệu
nhập biến thiên dùng trong khai thác bitcoin, sẽ tăng lên. Tức là, cuộc
tranh đua giành lấy mỗi đợt 50 xu được phát hành theo lịch trình của
hệ thống sẽ khốc liệt hơn, đồng nghĩa với cơ hội để mỗi nút máy tính
giành được một xu bitcoin sẽ giảm đi. Theo thời gian, sự gia tăng
công suất tính toán toàn mạng lưới sẽ khiến chương trình lõi tự động
tăng độ khó của mảnh ghép tính toán. Vì thế, năng lực giải toán dù
tăng lên cũng không thể tìm ra đáp án quá nhanh và buộc phát hành
bitcoin sớm được. Bằng cách đó, lịch trình 10 phút phát hành bitcoin
một lần có thể ổn định theo thời gian.

Nhưng để bitcoin tiếp tục phát triển thì ngoài việc khai thác, cần phải
có cách khác để thu được bitcoin. Bạn phải có khả năng mua bitcoin
bằng đô la hay bất cứ loại tiền tệ nào khác. Nhưng với giá bao nhiêu?
Vào tháng Mười năm 2009, một số người trong cộng đồng bitcoin tự
ý định giá bitcoin dựa trên đô la và đăng lên một trang web mới gọi là
New Liberty Standard (Chuẩn Tự do Mới). Bằng các tính toán chi chí
điện năng khai thác, báo giá đầu tiên của bitcoin được ghi lại là
1.309,03 BTC tương ứng với 1 đô la. Nói cách khác, một bitcoin trị
giá 0,08 cent (với 100 cent đổi được 1 đô). Nhiều người cho rằng
New Liberty Standard định giá quá cao, nhưng ít nhất giờ đây, họ đã

133
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

có nơi để giao dịch loại tài sản ảo còn trong quá trình th nghiệm này.
Trong xu hướng kinh doanh nổi bật vào những năm tới, sự biến động
của bitcoin ngay lập tức thể hiện rõ khi giá tăng 70% tới 0,14 cent vào
ngày 13 tháng Mười Một, để rồi sụt xuống 0,06 trong tháng tiếp theo.
Nhưng mua bán những đồng xu nhỏ xíu này cũng rất thú vị. Vì cộng
đồng bitcoin này còn tương đối nhỏ và chưa ai tìm ra cách nâng cấp
máy tính để giải được đề toán trước những người khác, nên các thợ
đào đều được trả mức tiền tương đương nhau. Tất cả đều rất bình
thường.

Tình trạng này đã thay đổi vào năm mới khi Laszlo Hanyecz, một kỹ
sư phần mềm ở Florida, phát hiện ra rằng ông có thể viết phần mềm
hướng dẫn thẻ đồ họa máy tính của ông, hay GPU, giải bài toán đào
bitcoin vốn vẫn do CPU của thợ đào thực hiện. Công cụ tập trung và
hiệu suất cao này giúp tăng cường công suất tính toán, nên Hanyecz
có thể một mình giải các mảnh ghép toán học và tăng cơ hội được
thưởng khối 50 bitcoin theo cấp số mũ.

Rõ ràng, việc này thu hút rất nhiều sự quan tâm. Mặc dù lúc này, mỗi
bitcoin có giá trị rất nhỏ, nhưng cộng đồng đang lớn mạnh bắt đầu đầu
tin rằng giá trị gia tăng sẽ tạo lợi nhuận trong tương lai. Đến lúc này,
họ phải tranh đấu để có được bitcoin với mức giá thấp chạm sàn thế
này:
134
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Cũng thời điểm phát hành phiên bản 0.2 mạnh hơn của phần mềm
bitcoin và sàn giao dịch tiền tệ thứ cấp có tên Thị trường Bitcoin, tin
tức Hanyecz đang "gạn" được rất nhiều bitcoin giống như tin về việc
tìm thấy vàng ở xưởng cưa của Sutter' vào năm 1848. Những người
ham mê mau chóng gia nhập cuộc chơi. Một cuộc chạy đua "vũ trang"
diễn ra khi mọi người biến máy tính cá nhân lắp thẻ đồ họa thành máy
đào tiền kỹ thuật số thu nhỏ. Và khi các cỗ máy chạy bằng điện này
hoạt động, mạng lưới bắt đầu "tràn đầy năng lượng" - theo cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng.

Khi mọi chuyện trở nên hỗn loạn hơn còn bitcoin dần dần bước ra
khỏi lãnh địa khô khan của giới kỹ thuật để đi lên bậc thang mới của
những thợ đào vàng kỹ thuật số gia đoạn đầu, Nakamoto hẳn đã phải
tự hỏi điều gì đang xảy ra. Ông ấy có ăn mừng hay than vãn về những
điều ông ấy đã thực hiện không? Chúng ta sẽ không bao giờ biết. Một
năm sau đó, ông biến mất khỏi thế giới bitcoin.

1. Xưởng cưa của Sutter (Sutter's Mill) tọa lạc tại California, thuộc
quyền sở hữu của John Sutter, một doanh nhân tiên phong thám hiểm
Tân Thế giới hồi thế kỷ 19. Vào năm 1848, người ta phát hiện thấy
vàng tại xưởng cửa này. Đây là sự kiện lớn trong lịch sử nước Mỹ,
mở màn cho cơn sốt vàng California. (BT)

135

Chương 3: Cộng đồng


"Tiền bạc giống như bùn, sẽ chẳng có ích gì nếu không được lan
truyền sử dụng."

Francis Bacon

Vào ngày 12 tháng Mười Hai năm 2010, bài viết sau xuất hiện trên
Diễn đàn Bitcoin: "Không còn gì để nghiên cứu thêm về DoS (denial
of service tấn công từ chối dịch vụ), nhưng tôi đang mau chóng xây
dựng từ những gì tôi biết phòng khi cần thiết," ông ấy viết. "Bản dựng
này là phiên bản 0.3.19." Đây có lẽ là tin nhắn cuối cùng của Satoshi
Nakamoto.

Chỉ có vậy thôi. Không tin nhắn tạm biệt, không diễn văn hoa mỹ.
Ông chỉ ngừng viết. Nhà sáng lập vẫn tiếp tục liên lạc với một vài nhà
phát triển phần mềm, những người đang giúp ông cải thiện và duy trì
hệ thống bitcoin, nhưng vào tháng Tư năm 2011, ông cũng không gửi
thư điện tử

137
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

cho họ nữa. Theo như chúng tôi được biết, thư cuối cùng được gửi
đến Gavin Andresen, một chuyên viên lập mã sống tại thành phố
Amherst bang Massachusetts, người đã gia nhập nhóm một năm trước
và được Nakamoto trao quyền lãnh đạo. Cũng tương tự bài viết cuối
cùng của ông trên Diễn đàn Bitcoin, và thực ra cũng giống như mọi
điều ông từng viết, thư điện tử cuối cùng này vẫn rất chiếu lệ, lạnh
nhạt và chủ ý rõ ràng.
138
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Nhưng nếu những gia tài bằng văn bản của nhà sáng lập bitcoin là
những từ ngữ khô khan thực tế, thì di sản lớn hơn của ông lại được
tìm thấy trong cộng đồng nhiệt thành của những tín đồ thật sự mà ông
đã rời đi. Nhóm hoạt động tâm huyết này tiếp tục nghiên cứu những ý
tưởng Nakamoto đã phát triển và đoạn mã ông thực hiện. Đây thật sự
là phát minh vĩ đại nhất của ông, vì như chúng ta đã thảo luận tiền tệ
không thể tồn tại nếu không có cộng đồng chấp nhận nó. Và đối với
loại tiền độc lập phi tập trung, không có tổ chức trung tâm thiết lập
trật tự trên hệ thống tiền tệ, mối liên kết giữa những người tạo nên
cộng đồng đó còn quan trọng gấp đôi.

Điểm sáng của cộng đồng này thể hiện mạnh mẽ hơn nhiều thái độ
sẵn sàng truyền gửi bitcoin cho nhau hay phối hợp khai thác bitcoin
và duy trì hệ thống sổ cái Blockchain của các thành viên. Họ thẩm
nhuần "văn hóa bitcoin" riêng biệt, kiểu cách trò chuyện và tư duy
cũng như liên kết với nhau và với những người ngoài cộng đồng. Văn
hóa này được gọt giữa bởi những hiện tượng tương tự như những hiện
tượng hình thành nên những nền văn hóa hiện thời. Tương tự những
tuyên bố văn hóa như cờ, bài hát và những bài diễn văn mạnh mẽ,
những người khai sinh giúp mọi người mường tượng được ý nghĩa
trừu tượng của bản sắc dân tộc; hình tượng và biểu tượng văn hóa
cũng khuyến khích thành viên trong cộng

139
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

đồng này ý thức mình là người ủng hộ bitcoin và tuần theo hệ thống
niềm tin nhất định, dù rõ ràng hay không. Bitcoin cũng có biểu tượng
của riêng mình - bitcoin với chữ "B" là phổ biến nhất, hình thức của
biểu tượng này dấy lên tranh cãi khi các thành viên trong cộng đồng
băn khoăn liệu nó có nên tượng trưng cho biểu tượng tiền tệ (như $)
hay biểu trưng tiếp thị hay không. Và cũng như các nền văn hóa khác,
bitcoin có nghệ thuật, âm nhạc, thậm chí là thơ ca của riêng mình.
Nền văn hóa này đã nuôi dưỡng những nhân vật tinh anh được công
nhận là "những nhà lãnh đạo cộng đồng".

Nói đúng hơn, những nhân vật này thường được miêu tả như những
người truyền giáo". Tương tự như vậy, một tôn giáo chảy ngầm trong
ngôn ngữ và những khái niệm "gắn" với bitcoin: nhãn "Khối Nguyên
Thủy" được gán cho số đồng xu đầu tiên Nakamoto khai thác được;
biệt danh "Bitcoin Jesus" (Chúa Bitcoin) được đặt cho Roger Ver,
một trong những đại diện nổi bật nhất của cộng đồng bitcoin, khái
niệm "tín đồ" và ý tưởng rằng khái niệm đó sẽ hiển hiện một khi "sự
thật" về giải pháp của bitcoin được hé lộ. Tuy nhiên, điều của những ý
tưởng bán tôn giáo này lại nằm quan trọng trong văn hóa cốt lõi mà
chính Nakamoto đã tạo ra cùng sự xuất nhất hiện bí ẩn của ông trong
thế giới tiền mã hóa vào năm khối 2008 và sự biết mất cũng bí ẩn
không kém ba năm sau đó.

140
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Dù là ai đi chăng nữa, Nakamoto cũng đã trao cho bitcoin một huyền


thoại hình thành.

Huyền thoại hình thành tinh túy này thuộc về Khối Nguyên Thủy.
Trong lĩnh vực ít mang tính tôn giáo hơn, các nhà tiếp thị đã nhận ra
sức mạnh của huyền thoại hình thành trong kinh doanh. Những huyền
thoại này hiện hữu khắp nơi: Mẫu xe hơi Y của Ford, công thức bí
mật của Coca-cola, nhà để xe của Bill Hewlett và Bob Packard, Steve
Jobs với chiếc máy tính Apple đầu tiên. Vấn đề là, một doanh nghiệp
được thành lập từ ý tưởng tuyệt vời của ai đó nỗ lực hết mình sẽ giúp
cá nhân hóa sản phẩm đó và tạo nên sức hút mãnh liệt.

"Trong kinh doanh, những câu chuyện sáng tạo khẳng định vai trò của
cá nhân như người thay đổi xã hội và nói chuyện với nhóm khách
hàng mục tiêu," Nicolas Colas, chiến lược gia thị trường hàng đầu của
công ty môi giới ConvergEx đã viết trong bài nghiên cứu phản ánh
tầm quan trọng của sự bí ẩn xung quanh nhà sáng lập bitcoin. "Những
câu chuyện đó là nền tảng cho khái niệm mà các nhà tiếp thị gọi là
“thương hiệu” và “nước nguồn” cho giá trị cổ đông theo các gọi của
Phố Wall."

Chắc chắn rằng, "thương hiệu" bitcoin gắn liền người sáng lập và bí
ẩn xung quanh nhân vật đó. Lòng tôn kính dành cho Satoshi được thể
hiện trong văn hóa bitcoin:

141
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Đơn vị nhỏ nhất của một bitcoin được đặt tên là "Satoshi, rất nhiều
buổi họp mặt được tổ chức tại các địa điểm được gọi là "Quảng
trường Satoshi", nhiều doanh nghiệp bitcoin đã sử dụng tên của nhà
sáng lập, bao gồm cả trang web cá cược cao cấp SatoshiDice.

Giả sử Nakamoto chỉ là một cá nhân, bạn có thể khẳng định rằng, với
tư cách người của công chúng, Nakamoto đã thành một huyền thoại
thật sự. Không có người bằng xương bằng thịt nào đứng trước mặt
chúng ta hay xuất hiện trong video trên Youtube. Không ai ngồi đối
diện bên kia bàn với Charlie Rose' trong tin tức phỏng vấn. Không ai
viết sách hay ký bản quyền làm phim về câu chuyện của ông. Tất cả
những gì chúng ta biết là cái bóng thoáng qua của một thiên tài ẩn
mình và gợi ý về vị "thần" của bitcoin.

Vậy Satoshi thật sự là ai? Đây là một câu hỏi trêu ngươi mà các
chuyên viên công nghệ, những điều tra viên và các nhà báo không thể
ngó lơ. Trong quá trình đi tìm câu trả lời, tất cả họ đã giúp tô điểm
thêm huyền thoại hình thành của bitcoin và theo đó khắc họa cốt lõi
văn hóa của cộng đồng bitcoin với sự độc đáo, tài năng và mục đích
to lớn.

1. Charles Peete Rose Jr. (sinh năm 1942) là phóng viên truyền hình
và dẫn chương trình tọa đàm người Mỹ. Ông tổ chức và sản xuất loạt
chương trình phỏng vấn có tên Charlie Rose chiếu trên PBS và
Bloomberg LP. (BT)

142
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Sự thật là, bất chấp mọi điều người ta viết về Nakamoto, mọi điều mà
Nakamoto đã viết và mọi nỗ lực truy tìm nhân vật này, ngạc nhiên
thay, chúng ta hầu như chẳng biết gì về ông. Ông ấy giao tiếp (khi
ông ấy vẫn còn liên lạc) qua những kênh mã hóa mà đến nay vẫn
không thể dò ra tung tích. Những bài viết công khai của ông được bảo
vệ toàn diện; chưa khi nào ông tiết lộ bất cứ thông tin cá nhân, rất
hiếm khi ông đề xuất các lựa chọn. Một lần, ông mắc lỗi chính tả của
người Anh khiến nhiều người cho rằng ông đến từ Anh Quốc. Nhưng
lỗi chính tả đó khi có khi không, điều này dẫn đến phỏng đoán có
nhiều hơn một người viết, cho nên Nakamoto không phải một người
mà là một nhóm người. Cố gắng tìm ra" ông qua các bài viết chẳng
khác nào thử tay không bắt lươn. Có người thật, nhưng lại không thể
tìm ra đó là ai.

Khi các nhà báo bắt đầu tìm kiếm Nakamoto, những người ủng hộ
bitcoin chắc chắn sẽ bảo chúng tôi để ông ấy yên, hãy tôn trọng quyền
riêng tư mà ông ấy muốn. Về ý thức hệ, quan điểm này từng vừa phù
hợp vừa không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nhóm
Cypherpunk. Triết lý của phong trào này đề cao tính riêng tư nhưng
lại tồn tại trên quan điểm rằng bạn cũng nên đề phòng bị khai thác
danh tính, đây là lý do vì sao mật mã học lại được phát minh từ rất
sớm.

143
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

Cũng có lý do chính đáng rằng, vì lợi ích của bitcoin. cuối cùng danh
tính của Satoshi sẽ được tiết lộ. Lúc đầu. việc ẩn danh tính của nhà
sáng lập sẽ khiến các cơ quan thi hành luật không thể tìm ra Satoshi
và dập tắt dự án sơ khai của ông. Bây giờ mọi chuyện lại khác. Sau
hơn sáu năm bitcoin tồn tại cùng một nền kinh tế toàn cầu hình thành
quanh nó, dự án này đang mở rộng cộng đồng và thu hút đông đảo sự
chú ý. Và trong quá trình này, sự hình thành thiếu minh bạch của
bitcoin đã kìm hãm sự phát triển của nó. Các quan chức chính phủ và
người làm luật sẽ cảm thấy nghi ngờ, từ đó ban hành các điều luật có
thể khiến sự phát triển của bitcoin trở nên khó khăn hơn đối với các
nhà vận động ủng hộ tiền mã hóa. Đối với công chúng cũng thế. Công
khai minh bạch sẽ xóa tan thuyết âm mưu rằng bitcoin được CIA,
NSA hoặc IMF tạo ra, hoặc toàn bộ dự án này chỉ là trò lừa đảo tinh
vi trên diện rộng. Trạng thái ẩn danh của Nakamoto trong những ngày
đầu của bitcoin có thể giúp chuyển hướng sự chú ý từ người sáng lập
sang bản thân dự án, nhưng hiện nay, chính bí mật lại gây rắc rối.
Trong khi, vấn đề này ngay từ đầu đã khiến những người sớm tìm
hiểu về bitcoin nghỉ ngờ rằng vị sáng lập viên đang bòn rút tiền của
họ, thì hiện nay công chúng mục tiêu của các nhà ủng hộ bitcoin đều
thấy rằng sự bí ẩn này là lý do không tin được bitcoin "Trong vấn đề
tiền bạc, những điều không rõ ràng đều

144
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

không tốt," Jeremy Allaire, nhà sáng lập công ty tài chính bitcoin
Circle, cho biết.

Hơn nữa, bản thân Nakamoto cũng ở trong tình thế tiến thoái lưỡng
nan. Người ta tin ông sở hữu khoảng một triệu tới khoảng 500 triệu
bitcoin ở thời điểm ông đăng bài viết. Đây là con số ước lượng mà
chuyên gia mật mã Sergio Lerner đưa ra sau khi phân tích những hoạt
động đến những địa chỉ ông xác định cho Nakamoto tính từ Khối
Nguyên thủy và những lần đào tiếp theo trong khoảng hai năm khi
ông tham gia vào mạng lưới bitcoin. Và khi Lerner xác định được
những địa chỉ đó, cả thế giới dõi theo như chim ưng săn mồi. (Mặc dù
không thể xác định được chủ sở hữu, nhưng địa chỉ ví chứa số bitcoin
đó có thể dễ dàng thấy được, cùng với tất cả những địa chỉ bitcoin
khác, bằng cách sử dụng các công cụ truy nguyên trên Blockchain).
Hiện nay, có lẽ là đã đến lúc Nakamoto nên thực hiện điều mà Giám
đốc điều hành sàn giao dịch đóng Second Market, Barry Silbert, miêu
tả như một trong những "giấc mơ về bitcoin" - đó là, Nakamoto bước
ra ngoài ánh sáng và ủng hộ phần đáng kể trong khối tài sản bitcoin
khổng lồ cho mục đích xứng tầm.

Bất kể sự minh bạch trong vấn đề này có ý nghĩa thế nào với bitcoin
chăng nữa, mọi người sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm Satoshi Nakamoto.
Những người chơi bitcoin có thể phản đối, nhưng họ cũng không thể
gạt bỏ mong muốn

145
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

được biết. Với tư cách nhà báo, có lẽ chúng tôi trải nghiệm cảm giác
này mạnh mẽ hơn ai hết, nhưng con người đa phần đều rất tò mò.
Chúng tôi thấy bản tính tò mò ở ba đứa con của mình, tất cả đều háo
hức muốn biết cha chúng đang làm gì. Một trong số đó, đứa con gái
bốn tuổi của tôi bị câu chuyện về bitcoin mê hoặc đến mức cô bé kiên
trì lắng nghe xem cha mình đang nói về điều gì. "Cha đã tìm ra ai là
Satoshi chưa ạ?" thinh thoảng con bé hỏi. Có vẻ con bé tưởng bitcoin
giống như trò Carmen Sandiego, trò chơi điện tử phổ biến dành cho
trẻ em.

Khi Nakamoto biến mất vào năm 2010, hàng tá người bị xướng tên,
từ những cá nhân thuộc nhóm Cypherpunk và cộng đồng mật mã học
- những người đã từng tham gia nghiên cứu tiền mã hóa - Wei Dai,
Hal Finney, David Chaum và người được nghi vấn nhiều nhất, Nick
Szabo. Trong đó, những bài viết của Szabo, theo các nhà ngôn ngữ
học, có cách thức lựa chọn từ ngữ rất giống với nhà sáng lập bitcoin.
Nhưng tất cả họ, từ diễn đàn này đến diễn đàn khác, đều phủ nhận
mình là Nakamoto.

Những nhà điều tra khác đi theo hướng riêng, thú vị nhưng cũng vô
ích không kém. Là người viết bài cho tạp chí The New Yorker, Joshua
Davis xác định một số lỗi chính tả của người Anh trong các bài viết
của Nakamoto rồi tới Quần đảo Anh để tìm tác giả của chúng. Ông
đặc biệt chú
146
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

ý đến Micheal Clear, một sinh viên khoa học máy tính tại Dublin đã
từng làm việc cho Ngân hàng Allied Irish về công nghệ theo mô hình
ngang cấp. Anh đã trả lời thắc mắc của Davis bằng một dòng thư thú
vị, "Tôi không phải Satoshi, nhưng dù tôi có là Satoshi, tôi cũng
không nói với ông." Cuối cùng, công sức của Davis không mang lại
kết quả gì. Nhưng bình luận về sau của Clear, mà anh giải thích chỉ là
lời nói đùa vô hại, đã khiến anh chàng Ireland ngập trong thư điện tử.
Vì thế, anh càng kiên quyết phủ nhận việc tạo ra bitcoin và mong mọi
người hãy để mình yên.

Chắc hẳn, Davis bị kế "giương đông kích tây" của nhà sáng lập đánh
lừa - như thể những từ ngữ đặc Anh và lời nhắc đến tạp chí Times tại
London của Nakamoto được tạo ra để đánh lạc hướng mọi người -
giáo sư ngành báo chí của Đại học New York, Adam Penenberg, đã
chuyển hướng tập trung sang vấn đề khác. Trong một bài báo cho tờ
Fast Company, ông nêu ra ba cái tên đã đồng thời nộp bằng sáng chế
liên quan đến tiền mã hóa vào khoảng thời gian bitcoin ra mắt. Neal
King và Charles Bry, cả hai đều sinh sống ở Đức, còn Vladimir
Oksman sống ở Hoa Kỳ. Họ đã thẳng thừng phủ nhận, đặc biệt King
còn chỉ trích bitcoin "không có giá trị thực". Penenberg không hề nản
lòng và còn suy đoán rằng tuyên bố của King có lẽ là để cố tình đánh
lạc hướng, thật sự có thể là như thế. Nhưng ông

147
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

thừa nhận bằng chứng ông đưa ra vẫn và chưa đủ sức thuyết phục.
mang tính suy diễn
Người tiếp theo là Ted Nelson, nhà lý thuyết thông tin nổi tiếng vì đã
sáng tạo cụm từ "hypertext (siêu văn bản)" vào những năm 1960.
Trong một đoạn phim độc thoại dài lê thê ông giả giọng Anh để bắt
chước Sherlock Holmes, Nelson tuyên bố người sáng tạo bitcoin là
nhà toán học người Nhật Shinichi Mochizuki và thách ông ta dám phủ
nhận. Nelson cho biết Mochizuki không những có khả năng tư duy để
đưa ra kế hoạch như thế mà còn có thói quen đáng ngờ, thường xuyên
lẳng lặng bỏ lại các khám phá toán học của mình trên mạng để mọi
người tìm kiếm. Nhà toán học này không công khai đáp trả lại thách
thức của Nelson nhưng nhiều người khác đã tìm ra lỗ hổng trong lập
luận đó. Họ chỉ ra Mochizuki không phải là chuyên gia mã hóa và có
lẽ cũng chưa có kinh nghiệm viết mã.

Vào ngày mùng sáu tháng Ba năm 2014, tuần báo Newsweek phát
hành lại ấn bản về câu chuyện này và mau chóng trở thành một đề tài
sốt dẻo với hình bìa độc đáo. Tiêu đề "Bộ mặt của Bitcoin" với hình
ảnh một người giấu mình trong bóng tối đầy nghệ thuật và mặt nạ
hình chữ "B" trong bitcoin đang bị lột đi. Phóng viên Leah McGrath
Goodman tuyên bố cô đã tìm ra Satoshi Nakamoto ân

148
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

mình ngay trước mắt mọi người, một người Mỹ gốc Nhật sống ở
ngoại ô Los Angeles vốn tên là Satoshi Nakamoto trước khi ông đổi
tên thành Dorian Nakamoto. Nói câu chuyện này lan truyền nhanh
như một cơn sốt đã là nói giảm nhẹ.

Trong vòng vài giờ, câu chuyện trở thành tin tức nóng sốt hàng đầu ở
khắp mọi nơi, từ truyền hình cáp, trên Reddit, Twitter, Diễn đàn
Bitcoin và trên những tờ báo như của chúng tôi. Ai nấy đều sửng sốt
trước chuyện này, mọi người đều ngạc nhiên khi tạp chí Newsweek
đã tìm ra Nakamoto thật sự. Đúng là tin sốt dẻo! Đúng là chuyện phi
thường! Goodman đã xuất hiện rất nhiều trên phương tiện truyền
thông để giải thích cách tạp chí Newsweek tim ra sự thật. Phản ứng
dữ dội của chuyện này cho thấy huyền thoại Nakamoto thu hút đến
mức nào trong mắt công chúng. Thật kỳ lạ.

Dorian Nakamoto cuối cùng cũng xuất hiện, vài giờ sau khi cuốn tạp
chí lên kệ, để đối chất với đám đông nhà báo đứng chật kín bãi cỏ
trước nhà ông. Ông phủ nhận mọi liên quan đến bitcoin bằng dẫn
chứng rất rõ ràng rằng lý lịch của ông chẳng ăn khớp gì với lý lịch của
nhà phát minh bitcoin. Ông đứng cạnh cửa chính và hứa hẹn tham gia
phỏng vấn độc quyền với phóng viên đầu tiên mời ông bữa trưa. Một
phóng viên AP nhanh chóng mời ông

149
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

lên xe đến nhà hàng sushi dùng bữa. Nhiều nhà báo khác bám theo,
trong đó có ít nhất một người, Joe Bel Bruno của tờ L.A Times tường
thuật trực tiếp trên Twitter cảnh "rượt đuổi" kỳ lạ gợi nhớ đến cuộc
rượt đuổi O.J Simpson' đầy tai tiếng.

Phần hấp dẫn nhất lại nằm ở một bài đăng cuối ngày hôm đó trên
bảng tin khá ít người biết của tổ chức P2P, một tổ chức phi lợi nhuận
mong muốn xây dựng ứng dụng ngang cấp thông qua các công cụ mật
mã hóa và phần mềm. Bài đăng đến từ chủ đề được khởi tạo vào ngày
12 tháng Hai năm 2009 và đã không hoạt động trong nhiều năm, một
chủ đề do Satoshi Nakamoto lập khi ông tuyên truyền bitcoin. Nội
dung mới đơn giản nhưng đây là lần đầu tiên mọi người nhận được tin
ông trong nhiều năm qua.

Câu cú ngắn gọn, "Tôi không phải Dorian Nakamoto."

Thật may là bài báo của Newsweek chưa đi đến kết luận cuối cùng,
thật tệ là nó gây ra một vụ bê bối của cánh nhà báo tùy tiện. Nhưng
"gánh xiếc truyền thông chứng minh được rằng giờ đây cộng đồng đã
nhận thức về bitcoin nhiều như thế nào và bí ẩn về Satoshi có sức

1. O. J. Simpson (sinh năm 1947) là một diễn viên và cầu thủ Liên
đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ. Anh được biết đến với vụ án hình
sự có thời gian xét xử kéo dài nhất lịch sử Hoa Kỳ, vụ án giết người
O. J. Simpson. (B1)

150
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

hút mạnh mẽ đến mọi người ra sao, một sức hút hé lộ về những người
bị nó thu hút nhiều hơn là nguồn cơn của sức hút.

Chúng tôi nghĩ sao? Chà, nhà sáng lập bitcoin gần như chắc chắn
không phải Dorian Nakamoto và tuyệt đối chắc chắn không phải John
Nash. Ít nhất vào thời điểm ban đầu, hầu hết chúng ta đều cho rằng có
một người đã nghĩ đến ý tưởng đó. Bởi vì Wei, Szabo, Finney và
Chaum đều tự tạo ra hệ thống tiền kỹ thuật số của riêng mình, và có
vẻ hợp lý khi nói bitcoin có thể là dự án của ai đó. Thật vậy, phần lớn
các đặc điểm của tiền kỹ thuật số đều đã được đưa ra; thực chất,
Nakamoto chỉ nhận lấy mảnh ghép có sẵn, tìm ra những mảnh ghép
còn thiếu rồi ghép lại với nhau. Rất có thể, người này xuất hiện trong
phong trào Cypherpunk; và càng có khả năng, khi ấp ủ ý tưởng này,
người đó đã sớm tuyển chọn những người khác trong hội Cypherpunk
giúp đỡ thực hiện dự án. Những bất đồng trong phong cách viết, sự
xuất hiện không thường xuyên của lỗi chính tả người Anh, chẳng hạn
vậy, càng cho thấy giả thiết một một nhóm nhỏ đứng sau bitcoin rất
có thể xảy ra. Có khả năng sáng lập viên hay nhóm người sáng lập
bitcoin sống trong khu vực San Francisco/Thung lũng Silicon. Đây là
phỏng đoán khả dĩ nhất mà chúng tôi có thể dành cho bạn. Có thể là
một người, cũng có khả năng là một nhóm người.

151
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

Chúng tôi thiên về khả năng là một nhóm người phần vì hợp tác cùng
nhau như thế họ có thể khéo léo từ chối và nói "Tôi không phải người
sáng lập bitcoin" khi những nhà báo phiền phức suốt ngày rình mồ
Quan trọng không kém, ngay cả khi một người nảy ra ý tưởng ban
đầu về một hệ thống tiền tệ thông qua liên kết mạng lưới và phi tập
trung, sự phát triển của hệ thống vẫn cần đến công sức đóng góp của
cả một nhóm - như chúng ta đã nói, hệ thống cần phải phát triển thành
một cộng đồng. Tương ứng với quan điểm này là châm ngôn về danh
tính bí ẩn của nhà sáng lập bitcoin mà thỉnh thoảng bạn vẫn nghe
được từ những người chơi bitcoin. Đó như một lời kêu gọi đoàn kết,
và có lẽ trong mối quan hệ cộng sinh giữa bitcoin và cộng đồng
những người ủng hộ bitcoin, mối tương tác củng cố lẫn nhau, câu
châm ngôn đã diễn tả rõ một thực tế đằng sau bí ẩn này:

"Chúng ta đều là Satoshi."


Ở chừng mực nào đó, sự phát triển sớm nhất của cộng đồng bitcoin là
kết quả tự nhiên của bản chất mã nguồn mở phi tập trung. Dự án mã
nguồn mở rất thành công trong việc thu hút nhân tài tham gia đồng
thời hết mình hoàn thiện và tuyên truyền, như với cộng đồng đã hỗ trợ
hệ điều hành Linux mã nguồn mở trong nhiều thập kỷ.

152
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Tương tự như thế, phần mềm mã nguồn mở của bitcoin rất cần mở
rộng cộng đồng của mình.

Bạn không mua phần mềm bitcoin theo cách bạn mua các sản phẩm
khác, cho nên bạn không phải khách hàng. Hơn nữa, đây là là phần
mềm vô chủ - không giống như Paypal là một phần của eBay. Vì vậy,
mỗi người sử dụng đều có mối quan hệ tương quan với phần mềm
bitcoin. Ebay bán dịch vụ nhưng lại sở hữu sản phẩm. Người dùng
cuối cùng không có quyền sở hữu sản phẩm. Bitcoin loại bỏ đặc điểm
đó.

Ai cũng có thể truy cập trang web đó, tải miễn phí đoạn mã và bắt đầu
sử dụng với tư cách thợ đào. Chúc mừng, giờ bạn là một "nút mạng",
một trong hàng ngàn người chịu trách nhiệm duy trì mạng lưới bằng
việc xác nhận các giao dịch và tạo ra các xu. Cộng đồng những người
thực hiện bước này sẽ vận hành mạng bitcoin. Mọi người, những ai
đầu tư thời gian và công suất tính toán, theo nghĩa đen, đều là hệ
thống. Nghĩ là bạn có tiền đóng góp trong tương lai. Điều này giúp
xây dựng một cộng đồng những người dùng tận tụy.
Ban đầu, cộng đồng này phát triển khá chậm, bằng những bài viết rải
rác trong các nhóm mật mã học và trên nhiều diễn dàn trực tuyến khác
nhau. Mỗi lần, chỉ có vài người tải đoạn mã về vào năm 2009. Diễn
đàn

153
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Nakamoto xây dựng tại địa chỉ bitcoin.org chỉ thu hút vài chục người
dùng mới mỗi tháng. Trong số này có các lập trình viên và chuyên gia
viết mã nghiêm túc, những người không ngừng đưa ra ý tưởng mới
thú vị Một trong số đó là Gavin Andresen, chuyên viên viết mã đang
sống ở Amherst, Mass. Tháng Năm năm 2010, Andresen vô tình tìm
thấy bài báo về dự án phần mềm mã nguồn mở khá thú vị có đề cập
đến bitcoin, "Bài báo làm tôi thích thú", ông cho biết, nhưng bản tính
đa nghi buộc ông phải tìm hiểu chi tiết. "Thoạt đầu, tôi nghĩ hệ thống
tiền tệ này không hoạt động, nhưng vì đã đọc chuyên đề của Satoshi
và, về căn bản, đó là tất cả những gì viết về bticoin ở thời điểm đó.
Sau đó, tôi thấy mã nguồn... và tự thuyết phục bản thân rằng, nó sẽ
không truyền các vi-rút độc hại vào máy mình nếu mình vận hành
đâu. Và rồi, tôi nhận ra hệ thống hoạt động thật." Vào ngày 28 tháng
Năm, ông đăng ký thành viên trên Diễn đàn Bitcoin.

Andresen bắt đầu dự án ông gọi là "Vòi Bitcoin (Bitcoin Faucet), một
kế hoạch tặng quà theo đúng nghĩa đen. Ông mua 10.000 bitcoin trên
Bitcoin Market, một trong những sàn giao dịch bitcoin đời đầu, với
giá 50 đô la và cho đi hết với ý định mở rộng người dùng, phát triển
cộng đồng và thiết lập hệ tiền tệ. Andresen tin bitcoin cần người sử
dụng và lan tỏa khi các nhà phát triển được

154
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

khuyến khích xây dựng công cụ hữu ích hỗ trợ nó. Với suy nghĩ này,
ông xem Vòi Bitcoin là "chìa khóa xây dựng cơ sở hạ tầng của hệ sinh
thái bitcoin. Khi Andresen tự mình tham gia vào cộng đồng thông qua
phòng trò chuyện bitcoin, thái độ bình tĩnh và cần trọng của ông đã
nhanh chóng thu hút sự chú ý của Nakamoto. Thời điểm đó, nhà sáng
lập bitcoin vẫn hoạt động trong cộng đồng, vẫn làm việc cùng mọi
người và vẫn trả lời các câu hỏi. Sau một thời gian, Andresen trở
thành cộng sự chính của Nakamoto trong việc phát triển và ngày nay -
khi người sáng tạo đã rời khỏi cộng đồng - ông là người phát triển
hàng đầu của bitcoin.

Nhưng từ đầu, Andresen đã là "người chơi phụ". Khi lần đầu tiên phát
hiện ra bitcoin vào tháng Năm năm 2010, một người khác, thuộc
nhóm những người dùng ban đầu, đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn
nhiều đến sự phát triển cộng đồng. Một người thật sự thay đổi hướng
đi của bitcoin.

chương trước, chúng ta đã lần đầu tiên nhắc đến Laszlo Hanyecz. Ông
là chuyên viên mã hóa, người khám phá ra cách đào dựa trên GPU, đã
nhanh chóng thay đổi cách thức vận hành mạng lưới khai thác trọng
yếu của bitcoin. Nhưng, sự đóng góp của Hanyecz vào sự phát triển
của bitcoin - cụ thể là việc tạo danh tiếng cho cộng

155
KỶ NGUYỄN TIỀN ĐIỆN TỬ
đồng và văn hóa bitcoin - còn hơn thế. Điều này khiến ông trở thành
trung tâm trong những câu chuyện phát minh then chốt của cộng
đồng.

Ngày 21 tháng Năm năm 2010, Henyecz ăn pizza phó mai tại Papa
John's. Chiếc pizza chẳng có gì đặc biệt. Điều đặc biệt là cách ông
thanh toán tiền pizza. Hơn một năm sau khi bitcoin ra mắt, chuyên
viên viết mã ở Jacksonville Floria này đã khai thác được rất nhiều
bitcoin. Khám phá về Card đồ họa của ông đã nâng cấp khả năng tính
toán ông có thể dùng để đào lên gấp 800 lần, giúp ông thắng được các
phần thưởng mà giao thức bitcoin trao trả; thực sự, ông đã nhận được
một nửa tổng số bitcoin từng được đào. "Tôi có rất nhiều," ông nói,
nhiều đến mức phải làm gì với chúng cũng thành vấn đề của ông. Nếu
không ai chấp nhận thì chúng cũng chẳng có giá trị gì," ông nghĩ thế.
Và Hanyecz nảy ra một ý tưởng.

"Tôi sẽ dùng 10.000 bitcoin mua pizza, hai cái cỡ lớn chẳng hạn, thế
là tôi có đồ ăn còn lại cho ngày hôm sau, ông viết trên Diễn đàn
Bitcoin vào ngày 18 tháng Năm khi diễn đàn chỉ mới có khoảng 230
thành viên. Chẳng có lý do gì để cho rằng người ta sẽ chấp nhận ý
tưởng của ông. Chưa có ai từng sử dụng bitcoin ngoài đời. Chắc chắn
không tiệm pizza nào ở Florida chấp nhận thanh toán bằng bitcoin.
Hanyecz cần một người trung gian, và ước tính với 10.000 bitcoin - trị
giá khoảng 41 đô la ở thời

156
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

điểm đó, căn cứ theo định giá trên một vài sàn bitcoin so khai thời đó
- ông sẽ mua được hai bánh pizza và đền bù tổn thất cho người trung
gian.
Ba ngày sau, một người chơi bitcoin ở Vương quốc Anh, theo dõi
diễn đàn trò chuyện với tên Jercos, đã nhận thực hiện chuyện này.
Jercos đặt pizza trực tuyến với Papa John's ở Jacksonville và thanh
toán bằng thẻ tín dụng qua trang web. Hanyecz chuyển bitcoin từ ví
mình sang người gửi ở Vương quốc Anh. Rất nhanh sau đó, nhân viên
giao hàng xuất hiện tại nhà Hanyecz cùng hai hộp pizza với vẻ mặt vô
cùng bối rối. "Pizza nóng hổi từ London," anh ta nói. Đây là bước đầu
tiên để đồng tiền này trở thành tiền thật, và theo một số liệu thú vị,
đồng tiền này đã đi được một "quãng đường" khá xa vì nếu chúng ta
ước tính số bitcoin Hanyecz tiêu năm 2010 theo giá thị trường vào
tháng Tám năm 2014, thì ông đã mua hai bánh pizza đó với giá 5 triệu
đô la.

Một năm rưỡi sau khi Nakamoto lần đầu tiên giới thiệu dự án của
mình, cộng đồng bitcoin từ từ lớn mạnh. Theo Hanyecz, khi đó cộng
đồng "giống như câu lạc bộ vô tuyến điện nghiệp dư". Họ gắn bó và
đoàn kết với nhau nhờ đam mê dành cho bitcoin nhưng không chắc
chăn điều gì về tương lai của nó. Ví dụ như, vào tháng Ba năm 2010,
một trong những thành viên lâu đời nhất của

157
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

diễn đàn với biệt danh Smoke Too Much, đã đề nghị đấu giá 10.000
bitcoin. Giá khởi điểm ông đưa ra là 50 đô la. Nhưng không ai tiếp
nhận.

Nhiều thành viên mới, thường hoang mang về việc họ đang làm và dễ
mắc lỗi, đã thành lập một nhóm hỗ trợ "Rốt cuộc, tôi bắt đầu cho máy
tính khai thác," một người dùng tên AgoraMutual viết, sau khi tải
phần mềm về máy tính xách tay của mình. "Giao dịch đầu tiên hoàn
tất I mang về hơn 50 xu. Tuyệt!" Nhưng anh không chắc liệu máy tính
của mình vẫn tiếp tục tạo ra xu bitcoin hay không. Có vẻ như phần
mềm đã ngừng hoạt động. Anh mau chóng tìm ra đáp án. Anh đã hiểu
nhầm. Máy của anh vẫn đang khai thác. Ai là người làm ra chuyện
này? Satoshi Nakamoto. "Lúc đó rất nhiều người giúp đỡ lẫn nhau,
Hayecz cho biết, và một trong số đó là Nakamoto. Heyecz miêu tả
cộng đồng là nơi mọi người giúp đỡ nhau khắc phục những khó khăn
về mặt kỹ thuật trong hành trình cùng nhau nỗ lực xây dựng công
nghệ mới này. Khi họ học hỏi được nhiều hơn, những tân binh này sẽ
trở thành người giúp đỡ và sẽ bắt đầu thử nghiệm với mã bitcoin Một
trong những đóng góp đầu tiên khác của Hanyecz là viết phiên bản
vận hành trên máy tính Mac.

158
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Việc mua pizza và gia tăng khai thác bằng GPU mau chóng tạo nên
hiện tượng mới. Henyecz tiếp tục dùng bitcoin mua pizza, lúc đó ông
nghĩ nếu ông có thể đào đủ bitcoin để mua một bánh pizza một tuần,
ông sẽ sống tốt. Với những thiết bị mới, công suất lớn mà ông vẫn nói
"nghe như máy hút bụi đang hoạt động" thì quá dễ để đạt được điều
đó. Ông đặt pizza thêm nhiều lần nữa nhưng sau đó lại phát hiện ra
một vấn đề: ông không còn đào được nhiều bitcoin như trước. Mua
pizza bằng bitcoin, đã

159

KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ


cho thế giới bên ngoài thấy bitcoin có giá trị thực và thu hút rất nhiều
sự chú ý. Điều đó kéo theo sự cạnh tranh khai thác bitcoin tăng cao vì
tất cả những người mới đều áp dụng chiến lược GPU mà Hanyecz tiên
phong đồng thời sử dụng card đồ họa nhiều hơn và nhanh hơn. Thuật
toán của Nakamoto chỉ phát hành một lượng bitcoin hữu hạn mỗi
ngày, nhiều người hơn, với nhiều phần cứng khả dụng mạnh mẽ hơn,
đồng nghĩa với độ khó của mảnh ghép toán học tăng lên, khiến việc
khai thác tốn nhiều thời gian hơn và phần thưởng ít hơn. Trong vòng
một tuần, độ khó tăng vọt, người thường không thể khai thác được
nữa." Henyecz cho biết. Nếu trước đây ông có hàng chục ngàn xu một
tháng thì giờ một ngày ông chỉ đào được đúng một bitcoin và ông đã
không đủ nguồn cung để mua pizza Papa John's nữa. Ông kể, ông đã
đặt pizza khoảng bốn hay năm lần, tiêu hết tổng cộng 40.000 BTC.

Nhớ lại các trao đổi của người sáng lập trong phòng trò chuyện,
Hanyecz cho biết Nakamoto không quá vui vì thay đổi này. Vị sáng
lập viên muốn mọi người đều có thể truy cập hệ thống bằng những
thiết bị thông thường Lúc này, nếu không có máy tính công suất rất
mạnh thì không thể khai thác bitcoin. Trong khi, hai tuần trước CPU
trên một máy tính thông thường có thể cho chủ sở hữu vài trăm
bitcoin, thì nay may ve mang họ mới thu về được một hoặc hai đồng.
Toàn bộ quá mắn lắm

160
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

trình khai thác bỗng nhiên trở thành một vấn đề đắt đỏ - chi phí năng
lượng tăng vọt. Đây không còn là dự án miễn phí cho những người
đam mê vô tuyến điện nghiệp dư. Tiết kiệm chi phí, đối với một số
người, bỏ tiền ra mua có vẻ hợp lý hơn. Vì họ bắt đầu mua bitcoin nên
số bitcoin còn lại của Hanyecz vẫn trị giá một số tiền kha khá.
Cố gắng dùng bitcoin mua pizza càng chứng minh quan điểm ban đầu
của Hanyecz. Việc này lôi kéo nhiều sự quan tâm danh cho bitcoin và
cộng đồng người dùng bắt đầu mở rộng. Tháng Sáu, 55 người đăng ký
trên Diễn đàn Bitcoin. Tháng 7, 370 người đăng ký. Giá bitcoin cũng
tăng theo. Trong năm ngày của tháng Bảy, tỷ giá bitcoin tăng 1000%
từ 0,008 lên 0,08 đô la. Vào 18 tháng Bảy, tỷ giá đạt 0,0858. Lần đầu
tiên một bitcoin trị giá hơn một cent. Mùa hè năm 2010 khi Hanyecz
không dùng bitcoin mua pizza, mối quan tâm nhanh chóng lan rộng
này lại dẫn đến lên nhiều dự án khác mở rộng cộng đồng, mặc dù
cũng gây ra nhiều tranh cãi dữ dội. Cùng ngày 18 tháng Bảy khi chu
kỳ giá bitcoin đạt đỉnh điểm, một người đùng mới xuất hiện trên Diễn
đàn Bitcoin. "Chào mọi người," người đó viết, "Tôi vừa tạo sàn giao
dịch mới cho bitcoin." Người dùng đó tên Mt. Gox.

161
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Người dùng đó là chuyên viên viết mã thất nghiệp tên Jed McCaleb.
McCaleb là tuýp khác so với những người chơi bitcoin đời đầu,
những người đam mê và người thích mày mò. Ông là người đầu tiên
của một nhóm mới nhanh chóng bị bitcoin hấp dẫn: doanh nhân.
Cùng với sự xuẩn hiện của họ là khả năng tăng trưởng tuyệt vời cùng
với nhiều vấn đề phức tạp.

Năm 2007, McCaleb mở một nền tảng trực tuyến để trao đổi thẻ bài
trò chơi Magic: The Gathering, một trò chơi thẻ sưu tập với hàng triệu
người chơi. Tên trò chơi là một từ ghép: Mt. Gox. Nền tảng trao đổi
thẻ không khởi đầu thuận lợi như ông hy vọng nhưng ông vẫn giữ lại
tên miền. Năm 2010, ông biết đến bitcoin và nhận ra nó thiếu ứng
dụng thương mại trực quan dễ sử dụng cho người giao dịch tiền mã
hóa. Vì thế, ông đã tạo một sàn giao dịch lấy tên miền Mt. Gox cũ.
Ứng dụng này được rất nhiều người quan tâm, thu hút sự chú ý của
một số nhà đầu tư mới nổi tiếng đang tìm cách chen chân vào thị
trường mới đầy thú vị này. Hoạt động giao dịch tăng nhanh chóng.
Ngày 17 tháng Bảy, ngày giao dịch đầu tiên đạt 20 BTC Ngày 10
tháng Mười, khối lượng bitcoin giao dịch đạt 187.000. Số lượng chắc
chắn không ổn định, nhưng vào mùa thu, số lượng giao dịch tăng lên
gần 200.000 BTC và 50.000 trong một ngày là chuyện bình thường.
Đến tháng

162
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Mười Một năm 2011, giao dịch trung bình đạt 27.541 BTC mỗi ngày.

Quá trình tăng trưởng rất thú vị, nhưng McCaleb đã từng triển khai
nhiều dự án và sau đó bỏ rơi chúng. Lần này cũng không có gì khác
biệt. Tháng Ba năm 2011, ông chia sẻ trên diễn đàn dù việc xây dựng
Mt. Gox và quan sát sàn giao dịch này phát triển "rất vui và thú vị",
nhưng ông không còn đủ thời gian quản lý nên phải bán nó cho "ai đó
giỏi hơn để có thể đưa trang web lên tầm cao mới". "Ai đó" chính là
lập trình viên người Pháp, Mark Karpeles, được biết đến trên các diễn
đàn trò chuyện bitcoin với tên "magicaltus". Là người yêu thích
truyện tranh Nhật Bản và thú vui "cosplay", Karpeles nhanh chóng
chuyển trụ sở chính của Mt. Gox sang Tokyo.

Mt. Gox là sàn giao dịch quy mô lớn đầu tiên của bitcoin, và trong
thời gian đầu, đây gần như là nơi mua bán bitcoin duy nhất. Đây là
doanh nghiệp hữu hình đầu tiên trong thế giới bitcoin, là minh chứng
rằng tiền kỹ thuật số không còn đơn thuần là món đồ chơi của dân
công nghệ nữa và đem tới nhiều người chơi bitcoin mới tham gia
cộng đồng bitcoin. Trong khi Diễn đàn Bitcoin có thêm trung bình 36
thành viên mới mỗi tháng trong 8 tháng đầu tồn tại và có tổng cộng
286 thành viên vào tháng Sáu năm 2010; thì từ tháng Bảy, tháng mà
McCaleb

163
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

lần đầu giới thiệu trang của mình, diễn đàn nhận thêm hàng trăm
người dùng mới mỗi tháng và vẫn đang tăng Tháng Hai năm 2011,
lượng thành viên thêm vào mỗi tháng lần đầu tiên đạt 1.000 người và
vào tháng Sáu cùng năm, khi Karpeles tiếp quản Mt. Gox, 14.483
thành viên gia nhập diễn đàn bitcoin chính trong khoảng 30 ngày và
nâng tổng số thành viên lên 31.247 người.

Đối với phần lớn "khách hàng" trong diễn đàn, Mt. Gox là cửa ngõ
đầu tiên để họ đến với bitcoin, đến với trải nghiệm đầu tiên về tiền mã
hóa. Nhưng sàn giao dịch được xây dựng vội vã, chỉ để cho vui, và
không được trang bị đầy đủ để giải quyết các khó khăn thường gặp
trong một nền tảng giao dịch tiền tệ toàn cầu. Karpeles vất vả tìm
cách tăng tốc độ cho nền tảng này, khi giá bitcoin tăng nhanh từ một
đô la vào tháng Tư lên 30 đô la vào tháng Sáu, và trong suốt khoảng
thời gian này, tài khoản trên Mt. Gox tăng từ 6.000 lên 60.000. Tháng
Sáu cũng là tháng thử thách lớn đầu tiên cho sự sống còn của bitcoin.

Vào khoảng ngày 13 tháng Sáu năm 2011, nhiều người bắt đầu phát
hiện ra tài khoản Mt. Gox của họ thiếu mất nhiều bitcoin. Có vẻ một
hacker đã chiếm quyền truy cập vào hệ thống giao dịch và trộm đi
một lượng bitcoin lớn - các bài báo đưa ra số liệu khoảng từ
164
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

2.000 đến 500.000 đồng, nhưng Karpeles thông báo là 1.000 xu. Ngay
sau đó, các bitcoin xuất hiện trở lại trên sàn giao dịch và được bán với
giá một xu. Các lệnh bán khớp nhau và kết quả? Giá bitcoin giảm để
đáp ứng nhu cầu, trị giá đồng tiền này lao dốc từ 17 đổ xuống chỉ còn
vài xu. Tệ hơn là, mật khẩu và thông tin khách hàng bắt đầu bị lan
truyền, cho thấy không phải chỉ một hai tài khoản bị xâm nhập.

Tình hình cuối cùng cũng ổn định. Nhưng trước đó, Karpeles phải
thực hiện một việc chưa từng có tiền lệ là đóng cửa sàn giao dịch và
gỡ hết các hoạt động giao dịch. Điều này làm dịu bớt tình hình nhưng
trên thực tế, mọi người không có lựa chọn nào ngoài việc tin tưởng
trang này. Tháng Bảy năm 2011, Mt. Gox giải quyết được 80% các
giao dịch mua bán bitcoin. Cuộc khủng hoảng đầu tiên ở Mt. Gox -
mà ba năm sau còn xảy ra cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn - cho
thấy những lỗ hổng có nguy cơ xuất hiện trong sự phát triển vũ bão
của thế giới bitcoin.

Sự cố của Mt. Gox cũng cho thấy tầm quan trọng của yếu tố then chốt
trong việc phát triển tiền tệ mà chúng ta đã đề cập: niềm tin. Dù ngày
nay, cái tên Karpeles đã rất nổi tiếng nhưng vào năm 2011, rất ít
người ngoài cộng đồng mật mã học tương tác với "magicaltux" trên
diễn đàn trò chuyện biết ai đang điều hành Mt. Gox. Dịch vụ khách

165
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
hàng của sàn giao dịch nổi tiếng là nghèo nàn. Thật mi mai làm sao
khi một đồng tiền giúp trao đổi không cần niềm tin giờ đây lại chịu sự
kiểm soát từ một sàn giao dịch mọi người không tin nhưng buộc phải
dùng.

Tai tiếng đầu tiên của Mt. Gox là điểm báo cho thời kỳ hỗn loạn và vô
trật tự của bitcoin. Cộng đồng dịch chuyển từ một nhóm gồm nhiều
chuyên viên công nghệ ban đầu sang một thế hệ mới với những người
đầu cơ mạo hiểm nhìn ra được toàn bộ đặc điểm của kế hoạch làm-
giàu- nhanh-chóng - tất cả tựa như một "thiên đường" không có pháp
luật. Biểu hiện cực đoan nhất của ý tưởng này thật sự xuất hiện khi
một thành viên khác của diễn đàn đăng thông báo vào ngày mùng một
tháng Ba năm 2011 như sau: "Silk Road bước vào tuần thứ ba sau khi
ra mắt và tôi rất hài lòng với kết quả của nó." Liên quan đến mới được
xem là "thị trường trực tuyến vô danh", người trang web này đã trưng
cầu cầu ý kiến của các thành viên trong cộng đồng về trang web. Với
diễn đàn trò chuyện về bitcoin giờ đã tăng vọt lên 5.343 thành viên,
bài viết về Silk Road nhận được hàng trăm phản hồi. Một số người
thích ý tưởng đó, một số người ghét, còn một số lập tức hiểu được
những ẩn ý sâu xa trong đó, và đùa rằng sẽ bị cảnh sát khám nhà nếu
trả lời.

166
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Silk Road, cho phép người mua và người bán che giấu danh tính,
được điều hành bởi người dùng bí danh "Dread Pirate Roberts" (một
nhân vật trong cuốn sách và phim tên có The Princess Bride). Trang
web lợi dụng mạng lưới Tor, một hệ thống mã hóa tinh vi và trình
duyệt web giúp lưu lượng web gần như không thể theo dõi được, từ
đó giấu danh tính người mua và người bán. Không ngoài dự đoán của
chúng ta, Silk Road dùng bitcoin làm phương tiện trao đổi trung gian.
Mặc dù, Silk Road có lẽ cho phép bán bất cứ thứ gì nhưng sản phẩm
trung tâm của nó nhanh chóng trở thành ma túy. Mọi loại ma túy đều
được người bán trữ sẵn trên toàn thế giới, cũng như nhiều chất cấm và
dịch vụ bất hợp pháp khác. Vào tháng Sáu năm 2011, trang web trực
tuyến Gawker, tự coi nó như trang Amazon, "một trang Amazon bán
thuốc kích thích làm thay đổi hành vi". Thật ra trang web đó giống
eBay hơn, khi người mua và người bán khớp lệnh với nhau. Dù thế
nào đi nữa, danh tiếng của nó vẫn lan nhanh như cháy rừng.

"Trang web được công chúng chấp nhận nhanh hơn chúng tôi kỳ vọng
mà chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho chuyện này," ngươi có biệt danh
Silk Road đã viết trên diễn đàn. "Chúng tôi hoàn toàn không mong
muốn các phương tiện truyền thông để mắt đến quá nhanh và chúng

167
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

tôi lẽ ra nên chuẩn bị một hệ thống nửa kín. Chúng tôi sẽ cố gắng hết
sức để thoát khỏi sự chú ý và hy vọng mọi người sẽ tập trung vào giá
trị của Bitcoin. Nhưng điều đó không xảy ra. Nhiều trang tin tức khác
đã chộp được câu chuyện. Một vài trang còn hướng dẫn cách tìm ra
trang web này. Không những kẻ nghiện ngập biết mà ngay cả các cơ
quan thực thi pháp luật và chính trị gia cũng biết Thượng nghị sĩ bang
Chuck Schumer của bang New York gọi đó là hành vi mua bán ma
túy trực tuyến trơ tráo nhất mà chúng tôi từng thấy" và kêu gọi đóng
cửa trang web.

168
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
Phản hồi trên Diễn đàn Bitcoin rất hỗn loạn. Nhiều người lo sợ cơ
quan DEA (Lực lượng Chống Ma túy) sẽ xâm nhập vào trang web
Silk Road. Nhiều người khác tiếp tục theo dõi xem liệu trang web có
cầm cự được không. Một số muốn hợp nhất vì Silk Road và Mt. Go là
hai doanh nghiệp bitcoin nổi bật nhất tại thời điểm này. "Một con
ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", có người đăng bài viết. Nhưng nhiều người
khác lại lo sợ nguy cơ sụp đổ. Một người đăng đáp trả bằng giọng
điệu hài hước sâu cay: "Tôi nghĩ họ sắp trèo vào qua cửa sổ màn hình
của chúng ta rồi!"

Mặc kệ sức ép từ các cơ quan liên bang, Silk Road vẫn hoạt động
dưới dạng mã hóa, được bảo vệ và công khai hoàn toàn trong hơn hai
năm sau đó với danh sách hàng ngàn loại ma túy, dịch vụ tin tặc, sản
phẩm truyền thông lậu và cả dịch vụ giả mạo. Trang web có gần một
triệu tài khoản. Ước tính doanh số rất đa dạng. Vào tháng Tám năm
2012, Andy Greenberg của tạp chí Forbes ước tính doanh thu thường
niên của trang này là 22 triệu đô, gấp đôi doanh thu của sáu tháng
trước. FBI ước tính từ ngày mùng sáu tháng Hai năm 2011 đến ngày
23 tháng Bảy năm 2013, trên trang web có 1,2 triệu giao dịch với tổng
doanh thu 9,5 triệu bitcoin. (Rất khó đó ra đô la vì những biến động
về giá suốt thời gian đó). quy đổi số tiền

170
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Mọi chuyện chỉ kết thúc vào tháng Mười năm 2013 khi FBI bắt giữ
một người bản xứ Texas có tên Ross Ulbricht tại một thư viện ở San
Francisco. Cơ quan này cáo buộc ông ta tội rửa tiền, âm mưu buôn
bán ma túy và có âm mưu giết người. Tại thời điểm viết sách,
Ulbricht đã được xử vô tội. Cơ quan này cũng tịch thu hàng chục
ngàn bitcoin trị giá hàng triệu đô la, biến FBI trở thành người giữ ví
bitcoin, một tân binh lớn nhất và bất ngờ nhất của cộng đồng" bitcoin.
Những sự kiện sau đó đã tạo nên bước ngoặt khác trong sự phát triển
của bitcoin, báo trước một kỷ nguyên chịu sự điều tiết của chính phủ.
Nhưng trong những năm đầu, phải nói rằng Silk Road, bất chấp mọi
tai tiếng của trang web này, đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển bitcoin nhờ mở rộng cộng đồng người dùng. Sách báo khiêu dâm
trực tuyến là một trong những hoạt động kinh doanh có lợi nhuận lớn
nhất trong những ngày đầu của Internet, điều đó chứng minh rằng tồn
tại mô hình kinh doanh trên Internet và Silk Road là doanh nghiệp
bitcoin quy mô lớn đầu tiên. Vì thế dù sản phẩm của trang web đó có
thể là vi phạm đạo đức đối với một số người, như tạp chí khiêu dâm
chẳng hạn, nhưng lại chứng minh bitcoin có thể vận hành như một
đồng tiến hợp pháp. Và, cùng với Mt. Gox, đã cung cấp bằng chứng
cho thấy có lợi tức đầu tư và kinh doanh loại tiền tệ này, Silk Road đã
giúp đưa bitcoin đến tay

171
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

của hàng ngàn người mới, nhiều người giờ đây tìm nó đã sử dụng cho
nhiều việc hơn là ma túy. Đây là chất xúc tác quan trọng cho giai
đoạn hình thành cộng đồng đặc biệt nhanh chóng này.

Dù cộng đồng người dùng bitcoin phát triển như vũ bão nhưng bitcoin
vẫn còn rất xa lạ với nhiều người suốt năm 2011 đến 2012. Phố Wall
và Washington gần như phớt lờ nó. Nhưng sự phát triển rộng rãi của
bitcoin đã thành công lôi kéo nhiều doanh nghiệp mới đi theo phương
thức của McCaleb và Dread Pirate Roberts. Nhiều ý tưởng mới xuất
hiện để các doanh nghiệp có thể tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính, công
nghệ và xã hội để duy trì sự tăng trưởng của bitcoin. Chắc chắn, đây
là vấn đề toàn cầu.
Trong suốt thời gian đó, nhiều sàn giao dịch mới nổi lên cạnh tranh
với Mt. Gox, trong đó sớm nhất và nổi bật nhất là Tradehill ở Hoa Kỳ
do Jered Kenna thành lập và Britcoin ở London. Những sàn khác đều
xếp sau. Nền tảng giao dịch cho bitcoin bắt đầu được chấp nhận cho
nhiều loại tiền tệ từ đồng Zloty của Ba Lan đến đồng real của Brazil.
Để công chúng đón nhận rộng rãi, bitcoin cần các giao diện dễ dàng
hơn. Cũng giống như Microsoft Outlook và Hotmail giúp người với
thiết bị bình thường cũng có thể truy cập thư điện tử, cho nên bitcoin
cũng cần

172
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

ví kỹ thuật số thân thiện với người dùng hơn. Chắc chắn, nhiều doanh
nghiệp mới bắt đầu cung cấp chúng, nổi bật là sự ra đời của
Blockchain.info tại London vào tháng Tám năm 2011, ngày nay là
công ty phân tích và ví điện tử nổi tiếng. Mặc dù ví của Nakamoto
được thiết kế sơ sài và người ngoài rất khó giải mã, nhưng giao diện
đẹp mắt hơn của Blockchain giúp những người mới gia nhập dễ dàng
mường tượng phiên bản kỹ thuật số của loại ví thật mà họ vẫn giữ
trong túi.

Còn một vấn đề khác cần giải quyết: thời gian chờ dòng tiền mặt xuất,
nhập và giữa những đợt trao đổi bitcoin rất dài. Để sửa lỗi này,
Charlie Shrem, nghiên cứu sinh ngành thương mại điện tử 21 tuổi
đang sống tại Brooklyn, đã hợp tác với doanh nhân bitcoin Gareth
Nelson tại Anh để thành lập dịch vụ chuyển giao Bitcoin BitInstant
vào tháng Tám năm 2011. Dịch vụ này, có tốn phí, sẽ chuyển tiền vào
tín dụng để tăng tốc độ chuyển tiền giữa các lần trao đổi. Các dịch vụ
thực hiện thanh toán chuyên nghiệp cũng xuất hiện trong thời đại này,
với Bitpay và Coinbase ra mắt với mong muốn cung cấp giao diện dễ
dàng cho các doanh nhân nhận bitcoin, và nếu họ muốn, chuyển đổi
thành đồng đô la. Trong khi đó, SaotoshiDice, dịch vụ cá cược bitcoin
trực tuyến sử dụng công nghệ bitcoin để cung cấp mô hình cá cược
"công bằng có thể chứng minh", nhờ thế người dùng tin tưởng trò
chơi may rủi trên máy

173
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

tính không bị sắp đặt từ trước hoặc giả mạo kết quả. Giữa năm 2012,
SatoshiDice, với hệ thống nội bộ yêu cầu ra hàng ngàn giao dịch nhỏ,
chiếm một nửa số giao dịch bitcoin, không tính đến giá trị. Khi tất cả
những phát triển và cơ hội cho các ngành kinh doanh mới ra đời, các
nhà đầu tư đời đầu bắt đầu nghĩ đến cách khuyến khích tạo nhiều đổi
mới hơn. Một trong những người đầu tiên là Peter Vessenes, người đã
thành lập Coinlab vào mùa hè năm 2011, một "vườn ươm" đặt tại
Seattle với mục đích nuôi dưỡng tài năng mới và phát triển các công
ty khởi nghiệp chuyên về các sản phẩm bitcoin. tạo

Cũng có nhiều biểu tượng khác về thành công của cộng đồng này.
Nhiều ấn bản báo chí đầu tiên đề cập đến bitcoin trong thời điểm đó
và Bitcoin Magazine, do Mihai và Vitalik Buterin thành lập vào năm
2011 và đã cho ra mắt ấn phẩm đầu tiên vào tháng Năm năm 2012, trở
thành xuất bản phẩm chuyên môn đầu tiên dành cho tiền mã hóa. Các
hội nghị bitcoin diễn ra nhiều hơn ở New York, London và Prague.
Vào tháng Chín năm 2012, Quỹ Bitcoin ra đời tại Seatle. Được thành
lập bởi nhà phát triển bitcon hàng đầu Andresen, Schrem của
BitInstant, Karpeles Mt. Gox, Vessenes của Coinlab, nhà đầu tư và
"nhà truyền của giáo" Roger Ver và Patrick Murck, quỹ nhằm mục
đích đại diện cộng đồng bitcoin đang phát triển trên toàn thế giới và,
theo như văn bản sáng lập của quỹ, giúp "chuẩn hóa,
174
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

bảo vệ và xúc tiến sử dụng tiền mã hóa Bitcoin vì lợi ích của người
dùng trên toàn thế giới".

Vào thời điểm đó, Diễn đàn Bitcoin có khoản 68.000 thành viên, tăng
khoảng 3.100 vào cuối năm 2010. Nhưng cộng đồng phát triển không
chỉ trong thế giới ảo. Trên khắp thế giới, hiện tượng "hội họp" bitcoin
bắt đầu diễn ra khi những người đam mê mật mã học thành lập các
nhóm không chính thức và tổ chức họp mặt ở các quán bar và quán
café khắp mọi nơi từ Buenos Aires đến Bắc Kinh. Và như thế, cộng
đồng bitcoin đã được thành lập bằng xương bằng thịt, và quan trọng
là, không có cơ sở trung tâm.

Dù có nhiều dấu hiệu đáng quan ngại thử thách lòng quyết tâm và sự
đoàn kết của cộng đồng đang lớn mạnh này. Vụ trộm bitcoin lớn đầu
tiên được trình báo trong thời kỳ đó. Bắt đầu từ tháng Ba năm 2012,
một loạt vụ trộm xảy ra tại Bitcoinica, một công ty cho phép người
đầu tư tích trữ bitcoin với các hợp đồng phái sinh, tổng cộng hơn
500.000 đô la. Công ty cho biết tài khoản của họ tại Mt. Gox đã bị tin
tặc tấn công. Phần mềm lõi của bitcoin vẫn chưa bị động tới nhưng
nhiều công ty đã phải chịu thương tổn. Cùng lúc đó, nhiều công ty
khởi nghiệp đã phải đối mặt với rắc rối, đặc biệt do mối xử với những
ngân hàng và các dịch vụ xử lý thanh toán quan hệ khó cứng nhắc,
ngăn không cho họ liên kết với thế giới tiền

175
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
mặt và làm trầm trọng thêm một vấn đề sẽ tiếp diễn t nhiều năm tới.
Sàn giao dịch Tradehill của Kenna buộc phải đóng cửa vào tháng Hai
năm 2012, chi 11 tháng s khi thành lập. trong sau

Nhưng suốt thời gian đó, giá vẫn cứ tăng, tăng tiếp và tăng nữa. Chắc
chắn có nhiều bất cập, đặc biệt là những bất cập liên quan đến Mt.
Gox vào giữa năm 2011; nhưng trong khoảng thời gian hai năm từ
đầu năm 2011 và cuối năm 2012, bất cứ ai đầu tư cũng sẽ đạt lợi
nhuận 5200% với mức giá từ 0,25 tới 6 đô la vào cuối năm 2011, và
một năm sau đó tăng lên 13 đô la. Mặc dù vào ngày 28 tháng Mười
Một năm 2012, phần mềm lõi của bitcoin, theo lịch trình được lập
sẵn, giảm một nửa phần thưởng cho thợ đào xuống còn 25 mỗi khối,
nhưng sự quan tâm từ những người muốn khai thác bitcoin vẫn tiếp
tục tăng cao. Tới tháng Một, mọi người chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị
đào chuyên dụng công suất cao chạy chip ASIC (vi mạch tích hợp
chuyên dụng). Đây là thời kỳ bùng nổ. Cộng đồng có xu hướng trở
nên ngày càng rộng lớn.

Trên thực tế, cộng đồng mở rộng theo nhiều cách khổ hiểu, khác biệt.
Một là vào năm 2011, bitcoin trở thành nguồn cảm hứng cho những
người theo sau - một vài

176
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

bản sao hoàn hảo, nhiều nỗ lực rõ rệt khác để cải thiện những thiếu
sót của bitcoin. Altcoin, tên gọi chung của các loại tiền mã hóa khác
với Bitcoin, có nhiều phương diện giống hệt hoặc tương tự với hệ
thống bitcoin, tất cả đều có thể vì giao thức mã nguồn mở của bitcoin
và thực tế là hệ thống này không có chủ sở hữu. Ai cũng có thể tải
phần mềm, sao chép và xây dựng nhiều sản phẩm mới từ đó. Không
cần quan tâm đến các vấn đề kiện tụng bản quyền hay vi phạm bằng
sáng chế. Trong thời gian chúng tôi viết cuốn sách này, có hàng trăm
loại tiền thuật số như thế, hầu hết đều nhỏ đến nỗi không đáng kể, và
chỉ có một số đạt tới quy mô khá lớn. Tất cả đều thua xa bitcoin về
thứ hạng. litecoin, loại tiền lớn nhất và lâu đời nhất trong Altcoin, có
giá trị vốn hóa thị trường khoảng 150 triệu đô la ở thời điểm chúng tôi
viết cuốn sách này. Giá trị vốn hóa thị trường của bitcoin là khoảng
6,5 tỷ đô la. Một số loại tiền mã hóa khác là những dự án mơ hồ
không đáng tin, phần nào chính là các kế hoạch lũng đoạn thị trường.
Một số thật sự không tính là đối thủ của bitcoin vì chúng tồn tại với
mục đích tạo ra nhiều hình thức thương mại phi tập trung mới thông
qua công nghệ Blockchain - chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn trong
Chương 8. Nhiều cố gắng về mặt pháp luật đã tạo ra loại hình mới, có
thể là loại hình tốt hơn, của đồng tiền xây dựng dựa trên tiền mã hóa.

177
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Một trong số này đã phát triển được cộng đồng ủng hộ trung thành,
điều này dấy lên nhiều thắc mắc rằng làm thể nào để hiểu được sự
phát triển của cộng đồng tiền mã hóa ngoài bitcoin. Nhiều người dùng
bitcoin đón nhận các dự án này như những thành viên mới trong chính
cuộc cách mạng tiền mã hóa mà họ tham gia. Những người khác lại
thẳng thắn phản đối thứ mà họ coi là những kẻ xâm lăng", và lo sợ
rằng các phong trào mới xuất hiện có thể hạ thấp giá trị của sứ mệnh
thay đổi to lớn hơn.

Cùng thời điểm đó, cộng đồng phát triển xung quanh một số Altcoin
này dẫn đến câu hỏi khái quát hơn về cách thức các cộng đồng phát
triển xung quanh tiền mã hóa. Người dùng bicoin học hỏi từ cách thức
khơi gợi đam mê như thế nào. Ví dụ cụ thể: dogecoin, một Altcoin bắt
đầu từ trò đùa của Billy Markus và Jackson Palmer vào tháng Mười
Hai năm 2013, nhanh chóng phát triển và trở nên khó kiểm soát. Từ
"doge" được lấy từ một biểu tượng trên Internet trong một chương
trình múa rối năm 2005. Trong đó, những con rối đánh vần sai chữ
"dog" thành "doge và những người khác phát âm sai thành "dohị". Về
phần mềm, dogecoin vay mượn một vài ý tưởng từ nhà sáng lập
litecoin, Charlie Lee, người đã cải tiến hệ thống khai thác cho đồng
tiền của mình để thợ đào không cần phải góp công suất tính toán tốn
năng lượng vào việc cạnh tranh lẫn nhau như cách họ vẫn làm trong
bitcoin. Nhưng quan

178
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

trọng không kém, nếu không nói là hơn, điểm thu hút của dogecoin là
hai mục tiêu chính mà cộng đồng đang phát triển của nó đặt ra:
dogecoin phục vụ cho niềm vui và các thành viên sẽ dùng tiền làm
việc thiện. Dogecoin đại diện cho lòng bác ái.

Mối quan tâm đến đồng tiền này tăng lên, giá trị của nó trong thị
trường tiền mã hóa, nơi nó được trao đổi với bitcoin và bán lấy đô la,
cũng tăng lên. Điều này cho thấy dogecoin có giá trị thật và vì thế, có
thể dùng để gây quỹ hợp pháp. Một thành viên trong Quỹ dogecoin
biết việc đội xe trượt tuyết Jamaican không đủ ngân sách để đến tham
dự Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi (Nga), đã đề nghị quyền tiền
cho chuyến đi của họ. Thông qua các chiến dịch được khởi động trên
Reddit và nhiều nơi khác, kèm hướng dẫn gửi dogecoin đến ví nào, họ
nhanh chóng quyền được số dogecoin tương đương 25.000 đô la. Sau
đó, có người đề xuất đào các giếng nước sạch ở Kenya. Họ quyên góp
được 30.000 đô cho giếng nước ở Kenya. Họ cũng quyền tiền cho một
quán cà phê ở Manchester, Anh Quốc. Tuy nhiên nỗ lực của cộng
đồng dogecoin mà chúng tôi yêu thích lại liên quan nhiều đến hoạt
động thiện nguyện truyền thông hơn. Một người đọc được về một tay
đua xe Nascar trẻ tuổi, Josh Wise, đã đua xe mà không được tài trợ
quảng cáo. Họ đề nghị - lại vì niềm vui - quyền góp và tài trợ cho
Wise, để truyền thông điệp tới nhiều người. Họ ngay lập tức chung

179
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

tay giúp đỡ, chuyển xu đến ví được chi định và quyền góp được hơn
55.000 đô la (khoảng 67 triệu dogecoin), đủ để nhận được hình vẽ chú
chó Shiba Inu yêu dấu của họ lên chiếc Moonrocket #98 ra mắt lầu
đầu tiên của Wise vào ngày 24 tháng Năm năm 2014 tại đường đua
Talledega.

"Doge là tiền mã hóa trên mạng Internet," phát ngôn viên của Fox cho
biết trên sóng truyền hình quốc gia. "Nó không được giao dịch bằng
đô la, nhưng một thành công tại đây sẽ mang về 596 triệu 664 ngàn
147 dogecoin." Trong khoảng thời gian chừng bốn tháng, một cộng
đồng hàng ngàn người thật sự hình thành. Niềm đam mê và nhiệt
huyết của họ dành cho thương hiệu của mình đã biến dogecoin từ một
trò đùa vui thành đồng tiền mã hóa tương đối hợp pháp. Khi Gocoin
quyết định cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán bằng dogecoin cũng như
bitcoin và litecoin, Chủ tịch Brock Pierce giải thích chính sức mạnh
cộng đồng của dogecoin đã dẫn đường đến quyết định này. "Cộng
đồng là tất cả đối với một loại tiền tệ ông cho biết.

Vấn đề là liệu sự xuất hiện của nhiều cộng đồng Altcoin như thế này
có làm giảm sự lớn mạnh cũng như lợi ích của cộng đồng bitcoin hay
không. Một mặt, nhiều người tự hỏi những đồng tiền phái sinh này
liệu có chiếm thị phần của bitcoin hay không. Nhưng mặt khác, có
quan
180
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

điểm cho rằng, bằng cách mở rộng cả hai phạm vi đổi mới công nghệ,
xây dựng thương hiệu và hình thành văn hóa gắn liền với tiền mã hóa,
những cộng đồng khác loại này đang giúp cộng đồng tiền mã hóa nói
chung hoàn thành một mục đích chung, quan trọng hơn.

Chắc chắn, đặc điểm từ thiện của dogecoin sẽ cho những người dùng
bitcoin một bài học quý giá về sức mạnh của thiện nguyện đối với
nuôi dưỡng cộng đồng. Trong cộng đồng bitcoin, một đặc tính tương
tự đang tự mình phát triển. Nhiều người chơi bitcoin tìm cách thực
hiện mong ước của các bậc tiền bối rằng, tiền mã hóa có thể góp phần
kiến tạo một xã hội ít đau khổ hơn và giàu nhân đạo hơn. Andreas
Antonopoulis, giám đốc an ninh của công ty cung cấp ví
Blockchain.info và một nhân vật nổi tiếng trong giới bitcoin, đã
quyền được khoảng 21.000 đô la bằng bitcoin vào quỹ dành riêng cho
Dorian Nakamoto, người đã bị tạp chí Newsweek chỉ điểm - nhưng có
vẻ sai - là Satoshi Nakamoto vào tháng Ba năm 2014. Một cây bút của
tạp chí Forbes Andy Greenberg bắt đầu quyên góp bitcoin cho Hal
Finney, chuyên viên viết mã đã giúp Nakamoto thiết lập nên bitcoin
và đang phải đối mặt với những hóa đơn y tế khổng lồ vì căn bệnh
ALS đang làm ông suy yếu. Sean's Outpost, một trung tâm dành cho

181
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

người vô gia cư ở Pensacola Florida, nhận tài trợ gần như hoàn toàn
từ các khoản quyên góp bitcoin. Trong những nỗ lực này và nhiều nỗ
lực tương tự khác, có "dấu ấn không thể nhầm lẫn của những người
dùng bitcoin đầu tiên, các cá nhân mong muốn loại tiền tệ của họ
được dùng như công cụ trao quyền cho cộng đồng và giúp đỡ những
người khó khăn. Nhưng đây cũng là một phần trong ý thức nỗ lực xây
dựng cộng đồng lớn mạnh hơn. Nếu họ có thể cải thiện hình ảnh của
bitcoin, họ sẽ càng được nhiều người ủng họ hơn và theo thời gian,
điều này đồng nghĩa với việc họ thật sự có thể biến bitcoin thành tiền
tệ.

Các hoạt động thiện nguyện giúp lan truyền và tạo dựng hình ảnh tích
cực cho bitcoin, tất cả những việc này đều được thực hiện vì nhiệm vụ
mở rộng cộng đồng. Nhưng điều quan trọng là, những tín đồ chủ chốt
vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê của họ. Về việc xây dựng và tái khẳng
định cộng đồng, những người tạo dựng các tác phẩm văn hóa cũng
đóng một vai trò lớn trong đó. Tương tự những bài hát được cất lên
trong mỗi trận bóng bầu dục, hình minh họa tờ báo Star & Stripes ở
đuôi xe Jeeps và những bài diễn văn Tuyên ngôn Độc lập hùng tráng
giúp khắc sâu niềm tin của mọi công dân Hoa Kỳ vào sự vĩ đại của
dân tộc mình, quá trình tạo dựng các sản phẩm vàn hóa còn có thể
giúp củng cố các cộng đồng khác - cả cộng đồng đã hình thành từ một
loại tiền tệ nào đó. Vi ngay

182
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thế, chúng ta có được các tác phẩm văn học bitcoin, thợ ca bitcoin,
tranh minh họa bitcoin, nhiếp ảnh bitcoin và các bài hát bitcoin. Đây
là minh chứng nổi bật cho thấy ý tưởng này đã thu hút trí tưởng tượng
của mọi người nhiều như thế nào. Vì có ai viết nhạc về Paypal đâu.
"Oh, Bitcoin, ta biết ngươi sẽ thống trị, sẽ thống trị," John Barret đã
hát trong buổi biểu diễn nhạc đồng quê Ode to Satoshi (tạm dịch:
Ngợi ca Satoshi) của ông, được thu âm tại phòng thu Tây Nashville,

bang Tennessee. "Đến khi mọi người đều biết, mọi người đều biết,
đến khi mọi ngời đều nghe danh ngươi." Có nhiều người cùng chọn
chủ đề bài hát giống ông: "10.000 bitcoin" là bản tình ca của Laura
Saggers;
Bức họa "Bữa trưa miễn phí" của Dave Kim.

(Nguồn: Dave Kim)

183
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

"Bitcoin Barrons" là đoạn rap của YTCracker; và hàng loạt các bài hát
khác nữa. Trong khi đó, họa sĩ người Đức Kuno Goda đã vẽ bức tranh
"200 Bitcoin", với biểu tượng bitcoin xuất hiện 200 lần trên nền vải
dầu - một ẩn dụ về bức tranh "200 tờ một đô la" của Andy Warhol -
và Dave Kim người California, lấy cảm hứng từ mối liên quan ngắn
ngủi của Dorian Nakamoto với hệ thống của Satoshi, đã vẽ bức tranh
khổ lớn miêu tả cảnh Dorian Nakamoto đối chất với truyền thông trên
bãi cỏ nhà mình. Ông đặt tên cho bức tranh là "Bữa trưa miễn phí."
Nhiếp anh gia đến từ Los Angeles, Megan Miller thực hiện chùm ảnh
cho thấy sự hiện diện của bitcoin trong đời sống hằng ngày.

Tất cả những điều này gợi mở một khía cạnh khác mà bitcoin đang
thể hiện. Không chỉ là một loại tiền tệ hay một công nghệ, nó còn là
phong trào phản văn hóa. Nhưng cũng như mọi phong trào phản văn
hóa khác, nó sẽ không thành công ở vai trò là động lực thúc đẩy biến
đổi xã hội trừ khi nó vượt qua được giới hạn của bản thân và tìm được
chỗ đứng trong văn hóa đại chúng, trong xu thế xã hội. Để làm được
điều đó, nó cần có nhiều nhạc sĩ và thi sĩ để cất những lời tán dương ý
tưởng mới trong đó hơn; nó cũng cần những người bình thường nhận
ra die
1. Bức tranh của Andy Warhol (1928 - 1987) vẽ năm 1962 bằng hai
màu xám và đen gồm hình ảnh 200 tờ tiền 1 đô la kích thước thật
ghép lại với nhau. (BT)

184
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

đặc biệt trong nó và lan truyền rộng rãi ý tưởng đó thông qua các liên
hệ giữa mọi người với nhau.

Dù cộng đồng phi tập trung có thể không cần đơn vị lãnh đạo trung
tâm, nhưng vẫn cần các cá nhân đóng vai trò lãnh đạo để phát triển
cộng đồng đó. Không có người đi tiên phong sẽ không thể có cộng
đồng. Chúng ta đã có một vài cá nhân trong số những người đón nhận
tiền mã hóa đầu tiên - chuyên viên viết mã, doanh nhân và những
người truyền đạo sử dụng bitcoin và quảng bá nó. Nhưng nó phát triển
đến đâu còn phải phụ thuộc vào việc những người bình thường sử
dụng tiền mã hóa, để biến loại tiền này trở thành một phần trong cuộc
sống hằng ngày. Những người như Austin và Beccy Craig.

Gia đình Craig có vẻ không phải là người dễ từ bỏ niềm tin. Người vợ


là họa sĩ đồ họa; người chồng sản xuất phim quảng cáo cho doanh
nghiệp. Không ai là chuyên viên mật mã hay doanh nhân cả. Họ cũng
không phải là thành viên của Cypherpunk. Nhưng Austin, một người
theo chủ nghĩa tự do với kinh nghiệm sản xuất phim cho các doanh
nghiệp, đã biết đến bitcoin từ năm 2011 và rất thích thú với tiềm năng
dân chủ hóa của nó - và cũng có một ý tưởng rất sáng tạo về việc cắm
lá cờ bitcoin trong nền văn hóa đại chúng.

185
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Sau khi kết hôn với Beccy, anh đề nghị: sau tuần mật, họ sẽ thực hiện
một thử nghiệm - sống trong 90 ngày chi dựa vào bitcoin và quay lại
toàn bộ quá trình để làm phim tài liệu. Đây là kiểu thử nghiệm vui mà
chỉ người ta mới làm được, và bất ngờ thay, Beccy sẵn sàng chấp
nhận thử thách. Như thể tất cả đó còn chưa đủ khó khăn v chồng
Craig còn đưa thêm một đề xuất: họ sẽ lái xe xuyên Mỹ, bay đến châu
Âu, bay sang châu Á và sau đó bay về Utah (Mỹ). Họ chi trả cho mỗi
chặng đường trong chuyến đi vòng quanh thế giới này chỉ bằng
bitcoin. Họ ra mắt dự án Kickstarter để gây quỹ cho bộ phim, quyền
góp được 72.000 đô la, giúp họ chi trả một vài hoạt động quảng cáo
và thuê một đoàn làm phim. Chỉ dùng mỗi bitcoin trong suốt ba tháng
là điều hợp lý và khả thi vào năm 2015, nhưng đây là giữa năm 2013 -
ngay trước khi hàng loạt các doanh nghiệp nổi tiếng nối tiếp nhau
thông báo họ sẽ chấp nhận bitcoin, như chúng ta sẽ thảo luận trong
chương tiếp theo. Còn ở thời điểm đó, thử nghiệm của vợ chồng Craig
có vẻ vô cùng ngớ ngẩn. Hầu như không doanh nghiệp nào chấp nhận
bitcoin và đa số tiểu thương còn chưa biết đến nó. Họ phải thuyết
phục toàn bộ người dân trong khu họ ở chấp nhận loại tiền tệ này -
chủ nhà chủ doanh nghiệp và người bán tạp hóa ở địa phương Một
người bán tạp hóa, chủ cửa hiệu LoLo's Fresh Food Warehouse, đã
thay đổi suy nghĩ khi họ giải thích với ông trăng

186
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

về phụ thu phí khác nhau giữa bitcoin và thẻ tín dụng. Ở mỗi chặng,
họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giới thiệu, trở thành người truyền bá
bitcoin tuyệt vời. Cuộc thử nghiệm của họ bắt đầu vào 25 tháng Bảy
năm 2013.
Phần khó khăn nhất trong việc sống bằng bitcoin ở Provo (Mỹ) hóa ra
lại là vấn đề về trạm xăng. Anh Craig nói, "Trong hai tuần đầu tiên,
chúng tôi không tìm được chỗ đổ xăng." Nên họ hiếm khi lái xe. May
cho họ là Jeremy Furbish, một nhân viên trạm xăng ca đêm và cũng là
một người đam mê bitcoin được biết dưới tên "Furb" trên diễn đàn, đã
nghe về thử nghiệm của họ nên đã mời vợ chồng Craig đến đổ xăng
tại trạm của mình. "Lái xe dạo chơi một tiếng đồng hồ vào 10 giờ tối
thứ Sáu trở thành thói quen của chúng tôi." Beccy nói. Đầu tháng
Mười, họ lên đường.

Chúng tôi hội ngộ vợ chồng Craig vào tháng đó tại một cửa hàng
pizza có tên Lean Crust Pizza trên con phố Fulton, Brooklyn. Đó là
một ngày nắng ấm lạ thường và bên ngoài, trên con phố Fulton, đang
là lúc đông đúc, nóng nực và ồn ào nhất New York. Chủ cửa hàng,
Dan Lee, là người đam mê bitcoin và quán Lean Crust chi vừa mới
chấp nhận bitcoin, và ông còn hai cửa hàng khác nữa trong khu phố.
Nhưng vào thời điểm đó, một doanh nghiệp chấp nhận bitcoin không
có nghĩa là nhân viên ở đó biết cách thu nhận bitcoin.

187
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Austin đúng trước quầy thu tiền, chờ thanh toán. Tay anh ta không
cầm ví, mà cầm điện thoại.

"Tổng cộng 34 đô la," một phụ nữ trẻ đứng sau = thu ngân nói. quầy

"Vâng." Austin nói. "Tôi trả bằng bitcoin được không?"


"Bằng gì cơ?"

"Bằng bitcoin. Tôi thanh toán bằng bitcoin đượckhông?"

"Nhưng... là cái gì?"

Cuối cùng Austin cũng có thể thanh toán bữa ăn bằng bitcoin, nhưng
chỉ sau khi cô thu ngân đó gọi cho Dan Lee và ông nhờ một nhân viên
từ cửa hàng khác của ông đến xử lý giao dịch. Khi nhân viên đó đến,
mọi chuyện giải quyết trơn tru. Austin nhận địa chỉ tài khoản bitcoin
của Lean Crust, nhập vào tài khoản của anh ta, thêm số tiền và bấm
gửi. Giao dịch chỉ tốn khoảng năm giây.

Lần trao đổi này tổng kết khá nhiều vấn đề xoay quanh bitcoin: sự bối
rối không biết nó là gì, những khó khăn ban đầu khi sử dụng nhưng
sau đó là tính đơn giản tuyệt vời ngay khi hệ thống được thiết lập. Khi
chúng tôi ngồi ăn pizza bên đường, cô thu ngân bước đến, và rõ ràng
rổ hứng thú muốn tìm hiểu điều cô vừa thấy. Cô ấy dừng lại nói
chuyện khoảng một phút, xin lỗi vì hiệu lầm ban này của cô và hỏi vợ
chồng Craig có cần cô giúp thêm gì không

188
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Vài tuần sau, trong quá trình thu thập thông tin cho câu chuyện về gia
đình Craig, chúng tôi liên lạc lại với cô thu ngân đó, Nadia Alamgir,
và phát hiện ra cô ấy đã thay đổi suy nghĩ. Vô tình tiếp xúc với
bitcoin đã khơi gợi hứng thú trong cô. Cô đã nghiên cứu và càng thích
thú hơn. Sau đó, cô đã tham gia các buổi họp mặt về bitcoin tại
Brooklyn.

Bitcoin đã phát triển như vậy, qua truyền miệng và qua những sự tình
cờ. Đối với một hệ thống phi tập trung, một hệ thống không chịu
quyền kiểm soát của doanh nghiệp tư lợi, nơi mọi người không cần
tốn chi phí vào tiếp thị hay quảng cáo, đó là cách duy nhất để cộng
đồng có thể phát triển. Trong trường hợp của gia đình Craig, tin tức
về dự án của họ đã được tiết lộ ra ngoài, trên các diễn đàn và thông
qua các hội nhóm nhỏ. Tại mỗi điểm dừng chân trên hành trình, ở
Hoa Kỳ và nước ngoài, họ gặp gỡ ít nhất một người dùng bitcoin
muốn giúp đỡ họ. "Chúng tôi thành công phần lớn là nhờ cộng đồng
bitcoin," Austin nói.

Cuối cùng, vợ chồng Craig đã sống 101 ngày mà chỉ dùng mỗi
bitcoin. Họ chứng minh đây là chuyện thực sự khả thi, nếu không nói
là hoàn toàn thực tế. Cộng đồng đã hỗ trợ họ, trong quá trình họ trở
thành những người dùng bitcoin khá tiếng tăm và trước khi bộ phim
tài liệu của họ ra mắt. Một năm sau, khi Dish

189
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Network tìm kiếm "gương mặt đại diện bitcoin" để trợ hoạt động ra
mắt các phương thức thanh toán hỗ bằng bitcoin, công ty này đã chọn
vợ chồng Craig. Tuy nhiên, chuyến đi của nhà Craig thật sự cho thấy
một dự án đã bắt đầu gần năm năm trước với chỉ một người,
Nakamoto, đã nở rộ thành một cộng đồng toàn cầu mà các thành viên
của nó có thể hình thành những liên kết chặt chẽ mà không cần sự trợ
giúp của một đơn vị trung tâm.
190

Chương 4: Thăng trầm

"Tiền... là yêu thương, niềm hân hoan lớn nhất của con người. Và tiền
là chết chóc, nguồn cơn lớn nhất của nỗi bất an."

- John Kenneth Galbraith

Nếu cộng đồng là một phần quan trọng trong phát N triển tiền tệ thì
phần quan trọng còn lại chính là lợi thế so sánh. Về cơ bản, lợi thế đó
phải có giá trị hơn so với kỳ vọng. Trong những chương tiếp theo,
chúng ta sẽ khám phá nhiều cách khác nhau mà nhờ đó tiền mã hóa có
thể tái định hình nền kinh tế toàn cầu trong tương lai, vượt xa cả cách
thức chúng ta gửi tiền qua lại cho nhau. Nhưng điều cốt yếu, đặc biệt
đối với người dùng ở các nước phát triển, lúc này phải tập trung tạo
dựng năng lực thanh toán điện tử rẻ hơn và hiệu quả hơn. Để hiểu rõ
vấn đề này, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu cách thức hoạt

191
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

động của hệ thống thanh toán truyền thống và các loại chi phí phát
sinh từ đó. Cho nên, hãy thử ra tách cà phê. ngoài mua một

Bạn đang trong quán cà phê Starbuck ở New York, nơi một ly latte
"cỡ lớn" có giá 4,30 đô la. Bạn có thể hơi do do về giá một chút (trừ
khi bạn đến từ Oslo, nơi một ly cùng kích cỡ có giá 9,83 đô la) nhưng
một khi đã quyết bạn sẽ không suy nghĩ lại về việc đưa thẻ tín dụng
cho thu ngân nữa (một ngành nghề ngày càng lỗi thời). Trong vòng
vài giây, thậm chí còn chưa ký xác nhận, thẻ đã được quẹt và trở lại
trong ví bạn khi bạn hướng ra phía cửa, nhấm nháp tách cà phê phủ
bọt sữa. Ai còn cần mang theo tiền mặt nữa chứ? Ai lại chịu rủi ro rơi
mất tờ 20 đô trên sàn hay những bất cập thường hay xảy ra ở máy
ATM Vậy nhãn giá latte lố bịch kia thì sao? Cũng chẳng khác gì nếu
bạn thanh toán bằng tiền mặt. Với tất cả hỗ trợ đặc biệt này, những
tiện ích thanh toán điện tử hiện nay chẳng tốn một đồng nào của bạn...
hoặc có vẻ là thế. mua,

Nào, cùng tìm hiểu kỹ hơn chuyện gì xảy ra khi thu ngân quẹt thẻ của
bạn. Bằng hành động đó, thông tin cá nhân nằm trong dải từ của thẻ -
số tài khoản của bạn ngày hết hạn, mã vùng của địa chi giao nhận và
mã CVV. (mã xác nhận thẻ tín dụng) - được gửi đến một nơi gọi là
điểm xử lý tiền trạm (FEP). Công ty này, một trong

192
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

hàng trăm công ty đang hoạt động toàn thế giới, chuyên xử lý thông
tin thanh toán thay cho các khách hàng tổ chức - trong trường hợp này
là Starbucks - và cho ngân hàng nơi nhận biên lai thanh toán của nhà
cung cấp cà phê, một tổ chức được đề cập đến trong chuỗi giao dịch
với tư cách ngân hàng thanh toán. Lúc này, cả Starbucks lẫn ngân
hàng của họ chỉ muốn biết liệu tài khoản tín dụng trong thẻ của bạn có
đủ tiền thanh toán hay không. (Lát sau họ sẽ giải quyết xem đó có thật
là thẻ và tài khoản của bạn không). Việc điểm xử lý tiền trạm cần làm
là nhanh chóng kiểm tra khả năng chi trả trong thẻ của bạn. Đơn vị
này sẽ chuyển tiếp thông tin trên thẻ đến mạng lưới của công ty thẻ
liên quan - Mastercard, Visa, American Express công ty khác - để tìm
xem thẻ của bạn thuộc ngân hàng phát hành nào. Sau khi để lại dấu ấn
trên nhiều cơ sở dữ liệu, đến lúc này thông tin cá nhân của bạn chuyển
đến điểm xử lý thanh toán riêng biệt đại diện cho ngân hàng phát
hành, tổ chức đứng tên trên thẻ và quản lý tài khoản của bạn. Khi
ngân hàng của bạn xác minh xong tính hợp lệ của thông tin và kiểm
tra tiền gửi đủ dùng, tín hiệu được truyền báo trở lại. Ngân hàng báo
điểm xử lý cung cấp tín hiệu an toàn cho công ty thẻ, từ đó truyền
ngược lại cho điểm xử lý tiền trạm, nhờ vậy Starbucks và ngân hàng
thanh toán có thể yên tâm... ngay lập tức. Thu ngân nhận được thông
báo thanh toán

193
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

đã được chấp thuận qua một thông báo "cho phép" xuất hiện trên màn
hình máy đọc thẻ. Một loạt giao tiếp thông tin điện tử chi diễn ra
trong vòng vài giây.

Giờ thì, bạn đang dạo bộ trên phố với ly cà phê trên tay. Nhưng hệ
thống thanh toán vẫn chưa xong việc với bạn hay Starbucks. Thứ
nhất, quán cà phê vẫn chưa được trả tiền bán ly cà phê. Thứ hai, quán
cà phê phải gửi yêu cầu tiếp theo đến ngân hàng thanh toán của mình,
thường theo tổng hóa đơn vào cuối ngày. Ngân hàng thanh toán sẽ
thanh toán số hóa đơn đó cho doanh nghiệp, và nó sẽ gửi đề xuất chi
trả tới ngân hàng phát hành, qua hệ thống điểm thanh toán tự động
(ACH) của các ngân hàng Dự trữ Liên bang trong khu vực hay Mạng
lưới Thanh toán Điện tử của Công ty Clearing House Payments, một
công ty thuộc quyền sở hữu của 18 ngân hàng thương mại lớn nhất
thế giới. Nhưng, ngân hàng của bạn sẽ không chuyển tiền nếu chưa
chắc chắn rằng bạn thật sự là người mua latte. Vì thế, trước khi nhận
được yêu cầu thanh toán, đội chống lừa đảo của ngân hàng đã phải vật
và phân tích giao dịch ban đầu, truy tìm các dấu hiệu và các mẫu hành
vi bất thường so với hoạt động hàng ngày của bạn. Nếu đội này không
chắc chắn được ai là người quet thẻ, ngân hàng sẽ gọi tới di dộng hay
số máy bàn của bạn, nhắn tin, và gửi thử điện tử cho bạn, để bạn xác
nhận hoạt động thẻ vừa diễn ra ở New York. Sau tất cả, hoạt

194
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

động giao dịch trong nhiều năm ở tài khoản của bạn cho thấy bạn
thường mua cà phê sáng tại một quán ăn nhỏ nơi quê nhà Seattle, trừ
những lúc bạn ở San Francisco tham dự họp nhóm hằng tháng tại nơi
làm việc được viết trên đơn đăng ký mở thẻ tín dụng của bạn. Khi
ngân hàng của bạn an tâm rằng mọi việc đều chính xác, ngân hàng sẽ
phát hành lệnh thanh toán ACH và ghi nợ vào tài khoản thẻ tín dụng
của bạn. Số tiền đó sẽ được chuyển vào ngân hàng thanh toán của
Starbucks, ghi có cho tài khoản của Starbucks. Quy trình này thường
mất đến ba ngày làm việc để hoàn thành.

Nếu đếm những từ in đậm ở trên, bạn sẽ thấy có đến bảy đơn vị khác
ngoài bạn và quán cà phê tham gia vào giao dịch này. Năm trong số
đó, ngoài Starbucks, đã truy cập thông tin cá nhận trên thẻ của bạn (số
tài khoản, mã vùng, mã CVV). Mỗi bên đều đòi hỏi một phần phí hoạt
động trong đó, cộng dồn tổng phí giao dịch vào khoảng 1% đến 3%
mỗi đơn hàng tùy thuộc vào người mua sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ
ghi nợ. "Miếng bánh lớn nhất" thuộc về ngân hàng và trong những
năm gần đây, ngân hàng đã biến quy trình thanh toán thành một trong
những nguồn cung cấp lợi nhuận quan trọng nhất cho họ - và trong
một số trường hợp, là nguồn lợi quan trọng nhất. Các loại phí trên do
doanh nghiệp (bên bán) chi trả. Đó còn thêm khoản giao dịch bồi
hoàn mà ngân hàng thanh

195
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

toán sẽ phải chịu nếu phát hiện gian lận, và bên bán mất cả tiền lẫn
hàng hóa (trừ khi tên trộm bị bắt, nhưng trường hợp này rất hiếm).
Các phí liên quan đến gian lận khác cũng sẽ bị phụ thu.

Ở Hoa Kỳ, đa phần bên bán mặc nhiên chấp nhận tất cả các phí giao
dịch này, chỉ một số ít, như vài trạm xăng, tính phí bảo hiểm cho giao
dịch thẻ thay vì tiền mặt, và phần lớn ngân hàng đều bồi hoàn cho
khách hàng đối với những giao dịch bị gian lận. Như thế, cho rằng
bạn không cần phải trả bất cứ loại phí nào trong số này chỉ là một ảo
tưởng. Số phí đó được tính vào nhiều chi phí khác nhau của ngân
hàng: phí phát hành thẻ, phí ATM, phí kiểm tra, và dĩ nhiên, mức lãi
suất tính trên hàng triệu khách hàng không hoàn trả nợ đầy đủ mỗi
tháng. Thế nên mới có mức giá khủng khiếp 4,3 đô la cho một ly latte.
Starbucks phải chi trả chi phí của mình, bằng cách này hay cách khác.

Hãy tưởng tượng bạn mua ly latte đó ở quán café ở Paris hay một
khách sạn nghỉ dưỡng ở Cancun. Khi đó, hàng loạt trung gian khác
được đưa vào để giúp chuyển đổi ngoại tệ thuận tiện từ đô la sang
euro hay pesos: các ngân hàng và công ty môi giới ngoại hối, các đơn
vị điều hành thanh toán và bù trừ ngoại tệ, và các dịch vụ báo tiền tệ
như SWIFT. Lần này, bạn sẽ là người chịu phí thông trực tiếp với
những phụ phí giao dịch nước ngoài và các

196
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

chi phí ẩn của "lãi sản xuất" ngoại hối bất lợi giữa giá bạn bị tính phí
mua đô la và giá mà ngân hàng của bạn phải trả để mua được chúng.
Phần lớn những chi phí ẩn này có thể cộng dồn lên đến 8% đối với
một giao dịch - là phụ phí chạy ra khỏi ví bạn thêm vào những phí chủ
quán cà phê Pháp hay chủ khách sạn Mexico bị đánh thuế.

Nếu điều này có vẻ là trở ngại cho bạn với tư cách cá nhân, hãy nghĩ
tới gánh nặng đang đè lên toàn bộ nền kinh tế. Suy từ mức phí trung
bình 2% cho những thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ và từ
11 nghìn tỷ đô la thanh toán mà Visa và Mastercard xử lý trong năm
2013 - khoảng 87% của thị trường thế giới - chúng tôi ước tính các
hoạt động này thu tới 250 tỷ đô la Mỹ từ các doanh nghiệp trong năm
đó. Được hưởng lợi từ sự bùng nổ thương mại điện tử toàn cầu, được
dự đoán tăng gấp đối vào năm 2017, tổng lượng thanh toán bằng thẻ
tăng khoảng 10% mỗi năm. Cộng thêm phí chống gian lận, bạn có thể
thấy vì sao "hạt cát trong bánh răng" của hệ thống thanh toán toàn cầu
này là một trở ngại lớn cho sự phát triển, hiệu quả và tiến bộ.

Dĩ nhiên hàng trăm ngàn nhân viên ngân hàng, những điểm xử lý
thanh toán và các công ty tín dụng trên toàn thế giới sẽ giữ cho hệ
thống này hoạt động. Và vì nền kinh tế thế giới vẫn còn phụ thuộc vào
hệ thống

197
KỶ NGUYỄN TIỀN ĐIỆN TỬ

này, vì thật bất khả thi khi gửi tiền kỹ thuật số từ người này đến người
khác mà không phải nhờ tới bên thứ ba độc lập để xác minh danh tính
khách hàng và chấp nhận quyền yêu cầu sử dụng tiền trong tài khoản
nên, chúng ta cần đến các tổ chức trung gian này. Họ giúp tạo ra niềm
tin vào tổ chức mà các khoản trao đổi giá trị của chúng ta phải phụ
thuộc vào đó. Nếu chúng ta tìm được cách thực hiện các thanh toán
này mà không cần phải đặt lòng tin vào các tổ chức trung gian thì
hàng loạt người sẽ bị mất việc. Nhưng, không sử dụng hệ thống này
thì mọi thành viên trong xã hội sẽ không tốn kém bất cứ phí gì.
Nhưng vấn đề nổi cộm hơn là, bằng việc loại bỏ các trung gian và phụ
phí mà các trung gian này tạo ra, bằng việc cho phép một cá nhân trả
tiền cho người đã cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà không phải chia
phần trăm cho một loạt các tổ chức tài chính, chúng ta sẽ giải phóng
được tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác, sản phẩm khác và
công việc khác.

Gil Luria, chuyên viên phân tích các hệ thống thanh toán tại công ty
Wedbush Securities, cho biết, nhằm phát triển hệ thống hiện tại,
chúng ta đã cho phép Visa và Mastercard thành lập thể chế độc quyền
- một thể chế tạo cơ hội cho họ và các đối tác ngân hàng thao túng thị
trường. Các công ty mạng lưới thẻ đó "không chỉ bòn rút những
khoản phí rất lớn cho chính họ mà còn tạo

198
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thị trường để ngân hàng có thể phụ thu các loại phí quá đáng của
chính ngân hàng". Ngoài American Express, hoạt động như một ngân
hàng độc lập, mười ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đứng đầu thế
giới là những ngân hàng đa quốc gia khổng lồ như Barclays, HSBC,
Wells Fargo và Citibank đã phát hành dưới hiệp định và hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng với Visa hay Mastercard. Những ngân
hàng tương tự cũng sẽ hoạt động dưới giấy phép của ngân hàng thanh
toán với công ty thẻ, vì thế họ có thể xử lý thanh toán mà các doanh
nghiệp như Starbucks nhận được. Đây là cách hai công ty Visa,
Mastercard và các đối tác ngân hàng của họ thao túng hệ thống thanh
toán toàn cầu. Đó là cách họ đặt ra các điều khoản mà hệ thống toàn
cầu phải tuân theo.
Trên thực tế, toàn bộ cấu trúc thanh toán điện tử được xây dựng dựa
trên giả định rằng ngân hàng là trung tâm dòng tiền toàn cầu. Như
chúng ta thấy, các nhà kinh tế học cho rằng việc các ngân hàng tạo ra
nợ là bước cơ bản để tạo ra tiền cá nhân - không có các khoản nợ, tiền
mặt sẽ chỉ lưu thông trong nền kinh tế mà không ảnh hưởng theo cấp
số nhân đến việc tạo ra tín dụng. Bất cứ khi nào bạn quẹt thẻ tín dụng
mua sắm là bạn đang tham gia vào quá trình tạo ra tiền. Thật ra, vấn
đề không phải là nợ - tín dụng là chất dầu bôi trơn quan trọng cho nền
kinh tế - đó là sự phức tạp của hệ thống thanh toán nợ.

199
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Khi bạn đưa thẻ cho Starbucks, không phải bạn chuyển tiền mà là tạo
ra một loạt giấy nợ giữa bạn, ngân hàng của bạn, ngân hàng của
Starbucks và Starbucks. Khi việc kiểm tra và chuyển khoản ngân
hàng được thực hiện, việc chia sẻ, bù trừ bên có và bên nợ liên tục tạo
cho ngân hàng số dư không lồ được đối chiếu và giải quyết vào cuối
ngày. Dù vậy, vẫn còn nhiều nhà cung cấp dịch vụ tham gia: phòng
thanh toán bù trừ, cơ quan thanh toán, ngân hàng giám hộ quản lý vật
thế chấp dùng để đảm bảo các khoản vay và những thương nhân thị
trường tiền tệ rao bán các khoản đầu tư và khoản vay ngắn hạn. Tại
Hoa Kỳ, quy trình xử lý theo mạng lưới này được dịch vụ Fedwire
của FED điều phối. Dịch vụ Fedwire xử lý ba nghìn tỷ đô la mỗi ngày
trong quá trình chuyển khoản giữa các ngân hàng.

Đứng sau những giao dịch này là chỗ dựa truyền thống cho nền kinh
tế và các biểu tượng sức mạnh quốc gia: tiền giấy và tiền xu. Dưới
yêu cầu của cơ quan quản lý - FED ở Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương
Châu Âu ở khu vực châu Âu, Sở Quản lý Prudential ở Anh - các ngân
hàng sẽ mở quỹ dự trữ tiền mặt ở mức tối thiểu so với tiền gửi phòng
trường hợp người gửi tiền yêu cầu rút tiền mặt Các hoạt động ngân
hàng dự trữ theo tỷ lệ, cho phép các ngân hàng cho vay lại tiền và
"tạo" tiền tư nhân gia tăng bởi tín dụng, đồng nghĩa với số nợ trong
nền kinh tế thật sự gấp nhiều lần số dư tiền mặt đó. Tuy nhiên, pháp
luật

200
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

yêu cầu hệ thống tài chính phải giữ một lượng tiền không sinh lời
tương ứng để chống đỡ các khoản nợ đó.

Tóm lại, hệ thống thanh toán "điện tử" công nghệ cao phụ thuộc vào
lượng tiền mặt tối thiểu đó, lượng tiền phải được cất giữ an toàn trong
kho bạc đi kèm hệ thống báo động, ngân viên bảo vệ, thẻ bọc sắt và
nhiều thứ tương tự. Ajay Banga, CEO tập đoàn Mastercard, cho biết,
các quốc gia mất khoảng từ 0,5% đến 1,5% GDP để bảo mật và phân
phối toàn bộ số tiền mặt này, ước tính lên đến mức 1,4 nghìn tỷ đô la
nếu tính trên toàn thế giới. Banga đề cập con số khổng lồ này để biện
luận ủng hộ những thanh toán điện tử tiến bộ hơn nữa, loại hình ước
chừng sẽ "hất cẳng" mạng lưới của Mastercard. Như chúng ta đã thấy,
hệ thống cồng kềnh đó, theo cách thiết kế hiện nay, đi liền với hệ
thống ngân hàng truyền thống luôn đòi hỏi phần chia của mình.

Tiến đến năm 2013, một nhóm tiên phong gồm các doanh nghiệp bán
lẻ bắt đầu nhận ra những ưu điểm của hệ thống thanh toán nhanh, phí
thấp hơn của tiền mã hóa và tiến hành đăng ký dịch vụ xử lý thanh
toán của các công ty khởi nghiệp bitcoin được Thung lũng Silicon tài
trợ như Bitpay, Coinbase và GoCoin. Các công ty này giới thiệu một
mô hình mới có thể phá vỡ mô hình phụ thuộc
201
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

vào hệ thống thanh toán lấy ngân hàng làm trung tâm của các doanh
nghiệp như miêu tả trên. Những dịch vụ này tính phí hằng tháng, với
chi phí giao dịch đối với các doanh nghiệp thấp hơn đáng kể so với
chi phí phụ thu trong các giao dịch thẻ tín dụng và thanh toán hiệu
trực tuyến hay tại chỗ. quả

Trong mô hình mới này, khách hàng sử dụng bitcoin để thanh toán
nhưng doanh nghiệp có quyền chọn họ sẽ được thanh toán bằng đô la
hay tiền tệ của quốc gia mình. Điều này hoàn toàn khả thi vì những
điểm xử lý thanh toán bitcoin lớn hơn chấp nhận bitcoin, rồi quản lý
rủi ro bằng cách tích cực trao đổi trên sàn giao dịch tiền kỹ thuật số.

Với lựa chọn này, không thiếu các doanh nghiệp tham gia sử dụng
bitcoin. Họ là những người tiết kiệm tiền, không phải khách hàng -
cho đến giờ, vẫn rất ít người sẽ nhường quyền tiết kiệm phí tổn cho
người mua hàng Nhiều người thấy họ chẳng mất gì vì khách hàng vẫn
thoải mái thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tiền mặt và tất cả
các phương thức thanh toán khác liên thống hiện thời. Do đó một số
doanh nghiệp có tiếng tăm ở Hoa Kỳ đã thêm bitcoin vào tùy chọn
thanh toán. Từ đến hệ cuối năm 2013 đến mùa hè năm 2014, nhiều
công ty như công ty bán lẻ Overstock.com, đội bóng rổ Sacramento

202
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY
Kings, nhà cung cấp cáp quang Dish Network, công ty máy tính Dell
và trang web du lịch Expedia đã thêm tên mình vào danh sách các
doanh nghiệp chấp nhận bitcoin. Theo số liệu của Coindesk, danh
sách này đã đạt con số 67.000 doanh nghiệp vào cuối tháng Sáu năm
2014.

Hiện nay, thách thức đối với người bán bitcoin không nằm ở việc
thuyết phục các doanh nghiệp về lợi ích của tiền mã hóa mà là thuyết
phục khách hàng của các doanh nghiệp đó. Cho đến bây giờ, vẫn chưa
có kết quả rõ ràng. Tin tốt là, lượng người dùng ví điện tử, phần mềm
cần gửi và nhận bitcoin, đang tăng đều đặn, với Blockchain và
Coinbase là hai nhà cung cấp ví lớn nhất có kế hoạch mỗi nhà đáp
ứng 2 triệu người dùng đặc biệt hàng đầu tại thời điểm viết sách.
Người đồng sáng lập Blockchain, Peter Smith, cho rằng đại đa số tài
khoản của Blockchain "nhiều hơn bạn tưởng", ông nói ẩn ý - đều ở
trạng thái "đang hoạt động". Tin xấu là, còn số liệu khác, đặc biệt là
tình trạng tăng trưởng chậm chạp của khối lượng giao dịch trên toàn
mạng lưới, cho thấy nhiều người dùng chỉ chờ sinh lãi. Trong tám
tháng đầu năm 2014, mỗi ngày có khoảng 50 triệu đô la đi qua mạng
lưới bitcoin (một số trong đó chỉ là "thay đổi" mà giao dịch bitcoin
tạo ra như một thước đo kế toán), so với tổng cộng 30 tỷ đô la được
Visa và Mastercard xử lý mỗi ngày vào năm 2013. Trong lượng giao
dịch trung

203
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

bình mỗi ngày rơi vào khoảng 65.000 giao dịch, dù số này hơn gấp 10
lần so với hai năm trước, nhưng chiều hướng vẫn có vẻ bình ổn so với
đỉnh điểm trên 100.000 giao dịch trong thời kỳ bitcoin tăng giá cao
ngất ngưởng so với đô la. Một lần nữa, đây là một phần rất nhỏ trong
giao dịch qua thẻ tín dụng. Hơn nữa, cũng không rõ ràng có bao nhiêu
giao dịch trong số đó là buôn bán và bao nhiều là hoạt động thương
mại thật sự. Buôn bán chủ yếu là đầu cơ tích trữ và chúng ta sẽ sớm
thấy rằng hoạt động này có thể khá tiêu cực. Chỉ có thương mại thật
sự mới chứng minh được bitcoin có thể được sử dụng như tiền tệ. con

Chúng ta đã thảo luận về xu hướng tăng nhẹ trong hoạt động kinh
doanh được lập nên để giúp bitcoin thu hút hơn và dễ sử dụng hơn với
vai trò một loại tiền tệ, và chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này cụ thể hơn
trong Chương 6. Công sức của họ đã nảy nở thành hoa thơm trái ngọt
và vẫn tiếp tục được bổ sung: ví trên điện thoại thông minh thân thiện
hơn với người dùng giúp thanh toán dễ dàng hơn; nhiều sàn giao dịch
bitcoin trực tuyến tốt hơn và đáng tin cậy hơn; các điểm ATM chấp
nhận bitcoin giúp mọi người nạp và rút bằng tiền quốc nội dễ dàng
hơn, thẻ quà tặng và nhiều cách thức khác cho phép người dùng
bitcoin mua hàng hóa tại những doanh nghiệp lớn không chấp nhận
tiền mã hóa như Amazon, và nhiều công cụ

204
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

như thẻ ghi nợ nạp bitcoin sẽ hoạt động với máy quét thẻ thông
thường tại quầy bán hàng và ATM của ngân hàng.

Nhưng tất cả các công nghệ trên thế giới sẽ không thể lôi kéo mọi
người sử dụng nó nếu lợi ích không đủ mạnh. Ngày nay, những lợi
ích này không rõ ràng đối với người sống tại những nơi như Hoa Kỳ
và châu Âu. Trừ khi họ đang suy tính về những khoản phí ẩn chúng
tôi đã nêu trên và coi bản thân như những nhà hoạt động đang hướng
thế giới đến một hệ thống công bằng hơn, hiệu quả hơn cho mọi
người, nếu không, những khách hàng đặc thù sẽ không đánh giá cao
khả năng tiết kiệm chi phí của bitcoin vì họ vốn được các công ty hậu
thuẫn ít nhiều. Nhiều điểm xử lý thông tin thông minh như Santa
Cruz, PayStand ở California, đã tìm ra cách thức trao cho các doanh
nghiệp tùy chọn chuyển tiết kiệm phí giao dịch của họ cho khách
dùng bitcoin. Nếu trở nên phổ biến, có lẽ đây sẽ là một công cụ cạnh
tranh, nó có thể thúc đẩy sử dụng bitcoin nhiều hơn nữa. Nhưng hiện
tại, người dùng cuối chưa thấy rõ lợi ích của việc sử dụng tiền mã hóa
so với việc dùng thẻ tín dụng. Thay vào đó họ lại tập trung vào những
rủi ro, trong đó có hai rủi ro chính cần xem xét.

Đầu tiên là vấn đề bảo mật. Hãy nhớ, bitcoin có chức năng rất giống
tiền mặt. Một khi được gửi đi là sẽ được gửi đi; không có cách nào để
lấy lại, không có khoản bồi hoàn nào như các công ty thẻ tín dụng
dành cho người

205
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

bán khi họ phát hiện hàng hóa bị bán cho người trộm cắp. thẻ. Tương
tự như tiền mặt, nếu bitcoin của bạn bị trộm số bitcoin đó sẽ mất hẳn.
Bạn không thể lấy lại, trừ khi tên trộm bị bắt.

Vì sao bạn lại mất bitcoin? Chuyện này sẽ xảy ra nếu bạn tiết lộ "khóa
cá nhân" cực kỳ quan trọng hay mật khẩu cho ai đó. Hoặc nếu khóa
đó được lưu trong máy tính có kết nối mạng và tin tặc xâm nhập rồi
trộm mất khóa đó. Có được khóa cá nhân, họ được quyền truy cập vào
ví của bạn. Quan trọng không kém, nếu bạn làm mất khóa cá nhân mà
chỉ mình bạn biết, sẽ không có cách nào lấy lại được tiền của bạn.
Khoản tiền chẳng khác nào bị mất. Rủi ro xuất hiện khi bạn sử dụng
một dịch vụ trao cho bạn toàn quyền chịu trách nhiệm về mật khẩu,
chẳng hạn như ví chung do đội ngũ phát triển chủ chốt của bitcoin để
xuất hay sản phẩm do Blockchain.info cung cấp.
Điều này nghe thật đáng sợ, đặc biệt là khi ví bitcoin có thể có giá trị
gấp nhiều lần so với số tiền mặt dù được nhét chật trong ví thường.
Nhưng cũng nên nhớ rằng, tin tặc và tội phạm trộm cắp thông tin cá
nhân cũng rất thường gặp trong các hệ thống tín dụng, với tổng số vụ
lừa đảo còn cao hơn trong bitcoin. Ngoài ra, với một số biện pháp
ngăn chặn đơn giản, bạn có thể khiến người khác khó xâm nhập vào
ví điện tử bitcoin của bạn hơn. Bạn chỉ nên sử

206
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

dụng một mật khẩu vừa có chữ vừa có số, kết hợp với dịch vụ xác
thực hai lớp thông qua điện thoại thông minh hay tin nhắn. Nếu bạn
đang có một lượng lớn bitcoin, bạn có thể chuyển phần lớn vào "ví
lạnh", viết khóa cá nhân lên giấy và cất trữ ở nơi an toàn - vì mất khóa
cá nhân là bạn mất quyền tiếp cận bitcoin của bạn và chỉ giữ một
lượng để dùng hằng ngày trong "ví nóng" với khóa dễ truy cập được
lưu sẵn trên máy tính.

May mắn là, các giải pháp phức tạp hơn thế này đang được phát triển,
những giải pháp này tăng cường khả năng bảo vệ nhưng vẫn dễ dàng
sử dụng và giảm thiểu rủi ro mất khóa. Trong số này có ví đa chữ ký,
loại ví yêu cầu nhập tối thiểu hai trong ít nhất ba khóa khả dụng của
nhiều người hay tổ chức khác nhau để có thể truyền gửi bitcoin. Cũng
có nhiều doanh nghiệp mới cung cấp khả năng bảo mật và bảo hiểm
cao cấp hơn. Nổi bật nhất trong số các doanh nghiệp này là Circle
Financial và Xapo, hai công ty khởi nghiệp này cung cấp ví và dịch
vụ bảo mật phức tạp đi kèm. Hiện nay, các công ty này vẫn chưa thu
phí bảo hiểm và bảo mật, nhưng chắc chắn rằng họ sẽ thu hút được đủ
lượng khách hàng và chi trả được các khoán phí trong khẩu nào đó -
mua bán bitcoin chẳng hạn - hoặc danh tiếng mở rộng sẽ cho phép họ
phát triển dịch vụ thanh toán cho khách hàng tổ chức để thu lợi nhuận.
Nhưng nói chung, những hoạt động

207
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

kinh doanh này phải bù lại chi phí cho nền công nghiệp bitcoin, chưa
kể đến sự phụ thuộc nào đó vào bên thứ ba đáng tin cậy". Đây là một
trong nhiều lĩnh vực phát triển bitcoin lĩnh vực khác là điều tiết - mà ở
đó nhiều doanh nhân ủng hộ cách tiếp cận thực tế nhằm tăng cường sự
tin tưởng của công chúng. Điều này đòi những thỏa hiệp về nguyên
tắc triết lý đằng sau mô hình phi tập trung. Đương nhiên, điều này
không được những người theo chủ nghĩa bitcoin thuần túy chấp nhận.

Tuy nhiên, cho đến khi vấn đề an ninh được giải quyết, những câu
chuyện về tin tặc bitcoin vẫn sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến hình ảnh
của bitcoin. Có vẻ ít nhất một tháng một lần, lại có một báo cáo về vụ
trộm bitcoin trị giá hàng ngàn đô la. Sau khi Bitcoinica mất số bitcoin
trị giá gần nửa triệu đô từ hai vụ xâm nhập, nạn trộm cắp vẫn tiếp
diễn một hacker chiếm quyền điều khiển máy 1 tính của nhà cung cấp
dịch vụ Internet để lấy đi lượng bitcoin trị giá 83.000 đô la của các
thợ đào; một botnet tại Hy Lạp dùng Facebook để lan truyền phần
mềm độc hại đến 250.000 máy tính và trộm cắp bitcoin, chính tài
khoản của Mt. Gox đã bị xâm nhập hai lần trong ba năm và mất tổng
cộng 650.000 bitcoin. Những câu chuyện này là cảnh

1. Botnet là từ chỉ một tập hợp các robot phần mềm hoặc các robot e
chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng. Từ này còn được dùng để chỉ
một mạng các máy tính sử dụng phần mềm tính toán phân tán. (BT)
208
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

báo nguy hiểm đối với công chúng vốn đã rất thận trọng với công
nghệ mới lạ.

Tuy nhiên, vẫn cần phải cân nhắc đánh giá trên diện rộng. Bạn có thể
dễ dàng thấy rằng hệ thống thanh toán hiện thời có nguy cơ lừa đảo
hơn hẳn bitcoin. Đó là do mạng lưới thẻ tín dụng và hệ thống ngân
hàng cần phải chia sẻ thông tin riêng tư, điều này tiếp tay cho việc
trộm cắp thông tin cá nhân mà đôi khi thinh thoảng xảy ra trên quy
mô lớn như vụ tấn công 148 triệu đô la trên Target vào tháng Mười
Hai năm 2013. Những vụ trộm với quy mô nhỏ hơn thế này lúc nào
cũng xảy ra. Khác với bitcoin là khoản phí ban đầu do người bán chịu.
Ngoài sự bất tiện khi bị mất thẻ tín dụng, khách hàng không chú ý đến
gánh nặng của việc dùng thẻ tín dụng, như chúng ta đã đề cập ở trên,
dù nó khiến họ chịu mức giá và lãi suất cao hơn. Người dùng bitcoin
cần phải nỗ lực hơn nữa để giúp mọi người hiểu rõ về những khoản
phí ẩn đó nếu họ muốn khuyến khích người dân dùng bitcoin. Lo ngại
lớn khác là biến động giá cả. Không ai muốn đến tiệm bách hóa hết
tuần này đến tuần khác và thấy hóa đơn của họ thay đổi 10% hoặc
hơn chỉ vì tỷ giá cơ bản của bitcoin đang biến động. Đến khi chúng ta
sống trong nền kinh tế dựa trên bitcoin, khi tiền kỹ thuật số là đơn vị
tiền tệ được dùng để niêm yết giá, thì biến động tỷ giá này sẽ là yếu tố
không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày đối với

209
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

người trả và người nhận bitcoin. Hãy so sánh giá bình ở Hoa Kỳ của
một gallon xăng theo đô la so với giá xăng tính theo bitcoin trong
khoảng thời gian bảy tháng từ tháng Chín năm 2013 đến cuối tháng
Tám năm 2014 Trong ba tháng đầu, bạn sẽ thấy giá xăng giảm mạnh
90% rồi lại tăng thêm 50% trong bốn tháng tiếp theo. Ngược lại, giá
xăng tăng giảm không quá 12% tính theo đô la trong cùng khoảng
thời gian đó. trung

Từ định nghĩa về "tiền" mà chúng ta đã đề cập ở Chương 2, tiền tệ


phải cho thấy sự ổn định về giá nếu nó thực hiện đúng chức năng của
vật trung gian trao đổi - đồng thời chứng minh nó là nơi cất giữ giá trị
đáng tin cậy và là đơn vị thanh toán được chấp nhận. Hiện giờ, rất khó
để xác định liệu giá của bitcoin đã gần mức ổn định cần thiết hay
chưa. Đó là hệ quả trực tiếp từ biến động của đồng tiền này so với
những loại tiền tệ khác. Trên thực tế, trong một nghiên cứu chuyên
sâu về sự tăng giảm giá bitcoin so với nhiều loại tiền tệ và tài sản
khác, giáo sư David Yermack thuộc Đại học New York kết luận rằng
tốt hơn hết nên xem bitcoin là hàng hóa thay vì tiền tệ. Ông nhận ra,
bitcoin không chỉ biến động nhiều hơn khi so với đồng đô la mà còn
không cho thấy sự tương quan tích cực hay tiêu cực rõ ràng với bất kỳ
loại tiền tệ quan trọng nào khác như euro, đồng yên, đồng trang Thụy
Sĩ hay thậm chí là so với giá vàng. Không có bie mẫu dự đoán so với
các phương tiện đo lường giá trị khác

210
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

khiến các doanh nhân và nhà đầu tư rất khó thiết kế chiến lược phòng
ngừa rủi ro hiệu quả để chống thất thoát giá trị của lượng bitcoin họ
sở hữu. Trong khi bạn có thể trữ vàng để chống lại sự sụt giá của
đồng đô la, nhưng không chắc bạn có thể mua vàng để đảm bảo giá trị
trong trường hợp bitcoin hay không. Đây là cách khác cho thấy
bitcoin là tài sản rất dễ biến đổi. Bạn chỉ cần xem biểu đồ giá bitcoin
tính theo đô la trong 12 tháng kể từ tháng Chín năm 2013. Trong bốn
tháng đầu tiên, bitcoin tăng 800% từ 129,46 đô la lên mức cao nhất
1.165,89 đô la vào ngày 30 tháng Mười Một, vi cơ quan điều tiết Hoa
Kỳ đưa ra những nhận xét tích

211
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

cực về công nghệ tiền kỹ thuật số và vì đợt đầu cơ tích trữ tăng cao ở
Trung Quốc. Thời điểm đó, bất cứ ai sở hữu bitcoin chắc đã vô cùng
phấn khích. Nhưng, người quy đổi bitcoin lại thành tiền vào tháng
Chín để mua xe, chẳng hạn như vậy, có lẽ đã phải thất vọng. Sự hối
hận của người bán trong một thị trường đang tăng trưởng là điều
thường thấy khi đầu tư vào chứng khoán hay các tài sản biến động
khác, nhưng đối với một loại tiền tệ, bạn sẽ muốn hai bên giao dịch
đều cảm thấy an tâm rằng cả hai đều không mất mát quá nhiều. Tiếc
nuối không phải là thứ cảm xúc mang tính xây dựng khi nói đến tiền
tệ và về cơ bản, chúng ta nên coi tiền tệ là công cụ để thanh toán chứ
không phải vốn đầu tư. Dù sao thì, hơn bốn tháng sau khi đạt mức cao
nhất vào tháng Mười Một, giá bitcoin lao dốc còn 344,24 đô la kéo
theo sự sụp đổ của Mt. Gox và chìm trong những thông tin về vụ đàn
áp của các chính quyền Trung Quốc vào đầu tháng Tư. Tất cả lại có
vẻ ổn định vào mùa hè, nhưng vẫn thường có những đợt biến động
được đánh giá là vô cùng dữ dội trong bất cứ thị trường tiền tệ nào.
Những đợt biến động này bao gồm lần "lao dốc không phanh" đầy
đau đớn xảy ra giữa tháng Tám tại sàn giao dịch BTC-e ở Bulgaria,
với giá bitcoin giảm mạnh từ 500 đô la xuống 309 đô la trong vòng ba
phút trước khi trở lại lại bình thường.
212
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Đây là trường hợp cho thấy giá bitcoin biến động là điều không thể
tránh khỏi hiện nay. Để giành được sự quan tâm và được chấp nhận
như một loại tiền tệ là cả một quá trình, và không thể đạt được chi sau
một đêm. Khi quá trình đó đang diễn ra, những người ủng hộ bitcoin
tuyên bố, giá bitcoin cuối cùng sẽ ổn định khi một lượng người đủ lớn
nhận được những gì bitcoin hứa hẹn với tư cách một phương thức mới
hiệu quả để chuyển tiền trên toàn thế giới. Cần lưu ý rằng, sau sáu
năm tồn tại, bỏ qua những lần biến động giá lớn, bitcoin đã thực hiện
cực kỳ tốt chức năng làm vốn đầu tư và ngày càng nhiều người tin
vào ý tưởng đó. "Con chồn mật bằng tiền" (the Honey Badger of
Money) là cách người ủng hộ bitcoin miêu tả sức sống mãnh liệt có
thể "đứng lên từ nghịch cảnh". Thậm chí, sau đợt bán tháo vào đầu
năm 2014, bitcoin vẫn còn cao gấp khoảng 40 lần so với thời điểm
cuối năm 2012, hơn 100 lần so với giá ngày 31 tháng Mười Hai năm
2011 và gần 1.700 lần so với nhiều năm về trước nữa.

Các nhà phê bình như nhà kinh tế học Mark Williams, người cực kỳ
hoài nghi về triển vọng của bitcoin, lại nhin các thành tích này bằng
thái độ tiêu cực. Trong một bài thuyết trình gay gắt trước Sở Dịch vụ
Tài chính New York Williams cho rằng đây là dấu hiện "tích trữ cực
và phủ nhận khả năng trở thành "tiền tệ giao dịch hữu doan

214
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

dụng". Nhưng những người ủng hộ bitcoin nói rằng, bạn không thể
ngăn những người đam mê mua và trữ bitcoin. Tư duy đầu tư này là
một phần của giai đoạn chuyển tiếp cần thiết và không thể tránh khỏi.
Giám đốc điều hành BTC China, Bobby Lee, người chứng kiến hiện
tượng đầu cơ bitcoin mạnh mẽ của những nhà đầu tư Trung Quốc,
nói, "Tôi không cho rằng đầu cơ là việc xấu. Một khi giá bitcoin tăng
đủ cao và bitcoin thể hiện được chức năng cất giữ giá trị thì mọi
người sẽ bắt đầu sử dụng nó như một loại tiền tệ".

Gil Luria, chuyên viên phân tích của công ty Wedbush, tranh luận
rằng biến động là dấu hiệu tốt vì nó thu hút những nhà giao dịch tìm
kiếm lợi nhuận tham gia vào thị trường. Ông nói sự xuất hiện của họ
kích thích sự phát triển của nhiều giao dịch phức tạp và các cơ chế
đáng tin cậy hơn trong việc chuyển đổi bitcoin sang các loại tiền mặt,
và rõ ràng, những sàn giao dịch quy mô lớn hơn, công nghệ cao hơn
và được điều tiết tốt hơn đã sẵn sàng hoạt động trực tuyến từ năm
2014 để phục vụ nhóm khách hàng đang tăng dần trên Phố Wall. Ông
còn tuyên bố sự phát triển này sẽ giúp bitcoin ổn định giá - cuối cùng
sẽ thế. Để hiểu được tuyên bố này, chúng ta phải nhận thức được vai
trò của các nhà giao dịch trong thị trường răng, nhóm nhà đầu tư đặc
biệt, gồm những người mua bán tài sản trong thời gian ngắn để kiếm
lời, sẽ hoạt động theo

215
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

nhiều cách khác nhau. Để có được các phi vụ ngắn hạn này, những
nhà giao dịch tạo cho thị trường "tính thanh khoản" rất cần thiết - tức
là mức độ mà nhà đầu tư dễ dàng tìm người mua tài sản họ muốn bán
hay người bán tài sản họ muốn mua. Nhiều nhà giao dịch tham gia
vào thị trường sẽ tạo ra nhiều người mua và người bán tiềm năng, tính
thanh khoản tăng lên và giá sẽ ổn định. Nhưng trớ trêu thay, chính
biến động giá, chứ không phải tăng giá, mới là điều đầu tiên thu hút
các nhà giao dịch vào thị trường, vì biến động sẽ tạo ra lợi nhuận. Nếu
giá cả dao động, các nhà giao dịch có thể kiếm nhiều tiền hơn ở cả hai
hoạt động mua và bán. Chúng tôi nhận ra điều này từ những năm 70
khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ đã khiến tỷ giá hối đoái trở nên
hỗn loạn và ngân hàng phải gấp rút thiết lập các phòng kinh doanh
ngoại tệ lợi nhuận cao. Theo thời gian, sự mở rộng các phòng kinh
doanh và sự phát triển của các công cụ giao dịch ngày càng phức tạp
đã tạo ra tính thanh khoản cao hơn khiến tỷ giá trở nên tương đối ổn
định. Luria đang hình dung một hướng đi tương tự cho bitcoin. Ông
cho rằng người dùng bitcoin nên "đón nhận biến động giá cả" vì nó
giúp "tạo ra cơ sở hạ tầng thanh toán và cơ sở tiền tệ" mà bitcoin sẽ
cần trong tương lai.

Sau đó lại có tranh luận rằng, để bitcoin thực hiện đúng tiềm năng thật
sự của nó - ở đây chúng ta đang nói

216
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

về công nghệ bitcoin, không phải đồng tiền bitcoin - thì tỷ giá hối
đoái không còn quan trọng nữa. Cụ thể là, sẽ có một ngày khách hàng
và doanh nghiệp không tích trữ bitcoin nữa mà sẽ vô thức truy cập
vào mạng lưới bitcoin mỗi khi thực hiện thanh toán. Các điểm xử lý
thanh toán bằng bitcoin như Bitpay và Coinbase sẽ ngay lập tức
chuyển đổi bitcoin được gửi đến thành đô la để giúp doanh nghiệp
tránh được rủi ro về tỷ giá. Người ta hy vọng chiều ngược lại sẽ được
thiết lập kịp thời để người tiêu dùng chuyển đổi từ đô la sang bitcoin
và gửi ngay đến cho người bán. Và rồi, tất cả chúng ta không còn chú
ý đến việc bitcoin sẽ được chuyển đổi ngay trong các giao dịch của
chúng ta.

Tuy nhiên, ai đó sẽ phải chấp nhận rủi ro tỷ giá, nếu không phải điểm
xử lý giao dịch thì là nhà đầu tư mà họ trao đổi mua bán. Và cho đến
khi biến động giá ít dần, những người này sẽ tính phí rủi ro, trực tiếp
qua phí hoặc trong báo giá đã chiết khấu để mua bitcoin hay đô la.
Không có giải pháp dễ dàng cho vấn đề khó khăn. Cần phải có biến
động giá để bitcoin thực hiện lời hứa trở thành phương thức giao dịch
hiệu quả với chi phí thấp.

Tại thời điểm viết cuốn sách này, người ta vẫn chưa rõ cách thức để
thực hiện được điều đó. Một mặt, không khó để tưởng tượng bitcoin
và những tiền mã hóa khác trở

217
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

thành nạn a nhân của chính sự bất ổn về giá của nó, không bao giờ
thoát khỏi vấn đề con gà và quả trứng khi nói đến biển động. Hơn
nữa, khi ký ức về cơn khủng hoảng năm 2008 dần bị lãng quên, người
ta cũng quên đi yêu cầu cấp thiết phải tìm một mô hình thanh toán
thay thế. Mặt khác tiềm năng lật đổ hệ thống thanh toán tập trung
cồng kềnh của tiền mã hóa đã quá rõ ràng.

Vấn đề ngoại suy từ tất cả các phân tích này là chúng ta không có mô
hình lịch sử mới nhất để đánh giá cách thức tiền tệ được phát hành
độc lập phát triển như thế nào, chưa kể đến mô hình có chức năng như
một hệ thống xử lý thanh toán và giao thức đặc biệt giúp phi tập trung
hóa các mối ràng buộc trong xã hội. Không một tiêu chuẩn nào mọi
người dùng để ca tụng hay chỉ trích bitcoin có vẻ phù hợp, dù là "tiền
tệ", “hàng hóa" hay "giao thức thanh toán". Bitcoin quy tụ đặc điểm
của tất cả, nhưng không trọn vẹn một điểm nào. Cho nên, dù không
hài lòng nhưng đáp án tốt nhất mà chúng ta có cho câu hỏi liệu tiền
mã hóa có thể chặn đứng tình trạng độc quyền lưỡng cực của Visa và
Mastercard hay không là: "Có thể có, có thể không."
Một điều chúng ta có thể kết luận về sự biến động giá năm 2013 -
2014 là nó chắc chắn khiến bitcoin được

218
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

chú ý nhiều hơn và biết đến rộng rãi hơn. Nhận thức cộng đồng mới
này sẽ buộc những người ủng hộ bitcoin đối mặt với thử thách của
những ngày hỗn loạn và, cuối cùng, phải suy tính xem nó sẽ phát triển
theo chiều hướng nào. Trớ trêu thay, việc này lại đẩy chứng mê cuồng
lên tầm cao mới thậm chí vượt xa giai đoạn bốn năm đầu tồn tại của
bitcoin - sẽ đưa họ đến vấn đề xảy ra vào tháng Ba năm 2013.

Mọi chuyện bắt đầu từ sự kiện có tên Cơn Chấn động trên đảo Síp.
Một quốc đảo rất nhỏ, nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, rơi vào
khủng hoảng tài chính vì các ngân hàng, với số dư tiền mặt "căng
phồng" nhờ các khoản tiền gửi từ những công dân Nga giàu có đang
tìm kiếm một thiên đường tránh thuế, đã đầu tư rất nhiều vào trái
phiếu của nước láng giềng Hy Lạp. Quốc gia láng giềng to lớn hơn
này đã trở thành quốc gia gặp khó khăn tài chính nặng nề trong Liên
minh Châu Âu, buộc chính quyền Athens phải áp đặt "giảm giá trị tài
sản", hay khoản lỗ ủy thác, lên các nhà đầu tư của họ. Liên minh
Châu Âu thực hiện động thái này để đảm bảo các nhà đầu tư tư nhân
thực hiện các phi vụ liều lĩnh cho Hy Lạp cũng phải san sẻ một phần
gánh nặng cứu trợ mà Đức và các quốc đóng thuế dùng đồng euro
buộc phải gánh vác. Các ngân hàng có quá nhiều nợ trên đảo Síp phải
đối mặt với tổn thất không lường trước được và có

219
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

nguy cơ các chủ nợ lớn người Nga sẽ năm quyền điều hành ngân
hàng.

Một giải pháp đáng chú ý, được Đức và các đối tác EU - các quốc gia
không muốn bảo lãnh những đầu số tài chính người Nga chấp thuận,
là chính quyền Nicosia (thủ đô nước Cộng hòa Síp) sẽ đóng băng các
khoản tiền gửi và tịch thu 10% số tiền này để cứu trợ ngân hàng.
Bước đi chưa từng có tiền lệ này đã gây chấn động toàn thế giới. "Nếu
họ làm được việc kia ở đó, thì họ có thể làm được ở bất kỳ đâu," Mark
McGowan hét lên. Ông là tài xế taxi ở London rất nổi tiếng vì những
đoạn phim mia mai những vấn đề mang tính thời sự trên Youtube, tất
cả đều được phát sóng từ ghế lái của ông. The Cyprus Rant là một
trong nhưng sản phẩm kinh điển của ông. Nếu họ làm được việc kia ở
đó, thì họ có thể làm được ở bất kỳ đâu. Ông không phải người duy
nhất nghĩ như thế.

Đột nhiên, "tuyên bố giá trị" của bitcoin trở nên rõ ràng. Chính phủ có
thể lấy tiền từ tài khoản ngân hàng địa phương của bạn nhưng không
thể đụng đến bitcoin của của bạn. Cuộc khủng hoảng ở đảo Síp đã dấy
lên phong trào đổi tiền thành bitcoin, nơi được coi như chốn trú ẩn an
toàn để tránh khỏi mối đe dọa bị chính phủ tịch thu tiền trên diện
rộng. Giá bitcoin tăng từ 33 đô la vào cuối tháng Hai lên 230 đô la
vào ngày mùng bốn tháng Chín, không chỉ đẩy mức tổng số giá trị
vốn

220
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY
hóa thị trường của bitcoin lên 1 tỷ đô la lần đầu tiên, mà còn mở ra
một trong những bước tiến kéo dài suốt năm biến động nhất mà bất cứ
loại tài sản tài chính nào từng trải qua.

Nhưng còn có tin xấu. Những vấn đề kỹ thuật mới xuất hiện tại sàn
giao dịch Mt. Gox dễ gặp rủi ro, lần này đã buộc sàn giao dịch này
phải tạm ngưng mua bán trong vòng hai ngày từ 11 tháng Tư, và sau
đó dẫn đến những vấn đề pháp lý lớn hơn. Giá bitcoin rớt xuống còn
68 đô vào ngày 16 tháng Tư, gần như chạm sàn, mặc dù một tháng
sau chính phủ Hoa Kỳ đã đóng băng tài khoản ngân hàng của Mt. Gox
tại Mỹ, một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Washington
muốn quản lý loại tiền kỹ thuật số mới còn đang vô luật lệ này. Suốt
mùa hè đó, giá bitcoin ổn định, dao động "chỉ" trong khoảng từ 65 đô
la đến 130 đô la.

Đây là lúc cơ quan hành pháp Hoa Kỳ lần đầu tiên xuất hiện trong thế
giới tiền mã hóa. Cuối tháng Sáu năm 2013, các báo cáo cho thấy FBI
đã tịch thu 11 bitcoin (khi đó trị giá 800 đô la) từ một nhà buôn ma
túy, một trong những “điểm nóng" đầu tiên trên Silk Road. Một tháng
sau, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã ra án phạt Tredon Shavers,
một công dân Texas bị cáo buộc đã thực hiện âm mưu Ponzi để lừa
đảo bitcoin dưới biệt danh "pirateat40". Ý nghĩ các đặc vụ FBI đang
nghiêm túc để

221
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

mắt đến bitcoin vừa gây hoang mang vừa gây thích thú cho người
dùng bitcoin. Họ phân chia thành nhóm những người muốn bitcoin
tiếp tục hoạt động ngoài vòng pháp luật và nhóm những người tin
rằng bitcoin tăng trưởng phụ thuộc vào tính hợp pháp của quy định và
thực thi chống tội phạm.

Trong khi tin tức về những lần bắt buôn lậu ma túy và triệt phá các vụ
lừa đảo mô hình Ponzi không chỉ khiến rất nhiều người nghi ngờ loại
tiền tệ ẩn danh xa lạ này mà còn khơi gợi tính tò mò của những người
vẫn chưa hiểu triển vọng của bitcoin. Chuyện ồn ào này là sao? Thắc
mắc dẫn đến tìm hiểu, rồi dẫn đến đầu tư. Các nhà đầu tư ở Thung
lũng Silicon bắt đầu gửi tiền vào các sàn giao dịch mới và những nhà
cung cấp ví điện tử, một số người nổi tiếng trong đó tuyên bố họ là tín
đồ của bitcoin. Các nhà đầu tư tiền xuất hiện, tiếp bước Cameron và
Tyler Winklovoss - cặp song sinh nổi tiếng vì những cuộc ẩu đả pháp
lý với nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg - họ nói rằng đầu
tháng Tư họ đã mua được một lượng lớn bitcoin trị giá 11 triệu đô la
vào thời điểm đó. Khi giá bitcoin bắt đầu tăng, tăng và tăng cao hơn
nữa, sự đầu tư của hai anh em trở nên rất hợp thời hợp thế. Ngay cả
tin tức đáng chú ý vào ngày mùng hai tháng Mười về việc Cục Điều
tra Liên Bang đã bắt được Ross Ulbricht, "Dread Pirate Roberts" của
trang web Silk Road và dịch

222
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thu 26.000 bitcoin trị giá 3,6 triệu đô la vào thời điểm đó cũng không
gây sụt giá. Giá bitcoin vẫn tăng từ 125 đô la vào cuối tháng Chín lên
198 đô la một tháng sau đó, ngay cả khi có tin đồn rằng FBI đã tịch
thu thêm 144.000 bitcoin (khi đó trị giá 28 triệu đô) từ hoạt động của
Silk Road vào ngày 26 tháng Mười.

Nhưng vào tháng Mười Một, mọi chuyện mới thực sự trở nên hồn
loạn vì kết quả bất an có thể đoán được từ phiên tòa của Thượng viện.
Dù đã ban hành hướng dẫn quy tắc ứng xử mà ngành công nghiệp này
phải tuân theo, giám đốc Mạng Khống chế Tội phạm Tài chính thuộc
Bộ Ngân khố Jennifer Shasky Calvery nói rằng tổ chức của bà "công
nhận sự đổi mới mà tiền ảo đóng góp và lợi ích chúng có thể mang lại
cho xã hội". Bà cũng đưa ra lời chúc mừng đến từ Washington, một lý
do để cả giới bitcoin hân hoan kỷ niệm. Bữa tiệc chúc tụng thể hiện rõ
ràng nhất trong giá của bitcoin: Tăng lên 1.150 đô vào ngày 30 tháng
Mười Một.

Dĩ nhiên, toàn bộ đều là tin tốt cho các thợ đào bitcoin, những người
liên tục tích lũy bitcoin trên máy tính của họ. Nhưng hoạt động của họ
đang nhanh chóng thay đổi, nhanh chóng được công nghiệp hóa. Vào
tháng Một năm 2013, công ty Avalon tại Trung Quốc, do hai sinh
viên Ng Zhang và Yifu Guo thành lập, đã giới thiệu máy tính khai
thác bitcoin độc lập, chuyên dụng, đời mới có sử dụng

223
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

chip ASIC (vi mạch tích hợp chuyên dụng). Trong những tháng tiếp
sau, những cỗ máy dùng chip ASIC hao năng lượng, nhanh chưa từng
thấy sẽ được tung ra thị trường thúc đẩy cuộc chạy đua không hồi kết
giữa các thợ đào quyết tâm có được lượng bitcoin ít ỏi mới phát hành;
vào cuối năm, cách duy nhất để chiến thắng cuộc chạy đua đó và duy
trì lợi nhuận là tạo ra các trang trại khai thác khổng lồ dựa trên trung
tâm dữ liệu. Bitcoin đã phát triển thành một ngành công nghiệp toàn
cầu, giá trị ngày càng tăng của đồng tiền này đã thúc đẩy sự mở rộng
của nó.

Giá trị của bitcoin đã tạo nên một làn sóng "vua bitcoin", những người
trong độ tuổi 20 nhưng đã trở thành gương mặt nổi tiếng của nền công
nghiệp mới đầy tiềm năng này. Trong thời điểm đánh dấu bước ngoặt
quan trọng, tạp chí Bloomberg Businessweek đăng một bài báo vào
ngày mùng 10 tháng Tư năm 2013 với tiêu đề "Gặp gỡ Triệu phú
Bitcoin", đi cùng hình ảnh của Jered Kenna, nhà sáng lập sàn giao
dịch Tradehill, Shrem của BitInstant và Yifu Guo của Avalon - tất cả
họ đều dưới 30 tuổi. Những người chơi bitcoin giàu lên nhanh chóng
cũng bắt đầu được giới thiệu trên tin tức - như Roger Ver với biệt
danh "Chúa Bitcoin" vì đã nhiệt tình tặng miễn phí bitcoin để quảng
bá loại tiền này, và Mark Karpeles, một công dan Pháp đã dẫn đầu
phát triển Mt. Gox trở thành một ở hội chân chính lật đổ chế độ độc
quyền. Trong số này, có

224
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

nhiều người hậu thuẫn bitcoin có uy tín, bao gồm anh em sinh đôi
Winklevoss và người tiên phong trong công nghệ Internet Jeremy
Allaire. Một số đã trở thành thành viên thường trực tại các hội nghị
Bitcoin, vốn phát triển từ các sự kiện ngân sách thấp trong những năm
đầu tiên cho đến các sự kiện tổ chức tại các trung tâm hội nghị ở Las
Vegas, Amsterdam và Toronto.

Tháng Mười Hai, bitcoin trị giá hơn 1.100 đô và tổng giá trị vốn hóa
thị trường chỉ hơn 14 triệu đô một chút. Nhưng tại thời điểm đỉnh cao
đó, xuất hiện dấu hiệu "tiệc tàn"- bắt đầu từ Trung Quốc. Các nhà đầu
tư Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị
bitcoin, phần lớn thông qua sàn giao dịch BTC-China của Bobby Lee,
mà một số thời điểm còn vượt qua Mt. Gox về số lượng. Người dùng
bitcoin nhìn thấy niềm hy vọng to lớn ở Trung Quốc. Với hơn một tỷ
người sống trong nền kinh tế chỉ mới mở cửa thị trường tự do một
phần và chính phủ sở tại kiểm soát chặt chẽ lượng tiền gửi ra nước
ngoài, ý nghĩ rằng bitcoin cung cấp một giải pháp thay thế quả thật rất
hấp dẫn. Tại thời điểm đó, quan chức Trung Quốc dường như không
quan tâm; họ không bình luận gì. Sau đó, thông tin đột nhiên bị rò rỉ
và được báo chí Trung Quốc đưa tin rằng, Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc không hài lòng khi các ngân hàng làm việc với sàn giao
dịch bitcoin tại Trung Quốc. Quyền chi phối

225
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

tuy mơ hồ nhưng đủ khiến mọi người sợ hãi. Giá bitcoin bắt đầu
giảm.

Tháng Một năm 2014, giá giảm xuống còn 770 độ. Mức sụt giảm
35% từ đỉnh vào 29 ngày trước đó sẽ là lần lao dốc lịch sử nếu là sụt
giảm đồng đô la so với đồng yên. Nhưng sự thật là, mức giá đó không
ảnh hưởng gì đến phần lớn giá trị tài sản của những người chơi
bitcoin vào giữa tháng Mười Một hay trước đó. Cho nên, khi mọi
người đến Miami tham dự buổi hội nghị bitcoin vào cuối tháng Một,
họ vẫn còn tâm thế ăn mừng. Nhưng điều này sẽ thay đổi nhanh
chóng.

Ngày tiếp theo, Charlie Shrem, một trong những "triệu phú Bitcoin"
của tạp chí Businessweek, và Phó Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp
Bitcoin Foundation tại Seattle, đã bị bắt tại New York ngay khi anh
trở về từ một hội nghị thanh toán tại Amsterdam. Chàng trai 24 tuổi
nổi tiếng và trực tính này bị buộc tội tiếp tay cho một con buôn ma
túy từ Silk Road rửa tiền thông qua dịch vụ BitInstant của anh. Ban
đầu, Shrem không nhận tội nhưng bảy tháng sau anh đã thừa nhận tội
danh mơ hồ hơn - giúp đỡ và xúi giục chuyển tiền không giấy phép.
Tại thời điểm viết sách, anh vẫn chưa bị kết tội. Mặc dù Shrem vẫn là
người phát ngôn chính trong cộng đồng khi bị bắt tại nhà cha mẹ anh
ở Brooklyn, nhưng những cáo buộc đối với một người được coi là
phát ngôn viên

226
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

đại diện cho cộng đồng đã trở thành một vết nhơ khác đối với bitcoin.

Mọi chuyện càng trở nên tệ hại hơn. Mt. Gox, đang phải vật lộn với
các vấn đề tài chính kể từ khi bị tịch thu tài khoản ngân hàng ở Hoa
Kỳ và ngừng cho mọi người rút tiền bằng đồng đô la, đã không cầm
cự nổi khi tuyên bố không cho phép khách hàng gửi bitcoin ra nước
ngoài nữa. Sự sụp đổ bị quy cho sai sót của phần mềm lõi của bitcoin,
một sự quy chụp bị nhiều nhà phát triển bác bỏ. Các nhà phát triển
này nghi ngờ rằng CEO Karpeles đang cố tình đổ lỗi, rằng thật sự có
sai sót bị tin tặc lợi dụng khiến mạng lưới trì trệ để thanh toán gian lận
qua hàng ngàn giao dịch giả. Khi đó, tình hình ở Mt. Gox đã vượt
ngoài khả năng kiểm soát. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, họ cũng
không thể giải quyết được. Vào ngày 28 tháng Hai, họ tuyên bố nộp
đơn phá sản kèm theo tiết lộ động trời rằng họ đã mất trắng 850.000
bitcoin, trong đó 650.000 bitcoin là của khách hàng - cứ thế biến mất.
Tổng lượng bitcoin trị giá 500 triệu đô vào thời điểm đó. Khách hàng
giận dữ. Đám đông quần chúng sửng sốt. Và các nhà đầu tư đồng loạt
từ bỏ bitcoin.

Trên toàn thế giới nhiều chính quyền, trong đó có Nga và Úc, bắt đầu
đề ra luật lệ với nhiều cấp độ khác nhau. Đối với tất cả, ngoại trừ
những người tôn sùng bitcoin nhất, vấn đề đặt ra không phải là liệu có
nên điều tiết hay
227
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

không - họ thấy được những hiệu ứng tích cực từ việc nhận thức được
tầm quan trọng của bitcoin và tiềm năng xóa bỏ nỗi sợ hãi của người
dùng - mà là lo ngại sự điều tiết quá mức sẽ hạn chế sự đổi mới.
Trung Quốc còn khiến nỗi quan ngại dâng cao hơn khi đưa ra quyết
định chính thức vào tháng Tư, nghiêm cấm các ngân hàng không giao
dịch với các doanh nghiệp bitcoin. Song song với đó, các sàn giao
dịch ở Hoa kỳ đang gặp khó khăn lớn trong việc mở tài khoản tại các
ngân hàng, những tổ chức đang rất thận trọng giao dịch với họ, đã
khiến các trụ cột trong ngành công nghiệp này không còn kết nối tài
chính quan trọng. Ngày 11 tháng Tư, giá bitcoin chạm mức thấp trong
ngày với 344,24 đô, thấp hơn một phần ba so với mức giá cao nhất
vào bốn tháng trước. Vài người tự hỏi, đây là dấu chấm hết ư?

Washington và New York khiến mọi người lo lắng gấp nhiều lần so
với Trung Quốc khi nhà chức trách thành phố nắm toàn quyền điều
khiển sự phát triển của tiền mã hóa. Lý do là vì đồng đô la, với vai trò
đồng tiền thương mại và lưu trữ chủ đạo của thế giới, đã đặt hệ thống
tài chính của nó ở trung tâm mọi thứ. Sở Thuế vụ đưa ra quyết định
được rất nhiều người chờ đợi, tuyên bố bitcoin không phải là tiền tệ
mà là tài sản nên sẽ bị đánh thuê thặng dư vốn. Đây không phải là
thông báo tệ nhất đối với người đam mê tiền mã hóa, nhưng nó lại
khiến người

228
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

dùng đau đầu, những người mà, theo hướng dẫn ban đầu của Sở Thuế
vụ, sẽ phải theo dõi từng bitcoin họ tiêu dùng để xác định xem họ lời
hay lỗ từ việc mua chúng. Nhiều người lo ngại rằng, điều này sẽ trở
thành nguyên nhân khác khiến đa số mọi người tránh xa bitcoin.
Trong khi đó, Bộ Dịch vụ Tài chính tại New York đề xuất thành lập
"BitLicense" để điều tiết các doanh nghiệp tiền tệ kỹ thuật số và giải
quyết những nhập nhằng quanh giấy phép chuyển tiền. Mặc dù trong
suốt phiên họp giám đốc Dịch vụ Tài chính, Benjamin Lawsky miêu
tả dự án này trong phiên điều trần hồi tháng Hai là một nỗ lực mang
tính xây dựng để kiểm soát bitcoin nhưng vẫn giữ được những đổi
mới của nó, nhưng dự luật sau đó ông đưa ra và tháng Bảy lại gây thất
vọng lớn cho người dùng bitcoin. Luật định này có vẻ khắc nghiệt
hơn so với dự kiến và ngay lập tức gây ra luồng phản ứng dữ dội
trong cộng đồng bitcoin, Giám đốc Dịch vụ Tài chính New York,
Benjamin Lawsky, cho biết ông sẵn sàng thay đổi một số điều khoản
và một số điều khoản đang bị hiểu nhầm; nhưng tại thời điểm viết
sách, mọi người vẫn chưa rõ những thay đổi đó sẽ trông ra sao. mūrini
tv is grond grout bol mijn

8- Các nhà quản lý luật pháp không phải là những người duy nhất
phản ứng trước hàng loạt tiêu đề xấu bằng nhiều biện pháp kiểm soát
tình trạng vô chủ hỗn loạn của bitcoin. Nhiều doanh nhân thiên về quá
trình cũng muốn bỏ lại

229
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

phía sau thời kỳ Mt. Gox. Điều này không nhận được ủng hộ từ
những người cực đoan phản đối chính quyền coi bitcoin là đại nghiệp
của riêng họ, nhưng lại thúc đẩy một số đổi mới mà Gil Luria dự đoán
sẽ xuất hiện trong đấu trường thương mại. Nhiều công ty có nguồn
gốc từ Phá Wall chuyển sang xây dựng những sàn giao dịch công
nghệ cao để có thể đáp ứng các nhà đầu tư lão luyện như các quỹ
phòng hộ và tuân thủ chặt chẽ những thủ tục cổ điển. Họ cho rằng,
đây là cứu cánh cho những mất mát niềm tin mà Mt. Gox gây ra.
Nhưng cho đến khi tất cả được áp dụng trực tuyến, các điều khoản
mua bán vẫn còn rất ít ỏi, điều này đồng nghĩa với một số đổi mới đã
được đưa vào bitcoin và những đổi mới khác giúp thúc đẩy lợi ích hai
chiều giữa người mua và người bán chỉ là phóng đại những bước tiến
một chiều ở những thời điểm khủng hoảng. Những đổi mới đó bao
gồm các "robot" giao dịch tự động tuần suất cao được sử dụng trong
một số sàn giao dịch ở Trung Quốc đại lục, những điều kiện thuận lợi
cho giao dịch ký quỹ mà sàn giao dịch BitFinex tại Hong Kong giới
thiệu để khách hàng có thể những thuận lợi trong tương lai và những
dự đoán để vay nợ mua bitcoin, bán sớm phòng khi bitcoin rớt giá.
Giữa những lo lắng phát sinh từ đề xuất BitLicense ít tiếng tăm của
Lawsky những chiến lược giao dịch độc đáo này, song hành với thị
trường thiếu tiền mặt, nhiều con sốt trên thị trường

230
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

vào tháng Tám, bao gồm cả công ty BTC-e nhanh chóng sup đổ, cho
đến khi giá bitcoin ổn định ở mức 500 đô vào cuối mùa hè năm đó.

Bất chấp tất cả những thăng trầm đó, tất cả những hân hoan và lo
lắng, bitcoin vẫn tiếp tục phát triển hệ sinh thái của nó. Nhiều doanh
nghiệp chấp nhận bitcoin. Càng ngày càng nhiều người mở ví bitcoin
(hơn 5 triệu người tại thời điểm viết sách). Câu chuyện bitcoin ngày
càng được chấp nhận rộng rãi đã đảo ngược những ấn tượng về tội
phạm, sự kém cỏi và lệnh đàn áp tràn ngập trên các tờ báo lớn vào
năm 2014.

Trong khi đó, công nghệ tiền mã hóa bắt đầu đổi mới mạnh mẽ. Sự
đổi mới càng mạnh mẽ hơn khi các nhà phát triển trên khắp thế giới
ngày càng say mê viễn cảnh nền kinh tế sẽ biến đổi hoàn toàn và lợi
nhuận nó mang lại. Họ không chỉ tập trung phát triển hàng loạt dịch
vụ mới để mọi người có thể dễ dàng mua, bán và thanh toán bitcoin
mà các chuyên viên công nghệ còn mơ ước đến những dự án "Bitcoin
2.0" mới với tiềm năng phi tập trung hóa mọi mặt của nền kinh tế.
Đây là sự tôn trọng to lớn nhiều người dành cho sáng chế cốt yếu của
Satoshi Nakamoto và vô số các tiềm năng của nó: hệ thống
Blockchain. Đây là Cô máy nằm sâu trong cỗ máy bitcoin. Ở chương
tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá cụ thể hơn về hệ thống này.

231

Chương 5: Xây dựng hệ thống Blockchain

"Tình yêu dành cho tiền tăng lên khi bản thân giá trị rbi in danh tiền
tăng lên."

- Juvenal, 60-140 sau Công nguyên

Như đã đề cập ở trên, câu hỏi lớn theo suốt tiền mã hóa từ những ngày
đầu: Làm thế nào tôi biết người gửi mã xác thực kỹ thuật số cho tôi sẽ
không gửi bản sao mã đó đến người khác? Tôi không thể kiểm tra
hình mờ, dải từ hay các sợi vật chất trên giấy như tôi có thể làm với
tiền giấy. Đây chính là mối lo "giao dịch lặp chi". lỗ hổng lớn nhất
của tiền kỹ thuật số. Satoshi Nakamoto OB đã giải quyết được vấn đề
đó, không phải bằng cách tăng cường bảo mật mã xác thực tiền, mà
bằng một bước đột phá thật sự trong công nghệ xã hội, trong hệ thống
tín dụng, ghi nợ và số dư mà những người theo thuyết duy chính tiền
tệ công nhận là bản chất thật sự của tiền. Công
233
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

nghệ Blockchain, sổ cái cực kỳ quan trọng có chức năng như hệ thần
kinh trung ương của bitcoin, là thành tựu đặc trưng của Nakamoto.
Mặc dù thực chất là một công nghệ, nhưng nó phản ánh những hiểu
biết sâu sắc về tâm lý của tiền tệ cũng như cộng đồng, và những gì
cần thiết để tạo lập nên nguyên tắc buộc các cá nhân phải hành động
vì lợi ích của nhóm.

Chúng tôi bật mí cho bạn biết một trong những lợi ích lớn nhất của
tiền mã hóa là khả năng phi tập trung hóa. Điều này có ý nghĩa gì?
Nói dễ hiểu, chính là quyền sử dụng sổ cái chung hoàn toàn công
khai.

Cho đến tận bây giờ, hệ thống tiền tệ vẫn đang được xây dựng trên sổ
cái kế toán tập trung, bất kể của ngân hàng thương mại hay ngân hàng
trung tâm quản lý các sổ cái của toàn mạng kinh tế Uber. Điều này
đem lại tính hiệu quả và sự an toàn cho những cộng đồng không biết
cách thức nào khác để có thể đặt lòng tin vào bản kê khai của người
khác để biết ai nợ ai. Tuy nhiên, vấn đề luôn là mô hình này trao quá
nhiều quyền lực và lợi nhuận quá mức cho những tổ chức lưu giữ sổ
sách trung tâm này. Thách thức là tìm ra một giải pháp thỏa hiệp: một
hệ thống phi tập trung, đáng tin cậy giúp lưu trữ các hóa đơn xã hội
theo thứ tự mà không mất đi tính hiệu quả và an ninh mà hệ thống tập
trung đã làm được

234
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY
Để có thể tạo ra hệ thống ít tập trung hơn, bạn phải tìm cách phân
công nhiệm vụ quản lý sổ sách chung cho một nhóm người hay những
tổ chức kết nối với nhau trong mạng lưới, và dành tặng một số ưu đãi
để họ thực hiện nhiệm vụ. Bạn cũng cần đảm bảo rằng sổ cái chung
được quản lý theo cách sao cho không người ghi sổ sách nào có thể
can thiệp và gây lỗi mà những người khác không nhận ra. Và cuối
cùng, bạn phải khiến cả nhóm cảm thấy tin tưởng lẫn nhau, hoặc ít ra
tin rằng họ đủ an toàn trước những hành vi xấu.

A Cảnh báo: Bản chất của cách thức thực hiện những bước này khá
phức tạp và khởi nguồn từ các khái niệm toán học hoàn xa lạ với phần
lớn mọi người. Một cách để giải quyết vấn đề này là chấp nhận rằng
bạn không cần phải hiểu cách thức hoạt động của tiền mã hóa. Không
ai trong chúng ta hiểu rõ động cơ đốt trong hoạt động như thế nào,
nhưng chúng ta vẫn lái xe và giao phó cả gia đình cho cơ chế hoạt
động của nó. Bạn cũng có thể không giải thích đúng cơ chế hoạt động
của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nhưng bạn vẫn giao tiền cho ngân
hàng. Dù vậy, rất dễ hiểu, đúng hơn là rất đáng tán dương khi những
người dùng tiềm năng của hệ thống tiền tệ mới chưa được kiểm chứng
này muốn tìm hiểu chi tiết bản chất của nó. Đây là lý do chính mà
chúng tôi viết cuốn sách này và có lẽ cũng là một trong những lý do
bạn chọn cuốn sách. Vì thế, hãy

235
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

tiếp tục tìm hiểu. Chúng tôi sẽ giải thích từ từ, cố gắng giải thích bản
chất. Cùng bắt đầu nào.

Đầu tiên, để chúng ta có thể hiểu mô hình Nakamoto thiết lập, chúng
tôi sẽ mượn ý tưởng của kỹ sư phần mềm Yevgeniy Brikman. Nó bắt
nguồn từ câu chuyện được đề cập trong Chương 2 về cách sử dụng đá
fei để theo dõi và giải quyết các khoản nợ trong cộng đồng
Micronesia xứ Tập vào thế kỷ 19. Brikman viết, hãy tưởng tượng khi
thương mại và giao dịch mở rộng, bộ tộc Yap gặp khó khăn trong việc
theo dõi ai nợ đá fei của ai. Họ không thể xác nhận được liệu một
người tuyên bố có đủ trữ lượng đá thực sự có đủ đá để trả nợ hay
không. Sau khi ẩu đả xảy ra và căng thẳng tăng cao, các trưởng lão đã
chỉ định một người chịu trách nhiệm ghi chép sổ chung về trữ lượng
và giao dịch, nhưng người lưu trữ sổ đó bắt đầu tính phí ghi chép từng
giao dịch, áp dụng thái độ chuyên quyền khi ưu ái thành viên này hơn
thành viên khác và tặng thưởng cho nhân thân. Và anh ta không phải
là người duy nhất sử dụng hệ thống đó để trục lợi: Tộc trưởng đã mau
chóng on Fii osig noe ned green ép anh ta gian lận sổ sách.

Ogni girl grogub nie rnbb laST 6l od goib u msi Cuối cùng, một nhóm
thành viên có liên quan đưng ra giải quyết vấn đề. Họ bãi nhiệm
người giữ sổ sách và hủy bỏ sổ cái tập trung của ông ta. Thay vào đó,
mỗi gia đình sẽ duy trì số cái riêng của mình. Mỗi khi giao dịch

236
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

đá fei diễn ra, người thực hiện giao dịch sẽ đến trung tâm làng và
thông báo với mọi người rằng ông vừa chuyển fei - thật ra, hành động
đưa ra thông báo chính là thanh toán. Mọi người sẽ cập nhật sổ cái
của họ, ghi nợ trong tài khoản của người trả và ghi có với số fei tương
ứng trong tài khoản của người nhận. Nếu đa số các hộ gia đình công
nhận giao dịch nào đó hợp pháp, những hộ còn lại sẽ phải đồng thuận
phán quyết đó.
Cho đến thời gian gần đây, vẫn không thể triển khai hệ thống phi tập
trung như thế trong phạm vi quá rộng lớn của nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng rồi, Internet đã giải quyết được phần lớn vấn đề khi tạo ra
mạng lưới giao tiếp tức thời trên toàn cầu. Các bước tiếp theo là: 1)
thiết lập cơ chế hiển thị công khai công việc của mọi người ghi chép
sổ sách để duy trì tính trung thực của sổ cái chung mà mọi người
thống nhất là chính xác; 2) cung cấp hệ thống ưu đãi thích hợp cho
các cá nhân và công ty để họ dốc sức bảo quản sổ cái đó. Bitcoin đã
giải quyết gọn gàng các thách thức này.

Như chúng tôi đã đề cập, phần mềm của bitcoin đã được lập trình tạo
ra một lượng bitcoin mới nhất định trong khoảng thời gian 130 năm
và được gửi đến các chủ máy tính, được gọi là "thợ đào", như phần
thưởng vì đã giúp kiểm nhận các giao dịch. Dĩ nhiên, điều này không

237
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

có nghĩa là mọi người không thể tiếp tục sử dụng bitcoin vì bitcoin có
thể được chia thành từng phần rất nhỏ. Các bitcoin vẫn sẽ được chia
sẻ qua lại giữa mọi người, giá trị của chúng thay đổi theo mức mà giá
thị trường quy định cho các hàng hóa và dịch vụ mà chúng có thể
mua. Việc phát hành những phần thưởng đó nhằm đảm bảo số cái
công khai của bitcoin, Blockchain của nó, được cập nhật, duy trì vào
bảo quản. Theo thời gian, khi quá trình sản sinh bitcoin mới chậm
dần, hệ thống phần thưởng này được kỳ vọng sẽ chuyển sang hệ thống
mà một thợ đào được đền bù bằng những khoản phí giao dịch hợp lý
áp dụng cho bất cứ ai thực hiện thanh toán.

Blockchain của bitcoin là một chuỗi các khối hay các tập hợp giao
dịch diễn ra cùng một khoảng thời gian. Chuỗi này sẽ tiếp tục phát
triển vô hạn nếu hệ thống tiếp tục hoạt động. Cơ cấu theo trình tự thời
gian rất quan trọng vì nó đánh giá tính hợp lệ dựa trên các giao dịch
cũ nhất, bất cứ cố gắng gửi lại nào để tái chi tiêu cùng một lượng
bitcoin đó đều bị xem là bất hợp pháp. Bằng cách tạo ra một chuỗi chi
tiêu và biên nhận được gắn nhãn thời gian giữa những thành viên
trong nền kinh tế bitcoin, hệ thống có thể theo dõi số dư tài khoản của
mọi người tại bất cứ thời điểm cụ thể nào, cũng như vị trí của dãy mã
kỹ thuật số đi liền với từng bitcoin và một phần bitcoin - được tạo ra,
chi tiêu và thu nhận. Nếu Roger sử cua

238
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

dụng ứng dụng ví bitcoin trên điện thoại thông minh, ví dụ, để mua
tách cà phê ở Coupa Café tại Palo Alto, mạng lưới sẽ thông báo yêu
cầu gửi số tiền 0,008BTC từ địa chỉ đính kèm ví của ông đến địa chỉ
do Coupa Café quản lý. Sau khi mạng lưới khai thác hoàn thành
nhiệm vụ, nó phải vận hành để sắp xếp một khối giao dịch mới rồi
thêm vào Blockchain. Giao dịch của Roger và một loạt giao dịch khác
diễn ra trong cùng khoảng thời gian 10 phút đó sẽ được lưu hồ sơ vĩnh
viễn trong sổ cái. Điều đó chứng minh việc mua cà phê đã được xác
nhận và không thể thay đổi được. (Chú ý: hệ thống Blockchain sẽ
không nhận biết, thậm chí không quan tâm, đó là giao dịch mua bán
cà phê hay giao dịch có sự tham gia của Roger và Coupa Café; tất cả
những gì hệ thống cần là mã liên quan đến bitcoin và các mã liên
quan đến ví của Roger và Coupa Café).

Giờ hãy tưởng tượng, Roger là chuyên gia mã hóa tài ba và ông biết
cách thao túng phần mềm ví của ông. Ông vừa buồn ngủ vừa không
có tiền, nên ông lừa phần mềm gửi cùng số bitcoin đó đến
Overstock.com để mua gối. Giây phút ông thực hiện việc đó, sổ cái
theo thời gian của Blockchain sẽ cho biết số tiền đó đã được dùng rồi.
Không, những người lập hồ sơ sẽ tuyên bố khi họ kiểm tra giao dịch
mới của Roger so với hồ sơ vĩnh viễn, ông đã tiêu số bitcoin này từ
trước rồi.

239
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Mỗi giao dịch được thêm vào sổ cái Blockchain liên tục mở rộng sẽ
được kiểm tra để đối chứng trước khi được dán nhãn hợp lệ. Sổ cái
cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về việc ai sở hữu thứ gì và
những gì đã được truyền gửi và thu nhận.

Để dễ hiểu hơn, ở đây chúng tôi chỉ sẽ tập trung vào cách thức hoạt
động của Blockchain, hệ thống tạo tiền và xác nhận giao dịch của
bitcoin, mặc dù thật ra, trong vũ trụ tiền mã hóa có rất nhiều biến thể
Blockchain.

Tách cà phê của Roger đại diện cho một giao dịch. Hệ thống cần phải
xử lý rất nhiều thứ.

Như đã đề cập, Blockchain được giao thức phần mềm cốt lõi của
bitcoin quản lý. Mỗi thợ đào trên mạng bitcoin từ thời Satoshi đến
nay đều tải một bộ hướng dân lưới lập trình chung về cách tương tác,
trao đổi và làm việc với nhau. Bản thân Blockchain không tồn tại trên
một máy tính hay máy chủ nào cả mà "sống" trên cùng mạng lưới các
máy tính được kết nối với nhau, mỗi máy tính được gọi là một "nút
mạng". (Một “nút" là một máy tính cá nhân trong mạng lưới hay, hiện
nay nhiều khả năng là một thiết bị đào bitcoin chuyên dụng. Ngược
lại, thg đào" lại là một người hay công ty sỡ hữu các thiết bị máy tính
đóng vai trò một nút; họ có thể có nhiều thiết bị máy
240
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

tính). Các khách hàng đã cài đặt phần mềm trên máy tính của mỗi nút
cho phép họ xem và đọc Blockchain, cũng như viết nội dung cập nhật
vào sổ cái bất cứ khi nào người mua và người bán thông báo giao dịch
với mạng lưới. Nếu những cập nhật của mỗi nút được mạng lưới chấp
nhận - nếu thông tin đó trùng khớp với thông tin những máy tính khác
thấy trong đợt giao dịch mới nhất - thì cập nhật đó sẽ được thêm vào
sổ cái Blockchain vĩnh viễn.

Bản thân các tính toán luôn thay đổi của bên nợ và bên có chính là
tiền tệ. Bitcoin thật ra không tồn tại, không theo cái cách bạn có thể
chăm chú xem xét tài khoản kỹ thuật số và tìm cửa hàng bán đồng
tiền kỹ thuật số. Mặc dù, mỗi bitcoin được phát hành mang dấu hiệu
kỹ thuật số có thể truy nguyên nhưng chúng không phải là tài liệu hay
tệp kỹ thuật số tương tự. Số dư bạn thấy trong ví chỉ đơn giản là giá
trị ròng của công suất tiêu thụ dựa trên tính toán của những giao dịch
xuất và nhập. Mô hình này được mở rộng khắp Blockchain, tóm tắt tất
cả các khoản ghi nợ, tín dụng và số dư tài khoản liên quan đến "địa
chi" bitcoin độc nhất của mỗi người dùng. Đây là sự khác biệt quan
trọng vì nó có nghĩa tệp hay hồ sơ tiền sẽ không bị sao chép hay mất
đi vì chúng không có thật. Quyền sử dụng bitcoin của bạn được nhận
định là quyền sử dụng số dư mà sổ cái công nhận là của bạn. Bạn có
thể mất quyền truy cập số dư này và chuyển chúng cho người

241
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
khác - tức là, bạn mất mật khẩu cần thiết để sử dụng - nhưng bạn
không thể mất bitcoin theo đúng nghĩa đen bởi vì chúng thật sự không
tồn tại.

Quan trọng không kém: Blockchain liên tục nối dài với những giao
dịch đã xác nhận luôn được công khai Điều này khiến bitcoin khác
biệt so với những hệ thống tiền điện tử khép kín như của PayPal, nơi
sổ cái luôn được bảo mật chặt chẽ. Với việc sử dụng phần mềm được
thiết kế đặc biệt - thường là công cụ miễn phí do công ty cùng tên
Blockchain tại London cung cấp - bạn có thể xem chi tiết từng giao
dịch bitcoin bạn đã thực hiện.

Vậy tôi thấy gì trên Blockchain khi mọi giao dịch bitcoin đều ẩn
danh? Dấu hiệu của mỗi người hoạt động chỉ là các đoạn mã gồm chữ
và số. Những địa chỉ mã hóa này được quản lý bởi các "ví" mà mọi
người dùng để lưu trữ, truyền gửi và thu nhận số dư bitcoin. Mỗi chủ
nhân ví đều được quy định một khóa công khai và tối thiểu một khóa
cá nhân để lập mã và giải mã thông tin. Cách duy nhất để "mở khóa"
số dư tại địa chỉ của bạn là "ký" khoa công khai với khóa cá nhân bí
mật của bạn. Nếu tôi đăng nhập vào ví của tôi trên Blockchain.info
bằng mật khẩu tôi thiết lập cho dịch vụ đó, chẳng hạn như vậy, và
dùng số dự bitcoin tôi có để mua đồ, ví sẽ lấy khóa cá nhân trên máy
tính hay điện thoại thông minh của tôi và báo

242
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

tới khóa công khai. Đây là bước giải mã, cho phép tôi mở khóa và chi
tiêu.
Khóa cá nhân và khóa công khai đồng thời kích hoạt một chức năng
toán học để tạo ra một địa chỉ gồm chữ và số duy nhất cho ví đó.
Quan trọng là, không thể thực hiện phép tính ngược để tìm ra khóa cá
nhân, loại khóa luôn được giữ bí mật chừng nào bitcoin tại địa chỉ còn
được bảo vệ. Mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối nếu bên thứ ba có được
quyền truy cập khóa cá nhân - như đã từng xảy ra với Mt. Gox trong
sự kiện thất thoát 650.000 bitcoin.

Khả năng truy nguyên hồ sơ giao dịch giúp cộng đồng tin tưởng vào
hệ thống tiền tệ này. Nhưng cơ quan hành pháp đang lợi dụng tính
năng này của bitcoin, đặc biệt là khi FBI thu giữ bitcoin sau vụ triệt
phá thị trường buôn lậu ma túy trực tuyến Silk Road năm 2013.
Không như giao dịch thẻ tín dụng liên kết với danh tính của một cá
nhân và được thông báo đến ngân hàng của người đó hay bất cứ ai có
quyền truy cập hồ sơ tài khoản của họ, địa chỉ bitcoin không có liên
kết cá nhân. Đây là lý do khiến

1. Chúng tôi không biết chính xác FBI đã hành động như thế nào,
nhưng có lẽ họ đã có được các giao dịch trên trang web Silk Road và
truy nguyên các giao dịch đó đến các địa chỉ trong các ví vốn được
thiết lập để tích lũy phí dịch vụ của trang web. Cùng với nhiều hình
thức điều tra khác, cơ quan này tuyên bố những địa chỉ trên có liên
quan đến nghi phạm hàng đầu của họ, Ross Ulbricht. Những sự kiện
đó cho thấy bitcoin không hẳn là thiên đường ẩn danh mà Satoshi và
các doanh nghiệp ngầm khác từng nghĩ đến. (TG)

243
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

nhiều người dùng bitcoin thực hiện các giao dịch nhạy cảm mà họ
không muốn người khác biết. Mặt khác, nếu họ công khai địa chỉ
bitcoin nào đó là của họ, thì bất cử ai cũng có thể thấy mọi giao dịch
họ đã xuất hay nhập vào địa chỉ đó. Bởi vì chỉ nhìn thấy chuỗi mã chứ
không phải danh tính, nên đây không phải hệ thống dễ dàng điều
khiển đối các cơ quan hành pháp, nhưng khả năng truy nguyên đã cho
họ cơ hội lần theo những đường dẫn mà có lẽ đã bế tắc trong tình
huống xảy ra với tiền mặt thông thường. Với quyền ban giấy đòi hầu
toà, về lý thuyết, một điều tra viên có thể yêu cầu bất cứ tổ chức nào
đang cung cấp ví bitcoin tiết lộ danh tính chủ sở hữu ví. Đây là lý do
nhiều người xem bitcoin là một công cụ hữu dụng hơn đối với các
công tố viên và là mặt nạ cho tội phạm.

Điều này dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng. Luôn có sự căng thẳng
giữa mục đích cộng đồng về việc duy trì quyền riêng tư cá nhân và
cho phép chính quyền truy cập thông tin để bảo vệ chúng ta. Tương tự
như trên Internet, thách thức đối với bitcoin, khi nó được nhiều người
sử dụng, là làm thế nào để dàn xếp cân bằng. Bitcoin cần bảo toàn
những đặc điểm tích cực của việc ẩn danh - dù đó là khả năng giúp nữ
blogger ở Afghanistan có thể nhận thanh toán từ sức lao động của
mình mà ko bị người khác can thiệp, hay nói chung là quyền mưu cầu
hạnh phúc hợp pháp của bất kỳ ai dưới bất cứ hình thức nào họ muốn
- khỏi nguy cơ bị lợi dụng

244
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Trở lại với cách thức chức năng giao dịch hoạt động: Khi đã ký khóa
cá nhân - công khai, chủ sở hữu ví có thể gửi bitcoin đến địa chỉ khác.
Những giao dịch như thế không thể thu hồi - không giống các khoản
bồi hoàn mà doanh nghiệp gặp phải trong giao dịch bằng thẻ tín dụng.
Thời điểm thanh toán bitcoin cho Coupa Café của Roger được
Blockchain xác nhận, không bên nào có thể hủy bỏ giao dịch đã thỏa
thuận để thực hiện giao dịch hoàn tiền. Đây là lý do vì sao hệ thống
xác minh giao dịch lặp chi rất quan trọng, giúp chúng ta có nhiều "thợ
đào" chăm chỉ.

Khai thác bitcoin, như chúng ta thường nói, là thuật ngữ bị dùng sai.
Công việc chủ yếu được thực hiện ở đây giống với làm sổ sách kế
toán hơn.

"Làm việc" là một từ nổi bật trong ngôn ngữ khai thác bitcoin, trong
trường hợp này truyền tải ý nghĩa rằng giá trị cơ bản của tiền tệ không
tự nhiên sinh ra mà dựa vào lao động, thậm chí là lao động nặng nhọc.
Trên thực tế, độ khó tính toán là yếu tố mang tính quyết định của công
việc. Độ khó càng tăng, nguồn tài nguyên thực tế càng được sử dụng
nhiều để thực hiện công việc, chủ yếu dưới dạng điện năng. Nhiều
nhà kinh tế học-mật mã cho rằng nguyên liệu đầu vào này đã tạo nên
giá trị thật sự cho bitcoin.

Đây là cách thợ đào "làm việc".

245
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Quy trình bắt đầu bằng giao dịch. Người A chi thị phần mềm ví
chuyển bitcoin cho người B - theo các nhà mật mã học sử dụng tên
"Alice" và "Bob". Sau đó, phần mềm lấy một phần nhỏ trong số
bitcoin vừa được chi định trả cho Alice, vì thế phần mềm có thể gửi
đúng lượng bitcoin đến Bob. Một phần mềm ví tương tự, tương tác
với giao thức lõi bitcoin, sẽ truyền tất cả thông tin liên quan đến giao
dịch này tới toàn mạng lưới: địa chỉ ví được chỉ định của hai bên; mã
xác thực duy nhất đối với bitcoin đang được chuyển giao; nhãn thời
gian trọng yếu; nhiều chi tiết khác như mã giao dịch độc nhất; và bất
cứ thông tin nào khác - như lời chào - mà người gửi có thể đính kèm.
quy ước,

Tiếp theo là thợ đào. Mỗi nút hay máy tính thu thập thông tin này và
chuyển thành dòng mã hóa gồm chữ và số được gọi là một mã
băm.Cũng giống như các tệp hồ SO có thể "nén" và "giải nén", quá
trình này cho phép tổng hợp và nén một lượng thông tin tương đối lớn
thành bộ dự trữ dữ liệu nhỏ hơn nhiều. Các mã băm là một phần
không thể tách rời của quy trình mã hóa và lưu trữ dữ liệu trên toàn bộ
thế giới tính toán. Bạn có thể đã thấy mã băm nhưng lại không biết
chúng là gì. Tùy thuộc vào

1. Cấu trúc của mã bitcoin là dạng hệ thống thường không thể gửi
đúng lượng tiên trong một lần, nên sẽ gửi một lượng lớn hơn yêu cầu
đồng thời trích một luợng nhỏ như "tiền lẻ" từ người nhận để chuyển
ngược ve on người gửi. (TG)

246
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thuật toán hàm băm đang được sử dụng, quy trình sẽ tạo ra đoạn mã
nào đó với độ dài nhất định. Và trong trường hợp của bitcoin, thuật
toán đó có tên SHA-256, cung cấp đoạn mã có độ dài 64 ký tự được
ghép lại từ bộ số (0-9) và chữ cái (A-Z). Để biết đoạn mã đó trông
như thế nào, bạn có thể truy cập bất cứ trang web tạo hàm băm nào và
viết nội dung bất kỳ vào ô văn bản. Đây là đoạn mã mà trang
Quickhanh.com trả về khi chúng tôi viết: "Điều duy nhất chúng ta nên
sợ chính là nỗi sợ."
f72680b97551fc5eda1b3a33dda55796ba9619b371fddo
3f66409f2c4958c2cb
247
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Và đây là kết quả trả về khi chúng tôi nhập vào toàn bộ 167 từ đoạn
trước của chương này:

e52a16c11d5c45b768b1bc87f0c1494799e92c019101562
bfb435950b36de17b

Dù là một từ đơn hay toàn bộ nội dung tác phẩm "Chiến tranh và Hòa
bình" đi chăng nữa, mã băm trả ve vẫn có độ dài 64 ký tự. Nhưng chỉ
một thay đổi nhỏ nhất trong thông tin cơ bản ví dụ như dấu thập phân
hay khoảng cách - sẽ thay đổi hoàn toàn mã băm đó. Khả năng nén rất
nhiều thông tin vào cùng một cấu trúc băm nhưng với kết quả mỗi lần
mỗi khác khiến chức năng mã hóa của hệ thống mạnh mẽ vô cùng.
Rất nhiều thông tin có thể tiết giảm và mã hóa, chỉ cần mọi người trên
mạng lưới chia sẻ bí mật của các nguyên tắc thuật toán chung thì bất
kỳ máy tính nào trong mạng lưới cũng có thể dễ dàng giải nén dữ liệu
đó bằng chương trình giải nén tiêu chuẩn.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn cũng có thể xây dựng hệ thống mã
băm theo cấp bậc, hữu ích đấy, vì bạn sẽ có một cấu trúc để theo dõi
các giao dịch được nhóm lại với nhau. Đây là cách thức hoạt động:
Phần mềm của thợ đào nhận mã băm của giao dịch đầu tiên - cùng
một lượng lớn dữ liệu cơ bản nằm trong đó - và kết hợp nó với dữ liệu
thô của giao dịch mới nhất chưa có mã băm để tạo thành mã băm mới.
Toàn bộ hồ sơ của cả hai giao dịch giờ

249
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
đã được băm. Quá trình này vẫn sẽ tiếp tục với giao dịch tiếp theo mà
thợ đào thực hiện. Nó kết hợp mã băm thứ hai, đoạn mã chứa lượng
dữ liệu từ hai giao dịch trước, với thông tin của dữ liệu tiếp theo để
tạo ra mã băm thứ ba. Quá trình này tiếp tục khi có giao dịch mới,
cùng với các máy tính liên tục nén dữ liệu đầu vào thành một mã băm
đơn nhất, một mật mã có thể dễ dàng được giải nén bằng cách truy
ngược trên chuỗi liền mạch đó. Đây là cách các giao địch được nén
vào các khối quan trọng trên Blockchain - được gọi, một cách hợp lý
là, các khối.

Lúc này, trong khi quá trình đang diễn ra, các máy tính cũng đang
tham gia một quá trình cạnh tranh/may rủi để trở thành người đầu tiên
"niêm phong" một trong các khối - nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng để chèn
khối đó vào sổ cái Blockchain và nhận về phần thưởng từ lần phát
hành bitcoin tiếp theo. Cho đến lúc đó, mạng lưới sẽ không thể bắt
đầu thực hiện quá trình xác nhận tính hợp lệ của chu kỳ giao dịch mới
nhất. Mỗi thợ đào vẫn đang "băm" và "băm" lại các dữ liệu cơ bản
theo cách thức được miêu tả trên đây, nhưng thông tin chi tiết của vẫn
chưa được mạng lưới kiểm tra. Nói cách khác, vẫn chưa có sự đồng
thuận về tính hợp lệ của chúng. Alice vẫn chưa được xác nhận đã
chuyển bitcoin cho Bob. Đi tìm giải pháp cho vấn đề này, theo đó, trở
thành phần không thể tách rời trong hoạt động hợp lệ hóa các giao
dịch.

250
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Các máy tính tham gia cạnh tranh sẽ đồng thời và mau chóng đưa ra
các mã băm khối tiềm năng mới để mã hóa và nén tất cả dữ liệu vào
khối mới, đồng thời xem xét liệu khối đó có phù hợp với mã băm cho
trước duy nhất mà thuật toán lõi của bitcoin đã tạo ra hay không, nếu
có, nó sẽ là con số chiến thắng của khối này. Cực kỳ khó để khớp số,
vì thế các máy tính liên tục đưa ra các mã băm mới cho đến khi có
được mã phù hợp, chỉnh sửa quá trình từng chút một để thay đổi số
liệu đưa ra - làm đi làm lại. Mỗi mã bằm trong loạt mã bằm vô tận
được máy tính tạo ra nhằm tìm kiếm mã chiến thắng kỳ diệu đó được
gọi là tham số Nonce, một từ khóa bắt nguồn từ một đoạn văn của
Lewis Carroll trong đó ông diễn tả từ "frabjous (cực kỳ thú vị)" bằng
từ "nonce" – nghĩa là được tạo ra để dùng một lần và không có khả
năng tái sử dụng. Số phận của hàng tỷ tham số Nonce chính là được
tạo ra rồi bị loại bỏ vì các thiết bị khai thác công suất lớn vẫn tiếp tục
tìm kiếm mã kỹ thuật số trong cả một "cánh đồng" số rộng lớn.

Vào cuối quá trình mò mẫm đầy gian khổ này, nút mạng nào đó sẽ
tìm ra được một số Nonce phù hợp với con số thuật toán bitcoin đang
tìm kiếm để làm mã băm khối - một con số phải có một lượng số 0
phù hợp và nhiều tiêu chuẩn khác. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi
công suất tính toán vô cùng lớn, đó là lý do một thiết bị đào có khả
năng tạo mã băm nhanh hơn sẽ có

251
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

cơ hội tạo khối nhanh hơn các thiết bị chậm. Còn nữa, quá trình tạo
mã băm hoàn toàn ngẫu nhiên, tức là, dù thiết bị mạnh nhất sẽ giải
được mảnh ghép toán học sớm nhất thường xuyên hơn so với thiết bị
chậm chạp, nhưng không phải lúc nào chúng cũng thắng. Thật ra, nếu
tổng công suất băm của mạng không thay đổi, phép toán này được sắp
xếp sao cho sau một khoảng thời gian dài, một nút có thể thu được
bitcoin tương ứng với lượng điện năng họ đóng góp cho mạng lưới.
Vấn đề là, hiện nay có rất nhiều nút tham gia nhưng chỉ có một số
phần thưởng khối được trao, vì thế các thiết bị công suất thấp sẽ phải
mất rất nhiều thời gian để đưa ra được con số chiến thắng và nhận
thưởng 25 bitcoin. Đó là lý do ngày nay chỉ những thiết bị đào mạnh
mẽ nhất mới tham gia khai thác, sau đó phân chia tổng bitcoin dựa
trên công suất tính toán mỗi thành viên đóng góp, vì thế các thành
viên nhỏ hơn thường chỉ nhận được vài phần của một bitcoin mỗi
tháng.

Có hai lý do để thợ đào được giao nhiệm vụ giải mảnh ghép toán học.
Một, quá trình khai thác tốn chi phí vì đòi hỏi công suất tính toán đắt
đỏ, cả về máy móc và điện năng sử dụng. Điều này giúp quản lý việc
khai thác và tạo mối liên hệ giữa bitcoin được tặng miễn phí với công
việc tốn phí cần thực hiện để nhận được chúng. Hai, nó tạo ra cạnh
tranh giành khoản chi vào phút cuối, khuyến

252
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

khích thợ đào thực hiện công việc cần thiết để xác nhận giao dịch.

Khi mảnh ghép toán học được tìm ra, người sử dụng phần mềm
bitcoin đang vận hành nút chiến thắng sẽ "niêm phong" một khối giao
dịch mới và gắn cho nó số khối tiếp sau số khối gần nhất trong hệ
thống Blockchain kéo dài vô tận. (Vào đúng thời điểm viết ra nội
dung này, hệ thống Blockchain đang chạy số khối 318.685 - cho thấy
số lượng khối đã hoàn thành kể từ khi Nakamoto khai thác khối
Nguyên Thủy, và nếu bạn tính theo thời gian bằng cách nhân số đó
với 10 phút, kết quả rơi vào khoảng tháng Một năm 2009). Sau đó,
thợ đào gắn khối của họ vào Blockchain, một nhiệm vụ đã hoàn thành
thông qua quá trình tạo mã băm khác trong trường hợp này là bằng
cách băm tiêu đề khối của khối trước với mã băm khối vừa tìm ra của
khối mới nhất này. Việc này lần lượt tạo ra tiêu đề khối hoàn toàn mới
để sử dụng cho khối tiếp theo sắp được các thợ đào kết hợp lại với
nhau. Nó giống như một hàng dài rơ-móc liên kết các mã băm thành
phần lại với nhau về mặt toán học. Bởi vì đặc tính quá nhạy của mã
băm mà chúng ta đã miêu tả ở phần trước, chi một thay đổi rất nhỏ
trong dữ liệu nhập sẽ là thay đổi hoàn toàn dữ liệu xuất. Cấu trúc này
đồng nghĩa với việc, theo lý thuyết, không ai có thể can thiệp vào bất
cứ dữ liệu nào có trong lịch sử Blockchain. Cố gắng can thiệp vào dữ
liệu sẽ

253
KỶ NGUYÊN TIÊN ĐIỆN TỬ

là vô nghĩa. Điều này cũng giúp phòng chống trộm cắp và gian lận
cho hệ thống.

Khi một khối giao dịch mới được niêm phong được thêm vào chuỗi,
có một việc quan trọng cần thực hiện: lúc này, các thợ đào khác phải
xác nhận tính hợp lệ của các giao dịch cơ bản trong khối đó. Thiếu sự
xác nhận của họ sẽ không có đồng thuận chung về độ chính xác của
những thứ có trong Blockchain. Khi đó, sẽ không có gì ngăn nổi một
thợ đào gian lận đưa các giao dịch giả vào khối. Họ có thể truyền gửi
bitcoin mà họ không quyền truyền gửi - tức là, giả mạo chúng - và hệ
thống sẽ cử chấp nhận giao dịch gian lận đó là hợp pháp. Do đó, các
thợ đào khác phải xác thực bằng chứng xử lý của thợ đào chiến thắng,
giải nén tất cả dữ liệu đã băm vốn được gói trong khối mới đó và đối
chiếu trên hồ sơ ghi chép của Blockchain. Mặc dù, xác thực nghe có
vẻ như một nhiệm vụ to lớn, nhưng đó đều là máy tính công suất cao,
nhiệm vụ này không hề mệt mỏi như quá trình tạo số Nonce và các
thợ đào có thể hoàn tất tương đối nhanh chóng và dễ dàng. Sau đó, sự
xác nhận của họ sẽ được truyền đến mạng lưới và những người giữ ví.
Bob giờ có thể yên tâm vì thanh toán của Alice đã hợp lệ. Quan trọng
không kém, quá trình xác nhận khiến thợ đào cảm thấy tin tưởng rằng
khối mới nhất trên chuỗi thực sự là khối hợp lệ, tức là họ có thể tiếp
tục làm việc và gắn khối tiếp theo lên trên khối
254
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

đó. Tới đây, toàn bộ quá trình, như được trình bày trong sơ đồ trên
đây, bắt đầu lại từ đầu.

Còn một thành phần quan trọng nữa trong hệ thống ưu đãi có thể kết
nối tất cả lại với nhau. Mặc dù, thợ đào sẽ được cấp cho một đợt
bitcoin mới khi họ niêm phong được một khối và gắn nó vào
Blockchain, nhưng giao thức bitcoin sẽ sử dụng số bitcoin đó trong
một giao dịch cho đến khi có tổng cộng 99 khối bổ sung được xây
dựng ngay trên khối đó. Điều này đảm bảo rằng, theo thời gian, sự
đồng thuận trên toàn mạng lưới về tính hợp lệ của các giao dịch có
trong khối ban đầu đó sẽ trở nên rất chắc chắn; đồng thời thúc đẩy
mỗi thợ đào đảm bảo những thợ đào khác cũng đang làm đúng việc.

Đôi khi, các giao dịch không được xác nhận, nghĩa là khối nào đó sẽ
"bị bỏ rơi" và hệ thống sẽ gắn một khối khả thi hơn vào chuỗi. Phần
thưởng bitcoin trong trường hợp đó bị coi như vô giá trị. Khả năng
loại bỏ một khối không hợp lệ là rất quan trọng, vì điều này đồng
nghĩa với việc toàn bộ mạng lưới có thể an tâm rằng chuỗi liên tục
theo trình tự thời gian sẽ cho thấy hồ sơ chân thực được công nhận
theo sự đồng thuận của các thợ đào. Chỉ cần bitcon còn tồn tại, quá
trình hình thành, xác nhận và bổ sung khối sẽ còn tiếp diễn.

255
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
Bất cứ ai cũng có thể trở thành thợ đào và thoải mái sử dụng bất cứ
thiết bị máy tính nào họ có thể. Nakamoto biết rằng càng nhiều thợ
đào tham gia tìm kiếm, thì càng có nhiều động lực giúp tăng cường
công suất tính toán để đánh bại đối thủ của họ. Vì vậy để duy trì trạng
thái đồng bộ, ông đã lập trình thuật toán bitcoin để tính toán tốc độ
băm của toàn mạng bitcoin - kết quả cho ra tổng công suất tính toán
mỗi giây - và động điều chỉnh khó của mảnh ghép toán học để các
khối khó được niêm phong hơn. Nhờ đó, chương trình tặng thưởng
bitcoin có thể ít nhiều bám sát kế hoạch 10 phút mỗi khối. Khoảng
cách 10 phút có vẻ hơi tùy ý, nhưng bằng cách chọn khoảng thời gian
và lập trình phần mềm đúng với lịch trình đã định, ông có thể sắp xếp
kế hoạch phát hành tiền tệ sao cho phủ hợp với khoảng thời gian 130
năm.

Khi nói đến thuyết tiền tệ, tiền chi trợ cấp là thuế đúc tiền, lợi nhuận
mà nhà phát hành tiền - có thể là nhà cầm quyền, cơ quan tiền tệ, hoặc
trong trường hợp này là thợ đào bitcoin thành công - có được từ đặc
quyền đúc tiền cho cộng đồng. Và hệ quả, đây là chi phí mà toàn bộ
cộng đồng phải gánh, vì nguồn cung mới sẽ làm giảm giá trị thị
trường và sức mua của tiền tệ hiện có. Thuế đúc tiền là tất yếu; phải
có người đầu tiên sở hữu tiền tệ mới phát

256
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

hành này. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để công bằng cho mọi người.
Nhiều chuyên gia mật mã đã lập những tổ chức phi lợi nhuận và giao
quyền phân phối bitcoin dựa trên tiêu chí nhất định nào đó - ví dụ như
các tổ chức từ thiện thích hợp. Nhưng việc này đòi hỏi phải có một
người sáng lập nổi tiếng và đáng tin cậy tham gia thành lập tổ chức.
Kể cả khi đó, ai dám chắc các quy tắc phân phối đó đã công bằng? Lẽ
dĩ nhiên, đây là vấn đề chủ quan. Một số bitcoin đã được phân bổ cố
định cho những người đăng ký từ trước dưới tư cách là thành viên của
một nhóm cụ thể như cơ quan đăng ký quốc gia. Nhưng điều đó có
nguy cơ dẫn đến gian lận vì mọi người có thể mở nhiều hơn một ví
mỗi người, lẩn trốn nhờ khả năng ẩn danh của hệ thống, và được phân
phối nhiều bitcoin hơn. Nhiều người tạo ra các đồng xu rồi bán ra cho
công chúng - thu về thuế đúc tiền cho mình, nói cách khác, giống như
chính phủ vậy.

Theo kế hoạch của nhà sáng lập bitcoin ẩn danh, tính công bằng được
nguyên tắc cạnh tranh của thị trường tự do chi phối. Đây là một trong
những mục tiêu của cuộc cạnh tranh tạo hàm băm không ngừng nghi,
mà quá trình này,

1. Phương thức này được nhiều nhà thiết kế các dự án tiền mã hóa
chuyên biệt ủng hộ nhằm phát triển các ứng dụng cho hoạt động
thương mại phi tập trung vượt khỏi khuôn khổ thanh toán tiền tệ đơn
thuần. Tiền thu được từ việc bán các đồng xu được dùng để trả cho
những nhà phát triển đã xây dựng hệ thống đó. Xem Chương 9. (TG)

257
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

đối với người không có kinh nghiệm, có vẻ thật vô nghĩa. Và thật sự


có chút mánh lới nhà nghề. Thợ đào thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu
duy nhất là chiến thắng cuộc đua giành bitcoin và như một kết quả thứ
hai ngoài dự kiến họ liên tục xác nhận các giao dịch và giúp
Blockchain luôn được cập nhật. Giao thức bitcoin dựa trên cơ sở này
để quyết định ai sẽ kiếm được thuế đúc tiền, một mô hình dưa trên ý
tưởng rằng để có được đặc quyền này, người nhận phải đầu tư các
nguồn lực - như điện năng, thiết bị - và máy tính của họ phải làm việc.
Từ đó, lần lượt cung cấp nền tảng để tạo dựng giá trị cho bitcoin.
Để đảm bảo hệ thống ưu đãi thật sự có ý nghĩa, Nakamoto đã đưa ra
chính sách tiền tệ nghiêm ngặt hơn nhiều so với Cục Dự trữ Liên
bang, một yếu tố quan trọng chịu trách nhiệm giảm một nửa lượng
bitcoin phát hành sau mỗi 210.000 khối - khoảng bốn năm một lần.
Vào năm 2014, mỗi khối phát hành 25 bitcoin, giảm từ 50 bitcoin so
với năm 2012. Và rớt xuống còn 12,5 bitcoin vào năm 2016. Lịch
trình này đồng nghĩa với việc bitcoin được phát hành chậm dần so với
hồi đầu, với hơn một nửa tông nguồn cung gồm 21 triệu xu trong sáu
năm đầu tiên của hệ thống. Về mặt lý thuyết, tình trạng này sẽ tạo nên
cảm giác khan hiếm theo thời gian, từ đó củng cố giá trị bitcoin nếu
nhu cầu vẫn tiếp tục tăng.

258
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Các bitcoin mới không phải là phương án duy nhất để hệ thống bồi
hoàn cho thợ đào. Hệ thống cốt lõi cũng có khả năng tính phí giao
dịch do người gửi thanh toán. Cho đến nay, mới có một vài loại giao
dịch bắt buộc đi kèm một số khoản phí nhỏ. Các giao dịch này bao
gồm các giao dịch "rác" với số lượng rất nhỏ - đây là ý tưởng về phí
chống thư rác để ngăn chặn các cuộc tấn công Từ chối dịch vụ đến từ
các đối tượng bất chính muốn lấn át mạng lưới bằng lượng lớn các
giao dịch hoặc thông điệp vô nghĩa - và những giao dịch chứa lượng
dữ liệu quá mức, hơn 10.000 byte.

Khi tốc độ phát hành bitcoin mới ngày càng chậm đi, người ta hy
vọng thuật toán này sẽ được điều chỉnh để phí giao dịch trở thành
phần quan trọng hơn trong phần bồi hoàn cho thợ đào để họ có động
lực tiếp tục công việc của mình. (Dĩ nhiên khi tỷ lệ phát hành giảm
xuống mức 0 vào năm 2140, phí giao dịch sẽ trở thành hình thức bồi
hoàn duy nhất). Vẫn cần phải nhắc lại rằng, dù bitcoin là hệ thống
thanh toán hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống tập trung lấy ngân
hàng làm trung tâm, nhưng nó không miễn phí. Cả phí đúc tiền lần phí
giao dịch đại diện cho một chuyển giao giá trị đối với những người
điều hành mạng lưới. Nhưng xét về tổng thể, những chi phí này vẫn
thấp hơn nhiều so với bất cứ chi phí nào trong hệ thống cũ.

259
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Với việc nhiều thợ đào hứng thú với những lần tăng giá ngoạn mục từ
năm 2012 đến năm 2013 và dường như chẳng mảy may bận tâm đến
lần rớt giá vào năm 2014 những phần thưởng đầy hứa hẹn của bitcoin
vẫn tiếp tục thu hút mọi người và máy tính của họ tham gia công cuộc
khai thác bitcoin. Dù có nhiều dấu hiệu cho thấy các chi phí liên quan,
đặc biệt là tiền điện, đang khiến việc thu hồi vốn trở nên khó khăn,
nhưng hoạt động khai thác bitcoin đã đạt được những bước tiến đáng
kinh ngạc về công suất tính toán. Có lẽ, không thiếu người cho rằng
bitcoin, như một số thành viên trong cộng đồng thích nói, tăng giá
"tới trời" và việc khai thác bitcoin là chiếc vé đến với sự giàu có. Kết
quả là, công cuộc khai thác bitcoin trở thành cuộc chạy đua vũ trang,
hay còn gọi là "chiến tranh tốc độ tính toán của mạng bitcoin", vì thợ
đào sử dụng những cỗ máy siêu xử lý số hiệu quả hơn bao giờ hết để
cạnh tranh giải đáp mảnh ghép toán học của bitcoin.

260

Chương 6:Cuộc chạy đua vũ trang

"Thời gian là tiền bạc."


- Lord Lytton

Khai thác bitcoin, ngay khi được những tay cuồng mã hóa thi triển tại
tầng hầm nhà họ, đã biến thành thương vụ lớn.

Theo ước tính sơ bộ của một nhà nghiên cứu người Anh, các thợ đào
đã tập trung đầu tư khoảng 1 tỷ đô vào các "dàn thiết bị" chuyên dụng
siêu tốc và đời mới trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng Tư
năm 2014. Bất cứ ai gia nhập cuộc chơi này đều phải lựa chọn hoặc
chấp nhận móc hầu bao đầu tư hoặc chịu đựng giảm dần nguồn thu
bitcoin. Tiền vẫn còn có thể kiếm được, nhưng lợi nhuận sẽ giảm bớt
và lợi tức đầu tư sẽ dễ gặp rủi ro theo giá cả biến động rất lớn của
bitcoin.

261
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Như chúng ta đã thảo luận, cuộc đua bắt đầu khi Laszlo Hanyecz phát
hiện ra card đồ họa của ông, hay còn gọi là GPU, đào bitcoin nhanh
hơn 800 lần so với bộ xử lý trung tâm của máy tính. Vì số xu của ông
dần trần ứ, những thợ đào khác mau chóng học theo, chuyển sang sử
dụng GPU để thu hồi những gì đã mất. Và khi các diễn đàn thảo luận
say sưa nói về cách thức mới cũng như về những chiếc bánh pizza
được chủ nhân ý tưởng dùng bitcoin để mua - một loạt người mới
tham gia săn lùng bitcoin từ mọi ngóc ngách địa cầu.

Một trong những người mới đó là Jason Whelan, một học sinh trung
học ở Bellevile, tinh Ontario thuộc Canada, với niềm đam mê trò chơi
máy tính và mạng máy tính. Đam mê này đã dẫn dắt cậu đến với các
diễn đàn mật mã học, và vào mùa thu năm 2010, cậu thấy mọi người
bỗng xôn xao vì bitcoin. Cậu tìm hiểu thấy một sàn giao dịch mới với
tên Mt. Gox đã được đưa vào hoạt động trực tuyến từ đầu năm, điều
này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người tham gia không chỉ
để khai thác bitcoin mà còn để mua bán chúng. Rồi gia của loại tiền
này tăng lên - chi trong tháng Mười, giá đã tăng hơn gấp ba lần, từ 6
cent lên hơn 20 cent. Vì thế, với hy vọng kiếm tiền nhanh chóng,
Whelan đã điều chỉnh máy tính của mình một chút, một bộ máy tính
cậu bé lắp ráp để chơi game gồm hai card đồ họa Nividia siêu

262
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

mạnh chạy song song, và biến nó trở thành máy khai thác bitcoin.

Ngay khi bắt đầu, đã xảy ra một vài rắc rối. Trong tháng đầu, cậu đã
phải giải trình với bố cậu, người đang thắc mắc chuyện quái quỷ gì
khiến hóa đơn tiền điện tăng đến chóng mặt. Whelan đã cho chương
trình băm cực mạnh của phần mềm khai thác vận hành 24/7. Thật ra,
máy tính khi chạy tỏa nhiệt quá nóng đến nỗi Whelan lo lắng cho sự
an toàn của "niềm vui và kiêu hãnh" của mình. Vì thế, cậu chuyển
máy đến khu vực mát mẻ dưới tầng hầm để bố cậu không thấy.
Nhưng còn một vấn đề khác nữa: chiếc máy tính yêu dấu vốn dùng để
chơi điện tử giờ bị tận dụng triệt để cho hoạt động tẻ nhạt này. Mà nó
lại có vẻ chẳng giúp cậu giàu lên.

"Tôi thích chơi điện tử trên máy tính mới hơn là nhìn nó nằm lì một
chỗ để tạo ra những đồng tiền ma thuật mà tôi còn không hiều rõ,"
Whelan hồi tưởng. Thế là cậu tắt hệ thống khai thác, khi đó tổng số
bitcoin là 30. Hồi đó, chúng trị giá 6 đô; nhưng thời điểm cậu nói
chuyện với chúng tôi vào cuối tháng Năm năm 2014, chúng trị giá
18.000 đô. Tiếc thay, cậu ta đã ghi đè ổ cứng nhiều lần và không viết
lại mã truyền hay mã khóa dùng để truy cập ví của cậu. Nếu không
biết mã khóa cá nhân đã sử dụng hay thậm chí khóa công khai để tiếp
cận ví, cậu sẽ mất những đồng bitcoin đó mãi mãi. "Tôi chắc rằng
nhiều người khác cũng

263
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

như tôi, đều đã tưởng tượng ra viên cảnh giàu có, nên họ đã tiếp tục
khai thác từ những ngày đầu," cậu ấy nói.

Ba năm sau, khi đã trở thành sinh viên năm hai kho An ninh Mạng và
Công nghệ Thông tin tại Viện Kỹ thuật Ontario, ở Oshawa, tinh
Ontario, Whelan đã sốc khi biết được giá bitcoin tăng lên mức 120 đô
la. Cậu bắt đầu đọc về tiền điện tử, và với chuyên môn ngày càng cao
trong lĩnh vực hoạt động mạng lưới, cậu mau chóng nhận thức được
tầm quan trọng của cộng đồng và công nghệ mà mình đã bỏ lỡ vào
thời thiếu niên. Và thế, cậu quyết định quay lại với công cuộc khai
thác bitcoin.

Nói thì dễ, làm mới khó. Trong khoảng thời gian ba năm gián đoạn
ấy, những chiếc GPU đã trở nên lỗi thời. Sau bước đột phá vào tháng
Một năm 2012 khi Avalon ở Trung Quốc cho những tho đào đầu tiên
của họ sử dụng ASIC, thị trường đã chuyển hướng trở về với những
"dàn thiết bị" chuyên dụng hoàn toàn tích hợp các chip siêu tốc, được
thiết kế dành riêng cho việc thực hiện các phép tính băm. Với việc giá
bitcoin tăng theo cấp số mũ, xuất hiện cuộc đua tạo ra những con chip
ASIC nhanh hơn và những dàn thiết bị hiệu quả hơn. Vào thời điểm
viết cuốn sách này, những cỗ máy tối tân, với giá bán lẻ vào khoảng
6.000 đô, hứa hẹn chạy với tốc độ 3 terahash' trên giay
1. Đơn vị đo hiệu suất khai thác. (BT)

264
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

tức là, chúng có thể xử lý được 3 nghìn tỷ phép tính băm mỗi giấy,
hoặc là 1.800 nghìn tỷ trong chu kỳ tạo khối 10 phút mỗi lần. Tốc độ
đó nhanh hơn khoảng 3 triệu lần so với chiếc CPU nhanh nhất thực
hiện cùng hoạt động đó khi Nakamoto đào những đồng bitcoin đầu
tiên vào tháng Một năm 2009.

Trong khi thế giới ảo của hoạt động khai thác bitcoin phát triển với
tốc độ ánh sáng, thì thế giới "gạch và vữa" của các nhà máy và chuỗi
cung ứng phải vật lộn để duy trì hoạt động. Do đó, vào tháng Chín
năm 2013, cũng như hiện nay, thường xuyên xuất hiện những chuyện
nhà sản xuất các siêu thiết bị hiện đại nhất giao hàng chậm trễ. Bạn có
thể tưởng tượng nỗi thất vọng của mọi người đã tụt xuống khi đặt
trước một máy đào Butterfly Labs Imperial Monarch 4.000 đô la rồi
chờ đợi suốt sáu tháng cho đến ngày nhận được hàng, hiểu rằng mỗi
tuần trôi qua, bitcoin lại trở nên khó khai thác hơn và xuất hiện nhiều
dàn máy nhanh hơn. Không chỉ các nhà sản xuất Kansas gặp vấn đề
đó mà KDC Miner tại Stockholm, CoinTerra của Austin, Alydian của
Bainbridge Island ở bang Washington và Hashfast tại San Francisco -
tất cả đều gặp vấn đề vận chuyển, hai nhà sản xuất sau cùng còn bị
phá sản. Nhiều đơn kiện được đệ trình cáo buộc các công ty lừa đảo
khách hàng, lợi dụng tiền đặt hàng trước để nuôi hoạt động đào
bitcoin của chính mình. Đến

265
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

lượt mình, ngành công nghiệp đổ lỗi cho các nhà cung cấp phụ tùng
tắc trách. Ng Zhang, người sáng lập Avalon nói, do các nhà sản xuất
ASICở Đài Loan từ đầu đã không coi trọng các khách hàng sản xuất
dàn thiết bị khai thác bitcoin. Đến giữa năm 2014, các vấn đề vận
chuyển vẫn. còn là uẩn khúc trong ngành công nghiệp này.

Whelan cho rằng, giải pháp cho vấn đề này là mua những dàn thiết bị
cũ. Cậu đã mua một dàn thiết bị khai thác Butterfly Labs dòng
Jalapeño với giá 500 đô la qua một quảng cáo rao vặt, cũng khá giống
với việc mua một chiếc Mercedes đã chạy 100.000 dặm. Mặc dù, tốc
độ tính toán 5 gigahash' mỗi giây của nó thua xa những cỗ máy nhanh
nhất trên thị trường, nhưng lại có lợi thế được nhận hàng tức khắc. Và
với đà tăng giá ổn định của bitcoin, cậu càng bắt đầu sớm bao nhiêu
càng tốt bấy nhiêu.

Tiếp theo, Whelan đã làm những việc mà tất cả những thợ đào cấp
nhỏ và vừa đều làm vào thời điểm đó và gia nhập mỏ khai thác. Bằng
cách đó, cậu sẽ có dòng xu ổn định, dù tiền lãi rất nhỏ nhưng còn hơn
là phải chờ đợi những khoảnh khắc ngẫu nhiên, có thể tới hàng năm,
để dàn thiết bị của cậu có thể thắng trọn khối trị giá 25 bitcoin. Chi
phí phải thanh toán không làm cậu ta bận tâm. Không như lần thử sức
khai thác đầu tiên khi còn

1. Đơn vị đo hiệu suất khai thác, 01 gigahash = 1/1000 terahash. (BT)

266
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY
là một học sinh trung học, lần này cậu có nền tảng vững chắc hơn.
"Vào năm 2010, tôi nghĩ mình chỉ kiếm được X đô la," cậu nói,
nhưng giờ thì tôi đã có tư tưởng mới, dù có tốn đô la đi nữa, thì bước
chuyển mình của bitcoin mạnh mẽ đến mức tối sẵn sàng đặt cược vào
tương lai nhảy vọt của nó."

Whelan cũng có trợ thủ đặc lực phía sau: trường đại học sẽ lo các hóa
đơn tiền điện. (Việc này tương đối phổ biến và các trường đại học
không hạn chế việc khai thác bitcoin trong các phòng ký túc xá). Điều
cậu không kiểm soát được là tiếng ồn cùng lượng nhiệt tỏa ra không
ngừng từ cỗ máy tạm thời trong căn phòng ký túc xá nhỏ bé của mình.
Thế là, trong suốt những tháng mùa thu, cậu luôn phải để cửa sổ mở
và dùng quạt để hút gió mát từ bên ngoài. Vào mùa đông, cậu đóng
cửa sổ nhưng mở quạt quay về phía cỗ máy trên bàn, cả hai hợp sức
tạo ra tiếng ồn vô cùng lớn. Cùng lúc đó, mức giá đã tăng vượt mức
1.150 đô la vào đầu tháng Mười Hai, gấp 10 lần so với lúc cậu bắt
đầu. Bằng niềm tin vững chắc vào tương lai của bitcoin, cậu tái đầu tư
một phần lợi nhuận vào những máy đào phụ, đồng nghĩa với việc cần
thêm cây quạt khác để làm mát chúng. "Cảm tưởng như tôi là tay
buôn ma túy kỹ thuật số vậy," cậu cảm thán. "Tôi phải trông nom đám
máy móc, làm mát chúng, đồng thời phải đề phòng các nhân

267
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

viên ký túc phản đối việc vận hành các cô máy liên tục ngấu nghiến
điện năng của họ."

Thương vụ ồn ào, bí mật này có thể sinh lời, nhưng không dễ thực
hiện chút nào. Và ngay từ lúc bắt đầu Whelan phải đối mặt với một
vấn đề về mặt toán học, đó là tốc độ khai thác không đổi của cậu sẽ
thụt lùi vì lưới ngày càng được mở rộng. Công suất tính toán của
mạng lưới gần như tăng gấp đôi sau mỗi tháng. Thực trạng này cho
thấy rằng nguồn thu bitcoin vốn đã rất nhỏ của cậu sẽ giảm xuống đều
đặn theo thời gian. Đầu mùa thu năm 2014, Whelan dự định mua
chiếc AntMinter S1 cũ từ Bitmain, chiếc máy vận hành với tốc độ 180
gigahash một giây. Nhưng tỷ giá giao dịch bitcoin tụt dốc - giá trị của
nó giảm đi hai phần ba chỉ trong bốn tháng đầu năm trong khi tốc độ
tính toán của mạng lưới lại tăng vọt. Hai yếu tố trên đã nhanh chóng
biến một cỗ máy lạc hậu trở nên vô dụng so với các dàn thiết bị vận
hành với tốc độ hơn một terahash mỗi giây. Hồi tháng Mười Hai,
chiếc AntWinter có giá bán lẻ gần 3.000 đô la; nhưng bấy giờ Whelan
đang xem xét một mẫu đã qua sử dụng với giá 800 đô la. Nhận thấy
sự tụt giá nhanh chóng này sẽ vẫn tiếp diễn, cậu thay đổi kế hoạch.
mạng

Whelan thấy rằng băm đám mây (cloud hashing) là một giải pháp
thay thế. Các công ty dịch vụ này sẽ mua các

268
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

dàn thiết bị, lắp đặt tại các trung tâm dữ liệu, nơi chúng có thể vận
hành hiệu quả và kinh tế, sau đó cho thuê lại phần nào công suất băm.
Khách hàng sẽ nhận được một phần trong tổng số bitcoin thu được
tương ứng với tổng số băm mà họ chi trả. Trong trường hợp của
Whelan, cậu đã chọn hợp đồng 5 năm với pbcmining.com, với tổng
giá trị hợp đồng là 1,1 bitcoin, khoảng 600 đô la. Theo cách đó, "Tôi
có thể tống khứ mớ máy móc quái quỷ đó đi, và không phải lo lắng
vấn đề lạc hậu nữa," cậu chia sẻ.
Như thế, Whelan không phải tiêu tốn hàng triệu nhưng vẫn tiếp tục
thu được một khoản khiêm tốn. Vào cuối mùa thu, cậu ấy đã kiếm
được khoảng 200 đô la một tháng nhờ bitcoin, 50% số đó được tái đầu
tư vào công suất băm tăng cường ở pbcmining.com, một việc cần thiết
nếu cậu không muốn tụt hậu khi độ khó ngày càng tăng - đây là thước
đo mức khó khăn để giành được bitcoin khi hệ thống điều chỉnh
tương thích với công suất băm mạng lưới không ngừng tăng. Vài
người cho rằng sự cân bằng này đồng nghĩa với việc nhiều hợp đồng
khai thác trên đám mây được định giá theo cách khiến khách hàng
không bao giờ hòa vốn. Nhưng Whelan vẫn tin rằng mình đã đi đúng
hướng. "Tôi có lẽ không thể mua được một trung tâm dữ liệu chứa
đầy những cỗ máy khai thác bitcoin, nhưng tôi có thể tạo ra đủ BTC
để trở thành một phần trong xu thế," cậu cho biết.

269
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Băm đám mây được tạo ra nhờ xu hướng phối hợp lớn khác song
song với khai thác mỏ: các bãi dữ liệu không lô, nơi hàng trăm hay
thậm chí hàng ngàn máy đào được xếp chồng lên nhau trong các nhà
kho được thiết kế để tối đa hóa công suất băm và hiệu suất năng
lượng. Những cỗ máy này thường được đặt ở các vùng khí hậu lạnh
để giảm chi phí điều hòa nhiệt độ và tận dụng nguồn điện tương đối
rẻ. Những khu vực phổ biến gồm Ireland với năng lượng địa nhiệt,
khu vực nhà máy thủy điện thuộc bang Washington, Utah với nguồn
than dồi dào, và Thụy Điển có các dự án thủy điện, năng lượng hạt
nhân và gió giúp giảm lượng khí thải carbon. Không phải mọi trung
tâm dữ liệu đều được thiết lập cho hoạt động băm đám mây. Một số
vận hành thiết bị khai thác phục vụ cho tài khoản của riêng họ, một số
khác mời mọi người lắp đặt thiết bị khai thác trong khu vực thuộc
quyền sở hữu của họ để tính phí thuê không gian và điện năng. Nhưng
tất cả đều là một phần của một hiện tượng đã biến việc khai thác
bitcoin trở thành một ngành công nghiệp hóa lớn chi trong năm năm.
quy mô

270
Tại một trung tâm dữ liệu ở ngoại ô thành phố Salt Lake, khách tham
quan trước tiên sẽ phải đi qua một buồng tự động hình trụ với khóa
mở bằng một huy hiệu điện tử và được lắp đặt các thiết bị cảm ứng và
một cân sức khỏe để đo cần nặng, hình dáng và kích cỡ của một
người, nhằm ngăn chặn việc trộm các máy chủ rời. Khi đã vào được
rồi, họ sẽ đi qua một trung tâm giám sát gồm những nhân viên an ninh
luôn quét mắt trên một bức tường đầy màn hình, một số hiển thị các
hình ảnh được thu trực tiếp từ các camera đặt tại các điểm trọng yếu
của

271
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

khu phức hợp, còn số khác hiển thị mô phỏng dòng khí và dòng điện
của trung tâm. Cánh cửa thứ hai sẽ mở ra hành lang dẫn đến khu vực
chính.

Bên trong tòa nhà khép kín, những cánh quạt với đường kính hơn 6m
được lắp đặt trên trần nhà rộng hơn 9m sẽ từ từ điều hòa nhiệt độ
bằng lượng không khí hút từ bên ngoài vào. Ngay phía dưới chúng,
mục tiêu của giải pháp làm mát siêu tiết kiệm, ít tổn hao năng lượng
này được đặt trên các kệ chứa đầy các máy chủ và thiết bị văn phòng
của các công ty tài chính và các trang thương mại điện tử bán mọi thứ
trực tuyến từ sách đến hoa. Trong một khu vực riêng biệt, một khu đất
có rào chắn xung quanh được thiết lập để đáp ứng kế hoạch mở rộng
khách hàng CoinTerra, một nhà sản xuất thiết bị khai thác bitcoin vào
năm 2014 đã quyết định tham gia vào hoạt động khai thác. Trong khi
các máy chủ của các khách hàng truyền thống trong trung tâm dữ liệu
hoạt động lặng lẽ, các ánh đèn nhấp nháy ánh đỏ, lam và vàng vì
chúng luôn cần mẫn quản lý cơ sở dữ liệu và cập nhật các tài khoản
khách hàng thì các cổ máy của CoinTerra gây ra tiếng ồn vô cùng lớn.

Năm mươi cột được xếp cạnh nhau gồm 10 dàn thiết bị TerraMiner
ASIC xếp chồng lên nhau, với tốc độ 1,6 terahash mỗi giây, nhanh
hơn 320 lần so với Jalapeno của Whelan. Với ba quạt công suất lớn
chạy hết tốc độ được

272
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

gắn bên trong để làm mát dàn thiết bị; trong khi đó, con chip tích hợp
phải chạy đua giữa những phép toán, mỗi chip tiêu thụ 2kW điện mỗi
giờ, lượng điện này đủ để vận hành máy vi tính xách tay thông thường
trong một tháng. Mỗi tháp sẽ ngốn cỡ 20kW/h, gấp khoảng 10 lần
lượng điện năng tiêu thụ cho cùng một không gian chứa các máy chủ
lân cận của các doanh nghiệp thương mại điện tử chính thống hơn.

"Chi riêng tại đây, công suất khai thác của chúng tôi đã đạt 800
terahash," Ravi Iyengar, Giám đốc điều hành của CoinTerra nói, ông
phải nói to mới át được tiếng ồn khi mái tóc đen của ông bay trong
luồng gió thẳng về hướng những cánh quạt đang kêu rin rít của dàn
thiết bị. Đoạn ghi âm cuộc nói chuyện của chúng tôi nghe như thể ông
đang đứng trong vùng gió bão. "Trong hai tuần tới, chúng tôi sẽ có
tổng cộng 2.400 máy ở trụ sở này với tổng công suất chỉ kém 4
petahash. Và trên khắp Bắc Mỹ, mục tiêu là đạt 10 petahash."
Mười petahash mỗi giây, tức là 10 triệu tỷ băm mỗi giấy, bằng một
phần mười công suất toàn mạng bitcoin khi chúng tôi gặp nhau vào
tháng Sáu năm 2014. Những gì CoinTerra dự định thực hiện bằng tất
cả công suất lực tính toán đó là đa dạng hóa giải pháp đối phó với rủi
ro tài

1. Đơn vị đo hiệu suất khai thác, 01 petahash = 1000 terahash. (BT) =

273
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

chính. Iyengar giải thích rằng nhu cầu về thiết bị độc lập sẽ giảm khi
giá bitcoin giảm, vì vậy cần phải có một chiến lược đề phòng rủi ro.
Điều đó dẫn đến việc cài đặt các dàn thiết bị của riêng mình để thu
phí từ khai thác bitcoin trên chính tài khoản của mình. Với công suất
băm đã cài đặt, CoinTerra có thể khai thác dưới tên của chính mình:
số còn lại sẽ cho thuê dưới dạng hợp đồng băm đám mây cho khách
hàng từ cá nhân nhỏ lẻ đến tổ chức ẩn danh đàm phán thuê toàn bộ
trong vòng một năm với mức giá 1 triệu đô.

Iyengar, một kỹ sư từng làm việc tại nhà máy vi mạch của tập đoàn
Samsung ở Austin, nói rằng ông không chỉ tin rằng bitcoin sẽ còn tiếp
tục mở rộng với vai trò hệ thống thanh toán mà còn cả việc mạng lưới
Blockchain sẽ phát triển để hỗ trợ toàn bộ các trao đổi giá trị gia tăng
các khái niệm Bitcoin 2.0 sẽ được thảo luận trong Chương 9). "Với lý
do đó, cần phải có một mạng lưới khai thác phát triển không ngừng,"
ông nói, lý giải cách thức kiếm tiền bằng việc thu phí từ khách hàng
khai thác trên đám mây và sau đó sẽ mở rộng quy mô lợi nhuận của
các hợp đồng thông qua hiệu suất băm ngày càng tăng của ngành này.
Một điểm quan trọng cần cân nhắc trong hoạt động khai thác của
Iyengar chính là điện năng. Với quy mô đó,

274
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

tính theo kilowat một giờ, thành phố Salt Lake sẽ tổn kém hơn nhiều
so với bang Washington (ông cũng đặt dàn thiết bị ở đây), nơi có các
nhà máy thủy điện cung cấp nguồn năng lượng rẻ nhất thế giới.
Nhưng thành phố Salt Lake cũng có lợi thế riêng: một sân bay quốc tế
và một cơ sở hạ tầng vững chắc cùng cộng đồng kỹ thuật, giúp việc di
chuyển từ các thành phố lớn như Los Angeles và San Francisco dễ
dàng hơn, đồng thời dễ thu hút nguồn lao động lắp đặt các dàn thiết bị
mới nhằm tăng hiệu suất hơn- một điều mà cuộc chiến băm buộc ông
phải nhanh chóng thực hiện. Và bởi thuộc vùng khí hậu hoang mạc,
được bao quanh bởi những ngọn núi phủ đầy tuyết và nằm trên độ cao
1.280m so với mực nước biển, không khí khô, tức là không bị độ ẩm
ăn mòn, khá mát, và ít tĩnh điện. Utah cũng có nguồn năng lượng dồi
dào và đảm bảo nhờ sự kết hợp của các nhà máy năng lượng mặt trời,
hạt nhân và than đá ít carbon. Ở quy mô lớn, mô hình kinh doanh ít
lợi nhuận phát triển từ việc khai thác bitcoin, những phương án loại
này có thể sẽ tạo ra được khác biệt giữa lợi nhuận và thua lỗ. Đây là
ngành công nghiệp vượt rất xa khỏi căn phòng ký túc xá của Jason
Whelan.

Cuộc chạy đua vũ trang trong việc khai thác đã dẫn CoinTerra đến
thành phố Salt Lake khiến đạo luật của

275
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
Moore, với dự đoán công suất tính toán của một vi xử lý tăng gấp đôi
mỗi 18 tháng, trở nên kệch cỡm. Trong vòng 12 tháng tính đến tháng
Sáu năm 2013, công suất băm của mạng lưới bitcoin đã tăng lên gấp
tám lần. Trong vòng 12 tháng tiếp theo, công suất băm lại tăng thêm
845 lần nữa. Ở thời điểm đó, mạng lưới, có thể sản sinh 88 triệu tỷ
băm mỗi giây, sở hữu năng lực tính toán gấp 6.000 lần sức mạnh tổng
hợp của 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới. Thế giới chưa từng được
chứng kiến mức độ mở rộng khả năng tính toán như thế này. Và đó là
lý do vì sao một số người dự đoán rằng nếu bitcoin tiếp tục con đường
hiện tại, hành tinh này sẽ đối mặt với một thảm họa môi trường.

Không có cách nào để tính toán được tổng năng lượng mạng lưới khai
thác bitcoin sử dụng, nhưng điều đó mà không làm một số người nản
lòng. Hồi tháng Mười Một năm 2013, nhiều báo cáo khác nhau cho
thấy bitcoin tiêu tốn 131.000 MW/h mỗi ngày, với chi phí theo ngày
là 19,/ triệu đô. Cũng trong khoảng thời gian đó, Guy Lane, một nhà
khoa học môi trường đã đưa ra phương pháp BitCarbon để tính toán
lượng khí thải carbon của bitcoin. Dựa trên giả thuyết một thợ đào
bitcoin sẽ phải chi trung bình 90% giá trị số bitcoin khai thác được
cho tiền điện, Lane tính ra rằng khi giá bitcoin đạt mức 1.000 đô la thì
sẽ kéo theo 8,2 triệu tấn carbon mỗi năm, bằng với lượng khí

276
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thải của cả đảo Síp; khi mức giá bitcoin 100.000 đô la thì sẽ thải ra
825 triệu tấn mỗi năm, ngang với nước Đức. Và nếu đồng bitcoin đạt
đến mức 1 triệu đô la, con số mà vài người cho là khả thi nếu bitcoin
trở thành hệ thống thanh toán phổ biến trên thế giới, mạng lưới của nó
sẽ có lượng khí thải carbon là 8,2 tỷ tấn, nói cách khác, 20% tổng
lượng khí thải carbon của hành tinh.

Vấn đề của những dự đoán đáng báo động này là chúng dựa trên
những dữ liệu còn thiếu sót từ Blockchain.info, nơi vẫn sử dụng các
giả định lỗi thời dựa trên các GPU về lượng tiêu thụ điện năng. Vào
đầu mùa hè năm 2014, máy đào ASIC mới chỉ tiêu thụ một oát mỗi
gigahash giây, mức này tiết kiệm hơn 650 lần so với các GPU. Nếu
mọi thợ đào đều sử dụng thiết bị khai thác này, mạng lưới sẽ tiêu thụ
điện năng tương đương với khoảng 7.000 hộ gia đình Mỹ - một con số
có thể kiểm soát được trên toàn thế giới. Tất nhiên, mọi người sử
dụng đa dạng các thiết bị khai thác từ hiệu quả đến không hiệu quả.
Nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Vì vậy, mặc dù tổng lượng điện tiêu
thụ cao hơn đáng kể so với ước tính 7.000 hộ gia đình, bitcoin còn lâu
mới khiến thế giới tiêu tốn thêm lượng điện năng tương đương với
một quốc gia.

Những ý tưởng cải thiện đang được đề ra để bù đắp chi phí này. Một
là tận dụng hệ quả chính của việc khai

277
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

thác: nhiệt năng, có thể sử dụng để làm ẩm nhà trong mùa đông và
phục vụ các nhu cầu năng lượng khác. Vấn đề này còn tùy thuộc vào
tình thế, vì bản chất phân tán của mạng lưới không phù hợp để phân
phối đều đặn nguồn tài nguyên như vậy. Lý tưởng nhất là mạng lưới
khai thác hoạt động với chu kỳ theo mùa, Nam bán cầu giữ thị phần
khai thác từ tháng Sáu đến tháng Chín, rồi chuyển sang Bắc bán cầu
vào mùa đông. Nhưng điều này sẽ không xảy ra với chính sách tự do
kinh doanh hiện tại, mô hình người-thắng-có-tất-cả. Thay vào đó, vì
chúng ta gặp vấn đề, vào mùa hè miền Bắc năm 2014, mạng lưới khai
thác có công suất tính toán nhanh gấp 845 lần so với 12 tháng trước
đó cộng thêm sự thiếu chuẩn bị khi chuyển mùa, các chuyên gia tư
vấn thuộc trung tâm dữ liệu khuyên các thợ đào bitcoin cần phải
chống thấm nước cho các thiết bị khai thác rồi bảo quản chúng trong
một chất lỏng làm mát đặc biệt.

Liệu việc sử dụng và tiêu tốn các tài nguyên có đáng không? Adam
Smith đã đưa ra ý kiến về một vấn đề tương tự vào thế kỷ thứ 17, cho
rằng việc tăng cường công sức và nguồn lực thực sự trong việc khai
thác vàng để làm tiền xu thật lãng phí khi mà đơn vị tiền tệ chỉ là vật
tượng trưng. Nhưng trong khi, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel và chủ
mục của tờ New York Times, Paul Krugman đã dùng quan điểm của
Smith để chế nhạo đồng bitcoin,

278
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thì sự so sánh này đã bỏ qua các yếu tố quyết định. Thứ nhất, tiêu thụ
điện năng phải được đo lường so với giá trị xác nhận các giao dịch
trong một hệ thống thanh toán, một dịch vụ xã hội mà khai thác vàng
không thể cung cấp. Thứ hai, chi phí phải được so sánh với phí tổn
năng lượng của hệ thống thanh toán truyền thống cùng các chi nhánh
ngân hàng, xe bọc thép và hệ thống an ninh. Và cuối cùng, có sự ưu
tiên vượt trội về tính hiệu quả khi động lực về lợi nhuận sẽ thúc đẩy
cải tiến, đó là lý do vì sao ta thấy những loại máy móc tối tân có
lượng điện năng tiêu thụ giảm đi rất rất nhiều. Nếu chi phí điện năng
khiến cho việc khai thác không sinh lời, thì việc khai thác sẽ chấm
dứt.
Do vậy, ngày tận thế về môi trường mà bitcoin gây ra không hề tồn
tại. Mặc dù vậy, bỏ qua những lo ngại về việc sử dụng năng lượng là
việc làm vô trách nhiệm. Như phương pháp BitCarbon của Lane chỉ
ra, các thiết bị khai thác được cải tiến về hiệu suất để tăng khả năng
sinh lời, kết hợp với sự tăng giá, sẽ thu hút thêm nhiều thợ đào vào
cuộc chay đua bitcoin, từ đó tăng tổng lượng điện năng tiêu thụ. Đây
là một trong nhiều thiếu sót khiến cho đồng bitcoin dễ bị tổn thương
trước các rủi ro trong tương lai và thôi thúc các nhà phát minh tìm
cách cải tiến đồng bitcoin hoặc đưa ra một đồng tiền mã hóa tốt hơn.

279
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Một tổn thất như thế đã xảy ra vào lúc 22:27 giờ GMT, ngày 11 tháng
Ba năm 2013. Ngay trước thời điểm đó, trong khi mạng lưới thợ đào
rộng khắp toàn cầu đang bận rộn xác nhận các giao dịch và săn
bitcoin, một thợ đào tỉnh táo phát hiện ra điều bất thường. Anh thấy
một phần mềm khai thác đang làm việc trên một khối có số cao hơn
số vừa đăng ký trên blokexplorer.Com, một phiên bản cốt lõi của
Blockchain.info được cho là đã cung cấp thông tin cập nhật tức thời
về trạng thái sổ cái giao dịch của Blockchain. Đây là vấn đề đáng chú
ý vì nó dấy lên các nghi ngờ rằng khối nào cấu thành phần mở rộng
mới nhất, đã được chuỗi xác nhận. Liệu rằng máy của anh có đang
chọn đúng khối để nối với khối tiếp theo không?

Phần mềm bitcoin được cập nhật định kỳ bởi một nhóm nhỏ các nhà
phát triển phần mềm, theo quy ước và với một số kinh phí từ Quỹ
Bitcoin phi lợi nhuận, chịu trách nhiệm vận hành chương trình bảo trì
mã nguồn mở. Người thợ đào đó đã nghĩ rằng sự khác biệt có thể là
hậu quả từ việc cố dung hòa phần mềm bitcoin phiên bản 0.7 với bản
0.8 mới hơn được các nhà phát triển phát hành gần đây và đã được
nhiều thợ đào khác chấp nhận. Vậy nên anh đã tìm kiếm câu trả lời
trong phòng trò chuyện IRC dành cho những nhà phát triển trên Diễn
đàn Bitcoin. Xuất hiện trong dòng bình luận với tên đăng nhập
"thermoman" - tên một nhân vật trong phim hài Anh, một

280
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

siêu anh hùng của hành tinh Ultron anh gửi một tin nhắn cho Pieter
Wuille (tên đăng nhập: "sipa"), một trong năm nhà phát triển làm việc
dưới sự chi đạo của nhà khoa học Gavin Andresen, chủ tịch quỹ
Bitcoin, người chịu trách nhiệm duy trì phần mềm cốt lõi của bitcoin.
"Thermoman" thông báo cho "sipa" về sự khác biệt số đếm khối. Một
cuộc thảo luận diễn đã thu hút toàn bộ các chuyên gia cố vấn của
chương trình phần mềm mã nguồn mở của Bitcoin.

Jouke Hofman (tên đăng nhập: "jouke") ở Hà Lan cũng rất vui mừng
vì anh cũng thấy sự khác biệt về số đếm khối. Vì vậy, "sipa" đã đề ra
nhiều giải pháp, nhưng đều không hiệu quả. Trong khi đó, những
người tham gia phòng trò chuyện tiếp tục kiểm tra định kỳ số đếm
khối ở các địa điểm khác nhau. Sự sai lệch vẫn xảy ra. Cuối cùng, vào
lúc 23:06 giờ GMT, nhà sáng chế phần mềm khai thác Luke Dashjr
(tên đăng nhập:"luke-jr") tìm ra vấn đề:

23:06 Luke-jr: Cái gì vậy??? Phiên bản cập nhật xung đột bắt buộc?
:x

23:06 Jouke: Ôi trời ơi.


Như đã nói, đáng lẽ chỉ có một Blockchain đơn nhất, chính là các liên
kết dựa trên mã băm được sắp xếp liên tục của sổ cái sẽ tạo ra một hồ
sơ giao dịch xác thực gồm các khối liền mạch. Một vài phiên bản cập
nhật phân nhánh ngắn hạn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong
Blockchain,

281
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

đôi khi do một khối bị bỏ rơi vì chưa đầy đủ hoặc vì những giao dịch
trong nó chưa được xác nhận. Nguyên nhân là vì mot số thợ đào tìm
cách xác nhận khối nhưng không đủ tự tin để theo đến cùng. Nhưng
điểm độc đáo của quá trình thiết lập sự đồng thuận trong hệ thống
bitcoin là không cho phép những phiên bản phân nhánh như vậy xảy
ra quá lâu. Đó là vì cộng đồng khai thác bitcoin hoạt động trên giả
định rằng khối dài nhất là khối cấu thành từ sự đồng thuận. Ý tưởng ở
đây là, đa số thợ đào, nhờ làm việc chung với nhau trên một dãy khối
cụ thể của chuỗi để tạo nên tính hợp lệ cho khối dựa trên sự đồng
thuận, sẽ tạo nên tổng công suất băm lớn hơn bất cứ nhóm nhỏ nào vô
tình (hoặc gian lận) đi theo những dãy khối riêng lẻ mà không được
sự đồng thuận. Công suất băm chung của nhóm càng lớn đồng nghĩa
với nhóm thợ đào đa số này sẽ nhận được nhiều phần thưởng khối
hơn và do đó, thiết lập được chuỗi dài hơn (với nhiều khối hơn) theo
thời gian. Những máy tính đang đi theo chuỗi ngắn hơn với khối ít
hơn sẽ lập tức phát hiện ra điều này và những thợ đào ở đó sẽ chuyển
qua chuỗi dài hơn. Quan điểm số đông này được xem là hợp lệ, như
chúng ta sẽ tìm hiệu, vấn đề sẽ chỉ phát sinh khi một thợ đào nắm giữ
trên 50% trong tổng công suất băm.

Tuy nhiên, quá trình giải quyết thông thường không diễn ra như thế.
Sự phân nhánh vẫn diễn ra, từ khối này
282
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

tới khối khác. Nghĩa là, sẽ không còn hồ sơ những giao dịch được xác
thực chung nữa. Tương tự như một nửa số hộ gia đình trong làng
Yapese tưởng tượng kia hiện đang bo qua một loạt các dữ kiện khác
về số dư đồng fei của cộng đồng họ. Đây chính xác là điểm mà kẻ
gian có thể lợi dụng để giao dịch lặp chi bitcoin. Chẳng hạn, nếu quản
trị viên một mỏ khai thác từng nắm giữ 30% Blockchain kết hợp, giờ
có đa số quyền kiểm soát một phần khác nữa, điều này khiến phần
mềm ví điện tử của họ có thể chi tiêu lại những bitcoin vốn đã được
tiêu đi, đồng thời cho thấy họ có công suất băm để duy trì hoạt động
xác thực những giao dịch gian lận đó. Nếu được tiếp tục, chúng sẽ
hủy hoại tính minh bạch của toàn bộ hệ thống bitcoin.

Với Wullie, rõ ràng bản phân nhánh này không phải do tin tặc tham
lam nào đó gây ra - một hành vi vi phạm vốn được cho là bất khả thi
trong bitcoin - mà do sự bất ổn xảy ra khi người đồng nghiệp của ông
trong đội phát triển nòng cốt gây ra khi giới thiệu phiên bản 0.8 mới.
Cơ sở dữ liệu hợp nhất lẽ ra phải tương thích với ghi chép cơ sở dữ
liệu trong phiên bản 0.7, nhưng thực tế lại không như vậy. Trưởng
nhóm phát triển Andresen đã nhanh chóng phải ra tay. Sau khi thảo
luận với Wuille và hai nhà phát triển chủ chốt khác - Jeff Garzik và
Gregort Maxwell, và sau khi kiểm tra lại với chủ sở hữu Mt. Gox
Mark Karpeles (tên đăng nhập: “MagicalTux”) – người sở hữu sàn
giao dịch

283
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
tiền tệ đóng vai trò tổ chức tài chính quan trọng nhất của mạng bitcoin
thời bấy giờ - Andresen quyết định bỏ phần mềm mới và quay lại với
phiên bản 0.7.

Cuối cùng, chỉ tìm thấy một trường hợp bị giao dịch lặp chi trị giá
10.000 đô, cho thấy một kẻ gian đã lợi dụng cơ hội này để trục lợi.
Nhưng vài thợ đào phải từ bỏ đồng bitcoin họ nghĩ đã kiếm được
trong phiên bản cập nhật 0.8, tổng cộng 600 xu trị giá 26.000 đô la.
Và vụ lộn xộn này khiến giá bitcoin rớt 24% trong thời gian ngắn. Sự
cố này đã làm náo động vài sạp báo chủ yếu về bitcoin, nhưng không
thu hút nhiều sự chú ý từ những nơi khác, một phần vì sự cố đã được
khắc phục sớm và giá cả cũng nhanh chóng hồi phục.

Phiên bản cập nhật tháng Ba năm 2017 gặp phải sự cố đã làm dấy lên
lo ngại đối với nhiều người trong cộng đồng bitcoin rằng hoạt động
khai thác được công nghiệp hóa sẽ khiến kẻ xấu có cơ hội tạo ra phiên
bản khác bằng cách thâu tóm quyền kiểm soát công suất băm, được
gọi là "Tấn công quá bán". Trong số khái niệm được đưa ra trong
chuyên đề của mình, Nakamoto cho rằng mạng lưới khai thác bitcoin
được đảm bảo xử lý giao dịch của mỗi cá nhân một cách công bằng và
minh bạch, miễn là không thợ đào hoặc nhóm đào nào sở hữu trên
50%

284
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

công suất băm. Như đã giải thích, nếu kẻ gian lén lút tạo chuỗi thay
thế gồm nhiều giao dịch bất chính để sử dụng bitcoin không phải của
họ, thì những giao dịch này sẽ không được xác nhận nếu họ không
nắm được đa số công suất băm, vì phiên bản Blockchain của họ sẽ
không bao giờ bắt kịp năng lực xử lý nhanh chóng của số đông. Xác
suất để các thợ đào không trung thực thắng được mảnh ghép toán học
tiếp theo để hợp pháp hóa các giao dịch gian lận của họ sẽ nhanh
chóng chạy về 0, vì mỗi khối tiến triển và chuỗi hợp lệ kéo dài liên
tục. Họ sẽ không bao giờ đạt được độ dài 99 khối, như đã giải thích
trong chương trước, là độ dài cần thiết để hợp pháp hóa khối của họ.
Và như thế, họ sẽ không sử dụng được bitcoin mà họ tưởng đã kiếm
được. Những kẻ gian này sẽ không bao giờ bắt kịp tốc độ của số
đông. Chí ít thì, lý thuyết là vậy.

Nhưng nếu có một tập đoàn lớn kiểm soát được toàn bộ năng lực khai
thác thì sao? Họ có thể lấp đầy một khối bằng những giao dịch gian
lận và rồi (cũng gian lận) xác nhận chúng. Và khi họ giành được
nhiều hơn khối sau mỗi giây, họ có thể tiếp tục xây nên Blockchain
hữu hiệu, đủ dài để các thợ đào khác tin rằng đó là chuỗi khối thật
nhờ vào chiều dài của nó.

Theo Coinometrics.com, mùa hè năm 2014, chi phí đầu tư thiết bị


khai thác và nguồn điện cần thiết để đối phó

285
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

với một vụ tấn công quá bán là 913 triệu đô la. Đó là một phương án
rất tốn kém, nhưng vẫn còn một phương án tiềm năng khác: phối hợp
khai thác. Trên thực tế, vài mỏ khai thác đã gần đạt ngưỡng 50%. Vào
tháng Sáu năm 2014, tổng công suất băm của mỏ Ghashio dao động
từ 40% đến 50% trong suốt tháng. Vì những mỏ như vậy dùng phần
mềm tập hợp các công suất băm thành sức mạnh duy nhất nên họ có
thể xác nhận giao dịch với vai trò một nhóm. Nghĩa là, những nhà
quản lý phần mềm của mỏ sẽ nắm giữ nguồn năng lượng tập trung
này, điều này hiển nhiên dấy lên sự lo lắng giữa những người dùng
bitcoin. Những nhà lãnh đạo Bitcoin như Andresen đang cố khuyến
khích mọi người gia nhập mỏ khai thác ngang cấp mới mà mỏ đào
này sẽ tước quyền xác nhận giao dịch của quản trị viên mỏ để trao cho
các thợ đào cá nhân thông qua mạng lưới phi tập trung. Nhưng các
mỏ khai thác lớn nhất có lợi thế gia nhập đầu tiên rất vững chắc, rất
khó phá vỡ. Hơn nữa, quản lý của Ghashio đưa ra lời đề nghị khá hấp
dẫn với mức phí bằng 0 để chỉ đạo kinh doanh cho hai doanh nghiệp
hỗ trợ: một sàn giao dịch tiền mã hóa và một dịch vụ khai thác trên
đám mây.

Càng khiến tình hình tồi tệ hơn, hai nhà khoa học máy tính của Đại
học Cornell- Itay Eyal và Emin Gün Sirer - đã chứng minh rằng
ngưỡng xảy ra một cuộc tấn công có thể thấp hơn quá bán. Trong một
bài luận gây tranh cãi, họ cho

286
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thấy cách thức một nhóm thiểu số đủ lớn gồm các thợ đào cấu kết với
nhau có thể tiến hành hoạt động khai thác ích kỷ", phát triển một
Blockchain thay thế bí mật tránh được tại mắt số đồng nhưng phát
triển nhanh hơn phiên bản của những thợ đào trung thực. Như thế, họ
khiến người khác lãng phí tài nguyên máy tính vào chuỗi mà họ nhầm
tưởng là đúng và giúp những người đó đạt được thị phần bitcoin lớn
hơn lực khai thác vốn có. Bài luận này đã khiến nhiều người trong
cộng đồng bitcoin lo lắng, như Sirer đã nói, "những người cuồng tín
không muốn nghe bất cứ điều tiêu cực nào". Tuy nhiên, mọi bàn tán
đã được dập tắt sau khi một người hâm mộ bitcoin hăm hở chứng
minh sự sai lầm của lý thuyết này, đưa vào một trường hợp ví dụ và
nhận ra Eyal và Sirer nói đúng. Sirer nói rằng, "Mọi người dần bình
tĩnh, và những ai muốn nhìn thấy bitcoin thành công, như chúng tôi,
sẽ nhận thấy đây là một đóng góp tích cực. Mọi người nay đã hiểu là
với hệ thống phi tập trung, anh cần thiết lập được một điểm cân bằng
tốt. Giao thức không thể có những điểm yếu như thế được."

Vậy nên, cộng đồng các nhà phát triển mã nguồn mở đang tìm cách
thức bảo vệ bổ sung để chống lại hoạt động khai thác ích kỷ và tấn
công quá bán. Công bằng mà nói, những điều tồi tệ như vậy đến nay
vẫn chưa xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra - như đã được chứng minh.
Như Nakamoto giải thích trong chuyên đề của ông, "Nếu một

287
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

kẻ tấn công tham lam có khả năng tập hợp nhiều công suất CPU hơn
tất cả các nút trung thực, hắn ta sẽ phải lua chọn sử dụng lợi thế này
để lừa gạt mọi người bằng cách trộm lại các khoản thanh toán hoặc
tạo ra các đồng tiền mới. Anh ta hẳn nên thấy tuân thủ quy định sẽ có
lợi hơn nhiều, những quy định đó mang đến cho anh ta nhiều đồng
tiền mới hơn những người khác cộng lại, hơn hẳn việc phá hoại hệ
thống và sự giàu có hợp thức của anh ta."

Mặt khác, lợi ích cá nhân sẽ ngăn không để bất cứ ai góp vốn trong
bitcoin phá hủy chúng. Thực tế, lịch sử ngắn ngủi của bitcoin cho
thấy động lực tương tự đã lan rộng đến cả cá nhân thiểu số, những
người muốn duy trì sự cân bằng quyền lực trong mạng lưới. Trong
quá khứ, người dùng đã buộc phải nhảy ra khỏi những mỏ đào đạt gần
50% lực băm để đến các mỏ cạnh tranh khác để giữ tính trung thực
của hệ thống. CEX.io đã từng thông báo ngừng nhận thêm thành viên
gia nhập mỏ Ghashio để xoa dịu mối lo về quy mô quá lớn của nó.
Nhưng nếu kẻ xấu không muốn thấy bitcoin thành công thì sao? Nếu
động cơ của chúng là phá sập hệ thống, chứ không phải kiếm lời từ
việc đầu tư bitcoin thì sao? Người dùng bitcoin đôi khi gọi vấn đề này
là cuộc tấn công của Tiến sĩ Ác Độc," và đưa ra giả thuyết về các mối
ng" hại như: một tổ chức khủng bố muốn gây hôn loạn cho thế

288
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

giới phương Tây, một quốc gia có chủ quyền - Nga, hoặc Trung Quốc
- nơi hệ thống tiền tệ bị bitcoin đe dọa, hoặc một tập đoàn các ngân
hàng đa quốc gia đang tìm cách bảo vệ thế độc quyền của họ trong hệ
thống thanh toán. Khi xem xét kỹ thì mọi chuyện có vẻ không như
vậy. Những giả thuyết này chỉ thuyết phục khi bitcoin xâm nhập đủ
sâu đến mức sự sụp đổ của nó sẽ gây ảnh hưởng lớn, và khi đó những
kẻ tấn công phải bỏ ra hơn 1 tỷ đô la chi trả cho mỗi đơn hàng khổng
lồ cho chip ASIC và các thiết bị khai thác mà những kẻ đó nhắm đến.
Tuy nhiên, nguy cơ này thực sự tồn tại. Về cơ bản, bitcoin không kín
đáo và đây là lý do khiến những luật sư công ty thận trọng quá mức
băn khoăn có nên giao dịch bitcoin hay không.

Những viễn cảnh tồi tệ trên không phải là mối lo duy nhất mà cả sự
tập trung quyền lực và sự giàu có ảnh hưởng lớn đến bitcoin. Cuối
tháng Tám năm 2014, theo bitcoinrichlist.com, 44% lượng bitcoin lưu
hành được chỉ định đến 1.528 địa chỉ, với số dư mỗi địa chỉ không
quá 1.000 bitcoin (tương đương 507.000 đô la tại thời điểm đó). Con
số đó ít hơn 0,01% trong tổng 40,7 triệu địa chỉ lúc bấy giờ, cho thấy
sự tập trung của cải rất cao và có cơ gây hại lớn. nguy
Trước tiên, một số viễn cảnh: bất chấp khoảng cách giàu nghèo, đây
là một viễn cảnh tồi tệ. Trong viễn cảnh đó, địa chỉ không phải là các
ví. Không thể biết được tổng

289
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

số lượng ví, nhưng theo định nghĩa, chúng sẽ nhỏ hơn tổng lượng địa
chỉ, vì rất nhiều người có thể có nhiều hơn một ví. Chủ ví được chi
định địa chỉ một cách ngẫu nhiên cho những giao dịch khác nhau và
sẽ tạo ra nhiều địa chỉ khác nhau. Rất nhiều trong số 39 triệu địa chỉ
nằm trong nhóm dưới cùng của bitcoinrichlist.com, tức những địa chi
có số dư ít hơn 0,001 bitcoin, chúng chỉ là những tài khoản "thay đổi
nhỏ" mà giao thức bitcoin chi định cho người dùng trong mỗi giao
dịch như là một phần của cân đối số dư ba chiều. Và dĩ nhiên, nếu
nhiều số dư nhỏ như vậy được đưa vào ví với số dư gộp rất nhỏ,
chúng khó có thể được xem là nguồn tài sản duy nhất của chủ ví. Đa
số người dùng bitcoin có nguồn lực tài chính dồi dào hơn nhiều so với
trong thế giới tiền giấy. Nhóm này chiếm 96% và sẽ chẳng bao giờ bị
xem là người túng quân.

Dù sao, những con số này cũng cho thấy làm thế nào mà sự tăng giá
ngoạn mục của bitcoin tạo nên một quân đoàn "vua bitcoin" giàu có
trên khắp thế giới gần như chi sau một đêm. Những thành phần tinh
anh này đều có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế bitcoin. Họ vô cùng
hưng thú với sự thành công của đồng tiền này, sẵn lòng và có khả
năng thực hiện những khoản thanh toán mà người khác khó thực hiện
được, chỉ để thúc đẩy sự chấp nhận bitcoin. Vì thế, xuất hiện những
thông báo khoa trương về các khoản chi bằng bitcoin để mua biệt thự
ở Balo
290
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Lamborghini ở California hay vé bay vào không gian của Virgin


Galactic. Ý định của họ có thể tốt, nhưng nếu tiền không phải đối
tượng trong hoạt động chi tiêu, làm sao họ áp dụng được tinh thần
cạnh tranh vốn rất cần thiết để hạ thấp mức giá cho phù hợp với phần
còn lại của nền kinh tế bitcoin?

Nghĩ rộng hơn, khoảng cách giàu nghèo không phù hợp với hình ảnh
tiền mã hóa với vai trò đồng tiền định hướng cộng đồng hoặc sự giải
thoát khỏi ách thống trị của Phố Wall. Sự kiểm soát của cải và quyền
lực chặt chẽ không tạo dựng được sự tin cậy rộng rãi. Dĩ nhiên, nền
kinh tế đô la, euro hay yên đã cho thấy sự tập trung sâu sắc của cả hai
yếu tố trên, cùng với sự bất bình đẳng đạt đến mức tương đương
những năm 1920. Nhưng những loại tiền tệ vật chất đó không cần lôi
kéo con người. Đối với các loại tiền mã hóa, cần nhắm đến việc giải
quyết sự mất cân bằng này để đảm bảo tương lai của chúng.

Điều tích cực là không thiếu những nhà phát triển và doanh nhân theo
đuổi các dự án có khả năng giải quyết các vấn đề này. Một số người
sử dụng cơ sở hạ tầng hiện tại và tìm cách quảng bá chúng đến nhóm
lớn hơn, thúc đầy bitcoin như là một công cụ trao quyền cho những
người bên lề thế giới - những giải pháp để giúp những người không
dùng ngân hàng" trong các quốc gia đang

291
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ
phát triển được tiếp cận nền kinh tế toàn cầu. Đây là một lĩnh vực rất
tiềm năng mà chúng ta sẽ bàn luận tiếp trong Chương 7. Điều không
kém phần quan trọng là, những nhà đam mê tiền mã hóa thông thái
nhận thức được rằng bitcoin hiện vẫn còn chưa hoàn thiện và có rất
nhiều cách để cải thiện chúng để đối mặt với thách thức cũng như mối
đe dọa được đề cập ở trên.

Điều làm các nhà tri thức bitcoin đau đầu nhất là vấn đề tấn công quá
bán. Tại sao? Vì đó là một điểm yếu không thể phủ nhận của hệ thống
bitcoin. Tất cả những rủi ro bạn từng nghe: thâm nhập ví, tội phạm và
vi phạm giá cả đều không phải là vấn đề với bitcoin mà là với hệ sinh
thái xung quanh nó. Nhiều thứ đã được sửa chữa: ví tiền "đa chữ ký"
từ những nhà đổi mới như BitGo giúp tạo vòng bảo vệ mà tin tặc gần
như không thể xuyên thủng, các cuộc trao đổi công nghệ cao được
kiểm soát chặt của Atlas ATS không có khả năng mắc sai lầm như của
Mt. Gox; sự giám sát chặt chẽ hơn từ chính quyền cũng phần nào de
dọa được các con buôn ma túy. Nhưng dường như không có cách nào
bảo vệ chúng ta khỏi các vụ tấn công quá bán. Cho dù gặp rào cản lớn
về ý chí và chi phí triển khai tấn công, những người đã nghiên cứu
thiết kế của bitcoin cũng quan ngại răng giải pháp tuyệt vời của
Nakamoto

292
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

để liên kết lợi ích và động lực của các cá nhân với lợi ích và động lực
của cộng đồng cũng có điểm yếu cơ bản.

Nhà phát triển bitcoin chủ chốt Jeff Garzik, một trong năm người làm
việc với Gavin Andresen, đã đưa ra một giải pháp phần nào tận dụng
được những tiến bộ không ngừng trong các dự án không gian tư nhân
chi phí thấp: ông đang huy động 2 triệu đô la để phóng một hạm đội
khổng lồ gồm các vệ tinh nhỏ và chi phí thấp vào không gian trong
một dự án nhằm làm giảm mức độ tập trung của các mạng lưới khai
thác. Các BitSat hình lập phương 10cm này sẽ cung cấp kết nối
Internet qua vệ tinh với chi phí thấp cho các điểm trên mặt đất và lưu
trữ một hồ sơ vĩnh viễn về cơ sở dữ liệu Blockchain hoàn thiện trên
các ổ cứng nội bộ của chúng. Về lý thuyết, lợi ích sẽ được nhân đôi.
Đầu tiên, một lượng lớn người dùng sẽ dễ tiếp cận việc khai thác
bitcoin nhờ giảm được chi phí trở thành "nút hoàn chỉnh" vốn đóng
vai trò thiết yếu trong mạng lưới và đòi hỏi phải lưu trữ lượng dữ liệu
khổng lồ mà hiện nay chủ yếu do những thiết bị ASIC đắt đỏ, công
suất lớn vận hành. Thứ hai, bởi vì các vệ tinh sẽ không bị kiểm soát
bởi bất kỳ cá nhân, chính quyền hay công ty nào, chúng sẽ cung cấp
bản sao dự phòng quan trọng trong trường hợp bị sập nguồn do nhà
cung cấp Internet hoặc một nhóm ISP. Tương tự, dưới điều động của
chính quyền hoặc liên minh chính phủ, một nhóm lớn thợ đào

293
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

có thể bị tách khỏi mạng lưới, dẫn đến nguy cơ một nhóm thợ đào lớn
nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng sẽ nắm quyền kiểm soát hơn 50%.
Một nguồn bằng thông thay thế từ ngoài không gian có thể giảm rủi ro
cho những phát triển không mong muốn như vậy.

Có một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn cho sự tập trung kiểm soát
mạng, đó là: thay đổi các quy tắc mà tho đào phải tuân theo để kiếm
bitcoin, từ đó loại bỏ động cơ tích lũy một lượng lớn công suất băm.
Đơn giản như vậy.
Những kỹ sư máy tính tiền mã hóa đang thấy rằng các giải pháp trên
có thể sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình nền công nghệ
tương lai. Một ngày nào đó, giải pháp của họ sẽ thúc đẩy bitcoin
thành nhân tố chính trong tương lai đó.

Đa phần những suy tính này nảy sinh từ sự phát triển của Altcoin.
Như đề cập trong Chương 3, hiện nay có cả trăm loại tiền tệ tương tự
bitcoin. Nhiều trong số đó không đi đến đâu cả, biến mất như các
chiêu trò hoặc mánh khóe làm giàu nhanh. Nhưng một số trong đó đã
phát triển hết sức phức tạp để thay đổi luật chơi trong việc phân phối
tiền mã hóa trong cộng đồng người dùng. Nhà sáng lập của chúng
đang quảng bá đồng tiền của họ là mô hình công bằng và bền vững
hơn. Họ tuyên bố sẽ tận dụng lợi

294
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

thế trong cấu trúc phi tập trung của bitcoin nhưng loại bỏ được các
yếu tố tiêu cực, chẳng hạn như cuộc chạy đua vũ trang tăng công suất
băm, lượng điện năng sử dụng không lồ và sự tập trung năng lực khai
thác theo hướng công nghiệp hóa. Bitcoin có lợi thế tiên phong rất lớn
so với những đối thủ khác, vì thế các nhiều nhà phát triển tin rằng giải
pháp tốt nhất là sửa các lỗ hổng thay vì triển khai một hệ thống hoàn
toàn mới. Tuy nhiên, những Altcoin tốt nhất đem lại những sức mạnh
tiềm năng, nổi bật và mang tính xây dựng cho cuộc cạnh tranh trong
đấu trường tiền mã hóa.

Trong số các Altcoin, thành công nhất là litecoin do Charlie Lee phát
minh. Bí quyết của litecoin là tận dụng nhiều thuật toán khác nhau
trong quá trình băm mà thợ đào dùng để gói các giao dịch vào
Blockchain. Hệ thống của Lee vẫn khiến những thợ đào phải cạnh
tranh nhau nhưng thuật toán băm, tức scrypt, giúp các thợ đào dễ dàng
đạt được mục tiêu băm khối hơn so với SHA-256 của bitcoin. Bỏ qua
các chi tiết phức tạp về cách vận hành, nói chung, scrypt sẽ điều chinh
các mục tiêu sao cho thợ đào không đơn giản giành được lợi thế bằng
cách đầu tư thiết bị máy móc liên tục. Kết quả là công suất khai thác
được duy trì rộng rãi và dân chủ hơn trong litecoin. Thợ đào vẫn có
động lực theo đuổi tiền thưởng, nhưng việc chạy đua vũ trang và tiêu
thụ điện năng sẽ không nặng nề

295
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

như trước. Tốc độ xoay vòng cũng nhanh hơn khi chỉ mất trong vòng
2,5 phút để hoàn thiện khối, thay vì 10 phút như trong bitcoin, từ đó,
thời gian đợi xác nhận cuối cùng của giao dịch giữa khách hàng và
doanh nghiệp sẽ được rút ngắn. (Lưu ý: hầu hết các bộ xử lý thanh
toán sẽ xử lý chuyển giao cho khách hàng doanh nghiệp ngay lập tức,
trừ trường hợp số tiền quá lớn, nhưng luôn có rủi ro xảy ra giao dịch
lặp chi trong 10 phút chậm trễ của quá trình xác nhận trong
Blockchain. Nhưng sự chậm trễ cũng đồng nghĩa với việc các mặt
hàng chi phí thấp có thể bị thanh toán bằng các bitcoin giả). Điểm yếu
của litecoin lại là hậu quả phát sinh từ điểm mạnh: vì đào litecoin rẻ
hơn và dàn máy scypt cũng đào được các Altcoin chạy trên nền scrypt
khác như dogecoin, thợ đào sẽ không đầu tư quá nhiều công sức vào
Blockchain của nó. Về mặt lý thuyết, điều này có thể làm tăng nguy
cơ xảy ra các vụ tấn công quá bán nếu đủ số người không truy cập
mạng tại thời điểm nào đó. Vài người lo ngại rằng khai thác dựa theo
scrypt kém bảo mật hơn, bằng chứng công việc kém chính xác, theo
lý thuyết, sẽ để lọt những giao dịch lỗi được xác nhận sai. Tuy nhiên,
đến nay, litecoin đã tránh được các sự cố nghiêm trọng và khẳng định
được bản thân là đối thủ xứng tầm của bitcoin với một môi trường
thân thiện và dân chủ.
296
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

Khai thác dựa theo scrypt có thể không là giải pháp duy nhất cho vấn
đề khai thác bitcoin tập trung và các vụ tấn công quá bán. Vài
Altcoin, bao gồm nextcoin và Peercoin, dùng "bằng chứng cổ phần"
như một phương án thay thế cho mô hình bằng chứng xử lý" vốn lãng
phí và tốn kém công suất tính toán. Nói cách khác, bạn càng đầu tư
nhiều vào nguồn cung tiền, quyền nhận thưởng cho việc xác thực giao
dịch trên máy tính của bạn càng tăng. Trong trường hợp hoàn toàn
dựa vào bằng chứng cổ phần của nextcoin, loại tiền không được khai
thác mà được "rèn". Trong nền kinh tế nextcoin, nguồn cung tiền hữu
hạn, mỗi lần tiền được dùng trong giao dịch, chúng sẽ tạo ra một
khoản phí thanh toán cho nút thành công niêm phong được khối.
Cũng giống như bitcoin, có sự may rủi ngẫu nhiên liên quan đến việc
tìm đúng mã băm để đóng một khối giao dịch, nhưng không giống
bitcoin, cơ hội bạn giành chiến thắng không phụ thuộc vào công suất
băm của bạn mà phụ thuộc vào lượng xu bạn chứng minh được bạn
đang sở hữu. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu thiết lập công suất tính
toán lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.

Sự xuất hiện của những giải pháp thay thế này càng khẳng định nhận
thức về những điểm còn thiếu sót của

297
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

bitcoin. Sáng chế của Nakamoto cũng gặp phải rất nhiều thách thức.
Mạng lưới bitcoin hiện chi xử lý được khoảng bảy giao dịch mỗi giấy,
rất khiêm tốn so với con số 10.000 của Visa. Nếu bitcoin được mở
rộng, nó phải phát triển đến mức các nút, hiện đang bị giới hạn một
megabyte dữ liệu trên mỗi khối 10 phút, được tự do xử lý lượng thông
tin lớn hơn rất nhiều. Không khó về mặt kỹ thuật, nhưng lại đòi hỏi
thợ đào phải băm khối giao dịch lớn hơn rất nhiều mà không được bồi
hoàn. Các nhà phát triển hiện đang nghiên cứu một mô hình phí giao
dịch có thể cung cấp mức bồi hoàn hợp lý hơn cho thợ đào khi lượng
dữ liệu trở nên khổng lồ hơn.

Trong thế giới tiền mã hóa, cách thức hoạt động đồng thuận, mã
nguồn mở của bitcoin là đặc điểm vô cùng nổi trội. Đến nay, những
thách thức - đã nảy sinh từ trộm cắp trong các giao dịch lớn, các phiên
bản cập nhật phân nhánh Blockchain, đến phát hiện lỗi trong phần
mềm cơ bản - đang được giải quyết bằng những phương án dựa trên
sự đồng lòng chung nhất có thể. Tuy vậy, những thách thức đó thực
sự rất khó khăn. Các nhà thiết kế dự án tiền mã hóa đang làm việc
trong mối tương quan giữa kinh tế (nhắm vào việc tạo ra động lực cá
nhân đồng thời mang lại lợi ích cho nhóm) và công nghệ. Các nhà
thiết kế hệ thống máy tính tại các doanh nghiệp như SAP và IBM tập
trung vào vấn đề

298
PAUL VIGNA & MICHAEL J. CASEY

cân bằng giữa hành vi và công nghệ trong hoàn cảnh chịu sự kiểm
soát của các khách hàng doanh nghiệp tập trung của họ. Trái lại,
phòng nghiên cứu mà các nhà phát triển tiền mã hóa sử dụng mới là
thế giới thuộc về những người dùng của họ. Không có bộ quy tắc của
công ty hoặc hệ thống ứng xử quản lý từ trên xuống dưới để đảm bảo
các lựa chọn của mọi người phù hợp với mục tiêu chung của công ty.
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, hướng dẫn mọi người tối ưu hóa hoạt
động hoàn toàn dựa vào cách thức thiết kế phần mềm và xây dựng hệ
thống ưu đãi để thúc đẩy hành vi tốt.

Những điểm yếu và thiếu sót được liệt kê trong chương này hẳn sẽ
khiến mọi người khó tin tưởng vào tiền mã hóa hơn - thật trở trêu đối
với một chương trình được coi là giải pháp có thể loại bỏ yêu cầu về
lòng tin. Nhưng chúng ta cần phải cân nhắc những điểm yếu trong
tương quan với hệ thống hiện thời. Chẳng hạn như, xem xét tình trạng
gian lận và tội phạm xảy ra với đồng đô la. Và nếu bạn muốn tìm hiểu
những lỗ hổng trong hệ thống tài chính, hãy tập trung suy nghĩ về thị
trường tài chính phái sinh toàn cầu mà các ngân hàng vẫn tiếp tục
quản lý sau thảm hoạ năm 2008 mà Warren Buffet gọi là "vũ khí tài
chính hủy diệt hàng loạt". Thị trường đó giá trị ước tính khoảng 710
nghìn tỷ đô la.

299
KỶ NGUYÊN TIỀN ĐIỆN TỬ

Điều quan trọng cần ghi nhớ là trí tuệ tập thể cần áp dụng để giải
quyết tất cả thách thức đối với bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, là
rất lớn. Trong mô hình phi tập trung mã nguồn mở, bitcoin không bị
cản trở bởi những ràng buộc mà bộ máy quản lý quan liêu và các tập
đoàn thâm căn cố đế phải đối mặt. Hiện nay đang xuất hiện sự đổi
mới to lớn giúp tiền mã hóa không chỉ trở nên an toàn hơn mà còn
hữu ích hơn cho xã hội. Trong chương kế tiếp, chúng ta sẽ gặp những
nhà sáng chế trẻ tuổi đang nỗ lực thực hiện điều đó.

300

Chương 7:Xưởng cưa của Satoshi


"Con người có tiêu chuẩn để luyện vàng, nhưng vàng lại là nền tảng
để tôi luyện con người.”

- Thomas Fuller

bitcoin khởi sinh từ một ý tưởng của người theo D chủ nghĩa mật mã
hóa tự do về một xã hội phi tập trung và vô chính phủ, một kiểu xã
hội lý tưởng được mã hóa và kết nối thành mạng lưới. Từ thuở sơ
khai, nó được phát triển bởi một nhóm gồm những người trẻ đam mê
công nghệ - những cá nhân phản đối hệ thống tài chính lạm quyền và
quá lố. Nhưng giai đoạn tiếp theo, bitcoin bùng nổ, được dẫn dắt bởi
một điều dễ hiểu hơn hẳn: tham vọng. Đặc biệt là tham vọng làm
giàu.

Người theo chủ nghĩa mật mã hóa tự do không còn dẫn dắt bitcoin
nữa. Có lẽ là từ năm 2013, khi bitcoin bắt đầu đi lên, và người ta bắt
đầu hiểu rằng tiền kỹ thuật

301

You might also like