You are on page 1of 10

Tổng quan về đối thủ cạnh tranh đầu tiên:

Nettruyen

Các trang web truyện truyền thống, thường được các quản trị viên web chi một số tiền rất lớn
hàng tháng để đầu tư cho việc duy trì máy chủ [giúp các chương truyện không bị chết, tải
nhanh,... ], trả tiền cho các nhóm dịch tiêu biểu để họ ra những đầu truyện đặc trưng và bỏ tiền
mua các bản quyền truyện RAW không được chia sẻ công khai miễn phí trên không gian mạng
để đem về dịch rồi up miễn phí cho độc giả.

Với chi phí lớn, nên cách để có thể duy trì trang web đơn giản nhất đó chính là quảng cáo, và
lượt quảng cáo đó ảnh hưởng rất nhiều đến lượt truy cập vào trang web đó [truy cập càng
nhiều, tiền quảng cáo kiếm được càng cao].

Vậy, Nettruyen đã làm gì?

Đầu tiên, đó là trang web này không hề có máy chủ để lưu trữ tài nguyên, mà dùng thuật toán,
sao chép, lấy link truyện ngay từ máy chủ của những trang web khác, và bắt các trang web
khác phải gánh lượng truy cập của nó.

Điều này khiến cho các trang web khác bị mất hoàn toàn một lượng lớn lượt truy cập, đồng thời
trở nên cực kì lag, khó tải truyện bởi vì PHẢI GÁNH DÙM cho Netrtruyen kia, và không thể kiếm
tiền từ quảng cáo được nữa.

Năm 2019, một website dịch truyện lớn như Blogtruyen, một trong số những trang web bị
Nettruyen ăn cắp dữ liệu trực tiếp, đã mạnh mẽ lên tiếng tố cáo hành vi của Nettruyen, kêu gọi
cộng đồng tẩy chay. Những chap truyện của Blogtruyen sau khi được đăng lên, thì 30s sau,
Nettruyen đã có [vì nó leech tự động, không cần người xử lý], và bất cứ khi nào các độc giả đọc
ở nettruyen, thì nettruyen sẽ lấy được tiền từ chính máy chủ của Blogtruyen, khiến Blogtruyen
ngày càng bị ảnh hưởng trong khi thành quả không thuộc về tay.
Thậm chí không chỉ ăn cắp truyện, mà Net Truyen còn ăn cắp luôn cả lượt bình chọn, lượt xem,
lượt bình luận, cả emoji từ phần bình luận để tạo ảo cảnh đối với độc giả bị dắt mũi.

Sau hàng loạt sự tẩy chay mạnh mẽ đó, Nettruyen không ngừng nghỉ ngày qua ngày bị tấn
công bởi hàng loạt các thành viên khác trong cộng đồng, khiến Nettruyen phải từ bỏ tên miền
ban đầu (nettruyen.com), liên tục thay đổi tên miền để sống sót.

Theo thống kê, đánh giá, kiểm tra hiệu suất sơ bộ thông qua công cụ Suridio Review thuộc tập
đoàn Suridio Made with Love thành lập tại Ho Chi Minh, US and Singapore

Hiện tại, Nettruyen đang duy trì ba miền chính là nettruyenup, nhattruyenmin và nhattruyenz,
các dữ liệu được thu thập như sau:

Dữ liệu của nettruyenup:


Dữ liệu của nhattruyenz:
Dữ liệu của nhattruyenmin:
Tổng doanh thu:
Mặc dù đang là thời điểm suy thoái, nhưng doanh thu từ quảng cáo sạch (Google Ads) hằng
năm của Nettruyen vẫn lên đến con số hơn 600 triệu đồng (622.248.106 VNĐ) (Chưa kể quảng
cáo bẩn từ các sòng bạc, tiền ảo,...)

Giải pháp

Giải pháp được đề ra thời điểm này là soán ngôi Nettruyen, hoạt động với hình thức được các
cộng đồng dịch truyện khác ủng hộ mạnh mẽ.

Hiện tại, tạm thời đề ra một giải pháp đó chính là thành lập một điểm trung chuyển quy mô lớn,
vươn tay đến tất cả các đầu truyện trên thị trường, tức là một website tổng hợp trung gian liên
kết với các website dịch truyện khác, hoạt động dưới hình thức trở thành địa điểm thông tin đến
độc giả các đầu truyện trên thị trường, rồi đưa độc giả đến thẳng website của nhóm dịch khi độc
giả nhấp liên kết (hoạt động tương tự Google Search).

Với loại hình dịch vụ này, vừa giải quyết khúc mắc của độc giả khi tìm đầu truyện muốn đọc,
vừa giải quyết phiền muộn của các website dịch truyện khác, bên cạnh đó, có thể gián tiếp
nâng cao ý thức cộng đồng công nhận công sức dịch giả, góp phần xây dựng một văn hoá giải
trí lành mạnh, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm:

Hiện tại:

Website tổng hợp trung gian liên kết với các website dịch truyện khác (Tương tự Google
Search)
+ Sản phẩm miễn phí, doanh thu đến từ quảng cáo
+ Các đối tác dịch truyện cạnh tranh lẫn nhau trả phí khi liên kết

Tương lai:
+ Vươn tay đến thị trường truyện chữ và hoạt hình
+ Bán các sản phẩm liên kết
+ Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện (giao lưu offline, cosplay,...)

Quy mô thị trường:

Năm 2019, theo Cục xuất bản, In và Phát hành, Việt Nam có hơn 60 nhà xuất bản với cụ thể số
ấn phẩm truyện tranh in ra đạt gần 30 triệu bản nhưng hầu hết là truyện tranh dịch từ nước
ngoài. Truyện tranh có nguồn gốc nước ngoài chiếm hơn 90% thị phần truyện tranh Việt Nam.

Trong đó truyện tranh Nhật Bản (manga) chiếm ưu thế hơn cả. Tiếp đó là truyện tranh từ Hàn
Quốc (Manhwa), truyện tranh Trung Quốc (Manhua) và Truyện tranh từ phương Tây (comic)…
Còn Theo báo cáo của Waka – một nền tảng đọc truyện trực tuyến, mỗi tháng tại Việt Nam có
khoảng 2.5 triệu người thường xuyên đọc truyện tranh trực tuyến. Con số này tương ứng với
quy mô khoảng 4,000,000 USD/năm.

Lượng độc giả tiềm năng

Trong khi đó, năm học 2019-2020, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có hơn
5 triệu trẻ mầm non, 8 triệu học sinh tiểu học, 5 triệu học sinh THCS và gần 3 triệu học sinh ở
bậc THPT và hơn 1 triệu sinh viên đại học. Điều này cho thấy lượng độc giả tiềm năng của thị
trường truyện tranh Việt Nam.

Theo khảo sát của Waka, độ tuổi trung bình của những người đọc truyện tranh trực tuyến là
dưới 24 tuổi, chiếm 4x.8%. Tiếp đó, độc giả trong độ tuổi 24-25 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai
(3x.4%)
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ biết đọc gần như cao nhất thế giới với 95%.
Cùng với đó, tỷ lệ dân số sử dụng internet cũng như các thiết bị điện tử rất cao, người dân Việt
Nam trung bình dành hơn 200 phút mỗi ngày để lên mạng. Đây là tiềm năng phát triển không
thể bỏ lỡ của truyện tranh online.

Kịch bản kinh doanh

Giai đoạn 1
+ Soán ngôi được Nettruyen (A)
+ Cạnh tranh một mất một còn với Nettruyen (B)

Giai đoạn 2:
+ Liên kết với tất cả các tổ chức cung cấp truyện dịch khác

You might also like