You are on page 1of 8

Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

BÀI TẬP CHƯƠNG 6 – Phần câu hỏi


I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Tiền cho phép con người chuyên môn hóa cái mà họ làm tốt nhất và nâng cao mức
sống cho mọi người.
 Sai – tiền giúp cho thương mại dễ dàng hơn ( hàng đổi hàng – sự trùng lặp về nhu
cầu – rất khó xảy ra) => thương mại cho phép mọi ngừời chuyên môn hóa.

2. Các ngân hàng không thể tác động đến cung tiền nếu họ giữ toàn bộ khoản tiền gửi
dưới dạng dự trữ
 Đúng
 MS = M0 + D (tiền dự trữ)
3. Nếu NHNN giảm lãi suất chiết khấu thì sẽ làm cung tiền tăng
 Đúng
 Lãi suất giảm => kk các NHTM vay tiền => cho ng dân vay nhiều hơn => tăng cung
tiền
4. Giả sử khi $100 khoản dự trữ mới được đưa vào hệ thống ngân hàng thì cung tiền
tăng tối đa thêm $625. Giả sử ngân hàng không nắm dự trữ dư (dự trữ tùy ý) va2
các hộ gia đình không nắm giữ tiên mặt. Nếu dữ trữ của tất cả các ngân hàng đạt
mức $500 thì lúc này, tổng số tiền cho vay của tất cả các ngân hàng là $2.625

5. Cung tiền của quốc gia A là $10.000 trong hệ thông ngân hàng dự trữ 100%. Nếu
tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm còn 10% thì cung tiền sẽ tăng không quá $9.000
 Sai
 MS = B = 10,000
 R = 10% => mM= 1/10%=10 => MS = mM.B = 100,000
 Tăng ko quá 90,000

II. Trắc nghiệm


1. Tiền
a. Là phương tiện dữ trữ giá trị hoàn hảo ( sai => giá tăng – giá trị của tiền
giảm)

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

b. Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất ( tiền là trung gian trao đổi đc chấp
nhận rộng rãi)
c. Có giá trị thực chất cho dù ở dạng tiền nào đi nữa (ở dạng vàng, bạc, thuốc
lá,...)
d. Tất cả câu trên đều đúng
2. Các nền kinh tế không sử dụng tiền đòi hỏi
a. Sử dụng tiền pháp định (ko có giá trị thực chất - tiền đc chính phủ quy
định, thừa nhận)
b. Sử dụng tiền hàng hóa ( có giá trị thực chất - trái phiếu, cổ phiếu)
c. Sự trùng lặp kép về sở thích trong các giao dịch. (hàng đổi hàng)
d. Tiền đóng vai trò là phương tiện cất trữ giá trị nhưng không phải là
phương tiện trao đổi. (tiền là trung gian trao đổi)
3. Khi nền kinh tế sử dụng bạc như tiền thì tiền của nền kinh tế đó
a. Được xem là phương tiện lưu giữ giá trị nhưng không phải là trung gian
trao độỉ
b. Được xem là trung gian trao đổi nhưng không là đơn vị tính toán
c. Là tiền pháp định
d. Có giá trị thực chất.
4. Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
a. Là một thước đo quy ước để định giá cả.
b. Là sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
c. Là một thứ có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá
khác.
d. Là một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung.
5. Trường hợp nào sau đây không nằm trong M1 ?
a. Tờ 50.000 đồng trong ví của bạn
b. 2 triệu đồng trong tài khoản ATM
c. 10 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm
d. Tất cả đều năm trong khối tiền M1
 M1 = M0 + TK ko kì hạn
 M2 = M1 + TK có kì hạn

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

6. Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, nếu công chúng quyết định giảm
lượng tiền mặt mà họ nắm giữ bằng cách tăng số tiền gởi trong tài khoản
ATM, như vậy
 Dự trữ 100% => ko cho vay => MS ko đổi
 M1 = M0 + TK ko kì hạn => lượng tiền mặt giảm đi bằng đúng lượng tiền gởi vào
tăng lên
 M1 ko đổi

a. M1 sẽ tăng
b. M1 sẽ giảm
c. M1 không thay đổi
d. M1 có thể tăng hay giảm

7. Một người chuyển 10 triệu đồng từ sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng sang sổ tiết
kiệm không kỳ hạn, khi đó:
a. M1 và M2 giảm.
b. M1 giảm và M2 tăng lên.
c. M1 giảm và M2 không thay đổi.
d. M1 tăng và M2 không thay đổi
M1 = M0 + TK ko kì hạn => chuyển từ có sang ko kì hạn => M1 tăng
M2 = M1 + TK có kì hạn => có kì hạn giảm = ko kì hạn tăng => ko đổi

8. Cở sở tiền tệ (B) bằng:


B = M0 + R
a. Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với dự trữ của các ngân hàng.
b. Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng. ( MS = M0 + D)
c. M1.
d. Tổng tiền gửi ngân hàng.
9. Nếu R là tỷ lệ dự trữ cho tất cả các ngân hàng trong nền kinh tế, thì số nhân
tiền là
a. 1/(1-R)
b. 1/ R

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

c. 1/(1+R)
d. (1+R)/R

10. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ từ 4% lên 10% thì số nhân tiền
¼% = 25
1/10% = 10
Số nhân tiền = 1/R => R tăng => số nhân tiền giảm
a. Giảm từ 25 xuống 10
b. Giảm từ 20 xuống 10
c. Tăng từ 10 lên 25
d. Tăng từ 10 đến 20

11. Với giả thiết tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, một ngân hàng nhận được khoản
tiền gửi 100 triệu đồng sẽ có thể:
a. Cho vay thêm 500 triệu đồng.
b. Cho vay thêm 100 triệu đồng.
c. Cho vay thêm 80 triệu đồng.
d. Cho vay thêm 20 triệu đồng.
D = 100 => R = 20% . 100 = 20 => được phép cho vay 80

12. Giả sử NHNN yêu cầu các NHTM giữ 10% số tiền gửi làm dự trữ. Một ngân
hàng có $20.000 dự trữ dư và sau đó bán $9.000 trái phiếu chính phủ. Ngân
hàng này có thể cho vay bao nhiêu nếu chỉ giữ dự trữ bắt buộc
a. $29.000
b. $28.000
c. $19.000
d. $11.000
R = 10%
20,000 dự trữ dư + 9,000bán trái phiếu chính phủ => ko nằm trong dự trữ
bắt buộc => cho vay số tiền này => 29.000

13. Nếu tỷ lệ dự trữ là 12.5% thì $5.600 có thể được tạo ra bởi

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

a. $64 dự trữ mới


b. $448 dự trữ mới (5600/12,5)
c. $700 dự trữ mới
d. $800 dự trữ mới
14. Xét một nền kinh tế không có rò rỉ tiền mặt ngoài ngân hàng. Nếu cung tiền
tăng 400 triệu đồng khi NHTW mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ, thì
tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM phải là:
a. 40%.
b. 25%.
c. 4%.
d. 2,5%.
 MS = B
 MS = mM . B => thêm 100 tr tăng 400 tr => tăng 4 lần
Tăng gấp 4 lần => số nhân tiền = 4 = 1/R => R = 25%

Cho bảng cân đối của Ngân hàng A như sau (Bảng 1)

Ngân hàng A
Tài sản Nợ
Dự trữ $19.200 Tiền gửi $240.000
Cho vay $220.800

15. Dựa vào Bảng 1, nếu NH A đã cho vay tất cả số tiền họ có thể từ tiền gửi thì tỷ
lệ dự trữ là
a. 5%
b. 8%
c. 8,42%
d. 95%
Tỉ lệ dự trữ = tiền dự trữ / tất cả tiền = (19,200/240,000) . 100 = 8

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

16. Dựa vào Bảng 1, giả sử Ngân hàng A và tất cả các ngân hàng khác đều có chung
tỷ lệ dự trữ (8%), giá trị của số nhân tiền là
Số nhân tiền = nghịch đảo tỉ lệ dự trữ
a. 5
b. 7,5
c. 10
d. 12,5
17. Dựa vào Bảng 1, nếu NHNN yêu cầu tỷ lệ dự trữ là 6% thì lượng dự trữ tùy ý
của NH A là
Tiền dự trữ: 240,000*6%=14,400
Lượng dự trữ tùy ý của NH A: 19,200 – 14,400 =4,800

a. $1.200
b. $2.400
c. $2.880
d. $4.800
18. Dựa vao Bảng 1, giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN là 6% và NH A tạo ra
những khoản cho vay mới để chỉ giữ tỷ lệ dự trữ 6%. Từ đó, ngân hàng không
giữ dự trữ dư. Giả sử công chúng không giữ tiền mặt mà chỉ có các khoản tiền
gửi. Như vậy, cung tiền của nền kinh tế sẽ tăng thêm bao nhiêu ?

a. $50.200
b. $72.000
c. $80.000
d. $106.000

19. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng thường giữ nhiều dự trữ hơn. Hành
động này
 Ngân hàng dự trữ nhiều => r tăng => mM giảm => MS giảm
a. Làm tăng số nhân tiền và tăng cung tiền
b. Giảm số nhân tiền và giảm cung tiền
c. Không làm thay đổi số nhân tiền, nhưng tăng cung tiền

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

d. Không làm thay đổi số nhân tiền, nhưng giảm cung tiền

20. Giá trị của số nhân tiền tăng khi


a. Các NHTM (NHTM) cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn.
 R giảm => mM tăng
b. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dự trữ đúng bằng mức bắt buộc.
c. Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi giảm ( THẮC MẮC)
mM = MS/B = M0+D / M0+R = (M0 / D +1)/ (M0/D +R/D)
 M0/D giảm
d. Tất cả các câu trên.
21. Hoạt động thị trường mở:
a. Liên quan đến việc NHTW mua và bán các trái phiếu công ty.
b. Liên quan đến việc NHTW mua và bán trái phiếu chính phủ.
c. Liên quan đến việc NHTW cho các ngân hàng thươngmại vay tiền.
d. Liên quan đến việc NHTW kiểm soát tỉ giá hối đoái.

22. Khi thực hiện hoạt động mua trên thị trường mở, NHTW
a. Mua trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm tăng cung tiền
b. Mua trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm giảm cung tiền
c. Bán trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm tăng cung tiền
d. Bán trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm giảm cung tiền

23. Cung tiền tăng khi:


a. Chính phủ tăng chi tiêu.
b. NHNN mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
c. Một người dân mua trái phiếu của FPT.
d. FPT bán cổ phiếu cho công chúng và sử dụng doanh thu để xây dựng một nhà
máy mới.

24. Để tăng cung tiền thì NHNN có thể


a. Mua trái phiếu chính phủ hoặc tăng lãi suất chiết khấu
b. Mua trái phiếu chính phủ hoặc giảm lãi suất chiết khấu

Chương 6_Hệ thống tiền tệ


Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016

c. Bán trái phiếu chính phủ hoặc tăng lãi suất chiết khấu
d. Bán trái phiếu chính phủ hoặc giảm lãi suất chiết khấu

25. Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ với trị giá là 1 triệu USD thì lượng cung
tiền sẽ:
a. Giảm đi 1 triệu USD.
b. Tăng thêm 1 triệu USD.
c. Giảm nhiều hơn 1 triệu USD.
d. Tăng nhiều hơn 1 triệu USD.
Bán ra thị trường => ng dân dùng tiền mặt để mua => giảm cung tiền
Số nhân tiền luôn lớn hơn 1

26. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân hàng không giữ dự trữ dư và công
chúng chỉ có tài khoản tiền gửi và không giữ tiền mặt. Khi NHNN bán $10 triệu
trái phiếu cho công chúng thì
R = 10%
Bán 10 tr trái phiếu => cung tiền giảm 10 tr
Số nhân tiền: 10 => cung tiền = 10 *
a. Dự trữ tăng thêm $1 triệu và cung tiền tăng thêm $10 triệu
b. Dự trữ tăng thêm $10 triệu và cung tiền tăng thêm $100 triệu
c. Dự trữ giảm đi $1 triệu và cung tiền tăng thêm $10 triệu
d. Dự trữ giảm đi $10 triệu và cung tiền giảm đi $100 triệu

Chương 6_Hệ thống tiền tệ

You might also like