You are on page 1of 2

Bài 1: Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 10%, các ngân hàng

không có dự trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng.
a) Nếu ngân hàng trung ương bán cho các ngân hàng thương mại 1 tỷ đồng trái phiếu
chính phủ thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến lượng tiền cơ sở và cung ứng
tiền tệ của nền kinh tế?
b) Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 5%, nhưng các
ngân hàng thương mại lại quyết định giữ thêm 5% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ
dôi ra. Tại sao các ngân hàng thương mại lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng
ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?

Bài 2: Lượng tiền cơ sở là 100 tỷ $. Các ngân hàng thương mại dự trữ 20% tiền gửi. Tỷ lệ
tiền mặt trong lưu thông là 20%.
a) Tính số nhân tiền và cung tiền.
b) Tìm lãi suất cân bằng nếu cầu tiền được cho bởi hàm số:
MD = 350 - 10i
(Cung và cầu tiền tính bằng tỷ $; lãi suất tính bằng số %)

Bài 3: Dự trữ bắt buộc Ngân hàng trung ương quy định là 10%. Lượng tiền cơ sở là 100
tỷ $.
a) Tính số nhân và cung tiền khi không có “rò rỉ tiền mặt” và các ngân hàng không
có “dự trữ thừa”.
b) Nếu Ngân hàng trung ương bán ra 10 tỷ $ trái phiếu Chính phủ thì cung tiền sẽ
thay đổi thế nào?
c) Giả sử các ngân hàng thương mại muốn giữ thêm 50% dự trữ bắt buộc và dân
chúng nắm giữ 25% lượng tiền mặt trong lưu thông. Hãy xác định số nhân và
cung tiền.

Bài 4: Các ngân hàng thương mại luôn có xu hướng dự trữ thêm 25% so với dự trữ bắt
buộc do Ngân hàng trung ương quy định là 10%. Tỷ lệ tiền mặt lưu thông là 12,5%.
a) Nếu một ngân hàng thương mại nhận được 10 tỷ $ tiền gửi không kỳ hạn thì nó
phải giữ lại bao nhiêu làm dự trữ?
b) Số nhân tiền tệ thực tế là bao nhiêu?
c) Lượng tiền gửi mới được tạo ra trong hệ thống ngân hàng thương mại là bao
nhiêu?

You might also like