You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2016 – 2017


Môn thi: LỊCH SỬ - LỚP 11
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)

Câu 1. (4.0 điểm)


“Từ buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc cho đến giữa thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam
đã trải qua một quá trình lao động và chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ nhưng hết sức kiên cường,
anh dũng, sáng tạo để xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập và thống nhất của Tổ
quốc” (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013, trang 133).
Qua thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, hãy làm sáng tỏ
nhận định trên và rút ra bài học trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 2. (3.0 điểm)


So với các triều đại trước, việc thành lập triều Nguyễn có những điểm gì khác? Trình bày và
nhận xét về quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước của triều đại này ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Câu 3. (6.0 điểm)


Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ tính liên tục và đều khắp trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến
năm 1884. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta giai đoạn này có những điểm gì khác so với các
cuộc kháng chiến, khởi nghĩa ở những thế kỉ trước?

Câu 4. (3.0 điểm)


Phân tích ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với sự phát triển của
phong trào cách mạng thế giới. Qua đó, hãy liên hệ với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.

Câu 5. (4.0 điểm)


Trên cơ sở trình bày thái độ, hành động của các nước đế quốc và Liên Xô trong quan
hệ quốc tế những năm 30 của thế kỉ XX, hãy xác định trách nhiệm của các nước này trong
việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

----------------HẾT---------------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;


- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:………


SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: LỊCH SỬ - LỚP 11
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn gồm 05 trang)
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn
cho đủ điểm như quy định.
2. Tổng điểm toàn bài: 20 điểm
CÂ NỘI DUNG ĐIỂM
U
Câ Qua thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII làm sáng tỏ nhận định... 4.0
u1
a. Học sinh phải nêu được nội dung chính của nhận định: quá trình dựng nước và giữ nước của dân 0.5
tộc Việt Nam trải qua nhiều gian khổ, hi sinh...Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và
phát triển của dân tộc ta.
b. Làm sáng tỏ nhận định từ thực tiễn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII 2.5
(Lưu ý: HS có thế làm theo thời kì lịch sử hoặc theo từng vấn đề xây dựng, phát triển đất nước và kháng chiến
bảo vệ Tổ quốc)
* Quá trình xây dựng và phát triển đất nước 1.25
- Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập 0.75
+ Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ nhà nước phong kiến từng bước xây
dựng, phát triển hoàn chỉnh và đạt đỉnh cao.
+ Kinh tế phát triển toàn diện, tự chủ, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân: nông nghiệp,
thủ công nghiệp, thương nghiệp...
+ Văn hóa Đại Việt phát triển rực rỡ về giáo dục, văn học, khoa học kĩ thuật...
- Thời kì đất nước bị chia cắt 0.5
+ Chiến tranh phong kiến kéo dài trong nhiều thập kỉ, cuối cùng tạo nên sự chia cắt đất nước thành hai
miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền khác nhau. Phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các
tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh – Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
+ Công cuộc xây dựng đất nước gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Kinh tế hàng hóa
phát triển nhanh chóng... Văn hóa dân gian phát triển mạnh...
* Quá trình kháng chiến bảo vệ Tổ quốc: Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt 1.25
Nam liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
+ Thế kỉ X – kỉ nguyên độc lập theo hướng phong kiến hóa bắt đầu. Nhân dân ta tiếp tục đứng lên đấu tranh 0.5
chống lại những cuộc xâm lược lớn của phong kiến phương Bắc: hai lần chống Tống...ba lần chống Mông
Nguyên... với những chiến thắng tiêu biểu...
+ Đầu thế kỉ XV, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, quân Minh thiết lập nền đô hộ trên đất nước ta. 0.25
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) đã chấm dứt 20 năm ách đô hộ của nhà Minh, giành lại độc lập
cho đất nước.
+ Cuối thế kỉ XVIII, nhân dân ta đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785) và Thanh 0.5
(1789), làm nên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, Ngọc Hồi – Đống Đa... giữ vững nền độc lập dân
tộc.
c. Bài học 1.0
- Phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc... 0.5
- Kết hợp linh hoạt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: 0.5
+ Muốn xây dựng và phát triển đất nước thì cần phải giữ gìn hòa bình và bảo vệ vững chắc chủ quyền
quốc gia dân tộc.
+ Ngược lại xây dựng đất nước vững mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị và mở rộng quan hệ đối
ngoại là cơ sở thực lực để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
CÂ So với các triều đại trước, việc thành lập triều Nguyễn có những điểm gì khác? Trình bày và nhận xét về quá 3.0
U2 trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước của triều đại này ở nửa đầu thế kỉ XIX.
a. So với các triều đại trước, việc thành lập triều Nguyễn có những điểm khác 1.25
- Lần đầu tiên một vương triều phong kiến thống trị trên một lãnh thổ thống nhất, tương đương với nước Việt 0.25
Nam hiện nay.
- Những vương triều trước được thành lập thường là thay thế vương triều đã suy yếu (triều Lý, Trần) hoặc là 0.5
sau khi lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của ngoại bang (triều Lê sơ). Triều Nguyễn được dựng lên là
kết quả của cuộc đấu tranh giữa các thế lực phong kiến suy đồi, được tư bản Pháp giúp sức, lật đổ phong
trào nông dân Tây Sơn. Bởi vậy ngay từ khi ra đời triều Nguyễn đã có sự đối lập sâu sắc với nhân dân.
- Khác với các triều đại trước, triều Nguyễn được thành lập trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang 0.5
phát triển mạnh, còn chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng và toàn diện...-> đặt ra
nhiều thách thức cho triều Nguyễn.
b. Trình bày và nhận xét về quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước 1.75
* Quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước 1.0
- Dưới thời vua Gia Long: 0.25
+ Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Vua là người đứng đầu, có quyền quyết định
mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có 6 bộ...Dưới bộ có các ti chuyên trách. Ở địa phương: chia
đất nước thành ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.
Chính quyền trung ương cai quản cả nước, song mỗi thành lại có một Tổng trấn trực tiếp trông coi. Các trấn,
dinh vẫn giữ như cũ.

- Đến thời Minh Mạng 0.25


+ Bộ máy nhà nước trung ương được hoàn thiện chặt chẽ hơn, tập trung quyền lực cao nhất vào chính
quyền trung ương, đứng đầu là Hoàng đế. Ngoài sáu bộ, còn có các viện và cơ quan chuyên trách như:
Nội các, Cơ mật viện, Đô sát viện...
+ Trong hai năm 1831 – 1832, Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính bãi bỏ Bắc thành và Gia Định 0.25
thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai
quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ
như cũ.
- Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn định ra lệ “Tứ bất”... Quan lại được tuyển
chọn chủ yếu thông qua hình thức thi cử. 0.25
* Nhận xét 0.75
- Nhà Nguyễn đã xây dựng được bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có quy 0.5
mô lớn nhất, có tính thống nhất và hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam.
- Cải cách hành chính của Minh Mạng dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong
tục tập quán địa phương là cơ sở phân chia các tỉnh như ngày nay.

- Tuy nhiên, xét trong bối cảnh thế giới và yêu cầu của đất nước lúc bấy giờ, bộ máy nhà nước đó đã 0.25
trở nên lỗi thời, lạc hậu dẫn đến hậu quả...
CÂ Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ tính liên tục và đều khắp trong cuộc kháng 6.0
U 3 chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta giai đoạn này có những điểm gì khác so với các cuộc kháng chiến,
khởi nghĩa ở những thế kỉ trước?
a. Phong trào chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 diễn ra liên tục, đều khắp trên tất cả các 3.0
mặt trận.
* Mặt trận Đà Nẵng năm 1858: 0.5
- Khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, quân dân ta chiến đấu anh dũng chống trả xâm
lược, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó
khăn…
- Đốc học Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường
giết giặc…
* Mặt trận Gia Định năm 1859 0.5
- Khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định mặc dù quân đội triều đình tan rã nhanh chóng nhưng các đội dân binh
ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc Pháp phá hủy thành và rút xuống tàu chiến...
-> Làm thất bại kế hoạch “đanh nhanh thắng nhanh” của Pháp, chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói
nhỏ”.
* Miền Đông Nam Kì 0.5
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh hơn, chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công, tiêu biểu Nguyễn
Trung Trực đã đánh chìm tàu Hi vọng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông...
- Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao: phong trào “tị địa”;
khởi nghĩa Trương Định (1862-1864)...
* Miền Tây Nam Kì sau năm 1867: 0.5
- Phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục dâng cao với nhiều hình thức phong phú: bất hợp tác với giặc; đấu
tranh vũ trang, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm; Nguyễn Trung Trực; Nguyễn Hữu
Huân...
* Mặt trận Bắc Kì
- Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu 0.25
anh dũng hy sinh đến người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà...
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai là Nguyễn Lâm đã hy sinh khi bảo vệ thành Hà Nội khi
0.25
Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất; Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai năm
1882.
- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì chiến đấu kiên cường, phục kích tiêu diệt địch làm 0.5
nên hai lần chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873 và 19/5/1883).
b. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta giai đoạn này có những điểm khác so với các cuộc kháng 3.0
chiến, khởi nghĩa ở những thế kỉ trước
- Bối cảnh thời đại: Chủ nghĩa tư bản đang thắng thế trên toàn thế giới, chế độ phong kiến đang rơi vào 0.5
khủng hoảng...
- Kẻ thù: kẻ thù xâm lược lần này mạnh hơn ta về một phương thức sản xuất, có tiềm lực kinh tế, quân 0.5
sự mạnh...
- Giai cấp lãnh đạo: không còn phát huy tác dụng tích cực như các thời kì trước, không quyết tâm đánh 0.5
giặc...
- Lực lượng tham gia: Trước đó, các tầng lớp nhân dân đoàn kết, thống nhất đấu tranh với triều đình để 0.5
chống giặc thì thời kì này vẫn có sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân, nhưng dần dần đã tách
thành một mặt trận riêng...
- Thời gian: kéo dài hơn nhưng không diễn ra cùng một lúc và không phát triển thành một cuộc chiến tranh 0.5
giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc như trước...
- Kết quả: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa trước đó của nhân dân ta đều giành thắng lợi, giành và bảo 0.5
vệ vững chắc nền độc lập dân tộc còn thời kì này thì bị thất bại...
CÂ Phân tích ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với sự phát triển của phong 3.0
U 4 trào cách mạng thế giới. Qua đó, hãy liên hệ với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.

a. Phân tích ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với sự phát triển của 2.25
phong trào cách mạng thế giới
* Khái quát về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 0.25
* Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với phong trào cách mạng thế giới 2.0
- Đối với phong trào công nhân thế giới: 0.5
+ Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, một cao trào cách mạng đã bùng nổ khắp các nước tư
bản châu Âu trong những năm 1918 – 1923...
+ Các Đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước như: Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần
Lan...tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành lập của Quốc tế cộng sản.
- Đối với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ La tinh. 0.75
+ Chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản....
+ Thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa. Sau Cách mạng tháng Mười, một
loạt phong trào giải phóng dân tộc đã bùng nổ theo khuynh hướng vô sản: phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc,
phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1929.
+ Tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển...
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông 0.5
và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc.
- Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá: sự lãnh đạo của 0.25
chính đảng vô sản, vấn đề đập tan chính quyền cũ xây dựng chính quyền mới, nghệ thuật khởi nghĩa vũ
trang, chớp thời cơ…
b. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam 0.75
- Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc 0.5
địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đi theo con
đường cách mạng tháng Mười Nga 1917: con đường cách mạng vô sản...hướng phong trào cách mạng
Việt Nam phát triển theo khuynh hướng cứu nước mới...
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga...Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời (1930 ) và 0.25
lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...
CÂ 4.0
Trên cơ sở trình bày thái độ, hành động của các nước đế quốc và Liên Xô trong quan hệ quốc tế
U5
những năm 30 của thế kỉ XX, hãy xác định trách nhiệm của các nước này trong việc để Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
a. Tình bày thái độ, hành động của các nước đế quốc và Liên Xô trong quan hệ quốc tế những 3.25
năm 30 của thế kỉ XX.
* Các nước đế quốc phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản 1.0
- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau 0.25
thành liên minh phát xít...Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
- Phát xít Nhật: sau khi chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (1931) đã mở rộng chiến tranh xâm lược 0.25
trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
- Phát xít I-ta-li-a tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ 0.25
lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại Chính phủ Cộng hòa (1936 -1939).
- Phát xít Đức: sau khi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một 0.25
nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các nước lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu, thôn tính Áo và
chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc.
* Liên Xô: coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản 0.5
Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Liên Xô kiên quyết đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a,
Cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.
* Các nước đế quốc dân chủ Anh, Pháp, Mỹ: Chính phủ các nước này đều có chung một mục đích là 0.5
giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình.
- Đế quốc Anh và Pháp: Một mặt lo sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ
nghĩa cộng sản. Vì thế, hai nước không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít, mà thực
hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình, hướng các thế lực phát xít chống Liên Xô.
- Với Đạo luật trung lập (8/1935), giới cầm quyền Mỹ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự
kiện xảy ra bên ngoài châu Mỹ.
* Hội nghị Muy-ních: phản ánh đầy đủ nhất thái độ và hành động của hai khối đế quốc. 1.25
- Lợi dụng thái độ của các nước Anh, Pháp, Mỹ, các nước phát xít đã đẩy mạnh chiến tranh xâm lược: 0.25
Tháng 3/1938, sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp
Khắc.
+ Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược...; kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức 0.25
không xâm lược nhau nhằm...
+ Các nước Anh, Pháp vẫn tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. 0.5
Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ
Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a...
-> đỉnh cao của sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với phe phát xít, tạo điều kiện cho
phe phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược...
- Ngày 1/9/1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với 0.25
Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
b. Trách nhiệm của các nước ...... 0.75
- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm chính trong việc làm bùng nổ cuộc Chiến 0.25
tranh thế giới thứ hai.
- Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm để Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. 0.25
- Liên Xô ngay từ đầu đã thể hiện thái độ và hành động tích cực, chủ động, kịp thời chống phát xít nên 0.25
không phải chịu trách nhiệm trong việc để chiến tranh bùng nổ.

-----------HẾT-----------

You might also like