You are on page 1of 4

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Giáo viên: Chu Thụy Mỹ Uyên

Lớp: 6 Trường: TH-THCS-THPT Vinschool

Môn học: KHTN Bài học: 3.1 Lực hấp dẫn, trọng lực và khối lượng Tiết học: 3

STT Mục tiêu học tập (MT) Tiêu chí thành công
MT1 Học sinh thực hiện các phép đo lường chính xác Học sinh nêu được cấu tạo, chức năng, cách sử
bằng lực kế. dụng lực kế.
Học sinh đọc đúng số chỉ của lực kế khi đo một
vật bất kì.
MT2 Học sinh làm thí nghiệm an toàn, có trách nhiệm để Học sinh chỉ ra được các bước tiến hành thí
khảo sát mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng. nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa khối lượng và
trọng lượng.
MT3 Học sinh thu thập được kết quả từ thí nghiệm khảo Học sinh thiết kế được bảng số liệu, chú thích
sát mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng và đúng đơn vị của các đại lượng cần đo.
sắp xếp chúng thành một bảng. Học sinh đọc đúng số chỉ của lực kế trong mỗi lần
đo.
MT4 Học sinh mô tả quy luật kết quả thu được từ thí Học sinh biểu diễn được các điểm biểu diễn các
nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa khối lượng và cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng tọa độ
trọng lượng. Học sinh vẽ được biểu đồ đường dựa vào bảo dữ
liệu thu thập được khi khảo sát mối liên hệ giữa
khối lượng và trọng lượng
MT5 Học sinh đưa ra được kết luận về ý nghĩa của kết Học sinh nhận xét hình dạng biểu đồ đường và chỉ
quả thu được từ thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa ra được hình dạng
khối lượng và trọng lượng.

Hoạt động MT hướng tới


HOẠT ĐỘNG 1 | KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ, TÌM HIỂU LỰC KẾ | THỜI GIAN: 10 Mục tiêu 1
PHÚT
1.Nội dung hoạt động
- GV giới thiệu: “Khi muốn đo khối lượng của một vật, ta dùng cân. Vậy khi muốn đo lực ta
sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt đó chính là lực kế (Dynamometer)”. Lò xo có đặc tính là dễ bị
biến dạng khi ta nén hoặc kéo giãn nó.
- GV cho HS xem chiếc lực kế và đặt các câu hỏi:
+ Hãy cho biết điều gì đã làm cho lò xo bị giãn?
+ Tại điểm treo vật có 2 lực tác dụng lên cùng vị trí đó, hãy cho biết đó là những lực nào?
+ Số chỉ của lực kế cho biết cường độ của loại lực nào?
(lực tiếp xúc bằng với trọng lực)
- GV cho HS xem hình ảnh các số đo lực kế cụ thể, chỉ cách đọc số liệu trên thang đo
của lực kế sau đó yêu cầu HS đọc số đo của lực kế trong 3 trường hợp sau:
- Các HS còn lại nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV chiếu bảng kiểm đánh giá hoạt động thực hành của HS, các HS đạt tất cả tiêu chí
sẽ được cộng 1 điểm. GV nhắc HS lưu ý check bảng kiểm.

Đã hoàn Chưa hoàn


Tiêu chí
thành thành
Nêu được cấu tạo, chức năng, cách sử dụng lực kế.

Đọc đúng số chỉ của lực kế khi đo một vật bất kì.

Chỉ ra được các bước tiến hành thí nghiệm khảo sát mối liên hệ
giữa khối lượng và trọng lượng.
Vẽ được bảng số liệu, chú thích đúng đơn vị của các đại lượng
cần đo.
Đọc đúng số chỉ của lực kế trong mỗi lần đo.

Học sinh biểu diễn được các điểm biểu diễn các cặp giá trị
tương ứng (x; y) trên mặt phẳng tọa độ.
Học sinh vẽ được biểu đồ đường dựa vào bảo dữ liệu thu thập
được khi khảo sát mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng.

HOẠT ĐỘNG 2 | KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG VÀ TRỌNG Mục tiêu 2
LƯỢNG | THỜI GIAN: 10 PHÚT Mục tiêu 3
- GV hướng dẫn HS bố trí thiết bị như trong sơ đồ:

- GV yêu cầu HS đọc SGK hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm, GV thực hiện
mẫu:
Bước 1: Bắt đầu bằng việc treo lực kế vào giá đỡ. Hãy nhớ rằng lò xo sẽ giãn ra,
vì thế hãy chừa đủ không gian để treo các vật nặng.
Bước 2: Dùng móc treovật nặng 100g vào lực kế. Ghi chéptất cả kết quả của em, sử
dụng đơn vị kg cho khối lượng. Hãy nhớ rằng 100g bằng 0,1kg.
Bước 3: Sử dụng lực kế để cẩn thận đo trọng lượng. Hãy nhớ rằng kết quả này tính
bằng newton (N).
Bước 4: Tăng khối lượng bằng cách thêm mỗi lần một vật nặng 100g. (Điều này
cũng tương tự với việc mỗi lần thêm 0,1kg). Sử dụng lực kế để đo và ghi chép lại
trọng lượng sau mỗi lần tăng khối lượng.
- GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết bảng số liệu dùng để làm gì?
(Mỗi khi thực hiện thí nghiệm ta cần một bảng số liệu để có thể ghi chép số liệu, dựa
vào số liệu đó để rút ra nhận xét và kết luận.)
- GV yêu cầu HS điền số liệu vào bảng, các nhóm bắt đầu thực hiện thí nghiệm trong
10 phút.

Khối lượng (Kg) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5

Trọng lượng (N)

HOẠT ĐỘNG 3 | NHẬN XÉT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM | THỜI GIAN: 10 PHÚT Mục tiêu 4
- GV hướng dẫn HS làm các bước: Mục tiêu 5
+ Vẽ trục tung, trục hoành và chú thích các đại lượng vật lí mỗi trục (khối lượng tính
bằng kg trên trục hoành và trọng lượng tính bằng N trên trục tung). Lưu ý không vẽ
quá gốc O.
+ Biểu diễn các điểm giá trị (x,y) trên hệ trục tọa độ.
+ Nối các điểm biểu diễn lại với nhau.
- Nhận xét dạng đồ thị mà HS thấy, điều này cho em biết những gì?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau buổi học, nộp lại trên LMS trong thời hạn 1
tuần sau khi kết thúc tiết học.

Ghi chú:

You might also like