You are on page 1of 7

TÊN BÀI DẠY: ĐỘNG NĂNG THẾ NĂNG

(Thời gian thực hiện 1 tiết)


I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Phát hiện được khi một vật có khối lượng đang chuyển động thì có năng lượng;
rút ra được mối liên hệ giữa động năng của vật và công của lực tác dụng lên nó.
- Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều, vận dụng được
trong một số trường hợp đơn giản.
- Vận dụng được kiến thức về động năng và thế năng để giải quyết một số tình
huống thực tiễn đơn giản.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ
- Trách nhiệm: Chấp hành tốt và tuyên truyền cho gia đình không phóng nhanh
vượt ẩu khi tham gia giao thông
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Học sinh nhận ra được khi một vật có khối lượng đang
chuyển động hoặc ở trên cao so với mặt đất thì có năng lượng và dự
đoán được sự phụ thuộc của năng lượng đó vào các yếu tố thông qua thí
nghiệm thực tế
b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm viên bi dao động trên máng cong, sau
đó trả lời các câu hỏi:
- Viên bi có năng lượng hay không? Nếu có thì đó là những dạng năng
lượng gì?
- Năng lượng của viên bi sẽ ra sao nếu khối lượng viên bi và tốc độ của
viên bi càng lớn?
- Nếu tăng độ cao của thành máng thì năng lượng của viên bi sẽ như thế
nào?

c) Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của HS: Viên bi có năng lượng, đó là cơ
năng(động năng, thế năng). Năng lượng của viên bi sẽ tăng lên khi khối
lượng viên bi và tốc độ của viên bi càng lớn. Nếu tăng độ cao của thành
máng thì năng lượng của viên bi sẽ tăng lên.

d) Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, GV phổ biến nhiệm vụ như
phần nội dung, làm thí nghiệm, HS trả lời các câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời, sau đó gọi 1
HS khác nhận xét và bổ sung( nếu có)
- Kết luận: GV nhận xét về câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận:
Vậy các dạng năng lượng này phụ thuộc vào yếu tố nào, tính bằng
công thức nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu động năng
a) Mục tiêu: Thiết lập biểu thức liên hệ công của ngoại lực và động năng
của vật.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thiết lập biểu thức liên
hệ công của ngoại lực và động năng của vật thông qua thực hiện nhiệm
vụ sau: Một vật khối lượng m đang trượt không ma sát trên mặt phẳng
nằm ngang với vận tốc ban đầu ⃗v 0, tác dụng 1 lực ⃗
F không đổi cùng
chiều với chiều chuyển động làm vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Sau quãng đường s, vật có vận tốc là ⃗v. Tính công của hợp lực ⃗
F hl sau
quãng đường s, từ đó xác định biểu thức liên hệ giữa công của ngoại lực
và động năng.

⃗v 0 ⃗v

F
m

c) Sản phẩm: Nội dung ghi trong vở ghi về thiết lập công thức của động
năng. Công của hợp lực sau quãng đường s:
1 2 2 1 1 2
A=Fhl . s=m . a. s=m. . ( v −v 0 )= mv − v 0
2
2 2 2
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV đưa ra nhiệm vụ như trong phần Nội dung
(chiếu trên slide), yêu cầu HS thiết lập biểu thức liên hệ công của
ngoại lực và động năng của vật thông qua tính công của hợp lực
tác dụng lên vật.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:
Tính công của hợp lực ⃗ F hl, vận dụng định luật II New ton và biểu
thức liên hệ vận tốc, quãng đường và gia tốc, từ đó biến đổi công
lực ⃗
F hl theo vận tốc và khối lượng của vật, ghi kết quả vào vở.
GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ, nếu khó khăn có thể hỗ trợ
qua gợi ý: Từ biểu thức công của hợp lực ⃗ F hl, hãy vận dụng định
luật II New ton và biểu liên hệ vận tốc, quãng đường và gia tốc,
từ đó biến đổi công của lực theo khối lượng và vận tốc của vật, từ
đó rút ra nhận xét.
- Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu 1 học sinh lên bảng thiết lập công
thức. Gọi 1 HS bất kì nhận xét, bổ sung. GV đưa ra câu hỏi thảo
luận:
1. Giả sử ban đầu vật đứng yên, tính công của hợp lực tác
dụng lên vật.
2. Động năng của vật có đặc điểm gì? (về hướng, giá trị).
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày của học sinh,
xác nhận kiến thức về động năng và yêu cầu HS ghi vào vở.

Định nghĩa động năng: Động năng của một vật khối lượng m
đang chuyển động vận tốc ⃗v là năng lượng mà vật có được do
1
2
chuyển động và xác định theo công thức: W đ = mv
2
2
2 m m
Đơn vị: [W đ ¿=[m].[ v ¿=kg . 2
=kg . 2 . m=N . m=J=[A]
s s
Đặc điểm động năng: vô hướng, không âm tỉ lệ với bình
phương của vận tốc và phụ thuộc vào hệ quy chiếu (vì vận tốc
có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu)
VD: Một chiếc xe dang chuyển động qua 1 quan sát viên
đang đứng trên vỉa hè sẽ có động năng trong hệ quy chiếu gắn
với quan sát viên đó. Nhưng sẽ có động năng bằng không
trong hệ quy chiếu gắn với quan sát viên đang chuyển động
với cùng vận tốc chiếc xe
Liên hệ công của ngoại lực và động năng của vật:
1 2 1 2
A12= m v 2− v 1=W đ 2 −W đ 1=∆ W đ
2 2
Phát biểu:Độ biến thiên động năng của của vật bằng công của
ngoại lực tác dụng lên vật
2.2. Tìm hiểu thế năng
a) Mục tiêu: Thiết lập biểu thức liên hệ công của lực thế và thế năng
của vật.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thiết lập biểu thức
liên hệ công của lực thế và thế năng của vật.
thông qua thực hiện nhiệm vụ sau: Một vật khối lượng m đang rơi tự
do từ độ cao z 1. Sau khoảng thời gian ∆t, vật có độ cao z 2. Tính công
của trọng lực ⃗P trong khoảng thời gian ∆t, từ đó xác định biểu thức
liên hệ giữa công của trọng lực và thế năng.

c) Sản phẩm: Nội dung ghi trong vở ghi về thiết lập công thức của
động năng. Công của hợp lực sau quãng đường s:
A=P. s=m. g .(z 1−z 2)=m. g . z 1−m . g . z 2
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV đưa ra nhiệm vụ như trong phần Nội dung
(chiếu trên slide), yêu cầu HS thiết lập biểu thức liên hệ công của
trọng lực và thế năng của vật thông qua tính công của trọng lực

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:
Tính công của trọng lực, ghi kết quả vào vở. GV theo dõi HS
thực hiện nhiệm vụ, nếu khó khăn có thể hỗ trợ qua gợi ý:
- Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu 1 học sinh lên bảng thiết lập công
thức. Gọi 1 HS bất kì nhận xét, bổ sung. GV đưa ra câu hỏi thảo
luận:
Trong trường hợp, sau khoảng thời gian ∆t vật chạm đất, tính
công của trọng lực.
Thế năng của vật có đặc điểm gì? (về hướng, giá trị).
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày của học sinh,
xác nhận kiến thức về thế năng và yêu cầu HS ghi vào vở.

Định nghĩa thế năng: Thế năng của một vật trong trường
trọng lực là năng lượng lưu trữ trong vật do độ cao của vật so
với gốc thế năng và xác định theo công thức W t =mgz
m
Đơn vị: [W t ¿ =[m].[ g ¿ .[ z]=kg . . m=N .m =J=[A]
s2
Đặc điểm thế năng: vô hướng, có thể âm dương hoặc bằng
không vì tỉ lệ với z mà z phụ thuộc vào vị trí được chọn làm
mốc nên thế năng cũng phụ thuộc vào vị trí được chọn làm
mốc mà tại đó thế năng bằng không.
VD: 1 vật nặng 1kg rơi tự do từ điểm A có độ cao 5m so với
m
mặt đất, cho g=10 2 chọn mốc thế năng tại mặt đất thì thế
s
năng của vật tại điểm A bằng 50J và thế năng tại mặt đất
bằng 0J
Nếu chọn mộc thế năng tại điểm A thì thế năng của vật tại
điểm A bằng 0J và thế năng tại mặt đất bằng -50J

Liên hệ công của ngoại lực và động năng của vật:


A12=m . g . z 1−m . g . z 2=W t 1−W t 2=−∆ W t
Phát biểu: Công của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại
vị trí đầu và vị trí cuối, tức là bằng độ giảm thế năng của vật

Khái niệm lực thế: công của trọng lực không phụ thuộc vào
hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và cuối.
Lực có tính chất như thế được gọi là lực thế.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức về động năng để giải một số bài tập, giải thích một số
ứng dụng liên quan trong thực tiễn.
- Chấp hành tốt và tuyên truyền cho gia đình không phóng nhanh vượt ẩu khi tham
gia giao thông.
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi sau trong vở.
Câu 1. Một viên đạn của súng trường có khối lượng 17 g đang bay với tốc độ 710
m/s. Động năng của viên đạn là
A. 4285 J. B. 8570 J. C. 4285.103 J. D. 6 J.

Câu 2. Một xe tải loại thường có khối lượng khi chưa chở hàng là 2,8 tấn đang
chuyển động với vận tốc 60 km/h.
a) Tính động năng của xe tải.
b) Sau khi chở lượng hàng có khối lượng là 2,5 tấn, động năng của xe là 8,64.105
J. Hỏi xe có chạy quá tốc độ hay không? Biết rằng tốc độ tối đa cho phép trên
đoạn đường này là 60km/h.
Câu 3. Xem đoạn clip sau và giải thích tại sao phóng nhanh, vượt ẩu là nguyên
nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông và hậu quả thường rất nghiêm trọng.
c) Sản phẩm:
Câu 1: A
Câu 2: a, 3,89.105J
b, 65 km/h. Xe chạy quá tốc độ
Câu 3: Khi phóng nhanh, vận tốc xe lớn nên động năng lớn; khi vượt ẩu khó làm
chủ tốc độ nên nếu va chạm xảy ra, xe sẽ sinh công cho các vật khác; động năng
càng lớn thì công sinh ra càng lớn, lực tác động càng mạnh hậu quả tai nạn càng
nghiêm trọng.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ: GV giao các câu hỏi cho học sinh, yêu cầu HS làm vào vở.
Cụ thể: Với các câu hỏi 1, 2: GV lần lượt giao từng bài để học sinh tóm tắt
vào vở và tự giải. Với câu 3: GV chiếu video, học sinh quan sát và thảo
luận cặp đôi để trả lời câu hỏi, ghi vào vở.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả vào vở. GV quan
sát, xem nhanh lời giải của học sinh trong vở ghi và kịp thời hỗ trợ các HS
gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận, kết luận: Câu hỏi 1, 2: Gọi 2 học sinh xung phong lên
bảng giải nhanh, sau đó yêu cầu một số HS khác nhận xét, GV nhận xét, bổ
sung
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học về động năng, nêu các biện pháp để khắc phục hiện
trạng học sinh đi xe máy quá nhanh khi tham gia giao thông mà em biết và lí giải
tác dụng của các biện pháp đó.
b) Nội dung: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ sau: Thông qua tìm hiểu trên internet,
sách báo, hỏi người thân và quan sát thực tế trên đường, để đưa ra các biện pháp
để khắc phục hiện trạng học sinh đi xe máy quá nhanh khi tham gia giao thông mà
em biết và lí giải tác dụng của các biện pháp đó.
c) Sản phẩm: Bài viết khoảng nửa trang giấy.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ như trong phần nội dung.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào vở bài tập
cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định 1 đến 2 HS trình bày ở đầu buổi học tới.
GV ghi nhận, đánh giá điểm vào đánh giá quá trình.

You might also like