You are on page 1of 7

BÀI TẬP: CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. Mục tiêu.
- Vận dụng được công thức tính cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng.
II. Thiết bị dạy học.
- Phiếu học tập:
BÀI TẬP: CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I.Trắc Nghiệm
Câu 1: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại.
B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không.
D. thế năng bằng động năng.
Câu 2: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
A. động năng tăng, thế năng giảm.
B. động năng tăng, thế năng tăng.
C. động năng giảm, thế năng giảm.
D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 3: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N
thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN thì
A. động năng tăng.
B. thế năng giảm.
C. cơ năng cực đại tại N.
D. cơ năng không đổi.
Câu 4: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 5: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính
độ cao cực đại của nó.
A. h = 1,8 m.
B. h = 3,6 m.
C. h = 2,4 m
D. h = 6 m

II.Tự luận
Bài 1: Vật khối lượng 100g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vo = 20m/s. Tính thế
năng, động năng, cơ năng của vật
a. lúc bắt đầu ném
b. khi vật lên cao nhất
c. 3s sau khi ném
d. khi vật vừa chạm đất

Bài 2: Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc
ban đầu 4 m/s theo phương nằm ngang ra khỏi
mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn. Lấy g = 10
m/s2 và bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc của quả
bóng khi nó chạm mặt sàn

Bài 3: Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ một điểm A cách mặt đất một
khoảng 4m. Người ta quan sát thấy vật rơi chạm đất với vận tốc có độ lớn bằng 12 m/s.
Cho g=10m/s².
a. Xác định vận tốc của vật khi được ném. Tính độ cao cực đại mà vật có thể đạt được
b. Nếu vật được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc bằng 4m/s thì vận tốc của vật
khi chạm đất bằng bao nhiêu?

Bài 4: Vật khối lượng m=1kg trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 10m, lấy
g=9,8m/s2; hệ số ma sát là 0,05
a. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
b. Tính quãng đường mà vật đi thêm được cho đến khi dừng hẳn trên mặt phẳng ngang.

Bài 5: Cho một con lắc đơn gồm một dây không giản chiều dài l=1m, một đầu gắn cố
định, một đầu gắn một vật có khối lượng m=100g. Kéo vật m sao cho con lắc hợp với
phương treo thẳng đứng một góc α o=60 o rồi buông tay. Bỏ qua lực cản, lấy g=10m/s2.
Xác định:
a. Cơ năng của con lắc đơn
b. Vận tốc cực đại của con lắc đơn
c. Vận tốc của con lắc đơn khi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α 1=30o

III. Tiến trình dạy học


1. Hoạt đông 1: Khởi động.
a. Mục tiêu.
- HS nhớ lại được kiến thức đã học về cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
b. Nội dung.
- HS đứng tại chỗ nhắc lại công thức cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
- GV nêu phương pháp giải bài toán bảo toàn cơ năng
c. Sản phẩm.
- Biểu thức cơ năng khi vật chuyển động trong trường trọng lực:
12
W = Wđ + Wt = m v + mgh
2
- Định luật bảo toàn cơ năng : Nếu không có tác dụng của lực khác(như lực cản, lực ma sát,
…) thì trong quá tình chuyển động, cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
- PP GIẢI BÀI TOÁN BẢO TOÀN CƠ NĂNG
B1. Chọn gốc thế năng sao cho dễ tính thế năng
B2.Tính cơ năng lúc đầu và lúc sau (những vị trí yêu cầu)
B3. Nếu hệ kín, lực tác dụng là lực thế, Fms = 0 thì áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
Lưu ý: Nếu có thêm các lực ma sát, lực cản thì
Ac = W = W2 – W1. (công của lực cản bằng độ biến thiên cơ năng)

d. Tổ chức thực hiện.


- GV chuyển giao nhiệm vụ.
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- 1 HS trình bày sản phẩm học tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV kết luận.
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
a. Mục tiêu.
- HS vận dụng được kiến thức về cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng đã học vào giải
quyết bài toán đơn giản.
b. Nội dung.
- HS hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm.
BÀI TẬP: CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I.Trắc Nghiệm
Câu 1: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại.
B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không.
D. thế năng bằng động năng.
Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng con lắc đơn có tọa độ
cao thấp nhất do vậy thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất.
Câu 2: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:
A. Động năng tăng, thế năng giảm
B. Động năng tăng, thế năng tăng
C. Động năng giảm, thế năng giảm
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 3: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì
dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN thì:
A. Động năng tăng
B. Thế năng giảm
C. Cơ năng cực đại tại N
D. Cơ năng không đổi
Câu 4: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát thế năng giảm
do trọng lực sinh công. Do đó độ giảm thế năng bằng công của trọng lực
Câu 5: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ
cao cực đại của nó.
A. h = 1,8 m.
B. h = 3,6 m.
C. h = 2,4 m
D. h = 6 m
1 2
W đ =W t m6 =m10 hmax hmax=1,8 m
1 2
2

II. Tự luận
Bài 1: Vật khối lượng 100g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vo = 20m/s. Tính thế
năng, động năng, cơ năng của vật
Bài làm
Chọn gốc thế năng tại mặt đất
a. W t  = 0; W đ  = 0,5mv2 = W = 20J
b. W đ = 0=> W t  = W = 20J
c. v = vo – gt => W đ  = 0,5mv2 = 5J => W t  = W – W đ  = 15J
d. W t =0; v = vo =>  W đ = W = 20J

Bài 2: Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương nằm ngang ra
khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn. Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi ma sát. Tính vận
tốc của quả bóng khi nó chạm mặt sàn.

Bài làm
Chọn mốc thế năng tại mặt sàn.
2 1
Cơ năng tại mặt bàn, vị trí bắt đầu rơi: W1= mV o + mgh
2
1
2
Cơ năng tại mặt sàn: W2= mV 1
2
Bỏ qua mọi ma sát, cơ năng được bảo toàn.
W1=W2
12 1 2
 mV o + mgh = mV 1
2 2

V 1= √ V o +2 gh ≈5,97 m / s
2 2

Bài 3: Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ một điểm A cách mặt đất một
khoảng 4m. Người ta quan sát thấy vật rơi chạm đất với vận tốc có độ lớn bằng 12 m/s.
Cho g=10m/s².
a. Xác định vận tốc của vật khi được ném. Tính độ cao cực đại mà vật có thể đạt được
b. Nếu vật được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc bằng 4m/s thì vận tốc của vật khi
chạm đất bằng bao nhiêu?
Bài làm

Chọn gốc thế năng tại mặt đất


a. W t (max) = W đ (max )  => mghmax = 0,5mv2 = > hmax = v2/2g = 122/20 = 7,2m
Cơ năng tại vị trí ném = cơ năng tại vị trí vật đạt độ cao cực đại
mgh + 0,5mvo2 = mghmax
=> 10 × 4 + 0,5vo2 = 10 × 7,2 => vo = 8m/s
b. Cơ năng tại vị trí ném = cơ năng tại mặt đất
mgh + 0,5mvo2 = 0,5mv2
10 × 4 + 0,5 × 42 = 0,5v2 => v = 4√6 (m/s)

Bài 4: Vật khối lượng m=1kg trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 10m, lấy
g=9,8m/s2; hệ số ma sát là 0,05
a/ Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
b/ Tính quãng đường mà vật đi thêm được cho đến khi dừng hẳn trên mặt phẳng ngang.
Bài làm

Cơ năng tại A: WA =mgh=9,8(J)


Trong khi vật chuyển động từ A đến B, tại B cơ năng chuyển hóa thành động năng tại B và
công để thắng lực ma sát => áp dụng định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng
=> WA= (W đ )B  + A (1)
2
W đ =0.5 mv B; A=-Fms.l=-µPsinα.l (2)
từ (1) và (2) => vB=3.1 m/s
Tại điểm C vật dừng lại => toàn bộ động năng tại B đã chuyển thành năng lượng để thắng
lực ma sát trên đoạn BC.
=> (W đ )B   =|ABC|=µ.mg.BC => BC=10m.

Bài 5: Cho một con lắc đơn gồm một dây không giản chiều dài l=1m, một đầu gắn cố
định, một đầu gắn một vật có khối lượng m=100g. Kéo vật m sao cho con lắc hợp với
phương treo thẳng đứng một góc α o=60 o rồi buông tay. Bỏ qua lực cản, lấy g=10m/s2.
Xác định:

a. Cơ năng của con lắc đơn


b. Vận tốc cực đại của con lắc đơn
c. Vận tốc của con lắc đơn khi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α 1=30o

Bài làm

a. Xét cơ năng tại vị trí C có α o=60 o:


W t =mg h2=mg ( l−lcos α o )
Tại C buông thả vật nên V c =0
W c =W t =mg ( l −lcos α o ) =0,5 J
b. Xét cơ năng tại vị trí A và C
1
W A = mV 2A
2
Vì bỏ qua lực cản không khí nên ta áp dụng định luật
bảo toàn cơ năng cho hai điểm A và C
W A =W c
1 2
 mV A =mg ( l−lcos α o )
2
 V A =√ 10

2 1 2 1
c. Xét cơ năng tại B: W B= mV B +mg h1 = mV B +mg(l−lcos α 1)
2 2
Vì bỏ qua lực cản không khí nên ta áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hai điểm B và
C:
W C =W B
1
 mg ( l−lcos α o )=¿ mV 2B +mg(l−lcos α 1)
2
 V B=√ 2 gl (cos α 1−cos α o) = -10 + 10√ 3

d. Tổ chức thực hiện.


- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV.
- Mỗi HS trình bày sản phẩm học tập (số lượng HS trình bày ứng với câu hỏi trong phiếu
học tập).
- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV đưa ra nhận xét.

You might also like